1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Chuyện ngộ nghĩnh về các nhà khoa học

26 972 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 318 KB

Nội dung

Chuyện ngộ nghĩnh về “thầy phù thủy” Edison Sáng Chủ Nhật ngày 18/10/1931, Thomas Edison lìa trần chỉ 3 ngày trước lễ kỉ niệm sinh nhật lần thứ 52 của chiếc bóng điện đầu tiên. Đèn điện trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ đều tắt trong một phút để tưởng nhớ người vĩ nhân, “người bạn của nhân loại” đã mang đến cho con người một thứ ánh sáng quý giá, một “mặt trời thứ hai”. Tưởng nhớ ông, nhiều người còn nhớ cả những câu chuyện ngộ nghĩnh của nhà bác học "ngô nghê" này …Trở lại tuổi thơ của Edison, dáng dấp của một nhà khoa học lớn đã hình thành ngay từ những câu chuyện có phần ngộ nghĩnh ấy của cậu bé ở miền Tây nước Mĩ. Edison thời trẻ - Ảnh Edison là con út trong một gia đình có 7 anh chị em. Bố ông, Samuel Edison là người Hà Lan, bà mẹ Nancy của ông là một giáo viên tiểu học người Scotland. Ngay từ khi còn nhỏ, Edison đã tỏ ra là một cậu bé hiếu kì, ham hiểu biết, luôn thắc mắc “tại sao” và truy đuổi câu trả lời đến cùng. Mẹ Nancy của Edison rất hiểu tâm lí đứa con trai của mình và đã thoáng nhìn ra hình ảnh một thần đồng khoa học. Trước những câu hỏi kì lạ của con, bà Nancy thường kiên trì giảng giải tỉ mỉ và kích thích thêm sự tò mò của đứa con. Có một lần, Edison hỏi bố: “Bố ơi, tại sao lại có gió?”. Bố trả lời: “Edison, con không hiểu được đâu!”. Edison lại hỏi: “Tại sao con lại không hiểu được?”. Bố đáp: “Con hãy thử hỏi mẹ con xem”. Thế là Edison tìm đến mẹ và hỏi. Sau lần đó, bà Nancy trách chồng: “Anh không thể lúc nào cũng nói với con là nó không biết gì cả. Như thế là kìm hãm lòng ham hiểu biết của con chúng ta rồi đấy!”. Không những hiếu kì, ham hỏi, mà chuyện gì cũng phải hỏi cho ra nhẽ, cậu bé Edison còn rất thích tự mày mò làm thử. Một hôm, đã đến giờ ăn nhưng Edison vẫn không về nhà. Mẹ Nancy rất lo lắng, tất tả chạy đi tìm khắp nơi mà vẫn không thấy. Đến tối mịt, bà vô cùng kinh ngạc khi nhận ra Edison ở một túp lều tranh. Cậu bé nằm sấp trên một đống cỏ tranh, đầu tóc rối bù, dưới bụng là mấy quả trứng gà. Cậu cứ thế nằm im, vẻ mặt đầy chăm chú. Bà Nancy ngạc nhiên: “Edison! Con đang làm gì thế?”. Edison tươi tỉnh đáp: “Con đang ấp trứng cho gà nở thành con”. Bà mẹ phì cười. Thì ra Edison nhìn thấy gà mẹ ấp trứng nở thành gà con nên tò mò muốn thử tự mình ấp xem có nở ra gà con được không! Đến năm 7 tuổi, Edison được cha mẹ cho đi học ở ngôi trường độc nhất trong vùng. Gọi là trường nhưng chỉ có một lớp học 40 học sinh lớn bé đủ cả. Ông giáo dạy học sinh theo những trình độ khác nhau. Edison được xếp ngồi gần ông nhất, đó vốn là chỗ cho những học sinh kém cỏi nhất. Trong khi học, Edison không chú tâm trả lời câu hỏi của thầy giáo mà thường đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa với thầy giáo. Vì thế, cậu thường đội sổ và bị bè bạn chê cười. Một hôm, khi nhân viên thanh tra vào kiểm tra lớp học, thầy giáo của Edison chỉ vào cậu bé và nói: “Học trò này điên khùng, không đáng ngồi học lâu hơn”. Edison rất căm giận hai chữ “điên khùng” và mang chuyện về kể với mẹ. Sau khi rõ ngọn ngành, bà Nancy vô cùng tức giận, dẫn Edison đến trước mặt thầy giáo và tuyên bố: “Ông bảo con tôi điên khùng sao? Nghe này, trí óc của nó còn hơn cả ông đấy. Tôi sẽ giữ nó tại nhà và dạy lấy để ông thấy rằng sau này nó sẽ ra sao!”. Từ đó, Edison không đến trường nữa mà ở nhà tự học cùng mẹ. Edison làm quen dần với Lịch Sử Hy Lạp, La Mã, Thánh Kinh, các tác phẩm của Shakespeare… Nhưng đặc biệt, Edison tỏ ra vô cùng ưa thích khoa học. Cậu có thể kể lại rành mạch các phát minh, các thí nghiệm và tiểu sử của các nhà đại bác học như Newton, Galileo… Không những được truyền dạy học vấn, Edison còn được mẹ huấn luyện về đạo đức. Cậu bé được mẹ căn dặn phải sống thật thà, ngay thẳng, tự tin và cần cù, phải có lòng ái quốc và tình yêu nhân loại. Nhà khoa học nhí lang thang và lời cầu hôn cấp tốc Bố Samuel của Edison làm nghề buôn bán ngói lợp mái nhà nên ngay từ nhỏ, cậu bé đã thường xuyên được tiếp xúc với các công cụ khoa học. Một lần, sau khi chứng kiến cảnh bố mình đang dùng quả khí cầu để làm thí nghiệm bay, Edison đã vô cùng phấn khích. Với niềm tin chắc chắn rằng: nếu bụng con người cũng chứa đầy không khí như của khí cầu thì người ta có thể bay lên, Edison đã miệt mài tự chế ra mấy loại chất hóa học và bảo người làm thuê của bố là Max thử uống. Sau khi uống thứ thuốc Edison đưa cho, Max gần như ngất lịm người. Nhưng Edison thì vẫn một mực cho rằng: không bay lên được là thất bại của anh ta chứ không phải của mình! Những chân dung khác của Edison - Ảnh: Wiki Năm 12 tuổi, Edison làm nghề bán báo và bán kẹo dạo trên tàu hỏa. Với niềm say mê khoa học không bao giờ dứt, cậu bé đã tự lập cho mình một phòng thí nghiệm hóa học nhỏ ngay trên một khoang trống của toa tàu. Ngày ngày, vừa bán báo, Edison vừa tự mày mò nghiên cứu khoa học. Một lần, trong khi làm thí nghiệm, do không cẩn thận, Edison đã làm cháy toa tàu. Kết quả là cậu bị nhân viên soát tàu tát cho một cái ù tai và đuổi khỏi tàu, đồng thời cấm lai vãng đến đường ray nữa. Sự việc này đã khiến cho khả năng thị giác của Edison ngày một kém dần. Nhưng trong rủi có may, bị điếc Edison gặp trở ngại trong giao tiếp nhưng bù lại ông có thể chuyên tâm cho những nghiên cứu của mình mà không chịu sự quấy rầy nào. Chuyện tình cảm của Edison cũng có nhiều điểm rất thú vị. Năm 24 tuổi, Edison là chủ của một xí nghiệp khá nổi danh. Khi công việc dần ổn định, ý định xây dựng gia đình chợt hiện lên trong đầu và người đầu tiên chàng trai trẻ tuổi để ý đến là cô nàng thư kí Mary làm trong công ty. Một hôm, Edison đến trước mặt nàng Mary dịu dàng, thanh tú và nói: “Thưa cô, tôi không muốn phí thì giờ nói những câu vô ích. Tôi xin hỏi cô một câu rất ngắn gọn và rõ ràng: Cô có ưng làm vợ tôi không?”. Hoàn toàn sửng sốt và bất ngờ, cô gái không tin vào tai mình. “Ý cô thế nào, cô nhận lời tôi chứ. Tôi xin cô suy nghĩ trong vòng năm phút”. Edison nhắc lại lời cầu hôn “cấp tốc" của mình bằng vẻ mặt rất nghiêm chỉnh. “Năm phút cơ à? Thế thì lâu quá! Vâng, em nhận lời”. Mary lí nhí, đỏ mặt đáp. Đám cưới của Edison và Mary diễn ra ngay sau đó. Hai người có với nhau được 3 người con. Sau khi Mary mất, ông cưới thêm một người vợ 19 tuổi nữa tên là Mina. Họ có với nhau 3 người con. Một trong số đó sau này tiếp quản công ty của Edison và trở thành thống đốc bang New Jersey. Edison mất ở tuổi 84, những câu cuối cùng ông nói vợ mình là: “Ở ngoài kia đẹp quá”. Chuyện về Edison có kể đến thế kỉ bao nhiêu cũng không hết. Bởi đơn giản, cuộc đời ông chính là lát cắt chân thực nhất của khoa học, những phát minh của ông sẽ còn rọi sáng nhiều thế kỉ sau này nữa. Trong suốt cuộc đời cống hiến tận tụy của mình, Edison đã lãnh trước sau 1907 bằng phát minh, một kỉ lục vô tiền khoáng hậu trong giới khoa học. Ông cũng đã đọc tới hơn 10.000 cuốn sách và mỗi ngày ông có thể đọc hết 3 cuốn sách. Trí nhớ siêu việt và đầu óc sáng tạo không biết mệt mỏi đã làm cho tên tuổi ông trở thành chiếc chìa khóa tuyệt vời mở ra thế kỉ 20 cho nhân loại. Vì những phát minh kì diệu của ông, một tờ báo ở Mĩ hồi đó đã gọi Edison là “thầy phù thủy ở Menlo Park” (Menlo Park là tên phòng thí nghiệm của ông). Theo : truongdinh.edu.vn NICOLAS COPERNIC VÀ THUYẾT NHẬT TÂM Từ xa xưa, con người đã chú ý đến những hiện tượng thiên nhiên hàng ngày xảy ra trên bầu trời như Mặt trời mọc, Mặt trời lặn, trăng tròn, trăng khuyết Một nhu cầu rất tự nhiên của con người là tìm cách giải thích thế giới, giải thích các hiện tượng như trên, và do đó ngay từ thời Cổ Hy lạp, môn thiên văn đã ra đời nhằm hướng tới việc giải thích các hiện tượng xảy ra trong vũ trụ. Từ năm 140 sau công nguyên, Ptôlêmê đã cho rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ. Quan điểm này thống trị trong nhiều thế kỉ. Chỉ khi thuyết nhật tâm của Côpecnic ra đời (năm 1543) thì quan điểm của Ptôlêmê mới bị phá bỏ. Theo Côpecnic thì Trái đất chỉ là một trong nhiều hành tinh quay xung quanh Mặt trời. Thuyết nhật tâm của Côpecnic đã đặt một nền móng khoa học vững chắc cho Thiên văn học. Hình dưới là mô hình hệ Mặt trời. trong đó Trái đất là một trong nhiều hành tinh chuyển động quanh Mặt trời. Những số liệu chính của 8 hành tinh của hệ Mặt trời (theo thứ tự từ gần Mặt trời nhất ra xa Mặt trời): 1. Thủy tinh – Đường kính: 4880 km. – Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 0,006. – Khối lượng riêng: 5,4.103 kg/m3. – Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: từ 46.106 km đến 69,8.106 km. – Chu kì quay quanh Mặt trời: 87,9 ngày. 2. Kim tinh – Đường kính: 12100 km. – Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 0,82. – Khối lượng riêng: 5,3.103 kg/m3. – Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: 108,21.106 km. – Chu kì quay quanh Mặt trời: 224,7 ngày. 3. Trái đất – Đường kính: 12750 km. – Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 1. – Khối lượng riêng: 5,5.103 kg/m3. – Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: 149,6.106 km – Chu kì quay quanh Mặt trời: 365,25 ngày. 4. Hỏa tinh – Đường kính: 