1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện

61 520 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 585 KB

Nội dung

Luận văn kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xây lắp Điện Bắc Giang

Trang 1

GVHD: Nguyễn Thị Hường Chuyên đề: Lập và phân tích BCTC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ

1 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN BẮC GIANG

1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang.

1.1.1 Tên doanh nghiệp:

- Công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang.

1.1.2 Giám đốc, kế toán trưởng hiện tại của công ty.

- Giám đốc: Lê Công Quế

- Kế toán: Trần Thị Bích Liên

1.1.3 Địa chỉ:

- Xã Tân Mỹ- TP Bắc Giang- T Bắc Giang

1.1.4 Cở sở pháp lý của doanh nghiệp (quyết định thành lập, ngày tháng thành lập, vốn pháp định, vốn điều lệ ….)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2003000080, do Sở Kế hoạch

và Đầu tư Tỉnh Bắc Giang cấp lần đầu ngày 12/12/2003 và thay đổi lần 1 vào ngày 31/3/2009

- Vốn điều lệ của công ty năm 2012 là: 4.958.527.655 VNĐ

1.1.5 Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

1.1.6 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp (liệt kê tất cả các hoạt động sảm xuất kinh doanh hiện nay doanh nghiệp đang thực hiện )

- Xây lắp các công trình điện cao hạ thế và trạm biến áp

- Xây lắp các công trình dân dụng, điện chiếu sáng đô thị

- Xây dựng công trình giao thông, thủy lợi

- Tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến thế

- Khảo sát thiết kế các công trình đường dây và trạm biến áp

- Tư vấn giám sát thi công xây dựng cơ bản

- Sản xuất cột điện, cấu kiện BTCT, vật tư thiết bị điện, cấu kiện thép

1.1.7 Lịch sử phát triển của công ty qua từng thời kì

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 1 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 2

Công ty Cổ phần Xây lắp Điện Bắc Giang tiền thân là công ty Xây lắp Điện Hà Bắc được thành lập năm 1966, là đơn vị chuyên ngành của Tỉnh Bắc Giang xây dựng các công trình đường dây và trạm biến áp, lắp đặt các thiết bị

cơ điện công trình

Theo hoạch định của chiến lược phát triển ngành năng lượng Quốc gia trong từng giai đoạn phát triển của Đất nước, Công ty lần lượt được mang tên Công ty Xây lắp Điện Hà Bắc, Công ty Xây lắp Đường dây và trạm Bắc Giang và tại Quyết định số 1781/QĐ-UB ngày 12/11/2003 của Chủ tịch Tỉnh Bắc Giang, Công ty Xây lắp Đường dây và trạm được phê duyệt phương án

Cổ phần hóa và chuyển thành Công ty Cổ phần Xây lắp Điện Bắc Giang

1.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang.

1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang chuyên xây dựng các công trình công nghiệp và cơ sở hạ tầng, công nghiệp và dân dụng, kinh doanh và sản xuất các sản phẩm cấu kiện bê tông và các vật liệu xây dựng khác

Do đặc thù hoạt động của công ty nên hoạt động sản xuất diễn ra ở nhiểu nơi và thời gian dài Vì vậy những công trình thi công tại các địa phương thì công ty có thể sản xuất theo hợp đồng khoán sản phẩm hoặc ký các hợp đồng để quá trình sản xuất được thuận lợi hơn Với những hoạt động xây lắp của công ty được thực hiện tại các đơn vị cơ sở như tổ, đội và cuối mỗi tháng nghiệm thu công việc đã làm được

1.2.2 Quy trình sản xuất kinh doanh

a/ Sơ đồ quy trình sản xuất kinh doanh

Sơ đồ 01: Sơ đồ quy trình sản xuất kinh doanh tại Công ty

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 2 Lớp CĐ 45 – KT 3

Thanh lý

hợpđồng

Trang 3

GVHD: Nguyễn Thị Hường Chuyên đề: Lập và phân tích BCTC

b/ Thuyết minh quy trình thực hiện:

Hiện nay các công trình của Công ty đang thực hiện chủ yếu theo quy chế đấu thầu Khi nhận được thông báo mời thầu, Công ty tiến hành lập dự toán công trình để tham gia dự thâu Nếu thắng thầu, Công ty ký kết hợp đồng với chủ đầu tư khi trúng thầu Công ty lập dự án, ký kết hợp đồng với bên chủ đầu tư Và sau đó tiến hành lập kế hoạch cụ thể về tiến độ thi công, phương án đảm bảo các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng công trình Căn cứ vào giá trị dự toán, Công ty sẽ tiến hành khoán gọn cho các đội thi công có thể là cả công trình hoặc khoản mục công trình Khi công trình hoàn thành sẽ tiến hành nghiệm thu, bàn giao cho chủ đầu tư.

1.2.3 Tổ chức sản xuất kinh doanh

Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

1.2.4 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang.

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 3 Lớp CĐ 45 – KT 3

Đội thi công Đội thi côngĐội thi công

Ban an toàn

Trang 4

1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý DN

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 4 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 5

GVHD: Nguyễn Thị Hường Chuyên đề: Lập và phân tích BCTC

Ghi chú:

Quan hệ chỉ huy (trực tuyến)

Quan hệ tham mưuQuan hệ kiểm tra giám sát

Sơ đồ 03 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh

công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty trừ các vấn đề của đại hội cổ đông

Ban giám đốc: là cơ quan điều hành chính mọi hoạt động của Công ty

Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy giữ vai trò chỉ đạo chung theo chế độ

và luật định, đồng thời là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của toán công ty

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 5 Lớp CĐ 45 – KT 3

Đại Hội Cổ Đông

Ban giám đốc

Hội Đồng Quản Trị Ban Kiểm Soát

Các đội thi công

Phòng TCHC Kế hoạch - Kỹ thuậtPhòngPhòng

TCKT

Trang 6

Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc, giúp giám đốc điều hành công ty

Khi được ủy quyền của giám đốc thì phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công ủy quyền Đây là bộ phận quản lý trực tiếp các phòng ban, báo cáo với giám đốc mọi mặt của công ty

Phòng tài chính kế toán: Quản lý tài chính của công ty và thực hiện các

nghĩa vụ, quyền lợi đối với cơ quan Nhà nước về vấn đề tài chính

Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc công ty về tổ chức bộ

máy hoạt động - kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty Quản lý hồ sơ, lý lịch nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục

về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng Quản lý lao động tiền lương cán bộ công nhân viên cùng với phòng tài chính kế toán xây dựng tổng quỹ lương và xét duyệt phân bổ tổng quỹ lương, kinh phí hành chính công ty Quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu Xây dựng công tác, lịch giao ban, hội họp định kỳ và bất thường

Phòng kế hoạch kỹ thuật: Hướng dẫn phòng ban, trung tâm xây dựng kế

hoạch năm, kế hoạch dài hạn và tổng kế hoạch hoạt động kinh doanh toàn công ty Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các phòng ban trực thuộc thực hiện công việc theo đúng quy trình kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn của khách hàng,

có trách nhiệm thiết kế theo hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng

Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý xây lắp, giám sát chất lượng công trình, quản lý kỹ thuật tiến độ, biện pháp thi công và trang

bị bảo hộ an toàn vệ sinh lao động

Các đội thi công: Là bộ phận trực tiếp sản xuất hoặc thi công các công trình

Các đội theo dõi tổ chức công tác quản lý trong đội của mình và thông báo kết quả lên các phòng ban có liên quan

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 6 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 7

GVHD: Nguyễn Thị Hường Chuyên đề: Lập và phân tích BCTC

1.3.3 Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản

lý DN

Là một đơn vị có quy mô vừa và nhỏ nên Công ty được tổ chức trên nguyên tắc gọn nhẹ, lãnh đạo tập trung thống nhất Đặc điểm tổ chức bộ máy được thể hiện qua sơ đồ 03 Mối quan hệ từ hội đồng cổ đông xuống các phòng ban thông qua ban giám đốc, các trưởng phòng và cán bộ - công nhân viên Các phòng ban trong Công ty luôn đoàn kết gắn bó thành một khối thống nhất Giữa các phòng ban trong Công ty có mối quan hệ khăng khít với nhau và tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới

1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang.

