TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHỆP ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2011 pdf

19 670 1
TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHỆP ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2011 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHỆP ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2011 năm 2011 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN ĐỊA LÍ - 2011 Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ Câu hỏi: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, xác định vị trí địa lí nước ta? ● Vị trí địa lí: - Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Vị trí bán đảo, có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. - Nằm trên các con đường giao thông hàng hải, hàng không quốc tế quan trọng. - Hệ toạ độ địa lí:: + Điểm cực Bắc : 23 0 23 ’ B ( Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ) + Điểm cực Nam : 8 0 34 ’ B ( Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau ) + Điểm cực Tây : 102 0 09 ’ Đ (Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên ) + Điểm cực Đông : 109 0 24 ’ Đ (Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà ) Câu hỏi: Nêu ý nghĩa vị trí địa lí nước ta về KT, văn hoá -XH và an ninh quốc phòng?  Ý nghĩa kinh tế: Có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông cả về đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng, thuận lợi để phát triển nhiều ngành kinh tế biển. - Khó khăn : Đặt nước ta vào thế vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh quyết liệt với các nước trong và ngoài khu vực vốn đã rất năng động. Về văn hoá-xã hội: Chung sống hoà bình, hợp tác hửu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và trong khu vực. Về chính trị và quốc phòng: Có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. - Khó khăn: Đường biên giới dài nên việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là rất quan trọng. Câu hỏi: Trình bày những đặc điểm chính của giai đoạn Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta? - Thời gian: diển ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta. - Hoạt động địa chất xảy ra:vận động uốn nếp, đứt gãy, phun trào mac ma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa. - Đặc điểm lãnh thổ:địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích, địa hình phân bậc. Các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa được hình thành. - Khoáng sản được hình thành: dầu mỏ, khí tự nhiên, bô xít, than nâu. - Đặc điểm lớp vỏ cảnh quan nhiệt đới tiếp tục được hoàn thiện, thiên nhiên ngày càng đa dạng và phong phú như ngày nay. Bài 6 : ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI Câu hỏi: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu các đặc điểm địa hình nước ta ? ● Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Đồi núi chiếm tớỉ 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tich. - Đồi núi thấp (dưới 1000 m ) chiếm hơn 60 o / o diện tích , núi cao> 2000 m) chiếm 1 o / o DT ● Cấu trúc địa hình khá đa dạng. - Địa hình nước ta được trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt. - Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. - Gồm 2 hướng chính: Hướng tây bắc - đông nam và vòng cung. ●Địa hình của vùng nhiệt đới gió mùa ẩm. - Xâm thực ở vùng đồi núi và bồi tụ ở vùng hạ lưu sông. ● Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. - Làm giảm diện tích rừng gây bóc mòn, tạo nên các dạng địa hình nhân tạo( đê điều, hồ.) Câu hỏi: Đặc điểm các khu vực địa hình miền núi của nước ta? (Đọc atlat trang 13,14) Vùng Tiêu chí Đông Bắc Tây Bắc Giới hạn Tả ngạn sông Hồng Từ sông Hồng đến sông Cả Hướng núi chính Vòng cung Tây Bắc-Đông Nam Độ cao Thấp, trung bình từ 500 đến 600 m. Địa hình cao nhất nước ta, cao nhất đỉnh Phan xi păng 3143 m. 3 Các dạng địa hình chính Núi thấp: Cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn, Phía Tây là dãy Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh. Các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Thung lũng sông Đà, sông Mã. Giới hạn Trường sơn Bắc Từ sông Cả đến dãy Bạch Mã Trường sơn Nam Từ dãy Bạch Mã đến cực Nam Trung Bộ Hướng núi chính Tây Bắc-Đông Nam, một số dãy núi hướng Đông-Tây. Vòng cung. Độ cao Cao ở 2 đầu, thấp trũng ở giữa Có các bậc độ cao từ 500-800-1000 m. Các dạng địa hình chính Các dãy núi: hoành Sơn, Phong Nha-Kẻ Bàng, Bạch Mã. Các cao nguyên ba dan: Plây-Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh. Giữa 2 sườn Đông -Tây có sự bất đối xứng rõ rệt Câu hỏi: Nêu các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên ở khu vực đồi núi của nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội ? ● Các thế mạnh: + Về khoáng sản: Có nhiều loại như sắt, đồng, chì, kẽm, vàng, là tiền đề cho sự phát triển CN hóa. + Địa hình, đất trồng: phần lớn là đồi núi thấp cho phép phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng đa dạng. ở cao nguyên và thung lũng thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây CN, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, 1 số nơi có thể trồng cây lương thực + Rừng chiếm diện tích lớn, có nhiều lâm sản quý thuận lợi phát triển ngành lâm nghiệp. + Sông ngòi có nguồn thủy năng lớn, thuận lợi phát triển thuỷ điện. + Tài nguyên du lịch phong phú(khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, vườn quốc gia) ● Các mặt hạn chế : Địa hình bị chia cắt, gây trở ngại cho dân sinh và phát triển kinh tế (khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế). Có nhiều thiên tai xảy ra: đá lở, đất trượt, lũ quét, lũ bùn gây ảnh lớn tới sản xuất và đời sống dân cư. Câu hỏi: Đồng bằng sông Hồng và ĐBS Cửu Long có những điểm gì giống và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình, đất?  Giống nhau: Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa rộng mở. Có mặt bằng rộng, chịu tác động mạnh mẽ của con người.  Khác nhau: Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long - Diện tích: 15.000 km 2 . - Diện tích: 40.000 km 2 Hình thành: Do phù sa sông Hồng và Thái Bình bồi đắp, được khai phá từ lâu, nay đã biến đổi nhiều. - Do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp, mới được khai thác. Địa hình: cao ở rìa Tây Bắc và thấp dần về phía biển, chia cắt bởi hệ thống đê. - Địa hình: thấp và khá bằng phẳng, có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đất ở trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm nên bạc màu. Đất ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm, tốt. - Được bồi đắp phù sa hàng năm. Có 3 loại đất chính: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn. Câu hỏi: Thế mạnh và hạn chế của khu vực đồng bằng đối với phát triển KT - xã hội nước ta? - Thế mạnh: Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là gạo. Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, lâm sản và thủy sản. Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại - Hạn chế của khu vực đồng bằng: Thường xuyên chịu nhiều thiên tai (bão lụt, hạn hán) gây thiệt hại lớn về người và của Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN Câu hỏi: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta ? ●Tài nguyên thiên nhiên: Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản 4 + Khoáng sản : Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), titan (nguồn nguyên liệu quí cho ngành công nghiệp), nghề làm muối rất phát triển. + Hải sản: giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao. Có nguồn tài nguyên quí là các rạn san hô ●Thiên tai: Bão, nước dâng gây ngập lụt, làm thiệt hại nặng nề về người và của. Sạt lở bờ biển, Nạn cát bay, cát lấn đồng ruộng. Bài 9 và 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA Câu hỏi: Nêu tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu VN? Hệ quả của gió mùa? ● Tính nhiệt đới: Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 0 c. Số giờ nắng 1400 - 3000 giờ/năm. ->Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến (1 năm có 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh) ● Lượng mưa, độ ẩm lớn - Lượng mưa trung bình hàng năm 1500 - 2000 mm. Mưa phân bố không đều, vùng cao và sườn đón gió 3500 - 4000mm. Độ ẩm trung bình trên 80%. ● Gió mùa: Gió mùa Nguồn gốc Thời gian hoạt động Phạm vi hoạt động Hướng gió Kiểu thời tiết đặc trưng Mùa Đông Từ áp cao Xibia Tháng11- 4 Miền Bắc Đông Bắc Tháng 11,12,1: lạnh, khô Tháng 2, 3 lạnh ẩm áp cao Ấn Độ Dương Tháng 5- 7 Cả nước Tây Nam - Nóng ẩm ở Nam Bộ và Tây Nguyên - Nóng khô ở Bắc Trung Bộ Mùa Hạ Từ áp cao cận chí tuyến Nam Tháng 8-10 Cả nước Tây Nam riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam Nóng và mưa nhiều ở cả miền Bắc và miền Nam ●Hệ quả của gió mùa: Làm phức tạp khí hậu nước ta: - Tạo sự khác nhau về mùa: Xuất hiện mùa đông lạnh ở MBắc và mùa khô sâu sắc ở MNam - Đối lập mùa mưa và khô ở Tây Nguyên và đồng bằng ven biển miền Trung. - Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi. - Đẩy mạnh năng suất sinh học. Câu hỏi: Nêu biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông đất, sinh vật ở nước ta ? ● Địa hình: Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi: địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trượt, đá lở khi mưa lớn. Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động. Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: ĐBSHồng và ĐBSCLong hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét. ●Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chế độ nước theo mùa. Mùa lũ (mùa mưa), mùa cạn (mùa khô). ●Đất đai: Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta. Mưa nhiều nên đất dễ bị xói mòn và rửa trôi. ●Sinh vật: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là cảnh quan chủ yếu ở nước ta, các loài nhiệt đới chiếm ưu thế như:họ Đậu, Dầu, Động vật trong rừng là các loài chim, thú nhiệt đới… Câu hỏi: Những thuận lợi, khó khăn do tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đối với hoạt động sản xuất và đời sống? Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: - Thuận lợi: Phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Trồng xen canh, gối vụ, thâm canh. Đẩy mạnh năng suất sinh học. - Khó khăn: Tính thất thường của thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống: - Thuận lợi: Phát triển các ngành kinh tế: khai khoáng, lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch. - Khó khăn: các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông. Độ ẩm cao gây khó khăn cho bảo quản máy móc, nông sản. Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái. Bài 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG Câu hỏi: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta theo độ cao địa hình thể hiện như thế nào? 5 Do đặc điểm càng lên cao nhiệt độ càng giảm, kết hợp với vị trí địa lí, hướng núi đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước tatheo độ cao địa hình thể hiện: - Ở miền Bắc đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600-700 m, ở miền Nam lên đến độ cao 900- 1000 m. - Ở miền Bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600-700 m lên đến 2600 m, ở miền Nam từ 900-100 lên đến 2600 m. - Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600 m trở lên chỉ có ở Hoàng Liên Sơn. Bài 14: SỬ DỤNG – BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Bài tập: Dựa vào bảng số liệu sau về sự biến động diện tích rừng qua các năm. Hãy rút ra nhận xét về sự biến động diện tích rừng và giải thích nguyên nhân? Năm Tổng diện tích rừng (triệu ha) Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) Diện tích rừng trồng (triệu ha) Độ che phủ 1943 14,3 14,3 0 43,0 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 Nhận xét: Từ năm 1943-2005, diện tích rừng nước ta có sự thay đổi là: - Từ năm 1943 -1983 diện tích rừng giảm mạnh và giảm 7,1 triệu ha) là do nạn phá rừng bừa bãi của người dân và khai thác rừng chưa hợp lí. - Từ năm 1983- 2005, diện tích rừng tăng lên và tăng 5,5 triệu ha, do tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng nên diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng đã tăng lên nhanh chóng. Câu hỏi: Sự suy giảm tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào đối với tự nhiên và môi trường? Biện pháp để bảo vệ rừng?  Đối với tự nhiên: - Tài nguyên nước: mất rừng gây biến động thủy chế sông ngòi, giảm sự điều hòa của dòng chảy, dẫn đến lũ lụt khô hạn, làm tăng quá trình bốc hơi giảm lượng nước ngầm. - Tài nguyên đất: mất rừng làm tăng qúa trình xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa mạnh mẽ làm tăng diện tích đất bị thoái hóa. - Tài nguyên sinh vật: làm suy giảm tính đa dạng sinh học, số lượng loài động thực vật bị tuyệt chủng ngày càng tăng.  Đối với môi trường: - Môi trường không khí: làm tăng lượng CO 2 , tăng nhiệt độ, thủng tầng Ôzôn, ô nhiễm bầu khí quyển. - Hệ sinh thái: nhiệt độ không khí tăng làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần thể của nhiều hệ sinh thái, ranh giới các hệ sinh thái có xu hướng chuyển dịch lên cao hơn, làm tăng khă năng cháy rừng.  Biện pháp để bảo vệ rừng: - Nhà nước tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân. - Tích cực trong việc trồng rừng và phòng chống nạn phá rừng, cháy rừng về mùa khô. - Xây dựng kinh tế mới nhằm cải thiện đời sống người dân tộc thiểu số ở vùng núi, vận động người dân tọc định canh, định cư. Câu hỏi: Nêu hiện trạng sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, nước, khoáng sản, du lịch? Tài nguyên Tình hình sử dụng Các biện pháp bảo vệ Đất - Năm 2005: có 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp. - Trong số 5,35 triệu ha chưa sử dụng. - Có 9,3 triệu ha đất bị đe dọa hoang mạc hóa. - Vùng đồi núi: làm ruộng bậc thang, đào hồ vảy cá, trồng cây theo băng. Bảo vệ rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư. - Vùng đồng bằng: Sử dụng hợp lí, cải tạo độ phì, chống ô nhiễm đất. Nước - Ngập lụt vào mùa mưa. - Thiếu nước vào mùa khô - Mức độ ô nhiểm ngày càng tăng. - sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. - Xử lý hành chính đối với việc làm ô nhiểm nước. Khoáng sản - Khai thác, vận chuyển và chế biến còn lãng phí do công nghệ còn lạc hậu và không đồng bộ. - Quản lý chặt chẽ việc khai thác, tránh lãng phí và làm ô nhiểm môi trường. Du lịch - Chưa khai thác hết tiềm năng. - Đang bị xuống cấp. - Gây ô nhiễm môi trường. - Khai thác có hiệu quả - Bảo vệ và trùng tu các tài nguyên du lịch. - Bảo vệ môi trường. Bài 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 6 Câu hỏi: Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì ? Các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường?  Vấn đề chủ yếu: - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường như bão lụt, hạn hán và sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu. - Tình trạng ô nhiễm môi trường như nguồn nước, không khí, đất.  Các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường: - Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sông có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người. - Đảm bảo sự giàu có của vốn gen các loài nuôi trồng và các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nước ta và của cả nhân loại. - Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được. - Đảm bảo chất lượng moi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người. - Ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên. - Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên. Câu hỏi: Hãy nêu thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở VN, biện pháp phòng chống bão?  Hoạt động của bão ở Việt Nam: - Thời gian hoạt động từ tháng 6, kết thúc tháng 11, đặc biệt là các tháng 9,10. - Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. - Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. - Trung bình mổi năm có 3-4 trận bão.  Hậu quả của bão: - Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập lụt vùng ven biển và đồng bằng. - Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa. Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh  Biện pháp phòng chống bão: - Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển cuả cơn bão. - Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền. Gia cố đê biển, sơ tán dân. - Chống lụt úng ở đồng bằng, chống lũ quét, xói mòn ở miền núi. Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA Bài tập: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta giai đoạn 1979-2009 Nhóm tuổi Năm 0-14 15-59 Từ 60 trở lên 1979 41,7 51,3 7,0 1989 38,7 54,1 7.2 1999 33,5 58,4 8,1 2009 25,0 66,0 9,0 Nhận xét và giải thích sư thay đổi cơ cấu dân số của nước ta trong giai đoạn 1979-2009? Ảnh hưởng của cơ cấu dân số đối với phát triển KT-XH? Nhận xét: Cơ cấu dân số nước ta trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. - Giai đoạn từ năm 1979-2009 cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta có sự thay đổi là: + Độ tuổi 0-14 (dưới tuổi lao động) đang giảm dần qua các năm và giảm 16,7%. + Độ tuổi 15-59 (tuổi lao động) tăng dần qua các năm và tăng 14,7% . Độ tuổi 60 tuổi trở tăng dần qua các năm nhưng tăng ít 2%. - Nguyên nhân do thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên giảm tỉ lệ sinh. Kinh tế phát triển, mức sống người dân được cải thiện và tuổi thọ tăng.  Ảnh hưởng đến phát triển KT-XH: + Thuận lợi: có nguồn lao động và dự trữ lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nguồn lực bên ngoài. + Khó khăn: gây sức ép đến phát triển kinh tế -xã hội, thiếu việc làm, lương thực, làm mất cân đối giữa sản xuất với tiêu dùng. Ảnh hưởng xấu tới tài nguyên và môi trường. Cuộc sống chậm cải thiện, y tế và văn hóa gặp nhiều khó khăn Câu hỏi: Nêu đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta hiện nay và hậu quả ? Mật độ dân số trung bình năm 2006 là 254 người/km 2 , phân bố chưa hợp lí giữa các vùng: - Giữa đồng bằng với Trung du và miền núi: 7 + Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích nhưng chiếm tới 75% dân số cả nước, mật độ dân số cao ( ĐB sông Hồng 1225 người/km 2, , ĐB sông Cửu Long 429 người/km 2 ) + Trung du và miền núi chiếm tới ¾ diện tích nhưng chỉ chiếm 25% dân số cả nước, mật độ dân số ( Tây Bắc 69 người/km 2 , Tây Nguyên 89 người/km 2 ) - Giữa thành thị và nông thôn: + Tỉ trọng dân thành thị có xu hướng tăng nhưng chậm và chiếm tỉ trọng còn thấp 26,9%. + Tỉ trọng dân nông thôn có xu hướng giảm nhưng chậm và chiếm tỉ trọng rất cao 73,1%.  Hậu quả: - Khó khăn cho việc khai thác tài nguyên, sử dụng lao động của mỗi vùng: + Ở Trung du và miền núi diện tích rộng và nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động. + Ở đồng bằng diện tích nhỏ mà dân cư, nguồn LĐ tập trung đông nên thiếu việc làm, sử dụng không hiệu quả nguồn LĐ, tệ nạn xã hội gia tăng. + Quá trình đô thị hóa khu vực nông thôn diễn ra chậm nên một bộ phận đã đổ về đô thị kiếm sống gây ra tác động tiêu cực và ô nhiễm môi trường khu vực thành thị. Câu hỏi: Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí ? Phương hướng và biện pháp thực hiện? Phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và nguồn lao động trên phạm vi cả nước.  