Lý luận về cộng đồng đông á và nhận thức về vấn đề châu á

3 488 1
Lý luận về cộng đồng đông á và nhận thức về vấn đề châu á

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lý luận về cộng đồng đông á và nhận thức về vấn đề châu á

LUẬN VỀ CỘNG ĐỒNG ĐÔNG Á NHẬN THỨC VỀ VẤN ĐỀ CHÂU ÁMurata YujiroĐại học TokyoỞ Nhật Bản, đúng như khẩu hiệu “Thoát Á Nhập Âu”, việc nhận thức điều chỉnh mối quan hệ với các nước châu Á láng giềng như thế nào là một vấn đề có liên quan mật thiết tới quá trình hình thành quốc gia cận đại. Cho dù trong quá khứ, châu Á có bị nhìn nhận một cách phủ định, bị loại khỏi tầm nhìn, thì như lời của ông Mitani Hiroshi đã nói, châu Á vẫn là “yếu tố bên ngoài không thể bỏ qua”, là phần cốt lõi trong bản sắc của đất nước Nhật Bản. Nhìn một cách bao quát chúng ta có thể thấy, lịch sử Nhật Bản cận đại diễn ra xoay quanh vấn đề xác định vị trí của Nhật Bản trong mối quan hệ tam giác giữa Nhật Bản - châu Á - châu Âu (bao gồm Mỹ). Có thể nói trục đối lập giữa quan điểm “Thoát Á” “Hưng Á” (Chủ nghĩa châu Á), với xu hướng “Nhập Âu” “Chống cận đại hoá” (Sự vươn lên thời cận đại) vẫn tiếp tục tồn tại sau thất bại trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, với tư cách là tiền đề định hướng của châu Á luận nghiên cứu châu Á.Tuy nhiên, có lẽ do những thay đổi về cấu trúc của khu vực Đông Á như việc kết thúc chiến tranh lạnh xu hướng toàn cầu hoá, ngày nay châu Á không còn là khu vực đặc quyền của Nhật Bản nữa. Những điều kiện để tự châu Á nói về châu Á đã xuất hiện. Các quốc gia vùng lãnh thổ của châu Á tự trang bị điều kiện để bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về văn hoá của mình trong các lĩnh vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó, các chuyên gia, các nhà trí thức có khả năng “nói về châu Á” đã liên tục xuất hiện. Nói cách khác, nội dung tri thức của người châu Á chúng ta đang thay đổi. Có thể nói cơ sở để “nói về châu Á” là quá trình các quốc gia vượt qua biên giới để xích lại gần nhau. Hy vọng rằng trong quá trình giao lưu, đối thoại vượt qua biên giới của các quốc gia châu Á như vậy, các ý tưởng chính sách hướng tới tương lai sẽ được đề xuất.Tuy nhiên, trong khi Nhật Bản liên tục phát triển các thuyết châu Á đa dạng từ sau chiến tranh thế giới đến nay, thì tại Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc những quan điểm như vậy còn mờ nhạt. Đây cũng là một vấn đề đáng được quan tâm nghiên cứu. Tại sao chỉ có Nhật Bản tích cực đưa ra hình ảnh châu Á dưới những chủ đề như “châu Á Nhật Bản”, “Nhật Bản trong châu Á”. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là từ thập niên 90 trở lại đây, trong giới học giả Trung Quốc Hàn Quốc, đã xuất hiện những quan điểm về châu Á, làm dấy lên những cuộc tranh luận ủng hộ phê phán xung quanh vấn đề này. Điều đó cho thấy thời kì mà chỉ có Nhật Bản nắm trong tay “châu Á luận” đang dần đi vào dĩ vãng. Ví như ở Trung Quốc, người ta đã cho xuất bản cuốn “ Song đề bàn về châu Á” của tác giả Tôn Ca bằng tiếng Nhật [1]. Thông qua cuốn sách này, chắc rằng chúng ta có thể hiểu được hiện tượng hình thành một không gian trao đổi tri thức vượt qua biên giới đang diễn ra xung quanh cách nhận thức về châu Á. Đồng thời, đó cũng là sự phản chiếu đặc điểm của hình ảnh châu Á (châu Á luận), trong đó cái tôi của Nhật Bản được xác định. Paek Young Tan (Bạch Vĩnh Đoan), một học giả người Hàn Quốc, một trong những người đầu tiên đề xướng thuyết Đông Á, đã chỉ ra tầm quan trọng của quan điểm nghiên cứu châu Á vượt qua phạm vi lịch sử của một dân tộc. Mặc dù vậy, khái niệm “Đông Á” không được định nghĩa dựa trên sự tương đồng về văn hoá văn minh hay sự gần gũi về địa lí của các quốc gia, mà được định nghĩa là nơi cần được “đầu tư” trong tương lại với tư cách là môi trường thử nghiệm tri thức [2]. Nếu tôi hiểu không nhầm thì giải trên không lấy châu Á như một thực thể cố định, mà quan điểm coi châu Á là nơi gia nhập giao thoa của nhiều chủ thể đa dạng đã được Takeuchi Yoshi đề xướng trong tác phẩm “châu Á với tư cách là một phương pháp”. Khái niệm khu vực không được coi là một thực thể lịch sử hay giá trị văn hoá mà được đưa ra như một phương pháp phê phán hiện thực nên thuyết của ông có thể coi là “Đông Á với tư cách là một phương pháp”.Từ giữa thế kỷ XIX, mặc dù Nhật Bản, Hàn Quốc Trung Quốc đẩy mạnh việc liên kết các quốc gia cận đại với “văn minh”, nhưng cùng với sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản sự thống trị thực dân diễn ra cũng vào thời kì đó, một bối cảnh phức tạp của chiến tranh cách mạng, xâm lược phản kháng, mối quan hệ phi đối xứng đã được hình thành. Không những thế, tại bán đảo Triều Tiên, hai bờ Trung Đài, người dân phải nếm trải nỗi đau chia cắt đất nước do chiến tranh lạnh, phải sống dưới nền chính trị chuyên chế theo chủ nghĩa quyền lực. Nói cách khác, khu vực này không chỉ mang trong mình những vấn đề lịch sử chưa được giải quyết mà đồng thời với tư cách là nạn nhân gánh chịu “lịch sử thế giới” của thế kỷ XX đã tích lũy những kinh nghiệm lịch sử phổ biến mang tính toàn cầu. Phải chăng thời hiện đại của Đông Á chính là thời đại của thù địch hợp tác, của loại bỏ đồng hoá, của đặc trưng tính phổ biến đan xen nhau cùng tồn tại, phản ánh bối cảnh xung quanh như một tấm gương loạn chiếu. Cho dù những trải nghiệm ấy chưa phải là của tất cả, thì cũng có thể đọc thuyết Đông Á của Paek như một gợi ý thực nghiệm cách tư duy vượt qua biên giới quốc gia vốn là yếu tố để phân chia sở hữu những kinh nghiệm ấy. Có cơ sở để hi vọng vào những bước phát triển mới trong nhận thức của Nhật Bản về Đông Á, về hình ảnh châu Á trong bối cảnh giao thoa với các quan điểm về châu Á đa dạng phong phú phát sinh từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Đài Loan.Hiện nay, châu Á đang được nói đến một cách tích cực chính điều này làm nảy sinh yêu cầu xem xét lại tính chất lịch sử của khái niệm “châu Á”cũng như giá trị của nó. Để vượt qua được vấn đề nhận thức lịch sử khó khăn trước mắt thì việc ý thức được rằng các nước láng giềng có chung nhận thức về châu Á nhưng có những quan điểm “đồng sàng dị mộng” cũng là một vấn đề rất quan trọng về mặt chính trị./.TÀI LIỆU THAM KHẢO[1] Tôn Ca “ Song đề bàn về châu Á - Đi tìm cộng đồng tri thức”, Nhà xuất bản Iwanami, năm 2002. (孫歌『アジアを語ることのジレンマ──知の共同体を求めて』岩波書店,2002 年[2] Bạch Vĩnh Đoan: “Thuyết Đông Á - châu Á trong con mắt Hàn Quốc”, Số 39 “Tuyển tập phê bình Đại học Kanagawa”, 7/2001. (白永瑞「東アジア論──韓体から見たアジア」(文珍瑛体),『神奈川大体評論』第 39 体,2001 年 7 月。同「世紀之交再思東体」,『体書』1999 年 8 月体) . LÝ LUẬN VỀ CỘNG ĐỒNG ĐÔNG Á VÀ NHẬN THỨC VỀ VẤN ĐỀ CHÂU ÁMurata YujiroĐại học TokyoỞ Nhật Bản, đúng như khẩu hiệu “Thoát Á Nhập Âu”, việc nhận thức và. vọng vào những bước phát triển mới trong nhận thức của Nhật Bản về Đông Á, về hình ảnh châu Á trong bối cảnh giao thoa với các quan điểm về châu Á đa

Ngày đăng: 23/01/2013, 16:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan