kỹ thuật trồng nấm mèo tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kinh...
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN 2
1 NẤM TRỒNG 2
1.1 Nấm là gì? 2
1.2 Đặc điểm biến dưỡng và sinh lý của nấm 2
1.3 Đặc diểm tế bào học của nấm 5
2 NẤM MÈO 6
2.1 Đặc điểm chung của nấm mèo 6
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của mộc nhĩ 9
2.3 Giá trị - vai trò của nấm mèo 9
2.4 Tình hình sản xuất 10
2.5 Nguyên liệu trồng nấm mèo 11
2.6 Mùa vụ trồng nấm mèo 11
PHẦN 2: QUY TRÌNH TRỒNG NẤM 12
1 TRỒNG NẤM MÈO TRÊN GỖ KHÚC 12
1.1 Chọn gỗ và nhà xưởng 12
1.2 Dụng cụ và giống 13
1.3 Cách trồng 14
1.4 Các loại sâu bệnh 17
1.5 Những vấn đề xảy ra trong quá trình trồng nấm mèo 18
2 TRỒNG NẤM MÈO TRÊN MẠT CƯA 19
2.1 Mô tả quy trình 19
2.2 Sự biến đổi của nấm sau khi thu hoạch 24
2.3 Bảo quản nấm 25
2.4 Phát hiện và điều trị một số bệnh ở nấm trồng 26
2.5 Một số hình ảnh các thiết bị 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 2PHẦN 1: TỔNG QUAN
1 NẤM TRỒNG:
1.1 Nấm là gì?
- Nấm khác với những sinh vật xanh khác là không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ
từ chất vô cơ và năng lượng mặt trời Nấm chỉ có thể hấp thu chất dinh dưỡng cần thiếtcho cơ thể từ cơ thể khác hay từ đất qua bề mặt của tế bào hệ sợi nấm
- Nấm là nguồn thực phẩm hấp dẫn cho con người Chúng cung cấp nguồn dinh dưỡng thật hoàn hảo và đầy đủ bao gồm các chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất Bên cạnh đó, nhiều nấm còn có dược tính trong trị một số bệnh.v
- Hiện nay, số loài nấm nuôi trồng được chỉ chiếm một phần trong số nấm ăn thiên nhiên Ngoài đặc điểm chung là có quả thể hay tai nấm kích thước lớn (đa số dạng tán dù), chúng còn ăn ngon và ít bị ràng buộc của môi trường xung quanh trong việc tạo quả thể
- Bên cạnh việc sử dụng quả thể nấm làm nguốn thực phẩm cho con người thì sinh khối
tơ nấm cũng được nghiên cứu để phục vụ cho chăn nuôi Tóm lại, nấm là nguồn thực phẩm quý cho con người, là nguốn lợi quan trọng vế kinh tế cho xã hội và góp phần tích cực trong việc tận dụng các phế thải của nông lâm nghiệp thành sản phẩm có ích
1.1.1 Nấm không phải thực vật :
- Nấm không có khả năng quang hợp
- Vách tế báo bằng chitin và glucan (thay vì cellulose)
- Đường dự trữ là glycogen (thay vì tinh bột)
1.1.2 Nấm cũng không phải là động vật
- Lấy dinh dưỡng qua sợi nấm như rễ cây
- Sinh sản bằng kiểu tạo bào tử (hữu tính hay vô tính)
Vì vậy nấm được xếp vào một giới riêng gọi là giới nấm
1.2 Đặc điểm biến dưỡng và sinh lý của nấm:
1.2.1 Biến dưỡng của nấm:
Nấm không phải là thực vật, chúng cũng không có sắc tố màu xanh còn gọi là chlorophyll mà ở thực vật có thể nhờ vào ánh sáng mặt trời để biến đổi thành chất cầnthiết cho phát triển còn gọi là quá trình quang hợp Thay vào đó, nấm sản xuất enzyme
Trang 3ngoại bào, những enzyme ngoại bào này giúp cho chúng biến những chất hữu cơ phức tạp thành dạng hòa tan dễ hấp thụ.
