1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo Dục Giá Trị Văn Hóa Quân Sự Cho Học Viên Ở Các Trường Sĩ Quan Trong Bối Cảnh Hiện Nay.pdf

274 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 274
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

L�I CAM ĐOAN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án đều trung thực và có xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các cô[.]

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án đều trung thực và có xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các

cơng trình khoa học đã cơng bố

T C IẢ LU N N

Trang 2

6

MỤC LỤC

Trang

TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU 7

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI 16

1.1 Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 16 1.2 Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã

cơng bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 32

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LU N CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA QUÂN SỰ CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƢỜN SĨ QUAN

TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 36

2.1 Những vấn đề lý luận về giá trị văn hóa quân sự 36

2.2 Những vấn đề lý luận của giáo dục giá trị văn hóa quân sự cho học viên ở các trường sĩ quan trong bối cảnh hiện nay 52 2.3 Các yếu tố tác động đến giáo dục giá trị văn hóa quân sự cho học

viên ở các trường sĩ quan trong bối cảnh hiện nay 74

Chƣơng 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA QUÂN SỰ CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN 81 3.1 Khái quát về các trường sĩ quan quân đội và đặc điểm giáo dục và

đào tạo ở các trường sĩ quan 81

3.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 84

3.3 Thực trạng về giáo dục giá trị văn hóa quân sự cho học viên ở các

trường sĩ quan 88

3.4 Thực trạng về kết quả giáo dục giá trị văn hóa quân sự 104 3.5 Đánh giá các yếu tố tác động đến giáo dục giá trị văn hóa quân sự 112 3.6 Đánh giá chung, nguyên nhân thực trạng giáo dục giá trị văn hóa

quân sự cho học viên ở các trường sĩ quan 114

Chƣơng 4 BIỆN PHÁP VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA QUÂN SỰ CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 120 4.1 Biện pháp giáo dục giá trị văn hóa quân sự cho học viên ở các

trường sĩ quan trong bối cảnh hiện nay 120

4.2 Thực nghiệm sư phạm 152

KẾT LU N VÀ KIẾN NGHỊ 171

DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠN

BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LU N ÁN 173

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174

Trang 3

7

DANH MỤC C C CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

1 Điểm trung bình ĐTB

2 Độ lệch chuẩn ĐLC

3 Giá trị đạo đức GTĐĐ

4 Giá trị truyền thống GTTT

5 Giá trị văn hóa GTVH

6 Giá trị văn hóa quân sự GTVHQS 7 Giảng viên, cán bộ quản lý GV, CBQL 8 Giáo dục và đào tạo GD&ÐT

Trang 4

8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Nội dung Trang

3.1 Bảng Hopkins phân tích mối quan hệ tương quan 87 3.2 Đánh giá của học viên về việc thực hiện mục tiêu giáo dục

GTVHQS 88

3.3 Đánh giá của GV, CBQL việc thực hiện các mục tiêu giáo

dục GTVHQS 90

3.4 Kết quả thực hiện nội dung giáo dục giá trị chủ nghĩa yêu nước 92 3.5 Kết quả thực hiện nội dung giáo dục giá trị nhân đạo, nhân văn 93 3.6 Kết quả thực hiện nội dung giáo dục giá trị nghệ thuật quân

sự độc đáo sáng tạo 95

3.7 Kết quả thực hiện nội dung giáo dục giá trị bản chất cách mạng 96 3.8 Kết quả thực hiện nội dung giáo dục giá trị phẩm chất “Bộ đội

Cụ Hồ” 99

3.9 Kết quả đánh giá sử dụng các phương pháp và kỹ thuật giáo dục 101 3.10 Kết quả đánh giá các hình thức và con đường giáo dục 102 3.11 Kết quả đánh giá nhận thức về vai trò GTVHQS 104 3.12 Kết quả đánh giá nhận thức về hệ thống GTVHQS 105 3.13 Thực trạng biểu hiện thái độ tình cảm văn hóa qn sự của học viên 106 3.14 Thực trạng biểu hiện hành vi văn hóa quân sự của học viên 109 3.15 Kết quả đánh giá về kỹ năng tiến hành các hoạt động tự

giáo dục GTVHQS 111

3.16 Kết quả đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh

hưởng đến hiệu quả của giáo dục GTVHQS 112 4.1 Tổng hợp kết quả đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi

GTVHQS của học viên LTN1 và LĐC1 trước thực nghiệm 158 4.2 Kết quả đo nhận thức, thái độ, hành vi của LTN1 và LĐC1

sau thực nghiệm 159

4.3 Tổng hợp kết quả đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi

GTVHQS của học viên LTN2 và LĐC2 trước thực nghiệm 162 4.4 Nhận thức, thái độ, hành vi LTN2 và LĐC2 trước thực nghiệm 163 4.5 Nhận thức, thái độ, hành vi LTN2 và LĐC2 sau thực nghiệm 167 4.6 Giá trị văn hóa quân sự của học viên trước và sau thực

Trang 5

9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu

đồ Nội dung Trang

4.1 Nhận thức, thái độ, hành vi LTN1 và LĐC1 trước thực nghiệm 159 4.2 Nhận thức, thái độ, hành vi LTN1 và LĐC1 sau thực nghiệm 160 4.3 Nhận thức, thái độ, hành vi LTN1 và LĐC1 trước và sau

thực nghiệm 161

4.4 ĐTB nhận thức, thái độ, hành vi LTN2 và LĐC2 trước thực nghiệm 163 4.5 ĐTB nhận thức, thái độ, hành vi LTN2 và LĐC2 sau thực nghiệm 164 4.6 ĐTB Giá trị văn hóa quân sự của học viên trước và sau thực

nghiệm đợt 2 165

4.7 Hứng thú của học viên khi tiến hành giáo dục GTVHQS 167

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình

vẽ Nội dung Trang

3.1 Mối tương quan giữa mục tiêu về kiến thức, thái độ, hành vi

theo đánh giá của học viên 89

Trang 6

7

MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Giá trị văn hóa Việt Nam là tổng thể giá trị cốt lõi, kết tinh từ những thành tựu sáng tạo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước, là kết quả của quá trình giao lưu và tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới GTVH có vai trị đặc biệt quan trọng với mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội, nó khơng chỉ đáp ứng những nhu cầu hưởng thụ những mặt vật chất hay tinh thần nào đó, mà cịn là nguồn sức mạnh nội sinh, thúc đẩy con người hướng đến những chuẩn mực chân- thiện- mỹ, làm cho mỗi cá nhân, cộng đồng, dân tộc ngày càng hồn thiện

Q trình giáo dục ở nhà trường, cùng với nhiệm vụ trang bị cho người học những tri thức khoa học, phát triển năng lực thực tiễn, thì phát triển nhân cách, định hình lối sống theo những chuẩn mực chân, thiện, mỹ của cộng đồng, dân tộc và nhân loại là nhiệm vụ rất quan trọng Để thực hiện nhiệm vụ đó, bên cạnh giáo dục cho người học hệ thống tri thức khoa học, thì giáo dục giá trị nói chung và GTVH nói riêng là một trong những nội dung quan trọng Đề cập đến sự cần thiết và vai trò của giáo dục GTVH, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta đã khẳng định:

Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [29, tr.136-137]

Trang 7

8

Mục tiêu đào tạo ở các TSQ quân đội là đào tạo những cơng dân Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn theo quy định trở thành những sĩ quan hoạt động trong mơi trường qn sự Để họ có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng kịp thời với chức trách, nhiệm vụ được giao thì cần thiết phải tiến hành các hoạt động giáo dục GTVH nói chung và giáo dục GTVHQS nói riêng Đây khơng chỉ là biện pháp quan trọng giúp học viên hình thành năng lực đánh giá, lựa chọn những GTVHQS tiến bộ để hình thành và phát triển tồn diện nhân cách người sĩ quan, là nhân tố bảo đảm cho người sĩ quan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống, mà cịn là cơ sở góp phần nâng cao sức mạnh chính trị tinh thần, đảm bảo cho qn đội ln hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao

Thực tiễn những năm qua, các TSQ đã làm khá tốt cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng Chính vì vậy, đội ngũ sĩ quan sau khi ra trường ln có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, gần đây đã xuất hiện những biểu hiện lệch lạc trong định hướng giá trị và nhân cách của một số cán bộ, chiến sĩ quân đội, biểu hiện đề cao về giá trị vật chất, coi nhẹ giá trị tinh thần, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng, niềm tin, chưa thực sự tin tưởng vào sức mạnh chiến đấu của quân đội, sa sút lòng nhân ái, nhân nghĩa, ngại va chạm, sống thực dụng, ngại khó, ngại khổ Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân sâu xa cơ bản là do công tác giáo dục GTVHQS chưa thực được coi trọng Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, mặt trái của cơ chế thị trường, những tiêu cực từ xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm và định hướng GTVH của cán bộ, chiến sĩ quân đội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng QTGD cũng như sự phát triển nhân cách của học viên ở các TSQ

Trang 8

9

các biện pháp đưa ra mới mang tính định hướng, chưa có một hệ thống lý luận cơ bản để luận giải các vấn đề về giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ Vì vậy, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn làm cơ sở cho việc tổ chức tiến hành các hoạt động giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ đây là vấn đề vừa cơ bản vừa có tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay

Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Giáo dục giá trị văn hóa

quân sự cho học viên ở các trường sĩ quan trong bối cảnh hiện nay làm đề

tài nghiên cứu

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở xây dựng những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ, đề tài đề xuất biện pháp giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ, nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách người sĩ quan quân đội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở các TSQ trong bối cảnh hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Khái quát, bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về GTVHQS và giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ trong bối cảnh hiện nay

Khảo sát, đánh giá thực trạng GTVHQS và giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ trong bối cảnh hiện nay

