1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại và công nghệ hà nội

76 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 104,65 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM , TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI (3)
    • 1.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội (3)
    • 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội (5)
      • 1.2.1. Quy trình công nghệ (5)
      • 1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất tại các tổ xây dựng (7)
    • 1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội (8)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI (16)
    • 2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội (16)
      • 2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (16)
        • 2.1.1.1. Nội dung (16)
        • 2.1.1.2. Tài khoản sử dụng (17)
        • 2.1.1.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu (17)
      • 2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (24)
        • 2.1.2.2. Tài khoản sử dụng (0)
        • 2.1.2.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp (26)
        • 2.1.2.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp (35)
      • 2.1.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công (37)
        • 2.1.3.1. Nội dung (37)
        • 2.1.3.2. Tài khoản sử dụng (38)
        • 2.1.3.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sử dụng máy thi công (38)
      • 2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung (44)
        • 2.1.4.1 Nội dung (44)
        • 2.1.4.2. Tài khoản sử dụng (44)
        • 2.1.4.3. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung (45)
        • 2.1.4.4. Quy trình ghi sổ tổng hợp chi phí sản xuất chung (48)
      • 2.1.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 47 1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang (50)
        • 2.1.5.2. Tổng hợp chi phí sản xuất chung (52)
    • 2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội (54)
      • 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của Công ty (54)
  • CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI (60)
    • 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP tại công ty và phương hướng hoàn thiện (60)
      • 3.1.1. Ưu điểm (60)
      • 3.2.1. Về công tác tổ chức kế toán (66)
      • 3.2.2. Về luân chuyển chứng từ kế toán (66)
      • 3.2.3. Về công tác hạch toán các khoản mục chi phí (67)
      • 3.2.4. Về đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (68)
      • 3.2.5. Quản lý chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp nhằm giảm chi phí sản xuất (68)
    • 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiện (69)
  • KẾT LUẬN (71)
    • Biểu 2.1 Giấy đề nghị tạm ứng (18)
    • Biểu 2.2: Bảng chi tiết xuất vật tư (20)
    • Biểu 2.3: Trích Sổ chi tiết tài khoản theo đối tượng –Tài khoản 621 (21)
    • Biểu 2.4: Trích Sổ cái tài khoản 621 (23)
    • Biểu 2.5: Trích Bảng chấm công (28)
    • Biểu 2.6: Trích bảng thanh toán lương (30)
    • Biểu 2.7: Trích bảng phân bổ tiền lương và BHXH (33)
    • Biểu 2.8: Trích Sổ chi tiết theo đối tượng –Tài khoản 622 (34)
    • Biểu 2.9: Trích Sổ cái tài khoản 622 (36)
    • Biểu 2.10: Trích Sổ chi tiết theo đối tượng, tài khoản 6231 (40)
    • Biểu 2.11: Trích Sổ cái TK 6231 (41)
    • Biểu 2.12: Sổ Cái tài khoản 623 (43)
    • Biểu 2.13: Sổ Chi tiết theo đối tượng TK 6271 (46)
    • Biểu 2.14: Sổ Cái tài khoản 627 (0)
    • Biểu 2.15: Trích Bảng tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh (54)
    • Biểu 2.16: Sổ Chi tiết tài khoản 154 (57)
    • Biểu 2.17: Nhật ký chung (58)

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM , TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Đặc điểm sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng cơ bản và lĩnh vực thương mại Ngành nghề kinh doanh của Công ty qua thời gian có sự khác nhau, thay đổi theo hướng càng ngày càng đa dạng Từ việc hoạt động chủ yếu tập trung vào hoạt động xây dựng, sửa chữa các công trình dân dụng, nhà ở, Công ty đã mở rộng sang một số lĩnh vực khác như tư vấn, kinh doanh và cho thuê bất động sản, xuất nhập khẩu thiết bị xây dựng.

Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội đã và đang tham gia đầu tư một số dự án : Nhà máy thủy điện Thái An – Quản Bạ - Hà Giang, Nhà máy xi măng Đồng Lâm – Phong Điền – Thừa Thiên Huế, Dự án Bau xít Kon hà nưng – Kbang – Gia Lai, Dự án muối mỏ

Ka ly – Viêng Chăn – Lào, Dự án Titan – Bình Thuận …vv; Tư vấn giám sát công trình nhà 11 tầng “ Trung tâm Thương mại OPERA Tràng Tiền” và thi công xây dựng các công trình : Khu liên hợp Khách sạn 5 sao Hùng Vương , Trạm bơm cấp nước Asean 1.500 m3/ ng.đ – Chùa Bộc – Hà Nội, Tòa nhà Vạn niên – Quang Minh – Mê Linh – Vĩnh Phúc, Dự án Đoàn kết – Quận Tây

