đề tài “nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại 1 công ty cổ phần
Chuyên đề tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một sức mạnh về tài chính cụ thể là vốn. Vốn là biểu hiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc mở rộng quy mô về chiều sâu và chiều rộng của mỗi doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp phải luôn đảm bảo vốn cho hoạt động của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó doanh nghiệp mới có thể tăng lợi nhuận, tăng thu nhập để tồn tại và phát triển. Sản phẩm công nghệ là một thị trường luôn phát triển và thay đổi thường xuyên, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này phải luôn có sự cập nhật về sản phẩm cũng như công nghệ tiên tiến nhất để phục vụ các yêu cầu của khách hàng. Vốn lưu động là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Vì thế, việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là một vần đề thường xuyên được quan tâm và là vần đề cốt lõi trong hoat động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần Đại Việt là một đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ, công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động sao cho hiệu quả và đã gặt hái được một số thành tựu nhất định. Bên cạnh đó, Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Do vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần " làm mục đích và nội dung nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình 1 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề tốt nghiệp “ Xin trân trọng cảm ơn - Tập thể cán bộ công nhân viên trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân - Thầy cô giáo khoa Ngân Hàng Tài Chính - Công ty cổ phần Đại Việt Và đặc biệt xin trân trọng cảm ơn Phó giáo sư – Tiến sỹ: Vũ Duy Hào Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề này” Học viên : Nguyễn Hải Bằng Chương I: 2 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề tốt nghiệp HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan về vốn của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm Vốn là điều kiện không thể thiếu để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là số tiền ứng trước về toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình phục vụ cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích kiếm lời. Trong mọi doanh nghiệp, vốn đều bao gồm hai bộ phận: vốn chủ sở hữu và nợ. Mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khách nhautuỳ theo tính chất của chúng. Tuy nhiên, việc lựa chọn nguồn vốn trong các doanh nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau, nó phụ thuộc vào một loạt cac nhân tố như: - Trạng thái của nền kinh tế - Ngành kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp - Quy mô và cơ cấu tổ choc của doanh nghiệp - Trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý - Chiến lược phát triển và chiến lựợc đầu tư của doanh nghiệp - Thái độ của chủ doanh nghiệp - Chính sách thuế… 1.1.2 Đặc điểm - Vốn của doanh nghiệp là số tiền ứng trước cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên muốn có được lượng vốn đó, các doanh nghiệp phải chủ động khai thác, thu hút vốn trên thị trường. - Mục đích vận động của tiền vốn là sinh lời. Nghĩa là vốn ứng trước cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải được thu hồi về sau mỗi chu kỳ sản xuất, tiền vốn thu hồi về phải lớn hơn số vốn đã bỏ ra. 1.1.3 Phân loại Vốn của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận: vốn chủ sở hữu và nợ. 3 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề tốt nghiệp • Vốn chủ sở hữu Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền chiếm hữu và sử dụng, bao gồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu. Trong đó: - Vốn góp ban đầu: Trong các doanh nghiệp tư nhân vốn đầu tư ban đầu do cổ đông,chủ sở hữu góp. Trong các doanh nghiệp Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của nhà nước. - Lợi nhuận không chia: là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp. Trong quá trình hoật động sản xuất kinh doanh, nêu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. - Phát hành cổ phiếu: Một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng là phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp. Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợdài hạn của doanh nghiệp. VỐN CSH TỔNG NỢ TẠI MỘT = NGUỒN - PHẢI THỜI ĐIỂM VỐN TRẢ • Nợ Để bổ sung cho quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu. - Nguồn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại: là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệpđều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp 4 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề tốt nghiệp thường xuyên khai thác tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của nhà cung cấp. Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. - Phát hành trái phiếu công ty: trái phiếu là một tên chung của giấy vay nợ dài hạn và trung hạn, hay còn được gọi là trái khoán. Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là quan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Các loại trái phiếu thường được lưu hành: trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thay đổi, trái phiếu có thể thu hồi, chứng khoán có thể chuyển đổi 1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm 1.2.1.1 Khái niệm và phân loại vốn lưu động Trong nền kinh tế quốc dân mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối 5 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề tốt nghiệp tượng lao động gọi là tài sản lưu động, TSLĐ của doanh nghiệp gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. TSLĐ sản xuất gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Thuộc về TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ. TSLĐ lưu thông gồm: sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Để hình thành nên tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông doanh nghiệp cần phải có một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là số tiền ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũng vận động liên tục, chuyển hoá từ hình thái này qua hình thái khác. Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn có thể mô tả bằng sơ đồ sau: T T-H-SX-H’- T’ Δ T 6 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề tốt nghiệp Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, quá trình vận động của vốn lưu động theo trình tự sau: T T – H – T’ Δ T Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từ hình thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùng quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Cụ thể là sự tuần hoàn của vốn lưu động được chia thành các giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1(T-H): khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hình thái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sản xuất. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá. - Giai đoạn 2(H-SX-H’): ở giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất. Trải qua quá trình sản xuất các sản phẩm hàng hoá được chế tạo ra. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và sau đó chuyển sang hình thái vốn thành phẩm. - Giai đoạn 3:(H’-T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền về và vốn lưu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình thái vốn tiền tệ trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn. Vòng tuần hoàn kết thúc. So sánh giưa T và T’, nếu T’ >T có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh thành công vì đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất đã sinh sôi nảy nở, doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được VLĐ và ngựơc lại. Đây là một nhân tố quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng đồng VLĐ của doanh nghiệp. Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục nên vốn lưu động của doanh nghiệp cũng tuần hoàn 7 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề tốt nghiệp không ngừng, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ gọi là sự chu chuyển của vốn lưu động. Do sự chu chuyển của vốn lưu động diễn ra không ngừng nên trong cùng một lúc thường xuyên tồn tại các bộ phận khác nhau trên các giai đoạn vận động khác nhau của vốn lưu động. Khác với vốn cố định, khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện, chu chuyển giá trị toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Thông thường có những cách phân loại sau đây: * Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ. - Vôn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền(kể cả vàng bạc, đá quý ); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn(đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán(các khoản phải thu, các khoản tạm ứng ). 8 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề tốt nghiệp Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. * Phân loại theo hình thái biểu hiện. Theo cách nay vốn lưu động có thể chia thành hai loại: - Vốn vật tư, hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm - Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. * Phân loại theo quan hệ sở hữu. Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại: - Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp - Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các nhân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua 9 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề tốt nghiệp phát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định. Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. * Phân loại theo nguồn hình thành. Nếu xét theo nguồn hình thành vốn lưu động có thể chia thành các nguồn như sau: - Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điêù lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. - Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư. - Nguồn vốn liên doanh, liên kết; là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoá theo thoả thuận của các bên liên doanh. - Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác. - Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. 