1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội

137 358 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 5,64 MB

Nội dung

Để giải quyết vấn đề này, ngày 28/1/2008 Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn ban đã hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốtcho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam được gọi tắt

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐINH ĐỨC HIỆP

NGHIÊN CỨU VIỆC ÁP DỤNG VIETGAP TRONG SẢN XUẤT RAU CỦA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của cá nhân tôi được thực hiện trên

cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tình hình thực tiễn dưới sự hướng dẫn của GS TS PhạmThị Mỹ Dung Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưađược công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, được bảo vệ và công nhận, với

số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng lại từ những nghiên cứu khác đã công bố,trong luân văn này được trích dẫn rõ ràng

Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2013

Tác giả luận văn

Đinh Đức Hiệp

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được sựgiúp đỡ rất nhiều của tập thể, cá nhân trong và ngoài trường

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS TS Phạm Thị

Mỹ Dung, người đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi thực hiện nghiêncứu luận văn này

Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh,Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quátrình học tập, nghiên cứu

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các cơ quan đơn vị như: Cục BVTV- BộNN&PTNT, Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, Chi cục BVTV Hà Nội, Ban Chủ nhiệm

và bà con HTX Văn Đức, HTX Yên Mỹ, HTX Tiền Lệ, công ty Công ty Cổ phầnChứng nhận và Giám định VinaCert, Công ty Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợpchuẩn hợp quy - VietCert Và dự án Qseap đã nhiệt tình giúp đỡ và tào điều kiện giúp tôihoàn thành luận văn này

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong giađình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi động viên, khuyến khích tôi trong suốt quátrình hoàn thành khóa học

Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2013

Tác giả luận văn

Đinh Đức Hiệp

Trang 5

MỤC LỤC

2.2.3 Các tiêu chuẩn Việt Nam và quy chuẩn Việt Nam có liên quan 82.3 Phát triển và ứng dụng VietGAP tại Việt Nam 9

2.3.2 Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến 152.3.3 Chỉ định tổ chức chứng nhận VietGAP và phòng kiểm nghiệm an toàn

2.3.4 Triển khai quy hoạch vùng sản xuất, các dự án áp dụng VietGAP 16

2.4.1 Tóm tắt quy trình áp dụng và chứng nhận VietGAP 18

Trang 6

2.4.2 Thủ tục và trình tự đăng ký, giám sát sản xuất rau (quả) an toàn theo

292.6.2 Ứng dụng và phát triển VietGAP trên cây chè tại tỉnh Thái Nguyên 33III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

3.1.5 Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hà Nội 473.1.6 Tình hình sản xuất nông nghiệp của Hà Nội 49

4.1 Thực trạng sản xuất rau an toàn của Hà Nội 524.1.1 Tình hình Sản xuất và tiêu thụ rau Tại Hà Nội 52

4.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp nhận và áp dụng VietGAP của nông dân

4.2 Thực trạng triển khai VietGAP tại Hà Nội 67

Trang 7

4.2.1 Mạng lưới triển khai VietGAP tại Hà Nội 674.2.2 Tình hình cấp chứng chỉ VietGAP tai một số công ty đang hoạt động

4.2.3 Công ty Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy

4.4.2 Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội 994.4.3 Công ty cổ phần Đầu Tư Phát Triển Siêu Thị Ánh Dương 1024.5 Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của rau xanh sản xuất theo quy trình

4.6 Đề xuất giải pháp để tăng cường áp dụng và sản xuất rau theo tiêu chuẩn

Trang 8

PHỤ LỤC 3 120

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Áp dụng và chứng nhận VietGAP đến hết năm 2010 10Bảng 2.2 Các mô hình áp dụng GAP đã được cấp giấy chứng nhận 11Bảng 2.3 Các mô hình VietGAP, GlobalGAP đang thực hiện 12Bảng 2.4 Các mô hình theo hướng VietGAP, GAP 13Bảng 2.5 Tổng hợp các mô hình VietGAP, GAP lĩnh vực trồng trọt 14Bảng 2.6 Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, đào tạo, tập huấn 15Bảng 2.7 Chi phí đánh giá và cấp chứng chỉ VietGAP 21Bảng 2.8 Diện tích đăng ký của các địa phương trong 2 năm 2009 và 2010 29Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của của Hà Nội chia theo loại hình sản xuất 48Bảng 4.1 Danh sách các đơn vị đã triển khai VietGAP 69Bảng 4.2 Danh sách các công ty câp chứng chỉ VietGAP tại thành phố Hà Nội 70Bảng 4.3 Danh sách các đơn vị, hợp tác xã đã được cấp chứng chỉ VietGAP 74Bảng 4.4 Tổng diện tích và sản lương rau theo chương trình VietGAP của hợp

Bảng 4.6 Những điểm giống nhau của ba hợp tác xã 90Bảng 4.7 Những điểm khác nhau của ba hợp tác xã 90

Bảng 4.9 Kết quả điều tra đối với 15 hộ đã được cấp chứng chỉ VietGAP 92Bảng 4.10 Kết qủa điều tra đối với 15 hộ đã đăng ký và đang chờ được cấp

Trang 10

Hình 3.8 Thu hoạch lúa ở xã Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội 48

Hình 4.4 Phỏng vấn Ông Trần Đức Vinh chủ nhiệm hợp tác xã Yên Mỹ 82Hình 4.5 Chứng chỉ tham gia khóa tập huấn nâng cao về kiểm tra đánh giá thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) cấp cho xã viên xã Yên Mỹ 83Hình 4.6 Sổ nhật ký của hộ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tai hợp tác xã

Hình 4.8 Điều tra trực tiếp từ các hộ trồng rau 92Hình 4.9 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 103

Sơ đồ 2.1 Mô tả quy trình áp dụng và cấp chứng chỉ VietGAP 19Biểu đồ 3.2 Cơ cấu hộ nông thôn phân theo nguồn thu nhập của hộ trong 12

Sơ đồ 4.2 Mô hình triển khai VietGAP của sở nông nghiệp Hà Nội 68

Sơ đồ 4.3 Mô hình triển khai được thực hiện bởi các dự án thuộc Bộ nông

Sơ đồ 4.6 Mô hình quản lý ViatGAP tại xã Văn Đức 78

Trang 11

Sơ đồ 4.7 Cơ cấu tổ chức ban chỉ đạo VietGAP tai hợp tác xã Yên Mỹ 85

Sơ đồ 4.8 Phương thức tiêu thụ rau tại Hà Nội 99

Sơ đồ 4.9 Mô hình hoạt động của Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn

Sơ đồ 4.10 Mô hình hoạt động của công ty Công ty cổ phần Đầu Tư Phát Triển

Trang 12

NLS&TS Nông lâm sản và thủy sản

Trang 13

I MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗingười dân Việt Nam, rau cung cấp nhiều Vitamin, chất khoáng, chất xơ và rau cótính dược lý cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được Rau được sửdụng hàng ngày với số lượng lớn, vấn đề kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toànthực phẩm luôn được mọi người quan tâm nhằm đảm bảo dinh dưỡng, tránh các

vụ ngộ độc do các sản phẩm rau mang lại

Theo nghiên cứu của (IFPRI, 2002), (ICARD, 2004) thì mỗi hộ gia đìnhViệt Nam tiêu thụ trung bình 71kg rau quả cho mỗi năm trong đó rau chiếm 3/4

