1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

4 2 1 quản lí thu thuế gtgt ở khu vực kinh tế quận ba đình

83 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề quản lí thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế quận ba đình
Trường học trường đại học
Chuyên ngành quản lý thuế
Thể loại báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2003
Thành phố hà nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 626 KB

Nội dung

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH THỰC TẾ QUẢN LÍ THU THUẾGIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở KHU VỰC KINH TẾ CÁ

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, là công cụquan trọng để phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhậpquốc dân Như vậy, có thể thấy rằng Thuế là một biện pháp kinh tế của mọiNhà nước Song để biện pháp đó đạt hiệu quả sẽ rất cần đến một bộ phậnchuyên trách, chất lượng trong quá trình quản lý và hành thu.

Nhận thức được điều này, đồng thời để bắt nhịp được với bướcchuyển biến về cơ cấu, thành phần kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã thựcthi cải cách hệ thống Thuế bước hai Trong đó, nổi bật nhất là việc thay thế2 sắc thuế Doanh thu và thuế Lợi tức bằng thuế Giá trị gia tăng và thuếThu nhập doanh nghiệp được thơng qua tại kỳ họp thứ 11 và có hiệu lực thihành từ 1/1/1999 Đây là bước đi vô cùng quan trọng, thể hiện sự mạnhdạn của Đảng ta trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Tuy nhiên sự khởiđầu nào cũng đều có những chắc trở khơng thể tránh khỏi, nhất là ở khuvực kinh tế cá thể cả nước nói chung và đặc biệt ở Quận Ba Đình nói riêng.Để có thể tháo gỡ được những khó khăn này và tìm ra hướng đi mới là cảmột vấn đề nan giải đối với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và các cơ quanhữu quan

Quận Ba Đình là một trong 7 Quận nội thành của thành phố Hànội Quận Ba Đình khơng rộng về diện tích nhưng có nhiều trụ sở, cơ quantrung ương của Đảng, chính phủ, các cơ quan ngoại giao, đại sứ quán Tuynhiên hoạt động sản xuất kinh doanh ở đây cũng rất phong phú Qua thờigian thực tập ở Chi cục Thuế quận Ba đình, được sự giúp đỡ tận tình củacác thầy, cơ giáo và các cán bộ công tác tại Chi cục, tôi đã đi sâu nghiên

Trang 3

khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn Quận Ba đình trong những tháng

đầu triển khai luật thuế mới này.Từ đó cũng xin được đưa ra một sốphương hướng nhằm tăng cường cơng tác quản lí thu thuế giá trị gia tăng ởkhu vực kinh tế cá thể, góp phần tăng thu cho Ngân sách nhà nước.

Bắt nguồn từ những lí do trên nên đề tài có tên gọi là: “Bàn về

cơng tác quản lí thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể trênđịa bàn quận Ba đình"

Tồn bộ đề tài được trình bày theo kết cấu sau:

Phần I: Sự cần thiết phải quản lý thuế giá trị gia tăng đối vớithành phần kinh tế cá thể hiện nay.

Phần II: Tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinhtế cá thể trên địa bàn quận Ba đình trong quý I năm 2003

Phần III: Một số phương hướng tăng cường quản lý thu thuế giátrị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể ở quận Ba đình

Vì thời gian thực tập và trình độ hạn hẹp nên bài viết khơng thểtránh khỏi khiếm khuyết, sai sót Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của cácthầy cô, các cán bộ thuế và những người quan tâm.

Xin chân thành cảm ơn.

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ THUẾGIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ

CÁ THỂ HIỆN NAY.

I THUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊTRƯỜNG:

1 Khái niệm, đặc điểm của thuế.

2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.

II.SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở

NƯỚC TA HIỆN NAY:

1 Sự cần thiết phải áp dụng thuế Giá trị gia tăng thay chothuế Doanh thu.

2 Thuế Giá trị gia tăng và những ưu điểm nổi bật 3 Nội dung cơ bản của luật thuế giá trị gia tăng.

III Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ

GIA TĂNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ CÁ THỂ:

1 Vị trí, vai trị của kinh tế cá thể trong nền kinh tế thị trường.

Trang 5

PHẦN II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊGIA TĂNG Ở KHU VỰC KINH TẾ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA

BÀN QUẬN BA ĐÌNH QUÝ I NĂM 2003.

I ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝTHU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH:

1 Một số nét về đặc điểm kinh tế xã hội.

2 Công tác tổ chức bộ máy thu thuế trên địa bàn quận BaĐình.

II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VỚICÁC HỘ KINH TẾ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNHTRONG NHỮNG THÁNG ĐẦU THỰC HIỆN LUẬT THUẾ MỚI:

1 Quản lý đối tượng nộp thuế.2 Quản lý căn cứ tính thuế.

3 Quản lý khâu thu nộp tiền thuế

PHẦN III: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ Ở KHU VỰCKINH TẾ CÁ THỂ TẠI QUẬN BA ĐÌNH.

I QUẢN LÍ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ:

Trang 6

II QUẢN LÝ VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ:

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THU NỘP TRÊN THUẾ:

1 Công tác xây dựng kế hoạch 2 Công tác đôn đốc thu nộp thuế 3 Công tác kiểm tra và thanh tra thuế.

IV CÁC BIỆN PHÁP VỀ TỔ CHỨC CÁN BỘ:

1 Chấn chỉnh bộ máy hoạt động của Chi cục thuế Quận BaĐình.

2 Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ một cách có hệ thống.3 Có chính sách về lương thoả đáng đối với cán bộ thuế 4 Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan thuế và các

cấp, các ngành có liên quan

V.MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC:

1 Từng bước đưa khoa học kỹ thuật vào quản lý thu thuếnhư ứng dụng công cụ tin học

2 Làm thay đổi thói quen của người dân về việc sử dụng hoáđơn, chứng từ.

3 Kiến nghị về văn bản luật, chính sách của Nhà nước.

PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUẢN LÝ THUẾ GIÁTRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN

Trang 7

I.THUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINHTẾ THỊ TRƯỜNG:

1 Khái niệm, đặc điểm của Thuế:

Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước và sự pháttriển tồn tại của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ Nhà nước sử dụng thuếnhư một công cụ để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệmvụ của mình Lịch sử càng phát triển, các hệ thống thuế khố, các hìnhthức thuế khố và pháp luật thuế ngày càng đa dạng và hoàn thiện cùngvới sự phát triển của kinh tế thị trường, các khoản đóng góp của ngườidân cho Nhà nước được xác định và được quy định công khai bằng luậtpháp của Nhà nước

Các khoản thuế đóng góp của dân tạo thành quỹ tiền tệ của Nhànước Cùng với sự hoàn thiện chức năng của Nhà nước, phạm vi sửdụng quỹ tiền tệ của Nhà nước ngày càng mở rộng Nó khơng chỉ đảmbảo chi tiêu để duy trì quyền lực của bộ máy Nhà nước, mà còn để chitiêu cho các nhu cầu phúc lợi chung và kinh tế Như vậy gắn liền vớiNhà nước, thuế luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng đối với các hoạtđộng kinh tế xã hội và với mọi tầng lớp dân cư

Có rất nhiều các quan điểm nhìn nhận thuế dưới nhiều hình thứckhác nhau, nhưng đứng trên góc độ tài chính, có thể xem xét thuế dướikhái niệm như sau:

Trang 8

tài sản của các thể nhân và pháp nhân nhằm tập trung vào tay Nhànước để trang trải các khoản chi phí cho bộ máy nhà nước và cácnhu cầu chung của xã hội Các khoản động viên qua thuế được thểchế hoá bằng luật.

Với nhận thức như vậy, có thể thấy rõ sự khác nhau giữa thuế vớicác hình thức phân phối khác dựa trên những đặc điểm chủ yếu sau đây:

 Đặc điểm thứ nhất : Thuế là một biện pháp tài chính của

Nhà nước mang tính quyền lực, tính cưỡng chế, tính pháp lý cao nhưng sự bắt buộc này là phi hình sự.

Quá trình động viên nguồn thu từ thuế của Nhà nước là quá trìnhchuyển đổi quyền sở hữu một bộ phận thu nhập của các pháp nhân vàthể nhân thành quyền sở hữu của Nhà nước Do đó Nhà nước phải dùngquyền lực để thực hiện quyền chuyển đổi Tính quyền lực tạo nên sựbắt buộc là một tất yếu khách quan, nhưng vì các hoạt động thu nhậpcủa thể nhân và pháp nhân không gây cản trở cho xã hội nên tính bắtbuộc này là phi hình sự Vì vậy có thể nói việc đánh thuế khơng mangtính hình phạt.

Đặc điểm này được thể chế hoá trong hiến pháp của mọi quốc gia,việc đóng góp thuế cho nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụbắt buộc đối với công dân Mọi công dân làm nghiã vụ đóng thuế theonhững luật thuế được cơ quan quyền lực tối cao quy định và nếu khôngthi hành sẽ bị cưỡng chế theo những hình thức nhất định.

* Đặc điểm thứ hai: Thuế tuy là biện pháp tài chính của Nhà nước

mang tính bắt buộc, song sự bắt buộc đó ln ln được xác lập trênnền tảng kinh tế-xã hội của người làm nhiệm vụ đóng thuế, do đó thuếbao giờ cũng chứa đựng các yếu tố kinh tế xã hội.

Trang 9

tiễn vận động của cơ cấu kinh tế đó, cũng như chính sách, cơ chế quảnlý của Nhà nước Cùng với yếu tố đó còn phải kể đến phạm vi, mức độchi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng kinh tế của mình + Yếu tố xã hội thể hiện : Hệ thống thuế phải dựa trên phong tục,tập quán của quốc gia, kết cấu giai cấp cũng như đời sống thực tế củacác thành viên trong từng giai đoạn lịch sử Mặt khác thuế còn thựchiện phân phối lại thu nhập xã hội đảm bảo công bằng xã hội.

Như vậy mức động viên qua thuế trong GDP của một quốc giaphụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và các vấn đề kinh tế, xãhội của quốc gia đó.

* Đặc điểm thứ ba: Thuế là một khoản đóng góp khơng mang tính

chất hồn trả trực tiếp Nghiã là khoản đóng góp của cơng dân bằnghình thức thuế khơng địi hỏi phải hoàn trả đúng bằng số lượng vàkhoản thu mà nhà nước thu từ cơng dân đó như là một khoản vaymượn Nó sẽ được hồn trả lại cho người nộp thuế thông qua cơ chếđầu tư của Ngân sách nhà nước cho việc sản xuất và cung cấp hàng hốcơng cộng

Đặc điểm này làm nổi rõ sự khác nhau giữa thuế và lệ phí Lệ phí

được coi là một khoản đối giá giữa Nhà nước với công dân, khi côngdân thừa hưởng những dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp phảitrả một phần thu nhập của mình cho nhà nước Tuy nhiên việc trao đổinày thường không tuân thủ theo hình thức trao đổi ngang giá dựa trênquy luật của thị trường.

Trang 10

không thể thiếu được trong công tác quản lý và điều tiết vĩ mơ nền kinhtế.

2 Vai trị của Thuế trong nền kinh tế thị trường:

Sử dụng cơ chế thị trường để giải quyết 3 vấn để cơ bản của nềnkinh tế (sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai) là phát kiến vĩ đại của nhânloại, cơ chế thị trường thơng qua những yếu tố của nó đã tạo ra độnglực thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích tăng năng suất lao động,nâng cao chất lượng hiệu quả, thúc đẩy q trình xã hội hố sản xuất,đẩy nhanh q trình tích tụ và tập trung hố sản xuất.

Bên cạnh những ưu điểm đó, cơ chế thị trường có nhược điểm làgây cho xã hội những lãng phí về lao động, tài nguyên, vốn dẫn đến độcquyền thủ tiêu cạnh tranh Với cơ chế phân phối qua thị trường thườngkhoét sâu hố ngăn cách giữa người giầu và người nghèo, tạo sự bất ổnđịnh về kinh tế xã hội.

Từ những ưu, nhược điểm đó cần thiết phải có sự can thiệp củaNhà nước vào quá trình kinh tế -xã hội để phát huy những mặt tích cựccủa cơ chế thị trường và hạn chế tối đa những nhược điểm của chúng.Để quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế xã hội, Nhà nước sử dụngnhiều cơng cụ như: Kế hoặch hố, pháp luật, các chính sách tài chínhtiền tệ vv Trong các cơng cụ trên thì chính sách tài chính tiền tệ đóngvai trị quan trọng nhất và Thuế là một công cụ quan trọng trong chínhsách tài chính tiền tệ, thuế được nhà nước sử dụng để thực hiện vai tròquản lý vĩ mô kinh tế xã hội.