10 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 [...]... I .Vốn lưu động 1 2 3 4 Năm 2007 Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % % 523,5 10 0 811 10 0 11 30,85 10 0 Tiền 76,50 14 , 61 90,50 11 ,16 12 5,69 11 ,11 Các khoản phải thu 12 4,50 23,78 19 6,86 24,27 2 81. 42 24,89 Hàng tồn kho 274,45 52,43 465,28 57,37 680,90 60, 21 TSLĐ khác 48,05 9 ,18 58,36 7,2 42,84 3,79 423,50 80,9 711 91, 89 980,85 86,74 10 0 19 ,1 100 8 ,11 15 0 13 ,26 II.Nguồn vốn lưu động Theo thời gian huy động và sử dụng. .. nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của đồng vốn lưu động mang lại là cao nhất 24 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề tốt nghiệp Chương II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI VIỆT 2 .1 Khái quát về tình hình sử dụng vốn lưu động trong Công ty cổ phần Đại Việt 2 .1. 1 Tổng quan về công ty cổ phần Đại Việt Công ty Cổ Phần Đại Việt ra đời theo giấy... trọng % 628,5 10 0 956 10 0 13 17,75 10 0 Vốn lưu động 523,5 83,29 811 84,83 11 30,85 85, 81 Vốn cố định 10 5 16 , 71 145 15 ,17 18 6,9 14 ,19 Vốn kinh doanh (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần Đại Việt) Qua bảng số 01 chúng ta nhận thấy vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng của công ty có sự tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng: - Vốn kinh doanh: năm 2007 tăng 1, 38% so... đó công ty phải luôn quan tâm tới cách thức sử dụng vốn vay cho hợp lý và có hiệu quả, cũng như quan tâm tới vấn đề an ninh tài chính của công ty 2.2.2.2 Nguồn vốn lưu động của Công ty cổ phần Đại Việt 34 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề tốt nghiệp Là một doanh nghiệp thương mại, do đó vốn lưu động chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn Nguồn vốn lưu động của công ty gồm: nguồn vốn. .. tại Công ty cổ phần Đại Việt 2.2 .1 Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Đại Việt (2005-2007) Bảng số 03: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Đại Việt (năm 2005 - 2007) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Doanh thu 17 85,000 2890,750 4756,600 2 Giá vốn hàng bán 13 33.800 217 8 ,15 3665 ,15 0 31 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề tốt nghiệp 3 Lãi gộp 4 51, 200 712 ,600 10 91, 450... hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Đại Việt 2.2.2 .1 Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Đại Việt Công ty cổ phần Đại Việt là một doanh nghiệp thương mại nên yếu tố vốn luôn là một vấn đề quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Sự cần thiết của vốn và tính ổn định của nguồn vốn luôn được doanh nghiệp chú trọng quan tâm Trong bảng số 2 thể hiện cơ cấu nguồn vốn kinh... trong tổng số tài sản lưu động • Nguồn lưu động thường xuyên năm 2006 = 811 - 5 41 = 270 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32,29% trong tổng số tài sản lưu động • Nguồn lưu động thường xuyên năm 2007 = 11 30,85 – 802,75 = 328 ,1 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29 ,1% trong tổng số tài sản lưu động 35 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề tốt nghiệp Bảng 04 Nguồn vốn lưu động của Công ty cổ phần Đại Việt Đơn vị... phương diện về vốn lưu động, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên, liên tục Sử dụng vốn lưu động với vòng quay nhanh, giảm rủi ro là sử dụng vốn với hiệu quả cao, nó đòi hỏi người điều hành kinh doanh phải có những quyết định đúng đắn Do đó, doanh nghiệp phải đưa ra những cách thức hợp lý cung cấp đủ lượng vốn lưu động cho hoạt động sản xuất... Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề tốt nghiệp Nợ dài hạn 10 0 15 , 91 100 10 ,46 15 0 11 ,38 Vốn chủ sở hữu 300 47,73 315 32,95 365 27,7 15 1, 57 50 3,79 300 31, 38 315 23,9 Lợi nhuận không chia Vốn góp 300 47,73 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần Đại Việt) Ta thấy trong năm 2005, vốn chủ sở hữu chiếm 47,73% nguồn vốn kinh doanh, nợ phải trả chiêm 52,27% Tỷ lệ vốn chủ sở... hoạt động trong cơ chế thị trường doanh nghiệp phải tự trang trải tài chính, tạo ra thu nhập để trang trải các khoản chi phí và có lãi Vì vậy, doanh 18 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề tốt nghiệp nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động để thu hồi vốn, giảm chi phí, tăng lợi nhuận để phát triển sản xuất Sử dụng có hiệu quả vốn lưu động còn là huy động vốn trên thị trường tài chính, . đề tài : “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần " làm mục đích và nội dung nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình 1 Nguyễn Hải Bằng Lớp: Tài chính K36 Chuyên đề. phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động để thu hồi vốn, giảm chi phí, tăng lợi nhuận để phát triển sản xuất. Sử dụng có hiệu quả vốn lưu động còn là huy động vốn trên thị trường tài chính,. hình sử dụng vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu: vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hệ số nợ Nhờ những chỉ tiêu này có thể điều chỉnh các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng