Ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm Danh sách 88 chòm sao

Một phần của tài liệu Những khám phá thiên văn lớn nhất (Trang 43 - 48)

Danh sách 88 chòm sao

----

Sao Bắc Đẩu, chòm sao Bắc Đẩu, chòm sao Gấu lớn (Đại hùng tinh) có phải cùng là một?

Không!

Không có sao Bắc Đẩu mà chỉ là cách gọi không chính xác, chỉ có sao Bắc Cực (Pollaris - xuất phát từ từ Pole nghĩa là cực) là sao định hướng phương Bắc rất nổi tiếng, nó là ngôi sao của chòm sao Ursa Minor (Gấu nhỏ/Tiểu hùng)

Chòm sao Bắc Đẩu có hình dạng gần giống chòm sao Ursa Minor, không chứa sao Bắc Cực và cũng không đồng nhất với chòm sao Ursa Major (Gấu lớn/ Đại hùng), nó chỉ tương đương với 7 ngôi sao sáng nhất của chòm sao này, thực chất chòm sao này có nhiều sao hơn rất nhiều nhưng các sao còn lại tương đối mờ.

Đọc bài: Vài điều về cách sử dụng ngôn từ trong thiên văn học

----

Mùa hè ta thường thấy dải sáng trên trời ban đêm là dải Ngân Hà, nếu chúng ta là một phần của nó thì tại sao lại có thể thấy nó trên đầu mình?

Vì toàn bộ Hệ Mặt Trời là một phần của thiên hà Mikky Way (Ngân Hà) trong khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, do đó có những thời điểm vùng đĩa sáng chính của thiên hà và Mặt Trời nằm ở 2 bên đối diện so với Trái Đất (giống như trường hợp của Mặt Trăng), khi đó vào ban đêm ta có thể nhìn thấy được phần đĩa sáng thiên hà này.

----

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Đọc bài sau: Tại sao bầu trời màu xanh ----

Nếu không tính các hành tinh trong Hệ thì ngôi sao nào là sáng nhất trên bầu trời?

Nếu loại trừ các hành tinh có thể quan sát rõ nhất trong Hệ Mặt Trời gồm Sao Kim, Sao Mộc và Sao Hỏa thì ngôi sao sáng nhất mà chúng ta quan sát được trên bầu trời đêm là sao Sirius (sao Thiên Lang) trong chòm sao Canis Major (Chó lớn/Đại khuyển)

Đọc bài: 20 ngôi sao sáng nhất bầu trời ----

Một ngôi sao sống được bao nhiêu lâu thì tắt?

Một ngôi sao có tuổi đời phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng của nó. Khối lượng sao càng lớn thì tốc độ phản ứng nhiệt hạch trong lòng nó càng lớn và sẽ càng nhanh cháy hết nguồn nhiên liệu hydro của mình. Các sao cỡ nhỏ như Mặt Trời có thể sống đến 10 tỷ năm hoặc hơn trong khi các sao khổng lồ chỉ có đời sống ngắn chừng 2, 3 tỷ năm hay thậm chí vài trăm triệu năm với các sao siêu khổng lồ.

Đọc bài Sao - Cấu tạo và tiến hóa

----

Những sao như thế nào có thể trở thành lỗ đen?

Các sao sau khi giải phóng lớp vỏ bên ngoài (còn lại lõi trong) có khối lượng lớn hơn 1,4 lần khối lượng Mặt Trời (giới hạn Chandrasekhar) thì hấp dẫn hướng tâm mới đủ lớn gây ra sự sụp đổ đủ để tạo thành sao

neutron (hay còn gọi là pulsar), để từ sao neutron có thể co lại đến mật độ vô hạn và trở thành lỗ đen thì khối lượng yêu cầu phải là trên 4 lần khối lượng của Mặt Trời (giới hạn Tolman–Oppenheimer–Volkoff)

----

Quasar, Pulsar là gì?

Quasar là trung tâm của các thiên hà cách xa Trái Đất, không thể phát hiện ở dải sóng quang học. Quasar là các vùng tâm thiên hà có độ trưng rất lớn, phát ra bức xạ vô tuyến với cường độ cao, hiện nay được coi là những nguồn bức xạ mạnh nhất trong vũ trụ đã được biết tới.

Pulsar là tên gọi khác của sao neutron - Thiên thể nhỏ (bán kính chỉ khoảng 10.000km) nhưng có mật độ vật chất rất lớn do được cấu tạo hầu hết từ các neutron. Khối lượng riêng của sao này khoảng 108 tấn/cm³. Sao neutron là kết quả co lại của một ngôi sao có khối lượng ban đầu bằng 1,4 đến 4 lần

Mặt Trời. Vụ co lại này dẫn đến một vụ nổ sao siêu mới phá vỡ lớp vỏ sao và lõi sao co lại trở thành sao neutron. Lần đầu tiên sao neutron được phát hiện là vào ngày 28/11/1967 dưới dạng phát xạ xung điện từ nên còn có một tên khác là Pulsar (sao mạch xung). Cho đến nay con người đã phát hiện ra gần 1000 pulsar phát xạ xung điện từ như vậy.

----

Nếu tâm của thiên hà là một lỗ đen thì tại sao chúng ta không bị nó cuốn vào đó?

Lỗ đen thường được nói tới là thứ có thể hút được tất cả kể cả ánh sáng, nhưng bạn hãy lưu ý rằng, phạm vi để ánh sáng không thể thoát ra chỉ là trong khu vực bên trong của chân trời sự kiện của lỗ đen (event horizon), ngoài vùng chân trời này thì lỗ đen vẫn thể hiện vai trò như là một thiên thể nặng tạo ra trường hấp dẫn quanh nó, các sao và hành tinh ở khoảng cách xa không thể bị hút vào trong đó được mà chỉ bị trường hấp dẫn của nó ép cho chuyển động xung quanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

----

Có bao nhiêu thiên hà trong vũ trụ?

Có rất nhiều thiên hà không thể được thống kê hết. Thiên hà của chúng ta (Milky Way/Ngân Hà) chỉ là một thiên hà trong nhóm hơn 50 thiên hà của Cụm thiên hà Địa phương (The Local Group), và cụm này chỉ là một thành viên trong siêu quần thiên hà Virgo (đường kính khoảng 100 triệu năm ánh sáng), trong vũ trụ lại có nhiều siêu quần như vậy ...

----

Mắt thường của con người có thể nhìn thấy nơi nào là xa nhất trong vũ trụ?

Tầm nhìn xa của mắt người thực ra là vô hạn, nhưng ánh sáng từ đâu có thể tới được mắt người còn phụ thuộc vào cường độ ánh sáng phát ra.

Hiện giờ thì nơi xa nhất mà con người công nhận là mắt thường có thể nhìn thấy được là thiên hà Andromeda (M31) cách chúng ta 2,25 triệu năm ánh sáng. Nó là thiên hà lớn nhất trong cụm thiên hà địa phương (The Local Group).

Thiên hà Triangulum (M33), cách ta 2,78 triệu năm ánh sáng cũng được một số người tuyên bố rằng từng tự nhìn thấy bằng mắt thường, tuy nhiên điều này không chắc chắn lắm vì số người dám khẳng định điều này là quá

ít. ----

Năm ánh sáng là gì, tại sao tính độ dài lại có đơn vị là năm? Nó đã phải đơn vị đo khoảng cách lớn nhất trong thiên văn chưa?

Năm ánh sáng ở đây không phải là đơn vị đo thời gian là là đo khoảng cách, nó có nghĩa là khoảng thời gian ánh sáng đi được trong một năm, nó có độ dài tương đối chính xác là 9.460.730.472.580,8 km (khoảng 9,46 nghìn tỷ km). Đơn vị khoảng cách lớn hơn năm ánh sáng dùng trong thiên văn còn có parsec (viết tắt pc) có độ dài tương đương với 3,26 năm ánh sáng và bội số của nó là Mpc (Mega parsec, có giá trị bằng 1 triệu parsec) Đọc bài: Khái niệm, qui ước về chuyện động thiên cầu

----

Vũ trụ hình thành như thế nào?

Xin đọc bài sau: Big Bang và bức tranh của chúng ta về vũ trụ ----

Vũ trụ đã tồn tại bao lâu?

Theo các kết quả quan sát và tính toán hiện nay thì vũ trụ hình thành từ vụ nổ Big Bang đến nay đã được 15 tỷ năm (còn Hệ Mặt Trời mới hình thành được hơn 5 tỷ năm)

Đọc thêm Các mốc chính trong lịch sử tiến hóa vũ trụ

----

Vũ trụ liệu rồi có kết thúc không?

Có nhiều cái kết được dự đoán cho vũ trụ dựa trên các cơ sở tính toán về mật độ vật chất và năng lượng trong vũ trụ, 3 giả thuyết chính là vũ trụ đóng (sẽ có lại và sụp đổ), vũ trụ phẳng (giãn nở chậm dần và dừng tiến hóa) và vũ trụ mở (giãn nở mãi mãi với tốc độ tiếp tục tăng). Theo các quan sát hiện nay thì vũ trụ mở là mô hình được xác minh rằng sẽ xảy ra. Tuy vậy khi vũ trụ giãn nở quá mức làm cho mật độ vật chất quá loãng và không còn khả năng tương tác để hình thành thiên hà - sao - hành tinh ... thì khi đó cũng có thể coi là kết thúc của vũ trụ.

----

Vật chất tối là gì? Tại sao không thể sử dụng nó?

Vật chất tối là dạng vật chất khác với vật chất thông thường, được phát hiện do các tương tác hấp dẫn của nó trong các hệ sao được quan sát. Nó được gọi là "vật chất" vì lí do nó tham gia vào tương tác hấp dẫn, cho thấy nó có khối lượng (mà khối lượng thì được hiểu đi liền với vật chất), ngoài ra không có bất cứ tính chất nào của nó được xác định là giống với vật chất tạo thành chúng ta và thế giới chúng ta đã biết, do đó việc sử dụng nó cho đến thời điểm này (đầu thế kỉ 21) là không thể.

Đọc bài Vật chất tối và năng lượng tối

----

Con người liệu có thể di chuyển đến tương lai hoặc quá khứ không?

Hiện nay con người chưa thể, thậm chí chưa có cơ sở rõ ràng nào cho việc chế tạo các thiết bị di chuyển qua thời gian. Theo mô hình vũ trụ hiện nay với thời gian được coi là một chiều trong không gian nhiều chiều không-thời gian, thì việc dịch chuyển thời gian chẳng qua là đi tới một điểm nào đó khác trên trục thời gian của hệ tọa độ không-thời gian này. Tuy vậy cần có năng lượng ra sao, đi vào những chiều nào của không gian hay thông qua những "cánh cửa thần kì' chẳng hạn như lỗ sâu (wormhole) thì đến nay vẫn chưa được khẳng định.

Về mặt lý thuyết, nếu bạn di chuyện nhanh hơn ánh sáng (điều nay thực tế là không thể trừ khi khối lượng của bạn là âm, tức là bạn phải biến thành một dạng vật chất ảo nào đó) thì bạn sẽ đuổi kịp các sự kiện của quá khứ đã trôi qua và xem lại được nó, nhưng có tác động để thay đổi được quá khứ hay không thì đến nay vẫn còn là câu hỏi.

Đọc và thảo luận tại chủ đề:

Chúng ta có thể nhìn thấy tương lai hay quá khứ không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

----

Để tìm hiểu về thiên văn học, phải bắt đầu từ đâu?

Bạn có thể bắt đầu từ bất cứ phần kiến thức nào mà bạn quan tâm. Nếu bạn muốn tìm hiểu về Hệ Mặt Trời hay tập quan sát các sao và chòm sao thì rất đơn giản chỉ cần tìm hiểu những kiến thức rất phổ biến trên sách vở và internet, chỉ cần lưu ý chọn lựa những nguồn mà bạn cảm thấy đáng tin cậy. Nếu bạn thực sự yêu thiên văn ở tính khoa học của nó thì cái rất quan trọng

là phải nắm vững kiến thức cơ bản về toán học, vật lý. Ở đây chúng ta chưa nói tới việc để trở thành ột nhà thiên văn chuyên nghiệp, do đó những kiến thức cần có của bạn chỉ cần hết sức cơ bản, đủ để hiểu những vấn đề chính của thiên văn và vũ trụ học. Mặt khác, hãy tìm hiểu có trình tự, đừng bao giờ mải mê tìm hiểu về thuyết tương đối, cơ học lượng tử, các mô hình hình học của không-thời gian nếu bạn chưa cả nắm vững những điều cơ bản như tính chất của lực hấp dẫn, nguyên nhân các chuyển động quĩ đạo của Trái Đất và Mặt Trăng ...

Trước hết, hãy bắt đầu tìm hiểu qua những kiến thức từ chính website này! Bạn có thể tham khảo và thảo luận tại một số chủ đề tại forum:

http://thienvanvietnam.org/forum/forumdisplay.php?f=35 ----

Ở Việt Nam nơi nào chuyên đào tạo các nhà thiên văn?

Không có bất cứ nơi nào ở Việt Nam đào tạo chuyên ngành về thiên văn cả. Hiện nay khoa vật lý của các trường Khoa học tự nhiên và Sư phạm trên cả nước đều có đưa vào môn thiên văn. Tuy nhiên chỉ mang tính chất môn học bổ sung kiến thức, nếu bạn còn ít tuổi và tự tin rằng có thể theo đuổi say mê của mình thì hãy tự lựa chọn con đường cho mình.

----

Tôi có thể làm gì để giúp thiên văn học Việt Nam phát triển?

Ở Việt Nam, cách tốt nhất để bạn giúp thiên văn phát triển không phải là nuôi hi vọng tự biến mình thành ai đó, hãy bắt đầu đơn giản là tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất và giới thiệu nó với mọi người xung quanh khi có điều kiện. Như thế là bạn đã giúp thiên văn của chúng ta phát triển hơn nhiều so với việc cố gắng trở thành một nhà khoa học lớn và dù thành công thì tất cả những gì bạn làm là ngồi trong phòng nghiên cứu, phân tích và đợi có người ca ngợi mình còn thực tế chẳng làm được gì cho xã hội.

Một phần của tài liệu Những khám phá thiên văn lớn nhất (Trang 43 - 48)