1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một Số Giải Pháp Đề Xuất Góp Phần Phát Triển Dịch Vụ Du Lịch Sinh Thái Tại Vqg Cúc Phương – Ninh Bình.docx

75 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Đề Xuất Góp Phần Phát Triển Dịch Vụ Du Lịch Sinh Thái Tại VQG Cúc Phương – Ninh Bình
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại khóa luận
Thành phố Ninh Bình
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 91,58 KB

Cấu trúc

  • Phần I. Những vấn đề cơ bản về tổ chức quản lý hoạt động DLST (13)
    • 1.1. Khái niệm về du lịch (0)
    • 1.2. Khái niệm và đặc trưng của DLST (0)
    • 1.3. Các nguyên tắc của DLST (0)
    • 1.4. Mối quan hệ giữa phát triển DLST và bảo tồn ở VQG (0)
    • 1.5. Tổ chức quản lý dịch vụ du lịch (9)
  • Phần II: Đặc điểm cơ bản và tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương (53)
    • 2.1. Đặc điểm cơ bản của Vườn quốc gia Cúc Phương (13)
      • 2.1.1 Giới thiệu khái quát về VQG (13)
      • 2.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của VQG Cúc Phương (14)
      • 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội (19)
      • 2.1.4 Cơ sở hạ tầng trong khu vực VQG (22)
    • 2.2. Tình hình tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cúc phương (24)
      • 2.2.1. Tổ chức quản lý hoạt động du lịch sinh thái (24)
      • 2.2.2 Tình hình tổ chức quản lý hoạt động du lịch sinh thái của VQG (27)
      • 2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh du lịch (30)
      • 2.2.4. Các sản phẩm du lịch tiềm năng của VQG (34)
      • 2.2.5. Thực trạng nguồn khách du lịch tại VQG Cúc phương (2001-2005) (38)
      • 2.2.6. Kết quả hoạt động dịch vụ du lịch của VQG từ năm 2001 – 2005 (41)
    • 2.3. Phân tích đặc điểm khách du lịch đến VQG Cúc Phương (44)
    • 3.4. Các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của VQG (0)
  • Phần III.Những giải pháp cho phát triển dịch vụ du lịch sinh thái ở (0)
    • 3.1. Những thành công tồn tại, trong hoạt động phát triển DLST tại VQG Cúc Phương (53)
    • 3.2. Dư báo lượng khách du lịch sẽ đến vào năm 2006 VQG (0)
    • 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển dịch vụ DLST VQG (0)
  • Kết luận (65)

Nội dung

Phần I Đặt vấn đề 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong lịch sử nhân loại, du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người, và dần dần nó trở thành nhu cầu không thể thiếu được tro[.]

Những vấn đề cơ bản về tổ chức quản lý hoạt động DLST

Tổ chức quản lý dịch vụ du lịch

1.5.1 Khái niệm về dịch vụ du lịch

Dịch vụ du lịch là toàn bộ các hoạt động nhằm tạo ra các tiện nghi và làm dễ cho du khách trong việc mua và sử dụng dịch vụ hàng hóa trong quá trình du lịch Như vậy dịch vụ du lịch chính là nội dung của hoạt động kinh

- Nội dung và phương pháp phục vụ du lịch đa dạng và phong phú.

- Dịch vụ và hàng hóa phục vụ du lịch phong phú, đa dạng cả dưới dạng vật chất và phi vật chất.

- Việc thực hiện các dịch vụ, hàng hóa phục vụ du lịch diễn ra đồng thời trên cùng một không gian, thời gian của quá trình tạo ra dịch vụ.

1.5.2 Các loại hình dịch vụ du lịch có thể được tổ chức tại VQG

- Dịch vụ thăm quan và hướng dẫn tham quan du lịch Mục đích thăm quan du lịch tại cácVQG của du khách không chỉ để thỏa mãn các nhu cầu thuần túy mà còn nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức về bảo tồn thiên nhiên Chính vì vậy dịch vụ tham quan và hướng dẫn tham quan và hướng dẫn tham quan là loại hình dịch vụ chủ yếu trong các hoạt động dịch vụ du lịch ở các VQG Để đáp ứng được mục tiêu bảo tồn, việc quản lý loại hình dịch vụ này phải theo hướng DLST.

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống và bán hàng Đây là các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của du khách, do vậy cũng như các cơ sở du lịch khác, dịch vụ này cũng được tổ chức cùng với dịch vụ tham quan, học tập và nghiên cứu Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách và thích ứng với cơ chế thị trường các loại hình dịch vụ này được tổ chức có quy hoạch trên cơ sở liên doanh liên kết và mở rộng sự tham gia của cộng đồng.

- Dịch vụ vui chơi giải trí Đây là loại hình dịch vụ du lịch hấp dẫn đối khách du lịch đại chúng, ở các khu du lịch nếu tổ chức được các hoạt động này sẽ là một hoạt động thu hút khách Đối với các VQG các hoạt động này cần có nhưng không khuyến khích để tránh sự tác động vào môi trường sinh thái Do vậy việc tổ chức cần cân nhắc ở mức độ nào cho phù hợp và theo hướng khai thác và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Ngoài ra khi khách ngủ lại qua đêm cần phải tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ, giữa khách du lịch và cán bộ VQG. Đặc biệt phát huy văn hóa, văn nghệ của người Mường để phục vụ khách qua đó nhằm mục đích giữ gìn bản sắc dân tộc bằng tiếng mường.

Thêm vào đó còn có dịch vụ thuê xe đạp cho khách quốc tế khi họ có nhu cầu đi thưởng ngoạn, tham quan quang cảnh của những địa điểm du lịch.Tuy nhiên hình thức dịch vụ này chưa đem lại lợi nhuận cao nhưng nó lại không gây tổn hại đến môi trường và các loài thú được bảo tồn tại Vườn.

1.5.3 Các yếu tố sản xuất sử dụng trong quá trình du lịch

Tài nguyên là yếu tố vô cùng quan trọng cho du lịch hình thành và phát triển Cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử văn hóa và những nền văn hóa đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc, bao giờ cũng thu hút mạnh mẽ lòng hiếu kỳ của khách du lịch Do vậy muốn kinh doanh du lịch đạt hiệu quả cao căn cứ loại hình và qui mô dịch vụ cho phù hợp, đồng thời phải biết cách làm giàu tài nguyên trong quá trình du lịch

Kinh doanh du lịch đòi hỏi huy động nguồn vốn không nhỏ đặc biệt trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, nhà nghỉ, các khu vực vui chơi giải trí, phương tiện giao thông vận tải và cần sự đầu tư đồng bộ thì mới phát huy tốt hiệu quả Ngành du lịch nước ta trong giai đoạn hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư bởi nền kinh tế còn thấp kém khi nhu cầu du lịch lại phát triển quá nhanh.

-Yếu tố về vật tư hàng hóa:

Vật tư hàng hóa phục vụ du lịch rất phong phú đa dạng đòi hỏi chất lượng cao, khó bảo quản và giá cả thường rất cao Song khối lượng vật tư hàng hóa tiêu thụ trong lĩnh vực này lại rất lớn, nếu tổ chức tiêu thụ tốt thì sẽ

12 mang lại nguồn lợi khổng lồ.Thông thường khách du lịch xuất hiện ở đâu thì ở đó có hình thành dịch vụ bán hàng.

Marketing du lịch là sự ứng dụng khoa học Marketing vào lĩnh vực du lịch là hệ thống hoạt động và quản lý của công ty du lịch nó có vai trò liên kết hợp nhất giữa mong muốn của khách hàng mục tiêu, với các hoạt động sản xuất, tài chính và nhân sự của công ty du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất và sớm hơn các đối thủ cạnh tranh để đạt được mục đích của công ty

Như vậy Marketing du lịch đòi hỏi trước hết phải điều tra nắm bắt được nhu cầu của những đối tượng du khách sẽ đến với công ty trên cơ sở đó xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng sản phẩm và tổ chức hệ thống mạng lưới dịch vụ phù hợp nhằm thu hút lượng khách lớn nhât, kinh doanh thu lợi nhuận tối đa trên cơ sở đáp ứng tốt nhu cầu của du khách.

Phần II ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

2.1 Đặc điểm cơ bản của Vườn quốc gia Cúc Phương

2.1.1 Giới thiệu khái quát về VQG

VQG Cúc Phương là khu rừng nguyên sinh còn sót lại trên dãy núi đá vôi nằm gần kề châu thổ Sông Hồng với nền văn minh lúa nước lâu đời của cư dân nước Việt VQG Cúc Phương nằm cách thủ đô Hà Nội 120km về phía tây nam, nằm trên ranh giới của ba tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá và Hoà Bình, đây là một khu rừng nguyên sinh nhiệt đới và á nhiệt đới có nhiều loài động thực vật quý hiếm, có tính đa dạng sinh học rất cao phong phú, có giá trị về mặt văn hoá và lịch sử.

Ngày 7/7/1962 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập khu rừng cấm Cúc Phương, là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở Việt nam với diện tích là 22.200 ha Ngày 01/8/1996 rừng cấm Cúc Phương được đổi tên thànhVQG Cúc Phương Từ đó đến nay, ngoài mục đích bảo tồn thiên nhiên, VQG Cúc Phương còn trở thành một địa điểm lý tưởng cho việc nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, giải trí, nghỉ ngơi cho mọi người.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, VQG Cúc Phương đã lập được nhiều thành tích xuất sắc và luôn xứng đáng là đơn vị dẫn đầu trong công tác bảo tồn thiên nhiên ở Việt nam.

VQG Cúc Phương đã được Nhà nước tặng huân chương độc lập hạng hai và danh hiệu đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

VQG Cúc Phương được xếp vào loại " là khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn diện về các mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học bảo tồn di tích văn hóa, phục vụ tham quan du lịch".VQG Cúc Phương được Nhà nước quy định ba chức năng cơ bản sau:

- Bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn di tích văn hoá

- Nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu khoa học

Đặc điểm cơ bản và tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Đặc điểm cơ bản của Vườn quốc gia Cúc Phương

2.1.1 Giới thiệu khái quát về VQG

VQG Cúc Phương là khu rừng nguyên sinh còn sót lại trên dãy núi đá vôi nằm gần kề châu thổ Sông Hồng với nền văn minh lúa nước lâu đời của cư dân nước Việt VQG Cúc Phương nằm cách thủ đô Hà Nội 120km về phía tây nam, nằm trên ranh giới của ba tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá và Hoà Bình, đây là một khu rừng nguyên sinh nhiệt đới và á nhiệt đới có nhiều loài động thực vật quý hiếm, có tính đa dạng sinh học rất cao phong phú, có giá trị về mặt văn hoá và lịch sử.

Ngày 7/7/1962 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định thành lập khu rừng cấm Cúc Phương, là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở Việt nam với diện tích là 22.200 ha Ngày 01/8/1996 rừng cấm Cúc Phương được đổi tên thànhVQG Cúc Phương Từ đó đến nay, ngoài mục đích bảo tồn thiên nhiên, VQG Cúc Phương còn trở thành một địa điểm lý tưởng cho việc nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, giải trí, nghỉ ngơi cho mọi người.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, VQG Cúc Phương đã lập được nhiều thành tích xuất sắc và luôn xứng đáng là đơn vị dẫn đầu trong công tác bảo tồn thiên nhiên ở Việt nam.

VQG Cúc Phương đã được Nhà nước tặng huân chương độc lập hạng hai và danh hiệu đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

VQG Cúc Phương được xếp vào loại " là khu bảo vệ có giá trị sử dụng toàn diện về các mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học bảo tồn di tích văn hóa, phục vụ tham quan du lịch".VQG Cúc Phương được Nhà nước quy định ba chức năng cơ bản sau:

- Bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn di tích văn hoá

- Nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu khoa học

- Tổ chức phục vụ tham quan du lịch Để thực hiện các chức năng trên, luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã xác định các nhiệm vụ cụ thể của Vườn như sau:

+ Quản lý bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên của Vườn, mọi giá trị tài nguyên văn hoá, lịch sử, khảo cổ, các cảnh quan có giá trị thẩm mỹ đặc biệt, phục hồi những khu vực đã bị tác động hoặc bị tàn phá.

+ Tổ chức điều tra, nghiên cứu khoa học, thực nghiệm phục vụ công tác bảo vệ, phục hồi quản lí và khai thác nguồn tài nguyên hợp lí.

+ Đảm nhiệm làm tốt dịch vụ du lịch sinh thái trên cơ sở tôn trọng luật lệ, nguyên tắc bảo vệ và sử dụng tài nguyên của VQG, tạo điều kiện cho mọi người tham quan, học tập, giải trí, thưởng thức giá trị của VQG, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường…

2.1.2 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của VQG Cúc Phương

Cách biển đông 60km theo đường chim bay về phía tây, khu rừng Cúc Phương nổi lên như một ốc đảo xanh giữa đồng bằng của 4 huyện: Nho Quan (thuộc tỉnh Ninh Bình), Thạch Thành (thuộc tỉnh Thanh Hoá), Yên Thuỷ và Lạc Sơn (thuộc tỉnh Hoà Bình).

Với vị trí địa lý nằm ở toạ độ: 20 0 14' - 20 0 24' vĩ độ bắc, 105 0 29' -

- VQG Cúc Phương cách thủ đô Hà Nội 120km về hướng tây nam theo đường ô tô, nằm không xa đường quốc lộ chính và chỉ cách quốc lộ 1A 35km, có đường giao thông vào dễ dàng tạo điều kiện thu hút khách tham quan Hơn nữa do vị trí nằm gần thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế xã hội của cả nước nên có thể thu hút nguồn khách từ Hà Nội và các vùng lân cận thực hiện chuyến tham quan Cúc Phương khá tiện lợi với thời gian trong ngày.

Cúc Phương lại nằm trong quần thể du lịch Ninh Bình nổi tiếng của cả nước với 18 điểm du lịch hấp dẫn như: Cố đô Hoa Lư lịch sử từng là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá của nước Đại cồ Việt, Nhà nước phong kiến trung ương độc quyền đầu tiên của Việt nam ở thế kỷ thứ X; Nhà thờ Phát Diệm - công trình văn hoá tôn giáo kết hợp hài hoà kiến trúc phương đông - phương tây… có nhiều hang động đẹp như "Nam thiên đệ nam động", động Vân trình; nhiều hồ nước đẹp: Hồ Đầm cút, hồ Yên quang, hồ Đồng chương có suối nước nóng Cúc Phương … khu thắng cảnh Tam Cốc - Bích Động.

Ngoài ra VQG còn tồn tại hệ động thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới và Việt Nam như: Voọc quần đùi trắng, chồn bay, sóc bay, đại bàng… thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước, quốc tế và khách du lịch đến chiêm ngưỡng… với mật độ điểm du lịch cao và hấp dẫn đường giao thông đến Ninh Bình thuận lợi về cả đường thuỷ và đường bộ, có đường quốc lộ số 1 và đường sắt xuyên việt chạy qua, khả năng thu hút khách du lịch đến Ninh Bình là rất lớn Khoảng cách giữa các điểm du lịch hấp dẫn của Ninh Bình là ngắn, đi lại dễ dàng và việc kết hợp giữa các tour, tuyến du lịch của Cúc Phương với điểm du lịch tạo thành các tour du lịch hấp dẫn là khá thuận tiện, nên làm tăng khả năng thu hút khách du lịch đến với Cúc Phương, đặc biệt nguồn khách từ Hà Nội và các tỉnh lân cận.

VQG Cúc Phương thuộc dạng địa hình Carsto, chủ yếu là đá vôi với nhiều đỉnh núi cao và các hang động có nhiều đỉnh núi cao và các hang động có nhiều nhũ đá đẹp có khả năng hấp dẫn khách du lịch, phục vụ tham quan, nghiên cứu như: Hang Đắng hay hang Dơi mà ngày nay gọi là động Người xưa, động Trăng khuyết, hang Con Moong, động Thuỷ Tiên, hang Phò Mã… những hồ nước nóng, những con suối chảy theo mùa, và cả những dòng suối ngầm làm nên nét độc đáo hấp dẫn riêng cho mình.

