1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Co hoi va kha nang ap dung iso 14001 tai cac 189058 khotrithucso com

94 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 129,23 KB

Cấu trúc

  • 2. Mục đích nghiên cứu (2)
  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (2)
  • 4. phương pháp nghiên cứu (2)
  • 5. Kết cấu của đề tài (3)
  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 (6)
    • 1.2. Khái niệm quản lý môi trường (7)
    • 2. Quản lý môi trường trong doanh nghiệp (11)
      • 2.1. Hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp (11)
      • 2.2. Chiến lược thân thiện với môi trường của doanh nghiệp (13)
    • 3. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (14)
      • 3.1. Giới thiệu chung về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (14)
        • 3.1.1. Tiêu chuẩn iso 14000 là gì (15)
        • 3.1.2. Sự ra đời và mục đích của ISO 14000 (15)
        • 3.1.3. Các bộ tiêu chuẩn của iso 14000 (18)
        • 3.1.4. Các thuật ngữ và định nghĩa trong iso 14000 (21)
      • 3.2. ISO 14001 (23)
        • 3.2.1. Nội dung của iso 14001 (24)
        • 3.2.2. Phạm vi áp dụng, giới hạn của iso 14001 (26)
        • 3.2.3. Lợi ích của việc được cấp chứng nhận iso 14001 (27)
        • 3.2.4. Những hạn chế của iso 14001 (28)
  • CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP X61 – SƠN TÂY – HÀ NỘI (32)
    • 1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp (32)
      • 1.1. Giới thiệu chung về xí nghiệp X61 – Sơn Tây – Hà Nội (32)
      • 1.2. Công nghệ sản xuất của công ty (34)
        • 1.2.1. Các chất thải trong chế tạo các thiết bị và phụ tùng cần sơn (34)
        • 1.2.2. Các chất thải từ dây chuyền mạ nhúng kẽm (39)
        • 1.2.3. Các chất thải trong sản xuất hóa chất (40)
      • 1.3. Những tác động môi trường do hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp (42)
        • 1.3.1. Những chất gây ô nhiễm không khí và tác động của chúng (42)
        • 1.3.2. Tác động của nước thải tới môi trường (44)
    • 2. Hiện trạng môi trường xí nghiệp (45)
      • 2.1. Lấy mẫu (45)
      • 2.2. Hiện trạng môi trường xí nghiệp X61 (45)
        • 2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí (46)
        • 2.2.2. Hiện trạng môi trường nước (53)
    • 3. Hoạt động quản lý môi trường của xí nghiệp (56)
      • 3.1. Giải pháp xử lí khí thải (57)
        • 3.1.1. Giải pháp xử lý khí thải phân xưởng rèn, dập, nhiệt luyện và mạ nhúng kẽm (nhà N 5 )57 3.1.2. Xử lý hơi hóa chất tại khu vực lân nhuộm (phốt phát hóa) (57)
        • 3.1.3. Xử lý khí thải khu vực sơn (59)
      • 3.2. Giải pháp xử lí nước thải (60)
  • CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ISO 14001 TẠI XÍ NGHIỆP X61 – SƠN TÂY – HÀ NỘI (62)
    • 1. Những hoạt động của xí nghiệp đã thực hiện để đạt được chứng nhận ISO 14001:2005 63 2. Cơ cấu tổ chức và phạm vi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2005 của xí nghiệp 6 (62)
      • 2.1. Các chính sách môi trường (65)
        • 2.1.1. Yêu cầu chung về chính sách môi trường (65)
        • 2.1.2. Chính sách môi trường (66)
      • 2.2. Các khía cạnh môi trường (66)
        • 2.2.1. Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác (66)
        • 2.2.2. Khía cạnh môi trường (67)
      • 2.3. Lập chương trình quản lý môi trường (68)
      • 2.4. Các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường (68)
      • 2.5. Thực hiện và điều hành (68)
        • 2.5.1. Cơ cấu và trách nhiệm (68)
        • 2.5.2. Đào tạo nhận thức và năng lực (70)
        • 2.5.3. Thông tin liên lạc (71)
        • 2.5.4. Hệ thống văn bản quản lý môi trường (72)
        • 2.5.5. Kiểm soát tài liệu (72)
        • 2.5.6. Kiểm soát điều hành (73)
        • 2.5.7. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp (74)
      • 2.6. Kiểm tra và hành động khắc phục (75)
        • 2.6.1. Xí nghiệp thiết lập và duy trì quy trình giám sát và đo nhằm kiểm soát các thông số môi trường, các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường và các hoạt động môi trường (75)
        • 2.6.2. Sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa (75)
        • 2.6.3. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường (76)
      • 2.7. Xem xét của lãnh đạo (77)
    • 3. Những chi phí phải bỏ ra, những lợi ích đạt được (80)
      • 3.1. Những chi phí (80)
      • 3.2. Những lợi ích đạt được (81)
    • 4. Kiến nghị (81)
  • KẾT LUẬN (84)

Nội dung

Mục đích nghiên cứu

Trước khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi cũng chưa thực sự hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 Vì thế mục đích của tôi khi thực hiện đề tài là để trau dồi thêm kiến thức về bộ tiêu chuẩn đồng thời giúp mọi người hiểu thêm về bản chất của bộ tiêu chuẩn ISO 14000, cụ thể là ISO 14001, những khó khăn và thuận lợi mà các doanh nghiệp thu được khi áp dụng nó Vì việc áp dụng ISO 14000 chỉ mang không mang tính chất bắt buộc nên một khi các doanh nghiệp thấy rõ được lợi ích của nó thì việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ là tự nguyện Việc này ngày càng củng cố vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam và càng chứng tỏ được lợi ích của nó.

phương pháp nghiên cứu

Với đề tài nghiên cứu trên, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu của xí nghiệp, internet, sách…

- Phương pháp quan sát và phỏng vấn: các hoạt động của công ty, cán bộ công nhân viên…

- Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu thu thập.

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài của tôi bố cục gồm ba chương sau:

+ Chương I: Tổng quan về hệ thống quản lý môi trường và bộ tiêu chuẩn ISO 14000.

+ Chương II: Tổng quan về xí nghiệp X61 – Sơn Tây – Hà Nội.

+ Chương III: Khả năng áp dụng ISO 14001 tại xí nghiệp X61 – Sơn Tây – Hà Nội.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Tiến sĩ Lê Hà Thanh, khoa Quản lý môi trường, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài của mình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn giám đốc xí nghiệp Tống Duy Lục và phó giám đốc Nguyễn Văn Bàn cùng các thành viên trong Ban phụ trách ISO của xí nghiệp đã góp ý và cung cấp nhiều tài liệu quý báu để tôi có thể hoành thành đề tài này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý môi trường, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi thực hiện Những số liệu nêu trong bài là hoàn toàn trung thực, không cắt ghép, sao chép từ báo cáo hay luận văn của người khác. Nếu sai tôi xin chịu mọi trách nhiệm với nhà trường.

Hà Nội ngày 26 tháng 4 năm 2009

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000

Khái niệm quản lý môi trường

1.1.1 Tính tất yếu của quản lý môi trường

Trong thời kỳ săn bắn hái lượm, con người sống hòa lẫn vào thiên nhiên như các động vật khác, con người sống nhờ các tài nguyên có sẵn mà chưa sản xuất gì Cuộc sống này phù hợp với quy luật tự nhiên, với dân số còn ít và diện tích cần thiết cho một con người đủ sống vào khoảng 20km 2

Trong thời kỳ văn minh nông nghiệp, con người đã biết trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản, công cụ lao động được cải tiến, chính nhờ vậy năng suất lao động xã hội tăng lên nhiều.

Nhờ những thành tựu khoa học mà tốc độ tăng trưởng kinh tề tăng hết sức nhanh chóng, dân số thế giới đã tăng gấp đôi Chính vì vậy, cùng với tăng trưởng kinh tế, con người đã làm đảo lộn thế giới tự nhiên, làm cho chất lượng môi trường ngày càng suy giảm, các hệ sinh thái bị nghèo kiệt, sức khỏe con người bị đe dọa.

Rõ ràng là phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đã trở nên đối lập nhau và mâu thuẫn với nhau.

Chính vì vậy, quản lý môi trườn được đặt ra là do nhu cầu tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội khi mà mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã trở nên bất cập với bảo vệ môi trường, bảo vệ an toàn cuộc sống.

Như vậy, quản lý môi trường bằng mọi biện pháp thích hợp, tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người nhằm làm hài hòa các mối quan hệ giữa phát triển và môi trường, sao cho vừa thỏa mãn nhu cầu của con người vừa đảm bảo được chất lượng của môi trường và không quá khả năng chịu đựng của hành tinh chúng ta 1.1.2 Khái niệm, đối tượng, mục tiêu của quản lý môi trường

 Khái niệm quản lý môi trường

Ta có thể hiểu: “ Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành.”

Sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường chính là việc tổ chức thực hiện các chức năng của quản lý môi trường nhằm phối hợp mục tiêu và các động lực hoạt động của mọi người nằm trong hệ thống môi trường để đạt tới mục tiêu chung của hệ thống môi trường.

Việc sử dụng tốt nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống là việc sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố bên trong và bên ngoài của hệ thống môi trường trong điều kiện tương tác với các hệ thống khác, chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra cho hệ thống.

Việc tuân thủ pháp luật và các thông lệ (công ước quốc tế) hiện hành là việc tiến hành các hoạt động phát triển theo đúng những điều mà luật pháp trong nước và quốc tế không cấm, những công ước mà thế giới đã thỏa thuận.

Xét về mặt tổ chức và kỹ thuật của hoạt động quản lý, quản lý môi trwongf chính là sự kết hợp mọi nỗ lực chung của con người hoạt động trong hệ thống môi trường và việc sử dụng tốt các cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc phạm vi sở hữu của hệ thống môi trường để đạt tới mục tiêu chung của toàn hệ thống và mục tiêu riêng của cá nhân hoặc nhóm người một cách có hiệu quả nhất.

Xét về bản chất kinh tế - xã hội, quản lý môi trường là các hoạt động chủ quan của của thể quản lý vì mục tiêu lợi ích của hệ thống, đảm bảo cho hệ thống môi trường tồn tại hoạt động và phát triển lâu dài, cân bằng và ồn định vì lợi ích về vật chất và tinh thần của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau, vì lợi ích của cá nhân, cộng đồng, địa phương, vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế

 Đặc điểm của quản lý môi trường

Quản lý môi trường, trước hết, là quản lý một hệ thống bao gồm các phần tử tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên Đó là một hệ thống bao gồm các phần tử cảu thế giới vô sinh và hữu sinh hoạt động theo những quy luật khác nhau và có con người tham dự.

Hệ thống môi trường mang những đặc tính cơ bản sau đây:

- Có cấu trúc phức tạp: nó do nhiều phần tử hợp thành Các phần tử đó có bản chất khác nhau và bị chi phối bởi những quy luật khác nhau thậm chí là đối lập.Tính cấu trúc của hệ thống môi trường được thể hiện chủ yếu ở cấu trúc chức năng và cấu trúc bậc thang Dù được phân chia theo chức năng hay bậc thang thì các phần tử cơ cấu của hệ thống môi trường cũng thường xuyên tác động qua lại, quy định và phụ thuộc lẫn nhau làm cho hệ thống tồn tại, hoạt động và phát triển.

- Có tính động: hệ thống môi trường không phải là một hệ tĩnh mà luôn luôn thay đổi trong cấu trúc của nó, trong từng phần tử cơ cấu và trong quan hệ tương tác của chúng Bất kì một sự thay đổi nào của hệ thống đều tiềm chứa khả năng làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng vốn có và hệ thống có xu hướng lập lại thế cân bằng mới.

- Tính mở: các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục “chảy” trong không gian và theo thời gian Vì thế, các vấn đề môi trường không chỉ mang tính chất địa phương mà còn là vấn đề liên vùng, liên quốc gia, toàn cầu và có tính lâu dài Chúng cần được giải quyết bằng nỗ lực của cộng đồng, bằng sự phối hợp liên ngành, liên quốc gia, liên khu vực với một tầm nhìn xa trông rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và mai sau.

Quản lý môi trường trong doanh nghiệp

2.1 Hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp a Hệ thống quản lý môi trường.

Hệ thống quản lý môi trường là một cơ cấu tổ chức về khía cạnh môi trường của cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, cơ quan…) bao gồm các phương pháp tổ chức, các thủ tục, nguồn nhân lực… đủ khả năng thực thi môi trường trong suốt quá trình hoạt động của tổ chức, đánh giá tác động môi trường ngắn hạn và dài hạn của sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của tổ chức mình.

Hệ thống quản lý môi trường là thiết yếu, không thể thiếu được để tổ chức có khả năng nhìn thấy trước sự tiến triển thực thi môi trường sẽ diễn ra và đảm bảo sự tuân thủ yêu cầu quốc gia và quốc tế về bảo vệ môi trường Hệ thống quản lý môi trường được tiến hành cùng với các ưu tiên hàng đầu của tổ chức. b Hệ thống quản lý môi trường cần thực hiện những nguyên tắc sau:

- Thiết lập chính sách môi trường tiếp cận, trước hết là chính sách khống chế ô nhiễm.

- Xác định các yêu cầu pháp quy về khía cạnh môi trường liên quan tới hoạt động, dịch vụ và sản phẩm của tổ chức.

- Phát triển công tác quản lý và giao trách nhiệm bảo vệ môi trườn rành mạch, rõ ràng đối với người lao động.

- Khuyến khích lập kế hoạch môi trường ở mọi công đoạn hoạt động của tổ chức, từ công đoạn thu mua nguyên vật liệu đến công đoạn bán sản phẩm.

- Thiết lập quá trình quản lý có tính kỷ cương để đạt được mức thực thi môi trường đề ra.

- Bảo đảm nguồn lực có khả năng, bao gồm cả công việc đào tạo nhân lực để có thể thực hiện mục tiêu đã đề ra.

- Thiết lập và bảo trì chương trình đáp ứng kịp thời và chuẩn bị chu đáo đối với trường hợp có sự cố xảy ra.

- Thiết lập hệ thống kiểm soát và bảo trì chương trình hoạt động liên tục để đạt được hiệu quả cao trong công việc thực thi hệ thống quản lí môi trường.

- Đánh giá kịp thời sự thực hiện môi trường trái ngược với chính sách và mục tiêu đề ra và tìm biện pháp cải thiện.

- Thiết lập quá trình quản lí môi trường và nhận biết các cơ hội đối với sự cải thiện hệ thống và thực hiện môi trường có kết quả.

- Thiết lập và bảo trì thông tin kịp thời với mọi người ở trong nội bộ và ngoài cơ quan.

- Khuyến khích các đối tác hợp đồng và những người cung ứng cùng thiết lập hệ thống quản lí môi trường.

2.2 Chiến lược thân thiện với môi trường của doanh nghiệp

Tùy thuộc vào điều kiện của mình, các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược thân thiện với môi trường theo hai hướng sau:

 Hướng từ dưới lên: Các doanh nghiệp áp dụng hình thức này thường tuân theo một phương thức như sau:

Sơ đồ 1.1: Xây dựng chiến lược doanh nghiệp thân thiện với môi trường theo hướng từ dưới lên.

Hình thức này thường áp dụng đối với các doanh nghiệp, các công ty vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính hạn chế Theo hình thức này thì doanh nghiệp sẽ xây dựng một hình ảnh, chiến lược nhằm tối ưu hóa khả năng hỗ trợ lẫn nhau trong các năng lực cạnh tranh mà doanh nghiệp hiện có Việc xây dựng chiến lược thân thiện môi trường theo sơ đồ trên diễn ra theo 3 bước chính:

- Bước 1: Phân tích chuỗi giá trị của các lĩnh vực và các hoạt động gắn liền tạo ra chuỗi giá trị đó. chiến lược công ty thân thiện với môi trường chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường năng lực quản lý môi trường

- Bước 2: Nhận biết các khía cạnh môi trường gắn liền với chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

- Bước 3: Xác định các nguồn lực và năng lực tổ chức, điều hành mà doanh nghiệp có để quản lý các khía cạnh môi trường đã xác định được.

Sau ba bước trên, doanh nghiệp có thể xác định được năng lực quản lý môi trường của mình và từ đó có thể xây dựng được chiến lược thân thiện với môi trường phù hợp.

Hình thức này thường áp dụng với các công ty lớn, các tập đoàn quốc gia khi có sức ép về các vấn đề môi trường, xã hội.

Sơ đồ 1.2: Xây dựng chiến lược doanh nghiệp thân thiện với môi trường theo hướng từ trên xuống.

Theo chiến lược này thì các doanh nghiệp xây dựng hoặc tìm kiếm thêm những năng lực cạnh tranh cần thiết để hỗ trợ cho một chiến lược công ty đã định sẵn.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000

3.1 Giới thiệu chung về bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Chiến lược tổ chức thân thiện với môi trường

Chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường năng lực cạnh tranh thân thiện với môi trường

3.1.1 Tiêu chuẩn iso 14000 là gì

Tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường, dùng để khuyến khích các tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, công ty) không ngừng cải thiện và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường bằng hệ thống quản lý môi trường của mình như luôn luôn tiến hành đánh giá và cải tiến sự thực hiện bảo vệ môi trường của công ty. Tiêu chuẩn ISO 14000 đòi hỏi mỗi tổ chức sản xuất phải tự thiết lập mục tiêu và nhiệm vụ của mình, nhằm thực hiện có hiệu quả toàn bộ quá trình sản xuất để liên tục cải thiện môi trường và thu hút toàn bộ những người trực tiếp sản xuất cũng những người quản lý tham gia vào hệ thống quản lý môi trường với sự giác ngộ, nhận thức và trách nhiệm cá nhân đối với việc thực hiện bảo vệ môi trường trong tổ chức sản xuất của mình.

3.1.2 Sự ra đời và mục đích của ISO 14000

 Lịch sử ra đời của ISO 14000:

Hội nghị thượng đỉnh về môi trường Liên Hợp Quốc được tiến hành từ 3/6 đến 14/6 năm 1992 tại Rio De Janeiro, cũng như hội nghị bàn tròn tại Urugoay

(1993) của GATT và nhiều hội nghị quốc tế khác về môi trường, đều thấy rằng bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn cầu là vấn đề khẩn cấp, tiêu chuẩn hóa quốc tế việc quản lý môi trường sẽ là một đóng góp tích cực, quan trọng vào mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và bãi bỏ hàng rào thuế quan trong thương mại.

Số các nước tham gia vào Ban kỹ thuật TC 207 ngày càng tăng, có đến 64 nước tham dự cuộc họp lần đầu tiên tổ chức vào tháng 6 năm 1995 – gần 60% tổng số các thành viên của ISO.

TC 207 bao gồm các đại diện chính thức của các tổ chức công nghiệp,các tổ chức tiêu chuẩn, tổ chức chính phủ, phi chính phủ và các tổ chức quốc tế.Phần lơn các đại biểu là từ các nước Tây Âu, Canada và Mĩ.

Về mặt nội dung TC 207 được chia ra thành 6 tiểu ban, mỗi tiểu ban chịu trách nhiêm về một lĩnh vực quản lý môi trường cụ thể:

+ Tiểu ban 1 (SC1): Các hệ thống quản lý môi trường;

+ Tiểu ban 2 (SC2): Kiểm toán môi trường;

+ Tiểu ban 3 (SC3):Cấp nhãn hiệu môi trường;

+ Tiểu ban 4 (SC4): Đánh giá hoạt động môi trường;

+ Tiểu ban 5 (SC5): Đánh giá chu trình sống;

+ Tiểu ban 6 (SC6): Phạm trù và định nghĩa.

Tiểu ban chịu trách nhiệm về việc ra quyết định chính thức để cho phép một Dự thảo công tác (WD), có được vị trí một Dự thảo của toàn ban (CD) CD được chuyển tới các thành viên lấy ý kiến bỏ phiếu thông qua và để đăng ký nó như là một dự thảo tiêu chuẩn quốc tế (DIS) Cần có 80% phiếu thuận để một tài liệu có thể chuyển sang bước tiếp theo Mỗi nước thành viên tham gia sẽ có một phiếu bầu. Khi tiêu chuẩn đó được chấp thuận là một tiêu chuẩn ISO, nó được phổ biến tới các nước thành viên để chấp thuận nó như là tiêu chuẩn của quốc gia mình.

Trong tiến tình đạt được sự nhất trí về việc phê chuẩn một dự thảo, các tiểu ban phải xem xét lại một loạt các ý tưởng và các cách tiếp cận có mâu thuẫn. Những triển vọng từ các nước, các ngành công nghiệp khác nhau hoặc thậm chí từ các công ty riêng lẻ phản ánh không chỉ sự khác nhau về văn hoác mà còn những kinh nghiệm khác nhau đối với vấn đề môi trường và lợi ích cá nhân của các thành viên tham gia Các đoàn đại biểu của các quốc gai cũng có quan tâm tới việc bảo vệ các tiêu chuẩn quốc gia hiện có của mình.

Phần lớn thành phần các đoàn đại biểu quốc gia không cân xứng, hoặc là bao gồm các đại diện về tiêu chuẩn quốc gia, hoặc bao gồm các cố vấn hoặc một số khác lại là đại diện các ngành công nghiệp.

Vì các dự thảo của toàn Ban hiện có xu hướng thay đổi cho tới khi đạt được văn bản tiêu chuẩn cuối cùng của mình, các ý tưởng chính của loạt tiêu chuẩn ISO 14000 có thể được tổng kết trên cơ sở của những tài liệu này.

Loạt tiêu chuẩn ISO 14000 có thể chia ra làm hai loại:

 Loại quản lý: gồm 3 loại tiêu chuẩn

 Hệ thống quản lý môi trường (EMS)

 Kiểm toán môi trường (EA)

 Đánh giá thực thi môi trường (EPE)

 Loại quá trình thiết kế

 Nhãn sinh thái (nhãn môi trường - EL)

 Phân tích chu trình sống (LCA).

Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn này là hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm, đáp ứng với yêu cầu của kinh tế, xã hội.

Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng được những yêu cầu của luật pháp ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho tổ chức các yếu tố của một HTQLMT có hiệu quả ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường một cách cụ thể Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức.

Cung cấp cơ sở cho việc hòa nhập các tiêu chuẩn hiện có cũng như các nỗ lực trong tương lai trong lĩnh vực này, nhằm tạo điều kiện cho thương mại quốc tế.

Hỗ trợ việc “bảo vệ môi trường cân đối với những nhu cầu kinh tế xã hội” bằng cách đảm bảo cho các tổ chức có được công cụ để đạt được và cải thiện về biện pháp trong hoạt động môi trường.

3.1.3 Các bộ tiêu chuẩn của iso 14000.

Bảng1: Danh mục các tiêu chuẩn ISO 14000 về quản lý môi trường

Mã số Tên văn bản

14001 EMS – Quy cách kỹ thuật

14002 EMS – Hướng dẫn đối với xí nghiệp vừa và nhỏ

SC2 14010 Hướng dẫn đánh giá môi trường – Nguyên lý chung

14011.1 Hướng dẫn đánh giá môi trường – Kiểm toán

14011.2 Hướng dẫn đánh giá môi trường – Kiểm toán lời phàn nàn

14011.3 Hướng dẫn đánh giá môi trường – Kiểm toán về hiện trạng môi trường

14012 Hướng dẫn đánh giá môi trường – Tiêu chuẩn chất lượng đối với người kiểm toán môi trường.

14013 Quản lý các chương trình kiểm toán hệ thống môi trường

14014 Hướng dẫn xem xét lại môi trường

14015 Hướng dẫn đánh giá nơi diễn ra môi trường

14020 Nguyên tắc cơ bản đối với nhãn môi trường.

14021 EL-Phạm trù định nghĩa – Quyền bồi thường môi trường và sự tuyên bố.

14022 Biểu tượng nhãn môi trường

14023 EL-Phương pháp luận thẩm tra và kiểm tra

14024 Hướng dẫn về nguyên tắc, thực tiễn và chỉ tiêu đối với chương trình chứng nhận – Hướng dẫn thủ tục chứng nhận

14031 Đánh giá chung về sự thực hiện môi trường

14032 Các chỉ số thực hiện môi trường đặc trưng công nghiệp

14040 LCA-Nguyên tắc chung và thực tiễn

14041 LCA-Phân tích kiểm kê chu trình sống

14042 LCA-Đánh giá tác động chu trình sống

14043 LCA-Đánh giá sự cải thiện chu trình sống SC6 14050 Quản lý môi trường – Phạm trù và định nghĩa. WG1 14060 Hướng dẫn về khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm.

ISO 14010 – 12 Kiểm toán môi trường

ISO 14031 Đánh giá thực thi môi trường

ISO 14001Những yếu tố cơ bản của quy cách kỹ thuật với chứng nhận HTQLMT

Sơ đồ 3: Mối quan hệ lẫn nhau của hệ thống ISO 14000

3.1.4 Các thuật ngữ và định nghĩa trong iso 14000.

- Chuyên gia đánh giá (Auditor): người có năng lực để tiến hành một cuộc đánh giá.

- Cải tiến liên tục (continual improvement): Quá trình lặp lại để nâng cao hệ thống quản lý môi trường nhằm đạt được những cải tiến trong kết quả hoạt động môi trường tổng thể và nhất quán với chính sách môi trường của tổ chức.

- Hành động khắc phục: Hành động loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp đã được phát hiện.

