LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN MÔI TRƯỜNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Hạch toán truyền thống cung cấp những thông tin tách biệt về khía cạnh tiền tệ và phi tiền tệ của các hoạt động của công ty Được thể hiện dưới dạng đơn vị tiền tệ, bao gồm :
- Hạch toán quản lý, được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu nội bộ của những người ra quyết định của công ty về chi phí và doanh thu ngắn hạn, thông tin đầu tư và hạch toán dài hạn.
- Hạch toán tài chính mà trên một nền tảng thông thường qua một giai đoạn thời gian đặc biệt cung cấp cho các cổ đông bên ngoài, các khách hàng và các đối tác khác của doanh nghiệp các thông tin về vị trí tài chính tính vào thời điểm đó của công ty và những thay đổi vị trí tài chính Các hệ thống hạch toán khác, như hạch toán điều chỉnh về thuế hay ngân hàng, nhằm cung cấp thông tin đặc trưng, hầu như là để cho các mục đích điều chỉnh.
1.1.1.Nhưng ưu điểm của hệ thống hạch toán truyền thống
Hạch toán truyền thông ra đời rất sớm và tồn tại cho đến tận ngày nay nó vẫn phát huy tác dụng, nó trở thành một hệ thống hạch toán phổ biến cho các công ty, doanh nghiệp, ngành nghề trong xã hội đều sử dụng nó như một công cụ thiết yếu, với những ưu điểm nổi bật như:
Cung cấp các thông tin tài chính một cách có hệ thống cho các cổ đông, giúp họ ra quyết định.
Hệ thống hạch toán truyền thống thừa nhận, đo lường, tiết lộ và tạo thuận lợi cho việc qủn lý tài sản và nguồn vốn.
Nghiệp vụ hạch toán có mặt trên khắp thế giới và bất kỳ sự thay đổi nào trong hạch toán đều tạo ra những ảnh hưởng cho tất cả các nước Hạch toán có
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45 thể được xem như một ngôn ngữ quốc tế được nói bởi nhiều cổ đông khác nhau trên khắp thế giới
1.1.2.Những nhược điểm của hệ thống hạch toán truyền thống
Các hệ thống hạch toán truyền thống không cung cấp các thông tin về môi trường bị thiệt hại bao nhiêu, các chi phí xã hội cao như thế nào, các thiệt hại gây ra đối với môi trường có thể khắc phục được hay không?, năng lực sản xuất có quá tải hay không? Nếu hạch toán truyền thống thì không thể thấy môi trường bị thiệt hại là do:
Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên môi trường không được phản ánh trong bảng cân đối kế toán Trong bảng cân đối kế toán hiện hành các sản phẩm gây ra tác động môi trường không được đề cập đến hay sự gây ra ấy có ảnh hưởng đên tương lai và thế hệ sau này mới phải gánh chịu mà thậm chí công ty ấy không phải chịu mà các hãng khác phải chịu như công ty đó bị phá sản hay đến thời điểm hiện tại thì công ty đó không còn nữa Hay như ngành bảo hiểm cho rằng họ phải chi nhiều do các hiện tượng thiên nhiên tàn phá, mình lại phải bỏ tiền ra đền bù cho các hiện tượng này mà người gây trực tiếp lại là các công ty đó Khấu hao nguồn vốn tự nhiên cũng không được đề cầp đến, các thiệt hại môi trường không được xem xét đến, trừ khi nó được phản ánh trong các khoản tiền phạt, giấy phép và các chi phí làm sạch môi trường Hệ thống hạch toán hiện hành sẽ không bao giờ có thể phản ánh tất cả các tác động đến môi trường Vào thời điểm khi sản phẩm mới được phát triển hay 1 hoạt động mới được sáng lập thì không thể ước lượng một cách chính xác các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai Do hạch toán có 1 chức năng chi phối trong các hệ thống thông tin, một phẩn bởi vì nó có thể lượng hoá và đơn giản hoá thực tế phức tạp và 1 phần nó có thể được các doạnh nghiệp sử dụng để làm giảm vai trò của các tác động sinh thái,các tác động sinh thái bất lợi vẫn xuất hiện do kết quả của việc sử dụng thông tin của hạch toán truyền thống Các tác động của việc áp dụng hạch toán hiện nay có thể được chia thành 2 loại:
Những tác động trực tiếp tới môi trường Do thông tin hạch toán được sử dụng cho việc ra quyết định của các cổ đông nên các thông tin đòi hỏi phải toàn diện, có nghĩa là các thông tin này phải ngày càng chính xác và hoàn thiện Việc ra quyết định và đánh giá các hoạt động gây tác động đến môi trường phải dựa vào thông tin hạch toán mà thường tuân theo các tiêu chuẩn hạch toán được thừa nhận chung, các tiêu chuẩn này lại được dựa trên các quy ước về hạch toán tài chính Việc loại trừ các yếu tố bên ngoài trong các kết quả hạch toán này khiến cho các nhà quản lý sử dụng các thông tin hạch toán sai lệch cho việc ra quyết định tài chính và ra quyết định chiến lược Nói tóm lại, các chi phí bên trong là thấp bởi vì một số chi phí được chuyển sang các công ty khác và không được bao gồm trong việc ra quyết định Kết quả là, các nhà quản lý ưu tiên các sản phẩm và các quá trình với các chi phí bên trong thấp nhất chứ không ưu tiên cho các sản phẩm và các quá trình có tồng chi phí vốn được thể hiện bằng sự hết hợp chi phí bên trong và bên ngoài là thấp nhất đối với xã hội.
Những tác động gián tiếp tới môi trường Các ảnh hưởng gián tiếp của hạch toán truyền thống đến môi trường có thể ví dụ như hạch toán truyền thống, mặc dù có thể tính toán mức thu nhập và khả năng tài chính nhưng lại không đề cập đến vấn đề phân bổ chúng Thay vào đó nó thừa nhận sự phân bổ giữa các cá nhân với nhau, các khu vực với nhau và giữa các thế hệ với nhau cho dù có sự thiếu sót về mặt đạo đức Hay các hệ thống hạch toán truyền thống không chỉ ra rằng ai nhận tiền mà công ty chi ra (phân bổ giữa các cá nhân), cũng như hệ thống này không chỉ ra các nhà cung cấp thuộc công ty (phân bổ giữa các vùng), hay không chỉ ra các nhà cung cấp cho công ty đã đặt ở vị trí (phân bổ giữa các khu vực) hay là tiền được chi tiêu cho nhu cầu của thế hệ tương lai (phân bổ giữa các thế hệ).Quan điểm phê phán còn chỉ ra sự khác biệt tiểm ẩn gữa hệ thống hạch toán truyền thống và hệ thống sinh thái tự nhiên Đối với hệ thống hạch toán truyền thống, giới hạn cho các
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45 nguồn tài chính không tồn tại từ “đủ”, trong khi đó môi trường tự nhiên lại có giới hạn này và nó được phản ánh thông qua khái niệm “quy mô” Dưới góc độ triển vọng kinh tế vĩ mô, quan điểm này đã được sử dụng như là một luận điểm để phê phán khái niệm tổng sản phẩm quốc gia (GNP) khi coi khái niệm này là phương tiện để đánh giá sự giàu có và người ta không ngừng cố gắng để có GNP cao hơn Những tác hại với môi trường không được xem xét đến trong nỗ lực để có được thu nhập cao hơn và sự giàu có hơn nữa, vì không có giá trị nào được thể hiện trong các hàng hoá môi trường (hay còn gọi là thứ hàng hoá vô giá trị) Những quan điểm phê phán tương tự cũng cho rằng tác hại môi trường là không cần thiết vì nó sẽ tạo thành mức giá giả tạo cho hàng hoá môi trường Thế giới tự nhiên phản ứng một cách hoàn toàn khác chư không phải phản ứng theo cách thức được tạo lập dựa trên quan điểm của hệ thống hạch toàn truyền thống; cách thức này dựa trên sự liên kết và sự tác động lẫn nhau của con người và vật thể Mặt khác, hệ thống hạch toán phân chia, chia rẽ và tính toán mọi thứ một cách riêng rẽ Hệ thống này sử dụng các tài khoản đặc biệt cho mỗi khoản mục và cuối cùng cộng các khoản mục khác nhau vào với nhau trong các bảng đã được tiêu chuẩn hoá là bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo thu nhập hay bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo cách mà không chỉ sử dụng phép cộng mặc dù con số lại được các nhà quản lý và cổ đông tin tưởng sự ảnh hưởng của thời gian cũng không được tính đến trong hệ thống hạch toán truyền thống.
Mặc dù các ý kiến phê bình khác nhau nhằm vào hệ thống hạch toán truyền thống nhưng hệ thống hạch toán này tự nó đã chứng minh qua thời gian tồn tại và phát triển với những ưu điểm riêng có của nó Hệ thống hạch toán truyền thống cho đến thời điểm hiện nay thì nó rất vững chắc và nó có một số ưu điểm rõ ràng mà bất cứ hệ thông hạch toán tương lai nào cũng phải dựa vào, hạch toàn quản lý môi trường cũng không nằm ngoại lệ.