Sản phẩm xây dựng là các công trình sản xuất, hạng mục công trình, công trình dân dụng có đủ điều kiện đa vào sử dụng và phát huy tác dụng Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản luôn đợc gắn liền với một địa điểm nhất định nào đó Vì vậy ngành xây dựng cơ bản khác hẳn với các ngành khác Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trng đợc thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành Đặc điểm của sản phẩm xây dựng đ- ợc thể hiện cụ thể nh sau

Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xây dựng dài và có giá trị rất lớn Nó mang tính cố định, nơi sản xuất ra sản phẩm đồng thời là nơi sản phẩm hoàn thành đa vào sử dụng và phát huy tác dụng Nó mang tính đơn chiếc, mỗi công trình đợc xây dựng theo một thiết kế kỹ thuật riêng, có giá trị dự đoán riêng và tại một địa điểm nhất định Điều đặc biệt sản phẩm xây dựng mang nhiều ý nghĩa tổng hợp về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, kỹ thuật, mỹ thuật

Quá trình từ khởi công xây dựng cho đến khi hoàn thành bàn giao đa vào sử dụng thờng là dài, nó phụ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình Quá trình thi công thờng đợc chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công bao gồm nhiều công việc khác nhau Khi đi vào từng công việc cụ thể, do chịu ảnh hởng lớn của thời tiết khí hậu làm ngừng quá trình sản xuất và làm giảm tiến độ thi công công trình Sở dĩ có hiện tợng này vì phần lớn các công trình đều đợc thực hiện ở ngoài trời, do vậy mà điều kiện thi công không có tính ổn định, luôn biến động theo địa điểm xây dựng và theo từng giai đoạn

Các công trình đợc ký kết tiến hành thi công đều đợc dựa trên đơn đặt hàng, hợp đồng cụ thể của bên giao thầu xây lắp Cho nên nó phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng và thiết kế kỹ thuật của công trình đó Khi có khối lợng xây lắp hoàn thành, đơn vị xây lắp phải đảm bảo bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lợng công trình.

Công ty luôn cố gắng để các công trình hoàn thành đạt được tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất, giữ gìn uy tín trong nghành xây dựng và đảm bảo sự tin cậy của khách hàng.

Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội

Dựa vào đặc điểm sản xuất của ngành xây dựng là bằng thủ công kết hợp với sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội đã có một cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý, phù hợp với điều kiện về lao động hiện nay ở Công ty Các sản phẩm do có các đặc điểm khác nhau nên không có một quy trình chung nào cố định cho tất cả các sản phẩm Tuy nhiên những giai đoạn, công việc chính đều được thực hiện theo trình tự sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm xây dựng xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội.

Nghiên cứu thị trường xây lắp Đấu thầu và ký hợp đồng nhận thầu

Lập kế hoạch chuẩn bị thi công

Nghiệm thu bàn giao công trình cho chủ đầu tư

Trong quy trình trên, Công ty tìm hiểu, khảo sát thị trường xây lắp tìm kiếm các cơ hội, các công trình xây lắp trong thời gian tới, tiếp nhận các giấy mời thầu của các chủ thầu Sau khi xem xét khả năng thực có của doanh nghiệp về vốn, thiết bị, lao động cũng như đánh giá khả năng của các đơn vị khác cùng tham gia đấu thầu, doanh nghiệp quyết định tham gia đấu thầu hay không Nếu thấy khả năng có thể công ty mua hồ sơ thầu, xây dựng mức bỏ thầu, tham gia đấu thầu Sau khi thắng thầu, Công ty làm hợp đồng kinh tế nhận thầu với chủ đầu tư, giao các công việc cụ thể cho đội máy, xí nghiệp. Đơn vị tiến hành thi công theo thỏa thuận với chủ đầu tư khi chủ đầu tư bàn giao mặt bằng Quá trình thi công sẽ bao gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị thi công, thi công phần thô và hoàn thiện.

Công việc cuối cùng là nghiệm thu, bàn giao công trình với chủ đầu tư và thanh lý hợp đồng kinh tế

Quy trình như trên sẽ đảm bảo cho sản phẩm, công trình xây lắp thực hiện đúng tiến độ, chất lượng đề ra.

Quy trình trên là quy trình chung bao gồm tất cả các bước Trong một số trường hợp, một số công trình nhỏ không có bước đấu thầu thì bước Đấu thầu và ký hợp đồng đấu thầu chuyển thành bước ký hợp đồng với chủ đầu tư.