6790 km. – Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 0,11. – Khối lượng riêng: 3,9.103 kg/m3. – Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: 227,94.106 km. – Chu kì quay quanh Mặt trời: 1,88 năm. 5. Mộc tinh – Đường kính: 142980 km. – Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 318. – Khối lượng riêng: 1,3.103 kg/m3. – Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: 788,34.106 km. – Chu kì quay quanh Mặt trời: 11,86 năm. 6. Thổ tinh – Đường kính: 120540 km. – Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 94. – Khối lượng riêng: 0,7.103 kg/m3. – Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: 1427.106 km. – Chu kì quay quanh Mặt trời: 29,46 năm. 7. Thiên vương tinh – Đường kính: 51120 km. – Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 15. – Khối lượng riêng: 1,2.103 kg/m3. – Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: 2869,6.106 km. – Chu kì quay quanh Mặt trời: 84 năm. 8. Hải vương tinh – Đường kính: 50540 km. – Khối lượng tỉ đối so với Trái đất: 17. – Khối lượng riêng: 1,7.103 kg/m3. – Khoảng cách trung bình tới Mặt trời: 4496.106 km. – Chu kì quay quanh Mặt trời: 164,8 năm. Mặt trời có khối lượng 1,9891.1030 kg, bán kính 696000 km. Trái đất có khối lượng 5,9742.1024 kg, bán kính xích đạo 6378,14 km. [...]... tính cách đơn giản của ông được thể hiện trong cuốn sách của ông Journal et correspondance (Paris, 1872) Bốn mươi lăm năm sau, các nhà toán học đã công nhận ông Đóng góp Cống hiến của Ampère trong khoa học rất lớn Là một nhà toán học hàng đầu, ông đã chỉ ra cách sử dụng ngành khoa học này như thế nào Ông coi toán học là một ngành của triết học, là cơ sở để đưa các phát minh trong vật lý trở thành các. .. toán học là nâng cao tính chính xác, cũng như một phương tiện thực nghiệm của vật lý hiện đại Là một nhà tiên đoán vĩ đại, ông đã đưa các tư tưởng khoa học, từ đó đã mở ra các hướng nghiên cứu và ứng dụng khoa học rộng lớn Tên tuổi của ông được xếp ngang hàng với các nhà bác học vĩ đại khác của nước Pháp Ampere có nhiều đóng góp trong lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, triết học Trong toán học ông... trên các đường phố Luân Đôn”Năm ấy Oát vừa 19 tuổi.Sau một năm, với vốn kiến thức và tay nghề đã rèn rũa được, Oát trở về Glaxgâu, mở một xưởng cơ khí và sau đó làm phụ tá chế tạo dụng cụ ở trường đại học Lúc này Oát nổi tiếng là nhà chế tạo dụng cụ lành nghề Anh ham học vô cùng, vẫn thường xuyên tự học Ngoài ra, anh còn tranh thủ đến nghe giảng ở trường đại học về lí thuyết nhiệt học và nhiều môn học. .. trường Bách khoa Paris, ở đó ông được bầu là giáo sư toán năm 1809 Tại đây ông tiếp tục theo đuổi các nghiên cứu khoa họccác nghiên cứu đa ngành với một sự chuyên cần không suy giảm Ông được kết nạp làm thành viên của Viện Hàn lâm Pháp năm 1814 Ông đã thiết lập mối quan hệ giữa điện trường và từ trường, và trong phát triển khoa học về điện từ trường, hay như ông gọi đó là điện động lực học, là lĩnh... cho các tổng số học lớn bằng cách sử dụng các viên sỏi và mẩu bánh bích quy trước