Tổng quan bệnh đuôi trắng ở tôm Càng Xanh Macrobrachium rosenbergii tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ...
Tp.HCM, 22/6/2007 Trang 1 1 Phản hồi theo địa chỉ : vietdungria@yahoo.com Website: www.khoahocthuysan.org Tổng quan bệnh đuôi trắng ở tôm Càng Xanh Macrobrachium rosenbergii Th.S Nguyễn Viết Dũng 1 Viện NCNT Thủy Sản II, Tp HCM Tóm tắt Bệnh đuôi trắng ở tôm Càng Xanh Macrobrachium rosenbergii là một trong những bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho người sản xuất giống cũng như người nuôi tôm thương phẩm. Bệnh được mô tả lần đầu tiên năm 1997 và đến nay đã xuất hiện ở một số quốc gia trong khu vực châu Á. Bệnh đuôi trắng do hai virus có tên MrNV (Macrobrachium rosenbergii nodavirus) và XSV (extra small virus) gây ra. Bệnh này tác động chủ yếu vào giai đoạn tôm càng xanh giống, tôm bệnh có biểu hiện lờ đờ, trắng đục phần cơ bụng (gần đuôi) và dẫn đến chết 100% quần đàn tôm giống chỉ sau khoảng năm ngày kể từ khi dấu hiệu bệnh lần đầu được quan sát. Virus MrNV/XSV được xác định lây truyền theo cả đường truyền ngang và truyền dọc. Hiện nay, RT-PCR là phương pháp chính để xác định sự hiện diện của virus. Vì vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh do đuôi trắng, nên người sản xuất giống và người nuôi tôm càng xanh thương phẩm cần phải kiểm tra mầm virus MrNV/XSV để đảm bảo an toàn cho vụ nuôi cũng như hạn chế sự bùng phát của bệnh. 1. Lịch sử phát hiện bệnh Bệnh đuôi trắng (White tail disease) hay còn gọi là bệnh đục cơ (whitish muscle disease) trên tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii được ghi nhận lần đầu tiên ở Guadeloupe vào năm 1997 (Arcier và ctv., 1999), từ đó đến nay, bệnh tiếp tục được xác nhận xuất hiện tại Đài loan (Tung và ctv., 1999), Trung Quốc (Qian và ctv., 2003), Ấn Độ (Sahul và ctv., 2004) và Thái Lan (Yoganandhan và ctv., 2006). Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho các trại sản xuất giống tôm càng xanh và người nuôi tôm thương phẩm. Tổng quan bệnh đuôi trắng ở tôm Càng Xanh Macrobrachium rosenbergii Trang 2 Website: www.khoahocthuysan.org Tp.HCM, 22/6/2007 Ban đầu, tác nhân gây bệnh đuôi trắng được xác định là do một loại virus có tên MrNV (Macrobrachium rosenbergii Nodavirus) gây ra (Arcier và ctv., 1999). Sau đó, các nhà nghiên cứu xác định thêm một virus thứ hai có tên XSV (Extra Small Virus) cũng cùng hiện diện với MrNV trong các mẫu tôm bệnh. Một điểm đặc biệt là virus MrNV có thể xuất hiện một mình trong các mẫu tôm bệnh, trong khi virus XSV chỉ xuất hiện trong các mẫu tôm bệnh khi đã nhiễm virus MrNV (Qian và ctv., 2003). 2. Sinh học virus MrNV và XSV Virus MrNV là một RNA virus, hình cầu đa diện, có đường kính 26-27 nm và được xếp vào họ Nodaviridae (h.1). Bộ gen của virus MrNV gồm hai phân tử RNA1 và RNA2 có kích thước tương ứng 2.9 và 1.3 kb, Vỏ capsid của virus được cấu tạo bởi một protein cấu trúc có trọng lượng phân tử 43kDa (Bonami và ctv., 2005). Sự sao chép của virus MrNV diễn ra trong nguyên sinh chất của tế bào mô liên kết ở hầu hết các cơ quan. Virus XSV cũng là một RNA virus, hình đa diện, có kích thước 14–16 nm (h.2). Bộ gen của virus XSV là một phân tử RNA có kích thước 0.9 kb. Vỏ capsid được cấu tạo từ hai chuỗi polypeptides có trọng lượng phân tử là 16 và 17 kDa (Bonami và ctv., 2005). XSV là một virus có kích thước rất nhỏ, không mang các gen mã hóa những enzyme (men) giúp cho quá trình tự sao chép của virus. Vì thế, một giả thuyết cho rằng XSV cần có sự hiện diện của virus MrNV như là một nhân tố trợ giúp cho sự sao chép của XSV trong tế bào của tôm càng xanh (Sri Widada J. & Bonami J.R., 2004) Hình 1: Virus MrNV (Bonami và ctv, 2005) Hình 2: Virus XSV (Bonami và ctv, 2005) Tổng quan bệnh đuôi trắng ở tôm Càng Xanh Macrobrachium rosenbergii Trang 3 Website: www.khoahocthuysan.org Tp.HCM, 22/6/2007 Cho đến nay, vai trò chức năng của MrNV và XSV trong quá trình phát sinh bệnh đuôi trắng ở tôm càng xanh cũng như mối quan hệ giữa hai virus này vẫn còn chưa được làm rõ. 3. Sự truyền lây Virus MrNV/XSV từ tôm bố mẹ được truyền dọc sang thế hệ con, virus MrNV/XSV hiện diện trong mô sinh trứng, và trứng đã thụ tinh. Thế hệ con sinh ra từ tôm mẹ bị nhiễm virus sẽ chết 100% khi phát triển đến giai đoạn post- larvae. Dấu hiệu của bệnh đuôi trắng được quan sát thấy ở tất cả các giai đoạn phát triển của ấu trùng (post-larvae). Trái với tôm giống, tôm càng xanh bố mẹ mặc dù mang virus nhưng không quan sát thấy sự xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng của bệnh đuôi trắng (Sudhakaran và ctv., 2007), và vì thế chúng có thể trở thành một vật mang virus nguy hiểm. Artemia và một số loài tôm có thể là những vật mang nguy hiểm dẫn đến sự lây lan của MrNV/XSV theo chiều ngang. Theo đó Artemia bố mẹ mang mầm bệnh MrNV/XSV sẽ truyền cho thế hệ con của chúng. Khi tôm càng xanh giống (post larvae) được cho ăn nauplii của Artemia đã nhiễm MrNV/XSV sẽ bị chết sau vài ngày (Sudhakaran và ctv., 2007). Một số loài tôm biển Penaeus indicus, Penaeus japonicus và Penaeus monodon) cũng đã được xác định là vật mang MrNV/XSV, mặc dù vậy virus không gây chết những loài tôm này (Sudhakaran và ctv., 2006). 4. Dấu hiệu bệnh đuôi trắng Tôm giống bệnh có màu trắng đục bị chết từ 2-3 ngày sau lần đầu chuyển post- larvae trong bể ương. Đốt bụng (đuôi) trở nên có màu trắng sữa và đục (h.3). Mức độ chết đạt cực đại vào ngày thứ năm kể từ khi quan sát thấy các biểu hiện lần đầu tiên của bệnh dẫn đến phải xả bỏ hoàn toàn bể ương.Tỉ lệ chết rất khác nhau và có thể đạt 95% (OIE Aquatic Animal Disease Cards, 2007; Sri Widada và ctv., 2003; Sahul Hameed và ctv., 2004). Hình 3: Tôm Càng Xanh giống (post-larvae) Macrobrachium rosenbergii có biểu hiện bệnh đuôi trắng. 5. Chẩn đoán xét nghiệm Tổng quan bệnh đuôi trắng ở tôm Càng Xanh Macrobrachium rosenbergii Trang 4 Website: www.khoahocthuysan.org Tp.HCM, 22/6/2007 Hiện nay, nhiều quy trình xét nghiệm giúp cho việc phát hiện sớm bệnh đuôi trắng trên tôm càng xanh đã được các nhà khoa học quốc tế phát triển và đề xuất ứng dụng linh động trong từng điều kiện cụ thể phục vụ nghiên cứu và kiểm soát sự truyền lây của MrNV và XSV. Phương pháp chẩn đoán thường dùng là quy trình RT-PCR cho phép xác định đồng thời sự hiện hiện của MrNV/XSV với đô nhạy cao (Tripathy và ctv, 2006). Ngoài ra một vài nhà nghiên cứu cũng đang tập trung vào việc tạo kháng thể đa dòng và đơn dòng nhằm phát triển các bộ thử nhanh tại hiện trường cũng như trong phòng thí nghiệm (Qian và ctv, 2006). 6. Kiểm soát dịch bệnh Công tác kiểm soát tôm bố mẹ và con giống sạch virus là giải pháp duy nhất hiện nay. Áp dụng phương pháp RT-PCR chẩn đoán sự hiện diện của virus là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. Một khi xác định tôm bị nhiễm MrNV/XSV thì chúng cần phải được tiêu hủy và vệ sinh lại khu vực nuôi nhanh chóng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tài liệu tham khảo 1. Arcier, J. M., Herman, F., Lightner, D. V., Redman, R. M., Mari, J. & Bonami, J. R. (1999). A viral disease associated with mortalities in hatchery-reared postlarvae of the giant freshwater prawn Macrobrachium rosenbergii. Dis Aquat Org 38, 177–181. 2. Bonami, J.R., Shi, Z., Qian, D., and Widada, J.S. (2005). White tail disease of the giant freshwater prawn, Macrobrachium rosenbergii: separation of the associated virions and characterization of MrNV as a new type of nodavirus. J. Fish Disease 28(1): 23-32. 3. Qian D, Wen Liu, Wu Jianxiang and Lian Yu 2006. Preparation of monoclonal antibody against Macrobrachium rosenbergii Nodavirus and application of TAS- ELISA for virus diagnosis in post-larvae hatcheries in east China during 2000–2004 Aquaculture, 261, (4), 1144-1150 4. Qian D, Shi Z, Zhang S, Cao Z, Liu W, Li L, Xie Y, Cambournac I, Bonami J-R (2003) Extra small virus-like particles (XSV) and nodavirus associated with whitish muscle disease in the giant freshwater prawn, Macrobrachium rosenbergii. Journal of Fish Diseases 26 (9), 521–527. 5. Sahul Hameed A.S., Yoganandhan K., Sri Widada J. & Bonami J.R. (2004) Studies on the occurrence and RT-PCR detection of Macrobrachium rosenbergii nodavirus (MrNV) and extra small virus like particles (XSV) associated with white tail disease (WTD) of Macrobrachium rosenbergii in India. Aquaculture 238, 127–133. Tổng quan bệnh đuôi trắng ở tôm Càng Xanh Macrobrachium rosenbergii Trang 5 Website: www.khoahocthuysan.org Tp.HCM, 22/6/2007 6. Shekhar M.S., Azad and K.P I.S Jithendran. (2006). RT-PCR and sequence analysis of Macrobrachium rosenbergii nodavirus: Indian isolate. Aquaculture, 252 (2-4),128- 132 7. Sri Widada J. & Bonami J.R. (2004) Characteristics of the monocistronic genome of extra small virus, a virus-like particle associated with Macrobrachium rosenbergii nodavirus: possible candidate for a new species of satellite virus. Journal of General Virology 85, 643–646. 8. Sri Widada J., Durand S., Cambournac I., Qian D., Shi Z., Dejonghe E., Richard V. & Bonami J.R. (2003) Genome based detection methods of Macrobrachium rosenbergii nodavirus, a pathogen of the giant freshwater prawn, Macrobrachium rosenbergii: dot-blot, in situ hybridization and RT-PCR. Journal of Fish Diseases 26, 583–590. 9. Sudhakaran R., Syed Musthaq S., Haribabu P., Mukherjee S.C., Gopal C. and Sahul Hameed A.S. Experimental transmission of Macrobrachium rosenbergii nodavirus (MrNV) and extra small virus (XSV) in three species of marine shrimp (Penaeus indicus, Penaeus japonicus and Penaeus monodon) . Aquaculture , 257 (1-4), 136-141 10. Sudhakaran R., Ishaq Ahmed V P., Haribabu P., Mukherjee S C., Sri Widada J., Bonami J R., and Sahul Hameed A S. (2007) Experimental vertical transmission of Macrobrachium rosenbergii nodavirus (MrNV) and extra small virus (XSV) from brooders to progeny in Macrobrachium rosenbergii and Artemia. Journal of Fish Diseases 30 (1), 27 11. Tripathy S., Sahoo P.K., Kumari J., Mishra B.K., Sarangi N. and Ayyappan S. (2006) Multiplex RT-PCR detection and sequence comparison of viruses MrNV and XSV associated with white tail disease in Macrobrachium rosenbergii. Aquaculture, 258 (1-4), 134-139 12. Tung, C. W., Wang, C. S. & Chen, S. N. (1999). Histological and electron microscopy study on Macrobrachium muscle virus (MMV) infection in the giant freshwater prawn, Macrobrachium rosenbergii (de Man), cultured in Taiwan. J Fish Dis 22, 1–5. 13. Yoganandhan K, Leartvibhas M, Sriwongpuk S, Limsuwan C. (2006). White tail disease of the giant freshwater prawn Macrobrachium rosenbergii in Thailand. Dis Aquat Organ, 69: 255-8 . Càng Xanh giống (post-larvae) Macrobrachium rosenbergii có biểu hiện bệnh đuôi trắng. 5. Chẩn đoán xét nghiệm Tổng quan bệnh đuôi trắng ở tôm Càng Xanh Macrobrachium rosenbergii Trang. post-larvae hatcheries in east China during 2000–2004 Aquaculture, 261, (4), 114 4-1 150 4. Qian D, Shi Z, Zhang S, Cao Z, Liu W, Li L, Xie Y, Cambournac I, Bonami J-R (2003) Extra small virus-like. trọng cho các trại sản xuất giống tôm càng xanh và người nuôi tôm thương phẩm. Tổng quan bệnh đuôi trắng ở tôm Càng Xanh Macrobrachium rosenbergii Trang 2 Website: www.khoahocthuysan.org Tp.HCM,