LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HIỆU ỨNG LAN TỎA CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TỈNH SAVANNAKHET, LÀO
Ngành: Quản trị kinh doanh
KHAMKEO MANIVONG
Trang 2LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HIỆU ỨNG LAN TỎA CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI TỈNH SAVANNAKHET, LÀO
Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101
KHAMKEO MANIVONG
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS HỒNG XN BÌNH
Trang 3cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một cơng trình khoa học nào khác
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2022
Tác giả luận án
Trang 4xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Ngoại thương, Ban Chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Sau đại học, Bộ môn kinh tế vĩ mô cùng các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ để tơi có thể hồn thành chương trình học tiến sĩ tại trường Tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia từ các sở đã hỗ trợ tơi nhiệt tình trong q trình nghiên cứu, thu thập dữ liệu, cung cấp thơng tin và đưa ra những góp ý, nhận xét rất hữu ích và q báu để tơi hồn thiện luận án của mình
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới bố mẹ hai bên gia đình, vợ và con đã tin tưởng, động viên, khích lệ, tạo động lực để tơi phấn đấu hồn thành chương trình học
Tác giả luận án
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC HÌNH ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ x
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 9
1.1 Các nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa của FDI 9
1.1.1 Các nghiên cứu chung về hiệu ứng lan tỏa của FDI đến doanh nghiệp nội địa 9 1.1.2 Các nghiên cứu theo chiều lan tỏa của FDI đến các doanh nghiệp nội địa 16 1.2 Khoảng trống nghiên cứu 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU ỨNG LAN TỎA CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 26
2.1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 26
2.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 26
2.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 27
2.2 Cơ sở lý luận về hiệu ứng lan tỏa của FDI 29
2.2.1 Khái niệm về hiệu ứng lan tỏa của FDI 29
2.2.2 Hiệu ứng lan tỏa của FDI theo chiều 30
2.2.3 Hiệu ứng lan tỏa của FDI theo kênh tác động 33
2.3 Lý thuyết liên quan đến tác động lan tỏa của FDI 41
2.3.1 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh 41
2.3.2 Lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệ 42
2.3.3 Lý thuyết về khả năng hấp thụ 43
2.3.4 Đề xuất khung lý thuyết cho luận án 44
Tiểu kết chương 2 45
Trang 63.1.3 Đặc điểm về kinh tế 48
3.2 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet, Lào giai đoạn
2010 - 2020 48
3.2.1 Cơ cấu đầu tư theo quy mô đầu tư 48
3.2.2 Cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư 51
3.2.3 Cơ cấu đầu tư theo ngành 52
3.2.4 Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư 55
3.3 Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet, Lào trong giai đoạn 2010-2020 56
3.3.1 Thành tựu đạt được 56
3.3.2 Những tồn tại, hạn chế 66
Tiểu kết Chương 3 69
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU ỨNG LAN TỎA TỪ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH SAVANNAKHET, LÀO GIAI ĐOẠN 2010-2020 70 4.1 Hiệu ứng lan tỏa từ FDI đến các doanh nghiệp trong nước tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020 70
4.1.1 Hiệu ứng lan tỏa FDI qua hoạt động chuyển giao công nghệ 70
4.1.2 Hiệu ứng lan tỏa FDI qua hoạt động R&D 73
4.1.3 Dịch chuyển lao động giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước 75
4.1.4 Tạo sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI 78
4.2 Lượng hóa tác động lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020 80
4.2.1 Mô hình nghiên cứu 80
4.2.2 Phương pháp ước lượng và kiểm định 83
4.2.3 Nguồn dữ liệu 88
Trang 74.3.3 Kết quả hồi quy và thảo luận 93
4.4 Đánh giá chung về tác động lan tỏa của FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào giai đoạn 2010-2020 104
4.4.1 Những kết quả tích cực 104
4.4.2 Những kết quả tiêu cực 105
Tiểu kết chương 4 106
CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG HẤP THỤ HIỆU ỨNG LAN TỎA TÍCH CỰC 108
VÀ HẠN CHẾ HIỆU ỨNG LAN TỎA TIÊU CỰC CỦA FDI 108
TẠI TỈNH SAVANNAKHET, LÀO 108
5.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước 108
5.1.1 Bối cảnh quốc tế .108
5.1.2 Bối cảnh trong nước 109
5.2 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc hấp thụ các hiệu ứng lan tỏa của FDI .111
5.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 111
5.2.2 Kinh nghiệm của Thái lan 113
5.2.3 Kinh nghiệm của Việt Nam .115
5.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Lào trong việc hấp thụ các hiệu ứng lan tỏa của FDI 117
5.3 Quan điểm và chính sách của Chính phủ Lào và tỉnh Savannakhet để hấp thụ các hiệu ứng lan tỏa của FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào 118
5.3.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước .118
5.3.2 Tăng quy mơ và tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong nước 118
Trang 85.4.1 Về phía các doanh nghiệp nội địa 120
5.4.2 Giải pháp đối với chính quyền tỉnh Savannakhet .129
5.4.3 Kiến nghị giải pháp với Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan 133
Tiểu kết chương 5 135
KẾT LUẬN .137
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 140
Trang 9Nations Nam Á
CGCN Chuyển giao công nghệ
CLRM Classical Linear Regression Model
Mơ hình hồi quy tuyến tính cổ điển
EU European Union Liên minh Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngồi FEM Fixed Effects Model Mơ hình ảnh hưởng cố định
FGLS Feasible Generalized Least
Square Bình phương nhỏ nhất tổng quát
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
LSDV Least Squares Dummy Variable Estimator
Ước lượng biến giả bình phương tối thiểu
MNCs Multinational corporation Công ty đa quốc gia
ODA Official Development
Assistance Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức
R&D Research & Development Nghiên cứu và Phát triển REM Random Effects Model Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên VAR Vector Autorewardsion Tự hồi quy Vector
WB World Bank Ngân hàng thế giới
Trang 10Bảng 3.2 Số dự án đầu tư FDI theo đối tác năm 2010-2020 51
Bảng 3.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác đầu tư năm 2020 52
Bảng 3.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2020 53
Bảng 3.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo lĩnh vực giai đoạn 2010-2020 54
