GIÁO TRÌNH
TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰCTrình độ đào tạo: Cao đẳng, Trung cấp
Chuyên ngành khoa học cây trồng; Trồng trọt và BVTV
(Giáo trình lưu hành nội bộ)
Trang 2trường Cao đẳng Nông Lâm Đơng Bắc Tơi biên soạn giáo trình Cây lương thực, Đây
là tài liệu chính, được lưu hành nội bộ và thống nhất để giảng dạy trong trường và làtài liệu tham khảo cho sinh viên các nghề đào tạo khác.
Tập Giáo trình này được cập nhật những thông tin mới, kỹ thuật mới về lĩnhvực trồng trọt cây lương thực, ngồi ra cịn kế thừa những kiến thức cơ bản từ các tàiliệu tham khảo của trường Đại học nông nghiệp Hà Nội Giáo trình cây lương thựcgồm 03 bài:
Bài 1: Cây lúaBài 2: Cây ngôBài 3: Cây khoai lang
Trong mỗi bài được giới thiệu những kiến thức cơ bản về giá trị kinh tế, giá trịsử dụng, đặc điểm thực vật học, yêu cầu sinh thái, kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch và bảoquản Các nội dung được biên tập hết sức ngắn ngọn để các em học sinh sinh viên đọchiểu được nội dung của học phần nhanh nhất Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sựcảm ơn sâ u sắc tới các đồng chí trong Hội đồng khoa học nhà trường đã góp ý để tơihồn thiện cuốn giáo trình.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do thời gian và trình độ cịn có hạn nên cuốn giáotrình khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tơi rất mong nhận được những ýkiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học cùng các bạn đọc đểgiáo trình của tơi được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 3PVMĐPhạm vi mắt đẻ
KNĐNKhả năng đẻ nhánhBVTVBảo vệ thực vật
IPMQuản lý dịch hại tổng hợp trên câytrồng
NPKTỷ lệ phân đạm, lân, kali.
TGMS (Thermo - sensitive genic malesterile)
Bất dục đực di truyền nhân mẫn cảmvới nhiệt độ
TGST Thời gian sinh trưởng
IRRI (Intcrnational Rice RescarchInstitute)
Trang 41.1.1 Lúa gạo với đời sống của con người 7
1.1.2 Lợi ích và giá trị kinh tế 7
1.2 NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA VÀ NGHỀ TRỒNG LÚA 8
1.2.1 Nguồn gốc phát sinh cây lúa 8
1.2.2 Nguồn gốc thực vật 9
1.3 PHÂN LOẠI 9
1.3.1 Phân loại theo hệ thống phân loại thực vật 9
1.3.2 Phân loại theo nhóm dựa vào điều kiện sinh thái 10
1.3.3 Phân loại theo thời gian sinh trưởng 10
1.3.4 Phân loại theo cảm ứng nhiệt độ và phản ứng quang chu kỳ 10
1.3.5 Phân loại theo hệ thống của các nhà chọn giống 11
1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO 11
1.4.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới 11
1.4.2 Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 11
2 HÌNH THÁI THỰC VẬT HỌC, YÊU CẦU SINH THÁI VÀ SINH TR ƯỞNGPHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA 13
2.1 HÌNH THÁI THỰC VẬT HỌC 13
2.1.1 Hệ thống rễ lúa 13
2.1.2 Thân, nhánh lúa 15
2.1.3 Lá 17
2.1.4 Bông lúa, hoa và hạt 19
2.2 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH 22
2.2.1 Điều kiện khí hậu 22
2.2.2 Điều kiện đất đai 24
2.3 GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA 25
2.3.1 Sinh trưởng của cây lúa 25
2.3.2 Các giai đoạn phát triển của cây lúa 25
3 KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH LÚA 33
3.1 PHƯƠNG THỨC LÚA CẤY 33
3.1.1 Một số phương thức làm mạ cho lúa cấy 33
3.1.2 Thời vụ gieo cấy lúa 38
3.1.3 Mật độ khoảng cách cấy 39
3.1.4 Kỹ thuật bón phân cho lúa 39
3.1.5 Tưới nước 39
3.1.6 Làm cỏ sục bùn 39
3.1.7 Phòng trừ sâu bệnh cho lúa 39
3.2 PHƯƠNG THỨC GIEO THẲNG (SẠ LÚA) 43
Trang 53.3.5 Kỹ thuật thâm canh cây lúa 50
3.3.6 Biện pháp điều chỉnh nhánh hữu hiệu 51
3.3.7 Điều khiển khóm lúa có bơng to, hạt mẩy, tỷ lệ lép thấp bằng các biện pháp kỹthuật 52
3.4 QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH ĐỐIVỚI LÚA 52
3.4.1 Thu hoạch 52
3.4.2 Bảo quản 53
Bài 2: CÂY NGÔ 54
1 TỔNG QUAN VỀ CÂY NGÔ 54
1.1 Ý NGHĨA KINH TẾ VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG 54
1.2 NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 55
1.2.1 Ngồn gốc về địa lý 55
1.2.2 Nguồn gốc di truyền 55
1.2.3 Sự lan truyền cây ngô trên thế giới 55
2 HÌNH THÁI THỰC VẬT HỌC, YÊU CẦU SINH THÁI VÀ SINH TRƯỞNGPHÁT TRIỂN CỦA CÂY NGÔ 56
2.1.1 Hệ thống rễ 56
2.1.2 Thân 58
2.1.3 Lá ngô 58
2.1.4 Hoa ngô 59
2.1.4.3 Đặc điểm q trình thụ phấn, thụ tinh 61
2.1.5 Hạt ngơ 63
2.2 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH 63
2.2.1 Nhiệt độ 63
2.2.2 Nước và lượng mưa 64
2.2.3 Ánh sáng và đặc điểm quang hợp của cây ngô 64
2.3 CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY NGÔ 66
2.3.1 Giai đoạn nảy mầm (Từ trồng đến 3 lá) 66
2.3.2 Giai đoạn cây con (Từ lúc ngơ 3 lá đến phân hóa hoa) 67
2.3.3 Giai đoạn vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản (Từ phân hóa hoa đến trỗ cờ) 68
2.3.4 Thời kỳ nở hoa (Bao gồm trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh) 69
2.3.5 Thời kỳ chín (Bao gồm từ thụ tinh đến chín) 70
2.3.6 Sự hình thành và phát triển cơ quan sinh sản 71
2.3.6.1 Các bước hình thành bơng cờ 71
2.3.6.2 Các bước hình thành bắp ngơ 72
2.3.6.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh cơ quan sinh sản 73
3 KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SĨC, THU HOẠCH NGƠ 74
3.1 KỸ THUẬT TRỒNG 74
3.1.1 THỜI VỤ TRỒNG 74
3.1.1.1 Vùng núi phía Bắc 75
3.1.1.2 Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có các vụ ngơ sau 75
Trang 63.1.3 Giới thiệu một số giống ngô mới đang được trồng phổ biến 76
3.1.3.1 Giống lai đơn LVN184 76
3.1.3.2 Giống lai đơn LVN37 76
3.1.3.3 Giống ngô nếp VN6 76
3.1.3.4.Giống ngô LVN66 76
3.1.4 Mật độ và khoảng cách trồng 77
3.1.4.1 Mật độ, khoảng cách trồng 77
3.1.4.2 Chuẩn bị hạt giống và cách gieo 77
3.2 KỸ THUẬT CHĂM SÓC NGƠ 77
3.2.1 Trồng dặm ngơ 77
3.2.2 Bón thúc Làm cỏ 77
3.2.3 Rút cờ thụ phấn bổ sung 78
3.2.4 Phịng trừ sâu bệnh cho ngơ 79
3.2.4.1 Sâu hại 79
3.2.4.2 Bệnh hại ngô 81
3.3 THU HOẠCH, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NGÔ 82
3.3.1 Giới thiệu các cách thu hoạch ngô 82
3.3.2 Công nghệ sau thu hoạch ngô 83
Bài 3 CÂY KHOAI LANG 83
1 TỔNG QUAN VỀ CÂY KHOAI LANG 83
1.1 Ý NGHĨA KINH TẾ VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG 83
1.1.1 Ý nghĩa kinh tế 83
1.1.2 Giá trị sử dụng 84
1.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ NGUỒN GỐC 86
2 HÌNH THÁI THỰC VẬT HỌC, YÊU CẦU SINH THÁI VÀ SINH TRƯỞNG,PHÁT TRIỂN CÂY KHOAI LANG 87
2.1 HÌNH THÁI THỰC VẬT HỌC 87
2.1.1 Rễ 87
2.1.2 Thân 89
2.1.3 Lá 90
2.1.4 Hoa và quả 91
2.2 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH 92
2.2.1 Nhiệt độ 92
2.2.2 Nước 92
2.2.3 Ánh sáng 93
2.2.4 Yêu cầu đất trồng và các chất di nh dưỡng 94
2.3 CÁC THỜI KỲ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 95
2.3.1 Thời kỳ mọc mầm và ra rễ 95
2.3.2 Thời kỳ phân cành, kết củ 95
2.3.3 Thời kỳ sinh trưởng thân lá 96
2.3.4 Thời kỳ phát triển của củ 96
2.3.5 Mối quan hệ T/R 96
Trang 73.1.1.4 Vụ khoai lang hè thu 98
3.1.2 Làm đất và lên luống 99
3.1.2.1 Làm đất 99
3.1.2.2 Lên luống 99
3.1.3 Giống, hiện tượng thối hóa và biện pháp phục tráng giống 99
3.1.3.1 Tình hình sản xuất giống khoai lang ở Việt Nam 99
3.1.3.2 Tiêu chuẩn một giống khoai lang tốt đem trồng 100
3.1.3.3 Phục tráng giống bằng cách gơ củ 100
3.1.3.4 Giới thiệu một số giống khoai lang trồng năng suất cao 100
3.1.5 Các phương pháp trồng khoai 1033.1.5.1 Phương pháp trồng 1033.1.5.2 Trồng dây phẳng dọc luống 1033.1.5.3 Trồng dây áp sườn 1033.2 KỸ THUẬT CHĂM SÓC 1043.2.1 Bấm ngọn nhấc dây 104
3.2.2 Làm cỏ, xới xáo và vun 104
3.2.3 Tưới nước 104
3.2.4 Kỹ thuật bón phân 104
3.2.4.1 Bón lót 105
3.2.4.2 Bón thúc 105
3.2.5 Phòng trừ sâu bệnh hại 106
Trang 8Hơn một nửa dân số thế giới đã sử dụng 25 -50% lúa gạo trong lương thực hàng
ngày của họ Ở một số nước châu Á như Banglades, Srilanca, Việt Nam,
Campuchia…lúa là lương thực chính hàng ngày của 90% dân số cả nước; Ở Indones ia,
Thái Lan là 80%; Philippin, Triều Tiên là 75%, Ấn Độ là 65% và Trung Quốc là 63%.Tinh bột gạo là nguồn cung cấp năng lượng calo chủ yếu để duy trì sự sống cho
con người Nguồn cung cấp calo từ gạo đã duy trì sự sống cho khoảng 40% dân số thế
giới Sản lượng trung bình 1ha lúa cung cấp năng lượng duy trì sự sống cho 7,5 người
/năm; Ngơ 5,3 người/năm và lúa mì 4,1 người/năm Tổng lượng calo trung bình trên
tồn thế giới cần khoảng 3119 calo/người/ngày, trong đó lúa gạo cung cấp 552calo/người/ngày, chiếm 18% tổng lượng calo cung cấp cho con người (surạit K.DEDatta 1981).
Ngồi ra gạo cịn cung cấp các chất dinh dưỡng khác cho sự sống con người
như: Protein, chất béo, vitamin (B1, B2, B6, PP).
- Hàm lượng xenlulo và tro trong gạo cao làm cho gạo là loại thức ăn dễ tiêuhóa, hệ số tiêu hóa cao.
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng của một số cây lương thực
(% khối lượng khô)
Cây trồngPrôteinTinh bộtLipitXeluloTroNước
Lúa gạo 7,6 62,5 2,2 10,9 5,8 11,0
Ngơ 10,1 68,2 4,8 2,3 1,5 13,1
Lúa mì 13,6 67,8 2,0 2,3 1,9 12,4
(Nguồn: Giáo trình kỹ thuật trồng lúa Đinh Thế Lộc Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội 2006 )
Ở Việt Nam, lúa là cây lương thực hàng đầu cung câp năng lượng duy trì sự
sống cho người dân Giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bả o an toàn lương thựcthực phẩm Ngồi ra cịn là cây trồng đóng góp tỷ suất lớn nhất trong ngành nôngnghiệp nước ta (Năm 2002 tại đồng bằng Sông Hồng giá trị của lúa chiếm 46,3% vàtại đồng bằng Sông Cửu Long là 53,5%).
1.1.2 Lợi ích và giá trị kinh tế
Sản phẩm chính của cây lúa là gạo là nguồn cung cấp calo cho sự sống con
người Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem,
phở, bánh đa, bánh chưng, bún, rượu, làm bánh kẹo, thuốc chữa bênh…Ngồi ra cácsản phẩm phụ của cây lúa có nhiều lợi ích như:
Trang 9- Rơm rạ: Được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồ giadụng (thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm
Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận
khác của cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chíbộ phận rễ lúa cịn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho
đất tơi xốp , được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng
vụ sau.
1.2 NGUỒN GỐC, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÂY LÚA VÀ NGHỀ TRỒNGLÚA.
1.2.1 Nguồn gốc phát sinh cây lúa
- Cây lúa trồng có tên khoa học là Oryza sativa L, là cây trồng xuất hiện sớm,thuộc một trong những cây trồng cổ xưa nhất Oryza sativa L là loài cây thân thảo
sống hàng năm, thời gian sin h trưởng tùy theo các giống dài ngắn khác nhau, nằmtrong phạm vi từ 60-250 ngày.
- Về phương diện thực vật học thì lúa trồng hiện nay là do lú a dại Oryza fatua
hình thành thơng qua một q trình chọn lọc nhân tạo lâu dài Lồi lúa dại này thườngthấy ở vùng Đông Nam Á (Ấn Độ, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Nam TrungQuốc)
- Theo các tài liệu đã ghi chép được thì cây lúa đã được trồng ở trung quố ckhoảng 2800 – 2700 trước công nguyên Các tài liệu khả o cổ học cho thấy.
+ Ở Ấn Độ các hạt thóc hóa thạch tìm được ở Hasthinapur (Bang Utarpradesh)có tuổi 1000-750 năm trước cồn nguyên.
+ Ở Thái Lan, cây lúa đã được trồng vào cuối thời kỳ đồ đá mới đến đầu thời kỳ
đồ đồng (4000 năm trước công nguyên).
+ Ở Việt Nam cây lúa đã được trồng phổ biến và nghề trồng lúa đã khá phồnthịnh ở thời kỳ đồ đồng (4000-3000 năm trước công nguyên).
- Về trung tâm phát sinh của cây lúa:
Mặc dù cịn có những chỗ khác nhau nhưng nói chung ý kiến của nhiều nhàkhoa học trên thế giới về trung tâm phát sinh cây lúa trồng có thể tóm tắt như sau:
+ Cây lúa trồng có thể được thuần hóa từ nhiều nơi khác nhau thuộc Châu Á(Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Myanma, Ấn Độ)
+ Vùng Đông Nam Á là nơi cây lúa đã được trồng sớm nhất, tại đây ở t hời kỳ
đồ đồng nghề trồng lúa đã rất phát triển.
+ Những nơi được coi là phát sinh cây lúa hiện cịn có nhiều lồi lúa dại và ở đó
Trang 10nhiều đặc trưng đặc tính đa dạng đủ đáp ứng cho những mục đích khác nhau của loài
người.
1.2.2 Nguồn gốc thực vật
Về nguồn gốc thực vật của loài O.sativa, các nhà khoa học ở trên thế giới cịn
có nhiều ý kiến khác nhau:
- Oka, H.I và W.T.Chang (1962) đã phát hiện lồi phụ Japonica của lồi
O.sativa có tổ tiên là một dạng bán hoang dại (trung gian giữa lúa trồng và lúa dại) vàđặt giả thiết cho rằng lồi O.sativa tiến hóa từ dạng lúa bán dại hàng năm và lâu năm.
- G.Second (1986) khi nghiên cứu mối quan hệ của các loài trong chi Oryzacho rằng lồi O.sativa hình thành từ lồi O.rufipogon châu Á; Mối quan hệ giữa loài
O.sativa và các loài khác với các lồi lúa dại có thể được giải thích do sự phân nhánh
trong q trình tiến hóa do thay đổi khí hậu ở thế giới cổ đại kỷ thứ 3.
1.3 PHÂN LOẠI
1.3.1 Phân loại theo hệ thống phân loại thực vật
Cây lúa cũng giống như các loài cây cỏ khác, được sắp xếp theo hệ thống chungcủa phân loại thực vật Theo hệ thống phân loại này, cây lúa được sắp x ếp như sau:
- Ngành (Divisio) : Angiospermae – Thực vật có hoa- Lớp (Classic): Monocotyledones – Lớp một lá mầm- Bộ (Ordines): Poales – Hịa thảo có hoa
- Họ (Familia): Poacal – Hòa thảo
- Họ phụ (Subfamilia): Poidae – Hòa thảo ưa nước- Chi (Genus): Oryza – Lúa
- Loài (Species): Oryza sativa – Lúa trồng- Loài phụ: (Subspecies):
+ Subsp: Japonica – Loài phụ nhật bản+ Subsp: Indica – Loài phụ Ấn Độ+ subsp: Javanica – Loài phụ java
- Biến chủng (Varietas): Var.Mutica – biến chủng hạt mỏ cong
Hệ thống phân loại này giúp cho các nhà khoa học phân biệt được lai gần hoặclai xa.
Cho đến nay hệ thống phân loại này của loài lúa trồng Oryza sativa L đã đạtđược sự thống nhất theo các tài liệu chính thức thì lồi Oryza sativa L gồm: 3 loài
Trang 11- Loài phụ: Japonica được trồng chủ yếu ở Nhật Bản, Triều Tiên, Phần châu Âu
quanh Địa Trung Hải, Liên Xơ, M ỹ.
- Lồi phụ Javanica được trồng chủ yếu ở Indonesia, Philippin
- Ba loài phụ này có những đặc điểm khác nhau v ề hình thái, phản ứng quangchu kỳ và tính chống chịu.
1.3.2 Phân loại theo nhóm dựa vào điều kiện sinh thái
Dựa trên cơ sở nguồn nước cung cấp (De Datta 1981):- Đất thấp (Làm đất ruộng có nước).
- Đất cao (Làm đất khơ)
Dựa vào chế độ nước trên ruộng:- Đất cao (Khơng có nước)- Đất thấp (với 5-50 cm nước)
- Nước sâu (trên 51cm đến 5 -6m nước)
Ví dụ: Đất cao canh tác nhờ nước trời: Nhóm lúa cạn ở Việt Nam cịn gọi là lúa
nương ở các vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Lúa rẫy ở miền núi Nam Trung
bộ và Tây Ngun
- Nhóm lúa có tưới: Chiếm diện tích lớn nhất và phổ biến nhất- Nhóm đất thấp canh tác nhờ nước trời
- Nhóm lúa chịu nước sâu
1.3.3 Phân loại theo thời gian sinh trưởng
Các giống lúa được phân loại theo các nhóm sau:- Nhóm cực ngắn: Thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày- Nhóm ngắn ngày: Thời gian sinh trưởng 91 -115 ngày- Nhóm trung ngày: Thời gian sinh trưởng 116-130 ngày- Nhóm dài ngày: Thời gian sinh trưởng trên 131 ngày
1.3.4 Phân loại theo cảm ứng nhiệt độ và phản ứng quang chu kỳ
- Loại cảm ứng nhiệt độ (cảm ôn): Phụ thuộc vào lượng nhiệt tích lũy được(tổng tích nhiệt) để ra hoa và hoàn thành chu kỳ sinh trưởng phát triển của nó Tuynhiên tổng tích nhiệt cao hay thấp còn phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của cácnhóm giống (Giống dài n gày có tổng tích nhiệt cao hơn giống ngắn ngày).
- Loại phản ứng quang chu kỳ (Cảm quang): Là nhóm có phản ứng với độ dàichiếu sáng trong ngày Các giống thuộc nhóm này phải có số giờ chiếu sáng trong mộtngày ngắn (dưới 13h ánh sáng / ngày đêm) thì mới r a hoa và hoàn thành chu kỳ sinh
Trang 12Hệ thống phân loại này có các đặc điểm sau:
- Phân loại theo loại hình sinh thái địa lý : Gồm nhóm Đơng Á; nhóm Nam Á;Nhóm Philippin; Nhóm Trung Á; Nhóm Iran, Nhóm Châu Âu; Nhóm Châu Phi; NhómChâu Mỹ La Tinh (Liakhovkin.a.G 1992)
- Phân loại theo nguồn gốc hình thành bao gồm:+ Nhóm quần thể địa phương
+ Nhóm quần thể lai+ Nhóm quần thể đột biến
+ Nhóm quần thể tạo ra bằng cơng nghệ sinh học+ Nhóm các dịng bất dục đực
- Phân loại theo các tính trạng đặc trưng (IRRI – INGER – 1995)
- Dựa vào các tính trạng đặc trưng để xếp vào một nhóm và gọi là một tập đoàn:+ Tập đoàn năng suất cao
+ Tập đoàn chất lượng t ốt+ Tập đoàn giống chống bệnh+ Tập đoàn giống chốn g chịu sâu+ Tập đoàn giống chống chịu rét+ Tập đoàn giống chống chịu hạn+ Tập đồn giống chống chịu úng ngập.
Người ta cịn có thể phân loại theo mùa vụ: V ụ chiêm, vụ xuân, vụ mùa, vụ hè
thu trong đó được phân theo các trà: Trà sớm, trà trung, trà muộn.
1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO
1.4.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
- Có 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả các Châu lục trên thế giới Trong
đó, Châu Phi có 41 nước trồng lúa, Châu Á- 30 nước, Bắc Trung Mỹ-14 nước, Nam
Mỹ-13 nước, Châu Âu-11 nước và Châu Đại Dương-5 nước Diện tích lúa biến động
và đạt khoảng 152.000 triệu ha, năng suất lúa bình quân xấp sỉ 4,0 tấn/ha Ấn Độ lànước có diện tích trồng lúa lớn nhất 44.790 triệu ha, ngược lại Jamaica là nước có diện
tích trồng lúa thấp nhất 24 ha Năng suất lúa cao nhất đạt 9,45 tấn/ha tại Australia vàthấp nhất là 0,9 tấn/ha tại IRAQ.
1.4.2 Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
1.4.2.1 Vị trí của cây lúa và các vùng trồng lúa ở Việt Nam
Trang 13Tuy nhiên tỷ lệ tăng và sự phân bố ở các vùng kinh tế khác nhau cũng có khácnhau.
