Các tài liệu này chủ yếu thiên về cách hiểu và sự thay đổi trong cấu trúc và nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống và hiện đại nói chung và tiểu thuyết chiến tranh nói riêng từ đó chún
Trang 1
NGÔ THỊ THÙY NGA
“NHỮNG THỨ HỌ MANG THEO” CỦA TIM O’BRIEN VÀ VẤN ĐỀ CHIẾN
TRANH VIỆT NAM
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số : 60.22.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2011
Trang 21
Lời cảm ơn
Sau ba năm được học tập và nghiên cứu ở khoa Văn học và ngôn ngữ
trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đề tài “Những thứ họ mang
theo” và vấn đề chiến tranh Việt Nam của chúng tôi đã hoàn thành
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Phó Giáo sư-Tiến sĩ Đào Ngọc Chương, người đã hướng dẫn tôi hết sức tận tình, người đã động viên
và tin tưởng tôi trong quá trình thực hiện bản luận văn này
Chúng tôi cũng xin cảm ơn các Thầy Cô trong Tổ bộ môn Văn học Nước Ngoài, khoa Ngữ Văn trường ĐHKHXH&NV TP.HCM cùng bạn bè đã góp những ý kiến quý báu cho luận văn của chúng tôi
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4/4/2011
Người thực hiện
Trang 32
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
I Lí do chọn đề tài: 3
II Xác định đề tài và phạm vi nghiên cứu: 5
III Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
IV Phương pháp nghiên cứu 18
V Kết cấu của luận văn 16
CHƯƠNG 1: NGƯỜI MỸ VỚI CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM 19
1.1 Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam đã qua: 19
1.2 Hội chứng Việt Nam - một hệ lụy tinh thần của lính Mỹ 26
1.3 Sự xuất hiện của các nhà văn cựu chiến binh Mỹ: 34
CHƯƠNG 2: CHIẾN TRANH VIỆT NAM VÀ CẤU TRÚC TÁC PHẨM 43
2.1 Nghệ thuật xây dựng kết cấu của tác phẩm: 45
2.2 Tính lắp ghép trong việc xây dựng cấu trúc tác phẩm 62
2.3 Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm 77
CHƯƠNG 3: CHIẾN TRANH VIỆT NAM VÀ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM 92 3.1 Nhân vật với những trải nghiệm trong chiến tranh: 94
3.2 Nhân vật đi tìm câu trả lời cho sự ám ảnh của ký ức: 107
3.3 Nghệ thuật xây dựng điểm nhìn của nhân vật người kể chuyện: 120
KẾT LUẬN 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO 136
Trang 43
MỞ ĐẦU
I Lí do chọn đề tài:
Việc chọn đề tài “Những thứ họ mang theo” và vấn đề chiến tranh Việt
Nam” của chúng tôi xuất phát từ một thực tế tình hình văn học chiến tranh Việt
Nam ở Mỹ nói riêng và phê bình nghiên cứu văn học nói chung hiện nay Cuộc chiến tranh Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của công chúng Mỹ và nhu cầu tìm hiểu về cuộc chiến đó là điều tất yếu Đó là một trong những nguyên nhân ra đời của văn học chiến tranh Việt Nam ở Mỹ đồng thời những người lính từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam họ chọn cho mình con đường hiến thân cho nghệ thuật như một giải pháp tối ưu cho sự giải thoát khỏi những ám ảnh của ký
ức về nơi chiến trường xưa khốc liệt và tàn nhẫn của quân đội mình Mặt khác, văn học phương Tây đầu thế kỷ XX đã chứng kiến một cuộc cách mạng về kỹ thuật của tiểu thuyết với những tên tuổi của Marcel Proust, Franz Kafka, James Joyce, Virginia Woolf, Albert Camus, William Faulkner… Chính vì thế những tác phẩm văn học thời kỳ này đều chịu ảnh hưởng và đi theo hướng sáng tác đó Đặc biệt, văn học chiến tranh thường được viết theo lối hiện thực truyền thống nay cũng đã có những thay đổi trong bút pháp sáng tác của các nhà văn nhằm tạo
ra sự mới mẻ trong văn học chiến tranh Tác phẩm của Tim O’Brien là một điển
hình cho một bút pháp sáng tác mới của nền văn học chiến tranh nói chung và chiến tranh Việt Nam nói riêng
Mặt khác, Tim O’Brien là một nhà văn nước ngoài có hiểu biết sâu sắc và
có những tình cảm chân tình với dân tộc Việt Nam Trong rất nhiều nhà văn, nhà thơ đến với Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam hay những nhà văn từng đến tham chiến ở Việt Nam với vai trò là một người lính tình nguyện hay bắt buộc, Tim O’Brien nổi lên như một con người có con mắt thật tinh tường, có cách thể hiện chủ đề thật khác lạ Chúng tôi mong muốn rằng qua luận văn này, có thể khẳng định một nét
Trang 54
độc đáo của ngòi bút Tim O’Brien cũng như giá trị của “Những thứ họ mang
theo”
Ngoài ra, Tim O’Brien là một nhà văn tên tuổi của nền văn học Mỹ thế kỷ
XX Vậy mà ở nước ta, tên tuổi của ông hầu như chưa được biết đến Nếu so sánh với các nhà văn Mỹ hiện đại khác như Ernest Hemingway, William
Faulkner, John Steinbeck, Mark Tain, O’Henry… thì cái tên Tim O’Brien có vẻ
xa lạ hơn rất nhiều, ngay cả khi mười chương trong số hai mươi hai chương của
cuốn tiểu thuyết “Những thứ họ mang theo” của ông đã được dịch ra tiếng Việt
Từ mong muốn được tìm hiểu một nhà văn có vị trí đáng kể như vậy của văn học thế giới hiện đại, cộng với lòng yêu mến một con người rất gần gũi với
đất nước Việt Nam, chúng tôi đã chọn Tim O’Brien cho luận văn của mình
Đồng thời từ khối lượng tác phẩm của nhà văn, chúng tôi chọn nghiên cứu
tiểu thuyết “Những thứ họ mang theo” bởi trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của
O’Brien, tác phẩm này được xem là một trong những cuốn tiểu thuyết xuất sắc của ông Nó đánh dấu một bước đột phá trong cách viết về văn học chiến tranh
của một nhà văn đã từng tham chiến Quan trọng hơn “Những thứ họ mang
theo” trực tiếp lấy đề tài về cuộc chiến tranh Việt Nam, đất nước Việt Nam và
con người Việt Nam trong cuộc chiến cũng như trong thời bình
“Những thứ họ mang theo” được xếp vào loại tác phẩm nghiêm túc và có
tính sáng tạo cao, khác với các loại truyện chiến tranh dễ dãi, có tính rập khuôn,
máy móc khác Cũng như những tác phẩm nghiêm túc khác, ở đây Tim O’Brien
đề cập đến vấn đề nhạy cảm mang tính chính trị - cuộc chiến tranh Mỹ đã tiến
hành ở Việt Nam Tuy nhiên, thoạt nhìn “Những thứ họ mang theo” không
giống các tác phẩm viết về chiến tranh khác mà chúng ta quen đọc Nó là những mảng ký ức lộn xộn chợt ùa về trong tâm trí của nhà văn chứ không phải là những ký ức được sắp xếp theo một trật tự trước sau của những sự kiện đã diễn
ra trong quá khứ Có thể nói, Tim O’Brien đã khoác lên cái cốt lõi chính trị kia
Trang 65
một tấm áo, một cái vỏ bọc mới, một hình hài mới với những yếu tố kỹ thuật của tiểu thuyết thế kỷ XX mà đại diện cho những cách tân táo bạo ấy chính là: Proust, Kafka, James Joyce, Carver…
Chính vì vậy, trong tiểu thuyết “Những thứ họ mang theo”, vấn đề chiến
tranh Việt Nam đã ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống cấu trúc và nhân vật của tác phẩm được xem là một trong những điểm nổi bật Nó không chỉ làm nên nét độc đáo của tác phẩm mà còn đem đến cho người đọc một phương thức sáng
tạo mới mẻ, một nét đặc trưng của tiểu thuyết Tim O’Brien nói riêng và tiểu
thuyết phương Tây thế kỷ XX nói chung
Cuốn tiểu thuyết đặt ra nhiều vấn đề Giới nghiên cứu có thể tiếp nhận tác phẩm từ nhiều góc độ như: chính trị, xã hội, tôn giáo, chủ nghĩa dân tộc… Có lẽ
vì thế, một trong những tờ báo uy tín nhất của Mỹ “The New York Times” bầu
chọn “Những thứ họ mang theo” là một trong những cuốn tiểu thuyết của thế
kỷ Với khả năng có hạn và phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ đi vào một khía cạnh nhỏ mà thôi
Tên đề tài của chúng tôi là: ““Những thứ họ mang theo” và vấn đề
chiến tranh Việt Nam” Hi vọng từ góc độ này, chúng tôi có thể góp một phần
nào đó vào việc đưa nền văn học Mỹ nói chung và văn học Mỹ về chiến tranh Việt Nam nói riêng đến với người đọc Việt Nam để chúng ta có cái nhìn rõ hơn
về phía bên kia chiến tuyến
II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài “Những thứ họ mang theo” và vấn đề chiến tranh Việt
Nam”, chúng tôi giới hạn cách hiểu vấn đề chiến tranh Việt Nam ở đây như là
cách thức mà tác giả dùng để chi phối toàn bộ bút pháp trong cuốn tiểu thuyết của mình
Bản thân khái niệm “vấn đề chiến tranh” có thể khiến ta nghĩ đến việc đề
cập đến nhiều vấn đề tế nhị khác nhau về cuộc chiến đã qua và có thể nói đã
Trang 76
đụng đến vấn đề nhạy cảm về chính trị của quốc gia Tuy nhiên, trong luận văn
này chúng tôi nhìn nhận vấn đề chiến tranh Việt Nam đối với tác phẩm của Tim O’Brien như một yếu tố tất yếu chi phối toàn bộ việc xây dựng hình thức nghệ
thuật của tác phẩm Vấn đề ấy chính là tâm lí của người lính trước cuộc chiến, trong và sau cuộc chiến như thế nào
Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này, thoạt đầu chúng tôi chỉ tìm được những chương/truyện của tác phẩm được dịch sang tiếng Việt rải rác trên các tạp chí như Văn nghệ quân đội, Văn học nước ngoài… Vì lẽ đó, chúng tôi đã sử
dụng bản tiếng Anh “The Things They Carried” do Broadway Books, New
York, 1998 xuất bản làm tư liệu gốc Mọi dẫn chứng trong luận văn đều được chúng tôi dịch từ nguyên bản Với trình độ tiếng Anh còn hạn chế, bên cạnh việc
nghiên cứu một tác giả khó đọc như Tim O’Brien, nên trong khi triển khai luận
văn, chúng tôi chủ yếu tập trung vào một tiểu thuyết này mà thôi
Chúng tôi cũng liên hệ với các tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh và một
số cuốn từ điển Anh - Việt Các tài liệu này chủ yếu thiên về cách hiểu và sự thay đổi trong cấu trúc và nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống và hiện đại nói chung và tiểu thuyết chiến tranh nói riêng từ đó chúng tôi rút ra được những thay đổi trong phong cách của nhà văn đối với đứa con tinh thần của mình
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn có thể làm nổi rõ những nét mới lạ,
độc đáo của Tim O’Brien trong nghệ thuật xây dựng cấu trúc và nhân vật của
tác phẩm theo một bút pháp sáng tạo mới của tiểu thuyết chiến tranh mới thế kỷ
XX Đồng thời qua đó giúp người đọc Việt Nam có một cái nhìn đa dạng hơn về cuộc chiến tranh cũng như về những con người ở bên kia chiến tuyến
Chúng tôi cũng mong muốn khẳng định những sáng tạo, đóng góp của
Tim O’Brien vào sự đổi mới nghệ thuật của tiểu thuyết hiện đại Thành công của Tim O’Brien là một minh chứng cho xu thế của tiểu thuyết hiện nay: vừa đề
cập đến những vấn đề hệ trọng, vừa thu hút được đông đảo độc giả trong thời đại của truyền hình và công nghệ thông tin
Trang 87
Cuối cùng là mong ước có thể góp phần làm cho cái tên Tim O’Brien bớt
xa lạ hơn đối với độc giả Việt Nam
III Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về Tim O’Brien còn rất hạn chế, nên để thực hiện đề tài, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm tư liệu
Về mảng tư liệu bằng tiếng Việt, chúng tôi tham khảo hai mươi lăm cuốn về sách nghiên cứu chung về văn học phương Tây hiện đại nói chung và văn học
Mỹ nói riêng, ba cuốn từ điển và từ điển thuật ngữ văn học để tìm hiểu thêm về những định nghĩa và vấn đề liên quan đến luận văn, một số bài báo văn học chiến tranh Việt Nam của các cựu chiến binh Mỹ đã từng tham gia chiến đấu ở Việt Nam và một bài viết của Hoàng Ngọc Tuấn trực tiếp nói về sáng tác của
Tim O’Brien Bài báo này có đề cập tương đối kỹ đến quan điểm thẩm mỹ trong
những sáng tác của O’Brien nói chung và cuốn “Những thứ họ mang theo” nói
riêng Ngoài những bài viết trên, chúng tôi đặc biệt chú ý đến bài viết của
PGS.TS Đào Ngọc Chương trong cuốn “Truyện ngắn dưới ánh sáng so sánh”, tác giả đề cập đến khá nhiều về Tim O’Brien cũng như tác phẩm “Những thứ họ
mang theo” Điều này đã giúp ích chúng tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên
cứu về đề tài chúng tôi đã chọn
Về mảng tư liệu bằng tiếng nước ngoài, chúng tôi thu lượm được một số tài liệu trên Internet qua mục thư viện thế giới và những bài viết (có bài là báo,
có bài được trích từ các chuyên luận nghiên cứu) Ngoài ra chúng tôi còn tập hợp được một số cuốn sách vừa như là những hợp tuyển văn học phương Tây, vừa là những chuyên luận về văn học Mỹ Có thể nói mảng tư liệu bằng tiếng Anh này
vô cùng quý báu đối với chúng tôi khi mà những nghiên cứu trong nước còn quá
ít ỏi
Dưới đây chúng tôi xin trình bày sơ lược nội dung những tài liệu vừa nói trên Để thuận tiện cho việc theo dõi, chúng tôi phân loại những nội dung công
Trang 98
trình nghiên cứu đó theo nội dung mức độ nghiên cứu chứ không theo ngôn ngữ tiếng Anh hay tiếng Việt Nghĩa là chúng tôi sắp xếp theo thứ tự những công
trình không hề nhắc đến O’Brien, có nhắc đến đôi chút và trực tiếp nghiên cứu
về Tim O’Brien, không phân biệt đó là tiếng Anh hay tiếng Việt, không phân
biệt các bài báo hay chuyên luận, từ điển hay hợp tuyển
Ta thấy, những tác phẩm văn học chiến tranh về Việt Nam của các nhà văn cựu chiến binh Mỹ rất nhiều và có những tác phẩm đạt những giải thưởng cao quý của nền văn học Mỹ và đang được đưa vào giảng dạy cho học sinh, sinh viên Mỹ Thế nhưng ở Việt Nam chúng ta dường như không có một công trình nào nói về mảng văn học trên trong các giáo trình văn học để học sinh, sinh viên
ta có thể hiểu thêm những khía cạnh khác nhau trong cuộc chiến của những người bên này hay bên kia chiến tuyến và tự hào về một dân tộc Việt Nam anh
hùng Trong bộ sách đồ sộ “Lịch sử văn học phương Tây”, hai tập, nhiều tác
giả, Nxb Giáo dục, H.1963 chủ yếu nói về nền văn học Pháp và các nền văn học trên thế giới nhưng dường như không có bài viết nào về văn học chiến tranh Việt
Nam của các nhà văn Mỹ Cuốn sách “Phê bình – lý luận văn học Anh Mỹ” của Lê Huy Bắc cũng chủ yếu nói về những nhà văn gạo cội của nền văn học
Anh - Mỹ như Mark Twain, Gertrude Stein, William Faulkner, Ernest Hemingway…
Mặt khác, trong luận văn này chúng tôi nói đến một bút pháp mới trong
tiểu thuyết chiến tranh của Tim O’Brien theo hướng của tiểu thuyết phương Tây
thế kỷ XX Do đó, chúng tôi sẽ sơ lược về những đổi mới của tiểu thuyết phương
Tây hiện đại nhằm hướng đến tiếp nhận tác phẩm của O’Brien một cách sâu sắc
V Dnieprov trong “Những mưu toan đổi mới của nền tiểu thuyết hiện
đại” – Nxb Văn học, H 1961 đã đề cập đến những đổi mới của nền tiểu thuyết
hiện đại nhưng lại chỉ giới hạn ở các nhà Tiểu thuyết Mới, nhất là Robbe Grillet
Cùng khuynh hướng này, trong “Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa”, Nxb
Văn học, H 1978, Đỗ Đức Hiểu trên cơ sở phân tích những đánh giá của các
Trang 109
Tiểu thuyết Mới về Proust, Joyce và Kafka, dẫu công nhận những yếu tố hiện thực có tính chất tố cáo chế độ trong những sáng tác của những nhà văn này (mà
chủ yếu là Kafka), vẫn cho đó là sự “phản kháng tiêu cực, mơ hồ, bất lực và
tuyệt vọng” [19,89] Người đọc đã và đang quen với loại tiểu thuyết truyền thống của thế kỷ XIX dễ đọc, dễ hiểu, giờ đây phải tiếp nhận một cách viết hoàn toàn mới mẻ, không theo lối mòn cũ nữa nên là một thử thách khó khăn đối với người đọc và cả người sáng tác Vì vậy cần phải có thời gian để đánh giá các thể nghiệm ấy? Và thời gian đã làm nên điều kì diệu, người đọc giờ đây đã xem họ (Franz Kafka, Marcel Proust và William Faulkner) là những người tiên phong
trong việc cách tân kỹ thuật tiểu thuyết hiện đại Đỗ Đức Dục trong “Chủ nghĩa
hiện thực phê phán trong văn học phương Tây”, Nxb KHXH, H, 1971, có nhắc
tới những khám phá của các nhà tiểu thuyết hiện đại trong việc thể hiện tiềm thức, vô thức, trực giác và bản năng của con người Hay Đặng Thị Hạnh trong
chuyên luận “Một vài gương mặt văn xuôi Pháp thế kỷ XX” Nxb Đà Nẵng, H,
2000, có sơ qua vài nét về hướng tìm tòi của tiểu thuyết phương Tây giữa hai cuộc chiến với sự đóng góp đáng kể của Proust, Woolf và Joyce
Những nhà nghiên cứu hàng đầu về Văn học phương Tây của Việt Nam
như Đặng Anh Đào trong “Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây đương
đại”, Nxb ĐHQG, H, 2001, hay Phùng Văn Tửu trong “Tiểu thuyết Pháp hiện đại - những tìm tòi đổi mới” – Nxb KHXH, Nxb Mũi Cà Mau, 1990, đều đề cập
đến sự đổi mới của lối viết, nó gợi mở cho chúng ta hướng tiếp cận văn bản vô
cùng mới mẻ Hay Đỗ Lai Thuý biên soạn trong cuốn “Nghệ thuật như là thủ
pháp” – Lý thuyết chủ nghĩa hình thức Nga”, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2001,
cũng có đề cập đến những đổi mới của nền văn học Nga Dẫu không trực tiếp tìm được gì liên quan đến hướng nghiên cứu của luận văn này, nhưng những công trình ấy đã giúp chúng tôi có được một cái nhìn sâu sắc hơn đối với cuốn tiểu thuyết mà mình đang nghiền ngẫm
Trang 1110
Như trên chúng tôi đã trình bày, vì ở Việt Nam chưa có một công trình
nghiên cứu nào về Tim O’Brien một cách đầy đủ, nên các nhà nghiên cứu khi
viết về văn học Mỹ, thường chỉ nói đến ông như một gương mặt đại diện cho những tác phẩm văn học về chiến tranh của các nhà văn cựu chiến binh Mỹ nói riêng và văn học hiện đại Mỹ nói chung
Trong bài viết “Truyện ngắn Mỹ đương đại” của Lê Huy Bắc trong “Tạp
chí văn học” số 1, 1997 khi đưa ra về những nhận định về văn học Mỹ cũng như
sự đóng góp của nó vào nền văn học của nhân loại với một chủng loại mới mà
chúng ta thường hay nói đó là hư cấu (fiction), Lê Huy Bắc có nhắc đến Tim O’Brien với chương cuối cùng “Những cuộc đời sau khi chết” trong cuốn tiểu
thuyết “Những thứ họ mang theo” như một truyện ngắn bộc lộ nỗi ám ảnh trong
tâm trí của nhân vật Đối với các nhà văn cựu chiến binh Mỹ, cuộc chiến thảm khốc ở Việt Nam đến nay vẫn gieo bao nỗi kinh hoàng trong thế giới tinh thần
của họ Tim O’Brien được xem là một đại diện trong số đó
PGS.TS Phan Thu Hiền trong tạp chí Văn học nước ngoài cùng số 1, 1997,
trong bài dịch chương cuối “Những cuộc đời sau khi chết” của cuốn tiểu thuyết
“Những thứ họ mang theo” cũng có đôi lời về tiểu sử của nhà văn Tim
O’Brien
Tác giả Trần Đăng Khoa trong bài viết “Những gì họ đã mang theo” trên
tạp chí Văn nghệ Quân đội tháng 12 – 1994, có đôi lời về tác giả cũng như quan
điểm của Tim O’Brien về tác phẩm của mình như sau: “Cuốn sách của tôi là tập
ký ức, hay nói đúng hơn là nỗi ám ảnh của những người lính Mỹ về cuộc chiến tranh ở Việt Nam Bởi thế, tôi chia làm ba phần Phần một là thời gian ở Việt Nam Phần hai là thời gian hiện tại Phần ba là tuổi thơ đan chen Nhưng tôi viết phóng thoáng Mỗi mảng là một câu chuyện, có khi một sự kiện hoặc một tình tiết, nhưng được viết một cách độc lập, đứng ra thành từng truyện riêng Gộp tất cả lại thì nó lại là tiểu thuyết Bởi thế tôi chả biết gọi nó là cái gì
Trang 1211
Truyện ngắn à? Không phải! Tiểu thuyết à? Cũng không phải Thôi, ta cứ gọi nó
là cuốn sách.”
Cũng tác giả Lê Huy Bắc trong cuốn “Truyện ngắn hậu hiện đại thế
giới” trong bài viết mở đầu “Ba khuynh hướng truyện ngắn hậu hiện đại”
cũng đề cập đến nhà văn Tim O’Brien như một tác giả Mỹ đại diện cho lối viết
truyện ngắn cực ngắn của văn học thế giới cũng như việc đặt nhan đề truyện của
mình là tình cờ: “Nhan đề truyện ngắn được nhặt tình cờ trong lời khuyên của
người làm bánh với vợ chồng Howard… Các nhà văn cùng thời với Carver, như Tim O’Brien (Hành trang của họ), Leslie Marmon Silko (Người đàn bà da vàng)… cũng có chung cách đặt tiêu đề” [9,13-14] Đồng thời dịch
chương/truyện “Những thứ họ mang theo” cùng tên tác phẩm “Những thứ họ
mang theo” được xem là một trong những truyện ngắn hay nhất của văn học
Mỹ
Trong bài “Người Mỹ nghĩ gì về “Nỗi buồn chiến tranh”?” của Phạm
Xuân Nguyên nói về cảm nhận của độc giả và các nhà nghiên cứu phê bình văn
học Mỹ đối với tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh”của Bảo Ninh Trong đó tác giả so sánh “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh và “Những thứ họ mang
theo” của Tim O’Brien Đồng thời tác giả trích dẫn lại lời của Tim O’Brien về
những tác phẩm viết về chiến tranh: “Các truyện về chiến tranh thực chất không
phải bao giờ cũng viết về chiến tranh Chúng không viết về bom đạn và mưu lược quân sự Chúng không viết về chiến thuật, chúng không viết về các hố cá nhân và lều trại Truyện chiến tranh giống như bất kì truyện hay nào, rốt cuộc là viết về trái tim con người” [57, -] 1Đây được xem là gợi ý để chúng tôi phân tích tác phẩm trên cơ sở hiểu thêm về quan niệm và tấm lòng nhân ái của nhà văn
1
[57, -]: “57”: số tài liệu , “-” : tên tài liệu trang điện tử
Chúng tôi sử dụng ký hiệu trên cho những tài liệu tiếp theo trong luận văn
Trang 1312
Không giống như các nhà nghiên cứu trên, PGS-PTS Huy Liên –
ĐHKHXH & NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trong bài viết “Mấy xu hướng nghệ thuật trong văn xuôi Mỹ nửa sau thế kỷ XX” đã chỉ ra những đổi mới và
phát triển của nền văn học Mỹ đồng thời đưa ra những xu hướng và trào lưu khác nhau trong văn xuôi Mỹ cũng như những đại diện tiêu biểu của nó nhưng không đề cập đến trào lưu văn học chiến tranh ở Mỹ và những đóng góp mới mẻ của nó đối với nền văn học Mỹ Nói như thế, chúng tôi muốn chỉ ra rằng nền văn học của một nước là vô cùng phong phú và việc tiếp cận nó ở góc độ này hay góc độ khác là do sự quan tâm và yêu thích của mỗi người Nhưng qua đây chúng ta cũng thấy rằng những cuốn tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam của các nhà văn cựu chiến binh Mỹ nói riêng hay các nhà văn Mỹ nói chung được dịch sang tiếng Việt rất hiếm hoi và hầu như chủ yếu là những cuốn hồi kí của những người lính Mỹ đã từng một thời chiến đấu ở Việt Nam
Nhà phê bình Mỹ - Dispatch đã nhận xét về “Những thứ họ mang theo” trên tờ Richmond Times như sau: “Những thứ họ mang theo” khác hơn nhiều
so với những cuốn sách viết về Việt Nam… Đó là một bước đột phá bậc thầy về
hình thức và nội dung “Những thứ họ mang theo” nói về cuộc sống, về những
người đàn ông chiến đấu và về cái chết, về bạn bè, về sự ngây thơ của con người
Tất cả hiện ra trong tiểu thuyết của O’Brien như thể mọi người không biết nó đã
từng xảy ra trước đó bao giờ
Hay nhà phê bình Mark Annichiarico (trên thư viện tạp chí) đã đánh giá
rất cao về tài năng của Tim O’Brien cũng như sự xuất sắc của ông trong
“Những thứ họ mang theo”: Là người chiến thắng của giải thưởng quốc gia vào năm 1979 với cuốn tiểu thuyết “Đi theo Cacciato” (“Going after Cacciato”)
Một lần nữa O’Brien cho thấy năng khiếu văn chương của mình với cuốn tiểu
thuyết “Những thứ họ mang theo”, và nó đã được nhiều sự khen ngợi và công
nhận của giới văn học Mỹ Nhiều chương/truyện xuất hiện trong giải thưởng O’Henry và truyện ngắn Mỹ hay nhất Mark Annichiarico còn cho rằng: Mỗi
Trang 1413
chương trong tác phẩm liên quan đến việc khai thác tính cách của một trung đội lính Mỹ tại Việt Nam Những trải nghiệm hết sức độc đáo và vô cùng đau đớn được tìm thấy, cuốn tiểu thuyết phải được đọc như một cuốn sách và không phải
là các câu chuyện lựa chọn được in lại trên các tạp chí… Qua đó, ta thấy cuốn
tiểu thuyết “Những thứ họ mang theo” nhận được rất nhiều sự quan tâm của
giới văn học Mỹ cũng như độc giả Mỹ, mặc dù nó không phải là tác phẩm ca ngợi hình ảnh của quân đội Mỹ và người Mỹ lại rất tự hào về họ cũng như lực
lượng quân đội của mình Tại sao lại như thế? Phải chăng qua tác phẩm của Tim O’Brien, người Mỹ nói riêng và nhân loại trên thế giới nói chung đã tìm thấy
một điều gì đó đẹp đẽ và đầy lòng nhân ái cũng như sự trắc ẩn trong tâm hồn người lính trở về sau cuộc chiến đầy đau thương kia và được thể hiện hết sức thanh bình trong tác phẩm không một tiếng bom đạn nhưng lại đầy ám ảnh đến sâu thẳm trong trái tim của mỗi người khi đọc nó
Không chỉ dừng lại trong sự phê bình của các nhà nghiên cứu văn học, tác phẩm của ông còn được đưa vào trong các trường cao đẳng và đại học ở Mỹ để sinh viên tranh luận đồng thời giáo dục cho họ về cuộc chiến tranh mà đất nước
họ gây ra như thế nào? Trong số những ý kiến ấy chúng tôi chọn ra đây ý kiến được xem tương đối và hữu ích cho việc tìm hiểu tác phẩm mà chúng tôi đang nghiên cứu Nikol B - Sinh viên của trường Cao đẳng Wooster-Debra Shostak ở
Mỹ, trong một cuộc nói chuyện với Tim O’Brien diễn ra vào ngày 2 tháng 10
năm 1991, đã có nói về tác phẩm “Những thứ họ mang theo” như sau: O’Brien
đã tạo ra một thành công: Chiến tranh là nơi mà các binh sĩ luôn đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết Cuốn tiểu thuyết của ông nói về các quyết định để
đi đến chiến tranh, những kinh nghiệm thực tế trong chiến tranh Việt Nam và trở
về sau cuộc chiến Cuốn tiểu thuyết không phải được viết theo kiểu rập khuôn
Nó là một bộ sưu tập các truyện ngắn có thể dễ dàng tách rời nhau Mỗi phần riêng biệt của cuốn tiểu thuyết có thể đứng riêng lẽ một mình Nhưng chúng cùng nhau tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ khi kết hợp với nhau Nhiều nhân vật
Trang 1514
trong những câu chuyện được lặp đi lặp lại và các chi tiết mới như vậy cũng như cách xem xét khác nhau mỗi sự kiện được tiết lộ dần… Một trong những khía cạnh thú vị nhất của cuốn tiểu thuyết này là cuộc chiến giữa hư cấu và hiện thực… Từ sự hợp lệ của tất cả mọi thứ trong tác phẩm người đọc cũng đặt ra câu hỏi về việc tin tưởng vào bất cứ điều gì ông viết Tuy nhiên, kỹ thuật này được ông tạo ra một hiệu quả mới rất đáng kể, đặt người đọc vào một cấp độ hoàn
toàn mới Tim O’Brien đã tạo ra một thành công tuyệt vời cho cuốn tiểu
thuyết… Tiểu thuyết của ông cung cấp một cái nhìn sâu sắc mới của chiến tranh Việt Nam Nó mô tả những cảnh tượng trái hẳn với những tác giả khác và đem đến một sự rõ ràng hơn về một cuộc chiến vẫn còn gây ra nhiều bối rối cho người dân Mỹ Chúng tôi chân thành khuyên các bạn nên đọc cuốn tiểu thuyết này cho bất cứ ai quan tâm đến cuộc chiến tranh Việt Nam, hoặc mong muốn tìm kiếm một cuốn sách tốt để thưởng thức [116, -]
Trong bài viết “Văn chương về chiến tranh Việt Nam và nhu cầu sáng tạo bút pháp mới”, Hoàng Ngọc Tuấn đã đưa ra những nhận định về thế hệ các
nhà văn cựu chiến binh Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam hầu như đều bị cầm tù trong một lối viết hiện thực xưa cũ và không có một sự đổi mới Sau đó, ông đưa
ra một số ít trong họ đã thoát ra khỏi sự rập khuôn máy móc của những kỹ thuật
tự sự theo truyền thống hiện thực chủ nghĩa trước đây và tìm cho mình một hướng đi riêng Hai tác giả được Hoàng Ngọc Tuấn đề cập đến là tác giả Larry
Heineman với tiểu thuyết “Câu chuyện của Paco” (“Paco’s story”) và tác giả Tim O’Brien với tiểu thuyết “Những thứ họ mang theo” (“The Things They Carried”): “Heinemann và O’Brien là những cây bút viết “truyện chiến tranh”
hậu hiện đại Cùng với những cây bút đồng thời như Al Santoli, Michael Herr và Neil Shêham, họ gạt bỏ lối viết mô tả hiện thực theo trật tự tuyến tính: họ viết theo lối đa thanh, đa tuyến, truyện trong truyện, truyện về truyện, nhảy quãng, lập lại, đảo ngược thời gian, thần kỳ hoá hiện thực…Như thế trong gần hai thập niên trở lại đây, văn chương về chiến tranh Việt Nam đã chứng tỏ có những nổ
Trang 1615
lực sáng tạo bút pháp mới mang tính cách thẩm mỹ hậu hiện đại…Những nổ lực này cho thấy một điều: chiến tranh Việt Nam là một cuộc khủng hoảng đa diện xảy ra trong thời hậu hiện đại, để lại những dấu vết trong chiều sâu của tâm cảm con người hậu hiện đại, và chỉ có những bút pháp hậu hiện đại mới có thể chạm đến chiều sâu ấy” [84, -] Những ý kiến trên của Hoàng Ngọc Tuấn là một
trong những ý kiến chúng tôi quan tâm rất nhiều và vận dụng nó vào trong luận văn của mình
Cuối cùng, chúng tôi không thể không đề cập đến bài viết của PGS.TS Đào Ngọc Chương đã giúp ích chúng tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn khi mà tài liệu về tác giả cũng như tác phẩm ở Việt Nam hết sức hiếm hoi Trong
mục “Truyện ngắn là một bộ phận của tiểu thuyết” của cuốn sách “Truyện ngắn
dưới ánh sáng so sánh”, tác giả giới thiệu sơ lược về nhà văn và tác phẩm, đồng
thời trích dẫn những nhận định của các nhà phê bình văn học trên thế giới về tác phẩm Trên có sở phân tích những yếu tố của truyện ngắn và tiểu thuyết cũng như mối quan hệ của chúng, PGS.TS Đào Ngọc Chương rút ra những nhận định
cơ bản về cuốn tiểu thuyết như sau: “Đối với trường hợp “Những thứ họ mang
theo”, tính lắp ghép hiện ra trong sự xuất hiện của nhà văn/người sáng tạo khi
tập trung các mảnh ghép nhưng đồng thời trong một diễn trình sáng tạo đặc thù của Tim O’Brien, nỗi ám ảnh chung về chiến tranh Việt Nam đã cho phép xuất hiện tính thống nhất của tác phẩm như một tổng thể thể loại tiểu thuyết Chính nỗi ám ảnh này (trong bản thân từng truyện ngắn) là cơ sở cho việc lắp ghép để tạo sự thống nhất toàn tác phẩm” [14,59]
Không chỉ dừng lại ở đây, tác giả dành riêng một mục “Trường hợp tác
phẩm “Những thứ họ mang theo” (“The Things They Carried”) của Tim
O’Brien và hiện tượng tiểu thuyết -truyện ngắn” trong cuốn sách của mình để
phân tích tác phẩm Qua đó, tác giả nhằm làm nổi bật tài nghệ của Tim O’Brien trong việc xây dựng cấu trúc tác phẩm trên nền của những ký ức đầy ám ảnh về
một cuộc chiến đã qua của người lính thời hậu chiến: “Sự phát triển theo chiều
Trang 1716
hướng đó có thể được thực hiện theo cách gấp tam cấp, bậc thang hoặc lắp ghép
đứt đoạn như trong “Những thứ họ mang theo”… việc kết hợp theo nhiều cách
khác nhau những cấu trúc tình tiết sẽ tạo nên những biến thái thú vị, làm xuất hiện những cấu trúc mới của thể loại hay những cấu trúc thể loại mới”
[14,84-85]
Trên các tờ báo và tạp chí Mỹ, chúng tôi tìm thấy một vài nhận xét trực
tiếp nói về tác phẩm “Những thứ họ mang theo” như tờ Library Journal cho rằng tập truyện “Những thứ họ mang theo” “có thể được đọc như một quyển
sách chứ không như một tập truyện đơn thuần” Martin Brady trên tạp chí
Booklist cho rằng với việc xuất bản “Những thứ họ mang theo”, Tim O’Brien
đã trình diễn một tác phẩm hư cấu dưới một hình thức đơn giản nhất, “một kiểu
“faction” được giới thiệu như một tập gồm những truyện liên quan lại có hiệu ứng tập trung của một tiểu thuyết thống nhất” Gene Lyons trên Entertainment
thì chính thức gọi “Những thứ họ mang theo” là tiểu thuyết “Quyển tiểu thuyết
được tổ chức bởi hai thứ: nét khoan hoà đầy ám ảnh của câu văn và sự mạnh mẽ tập trung vào tiêu điểm của Tim O’Brien” [14,60] Có thể nói tất cả những ý kiến, nhận xét, đánh giá trên đã gợi ý cho chúng tôi rất nhiều trong việc tiếp xúc
và nghiên cứu tác phẩm Đồng thời, chúng cũng là những tài liệu quý giá mà chúng tôi thu lượm được trong suốt quá trình làm luận văn nhằm giúp cho bài luận đạt hiệu quả hơn
Ngoài những tài liệu nói trên trong quá trình thực hiện luận văn của mình, chúng tôi không thể không nói đến những cuốn hồi kí của các nhà văn cựu chiến binh Mỹ đã được dịch rất nhiều ở Việt Nam và những bài thơ của họ cũng đã góp phần giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về tâm trạng của họ đối với cuộc chiến
Từ đó, chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn về bức thông điệp được nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm
IV Phương pháp nghiên cứu
Trang 1817
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi thực hiện những phương pháp nghiên cứu sau:
1 Phương pháp khảo sát phân tích:
Chúng tôi đã khảo sát tác phẩm “Những thứ họ mang theo” qua văn bản tiếng Anh “The Things They Carried” Công việc này được tiến hành rất cẩn
thận Trên cở sở nắm vững tác phẩm, chúng tôi có được thuận lợi trong việc phân tích nghệ thuật xây dựng cấu trúc, chi tiết và nhân vật để thấy được sự sáng tạo của nhà văn cũng như cái nhìn tinh tế đối với người lính của tác giả trong chiến tranh dù ở bên này hay bên kai chiến tuyến
Ngoài ra, từ rất nhiều bài viết, chuyên luận, sách nghiên cứu văn học, chúng tôi đã tham khảo những nhận xét, đánh giá của các tác giả trong và ngoài
nước về sáng tác của Tim O’Brien nói chung và cuốn “Những thứ họ mang
theo” nói riêng để từ đó chọn lọc những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài
nghiên cứu của mình
2 Phương pháp tổng hợp
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các nguồn thông tin đã thu nhập được để tạo một hệ thống thông tin mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu
Ngoài các phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng những phương pháp
hệ thống hóa, phương pháp phân loại, phương pháp so sánh… để nhằm giúp thực hiện tốt hơn luận văn của mình
Trang 1918
V Kết cấu của luận văn:
Từ giới hạn của đề tài, không kể phần mở đầu và phần kết luận, luận văn của chúng tôi sẽ triển khai thành ba chương, ứng với những điểm xoay quanh những vấn đề chúng tôi đã trình bày trên đây
Chương 1 Người Mỹ với cuộc chiến tranh Việt Nam
1.1 Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam đã qua
1.2 Hội chứng Việt Nam – một hệ lụy tinh thần của người lính Mỹ
1.3 Sự xuất hiện của các nhà văn cựu chiến binh Mỹ
Chương 2 Chiến tranh Việt Nam và cấu trúc tác phẩm
2.1 Nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm
2.2 Tính lắp ghép trong việc xây dựng cấu trúc tác phẩm
2.3 Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm
Chương 3 Chiến tranh Việt Nam và nhân vật trong tác phẩm
3.1 Nhân vật với những trải nghiệm trong chiến tranh
3.2 Nhân vật đi tìm câu trả lời cho nỗi ám ảnh
3.3 Nghệ thuật xây dựng điểm nhìn của nhân vật- người kể chuyện
Trang 20đa của ngòi bút Sự thật chiến tranh và con người trong chiến tranh lại có dịp được đánh thức mọi tiềm lực bằng cái nhìn khách quan, nhân bản với độ lùi cần
và đủ của một nhà văn thời bình Văn học về chiến tranh, sau chiến tranh nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và con người bằng một quan niệm thống nhất nhưng đa dạng, có bổ sung những mặt còn bỏ ngỏ mà một thời binh lửa, chúng chưa được thể hiện và cần phải như thế Tất nhiên, nền văn học Mỹ cũng mang đặc điểm ấy bởi nó chịu ảnh hưởng và chi phối của cuộc chiến tranh Việt Nam – một cuộc chiến tranh phi nghĩa mà nước Mỹ đã gây ra và nhận lấy thất bại nặng nề Nó ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi người dân Mỹ, cho đến hôm nay
họ vẫn không hiểu tại sao một cường quốc lớn mạnh nhất thế giới lại thua một nước thuộc địa nhỏ bé
Trong chương này, chúng tôi trình bày khái quát về những vấn đề liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam để có cái nhìn rõ hơn về những con người ở hai bên chiến tuyến Từ đó, chúng ta hiểu hơn về sự xuất hiện của các nhà văn cựu chiến binh Mỹ cũng như nền văn học về chiến tranh Việt Nam ở Mỹ được các nhà văn phản ánh dưới nhiều góc độ khác nhau
1.1 Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam đã qua:
Trang 2120
Cuộc chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975) được xem là một trong những cuộc chiến lâu dài nhất trong lịch sử nước Mỹ Mặt khác, đây cũng là cuộc chiến huy động nhiều sức người, sức của và sức mạnh trí tuệ cao nhất nước Mỹ Năm đời tổng thống Mỹ từ D.D Eisenhower (1890-1969), John K.Kennedy (1917-1963), Lyndon B.Johnson (1908-1973), Richard M.Nixon (1913-1994) đến Gerald R.Ford (1913-2006) đã nối đuôi nhau điều hành bốn chiến lược chiến tranh thực dân mới ở chiến trường Việt Nam Bên cạnh đó là những “bộ óc nước Mỹ” luôn luôn sát cánh cùng những người đứng đầu nhà nước Mỹ để “bày binh
bố trận” như Henry Kissinger – người được xem là “cây vĩ cầm địa – chính trị” của Mỹ, Z.Bigniew Brzezinski – một chiến lược gia chống cộng nổi tiếng thế giới… Mỹ đã sử dụng tối đa tiềm lực kinh tế, quốc phòng hùng hậu của nước
Mỹ cùng những phương tiện hiện đại nhất và tư tưởng chỉ đạo quân sự dựa trên sùng bái sức mạnh vất chất kỹ thuật và vũ khí hỏa lực của Mỹ đã thất bại thảm hại trước sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân Việt Nam
Trong cuốn sách “Hồi tưởng: Bi kịch và những bài học chiến tranh”
(“In Retrospect – The Tragedy and Lessons of Viet Nam”) của mình, Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng Mỹ - Mc Namarra đã thú nhận rằng có mười một nguyên nhân dẫn đến thất bại của Mỹ ở chiến trường Việt Nam, trong đó có việc đánh giá sai khả năng của Bắc Việt Nam, xem thường chủ nghĩa dân tộc với tư cách là một dân tộc trên thế giới, không nhận ra những hạn chế của trang thiết bị kỹ thuật cao, không đặt mình ngang hàng bình đẳng với quốc hội và công chúng Mỹ, và chủ yếu là năng lực tổ chức kém…
Từ một đất nước bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm chiếm, từ một dân tộc bị nô lệ, Việt Nam đã giành lại quyền độc lập dân tộc sau gần một thế kỷ mất nước và trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, có đầy đủ chủ quyền và được quốc tế thừa nhận Điều này hoàn toàn đúng như những gì Bác khẳng định
trong di chúc: “Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta Tổ quốc ta nhất
Trang 2221
định sẽ thống nhất… Nước ta có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc” [86,-]
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuốn sách “Chiến tranh giải phóng
dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc” đã nói về thắng lợi của dân tộc như sau:
Thắng lợi của chiến tranh Việt Nam trước những vũ khí, kỹ thuật hiện đại nhất
của Mỹ đã cho thấy thưc tế hùng hồn: “một đội quân xâm lược dù được trang bị
rất hiện đại, hoàn toàn có thể bị đánh bại trước sức mạnh chiến đấu của một dân tộc nhỏ, nhưng quyết tâm đánh địch và có cách đánh hay” [27,385]
Ngay khi tham chiến ở Việt Nam, nước Mỹ đã diễn ra một cuộc nội chiến Đối với những người Mỹ có lương tri, họ cho rằng đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, vi phạm nhân quyền và đẩy rất nhiều người dân Mỹ vào tình trạng mất vợ con, hao tổn nhân lực và vật lực Vì vậy, họ đã đứng lên chống lại những hành động tàn bạo, dã man mà quân đội Mỹ đang gây ra ở Việt Nam Lịch sử ghi nhận đây là phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ Chính phong trào này có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ và giúp đỡ rất nhiều đối với cuộc chiến của nhân dân Việt Nam làm nên tinh thần đoàn kết toàn dân tộc
Không giống với cuộc chiến Triều Tiên và thế chiến thứ hai, cuộc chiến tranh ở Việt Nam được truyền hình Mỹ đem đến cho người xem rất nhiều hình ảnh về mức độ tàn phá, sự chịu đựng và bi kịch của dân thường Việt Nam đến tận máy truyền hình của gia đình mỗi tối Người Mỹ có thể nhìn thấy lính thuỷ
lục quân lục chiến bật quẹt Zippo đốt nhà tranh, có thể thấy bé Kim Phúc trần
truồng loang lổ vết bỏng Napalm, có thể thấy toà đại sứ Mỹ bị tấn công ngay giữa Sài Gòn Vì thế, rất nhiều người Mỹ đã chọn phản đối chiến tranh
Nhân dân Việt Nam và loài người có lương tri trên thế giới luôn luôn ghi nhớ những chiến sĩ hoà bình Mỹ - Morrison đã có những hành động cao đẹp và
Trang 2322
dũng cảm hi sinh vì chính nghĩa, vì Việt Nam Vào ngày 2 tháng 11 năm 1965,
Norman Morrison tự thiêu trước Lầu Năm Góc ở thủ đô Wasington - Mỹ, để
phản đối cuộc chiến Cảm kích trước tấm lòng của anh dành cho nhân dân Việt Nam, Tố Hữu – con chim đầu đàn của cách mạng Việt Nam đã sáng tác nên bài
thơ “Emlili, con ơi…” để tưởng nhớ về người chiến sĩ vì hoà bình:
(“E-mi-li, con ơi…” - Tố Hữu)
Có thể nói cái chết của Morrison có một ý nghĩa rất lớn đối với người Mỹ
cũng như với dân tộc Việt Nam Trước cái chết của chồng, chị Ann Morison
tuyên bố: “Norman Morrison, chồng tôi đã hy sinh để nói lên nỗi lo của mình về
sự thiệt hại rất nhiều sinh mạng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam Chồng tôi
đã phản đối sự tham gia quân sự ngày càng sâu của chính phủ chúng ta vào cuộc chiến tranh này” [12,233]
Theo tấm gương của anh Morrison, nước Mỹ liên tục bị chấn động bởi
những cuộc tự thiêu để phản đối chiến tranh như anh Rogiơ Lapotơ (22 tuổi), chị Xilin Giancaoxki (người mẹ của hai con nhỏ), cụ bà Helga Alithơt (79
tuổi)… mà báo chí ở nhiều nước lúc đó đã coi đây là “những bó đuốc tiếp sức
phản kháng cuộc chiến tranh dã man ở Việt Nam” Đó là mục sư Mactin
Luthơkinh, người sáng lập Hội nghị lãnh đạo Thiên chúa miền nam nước Mỹ đã
Trang 2423
kêu gọi: “Chúng ta phải biểu tình, hội thảo và tuyên truyền cho đến khi chính
những nền móng của đất nước chúng ta phải rung chuyển” [86, - ]
Bốn năm sau, ngày 15 tháng 11 năm 1969, sau khi thuỷ quân lục chiến
Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, một cuộc tuần hành 250.000 người nổ ra ở đại lộ số năm trung tâm New York, chỉ cách quãng trường Thời đại (Times Square) vài dãy phố [68,139] Cùng lúc là hàng loạt cuộc xuống đường ở nhiều thành phố lớn tại
cả ở bờ Đông và Tây nước Mỹ
Ngày 4 tháng 5 năm 1970, sau khi tổng thống Nixon ra lệnh tiến quân
sang Campuchia mở rộng cuộc chiến, hàng trăm sinh viên đại học Kent State bang Ohio - Mỹ đã bãi khoá, tụ họp để phản đối Vệ binh quốc gia của bang Ohio được điều động đến và trong sự căng thẳng ghê gớm các binh sĩ này đã bắn sáu mươi mốt phát súng vào đám đông sinh viên, bốn sinh viên chết và chín người khác bị thương
Những mạng sống của người Mỹ mất đi, từ trong ngọn lửa trước Lầu Năm Góc, trụ sở Liên Hiệp Quốc cho đến khuôn viên của đại học Kent State, và phong trào phản chiến ngay trong lòng nước Mỹ đã làm dấy lên những suy nghĩ
và lựa chọn thái độ rất nghiêm túc của cả một thế hệ người Mỹ - thế hệ mà báo
chí Mỹ không ít lần gọi đó bằng “thế hệ chiến tranh Việt Nam”
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ đã có khoảng hai trăm tổ chức chiến tranh ở trên khắp nước Mỹ, mười sáu triệu trong số hai mươi bảy triệu thanh niên Mỹ đến tuổi quân dịch đã chống lệnh quân dịch, hai triệu người Mỹ
“gây thiệt hại bất hợp pháp” vì chống chiến tranh Việt Nam, trong đó có cựu
tổng thống Mỹ Bill Clinton [68,141 ] Bên cạnh đó, hưởng ứng lời kêu gọi của
các tổ chức hoà bình Mỹ, hàng triệu lượt tầng lớp nhân dân Mỹ đã xuống đường biểu tình với nhiều hoạt động làm rung chuyển nước Mỹ như: ngăn chặn các đoàn tàu chở lính, chở hàng quân dụng, vũ khí trang bị sang Việt Nam, tổ chức bãi công nhiều ngày trong các nhà máy, xí nghiệp, hải cảng, nhất là trong các
Trang 25Cơlivơlen, Minnipôlit, Atlanta…, những “mùa hè nổi dậy” của nhân dân Mỹ và
người da đen đã gần như biến thành cuộc nội chiến, buộc chính quyền Mỹ phải điều động lực lượng lớn cảnh sát, quân đội cùng phương tiện quân sự đến đàn áp một cách rất dã man Phối hợp với các cuộc đấu tranh trên, tiếp theo trong các năm 1967 và 1968, ở nước Mỹ đã ra đời các tổ chức đấu tranh ủng hộ Việt Nam
như: “Nhóm động viên mùa xuân”, “Uỷ ban động viên phía đông”, “Nhóm kháng
cự phía Tây”… Tháng 10 - 1969, tại một ngàn hai trăm thành phố, thị trấn, thị xã
ở năm mươi ba bang của nước Mỹ nổ ra đồng loạt các cuộc biểu tình chống chiến tranh Tham gia phong trào chống chiến tranh Việt Nam còn có hàng trăm thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ Mỹ, hơn ba mươi vạn viên chức và trí thức cùng nhiều binh lính Mỹ từ chiến trường Việt Nam trở về
Mùa xuân năm 1971, tại Wasington lại nổ ra cuộc đấu tranh khổng lồ của hơn nửa triệu người, trong đó có hàng ngàn cựu binh đã từng tham chiến ở Việt Nam tham gia Các cựu chiến binh đã ném tất cả huân chương họ được tặng ở chiến trường Việt Nam lên các bậc thềm ở nhà quốc hội Mỹ Các lực lượng phản chiến của binh sĩ trên toàn nước Mỹ đã xuất bản hơn hai trăm năm mươi tờ báo, thường xuyên có nội dung tuyên truyền, kêu gọi chấm dứt chiến tranh xâm lược,
từ chối thi hành lệnh sang chiến đấu ở Việt Nam vì họ coi đây là cuộc chiến
tranh “vô đạo lí”
Cuối năm 1972, sau khi Mỹ thực hiện chiến dịch Line backer – 2, dùng máy bay chiến lược B52 hòng ném bom huỷ diệt thành phố Hà Nội, Hải Phòng của Việt Nam thì phong trào phản chiến, chống chiến tranh xâm lược lại bùng
Trang 2625
lên dữ dội ở Mỹ, thu hút hàng vạn binh sĩ Mỹ tham gia Tháng 1-1973, trước đài
kỉ niệm Wasington hơn bảy mươi lăm ngàn người tập trung biểu tình và hô vang
những khẩu hiệu đòi tổng thống Nixon phải chấm dứt ngay chiến tranh phi nghĩa
ở Việt Nam
Đến những ngày tháng 4 – 1975 lịch sử, khi quân và dân ta đang thực hiện
trận quyết chiến chiến lược với phương châm “Thần tốc, táo bạo, quyết thắng”,
thì trên khắp hành tinh, hàng triệu triệu người trong đó có cả nhân dân tiến bộ
Mỹ, vẫn ngày đêm dõi theo từng bước tiến của đoàn quân giải phóng, vui cùng niềm vui với nhân dân ta, như trước đây họ đã cùng chia sẻ những đau thương mất mát của Việt Nam dưới bàn tay xâm lược tàn bạo của đế quốc Mỹ và tay sai
Cuộc đấu tranh vĩ đại nhất của nhân dân Việt Nam chống một tên “đế
quốc to” đã giành được toàn thắng Đồng thời, cuộc chiến tranh trong lòng nước
Mỹ cũng giành được thắng lợi Đó là phong trào chống chiến tranh của những con người có lương tri ở Mỹ vì Việt Nam, vì chính nghĩa Họ kiên trì ủng hộ
nhân dân Việt Nam cho đến ngày “Mỹ cút, Ngụy nhào” Những hành động dũng
cảm, đầy ý chí của các tầng lớp nhân dân Mỹ cộng hưởng với phong trào ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam của bạn bè năm châu đã tác động rất sâu sắc đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội cũng như vị thế của nước Mỹ trên trường quốc tế Đây thực sự là cuộc chiến tranh trong lòng nước Mỹ
Thực tiễn trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay, chưa có cuộc đấu tranh của dân tộc nào được sự ủng hộ rộng rãi và mạnh mẽ của nhân dân thế giới, nhân dân đối phương như cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam Đó chính là sản phẩm và sức mạnh hiện thực của chính sách hòa hiếu của dân tộc ta, một dân tộc luôn thiết tha yêu chuộng hoà bình và công lý, quyết một lòng chiến đấu hi sinh không chỉ vì độc lập tự do cho dân tộc mình, mà còn luôn giương cao ngọn cờ hoà bình, thực hiện chính sách đối ngoại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Trang 2726
Chiến tranh đã gây ra bao nhiêu mất mát đau thương cho người chiến thắng cũng như kẻ chiến bại Dân tộc Việt Nam tự hào là một nước thuộc địa nhỏ bé lại chiến thắng hai kẻ thù to lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược đã gây ra rất nhiều thiệt hại về vật chất và tinh thần cho nhân dân Việt Nam Không chỉ đối với Việt Nam, hậu quả
mà người Mỹ gánh chịu cũng rất nặng nề đặc biệt là về mặt tinh thần mà họ gọi
chung cho căn bệnh đấy là “hội chứng Việt Nam” Đó cũng là nội dung chính mà
chúng tôi đề cập ở phần tiếp theo
1.2 Hội chứng Việt Nam - một hệ lụy tinh thần của lính Mỹ
Sau khi cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam kết thúc, ba thập kỷ qua trên đất Mỹ, hậu quả của chiến tranh còn hiển hiện như một ám ảnh, cái được gọi trong từ vựng là “hội chứng Việt Nam”
Sau những lời hò hét tuyên truyền cổ động cho một cuộc thập tự chinh chống cộng ở một nơi cách xa nước Mỹ đến nửa vòng trái đất, là những ngày lặng lẽ nhìn vào chính nhà mình để thấy rằng các gia đình Mỹ đã gặt hái được gì
