1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy vai trò nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta hiện nay

17 2,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 266 KB

Nội dung

Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. - Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa:

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – SVTM.VN Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1 I.Tên công việc: Họp nhóm bàn về đề tài thảo luận. II. Thời gian, địa điểm: - Thời gian: 15h45 – 4h, ngày tháng … năm 20 - Địa điểm: Tại ghế đá thư viện trường đại học thương mại. III. Thành phần tham gia: 1. … ( Nhóm trưởng ) 2. … 3. 4. … IV. Đánh giá của nhóm trưởng: Các thành viên tham đầy đủ, đúng giờ và tinh thần trách nhiệm cao. Hà Nội, ngày tháng năm 20 Nhóm trưởng 1 DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – SVTM.VN Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2 I.Tên công việc: Họp nhóm phân công nhiệm vụ. II. Thời gian, địa điểm: - Thời gian: h – h, ngày tháng năm 20 - Địa điểm: Tại ghế đá thư viện trường đại học thương mại. III. Thành phần tham gia: 1. 2. 3. 4. IV. Đánh giá của nhóm trưởng: Các thành viên tham đầy đủ, đúng giờ và tinh thần trách nhiệm cao. Hà nội, ngày tháng năm 20 Nhóm trưởng 2 DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – SVTM.VN Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 3 I.Tên công việc: Họp nhóm tổng hợp tài liệu. II. Thời gian, địa điểm: - Thời gian: h – h, ngày tháng năm 20 - Địa điểm: Tại nhà V. III. Thành phần tham gia: 1. 2. 3. 4. IV. Đánh giá của nhóm trưởng: Các thành viên tham đầy đủ, đúng giờ và tinh thần trách nhiệm cao. Hà Nội, ngày tháng năm 20 Nhóm trưởng 3 DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – SVTM.VN Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ STT Họ Tên Mã Sinh Viên Nhóm đánh giá 1. 2. 3. 4. Chú thích: A. Tích cực. B. Trung Bình C. Không Tham Gia. Nhóm trưởng 4 DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – SVTM.VN Mở đầu Để đảm bảo thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần phải chú trọng vào việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Với tư cách là mục tiêu và động lực phát triển, con người có vai trò to lớn không những trong đời sống kinh tế mà còn trong các lĩnh vực hoạt động khác. Bởi vậy phải quan tâm, nâng cao chất lượng con người, không chỉ với tư cách là người lao động sản xuất, mà với tư cách là công dân trong xã hội, một cá nhân trong tập thể, một thành viên trong cộng đồng nhân loại Không thể thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hoá nếu không có đông đảo đội ngũ công nhân lành nghề, các nhà khoa học kỹ thuật tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, nhà lãnh đạo, quản lý tận tụy, biết nhìn xa trông rộng… Vậy nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay như thế nào? Phải làm gì để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực? Đây thực sự là những vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách. Vì vậy, qua thời gian tìm hiểu, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, nhóm 11 đã nghiên cứu đề tài: “ Phát huy vai trò nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoánước ta hiện nay’’. Mặc dù các thành viên trong nhóm cố gắng thực hiện đề tài nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô giáo và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 5 DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – SVTM.VN 1. Nhận thức chung 1.1 Nguồn nhân lực 1.1.1 Khái niệm chung về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. - Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lựcnguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. -Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể hiểu: “Nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước”. I.1.2 Phân loại nguồn nhân lựcNguồn nhân lực có sẵn trong dân cư: Là toàn bộ dân cư có khả năng lao động bất kể họ đang trong trạng thái tham gia vào hoạt động của một tổ chức,một doanh nghiệp nào đó hay không. Nguồn nhân lực sẵn có trong dân cư phải đảm bảo trong độ tuổi lao động được pháp luật tại mỗi quốc gia quy định.  Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế: Là số lượng dân cư trong độ tuổi lao động đang trực tiếp tham gia vào hoạt động tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội  Nguồn nhân lực dự trữ: Là những người trong độ tuổi lao động,có khả năng lao động và có nguyện vọng tham gia vào các hoạt động tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhưng vì 1 số lí do nào đó mà không thể tham gia lao động và phải thực hiện những công việc không nhằm mục đích tạo ra của cải cho xã hội. 6 DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – SVTM.VN 1.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa- quan niệm và mục tiêu của Đảng 1.2.1. Quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động, cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. 1.2.2. Mục tiêu của Công nghiệp hóa hiện đại hóa Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sớ vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. 2. Vai trò nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa 2.1 Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa đòi hỏi ngoài môi trường chính trị ổn định phải có cần thiết: nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vị trí địa lý và nguồn lực nước ngoài. Các nguồn lực này có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng tham gia vào quá trình Công nghiệp hoáHiện đại hóa nhưng mức độ tác động và vai trò của chúng đối với toàn bộ quá trình đó không giống nhau. Trong đó nguồn lực con người là yếu tố quyết định. Con người với trí tuệ ngày càng phát triển, đổi mới đang từng bước làm chủ tự nhiên, ngày càng khám phá ra những tài nguyên thiên nhiên hoặc tạo ra những nguồn lực khác vốn không có sẵn trong thiên nhiên Với bản chất hoạt động có mục đích và sáng tạo của mình, con người bằng trí tuệ của mình đã tạo ra các thế hệ công cụ sản xuất ngày hiện đại đưa xã hội loài người qua các nền văn minh từ thấp lên cao trong quá trình phát 7 DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – SVTM.VN triển. Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn nước ta cho thấy sự thành công của Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá phụ thuộc chủ yếu vào việc hoạch định đường lối chính sách cũng như là tổ chức thực hiện- nghĩa là phụ thuộc vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Qúa trình CNH-HĐH sẽ không đạt được kết quả tốt nếu năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người không đáp ứng đầy đủ với điều kiện cụ thể của đất nước và bối cảnh quốc tế. Nói tóm lại con người vừa là xuất phát điểm vừa là chủ đạo của quá trình sản xuất. Tuy nhiên sự phát triển của lực lượng sản xuất, của yếu tố con người phải đi đôi với sự phát triển của quan hệ sản xuất. Một lực lượng sản xuất chỉ có thể vận động, phát triển trong một phương thức sản xuất nhất định. Lực lượng sản xuất là nội dung của phương thức sản xuất. Còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nó. Quy luật về sự phù hợp của của quan hệ sản xuất với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất- là tiền đề tất yếu của cuộc cách mạng xã hội, của CNH-HĐH. 2.2 Nguồn lực con người trong việc phát triển khoa học kĩ thuật Khi nền sản xuất còn ở trình độ thấp, con người không thể tiến hành sản xuất có kết quả nếu không dựa vào những điều kiện tự nhiên. Quá trình sản xuất ngày càng phát triển, con người ngày càng giảm sự lệ thuộc vào tự nhiên hơn. Ngày nay hầu như mọi người đều thừa nhận các phương tiện, công cụ sản xuất có vai trò rất quan trọng nhưng không phải yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song với khoa học - kỹ thuật và công nghệ hiện đại tình hình lại không đơn giản như vậy. Khoa học - kỹ thuật vốn là hai lĩnh vực tương đối độc lập. Cùng với sự phát triển của sản xuất, khoa học - kỹ thuật càng phát triển lại càng có mối quan hệ, tác động qua lại khăng khít lẫn nhau cùng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra những công cụ chủ yếu trong sản xuất và chính khoa học - kỹ thuật và công nghệ lại là cơ sở cho sự phát triển của bản thân nó. Phải nói rằng khoa học - kỹ thuật và công nghệ trước tiên là sản phẩm của quá trình hoạt động nhận thức của con người, là sản phẩm của sự phát triển trí tuệ con người, gắn liền với con người. Con người sáng tạo ra và quyết định xu hướng tốc độ phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Chính con người quyết định việc sử dụng những loại tri thức khoa học – kỹ thuật và công nghệ nào vào sản xuất và 8 DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – SVTM.VN sử dụng chúng như thế nào để sản xuất có hiệu quả nhất. Con người sử dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ - sản phẩm lao động trí tuệ của mình để cải tạo đối tượng lao động, biến đổi giá trị của các tài nguyên thiên nhiên, cải tiến và sử dụng công cụ lao động, tư liệu lao động. Đồng thời con người sử dụng các tri thức khoa học kỹ thuật và công nghệ để phát triển, hoàn thiện bản thân mình với tư cách là một lực lượng sản xuất. 2.3. Vai trò con người trong việc phát triển kinh tế Sự thành công trong Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đòi hỏi phải có các nguồn lực cần thiết: con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vị trí địa lý và nguồn lực nước ngoài. Nhưng các nguồn lực khác chỉ trở thành nguồn lực quan trọng, cần thiết của sự phát triển khi nó được con người sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao. Với xu hướng Quốc tế hóa đời sống kinh tế - xã hội, sự hợp tác và đầu tư của nước ngoài cũng là một nguồn lực quan trọng nhưng tác động của nó như thế nào còn tùy thuộc vào yếu tố con người khi tiếp nhân nguồn lực đó. Quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá xã hội do con người tổ chức, thực hiện do đó phải có sự hiện diện của con người trong công tác quản lý. Nghĩa là phải dựa vào năng lực của con người. Quá trình CNH- HĐH sẽ không đạt được kết quả cao nếu năng lực con người không được đáp ứng đúng mức. Nói tóm lại thiếu sự hiện diện của con người thì mọi tiềm năng sẽ không được khai thác, mọi nguồn lực sẽ trở nên vô nghĩa. Trong khi các nguồn lực khác đều có giới hạn, có những nguồn lực có thể bị khai thác cạn kiệt thì nguồn lực con người có thể xem là vô tận. Nó không chỉ tự sản sinh về mặt số lượng, sinh học mà còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất. Nếu được chăm lo và bồi dưỡng một cách hợp lý – Đó là cơ sở làm cho năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người phát triển tiến bộ trong quá trình tiến hoá nhân loại. 9 DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – SVTM.VN 3. Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay 3.1 Những thế mạnh của nguồn nhân lực ở Việt Nam 3.1.1 Lực lượng lao động dồi dào Theo số liệu năm 2009 thì nước ta có khoảng 43,8 triệu người nằm trong độ tuổi lao động, tức là chiếm 51,1% dân số. Mỗi năm có thêm khoảng 1,8 triệu người thêm vào độ tuổi lao động, trong khi đó số người ra khỏi độ tuổi lao động chỉ là 0,35 triệu người. Với một lực lượng lao động dồi dào như vậy sẽ là một lợi thế lớn giúp cho quá trình phát triển kinh tế và tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước ta. 3.1.2 Tỷ trọng lao động Lao động ở Việt Nam còn khá trẻ, phần lớn có trình độ văn hóa từ phổ thông trở lên. Lực lượng lao động trẻ năng động, có khả năng tiếp thu kiến thức nghề nghiệp dễ dàng và nhanh chóng. 3.1.3 Lượng lao động Việt Nam ở nước ngoài Lượng lao động Việt Nam ở nước ngoài là khá lớn, tập trung chủ yếu ở Châu Âu, Mỹ, các nước Châu Á phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc… là những nơi có nền kinh tế phát triển, trình độ khoa học công nghệ cao. Đây là một nguồn lực quan trọng góp phần phát triển đất nước, là cầu nối trong việc chuyển giao khoa học công nghệ, học hỏi tri thức và tạo dựng các mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. 3.1.4 Người Việt Nam vốn có bản tính hiếu học, thông minh, cần cù lao động và đoàn kết. Đó là cơ sở cho việc nắm bắt, tiếp thu, vận dụng nhanh chóng những sáng tạo, phát minh, sáng kiến khoa học để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. 3.2. Những mặt hạn chế của nguồn nhân lực nước ta và nguyên nhân 3.2.1 Các mặt hạn chế  Số lượng đông nhưng tỷ lệ qua đào tạo thấp. Thực tế cho thấy hiện chỉ có khoảng 35% lao động Việt Nam được qua đào tạo và chỉ có khoảng 15-20% lao động qua đào tạo đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Đây là một trong những trở ngại lớn nhất của Việt Nam khi tiến hành CNH-HĐH đất nước. 10 [...]... cho sự phát triển bền vững MỤC LỤC 1 Nhận thức chung 6 1.1 Nguồn nhân lực 1.1.1 Khái niệm chung về nguồn nhân lực 6 1.