Các dạng vacxin chết thường dùng: + Dạng vacxin chết không có bổ trợ + Dạng vacxin chết có bổ trợ keo phèn: Để tăng kích thích miễn dịch và giữ cho kháng nguyên tồn tại lâu trong cơ
Trang 1VACXIN SỬ DỤNG TRONG THÚ Y
Trường: Cao Đẳng Sư phạm Hà Nam
Lớp: SP Sinh-KTNN K16
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh
Nguyễn Hồng Nhung
Trang 21 Khái niệm
Vacxin là chế phẩm sinh học chứa các mầm bệnh đã bị làm yếu đi hoặc đã chết (không còn khả năng gây bệnh) Sau khi tiêm vào cơ thể, chế phẩm này kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu để chống lại bệnh (còn gọi là miễn dịch) Chính yếu tố này mà việc dùng vacxin đòi hỏi kỹ thuật trong cả bảo quản cũng như sử dụng
Trang 32 Phân loại vacxin
Vacxin gồm:
+ Vacxin chết (vacxin vô hoạt)
+ Vacxin sống (vacxin nhược độc)
Trang 42.1 Vacxin chết (vacxin vô hoạt)
Nguồn gốc:
+ Là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn, virut mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân vật lý như tia cực tím, các chất hóa học như axit phenic, formol, crystal violet
+ Thường vacxin chết tạo cho cơ thể miễn dịch tương đối yếu và thời gian miễn dịch ngắn Vì vậy người ta thường bổ sung vào vacxin các chất bổ trợ như keo phèn, dầu khoáng để giữ kháng nguyên lâu trong cơ thể, kích thích tạo miễn dịch lâu dài.
Trang 5 Các dạng vacxin chết thường dùng:
+ Dạng vacxin chết không có bổ trợ
+ Dạng vacxin chết có bổ trợ keo phèn: Để tăng kích thích miễn dịch và giữ cho kháng nguyên tồn tại lâu trong cơ thể động vật và thời gian miễn dịch trong cơ thể kéo dài hơn + Dạng vacxin vô hoạt: thường an toàn, không gây phản ứng, liều lượng cao hơn nhiều so với vacxin nhược độc, độ dài miễn dịch kém Vì vậy phải tiêm nhiều lần trong mộ năm
+ Dạng vacxin có bổ trợ dầu(vacxin nhũ hóa): Có tác dụng như vacxin keo phèn nhưng thời gian miễn dịch cao hơn.
Trang 62.2.Vacxin sống( vacxin nhược độc)
- Nguồn gốc : Là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn hoặc virut
đã được làm yếu đi đến mức không gây nguy hiểm cho vật nuôi bằng các yếu tố hóa học, vật lý, sinh học…., nhưng có tác dụng gây miễn dịch tốt; hoặc từ những chủng vi sinh vật vốn có tính gây bệnh thấp đối với động vật được tuyển chọn
từ tự nhiên.
- Các dạng vacxin nhược độc:
+ Dạng tươi: Khi dùng có hiệu lực cao, nhưng bảo quản khó và phải vận chuyển trong lạnh(0°C)
+ Dạng đông khô: Dạng vacxin này được làm đông khô ở nhiệt độ lạnh, việc bảo quản và vận chuyển vacxin dễ dàng Thời gian bảo quản cũng dài hơn loại trên.
Trang 73 Đặc điểm của Vacxin
- Vacxin chủ yếu dùng để phòng bệnh Sau khi tiêm vacxin một thời gian nhất định (7-21 ngày) động vật mới có miễn dịch Trong thời gian đó vật nuôi chưa có miễn dịch đầy đủ vẫn có thể mắc bệnh.
- Thời gian miễn dịch kháng nguyên khác nhau tùy loại.
- Vacxin chỉ có tác dụng phòng ngừa được bệnh khi súc vật đã được tiêm phòng bằng các kháng nguyên tương ứng, được gọi là tương đồng kháng nguyên.
