1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

phi thường bất phú

26 1,9K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

Nghiên cứu tình hình hoạt động, cơ cấu, sự tham gia của thương nghiệp trong nền kinh tế và đánh giá đúng tầm quan trọng của thương nghiệp là một việc làm cần thiết nhằm đưa ra những giải

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu

Theo thống kê của các chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2011 vừa qua đạt 7.2%, đứng thứ 3 ở châu Á, cùng với Indonesia và Ấn

Độ, Việt Nam là một trong ba nước duy nhất có mức tăng trưởng năm 2011 cao hơn 2010 Tổng cục thống kê cũng đưa ra mức tăng GDP của năm 2011 so với năm 2010 là 5.89%, một con số khá cao trong tình trạng nền kinh tế thế giới đang gặp khủng hoảng như hiện nay Có được điều này là một sự nỗ lực của tất cả các ngành kinh tế, trong đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của ngành thương nghiệp và các hoạt động kinh doanh thương mại.

Nghiên cứu tình hình hoạt động, cơ cấu, sự tham gia của thương nghiệp trong nền kinh tế và đánh giá đúng tầm quan trọng của thương nghiệp là một việc làm cần thiết nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp, đáp ứng các yêu cầu cấp thiết của nhà nước trong tăng trưởng kinh tế hàng năm Do đó, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phi thương bất phú”- quan điểm cũ trong nền kinh tế mới, để cùng nhau nghiên cứu và thảo luận.

Trang 3

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ ý nghĩa của “Phi thương bất phú” trong chủ nghĩa trọng thương

- Vận dụng quan điểm ”Phi thương bất phú” vào nền kinh tế Việt Nam.

3 Đối tượng và pham vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tác động của thương nghiệp tới

sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu là nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2011.

Trang 4

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của kinh tế chính trị như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu.

+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích

và tổng hợp, phương pháp so sánh: khi phân tích thực trạng thương nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, tác giả đã xem xét số liệu của các năm, qua đó tác giả đã phân tích và so sánh sự tăng hay giảm về tình hình hoạt động của thương nghiệp tư nhân của năm sau so với năm trước.

+ Phương pháp lịch sử và lôgic: khi nghiên cứu thực tiễn thương nghiệp và các tác động tới kinh tế, tác giả đã đề xuất những phương hướng và các giải pháp phù hợp để thực hiện những phương hướng trên.

Trang 5

Phần 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về chủ

nghĩa trọng thương - quan điểm “Phi thương bất phú”

Phần 2: Thực trạng nền kinh tế Việt Nam giai

đoạn từ năm 2001đến năm 2011

Phần 3: Vận dụng “Phi thương bất phú” vào

thương mại Việt Nam

NỘI

DUNG

5 Kết cấu

Bài tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham

khảo, phần nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 phần:

Trang 6

Cơ sở lí luận và thực tiễn về

chủ nghĩa trọng thương - quan

điểm “Phi thương bất phú”

Trang 7

HOÀN CẢNH RA ĐỜI CNTT

1800

1400 1500 1600 1700 1900 2000

Giai đoạn chủ nghĩa trọng thương

• Về lịch sử: Đây là thời kỳ sơ khai của chủ nghĩa tư bản

(phương thức sản xuất phong kiến tan rã, phương thức sản

xuất TBCN ra đời.)

• Về mặt kinh tế: kinh tế hàng hóa phát triển, thương nghiệp có

ưu thế hơn so với sản xuất.(Thời kì tích lũy nguyên thủy của

CNTB)

• Về chính trị: Giai cấp tư sản mới ra đời, là giai cấp tiên tiến

nhưng chưa nắm được chính quyền

• Về mặt khoa học – kỹ thuật: những bước tiến vượt bậc trong

khoa học tự nhiên đặc biệt các phát kiến địa lý đã tạo điều kiện

cho kinh tế các nước châu Âu phát triển.

Trang 8

CÁC TƯ TƯỞNG KINH TẾ CHỦ

YẾU CỦA CNTT

• Luận điểm về tiền tệ: CNTT đánh giá cao vai trò của tiền, tiền

được coi là tiêu chuẩn căn bản của của cải Tăng khối lượng tiền trong nước.

• Luận điểm về ngoại thương: CNTT đánh giá cao vai trò của

thương mại đặc biệt là ngoại thương Sự phồn thịnh của một quốc gia chính là nhờ thương nghiệp đặc biệt là ngoại thương chứ không phải do sản xuất (trừ việc khai thác vàng).

• Luận điểm về cơ chế kinh tế: Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển

tốt đẹp nếu như có sự điều chỉnh và quản lý của nhà nước, khuyến khích sự độc quyền trong ngoại thương Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển có hiệu quả nếu chịu sự chi phối, quản lý của nhà nước Thương nhân cần dựa vào nhà nước và nhà nước phối hợp bảo vệ thương nhân.

• Luận điểm về lợi nhuận: CNTT cho rằng lợi nhuận là kết quả của

sự tro đổi không ngang giá do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra Nó là kết quả việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt

Trang 9

CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG Ở ANH

2 giai đoạn

Học thuyết về bảng cân đối thương mại (thế kỷ XVI – XVII)

Đại biểu:

Thomas Mun

Trang 10

BẢNG CÂN ĐỐI TIỀN TỆ

• Hoàn cảnh lịch sử: kinh tế trong nước kém phát triển,

sản xuất không đủ tiêu dùng  nhập khẩu hàng  suy sụp kinh tế quốc gia.

• Biện pháp kinh tế: Nhà nước độc quyền mua bán vàng

bạc, nhà nước quy định tỷ giá hối đoái bắt buộc, quy định tập trung buôn bán, cấm xuất khẩu vàng, hạn chế nhập hàng, thương nhân nước ngoài không được mang vàng ra khỏi nước Anh.

Trang 11

BẢNG CÂN ĐỐI THƯƠNG MẠI

• Tư tưởng: Nhà nước chỉ giàu mạnh khi mà chênh lệch xuất nhập khẩu lớn (xuất siêu) Đẩy mạnh xuất nhập khẩu.

• Cách thức làm thương mại:

 Xuất khẩu hàng hóa: H1-T-H2 (H2 <H1)

 Thương mại gián tiếp:(nhập khẩu để xuất khẩu) T1-H-T2 (T1<T2)

• Giải pháp:

 Nhà nước cần cho tự do buôn bán, tự do trao đổi giữa các nước, thực hiện chiến lược hình đa giác.

 Giải pháp nhằm tăng trưởng kinh tế: chính sách thuế

quan bảo hộ, mời thợ giỏi, bán nhiều hàng với giá rẻ.

Trang 12

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Thành tựu:

• Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương so sánh với nguyên lý trong chính sách kinh tế thời kỳ Trung cổ đã có một bước tiến bộ rất lớn, nó thoát ly với truyền thống tự nhiên, từ bỏ việc tìm kiếm công bằng xã hội, những lời giáo huấn lý luận được trích dẫn trong Kinh thánh

• Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa trọng thương đã tạo ra những tiền

để lý luận kinh tế cho kinh tế học sau này, cụ thể:

Đưa ra quan điểm, sự giàu có không chỉ là những giá trị sử dụng mà còn là giá trị, là tiền

Mục đích hoạt động của nền kinh tế hàng hoá là lợi nhuận;

Các chính sách thuế quan bảo hộ có tác dụng rút ngắn sự quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản;

 Tư tưởng nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh tế là một trong

Hạn chế:

• Những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương có rất ít tính chất lý luận và thường được nêu ra dưới hình thức những lời khuyên thực tiễn về chính sách kinh tế Lý luận mang nặng tính chất kinh nghiệm (chủ yếu thông qua hoạt động thương mại của Anh và Hà Lan)

• Những lý luận của chủ nghĩa trọng thương chưa thoát khỏi lĩnh vực lưu thông, nó mới chỉ nghiên cứu những hình thái của giá trị trao đổi Đánh giá sai trong quan hệ trao đổi, vì cho rằng lợi nhuận thương nghiệp có được

do kết quả trao đổi không ngang giá

• Nặng về nghiên cứu hiện tượng bên ngoài, không đi sâu vào nghiên cứu bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế

• Một hạn chế rất lớn của chủ nghĩa trọng thương đó là đã quá coi trọng tiền

tệ (vàng, bạc), đã đứng trên lĩnh vực thô sơ của lưu thông hàng hoá để xem xét nền sản xuất TBCN

• Trong kinh tế đề cao vai trò của nhà nước nhưng lại không thừa nhận các

Trang 13

Quan điểm “Phi thương bất phú”

“Phi thương bất phú” là một quan điểm có thể hiểu theo nhiều cách Theo một cách sát nghĩa nhất, nó được hiểu là: Không đi buôn không thể nào giàu có Đứng trên quan điểm cá nhân, câu ngạn ngữ dùng để chỉ một phương thức kiếm tiền, đề cao một cách rõ ràng vai trò của việc buôn bán, lưu thông hàng hóa Quan điểm này là một lập trường xác thực của chủ nghĩa trọng thương ( thời kì đầu), cho rằng lưu thông hàng hóa là con đường ngắn nhất để tiếp cận tới lợi nhuận

Mặc dù là 1 câu ngạn ngữ cổ, mang màu sắc kinh nghiệm, đặc thù của chủ nghĩa trọng thương, song ngày nay, quan điểm trên vẫn luôn minh chứng được tính đúng đắn của nó, ngay cả khi gắn vào một nền kinh tế lớn như nền kinh tế quốc dân ở nước ta

Trong một nền kinh tế thị trường mới hội nhập với thế giới và khu vực như của Việt Nam hiện nay, vai trò của thương nghiệp và các ngành thương mại, nhất là ngoại thương ngày càng khẳng định được vị thế của mình Vì lí do

đó, việc nhìn nhận, đánh giá đúng tầm quan trọng của thương mại và vận dụng, chắt lọc các cơ sở lí luận phù hợp của chủ nghĩa trọng thương vào nền kinh tế đang là một bài toán lớn cần sớm hoàn thành, nhằm duy trì và đẩy cao tốc độ

Trang 14

Thực trạng nền kinh tế

Việt Nam giai đoạn từ năm

2001 đến năm 2011

Trang 16

Về “những thực tiễn biết nói” quan trọng hơn nhưng khó thể hiện bằng con số như:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá nhanh và hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhạy bén trước thực tiễn biến động, do đó có những đổi mới về chủ trương, cơ chế quản lý kinh

tế tạo điều kiện nhiều mặt cho tăng trưởng và phát triển kinh tế -

ta và công cuộc đổi mới ngày càng tăng

Sự ổn định chính trị, trật tự và an ninh xã hội cùng với tăng trưởng kinh tế… đã làm cho nước ta ngày càng là một môi trường

Trang 18

Những kết quả tích cực và các mặt hạn chế

của ngành thương mại Việt Nam

 Những kết quả tích cực

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đời sống dân cư được cải thiện

 Những hạn chế và vấn đề đặt ra

Bên cạnh những thành tựu và khởi sắc nêu trên, tình hình kinh tế - xã

hội Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập do chịu tác động của thị

trường thế giới và cả những yếu tố nội tại Những vấn đề nổi lên là: tính

bền vững của tăng trưởng chưa cao; hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tư

thấp; năng suất lao động còn thấp; chất lượng hàng hóa và dịch vụ còn

Trang 19

Vận dụng “Phi thương bất phú” vào thương mại

Việt Nam

Trang 20

1 GIẢI PHÁP CHO THƯƠNG NGHIỆP

VIỆT NAM

Một thành công mà không nhiều quốc gia làm được như Việt Nam là vẫn

đạt tốc độ tăng trưởng bình quân như dự kiến, ngay cả trước cuộc khủng

hoảng kinh tế hồi cuối năm 2008 Xét trên phương diện vĩ mô thì như vậy,

xong đối với các quy mô doanh nghiệp, hộ gia đình, khủng hoảng kinh tế thực

sự tác động rất mạnh mẽ tới cộng việc kinh doanh Điều này cho thấy ngành thương nghiệp cần đi vào 1 hệ thống chỉnh thế, dưới sự giám sát và hỗ trợ từ phía nhà nước Nhà nước dã có một số giải pháp sau:

Tái cấu trúc kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng

 Quốc hội khóa XIII đã thông qua là Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 với mục tiêu tổng quát là “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm

an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động đối

Trang 22

2 Vận dụng “Phi thương bất phú” theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin vào

nền kinh tế Việt Nam

• Một là, bài học “làm theo quy luật khách quan” trong nhiều bài học mà Đại hội

VI - đổi mới - của Đảng ta rút ra Những bài học đổi mới của ta hiện nay chủ yếu

là trở về vận dụng sáng tạo những luận điểm rất cơ bản và còn nguyên giá trị

mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ về kinh tế và thương mại trong thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội Sự vận dụng sáng tao và đúng dắn đó đã giúp nước ta thực hiện được bước đàu thực tế “dân càng giàu nước càng mạnh”, đay là bài học “phi thương bát phú” đầu tiên cần rút ra