1.2.Hạch toán quản lý môi trường
1.2.1.Khái niệm hạch toán quản lý môi trường
Theo liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) định nghĩa: “Hạch toán quản lý môi trường là quản lý hoạt động kinh tế và môi trường thông qua việc triển khai và thực hiện các hệ thông hạch toán và các hoạt động thực tiễn phù hợp liên quan đến vấn đề môi trường”.
Cơ quan phát triển bền vững của liên hợp quốc (UNDSD) định nghĩa :
“Hạch toán quản lý môi trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng hai loại thông tin cho việc ra quyết định nội bộ” :
- Thông tin vật chất về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật liệu (bao gồm chất thải )và
- Thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan tới môi trường.
Hạch toán quản lý môi trường (HTQLMT) được hình thành bởi sự kết hợp cá thể hoặc công chúng nhưng không phải là quốc gia và có thành phần tiền cũng như thành phần vật lý.
Lĩnh vực áp dụng đối với sử dụng số liệu HTQLMT là:
- Đánh giá chi phí/khoản chi môi trường hàng năm.
- Đánh giá đầu tư, tính toán các mục tiêu đầu tư
- Tính toán các chi phí, các khoản tiết kiệm được và lợi nhuận của các dụ án môi trường
- Thiết kế và áp dụng hệ thống quản lý môi trường
- Đánh giá cải thiện môi trường, các chỉ số và định mức
- Đặt ra các chỉ tiêu định lượng về cải thiện
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45
- Sản xuất sạch hơn, ngăn ngừa ô nhiễm, quản lý chuỗi cung cấp và thiết kế đối với các dự án môi trường
- Trình bày với bên ngoài các khoản chi, các khoản đầu tư, các khoản phải trả về môi trường
- Báo cáo môi trường cho bên ngoài hoặc báo cáo về tính bền vững
- Báo cáo về các số liệu môi trường với cục thống kê và các nhà quản lý địa phương.
Thế nào là hạch toán quản lý môi trường(HTQLMT):
Hạch toán tính bằng tiền Hạch toán tính bằng đơn vị vật lý Hạch toán thông thường
Hạch toán quản lý môi trường Các công cụ đánh giá khác
HTQLMT tính bằng đơn vị vật lý
Số liệu ở mức công ty
Sổ kế toán thông thường
Chuyển phần môi trường từ sổ kế toán và hạch toán chi phí
Cân bằng dòng vật liệu ở mức công ty đối với dòng khối lượng, năng lượng và nước
Hệ thống lập kế hoạch sản xuất, hệ thống hạch toán kho
Số liệu ở mức trung bình/trung tâm chi phí và ở mức sản phẩm/mang chi phí Hạch toán chi phí
Hạch toán chi phí dong vật liệu dựa trên hoạt động
Cân bằng dòng vật liệu ở mức quá trình và sản phẩm
Các đánh giá môi trường khác, các biện pháp và công cụ đánh giá Áp dụng vào doanh nghiệp
Sử dụng nội bộ đối với thống kê, các chỉ số, tính toán khoản tiết kiệm, dự chi ngân sách và đánh giá đầu tư
Sử dụng nội bộ đối với thống kê, các chỉ số, tính toán khoản tiết kiệm,dự chi ngân sách và đánh giá đầu tư các chi phí môi trường
Sử dụng nội bộ đối với hệ thống quản lý môi trường, đánh giá tình trạng môi trường và định mức
Sử dụng nôi bộ khác đối với các dự án sản xuất sach hơn và thiết kế sinh thái
Báo cáo tài chính cho bên ngoài
Trình bày với bên ngoài về các khoản chi môi trường, các khoản đầu tư và khoản phải trả về môi trường
Báo cáo cho bên ngoài (cải thiện hệ thống HTQLMT, báo cáo môi trường ở mức công ty, Báo cáo mức độ bền vững)
Các báo cáo bên ngoài khác cho cục thống kê, cho chính quyền địa phương,
… Áp dụng ở mức quốc gia Hạch toán thu nhập quốc dân bởi cục thống kê
Hạch toán quốc gia về đầu tư và chi phí môi trường hàng năm của công nghiệp, chi phí bên ngoài
Hạch toán nguồn tài nguyên quốc gia (cân băng dòng vật chất đối với cả nước, vùng và các ngành)
1.2.1.2.Chức năng của hạch toán môi trường
ỨNG DỤNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Chi phí môi trường là một khái niệm rộng không có định nghĩa chính xác.có thể xem chi phí môi trường là các chi phí nhằm mục đích tuân theo luật môi trường Đó là các chi phí dành cho chữa bệnh, thiết bị kiểm soát ô nhiễn, tiền phạt do không tuân theo luật môi trường cũng là chi phí môi trường, thậm chí khi họ không bị ràng buộc bởi các quy định hoặc ở bên ngoài các quy định Ngay cả một doanh nghiệp định nghĩa chi phí môi trường như thế nào là tuỳ thuộc vào việc doanh nghiệp đó sử dụng các thông tin và phạm vi ứng dụng như thế nào Chi phí môi trường tăng hay giảm thông qua việc nỗ lực bảo vệ môi trường
2.1.2.Phân loại chi phí môi trường
Dang 1:Các chi phí trực tiếp sản xuất Các chi phí trực tiếp có vốn đầu tư, lao động năng lượng tài nguyên nguyên vật liệu và đổ thải Có thể bao gồm cả các chi phí định kỳ và không định kỳ Bao gồm cả chi phí vốn, chi phí vận hành cả chi phí bảo dưỡng thiết bị công trình,
Dang 2: Các chi phí tiền năng tổng hợp và tổng chi phí gián tiếp cho sản xuất Các chi phí gián tiếp không được phân bổ vào sản phẩm hay quá trình sản xuất Có thể bao gồm cả các chi phí định kỳ và không định kỳ.có thể bao gồm cả các chi phí vốn và chi phí O&M Có thể bao gồm các dịch vụ có nguồn gốc từ bên ngoài
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45
Dạng 3: Các chi phí tương lai và chi phí trách nhiệm pháp lý ngẫu nhiên. Các chi phi tương lai ngẫu nhiên tiềm năng bao gồm các khoản tiền phạt do không tuân thủ các quy định, chi phí trách nhiệm làm sạch trong tương lai, chi phí kiện cáo, tố tụng do làm hư hại tài sản và sức khoẻ cá nhân, chi phí bồi thường thiệt hại tài nguyên thiên nhiên và chi phí đền bù các tai nạn, sự cố công nghiệp.
Dạng 4: Các chi phí vô hình nội tại Các chi phí được công ty chi trả Bao gồm các loại chi phí khó định lượng được như sự chấp nhận của người tiêu dùng, sự trung thành của khách hàng, tinh thần làm việc của các công nhân, sự lành nghề của công nhân, các quan hệ đoàn thể, hình ảnh doanh nghiệp và quan hệ cộng đồng.
Dạng 5: Các chi phí ngoại ứng Các chi phí cho những gì mà doanh nghiệp không phải chi trả một cách trực tiếp Các chi phí mà xã hội phải chịu bao gồm sự suy thoái môi trường do sự phát tán các chất gây ô nhiễm phù hợp với các quy định tương ứng hiện hành.
2.1.3.Phân bổ chi phí môi trường vào chi phí sản xuất
Một chức năng quan trọng của hạch toán môi trường là sự kết hợp giữa chi phí môi trường và sự quan tâm của các cổ đông - những người đưa ra quyết định né tránh hay giảm thiểu các chi phí đồng thời với việc cải thiện chất lượng môi trường. Điều này đòi hỏi rút chi phí môi trường ra khỏi chi phí sản xuất và phân bổ chúng vào các tài khoản phù hợp Thông qua việc phân bổ chi phí môi trường vào sản phẩm, doanh nghiệp có thể thúc đẩy những người quản lý và nhân viên có năng lực tìm ra các biện pháp chống ô nhiễm giảm chi phí và tăng hiệu quả. Hầu hết các chi phí môi trường thường được đưa vào tổng chi phí trong hệ thống hạch toán chi phí doanh nghiệp Thông thường thì các khoản chi phí thường được hạch toán theo hai cách sau:
1.Phân bổ vào các sản phẩm cụ thể.
2.Không phân bổ vào các sản phẩm cụ thể mà phân bổ chung.
Nếu chi phí quản lý không được phân bổ một cách chính xác thì có thể dẫn đến sản phẩm có giá thành cao hơn mức cho phép, trong khi một sản phẩm khác lại có giá thành thấp hơn thực tế Điều này sẽ làm giảm hiệu quả xác định giá trị sản phẩm, có ảnh hưởng đến việc xác định giá và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và doanh nghiệp không biết cần phải đầu tư hay thay đổi chỗ nào làm tăng lên khả năng cạnh tranh Mặt khác, một vài khoản chi phí khác không được phản ánh trong giá thành và giá bán sản phẩm Nhà quản lý không nắm được chi phí thực sự của quá trình sản xuất sản phẩm hay tiêu thụ sản phẩm và điều đó sẽ dẫn đến việc báo cáo nội bộ sẽ không đầy đủ chính xác để có thể thúc đẩy việc tìm ra các phương pháp làm giảm những chi phí đó.