Tỉ lệ này là khá cao so với các nước trong khu vực

Sản xuất rau ở Việt Nam, tạo nhiều việc làm và thu nhập cao cho ngườisản xuất so với một số cây trồng hàng năm khác Cùng với nhu cầu tiêu dùng vềcác sản phẩm rau ngày càng cao đã kéo theo sản xuất rau trong những năm vừaqua tăng lên cả vệ số lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Việt Nam có khả năng sản xuất rau quanh năm với số lượng, chủng loạirau rất phong phú đa dạng 60-80 loại rau trong vụ đông xuân, 20-30 loại rautrong vụ hè thu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu

Để nâng cao thu nhập cho người sản xuất và các tác nhân trong chuỗi giatrị rau ở Việt Nam, việc xác định các loại rau chủ yếu cung cấp cho thị trườngnội địa và xuất khẩu và mối liên kết của thị trường với các khách hàng tiềm năngvới đảm bảo về chất lượng, ATTP là cần thiết

Tuy vậy vấn đề về an toàn thực phẩm đối với rau xanh đang được chínhphủ và người dân quan tâm Rau sạch, làm thế nào để trồng được rau sạch, chếbiến và bảo quản rau thế nào, mua ở đâu đực rau an toàn, đó là vấn đề đòi hỏi cơquan quản lý nhà nước, người dân cùng chung sức giải quyết vấn đề này Thực tế

Trang 14

hiện nay việc quản lý và sản xuất rau được người dân và nhà quản lý quan tâmnhưng vẫn chưa được hiệu quả, vẫn tồn tại những vụ ngộ độc thực phẩm từ sảnphẩm rau không an toàn như dư lượng thuốc trừ sâu, ô nhiễm kim loại, ô nhiễmmôi trường, nguồn nước, quy trình chế biến và bảo quản chưa đúng tiêu chuẩngây mất vệ sinh Để giải quyết vấn đề này, ngày 28/1/2008 Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn ban đã hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốtcho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam được gọi tắt là VIETGAP kèm theo quyếtđính số 379/QĐ-BNN-KHCN và quyết định số 84/2008/QĐ-BNN, ngày28/7/2008 ban hành quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nôngnghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn đến nay đã được thay thế bằngthông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2012.

Trước thực trạng nỗi lo về an toàn thực phẩm của mỗi người dân đặc biệt

ở các thành phố lớn như TP Hà Nội, trong thời gian gần đây đã có nhiều thôngtin đồn đoán về sự mất an toàn thực phẩm từ rau xanh như thông tin rằng ngườitrông rau mới phun thuốc trừ sâu hôm trước thì hôm sau đã đem bán hay sử dụngcác thuốc kích thích tăng trưởng cho rau rất độc hại hay sử dụng các thuốc bảoquản cho rau tươi lâu v.v… Cũng như báo trí và các phương tiện truyền thông đãnêu về một số vụ ngộ độc thực phẩm mà hầu hết đều có nguyên nhân chính là từrau xanh Tôi cũng là một người dân sống ở TP Hà Nội và hàng ngày rau xanh cótrong mỗi bữa ăn nên cũng không tránh khỏi tâm lý lo âu về an toàn thực phẩm

sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình Để tìm

hiều về vấn đề này tôi đã quyết định chon đề tài “Nghiên cứu việc áp dụng VietGAP trong sản xuất rau của Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

Tôi hy vọng rằng với kết quả nghiên cứu, tôi sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng

an toàn vệ sinh thực phẩm từ rau xanh của Hà Nội hiện nay và có một số ý kiếnkiến nghị cho các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách của TP Hà Nội đểphát triển rau an toàn trên địa bàn

Trang 15

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng việc áp dụng VietGAP với cây rau của Hà Nội từ đólàm cơ sở đề xuất chính sách, giải pháp và điều kiện để giúp nông dân Hà Nộităng cường áp dụng VietGAP cho rau

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về VietGAP nói chung, VietGAP với raunói riêng Tổng kết các thực tiễn về áp dụng GAP với rau của một số nước trongkhu vực và với rau của Việt nam;

Đánh giá mức độ và thực trạng áp dụng VietGAP với rau của Hà nội từ năm

2008 đến nay (Quyết định áp dụng VietGAP từ năm 2008);

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp nhận và áp dụng VietGAP của nôngdân trồng rau Hà nội;

Đề xuất giải pháp và điều kiện thúc đẩy áp dụng VietGAP trên rau của HàNội

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc ứng dụng VietGAP vào sản xuất rau

an toàn tại các hộ và trang trại trên địa bàn Hà Nội Cụ thể, đó là quy trình, cáchthức tiến hành các bước, kỹ thuật, công nghệ tiến hành các bước trong quy trìnhứng dụng VietGAP vào trồng rau an toàn tại các hộ và trang trại trên địa bàn HàNội

Trang 16

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: Năm 2008 đến 2013

Nội dung: Nghiên cứu về hiệu quả của tiêu chuẩn VietGAP, Những khó khăncủa nông dân khi áp dụng, tuân thủ của nông dân, các hướng dẫn và quy định củabên cấp chứng nhận, các điều kiện của bên tiêu thụ

Không gian: Tập trung khu vực sản xuất ngoại thành có sản xuất rau tập trung

để bán cho thị trường Hà Nội

Trang 17

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Một số đặc điểm về VietGAP

Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là viết tắt đầu 3 từ tiếng Anh (Good

Agriculture Production) dịch sang tiếng Việt là Thực hành nông nghiệp tốt, có ýnghĩa đối với sản xuất trong nông nghiệp như sau:

Là công nghệ sản xuất tiên tiến của nhà nông Sản xuất phải theo quy trình

kỹ thuật, năng suất cao, chất lượng tốt, hàng đẹp và bảo đảm vệ sinh an toàn thựcphẩm, sản xuất trong môi trường không ô nhiễm

Trong quá trình sản xuất có ghi chép để có cơ sở xin được cấp chứng chỉ.Đặc biệt GAP còn quan tâm an toàn phúc lợi cho người lao động (ngườilao động phải được trang bị kiến thức, kỹ năng và bảo hộ lao động, được laođộng trong điều kiện tối ưu, thoáng mát)

Hiện nay có nhiều mức độ khác nhau của Thực hành Nông nghiệp tốt(GAP), có nhiều quy trình GAP khác nhau, ở mỗi nước, mỗi khu vực mà họ đãphát triển để cho phù hợp với khu vực và quốc gia đó Như trên thế giới thì cótiêu chuẩn chung là Global GAP, khu vực châu Âu có EuroGAP và châu Á cóASEANGAP v.v

VietGAP dựa trên cở sở ASEANGAP, EUROGAP/GLOBALGAP vàFRESHCARE nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản của Việt Namtham gia thị trường ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bềnvững Ngày 28-1-2008 tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên là quy trình thực hành sảnxuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn đã chính thức được Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và đã phát huy tác dụng, nhưng để biếtđược cụ thể VietGAP được tóm tăt ngắn gọn như sau:

VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices)

có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam là những nguyên tắc

Trang 18

trình tự thủ tục hướng dẫn tổ chức cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo

an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe ngườitiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc dựa trên 4 tiêu chí như:

1 Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất;

2 An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễmkhuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch;

3 Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao độngcủa nông dân;

