1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Những khám phá thiên văn lớn nhất

48 386 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 429 KB

Nội dung

Những khám phá thiên văn lớn nhất Sau mấy nghìn năm phát triển, thiên văn học/khoa học vũ trụ đã đưa lại cho con người hiểu biết rộng lớn về hành tinh chúng ta đang sinh sống và khoảng không gian vô tận bên ngoài. Hiểu biết này đến từ hàng triệu khám phá lớn nhỏ về vị trí và chuyển động của Trái Đất và các thiên thể, sự hình thành của các ngôi sao, nguyên lý hoạt động của chúng, các định luật vật lý qui định tính chất và sự liên kết giữa tất cả mọi vật thể trong vũ trụ Hãy dùng một cái nhìn tổng quát để xem lại những khám phá nào quan trọng nhất trong suốt lịch sử hàng nghìn năm này. Các khám phá dưới đây không phải những khám phá có qui mô lớn, đầu tư nhiều chi phí, thiết bị, cũng không hẳn là những kì tích quá kinh ngạc, chúng đơn giản là các khám phá có thể lớn cũng như nhỏ, nhưng góp phần cơ bản trong việc giúp chúng ta nhìn rõ hơn về vũ trụ của chúng ta, cũng vì lí do này, bạn đừng ngạc nhiên nếu không thấy một số thành tựu vật lý mà bạn mong đợi. 1- Chuyển động của các hành tinh: Sau những quan sát suốt hơn 1000 năm từ khoảng năm 2000 đến 500 trước Công nguyên, con người nhận ra một điều rằng bầu trời trên đầu chúng ta không hề đứng yên. Nó di chuyển hàng ngày với những chu kì nhất địn. Nó bắt đầu hé lộ rằng ngoài Trái Đất còn có các thiên thể khác, các hành tinh trong cùng một hệ với chúng ta và các ngôi sao khác cố định trên thiên cầu nhưng cũng hàng ngày di chuyển theo chu kì. Mô hình địa tâm (geocentric) của Ptolemy được ra đời chính trên cơ sở của quan sát này. 2- Chuyển động của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. Năm 1543, Nicolaus Copernicus đưa ra mô hình nhật tâm (Heliocentric) cho biết Mặt Trời mới là thiên thể cố định, còn Trái Đất chỉ là một hành tinh chuyển động quanh nó cũng như các hành tinh trong hệ là Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ. 3- Quĩ đạo elip của các hành tinh. Trong những năm 1605-1609, Johanne Kepler đã đi xa hơn Copernicus bằng việc đưa chuyển động của các hành tinh trong Hệ mặt Trời vào một mô hình toán học thay vì chỉ mang tính mô tả. Các định luật của Kepler đã cho biết các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo quĩ đạo elip với những chu kì khác nhau. 4- Sao Mộc cũng có "mặt trăng" Năm 1609 Galileo Galilei là người đầu tiên sử dụng kính thiên văn uan sát vũ trụ. Khám phá quan trọng nhất của ông là việc ao Mộc cũng như Trái Đất cũng có vệ tinh quay quanh. Điều này là bằng chứng củng cố cho mô hình nhật tâm rằng Trái Đất không phải duy nhất, nó cũng chỉ giống như nhiều hành tinh khác trong vũ rụ. 5- Sao chổi có chu kì. Edmund Halley cho biết rằng sao chổi xuất hiện vào các năm 1531 và 1607 là cùng một thiên thể. Như vậy các sao chổi cũng chuyển động quanh Mặt Trời có quĩ đạo và chu kì ổn định. Điều này được chứng minh khi sao chổi này (mà sau này được đặt tên theo tên của ông - sao chổi Halley) quay lại vào năm 1758, đáng tiếc cho Halley rằng ông đã mất trước đó 16 năm vào năm 1742 nên không thể tự kiểm chứng sự kiện này. 6- Milky Way là một đĩa sáng khỏng lồ của các sao. Những năm cuối thế kỉ 18, đầu theeskir 19 William Herschel và em gái của ông Carolyn lập bản đồ cho bầu trời và cho biết rằng Hệ Mặt Trời ủa chúng ta chỉ là một hệ hành tinh nằm trong một đĩa khổng lồ chứa các sao (mỗi sao là một Mặt Trời) với phần trung tâm phình lớn hơn rìa, đĩa này gọi là Milky Way (Ngân Hà). Herschel thống kê được hơn 90.000 ngôi sao nhờ các quan sát qua kính thiên văn. Sau này Milky Way đã được chứng minh đúng là có dạng đĩa, có điều nó lớn hơn nhiều và Hệ Mặt Trời cũng nằm xa phần tâm hơn nhiều so với dự đoán ban đầu của Herschel. 7- Thuyết tương đối rộng Năm 1915 Albert Einstein đưa ra thuyết tương đối rộng trong đó mô tả lực hấp dẫn dưới dạng một trường có tác động lên cấu trúc của không gian và thời gian. Một khối lượng lớn trong không - thời gian có thể làm cong đường đi của tia sáng. Điều này đã được cuwgs minh năm 1919 qua việc quan sát nhật thực của Arthur Stanley Eddington. 8- Vũ trụ đang mở rộng Năm 1929 Edwin Hubble phát hiện thấy một lượng lớn các thiên hà ở xa đều đang di chuyển ra xa khỏi chúng ta với vận tốc ngày càng lớn (tỷ lệ với khoảng cách của chúng), điều này đưa đến kết luận rằng vũ trụ đang giãn nở rất nhanh. 9- Trung tâm của Milky Way bức xạ sóng vô tuyến Năm 1932, Karl Jansky quan sát vũ trụ ở bước sóng vô tuyến và phát hiện một nguồn phát ra sóng này rất kì lạ ở trung tâm của Milky Way khi tiến hành thí nghiệm giao thoa bước sóng vô tuyến tại phòng thí nghiệm của hãng điện thoại Bell. 10- Bức xạ vi ba nền vũ trụ. Năm 1964, Arno Penzias và Robert Wilson phát hiện bức xạ nền với bước sóng cực ngắn (sóng vi ba) đến từ mọi phía trong vũ trụ, được dự đoán là bức xạ phát ra ngay sau vụ nổ Big Bang. Điều này cũng với các quan sát về sự giãn nở vũ trụ của Hubble là những bằng chứng vững chắc cho thuyết Big bang về sự hình thành của vũ trụ. 11- Khám phá vụ nổ tia gamma Quan sát của các kính thiên văn suốt những năm từ 1969 đến 1997 mang đến khám phá về các vụ nổ tia gamma, sinh ra từ các vụ nổ hạt nhân mà một phần trong số đó đến từ các supernova (vụ nổ kết thúc cuộc đời của một sao nặng) 12- Các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời Từ năm 1995 đên nay, việc tìm kiếm các hành tinh ngoài Hệ mặt Trời không ngừng được tiến hành. iệc tìm kiếm này được thực hiện bằng cách chủ yếu là đo sự biến đổi của lực hấp dẫn quanh các ngôi sao nếu có các hành tinh chuyển động quĩ đạo quanh nó. Đến nay đã có khá nhiều hành tinh dạng này được tìm thấy, nó mở ra phần nào hi vọng cho việc tìm thấy một hành tinh thứ 2 giống như Trái Đất của chúng ta. 13- Vũ trụ đang tăng tốc Những quan sát bắt đàu từ năm 1998 chỉ ra rằng không như những gì mà các nhà thiên văn từng dự đoan, vũ trụ không giãn nở chậm lại do tác dụng của lực hâp dẫn mà ngược lại nó đang ngày càng mở rộng nhanh hơn ở những khoảng cách lớn. Việc này dẫn đến khả năng quan sát các thiên hà ở xa ngày càng trở nên khó khăn. Rất có thể kết thúc của vũ trụ sẽ là một Big Rip (sự xé rách lớn). Đo khoảng cách tới sao và thiên hà Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ, nhiều câu hỏi đã đặt ra về cách