Khoảng 3/4 diện tích Cúc Phương là núi đá vôi có độ cao tuyệt đối trung bình từ 300 - 400m Với hai dãy núi cao chạy song song, ở giữa là thung lũng mở rộng về phía tây bắc và hẹp dần về phía đông nam tạo ra vùng tiểu khí hậu khá biệt lập Với địa hình cao hơn hẳn so với khu vực lân cận Cúc

Phương còn được ví như một "Hạ long cạn" hùng vĩ, và đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để khu rừng này được bảo vệ tồn tại khá nguyên vẹn đến ngày nay, trước sức ép khai thác lâm sản của một biển người vây quanh trên đường ranh giới dài 120km.

Do đặc điểm của cấu tạo địa lý như trên nên khí hậu của Cúc Phương có nhiều điểm khác biệt Khí hậu Cúc Phương thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá theo mùa Do thảm thực vật dày, cùng với địa hình tương đối cao nên nhiệt độ ở đây luôn thấp hơn ở các vùng xung quanh. Nhiệt độ bình quân năm là 22,5 0 C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39 0 C, thấp tuyệt đối là 4,9 0 C

Tình hình tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cúc phương

VQG Cúc Phương hiện nay có 112 cán bộ công nhân viên được chia thành các bộ phận sau đây:

* Các phòng ban chức năng:

- Phòng Tổ chức hành chính

- Phòng Kế hoạch tài vụ

- Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế

* Các đơn vị cơ sở:

- Trạm nghiên cứu khoa học

Các hoạt động du lịch hoàn toàn do sự điều hành và giám sát của Ban giám đốc, giám đốc là người đứng đầu và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Vườn.

Phó giám đốc (2 người) tham mưu giúp việc cho giám đốc.

Gồm có ba đơn vị trực thuộc và ba phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như sau:

Phòng Tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu giúp cho giám đốc trong việc định ra đường lối, sắp xếp lao động một cách hợp lý, xây dựng kế hoạch quản lý cán bộ công nhân viên trong Vườn.

Phòng Kế hoạch tài vụ quản lý vốn, tài sản của Vườn, tham mưu cho giám đốc sử dụng vốn kinh doanh đạt hiệu quả cao, tăng nhanh, thay mặt Vườn kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh củaVườn.

Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế nhiệm vụ phòng này chủ yếu thực hiện các dự án trong Vườn quan hệ với các tổ chức nước ngoài thực hiện dự án đầu tư nghiên cứu về khoa học nghiên cứu bảo tồn loài

Hạt kiểm lâm chức năng chính của đơn vị này là làm công tác quản lý rừng và bảo vệ rừng.

Trạm nghiên cứu khoa học chủ yếu là nghiên cứu các công trình khoa học tạo nguồn giống lai ghép các nguồn gen mới

Ban du lịch chủ yếu làm công tác đón tiếp khách đến thăm Vườn hướng dẫn điều tiết khách sao cho hợp lý, ngoài ra còn một công việc rất quan trọng là làm công tác bảo tồn để người dân và du khách nhận thức được tầm quan trọng của việc làm này trong đó ban du lịch là một trong ba đơn vị cơ sở thực hiện nhiệm vụ tổ chức du lịch Như vậy Ban du lịch là đơn vị cơ sở chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của giám đốc Vườn.

Theo sơ đồ 01 dưới đây ta thấy với mô hình quản lí này, các hoạt động du lịch hoàn toàn do sự điều hành và giám sát của Ban quản lý VQG.Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp giữa hoạt động du lịch với công tác bảo tồn của VQG Ban quản lý VQG có thể chủ động trong việc quy hoạch, điều chỉnh các hoạt động du lịch cho phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của Vườn đó là bảo tồn và nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường.

Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của VQG Cúc Phương

Ngoài các bộ phận chính ở trên, VQG còn có một số bộ phận phục vụ công tác nghiên cứu khoa học sau đây:

* Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Được xây dựng năm 1994 nhằm cứu hộ linh trưởng bắt được từ các vụ buôn bán động vật hoang dã trái phép, nuôi dưỡng và thả chúng về tự nhiên. Đây là trung tâm cứu hộ linh trưởng đầu tiên ở Đông Nam á Hiện cứu hộ và nuôi dưỡng được 116 cá thể thuộc 16 loài và phân loài linh trưởng và đối tượng có nguy cơ tuyệt chủng Trung tâm là điểm thăm quan có ý nghĩa cao trong việc bảo vệ tính đa dạng sinh học.

* Khu nghiên cứu Cầy vằn: Chuyên thực hiện chương trình cứu hộ, sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt và nghiên cứu đặc tính sinh thái Cầy vằn để phục vụ bảo tồn.

* Khu bảo tồn rùa: Được xây dựng theo dự án bảo tồn Rùa cạn và Rùa nước ngọt với mục đích nghiên cứu, cứu hộ và trả về với tự nhiên.

KH và HTQT Các Bộ phận cơ sở

* Vườn thực vật: Với diện tích hơn 100 ha hiện đã trồng để nghiên cứu 336 loài cây, đồng thời cũng là nơi thuần dưỡng Hươu với mục tiêu bảo tồn và phát triển loài Hươu sao của Việt nam.

* Trung tâm du khách: Là trung tâm giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cho du khách và đặc biệt cho người dân vùng đệm, đồng thời cũng là nơi cung cấp mọi thông tin về Vườn cho khách du lịch.

Nếu được khai thác hợp lý cho khách tham quan, các cơ sở có ý nghĩa không nhỏ trong việc bổ sung kinh nghiệm du lịch, đóng góp nâng cao nhận thức về giá trị sinh thái tự nhiên và ý nghĩa bảo tồn, tăng cường quỹ ủng hộ của khách cho việc nghiên cứu cũng như hỗ trợ cho bảo tồn của VQG.

2.2.2 Tình hình tổ chức quản lý hoạt động du lịch sinh thái của VQG Đầu năm 2002, công tác nhân sự, tổ chức hoạt động du lịch đã được triển khai đồng bộ từ khâu đề bạt cán bộ, sắp xếp kiện toàn tổ chức các tổ (quyết dịnh thành lập 6 tổ, đề bạt một phó ban) giúp cho công tác quản lý kinh doanh du lịch được đẩy mạnh lên một bước cao hơn.

Sơ đồ 02: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ban du lịch

Hoạt động du lịch sinh thái được giao cho Ban quản lý Ban Du lịch của VQG Cúc Phương gồm 41 người, trong đó cán bộ viên chức là 10 người và lao động hợp đồng là 31 người Gồm 1 trưởng ban và một phó ban, 8 hướng dẫn viên, 2 nhân viên lễ tân, 1 kế toán, 1 bảo vệ, một lái xe còn lại là các nhân viên phục vụ trong các dịch vụ buồng nghỉ, ăn uống, bán hàng Tuy

Trưởng ban hướngTổ dẫn buồngTổ Tổ hồ mạc Tổ trung tâm Tổ dịch vụ

28 nhiên vào những dịp đông khách, đơn vị phải sử dụng thêm lao động thuê khoán và hợp đồng theo mùa vụ.

Ban du lịch chủ yếu thực hiện hoạt động sau đây:

+ Tổ chức hướng dẫn thăm quan + Phục vụ nhà nghỉ

+ Kinh doanh phục vụ khách Du lịch: ăn uống, bán quà lưu niệm Lực lượng lao động của các tổ được nêu trên biểu 02

Biểu 02: Cơ cấu lao động của Ban du lịch

TT Bộ phận Số lượng

Phân theo cấp độ quản lý Phân theo trình độ Chính thức

2 Tổ hướng dẫn du lịch 24 1 12 5 1 5 0

4 Tổ dịch vụ cổng Vườn 10 1 8 0 0 1 0

5 Tổ dịch vụ Hồ Mạc 13 2 3 1 0 2 5

6 Tổ dịch vụ trung tâm 19 1 5 1 0 2 10

7 Tổ đại diện Hà Nội 4 2 0 2 0 0 0

(Nguồn: Số liệu thống kê của ban du lịch VQG Cúc Phương, 2004)

Nhìn chung đội ngũ lao động ở đây còn bị thiếu hụt về trình độ chuyên môn, cán bộ đại học, cao đẳng và trung cấp chỉ có hai người được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch, còn lại 20 người làm trái ngành nghề Trong số nhân viên làm việc thường xuyên có 9 người chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ Số người biết ngoại ngữ không ít song trình độ thấp, phần đa đạt chứng chỉ từ A đến B Có nhiều người giao tiếp được là do tự học bởi môi trường trong VQG có nhiều người nước ngoài đến đây với mục đích là nghiên cứu khoa học và làm việc ở khu bảo tồn vì vậy mà họ có cơ hội để tự học tiếng anh là cao hơn.

Nội dung hoạt động của các tổ như sau:

Phân tích đặc điểm khách du lịch đến VQG Cúc Phương

Để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển DLST tại VQG Cúc Phương, em đã tiến hành khảo sát các thông tin về khách du lịch đến VQG, sau đó tiến hành phân tích một số đặc trưng cơ bản của họ Kết quả được nêu trong các mục sau đây:

2.3.1 Số lượng khách hàng theo tháng trong năm

Số lượng khách hàng đến VQG theo dõi từng tháng trong 5 năm thể hiện trên Biểu 06.

Biểu 06: Số lượng khách hàng tháng trong năm

( từ năm 2001 - đến năm 2005 ) ĐVT: Người

Bình quân lượngSố Tỷ trọng(%)

( Nguồn : Trung tâm du khách VQG Cúc Phương )

Trong 4 năm trở lại đây khách đến VQG Cúc phương có xu hướng tăng lên, khách quốc tế tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng tốc độ tăng khá đều đặn. Thường trong một năm khách lại đông hơn vào các tháng 3, 4, 5, 9, 10 và 11 đặc biệt là vào tháng 3 lượng khách gấp đôi bình quân của các tháng còn lại, số lượng cao nhất là vào năm 2002 lên đến 13.885 sự phân bố này là quy luật khá ổn định trong các năm, sở dĩ vào tháng 3 số lượng khách đông là vì mới ra tết thời tiết đang là mùa xuân đó là mùa lễ hội nên khách thường đi du lịch nhiều hơn vào các tháng khác trong năm.

Mặt khác lượng khách chủ yếu tập trung vào những ngày cuối tuần, điều này làm hạn chế hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là với dịch vụ lưu trú. Khách tham quan trong ngày chiếm tỷ lệ cao, thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ở mức thấp, chỉ đạt mức trên dưới một ngày Điều này ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh du lịch và cho đến nay doanh thu từ dịch vụ lưu trú vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh thu của Ban du lịch.

