1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ: QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN TRONG “BIEN CHUNG CUA TU NHIEN” CUA PH.ANGGHEN VA VAN DUNG VAO XAY DUNG THANH PHO MOI TRUONG Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

107 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 23,18 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYÊN THỊ KIỀU NGA

QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN

TRONG “BIEN CHUNG CUA TU NHIEN”

CUA PH.ANGGHEN VA VAN DUNG VAO

XAY DUNG THANH PHO MOI TRUONG Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

2014 | PDF | 106 Pages buihuuhanh@gmail.com

Đà Nẵng - Năm 2014

Trang 2

NGUYÊN THỊ KIỀU NGA

QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ TỰ NHIÊN

TRONG “BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN”

CUA PH.ANGGHEN VA VAN DUNG VAO

XAY DUNG THANH PHO MOI TRUONG

Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học

Mãsố: 602280

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HQC XA HQI VA NHAN VAN

Người hướng dẫn khoa học: T

Trần Hồng Lưu

Trang 3

Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ cơng trình nào khác

Trang 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 2-2222 3 4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

6 Bố cục của đề tài sec 4

7 Tổng quan tải liệu nghiên cứu 4

CHUONG 1: LY LUAN CUA PH.ANGGHEN VE CON NGUOL, TV’

NHIÊN 10

1.1, VÀI NÉT VỀ TÁC GIÁ VÀ TÁC PHẢM - 10

1.1.1 Tiểu sử của Ph.Ăngghen 10

1.1.2 Tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen "

1.2 QUAN DIEM CUA PH.ANGGHEN VE SU PHAT TRIÊN CỦA TỰ

NHIÊN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA LỒI NGƯỜI « "`

1.2.1 Quan điểm của Ph.Ăngghen về sự phát triển của tự nhiên 1Š 1.2.2 Quan điểm của Ph.Ăngghen về sự ra đời của loài người I7

1.2.3 Vai trò của lao động trong việc chuyển biển từ vượn thành người ° _ se TỔ 13 QUAN DIEM CUA PH.ANGGHEN VE QUAN HE GIU‘A CON NGƯỜI, XÃ HỘI, TỰ NHIÊN 24

Trang 5

2.1 VÀI NÉT VỀ THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG 36

2.2 SỰ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ - XÃ HỘI ĐĨI VỚI MƠI TRƯỜNG:

SINH THÁI Ở ĐÀ NẴNG 40

2.2.1 Q trình đơ thị hóa _ 40

2.2.2 Phát triển du lịch, dịch vụ 42

2.2.3 Phát triển công nghiệp —

2.2.4 Các hoạt động kinh tế khác « 48

2.2.5 Vấn đề dân số - — 2.3 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY VA SU ANH HUONG CUA NO 34 2.3.1 Môi trường nước 34 2.3.2 Mơi trường khơng khí s9 2.3.3 Môi trường đất 63 2.3.4 Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học 65

CHUONG 3: VAN DUNG TU TUGNG CUA ANGGHEN VE QUAN HE GIỮA CON NGƯỜI VỚI TỰ NHIÊN VÀO XÂY DỰNG THÀNH PHÓ

MOI TRUONG O DA NANG HIEN NA’ 68

3.1 MUC TIEU TONG QUAT — 68 32 NHỮNG GIẢI PHÁP NHÂM XÂY DỰNG THANH PHO MOI TRƯỜNG Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY " 69

3.2.1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với Đà Nẵng phải thực

69

sự khoa học

Trang 6

3.2.4 Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về kết hợp

giữa phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên cho các nhà quản lý, các cắp chính quyền và quần chúng nhân dân 75

3.2.5 Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và nâng cao trách nhiệm

của chính quyền địa phương đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên trong

quá trình phát triển kinh tế « « « 80

3.2.6 Xây dựng lực lượng cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ môi trường thực sự vững mạnh - - - 84 3.2.7 Tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên $8 KẾT LUẬN 9"

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài

Van dé méi trường, phát triển và bảo vệ môi trường hiện nay, đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dan tộc Đà Nẵng là thành phố trẻ dang trên đà phát triển nhanh và hướng

tới sự phát triển bền vững Mục đích hướng tới của thành phố miền Trung này là phát triển thành phố môi trường, thành phố đáng sống

Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đang trong quá trình phát

triển và hội nhập kinh tế quốc tế trên tỉnh thần phát triển bền vững Chính vì vậy, việc phát triển xã hội và bảo vệ môi trường là hai vấn đề quan trọng Chúng ta không thể vì sự phát triển của xã hội mà bỏ quên vấn đề bảo vệ môi

trường, hay ngược lại, không thể vì để bảo vệ mơi trường mà hạn chế các hoạt

động phát triển xã hội Bên cạnh sự gia tăng các lợi ích được mang lại từ sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, thành phố Đà Nẵng nói

riêng thì những tác động xấu đến môi trường cũng đang diễn ra với mức

ngày cảng tăng, đi ngược lại với xu thé của thời đại là phát triển bền vững

Thực trạng môi trường nước ta đang tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mịn, thối hố; chất lượng

các nguồn nước suy giảm mạnh; khơng khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác q mức, khơng có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm Những vấn đề về môi trường toàn cầu đang được đặt ở mức độ báo động: khí hậu thay

đổi theo hướng nóng lên, ting ôzôn suy giảm, mực nước biển dâng cao, mưa

Trang 8

dân số đã quá cao, tình trạng đói nghèo chưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, miền núi, các thảm hoạ do thiên tai và những diễn biến xấu vẻ khí

hậu tồn cầu đang tăng, gây áp lực lên tài nguyên và môi trường, đưa công tác bảo vệ môi trường trước những thách thức lớn

Những thách thức trên không nằm ngoài sự quan tâm của thành phố Da

Nẵng Với một thành phố trẻ như Đà Nẵng, năng động, tốc độ đơ thị hóa cao, diện mạo đô thị ngày một khang trang với hệ thống kết cấu hạ tằng kỹ thuật

và cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng, đã đem lại

cho Đà Nẵng một tầm vóc mới cả về không gian lẫn chất lượng của đô thị loại

1 Hệ quả của sự phát triển kinh tế, xã hội sẽ kéo theo những tác động xấu đến

môi trường nếu thiếu sự cân nhắc, tính tốn đề giảm thiêu những mặt trái của

sự phát triển Do đó, kết hợp và đảm bảo mối quan hệ thống nhất giữa đẩy nhanh tốc độ phát triển xã hội với thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường là một yêu cầu bức thiết đối với Đà Nẵng khi đi vào hoạch định các chiến lược phát triển, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong đó, nhân tố nhận thức của con người và chất lượng của các hoạt động kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng, là hạt nhân trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên

“Trong di sản của các vị thủy tổ sáng lập ra chủ nghĩa Mác, Ph Ăngghen

là người có cơng bàn đến khá nhiều vấn đề liên quan đến môi trường tự nhiên

trong mối quan hệ với con người Chính vì vậy, việc nghiên cứu và kế thừa tư

tưởng của Ph Ăngghen về vấn để này để vận dụng vào xây dựng thành phố môi trường ở Đà Nẵng hiện nay, theo tơi là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu xây dựng một thành phố môi trường

Trang 9

ra những giải pháp cho hoạt động bảo vệ môi trường đảm bảo sự hài hòa giữa

con người và tự nhiên cho sự phát triển bền vững của thành phó Đó chính là

lý do tơi chọn đề tài “Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong “Biện

chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen và vận dụng vào xây dựng thành phô môi trường ở Đà Nẵng hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn cao

học của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu

- Trên cơ sở nghiên cứu quan hệ giữa con người và tự nhiên trong “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen và thực trạng môi trường ở Đà Nẵng, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng thành phố môi trường ở Đà Nẵng hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

~ Nghiên cứu những quan điểm của Ph.Ăngghen về tự nhiên, về con

người và mối quan hệ giữa con người với môi trường sống, làm cơ sở lý luận

khoa học cho việc nhận thức van dé này trong giai đoạn hiện nay

~ Liên hệ thực tiễn công tác bảo vệ môi trường trong tiến trình xây dựng một thành phố môi trường ở Đà Nẵng hiện nay

= Dé xuất một số giải pháp cho hoạt động bảo vệ môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu quan điểm của Ph.Ãngghen về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên mà chủ yếu là mối quan hệ giữa con người