Việc tách biệt các chi phí môi trường nằm ngoài tài khoản truyền thống và phân bổ một cách phù hợp vào sản phẩm, quá trình sản xuất, hệ thống hoặc thiết bị sẽ giúp người quản lý, các nhà phân tích hiểu rõ về các chi phí này Có hai phương pháp để phân bổ chi phí môi trường đó là:
1 Xây dựng quá trình phân bổ chi phí chính xác vào hệ thống hạch toán giá thành.
2 Điều khiển quá trình phân bổ chi phí bên ngoài hệ thống hạch toán giá thành một cách tự động.
2.1.4.Kết quả phân bổ chi phí môi trường
Trong hạch toán truyền thống khi các chi phí môi trường chưa tính riêng cho từng sản phẩm, công đoạn mà chúng được phân bố theo bình quân, nên có sản phẩm phải chịu chi phí của sản phẩm khác làm giá thành của sản phẩm đó không cạnh tranh Mô hình dưới đây cho thấy rõ hơn về ích lợi của việc phân bổ chính xác:
Giả sử có hai sản phẩm A và B Trong quá trình sản xuất sản phẩm A không tạo ra chi phí cho chất thải độc hại, chỉ có sản phẩm B tạo ra chất thải này Sản
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45 sản phẩm A Sản phẩm B phẩm B không chịu toàn bộ chi phí do mình tạo ra mà chi phí quản lý chất thải độc hại được đưa vào khoản tổng chi phí và tổng chi phí này được phân bổ bình quân cho hai sản phẩm, điều này đã làm sai đi chi phí thực của sản phẩm A và B. Việc phân bổ này được thể hiện trong hình sau:
Sơ đồ nguyên tắc hạch toán quản lý:
Trong hạch toán có hiệu chỉnh đã quy chi phí môi trường của sản phẩm B vào đúng khoản mục của sản phẩm B Bằng cách tách chi phí môi trường ra khỏi khoản tổng chhi phí và đưa vào sản phẩm, người quản lý sẽ nhìn nhận rõ ràng hơn về chi phí thực của sản phẩm A và B
Công nhân A Nguyên liệu A Công nhân B Nguyên liệu B
Phân bổ chi phí hoạt động
Thuế Quản lý Lương cán bộ quản lý Chất thải độc hại của B
Sơ đồ nguyên tắc hạch toán quản lý:
Như vậy để có thể tính toán giá thành thực tế của sản phẩm đòi hỏi một sự phân bổ chi phí chính xác cho từng công đoạn, từng sản phẩm, không tính theo phân bổ bình quân mà phải nhận định rõ ràng Để làm đựơc điều này thì ngoài phương pháp luận hạch toán môi trường đòi hỏi phải được cung cấp một hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy Các số liệu phải được theo dõi thường xuyên và đảm bảo tính chính xác.
2.2.Sự cần thiết phải hạch toán chi phí môi trường trong doanh nghiệp
Chi phí môi trường là một trong rất nhiều loại chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả khi cung cấp hàng hoá và dịch vụ ra thi trường Hoạt đông môi trường là một trong những yếu tố để dẫn đến thành công trong kinh doanh (kinh doanh bền
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45
Công nhân A Nguyên liệu A Công nhân B Nguyên liệu B
Tính vào giá sản phẩm
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45
3.1.1.Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc kết quả kinh doanh nhất định.
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được định nghĩa: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động vật hoá và chi phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
3.1.2.Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất có thể được phân loại theo các khoản mục như sau:
1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá trị thực tế của các nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp chế tạo sản phẩm.
2 Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản tiền lương phải trả và các khoản tính theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
3 Chi phí sản xuất chung: Gồm chi phí phát sinh ở phân xưởng bộ phận sản xuất gồm ngoài các chi phí sản xuất trực tiếp như:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng gồm lương chính, lương phụ và các khoant tính theo lương của nhân viên phân xưởng.
+ Chi phí vật liệu gồm giá trị nguyên vật liệu đẻ sửa chữa bảo dưỡng tài sản cố định, các chi phí công cụ, dụng cụ ở phân xưởng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như: Chi phí điện, nước, điện thoại sử dụng trong sản xuất và quản lý ở phân xưởng.
+ Chi phí bằng tiền khác.
3.2.1.Định nghĩa giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm: là toàn bộ chi phí chia ra để sản xuất một đơn vị hoặc thực hiện một công việc dịch vụ.
Giá thành sản xuất sản phẩm được tính toán xác định theo tưng loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể hoàn thành (theo từng đối tượng tính giá) và chỉ tính cho những sản phẩm đã hoàn thành toàn bộ quy trình sản xuất, tức là thành phẩm hoặc hoàn thành một giai đoạn công nghệ sản xuất nhất định tức là nửa thành phẩm.
Thực chất giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phín về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
3.2.2.Phân loại giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm được phân chia theo nhiều cách khác nhau nhưng theo phạm vi chi phí phát sinh thì giá thành sản phẩm có thể được chia thành giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ, cụ thể là:
1 Giá thành sản xuất: Là toàn bộ hao phí của các giá trị sử dụng tạo ra sản phẩm, dịch vụ Giá thành sản xuất được tính:
Giá thành sản Chi phí sản Chi phí Chi phí sản xuất thực tế = phẩm dở dang + sản xuất - phẩm dở dang của sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
2 Giá thành sản phẩm dịch vụ tiêu thụ hay còn gọi là giá thành toàn bộ, là chi phí thực tế của số sản phẩm đã tiêu thụ của doanh nghiệp Giá thành tiêu thụ được tính:
Giá thành của giá trị sản chi phí bán chi phí quản sản phẩm, dịch = xuất thực tế + hàng phân bổ - lý doanh nghiệp vụ tiêu thụ của sản phẩm, cho sản phẩm, phân bổ cho sản dịch vụ đã dịch vụ đã phẩm tiêu thụ tiêu thụ tiêu thụ
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45
3.2.3.Vai trò của giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh doanh, đồng thời chỉ tiêu này còn giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí giúp cho người quản lý có cơ sở để ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết được nguyên nhân và nhân tố làm cho chi phí biến động và ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.
3.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt khác nhau của một quá trình sản xuất Chi phí sản xuất phản ánh việc hao phí còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả Tuy chúng có quan hệ mật thiết với nhau nhưng chúng cũng có điểm khác nhau đó là:
- Chi phí sản xuất chỉ tính tới những chi phí phát sinh trong kỳ nhất định không tính đến chi phí đó liên quan tới số sản phẩm đã hoàn thành hay chưa?. Còn giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
- Chi phí sản xuất tính trong một kỳ, còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang, chi phí phát sinh kỳ này và số kỳ này chuyển sang kỳ sau.
- Chi phí sản xuất không gắn liền với khối lượng, chủng loại sản phẩm hoàn thành, trong đó giá thành sản phẩm liên quan đến khối lượng, chủng loại sản phẩm hoàn thành.
3.4.Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Yêu cầu của công tác quản lý nói chung và của công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm nói riêng, đòi hỏi đoanh nghiệp phải tổ chức công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác Khi quản lý chi phí sản xuất,chỉ tiêu giá thành rất cần thiết, do đó phải tổ chức tính đúng, tính đủ, tính chính xác chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm Muốn vậy khi tính toán phải, xác định đúng đối tượng tính giá thành, phân định rõ các loại chi phí, tính đử không
38 bỏ sót chi phí, trong đó chi phí môi trường cũng phải được coi là một phần của chi phí sản xuất trực tiếp.
Từ yêu cầu trên đòi hỏi hệ thống hạch toán hiện hành phải có sự bổ xung, vì thực tế hiện nay hệ thống hạch toán này chưa tính toán đầy đủ tất cả các chi phí, chi phí môi trường chưa được coi là một loại của chi phí sản xuất, nó thường bị ẩn đi dưới nhiều khoản mục khác nhau Hạch toán môi trường ra đời là một bước ngoặt quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống hạch toán hiện hành.
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45
QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MÙA ĐÔNG
CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHÍNH CỦA CÔNG TY
Công ty cổ phần dệt mùa đông là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội Công ty được thành lập ngày 15/09/1960 với tên gọi là :
“LIÊN XƯỞNG CÔNG TƯ HỢP DOANH MÙA ĐÔNG” qua quá trình thay đổi đến ngày 8/07/1993 được đổi tên thành CÔNG TY DỆT LEN MÙA ĐÔNG. Cho đến hiện nay công ty đang tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp theo đúng chủ trương của nhà nước Quá trình cổ phần hoá đã diễn ra và hoàn tất vào tháng
4 năm 2006 với tên gọi mới hứa hẹn nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển mới đó là: “CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MÙA ĐÔNG”.
TÊN DOANH NGHIỆP : CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MÙA ĐÔNG
TÊN GIAO DỊCH QUỐC TẾ : MUADONG KNITWEAR COMPANY
TRỤ SỞ CHÍNH TẠI : 47 NGUYỄN TUÂN -THANH XUÂN-HÀ NỘI
TÊN CƠ QUAN SÁNG LẬP :(cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trưc tiếp)
SỞ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyển nhà máy dệt len mùa đông thành công ty dệt len mùa đông số:
2557/QĐ-UB ngày 8/7/1993 của UBND thành phố Hà Nội.
Dệt các mặt hàng dệt len: Quần, áo, khăn, mũ,
Sản xuất các sợi len : Sợi Acrylic 100%,sợi Fancy, sợi sùi, sợi nhung, Sản xuất các loại bit tất : Nam, nữ, trẻ em,…
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY DỆT LEN MÙA ĐÔNG
Công ty dệt len mùa đông từ một liên xưởng cho đến nay đã thành công ty như ngày nay Trong sự phát triển đó công ty đã trải qua các giai đoạn tồn tại và phát triển như sau:
Giai đoạn từ 1960-1965: Với những thiết bị cũ, lạc hậu ban đầu: hơn 100 máy dệt thủ công và 30 máy may các loại, sản phẩm chính của liên xưởng công tư hợp doanh mùa đông là áo len và sản lượng đã tăng liên tục, đến năm 1965đạt 244.217 sản phẩm xuất khẩu và 41.310 sản phẩm nội địa.
Giai đoạn từ 1965-1975: Trong hoàn cảnh đất nứơc có chiến tranh, nhà máy dệt len mùa đông vẫn cố gắng vừa duy trì sản xuất vừa duy trì đảm bảo an toàn cho người và máy móc thiết bị Nhà máy được phân tán thành nhiều địa điểm: Hàng Bông, Hàng ngang, Cổ Nhuế.
Giai đoạn từ 1975-1985: Toàn bộ công ty được tập trung về 47 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân- Hà Nội.
Giai đoạn 1986-1990: Công ty phát triển mạnh về quy mô và năng lực sản xuất, sản phẩm áo len xuất khẩu không ngừng tăng lên từ 400.000 SP – 700.000 SP, chủ yếu xuất khẩu sang các nước Đông Âu.
Giai đoạn 1991-2000: Với tình hình đặc biệt, hiệp định thương mại xuất khẩu sang các nước XHCN không còn nữa và sức ép về hàng nhập lậu của trung quốc, công ty dệt len mùa đông đã đổi mới không ngừng để khẳng định vị trí của mình trên thị trường Công ty đã đầu tư thêm thiết bị, thường xuyên cải tiến công nghệ, đến nay công ty đã có 4 phân xưởng dệt bằng máy mới của Đài Loan, Một phân xưởng sợi để sản xuất Acrylic, các loại sợi kiểu và có thể chủ động nhuộm các màu len phục vụ cho dây chuyền dệt len của công ty và thị trường tiêu thụ len Phân xưởng sợi từ khi bắt đầu sản xuất mới có 1.000 cọc sợi, đến nay đã có hơn 2.000 cọc sợi với sản lượng lên đến trên 3.000 tấn sợi/năm với nhiều chủng loại sợi khác
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45 nhau Ngoài ra công ty còn đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất bít tất và hệ thống máy dệt JACQUARD tự động vào cuối năm 2000 để đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường nước ngoài về sản phẩm dệt len bằng máy dệt tự động.
Giai đoạn từ 2000-2006: Công tác đầu tư thành lập dây chuyền sản xuất sợi mới, dây chuyền nhuộm thay đổi cả về quy mô và công nghệ Năm
2005 theo chủ trương của thành phố và chính phủ về cổ phần hoá sắp xếp lại doanh nghiệp đến tháng 4 năm 2006 công ty đã hoàn tất công cuộc cổ phần hoá và đổi tên doanh nghiệp thành CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MÙA ĐÔNG Với định hướng phát triển dịch vụ thương mại, đảm bảo môi trường công ty có Kế hoạch mở rộng sản xuất sang phía Bắc Đầu năm 2007 công ty có dự án liên doanh với Đan Mạch, với dự án này công ty sẽ thay đổi các thiết bị nhà xưởng dây chuyền xử lý khí thải, nước thải, thay đổi công nghệ mới đưa các máy dệt tự động vào sản xuất và được quản lý bằng hệ thống máy tính.sự thay đổi này hứa hẹn nhiều thành công mới cho công ty phát triển theo hướng bền vững
Từ mô hình chuyên sản xuất gia công xuất khẩu, công ty từng bước đầu tư đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ và đầu tư về con người với một đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề, tiến tới chuyển đổi sang mô hình mua nguyên liệu, bán thành phẩm xuất khẩu ở dạng F.O.B
Công ty cũng luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với nhà nước Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chức năng và nhiệm vụ được giao. Bên cạnh việc đầu tư thiết bị, công nghệ, công ty còn không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty: Thu nhập bình quân lao động tăng, công ty cũng chú trọng đến việc cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân như: Thực hiện triệt để chế độ bảo hiểm lao động và an toàn lao động, vệ sinh môi trường nhà xưởng, thực hiện bữa an giữa ca, nghỉ mát, tham quan, du lịch,…
Nguyên vật liệu: cúi, thuốc nhuộm… Các loại sợi nhập ngoài
KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
Kết cấu sản xuất của công ty cổ phần dệt mùa đông là một hệ thống các phân xưởng sản xuất được gọi tên và phân loại theo đặc điểm công nghệ của sản phẩm cùng với sự liên hệ giữa các phân xưởng sản xuất này với nhau: Phân xưởng sợi, phân xưởng dệt, phân xưởng bít tất những phân xưởng náy được gọi là phân xưởng sản xuất chính Bên cạnh đó còn có phân xưởng phụ trợ là phân xưởng cơ điện, có nhiệm vụ phục vụ sửa chữa điện và thiết bị cho các phân xưởng sản xuất chính.
SƠ ĐỒ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT MÙA ĐÔNG
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45
Sợi thành phẩm các loại
Các phân xưởng Dệt Phân xưởng dệt bít tất
Phân xưởng hoàn thành Áo len thành phẩm
Bít tất hoàn thành xưởngPhân điệncơ
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MÙA ĐÔNG
BANGIÁMĐỐCCÔNGTYPHÒNGĐIỀUHÀNH PHÒNGKINHDOANH PHÒNG TỔCHỨCHÀNHCHÍNH PHÒNG TÀIVỤ
PHÂNXƯỞNGSỢI PHÂNXƯỞNGDỆT 1 PHÂNXƯỞNGDỆT 2 PHÂNXƯỞNGDỆT 3 PHÂNXƯỞNGDỆT 4 PHÂNXƯỞNGHOÀN PHÂNXƯỞNGDỆT 5(DỆTBÍT TẤT) PHÂNXƯỞNGCƠ ĐIỆN
KẾT QUẢ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MÙA ĐÔNG
5.1.Bảng tỷ lệ % của các sản phẩm so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tổng doang thu.
Tỷ lệ % tổng giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ lệ % tổng doanh thu
(Tr đ) Áo len Sợi Bít tất Tổng số Áo len Sợi Bít tất
5.2 Kết quả hoạt dộng kinh doanh năm 2006
TT Chỉ tiêu Giá trị
1.1 Trong đó doanh thu hàng xuất khẩu 12.158.820.552
2.2 Hàng bán bị trả lại -
2.3 Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu phải nộp
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.997.129.886
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.941.022.835
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45
9 Thu nhập hoạt động tài chính 1.593.569.654
10 Chi phí hoạt động tài chính 2.231.014.400
10.1 Trong đó trả lãi vay ngân hàng 1.938.217.139
11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (11 = 9 -
12 Các khoản thu nhập bất thường 402.702.223
15 Tổng lợi nhuận trước thuế (15 = 8 + 11 + 14) 1.434.630.072
16 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 3.151.400
Với sản lượng 600000 chiếc trên một năm và với giá bán từng sản phẩm là khác nhau nhưng bình quân là 75000đ/sản phẩm Công ty có nhiều sản phẩm và công đoạn sản xuất, nhưng việc hạch toán ở đây là hạch toán theo phương pháp thông thường và các kết quả đưa ra ở bảng trên không thể cho ta biết một cách rõ ràng rằng sản phẩm nào hay công đoạn nào chiếm nhiều chi phí hơn và chi phí môi trường của từng công đoạn như thế nào, sản phẩm hay công đoạn nào cho lượng chất thải nhiều nhất và có thể tận dụng tái chế hay đầu tư tiết kiệm nguyên liệu ở khâu nào là hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất Doanh thu hay chi phí không phản ánh đâu là doanh thu hay chhi phí của từng sản phẩm Do vậy để các bộ phận quản lý có quyết định đúng đắn cần phải hạch toán một cách chi tiết và áp dụng các phương pháp hạch toán khác như hạch toán môi trường.
5.3.Quá trình biến động của sản phẩm
Sản phẩm áo len: Giữ tỷ lệ ổn định từ 62%-65% tổng giá trị SXCN và63%-68% tổng doanh thu Sản phẩm này có chiều hướng phát triển.
Sản phẩm sợi Acrylic: Giữ tỷ lệ ổn định từ 31%-36% tổng doanh thu. Công ty có chiều hướng phát triển nhiều loại sợi kiểu để theo kịp thị hiếu thời trang của thị trường.
Sản phẩm bít tất: Tuy mới chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu, sản phẩm vẫn được công ty tiếp tục đầu tư trong những năm tới.
Qua xem xét quá trình phát triển của công ty tôi đi đến quyết định lựa chọn sản phẩm áo len để tính toán giá thành sản phẩm theo phương pháp hạch toán môi trường Vì sản phẩm áo len là sản phẩm chính của công ty, đóng góp vào việc tăng doanh thu của công ty nhiều nhất, sản phẩm áo len cũng có quy trình riêng tách biệt với các quy trình khác và phần lớn sợi len là nhập ngoài để gia công, chế biến và một phần nhỏ sợi là do công ty sản xuất và bán ra thị trường nội địa
5.4 Nguyên liệu sản xuất Để sản xuất một sản phẩm áo len, công ty cổ phần dệt mùa đông sử dụng các loại nguyên liệu sau:
Nguyên vật liệu chính Nguyên vật liệu khác
5.5 Nhiên liệu sản xuất áo len
Công ty sử dụng nhiên liệu chủ yếu là điện và than cho 3 công đoạn sản xuất áo len, trong đó điện được sử dụng cho cả 3 công đoạn nhưng than thì chỉ được sử dụng cho công đoạn thứ 3 đó là công đoạn là hơi, giặt và sấy.
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ÁO LEN
Để sẩn xuất áo len thì chúng ta cần đến một quy trình công nghệ gồm 3 công đoạn rõ ràng được mô tả qua sơ đồ sau:
SỢI LEN CÁC LOẠI MÁY DỆT KIỂM TRA VÀ CẮT MẢNH
MÁY MAY MÁY LINKINH KIỂM TRA ÁO MAY
PHÚC TRA TOÀN BỘ ÁO
MÁY KHUY, KHUYẾT KHÂU LÀ HƠI
Sơ đồ quy trình công nghệ gắn với dòng nguyên nhiên liệu năng lượng và các chất thải vào ra vào ra vào ra
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45
-Áo lỗi: 6000 chiếc công đoạn 3
20000 thùng -Áo lỗi mang thanh lý: 6000 chiếc
Mô tả quy trình công nghệ
Trong quy trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp thì ta thấy rằng 3 công đoạn này được nối liên tiếp với nhau Đầu vào của công đoạn này chính là đầu ra của công đoạn trước nó và được mô tả tỉ mỉ như sau:
Công đoạn 1: Dệt vải len Đầu vào chính của công đoạn 1 là sợi đã hoàn chỉnh, sau đó được đưa vào quá trình dệt thành các mảnh vải len, vải len này sau khi đã hoàn thành được kiểm tra lần cuối xem có đảm bảo tiêu chuẩn không và được cắt mảnh theo đúng kích cỡ rồi chuyển sang công đoạn 2.
Trong công đoạn này thì nguyên liệu lại chính là đầu ra của công đoạn trên. Khi vải len đã được cắt thành mảnh, vải này được đưa vào máy may thành áo và được hoàn chỉnh bằng việc kiểm tra áo may Trong công đoạn này nếu các sản phẩm nào bị hỏng thì sẽ được bán thanh lý với giá bằng 40÷60% giá áo (sau khi được hoàn chỉnh khuy, khuyết).
Công đoạn 3 là công đoạn cuối cùng của việc hoàn thành, đây là công đoạn mà các sản phẩm dược hoàn thành và được đưa ra thị trường nếu đảm bảo chất lượng Trong công đoạn này các sản phẩm được áo len sau khi đã may hoàn chỉnh được đưa vào để thùa khuy làm khuyết và được giặt là và kiểm tra toàn bộ lần cuối sau đó mới được bao gói thành phẩm Các sản phẩm được bao gói thành phẩm là các sản phẩm đảm bảo chất lượng.
CÁC HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI DOANH NGHIỆP TRONG 3 CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT SẢN PHẨM ÁO LEN
7.1.Các chất thải chính của công ty
Nước thải: 3 công đoạn sản xuất sản phẩm áo len chủ yếu được tạo ra nước thải từ công đoạn 3 đó là công đoạn là hơi và giặt Chính trong quá trình giặt này đã tạo ra nước thải chứa các hoá chất tẩy rửa.
Khí thải: 3 công đoạn sản xuất áo len tạo ra khí thải chủ yếu là bụi Do quá trình dệt, cắt bụi len bay ra gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân
Các chất thải rắn: Bao gồm sợi hỏng, vải len thừa, thùng hỏng, bao bì hỏng , khuy, khuyết hỏng.
Công đoạn 1: trong công đoạn này nguồn gây ô nhiễm là trong quá trình dệt bụi len nhỏ do đó chúng bay lên làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm Ngoài ra trong quá trình dệt đó còn tạo ra các sợi hỏng và quá trình cắt mảnh cũng tạo ra các mảnh vải hỏng, vải thừa Toàn bộ vải thừa, sợi hỏng này được đưa ra làm rác và thải bỏ ra môi trường.
Công đoạn 2: Công đoạn may, do công đoạn này các mảnh vải đã được kiểm tra và cắt thành mảnh rồi do vậy khâu này phần rác thải tạo ra cũng rất ít mà chủ yếu là các chỉ rối chỉ hỏng được toạ ra nhưng số lượng cũng không đáng kể.
Công đoạn 3: Công đoạn này là công đoạn toạ ra nước thải chính Ngoài ra công đoạn 3 này còn tạo ra một lượng chất thải rắn do việc các khuy, khuyết, các bao bì hỏng, các thùng hỏng và một lượng khí thải là bụi và
CO2 do quá trình này sử dụng than.
7.3 Ảnh hưởng của sức khoẻ tới môi trường và người lao động
Tác động của chất thải rắn tới môi trường: Chất thải rắn của 3 công đoạn chủ yếu là vải vụn, bao bì hỏng, sợi hỏng, các thùng hỏng và khuy, khuyết hỏng các chất thải này phần lớn có thể tái chế được do vậy các chất này không gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khỏe người lao động. Công ty không tái chế các chất thải này mà thuê công ty môi trường đổ do đó cũng một phần gây ra ô nhiễm môi trường nhưng chúng có thể được bán cho các đơn vị tài chế hay sử dụng làm vật liệu khác như vải vụn và sợi hỏng có thể tái chế hoặc bán cho các đơn vị sản xuất gia công các sản
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45 phẩm như thú nhồi bông Thực tế ở Việt Nam chúng ta các đơn vị khac vẫn mua để nhồi hoặc tái chế.
Tác động của bụi và các khí thải: Bụi của 3 công đoạn trên cũng ảnh hưởng tới các sức khoẻ của người lao động Nhưng do công ty cũng trang bị các bảo hộ lao động cho các công nhân tiếp xúc với bụi do vậy cũng làm giảm đi một phần nhưng cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động Khí CO2 do sử dụng than của công đoạn 3 không ảnh hưởng mấy tới sức khoẻ do được trang bị bảo hộ Ngoài ra còn có hơi nóng do công đoạn
3 là công đoạn là hơi do đó gây ô nhiễm nhiệt cũng một phần ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động.
Tác động của nước thải: Nước thải được tạo ra chủ yếu tại công đoạn 3.
Công đoạn này tạo nước thải hoá chất giặt tẩy Những nước thải này được đưa vào một hệ thống xử lý và chi phi cho hệ thống này khoảng 4000đ/m 3
Do đó không gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ của người lao động và các hộ dân sinh sống xung quanh nhà máy.
Tác động từ tiếng ồn: Tiếng ồn từ 3 công đoạn sản xuất không gây ảnh hưởng đáng kể tới người lao động và các hộ dân xung quanh.Do đây chỉ là các tiếng ồn do máy móc phát ra.
7.4.Các hoạt động môi trường trong doanh nghiệp
Với quan điểm của doanh nghiệp thì các hoạt động môi trường chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất và quản lý Nhưng dưới quan điểm của các nhà hạch toán thì các chi phí cho hoạt động môi trường không chỉ là các chi phí mà nó còn là các lợi nhuận chưa được tính toán, các lợi nhuận, cơ hội cho tương lai của doanh nghiệp, nó vừa là tầm nhìn của doanh nghiệp, của các nhà quản lý doanh nghiệp.
