Sơ lược về Marketing
Khái niệm về Marketing
1.1.1.1 Các quan điểm về Marketing:
Trong quá trình phát triển các quan điểm marketing hình thành hai quan điểm khác biệt nhau:
- Marketing truyền thống/thụ động (Traditional/Passive Marketing):
Bao gồm những hoạt động sản xuất kinh doanh ,liên quan đến việc hướng dòng sản phẩm từ nhà sản xuất đến ngưòi tiêu dùng một cách tối ưu.Có nghĩa là tập trung vào bán sản phẩm và bán nhiều hàng
- Marketing hiện đại/năng động (Modern/Dynammic Marketing).
Là chưc năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh,từ việc phát hiện ra và biến sức mua của ngừoi tiêu thụ thành nhu cầu thật sự về một sản phẩm cụ thể, đến việc chuyển sản phẩm đó đến người tiêu thụ một cách tối ưu Có nghĩa là coi thị trường là khâu quan trọng và người mua đóng vai trò quyết định.
=>Marketing được xem như là việc tổ chức và điều hành các hoạt động kinh tế hướng vào việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ở mức độ cao nhất Như vậy phương châm của Marketing là chỉ bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái có sẵn, xuất phát từ lợi ích của người mua Coi trọng khách hàng, phải hiểu biết yêu cầu thị trường cùng với sự thay đổi thường xuyên của yêu cầu đó cả về số lượng và chất lượng cần thoả mãn. Muốn biết thị trường tiêu thụ và người tiêu dùng cần gì phải tổ chức nghiên cứu tỉ mỉ và phản ứng linh hoạt.Nó có thể được biểu diễn qua chu trình như sau:
Cung cấp sản phẩm và dịch vụ ra công chúng
Khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ
Sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được nhu cầu KH
Khách hàng tiếp tục mua sản phẩm hoặc dịch vụ
Hình 1.1Sơ đồ chu trình marketing theo nhu cầu khách hàng
1.1.1.2 Các định nghĩa về Marketing:
-Khi mới xuất hiện , người ta quan niệm marketing là hoạt động tiêu thụ và bán hàng , điển hình cho quan điểm truyền thống này là :
P Định nghĩa của Wolfgang J.Koschnick (Dictionary of marketing) Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng hàng hoà và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng”
P Định nghĩa của John H.Crighton (Australia) “Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm,đúng kênh hay luồng hàng,đúng thời gian và đúng vị trí”.
-Marketing hiện đại lại đặt sự coi trọng khách hàng lên hàng đầu và làm sao để thoả mãn nhu cầu của khách hàng,điển hình là một số định nghĩa sau đây:
Nghiên cứu nhu cầu khách hàngThiết kế sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu
P Theo Phillip Kotler “Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi.”
P Định nghĩa của Viện Marketing Anh(Chartered Institude of Marketing-CIM)
“Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến
P Định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ AMA(American Marketing Association -1985) “Marketing là một quá trình lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của của hàng hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân”
P Theo I Ansoff, một chuyên gia nghiên cứu marketing của LHQ, một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay cho là khá đầy đủ, thể hiện tư duy marketing hiện đại và đang được chấp nhận rộng rãi: “Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói khác đi là lấy thị trường làm định hướng”.
=>Như vậy có thể kết luận khái niệm về Marketinh như sau :
Marketing là một môn khoa học nghiên cứu tỉ mỉ về thị trường và hành vi tiêu dùng.Nói cách khác nó là một nghệ thuật phát hiện ra nhu cầu và tìm cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Vai trò ,chức năng và các phương pháp tiếp cận của Marketing
Trước đây người ta xem Marketing ngang bằng với các yếu tố khác của doanh nghiệp như yếu tố sản xuất,tài chính, nhân sự.Giờ đây vai trò của Marketing được xem trọng hơn,nó đã trở thành triết lý kinh doanh.Vai trò của Marketing có thể khái quát như sau:
-Thứ nhất marketing hướng dẫn doanh nghiệp phát hiện ra nhu cầu của khách hàng , định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp thông qua các hoạt động khảo sát thị trường,hoạt động sản xuất và tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách thiết thực.
-Thứ hai marketing giúp giải quyết tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng,giúp dung hoà lợi ích,mục tiêu của doanh nghiệp
-Thứ ba marketing là biện pháp cụ thể hoá kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
-Cuối cùng maketing là công cụ cạnh tranh tạo uy tín cũng như xác lập vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua kích thích sự nghiên cứu và cải tiến sản xuất.
Vai trò của marketing xuất phát từ những đặc thù về chức năng của chính nó.Những chức năng đó là:
- Marketing nghiên cứu thị trường,phân tích tiềm năng và dự đoán triển vọng cho doanh nghiệp.
- Marketing tăng cường khả năng thích nghi của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường biến động thường xuyên.
- Marketing làm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao
- Marketing làm tăng cường hiệu quả của các hoạt động kinh doanh,làm cầu nối giữa nhiều chức năng của các bộ phận khác trong công ty.
1.1.2.3 Các phuơng pháp tiếp cận Marketing:
-Tiếp cận theo hướng sản phẩm :
Marketing theo hướng sản phẩm, chú trọng vào sản phẩm sẽ cung cấp cho khách hàng, theo cách tiếp cận này, xí nghiệp luôn luôn nhận định rằng khách hàng chủ yếu quan tâm đến những sản phẩm chất lượng tốt, giá cả rẻ Phương pháp này không chú ý đến nguyện vọng và yêu cầu của khách hàng tiềm năng, nhất là khi Marketing chỉ hướng hoàn toàn vào sản phẩm Trên lý thuyết, phương pháp này có thể thành công nếu cầu vượt trội cung và khách mua phải được thuyết phục để mua sản phẩm.
-Tiếp cận theo hướng khách hàng :
Phương pháp này trái ngược với phương pháp trên Sự khác biệt của hai phương pháp chủ yếu là mục tiêu nội tại và mục tiêu ngoại biên Phương pháp tiếp cận theo khách hàng nhằm vào mục tiêu ngoại biên, tức là chú trọng đến nguyện vọng và nhu cầu của khách hàng tiềm năng Nó tìm hiểu điều gì sẽ thoả mãn được nhu cầu của khách hàng, và một khi khách hàng bắt đầu đòi hỏi, nó phải cố gắng đáp ứng được.
Khái niệm Marketing thường được dùng để mô tả phương pháp tiếp cận theo hướng khách hàng Từ khi có khái niệm Marketing, khách hàng trở thành tiêu điểm của mọi cuộc kinh doanh và những hoạt động Marketing là để trợ giúp công cuộc kinh doanh mà thôi.
Sự thành công của Marketing xuất phát từ một ý niệm cơ bản là giải quyết những vấn đề mà khách hàng đòi hỏi như sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị như thế nào. Marketing muốn thành công phải bắt đầu từ người mua, bởi vì chính người mua mới có thể nói được họ muốn gì, muốn trả giá bao nhiêu, mua lúc nào, bằng cách nào, sản phẩm thích đáng ra sao với số tiền mà họ bỏ ra.
Tuy nhiên, nếu chỉ biết hướng vào khách hàng mà bỏ qua các yếu tố khác như các ràng buộc của chính phủ, các qui định luật pháp, văn hoá, truyền thống, đạo lý xã hội, thì quả là một sự liều lĩnh Do vậy mới xuất hiện phương pháp tiếp cận theo xã hội.
-Tiếp cận theo hướng xã hội :
Phương pháp này kết hợp ưu điểm của hai phương pháp trên Nó vừa quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng ý thức được những lợi ích lâu dài về kinh tế,môi trường, xã hội và văn hoá, luật pháp Nói cách khác, nó nhắm vào các khía cạnh khác nữa chứ không đơn thuần chỉ để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Sơ lược về Marketing Mix
Quan điểm về Marketing- Mix dưới góc nhìn của khách hàng
Tương thích với mô hình 4P sản xuất đúng sản phẩm, đúng giá cả, đúng kênh phân phối và đúng phướng thức chiêu thị đến thị trường/khách hàng mục tiêu của Mc Carthy theo hướng nhìn từ nhà sản xuất là mô hình 4C của Robert Lautenborn nhìn từ phía khách hàng.Trong đó bao gồm:
-Chi phí (Cost to the customer)
Trong khi các doanh nghiệp bán sản phẩm thì người tiêu dùng chỉ những lợi ích,giá trị hoặc những giải phaá cho vấn đề của họ,họ quan tâm đến toàn bộ chi phí mà họ bỏ ra để sở hữu và sử dụng sản phẩm ,quan tâm đến tính có sẵn,thuận tiện của sản phẩm và sự lan truyền hai chiều với doanh nghiệp.
=>Như vậy doanh nghiệp cần phải thấu hiểu được 4C của khách hàng đề sau đó xây dựng mô hình 4P phù hợp cho mình.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing-Mix
Hoạt động marketing hỗn hợp trong kinh doanh được biểu hiện khá uyển chuyển và linh hoạt Vì lẽ trong quá trình vận dụng, cơ cấu của Marketing hỗn hợp chịu tác động bởi nhiều nhân tố chi phối mang tính quyết định, những nhân tố ấy bao gồm:
- Uy tín và vị trí của công ty, xí nghiệp trên thị trường: Tâm lý mua hàng của khách hàng thường theo sự tín nhiệm về nhãn hiệu sản phẩm mà họ quen sử dụng.
Sự tín nhiệm của khách hàng đối với xí nghiệp hoặc công ty thông qua sản phẩm càng lớn thì uy tín và vị trí của công ty hoặc xí nghiệp trên thị trường càng cao.Chẳng hạn, cùng một loại sản phẩm do 2 công ty sản xuất ra; sản phẩm của công ty A chất lượng có thể trội hơn, giá cả có phần rẻ hơn so với sản phẩm của công ty B song lại khó bán, vì lẽ từ lâu khách hàng đã quen dùng sản phẩm của công ty B nên sản phẩm của công ty này sản xuất ra dễ dàng chiếm lĩnh thị trường mạnh hơn sản phẩm của công ty A.
- Tình huống của thị trường: Sự hình thành và chuyển hoá từ hình thái thị trường này sang hình thái thị trường khác trong nền kinh tế thị trường đối với một loại hàng hoá nào đó sẽ tạo nên những tình huống kinh doanh khác nhau với những ứng phó không giống nhau giữa các nhà kinh doanh Chẳng hạn, đối với một loại sản phẩm ở giai đoạn này nằm trong hình thái thị trường độc quyền, song ở thời kỳ khác có thể nằm trong hình thái thị trường cạnh tranh Vì vậy ứng với từng tình huống cụ thể của thị trường, đòi hỏi nhà kinh doanh phải có những đối sách thích hợp để sao cho sản phẩm của mình tham gia vào thị trường vừa đạt được lợi nhuận vừa thoả mãn được nhu cầu.
- Vòng đời sản phẩm: Một sản phẩm từ khi xuất hiện trên thị trường cho đến khi rút khỏi thị trường đều phải trải qua những giai đoạn nhất định Nội dung hoạt động kinh doanh ở mỗi giai đoạn khác nhau đều không giống nhau Sự nhận định sai về giai đoạn của vòng đời sản phẩm tất yếu dẫn đến việc xây dựng nội dung hoạt động kinh doanh không đúng và do đó sự thất bại là không thể tránh khỏi
- Tính chất hàng hoá: Căn cứ vào tính chất của mỗi loại hàng hoá mà nhà kinh doanh có cách tổ chức những hoạt động kinh doanh thích hợp Thật vậy, nếu tổ chức kinh doanh mặt hàng thực phẩm, nhân viên bán hàng không cần thiết phải am hiểu kỹ thuật chế biến và mặt hàng được bày bán trong các cửa hàng tổng hợp Ngược lại, nếu kinh doanh mặt hàng điện máy đòi hỏi phải có cửa hàng chuyên dụng và nhân viên giới thiệu mặt hàng phải am hiểu kỹ thuật và công nghệ.Tất cả những yếu tố nói trên đã tự giải thích tại sao cùng một loại sản phẩm mà hoạt động Marketing ở những nhà kinh doanh khác nhau lại không giống nhau Người thì quan tâm đến giá cả, người thì quan tâm đến cách phân phối và có người lại chú ý đến việc quảng cáo, chào hàng.Hoặc giả, khi tung sản phẩm mới vào thị trường thì nhà kinh doanh lại hướng sự quan tâm của mình đến các hình thức xúc tiến và chi phí xúc tiến, song khi sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường thì họ lại quan tâm đến giá cả
Hệ thống lí thuyết về chiến lược sản phẩm
Khái quát về sản phẩm theo quan điểm Marketing
1.3.1.1 Khái niệm về sản phẩm:
-Trong môi trường marketing,sản phẩm được hiểu là một phần của một giải pháp cho một vấn đề của khách hàng,bởi vì nó giải quyết vấn đề mà khách hàng cần giải quyết và thông qua đó doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu của mình.Sản phẩm có thể bao gồm một hay tất cả các yếu tố:sản phẩm hữu hình ,sản phẩm phi vật thể và dịch vụ.Khách hàng có những nhu cầu do đó họ trả tiền để có được những giải pháp nhằm thoả mãn nhu cầu đó.Sản phẩm là một “P” hình thành Marketing-Mix tức là một công cụ để marketing thực hiện chiến lược thị trường của mình.
-Một khi Công ty đã phân khúc thị trường một cách cẩn thận, lựa chọn được những nhóm khách hàng mục tiêu và xác định được cách định vị mong muốn trên thị trường, thì nó sẵn sàng để phát triển và tung ra thị trường những sản phẩm Trong đời sống của sản phẩm, công ty thường thay đổi chiến lược Marketing của mình Sở dĩ như vậy không chỉ là tình hình kinh tế thay đổi và các đối thủ cạnh tranh tung ra những đợi tiến công mới mà còn là vì sản phẩm đó đã trải qua những giai đoạn mới của sự quan tâm và yêu cầu của người mua Do đó công ty phải đề ra những chiến lược kế tiếp nhau cho phù hợp với từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm Ngay cả khi biết rằng sản phẩm không sống mãi, công ty vẫn hy vọng tăng tuổi thọ và khả năng sinh lời của sản phẩm đó.
=>Như vậy ta có thể đưa ra định nghĩa về sản phẩm như sau:
“Sản phẩm là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những ích dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình hoặc vô hình.”
Trong việc triển khai sản phẩm người lập kế hoạch cần suy nghĩ sản phẩm ở 3 mức độ.
