Chức phủ quỳ châu thời kỳ đầu pháp thuộc
CHỨC PHỦ QUỲ CHÂU THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘCVi Ngọc ChânTrung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳ Châu- Nghệ AnNăm 2002 trong dịp làm việc với PGS.TS. Trần Trí Dõi, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng giáo sư M.Ferlus, Trường cao học Khoa học xã hội Paris Pháp, ông đã giới thiệu một văn bản photocopie bằng chữ Thái Quỳ Châu mà ông mang từ Paris sang. Sau khi nghiên cứu, tôi cùng cụ Lang Văn O và thầy giáo Lang Gia Tôn là những người đọc thạo chữ Thái Quỳ Châu đã ghi lại.Trước hết, đây là văn bản photocopie bằng khổ giấy A4 có 47 trang cả bìa. Ngoài bìa có ghi 14 chữ Hán, các trang ghi bằng chữ Thái Quỳ Châu. Mỗi trang bao gồm 6 dòng và đại đa số các từ đều có chú thích kèm bằng chữ Hán. Tôi xin giới thiệu nội dung văn bản này để cùng các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hoá và lịch sử trao đổi. Vì điều kiện bài viết cho hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ IV, tôi chỉ công bố phần dịch ra tiếng Việt, xin để lại dịp sau sẽ giới thiệu đầy đủ cả nguyên bản chữ Thái.BẢN DỊCH TIẾNG VIỆTNguyên Phủ Quỳ Châu từ tổ tiên lưu truyền lại, trong phủ chia làm ba huyện: Thuỷ Hà, Quế Phong và Nghĩa Đàn.Huyện Thuỷ Hà có 5 tổng và 13 xã gồm: + Tổng Đồng Lạc có 3 xã: Đắc Lộc, Tri Lễ và Đồng Lạc. Xã Tri Lễ một phía giáp với huyện Sầm Tớ (Lào), một phía giáp phủ Tương Dương.+ Tổng Tạo Khê có 3 xã: Tạo Khê, Nghình Tiến và Thính Gia.+ Tổng Quang Phong có 3 xã: Quang Phong, Băng Tun và Phủ Thánh.+ Tổng Tiền Nham có 3 xã: Tiền Nham, Tiên Lộc và Diên Lãm. Diên Lãm giáp phủ Tương Dương.+ Tổng Quý Chương gồm nhất tổng, nhất xã.Huyện Quế Phong có 4 tổng và 14 xã gồm: + Tổng Hữu Đạo có 4 xã: Hữu Đạo, Gia Hội, Thanh Nga và Thọ Sơn.+ Tổng Thanh Xuyên có 3 xã: Thanh Xuyên, Thi Phố và Việt Phú+ Tổng Quang Liên có 3 xã: Quang Liên, Kim Diêm và Hiệp Cát. Xã Kim Diêm và Hiệp Cát giáp huyện Sầm Tớ (Lào)+ Tổng Vân Tập có 4 xã: Vân Tập, Hạnh Dịch, Xích Văn và Bích Đạo.Huyện Nghĩa Đàn có 9 tổng gồm: Sơn Ham, Phạc Lộ, Hà Thưu, Nghĩa Hưng, Nhiêu Hạp, Lâm La, Đàn Lâm, Thạch Khê và Cứ Lâm.Từ tổ tiên xưa đến nay luôn phải nạp thuế gỗ lim lên Vua. Nguyên hai huyện Thuỷ Hà và Quế Phong có 9 tổng từ xưa đến nay luôn phải nộp thuế quế lên Vua.Hàm Nghi nguyên niên phủ Quỳ Châu bị giặc Xá đốt phá, dân chạy loạn vất vả suốt hai năm. Vua Hàm Nghi cũng bỏ chạy vì mất nước. Triều đình đưa vua Đồng Khánh lên trị vì thiên hạ.