1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

15. Phuong An Phat Trien Mạng Lưới Tổ Chức Khcn 18.5.Doc

60 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Án Phát Triển Mạng Lưới Các Tổ Chức Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Sơn La Thời Kỳ 2021 – 2030, Tầm Nhìn Đến Năm 2050
Trường học sở kế hoạch và đầu tư tỉnh sơn la
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố hà nội
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 539 KB

Cấu trúc

  • 1. Căn cứ pháp lý (5)
  • 2. Đối tượng, phạm vi khảo sát (5)
  • 3. Đối tượng lập quy hoạch (5)
  • PHẦN I. CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH CỦA TỈNH (6)
  • PHẦN II. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (7)
    • I. Điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh tác động đến mạng lưới tổ chức KH&CN công lập trên địa bàn Tỉnh (7)
      • 1.1. Điều kiện tự nhiên (7)
      • 1.2. Bối cảnh trong và ngoài nước (7)
      • 1.3. Bối cảnh hoạt động KH,CN&ĐMST tại địa phương (11)
        • 1.3.1. Thực trạng hoạt động KH,CN&ĐMST trên địa bàn Tỉnh (11)
        • 1.3.2. Chính sách pháp luật đối với phát triển tổ chức KH&CN trên địa bàn Tỉnh (13)
        • 1.3.3. Chính sách về nguồn lực và sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập trên địa bàn tỉnh (14)
    • II. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC KH&CN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA (15)
      • 2.1. Vai trò của các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Sơn La trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh (15)
      • 2.2. Cấu trúc mạng lưới tổ chức KH&CN trên địa bàn Tỉnh (16)
      • 2.3. Thực trạng hệ thống và công tác quản lý nhà nước về KHCN trên địa bàn tỉnh Sơn La (19)
      • 2.4. Thực trạng về nguồn nhân lực KHCN của tỉnh Sơn La (21)
      • 2.5. Thực trạng về cơ sở vật chất, hạ tầng trang thiết bị phục vụ hoạt động KHCN của tỉnh Sơn La. 22 2.6. Thực trạng đầu tư cho hoạt động KHCN của tỉnh Sơn La (22)
      • 2.7. Thực trạng về tình hình triển khai các nhiệm vụ KHCN bằng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 (23)
      • 2.8. Tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho KH&CN (25)
      • 2.9. Những thuận lợi, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển KHCN của tỉnh Sơn La (27)
  • PHẦN III. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TỔ CHỨC KH&CN CÔNG LẬP THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA UBND TỈNH THỜI KỲ 2021 - 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (28)
    • I. Quan điểm, mục tiêu phát triển mạng lưới tổ chức KH&CN công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Tỉnh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 (28)
      • 1.1. Quan điểm phát triển (28)
      • 1.2. Mục tiêu phát triển (29)
    • II. Phương án quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân Tỉnh (30)
    • III. Dự báo, phương án phát triển mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La (31)
      • 3.1. Định hướng phát triển thời kỳ 2021- 2030 (31)
      • 3.2. Nhu cầu phát triển KHCN trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải (32)
      • 3.3. Nhu cầu KHCN trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch (33)
      • 3.4. Nhu cầu phát triển KHCN trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, xây dựng nông thôn mới (33)
      • 3.5. Nhu cầu phát triển KHCN trong lĩnh vực xã hội và nhân văn (34)
      • 3.6. Nhu cầu phát triển KHCN trong quản lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường (35)
      • 3.7. Nhu cầu nâng cao năng lực KHCN để tận dụng hiểu quả các cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ (36)
      • 3.9. Xây dựng các nhiệm vụ chính của KHCN trong các ngành, lĩnh vực: Chương trình nghiên cứu - triển khai; các dự án phát triển tiềm lực KHCN (37)
      • 3.10. Phương án phát triển mạng lưới tổ chức KHCN của tỉnh Sơn La (38)
    • IV. Định vị, khoanh vùng các dự án quan trọng, vùng ưu tiên phát triển mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La (38)
      • 4.1. Xác định các tiêu chí ưu tiên đầu tư (38)
      • 4.2. Đề xuất danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên (38)
    • V. Giải pháp thực hiện quy hoạch (39)
      • 5.1. Cơ chế chính sách (39)
      • 5.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực (41)
      • 5.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ (42)
      • 5.4. Giải pháp về liên kết, hợp tác phát triển (43)
      • 5.5. Giải pháp về kinh phí, huy động và phân bổ vốn đầu tư, đất đai (44)
      • 5.6. Giải pháp về giáo dục tuyên truyền, truyền thông (44)
      • 5.7. Giải pháp về hợp tác quốc tế (45)
      • 5.8. Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư (46)
      • 5.9. Giải pháp về mô hình quản lý, phương thức hoạt động (46)
      • 5.10. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch (47)
    • VI. SẢN PHẨM NỘI DUNG ĐỀ XUẤT (47)
    • VII. TỔ CHỨC LẬP NỘI DUNG ĐỀ XUẤT (47)

Nội dung

BÁO CÁO QUY HOẠCH TỈNH SƠN LA THỜI KỲ 2021 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 NDĐX 22 PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SƠN LA THỜI KỲ 2021 – 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 C[.]

Căn cứ pháp lý

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 đã được Quốc hội khoá XIV đã thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019;

- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/05/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quy hoạch;

- Thông tư số 08/2018/BKHĐT ngày 17/05/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch;

- Thông tư số 373/BKHĐT - QLQH ngày 22/01/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn cách thức, mức độ chi tiết tích hợp quy hoạch tỉnh;

- Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 26/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Công văn số 1399/BKHCN-ĐTG ngày 31/5/2021 của Bộ Khoa học vàCông nghệ hướng dẫn nội dung khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đối tượng, phạm vi khảo sát

- Đối tượng lập quy hoạch là các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Tỉnh)

- Phạm vi khảo sát: Để có cơ sở thực tiễn, luận cứ; cơ sở dữ liệu về hệ thống tổ chức, tiềm lực, năng lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo của địa phương phục vụ cho việc lập quy hoạch và công tác quản lý nhà nước, Tỉnh tiến hành mở rộng đối tượng, phạm vi khảo sát là 07 tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là KH&CN) trên địa bàn Tỉnh bao gồm:

- Tổ chức KH&CN trong các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp: 03

- Tổ chức KH&CN công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh: 02

- Tổ chức KH&CN công lập thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ, ngành có mặt trên địa bàn tỉnh: 01

- Tổ chức KH&CN ngoài công lập: 01

Đối tượng lập quy hoạch

Các tổ chức KH&CN công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBNDTỉnh.

CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH CỦA TỈNH

Các văn bản chỉ đạo, chiến lược, quy hoạch của địa phương, gồm:

- Nghị quyết số 15-NQ/ĐH ngày 24/9/2020 Nghị quyết đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025; Các Nghị quyết, Kết luận chuyên đề của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/ĐH ngày 24/9/2020 Nghị quyết đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020- 2025;

- Nghị quyết số 238/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025

- Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 03/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025;

- Chương trình công tác trọng tâm năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Chương trình công tác Toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ

- Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Quyết định số 1403/QĐ-UBND ngày 22/6/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh;

- Quyết định số 2886/QĐ-UBND ngày 10/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 1690/QĐ-UBND ngày 12/7/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc ban hành Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh tác động đến mạng lưới tổ chức KH&CN công lập trên địa bàn Tỉnh

Sơn La là tỉnh miền núi biên giới, nằm ở vùng Tây Bắc, giáp với 06 tỉnh và CHDCND Lào, Phía Bắc giáp Lai Châu và Yên Bái, phía Nam giáp Thanh Hoá và Lào, phía Đông giáp Hoà Bình và Phú Thọ, phía Tây giáp Điện Biên. Sơn La có đường biên giới với CHDCND Lào dài 274,065 km Diện tích tự nhiên của tỉnh 14.109,83 km2, chiếm 4,26% diện tích cả nước, đứng thứ 03/63 tỉnh, thành phố cả nước về diện tích Sơn La có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược của vùng Tây Bắc, cả nước và quốc tế; Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Bắc, có các cửa khẩu quốc gia Chiềng Khương, Lóng Sập; các cửa khẩu phụ Nà Cài, Nậm Lạnh, có lợi thế về giao thương với các tỉnh vùng Đông Bắc của Lào để trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, đối ngoại quan trọng của vùng Tây Bắc; và ở vị trí đầu nguồn của hai con sông lớn (sông Đà và sông Mã); Sơn La không chỉ là địa bàn phòng hộ xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và hai công trình thuỷ điện lớn nhất nước, mà còn có tiềm năng, lợi thế để phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Địa hình của tỉnh Sơn La chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh thái khác nhau Sơn La có hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050m so với mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, nói chung đất đai có độ phì khá, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp (chè, ), cây ăn quả ôn đới, rau hoa chất lượng cao; chăn nuôi gia súc (bò sữa, dê, ); nuôi trồng thủy sản lòng hồ thủy điện Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình 800m, chạy dài theo trục quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu thuận lợi cho phát triển cây mía, cà phê, dâu tằm, xoài, nhãn, dứa, chanh leo…

Toàn tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính (01 thành phố, 11 huyện). Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú Cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới quanh năm.

1.2 Bối cảnh trong và ngoài nước

Trong những năm qua, hoạt động của ngành KH&CN nói chung và của các Tổ chức KH&CN công lập nói riêng của tỉnh Sơn La đã đạt được nhiều tiến bộ và thành tựu nổi bật, đóng góp thiết thực cho công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa của tỉnh, củng cố quốc phòng và an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnhSơn La.

Tư duy quản lý nhà nước về KH&CN từng bước được đổi mới, pháp luật về khoa học và công nghệ được hoàn thiện; cơ chế đầu tư và tài chính, chính sách đối với cán bộ khoa học có tiến bộ, tạo môi trường ngày càng thuận lợi cho hoạt động

Nhận thức chung của các cơ quan, các cấp quản lý, các doanh nghiệp và người dân về vai trò của KH&CN đối với sản xuất và đời sống đã có chuyển biến Mạng lưới các Tổ chức KH&CN công lập cũng như ngoài công lập trên địa bàn tỉnh đã phát triển mạnh cả về lượng và về chất, đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả đáng khích lệ trong hoạt động, có đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, góp phần xây dựng ngành KH&CN của tỉnh có vị thế nhất định Một số doanh nghiệp đã ưu tiên đầu tư, tiếp thu và ứng dụng các thành tựu KH&CN hiện đại vào sản xuất, đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ tạo bước tiến mới nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong giai đoạn tới đây, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, khoa học công nghệ thế giới phát triển rất nhanh, đòi hỏi ngành KH&CN nói chung và các Tổ chức KH&CN nói riêng cũng cần phân tích, nhìn nhận, qua đó xây dựng chiến lược hoạt động sáng tạo, hiệu quả nhằm bắt kịp xu thế chung. a) Nhận định bối cảnh trong và ngoài nước đối với việc phát triển mạng lưới tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn phát triển tới

Trong bối cảnh thế giới đang có những bước tiến nhanh và mạnh theo xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; trước những thành tựu vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; việc phát triển mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ của các tỉnh thành nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng là cần thiết và là xu thế tất yếu Việc lập quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về định hướng phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo; kết nối các ngành, các vùng có liên quan theo quy hoạch tổng thể quốc gia

Bên cạnh đó, việc hình thành mạng lưới tổ chức KH&CN công lập theo hướng mở, linh hoạt, có quy mô và cơ cấu hợp lý, đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, làm cơ sở để đẩy mạnh phát triển các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực KH&CN, các doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu và phát triển, bảo đảm tính khách quan, khoa học, công khai, minh bạch và hiệu quả; là cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, xã hội phát triển mạng lưới tổ chức KH&CN, hướng tới mục tiêu tự chủ hoàn toàn của các tổ chức KH&CN công lập. b) Đánh giá về liên kết ngành, liên kết giữa các tỉnh trong phát triển mạng lưới tổ chức KH&CN trên địa bàn Tỉnh.

Tỉnh Sơn La hiện có 07 tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ đang hoạt động Phân theo hình thức sở hữu, có 06 Tổ chức KH&CN công lập, 01 tổ chức KH&CN ngoài công lập; phân theo cơ cấu theo cơ quan quản lý, Trung ương 01, địa phương 06; phân theo loại hình tổ chức, có 03 tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 03 Tổ chức KH&CN trực thuộc cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và 01 tổ chức dịch vụ KH&CN Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ, các Tổ chức KH&CN đa phần độc lập nghiên cứu, hoặc chỉ có sự liên kết với các ngành, các tổ chức và cá nhân liên quan; ít có sự liên kết, trao đổi, hợp tác với nhau giữa các Tổ chức KH&CN trong và ngoài tỉnh.

Sự phối hợp liên ngành, liên vùng còn yếu kém nên hoạt động khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh chưa có sự gắn kết; chưa đáp ứng yêu cầu liên kết hợp tác trong nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng và hoạt động dịch vụ; chưa tham gia được nhiều vào việc sáng tạo công nghệ Các tổ chức hoạt động độc lập theo quy chế điều lệ riêng, thiếu sự tương tác, phối hợp; thiếu cơ chế quản lý tập trung để chia sẻ thông tin dữ liệu; Các cơ chế, chính sách thúc đẩy sự hợp tác, liên kết hầu như không có dẫn đến việc hoạt động chồng chéo, trùng lặp, lãng phí. c)Yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đối với việc phát triển mạng lưới tổ chức KH&CN trong kỳ quy hoạch

Quy hoạch mạng lưới Tổ chức KH&CN đảm bảo thống nhất, đồng bộ, có quy mô và cơ cấu hợp lý về tổ chức và nhân lực, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khả năng đầu tư của ngân sách nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển các lĩnh vực khoa học và công nghệ Quy hoạch phải gắn với quá trình tái cơ cấu ngành khoa học và công nghệ, từng bước sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập Quy hoạch có thể điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kỳ và quy định của pháp luật.

Ngành KH&CN cần tập trung thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp như là cầu nối để KH&CN phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội Qua đó tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng.

Tập trung vào việc tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý; Hoàn thiện cơ chế phân bổ nguồn lực tài chính đi đôi với hệ thống đánh giá kết quả hoạt động, nâng cao hơn nữa tính cạnh tranh trong hoạt động; Có cơ chế giải pháp nhằm quy tụ nhân lực tinh hoa, hình thành những tập thể khoa học mạnh có đủ năng lực theo đuổi những hướng nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh.

Mạng lưới các tổ chức KH&CN phát triển rộng khắp cả tỉnh, đa dạng về loại hình và mô hình hoạt động, phân bố hợp lý ở các lĩnh vực hoạt động, đáp ứng yêu cầu của Chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Từng bước hình thành mạng lưới các tổ chức hoạt động đi sâu về chất;các lĩnh vực hoạt động và nhiệm vụ trọng điểm từng bước tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế Hình thành và xây dựng một số cơ sở, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm chuyên biệt, chất lượng cao phục vụ cho công tác nghiên cứu. d) Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới tổ chức KH&CN trên địa bàn Tỉnh

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC KH&CN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

2.1 Vai trò của các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Sơn La trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh

Sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học và công nghệ đã tạo ra những dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển xã hội Thực tế đã chứng minh khoa học và công nghệ là một bộ phận nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội Điều đó đặc biệt đúng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu… Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Các Tổ chức KH&CN giữ vai trò quan trọng trong công tác tập hợp, đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ để nghiên cứu, tìm giải pháp; đưa những thành tựu, những tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ vào thực tiễn Nhờ vậy, nhiều đề tài nghiên cứu các cấp đã được triển khai, các thành tựu khoa học và công nghệ đã được áp dụng vào sản xuất và đời sống; hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được nâng cao, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật phù hợp thực tế.

Các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Sơn La, với chức năng và nhiệm vụ của mình, đã có những đóng góp rất đáng ghi nhận trong việc xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh trong thời gian qua; hầu hết các tổ chức đều tham gia tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học, tư vấn, phản biện, tham mưu, hỗ trợ trong công tác quản lý nhà nước, góp phần giải quyết các vấn đề của tỉnh đặt ra; đồng thời cung cấp kịp thời, đầy đủ các dịch vụ công theo yêu cầu của xã hội

Các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Sơn La đa số hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm, và đó là môi trường tốt để tập hợp lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ, chủ yếu là những người được đào tạo, có trình độ chuyên môn.Trong điều kiện hiện nay, các tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn Tỉnh còn hạn chế về tiềm lực cơ sở vật chất, nhân sự, nguồn kinh phí để triển khai các hoạt động, nhưng hoạt động vẫn khá hiệu quả, có đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội Phần lớn các tổ chức đi theo hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, thực hiện các hợp đồng khoa học và công nghệ hoặc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao ở các lĩnh vực như: khoa học nông nghiệp, khoa học kỹ thuật công nghệ, khoa học xã hội

Những năm qua, rất nhiều các dự án, mô hình trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp, bảo vệ môi trường, năng lượng sạch, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn và khai thác tài nguyên nước, bảo tồn đa dạng sinh học được triển khai nhân rộng hiệu quả Ngoài ra, một số Tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý nhà nước nhờ cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu trong lĩnh vực kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng; ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; tham gia một cách tích cực vào những hoạt động quan trọng của thị trường công nghệ như cung cấp thông tin, tổ chức các Techmart, tổ chức các sàn giao dịch công nghệ thường xuyên, các sàn giao dịch công nghệ trên mạng

Tuy nhiên, các tổ chức KH&CN còn gặp một số khó khăn, như: lộ trình chuyển đổi sang cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; vấn đề áp dụng chính sách thuế; khó tiếp cận các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước; rất ít các văn bản của nhà nước đề cập, điều chỉnh đối tượng là tổ chức KH&CN ngoài công lập; quy trình phê duyệt các dự án viện trợ còn phức tạp Bên cạnh đó, năng lực tổ chức và hoạt động của các tổ chức KH&CN còn hạn chế, tính ổn định không cao Chưa bảo vệ tốt quyền sở hữu trí tuệ, chưa tạo động lực cho bộ phận hoạt động KH&CN; cơ chế hợp tác giữa các tổ chức KH&CN và các thành phần xã hội chưa bảo vệ tốt quyền lợi các bên tham gia Việc sử dụng nguồn lực cho KH&CN chưa hiệu quả cùng với việc chưa xây dựng được nhận thức đúng đắn về vai trò của các tổ chức KH&CN

2.2 Cấu trúc mạng lưới tổ chức KH&CN trên địa bàn Tỉnh a) Về hiện trạng:

Sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học và công nghệ đã tạo ra những dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển xã hội Thực tế đã chứng minh khoa học và công nghệ là một bộ phận nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội Điều đó đặc biệt đúng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu… Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Các Tổ chức KH&CN giữ vai trò quan trọng trong công tác tập hợp, đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ để nghiên cứu, tìm giải pháp; đưa những thành tựu, những tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ vào thực tiễn Nhờ vậy, nhiều đề tài nghiên cứu các cấp đã được triển khai, các thành tựu khoa học và công nghệ đã được áp dụng vào sản xuất và đời sống; hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được nâng cao, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật phù hợp thực tế.

Các tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh Sơn La đa số hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm, và đó là môi trường tốt để tập hợp lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ, chủ yếu là những người được đào tạo, có trình độ chuyên môn.Trong điều kiện hiện nay, các tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn Tỉnh còn hạn chế về tiềm lực cơ sở vật chất, nhân sự, nguồn kinh phí để triển khai các hoạt động, nhưng hoạt động vẫn khá hiệu quả, có đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội Phần lớn các tổ chức đi theo hướng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, thực hiện các hợp đồng khoa học và công nghệ hoặc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao ở các lĩnh vực như: khoa học nông nghiệp, khoa học kỹ thuật công nghệ, khoa học xã hội

Những năm qua, rất nhiều các dự án, mô hình trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp, bảo vệ môi trường, năng lượng sạch, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn và khai thác tài nguyên nước, bảo tồn đa dạng sinh học được triển khai nhân rộng hiệu quả Ngoài ra, một số Tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý nhà nước nhờ cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu trong lĩnh vực kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng; ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; tham gia một cách tích cực vào những hoạt động quan trọng của thị trường công nghệ như cung cấp thông tin, tổ chức các Techmart, tổ chức các sàn giao dịch công nghệ thường xuyên, các sàn giao dịch công nghệ trên mạng

Tuy nhiên, các tổ chức KH&CN còn gặp một số khó khăn, như: lộ trình chuyển đổi sang cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; vấn đề áp dụng chính sách thuế; khó tiếp cận các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước; rất ít các văn bản của nhà nước đề cập, điều chỉnh đối tượng là tổ chức KH&CN ngoài công lập; quy trình phê duyệt các dự án viện trợ còn phức tạp Bên cạnh đó, năng lực tổ chức và hoạt động của các tổ chức KH&CN còn hạn chế, tính ổn định không cao. b) Về mạng lưới tổ chức:

Theo cơ cấu: theo loại hình sở hữu (06 tổ chức KH&CN công lập, 01 tổ chức ngoài công lập, 0 tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài); cơ cấu theo cơ quan quản lý (01 tổ chức trực thuộc trung ương, 06 tổ chức trực thuộc địa phương, 0 tổ chức doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu và phát triển); cơ cấu theo lĩnh vực hoạt động (6 lĩnh vực: 0 tổ chức hoạt động lĩnh vực Khoa học Tự nhiên; 01 tổ chức hoạt động lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật và công nghệ; 0 tổ chức hoạt động lĩnh vực Khoa học Y dược; 04 tổ chức hoạt động lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp; 01 tổ chức hoạt động lĩnh vực Khoa học Xã hội; 0 tổ chức hoạt động lĩnh vực Khoa học Nhân văn); cơ cấu theo chức năng (gồm: 0 tổ chức nghiên cứu cơ bản; 06 tổ chức nghiên cứu ứng dụng; 01 tổ chức dịch vụ KH&CN); cơ cấu theo mức độ xã hội hóa dịch vụ công (gồm: tổ chức phục vụ quản lý nhà nước; 03 tổ chức cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu; 04 tổ chức phục vụ công ích của nhà nước).

Theo quy mô tổ chức:

Về nhân lực: tổng số nhân lực trong các tổ chức KH&CN hiện nay là 120 người, trong đó số nhân lực có trình độ tiến sĩ là 22, thạc sĩ là 49 và trình độ đại học, cao đẳng là 49 Chế độ làm việc: 60 nhân lực làm việc chính thức và 60 nhân lực làm việc kiêm nhiệm Về tỷ lệ giới tính: 60 nam và 60 nữ Độ tuổi dưới

45 là 110 người và trên 45 tuổi là 10 người.

Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị; tài chính: Diện tích trụ sở làm việc, phòng thí nghiệm tính trung bình khoảng 2.566 m2; Diện tích khu thử nghiệm, trạm, trại, khu sản xuất trung bình khoảng 2.623 m2; Tổng giá trị tài sản cố định trung bình của các Tổ chức KH&CN đạt khoảng 13.554 triệu đồng.

Theo năng lực nghiên cứu phát triển, cung ứng dịch vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo:

Hàng năm, các Tổ chức KH&CN thực hiện các hoạt động trong phạm vi đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, chủ yếu trên các lĩnh vực thực hiện đề tài dự án và hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ Năm 2020, số các đề tài, dự án được các Tổ chức KH&CN thực hiện là 19; số hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ thực hiện là 84 Có 03 bài báo được đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế và 05 bài báo được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông lâm nghiệp Tây Bắc có

Thực trạng tự chủ của các tổ chức KH&CN công lập:

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TỔ CHỨC KH&CN CÔNG LẬP THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA UBND TỈNH THỜI KỲ 2021 - 2030 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Quan điểm, mục tiêu phát triển mạng lưới tổ chức KH&CN công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Tỉnh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050

Phát triển hoạt động của mạng lưới tổ chức KH&CN công lập là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tận dụng và phát huy nguồn lực nghiên cứu, góp phần thực hiện đột phá chiến lược về phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế

Từng bước đổi mới hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập gắn với hoạt động đổi mới sáng tạo, kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của khu vực và quốc tế theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực trọng điểm

Phát triển hoạt động của các Tổ chức KH&CN đáp ứng nhu cầu của xã hội, lấy doanh nghiệp và người dân là trung tâm, gắn kết chặt chẽ với thị trường.

Xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách thúc đẩy hoạt động của các

Tổ chức KH&CN được ưu tiên trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn lực

Quy hoạch tổ chức KH&CN công lập phải phù hợp và gắn kết với Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập, phù hợp với khả năng đầu tư của ngân sách nhà nước.

Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập; thu hút đa dạng các nguồn lực đầu tư phát triển cho tổ chức KH&CN công lập.

Phát triển các tổ chức KH&CN hình thành mạng lưới đủ mạnh, là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, nhận chuyển giao, chuyển giao tiến bộ KH&CN và đổi mới sáng tạo, tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, phục vụ phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường.

Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn trên địa bàn tỉnh Sơn La thuộc lĩnh vực KH&CN, bảo đảm tính khách quan, khoa học, công khai, minh bạch và hiệu quả; đồng thời là cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, xã hội phát triển mạng lưới tổ chức KH&CN; hướng tới mục tiêu tự chủ hoàn toàn của các tổ chức KH&CN công lập.

Quy hoạch và phát triển hoạt động của các Tổ chức KH&CN theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường khoa học công nghệ, của doanh nghiệp, người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng của hoạt động nghiên cứu và ứng dụng, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đổi mới cơ chế hoạt động của tổ chức KH&CN theo hướng đẩy mạnh cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bố trí kinh phí hoạt động thường xuyên trong dự toán nhiệm vụ KHCN, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KHCN công lập Đầu tư cho tổ chức KH&CN dựa trên kết quả và hiệu quả hoạt động

Tăng cường liên kết giữa các tổ chức KH&CN và các doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực và cung cấp dịch vụ; Bảo đảm sự gắn kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo; giữa khoa học với công nghệ; giữa khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật Sự gắn kết giữa các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và giữa khoa học với công nghệ được thực hiện trên cơ sở những nghiên cứu liên ngành nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội tổng hợp và phát triển bền vững

Một mặt từng bước nâng cao năng lực nội sinh của các Tổ chức KH&CN, đồng thời mặt khác khuyến khích việc chủ động tiếp nhận những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại của thế giới, tận dụng và phát huy năng lực ngoại sinh; Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ phải được đẩy mạnh nhằm khai thác những cơ hội mà toàn cầu hoá có thể mang lại.

Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; kết hợp đồng bộ giữa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật với đầu tư đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động khoa học công nghệ, tạo điều kiện để cho các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế và xã hội, các cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia nghiên cứu, ứng dụng và đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.

Phương án quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân Tỉnh

Phương án quy hoạch các tổ chức KH&CN công lập thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh được phân kỳ theo hai giai đoạn: 2021-2030, 2031-

2.1 Phương án quy hoạch cấu trúc mạng lưới tổ chức KH&CN công lập:

Không tăng, giảm số lượng tổ chức; không điều chỉnh quy mô các tổ chức; không điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, vị trí pháp lý của các tổ chức; có nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập;

(Phương án quy hoạch cấu trúc mạng lưới tổ chức KH&CN công lập tổng hợp tại Biểu 6)

2.2 Phương án đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới tổ chức KH&CN công lập.

2.3 Phương án phân bố không gian các tổ chức KH&CN công lập theo đơn vị hành chính cấp tỉnh.

(Phương án phân bố không gian các tổ chức KH&CN công lập tổng hợp tại Biểu 7)

2.4 Phương án bố trí sử dụng đất cho phát triển mạng lưới tổ chức

KH&CN công lập và các hoạt động KHCN&ĐMST.