4 Truy tìm nguồn gốc sản phẩm Tiêu chuẩn này cho phép xác định đượcnhững vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm;

Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nôngnghiệp như:

1 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất;

2 Giống và góc ghép;

3 Quản lý đất và giá thể;

4 Phân bón và chất phụ gia;

5 Nước tưới;

6 Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật);

7 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch;

8 Quản lý và xử lý chất thải;

9 An toàn lao động;

10 Ghi chép, lưu trử hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;

11 Kiểm tra nội bộ;

12 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại;

Trang 19

2.2 Ban hành văn bản pháp luật, VietGAP, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

2.2.1 Các văn bản pháp luật có liên quan còn hiệu lực

Cho đến nay kể từ năm 2008 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thônchính thức ban hành quy trình VietGAP và đã có rất nhiều các văn bản quy phạmpháp luật được ban hành và một số văn bản đã hết hiệu lực Sau đây là tập hợpcác văn bản quy phạm pháp luật liên quan còn hiệu lực:

Quyết định số 1/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chínhphủ về một số chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nôngnghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 6/9/2012 quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồngtrọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với GAP (thay thế Quyết định84/2008/QĐ-BNN); Thông tư số 53/2012/ TT-BNNPTNT ngày 26/10/2012 banhành danh mục sản phẩm được hỗ trợ theo quyết định 01/2012 QĐ-TTg; Thông

tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 về chỉ định tổ chức chứng nhậnhợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn (thay thế Thông tư 32/2010/TT-BNNPTNT); Thông tư số59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 về quản lý sản xuất rau quả chè antoàn (thay thế Quyết định 99/2008/QĐ-BNN)

2.2.2 Ban hành quy trình VietGAP

Hiện nay đang triển khai trên 4 quy trình đó là:

1 Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm

2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

Trang 20

2 Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toànđược ban hành kèm theo quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 4năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

3 Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa (Ban hành kèm theoQuyết định số 2998 /QĐ-BNN-TT ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn);

4 Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê (Ban hành kèmtheo Quyết định số 2999 /QĐ-BNN-TT ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

2.2.3 Các tiêu chuẩn Việt Nam và quy chuẩn Việt Nam có liên quan

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn liên quan đã được ban hành có liên quantrong tiêu chuẩn VietGAP:

QCVN 03: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phépcủa kim loại nặng trong đất;

QCVN 02: 2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinhhoạt; QCVN 01: 2011/ BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiệnbảo đảm hợp vệ sinh;

QCVN 39: 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcdùng cho tưới tiêu;

TCVN 9016: 2011 Rau tươi- Phương pháp lấy mẫu trên ruộng sản xuất; TCVN 9017: 2011 Quả tươi- Phương pháp lấy mẫu trên vườn sản xuất; TCVN 5102 - 1990 (ISO 874 - 1980) Rau, quả tươi - lấy mẫu;

QCVN 01–28: 2010/BNNPTNT Chè - Quy trình lấy mẫu kiểm tra chất lượng,

an toàn thực phẩm;

Trang 21

QCVN 12-1: 2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đốivới bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp;

QCVN 12-2: 2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đốivới bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su;

QCVN 12-3: 2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đốivới bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại Mức giới hạntối đa cho phép đối với hoá chất và vi sinh vật gây hại trong sản phẩm trồng trọt; Kim loại nặng theo QCVN 8- 2: 2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đốivới giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;

Vi sinh vật theo QCVN 8- 3: 2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với

ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm; mức giới hạn tối đa về thuốc bảo vệ thựcvật và hoá chất khác theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của

Bộ Y tế quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thựcphẩm; trường hợp chưa có quy định trong Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT thì ápdụng theo Thông tư số 68/2010/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2010 Banhành “Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩmđối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, sản xuấtlưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn”

Chi tiết tổng hợp danh sách các văn bản, quy phạm pháp luật đã ban hành

và đang còn hiệu lực để triển khai thực hiện sản xuất và áp dụng theo tiêu chuẩnVietGAP xin xem trong phụ lục I

2.3 Phát triển và ứng dụng VietGAP tại Việt Nam

2.3.1 Thực trạng áp dụng VietGAP

Việt Nam đắt đầu triển khai xây dựng và ứng dụng VietGAP từ năm 2008

Bộ Nông nghiệp& Phát triển nông thôn xây dựng Quy trình thực hành sản xuất

Trang 22

nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam gọi tắt là VietGAP, đượcban hành kèm theo quyết định 378/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm

2008, quyết đinh 84/2008/QĐ-BNN về việc Ban hành Quy chế chứng nhận quytrình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn Việc Áp dụng và chứng nhận VietGAP đến hết năm 2010, đã có:

199 mô hình sản xuất rau, quả, chè được chứng nhận VietGAP, GlobalGAPvới diện tích 2.643 ha;

58 mô hình theo hướng VietGAP với diện tích 4.535,9 ha;

86 mô hình đang thực hiện với diện tích 2.235,57 ha

Tổng số: 343 mô hình, diện tích: 9.414.47 ha đã và đang áp dụng VietGAP

Bảng 2.1 Áp dụng và chứng nhận VietGAP đến hết năm 2010

TT Sản

phẩm

Mô hình đã đượcchứng nhận

Mô hình đangthực hiện

Mô hình theohướng VietGAP Tổng

sốSố

lượng

Diện tích(ha)

Sốlượng

Diệntích (ha)

Sốlượng

Diệntích (ha)

Trang 23

Theo số liệu của 37 Sở Nông nghiệp &PTNT các tỉnh và 10 Tổ chứcchứng nhận VietGAP do Cục Trồng trọt chỉ định, kết quả từ năm 2007- 2010:

Bảng 2.2 Các mô hình áp dụng GAP đã được cấp giấy chứng nhận

Diện tích TB (ha)/mô hình

chế Viet GAP

Số

lượng

Diện tích (ha)

Số lượng

Diện tích (ha)

Số lượng

Diện tích (ha)

Đã có 199 mô hình với diện tích 2.643 ha áp dụng VietGAP được chứng

nhận Trong đó có 74 mô hình VietGAP trên rau với diện tích 264,3159 ha; 97

mô hình VietGAP trên quả với diện tích 2.199,011 ha

Số lượng mô hình đã được chứng nhận chủ yếu là VietGAP cho rau, quả

và ở một số địa phương như: Lâm Đồng, Tiền Giang, Bình Thuận, Thái Nguyên

Các Tổ chức tham gia chứng nhận VietGAP, GAP: Ngoài các Tổ chứcchứng nhận do Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ định còn có các Tổchức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như: Công ty TUV SUD PSB ViệtNam, Công ty TNHH SGS Việt Nam (GlobalGAP cho lúa)

Trang 24

Bảng 2.3 Các mô hình VietGAP, GlobalGAP đang thực hiện

TT Sản

phẩm

môhình

Diệntích(ha)

Diệntích TB(ha)/môhình

GlobalGAP VietGAP

Sốlượng

Diệntích(ha)

Sốlượng

Diệntích(ha)

Đã có 86 mô hình với diện tích 2.235,6 ha áp dụng VietGAP đang thực

hiện Trong đó có 24 mô hình VietGAP trên rau với diện tích 604,7 ha; 57 mô

hình VietGAP trên qủa với diện tích 1.396,9 ha

Số lượng mô hình đang thực hiện chủ yếu là VietGAP cho rau, quả và ởmột số địa phương như: Bắc Ninh, Tiền Giang, Bình Thuận, Thái Nguyên

Các mô hình theo hướngVietGAP, GAP đang thực hiện

Trang 25

Bảng 2.4 Các mô hình theo hướng VietGAP, GAP

Đã có 58 mô hình với diện tích 4.535,9 ha áp dụng theo hướng VietGAP

đã và đang thực hiện Trong đó có 43 mô hình trên rau với diện tích 243,35 ha;

12 mô hình trên quả với diện tích 4.244,75 ha

Số lượng mô hình này chủ yếu áp dụng cho rau, quả và ở một số địaphương như: Lào Cai, Bắc Ninh, Phú Yên, Sóc Trăng Tổng hợp chung về các

mô hình GAP, VietGAP như bảng 2.5

Trang 26

Bảng 2.5 Tổng hợp các mô hình VietGAP, GAP lĩnh vực trồng trọt

TT Sản

phẩm

Mô hình đãđược chứng nhận

Mô hình đangthực hiện

Mô hình theohướng VietGAP

Sốlượng

Diện tích(ha)

Sốlượng

Diện tích(ha)

Sốlượng

Diện tích(ha)

Trang 27

2.3.2 Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến

Theo báo cáo của cục trồng trọt tính đến nay trên cả nước đã triển khaitrên 200 lớp đào tạo và tập huấn cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nôngdân sản xuất, cụ thể như sau:

Cục Trồng trọt: Tập huấn các VBQPPL, phương pháp lấy mẫu đất, nước, rau,quả, chè, VietGAP 12 lớp cho 750 Cán bộ quản lý, Cán bộ kỹ thuật các Sở; 6 lớp

160 Cán bộ kỹ thuật một số Sở, Viện Nghiên cứu, nông dân về Bộ quy tắc chungcho cộng đồng cà phê; Phối hợp đào tạo 500 cán bộ kỹ thuật chuyên sâu phục vụcông tác chứng nhận cà phê;

26 Sở NN&PTNT tổ chức 1.676 lớp sản xuất, sơ chế an toàn cho 67.879 cán

bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nông dân;

Dự án QSEAP tổ chức 593 lớp đào tạo, tập huấn, tuyên truyền cho 21.937lượt người về VietGAP tại 16 tỉnh, thành phố tham gia dự án, trong đó tỷ lệ nữchiếm 43,6%, tỷ lệ học viên là người dân tộc thiểu số chiếm 8,1%

Bảng 2.6 Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, đào tạo, tập huấn

T

T Đơn vị Nội dung

Số lớp

Cán bộ quản lý, Cán bộ kỹ thuật các Sở

Bộ quy tắc chung cho cộng đồng cà

Cán bộ kỹ thuật một số Sở, Viện Nghiên cứu, nông dân Đào tạo kỹ thuật chuyên sâu phục

vụ công tác chứng nhận cà phê - 500 Cán bộ kỹ thuật

2 26 Sở

NN&PT

NT

VBPQPL quy định về sản xuất an toàn, VietGAP, GlobalGAP, IPM, quy trình sản xuất an toàn

1.676 67.879

Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nông dân

(Nguồn: Cục Trồng trọt, 2010)

Trang 28

2.3.3 Chỉ định tổ chức chứng nhận VietGAP và phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm

Tổng số 27 tổ chức chứng nhận VietGAP được chỉ định, trong đó CụcTrồng trọt chỉ định 17 đơn vị, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố chỉđịnh 12 đơn vị (Phụ lục II)

Cục Quản lý chất lượng NLS&TS, Cục Bảo vệ thực vật đã chỉ định hàngchục phòng kiểm nghiệm phân tích các chỉ tiêu liên quan đến an toàn thực phẩm

2.3.4 Triển khai quy hoạch vùng sản xuất, các dự án áp dụng VietGAP

Ngân sách trung ương: Dự án khuyến nông quốc gia xây dựng các môhình sản xuất RAT giai đoạn 2011- 2013 triển khai ở 9 tỉnh, thành phố; Dự án do

cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ (15 triệu USD), Dự án Nângcao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và Phát triển chương trình khísinh học (QSEAP) triển khai tại 16 tỉnh, thành phố vốn 110 triệu USD, vay ngânhàng châu Á (ADB) 95 triệu USD

Ngân sách địa phương: Các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng;các tỉnh: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai, Quảng Bình, Gia Lai, Bình Thuận, dự

án sản xuất rau, quả an toàn; ban hành các chính sách hỗ trợ trên địa bàn với tổngkinh phí hàng trăm tỷ đồng

Quy hoạch vùng sản xuất an toàn tập trung: Đến 2012 có 14 tỉnh, thànhphố (Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Hải Dương, Hải Phòng, Sơn La,

Đà Nẵng, Bình Thuận, Ninh thuận, Bến Tre, Tiền Giang ) đã phê duyệt quyhoạch 214.019 ha, trong đó diện tích chè 82.293 ha; rau 55.761 ha và quả 75.965

ha Riêng tỉnh Lâm Đồng và TP Hồ Chí Minh đã trình UBND tỉnh/thành phốxem xét và dự kiến trong quý I năm 2013 sẽ phê duyệt

2.3.5 Kết quả chứng nhận và kiểm nghiệm

Tổng số 696 Giấy chứng nhận VietGAP được cấp cho 7.510 ha rau, quả,chè, lúa, trong đó riêng thanh long của Bình Thuận là 5848 ha Đến tháng12/2012 có 394 Giấy chứng nhận VietGAP còn hiệu lực với diện tích là 3600 ha

Trang 29

Ngoài ra, đến 2012 có khoảng 10.000 ha sản xuất an toàn theo hướng VietGAP(người sản xuất được tập huấn, áp dụng các chỉ tiêu cơ bản của VietGAP, khôngđăng ký chứng nhận, cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, giám sát), trong đó riêng vải củaBắc Giang là 6.500 ha

Trên 60.000 ha cà phê, ca cao được chứng nhận 4C, UTZ Certified và hơn2.000 ha chè được chứng nhận Rainforest Alliances do các Công ty thu mua, chếbiến, xuất khẩu hỗ trợ chứng nhận và mua với giá cao hơn sản phẩm không đượcchứng nhận Ngoài ra, có gần 500 ha rau, quả được chứng nhận GlobalGAP

Bên cạnh đó còn có 1 số mô hình sản xuất rau, quả, chè, lúa gạo theo tiêuchuẩn hữu cơ

Năm 2012 cả nước kiểm nghiệm khoảng 5330 mẫu nông sản có nguồngốc thực vật, tỷ lệ mẫu vi phạm vượt ngưỡng quy định gồm 36 mẫu (0,7%) về visinh vật, 364 mẫu (6,8%) về thuốc BVTV và NO3

2.3.6 Tiêu thụ sản phẩm an toàn

Việc tiêu thụ sản phẩm (đầu ra cho sản phẩm) là một vấn đề hết sức quantrọng, cho đến nay đã có nhiều chính sách từ trung ương cho đến các địa phươngnhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân cụ thể đã có 10 tỉnh, thànhphố (Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu,Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bình Dương, Quảng Trị, Bạc Liêu) đã có chợ đầu mốibán rau an toàn

Tiêu biểu trong số các nhà bán lẻ tham gia tiêu thụ sản phẩm được sảnxuất theo thêu chuẩn GAP, VietGAP là Liên hiệp HTX thương mại Tp HCM(Saigon Coop) với hệ thống bán lẻ hiện đại trên nhiều tỉnh thành gồm 59 siêu thịCo.op Mart trên cả nước, 44 cửa hàng chuyên doanh thực phẩm Co.opFood và

124 cửa hàng Co.op Hiện nay, Saigon Coop đã ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩmVietGAP với Sở NN - PTNT Tp HCM, các Dự án, Chương trình hỗ trợ nông dân

áp dụng Gap và các nhà sản xuất tại Lâm Đồng, Bình Định, Tp HCM và các tỉnhĐBSCL Ngoài ra, Saigon Coop còn đầu tư xây dựng các trung tâm phân phốithực phẩm tươi sống, trong đó có cơ sở sơ chế, đóng gói rau, quả với công suất

Trang 30

400-500 tấn/tháng Trên địa bàn TP Hà Nội cũng đã xuất hiện hàng trăm cửahàng bán rau, quả an toàn của sơ sở sản xuất hoặc của các công ty bán lẻ có liênkết với cơ sở sản xuất an toàn được người tiêu dùng chấp nhận.

2.4 Quy trình, sơ đồ xin cấp phép VietGAP

2.4.1 Tóm tắt quy trình áp dụng và chứng nhận VietGAP

Thủ tục chứng nhận VietGAP do các tổ chức chứng nhận được chỉ định tựban hành trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của của thông tư 48/2012/TT - BNNPTNTngày 26/9/2012 và tiêu chuẩn TCVN 7457: 2004 Nhìn chung, quá trình xâydựng áp dụng và chứng nhận sẽ trải qua 10 bước cơ bản sau:

1 Nhà sản xuất (tự làm hoặc thuê tư vấn): Đào tạo nhận thức chung về vaitrò và tác dụng của việc xây dựng và áp dụng VietGAP; Nghiên cứu tiêu chuẩn,quy phạm liên quan và xây dựng cách thức nuôi/ trồng theo yêu cầu của tiêuchuẩn VietGAP cho nhóm sản phẩm muốn chứng nhận; Thực hiện việc nuôi/trồng, ghi chép và lưu hồ sơ cần thiết theo yêu cầu của tiêu chuẩn và quy trình tựxây dựng; Đào tạo đánh giá viên nội bộ và tiến hành đánh giá nội bộ trước khiđăng ký chứng nhận

2 Nhà sản xuất thực hiện Đăng ký chứng nhận theo mẫu gửi cho tổ chứcchứng nhận

3 Tổ chức chứng nhận báo giá trên cơ sở diện tích nuôi /trồng, loại cây/con, sản lượng, phương thức canh tác (nhà kính, luân canh…) và thương thảo vớinhà sản xuất;

4 Hai bên ký kết hợp đồng tài chính và hợp đồng trách nhiệm

5 Hai bên thực hiện đánh giá chứng nhận vào thời điểm thu hoạch theothời gian đã thỏa thuận;

6 Nhà sản xuât thực hiện hành động khắc phục nếu số điểm không phùhợp vượt quá yêu cầu cho phép (100% số điểm A và 90% số điểm B phải phùhợp);

7 Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận VietGAP sau khi nhà sảnxuất khắc phục xong các điểm không phù hợp (Giấy chứng nhận có hiệu lực 24tháng);

Trang 31

8 Nhà sản xuất trả chi phí chứng nhận theo hợp đồng trước khi nhận Giấychứng nhận;

9 Nhà sản xuất tiếp tục duy trì hoạt động nuôi trồng theo yêu cầu của tiêuchuẩn và thực hiện việc đánh giá giám sát định kỳ (tối thiểu 1 lần/năm)

10 Hai bên chuẩn bị cho việc đánh giá chứng nhận lại khoảng 1 thángtrước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực

Sơ đồ 2.1 Mô tả quy trình áp dụng và cấp chứng chỉ VietGAP

(Nguồn: Tham khảo tài liệu và các chuyên gia)

2.4.2 Thủ tục và trình tự đăng ký, giám sát sản xuất rau (quả) an toàn theo VietGAP

a Hồ sơ đăng ký

Bộ hồ sơ nhà sản xuất cần phải chuẩn bị để kiểm tra, đánh giá bao gồm:

(i)- Sơ đồ cơ cấu tổ chức, hồ sơ về tư cách pháp nhân của cơ sở, mối liên hệgiữa các thành viên và cơ sở

Lập hồ sơ đăng ký

Lập đoàn giám sát

Đánh giá các chỉ tiêu đủ điều kiện được phép cấp CCThương thảo HĐ

Cấp chứng chỉ

Khắc phục những tiêu chí chưa đạt tiêu chuẩn

Nghiên cứu quy trình, áp dụng

SX theo tiêu chuẩn VietGAP

Thực hiện SX theo quy trìnhĐơn vị/Tổ chức đề

Trang 32

(ii)- Danh sách thành viên (Họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất) vàcác thông tin liên quan đến các thành viên (trong trường hợp cơ sở đăng ký kiểmtra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên sản xuất/canh tác.

(iii)- Bảng tự đánh giá của cơ sở nêu với đầy đủ các thông tin theo yêu cầu(iv)- Đơn đăng ký chứng nhận VietGAP Trong trường hợp cơ sở đăng kýkiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều hộ (sản xuất/canh tác) thànhviên thì cần gửi kèm theo danh sách thành viên (Họ tên, địa chỉ, địa điểm, diệntích sản xuất) và các thông tin liên quan đến các hộ (danh sách chứng chỉ tậphuấn, đào tạo, hình thức sản xuất và tiêu thụ)

(v)- Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết

kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản (nhà

sơ chế)

(vi)- Quy trình sản xuất/canh tác rau quả phù hợp

(vii)- Sổ sách ghi chép quá trình sản xuất, tiêu thụ (kế hoạch, sổ theo dõi sảnxuất, sổ theo dõi tiêu thụ - vận chuyển, sổ xuất nhập vật tư, ) chung của đơn vị.(vii)- Sổ sách ghi chép quá trình sản xuất và tiêu thụ của các thành viên.(ix)- Kết quả kiểm tra mẫu đất, nước hàng năm (nếu có)

(xi)- Hồ sơ kiểm tra nội bộ định kỳ hàng năm, theo quy định tại điều 8 củaquy chế chứng nhận VietGAP kèm theo quyết định số 48/2012/QĐ-BNN

b Trình tự, thủ tục cấp và duy trì giấy chứng nhận

* Trước khi cấp giấy chứng nhận

Bước 1: Hướng dẫn đơn vị sản xuất lập hồ sơ đăng ký chứng nhận

Bước 2: Chấp nhận đăng ký;

Kiểm tra, đánh giá hồ sơ;

Thành lập đoàn giám sát;

Ký kết hợp đồng

Bước 3: Kiểm tra thực tế:

Tiến hành kiểm tra sản xuất ngoài đồng ruộng, phỏng vấn trực tiếp vàkiểm tra hồ sơ sản xuất theo các đợt cho mỗi một quy trình sản xuất theo tiêuchuẩn VietGAP(cây trồng đăng ký chứng nhận) như sau:

Trang 33

Kiểm tra sơ bộ (3 lần) Mỗi lần kiểm tra cần có sổ tay đánh giá, bảng kiểmtra, biên bản kiểm tra có ký nhận 2 bên, biên bản khắc phục lỗi.

