1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh đắk lắk hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

163 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Tác Vận Động Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Ở Tỉnh Đắk Lắk Hiện Nay Theo Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Công Tác Vận Động Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 307,39 KB

Nội dung

Để củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào đời sống đồng bào, từng bước góp phần để Đắk Lắk trở thành địa phương phát triển mạnh mẽ và bền vững, là trungtâm của khu vực Tây Nguyên, việc thực hiện công tác vận động đồng bào DTTS theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề vô cùng cần thiết. Nghiên cứu sâu sắc những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, hoạch định những giải pháp phù hợp với thực tiễn công tác vận động động bào DTTS càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Xuất phát từ tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học.

Trang 1

1

MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài

Sinh thời, Hồ Chí Minh dành rất nhiều sự quan tâm cho đồng bào các dântộc thiểu số (DTTS) Người khẳng định đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán,Gia Rai hay Ê Ðê, Xê Ðăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu ViệtNam, đều là anh em ruột thịt Vì vậy, cần phải đồn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau.Người nhấn mạnh: “Đồng bào các dân tộc rất thật thà và rất tốt Nếu nói đúng thìđồng bào nghe, đồng bào làm và làm được” [116, tr.169] Người đã trực tiếp làmcông tác vận động, tuyên truyền, cổ vũ đồng bào các DTTS tham gia phong tràocách mạng, tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; đào tạo đội ngũ cán bộ từnhững người con ưu tú của đồng bào các DTTS thành những “hạt giống đỏ”, gópphần phát triển phong trào cách mạng Đặc biệt, Hồ Chí Minh ln nêu vấn đề phảilàm sao để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS, làmcho miền núi tiến kịp với miền xuôi Người chỉ rõ phần trách nhiệm của các bộ,ngành ở Trung ương đối với đồng bào miền núi: “Ta không thể để cho đồng bàosống cực khổ mãi như thế được…Các ngành phải chú trọng tiến hành công tác ởmiền núi” [114, tr.181] Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác vận động quần chúng(CTVĐQC) nói chung và vận động đồng bào DTTS nói riêng, khơng chỉ có giá trịtrong đấu tranh giải phóng dân tộc mà cịn có giá trị bền vững, lâu dài đối với sựphát triển của đất nước Do đó, tiếp tục nghiên cứu, học tập, vận dụng tư tưởng HồChí Minh về vận động quần chúng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là ở vùng cóđơng đồng bào DTTS - nơi đang bị các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng vấn đềdân tộc, tôn giáo, nhân quyền để gây bất ổnlà công việc quan trọng, cấp bách, đặtra nhiệm vụ cho cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp, các địa phươngphải tập trung giải quyết.

Trang 2

2

đã đoàn kết, anh dũng chiến đấu, góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang cho sựnghiệp

Trang 3

3

Để củng cố và phát huy khối đại đồn kết tồn dân tộc, đưa những chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào đời sống đồng bào, từng bước gópphần để Đắk Lắk trở thành địa phương phát triển mạnh mẽ và bền vững, làtrungtâm của khu vực Tây Nguyên, việc thực hiện công tác vận động đồng bàoDTTS theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề vơ cùng cần thiết Nghiên cứu sâu sắcnhững chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, hoạch định những giải pháp phù hợp với thựctiễn công tác vận động động bào DTTS càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Xuất phát từ tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của những vấn đề nêu trên,

nghiên cứu sinh chọn vấn đề Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnhĐắk Lắk hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Hồ

Chí Minh học.

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.Mục đích nghiên cứu

Luận án góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về CTVĐQC, vận độngđồng bào DTTS, sự vận dụng tư tưởng này vào công tác vận động đồng bào DTTStỉnh Đắk Lắk Đề tài đề xuất một số phương hướng và giải pháp thực hiện công tácvận động đồng bào DTTS ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nói trên, đề tài có nhiệm vụ:- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Phân tích, luận giải các khái niệm: CTVĐQC, tư tưởng Hồ Chí Minh vềCTVĐQC, về công tác vận động đồng bào DTTS; phân tích nội dung tư tưởng HồChí Minh về CTVĐQC, vận động đồng bào DTTS.

- Phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyênnhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong công tác vận động đồngbào DTTS tỉnh Đắk Lắk hiện nay nhìn từ tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trang 4

4

3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về CTVĐQC, vận động đồng bào DTTS.

- Công tác vận động đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk hiện nay theo tưtưởng Hồ Chí Minh.

3.2.Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Tác giả tập trung làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về CTVĐQC, vận động đồng bào DTTS.

- Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu công tác vận động đồng bào DTTS theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở tỉnh Đắk Lắk.

- Phạm vi thời gian: Tác giả khảo sát công tác vận động đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk từ góc nhìn tư tưởng Hồ Chí Minh (2015 – 2021).

4.Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1.Cơ sở lý luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của của chủ nghĩa Mác - Lênin,đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CTVĐQC;đặc biệt, tập trung vào công tác vận động đồng bào DTTS.

4.2.Phương pháp nghiên cứu

- Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tác giả luận ánsử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, như: Phương pháp lịch sử vàlogic, phương pháp văn bản học, phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh,phương pháp liên ngành, khảo sát thực tiễn, phỏng vấn chuyên gia.

Trang 5

5

5.Đóng góp mới của luận án

- Luận án đi sâu làm sáng tỏ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vận độngđồng bào DTTS.

- Luận án góp phần làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đang đặt ra đối với công tác vận động đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk dướigóc nhìn của tư tưởng Hồ Chí Minh Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác vận động đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1.Về lý luận

- Luận án góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về CTVĐQC, vận độngđồng bào DTTS, khẳng định giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Luận án phân tích, làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân giúpcho các cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh Đắk Lắk nhận thức sâu sắc hơn về vaitrò, ý nghĩa của công tác vận động đồng bào DTTS Kết quả nghiên cứu của luậnán là cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng tham khảo để hoạch định chínhsách, chương trình, kế hoạch …phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội vùng đồng bàoDTTS tỉnh Đắk Lắk.

- Luận án đề xuất phương hướng, giải pháp thực hiện công tác vậnđộng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

6.2.Về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đểnghiên cứu, học tập, giảng dạy, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vềCTVĐQC, vận động đồng bào DTTS; luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảophục vụ nghiên cứu về CTVĐQC của cơ quan Đảng, Nhà nước, vận dụng vàocông tác vận động đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung.

7.Kết cấu của luận án

Trang 6

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀILUẬN ÁN

1.1.1.Nghiên cứu về công tác vận động quần chúng

Trong tác phẩm Làm gì (1957), V.I.Lênin đã đưa ra khái niệm tuyên truyền

cổ động, phân tích tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, lực lượng, đối tượngvà phương pháp tuyên truyền của Đảng của giai cấp công nhân Đối với việc xâydựng và đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên truyền, Lênin nêu quan điểm: “Hàng tuầnnên tổ chức giảng cho họ vài bài và biết kịp thời điều động họ đến những thành thịkhác, nói chung tổ chức cho những người có khả năng tuyên truyền đi thăm các thịtrấn” [97, tr.115].

Sách Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới (2005) [26] của Ban

Tuyên huấn trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra những nội dung cơbản của công tác tuyên truyền Trọng điểm công tác tuyên truyền tư tưởng là xâydựng lý luận; hướng dẫn dư luận; giáo dục tư tưởng; xây dựng đội ngũ Lýluận phải chỉ đạo dư luận, dư luận tuyên truyền lý luận, giáo dục tư tưởng là cănbản, xây dựng đội ngũ là cái bảo đảm Tuyên truyền lý luận bao gồm cả việc tuyêntruyền và giải thích đường lối, phương châm, chính sách của Đảng, kết hợp vớithực tế của công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa, kịp thời tuyêntruyền về mặt lý luận để những chủ trương, đường lối, chính sách đó đi sâu vàolịng người Về phương thức và phương tiện tuyên truyền lý luận có báo, tạp chí,sách, phát thanh, truyền hình, báo điện tử Phải xây dựng đội ngũ những người làmcông tác tuyên truyền vững vàng về chính trị, tinh thơng nghiệp vụ, có ý thức kỷluật nghiêm, có tác phong đúng đắn.

Trong sách Cơng tác dân vận của các cơ quan nhà nước trong thời kỳ mới

Trang 7

quan hệ gắn bó, máu thịt… Các tác giả đã đánh giá thực trạng, đề xuất nhữngkiếnnghị về cơng tác dân vận chính quyền cơ sở và một số kinh nghiệm thực tiễnvề CTVĐQC ở trung ương và một số địa phương.

Trần Thị Anh Đào trong sách Cơng tác tư tưởng trong sự nghiệp cơngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2009) [64] cho rằng trong điều kiện trình độ

dân trí ngày càng cao, bùng nổ thông tin như hiện nay, kiểu tuyên truyền mộtchiều, độc thoại khơng cịn thích hợp Thay vào đó, cần tăng cường các phươngpháp phát triển tư duy sáng tạo như: đối thoại, nêu vấn đề, phương pháp “dùngquần chúng giáo dục quần chúng” thơng qua các mơ hình, điển hình tiên tiếnngười thật, việc thật Tuyên truyền miệng cần phải kết hợp với các phương tiệntrực quan như băng ghi âm, ghi hình, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, cơng thức, tranh ảnh… để nâng cao hiệu quả.

Tác giả Chu Chí Hịa trong sách Đổi mới cơng tác xây dựng Đảng ở nơngthơn (2010) [82] đã phân tích thực tiễn Trung Quốc, từ đó khẳng định cơng tác

quần chúng nơng thơn có làm tốt hay khơng có ảnh hưởng đến sự phát triển và ổnđịnh của Trung Quốc Người cán bộ ở nơng thơn phải tích cực nghiên cứu nhữngchuyển biến mới trong đời sống kinh tế - xã hội và những đặc điểm mới trong côngtác vận động nông dân; đổi mới phương thức làm việc, chú ý thuyết phục, giáo dụcđể giải quyết tốt những vấn đề và mâu thuẫn nội bộ của người dân nông thôn Cánbộ ở nơng thơn phải phải hiểu được những khó khăn và tình hình thực tế của ngườidân ở nơng thơn, có cách làm hợp ý dân.

Trong cuốn sách Những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng của Đảng hiệnnay (2011) [145], tác giả Ngô Huy Tiếp đã phân tích cấu trúc của cơng tác tư

Trang 8

bằng các phương tiện thông tin đại chúng; mạng lưới truyền thanh nội bộ; lễ hộivăn hóa – thể thao ở cơ sở; sinh hoạt của các tổ chức đảng, đoàn thể, chínhquyền ở cơ sở;tuyên truyền miệng Theo tác giả, công tác tuyên truyền cần kịpthời tổ chức, hướng dẫn suy nghĩ, hành động của quần chúng theo đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vạch trần thủ đoạn củacác thế lực thù địch xuyên tạc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước ta; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng và biểu dương,khuyến khích những tấm gương tiêu biểu; tăng cường mối quan hệ trực tiếp, sinhđộng giữa Đảng với quần chúng nhân dân, khắc phục bệnh quan liêu, xa rời nhândân của cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền; Làm cho cán bộ, đảngviên của Đảng và quần chúng nhân dân hiểu rõ những thời cơ và nguy cơ củacách mạng Việt Nam để đồn kết tồn dân.

Luận án tiến sĩ Đổi mới cơng tác tư tưởng của Đảng ở Tây Nguyên tronggiai đoạn hiện nay của tác giả Trương Minh Tuấn (2010) [154] đã chỉ ra việc đổi

mới công tác tư tưởng của Đảng ở Tây Nguyên là một nhu cầu khách quan, vừa cơbản, vừa cấp bách Đồng thời, trên cơ sở phân tích tình hình cơng tác tư tưởng củaĐảng ở Tây Nguyên từ năm 2001 đến năm 2010, tác giả đã nêu ra một số nhómgiải pháp: Nhóm giải pháp về nhận thức, về đổi mới nội dung và phương phápcông tác tư tưởng, về công tác cán bộ làm cơng tác tư tưởng, về chế độ, chính sáchvà tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện.

Cơng trình Làm tốt cơng tác quần chúng trong tình hình mới – Kinh nghiệmTrung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam (2012) [87] do Hội đồng lý luận trung ương

biên soạn từ kết quả của Hội thảo khoa học giữa 2 Đảng, có nhiều bài viết đã kháiquát những bài học kinh nghiệm về công tác quần chúng.

Trang 9

tăng cường tính hướng đích và tính hiệu quả của công tác quần chúng Sự hàilòngcủa nhân dân là tiêu chuẩn hàng đầu, là thước đo căn bản của công tác tuyêntruyền tư tưởng, văn hóa.

Tác giả Lý Trung Kiệt (Phó Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Lịch sử ĐảngTrung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc) nêu kinh nghiệm quý báu của ĐảngCộng sản Trung Quốc trong việc thực hiện công tác quần chúng là phải kiên trìlàm tốt cơng tác chính trị tư tưởng, không ngừng nâng cao sự giác ngộ tư tưởngcủa quần chúng nhân dân Cơng tác chính trị tư tưởng là biện pháp quan trọng củacông tác quần chúng Muốn huy động tính tích cực của quần chúng, vừa cần dựavào lợi ích thiết thực, vừa cần dựa vào cơng tác chính trị tư tưởng.

Sách Lý luận và kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dânvận (2014) [122] tập hợp các bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,

lãnh đạo bộ, ban, ngành, các nhà khoa học về những nội dung: Tư tưởng Hồ ChíMinh về dân vận; đổi mới nội dung, phương thức vận động quần chúng; xây dựngmối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; đổi mới công tác dân vận nhằm đẩymạnh phong trào thi đua yêu nước và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; dânvận và thực hiện công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh… Các tác giả nhấnmạnh thành tựu của công cuộc đổi mới là sự nghiệp của dân, do dân dưới sự lãnhđạo của Đảng Công tác vận động quần chúng đã có sự thay đổi về nội dung,phương thức Tổ chức những cuộc họp, bàn bạc, giải quyết những vấn đề bức xúccủa đoàn viên, hội viên, quần chúng tại chỗ đặt ra về sản xuất kinh doanh cho tốt,văn hóa, xã hội, an ninh, trật tự phù hợp với điều kiện thực tế của quần chúng tạichỗ Cán bộ đoàn thể đi sâu, hiểu nhiều về các lĩnh vực để tuyên truyền, vận động,phổ biến cho đoàn viên, hội viên và quần chúng thực hiện.

Sách Một số vấn đề về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay (2015)

Trang 10

Đảng – Dân trong giai đoạn hiện nay; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác dân vậntrong tình hình mới; nâng cao chất lượng vận động nhân dân xâydựng đời sống văn hóa ở cơ sở; vai trị và ý nghĩa của cơng tác đối với người ViệtNam ở nước ngồi trong cơng tác dân vận của Đảng…Tác giả nêu lên một sốnhiệm vụ, giải pháp để đổi mới nội dung, phương pháp CTVĐQC của Đảng là:nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức về CTVĐQC; nângcao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước, ban hành cácchính sách hợp lịng dân; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhândân, trách nhiệm của đoàn viên, hội viên, già làng, trưởng bản, trưởng dịng họ,người có uy tín trong CTVĐQC của Đảng; thực hiện rộng rãi và có hiệu quả cácchủ trương, chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc, về công tác dân tộc, côngtác tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài.

Trong sách Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảngtrong thời kỳ mới (2015) [94], các tác giả đã phân tích 3 vấn đề chính: Cơ sở lý

luận, thực tiễn về dân vận, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận củaĐảng trong thời kỳ mới; Chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảng trongnhững năm thực hiện đường lối đổi mới – thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm;Quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tácdân vận của Đảng trong thời kỳ mới Trong phần giải pháp, các tác giả đã đưa ranhiều giải pháp, trong đó đối với đồng bào DTTS, cần thực hiện những giải phápcụ thể sau: Kiên trì nguyên tắc “Bình đẳng, đồn kết, tơn trọng, giúp nhau cùngtiến bộ”; Khơng ngừng đổi mới và hồn thiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhànước; đổi mới phương thức quản lý, điều hành việc thực hiện các chương trình, dựán kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS; Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đờisống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS; Chăm lo củng cố, xây dựng hệ thốngchính trị cơ sở vùng đồng bào DTTS trong sạch, vững mạnh; Coi trọng công táctuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người DTTS; Làm tốt công tác bảotồn, phát huy, phát triển văn hóa các DTTS; Giải quyết vấn đề dân tộc cần gắn liềnvới vấn đề tôn giáo; tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới.

Trang 11

(2016) [131] đã phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh vàĐảng Cộng sản Việt Nam về cơng tác dân vận và xây dựng đội ngũ cán bộdân vận người DTTS; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ dân vận người DTTS qua30 năm đổi mới Trên cơ sở thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm, các tác giảđưa ra những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS đến năm2025 và tầm nhìn đến 2030.

Cơng trình Cơng tác tư tưởng trong điều kiện hiện nay: Thực trạng, vấn đềđặt ra và giải pháp (2018) [88] là sản phẩm của Hội thảo lý luận lần thứ sáu giữa

Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào được tổ chức tại

Viêng Chăn tháng 7/2018 Trong bài viết Tăng cường công tác tư tưởng trong điềukiện mới là nhiệm vụ chiến lược và cấp bách của Đảng Nhân dân cách mạng Lào,

tác giả Kikẹo Khảykhămphịthun – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyênhuấn Trung ương – đã khẳng định Đảng nhân dân cách mạng Lào coi công tác tưtưởng là công tác chiến lược và nhiệm vụ cấp bách Một trong các nhiệm vụchủ yếu và cấp bách trong thời gian tới của Đảng là đào tạo, bồi dưỡng, nâng caotrình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, báo cáo viên, nghiêncứu khoa học xã hội, chính trị, nghệ sĩ, nhà văn, ca sĩ, người phát ngơn, biên tậpviên, … để có đủ năng lực tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước gắn với việc bảo vệ và phát triển đất nước trong giai đoạn mớimột cách hiệu quả.

Bài viết Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng, lýluận trong điều kiện mới, tác giả Phuthắc Thípthạnuxỏn – Trợ lý Chánh Văn

Trang 12

1.1.2.Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác vận động quần chúng

Trong sách Mối quan hệ giữa Đảng và Dân trong tư tưởng Hồ ChíMinh (1997) [139], các tác giả đã phân tích: Những luận điểm chủ yếu của Hồ

Chí Minh về Dân và Đảng, mối quan hệ giữa Đảng và Dân; Thực trạng và nguyênnhân tồn tại của mối quan hệ Đảng và Dân hiện nay; Tăng cường mối quan hệgiữa Đảng và Dân trong thời kỳ mới Theo các tác giả, nội dung chủ yếu mốiquan hệ giữa Đảng và Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là: Tăng cường mốiquan hệ mật thiết giữa Đảng với Dân là một trong những nhân tố quan trọng nhấttạo nên sức mạnh to lớn của Đảng; Đảng dựa vào Dân, Dân tin vào Đảng là nhântố bảo đảm sự đúng đắn của đường lối và tạo nên cao trào cách mạng; Nêu caovai trò lãnh đạo của Đảng để phát huy quyền làm chủ của nhân dân; Đưa đường lốicủa Đảng vào cuộc sống, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân; Đảngcùng dân kiên quyết chống tệ nạn tham ơ, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn khác

trong bộ máy của Đảng và Nhà nước Nguyễn Thạc Hân trong sách Tìm hiểu tưtưởng Hồ Chí Minh về dân vận (1998) [79] đã làm rõ những quan điểm của Hồ

Chí Minh về nội dung, phương thức dân vận, mối quan hệ giữa Đảng, Nhànước, chính quyền với quần chúng nhân dân… Đồng thời, tác giả đã phân tíchsự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dânvận của Đảng, Nhà nước trong quátrình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trang 13

Pari Đặc biệt, trong Phần 4, tác giả đã đề cập chi tiết các hoạt động hướng dẫncách thức vận động, tuyên truyền của Hồ Chí Minh cho các học viên lớp huấnluyện của HộiViệt Nam Cách mạng Thanh niên Theo William J.Duiker, Hồ ChíMinh vừa là thầy giáo, vừa là cố vấn tinh thần, một người nghiêm khắc Hồ ChíMinh dạy học viên cách ăn nói, phát biểu, cách thơng cảm với nhân dân.

Hoàng Quốc Bảo trong Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng HồChí Minh (2006) [22] đã làm rõ nguồn gốc, các khái niệm và những đặc trưng cơ

bản của phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh Tác giả phân tích 3 đặc trưng cơbản trong phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh gồm: tính khoa học và tính cáchmạng, tính đại chúng và tính nghệ thuật, kết hợp giữa lời nói với hành động Tácgiả đã đánh giá, phân tích thực trạng phương pháp tuyên truyền của cán bộ tưtưởng cấp tỉnh và huyện, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm vận dụng phươngpháp tuyên truyền Hồ Chí Minh để đổi mới phương pháp tuyên truyền của cán bộtư tưởng cấp tỉnh, huyện của Đảng hiện nay, cụ thể: Đẩy mạnh việc nghiên cứu,học tập phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh; Quán triệt sâu sắc sự thống nhấtgiữa lời nói và việc làm trong phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh; Nâng caonăng lực trình độ, tạo điều kiện cho cán bộ tư tưởng cấp tỉnh, huyện vận dụng sángtạo phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh; Tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy,huyện ủy đối với việc vận dụng phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh để đổimới phương pháp tuyên truyền của đội ngũ cán bộ tư tưởng hiện nay.

Sách Đồng chí Hồ Chí Minh của E Cô bê lép (2010) [75] đã tái hiện một

cách sinh động cuộc đời, sự nghiệp, nhân cách, phẩm chất đạo đức của Hồ ChíMinh Đặc biệt, tác giả đã đề cập đến các hoạt động báo chí – một trong nhữngcách thức được sử dụng để vận động quần chúng - của Chủ tịch Hồ Chí Minh Cơbê lép nhận định, thời gian ở Matxcơva, Nguyễn Ái Quốc tỏ rõ là một ký giả cótầm cỡ quốc tế Anh viết nhiều, đặc biệt là cho Tạp chí “Thư tín Quốc tế” - cơ quanngôn luận của Ban chấp hành Quốc tế cộng sản Người lãnh đạo tạp chí này đãnhận xét Nguyễn Ái Quốc là một trong những cộng tác viên tích cực nhất của Tạpchí cho đến năm 1939 - năm Tạp chí đình bản.

Trang 14

“Dân vận khéo” Hồ Chí Minh (2013) [126] đã phân tích những nội dung cơ bản

của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận khéo; những tiêu chí về mơ hình và điểnhình dânvận khéo ở một số cơ sở; đề xuất một số nội dung và phương pháp nhằmhiện thực hóa tư tưởng “Dân vận khéo” của Người trong giai đoạn hiện nay, đó là:thực hành dân chủ, nêu gương; cải cách thủ tục hành chính; thực hiện kỹ năng“nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”; đổi mới công tác cán bộ dân vận Tácgiả khẳng định dân vận là công tác khoa học, nhưng cũng là nghệ thuật Người cánbộ làm cơng tác dân vận phải có tâm và có tài.

Phạm Duy Hồng trong bài viết Nội dung, phương pháp vận động quầnchúng bảo vệ an ninh Tổ quốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (2018) [84] đã phân

tích 2 nội dung cơ bản là: tất cả vì dân, thực hành dân chủ và đoàn kết toàn dântrong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong sựnghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc và phương pháp bám sát thực tiễn, sâu sát cơ sở đểcó nội dung, phương pháp và hình thức vận động quần chúng phù hợp, hiệu quả.Theo tác giả, “óc nghĩ, mắt trơng, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm” là địi hỏiđối với lực lượng Cơng an nhân dân khi tổ chức xây dựng phong trào quần chúngbảo vệ an ninh Tổ quốc Đối với những vùng dân tộc dân tộc, miền núi, cán bộchiến sĩ phải thực hiện 4 cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc;4 bám: bám thơn bản, bám dân, bám đối tượng, bám cán bộ cơ sở Thực hiệnphương châm dùng người thật, việc thật để vận động, theo phương thức địch tuyêntruyền ở đâu ta vận động ngay đó bằng tiếng nói của những đối tượng chống đốisau khi được cảm hóa để vạch mặt kẻ xấu, không để người dân bị lừa bịp.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học “70 năm tác phẩm Dân vận của Chủ tịch Hồ ChíMinh” (2019) [14] gồm nhiều bài viết đi sâu làm rõ 2 chủ đề: Tác phẩm Dân vận –

Trang 15

Tác giả Nguyễn Minh Tuấn trong bài viết “Quan điểm dân vận trong bàiDân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh” cho rằng theo Hồ Chí Minh cơng tác dân vận

là nhiệm vụ chiến lược của Đảng vì “dân vận khéo, việc gì cũng thành cơng”;cơngtác dân vận là của cả hệ thống chính trị, tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân;công tác dân vận phải được tiến hành một cách đầy đủ, khoa học; cán bộ, đảngviên phải thực sự nêu gương.

Tác giả Trần Minh Trưởng trong bài viết “Phương pháp dân vận qua bàibáo Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh” đã làm rõ 3 phương pháp sau: “lấy dân

làm gốc”, “dân vận khéo” là phải biết phát huy dân chủ, phương pháp “nêugương” Phương pháp “lấy dân làm gốc” là phải tôn trọng nhân dân, làm lợi chodân để dân hăng hái tham gia và ửng hộ cách mạng Gốc rễ của tư tưởng “lấy dânlàm gốc” là vấn đề quan hệ máu thịt, gắn bó giữa Đảng với dân như Hồ Chí Minhđã chỉ ra là khơng liên hệ chặt chẽ với dân nhất định thất bại Phát huy dân chủ tứclà phải để cho dân thực sự được “làm chủ” và “là chủ”, người cán bộ dân vận phảikhiêm tốn học hỏi nhân dân, thành thực lắng nghe sự góp ý, phê bình của nhândân “Nêu gương” là một trong những phương pháp vận động nhân dân hữu hiệunhất Đảng viên, cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là cán bộ trực tiếp làm công tác dân vậnphải là tấm gương nói đi đơi với làm, nói ít làm nhiều, nói được làm được, chưalàm được thì chưa nói Cán bộ, đảng viên càng giữ chức vụ cao càng phải hết sứcnêu gương, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống mọi lúc, mọi nơi.

Trong bài viết “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận theo tư tưởng Hồ ChíMinh trong tác phẩm Dân vận”, tác giả Hoàng Phúc Lâm làm rõ lực lượng

phụ trách công tác dân vận theo Hồ Chí Minh là tất cả cán bộ chính quyền, cán bộđoàn thể và hội viên của các tổ chức nhân dân Tác giả phân tích: yêu cầu Hồ ChíMinh đặt ra đối với cán bộ làm công tác dân vận là “óc nghĩ, mắt trơng, tai nghe,chân đi, miệng nói, tay làm” Đây vừa là tiêu chuẩn của cán bộ dân vận, vừa làphương pháp thực hiện có hiệu quả công tác dân vận Trên cơ sở những tiêu chuẩnnày, để đáp ứng với yêu cầu của giai đoạn hiện nay, đội ngũ cán bộ dân vận phảicó uy tín cao, thuyết phục giỏi và khéo tuyên truyền.

Trang 16

quan hệ giữa dân chủ và dân vận qua tác phẩm Dân vận của Chủ tịch Hồ ChíMinh” đã làm rõ các luận điểm của Hồ Chí Minh: dân chủ là cơ sở lý luận,

địnhhướng nội dung, phương thức, mục tiêu của dân vận; đồng thời, dân vận làphương thức, con đường, biện pháp cơ bản để thực hành dân chủ Trong chế độdân chủ, vận động nhân dân là trách nhiệm, nghĩa vụ vinh quang của mỗi cán bộ,đảng viên và tồn hệ thống chính trị Các tác giả đưa ra những giải pháp thựchiện dân chủ, dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: đổi mới, nâng caonhận thức cho tất cả cán bộ, đảng viên; bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách,pháp luật; thực hiện dân vận, dân chủ đầy đủ, nghiêm túc, sáng tạo theo đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; khen thưởng mơ hìnhtốt, điển hình hay và xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức vi phạm.

Nhóm tác giả Lâm Quốc Tuấn – Lê Hoàng Trang trong bài viết “Thực hiệndân chủ theo tác phẩm Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh – một số bài học kinhnghiệm” đã phân tích phương châm tiến hành cơng tác dân vận của Hồ Chí Minh:

dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng “Dân biết” tức là quyền củadân được nhận thông tin “Dân biết” là một trong những điều kiện của dânchủ, đồng thời là cơ sở của vấn đề dân bàn, dân kiểm tra “Dân bàn” không chỉ làbàn để thực hiện nhiệm vụ mà cịn là bàn góp vào việc đề ra đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước “Dân làm” là hệ quả tất yếu trong quy trình dânbiết, dân bàn Nếu dân khơng làm thì sẽ khơng có kết quả và chứng tỏ rằnghoặc là chủ trương không đúng, hoặc là dân chưa được biết, chưa được bàn “Dânkiểm tra” có tác dụng quan trọng trong q trình xây dựng Đảng, chính quyềntrong sạch, vững mạnh Nếu thực hiện khơng tốt quy trình dân kiểm tra thì cả chủtrương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” sẽ bị đổ vỡ “Dân hưởng” tức làbao nhiêu lợi ích đều vì dân Nếu dân khơng được hưởng những thành quả dochính mình làm ra thì khơng thể tạo ra động lực cách mạng.

Trong chủ đề thứ hai của Hội thảo khoa học “70 năm tác phẩm Dân vận củaChủ tịch Hồ Chí Minh” [14]: Tác phẩm Dân vận với công tác dân vận trong giai

Trang 17

hợp cơng nhân, trí thức, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, đồng bào DTTS,ngườiViệt Nam ở nước ngồi; trong cơng tác dân vận của Quân đội, Công an…

Đặc biệt, trong bài viết “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác dân vận quabài báo Dân vận trong việc nâng cao hiệu quả công tác vận động đồng bào DTTShiện nay”, tác giả Lê Văn Lợi cho rằng cần quán triệt sâu sắc tư tưởng dân vận của

Chủ tịch Hồ Chí Minh vào công tác vận động đồng bào DTTS, chú ý 5 vấn đề sau:Nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ, từ đó đổi mớinhận thức về hoạch định chủ trương, chính sách đối với các DTTS; Tiếp tục hoànthiện thể chế, tạo mơi trường dân chủ để phát huy vai trị, sức mạnh của đồng bàoDTTS trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; Tiếp tục đổi mới phương thứclãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng đối với công tác vận động đồng bào DTTS;Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức tiến hành dân vận chính quyền trong vùngđồng bào DTTS; Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc,các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tăng cường bộ máy, đội ngũ cán bộlàm công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS.

Bài viết “Đoàn kết, tập hợp, phát huy nguồn lực của thanh niên trong sựnghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo Tư tưởng Hồ Chí Minh” của

Trang 18

luật và sự tham gia của thanh niên.

Bài viết của Ban Cán sự Đảng Bộ Nội vụ “Vận dụng tư tưởng về công tácdân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài báo Dân vận trong việc tăng cường vàđổi mới công tác dân vận chính quyền hiện nay” đã nêu lên một số nhiệm vụ và

giải pháp như: hoàn thiện thể chế theo hướng phát huy quyền làm chủ của nhândân, quyền công dân theo tinh thần của Hiến pháp 2013; đổi mới hoạt động của cơquan nhà nước theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, thân thiện và gần dân;đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

Luận án tiến sĩ “Công tác dân vận trong đồng bào dân tộc Khmer Tây NamBộ hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Nguyễn Phấn Đấu (2019) [71] đã

làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác dân vận: vai trị, nội dung, lực lượng,phương pháp, ý nghĩa lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác dânvận Đồng thời tác giả đã phân tích thực trạng công tác dân vận trong đồng bàoKhmer Tây Nam Bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đề xuất phương hướng, giải phápthực hiện công tác dân vận hiệu quả hơn Năm giải pháp cụ thể là: nâng cao ý thứctrách nhiệm của hệ thống chính trị và đồng bào dân tộc Khmer; tập trung pháttriển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer; đổi mới nộidung, phương thức tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer phù hợp với bối cảnhhiện nay; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệmtrong vận động đồng bào Khmer; thực hiện tốt công tác cán bộ và phát huy vai trịngười có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer.

1.1.3.Nghiên cứu về công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ởTây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk

Tác giả Nguyễn Thế Huệ trong sách Người cao tuổi dân tộc và già làngtrong phát triển bền vững Tây Nguyên (2008) [90] đã phân tích vai trị và những

Trang 19

Lê Xuân Hảo trong bài viết Đắk Lắk: Coi trọng đổi mới nội dung tuyêntruyền trong vùng đồng bào DTTS (2009) [77] đã đánh giá ưu điểm và cả những

tồn tại của công tác tuyên truyền Từ đó chỉ ra sự cần thiết phải chú trọng đổi mới,nâng cao chất lượng nội dung thông tin tuyên truyền Giải pháp thực hiện là:Các cấp ủy, chính quyền cần thực sự quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sátcơng tác tư tưởng; có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan chức năng,khắc phục tình trạng khốn trắng cho bộ phận làm công tác tư tưởng Phát huy sứcmạnh của hệ thống thông tin tuyên truyền: sách, báo, phát thanh, truyền hình,thơng tin cổ động… Đổi mới phương pháp tuyên truyền, vận động đồng bào bằngnhững việc làm cụ thể, thiết thực Coi trọng công tác giáo dục, thuyết phục vàthơng qua những người có uy tín như già làng, trưởng bn… Hình thức tuntruyền phải phong phú, đa dạng, phù hợp, kết hợp tiếng phổ thông với tiếng cácdân tộc như Ê Đê, M’nông Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào.Tiếp tục thực hiện tốt chính sách dân tộc, tơn giáo của Đảng, Nhà nước.

Trương Minh Dục trong sách Thực hiện chính sách dân tộc của đảng ở miềnTrung, Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới (2009) [29], từ thực tế của việc thực hiện

chính sách dân tộc của Đảng ở miền Trung, Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới, tácgiả đã đưa ra những giải pháp sau: Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, tổchức tốt khuyến nông, khuyến lâm, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS Ở những vùng khó khăn, cần tăngcường cán bộ quản lý giỏi, cán bộ khoa học, kỹ thuật nhiệt tình gắn bó với đồngbào các dân tộc, cầm tay chỉ việc, hướng dẫn cụ thể người dân kỹ thuật canh tác,chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp Có chính sách động viên, khuyếnkhích cán bộ, nhất là cán bộ chuyên môn, kỹ thuật về công tác tại vùng sâu, vùngxa.

Sách Một số vấn đề về văn hóa – xã hội các DTTS ở Tây Nguyên hiện nay(2010) [92] là cơng trình tập hợp nhiều bài viết của các tác giả Bài viết Mối quanhệ giữa ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nguyên trong thời kỳđổi mới và hội nhập quốc tế của tác giả Dương Xuân Ngọc trong sách này đã đưa

Trang 20

Tây Nguyên là: Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhậnthứccho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là nhân dân các DTTS tại chỗ ở TâyNgun về vị trí, vai trị của việc giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế -xã hội ở Tây Nguyên; Củng cố và từng bước hồn thiện hệ thống chính trị cơ sở,nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, dân tộc, cán bộ an ninh,cán bộ người DTTS tại chỗ; Triển khai thực hiện có hiệu quả các mặt cơng tácphịng, chống và giải quyết “điểm nóng”, biểu tình, bạo loạn.

Tác giả Linh Nga Niê Kdam trong bài viết Văn hóa truyền thống các dântộc Tây Nguyên trong sự ổn định và phát triển đã đưa ra một số kiến nghị đối với

ngành văn hóa và các đài phát thanh truyền hình địa phương Tiêu biểu là: Biênsoạn một số cuốn sách mỏng về những nét đặc trưng nhất của phong tục tập quáncủa 6 dân tộc chính Ê đê, M nơng, Jarai, Ba Na, Xơ đăng, Cơ ho; Sách gồm nhữngcâu hội thoại đơn giản và tuyên truyền chính sách, luật pháp bằng các thứ tiếng dântộc làm cẩm nang cho cán bộ làm CTVĐQC ở cơ sở Thực hiện một số cuốn băngcó nhiều nội dung tuyên truyền khác nhau, xen kẽ các bài dân ca theo chủ đề, cácca khúc sáng tác mới được dịch sang các thứ tiếng dân tộc, phát về các buôn trongcác tỉnh Tây Nguyên Củng cố lại các đội thông tin lưu động huyện, công an vàquân đội, hợp đồng với một số cộng tác viên người dân tộc trong vùng để tham giabiểu diễn các kịch bản tuyên truyền bằng tiếng dân tộc Thu thanh, thu hình, pháttrên sóng phát thanh – truyền hình tiếng dân tộc của đài tỉnh, đài truyền thanhhuyện Tác giả nhấn mạnh rằng bảo tồn những nét tích cực của văn hóa truyềnthống bên cạnh phát triển kinh tế bền vững, sẽ là một trong những điều kiện để ổnđịnh đời sống mọi mặt ở Tây Nguyên.

Tác giả Lưu Văn Sùng trong cơng trình Một số điểm nóng chính trị - xã hộiđiển hình tại các vùng dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây - hiện trạng,vấn đề các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống (2010) [130] đã làm rõ 3

Trang 21

đạo của Trung ương về giải quyết điểm nóng cơ bản là sử dụng phương pháp vậnđộng quần chúng để giải quyết, không đưa lực lượng quân đội vào, cơng anchỉtham gia giữ gìn trật tự Thực tế, năm 2001 tại tỉnh Đắk Lắk, các cán bộ chủchốt là người DTTS và những người có uy tín trong đồng bào đã đứng ra kiên trìvận động, thuyết phục giải tán đám đông Từ thực tiễn xử lý điểm nóng ở các tỉnhTây Nguyên cho thấy nhiều bài học kinh nghiệm: phải phát hiện sớm và xử lý kịpthời khi điểm nóng mới phát sinh; kiên trì tuyên truyền đồng bào và kiên quyếttrừng trị bọn cầm đầu quá khích; tổ chức lực lượng quần chúng nhân dân tham giaphản đối biểu tình, bạo loạn… Để khơng tái phát điểm nóng ở vùng Tây Ngun,theo tác giả cần có một chiến lược toàn diện, thực hiện 4 nhóm giải pháp: andân, an ninh, xây dựng cơ sở chính trị trong vùng đồng bào dân tộc, hồn thiệnchính sách và hệ thống chính trị.

Nhóm tác giả Nguyễn Đình Tấn, Trần Thị Bích Hằng trong sách Nhận thức,thái độ, hành vi của cộng đồng các DTTS đối với chính sách dân tộc của Đảng vàNhà nước trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp (2010) [133] đã tiến

hành điều tra xã hội học đối với 4 vùng có đơng đồng bào DTTS ở miền Bắc, miềnTrung, Tây Nguyên, miền Nam Từ kết quả điều tra, nhóm tác giả nhận định tỷ lệđồng bào DTTS Tây Nguyên có nhận thức, thái độ và hành vi đối với chính sáchdân tộc là thấp nhất trong 4 vùng được khảo sát Từ đó, các tác giả đề xuất một sốkiến nghị như: Nâng cao tính tích cực trong nhận thức, thái độ, hành vi của đồngbào DTTS; phát huy vai trị của cộng đồng, người có uy tín; phối hợp trách nhiệmcủa cấp ủy, chính quyền, đồn thể.

Tác giả Nguyễn Bạn trong bài viết Phát huy vai trò công tác dân vậntrên địa bàn Tây Nguyên trong giai đoạn mới (2012) [20] đã khẳng định công tác

Trang 22

kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác dân vận.

Nguyễn Mạnh Hùng trong bài viết Tăng cường tuyên truyền, vận động nhândân các tỉnh Tây Nguyên đấu tranh xóa bỏ tà đạo Hà Mòn (2013) [91] đã khẳng

định tà đạo Hà Mịn là tổ chức đội lốt tơn giáo chống phá chính quyền, lừa bịpngười dân, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc Thời gian qua, Ban Dân vận Trungương đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn ban dân vận các địa phương trong công tácdân vận, nhất là tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đấu tranh xóa bỏ tà đạoHà Mịn Ban Dân vận đã có Kế hoạch 555-KH/BDV về Tuyên truyền, vận động,đấu tranh xóa bỏ tà đạo Hà Mịn trên địa bàn Tây Nguyên Cần tăng cường phốihợp giữa các cơ quan trong thực hiện các chính sách tơn giáo, xử lý dứt điểm tàđạo, đạo lạ không để các thế lực bên ngồi lợi dụng làm phức tạp tình hình.

Nguyễn Văn Hào trong bài viết “Xây dựng lực lượng nòng cốt dân vậntrong cộng đồng DTTS ở Tây Nguyên” (2013) [76] cho rằng, đối với Tây Nguyên,

lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS gồm trưởngthôn, buôn, làng, già làng, thầy cúng và những người am hiểu trên một số lĩnh vực.Để thực hiện có hiệu quả cơng tác xây dựng lực lượng nịng cốt làm dân vận trongcộng đồng DTTS ở Tây Nguyên, cần chú ý một số nội dung sau: Mỗi cá nhântrong lực lượng nòng cốt phải tự giác, tích cực, chủ động rèn luyện, học tập, điđầu trong nhận thức và thực hiện nhiệm vụ, chủ trương của đảng, chính quyền,mặt trận và đồn thể đề ra; Cần có kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cho từng thờiđiểm để chăm lo xây dựng lực lượng nịng cốt làm cơng tác dân vận trong cộngđồng DTTS; Đổi mới nội dung, phương pháp, kỹ năng tác nghiệp vận động, thuyếtphục của lực lượng nòng cốt; Xây dựng tiêu chuẩn, quy chế hoạt động lực lượngnòng cốt, đổi mới, bổ sung chính sách tạo động lực cho lực lượng nịng cốt hồnthành nhiệm vụ.

Lê Văn Cường trong bài viết Công tác vận động đồng bào DTTS ở TâyNguyên (2014) [28] đã đưa ra các giải pháp để thực hiện công tác vận động đồng

Trang 23

Lãnh đạo việc tập hợp quần chúng vào các hình thức tổ chức thích hợp, đồng thờichú trọng xây dựng Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chứcquần chúng đủsức làm công tác hiệu quả Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơsở Cải thiện đời sống của đồng bào.

Trong sách Sự biến đổi những giá trị xã hội truyền thống của đồng bào cácDTTS ở Tây Nguyên hiện nay (2014) [83], tác giả Nguyễn Ngọc Hòa đã khái quát

những giá trị xã hội truyền thống của đồng bào DTTS Tây Nguyên và thực trạngbiến đổi sâu sắc của các giá trị này dưới tác động của nhiều yếu tố Sự biến đổi đódẫn đến nguy cơ làm biến mất bản sắc văn hóa tộc người Từ thực trạng đó, tác giảnhận định bảo tồn văn hóa Tây Nguyên phải có chọn lọc; gắn với khai thác, pháthuy các giá trị truyền thống để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội Trong việcbảo tồn văn hóa Tây Nguyên, nhân tố quan trọng nhất là chủ thể văn hóa - đồngbào các DTTS Tây Nguyên, nòng cốt phải là các già làng, các nghệ nhân và tríthức dân tộc Cần nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị trongviệc định hướng giá trị cho đồng bào DTTS; làm tốt công tác dân vận sẽ khơi dậynhững giá trị tốt đẹp; phát huy truyền thống của cộng đồng các dân tộc; xóa bỏ hủtục lạc hậu cản trở phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, anninh trên địa bàn.

Trong sách Xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân ở địabàn các tỉnh Tây Nguyên hiện nay (2014) [73], các tác giả đã khái quát những

Trang 24

cán bộ xuống cơ sở, biên soạn hàng trăm tài liệu về dân chủ, nhân quyền để phảnbác luận điệu xuyên tạc của địch, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên vànhân dân Khơng chỉ chính quyền cơ sở, mặt trận và các đoàn thể quần chúngmà cả lực lượng vũ trang cũngtham gia tích cực, là lực lượng xung kích trongcơng tác tuyên truyền vận động quần chúng, giáo dục, cảm hóa các đối tượng lầmlỗi.

Trương Minh Dục trong sách Quan hệ tộc người ở Tây Nguyên trong thời kỳđổi mới (2016) [30] đã khái quát một số kinh nghiệm xây dựng quan hệ tộc người

ở Tây Nguyên trong đó có: chú trọng cơng tác tun truyền, giáo dục, vận độngđồng bào các tộc người tích cực tham gia cơng tác dân tộc Phải làm nhiều hơn nói,nói đúng điều đồng bào cần nghe, khơng nói sng, hứa suông Đã hứa là phảilàm, hứa mà không làm sẽ làm đồng bào nghi ngờ, mất lòng tin và khi đó rấtkhó thuyết phục, vận động họ Phải tranh thủ sự hợp tác và ủng hộ của già làng,trưởng bản vì họ có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng Việc tuyên truyền phải đượctiến hành thường xuyên, liên tục và sâu rộng với nhiều hình thức Tài liệu phảiđược biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tập trung vào những nội dung cơ bản nhất dướidạng hỏi đáp hay tờ gấp và được in bằng tiếng dân tộc để phát hành rộng rãi đếntừng gia đình, thơn, bn Chú trọng đến các biện pháp tuyên truyền trực quan sinhđộng, tun truyền thơng qua hình thức lễ hội, giao lưu văn hóa, nghệ thuật quầnchúng, tăng cường thời lượng và chất lượng các bản tin tiếng dân tộc trên sóngphát thanh, truyền hình và báo địa phương Xây dựng đội ngũ cán bộ làmCTVĐQC có tâm huyết, biết lắng nghe nhân dân, nói và làm cho dân tin.

Các tác giả sách Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia ở Việt Nam - Nghiên cứutại vùng Tây Nguyên (2016) [78] đã phân tích vấn đề quan hệ dân tộc xuyên quốc

Trang 25

ở Mỹ, Canada Các thế lực phản động ở trong và ngoài nước đã lợi dụng mốiquan hệ dân tộc xuyên quốc gia để kích động, tổ chức cho một số người vượt biênsang Campuchia thành lập các trại tị nạn, hình thành lực lượng lưu vong sát biêngiới và âm mưu quốc tế hóa vấn đề dân tộc, tơn giáo ở Tây Nguyên Để quan hệdân tộc xuyên quốcgia ở Tây Nguyên phát triển ổn định, nhóm tác giả đưa ra mộtsố giải pháp như: đối với người định cư ở nước ngồi cần có hình thức tuntruyền phù hợp, giúp họ hiểu đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,xóa bỏ sự hiểu lầm và tâm lí tự ti, có chiến lược giúp họ trở thành những “tuyêntruyền viên” cho chúng ta, góp phần phản bác luận điệu của các thế lực thù địch vềvấn đề dân tộc Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong quần chúng nhân dân, nângcao tinh thần cảnh giác, chủ động phát hiện, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủđoạn của các thế lực thù địch.

Trong sách Vai trò của các DTTS tại chỗ trong phát triển bền vững vùngTây Nguyên (2017) [69], tác giả Bùi Minh Đạo đã khái quát về vai trò của các

DTTS tại chỗ Tây Nguyên trước đổi mới và từ năm 1986 đến nay, đề xuất một sốgiải pháp: Nâng cao trình độ và kỹ thuật sản xuất cho người dân các buôn làngthông qua việc thúc đẩy và đổi mới công tác khuyến nông, khuyến lâm Công táctập huấn kỹ thuật nông lâm cho đồng bào phải tuân thủ nguyên tắc cầm tay chỉviệc, lý thuyết đi đôi với thực hành bằng cả tiếng phổ thông lẫn tiếng địa phương.Đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo và nguồn nhân lực cho các DTTS tại chỗ.Kế thừa và phát huy vai trò của thể chế quản lý xã hội phi chính thức Đặc biệtchú ý đến ba nhóm xã hội đặc thù là: già làng, trí thức và phụ nữ DTTS tại chỗ.

Trang 26

chưa cao; lãnh đạo phối hợp và phân công trách nhiệm công tác dân vận cho các tổchức trong hệ thống chính trị và các lực lượng đóng trên địa bàn chưa thật chặtchẽ, cụ thể

Nguyễn Mạnh Quang trong bài viết “Tăng cường công tác vận động đồngbào các dân tộc ở Tây Nguyên - Nội dung cốt lõi để xây dựng khối đại đoàn kếtdântộc” (2018) [127] đã chỉ ra một số hạn chế trong công tác vận động đồng bào

DTTS ở Tây Nguyên Đó là: Một số cấp uỷ đảng ở cơ sở chưa quan tâm đúng mứcđến CTVĐQC Cán bộ làm CTVĐQC đã được học tiếng dân tộc, nhưng lại chưanói, chưa hiểu được dẫn đến dù ba cùng với dân, nhưng không hiểu được tâm tưnguyện vọng của nhân dân, nắm tình hình ở cơ sở khơng chắc, bất ngờ, lúng túngtrong xử lý cơng việc Chưa có cơ chế quản lý, bồi dưỡng chế độ chính sách mộtcách phù hợp đối với lực lượng người có uy tín Một số địa phương cịn chưa tíchcực giải quyết triệt để những vấn đề bức xúc trong đồng bào, tạo kẽ hở để các thếlực thù địch lợi dụng, xuyên tạc, kích động làm giảm lịng tin của nhân dân đối vớiĐảng và Nhà nước Từ thực tế đó, tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau:xây dựng lực lượng già làng, trưởng buôn, làng, chức sắc trong các tơn giáo, ngườicó uy tín trong từng dịng tộc để vận động, cảm hoá, giáo dục số đối tượng lầm lỗi,thực hiện tốt chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước Lấy dân, lấy ngườitốt, người tích cực để vận động, phân hố, cơ lập, đấu tranh với người chưa tốt, sốphần tử cực đoan, tránh áp đặt thô bạo, tạo ra những căng thẳng không cần thiết.Kết hợp chặt chẽ giữa CTVĐQC với giải quyết tốt các vấn đề về kinh tế - xãhội, xử lý những vấn đề bức xúc của nhân dân, làm tốt việc thực hiện quy chế dânchủ ở cơ sở đi vào cuộc sống Coi trọng cơng tác rút kinh nghiệm, nhân rộng điểnhình tiên tiến, tránh làm sơ sài, làm cho có.

Hội thảo khoa học cấp Bộ: Quan hệ giữa dân tộc/tộc người với tôn giáo ởTây Nguyên: xu hướng biến đổi và định hướng chính sách (2021) [86] do Học viện

Trang 27

viết sau:

Nhóm tác giả Lê Văn Đính - Trương Minh Dục trong bài viết “Quan hệgiữa dân tộc và tơn giáo ở Tây Ngun trong lĩnh vực chính trị hiện nay” khẳng

định các tôn giáo ở Tây Nguyên bị các thế lực phản động lợi dụng làm công cụxâm lược nước ta trước đây và ngày nay chống phá sự nghiệp xây dựng hịa bìnhcủa nhân dân ta.

Theo nhóm tác giả để giải quyết hài hịa quan hệ dân tộc và tôn giáo ở TâyNguyên trong thời gian tới, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên cần thực hiện đồngbộ các giải pháp như: Tăng cường CTVĐQC vùng đồng bào có đạo; Phịng ngừa,đấu tranh với các âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch trong cộngđồng các DTTS ở Tây Nguyên; Thực hiện tốt chính sách dân tộc và chính sách tơngiáo trong cộng đồng các DTTS theo tôn giáo ở Tây Nguyên; Nâng cao chất lượnghệ thống chính trị cơ sở và đội ngũ cán bộ cơ sở vùng DTTS.

Trong bài viết “Đạo Tin Lành trong cộng đồng Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk –những vấn đề đặt ra và định hướng chính sách”, tác giả Nghiêm Văn Chuẩn đã

phân tích thực tế có đến 90% tín đồ của đạo Tin Lành ở Đắk Lắk là đồng bàoDTTS Thực tế này đã nảy sinh những vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhất làkinh tế, từ thiện nhân đạo, quản lý xã hội, chính trị và an ninh quốc phịng, làm chohai vấn đề dân tộctôn giáo đã nhạy cảm càng trở nên phức tạp hơn Đã xuất hiệnviệc lợi dụng vấn đề tơn giáo để kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc,gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia Từ đó, tác giả đề xuất cần tăng cườngCTVĐQC, xây dựng thực lực chính trị trong tơn giáo làm nền tảng để nắm dân.Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào có tín ngưỡng, tơn giáo; ngănngừa những ảnh hưởng tiêu cực, khuyến khích những mặt tích cực trong hoạt độngtơn giáo của chức sắc, tín đồ các tôn giáo.

Tác giả Nguyễn Văn Hưng trong bài viết “Vận động quần chúng vùng đồngbào có đạo ở tỉnh Đắk Lắk - thực trạng và giải pháp” đã thống kê tổng số tín đồ

Trang 28

truyền đạo vào vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng.Các thế lực thù địch, đối tượng phản động lợi dụng các vấn đề mang tính nhạy cảmvề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, dân chủ, để kích động mua chuộc, dụ dỗ, lơi kéođồng bào các tôn giáo, nhất là đồng bào các tôn giáo là người DTTS để đẩy mạnhcác hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước Trên cơ sở thực trạng CTVĐQC vùngđồng bào có đạo,tác giả đã đưa ra một số giải pháp, trong đó đối với các tín đồngười dân tộc số thì cần tiếp tục thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xãhội, giữ vững an ninh - quốc phòng và hỗ trợ nguồn vốn đầu tư xây dựng các cơngtrình hạ tầng thiết yếu trong vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa; bảo đảm anninh trật tự, không để các thế lực xấu lợi dụng tôn giáo để móc nối, kích động,chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.

1.2.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC VÀ NHỮNGVẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1.Kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc

Thứ nhất: kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan đến cơng táctun truyền, vận động quần chúng.

Các cơng trình đã làm rõ tầm quan trọng, nguyên tắc hoạt động củaCTVĐQC và xem đây là công tác rộng lớn bao trùm mọi mặt đời sống, góp phầnthực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.Các tác giả đều khẳng định làm tốt cơng tác tun truyền, vận động quần chúng sẽgóp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết dântộc, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế và văn hóa Phảithường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức vận động quần chúng,tuyên truyền để nâng cao hiệu quả cơng tác này trong tình hình hiện tại Tuy nhiên,công tác tuyên truyền, vận động cho vùng đồng bào DTTS vẫn cịn ít được làm rõ.

Thứ hai: kết quả nghiên cứu của các cơng trình liên quan đến tư tưởng HồChí Minh về CTVĐQC.

Trang 29

pháp, phong cách của người cán bộ làm công tác dân vận; giá trị lý luận và thựctiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác dân vận Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra đặctrưng của phong cách tuyên truyền vận động Hồ Chí Minh, bước đầu đưa ra nhữnggợi ý, định hướng cho việc vận dụng phương pháp, phong cách tuyên truyền vậnđộng của Hồ Chí Minh trong các nội dung cụ thể như: xây dựng nông thôn mới,đào tạo đội ngũ cán bộ, vận động nông dân, phụ nữ, trí thức, đồng bào DTTS.Tuy nhiên, chođến nay chưa có cơng trình nào trình bày một cách có hệ thống tưtưởng Hồ Chí Minh về CTVĐQC trong đồng bào DTTS Một số công trình nghiêncứu liên quan đến vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CTVĐQC vào vùng đồngbào DTTS nói chung, Tây Ngun nói riêng cịn hạn chế.

Thứ ba: các cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơng tác vận động, tuyêntruyền cho đồng bào DTTS Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung.

Trang 30

Nguyên nói chung dưới góc nhìn của tư tưởng Hồ Chí Minh Vì vậy, đây là nhiệmvụ tác giả luận án sẽ thực hiện.

1.2.2.Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu

Thứ nhất, khái niệm CTVĐQC theo tư tưởng Hồ Chí Minh Tác giả làm rõkhái niệm công tác vận động đồng bào DTTS theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về CTVĐQC: vai trị, mục đích, nội dung,hệ thống tổ chức và cán bộ làm CTVĐQC Đồng thời tác giả sẽ làm rõ nội dungcông tác vận động đồng bào DTTS theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thứ ba, đánh giá ưu điểm và hạn chế; nguyên nhân ưu điểm và hạn chế;những vấn đề đặt ra cho công tác vận động đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk theo tưtưởng Hồ Chí Minh.

Thứ tư, những nhân tố tác động đến công tác vận động đồng bào DTTS tỉnhĐắk Lắk.

Thứ năm, một số phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tácvận động đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tiểu kết chương 1

Trang 31

Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng và những bài học kinh nghiệm, phươnghướng giải pháp.

Tuy nhiên, cho đến nay, dưới góc độ Hồ Chí Minh học vẫn chưa có cơngtrình nghiên cứu trực tiếp công tác vận động đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk theo tưtưởng Hồ Chí Minh Những cơng trình nói trên là những tài liệu q, cơ sở để tácgiả tiếp tục nghiên cứu, tham khảo, kế thừa góp phần vào sự hồn chỉnh đề tài.

CHƯƠNG 2

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG TÁC CƠNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNGBÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.1.1.Khái niệm công tác vận động quần chúng, dân tộc thiểu số

“Quần chúng” là từ Hán Việt, có thể hiểu đồng nghĩa với từ “nhân dân” Dođó, khái niệm “vận động quần chúng” trong nhiều trường hợp được sử dụng tươngđương với khái niệm “vận động nhân dân” hay “dân vận” Điều này được thểhiện rõ trong các từ điển thông dụng.

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, quần chúng là “nhữngngười dân bình thường trong xã hội (nói tổng quát và trong quan hệ với lãnh đạo)”;nhân dân là “đông đảo người dân thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vựcđịa lý nào đó (nói tổng quát)” [165, tr.247,806] Như vậy, khái niệm “quần chúng”và “nhân dân” ở đây có thể hiểu về cơ bản là tương đương nhau Trong một sốtrường hợp, từ “quần chúng nhân dân” được sử dụng với cùng ý nghĩa Khảo sát từBộ Tồn tập, Hồ Chí Minh đã sử dụng từ “quần chúng nhân dân” 47 lần, tiêu biểunhư: “nói và viết cho quần chúng nhân dân”; “Lấy gương tốt trong quần chúngnhân dân và cán bộ đảng viên để giáo dục lẫn nhau”.

Công tác là “công việc của nhà nước hoặc của đoàn thể”; vận động là “tuyêntruyền, giải thích, động viên làm cho người khác tự nguyện làm việc gì, thường làtheo một phong trào nào đó” Dân vận là “tuyên truyền, vận động nhân dân” [165,tr.210, 247].

Trang 32

động viên và lãnh đạo quần chúng trong một cuộc đấu tranh”; dân vận là “tuyêntruyền, vận động nhân dân” [166, tr.156, 213, 360].

Trong sách: “350 thuật ngữ Xây dựng Đảng”, tác giả Nguyễn Minh Tuấn,

Trần Khắc Việt (Đồng chủ biên) đưa ra khái niệm Công tác vận động nhân dân(công tác dân vận) là: “Toàn bộ các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thứccủa nhân dân; thu hút, tập hợp các tầng lớp nhân dân; tổ chức, động viên cácphong tràocách mạng của nhân dân trong việc thực hiện thắng lợi đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy và chính quyềnđịa phương; là q trình nâng cao ý thức trách nhiệm và quyền lợi, nghĩa vụ côngdân trong việc thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước”[153, tr.141].

Như vậy, CTVĐQC hay công tác vận động nhân dân, công tác dân vận làcông việc của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể; là việc tuyên truyền, vận động, giáodục, thuyết phục, phối hợp với nhân dân, tập hợp và huy động nhân dân để tiếnhành những nhiệm vụ cách mạng vì lợi ích chung của dân tộc.

Theo tác giả Hoàng Quốc Bảo trong sách Học tập phương pháp tuyêntruyền cách mạng Hồ Chí Minh [22], tuyên truyền là phổ biến, giải thích một

tư tưởng, một học thuyết, một quan điểm nào đó, nhằm hình thành hoặc củng cố ởđối tượng tuyên truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lốisống thơng qua đó mà ảnh hưởng tới thái độ và tính tích cực của con người trongthực tiễn xã hội Công tác tuyên truyền là hoạt động truyền bá hệ tư tưởng vàđường lối chiến lược, sách lược trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thếgiới quan phù hợp với lợi ích chủ thể hệ tư tưởng, hình thành và củng cố niềm tin,tập hợp và cổ vũ quần chúng hành động theo thế giới quan và niềm tin đó.

Trang 33

đến cái đích cuối cùng là “dân làm” Khảo sát trong Hồ Chí Minh tồn tập, Hồ ChíMinh có 5 lần sử dụng cách viết “tun truyền, vận động”, 5 lần dùng “tuyêntruyền vận động”, 2 lần dùng “vận động tuyên truyền”, cụ thể là: tuyên truyền, vậnđộng, tổ chức, lãnh đạo nhân dân; tuyên truyền, vận động, giúp đỡ cho mọi người;kế hoạch tổ chức, tuyên truyền, vận động; ra sức giúp đỡ và tuyên truyền vận độngnhân dân.

Trong thực tế, các khái niệm CTVĐQC, vận động nhân dân, dân vận, côngtác tuyên truyền vận động, công tác vận động tuyên truyền được sử dụng với nộihàm giống nhau Tuyên truyền là một phương pháp để vận động quần chúng Côngtác tuyên truyền là một trong những nội dung của CTVĐQC Công tác tuyêntruyền vận động cũng có thể được hiểu là cơng tác dân vận, CTVĐQC.

Khái niệm “Dân tộc thiểu số”:

Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ, DTTS là những dân tộccó số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hộiChủ nghĩa Việt Nam Nước ta có 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc ViệtNam, trong đó, dân tộc Kinh là dân tộc chiếm số đơng, cịn lại 53 dân tộc anh emkhác có số dân ít hơn gọi là “dân tộc thiểu số” Do đó, trong địa bàn tỉnh Đắk Lắkmà tác giả luận án nghiên cứu, nói “dân tộc thiểu số” tức là chỉ các dân tộc khôngphải dân tộc Kinh mặc dù ở một vài đơn vị hành chính cấp xã nếu xét về số lượngthì có thể dân tộc Kinh là số ít.

2.1.2.Khái niệm tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cơng tác vận động quầnchúng, vận động đồng bào dân tộc thiểu số

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân vận hay vận động quần chúng là những từđồng nghĩa Đối với Hồ Chí Minh, dân vận là vận động quần chúng, và ngược lại,vận động quần chúng cũng chính là dân vận Trong các tác phẩm của Hồ ChíMinh, khơng phải lúc nào Người cũng trực tiếp dùng khái niệm “dân vận”, màtrong nhiều trường hợp lại dùng khái niệm “vận động quần chúng” hoặc vận độngtuyên truyền, hoặc tuyên truyền vận động nhân dân.

Trang 34

hành những công việc nên làm, những cơng việc Chính phủ và Đồn thể đã giaocho” [108, tr.232] Đây chính là khái niệm CTVĐQC hay cơng tác dân vận của HồChí Minh Trong khái niệm này, chữ “dân” trong “dân vận” là “mỗi một người dânkhơng để sót một người dân nào” cũng có thể được hiểu như “quần chúng” với ýnghĩa “những người dân bình thường trong xã hội” (nói tổng qt và trong quan hệvới lãnh đạo) Khi đề cập đến cách lãnh đạo, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh rằng“trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lạinơiquần chúng” [107, tr.269] Như vậy, “quần chúng” trong “vận động quầnchúng” và “dân” trong “dân vận” có thể được hiểu là cùng một nội dung Trongcông tác xây dựng đảng thì “quần chúng” dùng để chỉ “người ngồi đảng, ngườichưa vào đảng” nhưng trong công tác vận động tun truyền thì “quần chúng” phảiđược hiểu là đơng đảo người dân/nhân dân Năm 1923, Hồ Chí Minh đã viết trongbức thư rằng: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng,thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tựdo độc lập” [103, tr.209] Theo Hồ Chí Minh, vì nhân dân là lực lượng có vai trịquyết định đối với thành cơng hay thất bại của nghiệp cách mạng, nên phải thựchiện CTVĐQC Muốn sự nghiệp cách mạng thành công, trước hết phải làm tốtCTVĐQC Do đó, CTVĐQC là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của Đảngnhằm tuyên truyền, giáo dục, vận động, tập hợp tất cả lực lượng của mỗi mộtngười dân góp thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng mối quan hệ mậtthiết giữa Đảng với nhân dân trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ đấtnước.

Trên cơ sở đó, có thể hiểu khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh vềCTVĐQC như sau:

Trang 35

Từ khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về CTVĐQC nói trên, tác giả đề xuấtkhái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác vận động đồng bào DTTS như sau:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động đồng bào DTTS là hệ thốngquan điểm về vai trò, nội dung, phương pháp tuyên truyền, vận động, tập hợp đồngbào DTTS nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và củng cố mối quan hệ giữaĐảng với nhân dân, có giá trị to lớn, góp phần làm nên thắng lợi cho cách mạngViệt Nam.

2.2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CƠNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦNCHÚNG

Trang 36

2.2.1.1 Cơng tác vận động quần chúng có vai trị quan trọng trong việctập hợp lực lượng cách mạng, xây dựng khối đại đồn kết dân tộc

Hồ Chí Minh cho rằng đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công.Lực lượng cách mạng của Việt Nam là khối đại đoàn kết toàn dân tộc Muốn xâydựng được khối đồn kết thì cần phải làm tốt CTVĐQC Cách mạng là sự nghiệpcủa quần chúng, nhưng quần chúng chỉ có sức mạnh khi được giác ngộ, tập hợp,đoàn kết lại dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản CTVĐQC trước hếtphải làm cho dân giác ngộ, đồng tình ủng hộ Phải làm cho nhân dân hiểu vìsao phải làm cách mạng, vì sao cách mạng là việc chung của cả dân chúng chứkhông phải việc của một hai người Đảng có trách nhiệm đồn kết nhân dân, lãnhđạo nhân dân làm cách mạng Tư tưởng này của Hồ Chí Minh xuất phát từ cơ sởquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân – nhữngngười làm nên lịch sử Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng địnhsự nghiệp cách mạng là của quần chúng Sức mạnh của họ sẽ được tăng lên gấpnhiều lần mà không kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi mỗi khi họ được giác ngộ, tổchức, đoàn kết lại thành đội quân cách mạng Vấn đề quan trọng của mọi cuộccách mạng là vấn đề động viên, tập hợp được đông đảo nhân dân Đảng dù vĩđại cũng chỉ là một bộ phận lãnh đạo, cần có lực lượng thực hiện là nhân dân.Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ Theo Hồ Chí Minh: “Chúngta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt Lúc họ đã hiểu thì việc gì khókhăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ Nhưng trước hết cầnphải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì íchlợi của họ mà phải làm” [107, tr.286] Do đó, Hồ Chí Minh thường xun nhấnmạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải giải thích cho dân hiểu, làmcho dân giác ngộ để nâng cao ý thức, trách nhiệm và năng lực làm chủ Ngườikhẳng định việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm gánh vácmột phần, quyền lợi bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ của mỗi người dân.

Trang 37

đâu cũng làm được, khơng có dân chúng thì làm việc gì cũng khơng xong:“Dễ mười lần khơng dân cũng chịu

Khó trăm lần dân liệu cũng xong” [117, tr.280].

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có sứ mệnhthức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng để tạo nên sức mạnh to lớn cho cuộc đấutranh giành độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Hồ Chí Minh đãtrực tiếp tham gia tuyên truyền vận động, giáo dục và tổ chức dân chúng Đối vớiNgười, CTVĐQC trước hết cần “phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một ngườidân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hănghái làm cho kỳ được” [108, tr.233] Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xâydựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh của toàn dân, diễn ra toàn diện trênmọi lĩnh vực nên rất cam go, gian khổ, đòi hỏi nhiều sự hy sinh của nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh, để phát huy sức dân cần phải kiên trì CTVĐQC “Phảidựa vào quần chúng mà phát động mọi phong trào sản xuất, chiến đấu Phải làmcho quần chúng luôn luôn phấn khởi, tin tưởng Làm việc gì cũng phải có quầnchúng Khơng có quần chúng thì khơng thể làm được” [117, tr.279] Người nhắcnhở bộ đội “phải bám sát lấy dân, rời dân ra nhất định thất bại Bám lấy dân là làmsao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu Như vậy thì bất kể việc gì khócũng làm được cả và nhất định thắng lợi” [109, tr.448] Để làm được điều này thìphải bảo vệ, giúp đỡ, giáo dục nhân dân “Phải vận động nhân dân, để dân tựnguyện, tự giác, nếu bắt buộc thì chỉ có thể có kết quả ngay lúc đó thơi, cịn sau thìkhơng thấm” [109, tr.448] Cho đến tận những phút cuối của cuộc đời, Người vẫnnhắc nhở: “Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phảiđộng viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại củatoàn dân” [117, tr.617].

Trang 38

quan trọng để xây dựng lực lượng cách mạng là tồn dân tộc.

Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng

tháng 2 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:

“Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ởnước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đếnmiền xi, ai cũng một lịng nồng nàn u nước, ghét giặc Từ những nam nữcông nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất… cho đến những đồng bào điềnchủ quyên đất ruộng cho Chính phủ Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơiviệc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước” [109, tr.38].

Như vậy, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra tư tưởng yêu nước, ghét giặc củađông đảo tầng lớp nhân dân Vì thế, tất cả người Việt Nam khơng phân biệt già trẻ,gái trai, miền xuôi hay miền ngược đều khơng ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh đểgiúp một phần vào kháng chiến Vì vậy, nếu những người làm cách mạng phát huyđược lòng nồng nàn yêu nước sẵn có trong mỗi người Việt Nam, tập hợp tồn dântham gia lực lượng cách mạng thì kháng chiến nhất định thành cơng Muốn làmđược điều đó, cần phải thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc mà bước đầutiên là phải thực hiện CTVĐQC.

2.2.1.2.Công tác vận động quần chúng ảnh hưởng lớn đến sự thànhcông của cách mạng

Trang 39

mất tất cả Các tổ chức đảng từ Trung ương đến chi bộ phải lấy việc vận động vàchăm lo lợi ích của nhân dân làm một nội dung chủ yếu trong hoạt động củamình Tất cả cánbộ, đảng viên đều phải làm CTVĐQC, tuyên truyền chủ trương,đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và vận động nhân dân thựchiện nghĩa vụ và quyền lợi theo chức trách của mình Theo Hồ Chí Minh, trongCTVĐQC và lãnh đạo, Đảng “lãnh đạo đúng nghĩa là:

1 Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng Mà muốn thế thì nhấtđịnh phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng Vì dân chúng chính là người chịuđựng cái kết quả sự lãnh đạo của ta.

2 Phải tổ chức sự thi hành cho đúng Mà muốn vậy, khơng có dân chúnggiúp sức thì khơng xong.

3 Phải tổ chức sự kiểm sốt, mà muốn kiểm sốt đúng thì cũng phải cóquần chúng giúp mới được” [107, tr.325].

Như vậy, để Đảng có thể lãnh đạo một cách đúng nghĩa bao gồm đưa raquyết định, tổ chức thi hành, tổ chức kiểm sốt thì cần có sự giúp sức dân chúnghay nói cách khác cần phải làm tốt CTVĐQC Hiệu quả của CTVĐQC góp phầnvào sự thành cơng của cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

2.2.1.3.Công tác vận động quần chúng nhằm củng cố mối quan hệ gắnbó máu thịt giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác– Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Chính vì vậy, Đảngmang bản chất giai cấp cơng nhân, đồng thời bản chất này thống nhất với tính nhândân và tính dân tộc Do đó Đảng là của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động vàtồn thể dân tộc Việt Nam Đảng có vai trị lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc,đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Sự ra đời của Đảng là mộttrong những thành công của CTVĐQC đồng thời tiếp tục CTVĐQC là cách thứcđể duy trì sự ủng hộ của dân với Đảng, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa nhândân với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trang 40

lại, nhân dân có gắn với Đảng thì sức mạnh rời rạc của từng cá nhân mới đượcchuyển hóa thành sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạocủa Đảng Để tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa Đảng và dân là Đảng phảităngcường CTVĐQC Hồ Chí Minh khẳng định làm việc gì cũng phải có quầnchúng nếu khơng có quần chúng thì khơng thể thành cơng Chính vì vậy, khi ĐảngCộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm,coi CTVĐQC là một nhiệm vụ cấp bách.

Về mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:“Nếu khơng có nhân dân thì Chính phủ khơng đủ lực lượng Nếu khơng có Chínhphủ, thì nhân dân khơng ai dẫn đường Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoànkết thành một khối” [106, tr.64] Nhà nước là của dân, do dân, vì dân nên có tráchnhiệm chăm lo cho nhân dân từ những công việc to lớn quốc gia đại sự cho đến cảnhững điều nhỏ bé, gắn với cuộc sống hàng ngày của nhân dân như tương cà mắmmuối Nhà nước phải vận động, tổ chức quần chúng nhân dân xây đời sống mới,tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, đóng góp nhân lực, vật lực cho cơng cuộcvừa kháng chiến vừa kiến quốc Phải coi trọng công tác tuyên truyền, vận động,giải thích, phải hăng hái, bền gan, chịu khó, đồng thời phải cẩn thận, khôn khéo,mềm mỏng.

2.2.2.Nội dung công tác vận động quần chúng

2.2.2.1 Tuyên truyền, vận động về quyền lợi và nghĩa vụ của quầnchúng

Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng trước hết phải làm cho dân giác ngộ vìnếu “quần chúng chưa giác ngộ, chưa tự động thì khơng thể làm được, làm sẽ thấtbại, vì họ sẽ khơng hăng hái Nhưng nếu họ được tun truyền giải thích, đã giácngộ, mình lãnh đạo cho họ làm, cơng việc sẽ có kết quả tốt” [108, tr.370].

Ngày đăng: 07/07/2023, 16:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w