So với các khu du lịch ở Việt Nam thì lượng khách đến thăm quan ở VQG Cúc phương là quá ít, mà đối tượng học sinh sinh viên chiếm 70% đây là số lượng chiếm phần lớn trong tổng số khách du lịch của Vườn Họ đi với mục đích tham quan, du lịch và nghiên cứu học tập Chính vì thế ngay từ đầu trung tâm đã tập trung vào đối tượng này, thông qua các lời thuyết minh hóm hỉnh và các trò chơi Nhưng đối tượng này thường hiếu động, tinh nghịch, ham chơi họ có thể gây hại đến tài nguyên một cách dễ dàng như các trò khắc tên lên cây, vẽ chữ lên các hang động Mặt khác trong quá trình đi du lịch họ hay đùa tạo ra tiếng ồn lớn, vừa đi họ vừa ăn uống xả rác ra đường, bẻ cành cây đùa nhau … làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh Chính vì vậy cũng không thể đón khách ồ ạt mà điều quan trọng là lượng khách tăng lên nhưng phải điều tiết rải đều cho ngày tháng trong năm.

2.3.2 Các đặc trưng chủ yếu của khách Du lịch tại Cúc phương

Khách du lịch đến thăm VQG Cúc Phương với mục đích: Thư giãn nghỉ ngơi, tìm hiểu thiên nhiên, nghiên cứu học tập, hội họp, thăm quan giải trí….Trong phạm vi nghiên cứu, điều tra được tiến hành đối với các khách du lịch người Việt Nam Trong cuộc điều tra đã có 205 khách du lịch phỏng vấn trực tiếp đối với khách du lịch tới VQG Cúc phương Phiếu điều tra nhằm lấy thông tin về phía khách để rút ra đặc điểm của khách hàng.

Qua tổng lượng kết quả các phiếu điều tra, em đã phân tích các đặc trưng của khách hàng trên một số khía cạnh sau :

46 a Đặc điểm về giới tính và tình trạng hôn nhân của khách du lịch

Biểu 05: Số lượng khách du lịch theo giới tính, tình trạng hôn nhân

Giới tính Tình trạng hôn nhân Tổng số

Có gia đình Chưa có gia đình

Trong 205 khách du lịch được phỏng vấn có 120 khách là nam giới chiếm 58,5 % và 85 khách là nữ giới, chiếm 41,5%

Tình trạng hôn nhân thì chủ yếu là những người chưa có gia đình đi du lịch những khách đi du lịch chưa có gia đình gấp đôi những người có gia đình Còn Nữ giới thì trong tổng số 85 khách du lịch thi số có gia đình chiếm hơn 50 %.

Qua đây có thể thấy khách du lịch Nam giới nhiều và những khách chưa lập gia đình, vì vậy nên tập trung vao những hoạt động vui chơi giải trí giao lưu văn hoá văn nghệ phù hợp với khách. b Đặc điểm của khách du lịch theo lứa tuổi được thể hiện ở biểu 06

Biểu 06 Phân tích lượng khách du lịch theo tuổi.

STT Tuổi Số khách (người) Tỷ lệ (%)

Qua điều tra du khách đến VQG Cúc phương tuổi của 205 khách du lịch thấp nhất là 16 tuổi và cao nhất là 60 tuổi nhưng nhóm tuổi từ 18 – 40 chiếm đa số Ba nhóm này chiếm gần 80 % lượng khách.

Trong đó nhóm tuổi 20 – 30 là 63 khách nhiều nhất chiếm 30,73 % trong tổng số 205 khách.

Nhóm tuổi dưới 20 là 59 khách chiếm 28,7 %, nhóm tiếp theo là 30 -

40 với 45 khách chiếm 21,95 % Nhóm tuổi 40 – 50 với 25 khách chiếm 12,2%, nhóm tuổi 50 – 60 là 13 khách đạt 6,42% chiếm tỷ lệ nhỏ nhất Điều này cho thấy khách du lịch hầu hết là học sinh, sinh viên, và chưa có gia đình vì vậy họ có thời gian đi du lịch nhiều hơn.

Qua biểu ta thấy số lượng học sinh, sinh viên nhiều nên có xu hướng mở rộng những khu vui chơi, giải trí, văn hoá văn nghệ và khám phá những tuyến du lịch mạo hiểm hơn. c Đặc điểm của khách du lịch được phân theo trình độ như sau:

Biểu 07 Phân tích lượng khách du lịch theo trình độ

TT Trình độ Số khách (người) Tỷ lệ (%)

Biểu 07 mô tả trình độ học vấn của 205 du khách được phỏng vấn ta thấy số du khách có trình độ phổ thông trung học và đại học chiếm đa số, trong đó số du khách có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là 36,1% tiếp theo đó là phổ thông trung học với 56 khách chiếm 27,3%

Số du khách có trình độ tiến sĩ là thấp nhất: 4 người chiếm 1,95% trong tổng số khách.

Ngoài ra còn trình độ khác của 19 người chiếm 9,29%

Như vậy, trình độ văn hoá cũng có thể ảnh hưởng đến các quyết định đi du lịch, cách thức đi cũng như quan điểm nhận thức về những lợi ích, mà các dịch vụ giải trí đem lại Ngoài thăm quan giải trí thì khách du lịch còn có những mục đích khác như học tập, nghiên cứu khoa học nên mức này cao hơn

48 d Đặc điểm của khách du lịch được phân theo yếu tố nghề nghiệp

Biểu 08 Phân tích lượng khách du lịch theo nghề nghiệp

TT Nghề nghiệp Số lượng ( người) Tỷ lệ (%)

Khách du lịch được phỏng vấn hiện đang làm rất nhiều nghề khác nhau, đối tượng tập trung cao nhất là sinh viên với 52 người chiếm 25,36% tiếp theo là học sinh 47 người chiếm 22,96%

Nghề khác cũng chiếm tỷ lệ cao 46 người 22,14 % đó là những người buôn bán, kinh doanh, bộ đội về hưu…

Qua biểu ta thấy 2 yếu tố chủ yếu là học sinh và sinh viên, 2 đối tượng này đi với mục đích thăm quan giải trí , ngoài ra trong sinh viên một bộ phận nhỏ là mục đích nghiên cứu khoa học và thực tập. e Đặc điểm của khách du lịch được phân theo yếu tố thu nhập

Biểu 09 Phân tích số lượng khách du lịch theo yếu tố thu nhập.

TT Thu nhập Số khách( người) Tỷ lệ (%)

Qua phiếu điều ta cho thấy khách du lịch có thu nhập thấp nhất là400.000 đồng / tháng, mức cao nhất là 3.500.000đồng/ tháng ta thấy số khách không có thu nhập là cao nhất chiếm 61 khách và đạt tỷ lệ 29,76 % Bởi số khách du lịch là học sinh, sinh viên rất cao như ở biểu 08.

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là mức thu nhập 1.000.000 – 1.500.000 số khách là 37 người chiếm 18,05 % Tiếp theo là 1.500.000 – 2.000.000 số khách là 33 người chiếm 16,1% trong tổng số 205 du khách.

giải pháp cho phát triển dịch vụ du lịch sinh thái ở

Những thành công tồn tại, trong hoạt động phát triển DLST tại VQG Cúc Phương

Là một trong số ít đơn vị đầu tiên ở Việt Nam tiến hành tổ chức kinh doanh du lịch ở rừng đặc dụng, VQG Cúc phương đã đạt được một số thành công nhất định trong lĩnh vực này, cụ thể là:

- Đã có kinh nghiệm trong việc kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên và tổ chức kinh doanh du lịch Đây là mối quan hệ mang tính mâu thuẫn lớn, hoạt động du lịch thường đem lại nhiều tác động xấu cho tự nhiên, còn bảo tồn thì đòi hỏi ngược lại Hài hòa được mối quan hệ này quan hệ này cần phải được giải quyết được nhiều vấn đề như nhận thức, ý thức và trách nhiệm của du khách đối với thiên nhiên, đòi hỏi phải có sự tổ chức tốt thì mới đảm bảo được mối quan hệ này cần phải giải quyết được nhiều vấn đề như nhận thức, ý thức và trách nhiệm của du khách đối với thiên nhiên, đòi hỏi phải có sự tổ chức tốt thì mới đảm bảo được cả hai lợi ích trên Trong một quá trình lâu dài, VQG Cúc phương đã làm được việc này tuy rằng còn ở mức chưa thật tốt.

- Tiếp cận với du lịch sinh thái và đã phần nào biết cách tổ chức du lịch sinh thái từ đó đã có định hướng đi cho du lịch Cúc Phương trong tương lai, đó là lấy phát triển du lịch sinh thái làm chính giảm dần du lịch đại chúng để hạn chế tác động vào tự nhiên trên cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch

- VQG Cúc Phương đã có một cơ cấu bộ máy làm du lịch và xây dựng được một hạ tầng cơ sở tương đối hoàn thiện, đồng thời đúc rút được một số kinh nghiệm làm du lịch ở khu bảo tồn thiên nhiên nếu phát huy tốt thì đây sẽ là cơ sở rất vững chắc để du lịch Cúc Phương phát triển mạnh mẽ hơn.

- Du lịch Cúc phương đã có vai trò hỗ trợ kinh phí cho bảo tồn, góp phần nâng cao nhận thức môi trường tự nhiên cho khách du lịch, tạo cơ hội thu hút đầu tư cho công tác bảo tồn.

- Nguồn thu từ hoạt động du lịch đã được trích một phần cho việc chi lương cho các cán bộ làm công tác bảo tồn, cải tạo tu bổ trang thiết bị của Vườn và những cơ sở phục vụ du lịch.

- Du lịch góp phần tạo các mối giao lưu giữa VQG và các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, tạo ra các cơ hội thu hút các dự án nghiên cứu, hỗ trợ công tác bảo tồn của Vườn Quốc Gia với các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, tạo ra cơ hội thu hút các dự án nghiên cứu đầu tư, hỗ trợ công tác bảo tồn của Vườn.

- Trung tâm cứu hộ linh trưởng, khu bảo tồn cầy vằn, rùa đã được sự ủng hộ của nhiều tổ chức bảo tồn động vật hoang dã, các vườn thú của nhiều nước trên thế giới như Cộng hòa liên bang Đức, Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan, sỹ cùng các dự án hỗ trợ khác.

- Những khu bảo tồn luôn hấp dẫn khách du lịch nên đây là một yếu tố rất có lợi cho Ban du lịch nên đây là một yếu tố rất có lợi cho bộ phận du lịch nói riêng và VQG nói chung.

