HỆ THỐNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ TRIỂN KHAI KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA
Hệ thông kiểm tra sau thông quan hiện nay
1.1.1 Hệ thống tổ chức kiểm tra sau thông quan
Từ ngày 1/1/2002 hoạt động KTSTQ chính thức được quy định trong
Luật Hải quan Hệ thống tổ chức KTSTQ hiện nay được chia làm 2 cấp ở cấp Trung ương là Cục KTSTQ trực thuộc Tổng cục Hải quan, ở địa phương là Chi cục KTSTQ ( là phòng KTSTQ trước khi quyết định 34/2006/QĐ-BTC ngày 06/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chíng có hiệu lực) trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, lien tỉnh, thành phố.
Mô hình hiện tại của Cục KTSTQ được tổ chức theo hướng chuyên sâu cho từng lĩnh vực, gồm 07 phòng: Phòng thu thập,xử lý thông tin; Phòng kiểm tra trị giá hải quan( phòng nghiệp vụ 1); Phòng kiểm tra mã số và thuế suất hàng hóa( phòng nghiệp vụ 2); Phòng KTSTQ đối với hàng gia công và sản xuất - xuất khẩu(phòng nghiệp vụ 3); Phòng kiểm tra thực hiện chính sách thương mại( phòng nghiệp vụ 4); Phòng KTSTQ phía Nam( phòng nghiệp vụ 5) và Phòng kế hoạch – tổng hợp.(sơ đồ 1.2 – Mô hình tổ chức Cục KTSTQ) Ở địa phương, Chi cục KTSTQ cũng được tổ chức với mô hình tương tựCục KTSTQ gồm các đội: Đội tham mưu, tổng hợp; Đột phân tích, xử lý thông tin; Đội kiểm tra trị giá HQ; Các đội kiểm tra (sơ đồ 1.3 – Mô hình tổ chức Chi cục KTSTQ)
BỘ MÁY GIÚP VIỆC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÁC CỤC HQ ĐỊA
Vụ Giám sát quản lý
Vụ kiểm tra thu thuế XNK
Vụ Hợp tác quốc tế
Vụ Kế hoạch tài chính
Vụ tổ chức cán bộ
Ban cải cách và hiện đại HQ
Cục Kiểm tra sau thông quan Cục CNTT – thống kê HQ Thanh tra
Cục điều tra chống buôn lậu
Trung tâm phân tích phân loại miền Bắc
Trung tâm phân tích phân loại miền Trung
Trung tâm phân tích phân loại miền Nam
Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ HQ
Chi cục Hải Quan Đội kiểm soát Hải Quan
Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức Hải quan Việt Nam
VỤ, CỤC CHỨC NĂNG CỤC KTSTQ
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức Cục KTSTQ
Trong đó nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng tại Cục Kiểm tra sau thông quan như sau:
1 Phòng thu thập, xử lý thông tin: a Thực hiện chức năng đầu mối về thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin trong và ngoài ngành Hải quan, trong và ngoài nước phục vụ cho hệ thống kiểm tra sau thông quan toàn ngành. b Giúp Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông qua(Cục trưởng) trong việc chỉ đạo xây dựng, cập nhật và quản lý danh bạ doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu để phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan.
Phòng kế hoạch Tổng hợp
Phòng KTST Q phía Nam (PNV5)
Phòng kiểm tra thực hiện chính sách thương mại(PNV 4)
Phòng KTSTQ đối với hàng hóa gia công và sxxk (PNV3)
Phòng kiểm tra mã số và thuế suất hàng hóa (PNV2)
Phòng kiểm tra trị giá hải quan (PNV1)
Phòng thu thập, xử lý thông tin c Đảm bảo các giải pháp công nghệ thông tin cho công tác lập kế hoạch và các cuộc kiểm tra sau thông quan. d Đào tạo cho công chức trong hệ thống kiểm tra sau thông quan sử dụng các chương trình quản lý của ngành, các phần mềm chuyên dụng như kế toán, phần mềm phục vụ cho từng cuộc kiểm xa e Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao. f Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao.
2 Phòng Kiểm tra trị giá hải quan( Phòng nghiệp vụ 1): a Giúp Cục trưởng trong việc xây dựng hoặc tham gia xây dựng, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm phát luật, các văn bản hướng dẫn, các biện pháp nghiệp vụ về trị giá hải quan và kiểm tra trị giá hải quan. b Giúp Cục trưởng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn ngành Hải Quan thực hiện kiểm tra trị giá hải quan c Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về trị giá hải quan để phục vụ việc chỉ đạo toàn hệ thống kiểm tra sau thông quan. d Thực hiện hoặc phân phối với Hải quan địa phương, kiểm tra sau thông quan về trị gia tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. e Theo dõi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp, theo dõi một số địa bàn theo phân công của Cục trưởng. f Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng kiểm tra trị giá hải quan cho các công chức trong hệ thống kiểm tra sau thông quan. g Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao. h Thực hiện các nhiệm vụ khác nhau được Cục trưởng giao.
3 Phóng Kiểm tra mã số và thuế suất hàng hóa( Phòng nghiệp vụ 2) a Giúp Cục trưởng trong việc xây dựng hoặc tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn, các biện pháp nghiệp vụ về kiểm tra mã số và thuế suất hàng hóa. b Giúp Cục trưởng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn ngành Hải quan thực hiện kiểm tra mã số và thuế suất hàng hóa. c Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về mã sỗ và thuế suất hàng hóa để phục vụ việc chỉ đạo toàn hệ thống kiểm tra sau thông quan. d Thực hiện hoặc phối hợp với Hải quan địa phương kiểm tra sau thông quan về mã số và thuế suất hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. e Theo dõi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp, theo dõi một số địa bàn theo phân công của Cục trưởng. f Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng kiểm tra mã số và thuế suất cho các công chức trong hệ thống kiểm tra sau thông quan. g Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao. h Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao
4 Phòng Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa gia công và sản xuất – xuất khẩu( phòng nghiệp vụ 3): a Giúp Cục trưởng trong việc xây dựng hoặc tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn, các biện phát nghiệp vụ về kiểm tra sau thông quan đối với hàng gia công, sản xuất- xuất khẩu. b Giúp Cục trưởng trong việc chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra toàn ngànhHải Quan thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia công và sản xuất – xuất khẩu. c Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về hàng gia công, sản xuất - xuất khẩu để phục vụ việc chỉ đạo toàn hệ thống kiểm tra sau thông quan. d Thực hiện hoặc phối hợp với Hải Quan địa phương kiểm tra sau thông quan đối với hàng gia công, hàng sản xuất – xuất khẩu. e Theo dõi hoạt động gia công, sản xuất – xuất khẩu của một số doanh nghiệp, theo dõi một số địa bàn theo phân công của Cục trưởng. f Thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng kiểm tra sau thông quan đối với hàng gia công, hàng sản xuất – xuất khẩu cho công chức trong hệ thống kiểm tra sau thông quan. g Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao. h Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao.
5 Phòng Kiểm tra thực hiện chính sách thương mại (Phòng nghiệp vụ 4): a Giúp Cục trưởng trong nhiệm vụ xây dựng hoặc tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn, các biện pháp nghiệp vụ về kiểm tra sau thông quan đối với các loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu quy định tại điểm c. b Giúp Cục trưởng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách thương mại trong ngành Hải quan. c Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về xuất xứ hàng hóa, cửa hàng miễn thuế, ưu đãi đầu tư, hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu, tạm nhập – tái hóa vào, ra khu thương mại tự do, khu phi thuế quan, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các loại hình, mặt hàng không thuộc diện chịu thuế, được miễn thuế khi xuất khẩu, thuế nhập khẩu khác để phục vụ việc chỉ đảo toàn hệ thống kiểm tra sau thông quan. d Thực hiện hoặc phối hợp với Hải quan địa phương kiểm tra sau thông quan đối với việc thực hiện chính sách thương mại. e Theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp, theo dõi một số địa bàn theo phân công của Cục trưởng. f Thực hiện nhiêm vụ đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng kiểm tra việc thực hiện chính sách thương mại cho công chức trong hệ thống kiểm tra sau thông quan. g Quản lý các bộ, công chức và tài sản được giao. h Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao.
6 Phòng Kiểm tra sau thông quan phía Nam ( Phòng nghiệp vụ 5): a Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin về đối tượng kiểm tra sau thông quan ở địa bàn các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai. Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An. b Trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan trên địa bàn được phân công đối với các trường hợp thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền kiểm tra của Cục kiểm tra sau thông quan theo chỉ đạo cảu Cục trưởng. c Giúp Cục trưởng trong việc kiểm tra hoạt động kiểm tra sau thông quan đối với Hải quan các tỉnh, thành phố nói trên. d Theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp trên địa bàn theo phân công của Cục trưởng. e Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao. f Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao.
7 Phòng kế hoạch – Tổng hợp: a Giúp Cục trưởng xây dựng hoặc tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện, các quy trình nghiệp vụ về kiểm tra sau thông quan, phúc tập hồ sơ và các lĩnh vực khác về quản lý hải quan; là đầu mỗi giúp Cục trưởng trong việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm tra sau thông quan trong toàn ngành Hải quan. b Xây dựng và điều phối thực hiện các kế hoạch công tác ngắn hạn, dài hạn của toàn hệ thống, của Cục kiểm tra sau thông quan; theo dõi, đôn đốc thực hiện các kế hoạch đó. c Giúp Cục trưởng kiểm tra việc thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác, các quy trình nghiệp vụ, các quy định về kiểm tra sau thông quan trong toàn ngành. d Giúp Cục trưởng trong việc chỉ đạo, kiểm tra công tác phúc tập hồ sơ hải quan trong toàn ngành. e Tham mưu giúp Cục trưởng tròng việc xử lý vi phạm hành chính và giải quyết các khiếu nạu quyết định xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền Cục trưởng. f Đầu mối phối hợp các bộ phận trong và ngoài Cục thực hiện nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ công chức trong hệ thống kiểm tra sau thông quan. g Giúp Cục trưởng sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công tác phúc tập hồ sơ hải quan, công tác kiểm tra sau thông quan của Cục và toàn hệ thống. h Giúp Cục trưởng về công tác tổ chức cán bộ. i Đầu mối của Cục về hợp tác quốc tế về kiểm tra sau thông quan. j Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, bảo mật hồ sơ tài liệu và công tác hành chính của Cục. k Thực hiện chức năng, nhiệm vụ tài vụ cấp 3 của Cục. l Quản lý cán bộ, công chức và tài sản được giao. m Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao.
CỤC HẢI QUAN TỈNH, THÀNH PHỐ
NĂNG CHI CỤC KTSTQ Đội tham mưu
Tổng hợp Đội phân tích, xử lý thông tin Đội kiểm tra trị giá HQ Các đội kiểm tra
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức chi cục KTSTQ
1.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của Cục kiểm tra sau thông quan
Chức năng: giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong ngành hải quan thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan; trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
1 Chủ trì hoặc phối hợp, tham gia xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ, biện pháp kiểm tra sau thông quan.
2 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch (ngắn hạn và dài hạn) về kiểm tra sau thông quan.
3 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan tại các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố theo quy định.
4 Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.
5 Trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.
6 Xử lý vi phạm hành chính về kiểm tra sau thông quan theo thẩm quyền quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính về kiểm tra sau thông quan thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
7 Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ; trực tiếp giao dịch với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tổ chức tiếp nhận tin báo, tố giác; yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành hải quan báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm tra sau thông quan, để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.
8 Tham gia xây dựng chương trình, nội dung và giảng dạy nghiệp vụ về kiểm tra sau thông quan cho toàn ngành Hải quan.
9 Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về kiểm tra sau thông quan theo sự phân công của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Cơ sở pháp lý để triển khai KTSTQ về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
1.2.1 Sự cần thiết phải xác định xuất xứ hàng hóa và các ví dụ kèm theo
- Do sự phân biệt đối xử trong chính sách thương mại của quốc gia nhập khẩu hàng hóa khi hàng hóa tham gia vào thương mại quốc tế Sự phân biệt này có thể là các ưu đãi thuế quan theo thỏa thuận thương mại (song phương, đa phương), hạn ngạch nhập khẩu, các biện pháp đánh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính phủ,
Chính sách thương mại của một quốc gia đưa ra là nhằm vào một đối tượng cụ thể, một hoặc một số quốc gia nhất định Ví dụ: các nước phát triển cho các nước đang phát triển hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế theo hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preferences); thỏa thuận FTA (khu vực mậu dịch tự do) chỉ dành các ưu đãi thuế quan này cho các nước nằm trong khu vực; để bảo vệ sản xuất thị trường nội địa, một số nước áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính phủ đối với một số hàng hóa nhập khẩu nhất định của một hoặc một số quốc gia nhất định vi phạm những quy định về bán phá giá, trợ cấp chính phủ; áp dụng hạn ngạch như một biện pháp để bảo vệ một ngành sản xuất trong nước đối với sự gia tăng có thể không dự đoán trước của hàng hóa nhập khẩu gây bất lợi với ngành sản xuất nội địa Như vậy xuất xứ hàng hóa sẽ giúp thực hiện chính sách thương mại được đúng hướng, đúng đối tượng áp dụng.