Trang 11

* Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước:

Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vàonguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.Tất cả các nhu cầu chi tiêucủa Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và cáchình thức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyênquốc gia, thu khác vv Song thực tế các hình thức thu ngồi thuế đó córất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện Do đó thuế đượccoi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mang tính chất ổn

định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng Ở

nước ta, Thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhànước từ năm 1990 Điều này được thể hiện qua tỷ trọng số thuế trongtổng thu ngân sách

Biều 1: Tình hình tỉ lệ thuế và phí trong tổng thu ngân sách nhà

nước ta trong thời gian qua ( Tài liệu của Tổng cục thuế ).Năm Tổng số thuế và phí( tỷ đồng)% So với tổng thuNSNN% So với GDP1990 5906 73.7 14.01991 9844 92.7 12.831992 18514 88.0 16.751993 28695 90.5 21.01994 36629 89.6 21.51

Trang 12

ngân sách, giảm lạm phát, từng bước góp phần ổn định trật tự xã hội,giành một phần để tăng chi cho tích luỹ Như vậy, chứng tỏ thuế lànguồn thu quan trọng nhất của NSNN.

* Thuế, một cơng cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ môcủa Nhà nước:

Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơnthuần cho ngân sách mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiệnchức năng việc kiểm kê, kiểm sốt, quản lý hướng dẫn và khuyến khíchphát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phầnkinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cựcvào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân Ngày nay, hướng vào việc xử lý các mục tiêu của kinh tế vĩ mơ lànhiệm vụ trọng tâm của mọi chính phủ Sự thành công hay thất bại củaviệc quản lý Nhà nước, nền kinh tế là giải quyết các mục tiêu của kinhtế vĩ mô Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, người ta thường xácđịnh 4 mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mơ mà mọi chính phủ phải theođuổi Bốn mục tiêu đó là:

- Đảm bảo thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý - Tạo được công ăn việc làm đầy đủ cho người lao động - Ổn định giá cả, tiền tệ, chống lạm phát.

-Thực hiện sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

Trang 13

1 Thuế kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việclàm:

Để thực hiện các mục tiêu này, một trong những công cụ quantrọng mà nhà nước sử dụng là chính sách thuế Nội dung điều tiết của

thuế gồn hai mặt: Kích thích và hạn chế Nhà nước đã sử dụng chính

sách thuế một cách linh hoạt trong từng thời kỳ nhất định, bằng việc tác

động vào cung-cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh doanh- một đặc

trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.

Khi nền kinh tế suy thoái, tức là khi đầu tư ngừng trệ, sản xuất vàtiêu dùng đều giảm thì nhà nước dùng thuế để kích thích đầu tư vàkhuyến khích tiêu dùng.

- Bằng việc giảm thuế đánh vào sản xuất, giảm thuế đối vớihàng sản xuất ra để khuyến khích tạo lợi nhuận, kích thíchviệc đầu tư vào sản xuất.

- Bằng việc giảm thế đánh vào tiêu dùng nhằm khuyến khíchtiêu dùng

- Để hạn chế và gây áp lực đối với việc lưu giữ vốn không đưavào đầu tư, có thể tăng thuế đánh vào thu nhập về tiền gửi tiếtkiệm và thu nhập về tài sản dự trữ, từ đó sẽ khuyến khích việcđưa vốn vào đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Trang 14

Như vậy, có thể thấy sự tác động của thuế có ảnh hưởng rất lớnđến nền kinh tế, đến việc điều tiết kinh tế thị trường của Nhà nước.Thông qua thuế, Nhà nước thực hiện định hướng phát triển sản xuất.Chính sách thuế có định hướng phân biệt, có thể góp phần tạo ra sựphát triển cân đối hài hoà giữa các ngành, các khu vực, các thành phầnkinh tế, làm giảm bớt chi phí xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Trong nền kinh tế thị trường xảy ra các chu kỳ kinh doanh đó là chu kỳdao động lên xuống về mức độ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát, sự ổn địnhnền kinh tế với tình trạng có đầy đủ cơng ăn việc làm, lạm phát ở mứcthấp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững là hướng phấn đấunỗ lực của mọi chính phủ nhằm san bằng chu kỳ kinh doanh, đưa giá cảvề mức ổn định.

2 Thuế thực hiện vai trò tái phân phối các nguồn tài chính,góp phần đảm bảo công bằng xã hội:

Kinh tế thị trường làm ra tăng sự phân hố giàu nghèo, sự phânhố này có những khi bất hợp lý và làm giảm tính hiệu quả kinh tế-xãhội Do vậy, cần phải có những biện pháp phân phối lại của cải xã hộinhằm hạn chế sự phân hoá này, làm lành mạnh xã hội.

Trang 15

Với những hàng hóa dịch vụ thiết yếu việc giảm thuế sẽ có lợicho người nghèo hơn và sự chênh lệch về thu nhập cũng được giảm bớt.Trái lại những mặt hàng xa xỉ, cao cấp việc tăng thuế sẽ góp phần phânphối lại một bộ phận thu nhập của người giàu trong xã hội Tuy nhiên,khi sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh thu nhập, mức thu nên xâydựng hợp lý tránh tình trạng điều tiết quá lớn làm giảm khát vọng làmgiàu của nhà kinh doanh và giảm khả năng tăng trưởng kinh tế của đấtnước.

3 Thuế là công cụ kiềm chế lạm phát:

Nguyên nhân của lạm phát có thể do cung cầu làm cho giá cảhàng hố tăng lên hoặc do chi phí đầu vào tăng Thuế được sử dụng đểđiều chỉnh lạm phát, ổn định giá cả thị trường Nếu cung nhỏ hơn cầuthì nhà nước dùng thuế để điều chỉnh bằng cách giảm thuế đối với cácyếu tố sản xuất, giảm thuế thu nhập để kích thích đầu tư sản xuất ranhiều khối lượng sản phẩm nhiều hơn Đồng thời tăng thuế đối vớihàng hoá tiêu dùng để giảm bớt cầu Nếu lạm phát do chi phí tăng, giatăng thất nghiệp, sự trì trệ của tốc độ phát triển kinh tế, giá cả đầu vàotăng, nhà nước dùng thuế hạn chế tăng chi phí bằng cách cắt giảm thuếđánh vào chi phí, kích thích tăng năng suất lao động.

4 Thuế góp phần bảo hộ sản xuất trong nước và tạo điều kiện hoà nhập nền kinh tế thế giới:

Trang 16

kích thích sản xuất trong nước phát triển, kích thích sản xuất hàng hốxuất khẩu, nhà nước đánh thuế rất thấp hoặc không đánh thuế vào hàngxuất khẩu Khuyến khích xuất khẩu hàng hố đã qua chế biến, hạn chếxuất khẩu nguyên liệu thô Đánh thuế nhập khẩu thấp đối với hàng hốmáy móc thiết bị trong nước chưa sản xuất được và đánh thuế nhậpkhẩu cao đối với hàng hố máy móc thiết bị trong nước đã sản xuấtđược hoặc hàng hoá tiêu dùng xa xỉ.

Hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế đang phát triển mạnh mẽ ởtrong khu vực và trên thế giới Sự ưu đãi, các hiệp định về thuế, tínhthơng lệ quốc tế của chính sách thuế có thể làm gia tăng sự hoà nhậpkinh tế giữa một số quốc gia với khu vực và cộng đồng quốc tế.

Trước sự đổi mới mạnh mẽ của cơ chế thị trường địi hỏi hàngloạt các chính sách kinh tế, tài chính phải thay đổi cho phù hợp, trongđó có chính sách thuế khoá Kỳ họp thứ XI Quốc hội khoá IX nướcCộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt nam đã thơng qua hai luật thuế quantrọng là Luật thuế Giá trị gia tăng và Luật thuế thu nhập doanh nghiệpcó hiệu lực từ ngày 01/01/1999 thay thế cho Luật thuế doanh thu, lợitức Vấn đề đặt ra là ngành thuế cũng như các đối tượng sản xuất kinhdoanh phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh 2 luật thuế này giúpcho Thuế ngày càng có sức khả thi, hiệu quả hơn trong nền kinh tế thịtrường.

II.SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG THUẾ THUẾ GIÁTRỊ GIA TĂNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY:

Trang 17

Chỉ có sản xuất mới tạo ra của cải vật chất cho xã hội và nguồnthu cho NSNN Do đó, Nhà nước có trách nhiệm quan tâm, tạo môitrường thuận lợi cho sản xuất phát triển, lưu thông được thông suốt.Một môi trường đầu tư được coi là thuận lợi nếu trong đó, những cơ chếchính sách được quy định phù hợp, rõ ràng, ổn định, ít có biến động đểtạo cho doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinhdoanh.

Ở nước ta, đến thời điểm này, Nhà nước thấy cần thiết phải áp

dụng thuế Giá trị gia tăng để thay thế cho thuế doanh thu vì các lý dosau:

Với Việt Nam, Thuế doanh thu đã được áp dụng từ rất lâu,trước đây có tên là Thuế doanh nghiệp, từ khi cải cách thuế bước một(từ năm 1990) được đổi tên là Thuế doanh thu Thuế doanh thu có đặctrưng cơ bản là có nhiều mức thuế suất, phân biệt theo nghành hàng vàmặt hàng Thuế thu hàng tháng và tính trên tổng doanh thu bán hàng,khơng có khấu trừ thuế đã nộp ở khâu trước Thuế suất được quy địnhthấp.

Thuế doanh thu có ưu điểm là tính tốn đơn giản, thu dứt điểmtừng lần bán hàng mà khơng phải theo dõi thối trả số thuế đã nộp ởkhâu trước Vì vậy, nguồn thu của các cấp ngân sách và giữa các địaphương cũng tương đối ổn định

Trang 18

Mặt khác, cơ chế thuế có nhiều mức thuế suất để bảo hộ đến từngngành hàng, mặt hàng chỉ phù hợp với thời kỳ kế hoặch hố, thời kì màgiá cả đại bộ phận hàng hoá đều do Nhà nước thống nhất quản lý.Việcquy định quá nhiều thuế suất làm cho sắc thuế phức tạp, tạo kẽ hở đểtrốn thuế, lách thuế Mặt khác thuế Doanh thu quy định quá nhiều cáctrường hợp miễn giảm thuế, nhiều khi khơng đúng tính chất của thuếgián thu, gây phức tạp cho quá trình thực hiện, quản lý.

Sang cơ chế kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá do cung- cầutrên thị trường quyết định, nếu vẫn duy trì cơ chế nhiều thuế suất thì chỉlàm tăng thêm khó khăn, phức tạp trong quản lý và tạo nhiều kẽ hở chotrốn lậu thuế Chính vì vậy, trong cải cách thuế bước II này, Quốc hộiđã quyết định ban hành thuế Giá trị gia tăng để áp dụng từ 1/1/2003thay thế cho thuế doanh thu.

2 Thuế Giá trị gia tăng và những ưu điểm nổi bật:

Thuế Giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêmcủa hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất,lưu thơng đến tiêu dùng.

Vì chỉ tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ ởtừng khâu bán hàng, không đánh vào phần giá trị đã chịu thuế ở khâutrước, cho nên cách tính thuế Giá trị gia tăng là rất khoa học, rất cầnthiết đối với phát triển sản xuất theo hướng Công nghiệp hoá- Hiện đạihoá và phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

Với bản chất đó, Thuế Giá trị gia tăng có nhiều ưu điểm hơn so

Trang 19

+ Thuế Giá trị gia tăng không thu trùng lắp cho nên góp phầnkhuyến khích chun mơn hố, hợp tác hoá để nâng cao năng suất, chấtlượng, hạ giá thành sản phẩm.

+ Thuế Giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm,khơng tính vào vốn, nên góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhânbỏ vốn ra đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phù hợp với địnhhướng phát triển kinh tế ở nước ta trong thời gian tới.

+ Thuế Giá trị gia tăng góp phần khuyến khích mạnh mẽ việcsản xuất hàng xuất khẩu, vì hàng hố xuất khẩu chẳng những khơngphải chịu thuế Giá trị gia tăng ở khâu xuất khẩu mà cịn được thối trảlại tồn bộ số thuế đã thu ở các khâu trước.

+ Thuế Giá trị gia tăng được thu tập trung ngay ở khâu đầu tiênlà khâu sản xuất hoặc khâu nhập khẩu hàng hoá và thu ở mỗi khâu đềucó thể kiểm tra được việc thu nộp thuế ở khâu trước, cho nên hạn chếđược thất thu hơn so với thuế doanh thu.

Trang 20

chế bớt những sai sót, tiêu cực và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinhtế.

+ Thuế Giá trị gia tăng phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điềukiện cho Việt nam hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trênthế giới.

Rõ ràng, thuế Giá trị gia tăng có nhiều ưu điểm nổi trội hơn thuếdoanh thu Mục đích chủ yếu của việc áp dụng thuế Giá trị gia tăng làtạo thêm thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển, chứkhông nhằm tăng mức động viên, càng không phải là làm cho doanhnghiệp khó khăn.

2 Nội dung cơ bản của Luật thuế Giá trị gia tăng:

Theo luật thuế Giá trị gia tăng đã được quốc hội khố IX thơngqua tại kỳ họp thứ 11.

Nghị định số 28/2003/NĐ-CP.Thông tư số 89/2003/TT-BTC.

 Phạm vi áp dụng :

a Đối tượng chịu thuế : Hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất,kinh doanh và tiêu dùng ở Việt nam là đối tượng chịu thuế Giá trị giatăng, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế đã quy định trongluật.

Trang 21

chịu thuế Giá trị gia tăng Đặc điểm của những hoạt động không phảichịu thuế Giá trị gia tăng là:

- Những hoạt động nhà nước cần khuyến khích phát triểnnhưng đang gặp khó khăn Ví dụ: Nhà ở thuộc sở hữu nhànước do nhà nước bán cho người đang thuê.

- Những hoạt động liên quan đến vốn đầu tư Ví dụ: Dịch vụ tíndụng và quỹ đầu gồm hoạt động cho vay vốn, cho thuế tàichính

- Những hoạt động sản xuất hàng hố dịch vụ thiết yếu Ví dụ:Sản phẩm trồng trọt, chăn ni chưa qua chế biến hoặc chỉ sơchế

- Những hoạt động không mang tính kinh doanh Ví dụ: Vũ khí,khí tài phục vụ quốc phòng an ninh

- Những hoạt động cần ưu đãi nhưng ở mức độ vừa phải Ví dụ:Hàng miễn thuế bán tại cảng, ga, sân bay

- Những hàng hoá mang tính chất xử lý về mặt kĩ thuật đánhthuế Ví dụ: Hàng hố dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụđặc biệt.

- Những hàng hố khơng mang tính chất gia tăng, tiêu dùng tạiViệt nam hoặc theo những quan hệ kinh tế đối ngoại Ví dụ:Hàng chuyển khẩu, quá cảnh

Những hàng hoá thuộc diện chịu thuế Giá trị gia tăng không phảinộp thuế Giá trị gia tăng đầu vào, nhưng khơng được khấu trừ, hồnthuế GTGT đầu ra.

b Đối tượng nộp thuế: Các tổ chức cá nhân, sản xuất kinh doanh

Trang 22

trị gia tăng ( gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuếGiá trị gia tăng.

 Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế:

a Căn cứ tính thuế Giá trị gia tăng : là giá tính thuế và thuếsuất:

- Giá tính thuế :

Nguyên tắc chung: Giá tính thuế là giá chưa có thuế Giá trị gia tăng

+ Đối với hàng hoá dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán rahoặc cung ứng cho đối tượng khác, giá tính thuế Giá trị gia tăng là giábán chưa có thuế Giá trị gia tăng.

+ Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng vớithuế nhập khẩu.

+ Đối với hàng hoá dịch vụ để trao đổi sử dụng nội bộ biếu tặng,giá tính thuế Giá trị gia tăng được xác định theo giá tính thuế của từnghàng hoá dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinhcác loại hoạt động này.

+ Đối với hoạt động cho thuê tài sản, giá tính thuế Giá trị giatăng là tiền cho thuê trong từng kỳ.

Trang 23

+ Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt giá tính thuế Giá trị giatăng là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế Giá trị gia tăng.

+ Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ hưởng tiền cơng hoặctiền hoa hồng, giá tính thuế Giá trị gia tăng là tiền công hoặc tiền hoahồng đựơc hưởng chưa trừ khoản phí tổn nào.

+ Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp giá tính thuế Giá trị gia tănglà giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế Giá trị gia tăng.

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ đặc thù được xác định như sau: Giá tính Giá thanh toán

thuế = giá trị gia tăng 1+ Thuế suất(%) thuế GTGT

- Thuế suất :

Luật thuế Giá trị gia tăng quy định 4 mức thuế suất:0%,5%,10%,20%.

Mục đích của việc quy định 4 mức thuế suất này là nhằm khắcphục nhược điểm của thuế Doanh thu, là một bước giảm bớt đáng kể sựphức tạp và kém hiệu quả của cơ chế đa thuế suất Đồng thời thể hiệnchính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với hàng hoá,dịch vụ của nhà nước.

+ Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu.

+ Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá và dịch vụ thiếtyếu, phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu dùng.

Trang 24

+ Mức thuế suất 20% áp dụng đối với hàng hố dịch vụ khơngthiết yếu mà nhà nước cần điều tiết:

Vàng bạc đá quý do cơ sở kinh doanh mua vào bán ra Khách sạn du lịch ăn uống

Xổ số kiến thiết Đại lý tàu biển Dịch vụ môi giới.

b Phương pháp tính thuế:

Có 2 phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng:

Phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên Giá trịgia tăng.

@ Phương pháp khấu trừ thuế:

- Đối tượng và điều kiện áp dụng: Phương pháp khấu trừ thuế

được áp dụng cho tất cả các cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ cácyêu cầu về mở và ghi sổ kế toán, chấp hành đầy đủ các quy định củachế độ hố đơn, chứng từ

- Cách tính thuế GTGT phải nộp:

Thuế Giá trị gia tăng Thuế GTGT Thuế GTGT phải nộp = đầu ra - đầu vào

Thuế Giá trị gia tăng Giá tính thuế của Thuế suất thuế đầu ra = HH,DV bán ra x gtgt HH,DV đó Thuế Giá trị gia tăng Tổng thuế GTGT đã thanh toán ghi trên

Trang 25

đầu vào hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá, nhập khẩu

@ Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:

- Đối tượng và điều kiện áp dụng: Là các cá nhân, tổ chức kinhdoanh chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứngtừ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ, các cơ sở kinhdoanh mua bán vàng, bạc, đã quý, ngoại tệ Giá bán hàng hoá, dịch vụghi trên hoá đơn bán hàng là giá đã có thuế GTGT.

- Cách tính thuế :

Số thuế GTGT GTGT của hàng hoá Thuế suất GTGT phải nộp = dịch vụ chịu thuế x của hàng hoá DV Trong đó:

GTGT của hàng hóa Giá thanh tốn của Giá TT của hàng hoá =

dịch vụ hàng hoá DV bán ra DV mua vào tương ứng

c Khấu trừ thuế Giá trị gia tăng đầu vào:

+ Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinhdoanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế Giá trị gia tăng thì được khấu trừtồn bộ

Trang 26

hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịuthuế Giá trị gia tăng.

+ Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai khấutrừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó.

+ Thuế đã trả cho hàng hoá, vật tư, tài sản cố định, dịch vụmua vào để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ khơng thuộc diệnchịu thuế Giá trị gia tăng thì khơng được khấu trừ.

+ Riêng với tài sản cố định, nếu có số thuế đầu vào được khấutrừ lớn thì được phép khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế.

d Hoàn thuế:

Việc hoàn thuế Giá trị gia tăng chỉ áp dụng cho các đối tượngnộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế trong các trường hợp sau: + Được xét hoàn thuế khi cơ sở kinh doanh có số thuế Giá trịgia tăng đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế Giá trị gia tăng đầu raphát sinh 3 tháng liên tục.Việc hoàn thuế Giá trị gia tăng đầu vào đượcthực hiện trong đầu quý tiếp theo.

+ Được hoàn thuế Giá trị gia tăng theo từng kỳ hoặc theotháng khi cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc xuấtkhẩu theo từng lần với số lượng lớn phát sinh số thuế đầu vào đượckhấu trừ lớn.

+ Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phươngpháp khấu trừ thuế có đầu tư, mua sắm tài sản cố định có số thuế Giátrị gia tăng đầu vào được khấu trừ lớn thì được xét hồn thuế:

Trang 27

tăng đầu vào sẽ được xét hoàn thuế theo từng năm Trường hợp cơ sởkinh doanh xác định số thuế phải hồn có số thuế Giá trị gia tăng đầuvào của tài sản đầu tư được hoàn lớn, thuế Giá trị gia tăng đầu vào sẽđược xét hoàn thuế theo từng quý.

Cơ sở kinh doanh đầu tư mở rộng, đầu tư theo chiều sâu, cósố thuế Giá trị gia tăng đầu vào của tài sản đầu tư đã được khấu trừtrong 3 tháng ( kể từ tháng phát sinh thuế đầu vào của tài sản đầu tư)mà vẫn chưa được khấu trừ hết thì số thuế Giá trị gia tăng đầu vàochưa được khấu trừ sẽ được hoàn lại.

+ Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, chia tách,giải thể, phá sản có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa.

+ Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hồn thuế của cơquan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

e Miễn giảm thuế:

Đơn vị những cơ sở sản xuất, vận tải, xây dựng, thương mại,du lịch, ăn uống trong những năm đầu áp dụng thuế Giá trị gia tăng màbị lỗ do số thuế GTGT phải nộp lớn hơn số thuế tính theo mức thuếdoanh thu trước đây thì được xét giảm thuế GTGT phải nộp Mức thuếđược xét giảm đối với từng cơ sở kinh doanh tương ứng với số lỗ donguyên nhân nêu trên nhưng tối đa không quá số thuế GTGT mà cơ sởkinh doanh phải nộp của năm được xét giảm thuế.

Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ dưới đây khi tính thuế GTGT đầu ra được giảm 50% mức thuế quy định:

Trang 28

- Máy cày, máy kéo, máy bơm nước, máy cơng cụ, máy độnglực.

- Một số chất hố học được quy định rõ tại Thông tư 175/1998TT-BTC.

- Hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của các cơ sở kinh doanhthương mại nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế muavào, bán ra.

- Khách sạn, du lịch, ăn uống

- Dịch vụ, phần mềm và sản phẩm phần mềm

Cơ sở kinh doanh khi bán hàng hoá, dịch vụ phải ghi thuếGTGT của hàng hoá, dịch vụ này trên hoá đơn GTGT theo mức thuế đãđược giảm

Thực hiện giảm ngay 50% mức thuế GTGT phải nộp khi nhậpkhẩu đối với các sản phẩm nhập khẩu:

- Than đá.

- Máy kéo, máy bơm nước, máy công cụ, máy động lực.

- Một số chất hoá học được quy định rõ tại Thông tư số20/1999 TT/BTC.

- Dịch vụ phần mềm và sản phẩm phần mềm.

Thuế GTGT phải nộp kê khai trên tờ khai hải quan và thôngbáo thuế của cơ quan HảI quan là số thuế GTGT tính theo mức thuế đãgiảm 50%.

III Ý NGHĨA CỦA CƠNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ

Trang 29

1 Vị trí, vai trị của kinh tế cá thể trong nền kinh tế thịtrường:

Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội đãđược Đại hội lần thứ VI chỉ rõ: “ Nền kinh tế có cơ cấu nhiều thànhphần, kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh, kinh tế tậpthể, kinh tế gia đình và các thành phần kinh tế khác gồm kinh tế tiểu sảnxuất hàng hoá, kinh tế tư bản tư nhân” Đại hội Đảng toàn quốc lần thứVII tiếp tục khẳng định “ Thành phần kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quáđộ ở nước ta là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinhtế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước” Trong đó, kinh tế cá thểgồm những đơn vị kinh tế và những hoạt động sản xuất kinh doanh dựavào vốn và sức lao động chủ yếu.

Hộ kinh tế cá thể kinh doanh cố định là những hộ sản xuất kinhdoanh dịch vụ ( những hoạt động kinh doanh mà pháp luật cho phép )có địa điểm kinh doanh cố định ở một nơi nào đó, cùng với sự pháttriển của nền kinh tế, kinh tế cá thể phát triển rất nhanh trong cả nước,hoạt động trong mọi ngành nghề sản xuất, giao thông vận tải, thươngnghiệp, ăn uống, dịch vụ

Trang 30

Nếu như thành phần kinh tế quốc doanh chiếm vai trò chi phốinền kinh tế, thì thành phần kinh tế cá thể nói riêng và thành phần kinhtế ngồi quốc doanh nói chung, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng càngngày càng phát triển và chiếm một vị trí xứng đáng trong nền kinh tếquốc dân Khu vực kinh tế này không những chiếm một khối lượng sảnphẩn tương đối trong tổng sản phẩm xã hội mà nguồn thu từ thành phầnkinh tế này cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu Ngânsách Nhà nước Đồng thời còn thu hút một lực lượng lao động lớn màthành phần kinh tế quốc doanh chưa đảm bảo hết Kinh tế cá thể đã tậndụng được lực lượng dồi dào, nhất là lao động có tay nghề cao, đồngthời giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động dư thừa, tạothu nhập và từng bước góp phần nâng cao đời sống của các tầng lớpdân cư Phương pháp kinh doanh của hộ cá thể cũng rất phong phú vàđa dạng, thu hút nhiều thành phần xã hội tham gia, do đó trình độchun mơn, tay nghề của họ cũng rất đa dạng

Ở nước ta hơn 10 năm mở cửa phát triển kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa đã khẳng định được vai trò của thành phầnkinh tế ngồi quốc doanh nói chung và kinh tế cá thể nói riêng.Thànhphần kinh tế ngồi quốc doanh bổ sung hỗ trợ cho thành phần kinh tếquốc doanh, nhất là khu vực thành phần kinh tế chưa thực sự chiếm vịtrí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

Thực tế, trong những năm gần đây số thuế thu được từ kinh tế cáthể có tỷ trọng theo xu hướng tăng lên trong tổng thu ngân sách Nhànước Theo số liệu của Tổng cục Thuế thì:

Trang 31

+ Năm 1993 tổng thu nộp vào ngân sách Nhà nước là 31.840 tỷthì thuế đạt 25.572 tỷ đồng; trong đó thu từ thành phần kinh tế cá thể là893 tỷ(chiếm 2,8% trong tổng thu Ngân sách và chiêm 3,5% so vớitổng thu thuế).

Tóm lại, hoạt động kinh tế ngồi quốc doanh nói chung và hoạtđộng kinh tế cá thể nói riêng là hoạt đọng tồn tại khách quan do đòi hỏicủa sản xuất và đời sống xã hội Với quan điểm đó hoạt động của thànhphần kinh tế này ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốcdân cả trong hiện tại và trong tương lai.

2 Ý nghĩa của việc tăng cường quản lý thuế Giá trị gia tăngđối với khu vực kinh tế cá thể:

Trang 32

Mặt khác, đảm bảo sự công bằng xã hội là một yêu cầu đặt ravới chính sách thuế và bản thân với chính sách thuế cũng phải đảm bảosự công bằng xã hội, vì có cơng bằng xã hội thì mới có thể động viên sốthu lớn nhất trong thời gian ngắn nhất.Tăng cường quản lý thuế Giá trịgia tăng đối với kinh tế cá thể một cách chặt chẽ chính là biện pháp đểđảm bảo tính cơng bằng xã hội, từ đó sẽ giảm tối đa hiện tượng trốn lậuthuế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

Ngồi ra, thơng qua quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanhcá thể sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thôngqua:

+ Kiểm tra, kiểm soát các ngành nghề, mặt hàng kinh doanh, từđó giúp cho các cơ quan quản lý kinh tế có định hướng phát triển ngànhnghề phù hợp.

+ Nắm được mức độ tiêu dùng, cơ cấu tiêu dùng sản phẩm, dịchvụ, từ đó giúp Nhà nước có cơ sở định hướng tiêu dùng trong dân cưphù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế cá thể

Trong những năm qua, việc quản lý thu thuế nói chung và thuếDoanh thu nói riêng đối với khu vực kinh tế cá thể cịn rất nhiều thiếusót, dẫn đến kết quả cuối cùng là thất thu thuế, Nhà nước bị chiếm dụngvốn gây tác động xấu đối với nền kinh tế Việc áp dụng thuế GTGTthay thế cho thuế Doanh thu sẽ tạo ra khả năng kiểm tra, kiểm soát tốthơn đối với công tác quản lý Tuy nhiên sẽ gây khó khăn :

Trang 33

trị tăng thêm mà thay đổi một thói quen thì bao giờ cũng hết sức khókhăn.

Do thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm nên để bảođảm mức động viên ngang bằng với Thuế doanh thu thì thuế suất thuếGTGT phải cao hơn thuế suất thuế doanh thu Điều này dễ gây tâm lýcho rằng Nhà nước tăng thuế và dẫn đến tác động làm tăng giá, cho nêncùng với việc giải thích, cần áp dụng biện pháp quản lý chặt chẽ và phảicó các biện pháp kinh tế để kiềm chế, ngăn ngừa lợi dụng tăng giá

Thành phần kinh tế cá thể phần lớn là những hộ quy mơ nhỏ,hoạt động phân tán rất khó khăn cho công tác quản lý

Cũng bởi những lý do đó mà bài viết sau đây xin đề cập đếnthực trạng quản lý công tác thu thuế Giá trị gia tăng ở khu vực kinh tếcá thể trên địa bàn quận Ba đình Từ đó, nghiên cứu tìm ra nguyên nhân

của mặt yếu, cũng như ưu điểm của mặt mạnh để đưa ra một số biệnpháp tăng cường công tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng nhằm

Trang 34

PHẦN II

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊGIA TĂNG Ở KHU VỰC KINH TẾ CÁ THỂTRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH QUÝ I NĂM

1999.

I.ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝTHU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH:

1 Một số nét về đặc điểm kinh- tế xã hội:

Quận Ba Đình là một trong 7 quận nội thành của thủ đô Hà nội Trênđịa bàn quận Ba Đình gồm 15 phường ( hiện nay là 12 phường), đây là mộtquận có nhiều cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ, các cơ quan ngoạigiao, đại sứ, đồng trụ sở Cùng với sự phát triển của kinh tế toàn thành phố vànền kinh tế thị trường thì các thành phần kinh tế trên địa bàn quận cũng pháttriển mạnh mẽ Ngoài ra, do nguyên nhân thiếu việc làm mà một số lượngkhông nhỏ cán bộ công nhân viên chức ra buôn bán ngày càng tăng và có sựbiến động liên tục.

Trang 35

là các hộ được phát triển từ kinh tế phụ gia đình dần dần trở thành nghề kiếmsống của cả gia đình nhưng đây cũng chỉ là những hộ vừa và nhỏ.

Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, quận Ba Đình cũng đã đóng gópkhơng nhỏ vào nền kinh tế quốc dân Quý I năm 1999 toàn quận đã đạt đượcnhững thành tích sau:

Sản xuất kinh doanh ngồi quốc doanh: giá trị sản xuất cơng nghiệpước đạt 19.083 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 10,12%, trong đókhối HTX tăng 19,18%, khối cá thề tăng 7,45%, khối công ty TNHH tăng48,88%

Hoạt động kinh doanh của khối chợ khá ổn định và có hiệu quả Cảitạo nâng cấp chợ Châu Long và chợ Thành Công A chuẩn bị đưa vào hoạtđộng kinh doanh Triển khai các thủ tục xây dựng trung tâm thương mại dịchvụ Cống Vị

Công tác thu thuế: Tập trung chỉ đạo thực hiện hai luật thuế mới Tăngcường cơng tác kiểm tra, rà sốt chống sót hộ để tăng nguồn thu Quý I năm1999 Chi cục thu được 11.241 triệu đồng đạt 92,08% kế hoặch quý, đạt22,10% so với kế hoạch năm, tăng 1,14% so với cùng kỳ( trong đó thu phí vàlệ phí tăng 32% so với kế hoạch quý, tăng 35,97% so với cùng kỳ ).

Cũng như tình hình chung của các chi cục thuế, việc phân cấp quản lý,thu thuế của chi cục thuế Ba Đình được dựa trên Thơng tư 110/2000/TT/BTC.Cụ thể, Chi cục thuế được quyền quản lý các đối tượng :

- Hộ cá thể kinh doanh cơng thương nghiệp ngồi quốc doanh nộp thuếGiá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.

Trang 36

Theo tinh thần của thông tư này thì tất cả các hộ nộp thuế Giá trị giatăng theo phương pháp trực tiếp sẽ do Chi cục thuế Quận Ba Đình quản lý.Cịn những cơng ty, tập thể trên địa bàn quận trước đây nộp thuế tại Chi cụcthuế Ba Đình, nay đăng ký nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấutrừ sẽ do Cục thuế Hà nội trực tiếp quản lý, nhưng số thuế thu vẫn nộp vàokho bạc Nhà nước Quận Ba Đình Như vậy, xét về khía cạnh sổ sách, báo cáochi cục thuế Ba Đình vẫn gián tiếp quản lý loại đối tượng này thông qua giấynộp tiền vào kho bạc được phơ tơ chuyển về kế tốn kho bạc tại Chi cục hàngngày.

2 Công tác tổ chức bộ máy thu thuế trên địa bàn Quận Ba Đình:

Chi cục thuế quận Ba Đình được thành lập theo quyết định 315TC/QĐ/TCCB ban hành ngày 21/8/1999 của Bộ Tài chính Từ đây Chi cụcchính thức đi vào hoạt động, thay thế cho tên gọi Phịng thuế Cơng ThươngNghiệp trước đây Trong những năm gần đây được sự chỉ đạo của Cục thuếHà nội và sự nhất trí trong lãnh đạo chi cục và cán bộ nhân viên trong toànChi cục, đồng thời cùng với sự thay đổi về việc phân cấp quản lý do áp dụnghai luật thuế mới nên bộ máy của cơ quan thuế Ba Đình được tổ chức như sau: Tổng số cán bộ công nhân viên chi cục là 140 người, trong đó có 131biên chế, cịn lại 9 hợp đồng được sắp xếp :

- Ban lãnh đạo:

Trang 37

+ Phòng thanh tra, kiểm tra 10 người + Phòng ngiệp vụ 11 người + Phòng hành chính, tổ chức 5 người + Đội thuế Điện Biên- Kim Mã 13 người + Đội thuế Thành công-Giảng Võ 14 người + Đội thuế Ngọc khánh-Ngọc Hà 10 người + Đội thuế Đội Cấn-Cống Vị 14 người + Đội thuế Quán Thánh-Trúc Bạch 13 người + Đội thuế Trung trực-Phúc Xá 7 người + Đội thuế Chợ Long Biên 8 người + Đội thu khác 11 người

Với việc tổ chức bộ máy thu thuế như vậy trong những năm qua Chicục thuế Quận Ba Đình đã đạt những thành tích đáng khích lệ trong việc quảnlý thu thuế đối với thành phần kinh tế cá thể Tuy nhiên vẫn cịn có nhiềunhững hạn chế và thiếu sót cần được khắc phục.

II.TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNGĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH TẾ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀNQUẬN BA ĐÌNH TRONG NHỮNG THÁNG ĐẦU THỰCHIỆN LUẬT THUẾ MỚI:

1 Quản lý đối tượng nộp thuế:

Trang 38

kinh doanh trên địa bàn, phân loại hộ và phân nghành nghề để có thể quản lýmột cách chặt chẽ đối tượng nộp thuế.

Đồng thời theo quyết định số 75/1998/QĐ- TTg của Thủ tướng ChínhPhủ thì mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh chịu thuế đều phải kêkhai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế và hệ thống mã số này được ứngdụng kể từ ngày 1/1/1999 Theo quyết định trên, cơ quan thuế có trách nhiệmsử dụng mã số đối tượng nộp thuế để quản lý đối tượng nộp thuế , theo dõi sốliệu nộp thuế của đối tượng nộp thuế và ghi mã số đối tượng nộp thuế trên mọigiấy tờ giao dịch với đối tượng nộp thuế như: thông báo nộp thuế, thơng báophạt, lệnh thu, các quyết định phạt hành chính thuế, biên bản kiểm tra về thuế Như vậy việc quản lý đối tượng nộp thuế trên mã số đã đem lại hiệuquả rõ rệt cho các cấp quản lý thuế và cho Chi cục thuế Quận Ba Đình nóiriêng Kể từ đây cán bộ thuế có thể ứng dụng máy vi tính vào cơng tác quản lýđối tượng nộp thuế, giúp việc quản lý được chặt chẽ hơn, đỡ vất vả vì phảitheo dõi ghi chép bằng tay trên sổ bộ hàng tháng.

Tuy nhiên, do tình hình chung về sự thiếu tự giác của các hộ nộp thuếnên các cán bộ thuế quản lý địa bàn đã liên hệ phối hợp với UBND cácphường, công an, quản lý thị trường và nhiều ngành liên quan khác để nắmvững các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn các phường, các chợ Các bộthuế thuộc các đội lập danh sách các cơ sở kinh doanh mà mình phụ tráchquản lý, thơng qua điều tra doanh thu, phân loại nghành nghề, quy mô để quảnlý cho phù hợp Sau khi đã thông qua Hội đồng tư vấn thuế phường đưa số hộđó vào bộ để quản lý thu thuế Giá trị gia tăng nộp hàng tháng.

Trang 39

Vậy nhìn chung việc quản lý kiểm tra số hộ sản xuất kinh doanhtương đối sát Sau đây là biểu số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn ghi theobậc môn bài:

Biểu 2: Số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn ghi theo bậc môn bài.

Với biểu số liệu trên, ta nhận thấy:

1 Số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn của năm 1999 đã tăng sovới năm 1998 là: 480 hộ, tương ứng 13%.

2 Trong tổng số hộ tư nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận sốhộ bậc 5 chiếm tỉ trọng cao nhất : Năm 1998 chiếm 42,76%, năm1999 chiếm 43,39%.

3 Mức độ kinh doanh của các hộ có xu hướng tăng ở tất cả các bậc so với năm 1998:

Trang 40

Bậc 4: tăng 468 hộ tương ứng 48% Bậc 5: tăng 231 hộ tương ứng 14%

Riêng bậc 6 giảm 100%, như vậy các hộ đã chuyển hướng nâng cấpdần tình trạng kinh doanh của mình ổn định hơn, có sự đầu tư và thu nhập kháhơn.

Qua biểu trên có thể thấy các hộ cá thể trên địa bàn đã phát triển cả vềsố lượng và quy mô sản xuất kinh doanh Nguyên nhân của sự phát triển trênlà do chính sách của nhà nước đã tạo cho môi trường kinh doanh thuận lợihơn Cơ chế thị trường kết hợp với các chính sách của Đảng và Nhà nước đãgiúp cho thành phần kinh tế này phát triển.

Để phân tích rõ hơn ta xét biểu quản lý cơ cấu các hộ tư nhân trên địabàn quận Ba Đình.

Biểu số 3: Cơ cấu hộ kinh doanh trên địa bàn Quận Ba Đình theo ngành

nghề

Qua biểu trên ta thấy:

1 Với ngành sản xuất: Số hộ thuộc ngành này tăng đáng kể: năm 1999 tăng

Ngày đăng: 06/07/2023, 22:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w