từ cuộc chiến mới qua Đối với các cựu chiến binh, sau khi trở về cuộc sống bình thường cũng có những người đã khá thành công nhưng lại có nhiều người thất bại Sau chiến tranh, nhiều cựu binh Mỹ tự sát nhiều hơn số người bỏ mạng trong chiến Hơn ba phần tư trong số một triệu người trở thành vô gia cư hoặc thất nghiệp, gần bảy trăm ngàn lính quân dịch, rất nhiều người xuất thân nghèo khó, giáo dục thấp không được hưởng trợ cấp xứng đáng Họ rất khó khăn khi tìm kiếm việc làm, duy trì các quan hệ gia đình… Bản thân lại chịu đựng bệnh tật vì các loại hoá chất quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh như chất da cam hay chứng rối loạn tâm lý sau chấn thương Vào đầu năm 1988, lần đầu tiên chính phủ Mỹ buộc phải chính thức thừa nhận rằng mười lăm phần trăm cựu chiến binh Mỹ từ chiến tranh Việt Nam trở về, nghĩa là khoảng năm mươi ngàn người vẫn còn bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng mà nguyên nhân của căn bệnh này là do đã tham chiến ở Việt Nam và tất nhiên đã từng gây tội ác dù là trực
Trang 2827
tiếp hay gián tiếp Các nhà xã hội học Mỹ đã khẳng định bình quân mỗi ngày có
ba cựu chiến binh Mỹ tự sát bằng những cách thức ghê rợn, có lẽ để xoá đi những mặc cảm tội lỗi Hiện tượng này trước đây chưa hề xảy ra với lính Mỹ, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai và cả sau cuộc chiến tranh Triều Tiên
Từ nhiều góc độ khác nhau, hàng nghìn cuốn sách được xuất bản, để ghi nhận và trao đổi những suy ngẫm và trải nghiệm đáng chú ý của những tác giả là những cựu chiến binh đã từng tham chiến ở Việt Nam Mỗi tác phẩm là một bi kịch, một hoàn cảnh khác nhau của người lính Mỹ trước, trong và sau cuộc chiến được phơi bày ra trong từng cuốn hồi ký của mình như một cách thức để họ thoát khỏi những ám ảnh của ký ức chiến tranh cứ thường trực trong con người họ Quá khứ kinh hoàng của cuộc chiến đầy tội ác đeo bám khiến cho những người lính không thể sống yên ổn trong thời bình Qua đó, chúng ta có thể hiểu được phần nào cái được gọi là “hội chứng Việt Nam” đã và đang tồn tại trong xã hội
Mỹ
Trong cuốn “Những vết thương chiến tranh”, Herbert Hendin – giáo sư
về thần kinh tại trường Đại học Y khoa New York và giám đốc trung tâm nghiên cứu tâm lý tại bệnh viện Franklin Delano Rossevelt ở Montrose, New York, chuyên chữa bệnh cho các cựu chiến binh và Pollinger Hass – nhà xã hội học và phó giáo sư về thần kinh tại trường Đại học Y khoa New York, Phó Giáo sư tại trung tâm nghiên cứu về tâm lý đã đưa ra những con số đau lòng mà hai ông đã tiếp cận và nghiên cứu trong suốt năm năm về đời sống của những cựu binh Mỹ Không những thế hai ông còn đưa ra những dẫn chứng sinh động về những nạn nhân và cũng là những nhân chứng sống nhằm giúp cho mọi người hiểu được nỗi đau của các cựu binh và giúp họ vượt qua được những khó khăn trong quãng đời còn lại, nghĩa là đóng góp vào sự hàn gắn những vết thương chưa lành này
Chẳng hạn: Dennis Allen là một bác sĩ đã phục vụ trong nhóm cố vấn Mỹ được cử sang công tác tại đơn vị của quân đội Nam Việt Nam từ tháng 8 – 1968 đến tháng 8 – 1969 Sau khi hết hạn phục vụ tại Việt Nam trở về, Dennis đã học
Trang 2928
xong chương trình đại học và đã lập gia đình và có con Thế rồi một lần anh mất bình tĩnh khi xem trên màn ảnh hình ảnh của một người mặt bị bắn tung và Dennis lại có ý nghĩ là chiến tranh đang ở ngay sau lưng mình và từ đó anh cảm thấy mình luôn bị những hồi ức chiến tranh quấy rối, luôn muốn xa lánh mọi người và tự cảm thấy là mình có tội vì không phải chịu nhiều đau khổ như các cựu binh mà anh đang điều trị và rồi đến lúc chính anh cũng phải điều trị vì những rối loạn thần kinh vì luôn nhớ lại những ký ức ở Việt Nam
Bill Clark là trường hợp trái ngược hẳn với trường hợp của Dennis Allen, bởi Allen là trường hợp điển hình của những cựu binh mà họ biết được những tội lỗi của mình trên chiến trường, còn Bill thì không hiểu gì về sự trừng phạt, về những gì mà anh ta đã gây ra ở Việt Nam, và mức độ của chiến tranh đã ảnh hưởng đến các hành vi của anh kể từ khi từ Việt Nam trở về
Bill sang Việt Nam từ năm 1966 và được phân công phụ trách khẩu súng máy trên xe bọc thép Anh ta đã tham gia cùng với các đơn vị bộ binh ở khu vực
Củ Chi, ở phía bắc Sài Gòn và sau đó lên vùng Pleiku Sau khi từ Việt Nam về, Bill đã cưới vợ và có bốn con Anh là một kỹ sư cơ khí đã làm việc trong nhiều năm tại các nhà máy, song dần dần anh đã xuất hiện những biểu hiện không bình thường, hay xa lánh mọi người và dành thời gian ngồi một mình trong phòng ngủ nhiều hơn, suy nghĩ, đọc sách nhiều hơn về Việt Nam và những năm gần đây anh trở nên nghiện rượu nặng
Trong những lúc suy nghĩ, Bill thường nhớ về những trận đánh nhau, những cảnh chết chóc trên chiến trường, Bill luôn cảm thấy mình bị nguy hiểm
và luôn nhìn thấy những xác chết cũng như những đồng đội bị thương, những cảnh mà trước đây khi ở chiến trường anh ta thường gặp vì chiếc xe bọc thép mà anh ta được phân công phụ trách khẩu súng máy luôn được sử dụng để chở xác đồng đội và những thương binh về hậu cứ Bill cũng luôn bị ám ảnh bởi những ngày ở “vùng tự do bắn phá”, anh ta và đồng đội đã giết hại những người dân thường vô tội không có vũ khí Với những hồi tưởng này Bill luôn buồn bã, có
Trang 3029
lúc bực tức vô cớ và có lúc ngồi khóc một mình Tình trạng của Bill càng trở nên tồi tệ khi anh nghiện rượu
Sau một thời gian điều trị, Bill đã trò chuyện với vợ về những ngày tháng
ở Việt Nam, anh mời các bạn cựu binh từ Việt Nam về đến nhà chơi, họ uống rượu, ôn lại những chuyện cũ Nhưng chẳng được bao lâu, Bill lại bị kích động, lại nói năng cứ như thể anh ta lại trở lại chiến trường Việt Nam và anh lại đập phá tường nhà, cốc chén Khi đập phá đến bức tường, anh cứ nghĩ rằng anh đang đập phá bức tường Việt Nam ngăn cách anh với vợ con và gia đình Khi thì vào viện điều trị, khi thì là bệnh nhân ngoại trú, Bill luôn luôn cần sự chăm sóc điều trị và rất khó có thể trở lại làm việc bình thường và lâu dài Cứ mỗi lần anh chuẩn bị đi làm hoặc làm được một thời gian ngắn thì những hồi ức kinh hoàng
và những cơn ác mộng lại kéo anh trở lại bệnh viện
Dennis Allen và Bill Clark nằm trong số hàng ngàn cựu chiến binh Mỹ từ Việt Nam trở về đang bị hành hạ vì những di chứng của chiến tranh, họ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh khủng khiếp mà nước Mỹ gây ra ở Việt Nam và
họ cũng là những nhân chứng của những “vết thương chiến tranh” vẫn còn rỉ máu trên cơ thể nước Mỹ
Nỗi ám ảnh của quá khứ, sự cắn rứt của lương tâm, sự hủy hoại về thân xác mà những người lính Mỹ đang phải gánh chịu được phản ánh rõ nét trong những cuốn hồi kí của chính mình Mỗi cuốn sách là một hoàn cảnh riêng của mỗi người lính, họ có thể là những người trực tiếp và gián tiếp gây ra tội ác hay chứng kiến những hành động dã man mà đồng đội mình gây ra Tác giả thể hiện tâm trạng day dứt khôn nguôi về những gì Tổ quốc mình đã gây ra Từ đó, họ mong muốn hàn gắn những vết thương chiến tranh
“Những bài học chiến tranh” là cuốn hồi kí của John Messon - một cựu
lính thuỷ đánh bộ tham chiến tại Việt Nam năm 1966 Tập hồi kí là suy nghĩ, lý tưởng và sự vỡ mộng của một con người thời trai trẻ Nếu như lúc đầu, ông tình nguyện tham gia vào cuộc chiến với tinh thần sẵn sàng chiến đấu, dũng cảm hi
Trang 3130
sinh bởi lúc đó ông “muốn trở thành một người đàn ông thực thụ” và “tin rằng
chiến tranh là cách thức để biến tôi trở thành một người đàn ông mạnh mẽ, dũng cảm… Hầu hết chúng tôi, tôi nói với anh ta, chúng tôi đều muốn trở thành một người lính bởi vì tôi muốn trở thành một người anh hùng” [53,37] Nhưng càng
đi sâu vào cuộc chiến, ông càng thấy rõ bản chất của chiến tranh, nó thật đáng sợ,
ác liệt và tàn khốc Vì vậy, khi ông đối mặt với cuộc chiến, đối diện với nỗi sợ hãi, với sự hi sinh vô nghĩa của đồng đội, của những người dân vô tội, sự tàn phá đồng ruộng, làng xóm, những nơi các cuộc chiến xảy ra khiến ông chợt bừng
tỉnh: “mục tiêu chiến tranh đã được tuyên bố thường khác xa với những mục tiêu
thực sự của nhà hoạch định” [72,115] Chiến tranh đã đi qua nhiều năm nhưng trong ông vẫn hằn sâu những ký ức về sự chết chóc tang thương ở những nơi mà
ông đã đi qua hơn một năm phục vụ cho cuộc chiến: “Những hình ảnh về người
bị thương, bị chết và các thây người nằm chất đống lên nhau đã vò nát suy nghĩ chúng tôi Việc đốt nhà, đốt thùng chứa gạo và làng mạc đã dần dần đốt cháy suy nghĩ của chúng tôi về những người mà chúng tôi cần bảo vệ Liệu tôi có thể
là gì để đền bù cho cuộc thảm sát này? ” [72,126]
Có thể nói, thời gian ở chiến trường Việt Nam của từng lính Mỹ không dài, thậm chí với một số người còn là rất ngắn ngủi Nhưng hầu như họ phải trả giá bằng cả phần đời còn lại của mình Họ sống trong day dứt, bế tắc, bất mãn, muốn đập phá, tự huỷ hoại cuộc sống của mình vì không thể quay về đời sống
bình thường “Chúng tôi từ Việt Nam trở về trong tan nát, vỡ vụn, trong khao
khát tìm kiếm sự nguyện vẹn Chúng tôi đã đi theo nhiều nẻo đường Một số người đã trở thành phế nhân, một số nghiện rượu, ma tuý và thậm chí rơi vào bạo lực Một số trải qua lần hôn nhân thứ nhì, thứ ba, thứ tư Một số biến mất,
ra đi tìm nơi núi non sống cô đơn Thậm chí một số quyết từ giã cuộc sống”
[72,205]
Hai cuốn hồi kí: “Không thể chuộc lỗi” của Allen Hasan, một bác sĩ tình nguyện từng ở bệnh viện Quảng Trị năm 1968 và “Ba sáu năm một sự thức
Trang 3231
tỉnh” của Carey J.Spearman cũng là một nhân viên y tế ở bệnh xá 91 Tuy Hoà,
thời điểm 1967 – 1968 giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc chiến, nhìn từ phía Mỹ Bằng những hình thức diễn đạt khác nhau, mỗi cuốn sách ghi lại hành trình nội
tâm, nhân vật đi tìm kiếm sự minh bạch, xưng tội để có một “hoá đơn” (như
cách nói của Spearman), thanh toán rạch ròi với quá khứ tội lỗi trong chiến tranh
“Ba sáu năm một sự thức tỉnh” - cuốn sách kể về câu chuyện bản thân
tác giả trong cuộc chiến và quãng đời nặng nề sau chiến tranh Việt Nam, bi thảm,
cô đơn và bất lực của mình Vượt nửa vòng trái đất để đến Việt Nam, một xứ sở nhiệt đới để tham chiến, khi trở về, rất nhiều trong số binh lính Mỹ chợt nhận ra rằng phần đời còn lại của họ đã hoàn toàn thay đổi Họ sống trong mặc cảm tội
lỗi: “Tôi đã biến nhà tôi thành một cỗ quan tài, hơn ba mươi năm chết dần chết
mòn vì không thấy mình thuộc về quê hương” [72,263] Và điều này chỉ được giải thoát sau ba mươi sáu năm khi anh có dịp trở lại Việt Nam Chính đời sống thanh bình nơi đây, không ai nhắc lại chuyện đau thương cũ, con người của mảnh đất bom đạn khi xưa đang cố gắng xoá bỏ hận thù hướng tới tương lai thực
sự đã là “liều thuốc hồi sinh” cho người lính đã từng gây tội ác cho chiến tranh
“Việt Nam sẽ không còn là nơi nghiệt ngã đối với tôi Nó sẽ là một vòng tay nhẹ
nhàng vừa đủ cho tôi biết nó vẫn còn đó Tôi cần vòng tay đó” [72,162]
“Không thể chuộc lỗi” – cuốn hồi kí của bác sĩ Allen Hassan, một trong
những bác sĩ hiếm hoi chữa trị cho những người bị thương ở cả hai phía, nhất là
ở vùng bom đạn ác liệt trong cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam như Quảng Trị
Bác sĩ Allen Hassan đã rất phẫn nộ khi chứng kiến tận mắt những thảm cảnh
đau thương do cuộc chiến gây ra, đặc biệt là vụ thảm sát trẻ em ở Quãng Trị -
một sự kiện chưa hề được công bố Trong “Không thể chuộc lỗi”, Allen Hassan
đã kể lại những sự thật chưa từng được tiết lộ về chiến tranh của tác giả với sự
day dứt khôn nguôi Và chính sự day dứt đó đã thôi thúc Allen Hassan trở lại
Việt Nam Có thể nói, đó là những khoảnh khắc tuyệt vọng đã ám ảnh tâm hồn
Trang 3332
ông với những chiếc cang chất đầy xác trẻ thơ, với hàng loạt bom đạn vào thường dân vô tội và nỗi đau đớn của những bệnh nhân - nạn nhân cuộc chiến Sách có lối viết giản dị, cảm động thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của một
bác sĩ hành động vì lý tưởng yêu thương con người “Nước Mỹ nhớ rất kỹ lưỡng
những gì người khác gây cho họ, nhưng lại quên rất nhanh những gì họ đã gây
cho người khác” (Câu dẫn ngoài bìa sách “Không thể chuộc lỗi”)
Cuốn sách là bức thông điệp được tác giả viết với tất cả tình yêu đất nước Việt Nam Với tất cả ký ức về thời gian công tác tại Việt Nam từ năm 1968 –
1969 và những sự thật được nhói lên từ trái tim mình, tôi thành thật xin lỗi các bạn Giữa chúng ta có những đồng cảm chung, chúng tôi học hỏi được nhiều điều từ nền văn hoá của các bạn, từ lòng tử tế, sự tha thứ và rộng lượng của các bạn đối với các hành động chống lại các bạn Tôi mong muốn giúp đỡ và chuộc lại những lỗi lầm, những điều xấu xa mà đất nước chúng tôi đã gây ra cho các bạn Tôi cũng như nhân dân, chúng tôi muốn qua đây xin lỗi đất nước và con người Việt Nam Các bạn luôn ở trong trái tim và tâm hồn tôi (Allen Hassan - lời phát biểu trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Thanh Niên)
Để tìm lại được ý nghĩa cuộc sống, họ trở lại Việt Nam, gặp một đất nước bình yên, những người dân thân thiện và làm những việc đáng làm và đáng vì nó
mà sống Họ ra sức hàn gắn vết thương đã gây ra cho Việt Nam, tạo mối hoà hiếu giữa hai đất nước, hai dân tộc
Trước những cố gắng nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh của những cựu
chiến binh Mỹ đối với Việt Nam, trung tướng Trần Hanh - chủ tịch hội cựu
chiến binh Việt Nam, khi tiếp chuyện các đoàn cựu chiến binh Mỹ đã nói: “Lúc
tham gia chiến tranh, nhưng cựu binh Mỹ và Việt Nam đều ở lứa tuổi mười tám, đôi mươi Tất cả đều trải qua những gian khổ, mệt mỏi trong chiến tranh Nhưng thông qua đó để có thể vào lúc này những người đã từng ở hai bên chiến tuyến mới chia sẻ được với nhau Trong chiến tranh chúng ta chỉ có một mục đích là chiến thắng vì đất nước của mình Nhưng khi chiến tranh đi qua, những cựu binh
Trang 3433
Mỹ đã mở ra một cái cửa và cái cửa đó ngày càng rộng mở để giúp cho quan hệ hai bên ngày càng sâu sắc, không chỉ bằng lời nói, mà bằng những dự án hỗ trợ hợp tác” [87,-]
Người ta có thể gặp lại những ký ức nhức nhối khi tới thăm Bức tường chiến tranh tại Wasington DC - một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách nhất khi tới thủ đô của Mỹ Chỉ cao so với mặt đất vài mét, bức tường dài bảy mươi lăm mét gồm bảy mươi hai tấm đá hoa cương đen quý hiếm ghép lại, tấm thấp nhất hai mươi centimet, cao nhất ba mét, được đánh số thứ tự rất khoa học Họ tên của hơn năm mươi tám ngàn lính Mỹ tử trận tại cuộc chiến tranh Việt Nam được khắc lên đá hoa cương Không có những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng, niềm vinh quang, lòng yêu nước hay bài học đạo đức thường thấy ở các đài tượng niệm chiến tranh, Bức tượng chiến tranh Việt Nam chỉ là ký
ức buồn đau của quá nhiều người Mỹ thời trai trẻ
Sau hơn ba mươi năm trôi qua, chiến tranh vẫn chưa hề chấm dứt với những người tham gia chiến tranh, kể cả phía bên này hay bên kia Những ký ức chiến tranh vẫn ám ảnh mỗi số phận của con người Nói như nhà văn Nga
I.Bônđarep: “Có những người ký ức là sự trừng phạt, có những người ký ức là
trách nhiệm” [86,- ] Với phần nhiều binh lính Mỹ, ký ức chiến tranh đã “trừng
phạt” họ, khiến cho họ sống trong mặc cảm tội lỗi, day dứt khôn nguôi tưởng
như không thể nào thoát ra được Vì vậy việc những người lính Mỹ, với nhu cầu
tự thân, không một ai bắt buộc, muốn tự giải cứu lương tâm mình trước những tội ác họ đã gây ra trong quá khứ đã là một câu trả lời xác đáng, một sự thật không thể chối bỏ Một trong những con đường họ lựa chọn là gửi gắm tâm hồn mình vào trong những trang thơ, những dòng văn xuôi điều này đã tạo ra một làn sóng những tác phẩm văn học về chiến tranh Việt Nam của các nhà văn cựu chiến binh Mỹ Và khi chính những người này trực tiếp tham gia cuộc chiến cầm bút viết về tâm trạng của mình, chúng ta sẽ có cơ hội hiểu thêm về mảng đời
Trang 3534
sống tinh thần không mấy đơn giản của những người lính thời hậu chiến Qua đó, mỗi người Việt có thể hiểu sâu sắc hơn về cuộc chiến tranh hào hùng của dân tộc
1.3 Sự xuất hiện của các nhà văn cựu chiến binh Mỹ:
Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt từ lâu, nhưng đối với những cựu chiến
binh Mỹ “mảnh đạn còn găm trong tim” Văn học viết về chiến tranh Việt Nam
là viết về những mất mát đau thương, những bi kịch của con người trong và sau chiến tranh, để cho người dân Mỹ biết rằng cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh dã man và vô nghĩa Mặt khác, văn học viết về
chiến tranh là nói về “người Mỹ tìm ra chính bản thân mình” đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh “người Mỹ phải sống như thế nào và đừng để xảy ra một cuộc
chiến tranh nào giống như ở Việt Nam nữa”
Phần lớn những tác phẩm này là của những người đã từng ở chiến trường Việt Nam – binh lính, phóng viên, quân y sĩ… và đa số được sáng tác sau chiến tranh bằng hình thức tiểu thuyết là chính Tiểu thuyết có một vị trí quyết định, ảnh hưởng một cách sâu sắc nhất, cơ bản nhất, nhạy bén nhất sự chuyển biến của hiện thực chiến tranh Với một chủ để hết sức cơ bản và đa dạng, tiểu thuyết đã lưu giữ và làm sống lại bộ mặt thật của chiến tranh Việt Nam với nhiều tầng phản ánh cực kỳ sinh động Nó thực sự là tiếng nói đa nghĩa về đất nước, văn hoá và ý thức con người Mỹ trong cuộc chiến tranh này
Trong hơn năm trăm tiểu thuyết viết về chiến tranh Việt Nam thì có hơn
ba trăm cuốn là loại văn chương lá cải và đầy bạo lực Ở bộ phận tiểu thuyết chiến tranh, người lính là hình tượng trung tâm Họ được đặt vào trung tâm các
sự kiện, biến cố là điểm xoắn của các mâu thuẫn Tính cách người lính được soi rọi từ nhiều góc độ: tâm lý và hành động, văn hóa và chính trị, danh dự và nạn phân biệt chủng tộc, ý thức và vô thức, khoa học và lương tâm… Toàn bộ các vấn đề đó, sự vận động nhận thức về chúng đều gắn liền với sự vận động thời gian (thời gian trong chiến tranh và sau chiến tranh) Căn cứ vào thời gian ta có
Trang 3635
hai kiểu cấu trúc hình tượng được đặt ở hiện tại (trong chiến tranh ở Việt Nam
và sau chiến tranh ở Mỹ) và loại hình tượng được xây dựng đan xen giữa quá khứ và hiện tại Ở kiểu hình tượng thứ hai thủ pháp đồng hiện thời gian giữ vai trò quan trọng
Sự khủng hoảng của chiến tranh và sự hoài nghi tột cùng của người lính
về một cuộc chiến mà chính nghĩa không thuộc về quân đội Mỹ và chiến tranh
đã phả vào con người như hơi nóng của bom đạn, nỗi đau đớn của những người chết Tất cả đều được mô tả rất sinh động trong các cuốn tiểu thuyết Nó rất thực
và sống động, vượt xa hẳn bất kì chương trình vô tuyến nào đã phát trong chiến tranh Chiến tranh Việt Nam, đó là cơn ác mộng đa tầng cắm vào đầu người lính
Cuộc chiến tranh càng kéo dài, mức độ ác liệt và nặng nề của nó càng làm suy nhược đời sống tinh thần của người lính Kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, những người lính trở về và nhận ra rằng họ bị lừa dối, họ là nạn nhân của cuộc chiến tranh tàn khốc mà chính phủ Mỹ đã đẩy họ vào Họ sống trong sự hối hận và cay đắng, lương tâm bị cắn đứt và mọi giá trị đạo đức đều bị sụp đổ
Vì thế mà những cuốn tiểu thuyết viết về những cơn ác mộng của các nhà văn cựu chiến binh Mỹ đã được phát hành Chúng ta có thể hiểu đó như là một lối thoát tối ưu của các nhà văn cựu chiến binh Mỹ trước sự đeo bám của ký ức kinh hoàng
Nhìn chung, văn học viết về chiến tranh Việt Nam của các nhà văn cựu chiến binh Mỹ có hai loại: nhiều cựu chiến binh viết ra những câu chuyện trung thực về thời gian hỏa trận và một số khác lại chọn cách chia sẻ kinh nghiệm Việt Nam bằng văn xuôi hư cấu và thơ
Về thơ viết về chiến tranh Việt Nam, chủ đề chuyển biến từ ngây thơ đến từng trải, được xem là chủ đề thông thường nhất trong thơ của lính Mỹ Nhiều người đã từ ghế nhà trường đi tới chiến trường ở Việt Nam, hoặc đến Việt Nam như những kẻ phản kháng theo lương tâm, sau đó trở lại giảng đường học tập tiếp rồi trở thành giảng viên Trước năm 1975, nhiều thi sĩ cựu chiến binh Mỹ đã
Trang 3736
tham gia những tổ chức phản chiến dừng thơ ca để chống chiến tranh, không chỉ chiến tranh nói chung mà cụ thể là chiến tranh Việt Nam
Trong “Bách khoa toàn thư về chiến tranh Việt Nam: Một lịch sử quân
sự, xã hội và chính trị” do Spencer C.Tucker chủ biên (Encyclopedia of the
Viet Nam War: a political, social, military history), John Clark Pratt viết: “…
Những nhà thơ Mỹ, cả những người là cựu chiến binh và những người không tham chiến, qua hàng ngàn bài thơ được viết trong thời chiến lẫn thời hậu chiến,
đã ghi nhận theo năm tháng sự chuyển biến, thường là kinh nghiệm và thái độ xung khắc của những người đã chiến đấu ở Đông Nam Á Thơ của họ bao gồm
từ những bài tục ca lê thê được bọn phi công chiến đấu Mỹ hát nghêu ngao mà Joseph E.Tuso sưu tập trong cuốn “Hát điệu buồn Việt Nam” (“Singing the Viet Nam Blues”, 1990) đến những bài vè ngắn ngủn khôi hài in trên những tạp chí châm biếm như Grunt hay Sọc và Sao Thái Bình Dương, đến những tác phẩm xúc động, khát vọng lớn lao sánh ngang thơ ca hay nhất của thời đại” [87,-]
Nhìn chung, đa số những bài thơ mang nét đặc trưng “ngồn ngộn” chi tiết
về kinh nghiệm chiến trường: “chiến trận, bạn bè chết, mùi của rừng già, hoả
tiễn dập, bị thương, thấy đàn bà trẻ em Việt Nam bị giết, xác người bọc trong túi nylon, hiếp dâm, đến và đi khỏi Việt Nam, cảnh đường phố, vẻ đẹp của nông thôn, ký ức về chiến tranh sau khi hoàn thành thời hạn ở Việt Nam, những phi vụ ném bom, những lá thư nhà Thẳng thắn một cách tàn nhẫn, ngôn ngữ của nhiều bài thơ tiêu biểu cho thực tế ngôn từ thịnh hành đương thời, đầy tiếng lóng và lời lẽ báng bổ của lính, thường phải dùng tới bảng chú giải để hiểu bởi vì có nhiều sự kiện lịch sử cũng như nhân vật và địa danh đặc biệt” [86,-]
Nhiều nhà thơ cựu chiến binh Mỹ đã đạt được những thành tựu văn học xuất sắc Có thể kể tên một số tác giả nổi bật như:
Yusef Komunyaka – tác giả tập thơ “Điên cái đầu”, 1988
Trang 3837
Walter Mc.Donald – tác giả tập thơ “Sau âm thanh của Sài Gòn” (After
the Noise of Sai Gon), 1988
Bruce Weigl – tác giả tập thơ “Bài ca Napalm” ( Song of Napalm), 1988 W.D Ehrhart – tác giả tập thơ “Một thế hệ hoà bình” (A Generation of
Peace), 1977
John Balaban – tác giả tập thơ “Núi lam” (Blue Mountain), 1982
Kevin Bowen – tác giả tập thơ “Chơi bóng rổ với Việt cộng” (Playing
basketball with the Viet cong), 1994
Về “văn xuôi chiến tranh Việt Nam” như đã nói ở trên phong phú về số
lượng nhưng chỉ có một số tác phẩm được xem là thành tựu nghệ thuật Bởi vì,
đa số tác giả của văn chương về chiến tranh Việt Nam chủ yếu là giới cựu quân nhân và vì vậy họ dễ bị cầm tù bởi những kinh nghiệm của chính bản thân họ Cho nên, trong tác phẩm hầu như thiếu vắng sự tưởng tượng, hư cấu, người đọc
có thể đoán được những gì tác phẩm muốn nói mà không cần đọc hết tác phẩm
và đề tài bị giới hạn
Bút pháp được các nhà văn này sử dụng thường là thủ pháp hiện thực chủ nghĩa truyền thống với mong muốn kể lại những hình ảnh, sự kiện, trạng huống, cảm nhận mà chính họ đã trải qua Họ muốn độc giả lưu ý đến những sự kiện có thật được kể lại, sự kiện có ý nghĩa và khả tín chừng nào, thì truyện hay chừng
đó Theo J.T.Hansen, tất cả những nhà văn chiến tranh mà ông nghiên cứu đều
chia sẻ quan điểm rằng tiêu chuẩn của văn chương chiến tranh là “sự trung thực” Tuy mỗi nhà văn cố gắng thể hiện “sự trung thực” đó của mình nhưng những
cuộc chiến tranh Việt Nam của họ không chỉ khác nhau, mà lắm khi còn trái ngược nhau Chẳng hạn, cuộc chiến Việt Nam trong tác phẩm của một người lính Hoa Kỳ bị trưng binh nhiều khi trái hẳn với cuộc chiến Việt Nam trong tác phẩm của một người lính Hoa Kỳ tình nguyện vào quân đội Và những cuộc chiến Việt Nam khác nhau ấy lại càng khác xa những cuộc chiến Việt Nam được
Trang 3938
tổ chức và ghi nhận trong các kho tài liệu, các ấn phẩm về chính trị và lịch sử được chính thức công nhận hoặc không công nhận bởi các chính quyền liên hệ
Vì thế nếu người cầm bút chỉ đứng ở một góc độ cố định và nhìn qua lăng kính
cố định để quan sát, đồng thời sử dụng bút pháp đơn sơ để mô tả trung thực cuộc chiến Việt Nam là điều không thể Và những tác phẩm như vậy nó chỉ có giá trị đối với một số tầng lớp độc giả cùng chiến tuyến và tất nhiên bị xem là giả tạo, một chiều hoặc dối trá đối với độc giả cùng chiến tuyến khác
Trong gần hai thập niên trở lại đây, một số nhà văn đương đại của Hoa Kỳ
đã nhận ra rằng không phải chỉ có một sự thật, mà có nhiều sự thật về chiến tranh Việt Nam và về bất cứ sự kiện nào xảy ra trong cuộc chiến ấy, và họ nổ lực tìm kiếm những bút pháp mới có khả năng diễn tả cái đa phương đa tầng của lịch
sử và cái tâm cảm cực kỳ phức tạp của con người trong cuộc chiến đó
Tóm lại, dù viết dưới bút pháp nào đi nữa- tự thuật của những người lính
bộ binh, sáng tác văn chương theo lối hậu hiện đại hay truyện kể của những người di dân Việt Nam, văn học chiến tranh Việt Nam ở Mỹ là một phạm trù đầy sức mạnh cảm xúc và ngày càng tăng lên của văn học hiện đại Một trong những
tác giả viết truyện hư cấu về chiến tranh Việt Nam xuất sắc đã nói: “Các truyện
về chiến tranh thực chất không phải bao giờ cũng viết về chiến tranh Chúng không viết về bom đạn và mưu mô quân sự Chúng không viết về chiến thuật, chúng không viết về các hố cá nhân hay lều trại Truyện chiến tranh giống như bất kì truyện hay nào, rốt cuộc là viết về trái tim con người” (Tim O’Brien)
[86,-] Nói về văn xuôi chiến tranh Việt Nam có thể kể đến một số các tác giả nổi tiếng sau:
Larry Heineman, sinh năm 1944, ở Chicago (Hoa Kỳ), là một tiểu thuyết gia Larry đã từng ở chiến trường Việt Nam vào năm 1967 – 1968 với sư đoàn
bộ binh 25 Trước khi đến chiến trường Việt Nam, ông không nghĩ mình thành nhà văn Cha ông luôn mong ông trở thành bác sĩ Suốt mùa hè sau khi từ chiến
Trang 4039
trường Việt Nam trở về, ông làm nghề lái xe buýt Và trong mỗi vòng bánh xe lăn, ông luôn luôn cảm thấy máu chảy Ký ức về cuộc chiến tranh tàn bạo ở Việt Nam luôn luôn hiện diện như một xác chết trong ngôi nhà mà ông chưa tìm được cách để mai táng Ông không thể thực hiện ước mong của cha mình là trở thành bác sĩ Ông phải viết lại những ký ức kinh hoàng của chiến tranh mà ông đã đi qua Vì thế, ông trở thành nhà văn Và cũng chính vì điều đó mà ông ngày càng gắn bó với Việt Nam hơn
Cũng như các nhà văn khác, kinh nghiệm nơi chiến trường Việt Nam là chất liệu cơ bản trong các sáng tác của Heineman Những tác phẩm nổi tiếng của
ông như : “Close quarters” (1979), “Paco’s story” (1986) – tác phẩm đã giành được giải thưởng sách quốc gia, “Cooler by the Lake” (1992) và một cuốn hồi
ký “Black Virgin Mountain” (2005) và ngoài ra còn có một số truyện ngắn khác
được đăng trên các tạp chí như: Atlantic Monthly, Graphis, Harper’s, Penthhouse, Playboy and Tri Quarterly… Những kinh nghiệm quân sự của
Heineman được ghi nhận trong công trình gần đây nhất của ông là tập hồi kí
“Núi Bà Đen” Cuốn sách ghi lại những chuyến đi trở lại Việt Nam của nhà văn
và những chính kiến cá nhân của tác giả liên quan đến đất nước và chiến tranh
Cuốn tiểu thuyết “Câu chuyện của Paco” của Larry Heineman được xem
là một trong những tác phẩm hư cấu về chiến tranh Việt Nam xuất sắc Tác phẩm gây nhiều tranh luận về quan điểm đạo đức và chính trị, là một trong
những ví dụ thú vị về lối viết có khả năng vượt qua nhiều “chiến tuyến” để chạm
đến chiều sâu và những góc cạnh ẩn mật của nội tâm con người trong chiến tranh
Tác phẩm kể về một người lính Hoa Kỳ tên Paco Suvilan tham chiến tại Việt
Nam Trong thời gian ở Việt Nam, có một lần anh cùng đồng đội hiếp dâm và giết chết một cô gái Việt cộng mười bốn tuổi Trong một trận đánh khủng khiếp, anh may mắn sống sót nhưng có thể bị phỏng nặng, hai chân bị gãy và được gắn lại bằng những con ốc vít, dương vật bị đứt lìa và được may dính lại, anh trở về Hoa Kỳ, mang theo một ký ức thầm kín về cuộc chiến và một túi xách “AWOL”