1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết của V.S. Naipaul từ lý thuyết đa văn hóa

173 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Trang 1

ĐINH THỊ LÊ

TIỂU THUYẾT V.S NAIPAUL TỪ LÍ THUYẾT ĐA VĂN HỐ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Trang 2

ĐINH THỊ LÊ

TIỂU THUYẾT V.S NAIPAUL TỪ LÍ THUYẾT ĐA VĂN HỐ

Chun ngành: Văn học nước ngồi Mã số: 9.22.02.42

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn: GS.TS LÊ HUY BẮC

Trang 3

- Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ cơng trình nào đã được cơng bố trước đó

Tơi chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình

Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2022

Tác giả luận án

Trang 4

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đặc biệt là các thầy cô ở bộ mơn Văn học nước ngồi, các thầy cơ và nhà khoa học thuộc các đơn vị công tác khác như: Viện Văn học, Hội Khoa học Tâm lí – Giáo dục Việt Nam, Trường Đại học Vinh đã chỉ bảo, góp ý, cung cấp cho tơi những tài liệu quý giá trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, bạn bè, đồng nghiệp Trường quốc tế Liên hợp quốc, UNIS Hà nội với sứ mệnh truyền cảm hứng học tập và nghiên cứu suốt đời

Cuối cùng, tôi xin tỏ lịng biết ơn sâu nặng tới gia đình, những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ tơi hồn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu

Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 2022

Tác giả luận án

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 7

1.1 Nghiên cứu văn học từ lí thuyết Đa văn hố 7

1.1.1 Văn hố và hướng phê bình văn học từ văn hoá 7

1.1.2 Đa văn hoá, từ các nhà dân tộc học đầu thế kỉ XX đến nay 10

1.1.3 Đa văn hoá trong văn học 19

1.1.4 Đa văn hoá từ Edward Said đến Stuart Hall, Doreen Massey và Ander Hanberger 22

1.2 Nghiên cứu về V.S Naipaul từ lí thuyết Đa văn hố 32

1.2.1 Tài liệu tiếng Việt 32

1.2.2 Tài liệu tiếng Anh 34

Tiểu kết 41

CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN TRONG TIỂU THUYẾT V.S.NAIPAUL NHÌN TỪ LÍ THUYẾT ĐA VĂN HỐ 42

2.1 Khơng gian nhìn từ lí thuyết Đa văn hố 43

2.1.1 Khơng gian sinh hoạt đậm chất truyền thống đa dạng của Trinidad và Tobbago 44

2.1.2 Khơng gian văn hố lịch sử đầy biến động của châu Phi 49

2.1.3 Không gian lữ thứ tại vương quốc Anh 55

2.2 Thời gian nhìn từ lí thuyết Đa văn hố 66

2.2.1 Thời gian gắn với hành trình đi tìm bản ngã 67

2.2.2 Thời gian lịch sử và những va chạm văn hoá 70

2.2.3 Thời gian ngưng đọng và những trăn trở thời cuộc 72

Tiểu kết 80

CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT V.S.NAIPAULNHÌN TỪ LÍ THUYẾT ĐA VĂN HỐ 81

3.1 Cội rễ Đa văn hoá trong thế giới nhân vật 81

3.2 Kiểu nhân vật hoà nhập 88

Trang 6

3.3 Kiểu nhân vật bên lề 105

3.3.1 Salim, người quan sát ngoại đạo 106

3.3.2 Cha Huisman, kẻ đứng ngoài “đeo” mặt nạ 110

Tiểu kết 113

CHƯƠNG 4: BIỂU TƯỢNG TRONG TIỂU THUYẾT V.S.NAIPAUL GẮN VỚI BA MƠ HÌNH ĐA VĂN HOÁ 114

4.1 Biểu tượng – sự kết tinh Đa văn hoá 114

4.1.1 Khái niệm biểu tượng 114

4.1.2 Quan điểm tiếp cận biểu tượng trong tiểu thuyết Naipaul 116

4.2 Các biểu tượng trong tiểu thuyết V.S Naipaul 120

4.2.1 Dòng sơng – biểu tượng của q trình đồng hố văn hố 120

4.2.2 Ngơi nhà – biểu tượng của sự pha trộn văn hoá 125

4.2.3 Bức tranh và khu vườn – biểu tượng của sự chung sống văn hoá 132

Tiểu kết 146

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151

Trang 8

theo Schriefer, 2018) 17Hình 4.2: Ba mơ hình Đa văn hố của Anders Hanberger 31

Hình 2.1: Cấu trúc năm phần của tiểu thuyết Bí ẩn khi tới của V.S Naipaul 61

Hình 2.2: Thứ tự xuất hiện của những ngơi nhà ông Biswas đã sinh sống trong

Một Ngôi nhà dành cho ơng Biswas 67

Hình 3.1: Mơ hình các chiều kích của bản thể đa văn hố, phỏng theo Fitzsimmons 2013 89Hình 4.3: Mối quan hệ giữa bản ngã “cái tôi”, vô thức và ý thức (theo Clare Cooper, 1974) 101

Trang 9

rộng giới hạn của văn bản và sự vẫy gọi người đọc Khuynh hướng phê bình này bắt nguồn từ những năm 1950 với trường phái Birmingham, Anh và trường phái Frankfurt, Đức rồi lan rộng ra khắp thế giới Ở Việt Nam, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đã triển khai, vận dụng phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hố Điều này đã chứng minh cơ sở khoa học và tính đúng đắn của phương pháp, như Đỗ Lai Thuý đã nhận định: “Nếu văn học có chức năng phản ánh hiện thực thì cũng khơng thể phản ánh trực tiếp được, mà chỉ có thể thơng qua lăng kính văn hố, thơng qua bộ lọc của các giá trị văn hố” [1]

Trong dịng chảy khơng ngừng của văn hố, ln tồn tại sự vận động, giao lưu giữa các nền văn hoá, tạo nên thuộc tính tất yếu là Đa văn hố và Liên văn hố Có thể nói, tính đa văn hóa xuất hiện từ rất sớm trong văn chương bởi bản thân kí hiệu ngơn ngữ của nhân loại đã bao hàm nhiều đặc tính đa văn hóa Do đó, bản chất của nghiên cứu văn chương là “nghiên cứu kí hiệu ngơn từ, một dạng kí hiệu đặc thù, kí hiệu thẩm mĩ liên văn hố, đa tầng bậc” [2,328] Chính vì vậy, nghiên cứu tác giả, tác phẩm, hay hiện tượng văn chương qua lí thuyết liên ngành Đa văn hoá, một hướng đi đầy triển vọng trong nghiên cứu phê bình Lí thuyết Đa văn hố có ý nghĩa quan trọng trong việc tri nhận một đặc tính đa dạng, giao thoa giữa các nền văn hoá, các mã văn hố, góp phần làm sáng tỏ cội nguồn sáng tạo văn chương Thêm vào đó, việc tiếp cận tác phẩm văn chương từ góc nhìn đa văn hố là cần thiết vì nó chính là sự kiểm chứng của việc thực hành lí thuyết đa văn hố, mở ra một một cái nhìn đa chiều về xã hội xung quanh, cũng như những tài năng văn chương vĩ đại, và trên hết là sự vận động của văn học thế giới

Trang 10

giải Somerset Maugham, giải Hawthornden Năm 1989, ông được trao tặng Thập tự giá Ba Ngôi (Trinity Cross), danh hiệu quốc gia cao q nhất của Trinidad và Tobago Ơng được nữ hồng Anh phong tước hiệp sĩ năm 1990 và đặc biệt giải Nobel Văn học năm 2001 đã ghi nhận những đóng góp của V.S Naipaul đối với văn chương nhân loại

Trang 11

chí Tính đến nay, các tác phẩm của V.S Naipaul chưa được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy, cũng như chưa có cơng trình nghiên cứu nào về V.S Naipaul hay nghiên cứu văn học từ góc nhìn Đa văn hố

Từ những lí do trên, chúng tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết V.S Naipaul từ lí thuyết đa văn hố

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Lựa chọn đề tài này, luận án đặt ra những mục đích cơ bản sau đây:

❶ Giới thuyết lí thuyết Đa văn hố Chứng minh tính đúng đắn của lí thuyết Đa văn hoá trong nghiên cứu văn chương, góp phần vào các nghiên cứu liên ngành, nhằm đào sâu thêm các lớp nghĩa của tác phẩm từ điểm nhìn Đa văn hố

❷ Tổng quan về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết V.S Naipaul từ tài liệu trong nước và nước ngoài, từ đó kế thừa, phát triển những kết quả đã có để tìm ra nét đặc trưng đa văn hố trong tiểu thuyết của nhà văn