Trang 10

Trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật; các quan

điểm của Đảng, Nhà nước và của Thành phố Đà Nẵng vẻ vấn đề phát triển và

bảo vệ môi trường, luận văn sử dụng các phương pháp logic và lịch sử; phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh đối chiếu nhằm thực hiện mục dích và nhiệm vụ của luận văn

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1 Luận văn phân tích một cách cụ thể mối quan hệ biện chứng giữa con

người với tự nhiên trên lập trường triết học Mác - Lênin

2 Liên hệ thực tiễn tình hình phát triển kinh tế xã hội và quá trình xây dựng thành phố môi trường của Đà Nẵng Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố

3 Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập một số nội dung về mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và sự

phát triển bền vững

4 Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo và cung cắp các luận cứ cho việc đề ra các chủ trương, chính sách đối với công tác bảo vệ môi trường,

sinh thái ở thành phố Đà Nẵng nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững 6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 03 chương, 09 tiết

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trang 11

chủ nghĩa Mác với các tác phẩm: Bán tháo kinh tế - triết học, bộ Tư bản, Hệ

tư trởng Đức, đặc biệt là trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên và những

thư từ ghi chép khác đã phân tích và luận giải sâu sắc mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, dự báo về tình hình mơi trường sống trong xã hội hiện tại, về sự biến đôi của môi trường cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, từ đó đúc

rút thành những nguyên lý, lý luận triết học mang tính triết lý cao

Ngồi ra cịn có rất nhiều cơng trình nghiên cứu trong thời kỳ hiện đại

của các nhà khoa học ở các quốc gia, các nghiên cứu chủ yếu nhắn mạnh việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường tự nhiên ở những quốc gia khác nhau, từ đó đề cập tới các nhóm giải pháp nhằm có được

sự phát triển bên vững trong tương lai

Ở Việt Nam, bảo vệ môi trường tự nhiên trong giai đoạn đất nước tập trung cho việc phát triển kinh tế xã hội là một vấn đề bức xúc hiện nay Dang

và Nhà nước đã ra nhiều văn bản nhằm thực hiện tốt sự kết hợp giữa tang

trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên để tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước Tuy nhiên, công tác nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề trên chưa được đầu tư và quan tâm thích đáng Các văn bản mà Đảng và Nhà nước đưa ra mới chỉ dừng lại ở sự khái quát chung, chủ yếu là thông qua các văn kiện Đại hội Đảng, các Hội nghị chuyên đề của Ban

chấp hành Trung ương các khoá và đề cập ở một số Bộ luật Mặt khác, điều

đó cũng mới chỉ dừng lại ở phạm vi chung của cả nước, riêng đối với thành

phố Đà Nẵng thì chưa được xem xét một cách công phu và có hệ thống Vì

vậy cần thiết phải đi sâu vào nghiên cứu về mặt lý luận, mà cụ thể ở đề tài này

là đi sâu nghiên cứu quan hệ giữa con người và tự nhiên trong Biện chứng của

Trang 12

Liên quan đến nội dung của đề tài có các cơng trình nghiên cứu theo

các hướng sau:

~ Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ giữa tự nhiên và con người

Hồ Sĩ Quý (chủ biên), Mối quan hệ giữa tự nhiên và con người trong sự phát triển xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2000

Nguyễn Trọng Chuẩn, Aột số vấn đẻ về Triắt học — Con người — Xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2002

Nguyễn Đình Hịa (2007), “Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa giữa con người và tự nhiên”, 7gp chí Triết học, tr 29-25

Các nghiên cứu này có để cập đến mỗi quan hệ giữa con người và tự nhiên từ lập trường của C.Mác và Ph Ăngghen Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn của vấn để, từ đó nêu ra những suy nghĩ bước đầu cho triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong sự phát triển của xã hội Việt Nam và vận dụng vào việc bảo vệ môi trường sống của con người ngày nay

~ Các cơng trình nghiên cứu về môi trường và môi trường tự nhiên, môi

trường sinh th

Lương Đình Hải, “Một số nguyên tắc phương pháp luận căn bản của

việc giải quyết mối quan hệ giữa hiện đại hóa xã hội và môi trường sinh thái”,

Tạp chí Triết học số 6 (181), tháng 6/2006

Phạm Thị Ngọc Trầm, “Xây dựng đạo đức sinh thái - một trách nhiệm

xã hội của con người đối với tự nhiên”, Tạp chí Triết học số tháng 6/2009 Phan Văn Thạng, “Mối quan hệ giữa con người và môi trường trong sự phát triển bền vững ở nước ta nhìn từ góc độ xã hội học”, Tạp chí Khoa học

2011 (Trường Đại học Cần Thơ), tr.251-257

Trang 13

môi trường sinh thái, vai trò của con người trong công tác bảo vệ môi trường,

sinh thái Từ đó đưa ra những phương hướng giải quyết vấn đề trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đắt nước, các giải pháp nhằm xây dựng những

mô hình hành động hợp lý cho con người với mục đích tạo ra một mơi trường sống lành mạnh

~ Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục, bảo vệ môi trường, giáo dục

đạo đức sinh thái:

Trần Văn Miều Tuổi tré Vigt Nam với sự nghiệp bảo vệ môi

trường, NXB Thanh niên, năm 2002

Đỗ Huy, “Giáo dục đạo đức sinh thái và xây dựng mơi trường văn hố trong lịch trình thế kỳ XXI”, Tạp chí Lý luận chính trị tháng 2/2007

Phan Thị Hồng Duyên,

vững cho con người và giới tự nhiên”, Tạp chí Triết học số thang 1/2008

iáo dục đạo đức sinh thái vì sự phát triển bền Lê Thị Thanh Hà, “Xã hội hóa cơng tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”, Khoa học xã hội Việt Nam, tr 84-91, số 9, năm 2013

Nguyễn Công Thảo, Phạm Thị Cảm Vân, “Nghiên cứu môi trường dưới sóc độ nhân học ở phương Tây và Việt Nam”, Khoa học xã hội Việt Nam, tr 92-104, số 9, năm 2013

Các nghiên cứu này đề cập đến việc giáo dục, bảo vệ môi trường, giáo

dục đạo đức sinh thái, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng mơi trường

văn hố, phát triển bền vững

~ Các cơng trình nghiên cứu vẻ phát triển bền vững nhìn từ góc độ quan

hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và vê phát triển kinh tế với

báo vệ môi trường tự nhiên:

Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, “Quán jý môi trường cho sự phát

Trang 14

Nguyễn Văn Thanh, “Mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên

trong phát triển bền vững, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3 năm 2012

Các nghiên cứu này đề cập đến phát triển bền vững nhìn từ góc độ quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường tự nhiên Từ đó đưa ra những giải pháp trong quản lý Nhà nước dé bao vệ môi trường cho sự phát triển bền

vững ở Việt Nam

~ Các cơng trình nghiên cứu theo hướng kết hợp phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường tự nhiên ở thành phố Đà Nẵng

Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2006 — 2010)

Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nang lan thie XX (nhiệm kỳ 2010 - 2015)

Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Báo cáo tổng quan hiện trạng môi trường của thành phố Đà Nẵng 5 năm giai đoạn 2005 - 2010, định hướng đến năm 2015

Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng § năm 2008 của

thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố

môi trường”

Trin Hồng Lưu (chủ biên) (2013), Đà Nẵng- Thành phó phát triển bên vững, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội

Các cơng trình nghiên cứu này ngoài việc đưa ra các nội dung cụ thể còn đưa ra các giải pháp ngăn chặn sự ô nhiễm môi trường, tinh trang suy

thoái, bảo đảm cân bằng sinh thái ở thành phố Đà Nẵng trong tương lai

Trang 15

học quan tâm Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên mới chỉ tập trung vào nghiên cứu quan hệ giữa con người và tự nhiên mang tính khát quát hay

nghiên cứu ở góc độ kinh tế - xã hội nhằm tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề môi trường tự nhiên Riêng đối với những vấn đề môi trường tự nhiên ở thành phố Da Nẵng cũng mới chỉ dừng lại ở các văn kiện, báo cáo hoặc đề án của

thành phố chứ chưa phải là một cơng trình nghiên cứu cơng phu và mang tính khái quát, toàn diện dưới góc độ triết học Đặc biệt nghiên cứu và tìm ra các giải pháp cho việc xây dựng một thành phố môi trường ở Đà Nẵng trên cơ sở xác lập quan hệ hài hoà giữa con người với tự nhiên dưới góc độ triết học

Trang 16

CHUONG 1

LÝ LUẬN CUA PH.ANGGHEN VE CON NGUOI, TU NHIEN 1.1 VAL NET VE TAC GIA VA TAC PHAM

1.1.1 Tiểu sử của Ph.Ăngghen

Ph Angghen sinh ngày 28-1 1-1820 ở Bac-men (Barmen) Bồ của ông là một chủ xưởng đệt lớn ở Phổ lúc bấy giờ

Năm 1837, Ăngghen phải thôi học trung học để làm kinh doanh Ông tự

học sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ, thơ ca và thường xuyên đến Đại học

Beclin dé nghe giảng và thảo luận về triết học

Năm 1841, Ăngghen đi nghĩa vụ quân sự, gia nhập đội pháo binh ngự lâm quân, vi thế có điều kiện đến Beclin để nghe giảng ở trường đại học, tham gia nhóm Hêghen trẻ, cộng tác với Nhật báo Sông Ranh

Năm 1844, Ăngghen sang Paris gặp Mác và từ đó hai ơng trở thành đôi

bạn thân thiết, cộng tác chặt chẽ với nhau trong hoạt động khoa học và cách

mang

Tình bạn của hai ông được đánh giá là một trong những tình bạn có tính huyền thoại của thời cận đại

Các tác phẩm tiêu biểu của Ph Angghen: Tinh cánh của giai cắp công nhân ở Anh (1842), Những phác thảo phê phán mơn kinh tế chính trị học, Gia đình thân thánh (1845, viết chung với C.Mác), Hệ tư tưởng Đức (1845-1846,

viết chung với C.Mác), Tuyền ngôn của Đảng cộng sản (1848, viết chung với C.Mác), Chống Đuy-rinh (1818), Nguôn gốc gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà

nước (1884), Lúf-vích Phơ-bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1866), Biện chứng của tự nhiên (1873-1883), Van đề nông dân ở Pháp và

Trang 17

1.1.2 Tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ph.Ăngghen

Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ph.Ăngghen viết vào những

năm 1873 - 1883 Khi bắt đầu xuất

'n một xu hướng chống chủ nghĩa Mác

thâm nhập vào phong trào cách mạng của giai cấp công nhân Đó là chủ nghĩa cơ hội: núp dưới chiêu bài chủ nghĩa xã hội, nhưng thực ra tìm cách thay thế lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác bằng các loại lý luận

chủ nghĩa xã hội giả hiệu, phản động của giai cấp tư sản Một trong những đại biểu của chủ nghĩa cơ hội đó là Đuyrinh Thời điểm này giai cấp tư sản đã tiến hành một cuộc tắn công quy mô vào lý luận chủ nghĩa Mác, bằng cách lợi dụng tất cả các trào lưu chống duy vật phản khoa học

Một nhiệm vụ bức thiết đề ra trước các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác là phải đập tan tất cả các trào lưu ấy, vạch rõ rằng các trào lưu ấy không dựa vào những tài liệu khoa học về tự nhiên, mà trái lại mâu thuẫn với mọi thành tựu của khoa học tự nhiên thời bấy giờ

Trong tác phẩm Biện chứng cúa tự nhiên, Ãngghen vạch trần mọi xu hướng xa rời chủ nghĩa duy vật và phê phán triệt để những người theo “chủ nghĩa Đácuyn xã hội”, “chủ nghĩa duy tâm sinh lý học”, “chủ nghĩa duy tâm toán học” v.v cùng với những người theo “thuyết không thể biết”, “chủ nghĩa máy móc” và “phép siêu hình” Ăngghen vạch rõ sự liên hệ trực tiếp

của những trào lưu triết học phản động đó với tình hình chính trị lúc bấy giờ và mục đích nhằm phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản

Chủ nghĩa Mác có nhiệm vụ tự giác vận dụng phép biện chứng duy vật để đưa khoa học tự nhiên thời đó ra khỏi tình trạng vô cùng rối loạn và đầy tẩy mâu thuẫn không giải quyết được Chính tác phẩm Biện chứng của te

Trang 18

ông kết những thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên lúc đó và xây dựng quan niệm của phép biện chứng duy vật vẻ giới tự nhiên

Thứ hai, cung cấp cho khoa học tự nhiên phương pháp nhận thức khoa

học, đó là phép biện chứng duy vật thay cho chủ nghĩa duy tâm và phép siêu

hình đang chỉ phối khoa học tự nhiên lúc bấy giờ

Thứ ba, vẽ nên một bức tranh biện chứng về thế giới mà khâu quan

trọng là trình bày sự quá độ từ giới tự nhiên lên xã hội loài người

Thứ tw, mục đích trực tiếp nhất của tác phẩm là phê phán những trào

lưu tư tưởng duy tâm, siêu hình đang chỉ phối khoa học tự nhiên và tấn công vào chủ nghĩa Mác

Quá trình viết và xuất bản tác phẩm điện chứng của tự nhiên của Ăngghen trải qua nhiều giai đoạn khó khăn và phức tạp Tuy tác phẩm chưa được hoàn thành nhưng đây là một tác phẩm lớn đầu tiên của chủ nghĩa Mác

bàn về giới tự nhiên và về khoa học Ăngghen bắt tay viết tác phâm này từ

tháng 2-1870, nhưng đến năm 1876 thì bị gián đoạn Ăngghen phải để hai năm viết những bài báo phê phán chủ nghĩa Đuyrinh Sau đó, Ängghen lại tiếp tục nghiên cứu những vấn đề phép biện chứng của tự nhiên cho đến năm 1883, khi Mác qua đời Angghen lại một lần nữa phải tạm dừng công việc nghiên cứu về khoa học tự nhiên để tập trung vào công việc chỉnh lý, hoàn

thiện và đưa xuất bản tập II đến tập IV của bộ 7w bản của Mác Tập sách Biện chứng của tự nhiên đến khi Ängghen mắt (1895) cũng chưa được hoàn thiện,

nên chưa xuất bản được Chỉ có hai bài Tác dụng của lao động trong quá

trình chuyển biến từ vượn thành người và Khoa học tự nhiên trong thể giới thân linh được xuất bản sau khi Angghen mắt, lần lượt vào những năm 1896

và 1898 Cịn lại, tồn bộ bản thảo tác phẩm Biện chứng của tự nhiên bị

Trang 19

lại chủ nghĩa Mác, đồng thời Bécstanh là người theo quan điểm của thuyết Canto méi mà Ăngghen đã phê phán kịch liệt trong tác phẩm Biện chứng của

tự nhiên Mãi tới năm 1925, với sự quan tâm của Đảng Cộng sản Liên Xô, tác

phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ăngghen mới được xuất bản ở Mátxcova

Tác phẩm chưa hoàn thành, nhưng nó có ý nghĩa to lớn trong kho tàng

lý luận Mác-Lênin Nó cung cấp cho chúng ta kiểu mẫu về việc vận dung

phép biện chứng trong quá trình phân tích, khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên, vạch ra phương hướng cho khoa học tự nhiên phát triển Nó cung cấp nhiều vấn dé thé giới quan và phương pháp luận biện chứng duy vật Nội dung cơ bản trong tác phẩm: được in toàn văn trong C.Mác và Ph.Ăngghen, 7oàn (áp, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2004

“Thông qua “Sơ thảo để cương chung” của quyển sách chúng ta có thể tiếp cận rõ ràng hơn khi nghiên cứu tác phẩm này:

1 Nhập đề lịch sử: trong khoa học tự nhiên, do sự phát triển của bản thân nó, quan điểm siêu hình không thể tồn tại được nữa

2 Tiền trình phát triển lý luận ở nước Đức từ thời kỳ Hêghen đến nay (bài tựa cũ) Trở lại phép biện chứng một cách không tự giác cho nên đầy mâu thuẫn và chậm chạp

3 Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến Những quy luật

chủ yếu: sự chuyển hoá lượng thành chất, sự xâm nhập lẫn nhau của các mâu

thuẫn đối cực và chuyên hoá từ mâu thuẫn này sang mâu thuẫn khác khi mâu thuẫn đó lên tới cực độ, sự phát triển bằng mâu thuẫn hoặc phủ định của phủ

định - phát triển theo hình xốy trơn óc

4 Liên hệ giữa các bộ môn khoa học: toán học, cơ học, vật lý học, hoá học, sinh vật học - Xanh Ximông (Côngtơ) và Hêghen

Trang 20

các môn khoa học:

a) Tốn học: cơng cụ bồ trợ và phương thức biểu hiện biện chứng, - vơ hạn tốn học tồn tại trong thực tế

b) Cơ học thiên thể, - hiện nay người ta coi toàn bộ nó là một guđ trình nào đó - Cơ học: xuất phát điểm của nó là quán tính, mà quán tính chỉ là

biểu hiện mặt trái của tính khơng thể bị tiêu diệt được của vận động

e) Vật lý học, - chuyên hoá lẫn nhau của các vận động phân tử Claudiút

va Létsmit

đ) Hoá học: Các lý thuyết năng lượng

©) Sinh học Chủ nghĩa Đácuyn Tắt nhiên và ngẫu nhiên

6 Giới hạn của nhận thức (Đuy Boa Râymông và Nêgơli, Hemhôntxơ, Canto, Hium),

7 Thuyết cơ giới - Héchken

8 Linh hồn của thể hạt nhỏ - Hếchken và Nêgơii 9 Khoa học và việc giảng dạy - Viếcsốp,

10 Quốc gia tế bào - Viếcsốp

11 Chính trị của chủ nghĩa Đácuyn và học thuyết Đácuyn về xã hội Héchken va Smit, lao động phân hoá con người - Áp dụng kinh tế chính trị học vào khoa học tự nhiên Khái niệm về “công” của Hemhôntxơ (“những báo cáo phổ thông”, quyển II)

Đề cương này gồm có 11 điểm, có thể coi mỗi một điểm là một loại nội

dung trong sách Do đó, xem đề cương có thể hình dung được thứ tự Ăngghen

định trình bày các vấn đề liên quan tới phép biện chứng của khoa học tự nhiên Đề cương có thê chia làm ba phần

"Phân mở đâu (gồm 3 điểm đầu) nói về lịch sử của khoa học tự nhiên và

Trang 21

cách là khoa học về liên hệ phổ biến và những quy luật chủ yếu của nó: quy luật chuyển hoá lượng thành chất và ngược lại, quy luật xâm nhập vào nhau

t phủ định của phủ định

"Phân thứ hai là phần chủ yếu, nói về phân loại các khoa học tự nhiên và

của các mặt đối lập và quy l

nêu những ý kiến về từng môn khoa học và nội dung biện chứng của khoa học đó Phần này gồm điểm 4 và điểm 5 của đề cương (điểm Š lại có 5 điểm nhỏ)

Phân cuối cùng gồm có 6 điểm, gồm các điểm 6, 7, 8, 9, 10 và I1

Ăngghen định phê phán và vạch trằn những xu hướng thế giới quan trong

“thuyết không thể biết” (nhận thức có giới hạn), chủ nghĩa máy móc (quy

những hình thức vận động cao thành hình thức thấp), Thuyết sức sống, chủ

nghĩa Đácuyn về xã hội,

Ăngghen vạch trần và giải thích những sai lạc của các nhà tư tưởng tư sản về các hiện tượng xã hội (áp dụng một cách vô lý những quy luật của tự nhiên hữu sinh vào xã hội), đồng thời nêu nhiệm vụ chứng minh rằng: con người nhờ lao động mà tách ra khỏi giới động vật

Quyền sách dự định kết thúc bằng phần xem xét các hiện tượng xã hội, bước đầu vạch ra mối liên hệ biện chứng giữa các hiện tượng tự nhiên với các hiện tượng xã hội, biện chứng của tự nhiên và biện chứng của xã hội

1.2 QUAN DIEM CUA PH.ANGGHEN VE SU PHAT TRIEN CUA TY NHIÊN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA LOÀI NGƯỜI

1.2.1 Quan điểm của Ph.Ăngghen về sự phát triển của tự nhiên ~ Ph.Ăngghen đã kế thừa một cách có hệ thống và có cơ sở từ những phat minh khoa học lúc bấy giờ để nghiên cứu về sự phát triển của thế giới tự

nhiên, về vũ trụ và sự hình thành con người, điển hình như giả thuyết của

Cant về sự hình thành và phát triển của trái đất và hệ thống mặt trời, thuyết

tiến hoá địa chất, thuyết bảo tồn và chuyển hố năng lượng, thuyết tiến hoá

Trang 22

những phát minh khoa học này đã tạo ra một quan niệm mới vẻ giới tự nhiên

và phú định quan niệm siêu hình về tính bắt di bắt dịch của giới tự nhiên

“Quan niệm mới về giới tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơ

bản: tất cả cái gì cứng nhắc đều bị tan rã, tắt cả cái gì là cố định đều biến thành mây khói, và tắt cả những gì đặc biệt mà người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dịng và một tuần hồn vĩnh cửu” [39, tr 471]

Điều này đã được Ph.Ăngghen lý giải rằng giới tự nhiên không bắt biển, đứng im và không thay đổi, mà giới tự nhiên luôn luôn vận động theo thời gian và khơng gian, khơng có một vật thể nào, một sự vật và hiện tượng nào mãi mãi tồn tại một cách vĩnh hằng Thế giới tự nhiên luôn vận động và phát triển

- Ph.Ăngghen đã phác hoạ ra bức tranh về sự tiến hoá của giới tự nhiên

'Từ những đám tỉnh vân đỏ rực quay tít mà từ đó đã hình thành vơ số mặt trời và hệ thống mặt trời của cái hòn đảo vũ trụ của chúng ta” [39, tr 472] Những thiên thể cá biệt được hình thành như vậy, đầu tiên vận động nhiệt năng chiếm ưu thế, sau đó nhiệt chuyển thành điện hay thành từ Các thiên thể nguội dẫn Các thiên thể càng nhỏ thì nguội nhanh hơn, các thiên thể ở trung tâm thì nguội chậm hơn Sự giảm nhiệt độ đã làm cho các hình thức

vận động của sự vật xuất hiện dần dần tuỳ theo những điều kiện mới (từ hình

thái vận động vật lý dẫn đến sự xuất hiện hình thức vận động hóa học) Hành

tỉnh có được cái vỏ cứng và nước tích tụ trên bề mặt của nó Cuối cùng nhiệt độ giảm xuống tới mức mà các giới hạn trong đó an-bu-min (chất sống đầu tiên, sơ đẳng) có thể sống được [39, tr 473-474]

Trang 23

[39, tr 837] Điều này

Angghen trình bày trong tác phẩm “Chống Đug-ving ”

1.2.2 Quan điểm của Ph.Ăngghen về sự ra đi ct

Ph.Ăngghen đã phân tích một cách logic về q trình tiến hố của thế

thông qua dinh dưỡng và điều

giới sinh vật, từ chất an-bu-min khơng có hình thù nhất định, đến tế bào đầu

tiên với cái nhân và cái màng bọc bên ngoài, các loài sinh vật nguyên thuỷ

khơng tế bào và có tế bào, những cây cỏ đầu tiên dần dần được phân hoá,

những động vật đầu tiên đã phát triển, tiếp tục phân hoá thành vơ số giống

lồi động vật, đến các lồi có xương sống với hệ thống thần kinh phát triển

đầy đủ nh:

đạt tới trình độ tự nhận thức được mình đó là con người [39, tr 474-475]

cuối cùng trong các lồi có xương sống mà trong đó giới tự nhiên Như vậy chúng ta có thể thấy được rằng con người xuất hiện trên trái đất không phải do thần thánh sinh ra, mà là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên

Một số ngành khoa học tự nhiên cho rằng: con người từ vượn mà ra Thực chất cách nói như vậy khơng hồn tồn đúng, vì nói như vậy người ta hình dung con người là do giống vượn ngày nay mà ra Thực ra giống vượn hiện nay không thể đẻ ra người được, nó khác với người, như lợn rừng khác lợn thường Có thể

giống nhau Đến một giai đoạn phát triển nào đó có sự nhảy vọt thay đổi

lên của các loài vượn hiện nay và tổ tiên của loài người

chất và từ một tô tiên chung đã đẻ ra giống vượn người và giống khi Chính giống vượn người ấy dần dần đã trở thành người thượng cé và thành người

như bây giờ

Bước chuyển quan trọng từ vượn thành người là việc người đi theo tư

thế thẳng đứng, hai chỉ trước được giải phóng tự do hơn hai chỉ sau để làm

những chức năng khác Khi việc đi thắng trở thành thường lệ, và sau đó trở

Trang 24

chủ yếu nhất trong việc chuyển từ vượn thành người là con người bắt đầu làm

ra công cụ Nên đặc biệt chú ý điều này, bước nhảy vọt có tính quyết định trong

c từ vượn thành người và con người biết làm công cụ, chứ không nên chỉ

thấy rằng vượn đi hai chân mà cho đó là một đặc điểm chuyển thành người Thật ra con vượn khi nào cũng có thể đi hai chân được và nếu chúng ta dạy cho nó thì nó cũng đứng thẳng được Nhưng khơng có một động vật nào có thể tự nó làm ra cơng cụ Ăngghen khẳng định: “Chưa hề có một bản tay vượn nào có

thể chế tạo ra được một con dao bằng đá dù thô sơ nhất Nhưng bước quyết định đã được hoàn thành: bàn (ay đã được giải phóng, từ đẫy, nó có thể đạt được ngày càng nhiều những sự khéo léo mới, và sự mềm mại hơn đã đạt được đó được di truyền lại và cứ tăng lên mãi từ thế hệ này sang thé hệ khác”

“Cả con người cũng xuất hiện nhờ sự phân hóa và khơng những phân hóa về phương diện cá thể - bằng cách phát triển từ một tế bào trứng duy nhất đến một cơ thể phức tạp nhất mà giới tự nhiên sản sinh ra được- mà cịn phân hóa theo ý nghĩa lịch sử nữa Sau cuộc đấu tranh kéo dài hàng nghìn năm, cuối cùng bàn tay đã phân biệt với bàn chân và dáng đi thẳng đã được xác lập vững chắc rồi, thì con người tách khỏi con khi, và mới có cơ sở cho sự phát triển của tiếng nói có âm tiết và cho sự phát triển mạnh mẽ của bộ óc, sự phát triển đã làm cho cái vực sâu giữa người và khi từ đó trở nên khơng thể vượt qua” [39, tr 475]

Nhu vay, tir các cách phân tích của Ăngghen chúng ta có thể gói gọn lại với hai cách tiếp cận Thứ nhát, con người và giới tự nhiên được hình thành từ

những chất cơ bản chất, qua quá trình vận động và biến đổi từ đó mới hình

thành nên giới tự nhiên và con người Thứ ñai, con người trở thành người với một điểm xuất phát là từ một loài vượn người, qua thời gian với sự tác động

của nội và ngoại cảnh, loài vượn người này dần dần trở thành người như bây

Trang 25

1.2.3 Vai trò của lao động trong việc chuyển biến từ vượn thành

người

~ Vai trò của lao động trong việc hình thành con người

Ăngghen nói: “Các nhà kinh tế chính trị khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cái cung cấp những vật liệu cho lao động biến thành của cải Nhưng lao động còn là một cái gì vơ cùng lớn lao hơn thế nữa Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà

trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người” [39, tr.641]

Đề cập đến vai trò của lao động trong việc hình thành con người, Ph.Ăngghen cho rằng: Lao động tạo ra dáng đi thẳng, lao động rèn luyện cơ năng và giác quan, ban tay của con người Ph.Ăngghen khẳng định: “Như vậy, bàn tay khơng những là khí quan của lao động, mà còn là sán phẩm của lao động nữa Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng được với những động tác ngày cảng mới, nhờ sự dĩ truyền của sự phát triển đặc biệt đã đạt được bằng cách đó của các cơ, của các gân, và sau những khoảng thời gian dài hơn, cả xương, nữa, và cuối cùng, nhờ luôn luôn áp dụng lại sự tỉnh luyện thừa hưởng được đó vào những động tác mới, ngày càng phức tạp hơn,- mà bàn tay con người

mới đạt được trình độ hồn thiện rất cao khiến nó có thẻ, như một sức mạnh

thần kỳ, sáng tao ra các bức tranh của Raphaen, các pho tượng của Tovanxen và các điệu nhạc của Paganini [39, tr 643]

~ Thông qua lao động, con người ngày cảng hiểu rõ và nắm bắt được

bản chất của tự nhiên, làm chủ được tự nhiên, phát hiện ra được những đặc

tính mới của tự nhiên: “Dần dần với sự phát triển của bản tay và với quá trình

Trang 26

các sự vật của giới tự nhiên, con người luôn luôn phát hiện ra được những đặc tính mới mà từ trước tới nay chưa ai biết đến.” [39, tr 644-645]

Đồng thời, Ăngghen cũng vạch ra sự hạn chế của quyền lực chế ngự của con người đối với tự nhiên do sự nhận thức về các quy luật tự nhiên cịn ít ỏi và khơng dự đốn được hết những kết quả cuối cùng của sự tác động của

con người đối với tự nhiên

Sau khi nêu lên những sự kiện lịch sử cụ thể về việc con người tác động vào giới tự nhiên, Ăngghen đã cảnh báo rằng: “Chúng ta hồn tồn khơng

thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta,

với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta, nằm trong lòng giới tự nhiên, và tắt cả sự thống trị của chúng ta đối

với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thễ sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác” [39, tr 655]

Ăngghen khẳng định rằng, do nhận thức được quy luật của tự nhiên mà con người có thể dự báo được những hậu quả của sự tác động của con người vào giới tự nhiên Nhưng việc dự báo được những hậu quả của hành vi con người trong xã hội cịn khó khăn hơn nhiều

Angghen viét: “Nhung néu chúng ta đã phải trải qua hàng nghìn năm lao động mới có thể, trong một chừng mực nào đó, đánh giá trước được những hậu quả đự nhiên xa xôi của những hành động sản xuất của chúng ta, thì chúng ta lại

cảng phải trải qua nhiều khó khăn hơn nữa, mới có thẻ hiểu biết được những

hậu quả xã hội xa xôi của những hành động ấy” [39, tr 655-656],

Khi nói đến việc nhận thức những quy luật trong xã hội tư bản,

Trang 27

qua một thời gian kinh nghiệm lâu dài và thường là gay go, và phải đối chiếu

và nghiên cứu những tải liệu lịch sử, mới có thể dần dần hiểu rõ được những,

\g sản xuất của chúng ta, va do

” [39, tr 656]

hậu quả xã hội gián tiếp và xa xôi của hoạt

đó mà có được khả năng chỉ phối và điều tiết những hậu quả đi

Nhưng Ăngghen cho như vậy còn chưa đủ, để con người có thể chỉ phối, điều tiết được hậu quả của hoạt động sản xuất của mình thì con người

là xã hội tư bản hiện đại Bởi vì, xã

cịn phải

hội đó xây dựng trên cơ sở tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hoạt động sản xuất của con người chỉ hướng vào lợi ích trực tiếp, trước mắt mà thôi Với

tỉnh thần cách mạng, Ăngghen viết: “Nhưng muốn tiến hành sự điều tiết ấy cho được tốt mà chỉ đơn thuần dựa vào nhận thức thôi thì chưa đủ Cần phải có sự chuyển biến hoàn toàn trong phương thức sản xuất đã tồn tại cho đến nay, và đồng thời, trong chế độ xã hội hiện tại” [39, tr 657]

~ Lao động thắt chặt thêm những mối quan hệ xã hội, tạo ra nhu cầu

ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ

Lao động là điều kiện chủ yếu tách con người ra khỏi giới động vật về mặt sinh lý, nếu như ngày nay con người có một hình dạng khác hẳn với lồi vật thì cũng là do lao động, đó là một mặt của quá trình “Mặt khác, sự phát

triển của lao động đã đưa đến kết quả tắt yếu là thắt chặt thêm những múi liên hệ giữa các thành viên của xã hội, bằng cách tạo ra rất nhiều trường hợp đề cho

con người giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau, và làm cho con người cảng ngày

Trang 28

phát âm ngày càng phát triển thêm mãi, và các khí quan của mồm cũng dần dần

luyện tập được cách phát ra những âm vận nói tiếp nhau” [39, tr 645]

Ph.Ăngghen cho rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động: “Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sé thay rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là

cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ” [39, tr 645]