Kiểm tra chính thức (1 lần), kiểm tra cần có sổ tay đánh giá, bảng kiểmtra, biên bản kiểm tra có ký nhận 2 bên

Lấy mẫu sản phẩm điển hình theo trình tự lấy mẫu thuộc quyết định 106

về người lấy mẫu Phân tích, đánh giá mẫu sản phẩm trong quá trình kiểm tra(Biên bản lấy mẫu, biên bản bàn giao mẫu, biên bản trả kết quả phân tích mẫu )

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận:

Báo cáo đánh giá: Dựa vào kết quả các lần kiểm tra đánh giá sự phù hợp

và những điểm chưa phù hợp như quy định của VietGAP, kết luận xem đơn vịHTX có đủ tiêu chuẩn để công nhận VietGAP hay không, đề xuất để lãnh đạoquyết định cấp giấy chứng nhận

Cấp giấy chứng nhận (quyết định chứng nhận, mẫu giấy chứng chỉ)

* Giám sát duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận

Giám sát thường xuyên hoặc đột xuất (2 lần/quy trình) Các thủ tục giốngnhư 1 lần kiểm tra sơ bộ và 1 lần kiểm tra chính thức

Duy trì hoặc đình chỉ giấy chứng nhận

Hợp đồng chứng nhận hết 01 năm hiệu lực, thảo luận ký cho năm tiếptheo trước khi hợp đồng hết hiệu lực 01 tháng

2.4.2 Tổng hợp chi phí chứng nhận VietGAP

Theo báo cáo của Cục Trồng Trọt về “Tình hình áp dụng và chứng nhậnVietGAP” ngày 19 tháng 8 năm 2011 Về chi phí đánh giá và cấp chứng chỉVietGAP của một số công ty với nội dung như sau:

Bảng 2.7 Chi phí đánh giá và cấp chứng chỉ VietGAP

STT Tổ chức chứng nhận Chi phí chứng

nhận/ mô hình

Chi phí chứng nhận /ha (triệu đồng)

Đề nghị xây dựng định mức chi phí

Có Không

1 Trung tâm NC& Ứng dụng

CNSH Nhiệt Đới

23 triệu/ 1,5 ha nho 15 x

3 Trung tâm KĐ chất lượng giống 42,9 triệu/ mô hình 5,55 x

Trang 34

10 TT Chất lượng NLTS Vùng 1 Đang thực hiện;

12 Trung tâm khảo kiểm nghiệm

giống, SPCT và PB Quốc gia

Chi phí chứng nhận được xác định tương đối như sau:

a) Các hạng mục có đơn giá (do TCCN quy định):

Đơn giá ngày công kỹ thuật ;

Số ngày công kiểm tra hồ sơ, đánh giá thực địa, thẩm tra kết quả, báocáo/kiến nghị chứng nhận;

Công tác phí và lưu trú cho đoàn đánh giá

Chi phí cấp giấy chứng nhận

Thuế dịch vụ: 10%

Chi khác: điện thoại, văn phòng phẩm

Chi phí quản lý

Trang 35

b) Các chi phí phát sinh:

Phân tích mẫu sản phẩm

Chi phí phương tiện đi lại

Số ngày công kiểm tra /đánh giá lại (tùy theo mức độ tuân thủ của nhà sảnxuất)

Nhìn chung, chi phí chứng nhận giữa các TCCN không thống nhất vì:Cách tính giá ngày công và chi phí đánh giá khác nhau (dao động từ200.000 đồng/ngày đến 3.000.000 đồng/ngày);

Chi phí quản lý/ quy chế chi tiêu của mỗi tổ chức khác nhau;

Các nhà sản xuất có đặc điểm và mức độ phù hợp với tiêu chuẩn rất khácnhau làm cho số ngày công đánh giá và số lần kiểm tra/ giám sát biến động dẫnđến chi phí khác nhau;

Đối tượng sản phẩm khác nhau dẫn đến ngày công đánh giá, chi phí phântích mẫu khác nhau;

Khoảng cách giữa TCCN và nhà sản xuất làm thay đổi rất lớn đến các chi phí

đi lại, lưu trú

Mặt khác, bản chất của VietGAP là một tiêu chuẩn thì theo Luật Chấtlượng sản phẩm hàng hoá, chi phí đánh giá sự phù hợp được xác định như sau:

Điều 25 Đánh giá sự phù hợp: Chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện

theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận.

Điều 31 Chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy

Người sản xuất phải trả chi phí thử nghiệm, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy theo thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

Trang 36

Tóm lại: Chứng nhận VietGAP là một hoạt động dịch vụ và căn cứ vàonhững phân tích ở trên, chi phí chứng nhận VietGAP cần được xác định trên cơ

sở thoả thuận giữa nhà sản xuất và tổ chức chứng nhận Tuy nhiên, chi phí phảiđược tính toán hợp lý trên cơ sở thực tiễn sản xuất và hướng dẫn xác định chi phí

Thương mại toàn cầu về rau hoa quả tươi làm cho các hoạt động kinh doanhtrở nên tự do hơn Những thay đổi lối sống của người tiêu dung trong khu vựcASEAN và trên khắp thế giới đang là định hướng cho nhu cầu bảo đảm rau quả

an toàn và đúng chất lượng, nhưng đồng thời phải được sản xuất và bảo quản tốt,theo phương thức không gây hại đến môi trường và sức khỏe, điều kiện an toàn

và phúc lợi xã hội của người lao động

Những xu hướng này tác động làm tăng thêm những yều cầu từ phía cácnhà bán lẻ trong việc tuân thủ các chương trình GAP chủa chính phủ các nướcphải đưa ra các yêu cầu pháp lý về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, sứckhỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội đối với người lao động

Thành viên của các nước ASEAN đều có chung đặc điểm về phương thứccanh tác, cơ sở hạ tầng và điều kiện thời tiết Hiện tại, việc thực hiện các chươngtrình GAP trong khu vực ASEAN lại khác nhau, một số nước đã có hệ thống

Trang 37

chứng nhận quốc gia còn một số nước khác đang trong chương trình nâng caonhân thức cho nông dân.

Mục đích của ASEAN GAP là tăng cường việc hài háo các chương trìnhGAP trong khu vực ASEAN Điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mạigiữa các nước thành viên ASEAN và với thị trường toàn cầu, nhằm cải thiện cơhội phát triển cho người nông dân và góp phần duy trì nguồn cung cấp thực phẩm

an toàn và bảo tồn môi trường, quy mô của ASEAN GAP bao trùm lên các khâutrồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các loại rau quả tươi tại trang trại vàkhâu xử lý sau thu hoạch tại các địa điểm đóng gói rau quả Các sản phẩm có độrủi ro cao về an toàn thực phẩm như rau giá và hoa quả tươi cắt miếng khôngthuộc phạm vi của ASEAN GAP ASEAN GAP có thể sử dụng cho tất cả cácdây chuyền sản xuất nhưng nó không phải là một tiêu chuẩn cho cấp chứng chỉvới các sản phẩm hữu cơ hay các sản phẩm từ cây chuyển gen (GMO)

2.5.2 GlobalGap

Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng bởi một hiệp hội bình đẳng củacác nhà sản xuất, các nhà bán lẻ, các tổ chức dịch vụ, các nhà cung cấp sản phẩmnông nghiệp, các tổ chức chứng nhận, các công ty tư vấn, các nhà sản xuất phânbón và thuốc bảo vệ thực vật, các trường đại học và các hiệp hội của họ

Trước đây là tiêu chuẩn EUREP GAP đến ngày 02/07/2007 và được nângtầm lên thành GlobalGap ( là viết tắt của từ Global Good Agricultural Practice -Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) Đây là một bộ tiêu chuẩn được xây dựng

để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủysản) trên toàn cầu Là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trìnhsản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch

Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanhnghiệp, giữa nhà sản xuất với người cung ứng nông sản thực phẩm, vì thế nókhông hướng tới việc gắn nhãn trên sản phẩm dành cho người tiêu dùng cuốicùng, mà quan tâm tới sản lượng và địa điểm sản xuất

Trang 38

Yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP

Tiêu chuẩn GlobalGap yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thốngkiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn canhtác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ Chẳng hạn như phải làm sạch nguồnđất, đảm bảo độ an toàn nguồn nước; giống cây trồng, vật nuôi được chọn cũng

là giống sạch bệnh bởi nếu giống không an toàn sẽ ảnh hưởng nhiều tới năngsuất, chất lượng; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng phải đảm bảo là nhữngthuốc trong danh mục, chủ yếu là thuốc có nguồn gốc hữu cơ an toàn cho người

2.5.3 Phát triển hệ thống GAP của Nhật (JGAP)

Hệ thống JGAP bao hàm việc quản lý/kiểm soát các mối nguy trong sản xuấtbảo đảm an toàn thực phẩm, bền vững về môi trường và bảo vệ người lao động.JGAP sẽ mang đến các lợi ích sau:

 Người tiêu dùng sẽ được hưởng các sản phẩm nông nghiệp an toàn đượcbảo lãnh bởi các cơ quan thanh tra độc lập

 Hệ thống JGAP sẽ kiểm soát được các sản phẩm nhập ngoại không đảmbảo chất lượng

 Không phát sinh chi phí cho cả người bán và mua

Trang 39

 Đối với các nhà xuất khẩu, khi xuất hàng hóa có thể đối chiếu với các hệtiêu chuẩn khác trên thế giới để khẳng định sự tương thích của hệ thống này vớicác hệ GAP của các nước

Tuy nhiên, hàng năm chính phủ đều có rà soát lại các tiêu chuẩn để luôn cập

nhật các điều khoản thương mại mới, vì thế mà JGAI (GAP mới) ra đời (là phiên

bản cập nhật của JGAP) Phê chuẩn JGAP và hệ thống quản lý chuỗi cung cấp để

có hệ thống truy vấn nguồn gốc sản phẩm là vấn đề mới và phải tuân thủ đối vớicác bên tham gia

2.5.4 Mô hình GAP và quy trình canh tác tốt của Hàn Quốc

Hàn Quốc triển khai GAP trên diện rộng từ năm 2006 và đã xây dựng kếhoạch dài hạn đến 2013 sẽ đạt được tiêu chuẩn tương đương với các tiêu chuẩnquốc tế như Codex và EurepGAP GAP của Hàn Quốc (KGAP) gồm 170 tiêu chíđược xây dựng theo điều kiện của nước này Tuy còn có những trở ngại như cònthiếu nhận thức về canh tác hộ gia đình, chưa tổ chức đào tạo đầy đủ và chưa gắnđược GAP với các chương trình/quy trình tiêu chuẩn khác như chương trìnhnông sản thân thiện với môi trường, nông sản không/hoặc giảm tối thiểu dưlượng hóa chất, chăn nuôi hữu cơ….GAP vẫn được triển khai Tóm lược quátrình như sau:

 Bộ Nông Lâm nghiệp Hàn Quốc (MAF) ban hành sách hướng dẫn vàchứng chỉ logo GAP năm 2003

 Hướng dẫn cách ghi nhật ký đồng ruộng, tiêu chuẩn nhập số liệu vàcác báo cáo để chuẩn bị cho hệ thống truy nguyên nguồn gốc sảnphẩm

 Năm 2004-2005, Bộ luật kiểm tra quản lý chất lượng nông sản banhành, là cơ sở để xây dựng chính sách chứng chỉ chất lượng cho cácsản phẩm

Trang 40

 Triển khai đào tạo/tập huấn cho các bên tham gia với các chuyên giacủa FDA Mỹ từ trung ương đến cấp tỉnh

 Chính sách liên quan GAP và các chương trình xúc tiến triển khai, tìmkiếm thị trường cho sản phẩm GAP

Các hoạt động liên quan đến trang trại sản xuất tham gia GAP:

 Thực hiện đăng ký hệ thống truy nguyên nguồn gốc Nhất thiết phảiduy trì ghi nhật ký sản xuất từ tất cả các công đoạn canh tác đến thuhoạch, sơ chế, chế biến và phân phối Xác định được nguyên nhân vàbằng chứng khi có các vấn đề phát sinh

 Lựa chọn loại giống

 Quản lý môi trường sản xuất, sử dụng hóa chất nông nghiệp theo Luậtbảo vệ môi trường Nguyên tắc chính của GAP là áp dụng quy trìnhquản lý dinh dưỡng tổng hợp (INM)

 Quản lý chế độ tưới tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng nước và bảo vệđất

 Thực hiện chương trình phòng trừ tổng hợp (IPM)

 Quản lý thu hoạch và sau thu hoạch

 Quản lý chế độ bảo quản sản phẩm (có nhật ký bảo quản đầy đủ), cóbao gói, nhãn hiệu ghi đủ các thông số theo yêu cầu

 Quản lý tạp chất, vệ sinh kho

 Quản lý các vấn đề liên quan đến người lao động (chế độ bảo hiểm, antoàn lao động, sức khỏe…)

 Các vấn đề môi trường Điều quan trọng là hướng tới chế độ canh tácbền vững, giảm thiểu tác động đến thiên nhiên

 Đảm bảo chế độ đào tạo để cập nhật kiến thức đầy đủ Phải đạt đượccác tiêu chuẩn chứng chỉ của đào tạo