- Nấm chủ yếu sống dị dưỡng, lấy thức ăn từ các nguồn hữu cơ (động vật hoặc thực vật) Hầu hết các loại nấm đều lấy dinh dưỡng qua màng tế bào hệ sợi nấm Dựa vào dinh dưỡng của nấm, có thể chia thành 3 nhóm:
- Hoại sinh: đặc tính chung của hầu hết loại nấm, trong đó có nấm trồng Thức ăn của chúng là xác bã thực vật hoặc động vật Nhóm nấm này có hệ men tiêu hóa tương đối mạnh, phân giải được nhiều loại cơ chất Chúng có khả năng biến đổi những chất khi tiêu hóa cơ chất thành những chất đơn giản dễ hấp thụ.Tuy nhiên, cũng có trường hợp nấm không thể phân giải được cơ chất, mà nhờ vào các vi sinh vật khác (vi khuẩn, nấmmốc, xạ khuẩn ) tiến hành trước một bước
- Ký sinh: chủ yếu lá các loại nấm gây bệnh Chúng bám vào cơ thể sinh vật khác để hút thức ăn của sinh vật chủ Một số nấm ăn có thể sống trên cây còn tươi, nhưng đời sống thực sự vẫn là hoại sinh, nên được xếp vào nhóm trung gian, gọi là bán ký sinh
- Cộng sinh: lấy thức ăn từ cơ thể sinh vật chủ nhưng không làm tốn hại đến sinh vật chủ, ngược lại còn giúp cho chúng phát triễn tốt hơn
1.2.2 Sự phát triễn của sợi nấm:
a) Nhu cầu dinh dưỡng của sự phát triển sợi nấm:
+ Nguồn carbon:nguồn carbon được cung cấp từ môi trường để tổng hợp nên các chất sống như hydratcarbon, amino acid, acid nucleic, lipid… cần thiết cho sự phát triễn củanấm Trong cơ thể, carbon chiếm nửa trọng lượng kho của nấm, đồng thời nguồn carbon cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất
Đối với mỗi loại nấm khác nhau thì nhu cầu carbon có thể khác nhau, nhưng hầu hết chúng đều sử dụng nguồn đường đơn giản là glucose Nồng độ đường trong môi trườngxấp xỉ là 2%
Trong tự nhiên carbon được cung cấp chủ yếu từ các nguồn polysaccharide như cellulose hay hemicellulose Chúng được phân giải nhờ cellulose ngoại bào tiết ra từ tơnấm Các nguồn chất hữu cơ khác như rượu, acid hữu cơ… đều là nguồn cung cấp carbon cho sự phát triển của nấm Tuy nhiên, đối với mỗi loại nấm khác nhau, chúng
có thể phát triển tốt trên mỗi nguồn carbon khác nhau
+ Nguồn đạm (N): là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu của nấm, là nguồn cần thiết cho tất cả các môi trường nuôi cấy cần cho sự phát triển của tơ nấm Tơ nấm sử sụng nguồn đạm để tổng hợp các chất hữu cơ như purin, pyrimidin, protein, đồng thời cần thiết để tổng hợp chitin cho vách tế bào Một số oài nấm sử dụng tốt nguồn đạm nitrate,
Trang 4ngược lại met số lại sử dụng nguồn amon Trong tế bào, ion NH4 thường được gắn vớiacid cetoglutamic và những anim khác được hình thành từ các phản ứng chuyển amin.
- Tỷ lệ C:N là chỉ số quan trọng quyết định chất lượng của môi trường Nhưng theo Gerrite (1997) tỉ lệ C:N ít quan trọng hơn so với lượng carbon và nito hoạt động Sự hiện diện của NH4+ trong môi trường ảnh hưởng đến giá trị C:N, đồng thời chúng đáng giá mức độ hoạt động của vi sinh vật
+Ảnh hưởng của khoáng và vitamin:
Khoáng cũng như thực vật và vi sinh vật khác, khoáng cần cho sự tăng trưởng và phát triển của nấm
• Nguồn sulfur: chủ yếu được cung cấp vào môi trường từ sulfat, nồng độ khoảng 1-6.10-4M
• Nguồn phosphate: cần thiết để tổng hợp ATP, acid nucleic và phospholipid màng Nguồn cung cấp phosphor thường là từ muối phosphate Nồng độ muối trong các môi trường khoảng 4.M
• Nguồn kali: cần thiết để cung cấp cho các loại enzyme hoạt động Vai trò của kali trong enzyme là đóng vai trò cân bằng khuynh độ bên trong và bên ngoài tế bào, dự phần trong sự thẩm thấu và giữa nước của tế bào, tham gia các hoạt động trao đổi chất và biến dưỡng protein
• Magne (Mg): rất cần cho sự biến dưỡng các chất đường
• Vitamin: là những phân tử hữu cơ được dung với số lượng rất ít, chúng không phải là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào Hấu hết nấm hấp thụ từ nguồn vitamin bên ngoài và chỉ cần met lượng rất ít nhưng không thể thiếu được Hai vitamin tối cần thiết cho nấm là Biotin (vitamin H) và thiamin (vitamin B1)b) Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên sự phát triển của nấm:
Các yếu tố môi trường tác động lên tơ nấm khác với tác động lên sự hình thành quả thểnấm NHững tác nhân vật lí tác động lên nấm có những mức độ khác nhau, như mức
độ tác động thấp nhất, mức độ tác động tối thích, mức độ tác động lớn nhất Thường những yếu tố tác động trực tiếp lên sự phát triển của nấm là nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm
và độ thoáng khí
• Nhiệt độ: là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp lên các loài nấm mọc tự nhiên Nhiệt độ tắc động lên hoạt tính enzyme Khi nhiệt độ tăng lên 10 oc thì hoạt động của emzyme tăng gấp đội Nhưng khi nhiệt độ tăng quá cao ngưỡng cho phép chúng sẽ ức chế hoạt động của enzyme hay có thể làm bất hoạt enzyme
Có những loại nấm tăng trưởng ở nhiệt độ 35-37oc, nhưng có loài chỉ mọc tốt ở
Trang 515-20oc Ngoài ra, nhiệt độ ra quả thể bao giờ cũng thấp hơn so với sự tăng trưởng khoảng vài độ.