❸ Chỉ rõ tính đa văn hoá trong các tiểu thuyết của V.S Naipaul ở các phương diện cụ thể: không gian, thời gian, thế giới nhân vật và biểu tượng Dựa trên cơ sở đó, tác giả luận án tìm ra những nét riêng của nhà văn, thế giới quan và nhân sinh quan của ông, đồng thời làm nổi bật chiều sâu tư tưởng của tác phẩm

Để đạt tới mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ cụ thể của luận án là: - Xác lập một cách hiểu thống nhất về khái niệm Đa văn hố Trên cơ sở của

ba mơ hình Đa văn hoá, luận án chứng minh tiểu thuyết của V.S Naipaul mang tính Đa văn hố rõ nét

Trang 12

o Ba mơ hình Đa văn hố của Anders Hanberger

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Trong mười lăm cuốn tiểu thuyết của V.S Naipaul, luận án tập trung khảo cứu ba tác phẩm sau:

A House for Mr Biswas (Một Ngơi nhà dành cho ơng Biswas, 1961)

A Bend in the river (Khúc quanh của dịng sơng, 1979)

The Enigma of Arrival (Bí ẩn khi tới, 1987)

Đây là đại diện cho ba mốc sáng tác trong văn nghiệp của V.S Naipaul Ngôi nhà của ông Biswas, xuất bản năm 1961, là cuốn tiểu thuyết thứ tư của V.S

Naipaul nhưng là tác phẩm đầu tiên thành công vang dội, lần đầu đánh dấu sự ghi nhận của giới phê bình khắp thế giới, là “một trong những tiểu thuyết hậu thuộc

địa vĩ đại nhất viết bằng Tiếng Anh” [5] Cuốn Khúc quanh của dịng sơng, xuất

bản năm 1979, mang dấu ấn của độ chín trong tài năng sáng tác của nhà văn ở tuổi 45, được ngợi ca là đỉnh cao của văn chương hậu thuộc địa, phản ánh những

cộng đồng xã hội thiểu số, đứng ngoài lề của thế giới phát triển Bí ẩn khi tới, ra

mắt độc giả năm 1987, là cuốn tiểu thuyết tổng kết lại 35 năm sáng tác của chính nhà văn, đánh dấu sự trưởng thành trong nhận thức về nghiệp viết, về bản thân, về nhân thế và độ chín của một tài năng văn chương Chính vì thế mà tác phẩm này đã được lưu giữ trong thư viện Nobel của Viện Hàn lâm Thuỵ Điển Vì thế, ba cuốn tiểu thuyết đặt trong các bối cảnh, thời gian khác nhau sẽ giúp chúng ta nhìn nhận về V.S.Naipaul một cách đa chiều và toàn diện hơn

Luận án sử dụng bản nguyên tác tiếng Anh của cả ba tiểu thuyết Khúc quanh của dịng sơng, Ngơi nhà dành cho ơng Biswas và Bí ẩn khi tới Bởi V.S Naipaul

được vinh danh là bậc thầy sử dụng ngôn ngữ Anh (cho dù ông không phải là

người Anh) Riêng cuốn tiểu thuyết Khúc quanh của dịng sơng có bản dịch tiếng

Trang 13

phẩm, để có cái nhìn bao qt, tồn diện và đa chiều về nhà văn, tác phẩm và sự vận động liên tục của dịng chảy văn hố, và “một nền tảng để suy nghĩ về cuộc đời” [6] như nhận định của cựu tổng thống Mĩ Barack Obama khi trả lời phỏng vấn của tạp chí New York Times Với hi vọng khẳng định cách tiếp cận văn học qua các đối thoại đa văn hoá, hướng đến giá trị nhân văn sâu sắc, chúng tôi mong muốn góp phần giới thiệu những cách tân tiểu thuyết V.S Naipaul trong dòng văn học thế giới nửa sau thế kỉ XX Từ đó, đối tượng nghiên cứu là tiểu thuyết của V.S Naipaul từ lí thuyết Đa văn hố Trong phạm vi đề tài, chúng tơi chỉ tìm hiểu không gian, thời gian, nhân vật và biểu tượng để làm nổi bật đối tượng nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp tiếp cận chủ đạo là từ góc nhìn văn hố, cụ thể là lí thuyết Đa văn hố Tác phẩm được đặt trong khơng gian văn hóa mà tác phẩm ra đời, chỉ ra sự chi phối của các quan niệm triết học, tơn giáo, đạo đức, chính trị, tri thức khoa học của thời đại đến tư tưởng, và tác phẩm của nhà văn, nghĩa là tìm ra các nền tảng văn hóa lịch sử giao thoa lẫn nhau, ảnh hưởng đến tư tưởng và nghệ thuật sáng tác của nhà văn

Luận án kết hợp sử dụng một số phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu văn học, như sau:

• Phương pháp tiểu sử: Khảo sát những sự kiện chính trong cuộc đời

tác giả và gia đình, lấy đó làm cơ sở để cắt nghĩa những lớp hình tượng thẩm mĩ mang tính tư tưởng, văn hóa trong tác phẩm

• Phương pháp khảo sát, thống kê: Thu thập số liệu như tần suất xuất

hiện của một số từ, cụm từ, nhằm chứng minh cho luận điểm và làm rõ dụng ý sáng tác của tác giả

• Phương pháp liên ngành: Đặt tiểu thuyết V.S Naipaul trong các lí

Trang 14

tương đồng cũng như điểm khác biệt, từ đó chỉ ra phong cách sáng tác đặc trưng

của nhà văn

5 Đóng góp của luận án

Luận án là cơng trình tiếng Việt đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và chun sâu phân tích những đặc trưng đa văn hóa trong tiểu thuyết của V.S Naipaul dựa trên nguyên tác tiếng Anh Luận án tìm hiểu khơng gian và thời gian nhìn từ lí thuyết căn tính và nơi chốn của Doreen Massey, thế giới nhân vật nhìn từ thuyết bản thể bất định của Stuart Hall và biểu tượng đa văn hoá gắn với ba mơ hình Đa văn hố của Anders Hanberger Từ đó, tác giả luận án khẳng định những giá trị Đa văn hoá trong tiểu thuyết của V.S Naipaul đã tạo nên nét độc đáo của nhà văn này

Về phương diện lí luận, nghiên cứu tiểu thuyết của V.S Naipaul từ lí thuyết Đa văn hố, luận án góp phần giải mã một hiện tượng văn học độc đáo của thế kỉ XX, XXI, cũng như khẳng định những cống hiến của nhà văn từng giành giải thưởng Nobel văn học này

Về phương diện thực tiễn, luận án là cơng trình đi sâu khai thác lí thuyết Đa văn hoá và tác phẩm của V.S Naipaul, từ đó có thể tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, giảng dạy về V.S Naipaul

6 Cấu trúc luận án

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Chương 2: Không gian và thời gian trong tiểu thuyết V.S Naipaul nhìn từ lí thuyết Đa văn hố

Chương 3: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết V.S Naipaul nhìn từ lí thuyết Đa văn hố

Trang 15

Để hiểu định nghĩa Đa văn hố, trước hết ta cần đi tìm khái niệm văn hố Đây là một thuật ngữ có nội hàm rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực như truyền thông, tôn giáo, hành vi ứng xử, nghệ thuật,… trong đó mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Thuật ngữ văn hoá, xuất phát từ tiếng Latinh là “cultura”, bắt nguồn từ “cultus” nghĩa là canh tác, gieo trồng ruộng đất (cultus agri) và gieo trồng tinh thần (cultus animi) rồi chuyển nghĩa để tạo ra “culture” từ thế kỉ 18 ở phương Tây Kể từ đó đến nay, định nghĩa văn hố đã phát triển theo nhiều chiều hướng đa dạng, “có đến hàng trăm, từ các trường phái nhân văn như Dilthey, Casirrer, Arnold, T Eliot… đến trường phái thực chứng như Taylor, Malinowski, Boas, Kroeber, Benedict, Durkheim…” [7,15] Trong số hàng trăm định nghĩa ấy, thì định nghĩa đóng vai trị nền móng cho khoa học về nhân chủng của Edward Burnett Tylor

trong cuốn sách Văn hoá nguyên thuỷ (Primitive culture) xuất bản năm 1871, là định

nghĩa được công nhận rộng rãi nhất, khẳng định văn hoá “một phức hệ bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập quán, và bất cứ năng lực nào khác của con người với tư cách là một thành viên của xã hội” [8,1] Như vậy, văn hoá chính là một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin được bảo tồn theo truyền thống

Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm chỉ ra bốn

Trang 16

vỡ đường biên để giao thoa, thâm nhập vào nhau Giữa văn chương và văn hố cũng có một mối duyên lâu đời và gần gũi như vậy

Việc tiếp cận và phê bình văn học từ hướng văn hố khơng phải là mới, khơng thể khơng kể đến trường phái phê bình văn hố lịch sử của nhà nghiên cứu người Pháp, Hippolyte Taine (1828-1893), trong đó ơng đã coi ba nhân tố quy định tính chất của tác phẩm văn chương bao gồm: chủng tộc, môi trường và thời điểm Trong một thời đại nhất định, tất cả các sáng tác văn học khơng nằm ngồi sự chi phối của ba yếu tố trên Các trường phái nghiên cứu văn hoá đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, khởi đầu với trường phái Birmingham ở Anh, đại diện là Rochard Hoggart và Stuart Hall, trong khoảng thập niên 60, 70 của thế kỉ trước Nhóm Birmingham đưa ra các quan điểm phê bình cho việc phân tích, diễn giải và phê bình các di sản văn hố, kết hợp với lí thuyết xã hội học và so sánh bối cảnh khi phê bình văn học các văn bản văn hoá Hướng nghiên cứu này ở Đức có trường phái Frankfurt, và ở Pháp có Roland Barthes vào những năm 1970

Một lí thuyết khác đáng chú ý trong nghiên cứu văn chương và văn hoá là lí thuyết đa hệ thống hoặc Lí thuyết hệ thống đa hợp (Polysystem theories) Đây là lí thuyết xuất phát từ ý tưởng về một nền văn hoá động, do giáo sư Itamar Even-Zohar làm việc tại đại học Tel Aviv, Israel đề xuất Khi đề cập tới thuộc tính / sở hữu chung của đa hệ thống, ơng cho rằng khái niệm về hệ thống là khái niệm năng động, khơng thuần nhất, “nhấn mạnh tính đa bội của các giao cắt và sau đó là tính phức tạp hơn của kết cấu đi kèm” [10,31] Trong đó, sự sắc nhạy của cái đa tạp trong văn hoá được thể hiện rõ nhất trong một cộng đồng dùng ba hoặc đa ngôn ngữ Trong phạm vi văn chương, thì đó là khi cộng đồng sở hữu hai hoặc nhiều hơn hai “nền văn học”

Trang 17

Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống văn chương trích dẫn từ Lí thuyết đa hệ thống trong nghiên cứu văn hoá, văn chương của Even-Zohar

Một trong những đóng góp chính của lí thuyết đa hệ thống là chuyển mối quan tâm từ nền văn hóa nguồn (gốc) sang nền văn hóa tiếp nhận (đích) bằng cách truy tìm những cơ chế chọn lọc các tác phẩm cũng như những chuẩn mực dịch thuật Lí thuyết đa hệ thống của Evan-Zohar đã phân tích các tập hợp quan hệ trong văn học và ngôn ngữ, được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu văn học và văn hóa, đặc biệt ở Tây Ban Nha và Trung Quốc Học giả người Mĩ Edwin Gentzler cũng ủng hộ lí thuyết này trong nghiên cứu dịch thuật [11,85] Như vậy lí thuyết của Evan-Zohar nghiêng về phương thức tiếp cận đối tượng, là mô thức tư duy hướng tới đối tượng Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tơi có tìm hiểu lí thuyết này nhưng thấy chưa thực sự phù hợp với nghiên cứu Đa văn hoá trong tiểu thuyết của V.S Naipaul bởi lẽ Đa văn hố thuộc về đặc tính của văn hóa nhiều hơn

Hướng phê bình văn học từ văn hố đã được cơng nhận rộng rãi, nhờ

tính khoa học và chân xác trong việc nhìn nhận, đánh giá một tác phẩm văn học Mỗi tác phẩm là “một chỉnh thể của nghệ thuật ngôn từ tái hiện đời sống tinh thần của các dân tộc, như là một trong những sản phẩm kết tinh cao nhất của văn hoá

một tộc người, một đất nước” [12,11] Trong bài Tiếp cận văn học từ hệ thống văn hoá, Đỗ Lai Thuý đã chỉ ra các ưu điểm của phương pháp này là “dẫn nhà phê

bình (cũng như người đọc) đi từ cái đã biết đến cái chưa biết, từ cái biết nhiều đến cái biết ít, từ cái toàn thể đến cái bộ phận bằng con đường loại suy khoa học” [1] Ở Việt

Trang 18

Trần Nho Thìn, Mã văn hố trong tác phẩm của James Joyce của Nguyễn Linh Chi,…

Đa văn hóa là thuộc tính bản chất, quy luật trong sự phát triển của lồi

người Có thể nói, từ thuở bình minh của nhân loại đã ln tồn tại nhiều chủng

tộc, nhiều nền văn hoá, và sự tiếp xúc, giao lưu giữa các nền văn hóa là điều không tránh khỏi, nhất là khi xuất hiện những cuộc di cư Giao thoa văn hoá và đa dạng văn hoá là quy luật tất yếu của sự vận động xã hội, và trở thành điều kiện cần thiết cho phát triển, thậm chí cho sự sinh tồn của con người, bởi vì “con người khơng phải là một hịn đảo, khơng chỉ là tự mình; mỗi người là một phần của lục địa, một phần của tổng thể” [13,108]

Để trả lời cho câu hỏi liệu có đa văn hố trong các nền văn minh cổ đại

không, hai nhà khoa học Vladimiras và Liudmila đã truy nguyên dấu vết của đa văn hóa từ những chính sách sát nhập hai nền văn hố Ba Tư và Macedon của Alexander Đại đế [14,33-49] Alexander Đại đế vừa áp đặt văn hóa của người Macedonia (Hi Lạp) vào các vùng lãnh thổ bị chinh phục, nhưng cũng đồng thời chấp nhận phong tục của người dân địa phương Kết quả là Đa văn hóa xuất hiện như một hiện tượng xã hội trong lịch sử của Đế chế La Mã (Imperium Romanum), vào thời hoàng kim của Rome, luôn tồn tại nhiều dân tộc và bộ lạc khác nhau với các phong tục và tín ngưỡng tơn giáo khác nhau chung sống Người La Mã đã sử dụng viện trợ của người nước ngồi, trong đó có nơ lệ, và vẫn tiếp tục chính sách hai nền văn hoá song song: Hi Lạp và La Mã

1.1.2 Đa văn hoá, từ các nhà dân tộc học đầu thế kỉ XX đến nay

Về mặt lịch sử của thuật ngữ, Đa văn hóa đã manh nha xuất hiện từ giữa

Trang 19

vẹn riêng Theo Nicholas Journet, trên thế giới, các xã hội đa văn hố ln chiếm ưu thế so với xã hội được coi là thuần nhất về mặt văn hóa, với tỷ lệ 90:10 [15] Bởi vậy, đa dạng văn hóa là khởi nguồn của bản sắc, của đổi mới và sáng tạo, giúp liên kết mọi người trên thế giới Nó là động lực thúc đẩy phát triển, không chỉ tăng trưởng kinh tế, mà còn làm phong phú hơn cuộc sống trí tuệ, tình cảm, đạo đức và tinh thần Tuy nhiên, sự đa dạng đó chưa được gọi tên thành một thuật

ngữ, một khái niệm mang tính chủ nghĩa (trong tiếng Anh là ISM, Multiculturalism) cho đến năm 1941, nó mới xuất hiện lần đầu trên tờ New York Herald Tribune, với ý nghĩa “chống lại chủ nghĩa dân tộc, định kiến và hành vi

mang tính dân tộc, ủng hộ cách sống đa văn hóa” [16] Đến năm 1965, Đa văn hóa được mở rộng thành chủ nghĩa Đa văn hóa trong Báo cáo sơ bộ của Ủy ban Hoàng gia về song ngữ và đa văn hóa của Canada, trong bối cảnh các phong trào đấu tranh đòi quyền dân chủ dâng cao

Ban đầu Đa văn hố thường gắn với mơi trường xã hội Bắc Mỹ, nhưng đến năm 1973 của tờ Stornoway Gazette của Scotland đã mở rộng nghĩa thuật ngữ, ứng dụng vào bất kì mơi trường xã hội nào tồn tại các yếu tố văn hóa đa dạng Khi dòng người di cư, nhập cư ngày càng tăng cùng với sự xuất hiện của các nhóm tơn giáo, các xu hướng tính dục, phong trào đấu tranh địi giữ gìn bản sắc văn hố thiểu số, địi bình đẳng giới, phản đối chủ nghĩa nhất nguyên, và sự đồng hoá hay cào bằng các giá trị văn hoá ngày càng nhân rộng, thì vấn đề đa văn hố của xã hội phải được thừa nhận Chính quyền liên bang ở Ottawa đã cơng khai thừa nhận Đa văn hóa trong hiến pháp năm 1982 Sau Canada, chính sách đa văn hố nhanh chóng được thơng qua ở hầu hết các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu Từ đó trở đi, chủ nghĩa Đa văn hố ngày càng được nhân rộng, đem lại một môi trường giao tiếp đa chiều, nơi những tư tưởng, giá trị của tất cả các nền văn hố

đều có tiếng nói riêng của mình Như vậy chính các phong trào dân chủ đã hình

Trang 20

một người nhập cư Như vậy, cuộc di cư quốc tế không ngừng nhân rộng đã tạo nên hiện tượng đa văn hóa tồn cầu

Thứ ba, với quan điểm phản đối văn hoá bá quyền của “phương Tây”, “châu Âu”, các nhà văn hoá học và nhân chủng học bắt đầu quan tâm hơn đến những

giá trị văn hoá thiểu số, nhất là kể từ khi cuốn chuyên luận nhân học Tư duy

nguyên thuỷ (Mind of Primitive Man) của Franz Boas ra đời vào năm 1911

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cuốn sách tạo điểm xuất phát cho chủ nghĩa Đa văn hóa và thuyết tương đối văn hóa (cultural relativisim) Boas khẳng định sự bình đẳng của các nền văn hố, khơng phân cao thấp, mà chỉ có sự khác biệt Cuốn sách đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà nhân chủng học và các cơng trình nghiên cứu Đa văn hố sau này

Ngồi ra, khơng thể khơng kể đến xu hướng tồn cầu hố (globalization)

diễn ra sơi động trên các mặt của đời sống xã hội, tư tưởng “toàn cầu” liên đới trước hết đến các lĩnh vực kinh tế, khoa học – kĩ thuật, sau đó là giao lưu văn hố,

chính trị và văn học Trong bài báo bàn về Tồn cầu hố văn hố và đa dạng văn hoá, Nguyễn Văn Dân đã đặt ra câu hỏi: Có tồn cầu hố văn hố và văn hố tồn

Trang 21

hóa? Những phát hiện từ khắp châu Âu, Bevelanders và Taras cho rằng lịch sử

các nghiên cứu về đa văn hố có thể chia thành ba giai đoạn Trong giai đoạn đầu của thập niên 1960 và 1970, xu hướng chung là nghiên cứu đa văn hoá trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa di dân Sang những năm 1980, trọng tâm nghiên cứu là sự hội nhập của người lao động di cư Vào thập niên 1990, các nghiên cứu Đa văn hoá tập trung hơn vào việc thay đổi chính sách nhập cư, cũng như các trường hợp đặc biệt của người tị nạn và đồn tụ gia đình [18] Theo nhận định của Judith Squires, chủ nghĩa Đa văn hoá đã “trở thành chủ đề của thời đại, không chỉ đối với các thuyết gia chính trị, mà cịn đối với các nhà lí thuyết xã hội, xã hội học, khoa học chính trị và giáo dục học” [19,114]

Tựu trung lại, chúng tôi tạm chia cách hiểu khái niệm theo hai hướng chính

Hướng thứ nhất là Đa văn hố theo quan điểm của xã hội học và ngôn ngữ

hàng ngày, đồng nghĩa với “đa nguyên dân tộc”, “đa nguyên văn hoá”; hai thuật

ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau, khi nói đến các nhóm dân tộc khác nhau hợp tác và tham gia đối thoại với nhau mà khơng đánh mất bản sắc riêng của

mình Từ điển Khoa học xã hội của nhà xuất bản Oxford, do Craig Calhoune biên

Trang 22

đa dạng, trong đó văn hóa bao gồm các nhóm chủng tộc, tơn giáo hoặc văn hóa và được thể hiện qua các hành vi phong tục, các giả định và giá trị văn hóa, các kiểu tư duy và phong cách giao tiếp” [23] Mở rộng định nghĩa này, nhà nghiên

cứu Tariq Modood, trong cuốn sách Chủ nghĩa Đa văn hóa: Một ý tưởng văn minh, xuất bản năm 2007, cũng khẳng định rằng Đa văn hóa là một phương thức

hội nhập, khác với đồng hóa, hội nhập cá nhân và chủ nghĩa quốc tế Đa văn hoá dựa trên giá trị dân chủ cốt lõi của tự do, bình đẳng, và tình huynh đệ hoặc sự thống nhất Vì vậy, chủ nghĩa Đa văn hóa trở thành một chiến lược ngày càng cần thiết cho các cá nhân, các nhóm trong q trình hội nhập [24]

Một cách định nghĩa Đa văn hoá phổ biến nữa là từ quan điểm chính trị,

Đa văn hóa có liên quan chặt chẽ với bản sắc, sự khác biệt về chính trị, và các chính sách liên quan đến các cộng đồng người nhập cư, các cộng đồng dân tộc thiểu số, các nhóm bên lề, liên quan đến lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị

Theo Bách khoa toàn thư Britannica, chủ nghĩa Đa văn hố được hiểu là “các nền

văn hóa, chủng tộc và sắc tộc, đặc biệt là các nhóm thiểu số, xứng đáng được thừa nhận đặc biệt về sự khác biệt của họ trong một nền văn hóa chính trị thống trị” [25] Như vậy, cách hiểu này nghiêng về phía bảo vệ quyền lợi của những cộng đồng văn hố “ngoại biên” “bên lề”, tức là Đa văn hóa đã vượt ra khỏi chủ nghĩa đa nguyên, mong muốn tạo ra xã hội mới thực tế từ các nhóm thiểu số bị gạt ra bên lề (Appiah, 1997 [26,30-35]; Gay, 1983 [27,560-563]; Goldberg, 1994 [28,113-137]; Nieto, 1999 [29,191-215], Sleeter & Montecinos, 1999 [30,113-137] Từ quan điểm này (Banks, 1991 [31]; Donaldson, 2001 [32], chủ nghĩa Đa văn hóa thúc đẩy cơng bằng xã hội, tiếp cận bình đẳng và cơ hội cho thiểu số và các nhóm bị áp bức khác

Trang 23

vấn đề nghiên cứu và tiếp cận các tác phẩm văn chương như tiểu thuyết của V.S Naipaul, bởi lẽ ông là một nhà văn tha hương, viết về Đa văn hoá với một nỗi niềm đau đáu đi tìm cái Tơi, để đến cuối cùng nhận ra rằng, nếu khơng có gốc rễ, con người ta chỉ sống một “nửa đời”

Từ khái niệm Đa văn hoá trên, đã xuất hiện những khía cạnh đa chiều cần

thảo luận trong nội hàm khái niệm Thứ nhất, Đa văn hoá là vấn đề nội tại của

một nền văn hoá hay là vấn đề phái sinh của sự cấy ghép? Xét theo định nghĩa

của UNESCO, văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong q trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội Như vậy, văn hố khơng chỉ là một cá thể đơn lẻ mà là một hệ thống động trong môi trường tương tác, một tập hợp bao gồm nhiều bộ phận liên quan mật thiết đến nhau, trong đó có truyền thống, giá trị, đức tin, văn học, nghệ thuật Nhà nghiên cứu văn hoá nổi tiếng thế giới, Will Kymlica đã từng định nghĩa về một nền văn hóa “cung cấp cho các thành viên của mình những cách sống có ý nghĩa trong nhiều hoạt động của con người, bao gồm đời sống xã hội, giáo dục, tôn giáo, giải trí và kinh tế, bao gồm cả lĩnh vực cơng và tư” [33,76] Do đó, có thể thấy được tính nội tại của Đa văn hố trong q trình tương tác các yếu tố trong cùng một nền văn hố, chứ khơng đơn thuần là sản phẩm của tác động giữa các nền văn hoá khác nhau

Thứ hai, Đa văn hoá là vấn đề đồng đại hay lịch đại? Có người xem Đa văn

Trang 24

sống cùng nhau, tôn trọng và duy trì bản sắc văn hố của mình Đa văn hóa gắn liền với sự đa dạng trong xã hội hiện tại, sự đan xen nhiều yếu tố chủng tộc, ngôn ngữ và văn hố, sự dịch chuyển từ đồng hóa văn hóa độc tơn sang nền văn hố đa ngun Cùng quan điểm đó, Trần Đình Sử khi nghiên cứu về bản chất đa dạng của văn hố thì cho rằng: “Văn hóa ngoại biên của các quần thể dân cư là biểu hiện nổi bất của tính đa dạng và hình thức biểu hiện trong một nền văn hóa dân tộc” [34] Theo nghĩa hẹp, Đa văn hoá được nhà lí luận chính trị người Anh, Bhikhu Parekh đưa ra một định nghĩa một cách đơn giản hơn “không phải là một học thuyết chính trị hay một vấn đề triết học, mà là một cách nhìn cuộc sống của con người” [35,336] Đây là một cách nhìn tuy giản dị, dễ hiểu nhưng có tầm bao quát, bởi Đa văn hố cũng có thể coi là đa điểm nhìn, hay thêm một cách nhìn khác về sự vật, hiện tượng

Cũng cần phân biệt khái niệm Đa văn hoá (multiculturalism) với các khái

niệm gần gũi như Liên văn hoá (Interculturality) và Giao thoa văn hoá

Trang 25

khi nào muốn nhấn mạnh sự tương liên, q trình “lai ghép” như lí thuyết của Bhabha, thì ta dùng Liên văn hố Tính lai ghép trong tâm lí học và văn học gắn

liền với tên tuổi của lí thuyết gia về hậu thuộc địa, Homi Bhabha (1949) Ông phát triển tư tưởng của Edward Said về “các nền văn hóa có sự lai tạp và không đồng nhất [cộng] và phụ thuộc lẫn nhau, do đó, sự lai tạo có thể được xem khơng chỉ là kết quả của tồn cầu hóa, nhập cư và thuộc địa, mà là một tình huống liên tục tiếp diễn (constant circumstance) trong sự phát triển của mọi nền văn hóa” [36,347]

Giao thoa văn hố thiên về việc so sánh và hồ trộn các nền văn hóa khác nhau Trong giao thoa văn hóa, người ta thừa nhận sự khác biệt, và có thể dẫn đến sự thay đổi cá nhân, nhưng không phải là sự biến đổi tập thể Trong các xã hội giao thoa văn hóa, một nền văn hóa thường được coi là tiêu chuẩn và tất cả các nền văn hóa khác được so sánh hoặc đối lập với văn hóa thống trị Sơ đồ sau đây sẽ khái quát sự khác biệt giữa ba thuật ngữ này [38]

Hình 1.2: Sơ đồ mơ tả (a) đa văn hóa, (b) liên văn hóa và (c) giao thoa văn hóa (phỏng theo Schriefer, 2018)

Một thuật ngữ khác cũng dễ gây nhầm lẫn với Đa văn hoá, là Chủ nghĩa đa

nguyên (Pluralism) Đa văn hố liên quan đến sự duy trì, hỗ trợ sự khác biệt của

Trang 26

tộc hoặc văn hóa trong một xã hội hoặc nhà nước; (chủ trương) khoan dung hoặc chấp nhận sự cùng tồn tại của các quan điểm, giá trị, văn hóa khác nhau

Chủ nghĩa Đa văn hố có ý nghĩa, tầm quan trọng, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống nhân loại Trong một vài thập niên trở lại đây, cùng với q

trình tồn cầu hố, thuật ngữ đa văn hố là một từ khố tìm kiếm phổ biến và là đề tài cho nhiều thảo luận mang tầm vĩ mơ từ chính sách hội nhập, chế độ phúc lợi cho người nhập cư, cho đến giáo dục và nghệ thuật Đây là một lí thuyết đa ngành và liên ngành, có khả năng ứng dụng cao, phù hợp với bối cảnh tồn cầu hố và các làn sóng di cư đang định hình và tái cấu trúc xã hội Theo Blum, nếu chủ nghĩa chống phân biệt chủng tộc tập trung vào việc đối xử bất công và sự phản kháng thì Chủ nghĩa Đa văn hố làm nổi bật đời sống văn hóa, biểu hiện và thành tựu văn hóa [39,14] Các nghiên cứu triết học, xã hội học, nhân chủng học, tâm lí học xã hội, khoa học chính trị, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu văn hoá, nghiên cứu chủ nghĩa hậu thực dân, trong những năm gần đây, đều có ít nhiều liên quan đến lí thuyết này Nhận thức được tầm quan trọng của đa dạng văn hoá trong các vấn đề tồn cầu và mục đích phát triển của nhân loại, UNESCO đã chính thức lấy ngày 21/5 hàng năm là Ngày Thế giới về Đa dạng văn hố vì Đối thoại và Phát triển Trong tuyên bố lần 31, ngày 02/11/2001, UNESCO đã thông qua tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hố, trong đó điều 1 đã nêu rõ vai trị của đa văn hố là “khởi nguồn cho giao lưu, đổi mới, và sáng tạo, đa dạng văn hoá cũng cần thiết đối với nhân loại như đa dạng sinh học đối với tự nhiên và do đó “đa dạng văn hố chính là tài sản chung của nhân loại” [40] và là một trong những

căn nguyên của sự phát triển Điều này đặc biệt đúng với các quốc gia đa sắc tộc,

Trang 27

nghiệm lẫn nhau giữa các nền văn hoá [41,18-41] Đặc biệt, trong hệ thống giáo dục đó, khơng thể khơng kể đến dịng văn học đa văn hố Tác giả Mingshui Cai

trong cuốn Văn học đa văn hóa cho trẻ em và thanh niên: Những suy ngẫm về các vấn đề quan trọng đã khẳng định vị trí của văn chương đa văn hóa dành cho học

sinh phổ thơng đóng vài trị then chốt trong chương trình giảng dạy [42]

Tóm lại, đa văn hố là thuật ngữ ra đời và phát triển ở các nước phương Tây trước tiên, sau đó lan rộng ra khắp thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Đa văn hoá bao gồm ý thức về căn tính, nhu cầu được cơng nhận bản sắc và duy trì sự khác biệt Đa văn hố là một cách để hiểu, để diễn đạt và thể chế hoá căn tính trong một xã hội đa dạng sắc tộc Đây là một thuật ngữ mang tính liên ngành, có tính ứng dụng cao, đặc biệt là trong khoa học nhân văn như văn hoá và văn học

1.1.3 Đa văn hoá trong văn học

Từ câu hỏi về Đa văn hố như trên, có thể suy ra đây là đặc tính xuất hiện từ văn học phương Tây cổ đại, như Hi Lạp và La Mã Tuy vậy, đặc trưng này ngày càng trở nên rõ nét hơn bao giờ hết trong văn học thế kỉ XX, đánh dấu một

kỉ ngun tồn cầu hố Trong đó, những tư tưởng nhất nguyên, những định kiến

về một nền văn hoá bá quyền phải dần dần nhường chỗ cho sự lên ngôi của tư

tưởng thế giới phẳng hay thế giới là một ngơi làng Nhờ đó, văn chương được

tiếp nhận rộng rãi hơn qua mạng Internet, qua các kênh truyền thông quảng bá,

và nhất là các văn bản số hố Thứ hai, ngày càng có nhiều các trường phái hiện

đại và hậu hiện đại, giải cấu trúc, phân tích những đổ vỡ cũng như tính đan xen

của nhiều lớp diễn ngôn trong văn bản Người đọc tiếp nhận văn bản từ những

điểm mù văn hoá, từ chủ nghĩa tự kỉ trung tâm sẽ không đào sâu được các lớp

Trang 28

văn chuyển từ việc nhận thức đời sống chỉ từ góc nhìn dân tộc tính sang một cái nhìn đa chiều hơn, ưu tiên hướng đến đến những giá trị mang tầm nhân loại” [43]

Một tiền đề nữa cho tính đa văn hố trong văn học chính là xã hội học văn

học, bổ sung thêm cách tiếp cận văn học từ bên ngồi như vai trị của nhà văn

trong xã hội và yếu tố văn học trong quá trình sáng tác của nhà văn Nghiên cứu văn chương đa văn hoá đã mở rộng nội hàm của lí thuyết này, khơng chỉ dừng lại ở các nhóm thiểu số, văn hố ngoại biên, mà theo Botelho và Rudman (2009), thực chất đặc trưng của văn chương là tính đa văn hố, bởi lẽ “tất cả các sáng tác

đều chứa đựng trong mình yếu tố đa dạng văn hố” [45] Trong bài báo Truyện của tơi, truyện của bạn, truyện chúng ta: Sự kết nối và các vấn đề văn hoá trong văn học thiếu nhi năm 2011, các nhà nghiên cứu Williams và Christensen nhận

Trang 29

văn hóa, lí thuyết hậu thuộc địa chính là tiền đề mở đường cho lí thuyết nghiên

cứu văn học thông qua đa văn hóa Văn học, nằm trong “tổng thể (văn hoá), một hệ thống bao gồm những yếu tố như ngôn ngữ, phong tục tập quán, luật pháp, tơn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn ” [1] Văn học, do vậy, vừa là một sản phẩm của văn hoá, vừa mang bản sắc văn hố và đặc trưng đa văn hố Đi tìm các biểu hiện của đa văn hóa trong sáng tác, để từ đó tìm ra bản sắc đa văn hóa, vượt lên trên biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ, thiết nghĩ là một việc làm cần thiết Đa văn hoá làm cho nội dung tác phẩm thêm giàu đẹp, phong phú, đa tầng bậc các lớp nghĩa kí hiệu và đặc biệt là tiếp cận với lượng độc

giả lớn hơn Theo nhà nghiên cứu Ashok Chaskar trong cuốn Chủ nghĩa Đa văn hoá trong tiểu thuyết Ấn Độ sáng tác bằng tiếng Anh, thì tiểu thuyết có vai trị lớn

hơn so với các loại hình văn học khác trong việc phản ánh cuộc sống con người và văn hố xã hội, do đó, thành cơng của một tiểu thuyết gia phụ thuộc vào chiều sâu mà anh ta phản ánh được cái căn cốt văn hoá của xã hội trong sáng tác của mình [50] Một minh chứng tiêu biểu là tiểu thuyết gia Canada trong thế kỉ XX, Mordecai Richler, với các sáng tác nhấn mạnh tầm quan trọng của người nhập cư và sự đa dạng sắc tộc của cư dân bản địa Các nhân vật như Noah Adler trong tiểu

thuyết Con trai của một anh hùng bé nhỏ hơn (Son of a Smaller Hero) của ông

Trang 30

rất đa dạng, như 2.168 cuốn sách, 1.184 bài báo chuyên ngành, theo thống kê của trang questia.com - một kho lưu trữ kĩ thuật số các sách và bài báo có định hướng

học thuật Trong nguồn tài liệu này đáng chú ý có cuốn Bách khoa tồn thư về Chủ nghĩa Đa văn hóa - tập 4, do Susan Auerbach chủ biên, xuất bản năm 1994,

nghiên cứu dân tộc học, quan hệ dân tộc, quan hệ chủng tộc [53] Trong cuốn

Bách khoa toàn thư về Chủ nghĩa Đa văn hoá – tập 8, dày hơn 2000 trang, tác giả

tiếp tục trình bày lí thuyết dưới dạng đề mục theo bảng chữ cái, bàn về một loạt vấn đề liên quan đến cuộc sống đời thường của người dân Mĩ như chiến tranh