1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán :

Hiện nay Công ty đang tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Toàn bộ công việc kế toán từ việc lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ chi tiết đến tổng hợp được thực hiện tại phòng tài chính - kế toán của công ty Các kế toán viên làm nhiệm vụ ghi chép những thông tin kinh tế ban đầu về NLVL, tiền lương Sau đó định kỳ kế toán sẽ lập báo cáo theo từng chỉ tiêu để đưa cho các nhân viên kế toán xử lý số liệu và lập các sổ sách báo cáo cần thiết Phòng tài chính – kế toán có 05 người trong đó: 01 kế toán trưởng, 01 thủ quỹ, 01 kế toán viên, 01 kế toán vốn bằng tiền, và 01 kế toán thanh toán thực hiện các nhiệm vụ kinh tế phát sinh

Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang thể hiện qua sơ

đồ sau:

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 7 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 8

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Sơ đồ 04: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty:

- Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Kế toán trưởng: Có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán,

thống kê trong DN, tổ chức hướng dẫn và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán nội bộ, tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ, tài liệu

Kế toán chi tiết: Tập hợp, vào sổ sách chi tiết các nghiệp vụ phát sinh

trong doanh nghiệp

Kế toán vốn bằng tiền: Là người quản lý tiền mặt, trực tiếp thu chi tiền

mặt theo các chứng từ hợp lệ của DN, chịu trách nhiệm bảo vệ và báo cáo

lượng quỹ tồn trong ngày cho kế toán trưởng

Phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác sự biến động của các loại vốn bằng tiền, thương xuyên đối chiếu với phần hành liên quan

Thủ quỹ: Theo dõi, ghi chép, đối chiếu, kiểm kê quỹ tiền mặt của

Kế toán thanh toán

Kế toán trưởng

Trang 9

GVHD: Nguyễn Thị Hường Chuyên đề: Lập và phân tích BCTC

Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm trong việc thanh toán và tình

hình thanh toán với tất cả khách hàng và phần công nợ phải trả

1.4.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại kế toán lập chứng từ ghi sổ Từ chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó ghi sổ cái Chứng từ gốc liên quan đến đối tượng kế toán cần hạch toán chi tiết, sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan cuối tháng khóa

sổ kế toán căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh, căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết Tiến hành đối chiếu số liệu đảm bảo khớp đúng, lập báo cáo tài chính Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 05: Trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 9 Lớp CĐ 45 – KT 3

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 10

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Đối chiếu kiểm tra

* Tên các nhân viên kế toán tại công ty:

1 Trần Thị Bích Liên – Kế toán trưởng

2 Nguyễn Hồng vân – Kế toán vốn bằng tiền

3 Phan Thị Thu – Kế toán thanh toán

4 Nguyễn Khánh Lê – Thủ quỹ

5 Đặng Thu Phương – Kế toán chi tiết

1.4.3 Chế độ chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán vừa và nhỏ cho doanh nghiệp.Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản trong bảng sau:

Bảng 02: Hệ thống tài khoản sử dụng trong Công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang.

STT Số hiệu Tên tài khoản

15 333 Phải trả, phải nộp cho nhà nước

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 10 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 11

GVHD: Nguyễn Thị Hường Chuyên đề: Lập và phân tích BCTC

20 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

28 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ vào đặc thù SXKD của mình Công ty đã vận dụng một cách đầy

đủ và đúng chế độ các chứng từ bắt buộc có liên quan như: Biên bản giao nhận TSCĐ, Thẻ TSCĐ, Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và hệ thống sổ kế toán gồm:

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- sổ chi tiết nguyên vật liệu

- Sổ quỹ tiền mặt

- Sổ chi tiết tiền vay

- Sổ tiền gửi ngân hàng

- Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng

-

Báo cáo tài chính gồm:

- Bảng cân đối tài khoản

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước

- Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm

Công ty tổ chức vận dụng các chứng từ kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 11 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 12

Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc ngày 31/12.