Trang 84 Cách bảo quản Vacxin
- Bảo quản vacxin ở chỗ lạnh, tối, râm mát, tránh ánh sáng Mặt Trời
- Đối với vacxin nhược độc đã đông khô: Để trong tủ lạnh hay phòng lạnh ở nhiệt độ 4°C đến 10°C nhằm tránh rút ngắn hạn sử dụng hoặc mất hiệu lực
- Đối với vacxin nhược độc dạng tươi: Phải để trong nhiệt độ (-) và chỉ có hạn dùng trong khoảng 1 tháng Khi đã pha rồi, vacxin chỉ dùng trong thời hạn 12 h Không được để vacxin ở chỗ nóng và có ánh sáng Mặt Trời và các kgangs nguyên sẽ bị phân huye, mất tác dụng tạo miễn dịch đặc hiệu
- Đối với vacxin chết (vô hoạt): Có thể bảo quản ở nhiệt độ thường (20-25°C), tốt nhất để ở nhiệt độ 10-12°C Vacxin đã rút từ lọ ra, được pha loãng với nước cất, phải dùng ngay trong ngày Lọ vacxin
đã dùng dở không được dùng lại
Trang 95 Cách sử dụng Vacxin
- Tiêm phòng hàng năm cho gia súc, gia cầm ở nơi có ổ dịch cũ, nơi có bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa trước mùa phát bệnh
- Vacxin phòng bệnh nào thì chỉ phòng được bệnh đó, không
phòng được bệnh khác;
- Không được tiêm vacxin cho động vật đang mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, động vật mới thiến chưa lành vết thương, những con có nhiều ký sinh trùng và động vật mang thai ở kỳ cuối.
- Dụng cụ tiêm phòng (bơm kim tiêm) phải đảm bảo tiệt trùng
Biện pháp tốt nhất là luộc sôi để nguội trước khi sử dụng;
- Không dùng cồn để sát trùng bơm kim tiêm khi tiêm vacxin;
Trang 105 Cách sử dụng Vacxin
- Dùng vacxin đủ liều, đúng đường tiêm, đúng vị trí, đủ độ sâu và đúng lịch theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất;
- Vị trí tiêm phải được sát trùng; lắc kỹ lọ vacxin trước khi sử dụng; vacxin đã pha hoặc đã cắm kim tiêm, nên dùng càng sớm càng tốt, nếu thừa phải hủy, không được dùng cho ngày hôm sau; không vứt bừa bãi chai lọ, kim tiêm;
- Sau khi sử dụng vác xin, cần theo dõi vật nuôi để kịp thời can thiệp các trường hợp phản ứng hoặc gia súc gia cầm có thể bị sốc phản vệ;
- Khi đi mua vacxin nên mua ở những nơi có đủ điều kiện, được phép bán vacxin, tốt nhất mua tại các cửa hàng được Trạm Thú y huyện cấp phép để đảm bảo chất lượng và được tư vấn kỹ thuật về cách sử dụng các loại vacxin
Trang 116 Một số vacxin thường sử dụng trong thú y
- Vacxin phòng bệnh cho trâu bò:
vacxin tụ huyết trùng trâu bò; vacxin
nhũ hóa tụ huyết trùng trâu, bò, lợn;
vacxin nhiệt thán nhược độc; vacxin
phòng bệnh ung khí thán, vacxin
phòng bệnh lở mồm long móng….
-Ví dụ: Vacxin tụ huyết trùng trâu bò.
Trang 12THÀNH PHẦN VẮC XIN:
- Giống vi trùng Tuýp B được lên men trên Fermentor, ít độc tố, tính miễn dịch cao
- Formaldehyd
- Chất bổ trợ: Keo phèn
- Mỗi liều Vắc xin có chứa ≈10 tỷ tế bào
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG
- Tiêm dưới da, mỗi con 2ml
- Sau khi tiêm Vắc xin 14-21 ngày, Trâu, bò sẽ có miễn dịch và kéo dài 06 tháng
- Vắc xin có thể gây phản ứng cục bộ nơi tiêm: hơi sưng, nóng và
tự hết sau 30-40 giờ mà không cần can thiệp gì
- Không tiêm cho Trâu, bò ốm yếu, gần đẻ, mới đẻ hoặc khi đói
BẢO QUẢN:
- Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C
- Hạn dùng: 01 năm kể từ ngày SX
Trang 13- Vacxin phòng bệnh cho lợn:
Vacxin đóng dấu lợn I, vacxin tụ huyết trùng lợn, vacxin dịch tả, vacxin tai xanh, vacxin sưng phù đầu, vacxin phó thương hàn….