Việt Nam, quyền bầu cử năm 1982… [54] Ngồi ra, cuốn Văn học Hoa Kì trong quá trình thành hình: Từ chủ nghĩa Đa văn hóa đến chủ nghĩa thế giới vào cuối thế kỉ XX của tác giả Patell xuất bản tại Nhà xuất bản Đại học New York năm

2014, luận bàn về văn học Mỹ, tập trung vào các tác giả từ các dân tộc thiểu số, phê bình đa văn hóa trong văn học [55]

1.1.4 Đa văn hoá từ Edward Said đến Stuart Hall, Doreen Massey và Ander Hanberger

Vậy tình hình nghiên cứu văn chương từ lí thuyết Đa văn hoá trên thế

giới đang diễn ra như nào? Chúng tơi nhận thấy q trình tìm tịi, khám phá các biểu hiện đa văn hóa trong các tác phẩm cho đến thời điểm hiện tại có phương pháp phân tích văn bản Đa văn hố dựa trên các quan điểm của các nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất trong thuyết Đa văn hoá như Stuart Hall, Charles Taylor và Will Kymlicka, Avtar Brah, Arjun Appadurai, Benedict Anderson, Stephen Greenblatt, C.W.Watson, Peter McLaren, David Theo Goldberg, Edward Said, Tariq Modood, và một vài nhà nghiên cứu khác Trong khuôn khổ luận án, chúng tơi sẽ trình bày vắn tắt một số lí thuyết gia có ít nhiều ảnh hưởng nhất đến chủ

nghĩa Đa văn hố: Edward Said – Đơng phương luận và Jasbir Jain – sự lạc

Trang 31

hợp Một mặt, người ta bắt đầu có một cách kiến giải văn học đặc biệt của các nước thuộc địa cũ, là qua lí thuyết hậu thực dân, dưới ảnh hưởng của hình thức diễn ngơn của

Edward Said trong cuốn sách nổi tiếng Đông phương luận (Orientalism) Tác giả định

nghĩa “phương Đông” như một “cái khác” (other) so với “phương Tây” Cái khác ở đây hàm nghĩa cả sự khác biệt lẫn bản sắc Said nhấn mạnh “Một trong những tiến bộ vĩ đại của lí luận văn hố hiện đại là người ta đã nhận thức được – và hầu như cả thế giới đã thừa nhận rằng – mọi nền văn hoá đều có tính lai ghép và khơng thuần nhất” [56,xxv] Tác giả khẳng định chủ nghĩa Đa văn hoá là hệ quả tất yếu của lịch sử thực dân – thuộc địa, đã trở thành như một đặc điểm của đời sống, lịch sử, văn hoá và văn học Do đó, phương Tây khơng nên bỏ qua vị trí văn hóa đặc biệt của những nền văn hố khác; những người không phải là người phương Tây không nên được định nghĩa là Khác (Other) và các nền văn hoá nên chung sống hịa hợp với nhau Thời kì thuộc địa đã tạo ra môi trường chung sống cho các nền văn hóa khác nhau; tuy nhiên, từ đó cũng phát sinh các mâu thuẫn của sự khác biệt giữa Phương Đông (the Orient) và phương Tây (the Occident) Ở phương Tây, nhiều người đã hình thành một định kiến về các nền văn hố phương Đơng đều giống nhau, đồng nhất và thấp kém hơn so với phương Tây

Sự khác biệt Đông - Tây được phản ánh trong triết học và chính trị, và khơi gợi cảm hứng sáng tác của khá nhiều nhà văn về phong cách sống, chuẩn mực xã hội, thói quen hàng ngày và quan điểm của người phương Đơng Trong cách nhìn nhận

một tác giả hậu thuộc địa, thì Đơng Phương luận sẽ phần nào làm sáng rõ tư tưởng,

Trang 32

cuốn sách Sự lạc lõng và đa văn hóa (Dislocations and multiculturalism): “những

kí ức về văn hóa có xu hướng xuất hiện nhiều lần và thiết lập mối liên hệ với tương lai; không cho người ta nắm bắt mối quan hệ với quá khứ Lịch sử chi phối các mối quan hệ quyền lực và can thiệp vào việc xây dựng hiện tại” [57, xii] Cuốn sách đặt ra câu hỏi nhức nhối của thời đại: liệu người di cư có mối liên hệ nào với quê nhà và với quốc gia đang cư trú? Những biến đổi về văn hố, chính trị khi định cư ở Châu Phi, Fiji, quần đảo Caribe, Anh, Mỹ, Canada, Pakistan và Bangladesh, đã thay đổi quan điểm và quan điểm của họ như thế nào? Trả lời những câu hỏi trên sẽ làm sáng rõ nguyên nhân của những chấn thương tinh thần, nỗi buồn tha hương và mặc cảm lưu lạc thường trực trong sáng tác của Joseph Conrad, V.S Nailpaul và nhiều nhà văn di cư khác, như câu chuyện của những người Trinidad ngây thơ

giữa thủ đô London trong cuốn tiểu thuyết Những người Luân Đôn cô đơn của Samuel Dickson Selvon, hay số phận đen tối của Mustafa Sa’eed trong Mùa di cư lên phía Bắc của nhà văn Sudan, Tayeb Salib Như vậy, có thể thấy lí thuyết Đa

văn hố đã cung cấp một mơ hình khung cơ sở cho một số nghiên cứu văn chương trên thế giới, chứng tỏ đây là một nghiên cứu liên ngành đầy triển vọng

Sau đây, chúng tơi sẽ trình bày vắn tắt ba mơ hình Đa văn hố có khả năng ứng dụng cao trong quá trình đọc văn bản của V.S Naipaul: thuyết căn tính và nơi chốn của Doreen Massey, thuyết về bản thể bất định của Stuart Hall và ba mơ hình Đa văn hố của Anders Hanberger

Doreen Massey – Căn tính và nơi chốn

Trang 33

phát triển của các ý tưởng về bản chất xã hội của không gian và địa điểm và mối liên hệ của cả hai vấn đề với giới tính và các cuộc tranh luận trong chủ nghĩa nữ quyền Bắt đầu từ nền kinh tế và cấu trúc xã hội của quá trình sản xuất, tác giả đưa ra một khái niệm rộng hơn về không gian như là sản phẩm của các mối quan hệ xã hội giao thoa Ngược lại, chính điều này dẫn đến khái niệm “địa điểm” về cơ bản là cởi mở và lai tạp, ln mang tính tạm thời và ẩn chứa nhiều tranh chấp Những chủ đề này được đặt trong những suy tư về bản sắc trong cả chủ nghĩa nữ quyền và nghiên cứu văn hóa, gợi mở các hướng nghiên cứu liên ngành giữa địa lí, lí thuyết xã hội, nghiên cứu phụ nữ và nghiên cứu văn hóa

Trong một nỗ lực giới thuyết các khái niệm về không gian và địa điểm trong

các mối quan hệ xã hội, Doreen Massey tập trung vào từng khía cạnh như Khơng gian và Mối quan hệ xã hội, Địa điểm và Bản sắc, và Không gian, Địa điểm và Giới tính Bằng khả năng tư duy khúc chiết và ngôn từ rõ ràng, Doreen Massey

muốn truyền tải đến độc giả các các lớp đan xen, giao hồ giữa các cặp phạm trù: giới tính với giai cấp, kinh tế với văn hóa, nữ tính với nam tính, địa phương với tồn cầu, khơng gian với thời gian, Trong đó, bà đặc biệt quan tâm đến khái niệm về căn tính và địa điểm, tính độc đáo và tầm quan trọng của địa điểm trong việc hình thành bản sắc cá nhân