Phương hướng và biện pháp: - Thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. - Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, LĐ giữa các vùng. - Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. - Đưa xuất khẩu lao động thành 1 chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể. - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển CN ở nông thôn. Bài 17: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Câu hỏi: Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta? Thế mạnh: - Nguồn lao động nước ta dồi dào, năm 2005 có đến 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động. - Nguồn lao động trẻ, năng động và tiếp thu khoa học nhanh. - Người lao động cần cù sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất. - Chất lượng người lao động ngày càng được nâng lên. Hạn chế: - Lao động còn thiếu tác phong trong công nghiệp , kĩ luật LĐ chưa cao. - Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kỷ thuật lành nghề còn thiếu, sự năng động và tác phong trong công nghiệp của người lao động còn hạn chế. Câu hỏi: Vì sao việc làm lại là một vấn đề kinh tế -xã hội lớn ở nước ta hiện nay? Hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí và hiệu quả nguồn LĐ ở nước ta? Vì dân số đông, nguồn lao động rất dồi dào và mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người khi nền kinh tế phát triển chưa cao, dẫn tới tình trạng thất nghiệp và thiếu việc. Năm 2005, ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là 1,1%, tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%. Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp, các tệ nạn XH gia tăng. Hướng giải quyết việc làm hiện nay ở nước ta là: - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng và các ngành cho hợp lí. - Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ sức khoẻ sinh sản. - Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất, chú ý phát triển các ngành dịch vụ. - Tăng cường hợp tác liên kết quốc tế, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Bài 18: ĐÔ THỊ HÓA Câu hỏi: Đô thị hoá ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KT-XH ở nước ta? Ảnh hưởng tích cực : Đô thị hoá có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. - Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp- xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước. 8 - Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật ; có cơ sở vật chất -kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Ảnh hưởng tiêu cực: ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội, Vì thế cần điều chỉnh quá trình đô thị hoá phù hợp với quá trình công nghiệp hoá. BÀI 21 : ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA Câu hỏi: Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì? Thuận lợi: - Chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm. - Có thể áp dụng các phương pháp canh tác như xen canh, tăng vụ, gối vụ . . - Có nhiều sản phẩm NNcó giá trị xuất khẩu, đặc biệt là lúa nước và cây công nghiệp. - Tạo sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tạo thế mạnh khác nhau giữa các vùng.  Khó khăn: - Tính bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới. Thiên tai thường xuyên xảy ra. - Tính mùa vụ khắt khe trong sản xuất nông nghiệp. Câu hỏi: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa? Nền nông nghiệp cổ truyền Nền nông nghiệp hàng hóa - Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều lao động. - Năng suất thấp. - Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chủ yếu. - Người sản xuất quan tâm nhiều đến số lượng. - Phổ biến ở nhiều vùng có KT chưa phát triển. - Nền sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc. - Năng suất cao. - Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa, liên kết nông - công nghiệp. - Người sản xuất quan tâm nhiều đến lợi nhuận. - Phổ biến ở vùng có kinh tế phát triển. Bài tập: Bảng số liệu cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính. (đơn vị: %) Năm Nông-lâm-thủy sản Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ Hộ khác 2001 80,9 5,8 10,6 2,7 2006 71,0 10,0 14,8 4,2 Hãy nhận xét cơ cấu hoạt hoạt động kinh tế ở nông thôn nước ta. - Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 71%., các hộ họat động trong khu vực phi nông nghiệp còn thấp: CN-XD chiếm 10%, dịch vụ chiếm 14,8% (năm 2006) - Từ năm 2001-2006, cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất đang có sự chuyển dịch: tỉ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm xuống nhiều nhất và giảm 9,9%, tỉ trọng trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng 4,2%, dịch vụ tăng 4,2% và hộ khác tăng 1,9%. - Sự chuyển dịch trong cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính còn chậm, tỉ trọng hộ trong ngành nông -lâm - thủy sản còn quá lớn năm 2006 chiếm 71,0%. Bài 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Câu hỏi: Dựa vào átlát địa lí VN, nhận xét tình hình sản xuất và phân bố cây lúa ở nước ta. Giải thích nguyên nhân làm cho sản lượng lúa nước ta tăng nhanh? - Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh từ 5,6 triệu ha(1980) lên 7,3 triệu ha(2005). - Năng suất lúa tăng nhanh, hiện nay đạt 49 tạ/ha/năm. - Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn(1980), hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn. - Bình quân lương thực theo đầu người tăng mạnh đạt 470 kg/người/năm. Là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới: mỗi năm xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn/năm. - Phân bố: ĐBS Cửu Long là vùng sản xuất lúa lớn nhất, đứng thứ 2 là ĐBS Hồng. - Nguyên nhân sản lượng lúa nước ta tăng nhanh: Do khai hoang mở rộng diện tích, phát triển thủy lợi nên chủ động nước tưới. Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới nên năng suất tăng mạnh. Câu hỏi: Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản suất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta? - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả: + Có nhiều loại đất: đất feralít, đất phù sa cổ, đất phù sa. + Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, phân hóa đa dạng. + Nguồn nước dồi dào: nước trên mặt, nước ngầm, sông ngòi dày đặc. + Nguồn lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm. 9 + Mạng lưới công nghiệp chế biến ngày càng phát triển. + Nhu cầu thị trường còn rất lớn. - Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn: + Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. + Cung cấp các mặt hàng cho xuất khẩu. + Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và nguồn lao động. + Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ở những vùng còn nhiều khó khăn. Bài 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆP Câu hỏi: Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta? Thuận lợi: Về tự nhiên: + Có bờ biển dài 3260 Km, diện tích khoảng 1 triệu Km 2 . + Nguồn lợi hải sản khá phong phú ( tổng trữ lượng khoảng 3,9 đến 4 triệu tấn) + Có nhiều ngư trường trong đó có 4 ngư trường trọng điểm + Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ lớn. - Về kinh tế- xã hội: + Nhân dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản + Phương tiện tàu thuyền, các ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. + Dịch vụ và chế biến thuỷ sản được mở rộng + Thị trường tiêu thụ rộng lớn + Chính sách khuyến ngư của nhà nước Khó khăn: Về tự nhiên: nhiều thiên tai ( bão, lũ lụt…). Một số vùng ven biển môi trường bị suy thoái, nguồn lợi bị suy giảm. - Về kinh tế-xã hội: Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới. Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Công nghệ chế biến, chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế. Câu hỏi: Hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản nước ta? Khai thác thuỷ sản: Sản lượng khai thác liên tục tăng(năm 1990: 728,5 nghìn tấn đến 2005: 1987,9 nghìn tấn). Các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản nhất là các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ Nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCửu Long Nguyên nhân: do tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều. Phương pháp nuôi trồng cải tiến. Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.  Ý nghjĩa: Đảm bảo tốt hơn và ổn định nguồn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến và xuất khẩu, điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản. Bài tập: Giá trị sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 1995-2008 Năm 1995 2000 2006 2008 Sản lượng ( nghìn tấn) 1584 2250 3720 4602 Giá trị sản xuất (tỉ đồng) 13524 21777 42036 50081 a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 1995-2008? b. Nhận xét tình hình sản xuất ngành thủy sản nước ta giai đoạn 1995-2008? a.Vẽ biểu đồ: lưu ý vẽ 2 trục tung, trục tung bên tay trái biểu thị sản lượng nghìn tân và vẽ biểu đồ cột. Trục tung bên tay phải biểu thị tỉ đồng và vẽ biểu đồ đường. Chú ý chia khoảng cách năm chính xác (1 cm = 2 năm). Vẽ xong ghi số liệu trên các cột và đường, chú giải và ghi tên biểu đồ. b.Nhận xét: Trong giai đoạn 1995-2008 sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản nước ta tăng và tăng liên tục qua các năm, trong đó sản lượng tăng 3018 nghìn tấn ( tăng 2,9 lần), giá trị sản xuất tăng 36557 tỉ đồng ( tăng 3,7 lần). Bài 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP Câu hỏi: Hãy trình bày các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta - Các nhân tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội, kĩ thuật, lịch sử… - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra nền chung cho sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp - Các nhân tố kinh tế, xã hội, kĩ thuật, lịch sử có tác động khác nhau: + Nền kinh tế tự cấp, tự túc sản xuất nhỏ, sự phân hoá nông nghiệp bị chi phối bởi các điều kiện tự nhiên + Nền sản xuất hàng hoá các nhân tố Kinh tế, xã hội tác động rất mạnh làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của việc đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn? 10 - Đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạng hoá kinh tế nông thôn cho phép: + Khai thác hợp lí các điều kiện tự nhiên + Sử dụng tốt hơn nguồn lao động + Tạo thêm việc làm và nông sản hàng hoá + Giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động bất lợi + Tăng thêm sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp. Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Câu hỏi: Dưa vào Atlát địa lí VN và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta và nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá đó? ●Hoạt động CN chủ yếu tập trung ở 1 số khu vực: (đọc atlat trang 22) + Ở Bắc Bộ: Đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất trong cả nước. Từ Hà Nội hoạt động CN với chuyên môn hóa khác nhau lan toả dọc các tuyến giao thông huyết mạch như hướng: Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng), Việt Trì- Lâm Thao (hoá chất, giấy), Hoà Bình- Sơn La (thuỷ điện), Nam Định- Ninh Bình (dệt may, điện) - Ở Nam Bộ hình thành 1 số dải CN, trong đó nổi lên các trung tâm CN hàng đầu: TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một,Vũng Tàu. Hướng chuyên môn hoá rất đa dạng (thuỷ điện, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, điện tử, đóng tàu, ô tô, hoá chất, dệt may, thực phẩm ). - Dọc Duyên hải miền Trung: Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng nhất, còn có các trung tâm (Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…) với các ngành (cơ khí, hoá chất, thực phẩm) - Các khu vực còn lại, nhất là vùng núi (Tây Nguyên, Tây Bắc) CN phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc. ● Nguyên nhân: Sự phân hoá công nghiệp theo lãnh thổ nước ta là kết quả tác động của nhiều nhân tố bên ngoài và bên trong: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện KT-XH (dân cư và lao động, trung tâm KT và mạng lưới đô thị, thị trường, vốn). Nên các khu vực hoạt động CN mức độ cao thường gắn với sự có mặt của các nhân tố trên. Bài 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Câu hỏi: Dựa vào Atlat Địa lí VN và kiến thức đã học, nhận xét về sự thay đổi sản lượng than, dầu, điện của nước ta? Nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng? Nhận xét về sản lượng của ngành CN năng lượng: - Công nghiệp khai thác than sản lượng tăng liên tục và đạt hơn 34 triệu tấn (năm 2005) - Công nghiệp khai thác dầu khí sản lượng dầu thô liên tục tăng nhanh đạt 18,5 triệu tấn ( năm 2005) hoặc xem số liệu trong Át lát. - Công nghiệp điện lực: sản lượng điện tăng liên tục và tăng ngày càng nhanh đạt 52,1 tỉ kwh ( năm 2005). Nhận xét và giải thích về phân bố của các ngành CN năng lượng: - CN năng lương phân bố không đều, phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên. - CN khai thác nhiên liệu phân bố chủ yếu nơi có các mỏ than( Quảng Ninh –thuộc Trung du và MNBBộ) hoặc khai thác dầu khí tập trung ở thềm lục địa Đông Nam Bộ. - Các nhà máy thủy điện phân bố chủ yếu ở Trung du và MNBBộ, Tây Nguyên vì có tiềm năng thủy điện lớn. - Các nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào nhiên liệu là than, dầu mỏ, khí tự nhiên nên phân bố tập trung ở Quảng Ninh, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long dựa vào dầu khí. Câu hỏi: Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? Vì ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác -Với cơ cấu ngành đa dạng có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước. - Sản lượng các sản phẩm tăng cao -Giá trị sản lượng cao góp phần tăng trưởng kinh tế -Giá trị xuất khẩu tăng nhanh ( hàng tỉ đôla/năm) - Giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động -Tác đông mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác: nông nghiệp, ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ. BÀI 28: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP Câu hỏi: Nước ta có những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? Các khu CN có đặc điểm gì? Phân bố như thế nào trên đất nước ta? [...]... tích gieo trồng cây công nghiệp giai đoạn 1975-2008: Đơn vị nghìn ha Năm 1975 1985 1990 2000 2008 Cây công nghiệp hàng năm 210,1 600,7 542,0 778,1 806,1 Cây công nghiệp lâu năm 172,8 470,3 657,3 1451,3 1885,8 a Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm ở nước ta giai đoạn 1975-2008 ? b Nhận xét và giải thích về sự biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm ở giai đoạn 1975-2008?... vấn đề xã hội, môi trường Đến năm 2010, tỉ trọng các khu vực là 20%, 34%, 46% Câu hỏi: Phân tích các thế mạnh về tài nguyên thi n nhiên, kinh tế-xã hội đối với phát triển KT ở ĐBS Hồng? - Về tài nguyên thi n nhiên: + Tài nguyên đất quan trọng hàng đầu, đất nông nghiệp chiếm 51,2% DT đồng bằng, trong đó 70% đất phù sa màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp + Tài nguyên nước phong phú( hệ thống sông... kinh tế Năm 1999 Năm 2008 Nhà nước 39,9 18,5 Ngoài nhà nước 22,0 37,1 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 38,1 44,4 a Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1999 và năm 2008 b Nêu nhận xét và giải thích nguyên nhân? a Vẽ 2 biểu đồ hình tròn bán kính năm biểu đồ năm 1999 < năm 2008 b Nhận xét: Từ năm 1999-2008, giá trị sản xuất công nghiệp của... lãnh thổ công nghiệp ở nước ta: Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp ● Đặc điểm và sự phân bố các khu CN ở nước ta: - Đặc điểm: Khu CN là hình thức tổ chức lãnh thổ CN mới được hình thành ở nước ta từ những năm 90 của thế kỉ 20 do chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất CN và thực hiện dịch vụ hỗ trợ sản xuất CN, không có dân... thông vận tải và bưu chính viễn thông lớn nhất nước ta Tiếp giáp vùng giàu tài nguyên + Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn kĩ thuật + Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất tốt nhất và hoàn thi n nhất cả nước + Thị trường tiêu thụ lớn + TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, Hà Nội lớn thứ 2 BÀI 29: THỰC HÀNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP Câu hỏi: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. .. trọng giá trị xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta trong các năm 2000 và 2008? b Nhận xét sự thay đổi thứ bậc về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng? 16 c Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta trong các năm 2000 - 2008? a Xếp thứ tự từ cao đến thấp về tỉ trọng giá trị xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ - Năm 2000, chiếm tỉ... phát triển các trang trại ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long: - Đông Nam Bộ: + Trang trại trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ lớn (58,3%), đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta + Trang trại trồng cây hàng năm và chăn nuôi chiếm tỉ lệ khá lớn vì ở đây có nhiều đồng cỏ và đứng đầu cả nước về cây công nghiệp hàng năm như: lạc, thuốc lá, đậu tương - Đồng bằng sông Cửu Long: + Trang trại... giao thông đường bộ nhằm khai thác tốt tiềm năng của vùng - Cho phép khai thác các thế mạnh về biển: Phát triển cảng nước sâu, hình thành các khu công nghiệp, các khu chế xuất và khu kinh tế mở Câu hỏi: Dựa vào atlát địa lí VN, kể các nguồn tài nguyên khoáng sản để phát triển công nghiệp của Duyên hải NTB? Trình bày hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng? - Tài nguyên khoáng sản: vật liệu. .. kẻ giấy thi chia từ 0,100,200…đến 1900 Trục hoành quy định 1cm = 3 năm để vẽ Vẽ xong dùng 2 kí hiệu phân biệt, ghi số liệu và có chú giải kèm theo rồi mới ghi tên biểu đồ b Nhận xét và giải thích: - Nhận xét: Giai đoạn 1975-2008, nhìn chung diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây CN lâu năm ở nước đều tăng: + Tổng diện tích tăng 2309 nghìn ha (tăng 7 lần) + Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng... xuất và khu công nghệ cao ●Phân bố: Các khu CN phân bố không đều theo lãnh thổ, tập trung nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó đến đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung Các vùng khác việc hình thành các khu CN tập trung còn hạn chế Câu hỏi: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam giải thích vì sao Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta? - Đây là 2 trung tâm công nghiệp hội . TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHỆP ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2011 năm 2011 2 ĐỀ. 11 ●Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta: Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp. ● Đặc điểm và sự phân

Ngày đăng: 09/03/2014, 20:20

Hình ảnh liên quan

Câu hỏi: Nêu biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sơng đất, sinh vật ở - TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHỆP ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2011 pdf

u.

hỏi: Nêu biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sơng đất, sinh vật ở Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bài tập: Dựa vào bảng số liệu sau về sự biến động diện tích rừng qua các năm. Hãy rút ra nhận xét về sự biến động diện tích rừng và giải thích nguyên nhân?  - TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHỆP ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2011 pdf

i.

tập: Dựa vào bảng số liệu sau về sự biến động diện tích rừng qua các năm. Hãy rút ra nhận xét về sự biến động diện tích rừng và giải thích nguyên nhân? Xem tại trang 5 của tài liệu.
Bài tập 4: Cho bảng số liệu dưới đây: Các loại trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và - TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHỆP ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2011 pdf

i.

tập 4: Cho bảng số liệu dưới đây: Các loại trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và Xem tại trang 17 của tài liệu.
 Phân tích bảng số liệu phải tính sang %: (đơn vị: %) - TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHỆP ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2011 pdf

h.

ân tích bảng số liệu phải tính sang %: (đơn vị: %) Xem tại trang 18 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan