1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP 12 NĂM HỌC 2012-2013

19 464 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 342 KB

Nội dung

A/PHẦN DI TRUYỀN HỌC: I/ CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ: 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ TỰ NHÂN ĐÔI ADN - Qúa trình nhân đôi của ADN + diễn ra trong pha S của chu kì tế bào. + Gồm 3 bước : Trình bày nội dung chính của mỗi bước Lưu ý tái bản ADN theo nguyên tắc nửa gián đoạn. 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ - Phiên mã + Trình bày cơ chế phiên mã . Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn ngay lại. ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. mARN tổng hợp đến đâu thì ribôxôm bảm vào để thực hiện dịch mã đến đó. Còn ở sinh vật nhân thực sự, mARN sau phiên mã phải được chế biến lại bằng cách loại bỏ các đoạn không mã hoá (intron), nối các đoạn mã hoá (êxôn) tạo ra mARN trưởng thành. - Dịch mã : * Hoạt hoá axit amin : Axit amin + ATP + tARN → aa – tARN. * Trình bày các bước tổng hợp chuỗi pôlipeptit . 3. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN - Khái quát về điều hoà hoạt động của gen :Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. - Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ :

Trường THPT Đạ Tẻh ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP 12. NĂM HỌC 2012-2013 Tổ Sinh học A/PHẦN DI TRUYỀN HỌC: I/ CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ: 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ TỰ NHÂN ĐÔI ADN - Qúa trình nhân đôi của ADN + diễn ra trong pha S của chu kì tế bào. + Gồm 3 bước : Trình bày nội dung chính của mỗi bước Lưu ý tái bản ADN theo nguyên tắc nửa gián đoạn. 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ - Phiên mã + Trình bày cơ chế phiên mã . Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn của gen xoắn ngay lại. ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được sử dụng trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin. mARN tổng hợp đến đâu thì ribôxôm bảm vào để thực hiện dịch mã đến đó. Còn ở sinh vật nhân thực sự, mARN sau phiên mã phải được chế biến lại bằng cách loại bỏ các đoạn không mã hoá (intron), nối các đoạn mã hoá (êxôn) tạo ra mARN trưởng thành. - Dịch mã : * Hoạt hoá axit amin : Axit amin + ATP + tARN → aa – tARN. * Trình bày các bước tổng hợp chuỗi pôlipeptit . 3. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN - Khái quát về điều hoà hoạt động của gen :Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra. - Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ : + Điều hoà hoạt động các gen trong operon Lac : * Khi môi trường không có lactôzơ. Gen điều hoà (R) tổng hợp prôtêin ức chế → Prôtêin này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã → các gen cấu trúc không hoạt động. * Khi môi trường có lactôzơ. một số phân tử liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình của nó → prôtêin ức chế không thể liên kết với vùng vận hành → ARN pôlimeraza có thể liên kết được với vùng khởi động để tiến hành phiên mã. 4. ĐỘT BIẾN GEN - Khái niệm và các dạng đột biến gen . - Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen . - Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen . 5. NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ - Cấu trúc siêu hiển vi của NST. - Đột biến cấu trúc NST . 6. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST - Đột biến lệch bội ). + Cơ chế phát sinh : Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của một hay một số cặp NST → tạo ra các giao tử không bình thường (chứa cả 2 NST ở mỗi cặp). Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến lệch bội. + Đột biến lệch bội : Đột biến lệch bội làm tăng hoặc giảm một hoặc một số NST → làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay có thể giảm sức sống hay làm giảm khả năng sinh sản tuỳ loài. Enzim + Đột biến lệch bội : Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hoá. Trong chọn giống, có thể sử dụng đột biến lệch bội để xác định vị trí gen trên NST. - Đột biến đa bội : Các tác nhân gây đột biến gây ra sự không phân li của toàn bộ các cặp NST → tạo ra các giao tử không bình thường (chứa cả 2n NST). Sự kết hợp của giao tử không bình thường với giao tử bình thường hoặc giữa các giao tử không bình thường với nhau sẽ tạo ra các đột biến đa bội. + Đột biến đa bội : * Do số lượng NST trong tế bào tăng lên → lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ * Cá thể tự đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường + Đột biến đa bội : Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.Đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá vì góp phần hình thành nên loài mới. 7. Câu hỏi trắc nghiệm : 1. Chọn phương án đúng trong mỗi câu sau: Gen là một đoạn ADN A. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin. B. Mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN. C. Mang thông tin di truyền. D. Chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin. 2. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng A. Khởi đầu, mã hoá, kết thúc. B.điều hoà, mã hoá, kết thúc. C.điều hoà, vận hành, kết thúc. D.điều hoà, vận hành, mã hoá. 3. Gen không phân mảnh có A. vùng mã hoá liên tục. B. đoạn intrôn. C. vùng không mã hoá liên tục. D.cả exôn và intrôn. 4. Gen phân mảnh có A. có vùng mã hoá liên tục. B. chỉ có đoạn intrôn. C. vùng không mã hoá liên tục. D. chỉ có exôn. 5.Ở sinh vật nhân thực A. các gen có vùng mã hoá liên tục. B.các gen không có vùng mã hoá liên tục. C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục. D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục. 6.Ở sinh vật nhân sơ A. các gen có vùng mã hoá liên tục. B. các gen không có vùng mã hoá liên tục. C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục. D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục. 7.Bản chất của mã di truyền là A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin. B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin. C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin. D. các a.a đựơc mã hoá trong gen. 8.Mã di truyền có tính thoái hoá vì A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin.B. có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba. C. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin. D. một bộ ba mã hoá một axitamin. 9.Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì A. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, được đọc một chiều liên tục từ 5 ’ → 3 ’ có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động. B. được đọc một chiều liên tục từ 5 ’ → 3 ’ có mã mở đầu, mã kết thúc mã có tính đặc hiệu. C. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động. D. có mã mở đầu, mã kết thúc, phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3. 10.Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc A. bổ sung; bán bảo toàn. B. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp. C. mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ. D. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn. 11.Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN. C. tổng hợp ADN, dịch mã. D. tự sao, tổng hợp ARN. 12.Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN. C. tổng hợp ADN, dịch mã. D. tự sao, tổng hợp ARN. 13.Quá trình phiên mã tạo ra A. tARN. B. mARN. C. rARN. D. tARNm, mARN, rARN. 14.Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là A. ARN thông tin. B. ARN vận chuyển. C. ARN ribôxôm. D. SiARN. 15. Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm khuôn là mạch A. 3 , - 5 , . B. 5 , - 3 , . C. mẹ được tổng hợp liên tục. D. mẹ được tổng hợp gián đoạn. 16.Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn vì A. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3 , của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5 , - 3 , . B. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3 , của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3 , - 5 , . C. enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5 , của pôlinuclêôtít ADN mẹ và mạch pôlinuclêôtit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5 , - 3 , . D. hai mạch của phân tử ADN ngược chiều nhau và có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung. 17. Quá trình tự nhân đôi của ADN, en zim ADN - pô limeraza có vai trò A. tháo xoắn phân tử ADN, bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với mỗi mạch khuôn của ADN. B. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN. C. duỗi xoắn phân tử ADN, lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với mỗi mạch khuôn của ADN. D. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá trình tự nhân đôi. 18.Tự sao chép ADN của sinh vật nhân chuẩn được sao chép ở A. một vòng sao chép. B. hai vòng sao chép. C. nhiều vòng sao chép. D. bốn vòng sao chép. 19.Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là A. nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn. B. một ba zơ bé bù với một ba zơ lớn. C.sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit. D.bán bảo tồn. 20.Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều A. bắt đầu bằng axitamin Met (met- tARN). B. bắt đầu bằng axitfoocmin- Met. C. kết thúc bằng Met. D. bắt đầu từ một phức hợp aa- tARN. 21.Trong quá trình dịch mã thành phần không tham gia trực tiếp là A. ribôxôm. B. tARN. C. ADN. D. mARN. 22.Theo quan điểm về Ôperon, các gen điêù hoà gĩư vai trò quan trọng trong A. tổng hợp ra chất ức chế. B. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết. C. cân bằng giữa sự cần tổng hợp và không cần tổng hợp prôtêin. D. việc ức chế và cảm ứng các gen cấu trúc để tổng hợp prôtêin theo nhu cầu tế bào. 23.Hoạt động của gen chịu sự kiểm soát bởi A. gen điều hoà. B. cơ chế điều hoà ức chế. C. cơ chế điều hoà cảm ứng. D. cơ chế điều hoà. 24.Hoạt động điều hoà của gen ở E.coli chịu sự kiểm soát bởi A. gen điều hoà. B. cơ chế điều hoà ức chế. C. cơ chế điều hoà cảm ứng. D. cơ chế điều hoà theo ức chế và cảm ứng. 25.Hoạt động điều hoà của gen ở sinh vật nhân chuẩn chịu sự kiểm soát bởi A. gen điều hoà, gen tăng cường và gen gây bất hoạt. B. cơ chế điều hoà ức chế, gen gây bất hoạt. C. cơ chế điều hoà cảm ứng, gen tăng cường. D. cơ chế điều hoà cùng gen tăng cường và gen gây bất hoạt. 26. Sự điều hoà hoạt động của gen nhằm A. tổng hợp ra prôtêin cần thiết. B. ức chế sự tổng hợp prôtêin vào lúc cần thiết. C. cân bằng tổng hợp prôtêin. D. đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào trở nên hài hoà. 27.Sự biến đổi cấu trúc nhiễm sắc chất tạo thuận lợi cho sự phiên mã của một số trình tự thuộc điều hoà ở mức A. trước phiên mã. B. phiên mã. C. dịch mã. D.sau dịch mã. II/ TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN 1. CÁC QUY LUẬT MENĐEN : QUY LUẬT PHÂN LI & QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen Đề xuất ý tưởng khoa học → làm thực nghiệm → phân tích kết quả thí nghiệm → rút ra kết luận khái quát. - Quy luật phân li - Cơ sở tế bào học của quy luật phân li . - Ý nghĩa quy luật phân li (NC) . - Quy luật phân li độc - Cơ sở tế bào học quy luật phân li độc lập . - Ý nghĩa quy luật phân li độc lập(NC 2. TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN - Tương tác gen : thực chất tương tác gen là sự tác động của sản phẩm gen này với gen khác hoặc sản phẩm của gen khác. + Tương tác bổ sung. Ví dụ : Khi lai 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ thẫm và hoa trắng với nhau thu được ở F 2 có tỉ lệ : 9/16 hoa đỏ thẫm : 7/16 hoa trắng. + Tương tác cộng gộp. Ví dụ : Khi đem lai 2 thứ lúa mì thuần chủng hạt đỏ đậm và hạt trắng thì ở F 2 thu được 15 hạt đỏ : 1 hạt trắng. - Nêu được khái niệm tương tác gen(NC) - Ý nghĩa của tương tác gen(NC - Gen đa hiệu 3. LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN - Liên kết gen : + Đặc điểm của liên kết hoàn toàn : + Cơ sở tế bào học + Ý nghĩa liên kết gen. - Hoán vị gen : + Nội dung của quy luật hoán vị gen(NC). + Ý nghĩa của hoán vị gen . 4. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN - Di truền liên kết với giới tính: * Gen trên NST giới tính X không có đoạn tương đồng trên Y : Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau. Có sự di truyền chéo (gen trên X của ” bố” truyền cho con gái, con trai nhận gen trên X từ ”mẹ”). * Gen trên NST Y (không có đoạn tương đồng trên X) : Di truyền thẳng (di truyền 100% cho cá thể cùng giới dị giao). - Di truyền ngoài nhân : * Lai thuận, lai nghịch kết quả khác nhau biểu hiện kiểu hình ở đời con theo dòng mẹ. * Di truyền qua tế bào chất vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái. 5. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN - Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường : - Mức phản ứng của kiểu gen - Thường biến (sự mềm dẻo kiểu hình) . 6. CẤU TRÚC DI TRUYỀN QUẦN THỂ Gen A Enzim A Enzim B Gen B Tiền chất P (không màu) Sản phẩm P 1 (Nâu) Sản phẩm P 2 (Đen) - Các đặc trưng di truyền của quần thể Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng, thể hiện ở tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể .Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định. Tần số alen = số lượng alen đó/ tổng số alen của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. Tần số một loại kiểu gen = số cá thể có kiểu gen đó/ tổng số cá thể trong quần thể. Cho ví dụ minh hoạ cho các khái niệm. - Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần : - Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối : + Quần thể ngẫu phối. Các cá thể giao phối tự do với nhau. Quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể không đổi qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định. + Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể. Quần thể đang ở trạng thái cân bằng khi thành phần kiểu gen của quần thể tuần theo công thức : p 2 + 2pq + q 2 = 1. 7. Câu hỏi trắc nghiệm : 1. Kiểu gen là tổ hợp các gen A. trong tế bào của cơ thể sinh vật. B. trên nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng. C. trên nhiễm sắc thể thường của tế bào sinh dưỡng. D. trên nhiễm sắc thể giới tính của tế bào sinh dưỡng. 2. Kiểu hình là A. tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể. B. do kiểu gen qui định C. kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường. D. sự biểu hiện ra bên ngoài của kiểu gen. 3.Thể đồng hợp là cơ thể mang A. 2 alen giống nhau của cùng một gen. B. 2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen. C. nhiều alen giống nhau của cùng một gen. D. 2 hoặc nhiều alen khác nhau của cùng một gen. 4.Thể dị hợp là cơ thể mang A. 2 alen giống nhau của cùng một gen. B. 2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen. C. nhiều alen giống nhau của cùng một gen. D. 2 hoặc nhiều alen khác nhau của cùng một gen. 5. Điểm độc đáo nhất trong nghiên cứu Di truyền của Men đen là A. chọn bố mẹ thuần chủng đem lai. B. lai từ một đến nhiều cặp tính trạng. C. sử dụng lai phân tích để kiểm tra kết quả. D. đã tách ra từng cặp tính trạng, theo dõi sự thể hiện cặp tính trạng đó qua các thế hệ lai sử dụng lí thuyết xác suất và toán học để xử lý kết quả. 6.Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở thế hệ thứ hai A. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. B. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn. C. đều có kiểu hình giống bố mẹ. D. đều có kiểu hình khác bố mẹ. 7.Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là A. sự tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng. B. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo. C. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể. D. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể. 9.Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là A. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn. B. mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể. C. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng. D. các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn. 10.Trường hợp các gen không alen(không tương ứng)khi cùng hiện diện trong một kiểu gen sẽ tạo kiểu hình riêng biệt là tương tác A. bổ trợ. B. át chế. C. cộng gộp. D.đồng trội. 11.Trường hợp mỗi gen cùng loại(trội hoặc lặn của các gen không alen) đều góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác A. bổ trợ. B. át chế. C. cộng gộp. D. đồng trội. 12.Sự tác động của 1 gen lên nhiều tính trạng đã A. làm xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ. B. làm cho tính trạng có ở bố mẹ không biểu hiện ở đời lai. C. tạo nhiều biến dị tổ hợp. D. tạo dãy biến dị tương quan. 13.Gen đa hiệu là hiện tượng A. nhiều gen cùng tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng. B. một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. C. một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 hoặc 1 số tính trạng. D. nhiều gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 tính trạng. 14.Trường hợp dẫn tới sự di truyền liên kết là A. các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết. B. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. C. các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể. D. tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau. 15.Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số A. tính trạng của loài. B. nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. C. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội n của loài. D. giao tử của loài. 16.Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự A. trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân. B. trao đổi chéo giữa 2 crômatit “ không chị em” trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu I giảm phân. C. tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu I giảm phân. D. tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân. 17.Hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì A. các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn. B. các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết, nếu có hoán vị gen xảy ra chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit khác nguồn của cặp NST kép tương đồng. C. chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen. D. hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài, cá thể. 18.Bản đồ di truyền là A. trình tự sắp xếp và vị trí tương đối của các gen trên nhiễm sắc thể của một loài. B. trình tự sắp xếp và khoảng cách vật lý giữa các gen trên nhiễm sắc thể của một loài. C. vị trí của các gen trên nhiễm sắc thể của một loài. D. số lượng các gen trên nhiễm sắc thể của một loài. 19.Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng tương đồng chứa các gen di truyền A. tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. B. thẳng. C. chéo. D. theo dòng mẹ. 20.Trong giới dị giao XY tính trạng do các gen ở đoạn không tương đồng của X quy định di truyền A. tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. B. thẳng. C. chéo. D. theo dòng mẹ. 21.Trong giới dị giao XY tính trạng do các gen ở đoạn không tương đồng của Y quy định di truyền A. tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. B. thẳng. C. chéo. D. theo dòng mẹ. 22.Thường biến là những biến đổi về A. kiểu hình của cùng một kiểu gen. B. cấu trúc di truyền. C. một số tính trạng. D. bộ nhiễm sắc thể. 23.Thường biến có đặc điểm là những biến đổi A. đồng loạt, xác định, không di truyền. B. đồng loạt, không xác định, không di truyền. C. đồng loạt, xác định, một số trường hợp có thể di truyền. D. riêng lẻ, không xác định, di truyền. 24.Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi A. không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen. B. do tác động của môi trường. C. phát sinh trong quá trình phát triển cá thể. D. không liên quan đến rối loạn phân bào. 25.Một trong những đặc điểm của thường biến là A. không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình. B. thay đổi kểu gen, không thay đổi kiểu hình. C. không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình. D. thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình. 26.Nguyên nhân của thường biến là do A. tác động trực tiếp của điều kiện môi trường. B. rối loạn cơ chế phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể. C. rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào. D. tác động trực tiếp của các tác nhân vật lý và hoá học. III/ ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC: 1. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP Quy trình chọn giống : * Tạo nguồn nguyên liệu. * Chọn lọc. * Đánh giá chất lượng giống. * Đưa giống tốt ra sản xuất đại trà. Để tạo nguồn nguyên liệu, các nhà chọn giống có thể thu thập vật liệu ban đầu từ tự nhiên và nhân tạo, sau đó tạo ra các biến dị di truyền (biến dị tổ hợp, đột biến, ADN tái tổ hợp) để chọn lọc. - Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp . Quy trình : * Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau bằng cách tự thụ phấn và giao phối cận huyết kết hợp với chọn lọc. * Lai giống để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau. * Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. * Những tổ hợp gen mong muốn sẽ cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các dòng thuần. - Tạo giống có ưu thế lai cao : * Quy trình tạo giống có ưu thế lai cao : Tạo dòng thuần → lai các dòng thuần khác nhau (lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép) → chọn lọc các tổ hợp có ưu thế lai cao. 2. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO - Tạo giống bằng công nghệ tế bào : + Công nghệ tế bào thực vật. * Lai tế bào sinh dưỡng * Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn + Tạo giống bằng công nghệ tế bào động vật. * Nhân bản vô tính : quy trình chung nhân bản vô tính : * Cấy truyền phôi . 3. TẠO GIỐNG MỚI NHỜ CÔNG NGHỆ GEN - Công nghệ gen : + Khái niệm công nghệ gen : + Các bước cần tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen : Cần lưu ý một số điểm sau : ADN của tế bào cho có thể được tách trực tiếp từ tế bào, có thể được tạo ra từ mARN (sau đó được chuyển thành ADN kép). Đưa ADN vào tế bào nhận, ngoài các phương pháp được giới thiệu trong SGK còn có thể chuyển gen trực tiếp bằng kĩ thuật vi tiêm, kĩ thuật súng bắn gen Một số gen đánh dấu như gen kháng kháng sinh (kháng streptômixin, kháng têtracilin ), các gen tổng hợp chất chỉ thị màu hoặc phát huỳnh quang (như luciferara, ). - Ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen : 4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM : 1.