- Tài liệu (document): thông tin và phương tiện hỗ trợ thông tin.

- Môi trường (environment): Những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức, kể cả không khí, nước, đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người và các mối quan hệ qua lại của chúng.

TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP X61 – SƠN TÂY – HÀ NỘI

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp

1.1 Giới thiệu chung về xí nghiệp X61 – Sơn Tây – Hà Nội

Xí nghiệp X61 nằm tại km số 8, quốc lộ 21, xã Sơn Đông – Sơn Tây – Hà Nội.

Xí nghiệp X61 thành lập ngày 15 tháng 8 năm 1967, tiền thân là tổ sửa chữa khí tài hóa học lưu động trực thuộc phòng hóa học Hiện nay xí nghiệp có khoảng 167 cán bộ công nhân viên

Xí nghiệp X61 đã vinh dự nhận được hai huân chương chiến công hạng ba trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ bảo vệ tổ quốc.

Trong thời kỳ đổi mới, xí nghiệp được tặng huân chương chiến công hạng ba. Trong năm 2007, xí nghiệp được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhất. Mặt hàng sản xuất chính của xí nghiệp là các loại trang thiết bị, khí tài hóa học: mặt nạ phòng độc quân sự, công nghiệp, thiết bị thông gió, lọc độc, thùng khói, hộp khói…

Ngoài chức năng nhiệm vụ sản xuất, Xí nghiệp còn có nhiệm vụ sửa chữa vừa và lớn xe đặc chủng hóa học; các loại khí tài phóng xạ, hóa học, khí tài đề phòng. Với chức năng nghiên cứu, chế tạo và sản xuất một số trang thiết bị, khí tài phục vụ cho quốc phòng, sản xuất của xí nghiệp mang những đặc thù riêng.

Mặt bằng khu vực sản xuất, khu phụ trợ và diện tích đường giao thông được bố trí rất hợp lí trên diện tích 20.000m 2

Khu vực sản xuất của xí nghiệp bao gồm:

- Phân xưởng sửa chữa, nạp ắc quy.

- Phân xưởng mạ kẽm, rèn và sơn các chi tiết.

- Phân xưởng gia công cơ khí.

- Phân xưởng sơn – sửa chữa xe và lân nhuộm.

- Phòng thí nghiệm hóa – sơn thử nghiệm.

- Phân xưởng sơn chi tiết.

- Phân xưởng phối trộn hóa chất.

Các bộ phận phụ trợ bao gồm:

Môi trường làm việc tại Xí nghiệp 61 đảm bảo được các yêu cầu pháp luật về môi trường do các cơ quan chức năng đề ra và luôn được cải thiện Tất cả các công nhân viên phân xưởng và các ban được làm việc trong môi trường thuận lợi được đảm bảo Từ năm 2008 xí nghiệp đã triển khai xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.

1.2 Công nghệ sản xuất của công ty Để đánh giá tác động của các chất thải gây ô nhiễm môi trường cần xem xét đặc trưng của từng dât chuyền công nghệ mà xí nghiệp sử dụng, trong đó đặc biệt chú ý các dòng thải phát sinh từ mỗi công đoạn trong dây chuyền Mặt khác, trong các dây chuyền lại có nhiều công đoạn giống nhau về công nghệ cũng như sự hình thành chất thải và tác động của chúng đối với môi trường Vì vậy, để phân tích đánh giá tổng thể các chất thải do hoạt động sản xuất của xí nghiệp, chúng ta sẽ xem xét các dây chuyền công nghệ chung có kèm dòng thải.

1.2.1 Các chất thải trong chế tạo các thiết bị và phụ tùng cần sơn.

 Công đoạn gia công cơ khí

Gia công cơ khí là thực hiện các nguyên công như cắt, uốn, đột, dập, rèn… Các bán thành phẩm sau đó sẽ được gia công hoàn thiện như khoan, tiện, hàn… theo yêu cầu thiết kế kĩ thuật của các chi tiết vũ khí, khí tài, quân dụng, các chi tiết thay thế trong sửa chữa xe, máy…

Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là bụi kim loại, khí đốt than trong khâu rèn.

Chất thải rắn chủ yếu là phoi bavia, thường chiếm 1-2% lượng nguyên liệu sử dụng và xỉ than.

Nước từ khâu tôi, rèn chứa một lượng nhỏ kim loại Lượng nước thải nhỏ chỉ phát sinh khi thiết bị được vệ sinh định kỳ Nước thải chứa dầu mỡ, dầu cặn, bụi kim loại…

Các máy đột, dập, cắt… gây tiếng ồn cục bộ, có khi 90- 95 dBA.

Nguyên liệu (thép, phôi gang…)

Làm sạch gỉ, dầu mỡ

Gia công cơ (đột, dập, khoan, tiện, rèn, nhiệt luyện…)

Hàn nước, dầu làm mát máy

Khói hàn, nhiệt, khí gas

Bavia, phoi thép Nước thải chứa dầu mỡ, mạt sắt Tiếng ồn, nhiệt nước thải chứa gỉ sắt, dầu mỡ, NaOH

Que hàn, khí hoá lỏng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ công nghệ gia công cơ khí, sơn, mạ và các chi tiết và dòng thải

Hàn nhằm liên kết cứng các bộ phận đã gia công tạo thành các chi tiết của vũ khí, khí tài, các bộ phận xe, máy…

Hiện xí nghiệp đang sử dụng công nghệ hàn bằng Axetylen và hàn điện Công nghệ này đã cũ, chi phí sản xuất cao hơn công nghệ hàn bằng khí hóa lỏng LPG Đặc biệt hệ số ô nhiễm cao hơn rõ rệt.

Bảng 2.1: Hệ số ô nhiễm của các công nghệ hàn khác nhau (g Fe 2 O 3 /lít O 2 )

Công nghệ Chiều dày tấm kim loại Hệ số ô nhiễm

Hơi axit, NH3, Cl2,dung dịch mạ sản phẩm sơn

Dung dịch photphat nước rửa nóng

Photphát hoá nước rửa chứa hoá chất mạ

Làm sạch bề mặt, tẩy bavia, gỉ

Nước thải chứa sơn, dầu, dung môi Bụi sơn, hơi dung môi nước thải chứa hoá chất photphat nước rửa xút, axit

Gỉ hànNước rửa chứa dầu mỡ, hoá chất hàn

(Nguồn: báo cáo khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp xử lý cải thiện ô nhiễm môi trường tại xí nghiêp X61)

Công đoạn hàn ở xí nghiệp tạo ra hơi Axetylen gây ô nhiễm môi trường không khí, tuy nhiên chỉ là cục bộ.

Chất thải rắn gồm bã đất đèn, xỉ hàn. Để hàn các chi tiết, xí nghiệp sử dụng công nghệ hàn điểm bằng dòng điện cao tần (đây là công nghệ hiện đại) do đó giảm đáng kể lượng chất thải phát sinh ra trong môi trường. ở công đoạn hàn cần chú ý kiểm tra an toàn cháy nổ Bình ooxxy, đất đèn, máy biến áp… cần cách ly xa khu vực sản xuất các hóa chất dễ cháy nổ.

 Công đoạn tẩy sạch bề mặt Để tạo khả năng bám dính tốt cho lớp phủ trên bề mặt kim loại, các chi tiết trước khi được phốt phát hóa, mạ và sơn dầu cặn được tẩy sạch gỉ sắt, dầu mỡ… bằng quá trình cơ học, xử lí bề mặt bằng dung môi hữu cơ hoặc xút sau đó rửa sạch lại hai lần bằng nước Sau khi được làm sạch sản phẩm được đem mạ hoặc sơn Các chất gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn này bao gồm bụi kim loại từ quá trình làm sạch bề mặt chi tiết, hơi hóa chất tẩy rửa, chất làm sạch bề mặt kim loại… Tuy nhiên,nồng độ của các hóa chất này thấp nên không nguy hiểm.

Nguồn ô nhiễm chủ yếu của công đoạn này là nước thải có chứa axit, kiềm, dầu mỡ, các hóa chất xử lí bề mặt kim loại.

 Công đoạn nhuộm (phốt phát hóa) Để tăng khả năng bám dính tốt và tạo độ bền cao cho lớp sơn phủ, đảm bảo chất lượng sản phẩm và mỹ thuật công nghiệp Sau khi được làm sạch bề mặt, các chi tiết cần sơn phải được công đoạn phốt phát hóa (lân nhuộm) tạo màng xốp cho sơn dễ bám dính Hóa chất cho lân nhuộm gồm dung dịch kẽm 8%, dung dịch photphat (Zn(H2PO4).2H2O, Zn(NO3).6 H2O, H3PO4, NaOH, NaNO2…).

Chất ô nhiễm của công đoạn này chủ yếu là nước thải có pH thấp thông thường từ 4,5 - 5,6 Nước thải còn chứa Fe, PO4 3- (45,3 – 58,6 mg/l), Zn 2+ (1,93 – 2,23 mg/l) và một số tạp khác NO2, các muối…

 Công đoạn rửa và sấy khô.

Sau khi phốt phát hóa chi tiết được rửa bằng nước để làm sạch hóa chất bám trên bề mặt, rửa hai lần theo nguyên tắc ngược chiều Sau đó chi tiết được đưa vào buồng sấy, sấy khô ở nhiệt độ 120 o C Nước thải có chứa hóa chất phốt phát, kẽm với nồng độ nhỏ (vì chỉ còn lượng nhỏ dính lại trên chi tiết) Để giảm chi phí xí nghiệp có thể chuyển sang dùng khí hóa lỏng LPG để sấy.

Hệ số ô nhiễm khi đốt cháy khí gas hóa lỏng được thể hiện trong bảng:

TT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm

Bảng 2.2: hệ số ô nhiễm khi đốt cháy khí gas

Một số chi tiết chế tạo vũ khí, khí tài, các bộ phận xe, máy cần được sơn Xí nghiệp sử dụng sơn Alkyl để sơn các chi tiết xe máy, khí tài (Sơ đồ công nghệ được thể hiện trong hình).

Quá trình được thực hiện trong các buồng phun sơn Ở phân xưởng sửa chữa bảo dưỡng ô tô, xe chuyên dụng chở khí tài công đoạn sơn được tiến hành sơn trong nhà xưởng.

Hiện trạng môi trường xí nghiệp

2.1 Lấy mẫu Để đảm bảo đánh giá đầy đủ và chính xác hiện trạng môi trường xí nghiệp, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường đã tiến hành lấy mẫu: đất, nước và không khí trong khuôn viên xí nghiệp và ở những vị trí được đánh giá là trọng yếu và cần thiết vào 3 ngày từ 18 – 20/12/2005.

 Đo vi khí hậu ở 10 điểm trong và ngoài các phân xưởng.

2.2 Hiện trạng môi trường xí nghiệp X61

2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí

 Chất lượng môi trường nền được lấy ở các điểm:

- K1: Tại vị trí cổng vào xí nghiệp

- K2: Sân chung giữa 3 nhà N1, N5 và N6.

- K3: hàng rào xí nghiệp sau N5, ngược hướng gió chủ đạo.

- K9: trên tuyến đường nội bộ tiếp giáp giữa N10 – N11 và N13

- K16: khu vực đường chung giữa N13 – N15 và N48

Nhìn chung toàn bộ môi trường nền của xí nghiệp có chất lượng không khí khá ổn định Hàm lượng các chất khí ô nhiễm đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt hàm lượng bụi thấp ngay cả ở các điểm đo trên các tuyến đường nội bộ K2, K7, K9 và cổng vào xí nghiệp K9, mặc dù mẫu được đo vào ngày trời nắng (nhiệt độ trung bình

28 – 30 o C), gió nhẹ (vận tốc gió: 0,2 – 0,5 m/s), nhất là độ ẩm không khí tương đối thấp 76 – 83%

Có được chất lượng môi trường không khí nền như trên là do xí nghiệp đã đảm bảo tốt vấn đề vệ sinh môi trường trong khuôn viên tương đối rộng của xí nghiệp.

 Chất lượng môi trường không khí ở các phân xưởng:

Mẫu khí được lấy tại các khu vực sản xuất gồm:

- K4: phân xưởng sửa chữa và nạp ắc quy N2 – N3

- K5: phân xưởng rèn dập, mạ kẽm và sơn các chi tiết N5

- K6: phân xưởng gia công cơ khí các chi tiết và sơn N6

- K8: phân xưởng sản xuất hóa chất N7, N8, N9

- K10: phân xưởng sửa chữa ô tô N13

- K11: phân xưởng sơn các chi tiết và lân nhuộm N14

- K13: mẫu khí khu vực sản xuất N28

- K14: trong khu vực sản xuất hóa chất, hơi cay N28

- K15: trong khu vực sản xuất hóa chất nổ sau N15.

Phân xưởng sửa chữa và nạp ắc quy

Thường có hơi axit, kiềm, có thể có bụi chì.

Kết quả phân tích khí nhà N2 – N3 cho thấy hàm lượng bụi lắng rất thấp Bụi chì, hơi axit và kiềm vào thời điểm đo đều không phát hiện được.

Phân xưởng rèn dập, mạ kẽm và sơn chi tiết

Thông thường môi trường vi khí hậu trong các xưởng rèn thường bị ô nhiễm do tiếng ồn, ô nhiễm nhiệt Độ ồn có thể lên tới 87 – 90 dBA Mức chênh lệch nhiệt độ phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thông thường mức chênh lệch có thể lên tới 2- 3 o C.

Kết quả đo điểm K6 (bảng…) cho thấy mức âm chung trong phân xưởng còn trong giới hạn cho phép (70,2 dBA) Không khí trong các xưởng rèn, mạ và sơn chi tiết có thể bị ô nhiễm bởi bụi kim loại, các chất SO2, NOx, CO do đốt than Hơi các hóa chất gia công bán sản phẩm trước khi mạ và trong quá trình mạ như: hơi Cl2, HCl, H2SO4, ZnO và dung môi sơn Vào thời điểm đo (ngày 18 – 20/12/2005), phân xưởng đang tiến hành thí nghiệm ở quy mô nhỏ nên hàm lượng các chất ô nhiễm đều nhỏ.

Khu vực sản xuất hóa chất

Nhà N7 – N9 (mẫu K8) hiện đang được sửa chữa nâng cấp và trang bị thiết bị mới. Xưởng sửa chữa ô tô

Thường bị ô nhiễm bởi hơi dầu mỡ, hơi xăng, khí SO2, CO…Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng THC là 0,015 mg/m3, CO là 3,704 mg/m3 và SO2 là 0,0669 mg/m 3 (bảng … mẫu K10).

Phân xưởng tẩy rửa lân nhuộm và sơn các chi tiết

Các bộ phận của khí tài sau khi được chế tạo được đem sơn Trước khi sơn các chi tiết được tẩy rửa bằng axit Không khí trong phân xưởng làm nhuộm và sơn thường bị ô nhiễm do hơi axit, hơi dung môi sơn Kết quả phân tích mẫu khí (K11) khu vực này cho thấy hàm lượng SO2 rất nhỏ (SO2 là 0,0021mg/m 3 ), THC < 0,015 mg/m 3 Khu vực kho xăng

Do được chứa đựng và bảo quản tốt nên trong khu vực kho xăng, ngay cả ở thời điểm xuất xăng cho phương tiện vận tải, hàm lượng THC tuy có cao hơn các điểm khác một chút (THC = 0,02 mg/m 3 mẫu K12) nhưng vẫn nhỏ hơn TCVN 5938 – 1995 là 1,5 mg/m 3

Khu vực xung quanh và nơi sản xuất hóa chất hơi cay

Các hóa chất được sử dụng để sản xuất vũ khí gây cay, gây ho như Antraxen, CS cùng với các hóa chất khác như aceton, axeta etyl, axetat butyl, sarin… để sản xuất các hóa chất gây nổ, tạo khói, tạo mù, gây ho… là những hóa chất rất độc.

Do tính dễ cháy nổ khi va đập mạnh nên các hóa chất này được gia công thủ công nhẹ nhàng, thận trọng.

Cảm quan môi trường không khí khu vực này ô nhiễm nặng: ở khu vực xung quanh cách điểm sản xuất 8 -10 m hơi cay vẫn làm cay mắt, mũi, khó thở, cảm giác khó chịu, buồn nôn khi chỉ tiếp xúc trong 1 – 2 phút Rất tiếc đây là hỗn hợp khí tạo thành khi phối trộn các chất nên không có dung môi đặc hiệu nào để hấp thụ loại hơi và khí độc.