- Ví dụ: Vacxin lở mồm long móng
Trang 14SỬ DỤNG VÀ LIỀU DÙNG:
- Tiêm sâu vào bắp thịt
- Trước khi dùng phải trộn thật đều thuốc, tránh tạo bọt khí
- Liều tiêm không kể tuổi và trọng lượng của gia súc
+ Trâu, bò, lợn tiêm 2ml/ liều
+ Dê, cừu tiêm 1ml/ liều
BẢO QUẢN VẮC XIN:
- Bảo quản nhiệt độ từ +20C đến +80C
- Không được làm đông lạnh
- Khi mở lọ, Vắc xin phải được dùng ngay
TRÌNH BÀY:
- Vắc xin được đựng trong lọ nhựa có dung tích 50 ml
Trang 15- Vacxin phòng bệnh cho gia cầm:
vacxin Niucátxơn hệ I, vacxin Gumboro, vacxin cúm, vacxin viêm khí quản truyền nhiễm…
- Ví dụ :vacxin tụ huyết trùng gia cầm THÀNH PHẦN VẮC XIN
- Giống vi trùng Pasteurella
Aviseptica được lên men Fermentor
- Formaldehyd
- Chất bổ trợ keo phèn
- Mỗi liều Vắc xin có tương đương 8
tỷ vi khuẩn
Trang 16LIỀU LƯỢNG VÀ LIỀU DÙNG
- Tiêm dưới da cho các loại gia cầm
- Mỗi con 1 ml vắc xin
- Sau khi tiêm 14-21 ngày, con vật sẽ có miễn dịch và kéo dài 06 tháng
BẢO QUẢN
-Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C
- Hạn dùng 1 năm
DẠNG TRÌNH BÀY
- Vắc xin được đựng trong lọ nhựa loại dung tích 20ml tương đương
Trang 17- Vacxin phòng bệnh cho chó: Vacxin dại
đông khô, vacxin tứ liên, vacxin phòng bệnh carê…
- Ví dụ: Vacxin Eurican CHPLR
Vắc xin phòng bệnh Carre, bệnh do Adenovirus, Parvovirus, các bệnh Lepto và bệnh dại trên chó
CHỈ ĐỊNH:
Phòng bệnh Carré, bệnh do Adenovirus,
Parvovirus, bệnh do Leptospira canicola,
Leptospira icterohaemorrhagiae.
Trang 18ĐƯỜNG CẤP THUỐC: Tiêm dưới da.
LIỀU DÙNG: Liều 1ml/con Lịch tiêm phòng như sau: Chủng ngừa lần đầu lúc 3 tháng tuổi.
Chủng ngừa nhắc lại hàng năm.
BẢO QUẢN:
Bảo quản ở nhiệt độ từ +2oC đến +8oC, tránh ánh sáng
và không để đông đá.
Trang 19Mỗi loại vacxin có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng vacxin Nếu sử dụng
đúng kỹ thuật thì sẽ đảm bảo thời gian miễn dịch kéo dài và an toàn, ngược lại chỉ một sơ xuất nhỏ sẽ làm mất một phần hoặc mất hoàn toàn khả năng tạo miễn dịch của vacxin
Người chăn nuôi nên liên hệ với kỹ thuật viên Thú y phường, xã
hoặc liên hệ với Trạm Thú y tại địa phương để được hướng dẫn và tiêm phòng vaccine cho vật nuôi nhằm góp phần bảo vệ lợi ích cho chính mình và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng
Nguồn: Giáo trình thú y & Internet