Mặc dù đã làm du lịch trong thời gian dài, nhưng đơn vị chưa có quy hoạch tổng thể trong khu du lịch, dẫn đến tình trạng đầu tư chắp vá, không đồng bộ, công trình nhanh lỗi thời Những nhược điểm này làm cho hiệu quả kinh doanh thấp.

- Làm kinh doanh nhưng chưa nghiên cứu Makerting mà chỉ sử dụng kinh nghiệm và sự phán đoán của các nhà quản lý nên có một vài điểm chưa phù hợp với thị hiếu của du khách Chưa có biện pháp tốt để thu hút khách lưu lại dài ngày, do vậy vé tham quan sẽ là nguồn thu chính mà chưa phát huy tốt các dịch vụ khác.

- Đội ngũ lao động chưa được tuyển chọn kỹ, cán bộ quản lý chưa được đào tạo chuyên ngành du lịch, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên còn rất thấp và chưa đồng đều, có không ít người chưa qua đào tạo, đây là sự lạc hậu trong kinh doanh du lịch ngày nay. Đặc biệt, lượng khách tập trung cao điểm vào các dịp lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần.Tình trạng trên thường gây nên sự quá tải cho VQG về mọi mặt : Dịch vụ, nơi ăn, chốn ở, nơi đỗ xe, vượt quá khả năng quản lý kiểm soát của Vườn đối với các hoạt động của khách du lịch trong chuyến thăm quan và đặc biệt là trong vấn đề bảo vệ môi trường.

- Vấn đề rác thải và xử lý chất thải: Phương pháp xử lý chất thải đơn giản, thô sơ đem chôn hoặc đốt tại chỗ, chưa có sự phân loại rác thải trong khi đó rác thải chủ yếu là polyme nên khi phân hủy Đây là vấn đề bức xúc đòi hỏi VQG phải nhanh chóng xây dựng một công nghệ xử lý chất thải hợp lý.

- Ngoài rác thải du khách còn để dấu ấn qua các vết khắc đẽo trên cành cây, trong hang động, phá hủy thảm thực vật cạnh đường đi, bắt động vật như bướm, chim, thu nhặt các sản phẩm rừng như hoa Phong lan, nấm,cây cảnh.

- Số lượng hướng dẫn viên du lịch của Vườn không đủ vào những thời điểm đông khách như ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần đã hạn chế chức năng quản lý, giám sát hành vi của khách du lịch trong chuyến thăm quan Đối với các hành vi, vi phạm nội quy của khách du lịch, Vườn cũng không áp dụng biện pháp xử phạt, điều này đã tạo nên tâm lý xem nhẹ nội quy của VQG.Vì vậy giảm thiểu tác động xấu của du khách đến tài nguyên rừng Vườn nên nghiêm minh hơn trong việc phổ biến, thực thi các nội quy, quy định đến mọi du khách, đoàn khách và yêu cầu có hướng dẫn viên du lịch của Vườn đi kèm như một nguyên tắc bắt buộc.

Một số ý kiến đề xuất nhằm phát triển dịch vụ DLST VQG

Cúc Phương là một khu rừng đẹp, có giá trị cao về tài nguyên thiên nhiên, về tính đa dạng sinh học, có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn các nguồn gien quý hiếm và nơi có nhiều tiềm năng du lịch Nếu biết khai thác hợp lý thì VQG Cúc Phương sẽ trở thành một địa chỉ hấp dẫn để khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan du lịch, nghiên cứu khoa học và làm nơi giải trí, nghỉ dưỡng lý tưởng.

Nhiều năm qua VQG Cúc Phương tiến hành tổ chức hoạt động du lịch và đã gặt hái một số thành công trong lĩnh vực này Tuy nhiên cũng trong quá trình ấy công tác tổ chức quản lý du lịch ở đây cũng còn bộc lộ nhiều nhược điểm cần điều chỉnh bổ sung.

Khoá luận nghiên cứu về các hoạt động dịch vụ du lịch ở VQG Cúc Phương những kết quả đạt được trong khuôn khổ giới hạn nội dung của khoá luận cho phép rút ra một số kết luận như sau:

1 Du lịch đang được phát triển rộng rãi khắp các vùng, miền trên thế giới cũng như ở Việt Nam và là ngành kinh tế mang lại nguồn thu nhập lớn Ở các VQG tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch được coi là một trong ba nhiệm vụ chính, bên cạnh việc tạo ra nguồn kinh phí hỗ trợ cho bảo tồn, nó còn là phương tiện để tuyên truyền các giá trị to lớn của tự nhiên và giáo giục nâng cao nhận thức bảo tồn cho du khách Chính vì thế mà nhà nước rất khuyến khích phát triển du lịch sinh thái ở các VQG.

2 Du lịch ở các VQG có tính đặc thù, đó là loại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên hoang dã Việc kinh doanh dịch vụ du lịch ở đây cần phải được quy hoạch trên cơ sở các nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững. Hiện tại khách du lịch ở VQG Cúc Phương có thể chia thành hai loại tương đối khác biệt nhau, đó là khách du lịch đại chúng và khách DLST, nhu cầu của hai đối tượng này ở nơi du lịch rất khác nhau để vừa đáp ứng nhu cầu, vừa thu được lợi nhuận cao Khách du lịch đại chúng thích giải trí, vui chơi ồn ào và hưởng thụ các dịch vụ ăn, nghỉ… sang trọng thì nên quy hoạch ở xa khu

Ngày đăng: 19/06/2023, 10:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w