• Hai là, bài học “phi thương bất phú” của chúng ta hiện nay không còn trong

phạm vi hạn hẹp cổ xưa coi thương mại, buôn bán chỉ là việc của những cá nhân, Trái lại, những quan hệ Thương mại, hoạt động thương mại ngày càng thể hiện

rõ vị trí, vai trò có ý nghĩa quyết định trong nền sản xuất xã hội và nền kinh tế hiện

đại; chẳng những của mọi quốc gia mà còn mang tính khu vực và toàn cầu Chính

vì vậy chúng ta phải thường xuyên học hỏi - nâng cao nhận thức mới, đúng đắn,

cập nhật để có thể “dĩ bất biến, ứng vạn biến” ngay trong lĩnh vực Thương mại

Trang 23

• Ba là, bài học “phi thương bất phú” của ta hiện nay cần rút ra nữa là: Những

người trực tiếp làm thương mại ngày càng phải thể hiện bản lĩnh chuyên

nghiệp cao của những Thương gia xã hội chủ nghĩa thì mới góp phần thực

hiện tốt đường lối Đổi mới của Đảng ta được cô đúc trong câu: “Vừa mở rộng

hợp tác quốc tế có hiệu quả ngày càng cao, vừa giữ vững nền độc lập - tự chủ theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa”

• Bốn là, bài học “phi thương bất phú” của Thương mại ta qua 20 năm đổi

mới cũng xuất phát từ Bài học “lấy dân làm gốc” Mà, dân ở đây trước hết và

chủ lực chính là công - nông - trí thức - nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, sau đó là các ngành, các cấp…

trong phát triển sản xuất và vật chất; tinh thần… mới tạo ra các thị trường

trong nước và tham gia chủ động hội nhập các thị trường quốc tế Bài học này trong 20 năm qua, đặc biệt trong năm 2005 càng thể hiện rõ trên mọi lĩnh vực sản xuất - kinh tế nước ta, trong đó có thương mại nổi bật - cũng thực chất là

Trang 24

Đó là những minh chứng sống động của những Bài học từ thực tiễn Thương mại và đất nước ta đang cất cánh và tăng tốc theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa - thực chất là: xã hội hóa - của dân, do dân, vì dân theo ánh sáng Mác - Lê nin, Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng ta.”

Trang 25

LỜI KẾT

“Phi thương bất phú” thể hiện sự coi trọng thương nghiệp , những vùng nào tăng

mạnh thương nghiệp thì kinh tế vùng đó tăng

Trong điều kiện của nước ta hiện nay thì câu nói đó vẫn còn phù hợp

Xuất phát từ một nền kinh tế của nước ta còn lạc hậu, thương mại không tăng (cả về nội thương lẫn ngoại thương ) Đã có thời kì chúng ta thực hiện chính sách “bế quan toả cảng”để kìm hãm sự phát triển kinh tế, làm cho kinh tế thụt lùi so với thế giới Nếu kinh tế chỉ huy theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp

đã làm cho thương mại kém phát triển cả về nội thương và ngoại thương tạo

ra nền kinh tế yếu kém

Đến đại hội Đảng VI, Nhà nước chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển sang nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải tăng mạnh thương mại cả về nội thương lẫn ngoại thương Sau 10 năm thực hiện, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng, chứng tỏ quan điểm trọng thương là đúng dắn, phải có giao lưu với nước ngoài mới có điều kiện sản xuất trong nước, tăng tích luỹ vốn

Bên cạnh đó chúng ta cũng không coi thương mại là con đường làm giầu duy nhất,

vì quan điểm trọng thương chỉ quan tâm đến một lĩnh vực của kinh tế trong sản xuất đó là lưu thông mà thôi Mà ta cần phải biết kết hợp giữa tăng trọng thương

Trang 26

1 Ngô Kim Ngân BAC-8G

3 Đậu Thị Thu Hà BFI-8A

4 Nguyễn Thuỳ Linh BAC-8G

6 Nguyễn Thị Minh Huyền

Ngày đăng: 27/05/2014, 13:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CÂN ĐỐI TIỀN TỆ - phi thường bất phú
BẢNG CÂN ĐỐI TIỀN TỆ (Trang 10)
BẢNG CÂN ĐỐI THƯƠNG MẠI - phi thường bất phú
BẢNG CÂN ĐỐI THƯƠNG MẠI (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w