Bảng 3.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Savannakhet theo hình thức đầu tư giai đoạn 2010- 2020 55
Bảng 3.7 Vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 – 2020 57
Bảng 3.8 Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào GDP bình qn của tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 – 2020 60
Bảng 3.9 Đóng góp của khu vực FDI vào tổng kim ngạch xuất khẩu tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 – 2020 61
Bảng 3.10 Thu ngân sách nhà nước từ khu vực các doanh nghiệp trong nước tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 – 2020 62
Bảng 3.11 Thu ngân sách nhà nước từ khu vực FDI tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 – 2020 63
Bảng 3.12 Số lao động tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 - 2020 65
Bảng 4.1 Tỷ lệ chi cho hoạt động R&D so với doanh thu 74
Bảng 4.2 Đánh giá về sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020 78
Bảng 4.3 Ký hiệu, giải thích và kỳ vọng chiều tác động của các biến số đưa vào mơ hình 91
Bảng 4.4 Bảng thống kê mô tả các biến 92
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định lựa chọn mơ hình 94
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định chuẩn đoán cho mơ hình FEM 94
Trang 11giai đoạn 2010-2020 49 Hình 3.2 Tỷ trọng số dự án trong cơ cấu FDI theo lĩnh vực giai đoạn 2010-2020 54 Hình 3.3 Tỷ trọng vốn đăng ký trong cơ cấu FDI theo lĩnh vực giai đoạn 2010-2020 55
Hình 3.4 Vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010 - 2020 58
Trang 13diễn ra mạnh mẽ Điều này đã giúp cho nền kinh tế thế giới ngày càng thống nhất, đòi hỏi các quốc gia cần phải mở cửa, tham gia tích cực vào các mối quan hệ kinh tế quốc tế Cùng chung xu thế đó, nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng đã và đang đề ra những chính sách, phương án nhằm tích cực tham gia vào q trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn chế, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi có vai trị rất quan trọng đối với Lào nói chung và tỉnh Savannakhet nói riêng
Sau khi trở thành quốc gia độc lập vào năm 1975, Lào đã thiết lập hệ thống kiểm sốt thơng qua Chủ nghĩa Xã hội và Chính phủ tài khóa tập trung đến năm 1985 Trong suốt giai đoạn này, Chính phủ Lào nhận ra những kết quả kinh tế không đáp ứng được đúng mục tiêu đề ra Quản lý kinh tế thời kỳ này được đánh giá là cịn yếu kém do có những hạn chế về lực lượng lao động có tay nghề và những hỗi trợ từ bên ngoài Năm 1986, cuộc cải cách kinh tế mới bước đầu được thiết lập nhằm mục đích chuyển hướng từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường
Trang 14cạnh tranh cũng theo đó ngày càng trở nên gay gắt
Savannakhet là tỉnh có xuất phát điểm về kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng và nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung khá thấp Tuy nhiên với những nỗ lực vươn lên phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những khởi sắc và chuyển biến tích cực Cùng với xu hướng của cả nước, tỉnh cũng đã có nhiều cố gắng trong hoạt động xúc tiến đầu tư, ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo lập mơi trường thuận lợi… để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Nhờ đó vốn đầu tư đã tăng lên cả về chất và lượng Kết quả hoạt động từ các dự án của các nhà đầu tư nước ngồi đã góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực, đúng hướng FDI góp phần làm tăng nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy tăng trưởng GDP; nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn thu Ngân sách Nhà nước; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và phát triển nguồn nhân lực Tuy nhiên không thể phủ nhận những hạn chế của khối FDI như đầu tư vào các ngành, các vùng mất cân đối; gây ra hiện tượng chảy máu chất xám; tăng khoảng cách giàu nghèo; gây ô nhiễm môi trường…
Trang 15gồm sự di chuyển lao động; họat động mô phỏng, sao chép hay bắt chước; áp lực cạnh tranh Kênh theo chiều dọc diễn ra khi tồn tại mối quan hệ cung ứng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước hoạt động trong các ngành khác nhau Kỳ vọng hiệu ứng lan tỏa sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chuyển giao tri thức, nâng cao chất lượng lao động Từ đó giúp làm tăng trưởng cả về chất và lượng của các doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên về hướng ngược lại, không phải lúc nào hiệu ứng lan tỏa FDI cũng mang đến những tác động tích cực Nếu trong thị trường quốc gia sở tại, các doanh nghiệp nội địa yếu kém, nguồn lực thiếu thốn mà không chịu đổi mới rất có khả năng chịu áp lực lớn về cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI Bên cạnh đó nếu doanh nghiệp FDI mang vào các cơng nghệ lạc hậu thì các doanh nghiệp trong nước cũng sử dụng khơng có hiệu quả mà cịn tạo ra các vấn đề về môi trường Mặt khác nếu khoảng cách công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI là quá lớn, thì doanh nghiệp trong nước cũng khơng có khả năng hấp thu được Về phía lao động, việc chảy máu chất xám là có khả năng xảy ra khi mà môi trường làm việc tại các doanh nghiệp FDI là vô cùng hấp dẫn Những tác động tiêu cực này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Trang 16còn mang nhiều giá trị và hàm ý về mặt chính sách Do đó, việc nghiên cứu và đánh giá hiệu ứng lan tỏa của FDI giúp đưa ra những kế hoạch, bước đi cho các doanh nghiệp nói chung và cho tỉnh Savanakhet nói riêng là rất cần thiết trong bối cảnh hội nhập ngày nay Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều nghiên cứu về đầu tư trực tiếp tại tỉnh Savannakhet, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về hiệu ứng lan tỏa của FDI tại tỉnh
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Hiệu ứng lan tỏa
của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Savannakhet, Lào” để tìm hiểu và
nghiên cứu chuyên sâu
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu chung: Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án là phân tích hiệu ứng
lan tỏa của FDI trên địa bàn tỉnh Savannakhet, Lào nhằm đề xuất các giải pháp để nâng cao khả năng hấp thụ hiệu ứng lan tỏa tích cực và hạn chế hiệu ứng lan tỏa tiêu cực của FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào
Để thực hiện được mục tiêu chung, Luận án thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về hiệu ứng lan tỏa của FDI nhằm làm rõ câu hỏi sự tồn tại của FDI có tác động lan tỏa tới các doanh nghiệp nội địa khơng, nếu có thì tác động theo những hướng như thế nào?