Đồng Khánh nguyên niên có ông phủ Cố (tức Sầm Văn Hào) làm tri huyện hai huyện Thuỷ và Quế đã chiêu được hai trăm lính Thái dẹp giặc. Họ đã chém chết tướng giặc tên là Ca Háy Hán rồi mới yên. Sau đó dân hai huyện đều trở về quê cũ. Tỉnh mới cử ông quan ở hai huyện ấy làm tri phủ Phủ Quỳ. Việc nạp thuế gỗ lim và thuế quế lên Vua vẫn giữ lệ như trước.Đồng Khánh qua đời, triều đình tiến cử Thành Thái làm Vua nước Nam.Năm Thành Thái thứ 9, triều đình bãi miễn thuế gỗ lim và thuế quế.Năm Thành Thái thứ 10, nhà vua cho tiến hành thống kê: Phủ có mấy tổng, mấy xã. Mỗi xã có mấy bản, mỗi bản có mấy nhà, mỗi nhà có mấy người ?Năm Thành Thái thứ 11, nhà vua ban phát thông báo cho dân, mỗi bản một tờ. Từ đó cứ hai hộ dân phải nộp sưu thuế một đồng bạc trắng.Năm Thành Thái thứ 12, nhà vua bãi bỏ thông báo cũ rồi ra thông báo mới, mỗi hộ dân phải nộp sưu thuế mỗi năm một đồng bạc và cứ thế kéo đến năm thứ 15.Năm Thành Thái thứ 16, nhà vua đã tăng thêm thuế, mỗi hộ dân phải nộp 2 đồng 2 hào bạc trắng và 4 hào tiền công ích. Rồi vua quan còn bắt kê khống, bản nào có bốn nóc nhà thì phải kê thêm vào thành tám nhà. Bản nào có mười nhà thì phải khai khống thêm thành mười sáu nhà. Hai huyện Thủy Hà và Quế Phong vẫn theo tục cổ truyền thờ đền Chín Gian.1 Đền đó thờ thần Mẹ, phải cử một người đàn ông (chảu hua) trong họ Lo căm (Sầm, Cầm, Lo Căm) làm chủ đền và hai nam giới phục dịch để lo việc cúng lễ. Ba ông ấy không được mặc quần dài, chỉ mặc áo Thái thân dài đến mắt cá chân. Khi không làm chủ đền nữa thì ba ông mới được phép mặc quần dài. Khi làm chủ đền phải kiêng, mùa hè nóng nực không được quạt, ngứa ngáy trong người không được gãi.Theo nghi thức cúng đền người ta phải cử một người đàn bà để cúng thần Mẹ, theo chu kỳ mỗi năm một lần vào tháng tám âm lịch. Khi gần đến ngày cúng, ông chủ đền thông báo cho khắp chín tổng trong phủ quyên góp tiền bạc mua trâu. Ngoài ra mỗi tổng phải nộp thêm 30 thúng gạo và số tơ vải cần thiết nộp cho ông chủ đền. Sau đó mỗi tổng cử một ông vào ngày cúng thì đem con trâu đó đi tắm cho sạch sẽ rồi dắt về buộc vào cột gỗ đã được chôn sẵn tại chỗ quy định của luật tục. Trâu được giết, thui, mổ ruột và khiêng cả con đến đặt ở gian thờ của tổng mình.Mỗi tổng cử một bà "Mo Một" và một người con gái phục dịch. Khi bà "Mo Một" đang xướng lời cúng thì người con gái ấy túc trực không được đi ra khỏi đền. Khi xướng hết bài cúng lễ, bà "Mo Một" với người con gái đó lui về ở nhà ông chủ đền. Mọi người đàn ông đến dự lễ trong những ngày cúng đều phải ăn vận giống kiểu ông chủ đền. Tất cả đàn bà đến dự đều phải mặc áo dài đỏ (xứa lôm) như bà "Mo Một". Ai không mặc y phục theo quy định thì ông chủ đền có quyền bắt họ theo. Ai không theo ông chủ đền có quyền đuổi ra khỏi đền Chín Gian.Trong những ngày lễ, vợ ông chủ đền không được ra khỏi nhà mình. Gian ngoài nhà ông chủ đền đốt một bếp lửa, ai đến nhà không được dẫm vào bếp đó. Kết thúc việc thờ cúng ở đền Chín Gian, mọi người tề tựu ở nhà ông chủ đền. Tại đó người ta đặt một chum rượu to có cắm chín cần để thờ thần Trời. Sau đó mọi người tham dự lễ vào ngồi xung quanh chum rượu, lần lượt cầm cần uống rượu cầu trời. Khi vào cuộc thì có một người đàn ông cất tiếng hát theo các điệu dân ca Thái: "Nhuốn, Xuối, Lăm" của các bài trường ca Thái. Mỗi một bài người đàn ông đó phải xướng hát chín lần. Khi ông ấy hát người ta đánh trống khua chiêng cũng đủ chín hồi. Người ta đánh chiêng trống không đủ chín hồi thì bị ông chủ đền phạt rượu.Những người uống rượu phải uống đủ chín chầu, dù say cũng không được nhờ người khác uống đỡ.1 Đền Chín Gian: ở núi Trâu (Pú Quái) nay thuộc xã Châu Kim, huyện Quế Phong, Nghệ An Sau việc xướng lễ hoàn tất, con trâu cúng của tổng nào thì tổng ấy phân chia thịt thành ba phần. Bà "Mo Một" được phân phần đầu và số thịt đem về nhà đủ làm bữa khao cả bản. Ông chủ đền được một phần thịt. Các tổng, xã và các gia đình trong tổng được chia một phần mang về nhà ăn.Mọi người khi đem thịt tới nhà ở bản nào thì bản đó phải theo tục kiêng không được giã gạo trong ba ngày.Sau việc thờ cúng ở đền Chín Gian đến lượt các tổng, xã, bản khắp mọi nhà đều phải làm món "Mọk" (băm nhỏ thịt hoặc cá trộn với thân non cây chuối, gia vị, bột gạo gói lá chuối hấp cách thuỷ) để làm lễ cúng thờ Thần bản vào ngày 17 và 18 tháng 7. Ngày 19 đến 21 tháng 7 toàn bản kiêng không được làm việc lao động. Từ ngày 21 tháng 7 đến ngày 18 tháng 8 kiêng không được đánh trống và dùng rìu chặt cây. Ngày 19 tháng 8 vào lúc gà gáy sang canh, ông cai bản dạy đánh trống báo hiệu hết ngày kiêng, tất cả mọi người trong bản đều phải dạy đánh trống. Nhà nào không có trống đánh thì xuống giã dập miệng cối hình thuyền (loỏng) theo nhịp trống. Tục lệ này được tiến hành theo chu kỳ hàng năm.Năm Thành Thái thứ 18 Phủ Quỳ được chia thành hai huyện: Nghĩa Đàn và Quỳ Châu. Trước đây phủ Quỳ có ba huyện: Thi, Quế, Nghĩa. Bây giờ huyện Nghĩa Đàn có tri huyện riêng trực thuộc tỉnh, trước có 9 tổng: Nghĩa Hưng, Lâm La, Hà Thưu, Thạch Khê, Nhiêu Hạp, Cứ Lâm, Đàn Lâm, Phạc Lộ và Sơn Ham. Nay cắt 2 tổng Sơn Ham và Phạc Lộ nhập vào huyện Quỳ Châu. Vậy huyện Nghĩa Đàn còn 7 tổng kể cả chợ Hiếu.Quỳ Châu có 11 tổng gồm: Sơn Ham, Phạc Lộ, Tạo Khê, Đồng Lạc, Tiền Nham, Quang Phong, Quý Dương, Hữu Đạo, Thanh Hiên, Quang Liên và Viên Tập. Trước đây phủ Quỳ Châu có dấu khắc bằng gỗ nhưng đến đời