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa- quan niệm và mục tiêu của Đảng .7 1.2.1 Quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam 7 1.2.2 Mục tiêu của Công nghiệp hóa hiện đại hóa .7 2 Vai trò nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa 7 2.1 Nguồn nhân lực là... tiêu của chủ nghĩa xã hội Kết Luận Trong bất kỳ một sự phát triển nào của xã hội, tất cả đều phải là sự hội tụ và tổng hoà của rất nhiều nguồn lực Các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực đều đóng những vai trò khác nhau song mỗi nguồn lực đều có sự quan trọng và có sự tương tác qua lại với nhau Nhưng có một điều mà chúng ta không thể phủ nhận đó là trong tất cả các nguồn lực đó, nguồn nhân lực chính là nguồn. .. lượng trong nguồn lực con người cần có hàng loạt những giải pháp thích ứng tạo ra những chuyển biến căn bản, toàn diện nhằm phát triển nguồn nhân lực Vì đây chính là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước thời kỳ đổi mới Dưới đây là những giải pháp nhằm phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta mà nhóm đưa ra: 4.1 Kết hợp chiến lược phát triển... nguồn lực quan trọng nhất Nguồn nhân lực chính là tiền đề để tạo ra các nguồn lực khác Nguồn nhân lực chính là nguồn lực thừa hưởng và sử dụng các thành quả mà các nguồn lực khác mang lại Nguồn nhân lực chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, của thể chế chính trị và của cả xã hội con người Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản... và nhân lực Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế Ngày 19/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 trong đó nêu rõ mỗi bộ, ngành và địa phương phải xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực. .. 2.1 Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình CNHHĐH 7 2.2 Nguồn lực con người trong việc phát triển khoa học kĩ thuật 8 2.3 Vai trò con người trong việc phát triển kinh tế .9 3 Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay 10 3.1 Những thế mạnh của nguồn nhân lực ở Việt Nam .10 16 DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – SVTM.VN 3.1.1 Lực lượng lao động dồi dào 10... lý vĩ mô của nhà nước với mục tiêu bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bàng văn minh, an ninh quốc gia và sự bền vững của môi trường Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, Hiệu quả kinh tế xã hội cao khi nền kinh tế ấy thực sự dựa trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hoá, 15 DIỄN ĐÀN SINH VIÊN THƯƠNG MẠI – SVTM.VN trong đó phải lấy việc phát huy nguồn lực con người... đắn của Đảng ta Phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, chính sách lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội Đại hội XI đã đề cập tới việc cụ thể hóa những hoạt động của lĩnh vực này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh... Cải thiện và tăng cường thông tin về các nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lựcnước ta và trên thế giới Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống khung pháp lý, sử dụng nhân lực phù hợp với cơ chế và thể chế trong nền kinh tế thị trường 4.3 Nâng cao chất lượng GD-ĐT Song song với việc phát hiện, ... lượng công việc cũng như thu hút nhân tài trong và ngoài nước, không để xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám” hiện nay Với nguồn lực từ nông dân, cần phải đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật, nâng cao khả năng học tập và sức khoẻ của nông dân để mang lại hiệu quả cao hơn trong nông nghiệp Cần có các chính sách khuyến khích nông dân trồng trọt, chăn nuôi, phát huy khả năng sáng tạo để nền nông nghiệp nước . của Công nghiệp hóa hiện đại hóa 7 2. Vai trò nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa 7 2.1 Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình CNH- HĐH 7 2.2 Nguồn. cao. 1.2.2. Mục tiêu của Công nghiệp hóa hiện đại hóa Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng đất nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sớ vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh. dưới sự hướng dẫn của cô giáo, nhóm 11 đã nghiên cứu đề tài: “ Phát huy vai trò nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước ta hiện nay ’. Mặc dù các thành viên trong

Ngày đăng: 25/05/2014, 17:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w