Bảng 1.2 Năng suất lúa phân theo các vùng (tạ/ha)
Các vùng19952000200120022003
Đồng bằng Sông Hồng 44,4 55,2 53,4 56,4 54,8
Đông Bắc 28,6 40,0 40,3 42,2 43,6
Tây Bắc 24,5 29,5 31,6 32,7 34,7
Bắc Trung Bộ 31,4 40,6 42,3 45,1 46,3
Duyên Hải Nam trung Bộ 33,5 39,8 41,2 42,8 45,8
Tây nguyên 24,4 33,6 35,7 32,5 37,9
Đông Nam Bộ 28,3 31,9 33,3 34,7 36,3
Đồng Bằng sông cửu Long 40,2 42,3 42,2 46,2 46,3
(Nguồn: Giáo trình kỹ thuật trồng lúa Đinh Thế Lộc Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội.2006)
Đồng Bằng Sơng Cửu Long có diện tích lớn nhất, chiếm tới 50% tổng diện tích
lúa cả nước do đó cũng chiếm tới 50% sản lượng cả nước, vùng có diện tích thấp nhấtlà các vùng miền núi, nhất là hai vùng Tây Bắc và Tây Ngun có diện tích dưới200.000 ha, sản lượng chỉ đạt 500.000 – 700.000 tấn Về năng suất lúa, vùng có năngsuất bình qn cao nhất là Đồng bằng Sông Hồng (54,8 tạ/ha), vùng có năng suất thấpnhất là Tây Bắc (34,7 tạ/ha).
1.4.2.2 Triển vọng và thách thức đối với nghề trồng lúa ở Việt Nam
a Những thuận lợi và triển vọng
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm nên rất thuận lợi cho nghềtrồng lúa Bởi vậy Việt Nam có thể coi là cài nơi hình thành cây lúa nước Cây lúa là
cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của Việt Nam để đảm bảo
vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu Hiện nay diện tích trồng lúa cả
nước từ 7,3 đến 7,5 triệu ha, năng suất trung bình 4,6 tấn/ha, sản lượng giao động
trong khoảng 34,5 triệu tấn/năm, xuất khẩu chưa ổn định từ 2,5 triệu đến 4 triệutấn/năm Trong giai đoạn tới sẽ duy trì ở mức 7,0 triệu ha, phấn đấu năng suất trungbình 5,0 tấn/ha, sản lượng lương thực 35 triệu tấn và xuất khẩu ở mức 3,5 - 4 triệu tấngạo chất lượng cao.
Trang 14- Nơng dân Việt Nam có kinh nghiệm trồng lúa từ lâu đời.
- Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếpthu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vựcvà thế giới.
- Năng suất, sản lượng lúa ngày càng tăng do ngày càng có nhiều giống mớichịu thâm canh, năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng rộng và chống ch ịusâu bệnh.
- Xuất khẩu gạo ngày càng tăng về số lượng và chất lượng góp phần ổn định đờ isống cho nơng dân là lực lượng chiếm đại đa số trong tổng số 80 triệu dân Việt Nam.
- Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúagạo và các loại sản phẩm nơng nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị
trường thương mại nông sản của thế giới.
b Những trở ngại và thách thức
- Q trình đơ thị hố tăng, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp
- Nhiều vùng sản xuất lúa được nông dân sở hữu rất manh mún, khó cơ giớihóa.
- Q trình áp dụng giống mới chịu thâm canh, phát triển thành những vùng sảnxuất hàng hóa là điều kiện thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm, khó phịngtrừ.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chất lượngnông sản.
- Tham gia vào thị trường thương mại thế giới có s ự địi hỏi rất khắt khe về chất
lượng nơng sản Do vậy phải có sự đầu tư một cách đồng bộ từ sản xuất đến đánh giá
kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ
Câu hỏi và bài tập
1 Nêu nguồn gốc, giá trị, tình hình sản xuất cây lúa và nghề trồng l úa ở ViệtNam.
2 Trình bày cách phân loại đối với cây lúa.
3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn của nghề trồng lúa ở Việt Nam.
2 HÌNH THÁI THỰC VẬT HỌC, YÊU CẦU SINH THÁI VÀ SINH TRƯỞNGPHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA
2.1 HÌNH THÁI THỰC VẬT HỌC2.1.1 Hệ thống rễ lúa
Trang 15- Rễ phụ (còn gọi là rễ bất định): Rễ phụ mọc ra từ các mắt (đốt) trên thân lúa.Mỗi mắt có từ 5-25 rễ phụ, rễ phụ mọc dài, có nhiều nhánh và lông hút Trong giai
đoạn tăng trưởng, các mắt này thường rất khít nhau và nằm ở dưới mặt đất, nên rễ lúa
tạo thành một chùm, do đó, rễ lúa cịn gọi là rễ chùm Tầng rễ phụ đầu tiên mọc ra ởmắt đầu tiên ngay trên trục trung diệp (mesocotyl).
Hình 2.1 Bộ rễ lúa
- Cắt ngang một rễ non quan sát trên kính hiển vi rễ lúa có cấu tạo:
+ Ngồi cùng là lớp lơng hút, do tế bào biểu bì kéo dài ra mà thành, trong biểubì là ngoại bì, rồi đến lớp tế bào màng dày bao bọc xung quanh trung trụ.
+ Trong trung trụ có nội bì và mạch dẫn Khi rễ già thì biểu bì mất đi, lơng hútchết, ngoại bì hóa bần khơng thấm nước Lơng hút có chức năng hút nước và dinh
dưỡng từ đất vào rễ, nhưng tồn tại một thời gian ngắn rồi chết đi và những lông hút
mới lại tiếp tục xuất hiện.
2.1.1.2 Sự phát triển của bộ rễ
- Số lượng rễ nhiều hay ít của cây lúa phụ thuộc vào số mắt đốt trên thân Bộ rễlúa có khoảng 500- 800 rễ với tổng chiều dài khoảng 168m.
- Giai đoạn đẻ nhánh, rễ tập trung phân bổ ở lớp đất mặt (0-10cm), các giai
đoạn sau rễ phân bố ở tầng đất 0-20cm và đạt tối đa giai đoạn trước trổ bông và giảmđi vào thời kỳ chín.
- Thời kỳ đẻ nhánh và làm địng, bộ rễ lúa phát triển chủ yếu theo chiều ngang(có hình bầu dục)
Trang 16Hình 2.2 Bộ rễ lúa qua các thời kỳ
- Trong điều kiện bình thường rễ non có màu trắng sữa, rễ già sẽ chuyển sangmàu vàng, nâu nhạt rồi nâu đậm, tuy nhiên phần chóp rễ vẫn cịn màu trắng.
- Bộ rễ khơng phát triển, rễ bị thối đen biểu hiện tình trạng mất cân bằng dinh
dưỡng trong đất, cây lúa không hấp thu được dinh dưỡng nên còi cọc, lá vàng, dễ bị
bệnh và lụi dần nếu khơng có biện pháp xử lý kịp thời Sự phát triển của bộ rễ tốt hayxấu tùy loại đất, điều kiện nước ruộng, tình trạng dinh dưỡng của cây và giống lúa.
2.1.2 Thân, nhánh lúa
2.1.2.1 Hình thái cấu tạo thân lúa
Thân lúa (stem) gồm những mắt và lóng nối tiếp nhau, Lóng là ph ần thân rỗng
ở giữa 2 mắt và thường được bẹ lá ôm chặt Xét về mặt hình thái, thân lúa chia làm hai
loại
- Thân giả: Do bẹ lá kết hợp lại với nhau, được hình thành ở giai đoạn đầu, dosự sắp xếp của các bẹ lá, thường dẹt và xốp.
Trang 17Thân lúa được hình thành và phát triển trong giai đoạn làm đốt, thân được hình
thành do sự kéo dài của các đốt (vươn lóng) Số đốt của thân cây lúa thường có số
lượng khác nhau tùy giống và ít thay đổi do điều kiện mơi trường Thường trung bình
mỗi thân cây lúa có 4-5 đốt dài phân biệt được Có những giống có tới 6-7 đốt (cácgiống có phản ứng ánh sáng ngày ngắn và cấy ở chân ruộng sâu như Tám Xoan, Tám
thơm) Các đốt phát triển tuần tự từ dưới lên trên, đốt sau dài hơn đốt trước, dài nhất làđốt mang bông lúa Mặc dù các giống lúa có sự khác nhau về số đốt so ng số đốt dài
nhất cũng chỉ có 3 đốt và tổng chiều dài 3 đốt này cùng với bông lú a chiếm tới 90%chiều dài thân, 3 đốt cuối (đốt gốc) ngắn, to, dày thì thường cây lúa có khả năng chống
đỡ tốt.
Giống lúa nào có lóng ngắn, thành lóng dầy, bẹ lá ơm sát thân thì thân lúa sẽcứng chắc, khó đổ ngã và ngược lại Nếu đất ruộng có nhiều nước, cấy dầy, thiếu sánhsáng, bón nhiều phân đạm thì lóng có khuynh hướng vươn dài và mềm yếu làm cây lúadễ đổ ngã Lúa bị đổ ngã thì sự hút dinh dưỡng và quang hợp bị trở ngại, sự vậnchuyển các chất bị cản trở, hô hấp mạnh làm tiêu hao chất dự trữ đưa đến hạt lépnhiều, năng suất giảm Sự đổ ngã càng sớm, lúa bị thiệt hại càng nhiều và năng suấtcàng giảm.
Hình 2.3 Thân lúa
2.1.2.3 Nhánh và sự đẻ nhánh
Trang 18Hình 2.4 Nhánh lúa
2.1.3 Lá
2.1.3.1 Hình thái lá lúa
Cây lúa có 3 loại lá: Lá bao mầm, lá khơng hồn tồn (khơng có phiến lá) và láthật Một lá lúa hồn chỉnh gồm có các bộ phận: Phiến lá, thìa lìa, cổ lá, tai lá, bẹ lá, cónhững giống lúa cịn có lơng trên lá.
- Phiến lá: Là bộ phận đóng vai trị quan trọng nhất, vì đây là nơi diễn ra quátrình quang hợp để tạo ra vật chất đồng hóa (đường, tinh bột) tích lũy cho cây.
+ Phiến lá gồm 1 gân chính ở giữa và nhiều gân song song chạy từ cổ lá đếnchóp lá Mặt trên phiến lá có nhiề u lơng để hạn chế thốt hơi nước và điều hịa nhiệt
độ.
+ Hình dạng của phiến lá khác nhau tùy thuộc vào giống (hình bầu dục, mũi
mác, cong đầu, lá xòe, lá đứng thẳng, bản lá dày, mỏng).
+ Màu sắc của lá cũng khác nhau tùy thuộc vào giống: Lá xanh, lá đậm, xanhnhạt, xanh sáng, xanh vàng, đơi khi có giống màu tím nhưng giống này trong sản xuấthiếm gặp.
- Bẹ lá: Bẹ lá là phần ôm lấy thân lúa Giống lúa nào có bẹ lá ơm sát thân thì
cây lúa đứng vững khó đổ ngã hơn.
Trang 19xuống trước khi phân phối đến các bộ phận khác trong cây.- Cổ lá: Cổ lá là phần nối tiếp giữa phiến lá và bẹ lá.+ Cổ lá to hay nhỏ ảnh hưởng tới góc độ của phiến lá.
+ Cổ lá càng nhỏ, góc lá càng hẹp, lá lúa càng thẳng đứng và càng thuận lợi choviệc sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp.
+ Tại cổ lá còn có 2 bộ phận đặc biệt gọi là tai lá và thìa lá.
- Tai lá: Là phần kéo dài của mép phiến lá có hình lơng chim uốn cong hình chữC ở hai bên cổ lá.Trong họ hòa thảo chỉ cây lúa mới có tai lá, đây là bộ phận đặc trưngcủa cây lúa và cũng là bộ phận để phân biệt sự sai khác giữa cây lúa với cây cỏ lồngvực khi cây cịn nhỏ.