Hoạt động thu gom chất thải: Hàng ngày, có 4 người công nhân dọn dẹp vệ sinh tại doanh nghiệp Những người này có trách nhiệm quét dọn vệ sinh tại các phân xưởng các văn phòng và ngoài sân Công việc chính của
52 họ là thu gom các rác thải như vải vụn sợi hỏng, khuy, khuyết hỏng, các bao bì hỏng các giấy tờ các bụi ở khu vực phân xưởng Với mức lương khoảng 800000đ/tháng.
Hoạt động xử lý chất thải rắn: Các chất thải rắn của 3 công đoạn trên đều được thu gom và đưa vào các xe vận chuyển vơi giá thuê công ty môi trường là 570.000đ/xe và một tháng là 4 xe.
Các hoạt động trồng cây xanh, cải tạo môi trường tại công ty: Hàng năm công ty đều có hoạt động cải tạo trồng cây xanh xung quanh khuôn viên công ty.
ÁP DỤNG HẠCH TOÁN MÔI TRƯỜNG VÀO PHÂN BỔ LẠI GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM ÁO LEN CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN DỆT MÙA ĐÔNG
ÁC ĐỊNH CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC KHOẢN LÀM GIẢM CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CẢ 3 CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT ÁO LEN
1.1.Các chất thải chính của 3 công đoạn sản xuất áo len
Mọi hoạt động sản xuất nào cũng tạo ra sản phẩm và bên cạnh sản phẩm đó là các chất thải đi kèm và với Công ty cổ phần dệt mùa đông thì các chất thải đó được liệt kê tại bảng dưới đây:
Bảng khối lượng các loại chất thải của công ty cổ phần dệt mùa đông năm 2006 Loại chất thải Đơn vị lượng thải Chất thải rắn
Nước thải tại công đoạn giặt là (công đoạn 3) m 3 6060
Qua bảng các chất thải chủ yếu trên ta thấy rằng chất thải của sợi và vải len chiếm tỷ trọng lơn nhất và chủ yếu nằm trong công đoạn 1 - công đoạn dệt và cắt mảnh Nhưng các chất thải còn lại, lại chủ yếu tạp trung vào công đoạn 3 Do vậy ta có thể thấy rằng công đoạn 3 tạo ra các chất thải đa dạng nhất và do đó công đoạn 3 là khó xử lý chất thải nhất.
1.2.Các chi phí môi trường của 3 công đoạn sản xuất áo len
1.2.1.Chi phí môi trường theo quan điểm doanh nghiệp
Theo quan điểm của doanh nghiệp thì chi phí môi trường là một khoản rất nhỏ không được quan tâm may và nó là một khoản chi phí mà công ty phải bỏ ra và nó thường được tính gộp vào các chi phí khác Do vậy vai trò của các khoản chi phí môi trường không được thể hiện rõ ràng và được hạch toán một cách riêng biệt để thấy được tầm quan trọng của các chi phí này đối với công ty.
1.2.2.Chi phí môi trường theo quan điểm hạch toán môi trường
Qua nghiên tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn và xem xét tài liệu về tình hình sản xuất của công ty cổ phần dệt mùa đông Các chi phí môi trường của công ty được đưa ra xem xét và đưa ra được đó là các chi phí và doanh thu như sau:
Chi phí xử lý chất thải
Chi phí phân bổ cho đầu ra không phải là sản phẩm
Ngoài ra công ty cần phải bổ sung các loại chi phí khác, đó là các chi phí kiểm tra đối với chất lượng môi trường của doanh nghiệp như:
Kiểm tra đối với không khí tại các xưởng sản xuất
Kiểm tra đối với nước thải
kiểm tra đối với đất và nước ngầm
Kiểm tra đối với hệ sinh thái và cảnh quan
Với loại chi phí xử lý chất thải này thì tại công ty chỉ có hệ thống xử lý nước thải còn các chất thải rắn công ty chủ yếu thuê ngoài xử lý như chôn lấp Hàng tháng công ty vệ sinh đến chở đi với khối lượng 4 xe một tháng và chi phí cho hoạt động này vào khoảng 570000đ/xe Còn chi phí cho xử lý nước thải tại công ty vào khoảng 4000đ/m 3
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45
Chi phí nhân công liên quan tới môi trường: Trong hệ thống nhà máy của 3 công đoạn trên còn có các công nhân làm vệ sinh môi trường, thu gom các chất thải Trong đó gồm có 4 người làm nhiệm vụ don dẹp công xưởng với mức lương là 800000đ/người.
Chi phí quản lý chất thải
Các chất thải trong công ty chủ yếu do công nhân vệ sinh tại công ty dọn dẹp và chưa thực hiện quản lý một cách riêng rẽ Do vậy giá trị này tạm thời không được tính đến.
Chi phí phân bổ cho đầu ra không phải sản phẩm
Các giá trị nguyên vật liệu trở thành đầu ra không phải sản phẩm Theo hạch toán môi trường những thứ ra khỏi công ty không chỉ bao gồm các sản phẩm mà còn bao gồm cả chất thải và chất phát thải Do vậy công ty cần phải xác định chúng một cách chính xác để thấy được tỷ lệ của nó so với sản phẩm đầu ra để từ đó có các giải pháp làm tiết kiệm nhiên liệu Vậy theo tính toán cho từng công đoạn thì công đoạn 1 với lượng tiêu hao nguyên vật liệu tạo thành chất thải là 7500kg, trong công đoạn 3 thì có các thùng cacton và nguyên liệu tạo chất thải là
600 cai vơi giá 5000đ/thung, nilon tạo chất thải là 18000 chiếc, còn các nguyên liệu khac cũng tạo ra chất thải và được đưa ra trong bảng dưới đây:
Bảng các chi phí mua nguyên liệu đi vào chất thải
TT Hạng mục Số lượng Đơn giá/đơn vị Tổng(VND)
Qua bảng chi phí nguyên liệu đi vào chất thải thoạt nhìn chúng ta cũng co thấy được rằng chi phí cho sợi mà đi vào chất thải là nhiều nhất Như vậy có 7500kg nguyên liệu sợi đã không được chuuyển thành áo mà đã đi vào chất thải,
7500 kg này là nguyên liệu mà tạo ra chất thải chứ không phải sản phẩm, còn các nguyên liệu khác chiếm một lượng rất nhỏ Nguyên liệu chính đi vào chất thải là nhiều nhất Do vậy cần phải có biện pháp làm giảm lượng thất thoát nguyên vật liệu này như cần đầu tư các thiết bị máy móc tiết kiện nguyên vật liệu và đó cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường
Doanh thu môi trường của công ty cổ phần dệt mùa đông chủ yếu tại công ty chưa hạch toán được các sản phẩm làm ra doanh thu mà chỉ coi là chi phí mà chưa biết tận dụng đó cũng là một nguồn thu cho công ty Doanh thu này chủ yếu là các sản phẩm thải bỏ của 3 công đoạn các sản phẩm lỗi hỏng thường thuê công ty môi trường đỏ đi nhưng các rác thải đó có thể tận dụng để bán như vải len vụn có thể tận dụng để bán làm nguyên liệu cho các ngành khác như để tái chế hoặc nhồi vào thú nhồi bông Các loại bìa hay tui nilon cũng có thể được bán đi cho các ngành tái chế khac Doanh thu từ hoạt động này có thể được hạch toán theo bảng dưới đây:
Bảng doanh thu từ phế liệu và chất thải
TT Hạng mục Số lượng Đơn giá/đơn vị Tổng
1 sợi,vải len vụn hỏng 7500kg 1000đ 7500000
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45
Qua bảng doanh thu môi trường ta thấy rằng tổng của các khoản doanh thu này cũng không đáng kể, trong một năm mà chỉ có khoản doanh thu 7740000đ cho cả một công ty trong khi số chi trả cho nguyên liệu đầu vào mà chỉ để đi vào chất thải là 441081000đ Vậy biện pháp làm giảm từ đầu nguồn là đạt hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp
Ngoài ra sản phẩm áo hỏng còn được bán thanh lý với giá bằng 40%÷60% giá gốc.các áo lỗi hỏng là 6000 chiếc (chiếm 1% số lượng áo thành phẩm) và mỗi chiếc áo có giá khoảng 75000đ Vậy doanh thu của các áo lỗi này là:
PHÂN BỔ CHI PHÍ CHO CÁC CÔNG ĐOẠN
2.1.Phân bổ chi phí vệ sinh cho các công đoạn
Chi phí vệ sinh đó là chi phí nhân công vệ sinh và chi phí thuê ngoài xử lý:
- Chi phí nhân công (CPCNVS) = số lượng nhân công(QCNVS) x chi phí trả cho nhân công đó trong một năm(PCNVS).
- Chi phí thuê ngoài xử lý (CPTNXL) = số lượng xe trong một năm(QX) x chi phí cho một xe (PX).
Bảng phân bổ chi phí vệ sinh cho 3 công đoạn
Các công đoạn Lượng rác thải của các công đoạn(%)
Chi phí nhân công (VNĐ)
Chi phí thuê công ty môi trường (VNĐ)
Trong chi phí môi trường phân bổ cho từng công đoạn trên tỉ lệ rác thải chỉ có thể được ước lượng cho từng công đoạn vì do trong công đoạn 1 có vải len và sợi hỏng Nhưng trong công đoạn 2 lại có lượng chỉ và các cuộn chỉ các loại rác khác chưa định lượng được, trong công đoạn 3 công nhân vệ sinh ngoài quét các loại rác đã nêu ở trên còn phải dọn dẹp lượng nước thải khuy, khuyết Do đó chi phí phân bổ được tính theo tỷ lệ ước lượng trên.
2.2.Bảng đầu vào đầu ra phân bổ các loại chi phí cho từng công đoạn
2.2.1.Công đoạn 1 - công đoạn dệt và cắt mảnh
Trong công đoạn đoạn 1 đầu vào của các công đoạn được định lượng như sau:
Sợi của công đoạn này được nhập chủ yếu với số lượng(Q) 250 tấn với giá(P) 3,5$/kg và giá trị quy đổi của ra tiền Việt Nam tạm tính bằng(PQĐ)16500VNĐ Vậy chi phí đầu vào của sợi được tính như sau:
Công đoạn 1 này có 400 công nhân với giá tiền lương trung bình một tháng là 1000000đ/tháng Vậy chi phí cho các công nhân này cũng được tính theo công thức:
Điện trong công đoạn một tiêu tốn khoảng 270000 số trong một năm với giá của một số điện công nghiệp vào khoảng 1000đ/số Và chi phí cho điện cũng được tính theo công thức:
Khẩu trang trang bị cho công nhân được tính bằng số công nhân và mỗi năm 4 chiếc, giá mỗi chiếc khẩu trang được tạm tính bằng 5000đ/chiếc.Vậy chi phí cho khẩu trang được tính theo công thức:
Doanh thu từ hoạt động bán phế liệu Trong công đoạn này chỉ có sợi và vải len vụn với số lượng là 7500kg(3% sản lượng sợi đầu vào bị thất thoát
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45 và biến thành chất thải) và giá thành bán phế liệu tạm tính là 1000đ/kg Vậy doanh thu của hoạt động bán phế liệu này được tính theo công thức sau:
Như vậy ta thấy các chi phí cũng như doanh thu của công đoạn 1được tính theo công thức trên và được tổng hợp trong bảng đầu vào ra dưới đây:
Tên công ty: Công ty cổ phần dệt mùa đông
Công đoan 1: Công đoạn dệt, cắt\
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45 Đầu vào Đầu ra
TT Hạng mục Số lượng Đơn vị VNĐ/ đơnvị
∑(VNĐ) TT Hạng mục Số lượng Đơn vị VNĐ/ đơn vị ∑(VNĐ)
1 Sợi 250000 kg 57750 -14437500000 1 Vải len 242500 kg
000 -4800000000 2 sợi,vải len hỏng 7500 kg 1000 7500000
3 Điện 270000 Kw/h 1000 -270000000 3 Công nhân vệ sinh -23040000
4 khẩu trang 1600 chiếc 5000 -8000000 4 Thuê công ty môi trường xử lý
Qua bảng chi phí đầu vào và đầu ra cho công đoạn 1 ta thấy công đoạn 1 là công đoạn nhập sợi và đầu tiên và lượng thải ra của công đoạn 1 cũng cao, các chất sợi hỏng thải ra đó thường được công ty mang đổ thải nhưng nếu tận dụng bán lại thì lượng đổ thải của công đoạn 1 sẽ giảm xuống ta có thể tạm tính là lấy chi phí thuê công ty môi trường xử lý trừ đi doanh thu mà lẽ ra bán được Vậy chi phí thuê công ty môi trường của công đoạn 1 thực chất là :
Vậy ta có thể thấy rằng chi phí môi trường thuê xử lý đắt hơn rất nhiều so với giá trị thực của rác thải bán đi và so chi phí xử lý môi trường này so với giá trị mua nguyên liệu đầu vào trở thành chất thải là 433125000đ thì ta thấy giá trị mua nguyên liệu đầu vào cao hơn nhiều và như vậy cho ta thấy một điều rằng nguyên liệu khi mua về mà tạo thành chất thải ngoài mất đi giá trị của nó (chịu lỗ không một khoản 433125000đ) còn mất thêm cả một khoản để xử lý nó đó chính là 16416000đ Vậy nếu công ty tận dụng được nguồn nguyên liệu này thì công ty sẽ tiết kiệm được một khoản tiần không nhỏ đó là:
433125000 + 16416000 = 449541000đ Do đó biện pháp giảm lượng thải từ đầu nguồn là đạt hiệu quả cao nhất vậy công ty cần phải có biện pháp tăng cường thu hut vồn đầu tư hợp tác, tranh thủ sự đầu tư để nâng cao cải tiến công nghệ làm cho lượng thất thoát nhỏ nhất.
2.2.2.Công đoạn 2 - công đoạn may
Công đoạn 2 chủ yếu lấy đầu vào từ công đoạn môt Sau khi vải đã được cắt thành mảnh thì các mảnh này được chuyển vào làm đầu vào cho công đoạn 2 tại đây các mảnh vải sẽ được may thành các áo và trong công đoạn này các giá trị được tính toán như sau:
Vải len đầu vào của công đoạn 2 là đầu ra của công đoạn 1 với giá trị là242500kg Giá trị này chưa ước tính chi phí thực cho đầu vào của công đoạn này vì nó còn bào gồm nhiều chi phí khác ngoài chi phí mua nguyên vật liệu.
Nhân công trong công đoạn này gồm 143 người với giá lương là 30000đ/7 sản phẩm và đầu ra của công đoạn này là 600000 sản phẩm do đó tiền công cho một công nhân sẽ được tính bằng :
Điện: Trong công đoạn 2 này tiêu tốn bằng số điện của công đoạn 1 và cũng với giá như trên và được tính bằng công thức của công đoạn 1.
Khẩu trang trong công đoạn này cũng được trang bị nhưng số lượng ít hơn khoảng 2 chiếc cho một người một năm và được tính như công thức về khẩu trang của công đoạn 1.
Chi phí thuê công nhân vệ sinh và công ty môi trường được tính toán ở trên cho từng công đoạn rồi.
Các chi phí trong công đoạn 2 cũng được tính toán và đề cập trong bảng đầu vào ra dưới đây:
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45
Tên công ty: Công ty cổ phần dệt mùa đông
Giai đoạn: Năm 2006 Đầu vào Đầu ra
TT Hạng mục Số lượng Đơn vị VNĐ/ đơn vị ∑(VNĐ) TT Hạng mục số lượng Đơn vị VNĐ/ đơn vị ∑(VNĐ)
1 Mảnh vải len 242500 kg 1 Áo len 600000 chiếc
4 Khẩu trang 268 chiếc 5000 -1340000 4 Thuê công nhân vệ sinh
5 Khấu hao thiết bị -33391637,1 5 Thuê công ty môi trường
SO SÁNH HẠCH TOÁN TRUYỀN THỐNG VÀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH TRỰC TIẾP CỦA SẢN PHÂM
Cơ cấu giá thành và kết quả tính toán
Trong cơ cấu giá thành của sản phẩm áo len được hạch toán bằng phương pháp hạch toán thông thường thì giá trị của các chi phí môi trường hay doanh thu môi trường của từng công đoạn hay của sản phẩm không được thể hiện rõ ràng như phương pháp hạch toán môi trường Trong hạch toán môi trường, bằng kinh nghiệm còn hạn chế của mình thì khi áp dụng hạch toán môi trường, tôi cũng chỉ ra được một phần nào đó của chi phí môi trường, đó là các chi phí của xử lý môi trường thuê ngoài và các chi phí tự xử lý
Với chi phí thuê ngoài (thuê công ty môi trường xử lý) là 27360000(VNĐ) và chi phí tự xử lý gồm chi phí thuê công nhân vệ sinh là 3840000(VNĐ) và chi phí xử lý nước thải là 24240000(VNĐ).
Doanh thu môi trường là các doanh thu cho hoạt động bán phế liệu va bán sản phẩm lỗi Trong đó doanh thu bán phế liệu là 7740000VNĐ, còn doanh thu do việc bán sản phẩm lỗi là 225000000(VNĐ).
Giá thành trực tiếp của sản phẩm áo len của công ty cổ phần dệt mùa đông khi hạch toán bằng phương pháp hạch toán môi trượng bao gồm các loại chi phí sau: Chi phí mua nguyên liệu + nhiên liệu + nhân công + khấu hao máy móc + chi phí môi trường thuê ngoài + chi phí môi trường tự xử lý - doanh thu môi trường.
Giá thành của phương pháp hạch toán môi trường cho người quản lý thấy rõ hơn các loại chí và từ đó có biện pháp tốt nhất làm giảm đi các chi phí môi trường tăng doanh tu cho công ty làm giảm giá thành sản phẩm để từ đó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Kết quả tính toán còn cho ta thấy công đoạn 1 tạo ra nhiều chất thải nhất nhưng đó là một loại đông nhất (sợi và vải len vụn) còn công đoạn 3 cho nhiều
70 chủng loại chất thải (như chất thải khuy, khuyết, túi nilon, mác, thùng cacton, băng dinh hỏng và lõi của các cuộn băng dính, nước thải, bên cạnh đó còn có khí
CO2 do than tạo ra và chưa được tính toán) Công đoạn 2 tạo ra ít chất thải nhất vì công đoạn này chủ yếu là may do đó các chất thải chỉ có thể là chỉ vun và lõi của các cuộn chỉ nhưng số lượng là ít nhất so với 3 công đoạn.
Ngoài ra hạch toán môi trường cũng giúp cho chúng ta thấy được lượng tiêu hao nhiên liệu một cách rõ ràng trong từng công đoạn của sản xuất Ta thấy công đoạn 1 và 2 tiêu hao nhiều điện nhất, còn công đoạn 3 lại tiêu hao cả 3 loại nhiên liệu đó là điện nước than Do công đoạn 3 dùng cả than nên lượng điện được giảm đi chỉ còn bằng 1/2 công đoạn 1 và 2 Nhưng dùng than gây ra các ô nhiễm không khí vậy chúng ta có nên cân nhắc sử dụng điện thay than nếu có thể không Nhưng theo kết quả tính toán ở đây thì lượng than dùng là ít và chi phí của nó cũng không cao, than được dùng cho công đoạn 3 vào mục đích nhất định và lượng than sử dụng ít cũng không gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng không khí.
Trong kết quả tính toán còn phân tích thấy rằng việc giảm lượng sai hỏng từ đầu nguồn sẽ tạo ra doanh thu cao hơn cho công ty tiết kiệm các khoản chi phí cai thiện môi trường tạo hình ảnh tốt cho công ty Nếu đầu tư cho việc xử lý chất thải ngay từ đầu nguồn công đoạn 1 sẽ tiết kiệm khoản chi phí cho cả đầu ra và đầu vào là 449541000đ điều này cho thấy một năm se giảm được khoản chi phí ấy và trên cơ sở đó tính toán giá thành đầu tư cho máy móc công đoạn 1 Công đoạn một tạo ra nhiều chất thải nhất do đó cần phải đầu tư nhất và việc đầu tư cho công đoạn một cũng dẫn đến việc tạo ra nhiều lợi nhuận nhất, đạt hiệu quả cao nhất.
Cơ cấu giá thành và kết tính toán đã chỉ ra các chi phí môi trường nhưng còn rất nhiều các chi phí môi trường khác vẫn còn tiềm ẩn và chưa có cơ sở tính toán do vậy kết quả ở đây cũng chỉ chỉ ra được một phần nào đó của chi phí môi trường.
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45
NHỮNG PHÁT HIỆN VÀ TỒN TẠI
4.1.Những phát hiện và tồn tại
Qua hạch toán môi trường của công ty cổ phần dệt mùa đông ta phát hiện ra rằng hệ thống hạch toán của công ty vẫn là hạch toán thông thường và chưa có các hệ thống quản lý các vấn đề môi trường một cách đầy đủ và chính xác Các kết quả đưa ra ở đây chỉ là tham khảo và các chi phí ở đây cũng là các chi phí ước lượng công ty chưa có một bộ phận chuyên trách kiểm tra và quản lý chất lượng môi trường tại công ty Chưa có các chi phí cho vấn đề quản lý môi trường và cũng khống được thường xuyên kiểm tra chất lượng môi trường Ngoài ra về vấn đề sản phẩm và thương hiệu công ty vẫn còn chưa chú trọng tới thị trường nội đia.
Các kết quả của hạch toán cho ta thấy rằng trong công đoạn 1thì nguồn tạo thành chất thải là nhiều nhất do vậy chất thải nầy cần được đầu tư xử lý Qua phân tích trên ta phát hiện được các chất thải trong công đoạn 1 nhiều nhất, còn các chất thải trong công đoạn 3 là đa dạng nhất Qua kết quả tính toán cũng cho thấy rằng chi phí cho xử lý chất thải lớn hơn chi phí có thể tận dụng để bán cho các cơ sở tái chế và cũng thấy rằng nhiều nguyên liệu khi đưa vào sản xuất mà chỉ tạo thành chất thải, các nguyên liệu này ngoài phải chịu chi phí do mua nguuyên liệu đầu vào còn phải chịu chi phí cho các hoạt động xử lý Điều này chỉ ra một điều rằng nếu có một quy trình may móc tân tiến thì sẽ tiết kiệm được lượng nguyên liệu đầu vào từ đó cũng tiết kiệm được lượng đầu ra mà không phải sản phẩm từ đó dẫn đến giảm chi phí cho đầu ra.
Theo kết quả điều tra thì trong 50 bảng hỏi cho những người có độ tuổi từ 26 tuổi trở lên thì có 80% biết đến sản phẩm và cũng từng mua sản phẩm nhưng trong đó có đến 70% cho rằng chất lượng của sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu cần phải cải tiến, ngoài ra mẫu mã của sản phẩm áo len của công ty cổ phần dệt mùa đông cũng chưa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng cần phải cải tiến.
Cũng theo kết quả điều tra trong 50 bảng hỏi của những người có độ tuổi từ 18÷25 tuổi thì 50% số người chưa biết đến thương hiệu áo len của công ty cổ phần dệt mùa đông, còn 50% còn lại lại cho rằng sản phẩm không hợp với thẩm mỹ với thị hiếu của giới trẻ Chất lượng sản phẩm chỉ đạt ở mức trung bình. Trên đây là một số phát hiện va tồn tại đối với sản phẩm của công ty cổ phần dệt mùa đông cần phải được tìm các biện pháp khắc phục và xử lý.
4.2.Những kiến nghị và đề xuất
Với những phát hiện và tồn tại trên thì công ty cổ phần dệt mùa đông cần phải có những biện pháp sau:
- Đối với vấn đề mẫu mã, công ty cần phải cải tiến hệ thống thiết kế, nghiên cứu thị trường để thấy được thị hiếu của người tiêu dùng trong nước cũng như những xu hướng thời trang về áo len trên thế giới Không chỉ chú trong mẫu mã cho những người trung tuổi mà còn phải tăng cường mẫu mã cho những người trẻ tuổi và với số lượng ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã.
- Chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố mà khách hàng kêu về công ty, các sản phẩm áo len của công ty được khách hàng cho biết khi giặt thường bị rão ra, làm cho áo không còn giữ dáng ban đầu nữa Công ty cần cải tiến chất lượng của sản phẩm, bên canh mẫu mã thì chất lượng chiếm một vai trò cũng hết sức quan trọng, nó cũng quyết định rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
- Đối với thương hiệu của sản phẩm, công ty cần nâng cao công tác quảng cáo cho sản phẩm Các sản phẩm cần được quảng bá rộng rãi trong thị trường nội địa để thu hút sự quan tâm của giới trẻ Thị trường nội địa nước ta hứa hẹn nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh sản phẩm áo len và với khí hậu miền bắc ngày càng rét thì áo len luôn được mọi người quan tâm Với số dân của cả nước là hơn
82 triệu người thì đây là một hứa hẹn cho sự phát triển của công ty Công ty cần nâng cao sự quảng bá thương hiệu để tạo lòng tin cho khách hàng, nâng cao sự hiểu biết của mọi người về thương hiệu công ty cổ phần dệt mùa đông Ngoài ra
Bùi Thị Phương Thảo Kinh tế & quản lý môi trường - 45 cần phải phân bổ lại hệ thống cửa hàng trên cả thành phố và mở thêm nhiều đại lý phân phối sản phẩm Khi mà chất lượng sản phẩm và mẫu mã được cải tiến thì thương hiệu của công ty càng được nâng cao, sự tín nhiệm của khách hàng vào sản phẩm ngày càng được nâng cao.
- Công ty cần áp dụng hạch toán môi trường để quản lý dong chi phí của sản phẩm để từ đó có các biện pháp làm giảm thiểu nhứng ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất gây ra và từ đó cũng hạch toán đúng chi phí của một sản phẩm để các sản phẩm khác không chịu chi phí của sản phẩm này và sản phẩm này cũng không phải gánh chịu chi phí của sản phẩm khác Công ty đã được đào tạo về hạch toán quản lý môi trường do vậy cần phải áp dụng và đào tạo lại cho các cán bộ chuyên trách trong công ty Ngoài ra còn phải thành lập một phòng để giải quyết và theo dõi nhưng vấn đề liên quan tới môi trường Ngoài ra công nhân trực tiếp sản xuất phải ghi lại các giá trị đầu vào, các giá trị đầu ra hay phát sinh của sản phẩm một cách chính xác để có biện pháp làm giảm thiểu các chi phí môi trường hay tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu.
- Công ty cần đầu tư các thiết bị tiên tiến để đảm bảo các đầu ra không phải là sản phẩm là ít nhất từ đó cải thiện được sản lượng tăng doanh thu giảm chi phí đầu vào và giảm chi phí xử lý chất thải đầu ra.