- Do mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, lợi ích người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
Xuất xứ hàng hoá là tiêu chí quan trọng trong việc kiểm định và kiểm dịch, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường Ví dụ: ngăn chặn nhập khẩu các thực phẩm, sản phẩm hoặc cây trồng độc hại từ một quốc gia nào đó (như cấm nhập khẩu đối với gia cầm từ các nước có dịch cúm gia cầm H5N1), cấm nhập khẩu các sản phẩm sản xuất tại một nước không tuân thủ tiêu chuẩn về môi trường hoặc bản thân sản phẩm tác hại cho môi trường chung như chất CFC (phá huỷ tầng Ôzôn),
Ngoài ra, xuất xứ hàng hoá gắn liền với thương hiệu, chất lượng, uy tín, tên tuổi của quốc gia Vì vậy, phải đặt ra yêu cầu xác định xuất xứ hàng hoá vừa để khẳng định tên tuổi quốc gia trên thị trường quốc tế, vừa chống việc mạo nhận xuất xứ của quốc gia khác, làm ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín, chất lượng của quốc gia mình, đó cũng là bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
- Do yêu cầu của thống kê thương mại: Thống kê thương mại theo tiêu chí xuất xứ hàng hoá để giúp Chính phủ, các Bộ ban ngành có cơ sở để dự báo, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển thương mại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và quốc tế, là cơ sở giúp các đoàn đàm phán thương thuết hiệu quả khi tham gia đàm phán quốc tế Ví dụ: đối với Việt Nam, số liệu thống kê hải quan chủ yếu dựa trên các tiêu chí trên tờ khai hải quan, trong đó xuất xứ hàng hoá cũng là tiêu chí quan trọng Số liệu thống kê được lập theo tiêu chí xuất xứ sẽ giúp cho Chính phủ có các biện pháp và chính sách trong việc cân bằng cán cân thương mại đối với từng bước, từng khu vực trên thế giới
1.2.2 Cơ sở pháp lý để triển khai kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa
Cơ chế KTSTQ được thực hiện theo một hệ thống cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh, đủ mạnh để điều chỉnh hành vi đối với các chủ thể và đối tượng của KTSTQ Đó là: a Luật Hải quan năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/01/2006; b Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/07/2007; a Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; b Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; c Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; d Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BTC-NHNN ngày 04/01/2006 của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan Thuế với Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng; e Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự qui định về căn cứ tính chất, mức độ của vụ việc Cục trưởng Cục KTSTQ được quyền khởi tố vụ án; f Điều 20 Pháp lệnh Điều tra hình sự quy định quyền được khởi tố vụ án của Cục trưởng Cục KTSTQ. g Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thủ tục Hải quan; kiểm tra; giám sát hải qquan h Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ về xuất xứ hàng hóa i Thông tư số 07/2006/TT-BTM ngày 17/04/2006 của Bộ Thương Mại về hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp C/O theo nghị định số 19/2006/NĐ-CP j Thông tư số 08/2006/TT- BTM nhày 17/04/2006 và số 10/2006/TT-BTM ngày 01/06/2006 của Bộ Thương Mại về hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa XNK có xuất xứ không thuần túy theo nghị định số 19/2006/NĐ-CP k Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07/05/2007 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. l Quyết định 1420/2004/QĐ-BTM ngày 04/10/2004 của Bộ Thương mại về Quy chế cấp C/O mẫu D m Quyết định 1420/2004 QĐ-BTM ngày 27/01/2005 số 3118/2005/QĐ-BTM ngày 04/10/2006 của Bộ Thương Mại, sửa đổi, bổ sung quyết định 1420 n Quyết định số 02/2007/QĐ-BTM ngày 8/01/2007 của Bộ Thương mại về ban hành Quy chế xuất xứ ASEAN-Hàn Quốc o Quyết định số 41/2007/QĐ-BTC ngày 31/05/2007 của Bộ Tài chính về ban hành Biểu thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của
Việt Nam để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Hàn Quốc p Quyết định số 26/2007/QĐ-BTC ngày 16/04/2007 của Bộ Tài chính về ban hành Biểu thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc q Quyết định số 31/2006/QĐ-BTM ngày 04/10/2006 của Bộ Thương mại về Quy tắc xuất xứ áp dụng đối với 40 mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế quan theo bản thỏa thuận giữa Việt Nam và Campuchia.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG
CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
2.1 Thực trạng gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa những năm gần đây.
Thông thường, các hàng vi gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa được thực hiện dưới các hình thức sau:
- Che giấu xuất xứ thực sự của hàng hoá được chuyển sang nước thứ ba. Nhiều vận đơn và các chứng từ khác có thể được lập ra tại thời điểm này để chứng minh rằng số hàng hoá này được chuyển đến từ một nước thứ ba Hiện nay hình thức này khá phổ biến, có rất nhiều nước đưa hàng sang 1 nước có thuế suất thấp, rồi biến đổi hàng hóa để thành xuất xứ của nước có thuế suất thấp để thu lợi.
- Để lẫn hàng hoá của hai nước khác nhau để che giấu nước xuất xứ thực sự của số hàng hoá đó Hiện nay hình thức này cũng khá phổ biến, vì để kiểm tra thực tế hàng hóa với số lượng lớn, Hải quan khó có thể kiểm tra hết được, hơn nữa do chúng ta làm chưa nghiêm nên các doanh nghiệp vẫn lợi dụng khe hở này.
- Thay đổi đặc điểm của hàng hoá trong quá trình sang mạn hoặc thay đổi phương tiện vận tải, ví dụ: thay đổi dụng cụ chứa hàng hoá; đóng lại bao bì, dán lại nhãn hiệu hàng hoá Với xu thế ngày nay, do xuất nhập khẩu quá mạnh, do đó các doanh nghiệp luôn ứng biến để lách luật, hình thức này có thể nói cũng vẫn đang phát triển, tuy nhiên hiện nay cơ quan Hải quan đã có những máy móc hiện đại hơn để hạn chế tình trạng này.
2.2 Công tác kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục kiểm tra sau thông quan
2.2.1 Đặc điểm của Kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa
Kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có thể được thực hiện ở 2 giai đoạn: trong quá trình thông quan và kiểm tra sau thông quan Kiểm tra xuất xứ ở cả 2 giai đoạn đều nhằm kiểm tra tính chính xác và trung thực của xuất xứ hàng hoá, nhưng khác nhau về thời điểm kiểm tra Ở giai đoạn 1: thời điểm kiểm tra là khi hàng hoá đang làm thủ tục hải quan, ở giai đoạn 2: thời điểm kiểm tra là sau khi hàng hoá đã thông quan Kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa nhằm phục vụ cho khâu phúc tập hồ sơ và còn kiểm tra xuất xứ trong quá trình thông quan để phục vụ cho quá trình thông quan hàng hóa, và sau đó phục vụ cho khâu kiểm tra sau thông quan Chính vì sự khác biệt này nên kiểm tra sau thông quan xuất xứ hàng hoá nhập khẩu có những đặc trưng chủ yếu sau:
- Có thể kết hợp thông tin qua xác minh từ nhiều nguồn, đạt hiệu quả hơn hẳn so với kiểm tra trong quá trình thông quan; Ở giai đoạn thông quan, do áp lực thời gian thông quan nhanh, tránh ách tắc hàng hoá tại cửa khẩu, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế nên việc kiểm tra tính chính xác và trung thực của xuất xứ hàng hoá rất khó thực hiện Nhìn chung các nước tạm chấp nhận và thừa nhận việc cấp C/O của các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu Và việc kiểm tra việc cấp C/O có tuân thủ các quy tắc xuất xứ hay không nếu có chỉ diễn ra trong giai đoạn sau thông quan.
- Có thể kết hợp với Hải quan các nước nơi cấp giấy chứng nhận xuất xứ để khẳng định tính chính xác và trung thực của giấy chứng nhận xuất xứ Đặc biệt, ở các Hiệp định song phương và đa phương đã được kí kết liên quan đến xuất xứ hàng hoá đều có quy định khi cơ quan Hải quan nước nhập khẩu gửi các nghi ngờ về xuất xứ hàng hoá thì cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của nước xuất khẩu phải kiểm tra lại và trả lời chi tiết, cụ thể các nghi ngờ đó.
2.2.2 Tiêu chí kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
2.2.2.1 Tiêu chí hàng hoá có xuất xứ toàn bộ
Hàng hoá có xuất xứ toàn bộ (còn gọi là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý) là những hàng hóa được sản xuất hay thu hoạch toàn bộ tại một nước hoặc một lãnh thổ hải quan không sử dụng nguyên liệu đầu vào không xuất xứ (gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ); bao gồm: a Các khoáng sản được khai thác từ lòng đất, mặt nước hay đáy biển của nước đó. b Các hàng hóa nông sản được thu hoạch ở nước đó c Các động vật được sinh ra và chăn nuôi ở nước đó d Các sản phẩm từ động vật nêu ở mục (c) trên đây e Các sản phẩm thu được do săn bắn hoặc đánh bắt ở nước đó f Các sản phẩm thu được do đánh cá trên biển và các đồ hải sản do các tàu của nước đó lấy được từ biển g Các sản phẩm được chế biến hay sản xuất trên boong tàu của nước đó từ các sản phẩm nêu ở mục (f) h Các nguyên liệu đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước đó, chỉ dùng để tái chế nguyên liệu i Đồ pế thải từ các họat động công nghiệp tại nước đó j Các hàng hóa được sản xuất từ các sản phầm từ mục (a) đến (i)
Ví dụ 1: Lúa được trồng ở Việt Nam thì gạo sản xuất ra sẽ có xuất xứ thuần túy
2.2.2.2 Tiêu chí hàng hóa có thành phần nhập khẩu
Hàng hoá có thành phần nhập khẩu (còn gọi là hàng hoá có xuất xứ không toàn bộ hoặc hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý) là những hàng hoá được sản xuất toàn bộ hoặc một phần từ nguyên liệu, bộ phận hoặc phụ tùng nhập khẩu từ nước khác hoặc từ những nguyên liệu không rõ xuất xứ
Vì vậy, hàng hoá có thành phần nhập khẩu được tạo thành bởi 2 hay nhiều quốc gia Những hàng hoá này được coi là có xuất xứ tại nước mà những nguyên liệu, bộ phận, thành phần đó đã được chế biến/ gia công đầy đủ Về nguyên tắc chung, hoạt động chế biến hoặc gia công được xem là đầy đủ khi chúng thay đổi tính chất hoặc đặc tính riêng của nguyên liệu đã sử dụng Tuy nhiên, khái niệm chung này được các nước chấp nhận và xác định khác nhau Thông thường có ba tiêu chí chính để xác định là: tiêu chí về chuyển đổi dòng thuế, tiêu chí về giá trị gia tăng và tiêu chí công đoạn gia công, chế biến hàng hoá:
+ Tiêu chí về chuyển đổi dòng thuế (A Criterion of Change in Tariff classification): Hàng hóa được xem là chế biến/ gia công đầy đủ khi nó được phân loại vào nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng khác với các nguyên liệu đầu vào không xuất xứ, việc chuyển đổi dòng thuế cũng được qui định ở các mức độ khác nhau, ví dụ: CTH (chuyển đến một nhóm từ bất kỳ nhóm nào khác), CTSH (chuyển tới phân nhóm từ bất kỳ phân nhóm nào khác hoặc từ bất kỳ nhóm khác), CTSHS (Chuyển tới phân nhóm trên 5 số từ bất kỳ phân nhóm 5 số nào thuộc cùng nhóm hoặc từ bất kỳ nhóm hoặc phân nhóm nào) Việc phân loại thực hiện theo Danh mục HS Tiêu chí này đơn giản, dễ dự đoán,dựa trên danh mục HS là danh mục rất gần gũi với hải quan và thương nhân.Tuy nhiên có nhiều chương trong HS đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu.Thực tế cũng không nhiều trường hợp sử dụng HS cho mục đích xác định xuất xứ Do vậy, đối với mỗi sản phẩm có một số điều kiện nhất định phải được đáp ứng thay cho yêu cầu về chuyển đổi mã số HS.