- Thìa lìa: Là phần kéo dài của bẹ lá, ôm lấy thân, ở cuối chẻ đôi Độ lớn vàmàu sắc của tai lá và thìa lá khác nhau tùy theo giống lúa.
Hình 2.4 Các bộ phận của lá lúa
2.1.3.2 Cấu tạo lá
Cắt ngang phiến lá và quan sát dưới kính hiển vi thấy cấu tạo của lá gồm:- Biểu bì, mơ cơ giới, mơ đồng hóa, mạch dẫn lớn, mạch dẫn nhỏ, mặt ngoàicủa lá có khí khổng và lơng tơ.
+ Mơ đồng hóa của cây lúa chứa các hạt diệp lục và phân bố ở cả hai mặt lá, do
đó lá lúa có khả năng quang hợp cả hai mặt.
Trang 20trồng, biến thiên từ 16-21 lá.
- Các giống lúa ngắn ngày thường có tổng số biến thiên từ 12 -16 lá.
- Lá hình thành cuối cùng là lá địng, lá thứ hai từ trên xuống hoạt động mạnhnhất là lá cơng năng.
- Lá địng giữ vai trị lớn nhất trong việc nuôi dưỡng bông lúa sau trỗ Việc nắm
được các đặc điểm của lá lúa giúp chúng ta chủ động đề ra các biện pháp kỹ thuật
thích hợp để phát huy tối đa vai trò của bộ lá trong quần thể ruộng lúa nhằm đạt năngsuất cao.
- Cây lúa có nhiều nhánh nên ở mỗi thời kỳ đều có nhiều lá công năng cùnghoạt động mạnh Hoạt động của lá lúa theo quy luật lá sau ra thì lá trước lụi đi nên trêncùng một thân cây lúa thường chỉ duy trì từ 4 -5 lá xanh nhưng do khóm lúa có nhiềunhánh nên số lá tồn tại ở một khóm khá nhiều.
Để xác định tuổi của cây lúa, người ta dùng chỉ số tuổi lá:
Số lá ở một giai đoạn nào đó
Chỉ số tuổi lá (%) = x 100Tổng số lá
2.1.4 Bông lúa, hoa và hạt
2.1.4.1 Hình thái cấu tạo bơng
Sau khi ra đủ số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bơng Bơng lúa gồm các bộ phận:
Một trục chính, gié cấp 1 xuất phát từ trục bông, gié cấp 2 xuất phát từ gié cấp 1, các
hoa lúa được đính trên gié cấp 2, phần đầu bông trên gié cấp 1 Thông thường một
Trang 21Bơng lúa có nhiều dạng khác nhau:
- Bông thẳng, trục bông không cong: Dạng này thuộc loại hình bơng bé- Bơng cong đầu: Phần gần đầu bơng cong
- Bơng cong trịn: Bơng cong xuống từ giữa phần bơng
Tùy theo vị trí giữa gé cấp 1 và trục bơng cịn có thể phân biệt ra các loại hìnhbơng chụm, bơng hơi xịe, bơng xịe và bơng rất xịe
Hình 2.6 Hình thái và cấu tạo bơng lúa
2.1.4.2 Cấu tạo hoa lúa
* Hình thái và cấu tạo
Hạt lúa khi chưa thụ phấn, thụ tinh thì gọi là hoa lúa.
Trang 22- Vỏ trấu: Có hai mảnh, 1 mảnh to và 1 mảnh nhỏ ôm lấy nhau và có màu sắckhác nhau tùy giống
- Râu: Hạt lúa có thể có râu hoặc khơng có râu, ở hạt có râu thì mỏ kéo dài rathành râu, vỏ hạt và râu thường cùng một màu Mỏ hạt là một bộ phận của vỏ trấu to
- Mày trấu: Mỗi hạt có hai mày trấu dính liền với cuống hạt.- Hạt gạo gồm hai phần: Nội nhũ và phôi
+ Nội nhũ được bao bọc bởi lớp vỏ cám, màu sắc vỏ cám cũng khác nhau tùygiống Nội nhũ là bộ phận dự trữ dinh dưỡng để nuôi phôi và khi hạt nảy mầm, nócung cấp dinh dưỡng cho phơi phát triển thành cây lúa non.
+ Phơi nằm ở phía cuống hạt lúa Khi đủ điều kiện nảy mầm thì phơi phát triểnthành rễ và mầm, cây lúa bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng phát triển mới.
Trang 23từng giai đoạn phát triển của cây lúa mà ảnh hưởng của nhiệt độ có khác nhau.
Bảng 1.3: Yêu cầu nhiệt độ của cây lúa ở các giai đoạn khác nhau
(yosida 1977)
Giai đoạn phát triểnNhiệt độ giới hạn (
oC)ThấpCaoTối thíchNảy mầm 10 45 30 – 35Mạ 12 -13 35 25 – 30Ra rễ 16 35 25 – 28Ra lá 7 -12 45 31Đẻ nhánh 9 -16 33 25 -31Phân hóa địng 15-20 38 25-30Nở hoa 22 35 30 -33Chín 12 -18 30 20 -25
* Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp
- Nhiệt độ thấp làm cho hạt lúa nảy mầm kém, kéo dài thời gian nảy mầm.- Nhiệt độ thấp quá trình đẻ nhánh kéo dài và rễ phát triển chậm, cây lúa hút
dinh dưỡng kém.
- Khi lúa trỗ nhiệt độ thấp quá làm cho cây lúa trỗ chậm, trỗ khơng thốt, hoa
khó phơi màu, tỷ lệ lép cao.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ cao
- Ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng khi gặp nhiệt độ cao chóp lá trắng vàng vàcó từng vạch lốm đốm, giảm khả năng đẻ nhánh.
- Ở giai đoạn trỗ bông làm hạt nhiệt độ cao từ 40oC trở lên đều khơng có lợi choq trình trổ bơng, hạt phấn dễ bị mất sức nảy mầm, thụ phấn thụ tinh kém dẫn đến tỷlệ lép cao Nhiệt độ quá cao ảnh hưởng đến quá trình tích lũy vật chất vào hạt làmgiảm khối lượng hạt.
=> Sự biến thiên nhiệt độ hàng ngày có ản h hưởng đến sinh trưởng của câylúa, nếu biên độ nhiệt ngày đêm càng lớn thì khả năng tích luỹ của cây càng cao.
- Để hoàn thành chu kỳ sống, trong quá trình sinh trưởng phát triển cây lúa cần
Trang 24+ Giống trung ngày từ 3000- 3500oC.+ Giống dài ngày từ 3500 đến 40 00oC.
- Yêu cầu tổng tích ơn ở mỗi giống là tương đối ổn định, ít thay đổi theo mùavụ, chế độ canh tác, điều kiện sinh thái vì vậy khi nhập nội hoặc di chuyển giống cần
lưu ý đặc điểm này của giống.
2.2.1.2 Ánh sáng và đặc điểm quang hợp và sự hình thành năng suất lúa
Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở hai mặt:Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đếnphát dục ra hoa hình thành hạt.
* Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng quá trìnhquang hợp
- Nếu đủ ánh sáng cây lúa sinh trưởng phát triển mạnh (đẻ n hánh nhiều, bôngto, nhiều hạt và hạt mẩy).
- Trường hợp ánh sáng ít (cường độ ánh sáng thấp): Cây lúa mềm yếu, dễ đổ,hay bị sâu bệnh phá hoại cụ thể là bệnh đạo ôn, đặc biệt ở thời kỳ phân hố địng làmgiảm năng suất.
- Cường độ bức xạ trung bình từ 250 - 400 calo/ cm2/ ngày Cây lúa quang hợpbình thường,thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng Nhu cầu về bức xạ mặt trời thay đổi
theo các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, ở giai đoạn hình thành sản lượng và chín
u cầu nhiều nhất.
* Thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự ph át dục của cây lúa
- Dựa vào thời gian chiếu sáng trong ngày để làm 2 loại:+ Ngày ngắn có số giờ chiếu sáng < 13 giờ.
+ Ngày dài có số giờ chiếu sáng > 13 giờ.
- Lúa là cây phản ứng với ánh sáng ngày ngắn Ở Việt nam những giống lúamùa chính vụ có phản ứng chặt với ánh sáng ngày ngắn cịn gọi là giống cảm quang
như bao thai, mộc tuyền, tám thơm, nếp cái hoa vàng
- Những giống ngắn ngày có phản ứng trung tính với ánh sáng ngày ngắn, cácgiống này cấy sớm trổ sớm, cấy muộn trổ muộn còn gọi là các giống c ảm ôn như CR203, CN2,Shan ưu 63, DH 60
- Biện pháp: Dựa vào phản ứng với ánh sáng của các giống khác nhau để lựachọn các giống gieo cấy thích hợp cho từng mùa vụ.
Ví dụ: Lúa xuân chọn các giống phản ứng trung tính, lúa mùa muộn nên chọn
các giống cảm quang.
2.2.1.3 Nước và độ ẩm khơng khí
* Nước
Trang 25- Nước có tác dụng điều hịa tiểu khí hậu trong ruộng lúa, đặc biệt điều hịa chế
độ nhiệt độ.
- Nước là dung mơi hịa tan các chất dinh dưỡng thành dạng dung dịch cung cấpcho cây trồng.
- Nước có khả năng diệt trừ cỏ dại, đặc biệt là ruộng lúa gieo thẳng.
- Nước giảm nồng độ muối, nồng độ phèn, làm giảm chất độc, sắt trong ruộnglúa.
- Để thỏa mãn nhu cầu thì trong mùa vụ gieo cấy cần đảm bảo 900 -1000mm/vụ
là đủ.
- Nhu cầu nước qua từng thời kỳ sinh trưởng
+ Thời kỳ nảy mầm: Quá trình bảo quản hàm lượng nước trong hạt khoảng 13 -13,5 % khi ngâm hạt giống hạt hút nước đạt 22% thì bắt đầu hoạt động, đạt 25 -28%khối lượng khơ của hạt thì hạt nảy mầm.
+ Giai đoạn mạ: Từ khi gieo đến mạ mũi chơng giữ cho ruộng đủ ẩm mạ chóng
ngồi và mọc nhanh.
+ Từ 3-4 lá đến nhổ đi cấy tùy thuộc vào điều kiệ n thời tiết mà giữ ẩm hoặc tướilớp nước nông 2cm.
+ Giai đoạn ở ruộng cấy giữa lớp nước 5-10cm để cho cây lúa đẻ nhánh thuận
lợi, khi đẻ nhánh tối đa rút nước, phơi ruộng 2 -3 ngày để lúa bước sang giai đoạn làm
đòng.
+ Giai đoạn làm địng khơ hạn hoa bị th ối hóa nhiều.
+ Giai đoạn lúa trỗ bông phơi màu nếu thiếu nước sẽ làm cho lúa bị nghẹnđòng, hạt bị lép nhiều.
+ Giai đoạn chín: Thiếu nước ảnh hưởng xấu đến q trình vận chuyển và tích
lũy vật chất vào hạt làm giảm khối lượng hạt.
- Biểu hiện chung nhất của thiếu nước là lá cuộn tròn lại, lá bị cháy, đẻ nhánh ít,chậm ra hoa, hạt lửng, lép nhiều.
- Biểu hiện chung của thừa nước là thân vươn dài, mềm yếu, đẻ nhánh ít, ở thờikỳ phân hố địng nếu ngập nước sâu có thể bị thối nếu kéo dài cây bị chết.
- Biện pháp: Tưới tiêu nước kịp thời theo yêu cầu của lúa và chọn cơ cấu giốngphù hợp như những vùng khơng có điều kiện tưới nên chọn những giống có khả năngchịu hạn như CH2, CH3, CH133 ở vùng khơng có điều kiện tiêu nước chọn các giốngchịu úng, cao cây như: I0, 314
* Độ ẩm khơng khí
- Nếu độ ẩm khơng khí xuống thấp < 40% nhưng đủ nước thì cũng khơng ảnh
hưởng gì đến năng suất lúa.
- Nếu độ ẩm khơng khí q cao làm cho cây lúa thốt hơi nước khó khăn, sâubệnh phát triển nhiều như: Bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, sâu cuốn lá
Trang 26Lúa là cây khơng kén đất vì vậy người ta có thể gieo cấy trên nhiều loại đấtkhác nhau Tuy nhiên để cây lúa sinh trưởng và phát triển bình thường, cho năng suất
cao ổn định , đặc biệt là đất lúa nước cần có những tính chất đặc trưng- Thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến thịt nặng từ 20-60%.- Ít lắng dẽ, tốc độ thấm nước 2cm /ngày
- Độ pH từ 5,5-7,5 có tầng canh tác < 40cm tầng đế cày hình thành rõ rệt.
2.3 GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA2.3.1 Sinh trưởng của cây lúa
2.3.1.1 Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng
Thời kỳ này được tính từ khi hạt lúa nảy mầm cho đến khi kết thúc đẻ nhánh Đặc
điểm chủ yếu trong thời kỳ này là sự hình thành và phát triển của nhánh, lá và một phần thân.
Cần chăm sóc cân đối để cây lúa đẻ được nhiều nhánh hữu hiệu, hạn chế nhánh vô hiệu Cây
lúa đẻ nhánh phụ thuộc vào điều kiện: N goại cảnh, môi trường , các biện pháp tác động Cây
lúa kết thúc đẻ nhánh khi bước vào thời kỳ làm đốt để phát triển thân.
2.3.1.2 Giai đoạn sinh trưởng sinh thực
- Thời kỳ này lại chia thành 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ sinh trưởng sinh thực (từ làm đốt, làm đòng đến trỗ) : Đặc điểm chủ yếu củathời kỳ này là sự phân hóa hình thành hoa, hình thành gié hoa để cấu tạo bông lúa Trong thờikỳ này nếu được chăm sóc chu đáo, điều kiện thời tiết thuận lợi thì số hoa lúa được hình thànhtối đa là tiền đề để đạt số hạt/bơng nhiều.
+ Thời kỳ hình thành hạt và chín (từ nở hoa, thụ phấn thụ tinh đến hạt chín hồn tồn) :
Đặc điểm cơ bản là hoa lúa nở, thụ phấn thụ tinh để hình thành hạt và quan trọng nhất là quá
trình vận chuyển và tích lũy vật chất đồng hóa từ thân lá vào hạt.
2.3.2 Các giai đoạn phát triển của cây lúa
2.3.2.1 Giai đoạn nảy mầm
* Quá trình nảy mầm của hạt lúa
- Thực chất của quá trình nảy mầm lá quá trình phân giải các hợp chất hữu cơphức tạp (tinh bột, protein, lipit) thành các hợp chất hữu cơ đơn giản (đường, axitamin, axit béo và glyxerin) Các biến đổi sinh hoá này đã tạo ra năng lượng để cungcấp cho quá trình nảy mầm.
- Qúa trình nảy mầm như sau: Đầu tiên là một khối trắng (tiền thân của mầm vàrễ phôi) xuất hiện phá vỏ trấu ra ngoài (hạt nứt nanh), tiếp đến là rễ phôi (rễ mầm và rễmộng) xuất hiện và dài ra nhanh chóng cuối cùng là mầm xuất hiện.
- Mầm xuất hiện trước hết là lá bao hình vảy tiếp đến là lá khơng hồn tồn cuốicùng mới xuất hiện lá thật.
Trang 27- Nước: Để hạt nảy mầm cần ngâm cho hạt hút no nước, ngâm với lượng nướcvừa đủ, nhiều quá hoặc ít quá đều ảnh hưởng không tốt đến sức nảy mầm của hạt.Trong thực tế thường ngâm với thể tích nước gấp 3 lần thể tích thóc và trong q trìnhngâm phải thay nước hai lần bằng nước sạch để đãi chua tạo điều kiện thuận lợi chohạt lúa nảy mầm Thời gian ngâm dài hay ngắn phụ thuộc vào vỏ trấu dày hay mỏ ng,nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ nước khi ngâm Nhu cầu nước để hạt lúa nảy mầm cònphụ thuộc vào nhóm giống.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ giới hạn thấp để hạt lúa có thể nảy mầm được là 12oC, tốicao là 40oC, tối thích là 30-35oC, ở điều kiện này hạt lúa nảy mầm nhanh và tập trung.Vì vậy tuỳ thuộc vào thời vụ gieo mà cần có các biện pháp xử lý thích hợp để đảm bảo
đủ điều kiện nhiệt độ giúp cho lúa nảy mầm thuận lợi Trong thực tế sản xuất để phối
hợp tốt giữa hai yếu tố nhiệt độ và nước người ta kết hợp ngà y ngâm đêm ủ để xúc tiếnquá trình nảy mầm của hạt lúa (ngày ngâm để cung cấp nước, đêm ủ cung cấp nhiệt độvà oxi).
- Oxi: Oxi cần thiết cho qua trình hơ hấp của hạt, cung cấp năng lượng cho quátrình phân giải vật chất trong hạt và phân chia tế bào mới Khi hạt lúa nảy mầm hạt lấyoxi ở khơng khí của mơi trường xung quanh để xúc tiến nảy mầm Trong điều kiệnthiếu oxi sự phát triển của mầm sẽ bị hạn chế, rễ mầm sẽ phát triển thuận lợi, khi gieorễ dài quá sẽ ảnh hưởng gieo không đều và khi gieo trên luống quá trình phát triển củamầm mạ sẽ rất kém.
Trong sản xuất vụ chiêm xuân người nông dân có kinh nghiệm khi ngâm mạ cómầm tốt gặp gió mùa đơng bắc khơng gieo ngay mà rải mầm phơi lên sàn kín gió đểhạn chế ra rễ khi hết rét mới đem gieo.
- Sức nảy mầm của hạt: Hạt lúa muốn nảy mầm cần có sức nảy mầm tốt sứcnảy mầm của hạt lúa phụ thuộc vào q trình chín và điều kiện bảo quản hạt giống.
Sau khi chín hồn tồn trên đồng ruộng hạt lúa có thể nảy mầm được, tuy nhiên
có những giống lúa phải qua thời gian ngủ nghỉ mới nảy mầm được.
Điều kiện bảo quản: Trong điều kiện bảo quản độ ẩm ≤ 13% sẽ ảnh hưởng đến
sức nảy mầm của hạt vì vậy trong sản xuất để hạt lúa nảy mầm thuận lợi phải phơi lạihạt giống trước khi ngâm ủ hay trước khi gieo phải thử sức nảy mầm của hạt nếu tỷ lệnảy mầm >85% thì có thể sử dụng giống đó để gieo.
2.3.2.2 Giai đoạn mạ
- Được tính từ khi hạt nảy mầm đủ tiêu chuẩn gieo ra ruộng mạ cho đến khi nhổmạ cấy ra ruộng (giai đoạn mạ chỉ có ở phương thức c ấy).
- Thời kỳ mạ dài, ngắn tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ hoặc phương pháp gieotrồng.
Trang 28+ Gieo mạ nền, mạ sân tuổi mạ 15-18 ngày ở trà xuân muộn, gieo mạ khay (mạNhật bản) thời gian tuổi mạ chỉ 7-10 ngày tương ứng với 2,5-3 lá ở vụ mùa.
- Từ lúc gieo đến khi ra được 3 lá thật tốc độ hình thành các lá đầu tương đốinhanh, rễ phơi cũng phát triển và hình thành vài lứa rễ đầu tiên nhưng số lượng rễ chưanhiều Để cho cây mạ sinh trưởng thuận lợi sau khi gieo cần giữ ẩm cho ruộng mạ,tránh bị ngập hoặc hạn.
=> Thời kỳ này dinh dưỡng của cây mạ chủ yếu dựa vào chất dự trữ trong hạt
nên chưa cần bón thúc Cây mạ cịn nhỏ, yếu, khả năng chống chịu kém Vì vậy cần
tạo điều kiện để cây mạ có khả năng chống chịu rét, sâu bệnh
- Từ khi cây mạ có 4 lá thật đến khi có 5-6 lá đối với giống trung ngày và 6-7 lá
đối với giống dài ngày là có thể nhổ cấy.
- Thời kỳ này cây mạ sử dụng dinh dưỡng từ môi trư ờng để sống, cần chú ý
chăm sóc, bón thúc cho mạ phát triển Chiều cao cây, kích thước cây mạ tăng mạnh, có
thểrađược 4-5 lứa rễ, khả năng chống chịu cũng tăng lên.
- Ở phía Bắc, những năm rét nhiều, mạ sinh trưởng chậm, tốc độ ra lá chậm nênthời kỳ mạ thường kéo dài Ngược lại, năm ấm tốc độ ra lá nhanh, sớm đạt tuổi mạcấy, cần có biện pháp hãm mạ để tránh mạ già, mạ ống.
=> Thời kỳ mạ có ý nghĩa quan trọng, chăm sóc cho mạ tốt, mạ khoẻ giúpcho cây lúa khi cấy chóng hồi xanh, khả năng đẻ nhánh tốt, tạo điều kiện cho cácgiai đoạn sinh trưởng phát triển sau này.
Hình 2.9 Giai đoạn mạ
2.3.2.3 Giai đoạn bén rễ hồi xanh
- Trong điều kiện gieo mạ dược, tuổi mạ dài, sau khi cấy ra ruộng, cây mạ cầncó một thời gian ngắn đề hồi phục, thời gian đó được gọi là giai đoạn bén r ễ hồi xanh.
Trang 29Ví dụ: Vụ chiêm, vụ xuân sớm, nhiệt độ thấp thời gian này khoảng 15 ngày
thậm chí tới 20-25 ngày Vụ mùa nhiệt độ cao thời gian này khoảng 7 -10 ngày.
Hình 2.10 Giai đoạn bén rễ hồi xanh
2.3.2.4 Giai đoạn đẻ nhánh
* Thời gian đẻ nhánh
- Về mặt lý thuyết khi cây lúa có đủ 4 lá thật thì xuất h iện nhánh thứ nhất ởnách lá thật thứ nhất Trong thực tế sản xuất phổ biến khi cây lúa có 5-6 lá thì cây lúamới bắt đầu đẻ nhánh, kết thúc đẻ nhánh khi cây lúa chuyển sang giai đoạn làm đốt
làm đòng.
- Thời gian đẻ nhánh dài hay ngắn phụ thuộc vào giống , thời vụ gieo, biện phápkỹ thuật tác động.
Hình 2.11 Giai đoạn lúa đẻ nhánh
* Quy luật đẻ nhánh
Trang 30+ Hình thành nhánh+ Nhánh dài ra trong bẹ lá+ Nhánh xuất hiện
- Trong điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng đầy đủ) khi cây lúacó lá thứ tư thì nhánh thứ nhất xuất hiện.
- Thời kỳ đầu nhánh lúa sống dị dưỡng nhờ vào cây mẹ, khi có lá thứ tư rễ đãphát triển thì nhánh sống độc lập.
- Quy luật đẻ nhánh của cây lúa có liên quan chặt đến quy luật ra lá của lúa.
Để hình thành một lá lúa trải qua 4 giai đoạn :
+ Phân hố mầm lá+ Hình thành phiến lá+ Hình thành bẹ lá+ Lá xuất hiện
Như vậy khi:
+ Cây lúa có lá thật thứ nhất thì mầm nhánh mới bắt đầu phân hố+ Cây lúa có lá thứ hai thì mầm nhánh được hình thành
+ Cây lúa có lá thứ 3 thì mầm nhánh dài ra trong bẹ lá
+ Cây lúa có lá thứ 4 thì nhánh thứ nhất ở đốt thứ nhất xuất hiện
* Phạm vi mắt đẻ và khả năng đẻ nhánh
- Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào phạm vi mắt đẻ và điều kiệnngoại cảnh.
PVMĐ = Tổng số lá cây mẹ - (tuổi mạ + số lóng) + 1
Ví dụ: Một giống lúa có tổng số lá là 15, Tuổi mạ 5 lá, số lóng là 4.
Phạm vi mắt đẻ là :
PVMĐ = 15 – (5+4) +1 = 7KNĐN = 2n
n : là phạm vi mắt đẻ nhánh.
* Nhánh hữu hiệu, nhánh vô hiệu
- Giai đoạn đẻ nhánh là giai đoạn quan trọng của cây lúa bởi nó liên quan tớiyếu tố tạo thành năng suất lúa (số bông/m2).
- Nhánh hữu hiệu là những nhánh phát triển để cho bông thu hoạch n ăng suất,
thường là những nhánh đẻ sớm Nhánh vô hiệu là những nhánh trong q trình phát
triển khơng gặp điều kiện thuận lợi cây lúa lụi đi không thành bông được, thường lànhững nhánh đẻ muộn Trong thực tiễn sản xuất cần phải tác động các biện pháp kỹthuật để nâng cao nhánh hữu hiệu và hạn chế nhánh vô hiệu để nâng cao năng suất lúa.
Trang 31- Quá trình đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào các điều kiện giống, điều kiệnngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật tác động.
+ Những giống lúa ngắn ngày, lúa lai đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung, thời gian đẻnhánh ngắn, những giống lúa dài ngày, giống địa phương đẻ nhánh muộn, đẻ lai rai,thời gian đẻ nhánh kéo dài.
+ Nhiệt độ cao tốc độ đẻ nhánh nhanh hơn nhiệt độ thấp (vụ mùa cây lúa đẻ
nhánh nhanh hơn vụ chiêm).
+ Mật độ cấy: Mạ cấy thưa đẻ nhánh khoẻ hơn mạ cấy dày + Tuổi mạ: Tuổi mạ non đẻ nhánh tốt hơn mạ già.
+ Bón thúc đạm sớm, tập trung vào đầu thời kỳ đẻ nhánh tạo điều kiện thuận lợicho lúa đẻ nhánh tập trung, tỷ lệ nhánh hữu hiệu nhiều.
+ Điều tiết nước hợp lý: Cây lúa đẻ nhánh thuận lợi ở mực nước trong ruộng từ
5-10 cm.
+ Làm cỏ sục bùn: Để tăng hàm lượng oxi trong đất lúa xúc tiến quá trình đẻnhánh thuận lợi.
2.3.2.5 Giai đoạn làm đốt làm đòng
* Thời gian làm đố t
- Thời gian làm đốt dài hay ngắn có liên quan chặt chẽ đến thời kỳ trỗ bơng,cũng như liên quan đến số lóng kéo dài trên thân nhiều hay ít.
- Giống lúa ngắn ngày có thời gian làm đốt khoảng 25 -30 ngày, giống lúa trungngày 30-40 ngày và dài ngày khoảng 50-60 ngày Thời gian làm đốt cũn g có nhữngquy luật nhất định Ở vụ mùa, cây lúa làm đốt vào trung tuần tháng 8, trước khi làm
đòng 7 đến 20 ngày tuỳ giống Ở vụ chiêm xuân, cây lúa làm đốt vào trung tuần tháng3, trước khi làm đòng 5-7 ngày.
- Thời gian làm đốt, làm đòng của các giống ngắn ngày được bắt đầu cùng một
lúc Do đó thời gian làm đốt làm địng bằng nhau Đơi khi cũng có giống lúa phân hốđịng rồi mới làm đốt, trong trường hợp này thời gian làm đốt ngắn hơn làm địng.
* Q trình làm đốt
- Thân lúa được phát triển từ trục phôi Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng,thân lúa là thân giả do các bẹ lá tạo thành Từ thời kỳ làm đốt trở đi, thân lúa chínhthức mới hình thành.
- Q trình làm đốt được tính khi lóng thứ nhất ở gốc thân có chiều dài lớn hơ n0,5 cm Các lóng ở dưới gốc thường ngắn, tốc độ phát triển chậm Các lóng trên dài
hơn và tốc độ phát triển nhanh hơn.
- Số lóng và kích thước lóng: Số lóng trên thân phụ thuộc vào g iống Giống lúatrung ngày có 6-7 lóng, giống lúa ngắn ngày có 4-5 lóng.
* Giai đoạn làm đòng
Trang 32lúa Ở thời kỳ này, cây lúa có những thay đổi rõ rệt về hình thái, màu sắc lá, sinh lý,khả năng chống chịu ngoại cảnh.
- Quá trình này diễn ra ở đỉnh điểm sinh trưởng của các nhánh cây lúa, có thểnhìn thấy đòng lúa bắng mắt thường khi đòng đã dài 1mm, nông dân thường gọi là
“cứt gián”.
Sau khi hình thành bơng ngun thủy là giai đoạn vươn dài kết hợp với sự hìnhthành bơng, gié và hoa hồn chỉnh Lúc này chiều dài của địng có thể đạt từ 6 -12cm,bằng ½ chiều dài của bơng sau này Địng lúa lớn dần, phình to và phát triển cả vềchiều dài.
- Giai đoạn làm đòng kết thúc khi cây lúa có địng già chuẩn bị trỗ bông Từ
giai đoạn bơng ngun thuỷ cây lúa cịn hình thành được ba lá nữa, khơng kể lá địng.
2.3.2.6 Giai đoạn trổ bơng nở hoa
* Giai đoạn trỗ bơng
- Khi địng đã hoàn chỉnh cây lúa bắt đầu trỗ Toàn bộ bơng lúa thốt ra khỏi bẹlá địng là q trình trỗ xong với thời gian 4-6 ngày.
- Thời gian trỗ càng ngắn càng có khả năng tránh được các điều kiện thời tiếtbất thuận Cùng với quá trình trỗ bơng, có giống vừa nở hoa vừa thụ phấn ngay, nhưngcũng có giống phải chờ trỗ xong mới tiến hành nở hoa thụ phấn.
* Giai đoạn nở hoa, thụ phấn và thụ tinh
- Trên một bông, những hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc
bông thường nở cuối cùng Trình tự nở hoa có liên quan đến trình tự vào chắc Những
hoa gốc bông nở cuối cùng, nên vào chắc muộn và khi gặp điều kiện bất thuận thườngdễ bị lép và khối lượng hạt thấp.
- Trong ngày hoa lúa nở rộ thường vào 8 -9 giờ sáng khi điều kiện nhiệt độ thíchhợp, đủ ánh sáng, quang mây, gió nhẹ Những ngày mùa hè, trời nắng to có thể nở hoasớm vào 7-8 gờ sáng Ngược lại nếu trời âm u, thiếu ánh sáng hoặc gặp rét hoa phơimàu muộn hơn, vào 12-14 giờ.
- Khi nở hoa phơi màu, vỏ trấu vừa hé mở từ 0-4 phút thì bao phấn vỡ ra, hạtphấn rơi vào đầu nhụy, ống phấn vươn dài tới phôi nang , vỡ ra, giải phóng 2 hạch đực,1 hạch kết hợp với trứng và phát triển thành phơi Hạch đực cịn lại kết hợp với hạchthứ cấp và phát triển thành phôi nhũ.
- Thời gian thụ phấn kể từ khi vỏ trấu mở ra đến khi khép lại kéo dài khoảng50-60 phút Thời gian thụ tinh kéo dài 8 giờ sau thụ phấn.
- Sau 8-10 ngày có thể phân biệt rõ các bộ phận của phôi như trục phôi, mầm vàrễ phôi Sau 2 tuần phôi đã phát triển xong và nằm ở dưới bụng hạt.
- Phải mất khoảng một tuần các hoa trên cùng một bông lúa mới nở hết Sau khitrỗ 10 ngày thì tất cả các hoa trên bông lúa đều được thụ tinh xong, bắt đầu phát triểnthành hạt.
Trang 33Hình 2.12 Giai đoạn nở hoa, thụ phấn thụ tinh
2.3.2.7 Giai đoạn chín
Giai đoạn chín một lượng lớn các chất tinh bột và đường tích luỹ trong thân, bẹlá được vận chuyển vào hạt, hạt lúa lớn dần về kích thước, khối lượng, vỏ hạt đổi màu,
già và chín Lá lúa cũng hố già bắt đầu từ những lá thấp lên trên theo giai đoạn pháttriển của cây lúa cùng với quá trình chín của h ạt.
* Giai đoạn chín sữa: Sau phơi màu 5-7 ngày, chất dự trữ trong hạt ở dạng
lỏng, trắng như sữa Hình dạng hạt đã hồn thành, lưng hạt có màu xanh Khối lượnghạt tăng nhanh ở thời kỳ này, có thể đạt 75 -80 % khối lượng cuối cùng.
* Giai đoạn chín sáp: Giai đoạn này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt
cứng Màu xanh ở lưng hạt dần dần chuyển sang màu vàng Khối lượng hạt tiếp tục
tăng lên.
Trong pha khởi đầu của vào chắc hạt, hàm lượng nước của hạt khoảng 58% vàgiảm xuống còn khoảng 20 % Khi nhiệt đ ộ tăng, hàm lượng nước giảm nhanh hơn.
* Giai đoạn chín hồn tồn : Giai đoạn này hạt chắc cứng, v ỏ trấu màu vàng
-vàng nhạt Khối lượng hạt đạt tối đa.
Câu hỏi và bài tập
1 Trình bày đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý của mầm mộng lúa Phântích các kỹ thuật tác động cho thóc giống nảy mầm tốt?
2 Trình bày đặc điểm hình thành nhánh lúa Phân tích các kỹ thuật tác động chotỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, nhánh lúa hoạt động tốt?
3 Trình bày đặc điểm hình thành, cấu tạo và hoạt động sinh lý của bơng , hoahạt lúa và phân tích đặc điểm liên quan đến kỹ thuật thâm canh tăng năng suất lúa?
4 Trình bày đặc điểm các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa, yêu cầuquan trọng của các giai đoạn đó.
Trang 346 Nêu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng đến quá trìnhquang hợp của cây lúa?
3 KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH LÚA
3.1 PHƯƠNG THỨC LÚA CẤY
3.1.1 Một số phương thức làm mạ cho l úa cấy
3.1.1.1 Kỹ thuật làm mạ dược ( làm mạ trên ruộng nước)
Trà xuân sớm và xuân trung thường sử dụng các giống lúa dài ngày và trung
ngày Phương thức gieo mạ duy nhất cho hai trà này là gieo mạ dược.
Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp cây mạ si nh trưởng, phát triểntheo đúng quy luật, mạ đủ tiêu chuẩn:
- Mạ to gan, đanh dảnh có 7-8 lá thật.
- Chiều cao trên dưới 40cm và đẻ được 2 nhánh (ngạnh trê).- Khi nhổ mạ cấy, rễ mạ không bị tổn thương.
- Cây mạ không bị nhiễm sâu bệnh (Rầy, đục thân, đạo ôn, khô vằn).Kỹ thuật làm mạ dược gồm các khâu cơ bản sau đây:
- Xác định thời vụ: Khi bố trí thời vụ gieo cấy lúa chiêm xuân phải lấy thời giantrỗ làm căn cứ chính Ở các tỉnh thuộc khu 4 cũ lúa chiêm xuân trỗ tốt nhất vào tiết cốcvũ (20/4) Còn với các tỉnh vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, vùng núi ấm lúachiêm xuân trỗ tốt nhất từ tiết lập hạ (5/5-15/5) vì vậy thời vụ gieo lúa chiêm xuân cho
vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ và vùng núi ấm cơ bản như sau :
+ Trà xuân sớm gieo từ 15/11-20/11
+Trà xuân chính vụ gieo từ 1/12-10/12 nếu dùng các giống ngắn ngày nhưCR203, UR35-2 thì gieo mạ dày xúc từ 5-10/12.
- Vùng núi Tây Bắc, Việt Bắc và Khu 4 cũ, nhìn chung thời vụ gieo cấy các tràsớm hơn vùng đồng bằng và t rung du 7-10 ngày Riêng vùng Đông Bắc và các vùngnúi cao, trà xuân muộn gieo trong tháng 3 chậm nhất là 10/4.
- Với lúa chiêm nên gieo từ 15/10-10/11.
- Chọn đất làm mạ: Trước đây gieo mạ vụ chiêm (trà xuân sớm hiện nay cũng
có điều kiện gần giống như vụ chiêm) người nơng dân có kinh nghiệm “ Mù a xướng
cao, chiêm ao lấp” có nghĩa là vụ xuân sớm chọn đất làm mạ cần chọn chân đất thấpnhằm hạn chế những điều kiện bất thuận (Gió mùa Đơng Bắc, rét, nhiệt độ thấp ) ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng của mạ Bởi vậy chọn chân đất mạ nên chọn chân đất vàn
Trang 35- Làm đất và bón phân lót : Đất mạ được cày bừa kỹ, ngâm cho nhuyễn một thời
gian, đến thời vụ gieo (sau khi kiểm tra thóc giống đã nứt nanh đều, đạt tiêu chuẩn
gieo) thì làm đất gieo ngay.
Trước khi cày lại đất mạ cần bón l ót sâu 2 tạ phân chuồng (1 sào Bắc B ộ), bừa
nhuyễn và bừa lại một lượt kép cuối cùng Tiến hành chia luống rộng 1,2-1,5m theo
hướng dễ rút nước của ruộng Bón lót giữa 3 tạ phân chuồng hoai mục, dùng cào răngdài vùi phân vào đất Bón lót trên mặt 20kg super lân+3kgđạm ure (1 sào bắc bộ) Sau
khi bón dùng cào hặc tay vùi phân vào đất ở độ sâu 3 -4cm Cuối cùng dùng trang bằnggỗ san phẳng mặt luống sao cho bề mặt luống không bị đọng nước Trang xong đưamộng mạ vào gieo.
- Lượng hạt giống gieo (tính cho 1 sào bắc bộ)
Đất tốt: 4-4,5kg mộng mạ tương tương với 5-5,5kg thóc khơ đã loại bỏ lép lửng
cho 1 sào cấy.
Đất xấu: 4,5-5kg mộng mạ tương đương với 6 -6,5 kg thóc khơ đã loại bỏ lép
lửng cho 1 sào cấy.
Hiện nay do trình độ kỹ thuật làm mạ và thâm canh lúa tốt thì có thể gieo mạ
thưa và lượng gieo sẽ ít hơn.
Ví dụ: Chỉ gieo 2,5 kg thóc cho 1 sào cấy.
- Xử lý, ngâm ủ hạt giống
Để mộng mạ có chất lượng tốt, khắc phục được những nhược điểm của phương
pháp ngâm ủ mạ truyền thống, kỹ thuật ngâm ủ mạ vụ xuân được thực hiện theo
phương pháp cải tiến như sau:
+ Xử lý hạt lúa giống:
Trước khi ngâm ủ, phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ từ 1-2 nắng, làm như vậy
kích thích hạt nảy mầm Sau khi phơi lại, hạt giống được lọc bằng nướ c muối để loạibỏ hạt lép lửng Vì ở thời kỳ từ khi hạt nảy mầm đến khi có 3 lá, cây mạ sống nhờ chất
dinh dưỡng trong hạt, chọn được hạt chắc mẩy sẽ giúp cho cây mạ sinh trưởng tốt.Phương pháp lọc giống dễ làm và có tác dụng tốt là dùng nước muối có tỷ trọng
1,08 với lúa nếp, 1,13 với lúa tẻ, tức là pha từ 2 -2,2 kg muối trong 10 lít nước có thể
xác định bằng tỷ trọng kế hoặc bằng quả trứng gà tươi Sau khi vớt bỏ hạt lép lửng,
phần hạt chắc được rửa sạch muối rồi đưa vào xử lý tiêu độc.
Xử lý tiêu độc có tác dụng tiêu diệt mầm mống bệnh bám trên hạt giống nhưbệnh đạo ôn, bệnh tiêm lửa, bệnh lúa von có thể xử dụng một trong các phươngpháp sau đây:
- Phương pháp dùng nước nóng 54oC (3 sơi 2 lạnh) Ngâm hạt giống trong nướcnóng 54oC trong thời gian từ 10-15 phút
Trang 36Hạt giống sau khi được xử lý tiêu độc, rử a sạch rồi cho ngâm vào nước Thờigian ngâm dài hay ngắn tuỳ theo mù a vụ, loại hạt giống thường vụ chiêm xuânngâm 36-48 giờ.
Trong quá trình ngâm ủ phải thay nước thường xuyên (cứ 10-12 giờ thay nước1 lần ) Khi hạt đã hút đủ nước , rửa sạch rồi đưa vào ủ Có thể ủ đống , bao, dành phải chú ý dùng bao tải, rơm rạ ủ kỹ sao cho nhiệt độ trong đống thóc khơng q thấp,khơng q cao ảnh hưởng đến q trình n ảy mầm, tốt nhất là đống thóc có nhiệt độ từ28-32oC Để giữ cho nhiệt độ đống thóc tương đối ổn định, trong quá trình ủ phải đảokết hợp với tưới nước ấm.
Mầm mạ tốt là phải có rễ trắng, mầm mập, tỷ lệ mầm và rễ cân đối, mầm dài
2-3mm Khơng để rễ q dài sẽ khó gieo và rễ mầm dễ bị gãy, cũng không nên để mầm
quá dài mà sẽ lâu " ngồi " (bén rễ hồi xanh).
- Gieo hạt: Để đảm bảo gieo đều cần chia lượng thóc giống đều cho từng luống,cần gieo đi gieo lại làm 3 lần để lượng mộng mạ được phân bố đều trên tồn bộ diện
tích được gieo Nên gieo vào buổi sáng, g ieo xong cần rút nước kiệt để mạ chóng ngồi
(mũi chơng).- Chăm sóc:
Chăm sóc mạ có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng mạ Chăm sóc mạ chiêm
xn làm sao cho mạ khơng bị rét, và không bị già ống vào những năm thời tiết mùa
đơng ấm Kỹ thuật chăm sóc mạ chiêm xn gồm những khâu cơ bản sau:
+ Về nước: Từ gieo đến khi nhổ cấy đất mạ luôn được giữ đủ ẩm, những năm
mùa đơng có nhiệt độ thấp và ẩm độ khơng khí cao giữ đất mạ đủ ẩm từ khi gieo đến
khi mạ có 3,5-4 lá sau đó để ruộng cạn hoặc tưới nước nông Trước khi nhổ cấy 4-5ngày tháo cạn để mạ cứng cây đanh dảnh Những năm mùa đông rét khô (nhiệt độthấp, ẩm độ khơng khí thấp) từ gieo đến khi mạ có một lá phải giữ đất ẩm, từ khi câycó một lá đến 4 lá tưới mực nước nơng 2 -3cm, sau đó cứ 5-7 ngày tưới nước một lầnvà giữ ẩm mặt ruông, không để ruộng rạn nẻ.
+Về phân bón: Bón phân cho mạ chiêm xuân ph ải đạt 2 mục đích là mạ cứng
cây đanh dảnh, chất lượng mạ tốt, khi gặp rét đậm mạ không hoặc ít bị chết rét Vì vậy
khi mạ sinh trưởng kém thì tốt nhất dùng phân b ắc ủ mục hoặc tro bếp ủ nước giải bónvới bón với lượng 150 - 200kg/sào Bắc bộ, hoặc 3 - 4 kg kali kết hợp với 3 - 4kg urê/sào bón khi cây mạ có 3 - 3,5 lá.
Riêng với những năm thời tiết mùa đơng ấm khơng nên bón thúc cho mạ để hạnchế mạ sinh trưởng giữ cho mạ không bị già ống.
+ Về sâu bệnh: Chú ý phát hiện sâu bệnh để phòng trừ kịp thời Ở mạ xuân có
thể xuất hiện bệnh đao ơn.
- Trà xn muộn thường sử dụng các giống lúa ngắn ngày, có thời gian sinh
trưởng 115-135 ngày Đặc điểm nổi bật là thời kỳ đầu vẫn còn rét nhưng càng về sau
Trang 37- Ưu nhược điểm của phương pháp làm mạ trên nền đất cứng.
+ Về ưu điểm : So với mạ dược làm mạ trên nền đất cứng giảm được diện tích
gieo mạ (tỷ lệ ruộng mạ trên ruộng cấy của mạ dược là 1/7-1/10, của mạ trên nền đấtcứng là 1/70-1/80 ) Làm mạ trên nền đất cứng hoàn toàn chủ động về thời vụ, nếu đất
đai có điều kiện chủ động tưới tiêu, chăm sóc tốt thì lúa sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh
khoẻ, năng suất cao.
+ Về nhược điểm : Làm mạ trên nền đẩt cứng tốn công lấy đất gieo mạ và chăm
sóc, ruộng phải cấy phải bằng phẳng và có mực nước nông Mạ phải được cấy đúngtuổi, nếu không cây mạ sẽ bị vàng rồi chết do thiếu dinh dưỡng.
- Kỹ thuật làm mạ trên nền đất c ứng gồm các khâu cơ bản sau đây:+ Chọn đất và chuẩn bị đấ t gieo
Đất gieo mạ phải được chọn ở nơi an tồn, khơng bị gia súc gia cầm như gà, vịt,
trâu, bò gây hại, có nguồn nước tưới thuận tiện, nền đất có thể là sân, đường đi, chân
đê (không nên gieo trực tiếp lên sân gạch hoặc sân xi măng).
Lấy bùn ao, hồ, kênh mương sạch rác, trải lên nền đất cứng một lớp dày 1,5-2cm, trải thành luống rộng 1 -1,2 m, chiều dài luống tuỳ theo kích thước của nơi làm mạ,không nên trải lớp bùn quá mỏng sẽ tốn công tưới nước, mạ dễ bị chết khi cấy khôngkịp thời Cũng không nên trải lớp bùn quá dày sẽ tốn công, khi cấy cũng khó khăn.Nếu bùn ao có lượng dinh dưỡng ít có thể trộn thêm phâ n chuồng hoai mục Nếu làmmạ dày xúc thì nền đất được chọn và chuẩn bị giống như gieo mạ dược.
+ Gieo hạt
Lượng giống gieo thích hợp nhất là 0,8-1kg giống/1m2 Giống được xử lý,ngâm ủ như để gieo mạ dược, nhưng chú ý là không nên để mầm dài chỉ nên gieo mầmvừa " nứt nanh" Gieo đều mầm mạ trên mặt luống sau đó dùng tay vỗ nhẹ, hoặc dùngbao tải kéo nhẹ để hạt chìm tồn bộ vào bùn Sau gieo có thể phủ một lớp tro bếp đểchống rét cho mạ.
+ Chăm sóc
Mỗi ngày tưới nước từ 1-2 lần, sao cho mặt luống không bị nứt nẻ, dù chỉ rạnchân chim Khi mạ có 3,5 lá (gồm cả lá khơng hồn tồn, thì đưa đi cấy) Để đạt đượcsố lá như vậy, trong điều kiện thời tiết vụ xuân thời gian mạ 18-20 ngày.