Để tạo ra các giống, chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất trên qui mô công nghiệp các chế phẩm sinh học như: axit amin, vitamin, enzim, hoocmôn, kháng sinh , người ta sử dụng A. kĩ thuật di truyền. B. đột biến nhân tạo. C. chọn lọc cá thể. D. các phương pháp lai. 2.Trong kỹ thuật di truyền người ta thường dùng thể truyền là A. thực khuẩn thể và vi khuẩn. B. plasmits và nấm men. C. thực khuẩn thể và nấm men. D. plasmits và thực khuẩn thể. 3.Người ta có thể tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất khác xa nhau trong hệ thống phân loại mà phương pháp lai hữu tính không thực hiện được bằng A. lai khác chi. B. lai khác giống. C. kĩ thuật di truyền. D. lai khác dòng. 4.Trong kĩ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp được tạo ra ở khâu A. nối ADN của tế bào cho với plasmit. B. cắt đoạn ADN của tế bào cho và mở vòng plasmit. C. tách ADN của tế bào cho và tách plasmit khỏi tế bào vi khuẩn. D. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. 5.Trong kĩ thuật cấy gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì chúng A. có tốc độ sinh sản nhanh. B. thích nghi cao với môi trường. C. dễ phát sinh biến dị. D. có cấu tạo cơ thể đơn giản. 6.Để nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmits, người ta sử dụng en zym A. pôlymeraza. B. ligaza. C. restictaza. D. amilaza. 7.Khi xử lý plasmits và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzym là A. pôlymeraza. B. ligaza. C. restictaza. D. amilaza. 8.Trong kĩ thuật di truyền, để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải chọn thể truyền A. có khả năng tự nhân đôi với tốc độ cao. B. các dấu chuẩn hay gen đánh dấu, gen thông báo. C. có khả năng diệt tế bào không chứa ADN tái tổ hợp. D. không có khả năng kháng được thuốc kháng sinh. 9.Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di truyền là A. sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn. B.tạo thể song nhị bội. C.tạo các giống cây ăn quả không hạt. D.tạo ưu thế lai. 10.Ưu thế nổi bật của kĩ thuật di truyền là A. sản xuất một loại prôtêin nào đó với số lượng lớn trong một thời gian ngắn. B. khả năng cho tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại. C. tạo ra được các động vật chuyển gen mà các phép lai khác không thể thực hiện được. D. tạo ra được các thực vật chuyển gen cho năng xuất rất cao và có nhiều đặc tính quí. 11.Ưu thế lai là hiện tượng con lai A. có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ. B. xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ. C. xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. D. được tạo ra do chọn lọc cá thể. 13.Giả thuyết về trạng thái siêu trội cho rằng cơ thể lai có các tính trạng tốt nhất có kiểu gen A. Aa. B. AA. C. AAAA. D. aa. 14.Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích A. tạo giống mới. B. tạo ưu thế lai. C. cải tiến giống. D. tạo dòng thuần. 15.Tự thụ phấn ở thực vật hay giao phối cận huyết ở động vật dẫn đến thoái hoá giống vì qua các thế hệ A. tỉ lệ đồng hợp tăng dần, trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện. B. tỉ lệ dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm. C. dẫn đến sự phân tính. D. xuất hiện các biến dị tổ hợp. 16.Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn người ta đã tiến hành cho A. tự thụ phấn. B. lai khác dòng. C. lai khác thứ. D. lai thuận nghịch. 17.Dạng song nhị bội hữu thụ được tạo ra bằng cách A. gây đột biến nhân tạo bằng tia phóng xạ. B. gây đột biến nhân tạo bằng cônsixin. C. lai xa kèm theo đa bội hoá. D. gây đột biến nhân tạo bằng NMU 18.Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong phép lai A. khác dòng. B. khác thứ. C. khác loài. D. thuận nghịch. 19.Ưu thế lai cao nhất ở thế hệ lai A. F 1 . B. F 2 . C. F 3 . D. F 4 . 20.Không sử dụng cơ thể lai F 1 để nhân giống vì A. dễ bị đột biến và ảnh hưởng xấu đến đời sau. B. có đặc điểm di truyền không ổn định. C. tỉ lệ dị hợp ở cơ thể lai F 1 bị giảm dần qua các thế hệ. D. đời sau dễ phân tính. 21.Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với A. thực vật và vi sinh vật. B. động vật và vi sinh vật. C. động vật bậc thấp. D. động vật và thực vật. 22.Trong chọn giống vật nuôi, việc dùng con đực tốt nhất của giống ngoại cho lai với con con cái tốt nhất của giống địa phương có năng suất thấp nhằm mục đích A. cải tiến giống. B. khai thác ưu thế của con lai. C. củng cố đặc tính mong muốn. D. ngăn chặn hiện tượng thoái hoá giống. B/ PHẦN TIẾN HÓA : CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA Các bằng chứng Vai trò Cổ sinh vật học Giải phẩu học so sánh Phôi sinh học so sánh Địa sinh vật học Tế bào học và sinh học phân tử CÁC THUYẾT TIẾN HÓA Chỉ tiêu