Thuật ngữ “identity” trong tiếng Anh có thể dịch sang tiếng Việt với nghĩa

chung là cá tính, đặc tính, nét để nhận biết, nhận dạng, hoặc nhận diện một ai đó

Trang 34

cụ thể” sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những hạn chế về căn tính Địa điểm theo cách hiểu của Massey, không phải là một số khái niệm tĩnh của sự tồn tại, mà là một bội số của rất nhiều tác động, chịu ảnh hưởng của những mối quan hệ, đàm phán, và quyền lực “Cái đặc biệt của một địa điểm không phải là sự lãng mạn của một tập hợp bản sắc có sẵn hay là sự vĩnh cửu của những ngọn đồi” [58] Bà cho rằng một địa điểm trở nên đặc biệt chính là nhờ vào rất nhiều yếu tố đan xen: lịch sử và địa lí của những thứ cùng tồn tại, và là nơi chứng kiến cuộc đàm phán giữa con người và sự vật Minh chứng rõ nét cho luận điểm này là Keswick - một thị trấn ở Lake District, Vương quốc Anh - một thị trấn gắn liền với những ngọn đồi nhấp nhô, thơ mộng, trước kia rất phát triển nông nghiệp và giờ là du lịch Khi đến thăm Keswick, Massey phát hiện ra rằng điều đặc biệt ở nơi này, và tất cả những nơi khác, là ‘tính đồng nhất’ (throwntogetherness) của nó - cách mà các yếu tố đa dạng vượt qua các phạm trù tự nhiên hoặc xã hội để nuôi dưỡng một điều cụ thể ‘ở đây và bây giờ’ (here and now)

Tư tưởng này của Doreen Massey gợi nhắc đến “điều kiện hậu hiện đại” ngày nay, đặc biệt là ở các nước phương Tây phát triển, theo Lyotard, người ta có thể “nghe reggae, xem một bộ phim viễn tây, ăn đồ McDonald vào bữa trưa và dùng ẩm thực địa phương vào bữa tối, dùng nước hoa Paris ở Tokyo và mặc quần áo

retro ở Hồng Kông” [59,3] nhưng mỗi một địa điểm sẽ cảm nhận về ý nghĩa của

văn hóa tồn cầu này theo các cách khác nhau Quan niệm của con người về một địa điểm không chỉ đơn giản là từ bên trong chính địa điểm đó, từ lịch sử, địa lí mà bao trùm cả chiều từ ngồi khơng gian đó, các hoạt động, mối quan hệ liên kết giữa nơi này và nơi khác Nói cách khác, khi xem một địa điểm cụ thể, chúng ta phải xét trên quy mô ảnh hưởng lớn hơn, trong mối quan hệ đa chiều hơn

Ngoài ra, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Khơng gian khoa học xã hội, Doreen Massey nhấn mạnh tầm quan trọng của không gian trong cuộc

Trang 35

về việc nhìn ra cửa sổ xe lửa và có người phụ nữ này đang rửa một cái sàng, rồi anh tăng tốc và mãi mãi trong tâm trí anh, cơ ấy bị mắc kẹt lại ở khoảnh khắc đó Nhưng trên thực tế, tất nhiên, người phụ nữ đó đang bận làm một việc khác, đó là một câu chuyện Có thể ngày mai cơ ấy sẽ đi xa để gặp em gái, nhưng thực sự trước khi đi, cô ấy cần rửa sạch cái sàng vì đã có ý định làm điều đó từ lâu rồi Vì vậy, tơi muốn xem không gian như một phần cắt qua vô số câu chuyện mà tất cả chúng ta đang sống tại bất kì thời điểm nào Khơng gian và thời gian trở nên kết nối mật thiết” [60]

Như vậy, qua ví dụ của thị trấn Keswick – một địa điểm tĩnh và hành trình của đồn tàu - một loại chuyển động, Doreen Massey muốn giới thuyết lại khái niệm không gian, nhằm tạo nên sự thay đổi trong cách nhìn nhận của mọi người về khái niệm này Đồng quan điểm này với Massey là Marcus Doel trong cuốn

Địa lí theo chủ nghĩa hậu cấu trúc: Nghệ thuật dị hóa của khoa học khơng gian

Dựa trên lí thuyết của một loạt các nhà hậu cấu trúc, Doel lập luận rằng “tốt hơn là tiếp cận không gian như một động từ hơn là một danh từ” [61] Trong tiếng Anh, từ “space” vừa là danh từ có nghĩa là khoảng trống, khoảng cách giữa hai hay nhiều vật hoặc điểm, vừa là động từ mang nghĩa đặt cách nhau hay chèn

khoảng trống Doel cho rằng hiểu theo nghĩa của động từ, thì thuật ngữ Space là

một hành động, một sự kiện, một cách tồn tại

Trang 36

và nhà hoạt động chính trị người Anh gốc Jamaica Ơng dành cả đời để nghiên cứu văn hố, và cùng với Richard Hoggart và Raymond Williams, sáng lập của trường phái tư tưởng Nghiên cứu Văn hóa Anh hoặc trường phái Nghiên cứu Văn hóa Birmingham

Stuart Hall được mệnh danh là “bố già của Chủ nghĩa Đa văn hóa” bởi những quan điểm mang tính lí thuyết của ông đã đặt nền tảng cho các nghiên cứu văn hóa theo trường phái Âu – Mỹ, và có khả năng ứng dụng liên ngành rộng rãi Tên tuổi

của ơng gắn liền với khái niệm về các lí thuyết về chủng tộc, giai cấp và bản sắc

văn hố (cultural identity) Khi con người cảm thấy mơng lung, bất an về nơi mình

sống, về cách hồ nhập với xã hội và cách để được chấp nhận, thì đó là lúc họ nghĩ đến bản sắc Đặc biệt là trong kỉ ngun tồn cầu hố với những mảnh vỡ đa dạng chủng tộc, văn hoá, xã hội, giai cấp, giới tính… thì ý thức về cái Tơi ngày càng mạnh mẽ Đó là một cái Tơi bị chốn ngợp trong không gian và thời gian đa chiều, một cái Tôi cô đơn, xa lạ, luôn đau đáu nỗi niềm đi tìm bản sắc cá nhân

Theo Stuart Hall, có ít nhất hai cách khác nhau về “bản sắc văn hóa” Thứ

nhất, đó là nền văn hóa chung, giống như văn hoá dân tộc, “một loại tập thể, ‘một bản ngã thực sự’, ẩn bên trong nhiều ‘bản thể’ khác, hời hợt hơn hoặc bị áp đặt giả tạo, mà những người có chung lịch sử và tổ tiên cùng nắm giữ” [62] Ví dụ như bản sắc văn hoá Caribe của cộng đồng người da màu được khám phá và thể hiện thơng qua hình ảnh điện ảnh Khái niệm này về bản sắc văn hóa đóng vai trị quan trọng trong tất cả các cuộc đấu tranh hậu thuộc địa, vốn đã định hình lại thế giới của chúng ta một cách sâu sắc Nó quyết định cách nhìn của các “nhà thơ như Aimee Ceasire và Leopold Senghor, và của nền chính trị Liên Phi, vào đầu thế kỉ này Nó tiếp tục là một lực lượng rất mạnh mẽ và sáng tạo trong các hình thức đại diện mới nổi giữa các dân tộc bị gạt ra ngoài lề xã hội cho đến nay” [63,223]

Trang 37

những đứt gãy và không liên tục của lịch sử Bản sắc văn hóa vừa là vấn đề của tương lai (becoming) vừa là cái hiện hữu (being) Nó khơng phải là một cái gì đó đã tồn tại trong q khứ mà vượt lên địa điểm, thời gian, lịch sử và văn hóa, biến đổi khơng ngừng “Khơng bị cố định vĩnh viễn trong một quá khứ thiết yếu nào đó, chúng phải chịu sự “chơi” (play) liên tục của lịch sử, văn hóa và quyền lực” [63,225] Như vậy, bản sắc hay danh tính là những cái tên mà con người đặt cho những cách định vị khác nhau và định vị bản thân trong những câu chuyện của quá khứ Điều đó có nghĩa là bản sắc của mỗi cá nhân không thể tạo ra trong môi trường cô lập, thiếu đi sự tương tác với những cá thể khác trong cơng việc, gia đình, cộng đồng hay nằm ngồi bối cảnh lịch sử của thời đại Khơng có bản sắc nào là cố định, hay vĩnh viễn mà ln trong q trình biến đổi liên tục cùng với các hệ thống văn hóa xung quanh chúng ta

Trên cơ sở đó, thuyết bản thể bất định (unfixed identity) của Hall ra đời

Ông cho rằng khái niệm bản sắc liên quan đến ba loại chủ thể: chủ thể giác ngộ (enlightenment subject), bản thể logic xã hội (sociological subject) và chủ thể hậu hiện đại (postmodern subject) Chủ thể giác ngộ là con người có khả năng nhận biết, tập trung, lập luận và hành động Chủ thể logic xã hội là con người tư duy về các giá trị, ý nghĩa, biểu tượng của thế giới xung quanh Chủ thể hậu hiện đại là chủ thể tồn tại nhiều bản sắc, tuỳ vào từng thời điểm khác nhau, và không thống nhất Trong mỗi con người chúng ta luôn tồn tại nhiều mâu thuẫn, theo nhiều hướng khác nhau, nên bản sắc cũng luôn trong quá trình vận động

Mở rộng hơn nữa, trong một bài báo đăng trên tờ The Guardians năm 2000,

Trang 38

thời niên thiếu trong một gia đình trung lưu ở Jamaica, rồi di cư sang Anh, nên những bài viết của ông xuất phát từ những trải nghiệm, những câu chuyện kể chân thực và sống động

Trong bài tiểu luận của ông năm xuất bản năm 1996 với tựa đề “Bản sắc văn hóa và cộng đồng li hương” (Cultural Identity and Diaspora) [63], có ba luận điểm về bản sắc:

❶ Bản sắc văn hóa là “một loại chân ngã (one true self) của một cộng đồng người có chung lịch sử và tổ tiên” [63,223]

❷ Bản sắc văn hóa là “những cách thức khác nhau mà chúng ta định vị, và định vị bản thân trong những câu chuyện của quá khứ” [63, 225]

❸ Bản sắc “dung hồ (chứ khơng loại bỏ) các sự khác biệt trong quá trình lai tạp” [63,235]

Như vậy, thuyết Bản thể bất định của Stuart Hall sẽ mở ra những hướng đi triển vọng trong nghiên cứu bản sắc của thế giới nhân vật, đặc biệt là các tác phẩm hậu thuộc địa

Anders Hanberger – Ba mô hình Đa văn hố

Anders Hanberger là Giáo sư chuyên ngành Đánh giá (Evaluation) và giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Đánh giá Umeå, Đại học Umể, Hà Lan Các lĩnh vực nghiên cứu của ơng bao gồm nghiên cứu phân tích và đánh giá chính sách công, quản trị, hệ thống và phương pháp luận đánh giá Ơng có rất nhiều bài báo, cơng trình nghiên cứu đặc biệt về vai trò của đánh giá trong quản trị cơng, trong đó những mơ hình đánh giá của ơng có tiếng nói trên các tạp chí khoa học uy tín Bởi vậy, dù ơng có khá ít nghiên cứu về Đa văn hố, chúng tơi nhận thấy ba mơ hình Đa văn hố của ơng vẫn có khả năng ứng dụng trong các nghiên cứu văn chương, nhờ tính hàm súc và khoa học Hơn nữa, “trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn” [64,20], vậy nên mối quan hệ liên ngành giữa văn học và xã hội học (các nghiên cứu của Anders Hanberger) sẽ có ý nghĩa nhất định

Trong bài báo in năm 2010 với tiêu đề Nhận thức Đa văn hóa trong đánh giá: khó khăn và thách thức [65,177-191], Anders Hanberger thảo luận ý nghĩa của Đa

Trang 39

văn hóa, liên quan đến việc đánh giá Đa văn hóa, cách hiểu về Đa văn hóa và cách xác định năng lực Đa văn hóa (Multicultural competence) trong đánh giá Ơng cho rằng một người đánh giá có năng lực Đa văn hóa cần nắm rõ các chuẩn mực văn hố thiểu số và đa số và các mơ hình Đa văn hóa Từ đó, ơng đưa ra các tiêu chí để đánh giá mức độ Đa văn hóa của các chính sách và chương trình, thảo luận về các tiêu chí liên quan đến khung đánh giá áp dụng trên một chương trình chống xâm phạm danh dự ở Thuỵ Điển, nhằm minh họa cách sử dụng và diễn giải các tiêu chí Từ cơng trình nghiên cứu này của Anders Hanberger, chúng tơi nhận thấy có một hướng ứng dụng có triển vọng trong việc nghiên cứu hệ thống biểu tượng trong tiểu thuyết của V.S Naipaul từ ba mô hình Đa văn hố mà Hanberger đã đề xuất

Anders Hanberger cho rằng trong các xã hội Đa văn hố tồn tại ba mơ hình chính: Sự đồng hố văn hoá (Cultural assimilation), Sự pha trộn văn hoá (Cultural amalgamation) và Sự chung sống văn hố (Cultural coexistence),

như hình vẽ 4.2 sau đây:

Hình 4.2: Ba mơ hình Đa văn hoá của Anders Hanberger

Liên quan đến diễn ngơn về chủ nghĩa đa văn hóa, Anders Hanberger đã phân biệt ba khái niệm hoặc ba kiểu Đa văn hóa hay hội nhập đa văn hóa như hình 4.2

Trong đó, mơ hình đầu tiên - Sự đồng hóa văn hóa chỉ một mơi trường xã hội nơi

các nền văn hóa thiểu số dần dần được đồng hóa hoặc kết hợp với văn hóa đa số Các dân tộc thiểu số phải tuân theo nền văn hóa đa số đồng thời vẫn giữ được một

số nét văn hóa nhất định Mặc dù nhiều người sẽ cho rằng sự đồng hố khơng thể xếp vào Đa văn hóa, nhưng Anders Hanberger lập luận rằng trong q trình đồng

hố, các nhóm thiểu số vẫn có thể được duy trì các chuẩn mực và tập qn văn hóa đặc sắc của mình miễn là khơng huỷ hoại văn hóa số đơng Điều kiện tiên quyết

của một mơ hình Đa văn hóa là tự do trong cách lựa chọn văn hóa Ngoại trừ các

chính sách đồng hố hà khắc và tàn bạo, thì cũng tồn tại một số chính sách đồng

Trang 40

ngơn ngữ, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số Vì thế,

sự đồng hố ở một góc độ nhất định cũng có thể là một mơ hình Đa văn hố Mơ hình thứ hai, mơ hình hỗn hợp văn hóa, miêu tả việc hợp nhất giá trị văn

hóa của các dân tộc với nhau Mơ hình này chứa đựng những giá trị cơ bản, phổ quát nhất định mà tất cả các nền văn hóa (đa số và thiểu số) chấp nhận và cho rằng như vậy sẽ đảm bảo công bằng, dựa trên cơ sở quyền con người và luật pháp quốc tế Hỗn hợp văn hoá trong trường hợp này có nghĩa là sự hợp nhất một số giá trị từ nền văn hóa đa số (ví dụ: sự bình đẳng), một số giá trị từ nền văn hóa thiểu số (ví dụ: tơn trọng truyền thống văn hóa) và các giá trị mới củng cố sự hợp nhất giữa các nền văn hóa (ví dụ: sự đa dạng) Các nền văn hóa thiểu số và đa số ni cấy trộn lẫn, hỗn hợp và được chuyển thành một nền văn hóa lai ghép mới (hybrid culture) Đồng thời, cũng cần khẳng định rằng các nền văn hóa thiểu số vẫn giữ được đặc điểm riêng, thể hiện qua những vòng tròn nhỏ nằm trên đường ngoại vi của vòng trịn lớn, đại diện cho nền văn hóa đa dạng mới

Trong mơ hình thứ ba, Sự chung sống văn hóa, có thể thấy sự hịa nhập ở

mức độ tối thiểu so với hai mơ hình trên Các nền văn hóa thiểu số được phép phát triển mạnh mẽ mà khơng bị hịa nhập hoặc hịa tan với nền văn hóa đa số Có thể hình dung ở đây một số hình thức khế ước xã hội giữa văn hóa đa số và thiểu số, dẫn đến sự bảo tồn và phát huy quyền làm chủ của nhóm thiểu số, từ đó các nền văn hóa có thể tồn tại song song Các chính sách và chương trình cơng nhận và gìn giữ các giá trị văn hố thiểu số (ví dụ như người nhập cư, người bản địa) là những ví dụ tiêu biểu cho mơ hình này Chính vì thế, các giá trị văn hố chung sống bên cạnh nhau, trên đường biên của vòng tròn lớn

Tóm lại, từ ba “khung lí thuyết” Đa văn hố: nơi chốn và căn tính của Doreen Massey, bản thể bất định của Stuart Hall và ba mơ hình Đa văn hố của Anders

Hanberger, chúng tơi sẽ ứng dụng những luận điểm của các tác giả để chứng minh tính đa văn hố trong tiểu thuyết của V.S Naipaul ở khía cạnh về bản sắc, căn tính và không – thời gian và biểu tượng ở các chương sau

1.2 Nghiên cứu về V.S Naipaul từ lí thuyết Đa văn hoá

1.2.1 Tài liệu tiếng Việt

Ngày đăng: 07/07/2023, 01:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w