mà các nhà thiên văn xác định khoảng cách của chúng. Dưới đây xin nói về cách mà các nhà thiên văn đo khoảng cách của các ngôi sao. Đo khoảng cách từ chúng ta tới các ngôi sao và thiên hà trong vũ trụ luôn là một vấn đề lớn, một bài toán khó ngay cả với những thiết bị hiện đại ngày nay. Các nhà thiên văn hiện đại đã có những công cụ rất mạnh để quan sát các ngôi sao và thiên hà, tuy nhiên để xác định tương đối chính xác khoảng cách của một ngôi sao thì chúng ta chưa có bất cứ một phương pháp tối ưu duy nhất nào, mà thường phải kết hợp nhiều phương pháp hoặc sử dụng kết quả đo của rất nhiều lần. Chúng ta sẽ nói về một số phương pháp hay được sử dụng. Thị sai (Parallax) Đây là phương pháp áp dụng phổ biến cho những sao gần trong thiên hà của chúng ta, nằm cách Hệ Mặt Trời vài trăm hoặc tối đa là hơn 1000 năm ánh sáng. Để hiểu thị sai là gì thì hãy thử làm theo cách thông dụng sau: giơ một ngón tay của bạn lên phía trước mặt, sau đó nhắm một mắt lại chỉ nhìn nó bằng một mắt, bạn sẽ thấy nó nằm ở một vị trí nhất định so với nền khung cảnh đằng sau (chẳng hạn như bức tường). Tiếp đó nhắm mắt đó lại và mở mắt kia ra mà không thay đổi vị trí của đầu và ngón tay, lúc này bạn sẽ thấy vị trí ngón tay so với nền khung cảnh phía sau đã thay đổi do góc nhìn đã bị thay đổi. Hiện tượng thay đổi vị trí tương đối của các vật thể khác nhau do sự thay đổi góc nhìn này gọi là thị sai. Phương pháp trên được áp dụng rất phổ biến trong thiên văn, người ta xác định khoảng cách của các thiên thể qua sự thay đổi góc nhìn với chúng. Với Mặt Trăng và một số thiên thể gần trong Hệ Mặt Trời, việc tính thị sai được thực hiện khá đơn giản và nhanh gọn. Chúng ta biết rằng Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chu kì 24 giờ. Chu kì này nhỏ hơn nhiều so với chu kì quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất và các hành tinh quanh Mặt Trời, do đó về cơ bản có thể mặc định rằng trong khoảng 12 giờ (nửa ngày) vị trí của các thiên thể này trên quĩ đạo không thay đổi. Vấn đề tỏ ra khá dễ dàng là chỉ cần xác định sự thay đổi góc nhìn tới thiên thể trong cùng một ngày bằng cách so sánh vị trí của chúng trên nền trời sao ở hai thời điểm trong ngày. Trong hình bên bạn có thể thấy cách tính thị sai xác định khoảng cách Mặt Trăng qua việc quan sát nó vào hai thời điểm khác nhau trong ngày (theo hình thì chỉ khoảng 2 giờ) trong đó một trong hai thời điểm là Mặt Trăng ở vị trí trực diện, tức là hướng nhìn vuông góc với tiếp tuyến Trái Đất tại vị trí người quan sát. Do vị trí của người quan sát thay đổi (vì Trái Đất tự quay) nên vào hai thời điểm khác nhau người quan sát thấy Mặt Trăng ở vị trí khác nhau so với nền trời sao. Từ đó người ta xác định góc thị sai là góc giữa hướng nhìn Mặt Trăng ở vị trí ban đầu so với nền trời sao và hướng nhìn ở thời điểm sau. Chúng ta cũng đồng thời biết chính xác khoảng cách giữa hai vị trí quan sát (khoảng dịch chuyển do sự tự quay của Trái Đất). Như vậy ta có một tam giác vuông đã biết một cạnh góc vuông và góc đối diện, từ đó tính ngay ra cạnh góc vuông còn lại bằng một công thức lượng giác đơn giản. Cạnh góc vuông còn lại này là khoảng cách tương