1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất tại các tổ xây dựng

Hiện nay Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ

Hà Nội có 4 tổ xây dựng khác nhau, một đội máy thi công Trong cùng một thời điểm, Công ty có thể có nhiều công trình khác nhau Các công trình này có thể do một tổ đảm đương hoặc có thể các tổ khác nhau cùng tiến hành một công trình Để đảm bảo cho việc sản xuất được hiệu quả, tạo thuận lợi trong quản lý các công trình, tạo sự tự chủ cho các tổ, Công ty đã và đang áp dụng cơ chế khoán cho các tổ xây lắp Khi nhận thầu công trình, Công ty giao công trình, hạng mục công trình cho tổ Các tổ phải thực hiện thi công theo định mức, dự toán được giao tuy vậy vẫn phải có sự giám sát, theo dõi, hạch toán từ Công ty Đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến tại các công ty xây dựng vừa và nhỏ Sau khi nhận khoán, tổ xây dựng có trách nhiệm tổ chức tốt công việc xây lắp với sự chỉ đạo của đội trưởng tổ xây dựng , chủ nhiệm công trình, sự giám sát của cán bộ kỹ thuật tại tổ và cán bộ do Công ty cử xuống. Chính vì nhu cầu lao động cho từng công trình khác nhau nên tổ cũng có trách nhiệm tìm kiếm và thuê thêm lao động sau đó gửi danh sách về Công ty để bộ phận quản lý theo dõi, bộ phận kế toán hạch toán Có thể mô tả tổ chức sản xuất tại xí nghiệp theo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 1.2: Tổ chức sản xuất tại các Tổ xây dựng Đội trưởng tổ xây dựng

Cán bộ kinh tế Cán bộ kỹ thuật Thống kê kế hoạch Tổ chức hành chính

Tổ đội sản xuất Tổ đội sản xuất

Hiện nay, để phục vụ hoạt động của mình Công ty đã tự trang bị một số máy móc thiết bị, nhiều máy móc có giá trị lớn, đạt được trình độ kỹ thuật tương đương với trình độ xây dựng của các doanh nghiệp xây dựng trong nước Các thiết bị, máy móc như ô tô vận tải, cần cẩu, máy đào, máy ép cọc,vận thăng… được Công ty giao cho đội máy thi công quản lý là chủ yếu Các thiết bị thi công nhỏ giao cho các Tổ xây dựng tự quản Ngoài ra còn có các thiết bị khác phục vụ cho công tác đo đạc, thí nghiệm thì giao cho phòng kỹ thuật quản lý.

Quản lý chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty HN CIT được thể hiện qua sơ đồ sau:

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị

Phòng Tài chính kế toán Văn phòng

Công ty Ban Đầu tư

Phòng Kế hoạch tổng hợp

Tổ tư vấn giám sát Tổ tư vấn giám sát Tổ tư vấn giám sát Tổ tư vấn giám sát

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại và công nghệ Hà Nội

Các vấn đề về quản lý chi phí sản xuất của Công ty đều phải được thông qua Hội đồng quản trị phê duyệt và kiểm tra về tính hợp lý và cách thức quản lý có hiệu quả ko và đem lại lợi nhuận lớn nhất cho Công ty.

+Quyết định chiến lược phát triển của công ty

+Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản

+Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.

+Trình báo quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội đồng cổ đông.

+Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong ghi sổ kế toán và báo cáo tài chính.

+Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết.

+Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo khác của công ty.

+Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của công ty.

- Là người đại diện theo pháp luật của công ty

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng quản trị về toàn bộ công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của công ty.

- Xác định phương hướng, kế hoạch, dự án thi công và các chủ trương lớn của công ty.

- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được chủ tịch hội đồng quản trị duyệt.

- Xây dựng kế hoạch dài hạn, hàng năm và dự án đầu tư mới, đầu tư chiều sâu và dự án đầu tư với nước ngoài, phương án liên doanh.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bầu ra.

Phòng Kế hoạch tổng hợp có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng

Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành công việc thuộc các lĩnh vực kế hoạch, kinh doanh, tiếp thị, quảng cáo và ứng dụng công nghệ thông tin. Phòng Kế hoạch tổng hợp có nhiệm vụ chính như sau:

+ Nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý của Công ty.

+Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty giao chỉ tiêu kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc Công ty Theo dõi, thúc đẩy tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh và chương trình công tác của Công ty và của các đơn vị trực thuộc Công ty.

+ Tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tình hình hoạt động và tình hình kinh doanh tháng, quí, 6 tháng, cả năm và theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc Công ty Lập các báo cáo về tình hình hoạt động và kinh doanh theo yêu cầu của cấp trên

+ Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin thị trường; xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tiếp thị, quảng cáo của Công ty.

+ Quản lý hệ thống máy vi tính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Phòng Tài chính kế toán :

+ Có nhiệm vụ hạch toán tài sản và quá trình sản xuất kinh doanh của

Công ty quản lý quỹ lương của công ty.Tham mưu phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính, thực hiện các quyết định tài chính của tổng giám đốc và tổ chức thực hiện công tác kế toán sao cho hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, đúng qui chế, chế độ theo quy định hiện hành.