so sánh Thuyết Lamac( NC) Thuyết Đacuyn Thuyết hiện đại Nguyên nhân tiến hóa Cơ chế tiến hóa Các nhân tố tiến hóa Hình thành đặc điểm thích nghi Hình thành loài mới Chiều hướng tiến hóa Nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên Thực chất tác động của chọn lọc tự nhiên Kết quả của chọn lọc tự nhiên CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA Các nhân tố tiến hóa Vai trò Đột biến Giao phối không ngẫu nhiên CLTN Di nhập gen Các yếu tố ngẫu nhiên CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN BIỆT 2 LOÀI THÂN THUỘC Tiêu chuân Đặc điểm Hình thái Địa lí-sinh thái Sinh lí – hóa sinh Cách li sinh sản ( cách li di truyền) CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI Đặc điểm Cách li địa lí Cách li sinh sản Cách li trước hợp tử Cách li sau hợp tử CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM : ( La Mác dành riêng cho NC) 1.Cơ quan tương đồng là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. 2.Cơ quan tương tự là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. 3.Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy. C. sự tiến hoá song hành. D. phản ánh nguồn gốc chung. 4.Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy. C. sự tiến hoá song hành. D. nguồn gốc chung. 4.Theo quan niệm của Lamac, dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ là A. nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật. C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu. D. sự thích nghi ngày càng hợp lý. 5.Theo La Mác nguyên nhân tiến hoá là do A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi. B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi. C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối. D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên 6.Theo La Mác cơ chế tiến hoá tiến hoá là sự tích luỹ các A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. 7.Theo quan niệm của Lamac , tiến hoá là A. sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp. B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật. C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu. D. tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể. 8.Theo La Mác loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian A. tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh và không có loài nào bị đào thải. B. dưới tác dụng của môi trường sống. C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng. D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá. 9.Đóng góp quan trọng của học thuyết La mác là A. khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật. B. chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ giản đơn đến phức tạp. C. đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn. D. đã làm sáng tỏ quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật. 10.Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, ông cho rằng A. ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. B. những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ. C. mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. D. mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới và trải qua quá trình lịch sử lâu dài các biến đổi đó trở thành các đặc điểm thích nghi. 11.Theo quan điểm La mác, hươu cao cổ có cái cổ dài là do A. ảnh hưởng của ngoại cảnh thường xuyên thay đổi. B. ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn của chúng. C. kết quả của chọn lọc tự nhiên. D. ảnh hưởng của tập quán hoạt động. 12.Đác Uyn quan niệm biến dị cá thể là A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động. B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản. C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được. D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh. 13.Theo Đác Uyn nguyên nhân tiến hoá là do A. tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi. B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi. C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối. D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên. 14.Theo Đác Uyn cơ chế tiến hoá tiến hoá là sự tích luỹ các A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. [...]... à Sinh vật ngun thủy à Sinh vật ngày nay B Phát sinh chất hữu cơ à Protein – Axitnucleic à Coaxecva à Sinh vật C Tiến hóa lí học àTiến hóa hóa học à Tiến hóa tiền sinh học à Tiến hóa sinh học D Tiến hóa hóa học à Tiến hóa tiền sinh học à Tiến hóa sinh học 22 Trong tiến hóa hóa học, axit nucleic được hình thành từ các đơn phân nucleotit theo con đường A tổng hợp B trùng phân C sao mã D dịch mã 23 Căn... chế tự sao chép B nhiệt độ C enzim D năng lượng tự nhiên 27 Sự sống ngày nay không được hình thành theo phương thức hoá học vì 1 thi u những điều kiện đòa chất khí hậu nhất đònh 2 các chất hữu cơ được hình thành sẽ bò các vi khuẩn phân huỷ 3 ngày nay sự sống chỉ hình thành theo con đường sinh học 4 thi u những chất vô cơ cần thi t Đáp án đúng là A 3,4 B 2,3 C 1,2 D 4,1 28 Sắp xếp các loài thực vật theo... hố hố học, tiến hố tiền sinh học và tiến hố sinh học - Tiến hố hố học * Q trình hình thành các chất hữu cơ từ các chất vơ cơ Năng lượng (sét, tia tử ngoại…) Chất vơ cơ (CH4, NH3, H2, H2O…) Chất hữu cơ đơn giản (axit amin,nuclêơtit ) * Q trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ Chất hữu cơ đơn giản (axit amin, nclêơtit ) Đại phân tử hữu cơ (prơtêin, axit nuclêic ) - Tiến hố tiền sinh học Đại... năng lượng bị hao tổn tối thi u C khoảng chống chịu ở đó đời sống của lồi ít bất lợi D khoảng cực thuận, ở đó lồi sống thuận lợi nhất 9.Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất B ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất C giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với mơi trường D ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất 10.Nhiệt độ cực... nguồn gốc khác nhau D đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên 22.Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đac uyn là chưa A hiểu rõ ngun nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị B đi sâu vào các con đường hình thành lồi mới C giải thích thành cơng cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật D làm rõ tổ chức của lồi sinh học 23.Tiến hố nhỏ là... sinh học là q trình A hình thành mầm mống của những cơ thể đầu tiên B hình thành các pơlipeptit từ các axitamin C các đại phân tử hữu cơ D xuất hiện các nuclêơtit và saccarit 12. Sự sống đầu tiên xuất hiện ở mơi trường A khí quyển ngun thuỷ B trong lòng đất và được thốt ra bằng các trận phun trào núi lửa C trong nước đại dương D trên đất liền 13.Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn tiến hố sinh học. .. PHÁT SINH SỰ SỐNG VÀ LỒI NGƯỜI Sự phát sinh Các giai đoạn Đặc điểm cơ bản Sự sống Tiến hóa hóa học Q trình phức tạp hóa các hợp chất các bon C → CH → CHO → CHON Phân tử đơn giản → phân tử phức tạp → đại phân tử → đại phân tử tự tái bản Tiến hóa tiền sinh học Hệ đại phân tử → tế bào ngun thủy Tiến hóa sinh học Tế bào ngun thủy → cơ thể đơn bào (nhân sơ → nhân thực) → cơ thể đa bào (nhân sơ → nhân thực)... đều di truyền được cho các thế hệ sau C chọn lọc tự nhiên thơng qua hai đặc tính là biến dị và di truyền D sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít 21.Giải thích mối quan hệ giữa các lồi Đacuyn cho rằng các lồi A là kết quả của q trình tiến hố từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau B là kết quả của q trình tiến hố từ một nguồn gốc chung C được biến đổi theo hướng ngày càng hồn thi n... vận động C trao đổi chất, sinh trưởng và vận động D trao đổi chất theo phương thức đồng hóa, dị hố và sinh sản 6.Tiến hố hố học là q trình A hình thành các hạt cơaxecva B xuất hiện cơ chế tự sao C xuất hiện các enzim D tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vơ cơ theo phương thức hố học 7.Trong khí quyển ngun thuỷ có các hợp chất A hơi nước, các khí cacbơnic, amơniac, nitơ B saccarrit, các khí cacbơnic,... thể của quần thể : 4 CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT (Tiếp) - Kích thước của quần thể : - Tăng trưởng của quần thể sinh vật : Điểm so sánh Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học Điều kiện mơi trường Đặc điểm sinh học Đồ thị sinh trưởng 5 BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT - Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật + Biến động theo chu kì : + Biến động khơng theo chu kì : . Trường THPT Đạ Tẻh ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP 12. NĂM HỌC 2 012- 2013 Tổ Sinh học A/PHẦN DI TRUYỀN HỌC: I/ CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ: 1. GEN, MÃ DI. tổng hợp ARN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN. C. tổng hợp ADN, dịch mã. D. tự sao, tổng hợp ARN. 12. Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch. nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác A. bổ trợ. B. át chế. C. cộng gộp. D. đồng trội. 12. Sự tác động của 1 gen lên nhiều tính trạng đã A. làm xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ.

Ngày đăng: 27/05/2014, 19:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w