Đề xuất các biện pháp giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ trong bối cảnh hiện nay

Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu

3 Khách thể, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu

Giáo dục giá trị cho học viên ở các TSQ trong bối cảnh hiện nay

Đối tượng nghiên cứu

Trang 9

10

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Đề tài tiếp cận giáo dục GTVHQS cho học viên

theo tiếp cận QTGD (đặt trong mối quan hệ với QTDH, kế thừa kết quả QTDH), chủ thể giáo dục là các lực lượng sư phạm thuộc các TSQ Trên cơ sở đó làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ trong bối cảnh hiện nay và đề xuất các biện pháp giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ

Phạm vi về khảo sát: Địa bàn nghiên cứu của luận án tập trung ở hệ,

tiểu đoàn đào tạo sĩ quan cấp phân đội có trình độ đại học ở Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Pháo Binh

Phạm vi thời gian: Các số liệu, tài liệu phục vụ cho luận án được sử

dụng trong phạm vi từ năm 2016 trở lại đây

4 Giả thuyết khoa học

Giáo dục GTVHQS cho học viên ở các trường SQ chỉ đạt hiệu quả khi phát huy được những tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực trong bối cảnh hiện nay và được diễn ra theo đúng lôgic, quy luật của quá trình giáo dục Vì vậy trong quá trình giáo dục GTVHQS, nếu các TSQ triển khai đồng bộ các biện pháp, trong đó đặc biệt coi trọng nâng cao nhận thức, bồi dưỡng phát triển năng lực giáo dục cho các chủ thể; chủ động kết hợp giữa tích hợp nội dung giáo dục GTVHQS trong chương trình, nội dung giáo dục tổng thể với xây dựng, tổ chức các chủ đề giáo dục độc lập một cách khoa học và tích cực đổi mới PPGD; đồng thời thường xuyên tổ chức đa dạng các hoạt động trải nghiệm gắn với xây dựng mơi trường văn hóa quân sự để học viên rèn luyện, trải nghiệm, thì hiệu quả giáo dục GTVHQS cho học viên sẽ được nâng cao

5 Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu

Trang 10

11

nhân cách, xây dựng con người mới Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu đề tài vận dụng các tiếp cận: Hệ thống cấu trúc; Tiếp cận lịch sử - lơgíc; Tiếp cận thực tiễn; Tiếp cận q trình, tiếp cận phức hợp hoạt động - giá trị - nhân cách và tiếp cận tích hợp để làm rõ những vấn đề lý luận của đề tài, cụ thể:

Tiếp cận hệ thống cấu trúc

Quá trình giáo dục là một hệ thống trong đó có sự tương tác giữa các thành tố như: Mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, mơi trường giáo dục Theo quan điểm hệ thống, nghiên cứu giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ phải đặt trong mối quan hệ với mục tiêu, nội dung, chương trình và cách thức tổ chức đào tạo ở các TSQ

Tiếp cận lịch sử - lơgíc

Giáo dục nói chung và giáo dục giá trị nói riêng ln gắn với lịch sử và văn hóa của từng quốc gia và phù hợp với sự phát triển của thời đại Do vậy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, giáo dục giá trị địi hỏi có sự tương thích với xã hội về mục đích, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức Giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ không tách rời với các GTVH dân tộc, yêu cầu đòi hỏi của hoạt động quân sự và xu thế đổi mới trong giáo dục

Tiếp cận thực tiễn

Tiếp cận thực tiễn trong luận án được sử dụng nhằm làm sáng tỏ thực trạng giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ trong bối cảnh hiện nay được thực hiện như thế nào, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp gắn liền với

thực tiễn để nâng cao hiệu quả giáo dục

Tiếp cận quá trình

Trang 11

12

Tiếp cận giá trị

Giá trị văn hóa nói chung, GTVHQS nói riêng là một bộ phận cấu thành hệ thống giá trị xã hội Vì vậy, giáo dục GTVHQS cần được thực hiện theo tiếp cận giá trị GTVHQS hình thành ở học viên các TSQ góp phần hồn thiện nhân cách người sĩ quan quân đội tương lai theo chuẩn giá trị của xã hội và quân đội trong giai đoạn mới

Tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách

Nhân cách hình thành thơng qua các hoạt động, thơng qua hoạt động, con người lĩnh hội được các GTVH xã hội và thể hiện các giá trị đó trong cuộc sống Giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ chỉ có thể đạt hiệu quả thơng qua hoạt động thực tiễn Do vậy, cần lựa chọn các hoạt động hấp dẫn học viên, tổ chức các hoạt động theo một quy trình phù hợp nhằm tạo ra hiệu quả giáo dục GTVHQS cho học viên

Tiếp cận tích hợp

Giáo dục GTVHQS cho học viên các TSQ quân đội là một bộ phận QTGD nhân cách quân nhân, là kết quả của QTDH, giáo dục và tổ chức hoạt động thực tiễn của học viên ở nhà trường quân sự Vì vậy, quá trình giáo dục GTVHQS cho học viên chỉ phát huy hiệu quả trên cơ sở tiếp cận quan điểm tích hợp để xác định nội dung, con đường, hình thức và phương pháp giáo dục để tạo sức mạnh tổng hợp trong QTGD

Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Trang 12

13

Các sách, giáo trình, tài liệu, cơng trình khoa học, các bài báo của các tác giả trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án đã được cơng bố và đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: Quan sát hành vi, hoạt động hàng ngày của học viên và lực lượng giáo dục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nội dung giáo dục GTVHQS, từ đó rút ra những nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Phương pháp điều tra: Tiến hành trưng cầu ý kiến bằng phiếu ankét với 700 khách thể (516 học viên và 184 giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục) ở các TSQ về thực trạng quá trình giáo dục GTVHQS cho học viên các TSQ quân đội trong bối cảnh hiện nay, làm tài liệu để đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp giáo dục

Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Tiến hành tọa đàm, trao đổi với học viên, giảng viên giảng dạy các môn khoa học xã hội nhân văn, cán bộ quản lý ở các đơn vị quản lý học viên, các cơ quan chức năng ở một số nhà trường quân đội nhằm thu thập những thơng tin có liên quan đến thực trạng quá trình giáo dục GTVHQS

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục: Tiến hành nghiên cứu chương trình kế hoạch giáo dục- đào tạo, báo cáo tổng kết, nghị quyết của Đảng bộ các cấp về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, kết quả học tập rèn luyện của học viên các khóa hàng năm từ 2016 đến nay, làm căn cứ để đánh giá thực trạng thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục GTVHQS đã được các nhà trường triển khai thực hiện

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn giáo dục: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết hoạt động giáo dục nhân cách nói chung và hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng nói riêng để rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình tiến hành các hoạt động giáo dục

Trang 13

14

ngoài quân đội đang tham gia vào QTGD đại học, để xây dựng khung lý luận cho đề tài luận án

Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi các biện pháp được đề xuất trong luận án Thực nghiệm được tiến hành tại Trường Sĩ quan Chính trị và Trường Sĩ quan Lục quân 1

Nhóm phương pháp hỗ trợ

Phương pháp toán học thống kê: Sử dụng phần mềm IBM SPSS Statistics 20 để tổng hợp, xử lý kết quả điều tra thực trạng và quá trình thực nghiệm sư phạm và rút ra những kết luận định tính và định lượng về đối tượng điều tra

Sử dụng phần mềm Microsof office, Microsof excel để vẽ các biểu đồ,

đồ thị và bảng biểu

6 Những đóng góp mới của luận án

Một là, kế thừa kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã

được công bố và thực tiễn QTGD ở các TSQ, luận án xây dựng khung lý luận, luận giải vấn đề về GTVHQS và giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ trong bối cảnh hiện nay

Hai là, trên cơ sở nghiên cứu lý luận về văn hóa, văn hóa quân sự, GTVH, luận án đã xây dựng hệ thống GTVHQS cần thiết phải giáo dục cho học viên ở các TSQ, và chỉ ra con đường, biện pháp tiến hành các hoạt động giáo dục

Ba là, từ việc phân tích mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc của QTGD, cũng như quan hệ giữa yếu tố bên trong và bên ngoài, luận án đã luận giải, làm rõ những yếu tố có tác động trực tiếp đến giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ trong bối cảnh hiện nay

Bốn là, xuất phát từ đặc điểm QTGD, thực trạng giáo dục GTVHQS ở

Trang 14

15

Năm là, trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn giáo dục

GTVHQS, luận án đã đề xuất các biện pháp giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ một cách đồng bộ, thống nhất, hiệu quả

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Về mặt lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú thêm lý luận về giáo dục nhân cách nói chung và giáo dục GTVHQS nói riêng Đồng thời cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp các chủ thể giáo dục vận dụng vào QTGD quân nhân ở các nhà trường trong quân đội nói chung và các TSQ nói riêng, góp phần đào tạo đội ngũ sĩ quan có đủ phẩm chất năng lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong giai đoạn hiện nay

Về mặt thực tiễn

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, CBQL các cấp và học viên trong tiến hành các hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục GTVH nói chung và giáo dục GTVHQS ở các TSQ

8 Kết cấu của luận án

Trang 15

16

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Những nghiên cứu về giá trị và giá trị văn hóa quân sự

1.1.1.1 Nghiên cứu về giá trị

Người đặt nền móng cho việc nghiên cứu giá trị có thể kể đến là Immanuel Kant (1790) với tác phẩm “Phê phán lý tính thuần túy , ông đã chỉ

ra ba loại phán đốn đó là phán đốn khách quan, phán đoán chủ quan và phán đoán về gu thẩm mỹ Trên cơ sở đó, ơng đã phát triển những luận điểm về giá trị cùng với một số nhà triết học thời bấy giờ tạo nên giá trị học cổ điển, kết quả nghiên cứu đó vẫn cịn ý nghĩa trong nghiên cứu về giá trị hiện đại ngày nay [56]

Tác giả Emile Durkheim (1902) với tác phẩm “Phân công lao động trong xã

hội và “Tự tử đã bàn rất sâu về vấn đề lựa chọn “giá trị” [126] Đề cập sâu hơn

đến vấn đề giá trị, tác giả Max Weber, trong nghiên cứu “Nền đạo đức tin lành và

tinh thần chủ nghĩa tư bản đã xem xét giá trị là một trong những nhân tố thúc đẩy

động cơ và mục đích hành động của con người mà cụ thể là đã làm hình thành nên Chủ nghĩa Tư bản và nền công nghiệp phương Tây hiện đại [126]

Tác giả Parsons Talcott (1951) khi nghiên cứu về “giá trị cơ bản”, ông cho rằng những giá trị này khi đã hình thành thì khó thay đổi, bất chấp những rối loạn xã hội Kết quả nghiên cứu của Parsons đã có nhiều đóng góp trong việc đưa ra một khung lý thuyết tham chiếu và đưa vào thực nghiệm để giải thích về sự tồn tại độc lập của giá trị trong hệ thống xã hội [129] Đối lập với quan điểm này, tác giả Ronald Inglehart được xem là tiên phong của tiếp cận nghiên cứu giá trị theo hướng mới, khi nghiên cứu “Giá trị trong xã hội công nghiệp” Theo ông, ở các xã hội phát triển phương Tây đang xảy ra sự biến đổi từ giá trị “duy vật” sang giá trị “hậu duy vật”, hay từ giá trị “hiện đại” sang “hậu hiện đại” do các thế hệ thanh niên thực hành [129]

Trang 16

17

là đáng mong muốn, điều gì khơng đáng mong muốn, điều gì là tốt, hay dở, điều gì là đẹp hay xấu” [64, tr.89] Cùng hướng nghiên cứu này, nhóm tác giả Valdiney V.Gouveia, Francisco José B de Albuquerque, Miguel Clemnet và Pablo Espinosa

(2004), trong nghiên cứu “Những giá trị con người và bản sắc xã hội: Nghiên cứu

hai nền văn hố có xu hướng tập thể [36]; tác giả Rokeach.M (1973) trong nghiên

cứu “The Nature of Human values bản chất của giá trị con người [131]

Gần đây tác giả Neil Hawkes (2008), người được xem là tiêu biểu cho nghiên cứu giá trị học hiện đại khi áp dụng trong tốn học, ơng đã xây dựng cấu trúc về giá trị với tác phẩm “cơ sở của giá trị học” từ đó rút ra các vấn đề về quan niệm, tính khách quan và chủ quan của giá trị, đồng thời ông cũng khẳng định giá trị tồn tại khách quan và có thể định lượng được Đặc biệt là ông đã đưa ra mẫu đo giá trị, để phân biệt giữa cái tốt và cái xấu [128]

Ở các nước Châu Á, có thể kể đến các tác giả: Wang Lu và Xie Weihe (1996) với cơng trình “Value of Chinese Youth” (Những giá trị của thanh niên

Trung Quốc) [134], các tác giả đã nghiên cứu tập trung nghiên cứu về giá trị cụ thể và sự thay đổi hệ giá trị của thanh niên trong quá trình hội nhập Tác giả Yogesh Atal (2005) với bài “Youth in Asia: Anoverview (Thanh niên ở châu Á: Một cái

nhìn tổng quan) [135] và tác giả Ushiogi Morikazu và Makoto (2005) với nghiên cứu “Youth in the Japanese society” (Thanh niên trong xã hội Nhật Bản) [133]

Ở Việt Nam, có thể kể đến cuốn sách “Việt Nam văn hoá sử cương [2] của

tác giả Đào Duy Anh (1992) và “Văn minh Việt Nam [52] của tác giả Nguyễn Văn

Huyên (2018) Nội dung sách đã đề cập đến vấn đề giá trị với các khía cạnh như văn hóa, đạo đức, chính trị tư tưởng, nhân cách, nghề nghiệp, hơn nhân gia đình

Tiếp cận giá trị với tư cách là một môn khoa học, tác giả Phạm Minh Hạc (2012) với hai cuốn sách “Giá trị học [41] và “Tìm hiểu các giá trị dân tộc Việt

Nam với Tâm lý và Giáo dục học [42] Nhiều nội dung đã được tác giả luận giải sâu

Trang 17

18

trong việc cung cấp tri thức về đời sống tâm lý và quá trình hình thành, phát triển con người từ đó ni dưỡng và phát huy bản tính tốt đẹp của con người và bản sắc dân tộc [42], có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đặt nền móng cho việc nghiên cứu, tiến hành hoạt động giáo dục Vấn đề này còn được tác giả và đồng nghiệp đề cập đến

trong đề tài “Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R [39] Cuốn sách “Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con

đường tới tương lai [94] của tác giả Trần Ngọc Thêm (2016) là một cơng

trình nghiên cứu khá toàn diện về giá trị Trong sách, tác giả đã bàn đến các vấn đề như: Giá trị học và GTVH; Hệ giá trị Việt Nam truyền thống; Những biến động của hệ giá trị Việt Nam truyền thống trong giai đoạn hiện nay và con đường đi đến hệ giá trị Việt Nam mới Bên cạnh nghiên cứu trên cịn có tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn (1995) với bài báo “Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự

biến đổi của các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường [14];

tác giả Hồ Sĩ Quý (2006) có bài báo “Vấn đề giá trị quan ở châu Á [81]; Tác giả Lương Đình Hải (2015) với bài viết “Xây dựng hệ giá trị trong giai đoạn

hiện nay [44] Các tác giả đều nhấn mạnh vai trò của giá trị, cũng như sự cần

thiết phải giáo dục giá trị trong bối cảnh hiện nay, con đường để thực hiện phải thông qua lao động, thực tiễn, giáo dục, thông tin, truyền thông…

1.1.1.2 Nghiên cứu về giá trị văn hóa

Tác giả V.M.Me-giuep nhà nghiên cứu Liên Xơ cho rằng GTVH được thể hiện như quan hệ xã hội nhất định, nó tồn tại khách quan gắn với sự phát triển nhân cách con người Do đó, các quan hệ xã hội vừa là chỉ tiêu phát triển nhân cách và cũng có nghĩa là GTVH của nó Có cùng với quan điểm này là tác giả Ec-Hac-Don, ông cho rằng GTVH như tổng thể các giá trị cuộc sống xã hội, là những động lực bên trong thúc đẩy con người vươn lên trong quá trình lao động, sản xuất, GD&ĐT [22]

Tác giả Trần Văn Giàu (1980) với sách “Giá trị tinh thần truyền thống của

dân tộc Việt Nam Dưới góc độ sử học, triết học, đạo đức học tác giả đã phân tích

Trang 18

19

người, tinh thần đoàn kết dân tộc, đức tính lao động cần cù, sáng tạo, tiết kiệm, ý thức tôn sư, trọng đạo, là những văn hóa truyền thống vơ cùng q báu [34]

Tác giả Trần Đình Hượu (1996) với sách “Đến hiện đại từ truyền thống

[53] và tác giả Nguyễn Văn Huyên (1998) với sách “Giá trị truyền thống- nhân lõi

và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc [51], đã luận chứng và

khẳng định tính bền vững, trường tồn của các GTVH truyền thống Bên cạnh đó, các tác giả đã đi sâu phân tích mối liên hệ giữa các GTVH truyền thống với yêu cầu xây dựng xã hội và con người trong điều kiện hiện đại Từ lập trường duy vật lịch sử, tác giả Trần Đình Hượu đặc biệt lưu ý đến tính quy định của các điều kiện kinh tế, xã hội đối với các giá trị tinh thần, đạo đức Từ đó, ơng chỉ ra, bên cạnh những mặt tích cực, văn hóa truyền thống cũng chứa đựng những hạn chế nhất định Để giải quyết hợp lí, theo ơng cần có những đổi mới trong kinh tế và tư duy về kinh tế, trong quản lý và trong các phương diện khác của đời sống xã hội

Tác giả Trần Ngọc Thêm (1997) với sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam

[92], là cơng trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam với một tư duy độc lập Không lấy khuôn mẫu từ văn hóa Trung Hoa hay Phương Tây, mà ông đã xuất phát từ thực tiễn, đi từ nhận thức về văn hóa đến phân tích văn hóa cộng đồng trên cơ sở đi sâu vào văn hóa tập thể và văn hóa cá nhân trong q trình phát triển của lịch sử để khắc họa nên những nét đặc trưng, quá trình hình thành, phát triển của bản sắc văn hóa Việt Nam Mà theo ơng như “một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và mơi trường xã hội của mình” [92, tr 25]

Tiếp cận nghiên cứu GTVH dưới góc độ GTTT và GTVH truyền thống cịn có các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (2002) trong sách

“Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa [16], đã đề cập đến vấn đề giá trị, GTTT, GTVH truyền thống và sự chuyển

biến các giá trị sang hiện đại; Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên (2002) với sách “Giá trị truyền thống trước những thách thức của tồn cầu hóa

Trang 19

20

Đặng Vũ Cảnh Linh (2008) với sách “Niềm tin trong một thế giới đang biến đổi”

[62], đã đề xuất những giải pháp kế thừa, phát huy các GTTT trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; Tác giả Mai Thị Quý (2009) với sách “Tồn cầu

hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay [82], đã chỉ ra tính tất yếu và phương hướng của việc kế thừa các

giá trị và GTĐĐ truyền thống trong điều kiện tồn cầu hóa hiện nay

Tác giả Nguyễn Duy Bắc (2008) với sách “Sự biến đổi các giá trị văn hóa

trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay [7], tác giả

Ngô Đức Thịnh (2010) với sách “Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam

[95] và Lương Gia Ban - Nguyễn Thế Kiệt (2014) với sách “Giá trị văn hóa

truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay

[6] Tác giả Nguyễn Duy Bắc khẳng định GTVH là phản ánh giá trị năng lực sáng tạo, vươn tới các giá trị nhân văn của con người trong hoạt động thực tiễn xã hội [6, tr 277], đồng thời chỉ ra các GTVH tiêu biểu, được cộng đồng thừa nhận là chân, thiện, mỹ Tác giả Ngô Đức Thịnh, đã dành gần 100 trang tổng

quan về giá trị, truyền thống, văn hóa, tinh thần, bảo tồn, làm giàu, phát huy,

phát triển, hội nhập Tác giả Lương Gia Ban quan niệm: GTVH là những giá trị

tốt đẹp, tiêu biểu cho nền văn hoá tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc, được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Đề tài cấp nhà nước KX-07 và đề tài KX07-02: “Các giá trị truyền thống và

con người Việt Nam hiện nay” [60], do tác giả Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang (1994)

làm chủ nhiệm, là cơng trình nghiên cứu khá toàn diện về GTVH Trên cơ sở số liệu điều tra xã hội học, các tác giả khẳng định: “Trong con người Việt Nam hiện nay, có thể thấy rõ sự phát triển liên tục, không đứt gãy với những giá trị tinh thần truyền thống trong quá khứ” [60, tr 268] Với nhận định được rút ra từ các số liệu đáng tin cậy, tác giả khẳng định, kế thừa các GTTT, không chỉ là một quy luật được nhận thức về mặt lý luận mà còn là một thực tế hiển nhiên trong đời sống của con người Việt Nam

Nghiên cứu về giá trị tinh thần truyền thống dưới góc độ triết học, tác giả Bùi Thanh Thủy (2015) với luận án tiến sĩ triết học “Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần

Trang 20

21

[99] cho rằng: GTVH tinh thần là giá trị đặc trưng cho một cộng đồng, xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ các giá trị đó theo thời gian nhất định Trong các GTVH tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, GTĐĐ chiếm vị trí nổi bật; Chủ nghĩa yêu nước là giá trị cốt lõi, giá trị định hướng, những giá trị khác mang tính phổ biến là những giá trị tinh thần truyền thống quý báu của dân tộc ta

Gần đây GTVH còn là vấn đề được đề cập trong các bài báo: “Các giá trị

văn hóa truyền thống với vấn đề giao lưu hội nhập [123] của tác giả Vũ Thị Kim

Xuyến (2010), tác giả đã phân tích và chỉ ra vai trò to lớn của các GTVH truyền thống với sự phát triển bền vững của mỗi dân tộc; Tác giả Võ Văn Thắng (2010) với bài báo “Về khái niệm văn hóa truyền thống [90, tr 89] đã có những luận giải

khá sâu sắc về vấn đề GTVH truyền thống Theo tác giả: “Mỗi dân tộc đều có lịch sử hình thành và phát triển khác nhau Trải qua q trình đó, các dân tộc sáng tạo ra nền văn hóa của mình, trong đó có giá trị văn hóa” [90, tr 59] Tác giả Trương Hồi

Phương (2011) trong bài “Giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của con người

Việt Nam - một yêu cầu tất yếu khách quan trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa [77] đã cho rằng các GTTT Việt Nam: “Tinh thần yêu nước, tinh thần tự

chủ, tự lực, tự cường, ý thức độc lập tự do; Tinh thần nhân ái, khoan dung; tinh thần đồn kết; Tinh thần cần cù, tiết kiệm, sống bình dị, n ổn trong hịa bình, đề cao các GTVH làng, xã, dịng họ, gia đình, tinh thần nhẫn nại chịu đựng, giản dị, khiêm tốn, chất phác, thật thà…” [77, tr 64]

1.1.1.3 Nghiên cứu về giá trị văn hóa quân sự

Trong sách “Nhân tố văn hóa trong truyền thống quân sự Việt Nam [116],

Trang 21

22

diện và xuyên suốt trong tư tưởng quân sự của Người Tư tưởng đó là “sự kế thừa, phát triển và kết tinh truyền thống hết lịng vì nước, vì dân của những tiên liệt anh hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam ta” [116, tr 195]

Dưới góc độ văn hóa học, tác giả Đinh Xuân Dũng (2012) với sách “Định

hướng giá trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện, nhà trường quan đội khu vực phía Bắc hiện nay [17], trên cơ sở chỉ ra những thách thức mới

và những yêu cầu xây dựng quân đội trong điều kiện hiện nay, tác giả cho rằng xây dựng quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” phải coi trọng hệ thống GTVH, vì bản thân chúng là các GTVH, nếu khơng sẽ thiếu hẳn một chỗ dựa cơ bản, lâu dài, thiếu sự đảm bảo phát triển bền vững của quân đội

Gần đây là sách “Hệ giá trị văn hóa quân sự Việt Nam với xây dựng quân

đội về chính trị [54] của tác giả Nguyễn Văn Hữu (2017) là cơng trình nghiên

cứu GTVHQS dưới góc độ triết học Bên cạnh việc luận giải những vấn đề chung về GTVHQS, chỉ ra hệ GTVHQS Việt Nam: Yêu nước, xả thân vì nước; Kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm; Nhân đạo, nhân văn trong hoạt động quân sự; Nghệ thuật quân sự đặc sắc [54, tr 24 - 68], tác giả còn khẳng định vai trò to lớn của văn hóa quân sự Việt Nam với xây dựng quân đội về chính trị, theo tác giả: “Hệ giá trị văn hóa quân sự là nền tảng tinh thần của hoạt động quân sự, vừa là một trong những mục tiêu phấn đấu của các tổ chức và con người trong hoạt động quân sự, đồng thời còn là một động lực tinh thần thúc đẩy hoạt động quân sự” [54, tr 90], do đó cần được phát huy trong xây dựng quân đội hiện nay

Trong một nghiên cứu khác, tác giả Nguyễn Văn Hữu và Lê Huy Bình (2018) với sách “Tìm hiểu văn hóa qn sự Hồ Chí Minh [55] đã tập trung nghiên cứu về GTVHQS Hồ Chí Minh Trên cơ sở luận giải cơ sở hình thành văn hóa qn sự Hồ Chí Minh, tác giả đã chỉ ra những nội dung cơ bản trong văn hóa qn sự Hồ Chí Minh Có thể thấy những nội dung văn hóa quân sự Hồ Chí Minh mà tác giả đề cập đến khơng chỉ là sự kết tinh GTVHQS truyền thống Việt Nam, mà còn là sự kế thừa chọn lọc những giá trị quân sự tiến bộ của thế giới trên nền tảng tư duy độc lập, sáng tạo

Trang 22

23

niên quân đội hiện nay [13] đã đề cập đến vấn đề nhập thân văn hóa với tính

cách một phương thức cơ bản phát triển nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” của thanh niên quân đội Theo tác giả, đây là q trình tích cực, tự giác của thanh niên với vai trò là chủ thể, dưới tác động có chủ đích của các chủ thể quân sự, chủ thể văn hóa ở đơn vị cơ sở trong quân đội Động lực chủ yếu của nhập thân văn hóa của thanh niên quân đội là sự giác ngộ chính trị, đạo đức, lương tâm, danh dự “Bộ đội Cụ Hồ” Mặc dù động lực từ vấn đề lợi ích là mạnh mẽ song nó khơng đóng vai trị quyết định trực tiếp, đây cũng là điểm khác biệt căn bản giữa thanh niên quân đội với thanh niên hoạt động ngồi qn đội

Có cùng cách tiếp cận trên, song tác giả Nguyễn Xuân Trường (2012) trong bài báo “Phát triển giá trị văn hóa đạo đức trong nhân cách sĩ quan trẻ Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay lại tập trung phân tích vấn đề thực chất

và tính quy luật phát triển GTVH trong nhân cách sĩ quan trẻ Theo tác giả, thực chất phát triển GTVH trong nhân cách sĩ quan trẻ là q trình tích hợp những GTVH chung vào nhân cách sĩ quan trẻ và hồn thiện các giá trị đó lên một trình độ mới, tạo ra sự biến đổi chất lượng nhân cách sĩ quan [109]

1.1.2 Nghiên cứu về giáo dục giá trị và giáo dục giá trị văn hóa quân sự

1.1.2.1 Nghiên cứu về giáo dục giá trị

Tác giả Xovkin (1982) trong nghiên cứu “Các định hướng giá trị - chuẩn

mực của học sinh trung học phổ thơng đã tiến hành phân tích và so sánh đặc điểm

định hướng giá trị của giới trẻ ở Nga và người Do Thái Kết quả đã chỉ rõ ở lứa tuổi vị thành niên người Do Thái tuân thủ truyền thống dân tộc một cách tự nguyện hơn Ngược lại, lứa tuổi vị thành niên người Nga lại có sự giáo dục sâu sắc về các giá trị vật chất hơn các giá trị tinh thần so với cùng lứa tuổi ở người Do Thái [dẫn theo 61] Cùng với hướng nghiên cứu đó, tác giả Rưbalkơ và Volkova (1983) với nghiên cứu “Định hướng giá trị ở học sinh những lớp cuối cấp phổ thông trung

học và sinh viên đại học ở Nga [dẫn theo 47] Kết quả cho thấy học sinh cuối cấp

phổ thơng trung học có sự phát triển mạnh về giáo dục giá trị, đặc biệt là hoạt động giáo dục nhằm đạt được các giá trị mục đích như định hướng nghề nghiệp,

Trang 23

24

nghiên cứu là các nhóm trẻ vị thành niên từ 12 đến 17 tuổi, tác giả đã chỉ rõ giới trẻ bình thường có xu thế hướng tới các GTTT, đặc biệt là các giá trị gia đình hạnh phúc, bạn bè, cơng việc thú vị, tình u, sức khoẻ, [dẫn theo 84]

Nghiên cứu về vai trò giáo dục giá trị đối với chất lượng giảng dạy của

nhà trường, tác giả Carr D (1991) trong cơng trình “Education and Values (Giáo dục và giá trị) [125] cho rằng giáo dục giá trị và hiệu quả giảng dạy có mối

quan hệ gắn bó chặt chẽ, đan xen vào nhau, giáo dục giá trị tác động đến hiệu quả chất lượng học tập của học sinh thông qua vai trò trung tâm của giáo viên Cùng hướng nghiên cứu này, các tác giả Terence Lovat và Neil Hawkes (2013)

cũng có bài “Values education: A Pedagogical imperative for student wellbeing

(Giáo dục giá trị: Một yêu cầu sư phạm đối với lợi ích của sinh viên) [132] Tác giả Neil Hawkes (2008) trong sách “The purpose of values

education (Mục đích của giáo dục giá trị), cho rằng giáo dục giá trị không

chỉ giúp cho mỗi cá nhân có khả năng lựa chọn các giá trị tinh thần, đạo đức, xã hội và cá nhân riêng của họ, mà còn giúp mỗi cá nhân có hiểu biết về phương pháp thực tiễn để phát triển, làm sâu sắc thêm các giá trị đó [128]

Ở Việt Nam, có thể đến tác giả Đặng Cảnh Khanh (2006) với cuốn sách

“Xã hội học thanh niên , tác giả đã tập trung nghiên cứu về sự chuyển đổi giá trị

cũng như vấn đề định hướng giá trị của nhóm người trẻ tuổi trong xã hội Trong sách, tác giả đã đề xuất một số giải pháp về công tác GD&ĐT nguồn nhân lực; Xây dựng các chuẩn mực và giá trị lao động mới phù hợp với nhu cầu cơ bản và tăng cường các biện pháp tổ chức, quản lý công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực; Xác định các kế hoạch cơ bản lâu dài xây dựng các chuẩn mực giá trị và định hướng giá trị lao động mới ở thanh thiếu niên nước ta hiện nay [57]

Tác giả Nguyễn Thị Mai Lan (2010), trong sách “Định hướng giá trị nhân

cách của học sinh trung học phổ thông [59], đã tập trung nghiên cứu về giáo

Trang 24

25

Sách “Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội

nhập [40] của tác giả Phạm Minh Hạc và Thái Duy Tuyên (2011) Các tác

giả đã đi từ phân tích chỉ ra giá trị cơ bản, khẳng định: “giá trị là cái quy định mục đích hoạt động Đó là vấn đề sống cịn của từng con người và nó sẽ đi theo suốt đời người ” [40, tr 23], từ đó tác giả đã đặt ra vấn đề về giáo dục và định hướng giá trị cho thanh niên cần phải tiến hành trong QTGD ở nhà trường cũng như trong thực tiễn cuộc sống

Bên cạnh các nghiên cứu trên, định hướng giáo dục giá trị còn là đề tài nghiên cứu của nhiều luận án tiến sĩ, tiêu biểu là tác giả Dương Tự Đam (1996) với luận án tiến sĩ “Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên trong

sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam [23]; Tác giả Đỗ Ngọc Hà (2002) với luận án “Định hướng giá trị của thanh niên, sinh viên hiện nay [37]; Tác giả Vũ Thị

Phương Lê (2012) với luận án tiến sĩ triết học “Định hướng giá trị của sinh

viên sư phạm trong các trường đại học vùng Trung bộ hiện nay [61]

Dưới góc độ giáo dục đạo đức, tác giả Hà Thế Ngữ (1986) trong bài

viết“Một số vấn đề về phương pháp giáo dục và giảng dạy đạo đức cho học sinh

phổ thông [74] đã chỉ ra vấn đề cốt lõi của PPGD đạo đức ở nhà trường là phải

giúp người học chuyển hoá được những giá trị xã hội vào trong ý thức của mình Vấn đề giáo dục định hướng giá trị cũng là chủ đề quan tâm của các bài

báo: “Giáo dục giá trị cho sinh viên Việt Nam [46] của tác giả Trần Minh Hằng

(2011), “Một số hình thức giáo dục giá trị ở trường phổ thơng [102] của tác giả

Ngô Thị Trang và Nguyễn Thị Hiền (2014), “Phát triển các phương pháp giáo

dục giá trị trong nhà trường phổ thông [98] của tác giả Nguyễn Hồng Thuận

(2015), … Nội dung các bài báo đã góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục giá trị ở các nhà trường

1.1.2.2 Nghiên cứu về giáo dục giá trị văn hóa

Sách “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong sự nghiệp cơng nghiệp

hóa hiện đại hóa đất nước [16], tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức,

Trang 25

26

chỉnh hành vi trong xã hội, là đơn vị cơ bản của xã hội và văn hóa, góp phần bảo đảm tính ổn định và bền vững của cộng đồng [16, tr 250] Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra con đường để thực hiện phải kết hợp đa dạng các hoạt động, trong đó hoạt động giáo dục ở nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Trong sách “Tồn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay [82], tác giả Mai Thị Quý (2009) đã

chỉ ra một số GTTT tiêu biểu của dân tộc, từ đó cho rằng trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay những giá trị này có vai trị to lớn cần phải được giữ gìn và phát triển Con đường để giữ gìn và phát triển đó là phải kết hợp chặt chẽ giữa việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy những GTTT dân tộc với đấu tranh loại bỏ những truyền thống lỗi thời, lạc hậu và mở rộng giao lưu, tiếp nhận những giá trị tiến bộ của nhân loại

Đề tài “Định hướng mục tiêu, nội dung giáo dục giá trị văn hóa truyền

thống cho học sinh phổ thông [78] do tác giả Nguyễn Dục Quang (2009),

nhiều vấn đề đã được tác giả luận giải khá thấu đáo như truyền thống, GTVH, GTVH truyền thống và sự vận động biến đổi của GTVH truyền thống trong bối cảnh hiện nay Trên cơ sở đánh giá thực trạng, xác định những vấn đề mang tính định hướng về mục tiêu, nội dung và biện pháp giáo dục, tác giả cho rằng để giáo dục GTVH truyền thống cho học sinh đạt hiệu quả cần kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội [78, tr 76 - 79]

Tác giả Thái Văn Long (2003) với luận án tiến sĩ “Các biện pháp giáo

dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông

tỉnh Cà mau thông qua các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn [63] đã tiếp

cận hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng dưới góc độ khoa học giáo dục để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thơng tỉnh Cà Mau Trong đó, tác giả đã đề xuất hệ thống các biện pháp tiến hành hoạt động giáo dục truyền thống: Xây dựng nội dung giáo dục; Giáo dục thông qua hoạt động dạy học trên lớp, giáo dục thông qua hoạt động ngoại khóa

Dưới góc độ văn hóa học, tác giả Võ Văn Thắng (2005) với Luận án tiến

Trang 26

27

dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay [89], và tác giả Lê Cao Thắng (2014) với

luận án tiến sĩ “Hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên

hiện nay [88] Các tác giả đã luận giải nhiều vấn đề GTVH, GTVH truyền

thống dân tộc, giáo dục GTVH truyền thống dân tộc cho sinh viên [85]; Thực trạng, những tác động từ mặt trái cơ chế thị trường và xu thế tồn cầu hóa, vấn đề đang đặt ra trong quá trình kế thừa và phát huy các GTTT của dân tộc [84] Từ đó các tác giả đã đề xuất phương hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục, định hướng GTVH truyền thống cho thanh niên sinh viên

Bên cạnh những nghiên cứu trên, dưới góc độ triết học cịn có tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà (2014) với luận án tiến sĩ triết học “Giá trị đạo đức truyền thống dân

tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay [38]; Tác giả Bùi Thanh Thủy (2015) với đề tài luận án tiến sĩ triết học

“Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát

triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay [99]

Những năm gần đây, giáo dục GTVH truyền thống cũng là vấn đề nhận

được sự quan tâm trong bài báo: Tác giả Lê Hữu Ái (2008) trong bài báo “Văn hóa

và giáo dục văn hóa truyền thống cho sinh viên , đã đề cập đến yêu cầu để giáo dục

giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh, sinh viên có hiệu quả [1]; Tác giả Đặng Thị Phương Duyên (2013) với bài báo “Vai trò của giá trị văn hóa truyền thống đối

với việc định hình văn hóa cho lối sống ở con người Việt Nam hiện nay [20] đã

khai thác ở vai trị của GTVH truyền thống với việc định hình văn hóa lối sống

Có cùng hướng với nghiên cứu trên cịn có bài báo “Tư tưởng Hồ Chí

Minh về giá trị truyền thống dân tộc và việc giáo dục giá trị đó cho thế hệ trẻ

[118] của tác giả Đàm Thế Vinh (2013) và bài báo “Tăng cường công tác giáo

dục giá trị truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh [120] của tác giả Đàm Thế Vinh và Nguyễn Ngọc Ánh (2014) Các tác

giả đã chỉ ra sự cần thiết phải giáo dục các GTVH truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ Tác giả Lê Hanh Thông (2014) với bài báo “Vai trị của gia đình trong

việc giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc , đã chỉ ra vai trò của

Trang 27

28

cho thế hệ trẻ học hỏi, tiếp thu cái mới, cái tiến bộ, đồng thời theo dõi, kiểm tra điều chỉnh các hành vi, hoạt động của con cháu [97]

Bên cạnh những nghiên cứu trên cịn có bài báo “Phát triển lối sống của

thanh niên Việt Nam- từ góc nhìn giá trị văn hóa truyền thống [21] của tác giá

Đặng Thị Phương Duyên - Trần Thị Thu Hường (2016) và giả Vũ Thị The (2018) với bài báo “Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh trung học phổ

thông vùng Tây Bắc thông qua một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử

[91] đã mở ra hướng tiếp cận mới trong hoạt động giáo dục GTVH truyền thống khi gắn kết hoạt động giáo dục GTVH truyền thống với hoạt động trải nghiệm

1.1.2.3 Nghiên cứu về giáo dục giá trị văn hóa quân sự

Vấn đề giáo dục GTVHQS cho đến nay đã được rất nhiều tác giả tập trung nghiên cứu, tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, có thể kể đến:

Dưới khía cạnh định hướng giá trị nhân cách, tác giả Lại Ngọc Hải

(2002), chủ biên cuốn sách: “Định hướng giá trị nhân cách đội ngũ Sĩ quan trẻ

quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [43] đã luận giải làm rõ một số vấn đề lý

luận và thực tiễn về định hướng giá trị nhân cách, tìm hiểu vai trị, đặc trưng định hướng nhân cách đội ngũ sĩ quan trẻ quân đội trên và đề xuất yêu cầu, giải pháp chủ yếu định hướng nhân cách sĩ quan trẻ trong giai đoạn mới

Tác giả Nguyễn Thế Trị (2005) với sách: “Chuẩn mực giá trị đạo đức

“Trung với nước, hiếu với dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới [103] đã khẳng định chuẩn mực GTĐĐ “trung với nước,

hiếu với dân” là tiêu chuẩn hàng đầu trong hệ thống phẩm chất chính trị - đạo đức của người cán bộ, đảng viên, người quân nhân cách mạng Từ việc luận giải tư tưởng Hồ Chí Minh chuẩn mực đạo đức “trung với nước, hiếu với dân” của người cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, tác giả đặt ra yêu cầu cần thiết phải giữ vững và phát huy phẩm chất đó

Đồng tình với tác giả Nguyễn Thế Trị, tác giả Hồng Đình Châu

(2012) với sách: “Phẩm chất nhân cách của “Bộ đội Cụ Hồ [12] cho

Trang 28

29

phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội, và tác động từ những mặt trái của cơ chế thị trường, việc giữ vững, phát huy phẩm chất nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” là cần thiết

Dưới góc độ giá trị đạo đức, tác giả Dương Quang Hiển (2015) với sách: “Phát huy giá trị đạo đức quân nhân của thanh niên quân đội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay [48] Xuất phát từ vai trò, thực trạng đạo

đức và phát huy đạo đức quân nhân để luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về phát huy GTĐĐ quân nhân của thanh niên quân đội, làm rõ những nhân tố tác động, đề ra những yêu cầu và định hướng hệ thống giải pháp phát huy GTĐĐ quân nhân của thanh niên quân đội trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Dưới góc độ giá trị truyền thống, sách “Giáo dục truyền thống ở đơn vị cơ

sở trong quân đội nhân dân Việt Nam [49] của tác giả Dương Quang Hiển và

Trần Hậu Tân (2017), là cơng trình nghiên cứu công phu về giáo dục truyền thống ở đơn vị cơ sở trong quân đội Đặc biệt, tác giả đã đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống ở đơn vị như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; Xác định đúng nội dung, vận dụng đa dạng hình thức, PPGD và phát huy sức mạnh tổng hợp trong giáo dục [49, tr 106 - 138]

Cuốn sách “Hệ giá trị văn hóa quân sự Việt Nam với xây dựng Quân đội về

Chính trị [54] của tác giả Nguyễn Văn Hữu (2017) là cơng trình nghiên cứu khá

tồn diện về giá trị VHQS, trong đó tác giả luận giải sâu sắc về nội dung GTVHQS Việt Nam, yếu tố tác động và những định hướng cơ bản nhằm phát huy GTVHQS với việc xây dựng quân đội về chính trị Tuy nhiên, do tiếp cận dưới góc độ triết học, nghiên cứu chưa đưa ra được những biện pháp cụ thể về giáo dục GTVHQS, song một số định hướng mà tác giả đề cập đến trong sách như: Đẩy mạnh việc giáo dục; Tuyên truyền hệ GTVHQS Việt Nam; Thực hiện phong phú, linh hoạt các hình thức, biện pháp giáo dục; Xây dựng mơi trường văn hóa qn sự hay ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong tuyên truyền GTVH… là những cơ sở lý luận quan trọng để luận án tiếp thu và phát triển

Ở một góc khác, tác giả Nguyễn Văn Hữu và Lê Huy Bình (2018) trong sách

“Tìm hiểu văn hóa qn sự Hồ Chí Minh đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu văn

Trang 29

30

của văn hóa qn sự Hồ Chí Minh, các tác giả đã chỉ ra những định hướng cơ bản trong giáo dục, nghiên cứu văn hóa quân sự Hồ Chí Minh [55]

Tác giả Phạm Văn Nhuận (2007) với đề tài: “Định hướng giá trị đạo đức

quân nhân Quân đội Nhân dân Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Mặc dù không trực tiếp đề cập đến vấn đề giáo dục GTVH, song việc đề xuất

một số giải pháp cơ bản định hướng GTĐĐ quân nhân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới…, là những vấn đề rất có ý nghĩa trọng giáo dục GTVH hiện nay [75]

Tác giả Nguyễn Vương Bình (2010) với đề tài “Định hướng giá trị văn

hoá tinh thần cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội trình độ đại học ở Học viện Hậu cần hiện nay , đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận

về giá trị, định hướng giá trị, định hướng GTVH tinh thần cho học viên đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội Trên cơ sở phân tích thực trạng nhận thức, chỉ ra nguyên nhân kết quả định hướng GTVH tinh thần cho học viên, tác giả đã đề xuất một số biện pháp chủ yếu định hướng GTVH tinh thần cho học viên sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần trong giai đoạn cách mạng mới, trong đó tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh việc nâng cao vai trò của các chủ thể giáo dục trong định hướng GTVH tinh thần cho học viên Mặc dù, hướng tiếp cận nghiên cứu có sự mới mẻ, song giới hạn phạm vi còn hẹp, mới chỉ nghiên cứu đối với học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Học viện Hậu cần [9]

Tác giả Đinh Xuân Dũng (1999) với luận án tiến sĩ triết học“Định hướng giá

trị nghề nghiệp của học viên sĩ quan trong các học viện, nhà trường quân đội khu vực phía bắc hiện nay , mặc dù khơng trực tiếp bàn đến giáo dục GTVHQS, song

đây được xem là một trong những cơng trình đầu tiên nghiên cứu về giáo dục, định hướng GTVHQS khi tác giả tiếp cận ngiên cứu dưới góc độ GTVH “Bộ đội Cụ Hồ” Từ việc khẳng định vai trò của GTVH “Bộ đội Cụ Hồ” với sự phát triển nhân cách người sĩ quan, tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm phát huy GTVH “Bộ đội Cụ Hồ” trong hình thành nhân cách người sĩ quan quân đội [17]

Bên cạnh nghiên cứu trên cịn có tác giả Đồn Quốc Thái (2012) với luận án tiến sĩ triết học: “Phát triển giá trị đạo đức của học viên sĩ quan Quân

đội nhân dân Việt Nam hiện nay [85], mặc dù không nghiên cứu về

Trang 30

31

người sĩ quan đáp ứng yêu cầu hoạt động quân sự trong giai đoạn mới rất có ý nghĩa để luận án nghiên cứu, tiếp thu và phát triển

Dưới góc giá trị nhân văn quân sự, tác giả Bùi Xuân Quỳnh (2014) với luận án tiến sĩ triết học “Phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân

tộc trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay , đã xây

dựng cơ sở lý luận, phân tích thực tiễn, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống của dân tộc vào xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay Cũng trong đề tài, tác giả đã đưa ra dự báo về những tác động đến phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống và đề xuất giải pháp nhằm phát huy giá trị nhân văn quân sự truyền thống dân tộc trong xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị Tuy nhiên hệ thống các giải pháp chủ yếu tiếp cận ở phạm vi rộng, chưa đi vào những vấn đề cụ thể [83]

Tác giả Vũ Trường Giang (2018) với luận án tiến sĩ giáo dục học

“Giáo dục giá trị nghề nghiệp cho học viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội theo quan điểm tích hợp là cơng trình nghiên cứu khá cơng

phu về vấn đề giáo dục giá trị nghề nghiệp cho học viên sư phạm ở các trường đại học trong quân đội Mặc dù không trực tiếp đề cập đến vấn đề giáo dục GTVH, song với việc đề xuất các biện pháp giáo dục giá trị nghề nghiệp cho học viên sư phạm ở các TSQ quân đội theo quan điểm tích hợp đã mở ra cách tiếp cận mới trong GDGT ở các trường đại học trong quân đội [33]

Dưới góc độ giáo dục GTĐĐ trong luận án tiến sĩ giáo dục học“Giáo

dục giá trị đạo đức quân nhân cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội trong bối cảnh hiện nay , tác giả Nguyễn Duy Tuấn (2019) đã làm sáng tỏ

những vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục GTĐĐ quân nhân cho học viên các TSQ quân đội trong bối cảnh hiện nay Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất biện pháp giáo dục GTĐĐ quân nhân cho học viên [112]

Bên cạnh những nghiên cứu trên, giáo dục giá trị cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm trong các bài báo khoa học của tác giả Thân Trung Dũng (2015) với bài báo “Xây dựng hệ giá trị đạo đức cho học viên nhà trường

quân đội trong giai đoạn hiện nay [18] và tác giả Đặng Văn Hoàng (2017)

Trang 31

32

trường quân đội trong giai đoạn hiện nay [50], dưới góc độ triết học, các tác

giả đã gợi ý những định hướng quan trọng nhằm xây dựng hệ giá đạo đức cho học viên đang được đào tạo tại các học viện, trường sĩ quan quân đội

Dưới góc độ giáo dục học, tác giả Vũ Trường Giang với bài báo “Tích hợp giáo

dục giá trị nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong dạy học các môn khoa học xã hội nhân văn ở Trường Đại học Chính trị [32] và tác giả Nguyễn Duy Tuấn (2017) với

bài: “Nghiên cứu vấn đề giáo dục, giáo dục giá trị đạo đức quân nhân cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội trong bối cảnh hiện nay [111], các tác giả đã đề xuất hệ

thống các biện pháp khá toàn diện, nhằm giáo dục đạo đức nghề nghiệp, đạo đức quân nhân cho học viên các trường sĩ quan quân đội trong bối cảnh hiện nay

1.2 Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã cơng bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

1.2.1 Khái qt kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã cơng bố

Một là, dưới các góc độ khoa học khác nhau, các nghiên cứu đã đưa ra

những quan niệm cụ thể về giá trị, qua đó giúp cho việc tiếp cận, nhận thức giá trị một cách toàn diện và đúng đắn Các nghiên cứu cũng khẳng định giá trị luôn được thể hiện ở tính hữu ích, giúp định hướng, điều chỉnh hành vi của cá nhân và xã hội Bên cạnh chỉ ra những biểu hiện của giá trị trong các lĩnh vực đời sống xã hội, khẳng định sự phong phú đa dạng của giá trị, các nghiên cứu cũng chỉ ra những điều kiện xã hội làm nên giá trị của mỗi cá nhân, đồng thời khẳng định giá trị không phải là cái trừu tượng, nhưng cũng không phải là cái bất biến mà có thể đánh giá được và cũng có sự thay đổi tuỳ theo điều kiện xã hội lịch sử cụ thể

Trang 32

33

Ba là, GTVHQS là chủ đề khá được quan tâm Song các nghiên cứu mới chủ yếu tập trung trên bình diện khoa học triết học, xã hội học và văn hóa học, trên bình diện khoa học giáo dục chưa có cơng trình nào đề cập đến Bên cạnh luận giải nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, chỉ ra vai trò to lớn của văn hóa quân sự với việc phát huy nhân tố chính trị tinh thần dân tộc và quân đội, cũng như sự phát triển nhân cách quân nhân Một số nghiên cứu đã tập trung luận giải, làm rõ những nội dung cơ bản của GTVHQS Việt Nam, chỉ ra yếu tố tác động và định hướng cơ bản nhằm phát huy hệ GTVHQS Việt Nam Tuy nhiên, do tiếp cận trên bình diện của khoa học triết học và văn hóa học, cho nên các cơng trình này chưa xem xét GTVHQS với tư cách là một nội dung giáo dục nhân cách

Bốn là, các nghiên cứu về giáo dục giá trị đều khẳng định đây vừa là

nội dung, vừa là xu hướng quan trọng trong giáo dục hiện đại, cần gắn liền với QTGD ở nhà trường Bên cạnh nghiên cứu về lý luận, gần đây đã xuất hiện các nghiên cứu theo hướng gắn giáo dục giá trị với các đối tượng cụ thể như thanh niên, học sinh, sinh viên Trong đó, các nghiên cứu đã làm rõ mục đích, vai trị, những yếu tố tác động, chi phối đến quá trình định hướng, giáo dục, chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục giá trị với chất lượng đào tạo, đồng thời xem giáo dục giá trị là một nội dung cơ bản trong chương trình đào tạo, từ đó đề xuất những phương hướng biện pháp định hướng, giáo dục giá trị giúp thế hệ trẻ không ngừng phát triển hoàn thiện nhân cách

Năm là, các nghiên cứu về giáo dục GTVH đều khẳng định sự cần

Trang 33

34

hóa học, chưa có cơng trình nào tiếp cận dưới góc độ giáo dục học để luận giải vấn đề giáo dục GTVH với tư cách là một bộ phận của QTGD nhân cách

Sáu là, trước những yêu cầu xây dựng quân đội trong bối cảnh hiện nay, gần đây đã có một số nghiên cứu đi sâu vào vấn đề định hướng GTVHQS Các nghiên cứu đã khẳng định vai trò to lớn của GTVHQS trong xây dựng quân đội, coi đó là yếu tố góp phần quan trọng quyết định đến việc phát huy nhân tố chính trị tinh thần của quân đội và sự hình thành phát triển nhân cách quân nhân Tuy nhiên, do tiếp cận ở các bình diện khoa học triết học, văn hóa học, xã hội học, cho nên mặc dù việc luận giải khá sâu sắc nhiều vấn đề, song các nghiên cứu mới chủ yếu đưa ra các định hướng nhằm phát huy GTVHQS trong quân đội, chưa xác định được những biện pháp cụ thể Dưới góc độ khoa học giáo dục, đây là vấn đề mới mẻ, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống

1.2.2 Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết

Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động giáo

dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ Điều này có nghĩa, luận án cần tập trung làm sáng tỏ những căn cứ khoa học để tiến hành hoạt động giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ phù hợp với thực tiễn, nhằm phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học

Thứ hai, bối cảnh hiện nay có nhiều yếu tố mới nảy sinh tác động cả

tích cực và tiêu cực đến QTGD nhân cách học viên Vì vậy, luận án phải phân tích rõ đặc điểm bối cảnh hiện nay và xác định những vấn đề luận án đặt ra mà luận án cần tiếp tục giải quyết

Thứ ba, phân tích rõ đặc điểm, nội dung, yêu cầu, các yếu tố tác động đến

quá trình giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ trong bối cảnh hiện nay để chỉ ra để tính đặc thù, tính đa dạng, phức tạp của vấn đề nghiên cứu

Thứ tư, tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng giáo dục GTVHQS cho

học viên ở các TSQ, từ đó thấy được những ưu điểm, khuyết điểm, những thuận lợi, khó khăn, cũng như những nguyên nhân cơ bản của thực trạng

Thứ năm, xác định con đường, hình thức tổ chức và đề xuất hệ thống biện

Trang 34

35

Kết luận chƣơng 1

Tổng quan các cơng trình, đề tài ngồi nước, trong nước và trong qn đội có liên quan đến giáo dục GTVHQS cho thấy, cùng với yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo nhằm hướng đến phát triển toàn diện con người, đáp ứng với yêu cầu của xã hội, thì vấn đề giáo dục nhân cách nói chung, giáo dục GTVH và GTVHQS nói riêng đã được các nghiên cứu tiếp cận, luận giải ở nhiều góc độ khác nhau Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song các nhà nghiên cứu đều khẳng định vai trò to lớn của văn hóa với việc nâng cao đời sống tinh thần, hình thành và phát triển nhân cách quân nhân Ngồi các vấn đề: Vai trị, chức năng của văn hóa với sự hình thành nhân cách qn nhân, các nghiên cứu đã chỉ ra những định hướng,con đường nhằm phát huy GTVH truyền thống trong nhân cách học sinh, sinh viên và quân nhân trong quân đội

Dưới góc độ GTVHQS cho thấy, đây là vấn đề khá mới mẻ, hiện nay có rất ít cơng trình đi sâu nghiên cứu, các nghiên cứu mới chủ yếu tiếp cận trên bình diện của các khoa học triết học, văn hóa học, xã hội học Trên bình diện khoa học giáo dục chưa có cơng trình đề cập đến Trong quân đội nói chung, với các TSQ nói riêng chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống Kết quả tổng quan các cơng trình nghiên cứu có thể khẳng định vấn đề giáo dục GTVHQS cho học viên ở các TSQ trong bối cảnh hiện nay được tác giả lựa chọn làm luận án là khơng trùng lặp với các cơng trình khoa học đã công bố Những vấn đề cần tập trung giải quyết được đề cập trong tổng quan là những định hướng, gợi mở để luận án triển khai thực hiện mục đích nghiên cứu một cách hiệu quả

Trang 35

36

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LU N CỦA I O DỤC I TRỊ VĂN HÓA QUÂN SỰ

CHO HỌC VIÊN Ở C C TRƢỜN SĨ QUAN

TRON BỐI CẢNH HIỆN NAY 2.1 Những vấn đề lý luận về giá trị văn hóa quân sự

2.1.1 Văn hóa và giá trị văn hóa

2.1.1.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là vấn đề đa diện, cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa theo các góc độ khác nhau Theo tác giả Pitirim Alexandrovich Sorokin: “Với nghĩa rộng nhất văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động động đến lối ứng xử của nhau” [117]

Tác giả Vinđenban (1848 - 1915) cho rằng “chân lý, cái thiện và cái đẹp thể hiện với tư cách là giá trị, còn khoa học, pháp luật, nghệ thuật và đặc biệt tôn giáo được xem như là những giá trị thiện, mỹ của văn hóa mà thiếu chúng con người khơng thể tồn tại” [119, tr.223]

Xem xét văn hóa với đặc trưng sự sáng tạo, tác giả Campagnolo cho rằng: “Văn hóa là sáng tạo những giá trị mới, khơng nhất thiết nô lệ quá khứ, không nhất thiết chạy theo cái đã có, mà phải ln ln hướng về sự đổi mới” [124]

Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học Liên Hiệp Quốc (UNESCO): “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động [73] Sinh thời, khi bàn về văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm:

Trang 36

37

Theo Từ điển tiếng Việt “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [76, tr.1100] Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [92]

Có thể thấy, có nhiều cách tiếp cận để luận giải về văn hóa, song điểm chung các nghiên cứu đều cho rằng, văn hóa là những thành tựu sáng tạo mang tính nhân văn của con người đạt được trong quá trình hoạt động thực tiễn nhằm thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân Xét về bản chất, văn hóa chính là kết quả của hoạt động sáng tạo, tích cực theo tiêu chí chân- thiện- mỹ của con người trong lĩnh vực sản xuất vật chất và tinh thần nhằm nắm bắt, chinh phục thế giới tự nhiên, tạo ra sự phát triển của chính bản thân con người Như vậy, văn hóa là một phạm trù rất rộng lớn, bao gồm cả những tri thức và kinh nghiệm mà con người đã tích luỹ được qua q trình cải tạo thế giới, cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần

Với cách tiếp cận này, có thể quan niệm: Văn hóa là tồn bộ thành tựu

về vật chất và tinh thần theo các tiêu chuẩn chân, thiện, mỹ do con người sáng tạo ra trong lịch sử, đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó gìn giữ, lưu truyền và phát triển qua các thế hệ nhằm thỏa mãn nhu cầu sống và sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng

Trang 37

38

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng với mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội, nó khơng chỉ đáp ứng những nhu cầu hưởng thụ những mặt vật chất hay tinh thần nào đó, mà nó cịn định hướng thúc đẩy tư tưởng, hành vi của con người theo tiêu chuẩn chân- thiện- mỹ, làm cho con người ngày càng hoàn thiện Đặc trưng cơ bản nhất của văn hóa đó là sáng tạo và nhân văn Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội, hai đặc trưng sáng tạo và nhân văn được thể hiện thành những chuẩn mực hướng con người đến chân- thiện- mỹ Những gì ngược lại với những đặc trưng đó đều có thể được coi là khơng văn hóa hay phản văn hóa

Văn hóa là hiện tượng phức tạp và đa diện Văn hóa bao hàm cả hoạt động sáng tạo, tức là tồn bộ q trình sản xuất ra những giá trị vật chất, tinh thần và cả quá trình phát triển của chính bản thân con người với vai trị là chủ thể hoạt động, cả những quá trình con người khám phá, nắm bắt và làm chủ các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy Bởi vậy việc phân định cấu trúc văn hóa cũng hết sức phức tạp Theo cách phân chia truyền thống thì cấu trúc văn hóa được chia thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, cách phân chia này đơn giản, không thể cho thấy hết được sự phong phú và phức tạp của hệ thống văn hóa

Bên cạnh cách phân chia truyền thống, tác giả Ngô Đức Thịnh (1987) đã chia văn hóa thành bốn thành tố như văn hóa sản xuất, văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng, văn hóa nghệ thuật Tác giả Trần Ngọc Thêm (2016) tiếp cận theo quan điểm hệ thống, đã phân chia cấu trúc văn hóa thành 4 bộ phận: Văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa với mơi trường tự nhiên, văn hóa với môi trường xã hội [94] Các cách phân chia này cũng chưa có sự rõ ràng, bởi văn hóa ứng xử với mơi trường, văn hóa tổ chức hoạt động cộng đồng cũng đâu có nằm ngồi văn hóa nhận thức

Trang 38

39

2.1.1.2 Khái niệm giá trị văn hóa

Theo tác giả Ec - Hac - Don:

Giá trị văn hóa là tất cả những gì góp phần thúc đẩy sự phát triển năng lực sản xuất của cá nhân và của xã hội, thúc đẩy hoạt động tích cực của cá nhân và của xã hội trên lĩnh vực sản xuất vật chất cũng như trên lĩnh vực xây dựng các quan hệ xã hội, chính trị, nghệ thuật, khoa học và kể cả sự nghiệp giáo dục [22, tr 28]

Tác giả Ngô Đức Thịnh quan niệm: GTVH là yếu tố cốt lõi của văn hóa, được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định GTVH hướng đến thỏa mãn nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp (chân, thiện, mỹ), từ đó bồi dưỡng và nâng cao bản chất con người GTVH luôn tiềm tàng trong bản sắc văn hóa, di sản văn hóa, biểu tượng, chuẩn mực văn hóa Chính vì vậy mà văn hóa thơng qua hệ giá trị của nó góp phần điều tiết sự phát triển xã hội [96, tr 23] Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: Một khi đã coi văn hóa là một hệ thống giá trị do con người sáng tạo và tích lũy trong q trình hoạt động thì tồn bộ văn hóa đều là giá trị và toàn bộ các giá trị do con người sáng tạo ra trong lịch sử đều thuộc về văn hóa [93] Theo tác giả Nguyễn Xuân Trường: GTVH là tổng hòa những thành tựu con người đạt được thể hiện trình độ phát triển lực lượng bản chất người theo tiêu chí chân, thiện, mỹ của mỗi cá nhân và cộng đồng trong hoạt động sáng tạo có ý nghĩa xã hội [109]

Nhìn chung các quan niệm đều phản ánh một cách chung nhất về bản chất của GTVH, đó là sự kết tinh những thành tựu do con người sáng tạo ra, thể hiện sự phát triển của chính bản thân con người theo các tiêu chí chân, thiện, mỹ trong mối quan hệ đa dạng, phong phú của con người, thể hiện sức mạnh của tính người, bản chất người và là kết quả hoạt động sáng tạo nối tiếp nhau qua nhiều thế hệ GTVH có vai trị vơ cùng to lớn, là động lực cho việc hoàn thiện nhân cách con người cũng như với sự tiến bộ xã hội

Từ những khái quát trên có thể quan niệm: Giá trị văn hóa là kết tinh

của toàn bộ những thành tựu văn hóa do con người sáng tạo ra mang ý nghĩa

xã hội tích cực, tiến bộ, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa của con người, có vai

trị thúc đẩy, điều chỉnh thái độ và định hướng hành vi của con người theo

Trang 39

40

Khái niệm cho thấy, GTVH là kết quả sự kết tinh những thành tựu do con người sáng tạo ra trong cuộc sống và lao động, là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội theo các chuẩn mực chân - thiện - mỹ

Văn hóa và GTVH là hai phạm trù rất gần nhau, có quan hệ mật thiết với nhau nhưng không đồng nhất với nhau Nếu văn hóa là tất cả những thành tựu sáng tạo nhân văn của con người, thì GTVH là cốt lõi của những sáng tạo ấy, nhưng đồng thời GTVH lại có vai trị to lớn, là động lực thúc đẩy văn hóa phát triển lên một tầm cao mới Văn hóa là sản phẩm của con người trong hoạt động thực tiễn, nó mang tính lịch sử, gắn liền với mỗi cá nhân và cộng đồng xã hội nhất định Cho nên GTVH cũng luôn gắn với mỗi cá nhân, cộng đồng xã hội, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho mỗi cá nhân, cộng đồng hướng đến

Cũng như văn hóa, GTVH hết sức đa dạng, phong phú Tuy nhiên, với tư cách là cốt lõi của văn hóa, cho nên GTVH chỉ có thể được xem ở góc độ tinh thần, tư tưởng, nó được hình thành và phát triển trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội GTVH không trực tiếp đáp ứng nhu cầu về mặt vật chất hay tinh thần, mà là động lực thúc đẩy, định hướng con người vươn đến những chuẩn mực chân - thiện - mỹ

Như vậy, khi nói đến GTVH có nghĩa là nói đến sự phát triển của cái đẹp, cái tốt, cái có ích trong các mối quan hệ của cá nhân và cộng đồng GTVH luôn gắn liền với cá nhân và xã hội, trong từng lĩnh vực hoạt động nhất định, là cơ sở để phân biệt giữa cộng đồng này với cộng đồng khác GTVH có vai trị to lớn với sự phát triển của mỗi cộng đồng, xã hội, đồng thời định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân

2.1.2 Văn hóa quân sự và giá trị văn hóa quân sự

2.1.2.1 Khái niệm văn hóa quân sự

Theo tác giả Nguyễn Văn Hữu “Văn hóa quân sự Việt Nam là toàn bộ các giá trị được sáng tạo từ các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực quân sự mang tính hệ thống, thể hiện đặc thù của quốc gia - dân tộc, được lưu truyền trong lịnh sử và lắng đọng vào cốt cách tâm hồn con người, có ý nghĩa điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người” [54, tr 16]

Trang 40

41

Khi bàn về bản chất của văn hóa quân sự Việt Nam, theo tác giả Trần Văn Giàu (2005): Bản chất văn hóa quân sự Việt Nam được biểu hiện qua tổng thể các dấu ấn sáng tạo và nhân văn trong tổ chức cũng như hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân [35, tr 31]

Như vậy, các quan niệm đã nêu nên một cách khái quát nhất về văn hóa quân sự Việt Nam, đó là một bộ phận cấu thành của văn hóa dân tộc, chịu sự chi phối của văn hóa dân tộc, song nó cũng góp phần quan trọng vào sự phát triển phong phú của văn hóa dân tộc Nói cách khác, văn hóa quân sự là bộ phận cấu thành nên văn hóa dân tộc Văn hóa quân sự được hình thành, phát triển trong lĩnh vực hoạt động quân sự và thường xuyên được bồi đắp theo suốt chiều dài lịch sử dựng và giữ nước, nhằm thực hiện mục đích chính trị của chế độ cách mạng đem lại những giá trị chân - thiện - mỹ Nếu chỉ nhìn nhận hoạt động quân sự với nghĩa đơn thuần là hoạt động giữa những con người ở hai chiến tuyến khác nhau nhằm hủy diệt đối phương cả về tinh thần và lực lượng, phá hủy cơ sở vật chất, xã hội thì khơng thể tìm thấy văn hóa Trái lại, văn hóa quân sự phải được nghiên cứu trên khía cạnh sứ mệnh của giai cấp tổ chức ra quân đội, mục đích chính trị của việc tiến hành hoạt động quân sự, thành phần tham gia, phương thức tiến hành, tính chất chính trị xã hội, cũng như ý nghĩa mà hoạt động đó mang lại Hoạt động quân sự của giai cấp cách mạng là hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội to lớn, đó chính là hoạt động của lực lượng tiến bộ, nhằm thực hiện mục đích thúc đẩy những tiến bộ xã hội, cho nên nó chứa đựng những ý nghĩa văn hóa sâu sắc

Ngày đăng: 01/07/2023, 20:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w