đối từ Trái Đất tới Mặt Trăng. Phương pháp này cũng được áp dụng cho các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, thường được gọi là phương pháp thị sai ngày (do phụ thuộc vào chu kì ngày của Trái Đất) Bây giờ hãy để ý hình vẽ trên, và tưởng tượng rằng bạn kéo Mặt Trăng ra xa hơn khỏi Trái Đất, khi đó góc thị sai sẽ nhỏ dần, và có thể nhỏ tới mức không thể đo được bằng các dụng cụ chính xác nhất. Vì lí do này phương pháp nêu trên không thể áp dụng cho các ngôi sao ở xa (Mặt Trăng chỉ cách chúng ta có 384.000km, tương đương với hơn 1 giây ánh sáng, còn ngôi sao gần Mặt Trời nhất thì cách tới 4 năm ánh sáng). Để giải quyết tình huống này các nhà thiên văn sử dụng phương pháp thị sai cho góc nhìn rộng hơn, thường gọi là thị sai theo năm. Trên thực tế ngày nay khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng và các hành tinh ở các thời điểm đã được nắm rất rõ nên phương pháp thị sai theo ngày nêu trên đã không còn cần thiết, nhưng thị sai theo năm hay còn gọi là thị sai sao như nêu dưới đây thì vẫn được dùng khá thông dụng cho những ngôi sao cách chúng ta vài trăm thậm chí có thể hơn 1000 năm ánh sáng. Chúng ta đều biết rằng ngoài chuyển động tự quay quanh trục của chính mình thì Trái Đất còn có một chuyển động khác là chuyển động trên quĩ đạo quanh mặt Trời theo chù kì hơn 365 ngày. Khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời trung bình là 1 đơn vị thiên văn (au) tương đương với 149,6 triệu km, có nghĩa là khoảng cách giờ hai điểm trực đối của Trái Đất qua Mặt Trời, hay khoảng cách giữa hai vị trí của Trái Đất cách nhau 6 tháng là khoảng 300 triệu km. Khoảng cách này lớn hơn rất nhiều lần so với khoảng cách giữa hai điểm trên mặt Trái Đất được sử dụng trong phương pháp thị sai theo ngày. Vì vậy các nhà thiên văn sử dụng sự thay đổi góc nhìn ở hai vị trí này để xác định khoảng cách của các ngôi sao trong thiên hà. Ở hai vị trí của Trái Đất cách nhau 6 tháng, người quan sát trên Trái Đất sẽ thấy một ngôi sao gần trong thiên hà ở vị trí khác nhau một chút so với nền các sao và thiên hà rất xa phía sau (hình dưới) Việc xác định góc thị sai tương tự như phương pháp thị sai theo ngày. Điểm khác biệt là các nhà thiên văn cần đợi tới 6 tháng giữa 2 lần đo mới có kết quả, và thường thì việc đo phải được thực hiện liên tục vì ngay cả với khoảng cách trên quỹ đạo Trái Đất thì góc nhìn các ngôi sao vẫn rất rất nhỏ ngay cả với các ngôi sao gần. Chúng ta có thể thấy ví dụ rất cụ thể là đơn vị parsec dùng trong thiên văn mà tôi đã nhắc tới trong bài "khái niệm, qui ước các chuyển động thiên cầu". Tôi thường gặp câu hỏi rằng tại sao một parsec lại là 3,26 năm ánh sáng, một con số rất lẻ và tôi vẫn trả lời đó là khoảng cách tương ứng với thị sai theo năm là một giây góc. Có nghĩa là nếu một ngôi sao nằm cách chúng ta là 3,26 năm ánh sáng thì ở hai vị trí cách nhau 6 tháng của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời (với điều kiện đường nối hai vị trí vuông góc với đường nối từ ngôi sao tới Mặt Trời) người quan sát thấy góc quan sát ngôi sao đó của mình so với nền sao rất xa thay đổi chỉ có một giây góc - 1 phần 3600 của một độ, đây là con số rất nhỏ và thường không thể đo bằng các dụng cụ đo góc thô sơ. Ở trên tôi đã nói ngôi sao gần Mặt Trời nhất có khoảng cách là khoảng 4 năm ánh sáng, tức là hơn 1 parsec, và có nghĩa là góc thị sai của nó là nhỏ hơn 1 giây góc, với các sao ở xa hơn (vài chục hay vài trăm năm ánh sáng) thì góc này càng thu hẹp hơn nữa nên việc đo chính xác đòi hỏi rất tỉ mỉ trong từng phép đó. Phương pháp thị sai này đã được biết tới từ rất lâu và các nhà thiên văn Hy Lạp cổ đại cũng đã từng sử dụng. Điểm trùng hợp đáng tiếc và cũng không kém hài hước là với các dụng cụ thô sơ ngày đó họ không thể đo nổi những góc quá nhỏ và cho rằng không có sự thay đổi góc nhìn, điều đó lập tức lại trở thành minh chứng cho mô hình địa tâm thời đó: Trái Đất là trung tâm và các ngôi sao ở xa đính trên cùng một mặt cầu cố định (nên không thể có chuyện một sao thay đổi vị trí tương đối với các sao khác). Phương pháp thị sai theo năm được áp dụng rộng rãi với các sao nằm trong khoảng vài trăm năm ánh sáng, đôi khi với cả một số sao cách chúng ta trên 1000 năm ánh sáng. Tuy vậy nó không ứng dụng được với những sao ở khoảng cách nhiều nghìn năm ánh sáng, hoặc với các thiên hà khác thì khoảng cách là hàng triệu năm ánh sáng. Khi đó góc thị sai là quả nhỏ tới mức: 1- Không thể xác định chính xác bằng bất cứ thiết bị nào 2- Ngay cả có thể xác định, nó cũng không thể loại được sai số do bản thân các ngôi sao cũng có chuyển động của nó làm bản thân các phép đó không chính xác tuyệt đối. Các phép đo khoảng cách gần được phép loại sai số do chuyển động này là nhỏ so với sự thay đổi góc nhìn do chu kì năm của Trái Đất, nói cách khác là thị sai theo năm lớn hơn nhiều lần sai số. Nhưng nếu thị sai theo năm này là quá nhỏ thì không thể loại bỏ sai số và phép đo là không chính xác. Để đo khoảng cách để các sao ở xa, các nhà thiên văn cần sử dụng các phương pháp khác hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Phổ sai (spectroscopic parallax) Với các ngôi sao ở xa hoặc các thiên hà khác, không thể dùng phương pháp thị sai dựa vào sự thay đổi của góc nhìn. Các nhà thiên văn sử dụng một phương pháp khác gọi là phổ sai, tức là dựa vào sự chênh lệch thu được từ quang phổ của ngôi sao để xác định khoảng cách. Trong bài viết về Cấu tạo và tiến hóa của sao trước đây, ở phần phân loại quang phổ sao tôi đã có dịp nhắc tới biểu đồ Hertzsprung - Russel (H-R) , đây là biểu đồ phân chia các sao trong vũ trụ dựa vào màu sắc quang phổ thu được của chúng. Từ màu sắc của quang phổ thu được và đối chiếu lên biểu đồ này, người ta biết được sao thuộc nhóm nào và có thể xác minh tương đối chính xác độ sáng tuyệt đối của nó . (Độ sáng tuyệt đối là độ sáng thu được của một ngôi sao bất kì khi quan sát tại khoảng cách qui ước là 10 parsec, độ sáng này do đó không phụ thuộc vào khoảng cách ngôi sao đến Trái Đất) Để xác định phổ sai của ngôi sao, người ta so sánh độ sáng tuyệt đối này với độ sáng biểu kiến. Độ sáng biểu kiến này mới chính là độ sáng của ngôi sao mà chúng ta hàng đêm nhìn thấy trên bầu trời. Độ sáng này phụ thuộc vào khoảng cách. Các sao trong thiên hà có khoảng cách tới chúng ta khác nhau, nếu hai ngôi sao có cùng độ sáng tuyệt đối thì ngôi sao ở xa hơn sẽ có độ sáng biểu kiến nhỏ hơn. So sánh hai độ sáng này, các nhà thiên văn có thể tìm ra khoảng cách của ngôi sao. Đối với các thiên hà khác, không phải các ngôi sao trong thiên hà Milky Way của chúng ta, người ta không thể sử dụng biểu đồ H-R do biểu đồ này không dành cho các tập hợp lớn như thiên hà, quần thiên hà. Phương pháp phổ sai trong trường hợp này được thực hiện theo một hướng khác, đó là dựa vào các sao biến quang Cephied. Biểu đồ Hertzsprung - Russel Sao biến quang Cephied là các sao nằm trên dãy chính của biểu đồ quang phổ, chúng là các sao già đã tới giai đoạn cuối đời, có độ sáng biến thiên rất mạnh. Các nhà thiên văn quan sát sự biến thiên độ sáng của chúng trong thiên hà từ độ sáng lớn nhất tới nhỏ nhất. Chu kì biến thiên của nó cho họ biết độ sáng tuyệt đối của ngôi sao. Việc so sánh ở đây có phần phức tạp hơn với việc đo khoảng cách riêng của một ngôi sao vì các nhà thiên văn cần ước tính tương đối chính xác tổng số sao Cephied trong thiên hà và tổng độ sáng của chúng. Thông thường cách này được áp dụng cho các thiên hà tương đối gần, cụ thể là các thiên hà trong Cụm Địa Phương (Local Group) Với các thiên hà quần thiên hà quá xa, việc ước tính chính xác độ sáng của các sao biến quang Cephied là khó khăn. Các nhà thiên văn sử dụng một đối tượng quan sát khác là các supervova loại Ia - vụ nổ của các ngôi sao đã đi tới cuối đời phá nát lớp vỏ. Các supernova có độ sáng lớn hơn rất [...]... ra Thiên văn học và những mốc lịch sử đáng chú ý nhất Thiên văn học được coi là một trong những môn khoa học ra đời sớm nhất của nhân loại, ra đời cùng với những môn khoa học đầu tiên như toán học, triết học … Thiên văn học từng bị coi là một ngành học thiếu thực tế và ít thể hiện được những đóng góp trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày Tuy nhiên trên thực tế, thiên văn ra đời rất sớm tại các nền văn. .. hiện tượng thiên nhiên, các qui luật của trời đất, vũ trụ Những quan sát cổ nhất về thiên văn học mà con người được biết ngày nay là những quan sát từ 4000 năm trước Công Nguyên (TCN) tại Ai Cập và Trung Mĩ, văn bản cổ nhất ghi chép lại những quan sát thiên văn được tìm thấy là những văn bản tồn tại từ những năm 3000 TCN tại Trung Mĩ, Ai Cập và Trung Quốc Năm 2697 TCN, người Trung Quốc đã có những quan... sáng” 5 Một số sự kiện của Thiên văn và vật lí thiên văn trong thời gian hoàn thành cơ học cổ điển Newton và các sự kiện nổi bật của Thiên văn học hiện đại thế kỉ 20 Trong suốt những thế kỉ 17,18,19, 20 là thời kì phát triển hết sức mạnh mẽ của Thiên văn và Vật lí với những khám phá quan trọng cho nhận thức của nhân loại về vũ trụ Do đây là một bài tường thuật lịch sử Thiên văn học nên xin được bỏ qua... này Ngoài thiên văn ra, Galilei còn có nhiều khám phá và quan điểm về vật lí, đặc biệt ông được coi là người đã sáng lập ra vật lí thực nghiệm Năm 1656, Huygens khám phá ra các tính chất của vành đai sang của Sao Thổ (Saturn’s Ring) và vệ tinh lớn nhất của nó – Titan Năm 1668, Newton chế tạo ra chiếc kính thiên văn phản xạ đầu tiên Khác với kính thiên văn khúc xạ như của Galilei, kính thiên văn phản... một nhà thiên văn là người quan sát chuyển động của bầu trời một cách đơn thuần, thì các nhà thiên văn đầu tiên có lẽ là những người Trung Quốc cổ từ khoảng 4000 năm trước Công nguyên (Tham khảo thêm : "Thiên văn học và những mốc lịch sử đáng chú ý nhất" ) Tuy nhiên những người này cũng như những người Ai Cập sau đó cũng không đưa ra được các dự đoán chính xác về chu kì chuyển động của các thiên thể... hàng không vũ trụ, ứng dụng các công nghệ hàng không để nghiên cứu các thiên thể trong Hệ Mặt Trời Thiên văn học từng là một trong những môn khoa học ra đời sớm nhất, cũng là môn khoa học ít nhận được sự đánh giá đúg mức nhất Nhưng giờ đây, hơn lúc nào hết, thiên văn học đang là một trong những môn khoa học vươn xa nhất và đóng góp những thành tựu không thể thay thế cho nhân loại 1 Quan niệm cũ của con... nhà thiên văn cổ Trung Quốc quan sát được hiện tượng xuất hiện một sao siêu mới (super nova) trong chòm sao Taurus (ngày nay sao siêu mới này được biết đến chính là tinh vân con cua – M1) Xin tiếp tục giới thiệu cùng độc giả phần còn lại của tài liệu giới thiệu các mốc lịch sử đáng chú ý của thiên văn học bao gồm Thiên văn học cận đại Thiên văn học hiện đại Thiên văn học từ đầu thế kỉ 20 đến nay 3- Thiên. .. văn minh phát triển sớm nhất cũng có thần thoại phát triển mạnh nhất như Hy Lạp, Trung Quốc, Ấn Độ…, đây cũng chính là cơ sở cho tôn giáo hình thành và phát triển thông qua việc cúng bái các vị thần để cầu xin sự khoẻ mạnh, may mắn Tuy nhiên những sự giải thích theo thần thoại chỉ có tính tình thế, nó nuôi dưỡng những niềm tin thiếu cơ sở thực tế, và thiên văn học ra đời chính từ mong muốn tìm ra những. .. khoảng những năm 2000 TCN, đã xuất hiện những cuốn lịch đầu tiên về chu kì của Mặt Trời và Mặt Trăng (sun – lunar calendar) và các nhà thiên văn cổ đã vẽ được những chòm sao đầu tiên Khoảng thế kỉ thứ 5 TCN, thiên văn học bắt đầu được nhiều nhà triết học và toán học quan tâm đến khi họ bắt đầu sử dụng các tư duy toán học đầu tiên của mình để giải thích thiên văn Thế kỉ thứ 6 TCN, Pythagor và Thales là những. .. quan trọng nhất giúp nhân loại biết rõ về tương lai của cả vũ trụ Nhà thiên văn học đầu tiên của nhân loại Theo bạn ai là nhà thiên văn học đầu tiên? Không một qui ước hay một tài liệu nào trên thế giới khẳng định ai có thể được coi là nhà thiên văn học đầu tiên Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào cách mà bạn định nghĩa về một nhà thiên văn học (Hình bên: Sao Mộc và 4 vệ tinh do Galilei phát hiện) . chú ý của thiên văn học bao gồm Thiên văn học cận đại Thiên văn học hiện đại Thiên văn học từ đầu thế kỉ 20 đến nay 3- Thiên văn học cận đại Thiên văn học thời kì cận đại đánh dấu những bước. lại những khám phá nào quan trọng nhất trong suốt lịch sử hàng nghìn năm này. Các khám phá dưới đây không phải những khám phá có qui mô lớn, đầu tư nhiều chi phí, thiết bị, cũng không hẳn là những. Những khám phá thiên văn lớn nhất Sau mấy nghìn năm phát triển, thiên văn học/khoa học vũ trụ đã đưa lại cho con người hiểu biết rộng lớn về hành tinh chúng ta đang

Ngày đăng: 25/05/2014, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w