- Tổng quan các nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa của FDI tại một số nền kinh tế trên thế giới, làm căn cứ lý luận và phương pháp nghiên cứu cho luận án
- Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngồi để có cái nhìn tổng quan về tình hình đầu tư FDI tại tỉnh Savannakhet giai đoạn 2010-2020.
- Phân tích, đánh giá tầm quan trọng của hiệu ứng lan tỏa FDI thông qua các tác động của hiệu ứng lan tỏa đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước tại tỉnh Savannankhet, Lào, giai đoạn 2010-2020
Trang 17hiện cho tỉnh Savannakhet, Lào Các phân tích định lượng được thực hiện cho cấp độ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Savannakhet, Lào
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Thời gian nghiên cứu là trong giai đoạn từ
năm 2010 đến năm 2020 Đề xuất giải pháp với tầm nhìn đến năm 2030
4 Khung Phân tích và phương pháp nghiên cứu
a Khung phân tích nghiên cứu
Khung phân tích để nghị cho luận án được trình bày như dưới đây:
Sơ đồ 0.1 Khung phân tích của nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Mục đích nghiên cứu Nội dung nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị Tổng quan
Khái niệm, phân loại, chiều hướng tác động của hiệu ứng lan tỏa FDI
Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới về hiệu ứng lan tỏa của FDI
Các lý thuyết về hiệu ứng lan tỏa FDI
Thực trạng đầu tư FDI tại tỉnh Savanakhet, Lào từ 2010-2020
Phân tích hiệu ứng lan tỏa của FDI tại tỉnh Savannakhet, Lào từ 2010-2020
Đánh giá thực trạng và lượng hóa tác động của hiệu ứng lan tỏa FDI đến DN nội địa
Khung lý thuyết về hiệu ứng lan tỏa của FDI đến DN nội địa
Trang 18- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: phương pháp này được sử dụng chủ yếu
nhằm xem xét, hệ thống hóa các mơ hình được sử dụng để kiểm chứng sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa của FDI cũng như đánh giá hiệu quả của hiệu ứng lan tỏa của FDI đến các doanh nghiệp trong nước tại tỉnh Savannakhet và các nền kinh tế trên thế giới.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh: phương pháp này được
sử dụng chủ yếu để phản ánh, đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi và hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm kiểm tra sự tồn tại của các hiệu ứng lan tỏa và đánh giá tác động của các hiệu ứng lan tỏa đó (theo chiều ngành, chiều dọc) đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Savannakhet, Lào Đánh giá định lượng này được thực hiện cho tồn mẫu, theo quy mơ và theo ngành.
5 Những đóng góp và hạn chế của Luận án
a Về mặt lý luận
Một là, Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu ứng lan tỏa của
FDI như khái niệm, đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; khái niệm, chiều, kênh lan tỏa của FDI và các các lý thuyết liên quan đến tác động lan tỏa của FDI
Hai là, Luận án đã đề xuất được khung lý thuyết nhằm đánh giá tác động của
hiệu ứng lan tỏa FDI đến doanh nghiệp nội địa
Ba là, Luận án đề xuất được phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá tác động
của hiệu ứng lan tỏa FDI đến doanh nghiệp nội địa
b Về mặt thực tiễn
Một là, Luận án khẳng định có tồn tại hiệu ứng lan tỏa của FDI và hiệu ứng này
Trang 19nguồn lực
Hai là, từ kết quả nghiên cứu, Luận án đã đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm
nâng cao năng lực hấp thụ hiệu ứng lan tỏa tích cực, hạn chế tác động lan tỏa tiêu cực của FDI tại tỉnh Savannakhet trong thời gian tới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn nữa Những giải pháp được đề cập đến như: về phía doanh nghiệp trong nước, cần: nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong nước; có các giải pháp về nguồn vốn; tăng cường đầu tư phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng chuyển giao cơng nghệ và trình độ quản lý; xây dựng các chính sách tăng cường khả năng lan tỏa theo định hướng ngành; tăng cường hoạt động R&D, kết hợp giữa vốn tự có của doanh nghiệp với hình thức liên kết nghiên cứu với các doanh nghiệp FDI Về phía nhà nước cần tạo mơi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp FDI, đa dạng hóa các hình thức đầu tư và khuyến khích các hình thức đầu tư theo hình thức liên doanh nhằm tạo điều kiện học hỏi công nghệ và kinh nghiệm quản lý; tăng cường vốn cho các doanh nghiệp trong nước; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước; Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong hoạt động chuyển giao công nghệ và R&D; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng; hồn thiện chính sách và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục củng cố hệ thống y tế, nâng cao tỷ lệ tiêm phịng Vaccine Covid-19 nhằm tạo mơi trường xã hội ổn định, bảo vệ người dân khỏi dịch bệnh
Ba là, kết quả của luận án là một nguồn tài liệu tham khảo có ích cho các cơ
Trang 20của Tổng cục Thống kê Tỉnh Savannakhet và các trang thống kê trên thế giới chủ yếu cung cấp theo quý/năm trong khi hoạt động đầu tư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội lại thay đổi thường xuyên, liên tục Vì vậy, kết quả nghiên cứu dữ liệu theo quý/năm khó có thể phản ánh kịp thời sự thay đổi đó
6 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án hướng tới việc trả lời các câu hỏi sau đây:
- Có tồn tại của hiệu ứng lan tỏa của FDI đến các doanh nghiệp trong nước tại tỉnh Savannakhet hay khơng?
- Nếu tồn tại hiệu ứng lan tỏa thì nó có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nước?
- Trong tương lai, tỉnh Savannakhet nói chung và các doanh nghiệp nội địa nói riêng cần làm gì để hấp thụ được hiệu ứng lan tỏa tích cực, hạn chế hiệu ứng lan tỏa tiêu cực nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội?
7 Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 3: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại tỉnh Savannakhet giai
đoạn 2010-2020
Chương 4: Phân tích hiệu ứng lan tỏa từ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Savannakhet, Lào giai đoạn 2010-2020
Chương 5: Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng hấp thụ
Trang 211.1.1 Các nghiên cứu chung về hiệu ứng lan tỏa của FDI đến doanh nghiệp nội địa
Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài là đề tài khá được quan tâm nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới trong thời gian gần đây Lý do cho điều này là Chính phủ, các nhà đầu tư cũng như những nhà phân tích nhận thấy được những lợi ích to lớn mang lại cho nền kinh tế quốc gia từ nguồn vốn này Trên thế giới, có khá nhiều nghiên cứu đánh giá tác động lan tỏa của FDI lên các doanh nghiệp trong nước tại nước sở tại
Trang 221996-2000 bằng phương pháp bán tham số và khắc phục biến nội sinh trong bộ dữ liệu mảng của doanh nghiệp Nghiên cứu này chỉ ra có tác động dương của doanh nghiệp FDI đến các nguồn trung gian của doanh nghiệp nội địa, từ đó làm tăng năng suất cũng như nguồn cung của doanh nghiệp nội địa Hiện tượng này xảy ra khi các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa hợp tác kinh doanh Tuy nhiên, nghiên cứu này khơng tìm thấy ảnh hưởng lan tỏa theo chiều ngang và theo chiều dọc xuôi chiều Bwalya (2005) kiểm tra tác động lan tỏa của FDI đối với các doanh nghiệp nội địa ở Zambia từ năm 1993-1995 bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng GMM để xem xét tác động lan tỏa theo chiều ngang và dọc của FDI Kết quả chỉ ra rằng có ảnh hưởng âm của FDI thơng qua liên kết ngang tới các doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa có thể tăng được năng suất và có sự chuyển dịch đáng kể đầu tư theo vùng với sự hỗ trợ của doanh nghiệp FDI
Merlevede và Shoors (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của các doanh nghiệp FDI tới các doanh nghiệp nội địa thông qua hai kênh truyền dẫn là tác động tràn theo chiều ngang và chiều dọc bằng cách sử dụng phương pháp bán tham số với số liệu từ năm 1996-2001 ở Romania Cách tiếp cận của tác giả dựa trên đề xuất của Olley Parkers (1996) và điều chỉnh của Levinsohn và Pentrin (2003) Kết quả chỉ ra khơng có tác động theo chiều ngang trong khi tác động theo chiều dọc xuôi chiều là dương, và ngược chiều là âm
Một số nghiên cứu như nghiên cứu của Aitken và Harrison (1999), Juraj Stancik (2007) hay Chengchun Li và Yun Luo (2018) đều thực hiện dựa trên mơ hình nghiên cứu của Caves (1974) và Globerman (1979)
Trang 23của Anh, nơi mà sản xuất đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế hơn bất kỳ vùng nào khác trên cả nước Mặt khác, West Midlands là khu vực nhận được một tỷ lệ lớn về vốn FDI tại Anh do đó, tác giả muốn xem xét xem liệu các doanh nghiệp trong nước ở West Midlands có được lợi từ dịng vốn FDI hay khơng
Các nghiên cứu đều dùng mơ hình hàm sản xuất Cobb-Douglas làm khung phân tích, sử dụng phương pháp OLS để ước lượng mơ hình và tập trung phân tích các biến Horizontal, Backward, Forward đại diện cho tác động lan tỏa theo chiều ngang và dọc của FDI Kết quả nghiên cứu cuả Aitken và Harrison (1999) cho thấy khu vực doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của doanh nghiệp trong nước, nhất là với doanh nghiệp quy mô nhỏ Kết quả này được giải thích là do hiệu ứng ‘xâm chiếm thị trường’ (market-stealing effect) và cạnh tranh gia tăng do sự có mặt của các doanh nghiệp FDI Do vậy, mặc dù sự xuất hiện của khối doanh nghiệp FDI có thể giúp giảm chi phí sản xuất bình qn của doanh nghiệp trong nước nhưng lại tăng áp lực cạnh tranh, từ đó thu hẹp thị phần của doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là trong ngắn hạn Juraj Stancik (2007) chứng minh được sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa tiêu cực theo chiều ngang và chiều dọc ngược chiều từ FDI và khơng có hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc xuôi chiều Chengchun Li và Yun Luo (2018) cũng kết luận được có sự lan tỏa mạnh mẽ và tích cực từ FDI diễn ra thông qua các mối liên kết xuôi do do các doanh nghiệp nước ngồi tạo ra Tuy nhiên, chỉ tìm thấy hiệu ứng lan tỏa tích cực bằng khơng hoặc yếu thông qua các liên kết ngược và tác động tiêu cực của liên kết ngang
Trang 24thì nghiên cứu của Frances Ruane và Julie Sutherland (2004) giả lại đi vào kiểm định ảnh hưởng lan tỏa xuất khẩu từ FDI cho trường hợp các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tại Ireland giai đoạn 1991-1998 Kohpaiboon (2006) sử dụng mơ hình phương trình đồng thời nhưng chú trọng kiểm định giả thuyết của Bhagwati (1973) về vai trị của chính sách thương mại đối với hiệu ứng lan tỏa thông qua một biến số tương tác với FDI Frances Ruane và Julie Sutherland (2004) áp dụng mơ hình thực nghiệm dựa trên phương pháp lý thuyết của Aitken (1997) và phương pháp thực nghiệm của Greenaway (2004), kết hợp hai phương trình là phương trình quyết định xuất khẩu và phương trình cường độ xuất khẩu Kohpaiboon (2006) đưa ra kết luận lan tỏa cơng nghệ có nhiều khả năng xảy ra với chính sách thúc đẩy xuất khẩu hơn là chính sách thay thế nhập khẩu Ruane và Julie Sutherland (2004) cho thấy sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tham gia vào thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước cùng ngành Tuy nhiên cường độ xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước lại chịu sự ảnh hưởng tiêu cực cùng với sự có mặt của các doanh nghiệp FDI
Trang 25trong nước Kỹ thuật định lượng này có thể đo lường được hai quyết định có liên quan và loại bỏ thiên lệch lựa chọn mẫu do một thực tế rằng nếu khơng tham gia xuất khẩu thì hành vi xuất khẩu của doanh nghiệp khó có thể quan sát được Nếu thiên lệch lựa chọn mẫu này không được loại bỏ thì có thể đưa đến những kết quả ước lượng thiếu chính xác (Heckman, 1979) Tuy nhiên, hai nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng lan tỏa và chỉ ra các kênh lan tỏa mà chưa đưa ra được những gợi ý chính sách nhằm phát huy hiệu ứng lan tỏa tích cực, hạn chế các lan tỏa tiêu cực từ FDI
Trong khi những nghiên cứu khác phân tích ảnh hưởng của tác động lan tỏa FDI đến nền kinh tế quốc gia sở tại thì các nghiên cứu trên lại tách riêng ra thành tác động lan tỏa công nghệ và xuất khẩu Việc phân chia đó nhằm đi sâu hơn về một mặt của hiệu ứng lan tỏa giúp các nhà hoạch định đưa ra được chiến lược dựa trên mục tiêu là nhằm thu lợi từ lan tỏa công nghệ hay lan tỏa xuất khẩu Tuy nhiên, mơ hình OLS và dạng dữ liệu chéo cũng là hai hạn chế của hai nghiên cứu
Trang 26tỏa và mối tương quan luân chuyển vốn con người giữa các doanh nghiệp, mất khoảng 4 năm Sau đó, tác động lan tỏa này suy yếu dần, nhưng nó vẫn tồn tại trong một thời gian dài
Le Thanh Thuy (2005), nghiên cứu hiệu ứng lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 1995-1999 và 2000-2002 Tác giả đã khảo lược các nghiên cứu trước đó của Caves (1974), Globerman (1979), Blomstrom và Person (1983), Kokko (1994) để xây dựng mơ hình hồi quy Cả phương pháp ước lượng tác động cố định (FEM) và ước lượng ngẫu nhiên (REM) được sử dụng giúp kiểm soát được khả năng thiên lệch ước lượng so với phương pháp OLS Kết quả nghiên cứu chỉ ra có tồn tại tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI đến nền kinh tế Tuy nhiên hiệu ứng lan tỏa cịn chịu ảnh hưởng bởi khoảng cách cơng nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước Và có tồn tại tác động tiêu cực theo chiều ngang do hiệu ứng cạnh tranh mang lại Từ đó tác giả cũng có đưa ra một số gợi ý định hướng nhằm thúc đẩy lan tỏa công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ sử dụng dữ liệu cấp ngành với cỡ mẫu khá nhỏ đã phần nào hạn chế kết quả ước lượng vì hiệu ứng lan tỏa thường xuất phát từ những tương tác cấp vi mô giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI
Trang 27cứu hiệu ứng lan tỏa chỉ đối với lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn 2004-2015 Phouthakannha Nantharath (2014) lại nghiên cứu hiệu ứng lan tỏa tập trung vào ngành sản xuất trong giai đoạn 1993-2015
Cả ba nghiên cứu đều phân tích hiệu ứng lan tỏa dựa trên mơ hình của Caves (1974) và Globerman (1979) Nhưng Anitta Phommahaxay (2013) áp dụng phương pháp OLS chỉ tập trung vào biến tỷ trọng lao động, Kết quả đã chỉ ra có tác động tích cực từ FDI đến năng suất doanh nghiệp và tác động tiêu cực từ nguồn nhân lực đến sự phát triển kinh tế Điểm hạn chế của nghiên cứu này là mới chỉ chứng minh ảnh hưởng của nguồn vốn FDI đến năng suất của doanh nghiệp chế tạo mà chưa đi sâu nghiên cứu vào hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang và chiều dọc Chanthavone Chanthavong (2010) lại sử dụng phương pháp theo mơ hình FEM, REM nhưng chỉ tập trung vào ngành ngân hàng và bộ số liệu với cỡ mẫu nhỏ chỉ bao gồm 33 quan sát, không đưa ra được cái nhìn chính xác về ảnh hưởng lan tỏa của FDI đến sự phát triển của kinh tế - xã hội mà chỉ đưa ra được ảnh hưởng trong nội bộ ngành
Phouthakannha Nantharath (2014) cũng sử dụng phương pháp theo mơ hình
FEM, REM đưa ra kết luận rằng FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất là yếu tố quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Từ đó, tác giả đưa ra một số gợi ý giải pháp để tăng cường tác động tích cực của FDI như về phía chính phủ cần đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư để đa dạng hóa đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất; tự do hóa thương mại, xóa bỏ các rào cản đầu tư và đặt ra một mức lương cho người lao động một cách hợp lý để giảm chi phí sản xuát và kích thích tăng trưởng kinh tế