Phần cốt lõi của sản phẩm (core product)
Phần cốt lõi của sản phẩm phải giải đáp được câu hỏi: “ Người mua thực sự đang muốn gì?” Nhà quản trị marketing phải khám phá ra những nhu cầu tiềm ẩn đằng sau mỗi sản phẩm và đem lại những lợi ích chứ không phải chỉ những đặc điểm Phần cốt lõi nằm ở tâm sản phẩm Hay nói cách khác người làm marketing phải xác định được lợi ích mà khách hàng tiềm kiếm trong sản phẩm.Mỗi nhóm khách hàng khách nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau gắn với những lợi ích khác nhau,nó chính là cơ sở cho việc ra quyết định liên quan đến sản phẩm.Vì vậy phần cốt lõi của sản phẩm chính là những lợi ích mà khách hàng cần tìm kiếm ở sản phẩm
Phần cụ thể của sản phẩm (actual product)
Người thiết kế sản phẩm phải biến cốt lõi của sản phẩm thành sản phẩm cụ thể.Các bộ phận cấu thành sản phẩm phối hợp lại nhằm chuyển tải lợi ích của sản phẩm cơ bản cho khách hàng Sản phẩm cụ thể bao gồm nhiều yếu tố : nhãn hiệu ,kiểu dángvà những mẫu mã khác nhau,chất lượng sản phẩm với những chỉ tiêu nhất định ,bao bì và một số đặc tính khác.Từ những đặc tính này khách hàng sẽ phân tích và đánh giá để chọn sản phẩm tốt nhất cho họ
Phần sản phẩm gia tăng (augmented product)
Tất cả các lợi ích và dịch vụ bổ sung mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng nhằm gia tăng nhận thức của khách hàng về chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm gọi là sản phẩm gia tăng Đôi khi yếu tố tăng thêm này còn giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh về sản phẩm của mình với các công ty khác.
Mô hình dưới đây minh hoạ tất cả những điều ta vừa trình bày về sản phẩm.
Hình 1.2 Các cấp độ sản phẩm
=>Tóm lại, khi triển khai sản phẩm, các nhà marketing trước hết phải xác định những nhu cầu cốt lõi của khách hàng mà sản phẩm sẽ thoả mãn Sau đó phải thiết kế được những sản phẩm cụ thể và tìm cách gia tăng chúng để tạo ra một phức hợp những lợi ích thoả mãn nhu cầu, ước muốn của khách hàng một cách tốt nhất
1.3.1.2 Đặc tính của sản phẩm:
Mỗi một sản phẩm có những tính chất riêng biệt đặc trưng cho công năng của nó mà thông qua những đặc tính đó người tiêu dùng có thể lực chọn được sản phẩm phù hợp ,đáp ứng được nhu cầu của họ.Những đặc tính đó là:
Đặc tính kỹ thuật, lý hoá bao gồm công thức thành phần vật liệu kiểu dáng màu sắc , cỡ khổ …
Đặc tính sử dụng bao gồm thời gian sử dụng ,tính đặc thù, độ bền an toàn hiệu năng
Đặc tính tâm lý bao gồm vẻ đẹp,sự trẻ trung,thoải mái và sự vững chắc
Đặc tính kết hợp bao gồm giá cả, nhãn hiệu, sự đóng gói, tên gọi và các dịch vụ…
Có rất nhiều cách để phân loại sản phẩm Người làm marketing cần phải xác định rõ sản phẩm của mình thuôc loại nào để có thể đưa ra những chiến lược marketing phù hợp
+Phân loại sản phẩm tiêu dùng:
Tuỳ theo mục đích sử dụng có thể phân ra thành
-Sản phẩm tiêu dùng: là sản phẩm người tiêu dùng mua để phục vụ cho mục đích cá nhân
-Sản phẩm tư liệu sản xuất: là sản phẩm phục vụ cho mục đích sản xuất và các hoạt động khác nhau của tổ chức
Tuỳ theo thời gian sử dụng sản phẩm:
-Sản phẩm ngắn hạn: thường mang tính chất nhu yếu, được sử dụng trong thời gian ngắn Ví dụ: đồ dùng học tập, đồ dùng hàng ngày,dày dép , nước hoa,mỹ phẩm
-Sản phẩm dài hạn: Thường mang tính đầu tư,dùng bền lâu,có thời gian sử dụng lâu dài như xe,nhà cửa,máy móc,
Tuỳ theo tính chất , đặc điểm cấu tạo của sản phẩm:
-Sản phẩm hữu hình: những sản phẩm mà khách hàng có thể tiếp cận được và đánh giá trực tiếp trước khi sử dụng
-Sản phẩm dịch vụ (sản phẩm vô hình): khách hàng không thể kiểm tra sản phẩm trước hi mua do chưa thấy được sản phẩ, do đó họ thường đánh giá sản phẩm dực vào uy tín và niềm tin của họ đối với doanh nghiệp,vào những yếu tố hữu hình gắn với kinh doanh sản phẩm như cơ sở vật chất phục vụ hoặc tính chuyên nghiệp trong quá trình tiếp xúc với khách hàng(tư vấn,du lịch )
Tuỳ theo hành vi tiêu dùng của các loại hàng
-Hàng tiêu dùng thiết yếu: những sản phẩm tiêu dùng được sử dụng thường xuyên,người tiêu dùng thường mua theo thói quen vì họ biết nhiều về sản phẩm
-Sản phẩm ngẫu hứng: những sản phẩm mua bất chợt mà không có chủ định trước
-Sản phẩm theo mùa vụ: sản phẩm được mua theo nhu cầu mùa vụ như du lịch, áo mưa
-Sản phẩm mua có lựa chọn: Những sản phẩm mà quá trình mua và lựa chọn sản phẩm thường khí khăn hơn, khách hàng thường xem xét,cân nhắc về chất lượng,công dụng,kiểu dáng,thương hiệu trườc khi chọn mua sản phẩm,thường là những sản phẩm cao cấp và có thời gian sử dụng lâu dài.
-Sản phẩm mua theo nhu cầu đặc biệt: những sản phẩm riêng biệt mà người mua sẵn sàng bỏ ra công sức và tiền bạc để lùng mua (đồ cổ, sản phẩm quý hiếm.)
-Sản phẩm mua theo nhu cầu thụ động: là sản phẩm mà người mua không biết hoặc biết nhưng không nghĩ đến việc mua sắm như sản phẩm bảo hiểm.
+Phân loại sản phẩm tư liệu sản xuất
Người ta phân loại sản phẩm tư liệu sản xuất căn cứ vào múc độ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và giá trị của chúng
Nhãn hiệu sản phẩm(brand)
1.3.2.1 Khái niệm nhãn hiệu sản phẩm:
Từ nhãn hiệu (brand) là một từ dễ hiểu, và nó bao gồm những phần khác nhỏ hơn. Nhãn hiệu là một cái tên, ngôn ngữ, hình ảnh, hoặc là những kiểu mẫu đặc biệt, hoặc là một vài sự nối kết giữa những yếu tố này, nó được định ra để nhận diện những hàng hoá và dịch vụ của một người bán hoặc một nhóm người bán Một nhãn hiệu làm phân biệt những sản phẩm và dịch vụ của một xí nghiệp này với những sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh Tên nhãn hiệu (brand name) bao gồm những từ chữ cái, hoặc là những con số có thể đọc được.Dấu hiệu (brand mark) là một phần của nhãn hiệu nó được biểu hiện bằng những hình tượng, kiểu mẫu hoặc là những màu sắc, chữ đặc biệt.
Nó được nhận ra bằng dấu hiệu, nhưng không được diễn tả khi một người đọc tên nhãn hiệu.
Hiệp hội marketing ở Mỹ định nghĩa một thương hiệu (trademark) như là một nhãn hiệu và nó được luật pháp bảo vệ, theo luật, nó được dành riêng cho từng người bán Tất cả những thương hiệu là những nhãn hiệu, vì thế chúng bao gồm những từ, những chữ cái, và những con số có thể đọc được Chúng cũng có thể bao gồm những hình tượng (brand mark) Một số người tin tưởng một cách không đúng rằng, thương hiệu chỉ là phần hình ảnh của nhãn hiệu.Một phương pháp chính yếu để phân loại những nhãn hiệu là dựa vào người sở hữu chúng ở đây là những nhà sản xuất hoặc là những nhà trung gian.
-Như vậy theo trình tự ta có thể hiểu như sau:
Người tiêu dùng cảm nhận về tên hiệu hàng hoá như một phần thực chất của sản phẩm Việc đặt tên hiệu có thể làm tăng giá trị cho sản phẩm Ví dụ: Một chai dầu gội đầu Hương Bưởi của Hãng Mỹ Phẩm Thorakao, một chai dâu gội Bồ Kết của hãng P/S sẽ được coi là những loại dầu gội đầu tốt, chất lượng cao những nếu những thứ đó đựng trong một chai không nhãn hiệu sẽ bị coi là chất lượng tồi, giá rẻ, dù mùi hương hay chất lượng y hệt Sau đây là một số khái niệm căn bản:
Tên hiệu (Brand Name) là tên gọi nhằm xác định hàng hoá hay dịch vụ của người bán và phân biệt với hàng hoá của những doanh nghiệp khác Tên hiệu là phần đọc lên được Ví dụ: Pepsi, Tribeco
Dấu hiệu (Brand Mark) là những biểu tượng, mẫu vẽ đặc trưng cho một hãng hoặc một sản phẩm Ví dụ: biểu tượng của hãng Mercedes là cái vô lăng hình ngôi sao ba cạnh
Nhãn hiệu (Trade Mark) là tên hiệu thương mại đã được đăng ký và được luật pháp bảo vệ tránh hiện tượng làm giả
+ Branding means the use of a name, term, symbol, or design—or a combination of these—to identify a product.It includes the use of brand names, trademarks, and practically all other means of product identification
+ Brand name has a narrower meaning A brand name is a word, letter, or a group of words or letters Examples include Blockbuster Video, WD-40, 3M Post-its, andIBMValuePoint computers.
+Trademark is a legal term A trademark includes only those words, symbols, or marks that are legally registered for use by a single company.)**(Multimedia bussiness library-1997 the McGraw-Hill Company)
=>Cuối cùng ta có thể khái quát về khái niệm nhãn hiệu như sau:
“Nhãn hiệu là thuộc tính quan trọng của sản phẩm,nó có thể là tên gọi,kiểu dáng biểu tượng hoặc bất cứ đặc điểm nào cho phép phân biệt sản phẩm của nhà cung cấp này với nhà cung cấp khác”.
1.3.2.2 Chức năng của nhãn hiệu:
Nhãn hiệu có các chức năng sau:
Chức năng thực tiễn: cho phép ghi nhớ dễ dàng kết quả của quá trình lựa chọn trước đây, nhờ đó giúp người tiêu thụ có thể tìm lại được nhanh chóng các nhãn hiệu mà họ cho là thích hợp.
Chức năng bảo đảm: đối với người tiêu thụ, một nhãn hiệu quen thuộc là sự đảm bảo cho một chất lượng tốt nhất.
Chức năng cá thể hóa: khi người tiêu thụ lựa chọn một nhãn hiệu nào đó tức là khẳng định nét độc đáo, nhân cách của họ.
Chức năng tạo sự vui thích: người tiêu thụ cảm thấy vui thích khi được chọn lựa tha hồ trong nhiềusản phẩm có nhãn hiệu đa dạng.
Chức năng chuyên biệt: khi nhãn hiệu phản ánh một hình dáng độc nhất các đặc trưng của sản phẩm,ví dụ nhãn hiệu xe hơi thường là con thú, ngôi sao,dòng sông, con chim để chỉ sự di chuyển nhanh.
Chức năng dễ phân biệt: khi nhãn hiệu là điểm duy nhất để người tiêu thụ bám vào trong việc chọn mua sản phẩm, đó là những sản phẩm có màu sắc giống nhau rất khó phân biệt bằng mắt.
Các nhãn hiệu có những giá trị khác nhau trên thị trường.Có những nhãn hiệu được người mua ưa thích và nhận biết,nhưng cũng có những nhãn hiệu người tiêu duùg không hề nhận biết được.Nhãn hiệu càng nổi tiếngvà có uy tín thì độ trung thành càng cao.Ví dụ như:Coca Cola,Pepsi.Do đó để nâng cao giá trị nhãn hiệu của mình các doanh nghiệp thường có những biện pháp để quản lý nhãn hiệu một cách cẩn thận và có hiệu quả.
1.3.2.3 Các quyết định liên quan đến nhãn hiệu
-Tầm quan trọng của việc dán nhãn (importance of branding):
Nhãn hiệu tạo cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc xác định những sản phẩm và dịch vụ Những nhãn hiệu cũng bảo đảm cho việc mua hàng rằng, khách hàng sẽ nhận được chất lượng tương đương khi họ mua lại lần sau đó.Đối với những người bán, nhãn hiệu là cái được quảng cáo và nó được nhận ra khi được trưng bày trong các cửa hàng Dán nhãn cũng giúp cho người bán kiểm soát được thị trường của họ, bởi vì người mua sẽ không nhầm lẫn một sản phẩm được dán nhãn với một sản phẩm khác. Dán nhãn làm giảm những sự so sánh giá cả, bởi vì rất khó để so sánh những giá cả trên những sản phẩm có nhãn hiệu khác nhau.
Cuối cùng, đối với những người bán, nó còn làm tăng thêm danh tiếng cho người bán cũng như sản phẩm.
- Lý do cho việc không dán nhãn (reasons for not branding):
Nhiều xí nghiệp không dán nhãn trên những sản phẩm của họ, bởi vì họ không có khả năng, hoặc không sẵn lòng để đảm đương hai trách nhiệm chính yếu vốn có trong quyền sở hữu của nhãn hiệu: Xúc tiến nhãn hiệu, và duy trì chất lượng sản phẩm không đổi.
Một số sản phẩm không được dán nhãn bởi sự khó khăn để làm khác đi sản phẩm của một xí nghiệp từ những sản phẩm của những xí nghiệp khác Ví dụ như những cái kẹp phơi quần áo (clothespins), đinh đóng và những nguyên liệu thô trong công nghiệp Bản chất tự nhiên (physical nature) của một số sản phẩm như là: Những trái cây tươi, rau cải thì khó khăn (discourage) việc dán nhãn Tuy nhiên, hiện nay những sản phẩm này được bao gói, và việc dán nhãn được thực hiện ở bên ngoài những bao gói này Những người sản xuất thường không dán nhãn một phần sản phẩm của họ, đó là những sản phẩm ở dưới mức chất lượng bình thường Những sản phẩm được phân như loại hai, hoặc không hoàn hảo được bán giảm giá và thường được phân phối thông qua những kênh khác với những kênh được sử dụng cho những hàng hoá có chất lượng bình thường
Tại sao phải đặt tên nhãn hiệu?
Nó có lợi cho ai? Họ hưởng lợi như thế nào? Và phải chịu tổn phí bao nhiêu? Chúng ta phải nhìn vấn đề đặt tên hiệu từ quan điểm của người mua, người bán và xã hội
Thiết kế bao bì đóng gói sản phẩm
1.3.3.1Khái niệm về bao bì:
Bao bì có vai trò rất quan trọng Một số nhà marketing đã coi bao bì là chữ P thứ năm cùng với 4 chữ P trong marketing mix (Packeage) Tuy nhiên hầu hết giới marketing đều cho rằng bao bì là một yếu tố trong chiến lược sản phẩm
Việc tạo bao bì (Packaging) Là những hoạt động nhằm vẽ kiểu và sản phẩm đồ chứa hay đồ bao gói cho một sản phẩm Bao bì gồm 3 lớp:
- Bao bì lớp đầu là cái trực tiếp chứa sản phẩm Ví dụ chai đựng nước hoa là bao bì lớp đầu
- Bao bì lớp nhì là bao bì bảo vệ bao bì lớp đầu và sẽ bỏ đi khi ta sắp dùng sản phẩm đó Hộp đựng chai nước hoa là bao bì lớp nhì Nó có tác dụng bảo vệ bổ sung, vừa là chỗ để quảng cáo thêm
- Bao bì vận chuyển là lớp bao bì cần thiết cho việc lưu kho và vận chuyển Một số hộp cứng đựng 6 tá chai nước hoa nói trên là bao bì vận chuyển
Bao bì thu hút khách hàng, mô tả được ích dụng của sản phẩm, tạo niềm tin và ấn tượng tốt đẹp về sản phẩm Người tiêu dùng sẵn sàng mua sự tiện lợi, kiểu dáng đẹp, mức đáng tin cậy và uy tín của một bao bì tốt Bao bì giúp cho khách hàng nhận ngay ra công ty hoặc sản phẩm nào đó Ai đi mua phim ảnh cũng nhận ra ngay bao bì màu vàng quen thuộc của hãng Kodak, màu xanh của hãng FUJI.
1.3.3.2Các chức năng của bao bì:
-Bao bì là công cụ đắc lực trong hoạt động marketing với những chức năng cơ bản sau:
Trước hết bao bì cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về sản phẩm, như thông tin về nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần sản phẩm, thời hạn sử dụng.
Bao bì giúp bảo vệ sản phẩm tránh bị hư hỏng,biến chất trong quá trình vận chuyển tiêu thụ sản phẩm
Bao bì thể hiện hình ảnh về nhãn hiệu,công ty,thể hiện ý tưởng định vị của san phẩm
Tác động vào hành vi khách hàng qua hình thức,màu sắc,thông tin tr6en bao bì
-Đóng gói là một một hoạt động sản xuất có định hướng trong hầu hết các công ty, được thực hiện chủ yếu để đạt được những lợi ích của việc bảo vệ sản phẩm và sự thuận tiện của nó Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự chú ý trong marketing về việc bao gói càng trở nên sâu sắc hơn Và ngày nay, bao gói là một nguồn lực cạnh tranh chủ yếu trong thương trường Việc sử dụng rộng rãi những hình thức bán hàng tự phục vụ và bán hàng bằng những phương tiện tự động, đã dẫn đến bao gói phải làm thay cho công việc bán hàng tại điểm mua bán Hầu hết những nhà bán lẻ đều có khuynh hướng phục vụ cho những nhà sản xuất đã sử dụng cách bao gói hữu hiệu. Thêm vào đó, việc sử dụng đang gia tăng của công việc dán nhãn và những tiêu chuẩn được tạo nên của quần chúng trong vấn đề sức khoẻ và sự cải thiện điều kiện vệ sinh đã đóng góp sự quan trọng của bao gói.
Sự an toàn trong bao gói đã trở thành một vấn đề xã hội và thị trường quan trọng đặc biệt trong những năm gần đây Những sự phát triển mới trong bao gói, xuất hiện một cách nhanh chóng và trong một luồng tưởng chừng như không dứt, đòi hỏi sự chú ý thường xuyên của các nhà quản lý đến kiểu mẫu bao gói Chúng ta thấy những nguyên liệu bao gói mới thay thế cho những nguyên liệu cũ, cũng như trong cỡ loại, hình dáng Tất cả những điều này làm cho khách hàng thuận tiện hơn trong mua hàng.
Trong quá trình thiết kế bao bì sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có những quyết định cơ bản như:
Chọn nguyên liệu để sản xuất bao bì, thiết kế bao bì sản phẩm, các lớp bao bì cho sản phẩm, hình dáng kích thứơc bao bì., thiết kế nhãn gắn trên bao bì sản phẩm(nhãn có thể chỉ là một miếng bài nhỏ gắn trên sản phẩm hoặc một tập hợp các hình ảnh và thông tin phức tap).Việc thiết kế nhãn gắn trên bao bì phải tuân thủ theo những quy định của chính phủ và yêu cầu của khách hàng.
Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm
Ngoài sản phẩm cơ bản doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng những dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng của mình.Dịch vụ hỗ trợ này ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.Trong nhiều trường hợp nó còn được dùng như công cụ cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.Tuỳ vào sản phẩm và yêu cầu của khách hàng mà dịch vụ hỗ trợ có thể khác nhau.Các dịch vụ này bao gồm
Bảo trì,bảo hànhvà sửa chữa sản phẩm
Giao hàng,lắp đặt sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng
Cung ứng chi tiết,vật liệu thay thế
Hỗ trợ tín dụng trả góp.
Cho dùng thử sản phẩm…
Các nhà sản xuất có thể trực tiếp cung c6áp dịch vụ hoặc chuyển dần cho những nhà phân phối và bán hàng chính thức của mình để đảm bảo cung ứng kịp thời các dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
Chiến lược sản phẩm
1.3.5.1 Một số vấn đề liên quan đến sản phẩm
Trong khi bàn luận đến sản phẩm và những chính sách sản phẩm, chúng ta sẽ nghe đến những vấn đề như là hoạch định sản phẩm (product planning), phát triển sản phẩm (product development) Những phần này trong quan hệ có ý nghĩa khác nhau.
Hoạch định sản phẩm bao gồm tất cả những hoạt động, chúng giúp cho xí nghiệp xác định sẽ tung ra thị trường sản phẩm nào Còn sự phát triển sản phẩm, có phần hạn chế hơn, nó bao gồm những hoạt động kỹ thuật như thiết kế sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm Đặc biệt hơn là, phạm vi kết hợp giữa hoạch định sản phẩm và phát triển sản phẩm bao gồm những hoạt động có liên quan đến những quyết định chiến lược sau đây: - Xí nghiệp nên chế tạo ra sản phẩm nào và nên mua những sản phẩm nào ?
- Công ty nên đưa ra thị trường nhiều hơn hay ít hơn những sản phẩm?
- Có những công dụng mới nào của mỗi sản phẩm?
- Nhãn hiệu, bao gói, danh hiệu nào nên được dùng cho mỗi sản phẩm?
- Sản phẩm nên được thiết kế theo loại, mẫu nào và màu sắc, cỡ loại, vật liệu nào nên được sử dụng?
- Số lượng của mỗi loại sản phẩm cần sản xuất là bao nhiêu?
-Giá cả của sản phẩm nên là bao nhiêu?
1.3.5.2 Khái niệm chiến lược sản phẩm
- Chiến lược sản phẩm: là tổng thể các định hướng các nguyên tắc và các biện pháp thực hiện trong việc xác lập một tập hợp sản phẩm bao gồm các dòng sản phẩm vá các món hàng sao cho phù hợp với từng thị trường và phù hợp với từng giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của sản phẩm đó
-Các khái niệm liên quan đến chiến lược sản phẩm:
Dòng sản phẩm(product-line)là một nhóm những sản phẩm có liên hệ mật thiết với nhau bởi vì chúng thực hiện một chưc năng tương tự được bán cho cùng một nhóm khách hàng qua cùng một kênh như nhau hay tạo ra một khung giá cụ thể
Tập hợp sản phẩm (product-mix) là tập hợp những dòng sản phẩm và món hàng mà người bán có thể đưa ra để bán cho người mua.
1.3.5.3 Các chiến lược sản phẩm:
Chiến lược dòng sản phẩm (Productline strategy)
Trong kinh doanh ít có doanh nghiệp nào chỉ có một sản phẩm duy nhất mà thường có cả một dòng sản phẩm nhờ đó giúp doanh nghiệp phân bổ rủi ro tốt hơn. o Chiến lược thiết lập các dòng sản phẩm Để việc kinh doanh an toàn, có hiệu quả, cần thiết lập các dòng sản phẩm thích hợp và từng bước củng cố các dòng đó về chất cũng như về lượng để thế lực doanh nghiệp ngày càng tăng. o Chiến lược phát triển dòng sản phẩm
Chiến lược phát triển dòng sản phẩm thể hiện bởi sự phát triển các món hàng trong các dòng sản phẩm đó Việc phát triển dòng sản phẩm có thể thực hiện theo hai cách : dãn rộng và bổ sung. o Chiến lược hạn chế dòng sản phẩm
Trong quá trình kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường chắc chắn doanh nghiệp sẽ phát hiện ra những dòng sản phẩm hay những sản phẩm không còn hiệu quả nữa và phải nhanh chóng từ bỏ chúng để dồn mọi tiềm lực phát huy những sản phẩm hiện đang còn có hiệu quả. o Chiến lược cải tiến dòng sản phẩm
Trong chiến lược này, các sản phẩm hiện có trong dòng sản phẩm được sửa đổi ít nhiều như cải tiến về hình dáng, cỡ khổ, vật liệu, màu sắc, bao bì, nhãn hiệu từ đó cũng làm cho khách hàng tiêu dùng nhiều o Chiến lược hiện đại hóa dòng sản phẩm
Mục đích của chiến lược này là làm cho các sản phẩm sát hợp với nhu cầu ngày một nâng cao của thị trường Để hiện đại hóa dòng sản phẩm doanh nghiệp nên điều chỉnh từng phần vì làm như vậy sẽ giúp tránh được khó khăn về mặt tài chính đồng thời giúp doanh nghiệp nhận xét được phản ứng của khách hàng và các trung gian đối với mẫu mã mới đó trước khi thay đổi cả dòng sản phẩm.
Chiến lược tập hợp sản phẩm:( Product- mix strategy) o Chiến lược mở rộng tập hợp sản phẩm:
Chiến lược này được thực hiện bằng cách tăng thêm các dòng sản phẩm mới thích hợp o Chiến lược kéo dài các dòng sản phẩm: trong một tập hợp :
Chiến lược này được thực hiện bằng cách tăng thêm số mặt hàng cho mỗi dòng sản phẩm tạo cho công ty có được các dòng sản phẩm hoàn chỉnh o Chiến lược tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm:
Chiến lược này được thực hiện bằng cách tăng số mẫu biến thể của mỗi sản phẩm như thay đổi kích cỡ, mùi vị cho một sản phẩm. o Chiến lược tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm:
Chiến lược này được thực hiện tùy thuộc doanh nghiệp muốn có uy tín vững chắc trong một lãnh vực hay tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chiến lược cho từng sản phẩm cụ thê’: o Chiến lược thích ứng sản phẩm:
+Nâng cao chất lượng sản phẩm
+Tìm hiểu nguồn nguyên vật liệu
+Kiểm ta chặt chẽ chất lượng sản phẩm
+Loại bỏ chi phí vô ích o Chiến lược đổi mới sản phẩm
+Đổi mới phản ứng: Được thực hiện khi thị trường có sản phẩm mới được tung ra. Muốn thực hiện được chiến lược này cần thoả mãn hai điều kiện:
+Doanh nghiệp phải có khả năng về marketing.
+Doanh nghiệp phải có sự mềm dẻo về cơ cấu tổ chức và sản xuất.
+Đổi mới chủ động: Được thực hiện khi thị trường chưa có gì thay đổi nhưng doanh nghiệp muốn tìm kiếm một mức phát triển cao hơn. o Chiến lược bắt chước sản phẩm
+Được thực hiện khi doanh nghiệp không dám đổi mới vì sợ rủi ro.
+ Sự bắt chước có thể mang tính chất đổi mới.
+Chiến lược này cần được thực hiện nhanh chóng bởi lẽ nếu bắt chước chậm quá chỉ làm tăng thêm sự ứ đọng hàng hóa. o Chiến lược định vị sản phẩm
+Tạo cho sản phẩm một vị trí đặc biệt trong tâm trí người mua và khách hàng tửụng lai.
+Làm cho nó được phân biệt rõ ràng với các sản phẩm cạnh tranh.
Phát triển sản phẩm mới
1.3.6.1Khái niệm sản phẩm mới:
+Một khi công ty đã phân đoạn thị trường một cách cẩn thận, lựa chọn được những nhóm khách hàng mục tiêu và xác định được cách định vị mong muốn trên thị trường, thì sẵn sàng để phát triển và tung ra thị trường những sản phẩm thích hợp và có hy vọng thành công Quản trị tiếp thị đóng vai trò then chốt trong quá trình này. Marketing cùng với các bộ phận khác tham gia tích cực vào từng giai đoạn của quá trình phát triển sản phẩm.
Mọi công ty đều phải tiến hành phát triển sản phẩm mới Cần phải tìm ra những sản phẩm thay thế để duy trì hay tạo ra mức tiêu thụ tương lai Hơn nữa các khách hàng đều mong muốn có sản phẩm mới và các đối thủ cạnh tranh cũng cố hết mức để cung ứng chúng Công ty có thể bổ sung những sản phẩm mới thông qua việc thôn tính hay phát triển sản phẩm mới.
Vậy sản phẩm mới là gì? Sản phẩm mới đối với mục đích của ta bao gồm sản phẩm mới hoàn toàn, sản phẩm cải tiến và nhãn hiệu mới mà công ty phát triển, thông qua những nổ lực nghiên cứu phát triển của chính mình Ngồi ra, ta cũng quan tâm đến người tiêu dùng có xem chúng là mới hay không.
+Booz, Allen & Hamilton đã phát hiện ra sáu loại sản phẩm mới theo góc độ chúng có mới mẻ đối với công ty và đối với thị trường Đó là:
- Sản phẩm mới đối với thế giới: Những sản phẩm mới tạo ra một thị trường hoàn toàn mới.
- Chủng loại sản phẩm mới: Những sản phẩm mới cho phép công ty xâm nhập một thị trường có sẵn lần đầu tiên.
- Bổ sung chủng loại sản phẩm hiện có: Những sản phẩm mới bổ sung thêm vào các chủng loại sản phẩm đã có của công ty (kích cỡ sản phẩm, mùi thơm,hươngvị…)
- Sản phẩm cải tiến, sửa đổi những sản phẩm hiện có: Những sản phẩm mới có với tính năng tốt hơn hay giá trị nhận thức được cao hơn và thay thế những sản phẩm hiện có.
- Sản phẩm định vị lại: Những sản phẩm hiện có được nhắm vào những thị trường hay phân đoạn thị trường mới.
- Giảm chi phí: Những sản phẩm mới có tính năng tương tự với chi phí thấp hơn Công ty thường theo đuổi cả một danh mục những sản phẩm mới này.
Có một phát hiện quan trọng cho thấy là chỉ 10% số sản phẩm mới là thực sự đổi mới hay mới đối với thế giới Những sản phẩm mới này có chi phí và rủi ro cực lớn, bởi vì chúng mới cả đối với công ty lẫn thị trường Phần lớn hoạt động mới về sản xuất của công ty được dành cho việc cải tiến những sản phẩm hiện có chứ không phải sáng tạo ra những sản phẩm mới.
=>Có thể định nghĩa về sản phẩm mới như sau:
“Sản phẩm mới đó là sản phẩm được một số khách hàng tiềm năng cảm nhận như mới nó bao gồm sản phẩm mới hoàn toàn,sản phẩm cải tiến,sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm có nhãn hiệu mới mà doanh nghiệp phát triển”
1.3.6.2Các bước phát triển sản phẩm mới
Việc tạo ra sản phẩm mới phải đi theo một chu trình mà mỗi bước tiến hành trong chu trình đó đều có vai trò quan trọng như nhau.Dưới đây là sơ đồ thể hiện các bước phát triển của sản phẩm mới
Hình 1.4 Sơ đồ các bước phát triển sản phẩm mới
Mục đích của giai đoạn này là tìm ra những ý tưởng về sản phẩm mới càng nhiều càng tốt Những ý niệm đó có thể xuất phát từ khách hàng, từ những chuyến đi đến nơi này nơi khác, từ quan sát đối thủ cạnh tranh, xem triển lãm, phòng trưng bày, hay ý kiến của nhân viên doanh nghiệp.
B2: Chọn lọc và đánh giá ý tưởng mới
Thông thường doanh nghiệp rất đắn đo giữa nhiều ý tưởng mới Chọn ý tưởng nào? Ý tưởng nào sẽ phù hợp nhất với chiến lược của doanh nghiệp, với tiềm năng của nó? Người có trách nhiệm phải biết chọn lọc những ý tưởng tốt nhất phù hợp với tình hình của công ty
B3: Phát triển và thử nghiệm khái niệm
Chuyển đạt một ý tưởng thành những ngôn từ cho khách hàng hiểu (mô tả kiểu dáng, màu sắc, cỡ khổ, mùi vị, tính năng sử dụng và giá cả sản phẩm) Thử nghiệm khái niệm sản phẩm ở nhóm khách hàng thích hợp mà công ty đang muốn hướng đến bằng các câu hỏi thích hợp.
B4: Hoạch định chiến lược marketing
- Thứ nhất: mô tả quy mô, cơ cấu, hành vi của thị trường mục tiêu, dự kiến định vị và bán sản phẩm, thị phần và mức lợi nhuận mong đợi trong năm đầu.
Hoạch định chiến lược marketing
Phân tích về mặt kinh doanh
Phát triển và thử nghiệm sản phẩm mới
Chọn lọc và đánh giá ý tưởng mới
Phát triển và thử nghiệm khái niệm
Thương mại hoá sản phẩm
-Thứ hai: dự kiến giá sản phẩm, chiến lược phân phối và kinh phí marketing cho năm đầu tiên.
-Thứ ba: trình bày chỉ tiêu mức tiêu thụ và lợi nhuận lâu dài, và chiến lược marketing- mix trong thời gian đó.
B5: Phân tích về mặt kinh doanh
Một ý kiến sản phẩm mới còn tồn tại trong giai đoạn này được mở rộng vào một đề nghị kinh doanh cụ thể Nhà quản lý xác định những đặc điểm của sản phẩm; đánh giá nhu cầu thị trường và khả năng mang lại lợi nhuận của sản phẩm Thiết lập một chương trình để phát triển sản phẩm, và đặt ra trách nhiệm cho việc nghiên cứu thêm tính khả thi của sản phẩm (product' feasibility) Ba bước đầu tiên này được đưa ra cùng với nhau như là một sự kiểm tra khái niệm Đây là sự trắc nghiệm ý kiến sản phẩm, ngược lại với sự trắc nghiệm của chính sản phẩm trên thị trường.
+ Đánh giá xem doanh số có đủ cao để thu được mức lãi thỏa đáng cho công ty không ?
+Nên khảo sát quá trình bán của sản phẩm tương tự, và cần điều tra ý kiến của thị trường.
+ Ước lượng doanh số tối thiểu và tối đa, để biết được mức rủi ro.
+Việc tiên liệu doanh số tùy thuộc khá nhiều vào loại sản phẩm (mua một lần, mua không thường xuyên, hay mua thường xuyên…).
Ước lượng chi phí và mức lời
B6: Phát triển và thử nghiệm sản phẩm mới
Phân tích chiến lược sản phẩm “Trà xanh không độ”thông
Tổng quan về ngành hàng nước giải khát từ trà xanh
2.1.1Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam
2.1.1.1 Tình hình kinh tế thế giới:
Năm 2008 được coi như là một năm tồi tệ nhất của nền kinh tế thế giới trong nhiều thập niên qua Khởi đầu từ một sự suy giảm nhẹ của nền kinh tế Mỹ rồi gia tốc thành một cuộc khủng hoảng tín dụng và tài chánh lan rộng trên toàn thế giới Năm
2008 bắt đầu bằng dấu hiệu là nền kinh tế Hoa Kỳ chậm lại nhưng không có một dấu hiệu cảnh báo nào về một sư tan rã của nền tài chánh sẽ đến Vào tháng 2 năm nay(2009), Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua một số biện pháp thúc đẩy nền kinh tế bằng những ngân phiếu trả lại bớt tiền thuế cho dân để giảm bớt ảnh hưởng của điều mà các kinh tế gia cho là sự đi xuống không đáng kể của nền kinh tế Mỹ.Nhưng đến tháng 3 thì người ta bắt đầu chứng kiến một chuỗi sự sụp đổ hoặc bị mua lại của các Công ty đầu tư địa ốc lớn nhất nước Mỹ, các định chế tài chánh, các công ty cho vay, các ngân hàng và các công ty bảo hiểm Các khoản đầu tư kinh doanh này đã xuống dốc khi giá nhà bắt đầu hạ giảm và khi con số người vay tiền mua nhà không trả nổi nợ cho ngân hàng tăng vọt Giá dầu thô trên thế giới cao đến mức kỷ lục cũng góp phần vào cuộc khủng hoảng kinh tế.Tín dụng bị thắt chặt và ảnh hưởng xấu của nó lan tràn nhanh chóng sang châu Âu, châu Á và các nơi khác Ngân hàng Trung Ương các nước vội vã bơm tiền vào hệ thống tài chánh và cứu nguy các công ty tài chánh đang trên đà sụp đổ. Nhiều tháng trôi qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra,nỗi ám ảnh của thực trạng suy thoái kinh tế kinh tế vẫn chưa kết thúc và chính phủ các nước vẫn không ngừng đưa ra các biện pháp cứu vãn tình hình.Nhiều chính sách kích thích kinh tế lần lượt được đưa ra.Các ngân hàng của Mỹ,khu vực đồng tiền chung châu Âu ,Canada,Thụy Điển,Thụy sĩ và các thị trường mới nổi như Trung Quốc đều lần lượt cắt giảm lãi suất ngắn hạn.Đồng thời thị trường các nước ồ ạt kích cầu điển hình là tại
Mỹ sau khi tổng thống Bush kích cầu 168 tỉ USD,tân tổng thống mới Obama cũng tung ra gói kích cầu thứ hai với số tiền lên tới 787 tỉ USD và 2000 tỉ USD cho các khoản nợ của ngân hàng Trung Quốc với gói kích cầu đầu tiên trị giá 586 tỉ USD và thứ hai là
139 tỉ USD cho năm 2009.Nhật Bản là 250 tỉ USD và vào tài chính là 12000 tỉ yên.Chính phủ Anh đưa ra gói kích cầu 400 bảng Anh,Pháp 33 tỉ USD,Ấn Độ 50 tỉ USD,Malaysia 4,6 tỉ USD; Philippines 6,3 tỉ USD , Hàn Quốc 30 tỉ USD,Singapore là 20,5 tỉ SND.Theo số liệu của báo Christian Science Monitor (CSM) cho biết tổng chi phí toàn cầu cho các gói kích thích kinh tế tăng đến 2.25 ngàn tỉ USD,cao nhất kể từ sau Chiến tranh thề giới thứ hai.Bên cạnh các làn sóng kích cầu về kinh tế các chính phủ cũng không ngừng đưa ra các biện pháp kích cầu tiêu dùng.Như ở Nhật ngày 5-3- 2009,Quốc Hội Nhật phát tiền mặt cho dân với tổng số tiền 2000 tỉ yên(358000 tỉ VND),mỗi người nhận được 12000 yên (hơn 2,1 triệu VND).Thái Lan cũng phát sec trị giá 2000 baht (970000 VND) cho mỗi công nhân làm việc cho công ty tư nhân làm việc có thu nhập dưới 15.000 baht(gần 7,3 triệu VND).Hàn Quốc phát triển hỗ trợ cho một triệu hộ gia đình có thu nhập thấp tùy theo nhân khẩu và tài sản trong gia đình.Nỗ lực kích cầu của các quốc gia không tránh khỏi một thực tế là kinh tế suy thoái,sản xuất đình đốn thì làn sóng cắt giảm lao động diễn ra trên khắp thế giới Ở Mỹ tỉ lệ thất nghiệp tăng đến 8,1%.Khu vực châu Âu là 8,2% khoảng 13,36 triệu người.Con số đó ở Trung Quốc là 9,45 chỉ 3/4 trong số sáu triệu sinh viên mới tốt nghiệp tìm được việc làm,trên 20 triệu người dân nông thôn lên thành thị tìm việc đã phải trở về Hàng loạt ngân sách hỗ trợ thất nghiệp tăng lên đột biến
Trước tình hình khủng hoảng toàn cầu, các nền kinh tế đều bị suy thoái các nhà kinh tế gợi ý 4 kịch bản hồi phục mô phỏng theo các chữ viết hoa V, U, W và L:
+ Kịch bản hồi phục theo hình chữ V
Theo kịch bản này, tăng trưởng kinh tế suy giảm nhanh và hồi phục ngay, thời gian nền kinh tế ở dưới đáy rất ngắn, thường ít hơn một năm Đây là kịch bản lạc quan nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra mô hình này cho nền kinh tế toàn cầu trong dự báo tháng 1/2009.Chữ V không nhất thiết phải cân đối, có thể đường hồi phục chậm hơn đường suy thoái, song chắc chắn đây là kịch bản tối ưu mà các nền kinh tế đều kỳ vọng và hướng tới.
+ Kịch bản hồi phục hình chữ U
Theo kịch bản này, nền kinh tế phải vật lộn ở dưới đáy lâu hơn kịch bản 1, thường là hơn một năm, tùy theo chữ U này béo hay gầy.Đây là biến thể của kịch bản trên nhưng sát với thực tế hơn vì thời gian để tái cơ cấu, hay cải cách kinh tế có độ trễ nhất định, không thể phát huy hiệu lực ngay Kịch bản hình chữ U này cũng được coi là kịch bản tốt, cần đạt tới.
+ Kịch bản hồi phục hình chữ W
Theo kịch bản này, nền kinh tế có thể hồi phục rồi lại suy giảm hay suy thoái một hay vài lần trước khi đạt được mức tăng trưởng tương đối ổn định.Theo đó, chúng ta có thể có 1 hay 1,5 hoặc 2 chữ W vì việc cải cách và tái cấu trúc nền kinh tế rất phức tạp Có những vấn đề chậm được phát hiện hay chậm được cải cách do có xung đột lợi ích và lợi ích nhóm, chính vì thế mà quá trình hồi phục diễn ra không dễ dàng, suôn sẻ.
+ Kịch bản hồi phục chữ L Đây là kịch bản bi quan nhất, sau khi suy thoái, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng thấp hoặc ở dưới đáy trong nhiều năm Kinh tế Nhật Bản là ví dụ điển hình cho kịch bản này với cả thập kỷ trì trệ trong những năm cuối của thế kỷ 20.
Nhiều nhà kinh tế dự báo cuộc khủng hoảng hiện nay có thể kéo dài nhiều năm, có thể là một thập kỷ.Vì vậy, kịch bản chữ V được coi là ít hiện thực hơn so với các biến thể hình chữ U hay chữ W Kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ hồi phục, song không thể nhanh vì mô hình tiêu dùng dựa trên vay mượn, thấu chi thẻ tín dụng, nhập siêu chắc chắn sẽ phải điều chỉnh Các hoạt động của ngân hàng thương mại, chứng khoán, công ty đầu tư mạo hiểm, công ty tư vấn xếp hạng tín nhiệm sẽ phải điều chỉnh.Vai trò của Mỹ sẽ bị suy giảm tương đối trên thế giới, song suy giảm đến mức nào thì cần phải tiếp tục đánh giá, phân tích.Kinh tế Trung Quốc có thể hồi phục sớm hơn Mỹ.Cũng cần lưu ý hiệu ứng lan tỏa (spill-over effect) của kinh tế Trung Quốc thấp, cơ cấu kinh tế TrungQuốc có nhiều nét tương đồng với kinh tế Việt Nam nên sự hồi phục sớm của kinh tếTrung Quốc, bên cạnh một số tác động tích cực nhất định có thể có (như tăng nhập khẩu, đầu tư vào Việt Nam), sẽ tạo sức ép cạnh tranh mạnh hơn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử dân dụng cũng như trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài.
2.1.1.2 Tình hình kinh tế tại Việt Nam hiện nay:
Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều từ cơn bão tài chính tại Mỹ vì dù cho người Mỹ khủng hoảng đến đâu thì họ vẫn phải ăn cá basa nuôi của Việt Nam, phải mặc quần áo do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất Mặt khác, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa lớn mạnh và có tác động đến nền kinh tế không nhiều Tuy nhiên, ảnh hưởng là chắc chắn có vì tất cả các thị trường có quan hệ chặt chẽ với nhau, nguy cơ lan rộng sang châu Âu, Nhật… là rất lớn Đặc biệt là mức độ ảnh hưởng do tâm lý, tính tức thì Có sáu ảnh hưởng rõ rệt mà nền kinh tế thế giới đang tác động đến Việt Nam mà chúng ta có thể thấy rõ nhất là:
Thứ nhất, vốn tín dụng thương mại sẽ khó khăn hơn vì rất nhiều ngân hàng trongnước vay tiền của ngân hàng nước ngoài, khi ngân hàng nước ngoài khó khăn thì tín dụng trong nước sẽ bị thu hẹp.Như vậy, nền kinh tế của Việt Nam sẽ gặp khó khăn ở những vấn đề về việc giải ngân nguồn vốn nước ngoài, ODA sẽ chậm lại vì các nhà cung cấp vốn ODA lớn như Nhật, châu Âu, Mỹ đang gặp khó khăn thì đương nhiên sẽ hạn chế việc cấp vốn ODA Tính đến nay, vốn ODA cam kết cho Việt Nam năm 2008 trên 40 tỷ USD, nhưng mới chỉ giải ngân được khoảng 7-8 tỷ USD.
Thứ hai, nguồn vốn FDI cũng sẽ gặp khó khăn vì dù cho số lượng dự án đăng ký tăng cao, nhưng chắc chắn lượng vốn thực hiện sẽ không được dồi dào như trước vì các nhà đầu tư nước ngoài cũng thiếu tiền và gặp khó khăn trong việc vay các ngân hàng ở nước ngoài.
Thứ ba, kiều hối sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì đa số kiều hối về Việt Nam xuất phát từ Mỹ Mỗi năm Việt Nam nhận khoảng 3 tỉ USD kiều hối, số tiền này chắc chắn sẽ giảm khi nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn Đó là chưa kể đến một bộ phận không nhỏ người Việt Nam tại các nước châu Âu,châu Á và trên các lục địa khác
Thứ tư, cán cân thanh toán sẽ gặp khó khăn khi các ngân hàng bị thiếu hụt tín dụng.
Thứ năm, xuất khẩu sẽ bị tác động nặng nề nhất vì Mỹ, EU, Nhật đang là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.Hàng loạt các công ty sẽ lâm vào tình trạng ách tắc đầu ra cho sản phẩm
Thứ sáu, nhập siêu với Trung Quốc sẽ tăng nhanh vì hàng giá rẻ của Trung
Sơ lược về công ty Tân Hiệp Phát
2.2.1Quá trình hình thành và nỗ lực phấn đấu của công ty Tân Hiệp Phát 2.2.1.1 Lịch sử hình thành của công ty
Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát được thành lập từ năm 1994 với đơn vị tiền thân là Nhà máy bia và nước giải khát Bến Thành(trụ sở tại 219 Quốc lộ 13, xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, Bình Dương), có chức năng sản xuất, kinh doanh sản xuất rượu, bia, nước giải khát.Trải qua 15 năm, với những nỗ lực xây dựng và phát triển không ngừng, đến nay tập đoàn THP đã tạo dựng được một cơ ngơi với đầy đủ tiện nghi cùng thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại vào bậc nhất Đông Nam Á, cho ra các sản phẩm chất lượng cao đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Bia & Nước giải khát và đã nhận được sự tín nhiệm và yêu thích của người tiêu dùng Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát là một đơn vị kinh doanh có uy tín lớn, mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam, với các chi nhánh đại diện và đại lý phân phối đảm bảo khả năng phân phối nhanh chóng và hiệu quả các sản phẩm bia và nước giải khát đóng chai đến mọi nơi khi có nhu cầu, với giá cả hợp lý Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát là một trong những nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm bia và nước giải khát thành công nhất tại Việt Nam Cùng với việc đầu tư mạnh mẽ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị hiện đại và trụ sở điều hành, quản lý tại tỉnh Bình Dương, công ty Tân Hiệp Phát đã đầu tư rất nhiều tài chính và công sức để xây dựng một trong những dây chuyền sản xuất bia và nước giải khát hiện đại tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động Với dây chuyền công nghệ hiện đại nhất cùng với hệ thống phân phối rộng khắp, trải dài từ Bắc chí Nam
Các sản phẩm kinh doanh của công ty:
Hiện công ty đang chiếm phần lớn thị phần bia và nước giải khát thị trường trong nước với các thương hiệu tiên phong như nước tăng lực Number 1, bia tươi đóng chai Laser, trà xanh Không Độ, trà bí đao, trà trái cây, các loại nước ép, nước uống v6a5n động Active, nước tinh khiết Number 1, sữa đậu nành Number 1, bia Bến Thành, bia Gold, trà Barley không độ và hiện nay có thêm Trà thảo mộc Dr.Thanh. Bên cạnh đó THP đang cũng xuất bao bì nhựa chất lượng cao,hỗ trợ cho các sản phẩm khác đồng thời tăng thêm lợi nhuận cho công ty (*) Hình ảnh xem thêm phụ lục
Hình 2.2 Các sản phẩm của THP LOGO của công ty:
Hình 2.3 Logo Tân Hiệp Phát
Logo công ty có hình hai bàn tay màu xanh dương và xanh lá cây thể hiện sự sáng tạo, hy vọng dực trên nền tảng vững chắc, hai ngón tay cái cùng dơ lên thể hiện là công ty luôn hợp tác để sản xuất nước giải khát chất lượng nhất (hình ảnh này hay là biểu tượng cho số một về chất lượng), phía dưới logo có chữ THP Group nghĩa là tập đoàn Tân Hiệp Phát.
2.2.1.2Nỗ lực phấn đấu của công ty
CT Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành là TS Trần Quý Thanh
Tổng giám đốc là bà Phạm Thị Nụ
Giám đốc dự án bà Trần Uyên Phương
Sơ đồ tổ chức của công ty:
Hình 2.4 Sơ đồ tổ chức công ty
Phương châm làm việc của toàn công ty
Ngay từ khi mới thành lập Tân Hiệp Phát đã đưa ra địng hướng phát triển cho công ty là: “Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng không bằng này mai”đi theo đó là phương châm “Thỏa mãn cao nhất nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng”.Định hướng trên được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tập đoàn Tân Hiệp Phát
Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị
Phòng Hỗ trợ khách hàng
Phòng phát triển sản phẩm
Phòng Phân tích-Đầu tư
Phòng Tài Chính- Hành Chính
Phòng Sản xuất-Kĩ thuậtBan Kiểm soát và cũng chính là động lực để vươn đến hoài bão đưa công ty TNHH TM -DV Tân Hiệp Phát trở thành tập đoàn cung cấp ngành thức uống,thực phẩm ăn liền,bao bì nhựa tầm cỡ châu Á.Toàn thể công ty phấn đấu làm việc theo phương châm đã đề ra,để hoàn thành mục tiêu tất cả nhân viên của công ty từ lãnh đạo đến nhân viên các cấp,các bộ phận đều phải làm việc dựa trên các giá trị cốt lõi mà công ty đã định Ngoài triết lý kinh doanh luôn nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất và dịch vụ tốt nhất,hoạt động dựa trên phương châm “ngày hôm nay hơn ngày hôm qua nhưng không bằng ngày mai” còn có các giá trị cốt lõi khác : “chất lượng tiêu chuẩn quốc tế”, “định hướng theo tinh thần gia đình”, “trở thành đối tác được tin cậy”,và “tinh thần làm chủ doanh nghiệp trong công việc” Với định hướng phát triển đó, từ năm 2000 THP bắt đầu hướng đến mục tiêu trở thành một tập đoàn nước giải khát hàng đầu khu vực Đông Nam Á và xa hơn là châu Á theo “tầm nhìn châu Á 2011”, với hàng loạt dự án xây dựng cấu trúc, cơ chế hoạt động, hệ thống văn bản, các hoạt động marketing, bán hàng… để đưa tên tuổi công ty vươn rộng và xa hơn Hiện tại, THP đã thành lập chi nhánh tại 2 quốc gia Bên cạnh xâm nhập khá sâu vào hệ thống siêu thị tại Singapore, THP đã lập một văn phòng đại diện tại Campuchia và đang tìm hiểu thị trường Lào, Thái Lan… Tuy vậy, không vì thế mà THP lơ là việc củng cố thị trường nội địa Từ việc chỉ sản xuất một mặt hàng là bia Bến Thành, đến nay THP đang dẫn đầu tương đối vững vàng ở các phân khúc sản phẩm như Trà Xanh Không Độ, Sữa Đậu Nành, nước uống thể thao… dù phải cạnh tranh với hàng loạt nhãn hiệu nước giải khát nổi tiếng khác.THP đã đầu tư rất lớn về cả trang thiết bị lẫn nguồn nhân lực.
Tân Hiệp Phát là một trong số ít những đơn vị trong nước làm chủ sỡ hữu công nghệ sản xuất,dây chuyền hiện đại bậc nhất Việt Nam Ta có thể kể qua sơ lược về các dây chuyền sản xuất mà Tân Hiệp Phát đang có:nhập dây chuyền sản xuất nước giải khát lên men và sữa đậu nành(năm 2006),đồng thời cải tiến công nghệ và quy trình kỹ thuật bia hơi và bia chai,năm 2002 xây dựng nhà máy bia hiện đại với dây chuyền sản xuất tự động hoàn toàn của Đức,đầu tư thiết bị hiện đại nhất châu Âu để sản xuất bia Laser(2003)-sản phẩm bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam Bây giờ công ty đã hoàn thiện hệ thống dây chuyền sản xuất cầm cỡ châu Á cho các dòng sản phẩm bia tươi đóng chai (khoảng 20 triệu USD),2004 sản xuất sữa đậu nành với công nghệ tiên tiến Nhật Bản,2006 đầu tư dây chuyền sản xuất chai PET cho sản phẩm Trà xanh Không độ vàbây giờ công ty đã hoàn thiện hệ thống dây chuyền sản xuất cầm cỡ châu Á cho các dòng sản phẩm bia tươi đóng chai (khoảng 20 triệu USD), dây chuyền chiết lạnh vô trùng ASEPTIC cho sản phẩm trà Barley (khoảng 25 triệu USD nhập từ Đức).Bên cạnh đó để bảo đảm ổn định sản xuất, tự chủ trong kinh doanh, dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy sản xuất rượu bia nước giải khát Tân Hiệp Phát đặt trọng tâm vào việc xây dựng nhà máy phát điện công suất 15MW/h chạy bằng than (do nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào, giá thành ổn định), công nghệ, thiết bị mới 100% của Trung Quốc, có khả năng lọc bụi đến 99,7%, bảo đảm tốt các yêu cầu, quy định về tiêu chuẩn, vệ sinh môi trường(Vốn đầu tư 176 tỷ đồng) Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát có hệ thống kỹ thuật đảm bảo an toàn sản xuất đến từng bộ phận trực thuộc các nhà máy, trang bị đầy đủ phương tiện phòng chống cháy nổ, bảo hộ lao động đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong các dây chuyền sản xuất kinh doanh.
Nguồn nhân lực của công ty:
Với tầm vóc là một tập đoàn lớn và quy mô tầm cỡ khu vực nên nguồn nhân lực tại Tân Hiệp Phát rất lớn.Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay trên
2000 người bao gồm các cuyên gia nước ngoài, kỹ sư, chuyên viên, nhân viên và công nhân.Trong đó 720 nhân viên được đào tạo chuyên môn về nghiệp vụ tại các trường đại học,cao đẳng trên cả nước,90% có kinh nghiệm làm việc tại các công ty tập đoàn lớn tại Việt Nam.Cùng với đội ngũ công nhân viên tham gia vào hoạt động sản xuất,hơn 300 kỹ sư chuyên viên nhân viên có trình đô nghiệp vụ tay nghề cao được chuyên gia nước ngoài huấn luyện thực tế trong quá trình lắp đặt , vận hàng các dây chuyền công nghệ.Đặc biệt tại Tân Hiệp Phát việc phát triển sản phẩm được công ty hết sức coi trọng do đó ngoài các phòng ban ,các bộ phận thông thường khác công ty còn thành lập riêng Phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm.Ngoài việc phát triển sản phẩm nhiệm vụ quan trọng của bộ phận này là đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp đối với các nhãn hiệu hàng hóa của công ty thực hiện đồng thời dịch vụ bảo hộ sở hữu trí tuệ của các công ty tư vấn sở hữu trí tuệ khác.Công ty TNHH TM- DV Tân Hiệp Phát đã tích cực sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh và coi hệ thống sở hữu trí tuệ như một phần thiết yếu trong việc nghiên cứu phát triển sản xuất và các chiến lược phát triển thị trường của mình Công ty cũng đã quan tâm tăng cường nhận thức cho các thành viên trong doanh nghiệp về lợi ích của hệ thống sở hữu trí tuệ và có sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty để sử dụng hệ thống này một cách tích cực trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Tân Hiệp Phát còn là một tấm gương về việc trọng dụng và quản lý nhân sự “Bạn phải có thái độ của một ông chủ ngay cả khi bạn còn là một công nhân Đó là cách để bạn có thể trở thành một ông chủ trong tương lai Hãy cố gắng đào tạo bản thân mình trở thành một ông chủ Bằng ngược lại, bạn vẫn chỉ là một công nhân suốt đời” – Đây là nghĩa của dòng chữ tiếng Anh ghi trên vách kính trước phòng giám đốc tài chính tại trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát Ngay bên cạnh đó là một bảng ghi "Bí quyết thành công trong cuộc sống:
1 Đến sớm hơn mọi người, ra về sau cùng và cố gắng thêm chút nữa
2 Đừng bao giờ biện minh cho những việc chưa làm được
3 Tiên đoán và tìm giải pháp cho những vấn đề có khả năng xảy ra.
4 Làm cho những người xung quanh ta trở nên tốt hơn và có giá trị hơn”
Và trên vách kính của phòng thủ quỹ có câu nhắc nhở: “Giữ của không kín chính là kích thích lòng tham của người” Khắp tòa nhà văn phòng của Công ty Tân Hiệp Phát được “bao phủ” bởi hàng loạt danh ngôn, khẩu hiệu, lời hay ý đẹp như thế Ngay trước cổng, một tấm bảng rất to ghi "khẩu hiệu hành động" của Công ty: “Ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua và không bằng ngày mai” Khách lạ khi đi dọc các hành lang, thỉnh thoảng phải ngoái lại hay dừng bước để đọc hết một câu chí lí trên các vách tường.THP cũng đang hướng tới mục tiêu tự đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao,khi dành hẳn một tầng lầu tại trụ sở của công ty ở Bình Dương với 5 phòng đa phương tiện để để nâng cao trình độ cho hơn 2.000 nhân viên của mình.
Các chính sách về môi trường:
Ngày nay các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu được qua sản phẩm của mình mà họ còn phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sản xuất xung quanh nhằm tránh các tác hại xấu cho môi trường sống của người dân Bên cạnh đó việc các doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề về môi trường càng giúp hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng trở nên tốt hơn.Chính vì sự quan trọng đó bên cạnh việc nâng cáo chất lượng sản phẩm và dịch vụ tập đoàn Tân Hiệp Phát luôn cam kết đảm bảo công tác về quản lý và bảo vệ môi trường như:đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường không khí xung quanh TCVN 6992:2001;6995:2001.Đảm bảo xử lý nước thải theo TCVN 6980:2001; đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công cộng theo quyết định 505/QĐ-BYT
Thực tế, bằng những sản phẩm mang tính đặc trưng, khác biệt với những sản phẩm khác trên thị trường, Tân Hiệp Phát đang dẫn đầu thị trường nước giải khát VN chứ không phải bất kỳ một công ty đa quốc gia nào khác Theo kết quả khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường TNS, nhãn hiệu trà xanh 0 độ của Tân Hiệp Phát đứng đầu danh sách 10 mặt hàng có mức tăng trưởng (17%) cao nhất VN trong năm 2007. Năm 2008, nhãn hiệu này nằm trong danh sách 10 nhãn hiệu hàng hóa VN có tốc độ tăng trưởng cao nhất và có mặt trong danh sách này trong 36 tháng liên tục,theo thống kê của Tân Hiệp Phát, sản lượng của loại thức uống này đã đạt mức kỷ lục 2 triệu chai/ ngày.Trà xanh đang là sản phẩm phát triển nhanh nhất trên thị trường Trong đó, thị phần trung bình của Trà xanh Không Độ trong nghành nước này theo các số liệu của
AC Nielsen là trên 50%: 1/2007: 32,6%, 2/2007: 30% ,3/2007: 40%, 4/2007:48% ,5/2007: 49% ,6/2007: 53%, 7/2007: 52%, 8/2007: 57% ,9/2007: 56,1% Theo báo cáo của công ty năm 2007 công ty đạt lợi nhuận 1.180 tỉ đồng.Công ty TNHH TM
– DV Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp có thành tích cao về kinh doanh, sản xuất trong những năm qua.Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, mua sắm trang thiết bị mới hiện đại phục vụ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, được nhiều tổ chức, cơ quan lý nhà nước tặng bằng khen, giấy khen, kỷ niệm chương… về chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng Cộng ty là đơn vị đạt liên tục
10 năm liền (từ 1999 – 2008) danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn” do Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.Đầu năm 2007, Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát chính thức được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận số
78822 công nhận và bảo hộ đối với thương hiệu mang tên công ty cho tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mang tên của công ty tại Việt Nam (quyết định số 1105/QĐ- SHTT cấp ngày 24.01.2007) Tháng 1.2007, công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát được cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske Veritas (Hà Lan) đánh giá đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp gồm 9001: 2000, 14001 và Vệ sinh An toàn Thực phẩm HACCP.Hiện nay công ty đã có hơn 29 mặt hàng được Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất và lưu thông trên toàn lãnh thổ Việt Nam Có tất cả 37 nhãn hiệu hàng hóa do công ty TNHH TM- DV Tân Hiệp Phát sản xuất đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ Một số các thành quả vừa kể đã cho chúng ta thấy được hiểu quả kinh doanh của toàn công ty, có được thành công như vậy là nhờ vào đội ngũ cán bộ công nhân viên chức ham học hỏi và làm việc hết mình phấn đấu đạt mục tiêu chung của toàn công ty.
2.2.2Chiến lược sản phẩm của công ty Tân Hiệp Phát:
2.2.2.1Chiến lược sản phẩm theo chiều rộng:
Nằm ở vị thế là một tập đoàn kinh doanh bia và nước giải khát, chỉ nghe tên gọi đã thấy rằng công ty TNHH Tân Hiệp Phát đang sở hữu hàng loạt số loại sản phẩm cùng với chủng loại và mẫu mã đa dạng.Ta hiểu rằng chiều rộng sản phẩm thể hiện danh mục sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh, nó thể hiện mức độ đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp Cũng giống như các doanh nghiệp khác, Tân Hiệp Phát biết rằng trong kinh doanh ít có công ty nào chỉ kinh doanh một loại sản phẩm mà họ sẽ có ít nhất một dòng sản phẩm cho riêng mình nhờ đó sẽ giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận đồng thời phân bổ rủi ro tốt hơn.Vì vậy đi cùng với sự phát triển của công ty, để việc kinh doanh an toàn, thu được hiệu quả cao và lợi nhuận cao Tân Hiệp Phát đang mở rộng chiều rộng sản phẩm nhằm đáp ứng theo nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi từng ngày.Nếu như cách đây khoảng nhiều năm, tại tp HCM,THP được người tiêu dùng biết đến với chỉ một dòng sản phẩm duy nhất là bia thì giờ đây chiều rộng sản phẩm được kéo dãn ra hơn với nhiều dòng sản phẩm khác nhau,nhiều trong số đó trở thành tiên phong trên thị trường.
Thực trạng về chiến lược sản phẩm “Trà xanh không độ”
Sản phẩm “Trà xanh không độ” của Tân Hiệp Phát ra đời tháng 2 năm 2006 trong bối cảnh nước tăng lực Number 1 đang bị Sting lấn át.Việc cho ra đời sản phẩm độc đáo mang tính chiến lược này của Tân Hiệp Phát không những mang lại lợi nhuận khổng lồ cho công ty mà còn mở ra một ngành hàng mới trên thị trường, một ngành hàng có tiềm năng phát triển không chỉ trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài-ngành hàng nước giải khát trà xanh đóng chai.Sự thành công đó là thành quả của những bước đi chắc chắn trong chiến lược sản phẩm mà công ty đã đề ra cho “ Trà xanh không độ”.Đề án chỉ đưa ra những nhìn nhận khái quát về chiến lược sản phẩm này trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được về “Trà xanh không độ” và các đối thủ cạnh tranh chính.Chúng ta sẽ đi vào những nội dung chính.
2.3.1Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm “Trà xanh không độ”:
Qua quá trình thường xuyên nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng, doanh nghiệp THP đã nắm bắt được nhu cầu thị trường đang cần một loại nước uống giải khát có nguồn gốc thiên nhiên, có những tác dụng tốt cho sức khỏe,gần gũi với đời sống hằng ngày,đồng thời đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm,bên cạnh đó người tiêu dùng còn đòi hỏi phải có bao bì chất lượng cao,đẹp mắt sang trọng.Một bước đột phá mới đưa loại thức uống tiện dụng vào nhịp sống năng động của người dân thành phố và chuyển tải thành công thông điệp”thức uống vượt trội so với những loại giải khát thông thường vì giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe,mang xu hướng mạnh mẽ của thời hiện đại và là một lưa chọn khôn ngoan trong gu thưởng thức trà của người Việt” Tất cả những yêu cầu đó đã được phòng phát triển sản phẩm của công ty nghiên cứu kỹ lưỡng và ghi nhận chi tiết.Từ đó đưa ra những quyết định về đặc tính của sản phẩm “Trà xanh không độ” ,chúng ta sẽ nghiên cứu chiến lược sản phẩm này thông qua sản phẩm đầu tiên trà xanh vị chanh cho đến các sản phẩm cải tiến của nó
2.3.1.1Quyết định về chất lượng sản phẩm
Các thành tố cấu thành sản phẩm:
Sản phẩm được chiết xuất từ những đọt trà xanh tươi,bằng công nghệ hiện đại Nhật Bản,dưới đây là thành phần dinh dưỡng của sản phẩm “trà xanh không độ”:
Năng lượng 180 kcal (1 g đường = 4 kcal)
Ngoài ra trong thành phần còn có: trà xanh, nước, đường, fructose, vitamin C, chất điều chỉnh độ chua (330), hương chanh tự nhiên Trà có màu xanh-vàng lạt Khi mở nắp chai, hương thoát ra thoang thoảng mùi trà.Việc lựa chọn những thành tố này là dựa trên tìm hiểu thị hiếu của người dân.Vào thời điểm đó THP nhận thấy thói quen sử dụng trà là lâu đời và thường xuyên,mà người dân thành phố thích uống trà chanh đường có vị chua chua,ngọt ngọt dễ uống lại tốt cho sức khỏe.Vậy là dẫn đến quyết định cho ra đời sản phẩm mang những thành phần,mùi vị như trên không béo,không cholesterol càng uống càng có lợi;khác với những sản phẩm nước ngọt cá gaz càng uống càng hại sức khỏe Một tác dụng khác của trà xanh là làm giảm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt là các động mạch vành và màng tim sẽ được bảo vệ tốt hơn nếu bạn tiêu thụ đều đặn trà xanh Điều độc đáo là càng uống nhiều trà xanh thì mức độ giảm các bệnh về động mạch vành càng đáng kể và không hề có tác dụng phụ.Các khoa học gia còn khám phá thấy trà xanh có tác dụng ngăn chặn sự thoái hóa của não bộ Khi thí nghiệm với những con chuột già nua có não bộ suy thoái (celebral atrophy and cognitive disfunction), người ta thấy hợp chất catechins trong trà làm chậm lại quá trình lão hóa tự nhiên của tế bào não khi cơ thể về già Đặc biệt là các bệnh nhân có não bị ảnh hưởng do tai biến mạch máu hay tim nếu dùng trà xanh đều đặn có thể giảm tác dụng xấu của chứng bệnh tim mạch vừa kể.Hiện nay có nhiều thí nghiệm lâm sàng đang diễn ra với việc trà xanh có thể giúp chống hai căn bệnh hiểm nghèo là Parkinson và Alzheimer Giờ đây người ta biết đây là các dạng bệnh suy thoái thần kinh do các chất độc, do viêm hay bị nhiễm (neurotoxicity) mà trà xanh lại có tác dụng trị tổng hòa chứ không nhắm riêng một đối tượng nào Trà xanh có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, nên làm giảm áp lực bị bệnh tiểu đường type II, Cuối cùng các khoa học gia tin là trà xanh có thể giúp chống bệnh viêm khớp, nhất là dạng “rheumatoid arthritis” rất khó chịu, ít nhất thì nó cũng giúp bớt sưng đau và các thương tổn trong sụn.
Thành tố đặc biệt của sản phẩm:
Sư khác biệt của sản phẩm “Trà xanh không độ” là trong quá trình sản xuất cũng như đóng gói không sử dụng màu nhân tạo, không chất bảo quản điều này rất quan trọng vì chất bảo quản đôi khi sẽ gây phản ứng hóa học không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe con người.Đặc biệt hơn nữa Trà xanh Không độ còn có thể giữ được hoàn toànEGCG(epigallocatechin-3-gallate) – một hoạt chất chống oxy hoá mạnh mẽ Thành phần chính là chất EGCG có thể giúp chống lại căn bệnh ung thư Những nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy trà xanh và sự giảm xuống của ung thư là do EGCG tác động trực tiếp đến cả những mạch máu của khối u và những tế bào khối u của ung thư vú ngăn chặn sự hình thành những mạch máu mới ở khối u vú, sự phát triển và di căn của những tế bào ung thư vú EGCG có tác dụng kiểm soát metastasis, hay còn gọi là sự phát tán tế bào không kiểm soát được của ung thư.(nghiên cứu của đại học Misisispi) Uống trà xanh đều đặn có thể bảo vệ cơ thể tránh được những tổn hại do đau tim hoặc đột quỵ gây ra Khi một cơn đau tim xảy ra, lượng oxi và các dưỡng chất tới não và tim giảm, gây chết tế bào và gây nên các tổn thương không thể điều trị được Nhiều tế bào chết đi khiến cho các mô cũng chết theo, thậm chí còn có thể dẫn đến suy tim. Ngay cả tại châu Á, người ta cũng tiến hành ghi nhận mức lợi ích của việc uống trà xanh khi vào năm 1994, các khoa học gia của Shanghai Cancer Institute đã tiến hành khảo sát những người uống trà xanh Trung Quốc và những người không uống trà xanh trên một phạm vi rộng Kết quả là nếu kết hợp với việc không hút thuốc lá thì những người uống trà xanh thường xuyên sẽ ít bị ung thư thực quản hơn khá nhiều.
Như vậy có thể tấy vai trò của EGCG trong trà xanh là rất lớn đó là mà người tiêu dùng thì chưa biết rõ ràng và chất này trong trà xanh do đó thông qua thông qua sản phẩm “Trà xanh Không độ” muốn chỉ cho người tiêu dùng thấy rằng họ là người tiên phong nên hiểu rất kỹ về sản phẩm,và sản phẩm của họ là tốt nhất đối với sức khỏe khách hàng
Các chỉ tiêu về chất lượng:
Việc đặt ra mục tiêu là phục vụ khách hàng với những sản phẩm có chất lượng cao nhất thông qua đó tạo niềm tin với khách hàng, cũng như nâng cao uy tín cho thương hiệu “Trà xanh không độ”.Cho đến nay “Trà xanh không độ” là sản phẩm đầu tiên trong ngành hàng trà xanh đóng chai đạt được chỉ tiêu về chất lượng tích hợpHACCP-hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm của quốc tế.Ngoài ra còn đạt được một số chỉ tiêu khác như hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 và hệ thống quản lý môi trường Iso 14001:2004
Vấn đề quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm:
Tại nhà máy sản xuất của công ty Tân Hiệp Phát có riêng một bộ phận kỹ thuật quản lý chất lượng.Bộ phận này có nhiệm vụ quản lý quy trình sản xuất khép kín của sản phẩm,sao cho tất cả các sản phẩm “Trà xanh không độ”khi đến tay người tiêu dùng vẫn giữ được chất lượng tốt nhất Quá trình sản xuất qua 5 công đoạn vô trùng,mỗi một giai đoạn trong quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ và hoạt động liên tục.Ngoài ra các chuyên viên , kỹ sư của Tân Hiệp Phát là những người có chuyên môn và kỹ thuật giỏi luôn luôn kiểm tra từng sản phẩm trước khi xuất ra thị trường điều đó củng cố lòng tin tưởng của khách hàng khi dùng sản phẩm
2.3.1.2 Vấn đề phát triển chiến lược sản phẩm thông qua việc mở rộng đặc tính:
Dựa vào sự ủng hộ của khách hàng đối với sản phẩm “Trà xanh không độ” truyền thống, công ty đã cho ra đời các sản phẩm trà xanh khác dựa trên đặc tính của trà xanh vị chanh và trà xanh không đường ví dụ như trà xanh mật ong, trà xanh vị chanh mật ong.Tất cả những sản phẩm này ngoài việc mang chất lượng và đặc tính của sản phẩm truyền thống còn có những đặc tính riêng như trà xanh mật ong sẽ có thêm vitamin E ,tăng cường vitamin C,những hương vị mới những đặc tính mới làm cho các sản phẩm “Trà xanh Không độ”càng thêm phong phú và đáp ứng nhu cầu thiết thực của thị trường.Để cho ra đời các sản phẩm mới này là cả một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng.Việc đầu tiên là phải xác định được nên thêm thành phần nào là phù hợp với sản phẩm “Trà xanh Không độ” có trên thị trường.Theo nghiên cứu của các nhà khoa họcAustralia mới đây cũng chỉ ra rằng mật ong có tác dụng cao hơn so với loại thuốc kháng sinh Mupirocine, dùng điều trị mầm bệnh đa kháng có tên gọi MRSA(Methicillin Resistant Staphylococcus Aureus).Mật ong chứa 13-20% là nước, 75-80% hydrat cacbon (đường Glucoza, đường hoa quả, xacarôza ); Rất nhiều Vitamin các loại B1, B2, B6, E, K, C, tiền tố vitamin A, acid folic… Nói chung là rất nhiều vi chất,mật ong chứa đựng hơn 300 vi chất Các vi chất này gần như là mọi nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, nhiều vitamin, nhiều loại a-xít và men tiêu hóa.Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất Kali và magiê (dạng thường hoá) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, và những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịchDùng thường xuyên: Giúp da dẻ hồng hào (bổ máu); ăn ngon miệng hơn và ngủ sâu giấc hơn Trong lĩnh vực dinh dưỡng mật ong là một loại thực phẩm rất tốt do có 2 loại đường Dextroza cung cấp năng lượng cho cơ thể do khả năng hấp thụ nhanh ở ruột và Fructoza có tác dụng duy trì lượng đường trong máu,chữa viêm loét dạ dày tá tràng.
Do tính chất diệt khuẩn của mật ong đặc biệt tốt với vi khuẩn H.Pylori, là một loại xoắn khuẩn gây viêm loét ở dạ dày, do đó, mật ong được dùng để chữa lành vết loét Trong y học mật ong được sử dụng để điều trị một số bệnh thông thường như mật ong còn là thuốc bổ Đông y dùng cả cho trẻ con bị suy dinh dưỡng và cho các cụ già gìn giữ sức khỏe, tăng tuổi thọ, sống lâu 100 tuổi hoặc hơn nữa như ở Hy lạp, Nga ngày xưa Đối với người khỏe mạnh, mật ong hiện nay còn được sử dụng để tăng cường sức khỏe và sức dẻo dai của các lực sĩ.Chính vì công dụng của mật ong là rất tốt cho sức khỏe,cũng tương tự như trà xanh, mật ong được xem như thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao,cũng được xem như “thần dược” chữa bệnh như trà xanh.Do đó việc THP cho ra đời sản phẩm mới trà xanh mật ong là một quyết định đúng đắn,tuy nhiên cho thấy sản phẩm này không được ưa thích bằng trà mật ong vị chanh có lẽ do nhiều người không thích uống ngọt nhiều lắm nên “Trà xanh Không Độ” cho thêm vị chanh vào sản phẩm,sản phẩm trà xanh này có vị chua của chanh tự nhiên,vị ngọt từ mật ong nguyên chất,và vị chát của lá trà tươi,vì vậy mang đến cảm giác rất thực khi sử dụng sản phẩm,do đ1o mà khi vừa tung ra thị trường trà chanh mật ong được đón nhận rất nồng nhiệt từ phía khách hàng Hiện nay tất cả các sản phẩm mang nhiều hương vị và mùi vị của “Trà xanh không độ”đang chiếm lĩnh một vị trí đặc biệt trong lòng khách hàng Bên cạnh các đặc tính riêng về hương vị,sản phẩm cũng cung cấp cho thị trường mẫu mã với các dung tích khác nhau chai thủy tinh mới,hộp giấy 250ml, tiện cho việc sử dụng trong mỗi hoàn cảnh.Do đó có thể thấy chú trọng phát triển chiều sâu của sản phẩm cũng mang lại lợi thế cho “Không độ” trên thị trường.
2.3.1.3 Quyết định liên quan đặc tính sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đòi hỏi “Trà xanh không độ phải đưa ra những đặc tính mới cho riêng sản phẩm của mình.Tuy nhiên đối thủ cạnh tranh sẽ không bao giờ chịu đứng yên để nhìn “Không độ” phát triển.Việc nhận diện đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường cũng là điều rất quan trọng.Ngành hàng nước giải khát trà xanh đóng chai hiện nay tràn ngập nhiều sản phẩm công ty lớn có,nhỏ có Các sản phẩm thuộc dạng “ăn theo” trên thị trường ngoài việc không có sự đầu tư cho việc nghiên cứu, sản xuất dẫn đến chất lượng sản phẩm còn thấp, không đầu tư nhiều cho việc tiếp thị, quảng bá mà giá cả cũng chưa thật sự hợp lý nên năng lực cạnh tranh không cao chỉ nổi trội lên một vài công ty có tên tuổi lớn và thực sự đang chia bớt thị phần của “Không độ”.Đó là “Trà xanh C2” của URC và “Green tea Pure” của Pepsi-Lipton.Trong mỗi nội dung của chiến lược sản phẩm “Trà xanh không độ” đề án sẽ cung cấp các chiến lược tương tự của đối thủ để người đọc dễ dàng đưa ra nhận định cũng như so sánh điểm yếu điểm mạnh
Các quyết định liên quan đến chất lượng sản phẩm của nhãn hàng trà xanh C2:
Trà xanh C2 là thương hiệu thuộc công ty URC Việt Nam URC (Universal Robina Corporation) là một trong những công ty tiên phong của Philippin với thâm niên 40 năm hoạt động trong lãnh vực kinh doanh sản xuất thực phẩm, đó là một trong những tập đoàn thực phẩm lớn nhất Philippines Họ cũng có mặt tại thị trường bánh kẹo của 25 nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Mỹ, Italia, Nhật Bản và một số nước Trung Đông URC hiện đang giữ 30% thị trường khoai tây chiên tại Singapore, 33% tại Malaysia; 28% thị trường bánh xốp tại Thái Lan; và 22% thị trường bánh snack mặn tại Hongkong Các sản phẩm có tiếng tăm của URC là bánh snack Jack&Jill, sôcôla Cloud 9 và Nips, kẹo XO và Maxx, mì Payles và Nissin Các sản phẩm của công ty hết sức đa dạng như: bánh snacks, kẹo, bánh biscuits, cà phê hòa tan, mì ăn liền, nước xốt cà chua, mì sợi, ngoài ra còn có cả các lọai kem.URC đầu tư vào Việt Nam với số vốn lên đến 14, 5 triệu đô và đặt nhà máy tại KCN Việt Nam - Singapore Công ty URC Việt Nam là một công ty trực thuộc tập đoàn URC quốc tế URC Việt Nam được thành lập và sản xuất bánh kẹo từ 2005 tại Khu công nghiệp Việt - Sing, tỉnhBình Dương Ngoài các sản phẩm như bánh, kẹo… thì sản phẩm nổi bật nhất của URC trên thị trường Việt Nam chính là trà xanh C2.C2 là thương hiệu trà xanh thành công rực rỡ tại Philipines Tuy nhiên, khi vào Việt Nam C2 chưa đạt được thành công như mong đợi Tại thời điềm ra mắt, C2 dường như rơi vào tình thế bị động Đó là vì
Không độ đã ra mắt trước đó và được trợ giúp mạnh mẽ bởi các họat động truyền thông rầm rộ và cũngvì đến sau và do những chiến lược định vị không hợp lí nên C2 vẫn không thể qua mặt sản phẩm Không độ trên thị trường trà xanh.Tuy nhiên nỗ lực marketing của C2 cũng đã được kích hoạt Trước hết, trà xanh C2 lựa chọn khẩu hiệu
“mát lạnh & thanh khiết” (Cool & Clean).Để tạo sự nhận biết khác với “Không độ” trên thị trường C2 đã cho ra đời các đặc tính mới mẻ khác biệt cho sản phẩm của mình.Tuy nhiên nền tảng của sự mới mẻ đó vẫn dựa trên các thành phần dinh dưỡng cơ bản.Trên mỗi chai Trà xanh C2 360ml có ghi rất rõ:
Ngoài ra trong thành phần còn có : nước,chiết xuất trà xanh tự nhiên (23%),đường tinh luyện,axit nitric,natri xitrat,hương chanh tổng hợp,vitanim C,E,axit malic,màu tự nhiên,không chất bảo quản,nhà sản xuất còn cung cấp cho người tiêu dùng biết rằng đây là sản phẩm được chế biến và đóng chai trong cùng một ngày.
số giải pháp cho công ty và sản phẩm
Nhận định và đánh giá về chiến lược sản phẩm “Trà xanh không độ”
Nếu như trước đây người tiêu dùng khi nhắc đến các sản phẩm nước giải khát chất lượng cao sẽ nghĩ ngay đến các thương hiệu nổi tiếng quôc tế, thì giờ đây từ khi sản phẩm “Trà xanh Không độ” ra đời, đáp ứng đủ mọi đòi hỏi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, bao bì cũng như cung cách phục vụ khách hàng đã khiến cho quan niệm người tiêu dùng thay đổi “Trà xanh Không độ đã mở một bước đi tiên phong cho ngành hàng nước giải khát trà xanh đóng chai trên thị trường,trở thành thương hiệu thành công được nhắc đến nhiều nhất.Có được thành quả đó là cả một nỗ lực phấn đấu không ngừng sáng tạo,không ngừng học hỏi để đưa ra những bước đi quan trọng trong các chiến lược marketing cho sản phẩm mà quan trọng nhất là chiến lược sản phẩm.Hiện nay “Trà xanh Không độ” đang ở vị trí cao trong chu kỳ sống của sản phẩm, như vậy chiến lược của sản phẩm cùng với các phối thức marketing của nó đang hoạt động hiệu quả.Do vậy, không ngạc nhiên khi năm vừa rồi, trà xanh Không Độ là thương hiệu phát triển nhanh nhất với mức độ tiêu thụ có lúc tăng tới 190% Tân Hiệp Phát đã đem đến cho người tiêu dùng hương vị thơm dịu của trà xanh và sự thanh khiết đến tuyệt vời của vị chanh dịu nhẹ trong những chai Trà xanh không độ - đem đến ý nghĩa đích thực của việc “giải nhiệt cuộc sống” - đó là giá trị vô giá và bổ sung khả năng tái tạo sức khoẻ để cống hiến và tận hưởng cuộc sống Với sự hỗ trợ của chiến lược Marketing hoàn hảo, chiến lược phân phối rộng lớn, hiệu quả… Trà Xanh Không độ đã, đang và sẽ được triệu triệu người tiêu dùng trong và ngoài nước hài lòng và ủng hộ Vitamin C, E, đặc biệt là EGCG – một hoạt chất chống oxy hoá mạnh mẽ có nhiều tác dụng đối với sức khỏe được đóng chai Pet với hình thức đẹp, hiện đại, rất thuận tiện khi đi du lịch, dã ngoại, hội họp hay đơn giản là sử dụng hàng ngày Đó chính là món quà mà Tân Hiệp Phát đã dày công nhiên cứu để dành tặng khách hàng như lời tri ân cho sự đồng cảm, gắn bó trong chặng đường phát triển vừa qua.Tuy nhiên, là người dẫn đầu không có nghĩa là bạn luôn dẫn đầu Đã có những đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, và đã có những dấu hiệu cần phải thay đổi trong các chiến lược củaTrà xanh Không Độ.
Phân tích ma trận SWOT
PHÂN TÍCH SWOT ĐIỂM MẠNH(Strengths)
S 1 :Là sản phẩm của một tập đoàn nước giải khát lớn,thương hiệu nổi tiếng cả nước,có uy tín trên thị trường
S 2 : Đội ngũ nhân sự trẻ có trình độ cao,đầysáng tạo,chuyên nghiệp
S 3 : Công nghệ sản xuất hiện đại
S 4 :Hệ thống phân phối rộng khắp ĐIỂM YẾU(Weaknesses)
W 1 :Giá cả cao hơn so với các sản phẩm cùng loại.
W 2 :Mẫu mã bao bì chưa thật sự ấn tượng
W 3 :Dung tích chai đáp ứng yêu cầu khách hàng
W 4 :Đặc tính của sản phẩm chưa nâng cao
W 5 :Tính năng sẵn có của sản phẩm trên thị trường chưa hoàn chỉnh
O 1 :Người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thiên nhiên ngày càng nhiều
O 2 :Xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài
O 3 :Tiếp thu các công nghệ mới
T 1 :Nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái
T 2 :Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ
T 3 :Nhiều chủng loại hàng hóa nên dễ gây cho người tiêu dùng bị bão hòa
T 4 :Vấn đề về môi trường
Bảng trên cho ta cái nhìn khái quát về những điểm mạnh, yếu trong chiến lược sản phẩm “Trà xanh Không độ” đồng thời đưa ra những thách thức và cơ hội cho sản phẩm.
Trước hết nói về các điểm mạnh của sản phẩm : lợi thế của “Trà xanh
Không độ” là sản phẩm của một tập đoàn đã có uy tín và thương hiệu trên thị trường do đó khi sản phẩm tung ra thị trường người tiêu dùng trước tiên đã có hình dung tốt về sản phẩm thông qua thương hiệu của công ty.Đồng thời với tư thế là một tập đoàn nước giải khát lớn ,công ty THP không ngại đầu tư về trang thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại cho sản phẩm giúp cho sản phẩm đạt chất lượng cao cả trong lẫn ngoài tạo được lòng tin với khách hàng.Việc sở hữu đội ngũ nhân viên trẻ,đầy sáng tạo,và năng động,có phong cách làm việc chuyên nghiệp giúp cho công ty có thể đưa ra nhiều ý tưởng mới,độc đáo,nhiều sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng.Riêng sản phẩm “Trà xanh Không độ” ngoài việc được thừa kế những thế mạnh của công ty còn được công ty hỗ trợ cho hệ thống phân phối rộng khắp càng giúp cho sản phẩm dễ dàng đến ty người tiêu dùng
Trái lại vẫn có nhiều điểm yếu trong quá trình phát triển sản phẩm: giá của sản phẩm trà xanh hiện nay trên thị trường cao hơn các sản phẩm khác,việc định giá cao hơn sẽ làm cho khách hàng quay đi tiếp cận với những sản phẩm khác.Những sản phẩm trà xanh mới ra đời với nhiều hình thức mẫu mã đẹp mắt hơn trong khi nhìn chung bao bì của “Trà xanh Không độ” vẫn chưa thật sự gây ấn tượng.lại ít thay đổi không tạo ra sự mới lạ đối với khách hàng.Cùng với bao bì,việc Không độ còn chưa khai thác hết các dung tích cũng giảm sự hài lòng của khách hàng.Vấn đề quan trọng nữa là tính sẵn có của sản phẩm trên thị trường điều này thế hiện rõ nét nhất là vào những dịp lễ Tết sản phẩm “Trà xanh Không độ” thường hay hết hàng do đó dễ khiến cho khách hàng quay sang mua sản phẩm của nhãn khác ,mất đi một lượng khách hàng đáng kể đối với sản phẩm
Bên cạnh những thế mạnh và điểm yếu thì cũng có những cơ hội dành cho doanh nghiệp và sản phẩm:Hiện tại số lượng người tiêu dùng sử dụng thức uống thiên nhiên ngày càng gia tăng,thị trường ngày càng mở rộng tạo cho “Không độ” cơ hội lớn để có thêm một lượng khách hàng đáng kể hơn nữa,bên cạnh đó việc công tyTHP đem sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài càng giúp cho “Không độ” tăng được lợi nhuận không những trong nước mà còn ở nước ngoài.Hơn thế nữa việc tiếp thu các công nghệ máy móc mới cũng góp phần tạo cơ hội để sản xuất sản phẩm tốt hơn.
Tuy nhiên vì là sản phẩm tiêu dùng nên cũng gặp không ít thách thức: nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái,Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất nhiều ở tất cả các ngành hàng ,khi thu nhập giảm sức mua sản phẩm của người tiêu dùng giảm theo,việc kích thích nhu cầu trở thành một thách thức lớn,làm sao để khuyến khích khách hàng chịu bỏ tiền ra tiêu dùng.Thách thức nữa là vì thị trường trà xanh đang diễn ra những cuộc cạnh tranh khốc liệt, sự cạnh tranh gay gắt này ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần của “Trà xanh Không độ”, dễ dàng làm mất khách hàng của sản phẩm.Ngoài ra do thị trường hiện tràn ngập sản phẩm trà xanh nên khiến cho ngưới tiêu dùng bão hòa với sản phẩm,không muốn dùng nữa.Và cuối cùng là vấn đề môi trường,dạo gần đây báo chí và người tiêu dùng rất quan tâm đến việc sản xuất của công ty có gây hại cho môi trường hay không.Nếu sản phẩm có chất lượng tốt mà bị phát hiện trong quá trình sản xuất gây hại cho môi trường cũng sẽ khiến cho khách hàng tẩy chay không sử dụng sản phẩm nữa.
Các chiến lược kết hợp:
-S1+O1=> công ty xây dựng thêm các nhà máy sản xuất mới để chiếm lĩnh thị trường -S1+O2=> xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài để mở rộng thêm thị trường
-W1+W5+O3=> nhập nhiều máy móc,tiếp thu công nghệ cao để sản xuất đủ số lượng sản phẩm mà người tiêu dùng cần,khắc phục việc chưa hoàn thiện tính sẵn có đồng thời hạ giá thành sản phẩm
-S1+S4+T2:Sử dụng uy tín thương hiệu và khả năng phân phối rộng khắp để đánh bạt đối thủ cạnh tranh
-S1+T4:Sản xuất bằng những máy móc tân tiến,quản lý tốt để không gây ô nhiễm môi trường
-W2+W3+W4+T1+T2+T3: thị trường hiện nay đang “kén” tiêu dùng do đó phải tăng cường các thuộc tính về bao bì,về dung tích và đặc tính của sản phẩm tạo ra sự mới mẻ để thu hút sức mua,tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Một số giải pháp cho chiến lược sản phẩm
Nhằm mục đích muốn hoàn thiện chiến lược sản phẩm của “Trà xanh Không độ”.Đề án này sẽ nêu ra một vài giải pháp nâng cao sản phẩm của riêng người viết thông qua quá trình tìm hiểu ,đánh giá,phân tích và nhận định về chiến lược sản phẩm
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện chiến lược:
3.3.1.1 Nâng cao chất lượng và mở rộng đặc tính, tăng chiều sâu của sản phẩm trà xanh:
“Không độ” đang được khách hàng đánh giá là sản phẩm có chất lượng cao,do đó việc duy trì lòng tin của khách hàng rất quan trọng.Để làm được điều đó “Trà xanh Không độ” phải không ngừng phát triển công nghệ sản xuất làm sao cho sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng vẫn hoàn hảo như vừa mới đóng chai,đồng thời vẫn giữ nguyên hương vị thuần khiết của trà xanh.Bên cạnh đó cần phải chú trọng phát triển của sản phẩm vì trên thị trường hiện nay đã có nhiều công ty đang muốn giành thị phần với “Trà xanh Không độ”thông qua việc phát triển những đặc tính mới,mẫu mã và bao bì đa dạng,đồng thời để tránh cho khách hàng bị bão hòa trước một rừng sản phẩm trà xanh tràn lan trên thị trường,đặc biệt là với bao bì và dung tích sản phẩm.Dưới đây là mô hình quan sát ( Nguồn:www.Vietnambranding.com)
Hình 3.1 Thói quen về dung tích chai trong 1 lần sử dụng
Như vậy có thể thấy khi được hỏi dung tích mỗi lần dùng sản phẩm, người tiêu dùng chỉ dùng 1/2 đến 1/3 chai 500ml khoảng 200-250ml.Do đó dung tích chai 500ml,chai thủy tinh 250ml,và hộp giấy 180ml như hiện nay là phù hợp, cần có thêm dung tích 1,000ml cho đối tượng uống ở nhà Tăng chiều sâu sản phẩm bằng các dung tích nhỏ hơn,hoặc lớn hơn để đáp ứng các nhu cầu sản phẩm trà xanh không đường nên được nhắm vào đối tượng uống ở nhà và nên được truyền thông “sử dụng tốt nhất bằng cách ướp lạnh”, trong khi trà xanh vị chanh (do vị hơi ngọt) có thể được truyền thông “uống ướp lạnh hoặc uống với đá” Đồng thời phát triển những đặc tính mới hơn (ví dụ trà lài, trà sen ) để thỏa mãn nhu cầu ngày một nâng cao của người tiêu dùng.
3.3.1.2 Phát triển mẫu mã bao bì đóng gói:
Hiện tại thì bao bì của chai “Trà xanh Không độ” cũng không phải là không bắt mắt nhưng mấy năm gần đây khi các doanh nghiệp bắt đầu chú ý vào thị trường trà xanh đóng chai và tung ra sản phẩm của mình, rất nhiều mẫu mã bao bì độc đáo được trưng bày Trong đó phải kể đến Lipton Pure Green với chai Pet 450ml,đối thủ cạnh tranh lớn của Không độ Do đó thiết nghĩ việc Không độ phải cải thiện mẫu mã bao bì sao cho bắt mắt hơn là cần thiết.Bên cạnh đó xu hướng hiện nay của người tiêu dùng là sử dụng những sản phẩm không những có lợi cho sức khỏe của riêng mình mà sau khi dùng xong sản phẩm ấy vẫn thân thiện với môi trường.Vì vậy mà giải pháp về một bao bì sản phẩm chất lượng lại không gây hại môi trường dễ gây cảm nghĩ tốt không những cho sản phẩm mà còn góp phần củng cố thương hiệu của doanh nghiệp.
3.3.1.3 Mở rộng dịch vụ tư vấn tiêu dùng:
Mặc dù Tân Hiệp Phát là một trong những công ty rất chú trọng việc phục vụ khách hàng Tập trung cho nhánh Below the line hơn với các chương trình hỗ trợ bán hàng, khuyến mãi với chính sách đẩy làm trọng tâm góp phần thu hút, giữ chân các đại lý…Mối nguy lớn nhất của một thương hiệu dẫn đầu đôi khi không đến từ đối thủ mà đến từ sự ngủ quên trên vị trí ấy Điển hình việc đáp ứng những thắc mắc và tư vấn tiêu dùng hỗ trợ cho sản phẩm vẫn chưa thỏa mãn người tiêu dùng.Tân Hiệp Phát nên xây dựng một phòng hỗ trợ sản phẩm tư vấn tiêu dùng riêng cho từng sản phẩm đồng thời đặt tại nhiều cơ sở trên cả nước để người tiêu dùng có thể dễ dàng được đáp ứng những thắc mắc của mình về sản phẩm.
3.3.1.4 Mở rộng các chiến lược Marketing hỗ trợ cho chiến lược sản phẩm: Để thương hiệu “Trà xanh Không độ” phát triển mạnh hơn nữa cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các chiến lược marketing và dĩ nhiên việc hoàn thiện mỗi phối thứ khác càng giúp cho chiến lược sản phẩm thành công hơn.
Chiến dịch quảng cáo tập trung vào giá trị cảm tính tạo sự khác biệt cho sản phẩm:
Bảng 3.2Kết quả nghiên cứu về tính năng sản phẩm dùng thường xuyên(%)
Tính năng của sản phẩm
Giới tính Sản phẩm dùng thường xuyên nhất
Nam Nữ Trà uống liến
Tỉnh táo trong công việc
Lọc chất độc cho cơ thể
Ngăn ngừa lão hóa da
Dễ chịu/thoải mái hơn
(Nguồn TNS)Các chiến dịch quảng cáo nghiêng về phần lý tính trước đây đều đạt kết quả tốt trong việc xây dựng hình ảnh 1 sản phẩm tự nhiên,có lợi cho sức khỏe,mang lại cảm giác sảng khóai,mát mẻ,giải nhiệt cuộc sống Đồng thời, nhận thức về tác dụng của trà đối với người tiêu dùng khá cao (hơn 50%), bên cạnh đó các chiến dịch PR của đối thủ cũng góp phần xây dựng nhận thức ấy thêm vững chắc C2, 100 độ, Lipton Pure Green lần lượt ra đời khiến cho tính cạnh tranh ngày càng tăng Đặc biệt đối với 100, sản phẩm của Tribeco đang thực hiện chiến lược bắt chước sản phẩm Không độ khiến người tiêu dùng dễ có nhận thức nhầm lẫn về 2 sản phẩm.Các đối thủ trên cũng đang ra sức xây dựng kênh phân phối khá mạnh để cạnh tranh với Không độ, mà trong dòng sản phẩm low-involvement, việc đánh vào khâu phân phối là hết sức quan trọng Tác dụng, chức năng của trà:Khi đề cập đến tác dụng của trà, khoảng nữa số mẫu nghiên cứu nhận biết được chức năng của trà người tiêu dùng cho rằng trà có tác dụng “giải nhiệt”, “mát cho cơ thể”, “ tỉnh táo trong công việc” và “tốt cho sức khỏe”.
Do đó, đây là lúc Trà xanh Không Độ nên chuyển dần từ quảng cáo lý tính sáng cảm tính, ngoài những giá trị lý tính mà người tiêu dung đã có mức nhận thức khá cáo như
“trà xanh thiên nhiên”, “giải nhiệt”, “mát cho cơ thể” Cần phải tìm kiếm một giá trị cảm tính để đem đến sự khác biệt cào cho sản phẩm này so với các sản phẩm khác
Định giá phù hợp cho sản phẩm:
Người tiêu dùng đánh giá sản phẩm trà xanh vị chanh cao hơn trà xanh không đường. Khung giá tối ưu cho trà xanh vị chanh là từ 6000-6500 đ/chai 500ml, khung giá tối ưu cho trà xanh không đường là 5500 – 6000đ/chai 500ml.Mức giá đề nghị cho trà xanh vị chanh là 6,5000đ/chai 500ml vì với mức giá này, điểm trung bình về ý định mua còn khá cao.Đối với trà xanh không đường, ở mức giá 5,500đ/chai, ý định mua sản phẩm khá cao, khi tăng lên 6,000đ, điểm trung bình về ý định mua có giảm nhưng vẫn trên trung bình Dưới đây là 2 sơ đồ về mức giá mà người tiêu dùng mong đợi của sản phẩm “Trà xanh Không độ” cho 2 loại sản phẩm trà xanh không đường và trà xanh vị chanh:
Hình 3.2 Sơ đồ Mức giá tối ưu - Trà xanh không đường
Hình 3.3 Sơ đồ Mức giá tối ưu - Trà xanh vị chanh
Do đó, tùy theo chiến lược giá của THP, chúng ta có thể:
+Tung trà xanh không đường ở mức giá 5,500đ è đánh vào số đông (mass)
+Tung với giá ngang với trà xanh vị chanh (6,500đ) è nhắm vào nhóm “uống không đường”. Ở mức giá đó sẽ giúp thỏa mãn người tiêu dùng hơn, hỗ trợ cho chiến lược sản phẩm hoàn thiện đồng thời sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn nữa.
Mở rộng công nghệ sản xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng:
Vấn đề quan trọng nữa là phân phối,“Trà xanh Không độ” thường xuyên lâm vào hoàn cảnh sốt hàng và không cung ứng kịp với nhu cầu của người tiêu dùng,nhất là vào các dịp lễ Do đó THP nên mở rộng dây chuyền đầu tư sản xuất hơn nữa, nhập các thiết bị hiện đại để có thể sản xuất đủ sản phẩm cho yêu cầu thị trường, tạo nên tính sẵn có của sản phẩm để người tiêu dùng dễ dàng mua và sử dụng.
Bên cạnh việc hoàn thiện chiến lược sản phẩm cần phải làm, người viết muốn đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hình ảnh của công ty
3.3.2.1 Đề xuất trong tương lai gần:
Trước mắt “Trà xanh Không độ” phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, do đó ngoài những giải pháp nhằm hoàn thiện sản phẩm,người viết đề xuất một vài ý tưởng cho giải pháp
Công ty cần phảiquản lý việc sản xuất sản phẩm chặt chẽ,đầu tư kỹ càng cho công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm môi trường để tạo hình ảnh tốt cho công ty cũng như sản phẩm
Công ty càng phải tham gia tài trợ,các chương trình từ thiện nhiều hơn nữa để nâng cao uy tín thương hiệu
Một số công ty bán lẻ sắp sửa vào Việt Nam,thị trường thành phố HCM là nơi tập trung nhiều nhất do đó công ty THP cần nhanh chóng hợp tác ngay với các công ty lớn có tên tuổi trên thị trường thế giới này để có cơ hội nâng tầm thương hiệu ra bên ngoài mở rộng thị trường cho các sản phẩm