Ví dụ 1 : Một mẫu van nhập khẩu vào Việt Nam để gia công thêm và sau đó xuất khẩu sang Trung Quốc Sản phẩm cuối cùng có mã hàng là 8481.10 và mẫu van ban đầu có mã hàng là 8481.90 Theo quy tắc xuất xứ áp dụng đối với sản phẩm 8481.10 “chuyển sang phân nhóm 8481.10 từ bất kỳ nhóm nào khác ngoại trừ nhóm 8481, trong khi mẫu van nhập khẩu có mã hàng là 8481.90, do đó, sản phẩm cuối cùng không đáp ứng tiêu chí xuất xứ và do vậy là hàng hoá không có xuất xứ Việt Nam
Ví dụ 2: Chế phẩm từ thịt thuộc chương 16, phải sử dụng động vật thuộc chương 1 làm nguyên liệu ban đầu Vì vậy, nếu nhập khẩu thịt để sản xuất chế phẩm từ thịt thì sản phẩm cuối cùng này cũng không có xuất xứ
+ Tiêu chí về giá trị gia tăng (A Criterion of Ad Valorem Percentages): Hàng hóa được xem là chế biến/ gia công đầy đủ khi hàng hóa đó được gia tăng giá trị tới một mức độ tối thiểu nào đó so với giá trị các nguyên liệu đầu vào không xuất xứ và được diễn đạt bằng tỉ lệ % Có hai cách qui định cho tiêu chí này, gồm: giới hạn tối đa giá trị nguyên liệu đầu vào không xuất xứ hoặc yêu cầu giá trị tối thiểu hàm lượng nội địa Tiêu chí này phù hợp cho hàng hóa được gia công và gia tăng giá trị đáng kể mặc dù phân loại hàng hóa không thay đổi Qui định về giá trị gia tăng cũng đơn giản hơn nhiều so với công đoạn gia công, sản xuất Tuy nhiên tiêu chí này lại khó dự đoán và không ổn định do sự lên xuống của tiền tệ và giá gia công.
Ví dụ về công thức hàm lượng xuất xứ ASEAN: yêu cầu hàm lượng khu vực tối thiểu là 40%( công thức trực tiếp), hoặc giá trị nguyên liệu đầu vào có xuất xứ ngoài khu vực và không xuất xứ tối đa là 60%( công thức chuyển tiếp)
Máy đóng sách sản xuất trong khu vực từ những phụ tùng trong nước và phụ tùng nhập khẩu, được lắp ráp hoàn chỉnh tại một nhà máy trong khu vực. Giả sử các phụ tùng có trị giá chi tiết như bảng kê sau
Bảng 2: Xuất xứ và Trị giá chi tiếp của các phụ tùng trong nước và phụ tùng nhập khẩu.
Cấu thành Xuất xứ Trị giá (USD) FOB(USD)
Phụ tùng 1 Khu vực Asean 60.000
Tổng giá trị phụ tùng 550.000
Phí vận chuyển, lắp ráp 150.000
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM TRA
TẠI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN
3.1 Dự báo tình hình gian lận thương mại và định hướng của công tác kiểm tra sau thông quan
3.1.1 Dự báo tình hình gian lận thương mại
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập nền kinh tế quốc tế, lưu lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các quốc gia đều gia tăng nhanh chóng. Lợi dụng kẽ hở về luật pháp, về chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi nước, một số tổ chức, cá nhân đã thực hiện hành vi gian lận thương mại để trục lợi Vì vậy, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại cũng theo đó diễn biến phức tạp, hoạt động ngày càng gia tăng với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.
Theo Tổ chức Hải quan thế giới WCO, gian lận thương mại có các hình thức: buôn lậu, gian lận qua mô tả sai hàng hoá; gian lận trong lĩnh vực xác định trị giá; gian lận liên quan đến xuất xứ/các chế độ ưu đãi; gian lận trong lĩnh vực giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu; gian lận trong lĩnh vực quá cảnh; gian lận trong lĩnh vực chất lượng/số lượng; gian lận trong lĩnh vực nhãn hiệu thương mại và bào vệ lợi ích người tiêu dùng; gian lận liên quan đến hàng giả hay hàng ăn cắp bản quyền; gian lận về hoàn thuế;
Tại Việt Nam, do thay đổi phương pháp quản lý trong bối cảnh các điều kiện đảm bảo chưa sẵn sàng (như nhận thức, hiểu biết về phương pháp quản lý mới còn hạn chế; chương trình quản lý còn thiếu nhiều, chương trình đã có thì chưa đáp ứng yêu cầu mới; dữ liệu có chưa đáng kể; phương tiện quản lý còn thiếu; kỹ năng thực hiện phương pháp quản lý mới của phần đông công chức hải quan còn yếu; một bộ phận đáng kể chưa sẵn sàng thay đổi) nên khả năng xảy ra rủi ro là khá lớn, khá rõ Cụ thể:
- Hiện tượng gian lận, giả mạo hàng hoá có xuất xứ ASEAN (C/O form D), Trung Quốc (C/O form E), Hàn Quốc (C/O form AK), Nhật Bản (C/O form VJ, AJ) để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đang có xu hướng tăng.
- Khai thấp giá hàng nhập khẩu để giảm số thuế nhập khẩu phải nộp sẽ vẫn là xu hướng phổ biến Khả năng khai cao giá hàng nhập khẩu để tăng phần góp vốn trong các dự án đầu tư, khai cao giá hàng xuất khẩu để được hoàn thuế nhiều hơn vẫn tiếp tục xảy ra.
- Khai sai tên, mã số hàng hoá để trốn thuế hoặc hưởng mức thuế suất thấp chưa có khả năng giảm do hệ thống thuế suất vẫn còn nhiều mức và chênh lệch giữa các mức còn khá lớn.
- Khai man định mức sử dụng, định mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với loại hình gia công và sản xuất – xuất khẩu để trốn thuế và tiêu thụ nội địa nguyên liệu nhập khẩu có thể là một vấn đề lớn.
- Lợi dụng cơ chế ưu đãi thuế như miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế về đầu tư trong nước và nước ngoài để gian lận, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
- Hiện tượng bỏ sót các khoản phải cộng vào trị giá tính thuế nhập khẩu như phí bản quyền, cước vận chuyển nội địa từ cửa khẩu nhập đầu tiên về điểm đích là ICD, đang có xu hướng gia tăng.
- Lợi dụng sự thay đổi chính sách thuế từng thời kỳ để gian lận, trốn thuế, chạy thuế
3.1.2 Định hướng của công tác kiểm tra sau thông quan
Mục tiêu chung là đến 2010 đưa hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt đến mức chuyên nghiệp, chuyên sâu, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý (đặc biệt là về trị giá hải quan) và yêu cầu cải cách, phát triển, hiện đại hoá ngành hải quan Đến năm 2020 phát triển ngang tầm khu vực và hoàn tất giai đoạn cải cách ngành hải quan.
Một số mục tiêu cụ thể Cục kiểm tra sau thông quan cần đạt là:
- Hệ thống pháp luật, văn bản hướng dẫn, quy trình thực hiện, cẩm nang kiểm tra sau thông quan đầy đủ, hệ thống, tương thích với hệ thống văn bản về các lĩnh vực, các nghiệp vụ liên quan khác, tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế;
- Tổ chức, bộ máy hoàn chỉnh, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, vận hành trơn tru, hoạt động hiệu quả;
- Cán bộ kiểm tra sau thông qua được đào tạo đầy đủ các chuyên môn theo yêu cầu nghiệp vụ, có các kỹ năng chuyên sâu về kiểm tra sau thông quan;
- Tác nghiệp nghiệp vụ được chuẩn hoá, chủ yếu sử dụng công nghệ thông tin và dựa trên các cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ, sẵn sàng và cập nhật;
- Đẩy lùi, ngăn chặn được tình trạng gian lận, trốn thuế qua việc khai sai trị giá tính thuế;
- Phân loại được hầu hết doanh nghiệp, loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu;
- Kiểm soát được các doanh nghiệp, loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu có rủi ro cao
- Tập trung thanh tra thuế đối với một số doanh nghiệp có hành vi nhiều lần trốn thuế, gian lận thuế hoặc tẩu tán tài liệu, tang vật liên quan nhằm trốn thuế, gian lận thuế.
3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hoá tại Cục Kiểm tra sau thông quan.
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về KTSTQ và kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu
Kiểm tra sau thông quan là một hoạt động nghiệp vụ hải quan có liên quan đến mọi khâu nghiệp vụ khác Do đó, hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động các quy trình thủ tục, quản lý nghiệp vụ khác cũng có ảnh hưởng đến kiểm tra sau thông quan, và đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về kiểm tra sau thông quan là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.