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng

Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ

Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá trị thực tế nhập kho

Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương pháp nhập trước xuất trước

Nguyên tắc đánh giá tài sản: Theo giá trị thực tế

Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt: Phương pháp khấu hao đường thẳng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG

KẾ TOÁN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN BẮC GIANG

2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính

2.1.1 Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Công ty 1.1.1.1 2.1.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty

Để có cái nhìn sâu hơn về tình hình tài chính, ta đi vào phân tích cơ cấu tài sản qua biểu 3.1 sau:

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 12 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 13

GVHD: Nguyễn Thị Hường Chuyên đề: Lập và phân tích BCTC

Bảng 03: Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty

TT (%) Chênh lệch ΦLH

(%) Chênh lệch ΦLH

(%)

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 33.369.067.485 96,21 29.985.015.385 96,11 28.407.630.900 95,62 (3.384.052.100) 89,86 (1.577.384.485) 94,74 92,27

I Tiền và các khoản TĐT 2.140.228.124 6,17 316.189.984 1,01 1.257.047.418 4,23 (1.824.038.140) 14,77 940.857.434 397,56 76,63

-III Các khoản phải thu NH 29.586.501.169 85,31 28.544.883.195 91,49 26.732.285.817 89,98 (1.041.617.974) 96,48 (1.812.597.378) 93,65 95,05

Trang 14

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán và tính toán của tác giả)

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 2 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 15

GVHD: Nguyễn Thị Hường Chuyên đề: Lập và phân tích BCTC

Qua bảng 03 ta thấy tổng tài sản của Công ty qua 3 năm có xu hướng giảm dần với tốc độ phát triển bình quân là 92,55%, cụ thể năm 2011 tổng tài sản giảm so năm 2010 với tốc độ phát triển liên hoàn là 98,96%, năm 2012 tổng tài sản của Công ty tiếp tục giảm so với năm 2011 với tốc độ phát triển liên hoàn là 95,22% Qua đây ta có thể thấy quy mô về tài sản của Công ty giảm dần qua các năm Đi vào xem xét từng loại tài sản ta thấy :

- TSNH của Công ty giảm dần với tốc độ phát triển bình quân là 92,27% Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng không lớn trong Tổng tài sản của Công ty và có sự biến động qua các năm, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2011 với tốc độ phát triển liên hoàn chỉ là 14,77% nhưng đã tăng trở lại trong năm 2012 làm cho tốc độ phát triển bình quân 3 năm đạt 76,63%, đây vẫn ở mức thấp song đã cho thấy sự cố gắng của Công ty

Về khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn, nguyên nhân là do đặc thù của Công ty là Doanh nghiệp chuyên xây dựng, thi công các công trình điện cao thế, hạ thế, đèn chiếu sáng đô thị…với giá trị công trình lớn, thời hạn thanh toán phụ thuộc vào tiến độ công trình cũng như thời gian giải ngân của chủ đầu tư vì thế Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong Tổng tài sản luôn từ 85% đến hơn 90% Chỉ tiêu này cũng có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 2011 giảm 3,52% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 6,35 %

so với năm 2012 dẫn tới tốc độ phát triển bình quân đạt 95,05% Mặc dù có

xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao với tỷ trọng trên 80% tổng tài sản chứng tỏ Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn, tốc độ thu hồi các khoản công nợ còn chậm Vì thế, Công ty cần đề ra biện pháp để đấy nhanh tốc độ thu hồi vốn

Chỉ tiêu Hàng tồn kho chiếm tỷ trong không lớn trong Tổng tài sản của Công ty đồng thời có xu hướng giảm mạnh với tốc độ phát triển bình quân là 53,71% chứng tỏ Công ty không bị ứ đọng vốn nhiều trong các công trình xây dựng như xu hướng chung của ngành

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 15 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 16

- Tiếp đến ta đi phân tích về Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.

Tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng tài sản là do Công ty chỉ tập trung đầu tư cho TSLĐ còn lại TSCĐ không được đầu tư nhiều trong khi hao mòn lũy kế mỗi năm lại một tăng, chứng tỏ TSCĐ của Công ty đã cũ, đã lạc hậu đòi hỏi cần phải đầu tư nâng cấp, xây dựng mới trong thời gian tới Năm 2011 TSCĐ của Công ty đã giảm so với năm 2010 với tốc độ phát triển liên hoàn là 92,48% Đến năm 2012 tăng so với năm

2011 với tốc độ phát triển liên hoàn 107,14% nguyên nhân là do trong năm Công ty tiến hành sửa chữa nhà xưởng sản xuất cơ khí và xây dựng mới nhà

ăn tập thể của Công ty Dẫn tới tốc độ phát triển bình quân 3 năm đạt 99,54%

Qua phân tích trên ta thấy cơ cấu tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với TSCĐ Trong TSLĐ Công ty nên chú trọng hơn đến việc

dự trữ lượng tiền hợp lý để chủ động giải quyết trong trường hợp cần thiết nhằm hạn chế việc phụ thuộc vào các khoản vay trong điều kiện lạm phát cao

và trong thời kỳ khủng hoảng làm cho việc huy động vốn gặp khó khăn Đồng thời Công ty cần có các biện pháp thu hồi các khoản nợ nhanh chóng để tránh tình trạng bị ứ đọng vốn và bị chiếm dụng vốn

2.1.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Cơ cấu nguồn vốn của Công ty thể hiển ở bảng 04:

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 16 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 17

GVHD: Nguyễn Thị Hường Chuyên đề: Lập và phân tích BCTC

Bảng 04: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty

TT (%) Chênh lệch ΦLH(%

-3 Người mua trả tiền trước 4.662.519.316 13,44 6.223.100.360 19,95 3.216.967.317 10,83 1.560.581.044 133,47 (3.006.133.043

) 51,69 83,06

4 Thuế và các khoản PNNN 3.267.150.033 9,42 3.954.274.930 12,67 3.465.026.369 11,66 687.124.897 121,03 (489.248.561) 87,63 102,98

-6 Phải trả người lao động 205.375.000 0,59 178.332.000 0,57 174.624.000 0,59 (27.043.000) 86,83 (3.708.000) 97,92 92,21

Trang 18

II Qũy KTPL 9.668.494 0,03 65.803.474 0,21 79.355.486 0,27 56.134.980 680,60 13.552.012 120,59 286,48 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 34.682.964.11 3 100 31.200.054.79 8 100 29.709.371.28 2 100 (3.482.909.315) 89,96 (1.490.683.516 ) 95,22 92,55

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán và tính toán của tác giả)

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 18 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 19

GVHD: Nguyễn Thị Hường Chuyên đề: Lập và phân tích BCTC

Thông qua bảng 04: cho thấy tổng nguồn vốn giảm dần qua các năm với TĐPTBQ là 92,55% Tổng nguồn vốn giảm đi chủ yếu là do Nợ phải trả giảm đi với TĐPTBQ là 89,02% Ta đi phân tích các khoản mục trong Tổng nguồn vốn như sau:

Trong cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn song đang có xu hướng giảm dần qua từng năm, năm 2010 là 90,04%, năm 2011 là 84,4%, năm 2012 là 83,31% Nợ phải trả của Công ty được hình thành từ hai nguồn

nợ chính là Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn

Nhìn vào biểu 3.2 ta thấy các khoản mục trong Nợ ngắn hạn có nhưng biến động giảm với TĐPTBQ là 89,02% Nguyên nhân là do Các khoản phải trả khác tăng nhanh, năm 2010 chiếm 0,81% Tổng nguồn vốn, năm 2011 tăng nhanh chiếm 34,63% với tốc độ phát triển liên hoàn đạt 3.875,34% so với năm 2010, năm 2012 chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng lớn với 46,41% Tổng nguồn vốn khiến cho TĐPTBQ 3 năm đạt 701,59%, làm ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của Tổng nguồn vốn

Với đặc thù công việc của Công ty, các công trình xây lắp sau khi trúng thầu

sẽ được giao khoán cho các đội thi công vì vậy các đội thi công sẽ phải trực tiếp chủ động về vốn để thi công, Công ty chỉ hỗ trợ vốn cho đội khi cần thiết, đồng thời các đội cũng sẽ tự hạch toán phần Vật tư, Nhân công trên từng công trình vì vậy tại phòng kế toán của Công ty sẽ không hạch toán các khoản phát sinh Phải trả cho người bán mà khoản mục này được hạch toán trực tiếp tại đội thi công cho từng công trình Cũng là do đặc thù của các công trình mà Công ty thực hiện đó là các công trình xây lắp Điện có thời gian thi công ngắn, thường chỉ kéo dài từ vài tháng tới 1 năm nên Công ty không phát sinh các khoản Vay dài hạn, mặc dù vay dài hạn có chi phí lãi vay thấp hơn Vay ngắn hạn nhưng vẫn sẽ phải chịu lãi khi Công ty không sử dụng đến khoản vay đó Vì thế, Công ty thường sử dụng nguồn Vay ngắn hạn là chính, sẽ trả Sinh viên: Đồng Thị Oanh 19 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 20

khi được thanh toán công trình Tuy nhiên, khoản Vay ngắn hạn của Công ty cũng đang có xu hướng giảm năm sau luôn thấp hơn năm trước với TĐPTBQ

3 năm đạt 76,37% Cho thấy Công ty đã sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, từng bước giảm sự phụ thuộc vào vốn vay

Khoản mục Người mua trả tiền trước cụ thể ở đây là các khoản tiền được chủ đầu tư tạm ứng trước có sự biến động qua 3 năm đồng thời cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản, cao nhất là năm 2011 với 19,95% và giảm đi trong năm 2012 Khoản mục này có TĐPTBQ 3 năm là 83,06%, năm

2011 tăng 33,47% so với năm 2010 nhưng tới năm 2012 chỉ tiêu này lại giảm mạnh với TĐPTLH chỉ đạt 51,69%

Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn nhưng cũng đang có xu hướng tăng dần lên qua các năm Năm 2011 với TĐPTLH là 141% (tăng 41%) so với năm 2010, năm 2012 là 101,85% so với năm 2011 VCSH này tập trung chủ yếu là Vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối qua các năm Cụ thể năm 2010 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 9,93% tổng nguồn vốn, sang năm 2011 chiếm 15,39% tổng nguồn vốn và tới năm

2012 là 16,42% Trong nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu là nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu, khoản này năm 2011 tăng 38,41% tương đương với tăng 1.359.437.632 đồng so với năm 2010, nguyên nhân là do trong năm 2011 Hội đồng quản trị phát hành thêm 2 đợt cổ phần, nhưng tới năm 2012 khoản này không tăng

Điều này cho thấy Công ty đã chú trọng tới nguồn vốn của mình hơn, nâng cao nguồn vốn để ít bị chịu áp lực từ các chủ nợ và các khoản vay, đồng thời cho thấy Công ty làm ăn có lãi, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và tạo lợi thế cạnh tranh khi tham gia đầu thầu Bên cạnh đó ta cũng thấy Công ty chú trọng tăng cường Quỹ khen thưởng phúc lợi, qua 3 năm có TĐPTBQ đạt 286,48% năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2011 chỉ tiêu này có TĐPTLH là Sinh viên: Đồng Thị Oanh 20 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 21

GVHD: Nguyễn Thị Hường Chuyên đề: Lập và phân tích BCTC

680,6% nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do thực hiện theo sự điều chỉnh của Biên bản đại hội cổ đông năm 2010.Điều này cho thấy Công ty đã chú trọng dự trữ khoản tiền để chi cho phúc lợi của mình

Qua phân tích biểu 3.2 ta thấy Nguồn vốn của Công ty có giảm đi qua 3 năm và chưa có sự cân đối giữa hai nguồn là Nợ phải trả và VCSH Nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong khi nguồn VCSH lại chiếm tỷ trọng thấp

Để chủ động trong nguồn vốn Công ty cần có những chính sách sử dụng hợp

lý nguồn vốn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.1.2 Phân tích tình hình tài trợ vốn và thừa thiếu vốn của Công ty

2.1.2.1 Phân tích tình hình tài trợ vốn của Công ty

Từ bảng cân đối kế toán của 3 năm 2010-2012 ta có bảng 05 tình hình sử dụng Vốn lưu động thường xuyên

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 21 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 22

Bảng 05: Tình hình sử dụng Vốn lưu động thường xuyên

ĐVT:Đồng

1 Nguồn vốn dài hạn 3.453.006.989 4.868.579.601 141,00 4.958.527.655 101,85 119,84 2.Tài sản dài hạn 1.313.896.628 1.215.039.413 92,48 1.301.740.382 107,14 99,54 3.Nguồn vốn ngắn hạn 31.229.957.124 26.331.475.197 84,31 24.750.843.627 94,00 89,02

4 Tài sản ngắn hạn 33.369.067.485 29.985.015.385 89,86 28.407.630.900 94,74 92,27

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán và tính toán của tác giả)

Bảng 06: Nhu cầu Vốn lưu động thường xuyên

Trang 23

GVHD: Nguyễn Thị Hường Chuyên đề: Lập và phân tích BCTC

3 Nợ ngắn hạn (Phi NH) 24.189.841.743 21.160.224.589 87,48 20.644.778.019 97,56 92,38

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 23 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 24

Vốn lưu động thường xuyên tồn tại hay không phụ thuộc vào nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn Ta thấy qua 3 năm VLĐTX có xu hướng tăng dần với TĐPTBQ là 130,75% nhưng tốc độ phát triển của TSDH lại có xu hướng giảm với TĐPTBQ là 99,54% Điều này cho thấy nguồn vốn dài hạn của Công ty ngoài đầu tư cho TSDH còn có phần dư ra đầu tư cho TSNH Tuy nhiên nguồn vốn chính đầu tư cho TSNH vẫn là nguồn vốn Vay ngắn hạn vì tài sản của Công ty có giá trị lớn.

Phân tích nhu cầu VLĐTX để thấy được tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Ta có bảng 06 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty Ta thấy trong 3 năm nhu cầu VLĐTX của Công ty đều khá lớn, lớn nhất là năm 2011 với hơn 8 tỷ đồng Điều đó cho thấy để bù đắp được cho TSLĐ Công ty phải đi vay ngoài khá nhiều vì lượng vốn chiếm dụng được không đủ để bù đắp chi phí Các khoản phải thu ngắn hạn giảm với TĐPTBQ là 95,05% là do các công trình đã hoàn thành bàn giao nhưng chưa được thanh toán Đồng thời, Hàng tồn kho cũng có xu hướng giảm với TĐPTBQ chỉ đạt 53,71% Công ty cần có kế hoạch điều chỉnh các chỉ tiêu sao cho phù hợp như tăng lượng hàng tồn kho dự trữ của mình để tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu làm gián đoạt hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm các khoản phải thu nhằm thu hồi vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh và bù đắp các khoản thanh toán, các khoản nợ ngắn hạn của Công ty

Từ những phân tích ở trên cho thấy Công ty đang dùng tiền của đơn vị khác để mạng lại lợi nhuận cho mình khá tốt Song để đảm bảo cho khả năng

tự chủ của mình trong tương lại Công ty cần chú trọng đầu tư cho nguồn vốn dài hạn, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của Công ty

2.1.2.2 Phân tích tình hình thừa, thiếu Vốn của Công ty

Để đánh giá được thực trạng thừa thiếu vốn của Công ty ta đi nghiên cứu bảng 07:

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 24 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 25

GVHD: Nguyễn Thị Hường Chuyên đề: Lập và phân tích BCTC

Bảng 07: Tình hình thừa thiếu Vốn của Công ty trong 3 năm 2010-2012

ĐVT: Đồng

-Sinh viên: Đồng Thị Oanh 4 Lớp: CĐ-KT3

Trang 27

GVHD: Nguyễn Thị Hường Chuyên đề: Lập và phân tích BCTC

Thông qua việc xác định chênh lệch giữa nguồn vốn (VT) và tài sản (VP) được trình bày trên bảng 07 ta có thể thấy trong 3 năm VT>VP điều này

có nghĩa VCSH và vốn vay hợp pháp hiện có của DN lớn hơn số tài sản ban đầu, tức là Công ty không sử dụng hết số vốn hiện có nên có thể bị chiếm dụng một khoản vốn lớn Nhưng thực tế khi đi phân tích ta thấy lượng vốn thừa đó là các khoản mà Công ty phải đi vay ngắn hạn từ ngân hàng hay các

tổ chức tín dụng khác, bên cạnh đó các khoản phải thu của khách hàng lại lớn.Công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn nên vốn của Công ty bị ứ đọng, không được lưu thông vào quá trình kinh doanh chính vì vậy Công ty phải đi chiếm dụng của đơn vị khác Nguyên nhân là do Công ty nhận nhiều gói thầu xây dựng có quy mô lớn nên phải đi vay ngắn hạn với chi phí lãi vay lớn nhằm mục đích nhanh chóng chi trả các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng Ta thấy số vốn đi chiếm dụng năm 2011 tăng lên so với năm 2010 và

có xu hướng giảm đi vào năm 2012 Bên cạnh đó ta thấy Nợ ngắn hạn cũng

có xu hướng giảm đi là do các khoản phải trả khác của Công ty có xu hướng tăng Vay ngắn hạn cũng có xu hướng giảm điều đó cho thấy Công ty từng bước độc lập tự chủ được về tài chính, giảm thiểu sự phụ thuộc vào vốn vay Lượng Hàng tồn kho của Công ty cũng không nhiều và tập trung chủ yếu trong các công trình xây dựng dở dang Tài sản cố định của Công ty không có biến động mạnh, tuy nhiên cũng có xu hướng giảm, nguyên nhân là do TS đã

cũ, tỷ lệ khấu hao lớn mà không được đầu tư mua mới

Mặc dù Công ty vẫn phải đi vay từ Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, cá nhân với chi phí lãi vay cao nhưng bên cạnh đó lượng vốn của Công ty bị các đơn

vị khác chiếm dụng cũng rất nhiều Công ty cần có những biện pháp tốt nhất

để hạn chế tình trạng bị các đợn vị khác chiếm dụng vốn và phải đi vay từ các nguồn bên ngoài Điều đó sẽ giúp công ty chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 27 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 28

2.1.3 Kết quả hoạt động SXKD của Công ty bằng chỉ tiêu giá trị trong 3 năm (2010-2012)

Với mục tiêu chất lượng là hàng đầu nhằm tạo niềm tin và nâng cao uy tín trên thị trường, trong 3 năm qua với sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã đạt được những kết quả nhất định.Để hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động SXKD của Công ty ta đi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị

Một chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả kinh doanh của Công ty là chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 28 Lớp CĐ 45 – KT 3

Trang 29

GVHD: Nguyễn Thị Hường Chuyên đề: Lập và phân tích BCTC

Bảng 08: Kết quả Sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị trong ba năm 2010-2012

ĐVT: Đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lêch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Trang 30

13 Tổng LN kế toán trước thuế 576.345.307 183.002.012 304.304.621 (393.343.295) 31,75 121.302.609 166,28 72,66

14 Chi phí thuế TNDN 144.086.327 31.500.000 5.325.309 (112.586.327) 21,86 (26.174.691) 16,91 19,23

15 LN sau thuế TNDN 432.258.980 151.502.012 251.051.312 (280.756.968) 35,05 99.549.300 165,71 76,21

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán và tính toán của tác giả)

Sinh viên: Đồng Thị Oanh 30 Lớp CĐ 45 – KT 3

Ngày đăng: 24/05/2014, 16:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 01: Sơ đồ quy trình sản xuất kinh doanh tại Công ty - Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện
Sơ đồ 01 Sơ đồ quy trình sản xuất kinh doanh tại Công ty (Trang 2)
Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty - Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện
Sơ đồ 02 Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty (Trang 3)
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý DN - Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý DN (Trang 4)
Sơ đồ 03 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý - Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện
Sơ đồ 03 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (Trang 5)
Sơ đồ 04: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty: - Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện
Sơ đồ 04 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty: (Trang 8)
Hình thanh toán với tất cả khách hàng và  phần công nợ phải trả. - Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện
Hình thanh toán với tất cả khách hàng và phần công nợ phải trả (Trang 9)
Bảng 02: Hệ thống tài khoản sử dụng trong Công ty cổ phần xây lắp điện Bắc   Giang. - Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện
Bảng 02 Hệ thống tài khoản sử dụng trong Công ty cổ phần xây lắp điện Bắc Giang (Trang 10)
Bảng 03: Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty - Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện
Bảng 03 Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty (Trang 13)
Bảng 04: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty - Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện
Bảng 04 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty (Trang 17)
Bảng 05: Tình hình sử dụng Vốn lưu động thường xuyên - Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện
Bảng 05 Tình hình sử dụng Vốn lưu động thường xuyên (Trang 22)
Bảng 08: Kết quả Sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị trong ba năm 2010-2012 - Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện
Bảng 08 Kết quả Sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị trong ba năm 2010-2012 (Trang 29)
Bảng 09: Đánh giá khả năng độc lập tự chủ về tài chính của Công ty - Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện
Bảng 09 Đánh giá khả năng độc lập tự chủ về tài chính của Công ty (Trang 34)
Bảng 11: Hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Công ty (2010 – 2012) - Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện
Bảng 11 Hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của Công ty (2010 – 2012) (Trang 41)
Bảng 12: Các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của Công ty - Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện
Bảng 12 Các chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán của Công ty (Trang 45)
Bảng 13: Phân tích hệ số sinh lời - Kế toán lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty xây lắp Điện
Bảng 13 Phân tích hệ số sinh lời (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w