Trang 28Âu (European Union – EU) (Ayyagari & Kosová, 2010) Tại Việt Nam, Ni và cộng sự (2017) cho thấy mối quan hệ tích cực giữa sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI đến từ châu Á trong các ngành sử dụng đầu vào của địa phương và năng suất của các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành công nghiệp cung ứng này Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy mối quan hệ trở nên khơng đáng kể khi có sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI đến từ châu Âu và Bắc Mỹ Tại Indonesia, sự hiện diện của doanh nghiệp nước ngoài làm tăng hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp sản xuất (Suyanto và cộng sự, 2014) nhưng lại làm giảm hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp trong ngành dược (Suyanto & Salim, 2013) Ở Trung Quốc, liên kết ngược của các doanh nghiệp nước ngoài giúp cải thiện hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp
trong nước (Wang & Wong, 2016)
1.1.2 Các nghiên cứu theo chiều lan tỏa của FDI đến các doanh nghiệp nội địa
1.1.2.1 Nghiên cứu về tác động lan tỏa theo chiều ngang
Trang 29(1999), Keller và Yeaple (2003) đưa ra kết luận rằng có sự lan tỏa tích cực theo chiều ngang của FDI đến các doanh nghiệp trong nước cùng ngành, thì Haddad và Harrison (1993) lại khẳng định khơng có tác động này, và Aitken và Harrison (1999) lại tìm thấy tác động tiêu cực cho các doanh nghiệp của Venezuela
Tác động lan tỏa trong nội bộ ngành không chỉ có tác động tích cực mà cịn có tác động tiêu cực vì mang tính chất cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để chiếm lĩnh thị trường Theo Aitken và Harrison (1999), cạnh tranh sẽ khiến cho các doanh nghiệp nội địa thiếu nguồn lực bị cắt giảm sản lượng, thu thẹp thị trường, thậm chí phá sản Ngồi ra dịch chuyển lao động cũng là một trong những kênh lan tỏa theo chiều ngang quan trọng, khi lao động chuyển sang làm từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước sẽ mang kiến thức, kinh nghiệm, tay nghề theo và từ đó làm tăng năng suất doanh nghiệp
Một nghiên cứu gần đây tập trung vào tác động lan tỏa theo chiều ngang từ các doanh nghiệp nước ngoài đến các doanh nghiệp nội địa là nghiên cứu của Shi He và cộng sự (2019) Bộ dữ liệu được sử dụng gồm 1018 ước tính từ 41 nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa củ FDI theo chiều ngang tại Trung Quốc Mục tiêu chính của của nghiên cứu là tổng hợp một cách định lượng các ước tính được báo cáo và giải thích cho sự khơng đồng nhất trong các kết quả thực nghiệm hiện có bằng cách sử dụng
phân tích hồi quy meta Kết quả chỉ ra rằng: (1) mức độ lan tỏa theo chiều ngang trung bình ở Trung Quốc là tích cực và có ý nghĩa thống kê; (2) tác động lan tỏa theo
Trang 30mua hàng hóa và dịch vụ từ doanh nghiệp trong nước trong các ngành công nghiệp thượng nguồn Những ảnh hưởng lan tỏa như vậy xảy ra thông qua chuyển giao tri thức trực tiếp từ các khách hàng nước ngoài tới nhà cung cấp bản địa, những yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm và cung cấp hàng hóa đúng thời hạn mà các doanh nghiệp đa quốc gia đặt ra khiến cho các nhà cung cấp nội địa có động cơ cập nhật công nghệ và quản lý sản xuất tốt hơn (Javorcik, 2004; Schoors & van de Tol, 2002; Blalock & Gertler, 2008) Trong đó nghiên cứu của Javorcik (2004) cho rằng mối liên kết ngược của doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào quyết định mua sắm của họ Ban đầu, các doanh nghiệp này thường sử dụng đầu vào tại nước chủ nhà khi họ chỉ cần những nguồn đầu vào tương đối đơn giản Mua sắm trong nước có xu hướng tăng dần theo thời gian khi họ tích lũy được những kinh nghiệm đầu tư, nâng cấp được các yếu tố nội địa tại chỗ và có thể hạ thấp được chi phí mua sắm, chi tiêu nội địa (Javorcik, 2004)
Bên cạnh đó, sự địi hỏi về đầu có chất lượng cao của doanh nghiệp FDI đã tạo động lực thúc đẩy các nhà cung cấp trong nước phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình Việc này được thực hiện thơng qua các kế hoạch R&D, đào tạo lao động, hay chuyển giao công nghệ Các doanh nghiệp FDI phần nào hỗ trợ các nhà cung cấp trong nước về chương trình đào tạo hay kỹ năng cơng nghệ để tạo ra được sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ (Balock và Gertler, 2008)
(ii) Lan tỏa theo chiều xuôi
Trang 31kỹ thuật (Rodriguez, 1996)
Trang 32Mơ hình Cobb-Douglas
Phương pháp ước lượng OLS
Globerman (1979)
Canada (năm
1972) Có sự lan tỏa tích cực từ FDI
Phương pháp OLS có thể cho kết quả khơng chính xác
Dữ liệu chéo hạn chế độ tin cậy Aitken và
Harrison (1999)
Venezuela (1976-1989)
Có sự lan tỏa tiêu cực đối với các doanh nghiệp nhỏ
Phương pháp OLS có thể cho kết quả khơng chính xác
Dữ liệu chéo hạn chế độ tin cậy Juraj Stancik
(2007)
Cộng Hịa Séc (1993-2004)
Có sự lan tỏa tiêu cực theo chiều ngang, và chiều ngược
Phương pháp OLS có thể cho kết quả khơng chính xác
Khơng có sự lan tỏa theo chiều xuôi Dữ liệu chéo hạn chế độ tin cậy Chengchun Li và Yun Luo (2018) West Midlands, Anh (2004-2011)
Có sự lan tỏa tích cực theo chiều xi và tiêu cực theo chiều ngang
Phương pháp OLS có thể cho kết quả khơng chính xác
Trang 33Arif Rahman và Kazuo Inaba
(2021)
Banglades, Việt Nam
Có ảnh hưởng tích cực theo chiều ngang từ FDI đến năng suất doanh nghiệp tại Banglades
Có ảnh hưởng tích cực từ FDI đến năng suất doanh nghiệp theo chiều ngược tại Việt Nam
Phương pháp OLS có thể cho kết quả khơng chính xác
Mơ hình Cobb-Douglas
Phương pháp ước lượng FEM, REM Le Thanh Thuy (2005) Việt Nam (1995-1999 và 2000-2002)
Lan tỏa tích cực trong giai đoạn
1995-1999 Dữ liệu cấp ngành
Khơng có sự lan tỏa trong giai đoạn 2000-2002
Khả năng thiên lệch do thiếu các biến quan trọng ảnh hưởng đến năng suất Newman
(2014)
Việt Nam (2009-2011)
Có sự lan tỏa tích cực theo chiều ngược và
Trang 34Chanthavone Chanthavong (2010)
Lào (2004-2015)
Có ảnh hưởng tích cực từ FDI đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
Chỉ đi nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng Cỡ mẫu nhỏ Phouthakannha Nantharath (2014) Lào (1993-2015)
FDI từ khu vực sản xuất làm tăng trưởng kinh tế
Chỉ chú trọng nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất
Cỡ mẫu nhỏ
Phương pháp bán tham số
Javorcik (2004) Lithuania (năm 1996-2000)
Có lan tỏa tích cực theo chiều dọc ngược
chiều
Khơng có sự lan tỏa theo chiều xuôi và
chiều ngang
Merlevede và Shoors (2008)
Romania (1996-2001)
Trang 35thời (2006) Thái Lan (1996) quyết định xuất khẩu công nghệ đến xuất khẩu Mơ hình Heckman (1979) Frances Ruane và Julie Sutherland (2004) Ireland (1991-1998)
Có ảnh hưởng từ FDI đến quyết định xuất
khẩu Chỉ nghiên cứu riêng ảnh hưởng của FDI
tới các doanh nghiệp xuất khẩu Ảnh hưởng tiêu cực giữa cường độ xuất
khẩu và sự có mặt của FDI Greenaway
(2004)
Anh (1992-1996)
Có ảnh hưởng từ FDI đến quyết định xuất khẩu
Chỉ nghiên cứu riêng ảnh hưởng của FDI tới các doanh nghiệp xuất khẩu
Kneller và Pisu (2007)
Anh (1992-1999)
Không tồn tại lan tỏa từ FDI đến quyết
định tham gia xuất khẩu Chỉ nghiên cứu riêng ảnh hưởng của FDI tới các doanh nghiệp xuất khẩu Lan tỏa tích cực từ FDI đến tỷ trọng xuất
khẩu
Trang 36Thứ nhất, các nghiên cứu về FDI tại Lào chủ yếu phân tích hiệu ứng lan tỏa của FDI ở cấp độ vĩ mơ mà cịn thiếu các nghiên cứu làm cho cấp độ doanh nghiệp
Thư hai, hiện nay, tại Lào phần lớn các nghiên cứu hướng vào phân tích tình trạng FDI vào Lào, phân tích hiệu ứng lan tỏa của FDI theo các kênh là chuyển giao cơng nghệ mà cịn thiếu các nghiên cứu phân tích hiệu ứng lan tỏa theo chiều lan tỏa là liên kết ngang và liên kết dọc
Thứ ba, các nghiên cứu về FDI tại Lào còn thiếu các nghiên cứu đưa ra ảnh hưởng của hiệu ứng lan tỏa FDI theo quy mô doanh nghiệp và theo lĩnh vực kinh doanh vì mỗi loại hình quy mô doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh lại có đặc điểm khác nhau dẫn đến ảnh hưởng lan tỏa cũng là khác nhau
Thứ tư, các nghiên cứu về FDI tại Lào phần lớn mới chỉ dừng lại ở mô tả tác động lan tỏa của FDI mà chưa đưa ra được các hàm ý chính sách nhằm hạn chế những hiệu ứng lan tỏa tiêu cực và phát huy những tác động lan tỏa tích cực, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước
Trang 37Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1, NCS đã tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới tác động lan tỏa của FDI, các nghiên cứu này thường sử dụng phương pháp phân tích định lượng để kiểm định và lượng hóa các tác động nói trên Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra tác động tràn của FDI theo hai kênh chính là: Tác động tràn theo chiều ngang, và tác động lan tỏa theo chiều dọc (bao gồm các mối liên kết xuôi chiều và lan tỏa ngược chiều) Trong đó:
Tác động lan tỏa của FDI theo chiều ngang (nội bộ ngành) (biến Horizontal) được định nghĩa là những tác động có lợi của FDI tới các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực mà quốc gia nhận đầu tư bị hạn chế về khả năng bắt chước công nghệ
Tác động lan tỏa theo chiều dọc - hay chính là những tác động liên ngành bao gồm các mối liên kết ngược và xuôi chiều Các mối liên kết ngược (Backward Linkages) xảy ra khi các doanh nghiệp FDI mua hàng hóa và dịch vụ từ doanh nghiệp trong nước trong các ngành công nghiệp thượng nguồn Các mối liên kết xuôi (Forward Linkages) được tạo ra khi các doanh nghiệp FDI đầu tư cho các doanh nghiệp nội địa nhằm cải thiện cơng nghệ, giảm chi phí đầu vào trung gian cho các sản phẩm
Trang 38CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU ỨNG LAN TỎA CỦA ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
2.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO (1996), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các cơng cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993, tr.86), FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế của nước chủ đầu tư Ngồi mục đích lợi nhuận, chủ đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong việc quản lý toàn bộ doanh nghiệp và mở rộng thị trường
Ủy ban Liên hợp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD (2009, tr 35) đưa ra khái niệm FDI là hoạt động đầu tư gắn với một mối quan hệ dài hạn và phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể kinh tế ở một nước (nhà đầu tư hoặc công ty mẹ) tại một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác Qua định nghĩa này, có thể thấy được vấn đề về lợi ích và sự kiểm sốt của chủ đầu tư đối với dịng vốn bỏ ra Trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành, kiểm soát hoạt động sử dụng vốn, do lợi ích của họ gắn liền với hiệu quả đầu tư
Trang 39trực tiếp nước ngoài có nghĩa là sự đưa vào Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào vốn gồm có tài sản, cơng nghệ và kinh nghiệm của nước ngồi với mục đích để kinh doanh”
Như vậy mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng xét về bản chất, đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn Để tham gia trực tiếp vào việc quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn, nhà đầu tư nước ngồi phải có một lượng vốn nhất định và tuân theo các hình thức đầu tư nhất định do pháp luật nước sở tại quy định Nói cách khác, trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài sẽ sử dụng vốn, tài sản, kinh nghiệm, uy tín và nhãn hiệu sản phẩm của mình để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước sở tại nhằm thu lợi nhuận và để đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định về thực chất đây là hình thức xuất khẩu vốn, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa
2.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thứ nhất, chủ đầu tư FDI là chủ sở hữu, là một bộ phận của hình thức chu
chuyển vốn quốc tế trong đó chủ đầu tư có quốc tịch nước ngồi, tiến hành đầu tư tại một nước khác vì vậy nhà đầu tư nước ngoài phải chấp hành luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư Chủ sở hữu vốn đầu tư trực tiếp tham gia quản lý, điều hành q trình sử dụng vốn, có nghĩa vụ và quyền lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứng với phần vốn góp đó Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngồi đầu tư dưới hình thức 100% vốn thì có tồn quyền quyết định, nếu góp vốn thì quyền này phụ thuộc vào mức độ góp vốn Thu nhập từ hoạt động đầu tư này phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả sản xuất kinh doanh, mức độ lãi được chia theo tỷ lệ góp vốn của các bên, nếu bị lỗ thì trách nhiệm của các bên cũng tương ứng với phần góp vốn đó
Thứ hai, FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư nước ngoài
Trang 40để thực hiện đầu tư, mở rộng kinh doanh làm ảnh hưởng đến mục đích thu hút đầu tư nước ngoài của nước sở tại
Thứ ba, FDI là vốn đầu tư phát triển dài hạn, trực tiếp từ bên nước ngồi vì vậy
đối với nước tiếp nhận đầu tư thì đây chính là nguồn vốn dài hạn bổ sung hết sức cần thiết trong nền kinh tế Vốn FDI là dòng vốn quốc tế gắn liền với việc xây dựng các cơng trình, nhà máy, chi nhánh sản xuất vì thế thời gian đầu tư dài, lượng vốn đầu tư lớn, có tính ổn định cao tại nước nhận đầu tư Khác với đầu tư gián tiếp nước ngồi (FPI), là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư đến các nước khác nhưng không nắm quyền quản lý, điều hành thơng qua các cơng cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu… Đặc điểm của đầu tư nước ngoài gián tiếp là có thời gian hoạt động ngắn, biến động bất thường hơn vì đây là hình thức mà nhà đầu tư nước ngồi thơng qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư Do tính chất trực tiếp của hình thức đầu tư này nên FDI ít chịu sự chi phối, ràng buộc của chính phủ so với các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngồi khác, lĩnh vực mà FDI thường hướng tới là những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư nước ngồi
Thứ tư, FDI là hình thức đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài, họ
mang vốn đến nước khác để đầu tư Vì vậy, khác với các nguồn vốn vay, vốn FDI tại nước sở tại khơng phải hồn trả nợ và cũng khơng tạo gánh nặng nợ quốc gia, đây là một ưu điểm so với các hình thức đầu tư nước ngồi khác Việc mang vốn từ bên ngoài vào đầu tư tại nước sở tại sẽ tạo thêm nhiều vốn cho đầu tư, nhất là những nước đang phát triển và vốn này không phải là khoản nợ của quốc gia, sẽ đảm bảo an ninh tài chính cho quốc gia tiếp nhận vốn tốt hơn nhiều so với các khoản vốn vay quốc gia khác Để được gọi là doanh nghiệp FDI thì phía nhà đầu tư nước ngồi phải đóng góp một tỷ lệ nhất định, tùy theo quy định của từng nước và được thay đổi thay đổi theo thời gian
Thứ năm, FDI là hình thức xuất khẩu tư bản nhằm thu lợi nhuận cao và các nhà