+Thu nhập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh

+ Đề xuất phương hướng, biện pháp cải tiến quản lý tài chính hàng năm + Đề xuất thay đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ tiêu chuẩn, định mức thu, chi

+ Đề xuất dự toán chi thường xuyên hàng năm trên cơ sở nhiệm vụ cấp trên giao

+ Đề xuất phân bổ tài chính thường xuyên hàng năm

+ Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán chi hàng năm

+ Tham mưu xét duyệt các dự toán thu, chi hàng năm của đơn vị được Tổng giám đốc phân công

+ Tổ chức thực hiện dự toán thu nhận hàng năm đã duyệt và các khoản thu nhận khác theo chỉ đạo, phê duyệt của Tổng giám đốc

+ Thực hiện chi xuất tài chính cho các khoản chi theo chế độ qui định, các khoản chi theo dự toán, chi công việc được duyệt và các khoản chi ngoài dự toán chi đợc Tổng giám đốc phê duyệt

+ Trình Tổng giám đốc phê duyệt các hồ sơ thanh quyết toán của các cá nhân và đơn vị trực thuộc

+ Thực hiện việc thu nộp thuế thu nhập cá nhân có thu nhập cao theo quy định

+ Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các qui định quản lý tài chính và chế độ tài chính Thực hiện dự toán thu, chi hàng năm, chế độ chi trả cho người lao động, chế độ quản lý tài sản, các qui định về công nợ, xử lý mất mát, hư hỏng, thiếu hụt tài sản

+ Thu nhận, xuất cấp bảo quản tiền mặt và các chứng chỉ, hiện vật có giá trị như tiền

+ Thực hiện các thủ tục giao dịch tài chính với các Ngân hàng thương mại có mở tài khoản

+ Phát hành và luân chuyển các chứng từ kế toán theo qui định

+ Thực hiện đầy đủ công tác kế toán tài chính theo qui định của Nhà nước

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội

2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội.

2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những khoản chi phí về nguyên vật liệu chớnh, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm Các chi phí này có liên quan trực tiếp đến từng đối tợng chịu chi phí nên có thể tập hợp theo phơng pháp ghi trực tiếp căn cứ trên các chứng từ có liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp để ghi theo đúng đối tợng có liên quan.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thờng bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu đợc xuất dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.

Tại Công ty HN CIT thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành sản phẩm, thường là từ 65% đến 80% trong tổng giá thành sản phẩm Do vậy, việc quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu luôn được xem là một vấn đề then chốt trong công tác quản trị chi phí Việc quản lý nguyên vật liệu được thực hiện từ khâu thu mua, nhận hàng đến quá trình lưu kho, xuất dùng.

Nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình xây dựng các công trình khá đa dạng và phong phú: cát, sỏi, đá, xi măng, gạch, sơn, kính, thép,…

2.1.1.2 Tài khoản sử dụng Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621- nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản này đợc mở sổ chi tiết theo từng đối tợng tập hợp chi phí (phân xởng, bộ phận sản xuất).

Néi dung kÕt cÊu TK621:

 Bên nợ : Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm

 Bên có :  Giá trị vật liệu không dùng hết trả lại kho

 Kết chuyển chi phí NVLTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm

 Số d : TK621 cuối kỳ không có số d.

2.1.1.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu

Chứng từ sử dụng: Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán Công ty sử dụng các chứng từ sau đây: Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng thông thường, Hóa đơn vận chuyển, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng tổng hợp vật tư xuất trong tháng được lập cho từng kho tương ứng từng công trình và một số chứng từ liên quan khác. Để xác định được chi phí nguyên vật liệu, kế toán phải theo dõi quá trình từ việc mua nguyên vật liệu đến xuất dùng nguyên vật liệu.

Hầu hết nguyên vật liệu được các tổ xây dựng đứng ra mua, chuyển thẳng đến chân công trình rồi sử dụng ngay căn cứ vào tiến độ thực hiện.Định kỳ, tổ đội xây dựng phải thực hiện bàn giao chứng từ, thanh toán chi phí nguyên vật liệu với Công ty Tuy vậy, trong một số trường hợp, nếu mua với khối lượng lớn Công ty vẫn là người đứng ra mua, tuy vậy hàng vẫn được chuyển thẳng đến công trình

Nếu tổ đội xây dựng trực tiếp mua vật tư, dựa trên cơ sở định mức được đưa ra, các đội tự tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu Việc mua nguyên vật liệu phải được thực hiện theo kế hoạch do phòng Kế hoạch và kỹ thuật xây dựng Cán bộ xí nghiệp phải thực hiện thủ tục tạm ứng với Công ty Khi xin tạm ứng mua nguyên vật liệu, cán bộ xí nghiệp viết “Giấy đề nghị tạm ứng” Giấy đề nghị tạm ứng phải được đi kèm với Kế hoạch mua vật tư, Phiếu báo giá vật tư đã được Phòng kế hoạch Kỹ thuật kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại, quy cách Giấy đề nghị tạm ứng kèm các chứng từ nêu trên được chuyển cho Kế toán trưởng xem xét, đề nghị Giám đốc ký duyệt Căn cứ trên Giấy tạm ứng đã được xét duyệt, kế toán tiến hành lập phiếu chi, thủ quỹ xuất quỹ cho cán bộ xin tạm ứng, trong một số trường hợp Công ty có thể chuyển số tiền tạm ứng qua tài khoản cá nhân của cán bộ xin tạm ứng (nếu có).

Biểu 2.1 Giấy đề nghị tạm ứng

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG

MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Số 9 Đào Duy Anh- Hà Nội

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

Kính gửi : Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội

Tên tôi là : Đặng Văn Linh Địa chỉ : Tổ xây dựng số 4 Đề nghị tạm ứng số tiền: 18.260.000 VNĐ Viết bằng chữ: Mười tám triệu, hai trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn

Lý do tạm ứng: Mua xi măng bổ sung cho công trình Khu liên hợp Khách

Giám đốc Kế toán trưởng Người đề nghị tạm ứng

Sau khi nhận được tiền, tổ thực hiện mua nguyên vật liệu chuyển tới chân công trình Hợp đồng ký kết (nếu có) để thực hiện việc mua nguyên vật liệu sẽ do Giám đốc Công ty ký hoặc do tổ trưởng tổ xây dựng ký (có giấy ủy quyền của Giám đốc) Nguyên vật liệu được giao tới chân công trình phải được kiểm tra về số lượng, quy cách, phẩm chất Thủ kho tại công trình lập

“Biên bản giao nhận hàng” theo số lượng

Trong một số trường hợp, tổ có thể mua chịu nguyên vật liệu dùng cho thi công công trình do yêu cầu sử dụng Trong trường hợp đó, nếu xét thấy phù hợp, Công ty sẽ ghi nhận đó là một khoản nợ của Công ty đối với nhà cung cấp.

Vào cuối tháng, kế toán tính toán, tổng hợp và lập “Bảng chi tiết xuất vật tư theo số lượng”, tiến hành nhập vào máy các hóa đơn mua vật tư trong tháng, từ đó tính toán được đơn giá bình quân trong tháng của từng loại vật tư Kế toán căn cứ vào mục đích sử dụng vật tư, bảng chi tiết xuất vật tư theo số lượng do tổ chuyển lên, đơn giá bình quân cả kỳ của từng loại vật tư tiến hành lập “Bảng chi tiết xuất vật tư ” cho từng công trình trong tháng và “Bảng phân bổ nguyên vật liệu cho các đối tượng sử dụng” (đối tượng sử dụng ở đây là các công trình).

Biểu 2.2: Bảng chi tiết xuất vật tư

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Số 9 Đào Duy Anh- Hà Nội

BẢNG CHI TIẾT XUẤT VẬT TƯ

Khu liên hợp Khách sạn 5 sao Hùng Vương. Đơn vị: VNĐ

STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá

Người lập biểu Kế toán trưởng

Biểu 2.3: Trích Sổ chi tiết tài khoản theo đối tượng –Tài khoản 621

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI

VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Số 9 Đào Duy Anh- Hà Nội

SỔ CHI TIẾT THEO ĐỐI TƯỢNG

TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp K01-0023: Khu liên hợp Khách sạn 5 sao Hùng Vương.

Năm 2009 Đơn vị: VNĐ Chứng từ

31/01/2009 BPBVL1 Vật liệu tháng 1-KSHV 152 58.544.800

31/01/2009 KC621 Kết chuyển 621 >154 154 58.544.800 28/02/2009 BPBVL2 Vật liệu tháng 2-KSHV 152 356.867.666

28/02/2009 KC621 Kết chuyển 621 >154 154 356.867.666 31/03/2009 BPBVL3 Vật liệu tháng 3-KSHV T5 152 90.242.710

0 Vật liệu tháng 10-KSHV 152 145.889.793 31/10/2009 KC621 Kết chuyển 621 >154 154 145.889.793

1 Vật liệu tháng 11-KSHV 152 139.768.811 30/11/2009 KC621 Kết chuyển 621 >154 154 139.768.811 31/12/2009

NVL xuất dùng trực tiếp để sản xuất NVL không dùng hết trả lại nhập kho

Kết chuyển CPNVLTT để dùng tính giá thành SP

Giá trị NVL mua ngoài dùng trực tiếp sx

Thuế VAT đ ợc khấu trừ của VL mua ngoài

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

(Nguồn từ phòng Kế toán Công ty)

2.1.1.4- Quy trình ghi sổ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu

Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NVL trực tiÕp

Biểu 2.4: Trích Sổ cái tài khoản 621

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Số 9 Đào Duy Anh- Hà Nội

TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

31/12/2009 BPBVL12 Vật liệu tháng 12-KSHV 152 283.435.985

31/12/2009 BPBVL12 Vật liệu tháng 12- CT 21

31/12/2009 BPBVL12 Vật liệu tháng 12- N01 Cầu

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

Trong trường hợp cuối năm, do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp nên vào ngày 31 tháng 12, nếu các chứng từ về nguyên vật liệu chưa chuyển kịp lên cho Phòng Tài vụ Công ty hạch toán thì Kế toán tạm trích chi phí nguyên vật liệu căn cứ vào dự toán xây dựng công trình và Biên bản kiểm kê giá trị hoàn thành của công trình đó vào thời điểm cuối năm Khi đó kế toán ghi:

Nợ TK 621-Chi tiết công trình

Có TK 3352 Sang kỳ kế toán sau, khi nhận được chứng từ kế toán ghi:

Có TK 152 Vào ngày 31 tháng 12 năm 2009, có một số công trình chưa bàn giao chứng từ kế toán buộc phải tạm trích chi phí nguyên vật liệu.

Cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên máy.

2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ nh: tiền lơng chính, lơng phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lơng Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹBHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và đợc tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lơng phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.

Công nhân là đối tượng chính thực hiện việc thi công, hoàn thành công trình Do vậy, việc thực hiện chế độ tiền lương hợp lý cho người lao động trực tiếp là một yếu tố tạo nên sự bảo đảm về chất lượng, tiến độ thực hiện cho công trình Việc thực hiện chế độ tiền lương phải vừa đảm bảo cho sự thỏa mãn nhất định cho người lao động, tạo động lực cho người lao động, vừa phải đảm bảo chi phí tiền lương nằm trong khuôn khổ dự toán ở từng công trình.

Tùy từng công trình khác nhau mà cơ cấu các loại chi phí trong tổng chi phí phát tại một công trình trong một thời gian có sự khác nhau Tuy vậy, tại Công ty CIT Hà Nội, chi phí nhân công thường chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, từ 15% đến 25% giá trị công trình Tại một số công trình về thủy lợi thì chi phí này thường nhỏ hơn do phần lớn công việc được thực hiện bởi máy thi công Chính vì vậy, việc hạch toán đúng, đủ lương phải trả cho công nhân trực tiếp góp phần bảo đảm tính chính xác trong xác định giá thành công trình, hạng mục công trình.

Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại và Công nghệ Hà Nội

2.2.1.Đối tượng và phương pháp tính giá thành của Công ty Ở Công ty HN CIT , đối tượng tính giá thành được xác định là công trình,hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, được bên chủ đầu tư chấp nhận thanh toán Cũng như hầu hết các doanh nghiệp xây lắp khác, trên nguyên tắc Công ty tiến hành tính giá thành theo phương pháp trực tiếp (hay còn gọi là phương pháp giản đơn) Giá thành công trình, hạng mục công trình được tính bằng cách lấy dang đầu kỳ so với cuối kỳ Trong đó, sản phẩm dở dang chính bằng là phần giá trị công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành nhưng chưa được chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán.

Việc vận dụng phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm như đã trình bày được thể hiện thông qua trình tự hạch toán như sau:

 Trình tự hạch toán chi tiết:

Bước 1: Mở sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình.

Bước 2: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo công trình, hạng mục công trình.

Bước 3: Cuối kỳ tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng công trình, hạng mục công trình làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp.

 Trình tự hạch toán tổng hợp

Bước 1: Tập hợp các chi phí liên quan trực tiếp đến từng công trình, hạng mục công trình.

Bước 2: Tập hợp các chi phí liên quan đến nhiều công trình, phân bổ cho từng công trình.

Bước 3: Xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, tính ra giá thành sản phẩm xây lắp.

Tuy về nguyên tắc công ty áp dụng việc tính giá thành theo phương pháp như trên nhưng tại một số công trình thì chỉ khi hoàn thành thì việc tính giá thành công trình mới chính xác Đối với các công trình này khi chưa hoàn thành mặc dù việc kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang vẫn được thực hiện nhưng nó chỉ là căn cứ để doanh nghiệp thanh toán với xí nghiệp và là cơ sở để xác định doanh thu, giá vốn phần công trình hoàn thành bàn giao tương ứng với doanh thu

2.2.2- Quy trình tính giá thành

Công ty áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm xây lắp. Theo phương pháp này, giá thành chính bằng chi phí phát sinh trong kỳ cộng với chênh lệch chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ với cuối kỳ.

Giá thành sản phẩm xây lắp =

Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Như vậy, nếu sản phẩm xây lắp được tính giá thành khi công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư thì khi đó chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ bằng 0, khi đó giá thành công trình chính bằng tổng chi phí phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành, bàn giao. Áp dụng công thức trên tại công trình Khách sạn Hùng Vương:

Giá thành khối lượng công trình KS

Hùng Vương bàn giao trong quý

Kế toán căn cứ vào giá thành khối lượng công trình bàn giao, được khách hàng thanh toán trong kỳ tiến hành kết chuyển giá vốn:

Biểu 2.16: Sổ Chi tiết tài khoản 154

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Số 9 Đào Duy Anh- Hà Nội

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154

154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang K01-0023: Khách sạn Hùng Vương

Từ ngày 1/10/2009 đến 31/12/2009 Đơn vị: VNĐ

Phát sinh Có Số dư

Tổng số dư đầu kỳ 255.089.546

31/10/2007 KC621 Kết chuyển 621 >154 621 145.889.793 170.979.339 31/10/2007 KC622 Kết chuyển 622 >154 622 36.568.940 207.548.279

31/12/2007 KC6237 Kết chuyển 6237 >154 6237 11.748.980 1.041.293.416 31/12/2007 KC6271 Kết chuyển 6271 >154 6271 15.447.315 1.056.740.731 31/12/2007 KC6274 Kết chuyển 6274 >154 6274 1.726.851 1.058.467.582 31/12/2007 KC6277 Kết chuyển 6277 >154 6277 2.182.458 1.060.194.433 31/12/2007 KC6278 Kết chuyển 6278 >154 6278 455.988 1.060.650.421 31/12/2007 KC632 Kết chuyển GV >632 632 690.930.350

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Số 9 Đào Duy Anh- Hà Nội

Diễn giải Số hiệu tài khoản

03/12/2007 HD 12/12/2007 Hoàn ứng Đặng Văn

06/12/2007 HD15/12/2007 Thuế giá trị gia tăng 133

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP tại công ty và phương hướng hoàn thiện

Trước hết, Công ty đã thiết lập cho mình bộ máy kế toán phù hợp với bộ mỏy tổ chức, vừa tạo được sự tự chủ của cỏc tổ xõy dựng Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng đủ đáp ứng nhu cầu chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã đảm bảo quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí của quá trình sản xuất một cách tiết kiệm, có hiệu quả Cụ thể công ty đã quản lý lao động có trọng tâm và luôn động viên khuyến khích đối với lao động có tay nghề cao Như vậy, việc tổ chức bộ máy như trên là kinh tế và hiện quả.

Thứ hai, về trình độ kế toán viên và phân công lao động kế toán: Tại Công ty, Phòng được tổ chức gọn nhẹ, mọi công việc, phần hành kế toán đảm nhiệm đều được sự phân công rõ ràng của Kế toán trưởng, không xảy ra tình trạng chồng chéo về nhiệm vụ giữa các nhân viên kế toán Sự phân công, phân nhiệm rõ ràng tạo cho mỗi kế toán viên sự tự giác hoàn thành tốt, kịp thời công việc của mình.

Hiện nay, nhân viên kế toán đều có trình độ Đại học Điều này tạo điều kiện cho sự vận dụng và nắm vững những quy định của các văn bản pháp luật nói chung và những quy định về hạch toán kế toán nói riêng Các kế toán viên chủ yếu là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng Kế toán trưởng luôn là người cập nhật thông tin mới cho kế toán viên và tổ chức áp dụng những quy định mới của Nhà nước về hạch toán kế toán.

Thứ ba, về tổ chức chứng từ kế toán:

Phương pháp chứng từ là phương pháp kế toán đầu tiên trong hạch toán kế toán Chứng từ là minh chứng cho nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh Một nghiệp vụ kinh tế xảy ra, được ghi sổ nhưng yêu cầu kế toán phải theo dõi cả quá trình Đặc điểm của Công ty là các hoạt động sản xuất đều đặt xa nơi hạch toán nên việc thu thập đủ chứng từ, kịp thời, lưu giữ cẩn thận được coi trọng Chứng từ được chuyển lên được kiểm tra kỹ về tính hợp lý, hợp lệ, được đối chiếu với thông tin thu thập được từ các nguồn bên ngoài, thu thập từ các Phòng ban khác trong Công ty Sự phê duyệt của người có thẩm quyền trên chứng từ đặc biệt được kế toán quan tâm Chứng từ tại Công ty được sắp xếp một cách khoa học, dễ dàng tìm kiếm Chứng từ các công trình khác nhau được phân chia riêng, tạo điều kiện dễ dàng cho việc sử dụng, tìm kiếm, kiểm tra lại chứng từ

Hệ thống chứng từ kế toán của Doanh nghiệp về cơ bản tuân thủ quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 20/3/2006 Mặt khác, Công ty đã thiết kế và sử dụng các chứng từ phù hợp với đặc điểm kinh doanh, đặc điểm hạch toán.

Thứ tư, hệ thống tài khoản của doanh nghiệp được xây dựng linh hoạt dựa trên hệ thống tài khoản do Bộ tài chính đưa ra Các tài khoản được chi tiết tạo điều kiện cho việc quản lý theo đối tượng, nhờ vậy mà việc theo dõi được tiến hành đơn giản hơn.

Thứ năm, doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung là hình thức sổ toán cho phép kế toán có thể có được hệ thống sổ cả chi tiết và tổng hợp trong các thời kỳ khác nhau Hệ thống báo cáo của doanh nghiệp có đủ bốn loại báo báo bắt buộc Ngoài ra, tùy nhu cầu, doanh nghiệp còn thiết lập cho mình hệ thống báo cáo quản trị Phần mềm Công ty áp dụng có thể cho phép kế toán lập được một số báo cáo quản trị Tuy vậy, các báo cáo đó nhiều lúc chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin Như vậy, tổ chức công tác kế toán về cơ bản là đủ điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể thực hiện tốt công tác kế toán nói chung cũng như công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Đặc trưng của sản phẩm xây lắp là giá bán của sản phẩm xây lắp đã được xác định khi sản phẩm chưa bắt đầu sản xuất, thể hiện trên thỏa thuận với chủ đầu tư Do vậy, để tăng lợi nhuận toàn Công ty nói chung, lãi thuần từng công trình nói riêng, điều quan trọng là quản lý chi phí hiệu quả Trong những năm gần đây, một số lượng lớn các công trình hoàn thành của Công ty có lãi Điều này chứng tỏ công tác quản lý chi phí được coi trọng và tỏ ra khá hiệu quả Bộ phận kế toán là bộ phận có công rất lớn trong thành tích này của Doanh nghiệp nhờ việc cung cấp thông tin về chi phí một cách kịp thời, đầy đủ.

Mỗi công trình đều được thực hiện cho một đối tượng là nhà đầu tư riêng, được xây dựng dự toán riêng nên nó cần được theo dõi và hạch toán riêng Công ty đã lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công trình, hạng mục công trình Sự lựa chọn này là hoàn toàn hợp lý Với sự lựa chọn trên đây, cách thức tổ chức hạch toán cũng được xây dựng phù hợp với nó, thể hiện các tài khoản chi phí và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đều được chi tiết theo công trình Nhờ vậy, tình hình phát sinh các loại chi phí liên quan đến bất cứ một công trình nào kế toán đều có thể cung cấp được.

Mặc dù với sự hỗ trợ bởi phần mềm kế toán, công tác kế toán tại Công ty đã được giảm bớt đi rất nhiều nhưng với nguồn nhân lực hiện nay thì áp lực công việc đặt lên mỗi kế toán viên là hơi nặng nề Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng, sự kịp thời của thông tin kế toán

Luân chuyển chứng từ trong các công ty xây dựng luôn là vấn đề nan giải: luân chuyển chứng từ chậm, chứng từ thường dồn về cuối tháng làm công tác kế toán gặp khó khăn Mặc dù theo quy định của Công ty, chứng từ của các công trình phải được bàn giao để kế toán tiến hành hạch toán vào những ngày cuối tháng, nhưng các tổ chưa thực sự thực hiện nghiêm quy định này Công tác bàn giao chứng từ nhiều lúc chưa thực hiện một cách khoa học

Công tác hạch toán chi phí sản xuất của Công ty về cơ bản tuân thủ theo chế độ nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế Cụ thể:

Thứ nhất, nhiều khoản mục trong chi phí sản xuất còn bị hạch toán lẫn nhau hoặc hạch toán nhầm, không phản ánh đúng bản chất của các loại chi phí, tạo khó khăn trong công tác phân tích chi phí

Các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí các vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc kèm theo tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp Trong nhiều trường hợp, tại một số công trình, nguyên vật liệu dùng cho máy thi công hay dùng cho mục đích chung,không tham gia cấu thành nên thực thể công trình vẫn được kế toán hạch toán liệu cho công trình lên, vì vậy mà không phản ánh chính xác giá trị của khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, yếu tố nguyên vật liệu trong chi phí sử dụng máy thi công, trong chi phí sản xuất chung

Trong hạch toán chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung, nhiều yếu tố chi phí được hạch toán lẫn vào nhau Ví dụ: TK 6278 còn bao gồm chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất chung.

Tại một số công trình, các khoản chi phí liên quan đến máy thi công vẫn phát sinh như chi phí thuê máy, chi phí nhân công lái máy nhưng kế toán không mở tài khoản 623 chi tiết cho công trình đó mà các khoản chi phí này được hạch toán luôn vào tài khoản 627.

Điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiện

Để những giải pháp trên đây được tiến hành và có hiệu quả, cần có sự tạo điều kiện của Nhà nước, sự hỗ trợ của lãnh đạo Công ty và các phòng ban trong Công ty

Nhà nước là cơ quan có chức năng thiết lập ra các hành lang pháp lý Nhà nước cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể và cập nhật hơn về quản lý chi phí, lập dự toán về chi phí xây dựng cũng như những quy định hướng dẫn kế toán trong doanh nghiệp xây lắp.

Tuy vậy, trong việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp này, sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp mới là yếu tố quyết định

Trước hết, lãnh đạo Công ty cần có nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản trị chi phí nói riêng, của việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung từ đó có sự hỗ trợ về cơ chế cũng như các chính sách về quản lý, tài chính tương ứng

Phòng Kế toán Công ty cần là người có những đề xuất thay đổi, chủ động phối hợp từ các phòng ban liên quan Số lượng và chất lượng kế toán cũng là điều kiện cần để thực hiện các giải pháp trên.

Ngày đăng: 21/06/2023, 19:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w