Khi cấy mạ gieo trên nền đất cứng cần chú ý:
+ Ruộng cấy phải bằng phẳng, mực nước ruộng nông khoảng 1-3 cm.+ Cấy mạ đúng tuổi, cấy thưa, bón phân lót đầy đủ.
3.1.1.3 Kỹ thuật làm mạ kiểu Nhật Bản ( làm mạ trên nền đất bột)
Làm mạ kiểu Nhật Bản tạo điều kiện cho việc gieo trồng, chăm sóc và bảo vệmạ, tiết kiệm mạ, hạt giống và chủ động đối phó với điều kiện thời tiết biến động phứctạp, đặc biệt trong vụ lúa xuân.
Cấy mạ làm theo kiểu Nhật Bản nhờ có bầu đất kèm theo mà bộ rễ ít bị tổn
Trang 38gian sinh trưởng ngắn hơn khi cấy mạ già, nhưng thời gian trên ruộng cấy thì dài hơnnên cây lúa tích luỹ được nhiều chất khơ tạo tiền đề cho việc tăng năng suất lúa.
- Kỹ thuật làm mạ kiểu Nhật Bản bao gồm những khâu cơ bản sau đây:
+ Thời vụ gieo: Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống để xác định thời vụgieo sao cho lúa trỗ vào thời kỳ an toàn nhất Với các giống gieo trong trà xuân muộn
như CR203, DH60, Sán ưu 63 Gieo từ 15/1-5/2.
+ Xử lý giống và ngâm ủ
Kỹ thuật xử lý hạt giống về cơ bản như là m mạ dược trên nền đất cứng Tuy
nhiên không để mầm quá dài, đặc biệt là khơng để rễ xuất hiện trước khi gieo mạ Vì
vậy tiêu chuẩn mầm mạ tốt nhất là mầm dài 1 mm "dạng ngực phồng chim câu".+ Chuẩn bị nền đất
Chọn địa điểm gieo mạ ở nơi khuất gió, tránh gia súc hại, sân gieo mạ phảibằng phẳng Sân được d ãy sạch cỏ, đất được cày và bừa kỹ Sau đó lên luống rộng 1,2 -1,4 m tuỳ theo kích thước của nilon hoặc cót để che phủ mạ, rãnh luống rộng 0,6 m.Mặt luống được nện chặt.
Chú ý: Tuyệt đối không được gieo mạ trên sân gạch hoặc sân xi măng.
+ Chuẩn bị đất bột
Đất gieo mạ nhất thiết phải có PH: 5-5,5 là đất thịt nhẹ hoặc cát pha, lượng sét
từ 12,6-37,52% Tốt nhất là lấy đất trên chân ruộng cấ y, hoặc đất đồi.
Khi lấy đất chú ý phải gạt bỏ phần đất mặt dày khoảng 3 cm Đất được phơi
khô, đập nhỏ, sàng qu a sàng có kích thước 4,5-6 mm, 1m3đất có thể dùng để gieo mạ
cấy được cho 12 -13 sào Bắc bộ Trước khi gieo dùng 2/3 lượng đất bột trộn với phânhỗn hợp NPK Lượng phân cần trộn trong vụ xuân là 12gN+12gP2O5+12gK2O/m2,trong vụ mùa lượng phân cần trộn giảm đi một nửa tức là 6g N + 6gP2O5+6gK2O/m2.Phân phải được tán nhỏ trước khi trộn vào đất Nếu khơng có phân hỗn hợp NPK tadùng đạm ure, supe lân và kali sulfat hoặc kali clorua để thay thế.
+ Gieo hạt: Trải hai lớp giấy báo hoặc giấy xi măng có đục lỗ hoặc lá chuối lênmặt luống, đặt khung rồi dùng đất đá trộn phân trải trên giấy một lớp dày 2 cm Tướithuốc Fujione 2%, 3 lít dung dịch/m2 Tưới nước từ một đến 3 lần cho đất bão hoà Rồigieo hạt đều trên một luống mỗ i m2gieo từ 0,9-1kg mầm Tưới nước lần thứ 2 cho đất
đủ nước rồi phủ một lớp đất bột (đất không trộn phân) bằng bề dày cuả hạt thóc như
vậy ta sẽ có bề dày của lớp đấ t mạ là 3cm Dùng nilon trắng phủ lên luống mạ , cóthành vịm cao 30-40 cm, phần nilon ở chân vịm được lấp kín để giữ ẩm và nhiệt độtrong luống mạ Nếu là vụ mùa hoặc là vụ hè thu dùng cót che phủ thay cho nilon.
+ Chăm sóc
Trang 39Sau khi gieo từ 18-20 ngày cây mạ có 2,5 lá (Khơng kể lá khơng hồn toàn ),cây cao từ 12 - 15 cm là đem đi cấy.
Chú ý : Làm mạ kiểu Nhật Bản thường hay xuất hiện bệnh damping và chếtchịm Vì vậy nhất thiết phải dùng đất có độ PH thấp từ 5 - 5,5 Tuyệt đối khơng
dùng đất có độ pH >5,5, và khơng tưới nước bẩn Phải cấy khi mạ có 2,5 lá nếu cấy
muộn mạ bị chết do thiếu dinh dưỡng và bệnh hại
3.1.2 Thời vụ gieo cấy lúa
Sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa chịu sự chi phối nghiêm ngặt của điềukiện khí hậu, thời tiết như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa Vì vậy cũng như vụ mùa, vụ
lúa chiêm xuân làm đúng thời vụ để cây sinh trưởng, phát triển trong điều kiện thuận
lợi nhất Tầm quan trọng của thời vụ được thể hiện trong câu ca dao: "Nhất thì, Nhìthục" Nếu bố trí thời vụ không đúng, lúa trỗ gặp điều kiện ngoại cảnh không thuậnlợi, sâu bệnh hại nặng sẽ làm cho năng suất giảm.
Muốn xác định thời vụ gieo cấy đúng cần dựa trên những căn cứ sau:
- Dựa vào điều kiện khí hậu, thời tiết của từng vùng Đối với mỗi vùng sản xuất
khác nhau các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa khác nhau, nên phải cấy
trong các thời gian khác nhau để lúa trỗ và chín gặp điều kiện thuậ n lợi nhất Vùngkhu 4 cũ vụ chiêm xuân phải gieo cấy sớm hơn vùng đồng bằng và Trung du Bắc B ộ,cịn ở vùng núi phía Bắc phải gieo cấy muộn.
- Với các giống có thời gian sinh trưởng khác thì thời vụ gieo cấy k hác nhau.
Để đảm bảo an toàn lúa chiêm xuân ở các tỉnh đồng bằng v à Trung du Bắc Bộ, lúa trỗ
tốt nhất vào nửa đầu tháng 5 dương lịch, các tỉnh khu 4 cũ trỗ tốt nhất vào tiết cố c vũ20/4 Vì vậy giống dài ngày phải gieo cấy sớm và giống ngắn ngày phải gieo cấymuộn Trong vụ chiêm gieo cấy các giống dài ngày như C180, 314, chiêm muộn xuânsớm gieo cấy các giống ngắn ngày hơn như DT10, VN10, xuân số 2
Trà xuân muộn gieo cấy các giống ngắn ngày hơn trà xuân sớm: Sán ưu 63,
ĐH60, CR203, Sán ưu quế 99
- Trong mỗi vùng sản xuất, tuỳ theo điều kiện đất đai và địa hình có thể bố trícác cơng thức ln canh khác nhau Để tránh sự ảnh hưởng xấu lẫn nhau giữa các loạicây trồng thì thời vụ bố trí ở mỗi công thức luân canh cũng khác nhau, đảm bảo chocây trồng trước không ảnh hưởng đến thời vụ của cây trồng sau.
Ví dụ: Ở cơng thức ln canh là :
(1) Lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông;(2) Lúa chiêm - lúa mùa
Ở công thức luân canh thứ nhất phải cấy lúa xn muộn, cịn cơng thức thứ 2
phải cấy lúa chiêm hoặc xuân sớm.
- Để giảm thiệt hại của sâu bệnh, thì cần phải bố trí thời vụ gieo cấy đúng, sao
cho cao điểm gây hại của sâu bệnh không trùng với thời kỳ xung yếu của cây lúa.
Trang 40Lúa chiêm cấy tốt nhất vào cuối tháng 12, đầu tháng 1 Trà xuân sớm cấy vào
tháng 1 đến 5/2, xuân chính vụ cấy từ 5/2-20/2, xuân muộn cấy từ 20/2 đến trước 10/3.
Trong khoảng thời vụ cấy cho phép, không nên cấy vào những ngày có nhiệt độ quáthấp, giúp cho cây lúa chóng hồi xanh và ít khi bị hại do nhiệt độ thấp.
3.1.3 Mật độ khoảng cách cấy
Mật độ (số cây, khóm/m2) thưa hay dày tuỳ giống, đối với lúa chiêm cấy 35-40
khóm/m2 Mỗi khóm cấy 4-5 dảnh mạ, lúa xuân cấy 45-50 khóm/m2 Cấy 3-4 dảnh.Mạ non cấy ít dảnh hơn mạ già Nếu cấy mạ trên đất cứng, mạ gieo trên nền đất bộtcấy thưa hơn cấy nông tay để lúa đẻ nhánh khoẻ.
3.1.4 Kỹ thuật bón phân cho lúa
Bón phân cung cấp dinh dưỡng cho câ y lúa sinh trưởng bình thường Nên bón
đầy đủ các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng Cần bón kết hợp với phân
hữu cơ.
Để đạt 5-7 tấn/ha lượ ng phân bón trung bình là 100-160 kg N, 80-100kg P2O5,60-80 kg K2O 10-15 tấn phân hữu cơ trên 1 ha.
Cách bón: Bón lót tồn bộ phân chuồng, phân lân, khoảng 30 - 20% phân đạm,phân kali Phân chuồng và phân lân bón lót trước khi cấy hoặc phay đất ( bón sâu) đạm
và kali bón trước khi bừa lần cuối để cấy.
Bón thúc chia làm 2 đợt : Đợt 1 sau khi cấy 15 - 20 ngày bón nửa số phân cịn
lại đợt 2 bón sau khi cấy 30 - 35 ngày bón nốt số phân cịn lại.
Cách bón: Trộn đều hai loại phân, vãi đều trên ruộng lúa và làm cỏ sục bùn.Hiện nay thay thế phân đơn bằng phân đa nguyên tố NPK.
3.1.5 Tưới nước
Đầu vụ nhiệt độ thấp, nước có tác dụng ẩm cây do vậy thường để nước ngập 1/3đến 1/2 cây lúa trong khoảng 10 -15 ngày sau cấy Sau đó thường xuyên giữ mực nước
5 - 10 cm Có thể tháo cạn nước ở thời kỳ lúa đẻ nhánh vô hiệu và thời kỳ chín sáp.
3.1.6 Làm cỏ sục bùn
Sục bùn có tác dụng diệt cỏ, làm đất thơng thống nhiều oxy giúp cây lúa hơhấp và đồng hố tốt Sục bùn cịn làm đứt bớt rễ già, kích thích rễ non phát triển Sụcbùn làm cho phân xuống sâu hạn chế hiện tượng mất phân do bay hơi Thông thườnglàm cỏ sục bùn 2 lần kết h ợp cới bón thúc đợt 1 bón thúc đợt 2.
3.1.7 Phòng trừ sâu bệnh cho lúa
3.1.7.1 Sâu hại lúa
* Sâu đục thân
- Triệu chứng gây hại điển hình là cây trước khi trỗ bị “nõn héo” và sau khi trỗcác hạt lúa bị lép trắng tạo nên hiện tượng “bông bạc”.