(Phương án bố trí sử dụng đất cho các tổ chức KH&CN công lập tổng hợp tại Biểu 8)

Dự báo, phương án phát triển mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La

3.1 Định hướng phát triển thời kỳ 2021- 2030

Phát triển KH&CN với mục tiêu phấn đấu đến 2030 Sơn La có hệ thống thiết chế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ; có đội ngũ cán bộ KH&CN đủ khả năng tiếp thu, làm chủ, phát triển và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa công nghệ truyền thống; có nhiều công trình nghiên cứu giá trị trên các lĩnh vực KH&CN

Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ với việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ KH&CN; có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ KH&CN Xây dựng được các nhóm chuyên gia KH&CN có uy tín trong khu vực trên các lĩnh vực Mỗi ngành kinh tế - xã hội chủ yếu của Tỉnh có từ 2 - 3 chuyên gia đầu ngành có năng lực, uy tín, kinh nghiệm để chủ trì tổ chức triển khai các nhiệm vụ KH&CN phục vụ sự phát triển của ngành Rà soát chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp, cơ cấu từng tổ chức theo hướng thu gọn các đầu mối trực thuộc; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, từng bước chuyển đổi các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN công lập thành các doanh nghiệp KH&CN Lấy doanh nghiệp là trung tâm của hoạt động KHC&N, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các trường, viện, tổ chức KH&CN với các doanh nghiệp.

Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh trong việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với việc thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV.

Tập trung triển khai nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ đối với các vùng trọng điểm của tỉnh; tiếp tục triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thông qua kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia.

Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt là các nhiệm vụ KH&CN phục vụ các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị có tiềm năng suất khẩu Nhân rộng các mô hình ứng dụng KH&CN tiên tiến vào sản xuất; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, doanh nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Nghiên cứu hệ thống cây ăn quả, các giải pháp phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao (nhãn, xoài, bơ và cây có múi) để thay thế một số cây trồng không hiệu quả trên đất dốc; nghiên cứu công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương

Tập trung duy trì và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ KH&CN trong sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đặc biệt là hướng tới xuất khẩu Khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể gắn với Chương trình OCOP theo hướng hợp tác,liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị.

3.2 Nhu cầu phát triển KHCN trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải

Phương hướng phát triển công nghiệp Sơn La phù hợp với báo cáo chính trị của Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ 6, nhiệm kỳ 2020-2025 ban hành năm 2018; và quyết định 294/2021/QĐ-UBND ngày 15/4/2021 ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-

2025 Tỉnh Sơn la và Nghị quyết 07/NQ-TƯ ngày 21/1/2021 của ban chấp hành Tỉnh đảng bộ Sơn La về ban hành chính sách thu hút các hoạt động đầu tư trên địa bàn Tỉnh Sơn La.

Khoa học và công nghệ phát triển theo đúng quy hoạch phát triển của lĩnh vực công nghiệp - xây dựng - giao thông đã được phê duyệt Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ cao.

Phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng như công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu, cơ khí Phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mới, công nghiệp công nghệ cao như thông tin và viễn thông, điện tử, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, sản xuất phần mềm, sản phẩm số, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Từng bước nâng cao năng lực KH&CN trong từng lĩnh vực cụ thể để từng bước tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ cao, làm hậu thuẫn cho việc xây dựng khu công nghệ cao công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường liên kết, hợp tác trong, ngoài nước nghiên cứu, ứng dụng, nhân rộng và chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong sản xuất; thực hiện đổi mới công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp.

Tăng cường hoạt động khoa học và công nghệ, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, triển khai các sản phẩm mới có hàm lượng khoa học cao. Ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, nhà máy thông minh liên kết với nguồn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh áp dụng, chuyển giao công nghệ chế biến tiên tiến, các tiến bộ kỹ thuật về vật liệu, chế phẩm bảo quản vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Hoàn thành đi vào hoạt động các nhà máy chế biến rau, quả đã và đang đầu tư (Nhà máy chế biến Chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Công ty CP Nafoods; Nhà máy chế biến, bảo quản nông sản công nghệ cao của Công ty IC Food Sơn La; Nhà mảy chế biến rau quả và đồ uổng công nghệ cao của Tập đoàn TH tại Vân Hồ; Trung tâm chế biến rau, quả xuất khẩu DOVECO tại huyện Mai /Sơn).

Thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tập đoàn chế biến có uy tín, kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu đầu tư các cơ sở thu gom,bảo quản, đóng gói, nhà máy chế biến rau, quả tại khu công nghiệp Mai Sơn,

Vân Hồ và cụm công nghiệp các huyện Yên Châu, Thành phố, Mường La, Thuận Châu, Sông Mã, ưu tiên chế biển các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng.

Định vị, khoanh vùng các dự án quan trọng, vùng ưu tiên phát triển mạng lưới các tổ chức khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La

4.1 Xác định các tiêu chí ưu tiên đầu tư

Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, trong đó tập trung nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, tuần hoàn, nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số, để chọn tạo ra giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản mới có năng suất chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, hình thành chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm sản an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực là thế mạnh của địa phương.

Nghiên cứu phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn với tiêu thu sản phẩm trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

4.2 Đề xuất danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên

1 Tên dự án: Bảo hộ, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ việc quản lý và phát triển thương hiệu sản phẩm Du lịch lòng hồ Sông Đà của tỉnh Sơn La

Mục tiêu: Xác lập được quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch; sử dụng thành công công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ việc quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm và dịch vụ du lịch.

Quy mô, địa điểm: Lòng hồ Sông Đà của tỉnh Sơn La.

Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư: 50 tỷ đồng

2 Tên dự án: Tăng cường năng lực Trung tâm Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Trường ĐH Tây Bắc về cây trồng ôn đới

Mục tiêu: Xây dựng vườn sưu tập hệ thống cây trồng ôn đới; Bảo tồn nguồn thực vật ôn đới quý hiếm tại vùng Tây Bắc; Xây dựng các mô hình sản xuất trồng cây ăn quả (khoảng 5 loài), cây rau ôn đới (5 loài trở lên) có giá trị,mang lại hiệu quả kinh tế cao; Tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất cây trồng ôn đới cho người dân địa phương và vùng lân cận; Xây dựng được hiện trường cho giảng viên, sinh viên, học viên các khối ngành Nông Lâm, Sinh học, Kinh tế của Trường ĐH Tây Bắc tham gia nghiên cứu, thực hành, thực tập.

Quy mô, địa điểm: huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư: 50 tỷ đồng

3 Tên dự án: Dự án khảo sát với chuỗi quả cho Sơn La với GREAT Mục tiêu: Khảo sát chuỗi giá giá trị tiêu thụ quả

Quy mô, địa điểm: tỉnh Sơn La.

Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư: 3 tỷ đồng

4 Tên dự án: Dự án chuỗi giá trị xoài hợp tác với doanh nghiệp Đồng Giao do GIZ tài trợ

Mục tiêu: Liên kết chuỗi giá giá trị thiêu thụ quả

Quy mô, địa điểm: tỉnh Sơn La.

Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư: 1 tỷ đồng

5 Tên Dự án: Dự án làm 100 nghìn cây giống cà phê cho ECOM

Mục tiêu: Sản xuất cây cà phê giống mới đảm bảo chất lượng phục vụ tái canh

Quy mô, địa điểm: tỉnh Sơn La

Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư: 2 tỷ đồng

6 Tên dự án: Nghiên cứu tuyển chọn giống cà phê chè thích hợp với điều kiện sinh thái có năng suất cao, chất lượng tốt

Mục tiêu: Tuyển chọn giống cà phê mới năng suất chất lượng cao

Quy mô, địa điểm: tỉnh Sơn La

Dự kiến tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư: 1.3 tỷ đồng

(Tổng hợp Danh mục dự án đầu tư theo Biếu 9)

Giải pháp thực hiện quy hoạch

Do điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ năng lực của các tổ chức KH&CN công lập thuộc Tỉnh còn chưa cao, thị trường KH&CN chưa phát triển, do vậy các tổ chức KH&CN thuộc tỉnh vẫn còn đang hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Ưu tiên giao nhiệm vụ KH&CN cho các tổ chức KH&CN công lập thuộc Tỉnh theo hình thức đặt hàng.

Xây dựng cơ chế phát triển thị trường KH&CN, chính sách khuyến khích liên kết giữa các tổ chức KH&CN công lập và doanh nghiệp để tạo sự gắn kết giữa các tổ chức KH&CN với doanh ngiiệp, nâng cao hiệu quả đóng góp củaKH&CN cho phát triển kinh tế của doanh nghiệp.

Thúc đẩy các doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp để doanh nghiệp cấp vốn đối ứng cho các dự án, đề tài nghiên cứu KH&CN hợp tác giữa doanh nghiệp và các tổ chức KH&CN công lập.

Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ cơ chế quản lý hoạt động KH&CN phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, độc lập phản biện trong tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN; trao quyền tự chủ cho tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN và tổ chức KH&CN công lập, đi đôi với cơ chế bắt buộc chịu sự đánh giá độc lập và giám sát xã hội, công khai kết quả hoạt động KH&CN

Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách tăng cường sự tham gia, đóng góp của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN phục vụ trực tiếp nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp; thúc đẩy hoạt động ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập Nâng cao tiềm lực của các tổ chức KH&CN, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư từ xã hội cho KH&CN, khuyến khích doanh nghiệp thành lập quỹ phát triển KH&CN tại doanh nghiệp, tập trung cho các dự án tăng cường tiềm lực KH&CN, tăng cường mức đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới và phát triển công nghệ tại doanh nghiệp, trong đó lấy doanh nghiệp là trung tâm ứng dụng các kết quả nghiên cứu; hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh mới, kinh tế số.

Tiếp tục đổi mới cơ chế đầu tư và tài chính cho KH&CN trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, có trọng tâm, trọng điểm, dựa trên chỉ số đo lường kết quả, hiệu quả đầu ra Linh hoạt và đơn giản hóa thủ tục tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN, thanh quyết toán tài chính, giảm tối đa các gánh nặng hành chính cho các nhà khoa học Mạnh dạn giao quyền sở hữu kết quả KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan chủ trì hoặc doanh nghiệp để thúc đẩy ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KKH&CN và có cơ chế kinh tế, tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, tham gia mạnh hơn vào hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ.

Ban hành chính sách đào tạo, sử dụng, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KH&CN; thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia của nước ngoài tham gia hoạt động KHCN tại Việt Nam; chính sách thu hút các phát minh, sáng kiến có khả năng ứng dụng cao trong Tỉnh.

Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực quản lý KH&CN; đổi mới tư duy quản lý để ứng phó kịp với các thay đổi không ngừng và nhanh chóng của đời sống KH&CN; áp dụng công nghệ kỹ thuật cao trong quản lý hoạt động KH&CN để giảm thủ tục hành chính đối với các nhà khoa học, tổ chức KH&CN.

5.2 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của các tổ chức KH&CN công lập thuộc tỉnh có đủ khả năng tiếp thu, làm chủ, phát triển và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa công nghệ truyền thống; có nhiều công trình nghiên cứu giá trị trên các lĩnh vực khoa học và công nghệ; đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 Đội ngũ nhân lực KH&CN của các tổ chức KH&CN công lập thuộc tỉnh có hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo ổn định về số lượng và tăng về chất lượng đào tạo.

Có chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài về tàm việc tại các tổ chức KH&CN công lập Ngoài hình thức thu hút về làm việc lâu dài, cần mở rộng thêm hình thức hợp tác theo từng nhiệm vụ cụ thể hoặc theo hợp đồng ngắn hạn thông qua dự án hợp tác đối với nhân lực có trình độ cao, các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước ở các lĩnh vực khoa học nông nghiệp, khoa học kỹ thuật và công nghệ, y tế, giáo dục, để tăng cường năng lực cho các tổ chức KH&CN công lập.

Phát triển nhân lực cho các ngành khoa học xã hội, nhân văn, y dược, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…; tăng dần nhân lực chuyên gia đầu ngành khoa học có tiềm năng, lợi thế của tỉnh

Xây dựng chính sách cán bộ KH&CN đi đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài; hỗ trợ tài chính để khuyến khích đội ngũ KH&CN học tập, nâng cao trình độ chuyên môn; tạo môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ, tôn vinh đối với cán bộ KH&CN có trình độ cao, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển KH&CN của địa phương

Trong ngắn hạn, giải pháp hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực KH&CN chính là tuyển dụng đội ngũ cán bộ, chuyên gia đang học tập và làm việc ở trong nước và nước ngoài Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết việc thu hút và sử dụng nguồn nhân lực KH&CN chủ yếu được thực hiện ở khối các doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân trong khi các tổ chức KH&CN công lập muốn thực hiện thì đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa cả nhà nước và doanh nghiệp Để làm được điều này,Tỉnh cần xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý, từ hệ thống tiền lương, thưởng,phụ cấp và các đãi ngộ phi vật chất khác Đây là một trong những vấn đề hiện nay mà nhân lực quan tâm, khi chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, công việc không vận dụng được hết kiến thức họ tích lũy được trong quá trình nghiên cứu học tập Mặc dù vậy, xét trong điều kiện kinh tế của Tỉnh còn nhiều khó khăn,lương còn thấp do ngân sách còn nhiều hạn chế, nếu không có những chính sách thiết thực, đặc biệt là về cơ hội, lộ trình thăng tiến rõ ràng để giữ chân người tài, thì họ sẽ dịch chuyển sang làm việc tại các tổ chức khác với mức thu nhập và môi trường làm việc tốt hơn Kết nối, thu hút, trọng dụng lực lượng chuyên gia có chuyên môn về KH&CN đang làm việc cho các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước hoặc đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài bằng các hình thức hợp tác, liên kết sẽ mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm được chi phí Việc tận dụng nguồn lực ở các khu vực này sẽ giảm gánh nặng biên chế cho ngân sách nhà nước, đồng thời vẫn phát huy được nguồn nhân lực chất lượng cao cho các công việc cần thiết của khu vực công

Xét về dài hạn, để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực KH&CN trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ thì hệ thống giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục nghề nghiệp cần nhanh chóng tạo ra đội ngũ nhân lực có khả năng thích ứng cao với cuộc Cách mạng công nghiệp, để Cách mạng công nghiệp là nền tảng, gốc rễ của phát triển nguồn nhân lực Đặc biệt, cơ cấu đào tạo ngành nghề cần chú trọng theo hướng phù hợp với việc áp dụng mô hình kinh tế số Các chương trình đào tạo về KH&CN cần hướng đến xã hội hóa nhiều hơn thay vì để hoàn toàn nhà nước thực hiện.

SẢN PHẨM NỘI DUNG ĐỀ XUẤT

- Báo cáo thuyết minh Nội dung đề xuất

- Bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/50.000 - 1/100.000, gồm:

+ Bản đồ hiện trạng phân bố mạng lưới tổ chức khoa học công nghệ của tỉnh Sơn La

+ Bản đồ quy hoạch phát triển mạng lưới tổ chức khoa học công nghệ của tỉnh Sơn La

+ Bản đồ vị trí các dự án phát triển nguồn lực khoa học công nghệ của tỉnh Sơn La

TỔ CHỨC LẬP NỘI DUNG ĐỀ XUẤT

- Đơn vị tư vấn lập Nội dung đề xuất: Công ty CP tư vấn và Thiết kế kiến trúc Việt Nam (DAC)

- Cơ quan phối hợp cung cấp thông tin hiện trạng, thông tin đề xuất: Sở khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La

- Cơ quan Quyết định Nội dung đề xuất để đưa vào quy hoạch tỉnh: UBND tỉnh Sơn La. ĐƠN VỊ TƯ VẤNCÔNG TY CP TV&TKKT VIỆT NAM

PHỤ LỤC PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH

Biểu 1: Tống quan hiện trạng của mạng lưới tổ chức KH&CN trên địa bàn Tỉnh (thời điểm năm 2020)

Biểu 2: Hiện trạng nhân lực của mạng lưới tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (thống kê năm 2020)

Biểu 3: Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của mạng lưới tổ chức KH&CN trên địa bàn Tỉnh (thống kê năm 2020)

Biểu 4: Hiện trạng tài chính của các tổ chức KH&CN trên địa bàn Tỉnh (thống kê năm 2020)

Biểu 5: Hiện trạng tình hình hoạt động của mạng lưới tổ chức KH&CN trên địa bàn Tính (thống kê trong giai đoạn 2016-2020)

Biểu 6: Phương án quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Tỉnh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050

Biểu 7: Phương án quy hoạch phân bố không gian các tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Tỉnh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050

Biểu 8: Phương án quy hoạch bố trí sử dụng đất của các tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Tỉnh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050

Biểu 9: Danh mục dự án đầu tư phát triển cấp quốc gia, cấp Tỉnh trong thời kỳ quy hoạch giai đoạn 2021-2050

TT Tên tổ chức KH&CN Số GCN đăng ký hoạt động KHCN

Lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ chủ yếu

Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ

Phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính

I Tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Tỉnh

1 Tổ chức KH&CN công lập

- Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN Số 128/KHCN-GCN Khoa học Nông nghiệp Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu

Tự bảo đàm một phần chi thường xuyên

- Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Số 783/KHCN-GCN Khoa học Kỹ thuật và công nghệ Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu

Tự bảo đảm chi thường xuyên

2 Đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động

- Trung tâm Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Số 467/KHCN-GCN Khoa học Kỹ thuật và công nghệ; Khoa học Nông nghiệp;

Phục vụ công ích của nhà nước Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

- Trung tâm Nông nghiệp bền vững Số 918/KHCN-GCN Khoa học Nông nghiệp Phục vụ công ích của nhà nước Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

- Trung tâm Đào tạo và dịch vụ kinh tế Số 268/KHCN-GCN Khoa học Xã hội Phục vụ công ích của nhà nước Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

3 Tổ chức KH&CN ngoài công lập

Trung tâm Tư vấn Cầu đường Sơn La Số 208/KHCN-GCN Khoa học Kỹ thuật và công nghệ Phục vụ công ích của nhà nước Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

Tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương, bộ, Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trên địa bàn Tỉnh

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông lâm nghiệp Tây Bắc

Số 466/KHCN-GCN Khoa học Kỹ thuật và công nghệ; Khoa học Nông nghiệp Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu

Do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên

Biểu 2: Hiện trạng nhân lực của mạng lưới tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (thống kê năm 2021)

TT Tên tổ chức KH&CN Tổng số nhân lực

Phân loại nhân lực Chế độ làm việc Giói tính Độ tuổi

Tiến sĩ Thạc sĩ ĐH, CĐ Chính thức Kiêm nhiệm Nam Nữ 45 và

I Tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Tỉnh

1 Tổ chức KH&CN công lập

- Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN 17 0 1 16 17 0 8 9 16 1 0

- Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 11 0 0 11 11 0 7 4 9 2 0

2 Đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động KH&CN (nếu có)

- Trung tâm Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 35 10 21 4 5 30 23 12 30 5

- Trung tâm Nông nghiệp bền vững 7 2 5 0 3 4 4 3 7 0 0

- Trung tâm Đào tạo và dịch vụ kinh tế 26 9 17 0 0 26 4 22 26

3 Tổ chức KH&CN ngoài công lập

Trung tâm Tư vấn Cầu đường

II Tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan

Trung ương, bộ, Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trên địa bàn Tỉnh

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông lâm nghiệp Tây Bắc 15 1 5 9 15 0 6 9 13 2 0

Biểu 3: Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của mạng lưới tổ chức KH&CN trên địa bàn Tỉnh

TT Tên tổ chức KH&CN Diện tích trụ sở làm việc, phòng thí nghiệm (m 2 )

Diện tích khu thử nghiệm, trạm, trại, khu sản xuất (m 2 )

Tổng giá trị tài sản cố định (triệu đồng) Ghi chú

I Tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND

1 Tổ chức KH&CN công lập

- Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN 7.423 35.120 67.749,148

- Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2.334 - 7.200

2 Đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động KH&CN (nếu có)

- Trung tâm Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

- Trung tâm Nông nghiệp bền vững - - 4.850

- Trung tâm Đào tạo và dịch vụ kinh tế - - -

3 Tổ chức KH&CN ngoài công lập

Trung tâm Tư vấn Cầu đường Sơn La - - -

II Tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương, bộ, Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trên địa bàn Tỉnh

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông lâm nghiệp

Biểu 4: Hiện trạng tài chính của các tổ chức KH&CN trên địa bàn Tinh

(thống kê năm 2021) Đơn vị tính: triệu đồng

TT Tên tổ chức KH&CN

Tổng kinh phí chi thường xuyên

Tổng kinh phí do thực hiện chương trình, đề tài, dự án cấp quốc gia, cấp hộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở

Tổng kinh phí cho đầu tư phát triển

Tổng kinh phí thu sự nghiệp 1

Thu nhập bình quân tháng/đầu người

I Tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của

1 Tổ chức KH&CN công lập 2.809 - - 111 3.016 17 6,0

- Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN

- Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng - - - 4.344 4.344 238 5,6

2 Đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động KH&CN

- Trung tâm Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

- Trung tâm Nông nghiệp bền vững - 320 - 310 630 - -

- Trung tâm Đào tạo và dịch vụ kinh tế - - - - - - -

3 Tổ chức KH&CN ngoài công lập

Trung tâm Tư vấn Cầu đường Sơn La - - - - - - -

II Tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương, bộ, Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trên địa bàn Tỉnh

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông lâm nghiệp Tây Bắc

1 Tổng kinh phí thu sự nghiệp thông qua các hợp đồng chuyến giao công nghệ, áp dụng kết quả nghiên cửu, bán sàn phẩm, đào tạo, dịch vụ khoa học và công nghệ khác và sản xuất - kinh doanh các sản phẩm là kết quá nghiên cứu

Biểu 5: Hiện trạng tình hình hoạt động của mạng lưới tổ chức KH&CN trên địa bàn Tỉnh

TT Tên tổ chức KH&CN

Số lượng Đề tài, dự án thực hiện

Số lượng Hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ thực hiện

Số lượng Bằng sáng chế độc quyền được cấp

Số lượng Bằng giải pháp hữu ích độc quyền được cấp

Số lượng Bài báo đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế

Số lượng Bài báo đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước

Số lượng đối tác quốc tế

I Tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Tỉnh

1 Tổ chức KH&CN công lập

- Trung tâm Thông tin và Ứng dụng

- Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng - 48 - - - - -

2 Đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động

- Trung tâm Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

- Trung tâm Nông nghiệp bền vững 1 2 - - - - -

- Trung tâm Đào tạo và dịch vụ kinh tế 3 0 - - - - -

3 Tổ chức KH&CN ngoài công lập

Trung tâm Tư vấn Cầu đường Sơn La - - - - - - -

II Tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương, bộ, Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc

Chính phủ trên địa bàn Tỉnh

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông lâm nghiệp Tây Bắc 13 1 - - - 1 2

Biểu 6: Phươngán quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Tỉnh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050

Tổng số tổ chức tại thời điểm năm 2021: 02 tổ chức

Tổng số tổ chức tại thời điểm năm 2030: 02 tổ chức, tăng/giảm 0 tổ chức

Tống số tổ chức tại thời điểm năm 2050: 02 tổ chức, tăng/giảm 0 tổ chức

TT Tên tổ chức KH&CN

Giữ ổn về tổ định chức

Thực hiện kiện toàn tổ chức theo các phương án

Giữ ổn định về tổ chức

Thực hiện kiện toàn tổ chức theo các phương án

Giảm Thành mới lập đổi về Thay năng, chức nhiệm vụ

Thay đổi vị trí pháp lý

Chuyển đổi mô hình hoạt thành động công ty CP

Giảm Thành mới lập đổi về Thay năng, chức nhiệm vụ

Thay đổi vị trí pháp lý

Chuyển đổi mô hình hoạt thành động công ty

1 Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN c x 0 0 0 0 0 b x 0 0 0 0 0

Ghi chú: cột (4) đến (7), cột (8) đến (9), cột (11) đến (14), cột (16) đánh dấn (x) vào ô tương ứng

Biểu 7: Phươngán quy hoạch phân bố không gian các tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Tỉnh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050

TT Tên tổ chức KH&CN

Giữ ổn định về không gian

Thay đổi về không gian

Giữ ổn định về không gian

Thay đối về không gian

Thay đổi về diện tích trụ sở làm việc, phòng thí nghiệm (m 2 )

Thay đổi về diện tích khu thử nghiệm, trạm, trại, khu sản xuất

Thay đổi về không gian khác (nếu có)

Thay đổi về diện tích trụ sở làm việc, phòng thí nghiệm (m 2 )

Thay đổi về diện tích khu thử nghiệm, trạm, trại, khu sản xuất

Thay đổi về không gian khác(nếu có)

1 Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN x 0 0 0 x 0 0 0

Ghi chú: - cột (3) và cột (7) đánh dấu (x) vào ô tương ứng;

- cột (4) đến (6), cột (8) đến (10) ghi số diện tích tăng hoặc giảm, giảm đề dấu (-)

Biểu 8: Phương án quy hoạch bố trí sử dụng đất của các tổ chức KH&CN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Tỉnh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 Đơn vị tinh m 2

TT Tên tổ chức KH&CN

Giữ ổn địnhvề diện tích đất sử dụng

Thay đổi về diện tích đất sử dụng

Giữ ổn địnhvề diện tích đất sử dụng

Thay đổi về diện tích đất sử dụng

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng x 0 x 0

Ghi chủ: cột (3) đến (6) ghi số diện tích tăng hoặc giảm, giâm dề dấn (-)

Biểu 9: Danh mục dự án đầu tư phát triển cấp quốc gia, cấp Tỉnh trong thời kỳ quy hoạch giai đoạn 2021-2050 Thứ tự ưu tiên Tên dự án Mục tiêu Địa điểm Tổng mức đầu tư (đồng) Ghi chú

1 Bảo hộ, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ việc quản lý và phát triển thương hiệu sản phẩm Du lịch lòng hồ Sông Đà của tỉnh Sơn La

- Xác lập được quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch; sử dụng thành công công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ việc quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm và dịch vụ du lịch

Lòng hồ Sông Đà của tỉnh Sơn La 50 tỷ

2 Tăng cường năng lực Trung tâm Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,

Trường ĐH Tây Bắc về cây trồng ôn đới

- Xây dựng vườn sưu tập hệ thống cây trồng ôn đới;

- Bảo tồn nguồn thực vật ôn đới quý hiếm tại vùng Tây Bắc; - Xây dựng các mô hình sản xuất trồng cây ăn quả (khoảng 5 loài), cây rau ôn đới (5 loài trở lên) có giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao;

- Tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất cây trồng ôn đới cho người dân địa phương và vùng lân cận; - Xây dựng được hiện trường cho giảng viên, sinh viên, học viên các khối ngành Nông Lâm, Sinh học, Kinh tế của Trường ĐH Tây Bắc tham gia nghiên cứu, thực hành, thực tập

3 Dự án khảo sát với chuỗi quả cho Sơn La với GREAT Khảo sát chuỗi giá giá trị tiêu thụ quả Sơn La 3 tỷ

4 Dự án chuỗi giá trị xoài hợp tác với doanh nghiệp Đồng Giao do GIZ tài trợ Liên kết chuỗi giá giá trị thiêu thụ quả Sơn La 1 tỷ

5 Dự án làm 100 nghìn cây giống cà phê cho ECOM Sản xuất cây cà phê giống mới đảm bảo chất lượng phục vụ tái canh Sơn La 2 tỷ

6 Nghiên cứu tuyển chọn giống cà phê chè thích hợp với điều kiện sinh thái có năng suất cao, chất lượng tốt

Tuyển chọn giống cà phê mới năng suất chất lượng cao Sơn La 1,3 tỷ

Ngày đăng: 27/06/2023, 14:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w