Như vậy, thông qua lao động mà các mối quan hệ xã hội được hình

thành và phát triễn, tinh thần đoàn kết và tương trợ nhau cũng xuất hiện giữa

người với người trong quá trình lao động sản xuất Và nhu cầu trao đôi kinh

nghiệm và nhu cầu trao đổi tư tưởng cho nhau xuất hiện Chính nhu cầu đó

địi hỏi xuất hiện ngơn ngữ Ngón ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành

Ph.Ăngghen khẳng định chắc chắn, lao động và ngôn ngữ là hai yêu tổ chủ yếu giúp con vượn phát triển thành con người: "Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngơn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc con vượn, làm cho bộ óc đó dần din biến chuyển thành bộ óc của con người [39, tr 646]

~ Khi bộ óc phát triển, thì các cơng cụ trực tiếp của bộ óc, tức là các

giác quan, cũng song song phát triển theo Sự phát triển của bộ óc, nói chung,

bao giờ cũng đi đôi với sự phát triển của tất cả các giác quan, cũng như sự

phát triển tuần tự của ngôn ngữ nhất thiết phải đi đôi với một sự cải tiến tương đương của khí quan thính giác Mắt chim đại bàng nhìn thấy xa hơn mắt người rất nhiều, nhưng mắt người nhận thấy trong sự vật nhiều hơn mắt đại bảng rất nhiều.” [39, tr 646]

~ Sự phát triển của bộ óc, của các giác quan và ý thức của con người

Trang 29

lao động và ngôn ngữ tiếp tuc phat trién, Ph.Angghen viét: “Sy phat triển của

bộ óc và của các giác quan phụ thuộc nó, sự sáng suốt ngày càng tăng của ý

thức, sự phát triển của năng lực trừu tượng hóa và năng lực suy luận, đã tác động trở lại đến lao động và ngôn ngữ, đã không ngừng thúc đây cho lao động và ngôn ngữ tiếp tục phát triển thêm nữa Sự phát triển đó cũng không cham

dứt khi con người đã hoàn toàn thốt khỏi trạng thái lồi vượn; trái lại sau đó

sự phát triển vẫn cứ tiếp tục” [39, tr 647]

- Sự tác động qua lại giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội thúc đây quá trình phát triển của con người với tốc độ ngày càng nhanh hơn

~ Con người thống trị được tự nhiên nhờ có lao động, bắt tự nhiên phục vụ cho mục đích của mình Ph.Ăngghen kết luận: “Tóm lại, loài vật chỉ đợi dung giới tự nhiên bên ngoài và gây ra những biến đổi trong giới tự nhiên, chỉ đơn thuần do sự có mặt của nó mà thơi; cịn con người thì do đã tạo ra những, biến đổi đó, mà bắt giới tự nhiên phải phục vụ những mục đích của mình, mà thống tị giới tự nhiên Và chính đó là sự khác nhau chủ yếu cuối cùng giữa con người và các loài vật khác, và một lần nữa, chính cũng là nhờ lao động mà con người có được sự khác nhau đó” [39, tr 654]

“Chúng ta hồn tồn khơng thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một đân tộc khác, như một người sống bên ngoài tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta,

là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và tất cả sự

thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tắt cả

các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác” [39, tr 655] Sự

Trang 30

1.3 QUAN ĐIỂM CỦA PH.Ă¡

,, XÃ HỘI, TỰ NHIÊN

1.3.1 Vai trò cũa các yếu tố con người, xã hội và tự nhiên trong hệ

HEN VỀ QUAN HỆ GIỮA CON

thống con người — xã hội ~ tự nhiên

Con ng- di và xã hội không chỉ là một bộ phận của tự nhiên Hơn thế tự nhiên - con ng- ời - xã hội nằm trong một chỉnh thể thống nhất

Theo nguyên lý vẻ tính thống nhất vật chất của thế giới thì thế giới vô

cùng phức tạp, đa dang và đ-ợc cấu thành từ nhiều yếu tố khát

° nhau song suy

đến cùng có ba yếu tố cơ bản là tự nhiên, con ng-ời và xã hội loài ng-ời Ba yếu tố này thống nhất với nhau trong một hệ thống tự nhiên - con ng- di - xã hội, bởi chúng đều là những dạng thức khác nhau, những trạng thái, đặc tính,

mối quan hệ khác nhau của vật chất đang vận động

Tự nhiên là toàn thê thế giới vật chất vô cùng, vô tận Sự vận động của vật chất trong giới tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa của sự sống trong những điều kiện nhất định, cuối cùng con người đã xuất

hiện từ động vật bậc cao, từ vượn người

Sự xuất hiện của con người trên trái đắt không chỉ kết quả của các quy luật sinh hoc ma quan trong hon la két quả của quá trình lao động Đây là

quá trình con người tác động vào giới tự nhiên, khai thác và cải biến giới tự

nhiên dé đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình Chính trong quá trình lao động, cấu tạo cơ thể của con người ngày càng hoàn thiện hơn và cũng chính trong

quá trình lao động, nhu cầu trao đỗi, hợp tác đã làm ngôn ngữ xuất hiện Lao

động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu của sự chuyển biến bộ não của loài vượn người thành bộ não của con người, tâm lý động vật thành ý thức

Trang 31

thành một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi là xã hội Đây cũng chính là quá trình chuyền biến từ vận động sinh học thành vận động xã hội Vì vậy, xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất, hình thái vận động này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nên tảng Xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân, và xã hội được xem là sản phẩm của sự tác động qua lại của những con người

Như vậy, xã hội là một bộ phân đặc thù của tự nhiên Tính đặc thù của bộ phận này thể hiện ở chỗ: phẩn còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tổ vô ý thức và mù quảng tác động lẫn nhau; còn trong xã hội, nhân tố hoạt động là những con người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục

đích nhất định Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính bản

thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên

Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ängghen đã chỉ ra rằng với

tính cách những bộ phận của thế giới vật chất, con người và giới tự nhiên thống nhất ở tính vật chất, và điều này, theo ông, được chứng minh không phải bằng lời lẽ khéo léo của những người làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên Thực vậy,

khoa học tự nhiên đã đưa ra những bằng chứng để chứng minh một cách khoa

học và có sức thuyết phục về sự hình thành, tồn tại và phát triển của giới tự

nhiên Con người không phải là một thực thể do một sức mạnh siêu nhiên nào sáng tạo ra và độc lập với giới tự nhiên; trái lại như các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định, là sản phẩm cao nhất của sự tiến hóa vật chất

trong hàng triệu năm, là một cơ thê phức tạp nhất mà giới tự nhiên sản sinh ra

được Theo đó, con người khơng đối lập với tự nhiên, mà là một bộ phận hữu

cơ của giới tự nhiên

Về vấn đề quan hệ giữa con người và tự nhiên, tư tưởng của

Trang 32

kinh tế- triết học năm 1844, C.Mác đã từng khẳng định “giới tự nhiên là thân

thể vô cơ của con người Con người sống bằng giới tự nhiên Như thế nghĩa là

giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại trong quá trình trường xuyên giao tiếp để tồn tại Nói rằng đời sống thể xác và tỉnh thần của con người gắn liền với tự nhiên” [40, tr.135]

Triết học Mác chỉ ra rằng, giữa con người và giới tự nhiên có mối quan hệ biện chứng, quy định lẫn nhau, cả hai nằm trong hệ thống tự nhiên- xã hội Một mặt, giới tự nhiên tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người, xã

hội loài người Mặt khác, con người cũng tác động vào tự nhiên, thực hiện sự trao đổi chất với tự nhiên

‘Thue vay, néu chỉ biết lấy những gì có sẵn trong tự nhiên mà không tác động, cải tạo giới tự nhiên nhằm phục vụ lợi ích của mình thì con người đã khơng thốt khỏi thế giới động vật dé trở thành con người theo đúng nghĩa, đã không sáng tạo nên lịch sử của mình

Từ chỗ coi tự nhiên, xã hội và con người là những tiểu hệ thống trong hệ thống thế giới vật chất, coi giới tự nhiên và con người luôn thống nhất với nhau ở tính vật chất và giữa chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ, các nhà kinh điễn của chủ nghĩa Mác - Lénin đi đến một kết luận quan trọng khác rằng, trong thế giới đó khơng có cái gì xảy ra một cách đơn độc cả, trái lại

hiện tượng này tác động đến hiện tượng khác và ngược lại Điều đó có nghĩa là những tác động đến giới tự nhiên, dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp,

tức thời hay lâu đài đều có ảnh hưởng tới con người với tư cách một bộ phân không thể tách rời của giới tự nhiên Nói cách khác, tat cả những gì thù địch với tự nhiên cũng là thù địch với con người Với vai trị là cái nơi, là môi

trường sống, là nguồn cung cấp năng lượng cho sự tồn tại và phát triển của

Trang 33

Với tư cách là một bộ phận đặc thù của tự nhiên, vừa là sản phẩm của

sự tác động qua lại giữa người và người để tồn tại và phát triển, xã hội vừa

phải tuân theo những quy luật của tự nhiên, vừa phải tuân theo những quy luật

chỉ có đối với xã hội

Thế giới vật chất luôn luôn vận động theo những quy luật, tất cả các quá trình trong tự nhiên, con người và xã hội đều chịu sự chỉ phối của những quy luật phổ biến nhất định Sự hoạt động của các quy luật đó đã nói liền các

yếu tố của thế giới thành một chỉnh thể thống nhất vĩnh viễn và phát triển không ngừng trong không gian và theo thời gian

Con người là sản phẩm của tự nhiên Con người tạo ra xã hội Con người vốn tồn tại trong tự nhiên nhưng sau khi tạo ra xã hội thì lại khơng thể tách rời xã hội Để trở thành một con người đích thực, con người cần được sống trong môi trường xã hội, trong mối quan hệ qua lại giữa người với người Con người mang trong mình bản tính tự nhiên và bản chất xã hội Chính vì thế ta có thể nói rằng con người còn là hiện thân của sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên

1.3.2 Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa con người, xã

hội và tự nhiên

a Quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát

triển của xã hội

Ở các phần nghiên cứu trước, chúng ta đã khái quát được tổng thể bức tranh mà Ängghen vẽ ra từ dữ liệu của các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau về sự hình thành và phát triển của vũ trụ, của giới tự nhiên, của xã hội

loài người Tắt cả đều có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống con người - xã hội - tự nhiên Hệ thống đó biến đổi va phát triển được

xem là một quá trình lịch sử, và lịch sử được khắc hoạ bởi hoạt động của con

Trang 34

với nhau Tự nhiên chịu sự tác động của con người, của xã hội, phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, mà tiêu chí đánh giá của trình độ xã hội chính là

phương thức sản xuất Xã hội càng văn minh, con người càng phát triển thì sự tác động của con người đến tự nhiên càng mạnh, vì vậy hầu như trong thiên nhiên đều bị biến đổi bởi sự tác động đó [39, tr.477-478],

Dẫu biết tự nhiên bị biến đổi là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu

con người hành động vượt quá giới hạn dẫn đến phá vỡ hệ thống thì chính con người đã tự phá vỡ chính cái cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội cho sự tổn tại của họ Điều này đồng nghĩa với việc anh ta đã tự tách mình ra khỏi tự nhiên,

phản lại tự nhiên, trong khi tự nhiên được xem là điều kiện sống của anh ta Quan hệ giữa con người và tự nhiên được hình thành thông qua lao đông sản xuất, thông qua hoạt động cải biến tự nhiên nhằm “tạo cho mình những điều kiện sinh tồn mới”(39, tr.720] Con người ở vị trí đỉnh cao nhất trong giới động vật, trong giới tự nhiên là cũng nhờ có lao động, và chính lao động lại liên kết giới tự nhiên với con người, nó là “điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống lồi người”[39, tr.73] Chính vì vậy, sự trao đổi chất giữa con người với giới tự nhiên không thể thiếu hai yếu tố: giới tự nhiên và lao động, đó là những nhân tố đề tạo ra của cải nuôi sống con người và xã hội

Chúng ta phải thấy rằng “lao động là nguồn gốc của mọi của

và "giới tự

nhiên là cái cung cấp những vật liệu cho lao động biến thành của cải” [39, tr.641] Lao động và tự nhiên là hai yếu tố mà ngay từ đầu và mãi mãi đã đảm bảo cho sự tổn tại và sự phát triển của con người trong xã hội

Sự khác biệt giữa con người và động vật thông qua sự tác động vào tự

nhiên Khi làm rõ sự khác nhau về tâm lý, nhận thức của con người với loài

ngghen chỉ ra một cách rõ ràng sự khác nhau giữa con người và loài vật

trong quan hệ với giới tự nhiên: *Tóm lại, lồi vật chỉ đợi dụng giới tự nhiên

Trang 35

có mặt của nó thơi; cịn con người thì do đã tạo ra những biến đổi đó, mà bắt

giới tự nhiên phải phục vụ những mục đích của mình, mà thống trị giới tự

nhiên Và chính đó là sự khác nhau chủ yếu cuối cùng giữa con người và các

loài vật khác, và một lần nữa, chính cũng là nhờ lao động mà con người mới có được sự khác nhau đó” [39, tr 654] Nói cách khác, động vật chỉ thích ứng

với tự nhiên, còn con người biến đổi tự nhiên và bắt tự nhiên phải phục vụ cho ý muốn của mình

Lồi người từ thuở “ấu thơ” và thời nay đều chịu sự tác động bởi tự

nhiên nhưng tuỳ theo mức độ Loài người từ thưở “du tho” do trình độ phát triển xã hội cịn rất thấp thì họ phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào giới tự nhiên, bị sức mạnh của giới tự nhiên chỉ phối, “vẫn còn chịu sự tác động mù quáng của những lực lượng chưa kiểm soát được ” (39, tr.477] Sau đó, thong qua q trình lao động sản xuất xã hội, con người đã dẫn làm chủ quá trình tự nhiên, tuy nhiên chỉ ở phạm vi còn nhỏ hẹp và hạn chế, Nhưng con người vẫn tự tạo được những điều kiện tổn tại, những hoàn cảnh hay môi trường phù hợp với bản thân Đó là điểm khác biệt giữa con người với các động vật khác Điều này được Ph.Ăngghen trình bày như sau: “Sự tồn tại bình thường của những loài vật được tạo ra trong những điều kiện xuất hiện đồng thời với chúng, những điều kiện trong đó chung sống và phải thích ứng; còn những,

điều kiện tồn tại của con người, ngay từ khi con người tách ra khỏi loài vật theo nghĩa hẹp, thì hồn tồn là chưa có sẵn, những điều kiện ấy trước hết phải được tạo ra bằng sự phát triển lịch sử tiếp theo đó Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát ra khỏi trạng thái thuần tuý là loài vật;

trạng thái bình thường của con người là trạng thái tương ứng với ý thức của họ và là trạng thái mà bán (hân họ phải sáng tạo ra” [39, tr.673]

Trang 36

xã hội, đến sự tác động của con người lên giới tự nhiên, chứ không đơn thuần chỉ giới tự nhiên chỉ phối con người Thơng qua q trình lao động sản xuất,

*con người luôn luôn phát hiện ra được những đặc tính mới mà từ trước đến

nay chưa hề ai biết đến” ở trong giới tự nhiên, từ đó con người dần dần nhận thức được, nắm được các quy luật tự nhiên, dùng khoa học kỹ thuật để “tạo ra những biến đổi bắt giới tự nhiên phải phục vụ những mục đích của mình,

mà thống œị giới tự nhiên” [39, tr.654] Đó chính là điểm khác biệt chủ yếu giữa con người và các loài động vật khác

Nhu cầu của con người ngày càng phát triển, bên cạnh việc nắm được

các quy luật tự nhiên đã làm tăng thêm những hoạt động có mục đích của con người nhằm khám phá, chế ngự giới tự nhiên Chúng ta thấy rằng, sự tác động của con người đến giới tự nhiên đã có những bước tịnh tiến từ thụ động sang chủ động có phương pháp, theo quy luật, từ chỗ bị chỉ phối chuyển sang

thống trị lại giới tự nhiên Đó là thắng lợi vĩ đại của trí tuệ con người, thắng

lợi của nền văn minh nhân loại

Tuy nhiên, với đầu óc biện chứng vĩ đại của mình, Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng “trong giới tự nhiên, khơng có cái gì xảy ra một cách đơn độc cả Hiện tượng này tác động đến hiện tượng khác và ngược lại, và trong một phần lớn

trường hợp, chính vì quên mắt sự vận động mọi mặt và tác động lẫn nhau về

mọi mặt đó, cho nên ngay cả trong những sự vật đơn giản nhất, các nhà khoa học tự nhiên của chúng ta cũng không thê nào nhìn thấy rõ được ” [39, tr652] 'Từ đó, Ph.Ãngghen đã đưa ra cảnh báo: “chúng ta cũng không nên quá tự hào

về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự nhiên Bởi vì mỗi lần ta đạt

được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta Thật thế, mỗi một thắng lợi, trước hết là đem lại cho chúng ta những kết quả mà chúng ta

Trang 37

tác dụng hoàn tồn khác hẳn, khơng lường trước được, những tác dụng

thường hay phá huỷ tất cả những kết quả đầu tiên đó” [39, tr.654],

Ph.Ăngghen đã đưa ra một số dẫn chứng về tình trạng mà con người và xã hội bị thiên nhiên “trả thừ

hán ở Mêxôpôtami, ở Hy Lạp, ở Tiểu Á, nền văn minh Maia bị tiêu vong, sự

;à bị tốn thương trong lịch sử như lụt lội, hạn

kéo dài thêm hàng năm của hoang mạc Xahara

Hon thé, “ những sự việc đó nhắc nhở chúng ta từng giờ, từng phút

rằng chúng ta hồn tồn khơng thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên” Bởi vi rằng chúng ta là một phần trong hệ thống tự nhiên — xã hội ~ con người,

là máu thịt trong cái cơ thể đó, vì vậy chúng ta khơng thể tự đánh phá chúng

ta hoàn toàn, bởi nếu tồn tại cái nghịch lý đó thì dù vơ tinh hay cổ ý, chúng ta

đã tự huỷ hoại chính chúng ta hay con em chúng ta Vì thế, “nếu chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm lao động mới có thể, trong một chừng mực nào đó, đánh giá trước được những hậu quả tự nhiên, xa xôi của những hành động sản xuất của chúng ta, thì chúng ta lại càng phải trải qua nhiều khó khăn hơn nữa, mới có thể hiểu biết được những hậu quả xã hội xa xôi của những hành động ấy " [39, tr655-656]

Do đó, con người không thể thống trị tự nhiên một cách tuyệt đối, mà

phải tìm cách thích ứng, bảo tồn thiên nhiên thì mới có thẻ phát triển bền vững

b Quan hệ giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ nhận thức

và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn

Trình độ nhận thức có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, nhất là sự nhận thức các quy luật và vận dụng chúng

vào trong hoạt động thực tiễn của con người

Quan hệ giữa xã hội và tự nhiên được thể hiện qua hoạt động của con

Trang 38

nhận thức các quy luật và vận dụng chúng vào trong hoạt động thực tiễn của con người

Quá trình lao động sản xuất và chỉnh phục tự nhiên của con người là

hoạt động có ý thức, khác hẳn với các loài động vật khác là con người hiểu

được và sử dụng được các quy luật tự nhiên một cách chính xác, có lợi và con

người cũng sẽ phần nào hiểu được việc làm trái quy luật sẽ phải trả giá thế

nào ở tự nhiên để tự điều chỉnh hành động của mình Tuy nhiên, quá trình nhận thức được hậu quả không đơn giản chỉ một sớm một chiều con người có

thể thấy được, địi hỏi phải trải qua một quá trình lâu dài

Bên cạnh khá năng nhận thức hậu quả, đòi hỏi con người phải có bi

pháp thực tế để ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc xảy ra Đề cập đến vấn đề này, Ph.Ăngghen đã đưa ra nhận xét: "tắt cả các phương thức sản xuất đã có

từ trước đến nay chỉ nhằm đạt được những hiệu quả có ích nhất và trực tiếp nhất của lao đơng Cịn đối với những hậu quả xa xôi, sau này mới xuất hiện và chỉ có tác dụng khi nó tái diễn lại nhiều lần và tích tụ thêm lên mãi, thì người ta hồn tồn khơng chú ý đến” [39, tr.657] Điều này có nghĩa là bản thân những người đi khai thác và sản xuất họ chỉ nghĩ đến hiện tại, đến cái lợi trước mặt, còn thế hệ tương lai phải gánh những hậu quả thé nào thì họ khơng, quan tâm

Ph.Ăngghen đề cập đến vai trò của Chủ nghĩa tư bản đối với môi

trường tự nhiề

Trang 39

đó mà có được khả năng chỉ phối và điều tiết những hậu quả đó” [39, tr.656] Nhưng Ăngghen cho như vậy còn chưa đủ, để con người có thể chỉ phối, điều tiết được hậu quả của hoạt động sản xuất của mình thì con người

phải cải tạo cái xã hội cũ và đặc biệt là xã hội tư bản hiện đại Bởi vì, xã hội

đó xây dựng trên cơ sở tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuắt, hoạt động sản xuất của con người chỉ hướng vào lợi ích trực tiếp, trước mắt mà thôi Với tỉnh

thần cách mạng, Ăngghen viết: “Nhưng muốn tiến hành sự điều tiết ấy cho được tốt mà chỉ đơn thuần dựa vào nhận thức thôi thì chưa đủ Cần phải có sự

chuyển biến hồn toàn trong phương thức sản xuất đã tồn tại cho đến nay, và

đồng thời, trong chế độ xã hội hiện tại” [39, tr656]

Ăngghen đã nói tới hành động cách mạng xoá bỏ xã hội tư bản, những

hành động cách mạng đó dựa trên cơ sở nhận thức được sâu sắc về quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản Do đó, ở phần cuối cùng, Ăngghen đi sâu phân tích vào phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Ông cho rằng, những lý thuyết kinh tế học tư sản chỉ là phản ánh lợi ích của giai cấp tư sản, và chỉ nhìn thấy những kết quả gần nhất, rõ ràng nhất mà không hiểu được những hậu quả gián tiếp, xa xôi

Những nhà tư bản và những học giả của họ không hiểu được quy luật phát triển của xã hội tư bản nên họ không hiểu được những hậu quả xa xôi của những hoạt động sản xuất, không hiểu được nguyên nhân của cuộc khủng hoảng công nghiệp và không hiểu được mâu thuẫn cơ bản ngày cảng sâu sắc,

là mâu thuẫn “người lao động thì khơng có tài sản, cịn tất cả của cải đều càng

J39,tr65§]

Đề cập đến những hành động của nhà tư bản đối với tự nhiên, khi họ chỉ

ngày cảng tập trung vào trong tay những người không lao don;

Trang 40

Việc nhận thức quy luật của giới tự nhiên và sử dụng những quy luật

cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội trong mối quan hệ hài hòa tự nhiên

~ xã hội đóng vai trò quan trọng

Nhận thức quy luật của giới tự nhiên và sử dụng những quy luật đó một cách có hiệu quả để đảm bảo sự cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội không tách khỏi việc nhận thức quy luật của xã hội va sử dụng những quy luật xã hội

Đây vừa là tiền đề, vừa là từng bước thực hiện việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên Chỉ có nắm vững các quy luật của

xã hội và triệt để vận dụng chúng, con người mới xác định được đúng đắn mục đích của quá trình sản xuất và mới có ý thức tự giác lựa chọn những công cụ, phương tiện hợp lý dé thực hiện mục đích đó, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội trong mối quan hệ hài hòa tự nhiên - xã hội

Kết luận chương 1

Con người, xã hội và tự nhiên là những yếu tố không thể tách rời và

đóng vai trò quan trọng trong hệ thống con người — xã hội — tự nhiên Con

người là sản phẩm của tự nhiên, là một tự nhiên bậc cao nhất trong giới tự nhiên, do tự nhiên sinh ra, nhưng mặt khác con người có thể tạo ra tự nhiên, giúp cho tự nhiên phát triển và cũng có thể huỷ hoại tự nhiên Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội Trình

độ phát triển xã hội cịn rất thấp thì họ phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào

giới tự nhiên, bị sức mạnh của giới tự nhiên chỉ phối Khi xã hội phát triển,

con người chế ngự được giới tự nhiên thông qua khoa học kỹ thuật và nắm

được các quy luật của tự nhiên, sự tác động của con người đến giới tự nhiên đã có những bước tịnh tiến từ thụ động sang chủ động có phương pháp, theo

quy luật, từ chỗ bị chỉ phối chuyển sang thống trị lại giới tự nhiên Điều đó có

Ngày đăng: 19/06/2023, 12:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w