Để tìm hiểu về thiên văn học, phải bắt đầu từ đâu? Ở Việt Nam nơi nào chuyên đào tạo các nhà thiên văn?
Tôi có thể làm gì để giúp thiên văn học Việt Nam phát triển?
Bạn không tìm thấy câu hỏi mình cần hoặc chưa thỏa mãn với câu trả lời đã nhận được? Bạn có thể trực tiếp gửi câu hỏi và tham gia thảo luận bằng
cách đăng kí một username và gửi bài tại diễn đàn, hoặc gửi một e-mail vào địa chỉ: circlops@gmail.comĐịa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam
bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Trả lời
Hệ Mặt Trời hình thành từ đâu?
Hệ Mặt Trời ra đời từ một tinh vân khổng lồ gồm bụi và khí nóng. Lực hấp dẫn hướng tâm tạo ra chuyển động quay của đám khí và bụi này, trong đó vùng trung tâm nóng nhất tạo thành Mặt Trời, còn các hành tinh hình thành từ các đám bụi tiền hành tinh tách ra do lực li tâm trong quá trình quay ban đầu của đám khí. Hiện nay mô hình này được coi là đã thừa nhận rộng rãi mặc dù vẫn còn một số ý kiến chưa hoàn toàn thông nhất.
Đọc thêm tại bài viết: Sự ra đời của Hệ Mặt Trời ----
Ngoài các hành tinh ra thì Hệ Mặt Trời còn những thành phần nào tham gia nữa?
Hệ Mặt Trời là một hệ thống nhiều thành phần bao gồm - Mặt Trời là trung tâm của hệ,
- Chuyển động quanh Mặt Trời bao gồm 8 hành tinh (trong đó có Trái Đất), - Các vệ tinh chuyển động quanh các hành tinh (VD như Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất).
- Các hành tinh lùn có kích thước nhỏ hơn hành tinh và lớn hơn tiểu hành tinh (Pluto - trước đây gọi là Sao Diêm Vương- là một trong số các hành tinh lùn đó)
- Các tiểu hành tinh trên vành đai tiểu hành tinh nằm giữa quĩ đạo của Sao Hỏa và Sao Mộc là các thiên thể với nhiều kích thước rất khác nhau có thể
to gần bằng hành tinh lùn mà cũng có thể chỉ như những thiên thạch cỡ trung bình đôi khi vẫn bay qua quĩ đạo Trái Đất
- Các sao chổi: các thiên thể nhỏ có quĩ đạo dạng elip rất dẹt, xuất phát từ một khu vực là đám mây Oort, chỉ sau những chu kì dài chúng mới đến gần Mặt Trời và nhờ sức nóng và áp lực từ Mặt Trời mới phát sáng thành cái đuôi dài như thường thấy từ Trái Đất
- Khu vực các thiên thể ở xa hơn quĩ đạo Sao Hải Vương gồm vành đai Kuiper và Scattered disc chứa các tiểu hành tinh với kích thước tương tự trong vành đai tiểu hành tinh nêu trên.
- Đám mây Oort là khu vực xa nhất ở khoảng cách khoảng 1 năm ánh sáng hoặc hơn so với Mặt Trời, là nơi xuất phát của các sao chổi, ngoài ra còn chứa một số thiên thể có kích thước tương đương tiểu hành tinh khác. Đọc thêm các bài tại mục Hệ Mặt Trời
----
Khi nào Trái Đất sẽ bị hủy diệt?
Có rất nhiều ý kiến và dự đoán, tiên tri về sự hủy diệt của thế giới thậm chí ngay trong thế kỉ 21 này. Tuy vậy trên thực tế những dự đoán đó đều chưa có cơ sở nào thuyết phục cho sự kết thúc của Trái Đất. (Đọc thêm "Ngày
tận thế", "Có phải ngày tận thế của chúng ta sẽ đến vào năm 2012")
Thực tế, loại trừ những bất trắc (mà hiện nay khoa học có thể dực đoán trước cho chúng ta ít nhất là vài năm để có thể xử lí kịp thời) thì Trái Đất sẽ chỉ bị hủy diệt sau khoảng 4,5 đến 5 tỷ năm nữa khi Mặt Trời đốt cháy hết hydro của nó nguội dần, phồng to lớp vỏ ra nghiền nát các hành tinh. Như vậy là thời gian còn lại của Trái Đất là rất dài, cái quan trọng hơn với chúng ta mà chưa ai trả lời được là tuy thời gian còn nhiều thế nhưng liệu loài người sẽ tồn tại được thêm bao lâu với tốc độ tự hủy hoại thiên nhiên hiện nay ...
----
Có phải chỉ có Trái Đất mới có Mặt Trăng?
Tất nhiên Mặt Trăng chỉ của riêng Trái Đất, nhưng ngoài ra trong Hệ Mặt Trời các hành tinh khác hầu hết cũng có các vệ tinh khác của riêng mình dù có thể nó không đẹp như Mặt Trăng của chúng ta.
- Sao Hỏa có 2 vệ tinh
- Sao Mộc có 63 vệ tinh đã được biết - Sao Thổ có 62 vệ tinh
- Sao Hải Vương có 13 vệ tinh
Ngoài ra 4 hành tinh lớn thuộc nhóm hành tinh ngoài đều có dải bụi và thiên thạch nhỏ bao quanh (ring), đặc biệt là vành sáng của Sao Thổ rất rõ và dễ dàng quan sát qua các kính thiên văn.
Đọc thêm: Các hành tinh của Mặt Trời
----
Có còn nơi nào khác trong Hệ Mặt trời có sự sống hay thậm chí nền văn minh như Trái Đất?
Đến nay, một vài nơi trong Hệ Mặt Trời được con người cho rằng có khả năng hình thành sự sống (ví dụ như vệ tinh Titan của Sao Thổ), tuy vậy giả sử nếu có cũng chỉ là sự sống nguyên sinh đơn bào như thời kì đầu của sự sống trên Trái Đất. Thực tế sự sống cấp cao không thể tồn tại ở bất cứ hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời do không đủ các điều kiện phù hợp như mật độ oxy, nhiệt độ, thời gian chiếu sáng, lực hấp dẫn ...
----
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bỗng nhiên Mặt Trời biến mất?
Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời giống như những bánh xe lăn đều quanh tâm là một chiếc cọc do được nối bởi 1 sợi dây là lực hấp dẫn. Nếu Mặt Trời biến mất đồng thời sợi dây đó sẽ biến đi và các hành tinh sẽ bị ném thẳng tới theo đường tiếp tuyến với quĩ đạo của chúng ngay tại điểm mà lực hấp dẫn bắt đầu biến mất (tất nhiên ngoài ra chúng còn những tương tác hấp dẫn lẫn nhau và có thể va chạm với nhau tùy theo vị trí khi đó của các hành tinh và các thiên thể khác trên quĩ đạo.
----
Mặt Trăng làm thế nào có thể sáng như thế? Có phải vào ngày trăng khuyết là bóng của Trái Đất che mất một phần của nó không?
Mặt Trăng không thể tự phát sáng mà nó sáng là nhờ nhận ánh sáng từ Mặt Trời. Nếu bạn đứng trên Mặt Trăng cũng sẽ thấy Trái Đất rất sáng do nó nhận ánh sáng của Mặt Trời.
Mặt Trăng luôn có một nửa được chiếu sáng trừ thời điểm xảy ra nguyệt thực, chí có lúc nguyệt thực thì bóng Trái Đất mới in đè lên Mặt Trăng. Những ngày không trăng hoặc trăng khuyết là do vị trí khác nhau của Mặt Trăng trên quĩ đạo nên không phải phần được chiếu sáng luôn hoàn toàn hướng về Trái Đất như ngày rằm.
Đọc bài: Chuyển động của Mặt Trăng trên thiên cầu
----
Tại sao người ta nói giữa trưa Mặt trời trên đỉnh đầu nhưng thực tế không bao giờ quan sát thấy chính xác như vậy?
Vì trục Trái Đất không vuông góc với mặt phẳng quĩ đạo của nó nên trong năm vị trí biểu kiến của Mặt Trời là khác nhau. Mỗi thời điểm trong năm Mặt Trời chỉ thẳng đứng với người ở một vị trí vĩ độ xác định trên Trái Đất, còn những thời điểm còn lại thì sẽ lệch một góc nhất định tùy thời điểm khác nhau (Ví dụ hàng năm ngày Mặt Trời đi qua chính xác đỉnh đầu (thiên đỉnh) của người quan sát tại Hà Nội thường là 18 hoặc 19 tháng 7)
----
Sao băng và sao chổi có phải là một không?
Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau
- Sao băng chỉ là các thiên thạch nhỏ khi đi qua và bay vào khí quyển Trái Đất thì cháy sáng do ma sát, thời gian lóe sáng của nó thường chỉ trên dưới 1 giây
- Sao chổi là các thiên thể có chu kì dài trong Hệ Mặt Trời, khi tới gần Mặt Trời theo chu kì của mình, nó bị nhiệt độ và áp lực từ mặt Trời làm cháy phần khí xung quanh và thồi dạt đi thành cái đuôi sáng, sao chổi thì có thể quan sát thấy trong thời gian dài liên tục, có thể là nhiều ngày liền.
Đọc bài:
Sao băng, mưa sao băng Sao chổi và tiểu hành tinh
----
Tam giác mùa hạ, lục giác mùa đông là gì?
Tam giác mùa hạ là 3 ngôi sao sáng nhất trên vùng trời phía Đông mà bạn có thể quan sát vào các buổi tối mùa hè. Nếu trời trong thì vào các buổi tối hè bạn rất dễ xác định chúng vì chùng là 3 ngôi sao sáng nổi bật và chiếm một vùng trời khá rộng trên bầu trời phía Đông gồm: Vega (Chức Nữ), Altair (Ngưu Lang) và Deneb
Lục giác mùa đông là nhóm 6 ngôi sao rất sáng hợp thành một hình lục giác lớn trên bầu trời mùa đông, gồm 6 sao là Rigel, Aldebaran, Capella, Pollux, Procyon và Sirius, ngoài ra còn có cách đặt khác là tam giác mùa
đông gồm có Procyon, Sirius và Betelgeuse.
Lưu ý: các sao trên đều là những ngôi sao sáng nhất của bầu trời đêm, đọc thêm các bài sau để tìm hiểu rõ hơn về chúng