1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử hình thành và phát triển Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh: Phần 1

634 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 3

THIỀN PHÁI

LÂM TẾ CHÚC THÁNH

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Trang 5

DIỄN VĂN KHAI MẠC HỘI THẢO THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH

HT THÍCH NHƯ TÍN 21

PHÁT TÚC SIÊU PHƯƠNG

Sa mơn GIÁC TỒN 23

LỜI KHAI MẠC HỘI THẢO CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

HT THÍCH GIÁC TỒN 26

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

PGS TS CHU VĂN TUẤN 34

LỜI CHÀO MỪNG HỘI THẢO CỦA PHẬT GIÁO ĐỊA PHƯƠNG

HT THÍCH HẠNH NIỆM 43

CHỦ ĐỀ 1 - DANH THẮNG - KIẾN TRÚCTHIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở TỈNH PHÚ YÊN

THÍCH NHƯ TỊNH 51

SỰ PHÁT TRIỂN DÒNG THIỀN CHÚC THÁNH

Ở SÀI GỊN – GIA ĐỊNH VÀ TỔ ĐÌNH GIÁC NGUN (TPHCM)

NGUN CẨN 63

HỊA THƯỢNG THÍCH AN CHÁNH VÀ NGÔI CHÙA BÁC ÁI - GIA LAI

Trang 6

ĐỜI THỨ 8 THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH ĐÃ CĨ MẶT TẠI THỤY SĨ

THÍCH NHƯ TÚ 113

THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH PHÚ N & TỔ ĐÌNH PHÁP HỘI, BÌNH THUẬN

THÍCH ĐỒNG TRUNG 121

SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG Ở CHÙA VIÊN GIÁC - TP.HCM

LƯƠNG THỊ THU 140

NHỮNG CỔ VẬT VÀ MỘT SỐ DANH TĂNG THỜI KỲ ĐẦU CỦA DÒNG CHÚC THÁNH

HÀN TẤN QUANG 149

CHÙA CHÚC THÁNH SAU NGÀY XUẤT KỆ TRUYỀN THỪA

PGS TS ĐẶNG NGỌC LỆ 159

CHÙA NI LONG QUANG, DẤU ẤN TIÊU BIỂU NI GIỚI CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH NƠI MIỀN ĐẤT VÕ

NGUYÊN HUỆ 170

PHƯỚC DUYÊN CỦA CHÙA VU LAN (ĐÀ NẴNG) VÀ DÒNG PHÁI CHÚC THÁNH

DUY VINH 185

CHÙA SẮC TỨ TAM BẢO (HÀ TIÊN)

THUỘC THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH

TKN THÍCH NỮ TRÍ NGUN 194

TỔ ĐÌNH CHÚC THÁNH (HỘI AN – QUẢNG NAM)

VÀ GIÁ TRỊ TƯ LIỆU KHẢO CỔ CẦN ĐƯỢC BẢO TỒN, PHÁT HUY

Trang 7

CHÙA TAM THAI, LINH ỨNG VỚI THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH

LÊ XUÂN THÔNG, ĐINH THỊ TOAN 281

CÁC NGÔI CHÙA ĐƯỢC BAN BIỂN SẮC TỨ Ở HỘI AN TỈNH QUẢNG NAM

PHẠM PHƯỚC TỊNH 292

CHÙA PHƯỚC HUỆ Ở VỸ DẠ HUẾ

VỚI THIỀN SƯ CHƠN TÂM ĐẠO TÁNH PHÁP THÂN

THÍCH PHÁP HẠNH - TÂM ẤN NGUYỄN VĂN THỊNH 302

CHỦ ĐỀ 2 - NHÂN VẬT - LỊCH SỬ

TỪ CUỘC MỞ CÕI CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN ĐẾN CÁC DÒNG THIỀN

PHẬT GIÁO RA ĐỜI, TRONG ĐĨ CĨ DỊNG THIỀN CHÚC THÁNH

DƯƠNG KINH THÀNH 319

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÀNH TẠI BÌNH DƯƠNG

ĐẠI ĐỨC THÍCH TÂM THÔNG 326

THIỀN SƯ MINH HẢI PHÁP BẢO - NGƯỜI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH

NCS THÍCH NỮ NHUẬN BÌNH 341

HỊA THƯỢNG BÍCH LIÊN - DANH TĂNG THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH

THÍCH HỮU NHỰT 352

THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở TỈNH KHÁNH HÒA

Trang 8

TS DƯƠNG THANH MỪNG 389

HÒA THƯỢNG THÍCH MINH ĐỨC, MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG VỀ SỰ TU HÀNH

TT THÍCH TÂM VỊ, ĐĐ THÍCH NGUYÊN NHƯ 403

NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA HỊA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC ĐỐI VỚI XÃ HỘI VÀ PHẬT GIÁO

ĐẠI ĐỨC THÍCH VIÊN TRÍ 408

MẤY Ý KIẾN XUNG QUANH VỀ TỔ MINH HẢI – PHÁP BẢO VÀ BẢO THÁP CỦA NGÀI CÙNG PHẦN MỘ SONG THÂN

ThS TRƯƠNG ĐỨC QUANG 416

NGƯỜI ĐẦU TIÊN VIẾT LỊCH SỬ TRUYỀN THỪA THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH

VU GIA 423

TỪ PHẬT HỌC ĐƯỜNG LONG SƠN – NHA TRANG

ĐẾN TU VIỆN NGUYÊN THIỀU VÀ TĂNG XÁ PHƯỚC HUỆ

ĐÀO NGUYÊN 434

QUẢNG NAM NGHĨA TRỦNG TỪ MIẾU ĐẾN CHÙA

VÀ VAI TRÒ KHAI SƠN CỦA THIỀN SƯ CHƠN LĂNG – ĐẠO LINH

LÊ ĐÌNH HÙNG 444

THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII-XVIII

PGS.TS TRẦN THUẬN 453

BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC, ĐỜI 9 THIỀN PHÁI

LÂM TẾ CHÚC THÁNH YÊU NƯỚC, XẢ THÂN VÌ ĐẠO PHÁP

Trang 9

TT TS THÍCH ĐỒNG VĂN, TT TS THÍCH GIÁC HIỆP 488

SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH CHO PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM

HT THÍCH GIÁC LIÊM 497

HỊA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TĂNG TÀI

THÍCH ĐẠT MA QUANG TUỆ 521

GĨP PHẦN TÌM HIỂU VỀ THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH TẠI BÌNH THUẬN

NCS THÍCH NGUYÊN THẾ , CƯ SĨ TÂM QUANG – NGUYỄN VĂN MAY 531

BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC, BẬC DANH TĂNG CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH

TK THÍCH CHÚC HIẾU 542

SƠ LƯỢC HÀNH TRẠNG “QUẢNG NAM TỨ TRỤ”

THÍCH VIÊN THÀNH (HẠNH TRUNG) 550

CHƯ VỊ DANH NI CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH

THÍCH NỮ TRUNG PHÚC 562

HỊA THƯỢNG THÍCH CHƠN PHÁT VÀ PHẬT HỌC VIỆN QUẢNG NAM

Nhà giáo PHẠM SÁU (Pháp danh NHƯ THÍCH) 577

THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI THỪA THIÊN - HUẾ

Trang 10

THÍCH THIỆN TÀI 615

CHỦ ĐỀ 3 - VĂN CHƯƠNG - TƯ TƯỞNG

TIẾP CẬN 5 BÀI DI THƠ CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC DƯỚI ÁNH SÁNG PHẬT GIÁO LÂM TẾ CHÚC THÁNH

NGUYỄN THÀNH TRUNG 637

Ý NGHĨA BÀI KỆ TRUYỀN THỪA PHÁP PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH

HÒA THƯỢNG THÍCH NHƯ PHẨM 652

THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH HẢI NGOẠI: ĐẨY MẠNH NGOẠI GIAO VĂN HÓA TÂM LINH

ĐẠI ĐỨC TIẾN SĨ THÍCH THANH TÂM 656

MÔN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI CẬN HIỆN ĐẠI - NHỮNG ĐĨNG GĨP VÀ HẠN CHẾ

TS THÍCH HẠNH CHƠN 666

GỐC CHẮC CÀNH TỐT LÂM TẾ CHÚC THÁNH Ở ĐỨC QUỐC

TS OLAF BEUCHLING, KỸ SƯ VĂN CÔNG TUẤN 675

ĐĨNG GĨP CỦA HỊA THƯỢNG THIỆN QUẢ CHO CÔNG CUỘC CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO TẠI QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG

TS DƯƠNG THANH MỪNG 690

ĐÓNG GÓP CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC TẠI VIỆT NAM

Trang 11

HAY THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH?

PGS-TS TRỊNH SÂM 744

THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH VỚI PHẬT GIÁO DÂN GIAN

KHÁNH VÂN 753

HỊA THƯỢNG BÍCH LIÊN VỚI MẢNG THI CA VIẾT BẰNG CHỮ NƠM

HỊA THƯỢNG THÍCH HUỆ MINH 762

SÁNG TÁC CỦA THIỀN SƯ TỒN NHẬT QUANG ĐÀI DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA VÙNG – TỪ THỂ LOẠI ĐẾN HÌNH TƯỢNG

THÍCH CHẤN ĐẠO 780

BÀN VỀ TƯ TƯỞNG VÀ PHÁP TU CỦA THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH

TS THÍCH HẠNH TUỆ, HVCH THÍCH TÂM CHÁNH 797

NGƯỜI ĐẦU TIÊN CỦA THIỀN PHÁI CHÚC THÁNH

BIÊN SOẠN TIỂU SỬ DANH TĂNG

ThS LƯU BÁ TÒNG 811

TƯ TƯỞNG CANH TÂN PHẬT GIÁO CỦA HÒA THƯỢNG

TRANG QUẢNG HƯNG QUA TÁC PHẨM LUẬT ÔNG THẦY CHÙA VÀ TỊNH ĐỘ KHUYẾN TU

NCS NGUYỄN VĂN QUÝ 821

VAI TRÒ DÒNG THIỀN LÂM TẾ CHÚC THÁNH TẠI VIỆT NAM VÀ KỆ TRUYỀN THỪA

Trang 12

TRẦN VĂN AN 863

TỔ ĐỨC LƯU PHƯƠNG

THÍCH BẢO LẠC 869

TINH THẦN ĐẠO PHÁP DÂN TỘC TRONG VĂN KỆ DI CHÚC CỦA HỊA THƯỢNG QUẢNG ĐỨC

THÍCH NỮ TÂM HOA 881

DÒNG THIỀN CHÚC THÁNH TRONG DÒNG CHẢY LỊCH SỬ PHẬT GIÁO QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG THẾ KỶ XVII - XIX

LÊ XUÂN THÔNG 888

TỪ CHÚC THÁNH ĐẾN TRÚC LÂM

ĐĐ NCS THÍCH TUỆ NHẬT 903

“DŨNG - TRÍ” TÂM THƯ SA MƠN THÍCH LIỄU MINH GỬI TỔNG THỐNG NGƠ ĐÌNH DIỆM

THÍCH NỮ VIÊN GIÁC 922

TINH THẦN TU TẬP KINH PHÁP HOA CỦA CHƯ VỊ DANH TĂNG THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH

THÍCH NỮ NGUYÊN ĐỨC 931

NGHĨ VỀ BÀI TÁN “CHIÊN ĐÀN HẢI NGẠN”

HT THÍCH NHƯ ĐIỂN 946

PHẬT MÔN PHÁP SỰ YẾU TẬP - TÌNH TRẠNG VĂN BẢN

VÀ BỔN PHẬN NGƯỜI SƠ TÂM XUẤT GIA

TỲ KHEO THÍCH HOẰNG TRÍ 957

ĐƠI ĐIỀU CẢM NHẬN VÀ TRĂN TRỞ VỀ MỘT DÒNG THIỀN

Trang 13

NGƠ ĐỨC CHÍ 1038

PHẬT GIÁO QUẢNG NAM QUA CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN

Trang 16

LƯỢC SỬ

THIỀN SƯ MINH HẢI PHÁP BẢO

-SƠ TỔ THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH

Thiền sư Minh Hải (1670-1746), thế danh Lương Thế Ân, sinh vào giờ Tuất, ngày 28 tháng 6 năm Canh Tuất (1670), nhằm vào năm Khang Hy thứ 8 triều nhà Thanh, tại làng Thiệu An, huyện Đồng An, phủ Tuyền Châu, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc Thân phụ tánh Lương, húy Đôn Hậu, thân mẫu tánh Trần, hiệu Thục Thận, anh trai là Lương Thế Bảo, em trai là Lương Thế Định Ngài là người con thứ hai trong gia đình.

Thuở thiếu thời, Ngài đã tỏ ra thông minh khác người và có tâm hướng về đạo Phật Năm Mậu Ngọ (1678), Ngài được song thân đưa đến xuất gia tại chùa Báo Tư thuộc tỉnh Quảng Châu, lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 9 tuổi Sau một thời gian dài tu học, khi tuổi vừa trịn 20 thì Ngài được đăng đàn thọ Cụ túc giới với pháp danh Minh Hải, tự Đắc Trí, hiệu là Pháp Bảo Như vậy, Ngài nối pháp đời 34 dòng Lâm Tế, truyền theo bài kệ của ngài Vạn Phong - Thời Ủy

Trang 17

được truyền riêng một đàn giới và được Hòa thượng đường đầu ban cho pháp hiệu là Thiên Túng Đạo Nhơn.

Sau khi giới đàn thành tựu, ngày 28 tháng 6 năm Ất Hợi (1695), phái đoàn trở vào lại Hội An để chờ thuyền về nước Tại Hội An, đoàn trú tại chùa Di Đà1 và thể theo lời thỉnh cầu của chư Tăng cũng như bổn đạo, Ngài Thạch Liêm lập đàn truyền giới cho 300 giới tử Ngày 19, đoàn rời Hội An ra Cù Lao Chàm, lên thuyền chờ gió Ngày 30, thuyền nhổ neo nhưng bị nghịch gió nên phải trở lại Hội An Ngày 12 tháng 10, chúa Nguyễn mời ngài Thạch Liêm trở lại Phú Xuân lập đàn cúng Phật truyền giới một lần nữa tại chùa Thiên Mụ Sau đó, đến ngày 24 tháng 6 năm Bính Tý (1696) ngài Thạch Liêm cùng với phái đồn trở về Quảng Đơng và không qua nữa.

Sau khi Ngài Thạch Liêm về nước, có một số vị trong phái đồn ở lại Đại Việt, trác tích khai sơn hoằng hóa như ngài Minh Hoằng - Tử Dung khai sơn chùa Ấn Tông (nay là Từ Đàm) ở Thuận Hóa, ngài Minh Lượng - Thành Đẳng khai sơn chùa Vạn Đức tại Cẩm Hà, Hội An và ngài Minh Hải - Pháp Bảo khai sơn chùa Chúc Thánh tại Cẩm Phô - Hội An

Từ những ngày đầu tiên ở nơi mảnh đất đầy cát bụi này, Ngài chỉ lập một thảo am để tịnh tu phạm hạnh Dần dần, hương giới đức của Ngài lan tỏa khắp mọi nơi, ảnh hưởng đạo đức đến người dân phố Hội và các vùng phụ cận nên đồ chúng ngày một quy ngưỡng tham học.

Trang 18

Ấn Chơn Như Thị Đồng Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu

Kỳ Quốc Tộ Địa Trường Đắc Chánh Luật Vi TôngTổ Đạo Giải Hành ThôngGiác Hoa Bồ Đề Thọ

Sung Mãn Nhơn Thiên Trung

Nghĩa là:

Khơi sáng pháp chân thật Tánh chơn như là đồng Cầu Thánh quân muôn tuổi Chúc đất nước vững bền Giới luật nêu trước tiênGiải và hành nối liềnHoa nở cây giác ngộ

Hương thơm lừng nhân thiên

Thích Nhất Hạnh dịch

Trang 19

này, Tổ Minh Hải đã hỗ trợ phần điêu khắc, công thợ cho đệ tử của mình là Bồ tát giới Thiệt Đàm, tự Chánh Luân, tại chùa Long Bàn, xã Ba La, huyện Chương Nghĩa, phủ Quảng Ngãi, hoàn thành tâm

nguyện ấn tống bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Đến

mùa xuân năm Cảnh Hưng thứ 7, Bính Dần (1746), Tổ chứng minh và cúng dường tịnh tài cho đệ tử của mình là Thiền sư Thiệt Un - Chí Bảo, trụ trì chùa Hội Ngun, châu Kim Bồng, phủ Điện Bàn

(nay là xã Cẩm Kim, thành phố Hội An) khắc in bộ Long Thơ Tịnh

Độ để làm tư liệu tu học cho những ai có nhân dun với pháp mơn

Tịnh độ Bấy nhiêu tư liệu Hán Nơm cịn lưu lại tự tích của Tổ cũng đã chứng minh được sự nhiệt tâm hoằng pháp của Ngài trong việc ấn tống kinh điển lưu bố rộng rãi để Tăng tín đồ có tài liệu tu tập, góp phần tạo sự phát triển của giáo dục Phật giáo thời bấy giờ.

Sau gần 50 năm sang Đại Việt trác tích hoằng hóa, đến ngày mồng 7 tháng 11 năm Bính Dần (1746), Ngài gọi đồ chúng đến dặn dò và đọc kệ phú chúc:

Nguyên phù pháp giới khôngChơn như vô tánh tướngNhược liễu ngộ như thửChúng sanh dữ Phật đồng

Tạm dịch:

Trang 20

lịch, chư Tăng Ni thiền phái Chúc Thánh trong và ngoài nước đều cử hành tưởng niệm ngày viên tịch của Tổ khai tông Và 4 năm một lần, Tăng Ni thuộc thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh trong cả nước đều vân tập về Tổ đình Chúc Thánh tổ chức lễ "Về Nguồn" để tưởng niệm công đức Tổ sư Minh Hải - Pháp Bảo và lịch đại tổ sư trong tơng mơn đã dày cơng giáo hóa.

Trang 21

THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH

HT THÍCH NHƯ TÍN

Nam mơ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,

Nam mơ Tây Thiên Đông Độ Việt Nam Lịch Đại Tổ Sư,Nam mô Minh Hải Pháp Bảo Tổ Sư tác đại chứng minh,

Kính bạch chư Tơn Thiền Đức lãnh đạo Thiền phái, chi phái các tỉnh thành trong và ngồi nước,

Kính thưa lãnh đạo chính quyền các cấp và địa phương, chư vị thiện tri thức và đồng bào Phật tử,

Kính thưa chư liệt vị,

Đạo Phật truyền vào Việt Nam hơn 20 thế kỷ, đồng hành cùng dân tộc, xây dựng Tổ quốc và phát triển đạo pháp, hoằng hóa lợi sanh Trong thời kỳ Phật giáo hưng thịnh từ Đinh - Lê - Lý - Trần, hay những lúc pháp nạn ln có những bậc cao tăng thạc đức đã thể hiện Bồ tát đạo hành Bồ tát hạnh, phụng đạo giúp đời như Thiền sư Vạn Hạnh, Phật hoàng Trần Nhân Tơng, Bồ tát Thích Quảng Đức - vị pháp thiêu thân năm 1963

Thưa chư liệt vị,

Trang 22

Ấn Chơn Như Thị ĐồngChúc Thánh Thọ Thiên CửuKỳ Quốc Tộ Địa TrườngĐắc Chánh Luật Vi TôngTổ Đạo Giải Hạnh ThôngGiác Hoa Bồ Đề Thọ

Sung Mãn Nhơn Thiên Trung

Đến nay, pháp kệ của Tổ sư Minh Hải - Pháp Bảo đã truyền tới chữ Thọ, chữ Thiên đời thứ 46, 47 tông Lâm Tế, tức thế hệ thứ 13, 14 Thiền phái Chúc Thánh Với tinh thần và trách nhiệm được chư Tơn Đức Thiền phái tín nhiệm giao cho tôi đảm nhiệm Trưởng Ban Điều hành Thiền phái và tổ chức Hội thảo với chủ đề:

Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh: Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển,

nhằm mục đích làm sáng tỏ cơng hạnh của chư vị Tổ sư để các thế hệ con cháu trong tông môn noi gương tinh tấn tu học, phụng sự nhân sinh Đồng thời, cũng làm sáng tỏ những đóng góp của dịng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh đối với Đạo pháp và Dân tộc Việt Nam Để Hội thảo lần này thêm nhiều ý nghĩa, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình, cũng như đóng góp và bổ sung các sử liệu có liên quan đến Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh.

Thay mặt Ban Tổ chức, tơi xin tun bố khai mạc Hội thảo.Kính chúc chư Tôn Đức, quý Đại biểu, quan khách cùng tăng ni Phật tử vô lượng cát tường.

Chúc Hội thảo được thành tựu viên mãn.

Trang 23

PHÁT TÚC SIÊU PHƯƠNG

* Chúc mừng Hội thảo Khoa học Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh hơn ba trăm năm tại Hội An.

Sa mơn GIÁC TỒN

Chúc Hội thảo khoa học thiền

Mừng phái Lâm Tế thắng duyên ta bàHội tựu Phật pháp hằng sa

Thảo luận soi sáng ba la nghĩa mầuKhoa giáo tinh tấn nhịp cầu

Học hành trừng quán thẩm sâu đạo đờiThiền hành vi diệu giúp người

Phái môn tuyệt kỷ sáng ngời nhân gianLâm sơn cùng cốc mở mang

Tế thế khai thị đạo tràng hoằng dương

Chúc phúc phổ độ mười phương

Thánh hiền tiên Phật tỏa hương ngút ngànDo giai minh thị thiền quang

Tổ Tổ trùng ấn rỡ ràng thiền gia

Trang 24

Bảo như ý túc tịnh duyên

Khai môn điểm hóa hạo nhiên đất trờiSáng soi chân tánh phụng thời

Tại thị linh ứng nụ cười Đạo sư

Tổ khai sơn… Đức bi từ

Đình tiền hiển hóa chơn như an hòaChúc đời đạo đẹp hương sa

Thánh hiền tăng trưởng nở hoa thiện lànhHội tụ hoằng pháp thiên sanh

An bình nhân thế đạt thành tâm giao

Trịn gìn phúc quả xưa sau

Ba báu lan tỏa sắc màu Như Lai

Trăm ngàn kinh luật hiển bày

Năm tháng nhuận rạng đào mai xuân thiềnHình tượng sắc không cung tuyên

Thành tựu vô lượng đức hiền ngàn thuPhát túc siêu phương vô ưu

Triển khai định tuệ đẳng thù xiển dươngPhật đại từ bi ngát hương

Trang 25

Thế pháp hằng hữu ma ha

Giới kinh luật luận chan hòa mười phương

Thành như ý vạn cát tường

Tựu phúc tựu báu an khương thế trần

sanh nhẫn chuyển xa luân

Lượng phẩm song đối tinh thần nhàn duCông dày quả mãn trượng phu

Đức tâm đức tánh điều nhu tâm hồnPhật Như Lai xứ thường chơn

Nhật nguyệt hằng hữu linh sơn nẻo vềTăng trưởng phạm âm bồ đề

Huy phong tuệ giác sơn khê vượt ngànPháp lành hỷ lạc vô vàn

Luân xa hành xứ tịnh an mn lồiThường ba la mật khứ lai

Chuyển độ hoàn nguyện… tụng bài kinh thơm.

Trang 26

LỜI KHAI MẠC HỘI THẢO

CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

HỊA THƯỢNG THÍCH GIÁC TỒN

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Nam mơ Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật,Kính bạch chư tơn thiền đức,

Kính thưa q vị đại biểu có mặt tại hội thảo,

Khi đạo Phật vào Việt Nam được nhân dân Việt Nam tiếp nhận, từng bước hịa quyện với tín ngưỡng dân gian Việt Nam, góp phần hình thành nên nền văn hóa Việt Nam Từ đó, Phật giáo Việt Nam ln đồng hành cùng dân tộc, để lại dấu ấn sâu đậm, đóng vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội, nhất là đời sống tinh thần trong nhân dân Trải qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc, tinh thần “hộ quốc an dân” của Phật giáo đã và ln được phát huy vì nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân, và dòng thiền Chúc Thánh cũng theo dòng chảy ấy

Trong “Pháp Bảo Đàn kinh”, bài kệ tụng phần sau của phẩm Bát

nhã có viết: “Phật pháp tại thế gian/ Bất ly thế gian giác/ Ly thế mích Bồ đề/ Kháp như cầu thố giác” Nghĩa là: “Phật pháp nơi thế gian/Khơng lìa thế gian giác/ Lìa thế tìm Bồ đề/ Giống như tìm sừng thỏ”.

Trang 27

kết quả Và với tinh thần ấy, qua sự thăng trầm của lịch sử dân tộc đã cho thấy Phật giáo Việt Nam ln vì lợi lạc nhân sinh, tích cực trong các hoạt động của nhân sinh để lan tỏa tình yêu thương cho con người và vì con người.

1- Cơ duyên xuất kệ truyền thừa trên đất Việt

Vì để tránh chúa Trịnh Tùng hãm hại, năm 1600, Nguyễn Hồng giả cách nói đi dẹp loạn, rồi tự dẫn binh về Thuận Hóa Từ đấy, đất nước phân biệt Đàng Trong, Đàng Ngoài Về đời sống vật chất, chúa Tiên Nguyễn Hoàng cùng hậu duệ đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất mới và mở rộng lãnh thổ hơn nữa về phía Nam Về đời sống tinh thần, chúa Tiên Nguyễn Hoàng và hậu duệ đã chọn đạo Phật làm nơi nương tựa Chùa Thiên Mụ được chúa Tiên Nguyễn Hoàng khởi lập từ năm Tân Sửu (1601), vừa là nơi thờ Phật vừa là “từ đường” của chúa Nguyễn.“Ông nhơn đức và mộ đạo Phật, xây cất nhiều chùa, mở đường cho các vị chúa và nhơn dân sau này tin mộ đạo Phật”1 Qua các đời chúa Nguyễn, nhiều thiền sư Trung Hoa đến Đại Việt hoằng dương chánh pháp

Theo tác giả Việt Nam Phật giáo sử lược thì “cùng qua với Ngun

Thiều có các thiền sư Minh Hành Tại Tại, Minh Hoằng Tử Dung, Minh Hải Pháp Bảo, Minh Vật Nhất Trí”2 Và “Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo, người Phúc Kiến, là người khai sơn chùa Chúc Thánh Quảng Nam Tương truyền ông từ Quảng Đông được Nguyên

1 Vân Thanh, Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam, Các Phật học viện và

các chùa xuất bản, Sài Gịn mùa Đơng năm Giáp Dần (1974), trang 145.

2 Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận I, II, III, NXB Văn học, H,

Trang 28

CHƯƠNG/ ẤN CHƠN NHƯ THỊ ĐỒNG/ CHÚC THÁNH THỌ THIÊN CỬU/ KỲ QUỐC TỘ ĐỊA TRƯỜNG/ ĐẮC CHÍNH LUẬT VI TUN/ TỔ ĐẠO HẠNH GIẢI THƠNG/ GIÁC HOA

BỒ ĐỀ THỌ/ SUNG MÃN NHƠN THIÊN TRUNG” Dịch: “Hiểu

thấu pháp chân thực/ Ấn Chân Như hiện tiền/ Cầu Thánh quân tuổi thọ/ Chúc đất nước vững bền/ Giới luật nêu trước tiên/ Giải và Hạnh nối liền/ Hoa nở cây giác ngộ/ Hương thơm lừng nhân thiên””3.

Từ đó, Thiền phái Chúc Thánh ra đời tính đến nay hơn 300 năm, truyền thừa khoảng 13-14 thế hệ Ngài Minh Hải – Pháp Bảo trở thành Sơ Tổ dòng thiền Chúc Thánh.

Theo Chánh truyền trực hệ Thích Ca Mâu Ni Phật, đến đời thứ 38, Thiền sư Lâm Tế - Nghĩa Huyền (787-867), hội đủ cơ duyên xuất kệ truyền thừa, khai tông Lâm Tế Và đến đời thứ 21 tông Lâm Tế, Thiền sư Vạn Phong – Thời Ủy (1303-1381), đủ cơ

duyên xuất kệ truyền pháp với bài kệ: “Tổ Đạo Giới Định Tông/

Phương Quảng Chứng Viên Thông/ Hạnh Siêu Minh Thiệt Tế/ Liễu Đạt Ngộ Chơn Không”4 Ngài Minh Hải – Pháp Bảo thọ giới theo dòng thiền này cho đến lúc xuất kệ truyền pháp dòng thiền Chúc Thánh ở Quảng Nam.