• Ánh sáng: cường độ ánh sáng mạnh có thể kiềm chế sự phát triển của nấm, hoặc
có thể giết chết tơ nấm dẫn đến việc không ra quả thể nấm Do chúng phá vỡ một số vitamin và enzyme cần thiết ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường cuả nấm, tơ nấm
• Độ ẩm: hầu hết các loại nấm đều cần độ ẩm cao Met số loài thuộc nhóm nấm đảm cần độ ẩm thích hợp cho sự phát triển tối đa của nấm là 80-90%
• Độ thông khí: hàm lượng 02 và co2, đây là những cấu tử thành phần của thong khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nấm Nồng độ co2 tăng cao trong không khí thì ức chế quá trình hình thành quả thể nấm
• pH: pH thích hợp với mỗi loại nấm khác nhau thì khác nhau Hầu hết các nhóm nấm mọc trên thực vật hay ký sinh thì thích hợp với môi trường ph thấp Còn những loài nấm mọc trên mùn bả hay trên dất thì phù hợp với môi trường ph trung tính hay kiềm Một số loại nấm có khả năng tự điều chỉnh pH môi trường
về pH thích hợp cho chính nó
1.3 Đặc diểm tế bào học của nấm:
Đặc điểm chung của nấm lớn:cấu tạo sợi và cho quả thể kích thước lớn
+ Sợi sơ cấp: sinh ra từ bào tử, tế bào có một nhân
+ Sợi thứ cấp: phối hợp hai sợi sơ cấp, tế bào có hai nhân
Sợi nấm tăng trưởng bằng đầu ngọn Sợi thứ cấp có kiểu sinh sản đặc biệt
gọi là mấu liên kết
Cơ quan sinh sản của nấm có cấu trúc đặc biệt bằng hệ sợi nấm Thường gồm ba thành phần chính: mũ, cuống và phiến nấm
Mũ nấm: che chở cho tai nấm Mặt trên có sắc tố (để cản ánh sáng mặt trời) Mặt dưới mang thụ tầng (hymenium)bằng cơ quan sinh bào tử
Trang 6Phiến nấm: thường dạng lá hoặc dạng lỗ Cơ quan chính sinh bào tử Nơi hai nhân của sợi nấm hợp lại thành một và giảm phân còn gọi là thụ tầng Thụ tầng sinh ra bào tử nấm Ở một vài loại nấm, thụ tầng có thêm màng che, khi trưởng thành sẽ rách ra thànhvòng cổ ở cuống nấm.
Cuống nấm: cơ quan đưa mũ nấm lên cao, để phát tán bào tử ra xa Một vài loài nấm, cuống có thêm vòng cổ và bao gốc Cũng có nấm không có cuống( nấm mèo, nấm tuyết)
2 NẤM MÈO
2.1 Đặc điểm chung của nấm mèo:
Nấm mèo hay mộc nhĩ đen (danh pháp khoa học: Auricularia
auricula-judae (đồng nghĩa Auricularia auricula, Hirneola auricula-auricula-judae) được biết đến do
hình dạng tựa tai người, có màu nâu sẫm đến đen, mọc trên các thân cây mục Nó có kết cấu tựa cao su, tương đối cứng và giòn thuộc lớp nấm Đảm (Basidiomycetes) Theo Lowry (1951), có tất cả 10 loài nấm mèo Tùy loài, có loài cần nhiệt độ nóng Thí
dụ: ba loài A delicata, A tenuis, A emini, chỉ mọc ở vùng nhiệt đới (tropics), ba loài khác, A mesenterica, A ornata và A polytricha có thể mọc được ở hai vùng nhiệt độ:
nhiệt đới và cận nhiệt đới (subtropics), nhưng A polytricha có nhiệt độ thấp tối thích là
27oC và A mesenterica, ngoài nhiệt độ thấp (topt = 25oC), còn cần ẩm độ cao Hai loài
A cornea và A fuscosuccinea có khả năng thích nghi một cách linh động đối với nhiệt
độ, tuy nhiên, A fuscosuccinea lại thích hợp với nhiệt độ cao (32oC) Loài A auricula
lại thích hợp với nhiệt độ ôn hoà, chỉ nuôi trồng được ở vùng cận nhiệt đới
Trang 7Loài này được sử dụng trong ẩm thực châu Á Tại Trung Quốc, nó được gọi là 木耳
(pinyin: mù ěr -mộc nhĩ) hay 黑木耳 (pinyin: hēi mù ěr-hắc mộc nhĩ), và trong tiếng Nhật là kikurage Auricularia polytricha (vân he), một loài có quan hệ họ hàng gần,
cũng được sử dụng trong ẩm thực châu Á
Mộc nhĩ trắng, một loài nấm ăn được khác, có màu trắng và hình dạng tương tự, là
một loài khác với danh pháp khoa học Tremella fuciformis.
Nấm mèo là loại thực phẩm quý, là một dược liệu có thể chữa bướu cổ, máu xấu, tóc bạc sớm
2.1.1 Đặc điểm hình thái:
Tai nấm có dạng đĩa dẹp với cuống rất ngắn, mềm mại lúc còn tươi nhưng lại giòn
và cứng khi phơi khô Mặt trên của tai nấm có một lớp lông mịn màu xám đến nâu hoặc đen, mặt dưới trơn láng thường có màu nâu đen đến tím Mặt dưới tai nấm cũng là
cơ quan sinh sản nên thường phủ một lớp phấn trắng là các bào tử của nấm
Từ lúc xuất hiện nụ nấm, đến khi tai nấm trưởng thành trải qua nhiều giai đoạn, dựatheo hình dạng ở mỗi giai đoạn để gọi tên cho dễ phân biệt: nụ nấm (hay hạch nấm), hình tách, hình chén, hình đĩa, trưởng thành
Cánh mộc nhĩ là một khối keo Tuỳ thuộc vào độ ngâm nước mà ở dạng khô hoặc ởtrạng thái trương nở Chẳng hạn như khi ta lỡ ngâm mộc nhĩ nhưng lại không dùng tới,
ta có thể vớt ra, đem phơi khô để giữ lại như thường, nó sẽ trở lại trạng thái cũ
Trang 82.1.2 Đặc điểm sinh sản:
Cơ quan sinh sản là đảm đa bào, hình chùy, nằm sâu trong chất keo Một tế bào đảm có một cuống nhỏ ở bên dưới kéo dài qua lớp bao nhầy và tới bề mặt của thể quả Trên mỗi cuống nhỏ này có một bào tử đảm
Trang 9cellulose như: mùn cưa, thân cây gỗ, vỏ dừa, lõi ngô, rơm rạ,…
2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của mộc nhĩ
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp nhất để mộc nhĩ phát triển là 20- 300C Khi nhiệt độ lên trên
350C hoặc xuống dưới 150C thì mộc nhĩ phát triển kém và cho năng suất thấp
Nhiệt độ không khí cao hơn 320C: nấm mọc thưa và cánh mỏng, cây nhỏ, mépxoăn
Nhiệt độ thấp: nấm có cánh dày nhưng cây nhỏ và lông rất dài
Vì vậy, phải hết sức chú ý tới việc đảm bảo nhiệt độ để nuôi trồng mộc nhĩ
- Độ ẩm: Độ ẩm của giá thể: nên giữ khoảng 60- 65% Độ ẩm không khí của nhànuôi trồng mộc nhĩ đảm bảo 90 - 95%
- Độ thông thoáng: Trong giai đoạn nuôi sợi, cần đảm bảo không khí thôngthoáng, tránh giữ nấm trong những nơi kín, bí hơi Giai đoạn ra quả thể cần giữ cho độthoáng ở mức độ vừa phải Nếu để thông khí mạnh sẽ làm cho mộc nhĩ phát triểnchậm, cánh mỏng, thậm chí có thể chết
- Ánh sáng:
Giai đoạn nuôi sợi: cần để nấm trong tối
Giai đoạn hình thành quả thể: nâng dần độ chiếu sáng để kích thích quá trình tạoquả thể
Khi nấm đã mọc mạnh cần giữ mức sáng ở ngưỡng trong phòng có mở cửa Nếucường độ chiếu sáng quá mạnh thì nấm sẽ có màu trắng nhạt và mọc kém Vì vậy, ta cóthể nhìn màu của cánh mộc nhĩ để điều chỉnh độ chiếu sáng cho thích hợp Cánh mộcnhĩ có màu hồng thịt là tốt nhất
- pH : pH môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng của mộc nhĩ là từ 4 - 12 Ởgiai đoạn nuôi sợi cần môi trường axit yếu Tới giai đoạn ra quả thể thì chúng ưa pH
trung tính hoặc kiềm yếu
2.3 Giá trị - vai trò của nấm mèo:
- Giá trị dinh dưỡng: (Tính trên 100g nấm khô)
Trang 10- Vai trò trong tự nhiên: Giống như nấm nói
chung, mộc nhĩ đóng vai trò quan trọng trong
hệ sinh thái chúng là những sinh vật hoại
dưỡng, phân huỷ các chất hữu cơ, khép kín
vòng tuần hoàn các chất trong tự nhiên
- Vai trò trong đời sống:
Nấm mèo trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam là nấm mèo lông (A polytricha) Tai
nấm dày, dễ nuôi trồng và năng suất tương đối cao Theo X.C Luo (1993), ở Trung quốc, năng suất bình quân của nấm mèo lông là 70- 80% nấm tươi trên trọng lượng
Trang 11khô, nếu tính ra nấm khô là 10- 11% so với nguyên liệu, nghĩa là bịch phôi 1,5 kg (1
kg mạt cưa và 0,5 kg nước), sẽ thu được 100- 110g nấm khô
2.5 Nguyên liệu trồng nấm mèo:
Nấm mèo có thể nuôi trồng trên nhiều loại nguyên liệu khác nhau, như: rơm rạ, bã mía, mạt cưa, gỗ khúc Tuy nhiên, năng suất nấm trên các nguyên liệu gỗ vẫn cao hơnhẳn
Gỗ trồng nấm mèo thường là gỗ cây lá rộng, có nhựa, nhưng không chứa tinh dầu
Qua so sánh, cho thấy nấm mèo mọc tốt trên mạt cưa cây Bọ chét (Leucoena
leucocephala) Dân các tỉnh đồng bằng phía Nam sử dụng chủ yếu là các cây vườn, như : Mít (Artocarpus heterophyllus), Xoài (Mangifera indica), Mãng cầu ta, xiêm (Annona squamosa, A Muricata), Còng (Samanea saman), Sung (Ficus racemosa), Gòn (Ceiba pentandra), So đũa (Sespania grandifora) Ở miền Trung, sử dụng nhiều các loại cây rừng và cây vườn cho trồng nấm , như Cóc rừng (Lannea coromadelica), Mít (Artocarpus heterophyllus) Miền Bắc có thể trồng thêm trên các loại cây, như: cây Da cao su hay Da búp đỏ (Ficus elastica), cây Ngái (Ficus hispida), cây Vả (Ficus auriculata), cây Bồ đề (Ficus religiosa), cây Si (Ficus benjamina), cây Phượng
vĩ (Delonia regia)
2.6 Mùa vụ trồng nấm mèo:
Phần lớn những nhà trồng ở Trung và Nam Đài loan bắt đầu trồng nấm mèo vào tháng 8 hoặc tháng 9 và chấm dứt vào tháng 2 năm tiếp theo (khoảng năm đến sáu tháng)
Ở Việt nam, đặc biệt các tỉnh phía nam có thể trồng nấm mèo quanh năm Tuy nhiên, hiện nay, ở một số tháng, như từ tháng 2 đến tháng 6, năng suất nấm giảm và dễ phát sinh bệnh, nên người trồng thường tránh các tháng này để khỏi bị thiệt hại
Như vậy, thật sự nấm mèo bắt đầu vào vụ (nuôi trồng nhiều), chỉ từ khoảng tháng 8 đến tháng 2 năm sau (tương tự như ở Đài loan)
Vùng phát triển nấm mèo mạnh và tương đối ổn định là Long Khánh tỉnh Đồng Nai, với sản lượng trung bình 1000- 1200 tấn nấm khô/ năm Ở TP Hồ chí Minh, có nhiều huyện trồng nấm mèo tương đối lâu và phong trào khá mạnh, như: Hốc Môn, Thủ Đức,
Củ Chi sản lượng khoảng 100 - 150 tấn nấm khô/ năm Ngoài ra, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng đang phát triển mạnh việc nuôi trồng nấm mèo, như Cần Thơ,
Trang 12Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Trà Vinh , sản lượng đạt khoảng 100 tấn nấm khô/ năm Như vậy, nếu tính cả số nấm nuôi trồng rãi rác ở các tỉnh khác của phía Nam, bao gồm một vài tỉnh miền Trung, thì tổng sản lượng nấm mèo nuôi trồng hiện nay khoảng 1500 tấn nấm khô/ năm (so với tổng sản lượng nấm trên thế giới chiếm khoảng 11%).
Chăm sóc
Thu hái nấmGỗ(rừng hoặc vườn )
Trang 13nhất để trồng mộc nhĩ là từ cuối tháng 4 đến tháng 7 (đối với các tỉnh phía Bắc) Cần lưu ý là phải trồng mộc nhĩ trên thân cây còn tươi Tốt nhất là sau khi chặt cây độ 5 - 7 ngày thì cấy giống Không cấy giống trên cây đã khô Các đoạn thân có đường kính từ 5cm trở lên đến cả các gốc thân đều có thể nuôi trồng mộc nhĩ Cắt chúng ra thành đoạn Tốt nhất là các đoạn có độ dài 1,2 - 1,5m và có đường kính 10 - 20 cm
Nên đưa các đoạn gỗ đã cắt vào các nhà xưởng, các phòng bỏ không, thậm chí cóthể dụng tạm các lán trại dưới các tán cây lớn để che được mưa, nắng, kín gió và nềnsạch sẽ, dễ thoát nước Ở vùng trung du, miền núi, có thể tận dụng các hang đá hoặc dựavào sườn đồi để đào các hầm Các hầm này có độ sâu từ 60 - 80 cm và vát ra ngoàikhoảng 100 cm Phía trên, lợp bằng tre, nứa, rơm rạ, cỏ tranh kiểu này được nhiều nơi
áp dụng
1.2 Dụng cụ và giống
Để trồng mộc nhĩ trên cây gỗ, dứt khoát phải có loại búa chuyên dụng để tạo lỗ trên thân cây Có người dùng khoan, dùng đục để thay thế búa nhưng vất vả gấp nhiều lần
Loại búa này, ở phần đầu có mũi khoan và có đường thông để phơi gỗ bật ra ngoài Đường kính của mũi khoan từ 1,5-2cm Dùng búa chuyên dùng vừa nhẹ nhàng,
dễ dàng hiệu suất cao mà lại đảm bảo
Ngoài ra, chúng ta còn phải chuẩn bị có sẵn bình tưới nước hoặc phun nước, một
số bao tải gai hoặc chiếu cũ đã được giặt sạch, phơi khô để làm vật che phủ đống ủ.Giống nấm cần chuẩn bị thật chu đáo Không dùng giống già quá hoặc non quá Giống già là giống đã ra mộc nhĩ ngay ở trông chai hoặc túi nilon đựng giống Giống non là giống chưa ăn kín xuống dưới Nếu có hiện tượng nhiễu tạp các loại nấm và mốc khác thì giống cũng không tốt Ta thấy chai giống trắng đều từ trên xuống dưới là tốt Khâu giống là khâu cực kỳ quan trọng, nó quyết định thành, bại của việc nuôi trồng
Trang 14mộc nhĩ Vì vậy, cần mua giống ở những cơ sở đã có nhiều kinh nghiệm và đáng tin cậy, tránh mua giống lung tung.
Việc tính toán thời gian khai thác gỗ và sử dụng giống phải thật ăn khớp để tránh tình trạng gỗ đã chặt mà chưa có giống hoặc ngược lại Chúng ta cần phải biết rằng, để sản xuất giống cần ít nhất một tháng Do đó phải hợp đồng thật cụ thể
- Dùng lửa hơ hai đầu gỗ hoặc nhúng cồn thoa đều trên mặt cắt và đốt
Đối với một số trường hợp cây đốn vào mùa mưa, cây bị ngâm lâu trong vũng chứa nhiều nước cần dựng cây vài ngày trước khi đục lỗ vô meo
1.3.3 Xếp gỗ để ráo nhựa:
Sau khi xử lí xong, chất gỗ khoảng một tuần lễ Mục đích: làm xe nhựa trong cây
Trang 15để sau này không ảnh hưởng đến sự phát triển của sợi nấm
1.3.4 Tạo lỗ và vô meo:
Tạo lỗ: tùy theo đường kính cây mà sỗ hàng đục lỗ trên gỗ khúc nhiều hay ít
Dùng búa để tạo lỗ trong thân cây gỗ Mỗi lỗ cách nhau 12-15cm sâu độ 2,0-2,5cm Các hàng lỗ cách nhau 7-8cm nên so le Lưu ý các lỗ cần cách mép đoạn gỗ 5-7cm Ta nhặt các phoi gỗ bật ra và cất đi một chỗ, sau này ta còn dùng đến chúng
Cấy giống: Tra giống vào trong các lỗ Mỗi lỗ cho khoảng 2/3 chiều sâu (lượng
giống ở trong mỗi lỗ bằng 2/3 hạt ngô) Ta dùng các phoi gỗ đậy lên và bạn có thể hoà
xi măng đặc vừa phải (như kiểu bột trẻ em), quét lên các mặt lỗ đã được lấp kín bởi phôi gỗ Làm như vậy để tránh các loại nấm, mốc khác xâm nhập vào trong cây Mặt khác, ngăn không cho kiến đào, bới, cũng cần dùng đất sét mới khai thác miết vào miệng lỗ Cách làm này đơn giản, rẻ tiền
Trang 161.3.5 Nuôi ủ tơ và chăm sóc:
Thời kỳ nuôi ủ tơ cần nhiệt độ thích hợp ( 280 ±20C ), các khúc cây chất thành đống và tránh gió để giữ ẩm Gỗ khúc sau khi cấy giống được xếp vào nhà ươm, xếp theo kiểu hình khối, lớp dưới cùng cách nền đất 15-20cm, cao 1,5m chiều dài tùy theo khối lượng gỗ đem trồng Trên cùng ta phủ các bao tải hoặc chiếu cũ đã chuẩn bị từ trước và được làm ướt Nhiệm vụ hàng ngày lúc này là tưới đủ ẩm lớp bao tải phủ ngoài đống ủ Lưu ý tránh tưới nhiều nước làm cho chúng ngấm xuống đống ủ và thấmvào cây gỗ, làm giống chết do sũng nước trong các lỗ Khoảng 15-20 ngày ta đảo lại đống ủ cho đều và kiểm tra xem giống mộc nhĩ có mọc loang ra hay không Kiểm tra bằng cách lấy một cây trong đống ủ rồi cưa ngang qua một lỗ Nếu thấy sợi nấm ăn trắng vào thân gỗ là được Ngược lại, nếu thấy chúng có màu đen là giống đã chết Những cây gỗ có nấm mộc nhĩ mọc tốt được xếp lại và ủ tiếp 15-20 ngày nữa Sau giai đoạn này nấm bắt đầu mọc ra
Khi mộc nhĩ mọc, chúng sẽ phát triển khắp xung quanh thân gỗ vì giống đã mọc loang khắp nơi Cây con mọc lên đốm trắng, chi chít và sần sùi như da cóc Ta chuyển các đoạn gỗ này sang nhà trồng (nhà tưới), để tiện việc tưới nước, chăm sóc, thu hái
Nhà tưới cũng có những quy định thông thoáng, vệ sinh, không đọng nước để cho tai nấm có được điều kiện phát triển.
Cây đưa vào nhà trồng nên xếp thẳng đứng với nền nhà và làm trục xoay để dễ
Trang 17chăm sóc Cách thực hiện: đầu tiên dựng các dàn bằng gỗ hoặc sắt hay tầm vông để làm giá đỡ Mỗi giàn gồm hai thanh song song cách nhau 30 cm Hai thanh này nối vớinhau bởi một thanh ngang và một trụ đứng Trụ đứng nên cao hơn khúc gỗ khoảng 20cm Mỗi đầu khúc gỗ được đóng them một miếng tre vót nhọn, để làm trụ xoay và buộc vào giàn Nếu nền đất thì chân khúc gỗ nên có máng tre để chịu bên dưới, ngừa khi tưới nước sẽ bị lún Giữa các giàn cần chừa lối đi nhỏ để qua lại tưới nước và chămsóc Ngoài ra, có thể đóng đinh vào 2 cạnh đầu khúc gỗ và buộc kẽm để treo khúc gỗ rời khỏi mặt đất.
Việc thu hái tiến hành bình thường như trong tự nhiên, chọn những cây to, mép xoăn (biểu hiện đã già) ta hái trước Những cây nhỏ để lại, chúng sẽ lớn dần lên Quá trình thu hái kéo dài khoảng 6-8 tháng liên tục
Suốt giai đoạn này vẫn phải tưới nước thường xuyên, tuỳ thời tiết nóng, nắng nhiều hay ít mà ta điều chỉnh lượng nước tưới cho gỗ Mặt khác, theo dõi lượng mộc nhĩ mọcnhiều hay ít cũng là một yếu tố quan trọng để xác định lượng nước tưới cho cây gỗ
Cứ khoảng 15-20 ngày ta tiến hành đảo gỗ một lần Đảo đều đều trên xuống dưới, đầu dưới lên trên, đảo trong ra ngoài, ngoài vào trong… Làm sao độ ẩm đồng đều cho mọi phía khúc gỗ và cả đống gỗ Cần điều chỉnh ánh sáng sao cho cây mộc nhĩ có màu nâu sẫm là tốt nhất Thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ nền nhà và khu vực xung quanhnơi chất gỗ Nguồn nước tưới hàng ngày phải dùng nước sạch, nếu dùng nước bẩn để tưới sẽ phát sinh bệnh tật hại nấm
Khoảng thời gian từ 8 -10 ngày sau khi đưa
vào tưới có thể thu hái nấm đợt 1 Thời gian thu
hoạch kéo dài từ 10 – 15 ngày Sau đó ngừng
tưới một tuần cho tơ phục hồi (lan tiếp vào sâu
bên trong) rồi tưới đón đợt 2 Đợt 2 tiến hành
sau 7 – 10 ngày và cũng dừng lại khi tai nấm
nhỏ dần Đợt 3 cũng giống như đợt 2 và trung
bình từ 3- 4 tháng mới thu hoạch xong 3 đợt
Năng suất bình quân hiện nay là: 1m3 gỗ cho
thu hoạch từ 20-25kg mộc nhĩ khô Khi kết thúc vụ nuôi trồng ta có thể tận dụng lại số
gỗ để làm củi đun Một số nơi còn xếp gọn lại, vụ sau mang ra tiếp tục tưới nước để tậnthu 1 năm nữa
1.4 Các loại sâu bệnh
Trang 18Trồng mộc nhĩ ít có sâu bệnh hoặc có nhưng ảnh hưởng của nó không lớn Tuy nhiên, cũng cần chú ý tới một số kẻ thù sau đây: vào thời kỳ đầu khi chúng ta ươm gỗ thường có kiến, chuột hay đến “thăm viếng”! Vì giống mộc nhĩ có cơ chất hấp dẫn đối với chúng nên chúng tìm cách đào bới các lỗ để moi giống nấm ra ăn.
Do đó cần tìm cách xua đuổi hoặc tiêu diệt chúng Có thể đặt bẫy, đặt bã xung quanh khu vực chất gỗ, tìm đường kiến để tiêu diệt tận nguồn…
Một số loại nấm mốc, đặc biệt là mốc xanh và bệnh “rễ tre” thường phát sinh ngay
từ giai đoạn ươm cho tới suốt giai đoạn nấm ra Chúng cạnh tranh với mộc nhĩ, rất khó loại trừ chúng Tốt nhất là nếu phát hiện có chúng thì ta tiến hành cách ly ngay, đưa khúc gỗ đó ra khỏi khu vực nuôi trồng để tránh lây lan Làm vệ sinh để nấm bệnh không có điều kiện phát triển
1.5 Những vấn đề xảy ra trong quá trình trồng nấm mèo
1.5.1 Nấm chỉ xuất hiện quanh khu vực cấy giống
Nguyên nhân do:
Sợi nấm chưa ăn sâu vào toàn bộ khúc gỗ, chỉ phát triển quanh miệng lỗ Cần kiểm tra xem sợi nấm đã ăn vào thân gỗ chưa, gỗ có đảm bảo đủ độ ẩm không? Giống nấm tốt hay xấu?…
1.5.2 Năng suất thấp do:
- Sợi nấm phát triển kém
- Các vi sinh vật phá hoại giống nấm trước khi giống phát triển
- Cần phải giữ vệ sinh thật sạch sẽ trong khi tra giống vào lỗ
- Các loại nấm dại phát triển, cạnh tranh dinh dưỡng của sợi nấm thật
- Các loại sâu bệnh xâm nhập vào thân gỗ từ nguồn nước tưới không đảm bảo sạch1.5.3 Xuất hiện một số loài mốc trắng
Sau đó chuyển sang màu vàng có mùi hôi thối Do nhà nuôi trồng quá ẩm thấp, vệ sinh không tốt Các loại vi sinh vật phát triển mạnh Rửa nền nhà bằng nước vôi đặc, không để nước đọng trong nhà quá lâu
1.5.4 Xuất hiện các loài nấm lạ
Do các bào tử nấm dại xâm nhập vào lỗ khoan (khi cấy giống)
1.5.5 Lớp vỏ gỗ bị bong ra dễ dàng
Do khi chặt gỗ và vận chuyển bị va chạm mạnh Thời gian thu hái đã quá lâu, các khúc gỗ bị thối mục, Nếu cần, phải để cho gỗ nghỉ (ngừng tưới nước) một thời gian, sau đó chăm sóc lại bình thường mộc nhĩ sẽ lên tốt hơn
Trang 191.5.6 Mộc nhĩ chỉ lên phía dưới, do tưới nước không đều
1.5.7 Kiến, ve, mối phá hoại
Dùng thuốc phun để đuổi diệt chúng Các loại thuốc thông dụng như heptachlore, malathion hoặc sevin… sau khi phun xong để gỗ nghỉ 10-15 ngày
2 TRỒNG NẤM MÈO TRÊN MẠT CƯA
Phương pháp này sử dụng nguyên liệu chính là mạt cưa, nên dễ đóng túi theo kích thước mong muốn và có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết cho nấm Túi cơ chất sau đó, được thanh trùng ở nhiệt độ thích hợp, nên ít bị tạp nhiễm
Qui trình trồng trên mạt cưa có thể tóm tắt như sau:
Trang 202.1 Mô tả quy trình:
2.1.1 Nguyên liệu và chế biến
Nấm mèo không chỉ sử dụng mạt cưa cao su mà còn có thể mọc trên nhiều loại mạt cưa của các loại gỗ tuy nhiên do cao su là cây công nghiệp, số lượng tương đối lớn và
Trang 21có thường xuyên ở TP Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh Đông Nam Bộ, nên trồng nấm mèo thường sử dụng mạt cưa này Vì vậy ở những vùng không có mạt cưa cao su, co thể sử dụng các loại mạt cưa khác để trồng.
+ Đối với mạt cưa cao su
Mạt cưa vừa cưa xong( còn tươi) làm ẩm với nước vôi 1.5 % và ủ qua đêm, đem trồng nấm mèo cho năng suất khá cao Bên cạnh đó, phải đảm bảo về khả năng thanh trùng môi trường, nếu không tỷ lệ hư hỏng sẽ rất lớn
Hiện nay,hầu hết các cơ sớ làm nấm thường phải trữ mạt cưa một thời gian
dài(hàng tuần đến hàng tháng) Do đó, mạt cưa không được phơi khô vì phải dồn đống cho đỡ diện tích, dẫn đến việc khối mạt cưa còn ẩm sẽ là nơi tốt nhất cho các vi sinh vật phát triển Các nhóm vi sinh vật này không những giành mất phần thức ăn mà còn tạo ra nhiều sản phẩm gây bất lợi cho nấm Kết quả là năng suất bị giảm sút Để nâng năng suất lên thì phải bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng khác, bao gồm cả carbon, nguồn đạm và khoáng
Bảng các loại dinh dưỡng va liều lượng cần thiết tối đa khi bổ sung vào mạt cưa
2 ‰
3 ‰Thực tế, đối với mạt cưa cao su, chỉ cần trộn ure hoặc D.A.P hay cà hai để có nồng
độ tổng cộng là 5%o Ngoài ra có thể thêm MgSO4 từ 1 – 2%o là đủ liều lượng dinh dưỡng cho nấm Cần thận trọng trong khi sử dụng hóa chất hay phân hóa học trộn vào nguyên liệu, vì nó thường gây phản ứng phụ, ngộ độc cho nấm, ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng
Hiện nay thường làm ẩm mạt cưa bằng nước vôi 1.0 – 1.5 % cho đến khi đạt yêu cầu ( 40-60 %) Độ ẩm có thể kiểm tra bằng cách: vắt một nắm mạt cưa trong lòng bàn tay, bóp mạnh Nếu không thấy nước rịn ra ở kẻ tay ( dư nước) và khi thả tay ra mạt