Bảng 2.4: kết quả phân tích mẫu khí môi trường nền

(mẫu lấy ngày 18 – 20 tháng 12 năm 2005)

TT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu mẫu

Bụi mg/m 3 SO2 mg/m 3 CO mg/m 3 CO2 mg/m 3 NO2 mg/m 3 Cl2 mg/m 3 THC mg/m 3

3 Ngoài hàng rào,sau nhà

Bảng 2.5: kết quả phân tích mẫu khí ở các phân xưởng sản xuất

(mẫu lấy ngày 18 – 20 tháng 12 năm 2005)

TT Vị trí lấy mẫu ký hiệu mẫu

4 Phân xưởng sản xuất hóa chất N 8

5 Phân xưởng in các chi tiết và lân nhuộm N 14

6 Phân xưởng sửa chữa ô tô

9 Khu vực sản xuất hóa chất, hơi cay N 28

10 Khu vực hóa chất nổ sau

Bảng 2.6: Kết quả đo các thông số vi khí hậu và mức âm

(mẫu lấy ngày 18 – 20 tháng 12 năm 2005)

TT Vị trí đo Ký hiệu

Tốc độ gió Độ ẩm

Mức âm ở các dải tần số (Hz) dBA o C m/s % Leq max min 31,5 63 125 250 500 1000 2000 4000 8000 16000

7 Khu nhà lều sản xuất hơi cay VK 7 28 0,5 80 49,4 59,8 37,6 37,1 37,8 38 51,2 52,3 57,1 42,3 30,2 27,5 25,1

2.2.2 Hiện trạng môi trường nước

Nước thải của các quá trình công nghệ có độ ô nhiễm cao Mẫu nước được lấy ở ao (nước mặt) gần khu vực sản xuất hóa chất cay Nước ngầm được lấy ở tháp cấp, nước cấp khu nhà ăn và cấp ở xưởng sơn.

Hoạt động sản xuất của xí nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môi trường nước trong khu vực.

Nước mặt ở hồ có độ ô nhiễm cao: nước đục (185mg/l), hàm lượng cặn lơ lửng lớn: 250mg/l Đăc biệt COD lớn gấp 3 lần TCCP và BOD5 lớn gấp 2 lần (COD 94,6 và BOD5 là 42,3 mg/l) trong đó đáng chú ý là hàm lượng tổng nito khá cao: 4,26 mg/l.

Nước ngầm của xí nghiệp khai thác ngay trong khuôn viên xí nghiệp có chất lượng không cao Số liệu phân tích cho thấy hàm lượng các kim loại nặng, độ cứng, hàm lượng coliform trong nước cấp nhỏ hơn TCCN 5944 – 1995 cho nước ngầm Tuy nhiên, trong đó hàm lượng COD ở 3 mẫu nước cấp biến động từ 6 – 11 mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép là COD = 0 Có hiện tượng này chủ yếu là do nước sản xuất đã tác động mạnh tới chất lượng nước ngầm.

Bảng 2.7: Kết quả phân tích mẫu nước (mẫu lấy ngày 18 – 20 tháng 12 năm 2005)

TT Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu 1

W1: nước ao cạnh khu sản xuất CS

W2: nước cấp tại khu nhà ăn

W4: nước cấp gần xưởng sơn

- TCVN 5942 – 1995 (cột B) áp dụng đối với nước mặt dùng cho mục đích khác Nước dùng trong công nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- TCVN 5944 – 1995 áp dụng cho nước ngầm.

2.2.3 Hiện trạng môi trường đất

Môi trường đất của xí nghiệp có biểu hiện ô nhiễm cục bộ Mẫu đất được lấy: Đ1: ở khu vực ven ao (Đ1), có độ mùn cao do ở gần ao: 1,575%, hàm lượng nito cao 1,084%. Đ2: Khu vực phân xưởng rèn dập và mạ kẽm Điều này chứng tỏ sản xuất trong khu vực này không gây ô nhiễm môi trường đất Hàm lượng Zn chỉ chiếm 0,011%,

Pb là 0,024%. Đ3: Khu vực sản xuất hơi cay Hàm lượng C tổng cao nhất (6%), N tổng 1,114%, hàm lượng Pb khá lớn 0,045%. Đ5: Mẫu đất khu vực sản xuất hóa chất cay và hóa chất cháy nổ chưa có biểu hiện ô nhiễm cao.

Bảng 2.8: Kết quả phân tích mẫu đất

(mẫu lấy ngày 18 – 20 tháng 12 năm 2005)

TT Vị trí lấy mẫu

Ký hiệu pH Độ tro (%) Độ mùn (%)

3 Mẫu lấy gần nhà lều sản xuất hơi cay Đ3 7,50 86,55 0,375 6,000 1,114 0,0209 0,010 0,0450

Hoạt động quản lý môi trường của xí nghiệp

Qua kết quả khảo sát, phân tích, đo đạc cũng như đánh giá hiện trạng môi trường của xí nghiệp 61 cho thấy trong công đoạn sản xuất phát sinh một lượng lớn khí thải và nước thải mang tính độc hại như: bụi, hơi kim loại, hơi khí độc (SO2, CO,

CO2, NOX, CxHy, axit, antraxen, CS, hơi xăng, dung môi hữu cơ…), dầu mỡ, phenol, các loại hóa chất Các chất này phát tán vào môi trường không khí gây tác hại đến sức khỏe công nhân và môi trường sinh thái.

Vì vậy, việc xử lí môi trường không khí và nước thải của xí nghiệp là yêu cầu cấp bách, nhằm cải thiện điều kiện làm việc của người công nhân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Sau khi khảo sát thực tế tại xưởng sản xuất, xí nghiệp đã đề xuất một số phương án xử lý khí thải và nước thải cho từng công đoạn sản xuất đáp ứng được một số yêu cầu sau:

- Về kĩ thuật phù hợp với hiện trạng thiết bị công nghệ và điều kiện làm việc thực tế tại xí nghiệp Môi trường không khí và nước sau khi xử lý đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp và tiêu chuẩn môi trường (TCVN 5938, 5939 –

1995, TCVN 5945 - 1995) Hệ thống thiết bị dễ vận hành, làm việc ổn định, hiệu suất xử lý cao.

- Về kinh tế với phương châm “chi phí có thể chấp nhận được”, có tính khả thi cao, phù hợp với trình độ kỹ thuật và kinh phí của xí nghiệp.

3.1 Giải pháp xử lí khí thải Đối với môi trường không khí do khí thải phát sinh tại các khu vực sản xuất khác nhau (lân nhuộm, sơn, rèn, mạ nhúng kẽm…) mang tính phân tán ở rải rác tại các nhà sản xuất cách xa nhau Hơn nữa khí thải tại các khu vực này lại có đặc trưng khác nhau, do đó cần các phương pháp xử lý khác nhau, không thể thu gom đưa về ống góp chung để xử lý tập trung.

3.1.1 Giải pháp xử lý khí thải phân xưởng rèn, dập, nhiệt luyện và mạ nhúng kẽm

- Đối với quá trình mạ nhúng kẽm:

Khí thải thoát ra từ quá trình mạ nhúng kẽm gồm: NH4Cl, NH3, Cl2, CO, SO2 hơi kim loại Zn, Pb…

- Đối với quá trình rèn dập, nhiệt luyện và tôi các chi tiết: hơi dầu, bụi, nhiệt dư và khí thải gồm: CO, SO2, NOx.

Nguyên lý hoạt động: khí thải lò rèn, lò nhiệt luyện, tôi và bể mạ kẽm được hút qua chụp hút vào thiết bị hấp thụ 4 Khí thải được tách bụi, hơi kim loại, khí axit bằng phương pháp rửa và hấp thụ bằng dung dịch NaOH hoặc Ca(OH)2… Nguyên tắc chung của phương pháp hấp thụ là: Khí ô nhiễm được tách ra khỏi dòng khí chuyển vào dung dịch hấp thụ do quá trình hòa tan ngưng tụ và phản ứng hóa học Một số phản ứng chính có thể sảy ra trong quá trình hấp thụ:

NH4Cl + NaOH –> NaCl + NH4OH

NO2 + NaOH –> NaNO3 + H2O 2NH4O + SO2 –> (NH4)2SO3 + H2O …

3.1.2 Xử lý hơi hóa chất tại khu vực lân nhuộm (phốt phát hóa) Đây là khâu xử lý bề mặt cho các chi tiết cần sơn Phốt phát hóa bề mặt tạo điều kiện cho sơn bám dính tốt hơn Các chi tiết cần xử lý bề mặt được đưa qua công đoạn xử lý bề mặt bao gồm các khâu như: tẩy dầu mỡ, rửa nước, rửa axit, rửa kiềm, phốt phát hóa… Các thông số kỹ thuật của công đoạn xử lý được tóm tắt trong bảng

…Các chi tiết sau khi qua công đoạn xử lý bề mặt được đưa sang bộ phận sấy khô, tiếp theo chúng được đưa sang công đoạn sơn Tại khu vực này cần phải bố trí lắp đặt hệ thống thiết bị xử lý hơi hóa chất.

Bảng 2.9: Thông số kỹ thuật của công đoạn xử lý bề mặt

TT Công đoạn Hóa chất sử dụng

1 Tẩy dầu mỡ Na2B4O7, H3PO4, chất hoạt động bề mặt

5 ổn định bề mặt NaOH, chất hãm

7 Phốt phát hóa Mn(NO3)2, H3PO4, …

9 Sấy khô Sấy bằng điện

Như vậy trong khu vực này sẽ có một số hóa chất bay từ bể vào môi trường không khí như chất hoạt động bề mặt, kiềm, axit và các chất dùng để phốt phát hóa.

Nguyên tắc làm việc của hệ thống xử lý như sau:

Khí thải thoát lên từ các bể tẩy rửa, phốt phát hóa được quạt hút qua miệng hút đặt trên các bể rồi đưa vào thiết bị hấp thụ Dung dịch hấp thụ (NaOH) được bơm tuần hoàn tưới vào tháp Định kì bổ sung NaOH và thải ra một dung dịch bẩn Khí thải sau khi xử lý được phóng không.

3.1.3 Xử lý khí thải khu vực sơn

Các vật cần sơn được chia làm hai loại:

- Với các xe ô tô, xe chở khí tài có kích thước lớn và số lượng cần sơn bảo dưỡng hàng năm ít thì tiến hành sơn luôn trong nhà xưởng mà không thiết kế lắp đặt buồng phun sơn và hệ thống xử lý riêng Khi đó chỉ cần bố trí quạt hút ở mái nhà để hút hơi dung môi thông thoáng nhà xưởng.

- Với những dụng cụ khí tài có kích thước nhỏ cần lắp đặt hệ thống sơn xử lý khí thải riêng.

Tại khu vực sơn sẽ phát sinh ra bụi sơn và hơi dung môi Do đó, tại công đoạn này cần phải đặt các thiết bị tách bụi sơn và hấp thụ hơi dung môi.

Nguyên tắc làm việc của hệ thống như sau: Việc xử lý bụi sơn được thực hiện theo phương pháp ướt, tức là nước được bơm tưới từ trên xuống thành dạng sương và màng mưa để kéo theo bụi sơn theo dòng nước Bụi sơn được tách khỏi dòng khí, đồng thời một phần dung môi hữu cơ sẽ được hấp thụ và chảy vào bể lắng phân ly Tại đây bùn sơn được lắng xuống đáy bể và được định kỳ thải đưa đi xử lý cùng với bã thải rắn khác Phần nước trong được bơm tuần hoàn trở lại buồng sơn và định kỳ thải vào hệ thống xử lý nước thải của xí nghiệp.

Phần dung môi hữu cơ còn lại được quạt hút tập trung về ống góp qua hệ thống chụp hút Hỗn hợp không khí chứa dung môi hữu cơ được đưa vào tháp hấp phụ. Tại đây các chất hữu cơ được giữ lại trong chất hấp phụ (than hoạt tính), không khí sạch được phóng không Với hệ thống tách hơi dung môi 2 bậc như trên hiệu suất xử lý có thể đạt tới 98 – 99%, do đó hoàn toàn đảm bảo bảo tiêu chuẩn dòng thải.

3.2 Giải pháp xử lí nước thải

KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ISO 14001 TẠI XÍ NGHIỆP X61 – SƠN TÂY – HÀ NỘI

Những hoạt động của xí nghiệp đã thực hiện để đạt được chứng nhận ISO 14001:2005 63 2 Cơ cấu tổ chức và phạm vi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2005 của xí nghiệp 6

Trong những năm gần đây, những yêu cầu về môi trường ngày càng trở nên khắt khe hơn Nhận thức được tầm quan trọng và những lợi ích của những yêu

Bùn thải cầu về môi trường đó, xí nghiệp X61 đã và đang tiến hành các hoạt động đăng ký đạt tiêu chuẩn ISO 14001: 2005 về hệ thống quản lý môi trường.

Sau khi được sự đồng ý của ban Giám đốc, xí nghiệp đã giao cho các phòng ban liên quan để thực hiện công việc tiếp theo:

- Hoạt động 1: Đăng ký triển khai.

Xí nghiệp đã giao cho ban kỹ thuật tiến hành đăng ký triển khai ISO 14001.

- Hoạt động 2: Tìm nhà tư vấn.

- Hoạt động 3: Bổ nhiệm các chức vụ liên quan.

- Hoạt động 4: Xác định các khía cạnh môi trường.

- Hoạt động 5: Đào tạo nguồn nhân lực.

- Hoạt động 6: Viết quy trình ISO 14001: 2005.

- Hoạt động 7: Lựa chọn các quy trình ISO 14001: 2005 phù hợp.

- Hoạt động 8: Phổ biến toàn xí nghiệp.

- Hoạt động 9: Đăng ký với bên thứ 3.

Bảng 3.1: Một số hoạt động thực tế mà xí nghiệp đã tiến hành

TT Nội dung công việc Thành phần tham gia

Trách nhiệm của nhóm chuyên gia

Ghi chú và thời gian

1 Thành lập ban chỉ đạo và tổ chức

2 Đào tạo nâng cao nhận thức về MT cho CBNV

Chuyên gia và cán bộ xí nghiệp

Tổ chức lớp học, địa điểm, thiết bị cần thiết

Tài liệu học 5 ngày tháng

3 Đào tạo chuyên sâu về ISO 14001

Tổ chuyên gia và lãnh đạo xã, xí nghiệp

Tổ chức lớp học, thiết bị cần thiết

4 Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý môi trường của xí nghiệp

Chuyên gia và tổ công tác môi trường

Phối hợp với chuyên gia tư vấn Đánh giá hiện trạng và viết báo cáo

5 Xây dựng sổ tay môi trường nt nt Dự thảo sổ tay môi trường

6 Xây dựng quy trình thủ tục mẫu biểu có liên quan nt nt Dự thảo các quy trình thủ tục hướng dẫn mẫu biểu

7 Khảo sát hiện trạng về môi trường

Chuyên gia, tổ công tác va các bộ phận của xí nghiệp

Thực hiện Tư vấn, hướng dẫn

8 Xác định các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường

Chuyên gia, tổ công tác môi trường nt nt 5 ngày tháng

9 Xây dựng mục tiêu, Chuyên nt nt 5 ngày chỉ tiêu và chương trình môi trường dành cho 2008 gia,tổ công tác và xí nghiệp

10 Trao đổi thông tin nội bộ và kiểm soát quá trình vận hành nt nt nt 1 tuần tháng

11 Tập hợp hồ sơ và kiêm soát hồ sơ nt nt nt Tháng

2 Cơ cấu tổ chức và phạm vi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:

2.1 Các chính sách môi trường

Chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn môi trường toàn cầu thông qua các hoạt động cá nhân trong Xí nghiệp nói riêng và mọi người dân trong xã hội nói chung Hơn nữa, chúng ta cần duy trì sức khỏe cho mọi người dân trên trái đất thông qua việc đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường.

2.1.1 Yêu cầu chung về chính sách môi trường:

Chính sách môi trường đề ra đường lối tổng thể và thiết lập các nguyên tắc hành động cho Xí nghiệp về vấn đề môi trường Chính sách môi trường thể hiện sự cam kết của lãnh đạo cao nhất về hoạt động môi trường

- Giám đốc nguyên là người quyết định chính sách.

- Chính sách được biên soạn dựa trên các yêu cầu pháp luật môi trường và các yêu cầu khác liên quan đến Xí nghiệp.

- Chính sách tạo ra cơ sở để Xí nghiệp thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường.

- Chính sách được phổ biến đến toàn bộ nhân viên trong Xí nghiệp dưới các hình thức như đào tạo, kiểm tra, thông báo.

- Được thông báo cho các bên hữu quan khi cần thiết.

Nếu thấy cần phải xem xét lại chính sách môi trường, Giám đốc sẽ sửa đổi và ra chính sách mới.

- Đánh giá đầy đủ và chính xác các tác động đến môi trường phát sinh trong quá trình hoạt động của Xí nghiệp.

- Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý môi trường, đầu tư nguồn lực thích ứng nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường.

- Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của pháp luật và các quy định khác về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của Xí nghiệp.

- Duy trì, cải tiến liên tục các hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường của xí nghiệp ngày càng xanh, sạch đẹp.

2.2 Các khía cạnh môi trường

2.2.1 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác

Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh và các sản phẩm của xí nghiệp sản xuất,

Xí nghiệp đã xây dựng một quy trình để xác định và tiếp cận với các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác về môi trường mà công ty cần tuân thủ.

Bộ phận quản lý môi trường của Xí nghiệp có trách nhiệm lưu giữ, kiểm soát và cập nhật các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu liên quan khác, đồng thời có trách nhiệm liên hệ với các tổ chức chuyên môn để được cung cấp thường xuyên các yêu cầu pháp luật để đảm bảo rằng mọi thay đổi hoặc ban hành mới về pháp luật sẽ được cập nhật.

Xí nghiệp xây dựng và duy trì một quy trình để xác định khía cạnh môi trường và xác định ra các khía cạnh môi trường có ý nghĩa Việc xác định khía cạnh môi trường thông qua xác định các tác động môi trường, các yêu cầu pháp luật môi trường và các yêu cầu liên quan khác, mức độ tác động, tần suất và các ý kiến đến các bên liên quan.

Xác định khía cạnh môi trường trong xí nghiệp phải xem xét đến các tác động thực tế hoặc tiềm ẩn, các hoạt động hiện tại cũng như trong quá khứ của xí nghiệp. Khía cạnh môi trường có ý nghĩa cũng được xác định trong các điều kiện bình thường, không bình thường và khẩn cấp.

Một công thức đánh giá mức độ quan trọng của một khía cạnh dựa trên nguy cơ rủi ro tới môi trường là:

Rủi ro = Xác suất × Hậu quả Việc tiến hành đánh giá khía cạnh môi trường được tiến hành một năm một lần Xí nghiệp cũng tiến hành đánh giá khi có thay đổi về sản xuất như mở rộng sản xuất, lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất, cũng như khi có sự cố lớn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Đại diện lãnh đạo về môi trường và phụ trách môi trường các đơn vị có trách nhiệm thực hiện việc đánh giá khía cạnh môi trường của Xí nghiệp cũng như từng bộ phận.

Kết quả đánh giá khía cạnh môi trường là cơ sở cho việc thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu môi trường và đưa ra các hoạt động cần phải kiểm soát thích hợp

2.3 Lập chương trình quản lý môi trường

Xí nghiệp thiết lập và duy trì chương trình quản lý môi trường (CTQLMT) để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của xí nghiệp Chương trình quản lý môi trường giúp cho Xí nghiệp cải tiến hoạt động về môi trường.

CTQLMT phải có biện pháp thực hiện, thời hạn hoàn thành, kinh phí (nếu có) và trách nhiệm từng cán bộ/ đơn vị đối với từng biện pháp cụ thể.

CTQLMT phải có sự phê chuẩn của giám đốc Xí nghiệp Tùy từng biện pháp cụ thể, người chịu trách nhiệm giám sát và thực hiện theo tiến độ đề ra EMR và ban ISO 14001 theo dõi tiến độ thực hiện tổng thể CTQLMT Xí nghiệp, tiến hành xem xét lại khi cần thiết và báo cáo tới giám đốc.

Khi có các thay đổi về kế hoạch, hoạt động sản xuất thì CTQLMT phải được xem xét lại hay xây dựng mới cho phù hợp.

2.4 Các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường

Mục tiêu, chỉ tiêu môi trường cho từng giai đoạn cụ thể sẽ được ban lãnh đạo Xí nghiệp đưa ra trong các cuộc họp xem xét lãnh đạo định kỳ hoặc đột xuất.

2.5 Thực hiện và điều hành

Những chi phí phải bỏ ra, những lợi ích đạt được

Để được cấp chứng nhận ISO 14001: 2005, xí nghiệp X61 bỏ ra một khoản chi phí từ giai đoạn đầu tiên là thuê tư vấn Cho đến nay xí nghiệp vẫn đang trong quá trình tiến hành các hoạt động để được chứng nhận ISO nên số liệu cụ thể về những chi phí cũng như những lợi ích của xí nghiệp khi tiến hành quá trình này vẫn chưa được thống kê đầy đủ Ban lãnh đạo xí nghiệp dự định trong năm 2009 này sẽ được cấp chứng nhận TCVN ISO 14001: 2005 Sau đây là bảng những chi phí cũng như những lợi ích của xí nghiệp.

2 Bồi dưỡng đào tạo đợt nhận thức đợt 1

3 Bồi dưỡng đào tạo nhận thức đợt 2

4 Bồi dưỡng đào tạo triển khai

5 In tài liệu cho lớp học

6 Chi phí trang thiết bị cho đào tạo

7 Bồi dưỡng đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ chất lượng và môi trường

8 Bồi dưỡng đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ môi trường

9 Chi phí đánh giá và phân tích hiện trạng môi trường

10 Bồi dưỡng viết quy trình tài liệu của hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2005

12 Xây dựng hệ thống xử lí khí thải

13 Xây dựng hệ thống xử lí nước thải

14 Xây dựng hệ thống xử lí chất thải rắn Chi phí duy trì hàng năm

2 Chi phí đo kiểm môi trường

3 Chi phí xử lí khí thải

4 Chi phí xử lí nước thải

5 Chi phí xử lí chất thải rắn

3.2 Những lợi ích đạt được

Bên cạnh những chi phí phải bỏ ra, xí nghiệp cũng thu được những lợi ích như sau:

- Tiết kiệm chi phí nhờ vào việc đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường như giảm lượng điện, nước… tiêu thụ.

- Tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu do việc tái chế và giảm tỉ lệ sai hỏng trong tất cả các phân xưởng.

- Đảm bảo sức khỏe cho công nhân viên trong xí nghiệp.

- Về lâu dài tiết kiệm được chi phí cho xử lí khí thải, nước thải và chất thải rắn.

Kiến nghị

Ở đây tôi chưa nói hết được những lợi ích của chứng nhận ISO 14001, có rất nhiều những lợi ích tiềm tàng mà ta chưa thể thấy hết được Khi được hỏi, một thành viên trong ban kỹ thuật phụ trách về ISO 14001: 2005 của xí nghiệp đã nói rằng: “Do xí nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước, hơn nữa lại mang tính chất đặc thù là sản xuất các trang thiết bị, khí tài quân sự nên khó khăn lớn nhất của việc thực hiện tiêu chuẩn này không phải là vấn đề chi phí mà là vấn đề thay đổi nhận thức và cách làm của người công nhân” Như vậy, có thể thấy việc doanh nghiệp có thể đạt được chứng nhận ISO 14001 là khả thi Hiện nay, đã có khoảng hơn 150 doanh nghiệp trong cả nước đã được cấp chứng nhận ISO 14000 Các doanh nghiệp thường vấp phải những khó khăn về chi phí cũng như nhận thức của người lao động, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Do vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trong xí nghiệp X61, tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:

- Về công tác giáo dục, đào tạo:

Trước hết phải có đội ngũ giảng viên, những cán bộ phụ trách về vấn đề môi trường trong xí nghiệp chuyên nghiệp và hiểu biết

Cần thường xuyên tiến hành công tác giáo dục, bổ sung kiến thức cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp hàng quý hoặc nếu có điều kiện thì có thể hàng tháng.

Tuy nhiên, khi tiến hành những hoạt động này chúng ta cần làm cho những bài giảng hấp dẫn, thú vị, có số liệu thực tế Cần đưa ra các minh chứng cụ thể để công nhân viên có thể thấy được những lợi ích thật sự của hoạt động của xí nghiệp Cần đưa những lợi ích của công nhân lên hàng đầu, cho thấy những lợi ích của những hoạt động này với sức khỏe và môi trường làm việc của chính họ.

Thứ 2, không chỉ đào tạo về mặt lí thuyết cho họ mà còn phải đào tạo cả về những hoạt động thực tế, giúp họ thay đổi những thói quen làm việc không tốt dù là nhỏ. Nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cán bộ công nhân viên Có chế độ khen thưởng đối với những cá nhân thực hiện tốt các hoạt động hay có những cải tiến, phát minh tích cực và xử phạt nghiêm minh với những cá nhân không thực hiện hoặc có thái độ tiêu cực đối với việc thực hiện các hoạt động môi trường này.

- Tuyể n những lao động có trình độ Điều này sẽ góp phần giảm chi phí đào tạo cho xí nghiệp.

- Về việc giảm lượng chất thải: Xí nghiệp có thể tiến hành các biện pháp buộc các bên cung ứng nguyên, nhiên liệu phải có trách nhiệm hơn trong việc cung ứng.

Ví dụ tiến hành kết hợp giữa chuyên gia môi trường của xí nghiệp với các chuyên gia kiểm định chất lượng nguyên vật liệu nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm, giảm tỉ lệ các sản phẩm sai hỏng. Đồng thời có thể tiến hành tái chế, tái sử dụng các chất thải Có thể tiến hành thu gom giấy hay các vụn sắt để tái sử dụng hoặc tái chế.

- Tăng ngân sách cho các hoạt động môi trường, đầu tư các trang thiết bị hiện đại hơn.

Ngày đăng: 03/07/2023, 09:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w