2- Những danh tăng làm rực sáng thêm ngọn đèn thiền

Hơn 300 năm hình thành và phát triển, các tăng nhân dịng thiền Chúc Thánh đã thực hiện bổn phận trách nhiệm của người

3 Việt Nam Phật giáo sử luận I, II, III, sđd, trang 593-594.

Trang 29

thượng Thiệt Dinh – Chánh Hiển – Ân Triêm, Hòa thượng Pháp Kiêm – Luật Oai – Minh Giác, Hịa thượng Tồn Nhâm – Vi Ý – Qn Thơng, Hịa thượng Chương Tư – Tuyên Văn – Huệ Quang, Hòa thượng Ấn Bổ - Tổ Nguyên Vĩnh Gia, Hòa thượng Chơn Pháp – Đạo Diệu – Phước Trí, v.v…

Hịa thượng Ấn Bổn – Tổ Nguyên – Vĩnh Gia (1840-1918) thường căn dặn hàng môn đồ rằng: “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp, nếu phá giới phải hoàn lại y bát, ra khỏi già lam, để cho trong đục rõ ràng, tà chánh phân minh Có vậy nước Thiền định mới khai thơng, đèn Tri giác thêm sáng tỏ…”5; Hịa thượng Như An – Giải Hòa – Huyền Quang, để lại cho đời một số tác

phẩm: “Thiên môn chánh độ, Sư tăng và thế nhân, Nghi cúng chư

Tổ và chư vị Cao tăng, Đạo tràng công văn tân soạn, Thiếu thất lục môn, Phật pháp hàm thụ, Pháp sự khoa nghi, Nghi thức cúng giao thừa, Phật pháp áp dụng trong đời sống hằng ngày, v.v.”6; Hịa thượng Tồn Nhật - Quang Đài “là một trong những vị để lại nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm nhất Hiện tại, chúng ta còn biết

một số tác phẩm của Ngài rất có giá trị như: Hứa Sử Truyện Vãn,

Tham Thiền Vãn, Thiền Cơ Yếu Ngữ Vãn, v.v.”7 Khi làm “Toàn tập

Toàn Nhật – Quang Đài”, GS-TS Lê Mạnh Thát nhận xét: “Toàn

Nhật là một trong những nhà văn, nhà thơ lớn của lịch sử văn học dân tộc ta, là một nhà tư tưởng có những quan điểm độc đáo

5 Thích Như Tịnh, Lịch sử Truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh,

NXB Phương Đông, 2009, trang 163.

Trang 30

phẩm để lại: Sa-di luật giải, Quy Sơn cảnh sách, Tứ phần giới bổn

như thích, Phạm Võng Bồ tát giới, Kinh A Di Dà sớ sao, Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, Kinh Hiền Nhân, Kinh Trừ Khủng Tai Hoạn, Tỳ kheo giới kinh, Khuyến phát Bồ đề tâm văn, Long Thơ Tịnh Độ, Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư, Nghi thức lễ sám, Kinh Thi Ca La Việt, Sự tích Phật giáng thế”9, v.v…

Đặc biệt, Hịa thượng Thích Quảng Đức (1897-1963), pháp danh Thị Thủy, đệ tử đời thứ 9 Thiền phái Chúc Thánh Trang

mạng Bách khoa toàn thư mở, cho biết Ngài “đã tẩm xăng tự thiêu

tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, Sài Gịn (nay là ngã tư đường Cách mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TPHCM) vào ngày 11 tháng 6 năm 1963, nhằm tỏ thái độ khơng đồng tình trong việc bất bình đẳng tơn giáo của chính quyền Sài Gịn.

Tấm ảnh chụp Ngài tự thiêu đã được truyền đi khắp thế giới và gây nên sự chú ý đặc biệt tới chính sách của chế độ đệ nhất cộng hịa Phóng viên Malcolm Browne đã giành Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 nhờ một bức hình chụp cảnh Thích Quảng Đức tự thiêu, và nhà báo David Halberstam, một người sau được trao giải Pulitzer, cũng đã có bản tường thuật sự kiện Sau khi chết, thi hài của Ngài đã được hỏa táng lại, nhưng trái tim của Ngài thì vẫn còn nguyên Đây được coi là biểu tượng của lòng trắc ẩn, dẫn đến việc giới Phật tử suy tôn

8 Dẫn theo Lịch sử Truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, sđd,

trang 346.

Trang 31

cũng là cách cúng dường chư Phật Và ngọn lửa từ bi Thích Quảng Đức đã soi tâm ác độc của bạo quyền, giúp họ phát sinh lòng từ, mà ngưng tay đàn áp tôn giáo, lương dân vô tội.

Phóng viên David Halberstam viết trên tờ New York Times

khi chứng kiến giây phút Hịa thượng Thích Quảng Đức dùng ngọn lửa từ bi của mình để thức tỉnh những người tôn vinh cái xấu, cái ác: “Tôi lại thấy cảnh đó thêm lần nữa, nhưng một lần là đủ lắm rồi Ngọn lửa phun ra từ một con người; thân thể ông cháy héo khô dần và teo nhăn lại, đầu của ơng đen dần và hóa than Trong khơng khí thoảng mùi cháy khét của thịt người; lồi người có thể cháy nhanh một cách đáng ngạc nhiên Từ phía sau tơi có thể nghe tiếng thổn thức của những người Việt giờ đang tụ tập Tôi đã quá sốc để khóc, quá bối rối để ghi chép hay đặt câu hỏi, quá ngỡ ngàng để cả suy nghĩ Khi cháy, ông ấy không hề cử động một cơ bắp nào, không hề bật ra một âm thanh nào, sự điềm tĩnh của ông thật trái ngược với cảnh những người đang rền rĩ khóc than xung quanh”11.