2.6 Kinh nghiệm áp dụng VietGAP ở một số địa phương của Việt Nam

Ngày đăng: 27/05/2014, 07:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Báo cáo sơ kết ba năm thực hiện “Đề án sx và tieu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009-2016” của Sở NN&PTNT TP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án sx và tieu thụ rau an toàn thành phốHà Nội giai đoạn 2009-2016
1. Đặng Thị Chuyển (2012), Nghiên cứu phát triển thương hiệu rau an toàn Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội: Luận văn thạc sĩ kinh tế Khác
2. Lưu Thị Mai Hương (2012), Phân tích thực trạng tiêu dùng rau an toàn của các hộ gia đình trên địa bàn Thành phố Hà Nội : Luận văn thạc sỹ kinh tế nông nghiệp Khác
3. Phạm Tiến Duật, Đánh giá thực trạng và một số giải pháp kỹ thuật góp phần phát triển sản xuất rau an toàn tại thành phố Hà Nội: Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Khác
4. Lê Văn Lương, Nghiên cứu mối liên kết sản xuất - tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội: Luận văn thạc sĩ Kinh tế Khác
6. Báo cáo Hiện trạng áp dụng thực hành Nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất rau, quả; đinh hướng và phát triển của cục Trồng trọt Khác
7. Báo cáo tổng quan các nghiên cứ về ngành rau quả của Việt Nam của Viện Kinh tế nông nghiêp Khác
9. Kết quả điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và thủy sản TP Hà Nội năm 2011 10. Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/1/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khác
11. Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN, ngày 28/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khác
12. Sách Nông nghiệp, nông thôn từ chính sách đến thực tiễn của khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Trường Đại Học Nông nghiêp Hà Nội Khác
13. Sách Nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình hiện đại hóa và đô thị hóa ở Việt Nam của khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Trường Đại Học Nông nghiêp Hà Nội Khác
16. Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2012. của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khác
17. Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy – VietCert www. vietcert .org Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3. Các mô hình VietGAP, GlobalGAP đang thực hiện - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Bảng 2.3. Các mô hình VietGAP, GlobalGAP đang thực hiện (Trang 24)
Bảng 2.4. Các mô hình theo hướng VietGAP, GAP - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Bảng 2.4. Các mô hình theo hướng VietGAP, GAP (Trang 25)
Bảng 2.5. Tổng hợp các mô hình VietGAP, GAP  lĩnh vực trồng trọt - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Bảng 2.5. Tổng hợp các mô hình VietGAP, GAP lĩnh vực trồng trọt (Trang 26)
Bảng 2.7. Chi phí đánh giá và cấp chứng chỉ VietGAP - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Bảng 2.7. Chi phí đánh giá và cấp chứng chỉ VietGAP (Trang 33)
Hình 3.2. Khí hậu Hà Nội (1898- 2011) - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Hình 3.2. Khí hậu Hà Nội (1898- 2011) (Trang 53)
Hình 3.3. Ảnh Sông Hồng - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Hình 3.3. Ảnh Sông Hồng (Trang 54)
Hình 3.8. Thu hoạch lúa ở xã Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội. - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Hình 3.8. Thu hoạch lúa ở xã Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội (Trang 60)
Sơ đồ 4.1. Tiêu thụ rau xanh của Hà Nội - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Sơ đồ 4.1. Tiêu thụ rau xanh của Hà Nội (Trang 64)
Sơ đồ 4.2. Mô hình triển khai VietGAP của sở nông nghiệp Hà Nội  (Nguồn: Nghiên cứu và tham khảo ý kiến chuyên gia) - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Sơ đồ 4.2. Mô hình triển khai VietGAP của sở nông nghiệp Hà Nội (Nguồn: Nghiên cứu và tham khảo ý kiến chuyên gia) (Trang 80)
Bảng 4.1. Danh sách các đơn vị  đã triển khai VietGAP - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Bảng 4.1. Danh sách các đơn vị đã triển khai VietGAP (Trang 81)
Bảng 4.2. Danh sách các công ty câp chứng chỉ VietGAP tại thành phố Hà Nội - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Bảng 4.2. Danh sách các công ty câp chứng chỉ VietGAP tại thành phố Hà Nội (Trang 82)
Sơ đồ 4.4. Cơ cấu tổ chức của công ty - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Sơ đồ 4.4. Cơ cấu tổ chức của công ty (Trang 84)
Sơ đồ 4.5. Quy trình chứng nhận VietGAP - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Sơ đồ 4.5. Quy trình chứng nhận VietGAP (Trang 85)
Hình 4.1. Ảnh Ủy ban nhân dân xã Văn Đức - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Hình 4.1. Ảnh Ủy ban nhân dân xã Văn Đức (Trang 88)
Hình 4.2. Quy định sản xuất RAT - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Hình 4.2. Quy định sản xuất RAT (Trang 89)
Sơ đồ 4.6. Mô hình quản lý ViatGAP tại xã Văn Đức - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Sơ đồ 4.6. Mô hình quản lý ViatGAP tại xã Văn Đức (Trang 90)
Hình 4.3. Giấy chứng nhận VietGAP 4.3.1.3. Những khó khăn và kiến nghị - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Hình 4.3. Giấy chứng nhận VietGAP 4.3.1.3. Những khó khăn và kiến nghị (Trang 91)
Hình 4.4. Phỏng vấn Ông Trần Đức Vinh chủ nhiệm hợp tác xã Yên Mỹ - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Hình 4.4. Phỏng vấn Ông Trần Đức Vinh chủ nhiệm hợp tác xã Yên Mỹ (Trang 94)
Hình 4.5. Chứng chỉ tham gia khóa tập huấn nâng cao về kiểm tra đánh giá  thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) cấp cho xã viên xã Yên Mỹ - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Hình 4.5. Chứng chỉ tham gia khóa tập huấn nâng cao về kiểm tra đánh giá thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) cấp cho xã viên xã Yên Mỹ (Trang 95)
Hình 4.6. Sổ nhật ký của hộ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tai hợp tác xã Yên Mỹ - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Hình 4.6. Sổ nhật ký của hộ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP tai hợp tác xã Yên Mỹ (Trang 96)
Sơ đồ 4.7. Cơ cấu tổ chức ban chỉ đạo VietGAP tai hợp tác xã Yên Mỹ (Nguồn: HTX Yên Mỹ) - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Sơ đồ 4.7. Cơ cấu tổ chức ban chỉ đạo VietGAP tai hợp tác xã Yên Mỹ (Nguồn: HTX Yên Mỹ) (Trang 97)
Hình 4.7. Lớp tập huấn VietGAP cho nông dân - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Hình 4.7. Lớp tập huấn VietGAP cho nông dân (Trang 99)
Sơ đồ 4.9. Cơ cấu tổ chức triển khai VietGAP của hợp tác xã Tiền Lệ - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Sơ đồ 4.9. Cơ cấu tổ chức triển khai VietGAP của hợp tác xã Tiền Lệ (Trang 100)
Bảng 4.6. Những điểm giống nhau của ba hợp tác xã - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Bảng 4.6. Những điểm giống nhau của ba hợp tác xã (Trang 102)
Hình 4.8. Điều tra trực tiếp từ các hộ trồng  rau - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Hình 4.8. Điều tra trực tiếp từ các hộ trồng rau (Trang 104)
Bảng 4.10. Kết qủa điều tra đối với 15 hộ đã đăng ký và đang chờ được cấp chứng chỉ VietGAP - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Bảng 4.10. Kết qủa điều tra đối với 15 hộ đã đăng ký và đang chờ được cấp chứng chỉ VietGAP (Trang 105)
Bảng 4.11. Kết qủa điều tra đối với 15 hộ trồng rau theo truyền thống - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Bảng 4.11. Kết qủa điều tra đối với 15 hộ trồng rau theo truyền thống (Trang 107)
Sơ đồ 4.9. Mô hình hoạt động của Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Sơ đồ 4.9. Mô hình hoạt động của Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội (Trang 112)
Hình 4.9. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Hình 4.9. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Trang 115)
Bảng 2: Các tiêu chuẩn quy chẩn liên quan - nghiên cứu việc áp dụng vietgap trong sản xuất rau của hà nội
Bảng 2 Các tiêu chuẩn quy chẩn liên quan (Trang 129)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w