Duy Tân thứ 5 thì được đổi dấu đồng. Lỵ sở của Quỳ Châu chuyển lên Bản Pòn (nay thuộc xã Châu Hạnh huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An). Nơi đó có đồn lính Pháp do viên quan một chỉ huy.Huyện Nghĩa Đàn vẫn đóng lỵ sở ở chỗ cũ, bên cạnh có một đồn do quan Đại lý người Pháp chỉ huy. Viên quan Đại lý ấy trông coi cả hai huyện Quỳ Châu và Nghĩa Đàn.Các quan chức ở phủ Quỳ Châu được lần lượt bố trí theo thời gian như sau:Đầu tiên tri phủ là người Kinh, năm Hàm Nghi nguyên niên trong phủ có giặc Xá thời đó ông Sầm Văn Hào đang cai quản hai huyện: Thuỷ, Quế. Ông được nhà vua cấp súng đạn. Ông chiêu mộ binh lính đánh tan giặc Xá và được nhà vua phong làm tri phủ Quỳ Châu. Hai năm sau ông Hào qua đời. Nhà vua lại cho người Kinh làm tri phủ. Được một năm thì bố ông mất, ông phải về chịu tang. Triều đình cử con trai ông Hào là Sầm Văn Vân thay làm tri phủ. Sau đó mẹ qua đời, ông phải về chịu tang. Triều đình lại cử ông Hoàng thay làm tri phủ. Hai năm sau bị dân kiện, nhà vua cách chức ông. Lúc đó có Sầm Văn La đương làm tri huyện huyện Thuỷ Vân đem bạc đút cho quan một người Pháp. Viên quan một này đã xin với tỉnh cử Sầm Văn La được làm tri phủ. Năm sau ông La không được quan Đại lý ưng nên đã thưa với tỉnh. Tỉnh cách chức ông La. Triều đình lại cử ông Sầm Văn Vân tái chức tri phủ, trông coi ba huyện. Ông Trương Văn Nhiêu làm tri huyện huyện Nghĩa Đàn. Ông Sầm Văn La làm tri huyện huyện Thuỷ Vân. Ông Sầm Văn Mốc làm tri huyện huyện Quế Phong. Ba ông tri huyện ấy lập mưu kiện ông tri phủ Vân lên tỉnh. Tỉnh bắt giam ông phủ Vân ba năm và cử ông Vũ Văn Bợp người Kinh lên làm tri phủ phủ Quỳ Châu. Ba năm sau bố ông mất, ông lại về chịu tang, tỉnh cử ông Phạm Tăn thay. Một năm sau thì chia phủ Quỳ thành hai huyện: Quỳ Châu và Nghĩa Đàn.Huyện Quỳ Châu do ông Sầm Văn La làm tri huyện. Bốn năm sau có sự kiện ông Sầm Văn Phòng tìm được một cây quế to trong rừng đem bán cho quan Đại lý người Pháp giá 2500 đồng bạc Đông Dương xong quan Đại lý không có bạc trả cho ông Phòng mà dùng quyền tâu lên quan tỉnh xin cho ông Sầm Văn Phòng làm tri huyện thay ông Sầm Văn La.Thời ấy, mỗi nhà phải nộp thuế 2,2 đồng cộng với 2 hào bạc trắng tiền công ích. Mỗi nhà một năm phải đi phu bốn ngàyNay ghi chép lại để ghi nhớ . CHỨC PHỦ QUỲ CHÂU THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘCVi Ngọc ChânTrung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quỳ Châu- Nghệ AnNăm 2002 trong dịp. lý người Pháp chỉ huy. Viên quan Đại lý ấy trông coi cả hai huyện Quỳ Châu và Nghĩa Đàn.Các quan chức ở phủ Quỳ Châu được lần lượt bố trí theo thời gian