Hành động của Bồ tát Quảng Đức một mặt “nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật”, mặt khác nhằm mục đích “hồi hướng cơng đức bảo tồn Phật giáo”, đã thức tỉnh lương tri của nhiều người trong nước và trên thế giới Thực tế cho thấy ngọn lửa từ bi của Bồ tát Thích Quảng Đức có khả năng soi sáng lương tâm như ngọn đuốc trí tuệ Bằng ngọn lửa từ bi, trái tim từ bi của Bồ tát Thích Quảng Đức trở thành “xá lợi trái tim” đầu tiên và duy nhất 10 https://vi.wikipedia.org/wiki/Thích_Quảng_Đức

Trang 32

liệt, chí giải thốt dứt khốt, tự ý thức được rằng lửa vô thường đang cháy, vũ trụ là tướng bại hoại, bất an Con đường tu tập tất yếu của một tăng sĩ khơng ngồi con đường tăng tiến và kiện tồn tam vơ lậu học: Giới - Định - Tuệ Vậy nên đời sống tinh thần của người xuất gia được viên mãn hay không đều nhờ vào sự thành tựu của Giới Đây cũng là điều Sơ Tổ Minh Hải – Pháp Bảo nhắc

nhở trong bài kệ truyền pháp hơn 300 năm qua: “Giới luật nêu

trước tiên”.

Hơn 300 năm qua, dòng thiền Chúc Thánh đã có lớp hậu duệ như thế, và chắc sẽ hơn thế.

Kính bạch chư tơn thiền đức,Kính thưa quý vị,

Trang 33

Với tư cách đơn vị đồng tổ chức, chúng tôi tuyên bố khai mạc

Hội thảo khoa học “Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh – Lịch sử hình

thành và phát triển”.

Kính chúc hội thảo thành cơng tốt đẹp./

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

1- https://vi.wikipedia.org/wiki/Thích_Quảng_Đức

2- Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận I, II, III, NXB Văn học, H,

2011.

3- Thích Như Tịnh, Lịch sử Truyền thừa Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh,

NXB Phương Đơng, 2009.

4- Tỳ kheo Thích Xương Tâm, Thế thứ truyền thừa các tông phái Phật giáo, NXB Tôn giáo, H, 2019.

5- Vân Thanh, Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam, Các Phật học viện và

Trang 34

BÁO CÁO ĐỀ DẪNHỘI THẢO KHOA HỌC

THIỀN PHÁI LÂM TẾ CHÚC THÁNH: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

PGS.TS CHU VĂN TUẤN

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáoViện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Kính thưa Chư tơn đức Hịa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni!Kính thưa các vị đại biểu, khách quý, các nhà khoa học!

Thưa toàn thể hội thảo!

Trang 35

phái Lâm Tế Chúc Thánh, chúng ta cần phải trở về bối cảnh lịch sử ở Đàng Trong thế kỷ XVII Đây là giai đoạn các chúa Nguyễn không chỉ phải lo phát triển kinh tế, tăng cường quân sự, chiến tranh chống lại Đàng Ngồi, mà cịn phải lo n lịng dân Chính vì vậy, giai đoạn này các chúa Nguyễn rất cần Phật giáo để ổn định xã hội Vào thế kỷ XVII, dưới sự ủng hộ của các chúa Nguyễn, nhiều vị

thiền sư Trung Hoa đã sang hoằng hóa tại Đàng Trong Cuốn Việt

Nam Phật giáo sử luận cho biết, nhiều vị thiền sư Trung Hoa như

Viên Cảnh, Viên Khoan (ở Quảng Trị), Minh Hoằng (khai sơn chùa Ấn Tơn, Thuận Hóa), Giác Phong (khai sơn chùa Thiên Thọ, Thuận Hóa), Từ Lâm (khai sơn chùa Từ Lâm, Thuận Hóa), Hưng Liên (trụ trì chùa Tam Thai, Quảng Nam), Pháp Hóa (khai sơn chùa Thiên Ấn, Quảng Ngãi), Nguyên Thiều (khai sơn chùa Thập Tháp Di Đà, Bình Định)1, Thiền sư Thạch Liêm Đại Sán khai sơn chùa Thiền Lâm (Thuận Hóa) Trong số này, có thiền sư Minh Hải Pháp Bảo, khai sơn chùa Chúc Thánh (Quảng Nam) Thiền sư Minh Hải (1670 -1746) thế danh Lương Thế Ân, sinh năm Canh Tuất (1670) năm Khang Hy thứ 8, triều nhà Thanh, tại làng Thiệu An, Huyện Đồng An, phủ Tuyên Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa Thiền sư là đời thứ 34 Thiền phái Lâm Tế Khi được Thiền sư Nguyên Thiều mời, Thiền sư Minh Hải đã nhận lời sang Việt Nam hoằng hóa Sau một thời gian hoằng hóa tại Đàng Trong, dù đã có ý định trở về Trung Hoa, nhưng do những cơ duyên và sự cảm mến trước cảm tình đối với Phật giáo của người dân nơi đây, Thiền sư quyết định ở lại, ngài dựng thảo am tu tập, giảng kinh thuyết pháp, đào tạo đệ tử Bằng uy

1 Nguyễn Lang (2014), Việt Nam Phật giáo sử luận, toàn tập, Nxb Văn

Trang 36

Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh trường tồn cho đến ngày hơm nay Để các thế hệ học trị lưu giữ, phát triển tinh thần, tông chỉ và đặc trưng của thiền phái, Thiền sư đã để lại bài kệ truyền thừa:

Minh thực pháp toàn chươngẤn chân như thị đồng

Chúc Thánh thọ thiên cửuKỳ Quốc tộ địa trườngĐắc chính luật vi tuyênTổ đạo hạnh giải thôngGiác hoa bồ đề thọ

Sung mãn nhân thiên trung2

Có thể nói, Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo đã dành gần như toàn bộ cuộc đời mình để hoằng pháp tại Việt Nam với tinh thần tùy duyên bất biến, tinh thần nhập thế cứu đời mà không chấp trước, phân biệt về nơi hoằng pháp và đối tượng hoằng pháp Bài kệ truyền thừa đã nói lên tư tưởng của thiền sư về tinh thần hộ quốc an dân, gắn bó, đồng hành với dân tộc, tinh thần nhập thế cứu đời nhưng vẫn hướng đến mục tiêu cao nhất là giải thoát, an nhiên tự tại Tinh thần, tư tưởng của Thiền sư Minh Hải Pháp Bảo cũng chính là tơng chỉ của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh, truyền thống này đã được các thế hệ kế tiếp của thiền sư duy trì, phát triển cho đến ngày hơm nay Có thể nói, kể từ khi thành lập đến nay đã hơn 300 năm, Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh vẫn luôn giữ

Trang 37

trong đời sống nhân dân, giúp người dân thốt khổ Đấy chính là lý do Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ngay sau khi ra đời đã nhanh chóng phát triển, lan tỏa ra khắp các tỉnh thành ở miền Trung và miền Nam, góp phần to lớn vào sự phát triển của Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ XVIII cho đến nay

Để tiếp tục làm rõ quá trình hình thành, phát triển, vị trí trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng như những đóng góp đối với dân tộc trong hơn 300 năm qua, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Ban Điều hành Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ

chức Hội thảo khoa học “Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh: Lịch

sử hình thành và phát triển”

Hội thảo tập trung vào các nội dung chính như sau:

Thứ nhất, làm rõ những đóng góp của Thiền phái Lâm Tế

Chúc Thánh cho đạo pháp, cụ thể như những đóng góp cho sự ổn định Phật giáo Đàng Trong; Tham gia xây dựng ngôi nhà Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ Giáo hội; Tham gia phong trào chấn hưng Phật giáo, tham gia xây dựng các ngôi chùa, tự viện; đào tạo tăng tài; mở rộng hoằng pháp trong nước và quốc tế, v.v.

Thứ hai, làm rõ những đóng góp của Thiền phái Lâm Tế Chúc

Trang 38

Thứ tư, nhìn nhận hiện trạng của Thiền phái Lâm Tế Chúc

Thánh hiện nay, những khó khăn, tồn tại hiện nay của hệ phái, những đề xuất kiến nghị để thiền phái có những bước phát triển trong thời gian tới

Kính thưa Chư tơn đức Hịa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni!Kính thưa các vị đại biểu, khách quý, các nhà khoa học!

Thưa toàn thể hội thảo!

Trong quá trình chuẩn bị Hội thảo, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 90 báo cáo tham luận của chư tơn đức hịa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng ni, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trên khắp cả nước và cả ở nước ngoài Các bài tham luận đề cập đến nhiều chủ đề với nội dung phong phú, nhiều bài viết hết sức công phu, khảo cứu hết sức sâu sắc, cung cấp thêm nhiều thơng tin, tư liệu có giá trị về Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh Có thể nói, các báo cáo đã giúp chúng ta có sự nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về các phương diện khác nhau của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh Thông qua các bài viết, chúng tơi xin tóm tắt nội dung chính của các bài viết thành các điểm chính như sau:

Thứ nhất, chiếm một tỷ lệ lớn trong số các báo cáo tham luận

Trang 39

của thiền phái trong các giai đoạn lịch sử, trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, trong phong trào chấn hưng Phật giáo cũng như trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, khá nhiều báo cáo tham luận đã trình bày sự phát triển

của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh ra các tỉnh, thành phố trên cả nước gắn với các tổ đình do các danh tăng Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh xây dựng Tiêu biểu như các bài viết của ĐĐ Thích Tâm Thơng, Thích Như Tịnh, Ths Đinh Đức Hiền & Ths Đinh Đức Niệm, Thích Đồng Trung, Lương Thị Thu, Lê Đình Hùng, NNC Nguyễn Đại Đồng, PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, Đào Vĩnh Hợp & Võ Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Đình Chúc, Duy Vinh, Thích Nữ Trí Nguyên, Nguyên Cẩn, v.v Bên cạnh những bài viết về các tổ đình của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh trên cả nước, một số bài viết đã đề cập đến các ngôi chùa của Lâm Tế Chúc Thánh tại nước ngồi như các bài viết của ĐĐ.TS Thích Thanh Tâm, Olaf Beuching & Văn Công Tuấn, PGS Đinh Lê Thi & Thích Chúc Thanh, TT Thích Như Tú, NNC Nguyên Huệ, Đào Nguyên, v.v Thông qua các bài viết, chúng ta thấy được Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đã hiện diện ở hầu khắp các tỉnh miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Bình Thuận…), miền Nam (Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang…), và một số tỉnh, thành phố ở phía Bắc (Hải Phịng, Hà Nội, Nam Định…) với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn ngơi chùa, tự viện Bên cạnh đó, Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Úc, Pháp, Ý, Nga, Na Uy, Đức, Ấn Độ, v.v.

Thứ ba, một số bài viết tập trung làm rõ đặc điểm, vai trò,

Trang 40

TS Trần Thuận, HT Thích Giác Liêm, Hàn Tấn Quang, PGS.TS Trịnh Sâm, Dương Kinh Thành, v.v Nhiều bài viết đã chỉ ra đặc điểm của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh như tính phóng khống, cởi mở, mạnh mẽ; tính tổng hợp; tính nhập thế Các bài viết khác, dù không chỉ ra một cách cụ thể những đặc điểm của Thiền phái Chúc Thánh, nhưng đều nhấn mạnh đến tính gần gũi, bình dân; tính dung hịa thiền tịnh song tu, tinh thần gắn bó đồng hành cùng dân tộc, tinh thần dung dị không khoa trương, v.v Một số bài viết đã đề cập đến những di sản của thiền phái như các ngôi chùa, các bức tượng, chng, các sắc phong, v.v Ngồi ra, một số bài viết đề cập đến ảnh hưởng của thiền phái đến văn học, nghệ thuật, cũng như những di sản để lại trên lĩnh vực này

Ngày đăng: 07/07/2023, 01:11

w