khi biết con số Cha ông dạy ông tiếng Latinh, nhưng sau đó đã bỏ khi nhận thấy khả năng và khuynh hướng nghiên cứu toán học của con trai Tuy vậy chàng thanh niên trẻ tuổi Ampère sau này đã học lại tiếng Latinh để giúp ông hiểu được các tác phẩm của Euler và Bernoulli Cuối đời ông đã nói rằng ông biết nhiều nhất về toán học. .. cũng đọc rất nhiều sách vở của các lĩnh vực khác như lịch sử, các ghi chép trong các chuyến du hành, thơ ca, triết học v khoa học tự nhiên André-Marie Ampère (20 tháng 1, 1775 – 10 tháng 6, 1836) là nhà vật lý người Pháp và là một trong những nhà phát minh ra điện từ trường Đơn vị đo cường độ dòng điện được mang tên ông là ampere Cuộc đời Khi Lyon bị rơi vào tay quân đội cách mạng năm 1793, cha của Ampère,... học về lí thuyết nhiệt học và nhiều môn học khác Chẳng bao lâu Oát đã nắm vững ba ngoại ngữ và làm mọi người phải kinh ngạc về những hiểu biết sâu sắc của anh trong các lãnh vực triết học, thơ ca, nhạc họa và điêu khắc.Phòng anh trở thành nơi tụ họp thường xuyên của các nhà khoa học Họ tranh luận, bàn bạc, thuyết trình, giới thiệu Chính trong thời đó Oát tích lũy một khối lượng kiến thức khổng lồ cần... với các động cơ nhiệt hiện đại, chúng ta có thể nói rằng, Oát không hoàn thiện Mà thực tế đã phát minh ra máy hơi nướcÔng được bầu làm hội viên Hội khoa học hoàng gia và Viện sĩ nhiều Viện hàn lâm khoa học nước ngoàiNhững năm cuối đời, ông đi du lịch khắp nơi, thường xuyên về thăm xóm chài nghèo, dòng sông Cơlaiđơ và thị trấn Grinốc, thường xuyên trao đổi thư từ với nhiều người và tận tình giúp đỡ các. .. tình giúp đỡ các nhà sáng chế phát minh trẻ tuổiThật kì lạ, càng về già ông càng sáng suốt và khỏe mạnh Bộ óc ông lúc nào cũng tỉnh táo, minh mẫnVà, chỉ một lần, ông cảm thấy hơi khó ở Ông hiểu rằng cái chết đã đến, và ông đón nhận nó một cách thanh thản, bởi lẽ ông hiểu rằng ông đã cống hiến hết sức mình cho nhân loại AMPE-NHỮNG CỐNG HIẾN KHOA HỌC ANDRE MARIE AMPERE Những cống hiến khoa học Ông sinh ra... tới Luân Đôn học việc, mặc dù đã hình dung trước phải vượt không biết bao nhiêu trở ngại, khó khăn.Mười hai ngày liên tục ngồi trên xe ngựa, cậu đến Luân Đôn vào một chiều đông giá lạnh Cậu tìm ngay đến học việc tại một xưởng sản xuất các dụng cụ đi biển Cậu làm việc rất nhiều, xem xét, học hỏi bắt chước các bác thợ già Theo lời kể của người viết tiểu sử về Oát: “Có lẽ trong thời gian học việc cậu . những câu chuyện ngộ nghĩnh của nhà bác học "ngô nghê" này …Trở lại tuổi thơ của Edison, dáng dấp của một nhà khoa học lớn đã hình thành ngay từ những câu chuyện có phần ngộ nghĩnh. ra vô cùng ưa thích khoa học. Cậu có thể kể lại rành mạch các phát minh, các thí nghiệm và tiểu sử của các nhà đại bác học như Newton, Galileo… Không những được truyền dạy học vấn, Edison còn. đại học. Lúc này Oát nổi tiếng là nhà chế tạo dụng cụ lành nghề. Anh ham học vô cùng, vẫn thường xuyên tự học. Ngoài ra, anh còn tranh thủ đến nghe giảng ở trường đại học về lí thuyết nhiệt học

Ngày đăng: 25/05/2014, 10:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w