Chương 1 1 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp GVHD ThS NguyÔn Hµ Hng Mục Lục Mục Lục 1 CÁC BIỂU ĐỒ TRONG CHUYÊN ĐỀ 4 LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG THUỶ SẢN X[.]
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Những vấn đề lí luận về nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản xuất khẩu
1.1.1.Cạnh tranh và phân loại các loại hình cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm và vai trò của cạnh tranh
Thuật ngữ “Cạnh tranh” (Competition) được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về
“cạnh tranh”, cụ thể như sau:
Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác
Theo K Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch " Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó những vẫn thu đựơc lợi nhuận.
Theo Michael Porter, cha đẻ của lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, thì: “Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi” (1980).
Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành
Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng: Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition).
Ba tác giả Mỹ khác là D.Begg, S Fischer và R Dornbusch cũng cho cạnh tranh là cạnh tranh hoàn hảo Các tác giả này viết: “Một cạnh tranh hoàn hảo, là ngành trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua”.
Các tác giả trong cuốn "Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh”, thuộc dự án VIE/97/016 (Dự án hoàn thiện môi trường kinh doanh) thì cho rằng: “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt đựơc một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua”. Ở phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống
Mỹ thì: “Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó”.
Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là" Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổn sản phẩm quốc nội(GDP) tính trên đầu người theo thời gian”.
Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên có thể rút ra các điểm hội tụ chung sau đây: Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau:
Thứ nhất, phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt Trong nền kinh tế, với chủ thể cạnh tranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tương tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia canh tranh đều có thể làm ra và được người mua chấp nhận Còn với các chủ thể cạnh tranh bên mua là giành giật mua được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình.
Thứ hai,việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng, các ràng buộc của luật pháp và thông lệ kinh doanh ở trên thị trường Còn giữa người mua với người mua, hoặc giữa những người mua và người bán là các thoả thuận được thực hiện có lợi hơn cả đối với người mua.
Thứ ba, cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc ngắn ( từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh) Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một nghành) hoặc rộng (một nước, giữa các nứơc).
Vai trò của cạnh tranh:
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế.
Thứ nhất, sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.
Thứ hai, cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng.
Cơ sở thực tiễn của nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam
1.2.1 Thị trường thuỷ sản Mỹ
1.2.1.1 Về thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ
Dân tộc Mỹ là một dân tộc chuộng mua sắm và tiêu dùng Họ có tâm lí là càng mua sắm và tiêu xài nhiều thì càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng, dó đó nền kinh tế sẽ phát triển Ngày nay, tâm lí này không chỉ ảnh hưởng đến riêng nền kinh tế Mỹ mà còn có tác động sâu rộng đến các nhà xuất khẩu trên toàn thế giới.
Hàng hoá dù chất lượng cao hay vừa đều có thể bán được trên thị trường Hoa Kỳ, vì các tầng lớp dân cư ở nước này đều tiêu thụ nhiều hàng hoá Riêng đối với các nước đang phát triển và Việt Nam, khi xuất hàng vào Hoa Kỳ, cần phải lấy giá cả làm yếu tố quan trọng, mẫu mã có thể không quá cầu kì nhưng rất cần sự đa dạng, sự đặc thù, hợp thị hiếu và tiện dụng.
Những đặc điểm riêng về địa lí và lịch sử đã hình thành nên một thị trường người tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới Tài nguyên phong phú, không bị ảnh hưởng nặng nề của hai cuộc chiến tranh thế giới cộng với chiến lược phát triển kinh tế lâu dài đã tạo cho Hoa Kỳ một sức mạnh kinh tế khổng lồ và thu nhập cao cho người dân Với thu nhập đó, mua sắm đã trở thành nét không thể thiếu trong văn hoá hiện đại của nước này Mua sắm tại cửa hàng là nơi họ đến mua hàng, dạo chơi, gặp nhau, trò chuyện và mở rộng giao tiếp xã hội Qua thời gian, người tiêu dùng Hoa Kỳ có một niềm tin gần như tuyệt đối vào hệ thống các cửa hàng đại lý bán lẻ tại Hoa Kỳ, nơi họ có sự bảo đảm về chất lượng, bảo hành và các điều kiện vệ sinh an toàn khác Điều này cũng làm họ có ấn tượng rất mạnh khi tiếp xúc lần đầu tiên với các mặt hàng mới Nếu ấn tượng này là xấu, hàng hoá đó sẽ khó có cơ hội quay lại Được sự đảm bảo của các nhà phân phối có tiếng, chắc chắn hàng hoá sẽ được chấp nhận Vì vậy, sự xâm nhập của các nhà xuất khẩu đơn lẻ thường không mấy khi đe doạ được sự hiện diện thương mại của những người đến trước Con đường mà các doanh nghiệp Nhật Bản đã đi thường tốn từ 10 – 20 năm để có lòng tin giờ đây phần nào không còn tỏ ra thích hợp tại thị trường Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, không có các lệ ước và tiêu chuẩn thẩm mỹ xã hội mạnh và bắt buộc như ở các nước khác Các nhóm người khác nhau vẫn sống theo văn hoá, tôn giáo của mình và dần dần theo thời gian, hoà trộn, ảnh hưởng lẫn nhau Chính điều này tạo sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng của người Mỹ, so với thói quen tiêu dùng ở các nước châu Âu Cũng tôn trọng chất lượng, nhưng sự thay đổi luôn là yếu tố chính làm thay đổi thị hiếu tiêu dùng của người Hoa Kỳ Cùng một đồ vật nhưng thời gian sử dụng của họ có thể chỉ bằng một nửa thời gian sử dụng của người tiêu dùng ở các nước phát triển khác Với sự thay đổi luôn như vậy, giá cả trở nên có vai trò rất quan trọng Điều này giải thích tại sao hàng hoá tiêu dùng từ một số nước đang phát triển có chất lượng kém nhưng vẫn có chỗ đứng ở Hoa Kỳ.
Nói tóm lại, chất lượng, sự tiện lợi, nét độc đáo phân phối và giá cả là yếu tố ưu tiên trong thứ tự cân nhắc quyết định mua hàng của người dân Hoa Kỳ.
1.2.1.2 Về tập quán tiêu dùng của người Mỹ
Người Mỹ nói chung được nhìn nhận là mạnh mẽ, cởi mở, thẳng thắn, luôn tự tin, đề cao cá nhân, khá nồng nhiệt và dễ dàng tạo lập quan hệ bạn bè Trong đàm phán kinh doanh, theo kinh nghiệm truyền thống, sau vài câu hỏi xã giao ngắn gọn, người Mỹ lập tức dồn trí tuệ vào những đàm phán đầu tiên Nếu họ bắt đúng mạch, hàng loạt vấn đề được đưa ra xem xét ngay sau đó Nếu cuộc đối thoại đã trải qua một khoảng thời gian mà vẫn chậm chạp thì đó là dấu hiệu của thương lượng không thành Khi tiếp xúc với thương nhân Mỹ, dù là thương nhân ở công ty vừa, lớn hay khổng lồ, thì các vấn đề họ đều đặt ra trên quy mô lớn và giải quyết theo cách lớn Người Mỹ rất hay nói thẳng và biết tôn trọng lời hứa Nếu nhận thấy điều gì có thể làm được, họ hứa và cố thực hiện cho được, những điều cảm thấy khó khăn, không cho phép hứa hẹn thì họ trả lời “không”; khác với người Nhật, dù rõ ràng phải trả lời “không” nhưng lại cố tình né tránh Chính vì vậy khi bị người khác thất hứa, người Mỹ có thể giận dữ và huỷ bỏ quan hệ.
Một điểm đáng lưu ý nữa là người Mỹ rất có tinh thần tôn trọng pháp luật. Mọi mối quan hệ cá nhân với cá nhân, cá nhân với chính quyền, công ty này với công ty khác có trục trặc là rất có thể được xem xét, phán xử tại toà án Vì vậy, không đâu trên thế giới này lại có nhiều toà án như ở Mỹ và cũng không ở đâu nhiều luật sư như ở Mỹ Người Mỹ có thể không tin vào chính phủ, thậm chí là người thân trong gia đình nhưng họ tin tưởng tuyệt đối vào luật sư riêng của mình. Kinh doanh với người Mỹ nhất thiết phải có luật sư Ở Mỹ, không có một vị giám đốc công ty nào dám ký một hợp đồng mà không có luật sư của công ty kiểm tra trước để tránh các sơ hở có thể xảy ra trong kí kết hợp đồng Do vậy, các đối tác
Mỹ sẽ không khỏi ngạc nhiên và thậm chí nghi ngờ khi thấy đại diện của đối tácViệt Nam sẵn sang kí các hợp đồng dophias họ soạn thảo mà không có sự kiểm tra của luật sư Các thương nhân Mỹ rất sợ các doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ để thương thảo, chưa cần đọc kỹ hợp đồng đã kí nên không đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng.
Như vậy, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu khi làm ăn với các thương nhân Mỹ, các thương nhân Việt Nam không những vừa phải chú ý đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, tuân thủ luật pháp Việt Nam mà còn phải chú ý rất nhiều đến các vấn đề liên quan trong quan hệ thương mại Việt Mỹ, từ các quy định trong các điều ước quốc tế liên quan, các quy định của luật pháp nước
Mỹ đến các khía cạnh kỹ thuật của các mặt hàng mà mình muốn giao dịch.
1.2.1.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Có rất nhiều quốc gia xuất khẩu thủy sản vào Mỹ, trong đó có 6 nước cung cấp thủy sản chủ yếu cho thị trường Mỹ trong những năm gần đây đó là Thái Lan, Trung Quốc, Êcuađo, Mêhicô, Inđônêxia và Việt Nam Khi xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ, Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các nước này không chỉ về số lượng, giá cả mà còn cả về chất lượng.
Về mặt hàng cá , đối thủ cạnh tranh lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam không phải quốc gia nào khác chính là các nhà sản xuất cá của Mỹ, vụ kiện của các nhà sản xuất này đã gây tổn thất lớn cho các cơ sở sản xuất cá tra, cá basa và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Bảng 1: Tổng sản lượng cá da trơn chế biến và tiêu thụ tại Mỹ.
Năm Tổng sản lượng chế biến ( triệu pound)
Tổng khối lượng chế biến đã được tiêu thụ (triệu pound)
2008 509,597 - Cá tươi và đông lạnh: 251,207
- Cá phi lê đông lạnh: 102,782
2/2010 41 Đối với mặt hàng cá da trơn, ngoài các doanh nghiệp chế biến trong nước các nước cung cấp cá da trơn cho thị trường Mỹ là Campuchia, Canađa, TrungQuốc, Malaixia, Mêhicô, Tây Ban Nha, Thái Lan và Việt Nam Trong đó hai nhà cung cấp cá da trơn lớn nhất của Mỹ là Việt Nam và Trung Quốc chiếm đến hơn
80% thị phần nhập khẩu Tiếp sau là Thái Lan với 12% và Malaixia với 3% Các nhà cung cấp khác chia sẻ với nhau khoảng 3% thị phần còn lại
Về mặt hàng tôm , Thái Lan hiện là quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu của thế giới, trung bình chiếm 7,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của thế giới, trong đó bạn hàng lớn nhất của Thái Lan là Mỹ với mặt hàng chủ yếu là tôm sú đông.
Biểu đồ 1: Nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ
Nguồn: Bộ thương mại Mỹ.
Tôm nguyên vỏ bỏ đầu là sản phẩm nhập khẩu chính của Mỹ Trong nửa đầu năm 2009 Mỹ đã nhập khẩu 92.741 tấn, trị giá 629 triệu USD, Thái Lan là nhà cung cấp lớn nhất vào thị trường Mỹ với 24% trong tổng khối lượng và 20% giá trị tôm nhập khẩu (56.023 tấn trị giá 325 triệu USD) Êcuađo đứng thứ hai với 45.787 tấn trị giá 224,7 triệu USD (19,4% và 13,7%) Mêhicô đứng thứ 3 (15,5% và 19,5%) Ba nhà cung cấp tôm lớn nhất này chiếm 58,5% tổng khối lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ Đối với tôm bao bột đông lạnh, Trung Quốc tiếp tục thống lĩnh thị trường này của Mỹ mặc dù lượng xuất khẩu năm 2009 giảm từ 3.400 tấn trị giá 16,4 triệuUSD xuống còn 2.400 tấn trị giá 9,4 triệu USD Ngoài ra, Trung Quốc đang rất phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng và là nhà sản xuất-xuất khẩu tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới Tôm thẻ chân trắng nuôi ở Trung Quốc chất lượng cao, số lượng lớn và giá cả cạnh tranh Đây cũng là lý do khiến thị trường Mỹ chuyển dần sang tiêu thụ tôm thẻ chân trắng thay cho tôm sú.
Nếu căn cứ vào cỡ tôm thì thứ hạng của các nhà cung cấp nước ngoài có rất nhiều thay đổi:
Việt Nam là nhà cung cấp tôm vỏ cỡ lớn (dưới 15con/pao) hàng đầu cho Mỹ với khối lượng năm 2009 là 3000 tấn trị giá 42,3 triệu USD.
Tôm cỡ 26/30: Thái Lan vượt qua Inđônêxia trở thành nhà cung cấp hàng đầu mặt hàng này cho thị trường Mỹ 8 tháng đầu năm 2009 với 6.600 tấn trị giá 42,5 triệu USD Inđônêxia đánh mất thị phần do xuất khẩu giảm còn 6.300 tấn trị giá 41 triệu USD.
Tôm cỡ 31/40: Ecuađo vượt lên dẫn đầu với khối lượng 8.500 tấn trị giá 48,7 triệu USD Thái Lan vẫn duy trì được vị trí thứ 2 với 7.400 tấn trị giá 43 triệu USD trong khi Inđônêxia tụt hạng từ vị trí thứ nhất xuống vị trí thứ 3 với 4.800 tấn trị giá 29,5 triệu USD.
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ
Khái quát tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ
Mỹ là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế hiện nay Thương mại xuất nhập khẩu của Mỹ trong 7 tháng đầu năm 2009 giảm mạnh, tuy nhiên mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Mỹ không hề suy giảm mà còn tăng đáng kể
7 tháng đầu 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 2.17 tỷ USD, giảm 8.9% so với cùng kỳ năm trước Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ
2 của Việt Nam, chỉ đứng sau Nhật Bản Xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm của Việt Nam vào Mỹ đạt 380.83 triệu USD, tăng 11.36% và là một trong ít thị trường có kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng.
Biểu đồ 6: Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng năm 2009 và so với cùng kỳ năm 2008:
Nguồn: TCTK và Vietstock tổng hợp.
Quan sát biểu đồ trên cho thấy, 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2009 (chiếm 65.73% kim ngạch xuất khẩu thủy sản) có 5 thị trường tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2008 Trung Quốc tăng lớn nhất với gần 46%, tuy nhiên giá trị xuất khẩu vào thị trường này tương đối nhỏ (chỉ 52 triệu USD trong 7t/2009) Các thị trường khác như Hàn Quốc, Đức và Tây Ban Nha cũng đạt được tốc độ tăng trưởng khá Từ biểu đồ trên ta cũng thấy được tầm quan trọng của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam Phân theo mặt hàng, tôm, cá tra, cá basa là những mặt hàng có giá trị lớn trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ Dưới đây, tôi xin trình bày về tình hình xuất khẩu tôm và cá tra, cá basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm qua
2.1.1 Xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ:
2.1.1.1 Khối lượng và giá trị xuất khẩu.
Năm 2008 là năm thị trường thế giới có nhiều biến động do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Cuối năm 2007, ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu đạt 850 triệu USD giá trị xuất khẩu sang Mỹ năm 2008, chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ Tuy nhiên do tác động của khủng hoảng kinh tế nên giá trị xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt ở mức 760 triệu USD, tăng 4,3%.
Một khảo sát dựa trên những thông tin thu được từ 5.000 hộ gia đình tại Mỹ cho thấy rằng, lòng tin của người tiêu dùng đã giảm mạnh trong tháng 6/2008 xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua Đây chỉ là một dấu hiệu nữa về tình hình kinh tế Mỹ hiện nay, nhưng mức độ ảnh hưởng của nó tới tiêu thụ tôm là chưa rõ ràng Thông thường, tôm được coi là sản phẩm cao cấp và cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ thường luôn dẫn đến kết quả là tiêu thụ tôm giảm đi Tuy nhiên, một số báo cáo gần đây cho rằng, tôm có thể ít bị tác động bởi cuộc khủng hoảng hiện nay so với các sản phẩm thực phẩm khác Nhập khẩu tôm trong quýI/2008 đạt tổng cộng 123.800 tấn, trị giá 862 triệu USD Con số trên cho thấy nhập khẩu tôm chỉ giảm nhẹ về lượng (-2%) trong khi về giá trị gần như không thay đổi(+0,7%) so với cùng kỳ năm 2007 Nhập khẩu tôm hằng tháng ở Mỹ nhìn chung không biến động cho đến tháng 5, nhập khẩu bắt đầu hồi phục để đáp ứng cho giai đoạn tiêu thụ hè Điều này cho thấy rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việ Nam đã nắm bắt được tình hình kinh tế Mỹ và tình hình xuất khẩu của đối thủ cạnh tranh.Qua các số liệu trên, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đã khẳng định và giữ vững được thị phần tiêu thụ của mình trên thị trường Mỹ trước những khó khăn của thời kỳ mở cửa hội nhập.
Trong năm 2008, chúng ta không thể không nói tới cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát vào tháng 9 xuất phát từ Mỹ Cuộc khủng hoảng này khiến thị trường tài chính Mỹ chao đảo Tỉ lệ người thất nghiệp gia tăng dẫn tới tiêu thụ tôm của Mỹ giảm Khả năng khôi phục kinh tế rất chậm mặc dù nhiều biện pháp cứu vãn đã được thực hiện Chính nhân tố này đã ảnh hưởng đến sức mua người tiêu dùng Mỹ đối với mặt hàng thuỷ sản nội địa, cũng như nhập khẩu, qua đó, gián tiếp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Mỹ đối với mặt hàng tôm.
Mặc dù tôm nội địa chỉ chiếm 15% tổng lượng tôm tiêu thụ trên thị trường
Mỹ nhưng sự hiện diện của nó trên thị trường này phần nào phản ảnh tình hình tôm nhập khẩu Với mặt hàng tôm nội địa, các nhà phân phối có chính sách không tăng giá bán Đây là một quyết sách hoàn toàn chính xác, bởi tôm nội địa được tiêu thụ ở mức thấp và nếu tăng giá thì khoảng cách giữa giá tôm nội địa và tôm nhập khẩu sẽ nới rộng thêm Nắm được chính sách này của các nhà phân phối đối với tôm nội địa, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đã có những chính sách linh hoạt để điều chỉnh giá, ứng phó với thay đổi chính sách giá của Mỹ (phần sau sẽ nêu rõ nhận định này) Và kết quả thu được là, trong năm 2008, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đạt trên 4,5 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm trước Trong đó, Việt Nam đứng thứ 4 về xuất khẩu tôm sang Mỹ với 47.900 tấn, sau Thái Lan với 182.400 tấn, Indonesia 84.000 tấn và Ecuador là 56.300 tấn
Sang đến năm 2009,do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới cũng như do nhiều nguyên nhân khác như khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, những rào cản về kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập khẩu…đã làm cho xuất khẩu thủy sản nước ta giảm cả về số lượng và chất lượng so với năm
2008 Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng làm giảm thị phần tiêu thụ tôm của ViệtNam trên thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường Mỹ nói riêng Theo thống kê của Hải quan, năm 2009 xuất khẩu (XK) thủy sản của cả nước đạt 1,216 nghìn tấn, trị giá 4,25 tỷ USD, giảm 1,6% về lượng và 5,7% về giá trị so với năm 2008, lần đầu tiên giảm sau 13 năm Tháng 1/2009, lượng tôm xuất sang Mỹ giảm 13% so với cùng kỳ năm 2008.
Biểu đồ 7: Khối lượng nhập khẩu tôm HLSO của Mỹ trong tháng 5 năm 2005 – 2009
Tuy nhiên theo tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), sau giai đoạn khó khăn những tháng đầu năm 2009, tình hình xuất khẩu tôm sang Mỹ đang dần hồi phục.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ đã nhanh chóng phục hồi ngay trong tháng 4 và duy trì mức tăng trưởng 2 con số đến hết tháng 6 sau 3 tháng sụt giảm 6 tháng đầu năm 2009, Việt Nam xuất khẩu 15.191 tấn tôm sang Mỹ, trị giá trên 147,3 triệu USD, tăng 18,3% về lượng và 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.
Theo thống kê của Cục Nghề cá biển Quốc gia Mỹ (NMFS), 5 tháng đầu năm, tổng nhập khẩu tôm vào Mỹ đạt 191.200 tấn, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái Trong khi đó, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong thời gian này lại tăng 10,9% Điều này cho thấy một tín hiệu rất đáng mừng đối với ngành tôm Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nói riêng.
Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt trên 395 triệu USD, giảm 15,4% so với năm 2008, dẫn tới thị phần xuất khẩu sang thị trường này giảm từ
28,7% năm 2008 xuống còn 23,6% Mỹ là nước khởi nguồn của cuộc khủng hoảng
2005 2006 2007 2008 2009 năm tài chính toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008 nhưng nhập khẩu tôm Việt Nam vào
Mỹ chỉ thật sự giảm sâu kể từ tháng 8/2009 Mức giảm liên tục duy trì ở 2 con số và kéo dài cho đến hết tháng 12 Ngoài yếu tố khan hiếm nguyên liệu trong nước, cũng có thể nói ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính dẫn tới suy thoái kinh tế khiến Mỹ gia tăng nhập khẩu tôm chân trắng từ Thái Lan do lợi thế về giá và kích cỡ phù hợp Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều nhà nhập khẩu Mỹ tìm tới nguồn hàng từ các nước gần kề như Mexico hay Ecuado để giảm tải chi phí Ðiều này dẫn tới tình trạng thị trường tôm chân trắng bão hòa.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đạt gần
339 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2009 Tôm các loại đứng thứ hai với
15 nghìn tấn, trị giá là 153,6 triệu USD, giảm 2,8% về lượng và tăng 3,2% về trị giá
Tôm đông lạnh xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2010 đạt 111.894 tấn, trị giá 930,994 triệu USD, tăng 14,1% và 17,63% so năm ngoái Tính chỉ trong tháng 7, Việt Nam đã xuất 24.700 tấn tôm, trị giá 212,8 triệu USD, tăng 1,3% về khối lượng và 12,5% về giá trị so tháng 7/2009; tăng hơn 5.797 tấn và 53,908 triệu USD so tháng 6/2010 Mỹ đóng vai trò là nước nhập khẩu lớn thứ hai trong thời kỳ này với 21.177 tấn tương đương 212,37 triệu USD
Các quốc gia chủ yếu về xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ
Có rất nhiều quốc gia xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ, trong đó năm nước cung cấp thuỷ sản chủ yếu cho thị trường Mỹ thời kỳ 1991 – 2000 là các nước Canada, Thái Lan, Trung Quốc, Ecuado và Chilê, chiếm tỷ lệ phần trăm trong tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ lần lượt là 17, 15, 8, 6, 4 Sang giai đoạn 2001 – 2010, Việt Nam đã thâm nhập sâu hơn vào thị trường này và là một trong số bảy nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất vào thị trường Mỹ.
Trong những năm gần đây, hàng thuỷ sản của Canada và Thái Lan vẫn đang chiếm lĩnh thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ Canada lấy các mặt hàng tôm hùm, cua biển, cá phi lê, cá hồi là chủ yếu Thái Lan chọn hai mặt hàng chiến lược là tôm sú đông và hộp cứ ngừ Trung Quốc đang tăng nhanh thị phần tại thị trường Mỹ, với lợi thế hàng thuỷ sản giá rẻ và mặt hàng tôm chân trắng nuôi. Chilê, Ecuado, Mehico là các bạn hàng truyền thống của Mỹ Nhưng năm 2002, Chilê đã bị Việt Nam vượt qua với thế mạnh tôm đông lạnh, cá tra và cá basa
Sau đây là tình hình xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ của các nước: Thái Lan và Trung Quốc trong những năm qua.
Vương quốc Thái Lan có diện tích 513.000km2, là quốc gia lớn thứ 50 trên thế giới Thái Lan là một trong những nhà xuất khẩu thủy sản lâu đời và lớn nhất trên thị trường toàn cầu, với các sản phẩm chủ lực như tôm, tôm thẻ chân trắng chế biến, cá ngừ…
Các nhà cung cấp Thái Lan đã duy trì vị thế số 1 thế giới trong nhiều năm liền với mặt hàng cá ngừ chế biến, lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 450 – 500 ngàn tấn và có mặt hơn 150 thị trường trên thế giới Trên các thị trường lớn như
EU, Mỹ, Nhật Bản, cá ngừ chế biến của nước này lần lượt chiếm 19%, 35% và56% tỷ trọng nhập khẩu cá ngừ các loại về giá trị Mặc dầu phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho chế biến cá ngừ đến 90% và sự cạnh tranh “khốc liệt” của các đối thủ như Indonesia, Philippines, Seychelles, Mauritius, Thái Lan vẫn duy trì được vị trí số 1 của mình đối với mặt hàng này.
Biểu đồ 12: Thái Lan trong cơ cấu giá trị nhập khẩu cá ngừ của Mỹ năm 2009
Cùng với mặt hàng cá ngừ, Thái Lan cũng giữ vị thế nhà cung cấp lớn mặt hàng tôm thẻ chân trắng các loại trên thị trường thế giới Trên thị trường Nhật Bản, Thái Lan giữ vị trí nhà cung cấp hàng đầu mặt hàng tôm thẻ chân trắng chế biến Trong năm 2009, Thái Lan vượt qua Ấn Độ, Trung Quốc, đứng sau Việt Nam và Indonesia để trở thành nhà cung cấp mặt hàng tôm thẻ chân trắng đứng thứ 3 trên thị trường
Với mặt hàng tôm thẻ chân trắng chế biến, Thái Lan chiếm vị thế nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường EU, với tỷ trọng chiếm 19% Đầu năm 2010, xuất khẩu tôm Thái Lan sang Hàn Quốc đã tăng lên sau khi Hàn Quốc dỡ bỏ các biện pháp thanh tra nghiêm ngặt do lo ngại vấn đề an toàn vệ sinh thuỷ sản 11 tháng đầu năm 2009, Hàn Quốc nhập khẩu 86.435 tấn tôm đông lạnh, trị giá 365,72 triệuUSD trong đó Thái Lan chiếm 8.410 tấn Có thể nói, Thái Lan đã có một “chỗ đứng” khá vững vàng trong ngành công nghiệp thủy hải sản trên thị trường thế giới.
Trong hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thái Lan, chiến lược nổi bất nhất của nước này chính là phát triển tập trung vào một số mặt hàng thủy sản có thế mạnh, xác định tốt thị trường trọng điểm, tạo lập vị thế lớn trong phân phối một số mặt hàng và ổn định giá tại các thị trường xuất khẩu lớn Bên cạnh những chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu rõ ràng, ngành công nghiệp thủy hải sản Thái Lan thể hiện rõ sự ưu việt hơn trong kiểm soát chi phí, tổ chức và định hướng hoạt động so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thế giới như Indonesia, Ấn Độ và cả Việt Nam Ngoài ra, do có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý chi phí nên ngành công nghiệp thủy hải sản đã dễ dàng tối ưu hóa hiệu quả chi phí.
Những chiến lược trong xuất khẩu thủy sản của Thái Lan đã đạt được nhiều thuận lợi và mang lại nhiều kết quả trong những năm qua Tuy nhiên, do biến động của nhiều yếu tố trên thị trường, hiện nay, Thái Lan đang hướng đến một chiến lược mới đó là thâu tóm các kênh phân phối sản phẩm cuối cùng nhằm chiếm lấy những phần thặng dư cuối cùng trong chuỗi giá trị Thái Lan đang thực hiện những bước đi đột phá trên con đường phát triển hoạt động kinh doanh Đây là hướng đi đầy tham vọng trong thâm nhập các thị trường tiêu dùng thủy sản lớn của Thái Lan với hy vọng “chinh phục” và “chiếm lĩnh” thị trường thủy hải sản thế giới
Những sự đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản của một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippines… nhằm “củng cố” và “bành trướng” thị phần tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ là những thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Mỹ là một thị trường lớn của ngành thuỷ sản Trung Quốc, chiếm khoảng15-20% tổng xuất khẩu thủy sản mỗi năm Chính vì vậy, bất kỳ sự thay đổi nào về xu hướng xuất khẩu đều tác động tới ngành thủy sản Trung Quốc do có khoảng
800 công ty và nhà máy chế biến đăng ký xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Theo Thống kê của Hải Quan Trung Quốc, trong 3 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang thị trường Mỹ đã giảm 12% về giá trị và 17% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2007 Đây là lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang thị trường Mỹ thể hiện một xu hướng đi xuống Tác động tiếp diễn của việc Mỹ hạn chế các sản phâm thủy sản Trung Quốc được cho là nguyên nhân chính dẫn đến xuất khẩu thủy sản của nước này sụt giảm.
Bảng 4: Xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc với thị trường Mỹ, 3/2008.
Xuất khẩu sang Mỹ Nhập khẩu từ Mỹ
Phân tích từng tháng từ tháng 1-3/2008, xuất khẩu về cả giá trị và khối lượng đều sụt giảm so với năm 2007 Cụ thể, xuất khẩu trong tháng 2/2008 đã giảm mạnh từ 43.130 tấn, trị giá 148 triệu USD trong năm 2007 xuống còn 29.759 tấn, trị giá 110 triệu USD trong năm 2008 Nguyên nhân một phần do tình hình thời tiết xấu trong thời gian này ở Trung Quốc, gây thiệt hại tới 870.000 tấn cá nuôi ở khu vực miền nam Trung Quốc gồm cá Rô phi, cá Catfish và nhiều loài cá nuôi khác.
Bảng 5: Xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc sang Mỹ
Tuy nhiên, nếu phân tích theo loài xuất khẩu của Trung Quốc lại cho thấy xuất khẩu của hầu hết các loài đều giảm mặc dù sự sụt giảm trong xuất khẩu cá Rô phi khiêm tốn nhất về mặt giá trị với 64 triệu USD (24.410 tấn) năm 2008, so với
65 triệu USD (27.574 tấn) năm 2007 Con số này cũng cho thấy rằng xuất khẩu cá
Rô phi Trung Quốc đang ngày càng tăng lên về giá trị với giá trung bình xuất khẩu ngày một tăng Các tỉnh như Hải Nam và Quảng Tây, nơi có sản lượng cá rô phi lớn không bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt trong mùa đông, vẫn tăng trưởng mạnh về xuất khẩu cá Rô phi Tôm, cá catfish và các sản phẩm thủy sản nuôi khác đều giảm mạnh và philê cá biển (ngoại trừ philê cá Rô phi) - mặt hàng xuất khẩu chính cũng sụt giảm.
Đánh giá năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Qua nghiên cứu ở trên, chúng ta dễ nhận thấy ngành thuỷ sản xuất khẩu của Việt nam đã có những bước tiến vượt bậc sau khi gia nhập WTO đến nay Từ thị trường nhỏ hẹp và mất cân đối, 80% giá trị thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thì từ tháng 7/1994, lô hàng thuỷ sản Việt Nam đầu tiên đã cập cảng nước Mỹ sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam Từ đó đến nay, kim ngạch thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ không ngừng tăng lên, đặc biệt là sau khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng trên 30% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, sau đó mới đến Nhật Bản và EU Trên thị trường Mỹ, thuỷ sản Việt Nam đã có tiếng vang lớn, có khả năng cạnh tranh cao với một số mặt hàng rất được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng như tôm, cá tra và cá basa Có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam qua ba cấp độ: cấp quốc gia, cấp ngành và cấp sản phẩm Dưới đây, tôi xin trình bày đánh giá về năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh sản phẩm.
2.2.1 Năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thuận lợi: ngành thuỷ sản Việt Nam được Đảng và Nhà nước quan tâm, các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ tầm quan trọng của bước đi đầu tiên là công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn: coi thuỷ sản là mặt hàng mũi nhọn, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá là bước đi ban đầu, chuyển diện tích đất trồng trọt không hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm phát triển mạnh ngành thuỷ sản, có những chương trình, chính sách hỗ trợ việc chuyển đổi và phát triển ngành thuỷ sản trong toán quốc Ví dụ như:
Quyết định 29/2007/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ tái tạo nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam Quỹ có nhiệm vụ tài trợ hoặc đồng tài trợ cho các chương trình, dự án và hoạt động nhằm tái tạo và ngăn ngừa sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản; hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân lãi suất vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác để chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác thuỷ sản ở các vùng nước ven bờ ra xa bờ; ứng dụng công nghệ mới vào khai thác thuỷ sản có chọn lựa…
Quyết định số 289/2008/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ diện thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân. Theo đó, ngư dân là chủ sở hữu tàu đáng bắt hải sản hoặc cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản có đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ cho 1 chuyến đi đánh bắt hải sản là 8 triệu đồng, 3 lần/ năm ( đối với tàu có công suất máy từ 90CV trở lên); 5 triệu đồng, 4 lần/ năm ( đối với tàu có công suất máy dưới 40CV).
Nghị định 41/2010/NĐ-CP ban hành ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Theo đó, cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có thể được xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến 50 triệu đồng; các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ được vay đến 200 triệu đồng; hợp tác xã, chủ trang trại tối đa 500 triệu đồng.
Quyết định số 1690/QĐ-TTg ban hành ngày 16/09/2010, phê duyệt Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020 Theo mục tiêu của Chiến lược, đến năm 2020 ngành thuỷ sản cơ bản được công nghiệp hoá- hiện đại hoá và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có sức cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới; Đồng thời từng bước nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo của đất nước Dự kiến tổng kinh phí thực hiện 10 chương trình, đề án và dự án của Chiến lược là 57.400 tỷ đồng, huy động từ các nguồn: ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, người dân, vốn ODA, FDI và các nguồn khác theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra còn có rất nhiều các chính sách khác như chính sách khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản, các chương trình nghiên cứu khoa học đổi mới công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản Việt Nam
Xét về môi trường kinh tế vĩ mô, Việt Nam được xếp vào loại khá trên thế giới, lại cộng thêm môi trường chính trị rất ổn định Đây là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nước ta. Đó là những thuận lợi giúp cho ngành thuỷ sản nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.
Khó khăn: Tuy môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam được xếp vào loại khá nhưng cơ sở hạ tầng cho ngành thuỷ sản còn yếu, chưa đồng bộ với trình độ lạc hậu trong khai thác, nuôi trồng, chế biến dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp Về khoa học công nghệ hoặc thể chế công thì thứ hạng của Việt Nam thuộc loại kém hoặc rất kém Việt Nam xếp trong nhóm thứ 5 về khoa học công nghệ và nhóm thứ 4 về thể chế công Điều này cho thấy, mặc dù nếu so sánh với bản thân mình thông qua quá trình đổi mới, Việt Nam có bước tiến nhanh nhưng khi so sáng mức chung của thế giới về khoa học công nghệ và về thể chế công thì mức độ đạt được còn thấp so với nhiều nước trong vùng Công nghệ sản xuất thuỷ sản của Việt Nam nhìn chung còn rất lạc hậu so với nước cạnh tranh Vì vậy chúng ta phải có những nỗ lực vượt bậc để thực hiện thành công chính sách đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế hơn nữa Theo so sánh quốc tế, kết thúc năm 2010, Việt Nam đứng thứ 59 trong tổng số 139 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng So với năm 2009, Việt Nam tăng 16 bậc nhưng so với một số nền kinh tế trong khu vực, Việt Nam đứng sau Malaysia (26), Thái Lan (38), Indonesia (44) Mặt khác, nếu so sánh với Trung Quốc thì cũng không thể so sánh được, vì hiện nay Trung Quốc là nước phát triển, còn Việt Nam mới là nước đang phát triển.
Năng lực quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu chung Để tạo ra sản phẩm và xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài cần có sự phối hợp chặt chẽ và nhất quán trong cả quá trình từ khâu xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nguồn nguyên liệu, làm hàng xuất khẩu và xuất khẩu hàng đi, liên quan tới quá trình đó là một loạt các hoạt động của các nhà làm chính sách, lập kế hoạch, người lao động làm ra sản phẩm, hoạt động của các cơ quan Hải quan, thuế, ngân hàng , rồi vấn đề hỗ trợ ngư dân bằng vốn và chính sách, khuyến khích sản xuất hàng thuỷ sản gì để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng thế giới, Nhà nước phải làm gì để quản lý và hướng dẫn doanh nghiệp chế biến sản xuất làm ra các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ảnh hưởng đến môi trường, có đủ các điều kiện để xuất khẩu được… Một trong những vấn đề cần nhanh chóng giải quyết đó là hệ thống văn bản hướng dẫn, quy định của Trung ương còn chưa thực sự phát huy tác dụng của nó, chưa gắn với thực tiễn Ví dụ điển hình nhất là quá trình Nghị định 41/2010/NĐ-CP được đi vào thực hiện Nghị định nêu rõ các tổ chức, cá nhân được vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm: hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân, chủ trang trại, các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn… Trên thực tế, phần lớn hộ gia đình, chủ trang trại ở khu vực phường, thị trấn nhưng canh tác tại địa bàn nông thôn lại không được hưởng lợi Chính điều này gây khó cho ngân hàng trong quá trình cho vay Mặt khác nữa, khách hàng vay không đảm bảo bằng tài sản nhưng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp vào thì ngân hàng mới cho vay; hoặc đối với những hộ chưa được cấp sổ đỏ phải được UBND xã xác nhận Với những hộ được vay với số tiền lớn, như các hộ nuôi trồng thuỷ sản với quy mô lớn, đây là điểm lợi, nhưng với hộ vay ít, hình thức này không khác gì vay thế chấp Những người cần vốn nhưng không có đất như hộ nuôi trồng thuỷ sản ở Gia Lai hay một số tỉnh khác ở ĐBSCL thì không biết bao giờ mới có vốn để sản xuất, để thoát nghèo???
Về các chính sách thương mại mà Mỹ áp dụng với nước ta và các nước dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ như Canada, Thái Lan, Trung Quốc thì có thể nói ngay, Canada là nước được ưu đãi nhất trong số các nước đã nói ở trên, vì Mỹ và Canada đều năm trong “Hiệp ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ” Điều này tác động mang tính quyết định đến cạnh tranh và thị phần đặc biệt là cạnh tranh về giá do thuế nhập khẩu với Canada thấp hơn các nước khác Hơn thế nữa, Trung Quốc đang cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ trên trường quốc tế, vị trí số 1 thế giới của Mỹ đang bị Trung Quốc tấn công và các chuyên gia kinh tế thế giới dự đoán trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ giành được vị trí này
2.2.2 Năng lực cạnh tranh sản phẩm.
2.2.2.1 Khả năng cạnh tranh về giá.
Hiện nay, sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ được đánh giá là có khả năng cạnh tranh về giá bán, nguyên nhân chính là do Việt Nam có thế mạnh trong cạnh tranh quốc tế về nguồn lực lao động sẵn có và rẻ tiền. Theo mô hình cơ bản trong lý thuyết thương mại quốc tế của Hechscher – Ohlin, một quốc gia sẽ có lợi thế xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng những nguồn lực dư thừa của nó Tại Việt Nam, thuỷ sản nói riêng cũng như nông lâm thuỷ sản nói chung là những mặt hàng thâm dụng lao động Bởi vậy, với lý thuyết so sánh của Ricacdo, các mặt hàng nông lâm thuỷ sản nói chung và sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam nói riêng vẫn còn sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý, một đặc điểm chính của thị trường nông lâm thuỷ sản và cũng là thách thức lớn nhất cho xuất khẩu Việt Nam là tính biến động cao của giá cả Những biến động trong năm 2008 là những minh chứng cụ thể cho đặc điểm này Bắt đầu là mặt hàng gạo, giá thế giới có khi tăng vọt lên đến 300%, sau đó lại suy giảm Tiếp theo là giá thịt tăng rồi giảm, và gần đây các mặt hàng cây công nghiệp đã giảm giá đột ngột, còn các mặt hàng thuỷ sản chủ lực của Việt Nam như cá tra, tôm sú giá tăng cao đạt mức kỷ lục.
Trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, giá cả nông sản ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, sự cân bằng ngân sách quốc gia, tỷ giá, các chính sách thương mại quốc tế và cả đầu tư nước ngoài.Khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ khiến cho tất cả các quốc gia xem xét, điều chỉnh các chính sách vĩ mô và điều này sẽ làm cho giá cả xuất nhập khẩu trở nên khó lường Điều này được thế hiện rõ nét khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào tháng 8/2009 xuất phát từ Mỹ Khi cuộc khủng hoảng bùng phát, không những nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn mà nó còn xảy ra trên toàn cầu, ở tất cả các quốc gia, dù lớn, dù bé đều bị ảnh hưởng Cuộc khủng hoảng làm nền kinh tế Mỹ suy thoái, tỷ lệ người thất nghiệp gia tăng, kéo theo đó là sức mua giảm Nhận thấy khó khăn của thuỷ sản nội địa so với thuỷ sản nhập khẩu, các nhà kinh tế Mỹ, các nhà phân phối có chính sách vẫn giữ nguyên giá cũ Với chính sách này, sự chênh lệch về giá giữa thuỷ sản nội địa và thuỷ sản nhập khẩu sẽ giảm, thu hút người tiêu dùng mua thuỷ sản nội địa và chính sách cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Mỹ Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vốn đã chịu những yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu Mỹ, và bây giờ lại có thêm sự thay đổi này trong chính sách giá của Mỹ, đẩy chúng ta vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, tăng giá thì người tiêu dùng không mua, giảm giá thì vi phạm luật bán phá giá Tất cả những điều này cho thấy, thị trường Mỹ là một thị trường cạnh tranh hết sức khốc liệt và khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Một thách thức khác của thị trường xuất khẩu thuỷ sản là độ nhạy cảm thấp của nhu cầu thuỷ sản đối với giá của nó Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một mặt hàng thuỷ sản để kích thích thì nhu cầu người tiêu dùng đối với mặt hàng thuỷ sản cũng không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá Do đó, giá bán sản phẩm không phải và không thể là công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản khi gia nhập thị trường thế giới Từ nhận định này, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ không nên quá chú trọng vào việc điều chỉnh giá bán của mình để tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm, mà cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng sản phẩm, để qua đó xây dựng thương hiệu riêng cho mình Đó là cách để tồn tại lâu dài trên thị trường này.
2.2.2.2 Khả năng cạnh tranh về chất lượng.
Đánh giá năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ bằng phương pháp phân tích ma trận SWOT
Từ các đánh giá trên đây, chúng ta có thể tổng kết lại năng lực cạnh tranh hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ bằng phương pháp phân tích ma trận SWOT như sau:
- Việt Nam có nguồn lợi thuỷ sản phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại, nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao.
- Một trong những thế mạnh của Việt Nam trong cạnh tranh quốc tế là nguồn lực lao động sẵn có, dồi dào và chi phí lao động thấp.
- Sản phẩm thuỷ sản đều là loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hoá, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng của mọi lứa tuổi, là loại thực phẩm ít gây bệnh tật bên cạnh đó, thực phẩm thuỷ sản lại ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường.
- Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ tăng trưởng cao và nhanh Từ chỗ không có tên trên bản dồ xuất khẩu thuỷ sản thế giới, thuỷ sản Việt Nam Việt
Nam vươn lên vị trí thứ bảy trong mười nước có kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới.
- Sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt ơ hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng trên thị trường Mỹ.
- Chất lượng sản phẩm thuỷ sản của chúng ta ngày càng được nâng cao, dần đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Hoa Kỳ.
- Công tác quản lý nguồn lợi, quản lý tàu thuyền trên biển, công tác thống kê nghề cá còn lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu về hội nhập.
- Khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khu vực chế biến xuất khẩu, cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thuỷ sản ( hệ thống thuỷ lợi, các chợ thuỷ sản đầu mối, các trung tâm thương mại thuỷ sản ) chưa có hoặc còn yếu.
- Do nước ta là nước đang phát triển nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm Bên cạnh đó, kỹ năng và trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế và còn thấp so với đối thủ cạnh tranh.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thuỷ sản Việt Nam thường có quy mô nhỏ, tình liên kết ngành không cao.
- Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ có chất lượng không đồng đều.
- Năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm dịch hàng thuỷ sản xuất và nhập khẩu còn hạn chế.
- Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam chưa có thương hiệu riêng.
- Sự hiểu biết của doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là về pháp luật trong cạnh tranh thương mại còn rất yếu kém.
- Thuỷ sản là sản phẩm mũi nhọn của Việt Nam, do đó, Chính Phủ có nhiều chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích xuất khẩu thuỷ sản.
- Người mua trên thị trường Mỹ ngày càng có xu hướng thích tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam.
- Công nghệ chế biến thuỷ sản ngày càng tiến bộ.
- Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các hàng rào thuế quan đang dần được loại bỏ.
Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng đem lại cho ngành thuỷ sản nhiều cơ hội mới:
- Sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ hàng hoá, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng trên thị trường Mỹ nói riêng, các thị trường xuất khẩu thuỷ sản nói chung.
- Vào WTO sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến đầu tư vào phát triển ngành thuỷ sản tại Việt Nam.
- Để đáp ứng được các quy định của WTO cũng như yêu cầu của các nước thành viên, Bộ Thuỷ sản đã không ngừng điều chỉnh cơ chế chính sách và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn cho phù hợp.
- Kinh tế Hoa Kỳ vừa trải qua giai đoạn tăng trưởng 6 quý liên tiếp Quá trình hồi phục của nền kinh tế Mỹ đã tạo ra những tín hiệu khả quan đối với chi tiêu dùng, giúp sức tiêu thụ hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ cải thiện cả đối với nhóm hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp, điều này làm tăng kim ngạch nhập khẩu từ hầu hết các bạn hàng của Hoa Kỳ: Trung Quốc, Ca-na-da, Mê-hi-cô, Đức, Nhật Bản và Việt Nam…Tổng kết lại, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Hoa Kỳ năm 2010 đạt khoảng 2.329,6 tỉ USD, tăng 19,48% so cùng kỳ năm 2009 Trong đó nhập khẩu hàng hoá đạt khoảng 1.935,6 tỉ USD, tăng23,17%; nhập khẩu dịch vụ đạt 394 tỉ USD, tăng 6,4% Bên cạnh đó, giá nhập khẩu nhiều nhóm mặt hàng cũng tăng Chỉ số giá nhập khẩu cuối năm 2010 tăng khoảng 3,7% so với cùng kỳ năm 2009, riêng hàng công nghiệp và nguyên vật liệu phi xăng dầu tăng 3%; giá nhập khẩu thực phẩm thức ăn chăn nuôi và đồ uống tăng 2,4% Dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2011 Từ số liệu tổng kết ngắn gọn này, có thể thấy kinh tế Hoa Kỳ hồi phục được coi là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tăng kim ngạch và mở rộng danh mục các mặt hàng xuất khẩu thị trường này trong thời gian tới, trong đó có cả hàng thuỷ sản xuất khẩu.
Quý 1-2011, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 153.062 tấn với giá trị 376,430 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2010 đã tăng 21,6% về giá trị trong khi khối lượng chỉ tăng 5,2% Dự kiến sản lượng nguyên liệu năm 2011 chỉ đạt khoảng 800.000 tấn cho xuất khẩu, lượng nguyên liệu từ nay đến cuối năm dao động khoảng 500.000 tấn Thủy sản là một trong 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nhưng những thách thức liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nhiệp xuất khẩu thủy sản không nhỏ, đòi hỏi nhiều chuyển biến nhằm phát triển bền vững.
- Yêu cầu về chất lượng sản phẩm thuỷ sản của người tiêu dùng trên thị trường Mỹ ngày càng cao.
- Độ nhạy cảm thấp cuả nhu cầu thuỷ sản đối với giá cuả nó.
- Sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Mỹ.
- Hàng rào kỹ thuật từ thị trường nhập khẩu Mỹ đòi hỏi ngày càng cao.
- Khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới tạo ra những khó khăn về tín dụng, tỷ giá hối đoái, nhu cầu tiêu dùng sẽ tác động mạnh đến thương mại thuỷ sản, gây ra những tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới.
- Tốc độ phục hồi của nền kinh tế Hoa Kỳ còn chậm với tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức cao (khoảng 9,6%) với tổng số người thất nghiệp là 14,7 triệu người Đây chính là khó khăn đối với việc xuất khẩu vào Hoa Kỳ, bởi Chính phủHoa Kỳ sẽ buộc phải đưa ra những chính sách nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước,tạo ra việc làm, qua đó sẽ giảm áp lực lên nền kinh tế Chính vì vậy, sự cạnh tranh giữa những nhà sản xuất nội địa của Hoa Kỳ và nhà xuất khẩu ngày càng gay gắt.Một số nhóm các nhà sản xuất nội địa do lo ngại về sức cạnh tranh của hàng hoá
Việt Nam (như Hiệp hội sản xuất cá da trơn, nhựa ) đã tiến hành vận động hành lang để tạo thế lực chính trị nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, tạo khó khăn cho một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Bên cạnh đó, Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp và rào cản thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước (đạo luật Farm Bill, Lacey ) Cũng trong năm 2010, Chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu thực thi sáng kiến xuất khẩu quốc gia với mục tiêu tăng gấp đôi lượng xuất khẩu của Hoa Kỳ trong vòng 5 năm, nhằm hạn chế thâm hụt thương mại với các đối tác thương mại, đặc biệt với các nước châu Á Với tổng thể nhiều biện pháp từ hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu, xúc tiến thương mại, đào tạo, tăng cường sự hiện diện của các phái đoàn thương mại sẽ tạo ra sự cạnh tranh rất lớn cho hàng hoá xuất khẩu từ các nước, trong đó, có Việt Nam Đây thực sự trở thành một thách thức lớn cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG THUỶ SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ
Nhóm giải pháp đối với Nhà nước
3.1.1 Đẩy mạnh quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ.
Một hiệp định thương mại song phương thành công khi nó mang đến lợi ích thiết thực cho cả hai phía, việc ký kết Hiệp định BTA giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là một ví dụ cho sự thành công của một hiệp định thương mại Kể từ khi Hiệp định BTA có hiệu lực, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiềm năng nhất nhưng cũng nhiều thách thức nhất đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều của 2 nước trong giai đoạn từ 2006 - 2009 là 49517,7 triệu USD (trong đó: xuất khẩu là 41174,2 triệu USD; nhập khẩu là 8343,5 triệu USD).
Riêng năm 2010, theo số liệu của Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ (USITC) thì tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 18,494 tỉUSD, tăng gần 19,5% so cùng kỳ năm trước Trong đó xuất khẩu đạt 14,784 tỉUSD, tăng 19,5%, nhập khẩu đạt 3,71 tỉ USD, tăng 19,4% Thặng dư thương mại đạt 11,158 tỉ USD, tăng 17,7% Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên, đứng vị trí thứ 27 trong số các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tập trung chủ yếu ở các nhóm hàng truyền thống Dệt may vẫn là mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao nhất, với mức tăng trưởng khoảng 15,2% so cùng kỳ năm 2009 và đạt 5,759 tỉ USD về giá trị Đồ gỗ nội thất đã vượt giày dép, vươn lên đứng thứ hai, với giá trị xuất khẩu 1,824 tỉ USD, tăng 31,2% so cùng kỳ Tiếp đó là các mặt hàng giày dép đạt 1,616 tỉ USD, tăng 22,2%, máy móc, thiết bị và phụ tùng đạt
779 triệu USD, tăng 21,8%, thuỷ sản 646 triệu USD, tăng 23,8% Như vậy có thể thấy sản phẩm thuỷ sản nói riêng là sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường Hoa Kỳ.
Qua những số liệu trên, chúng ta thấy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng được nâng cao Nhờ đó mà kim ngạch thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ cũng tăng theo đó.
Kết quả có được là do chúng ta có những chính sách hợp lý đẩy mạnh quan hệ thương mại cũng như quan hệ ngoại giao với Mỹ Việc thực hiện tốt mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước là cơ sở, nền tảng để phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ, nhưng đây là giải pháp vĩ mô, giữa hai quốc gia với nhau. Như thế vẫn chưa đủ Chúng ta còn cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Đối với thị trường Mỹ, việc xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ, đơn lẻ thường gặp khó khăn do các doanh nghiệp nội địa thường liên kết thành các hiệp hội nên khả năng cạnh tranh rất cao Chúng ta có thể thâm nhập thị trường Mỹ bằng cách hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp nhập khẩu thuỷ sản Mỹ, ký kết hợp đồng làm ăn lâu dài Như vậy phía đối tác có thể giúp đỡ chúng ta trong các hoạt động thủ tục nhập khẩu và kịp thời thông tin những thay đổi trong chính sách pháp luật của nước Mỹ Nói như thế cũng không có nghĩa là chúng ta luôn phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu Khi đã đủ mạnh, đủ hiểu thị trường và đủ lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, doanh nghiệp cần tiếp tục các bước tiến khác để khẳng định vị thế của mình, vai trò độc lập của mình trên cơ sở, tinh thần hợp tác với các nhà nhập khẩu trong nước.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa các cá nhân của hai nước cũng không kém phần quan trọng thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Từ chỗ quen biết đến việc đi du lịch tham quan đất nước của nhau, tạo lập mối quan hệ khác về làm ăn kinh tế, tạo luồng dư luận tốt cho sản phẩm thuỷ sản của mình Hoặc quan hệ giữa thương nhân Việt Nam với đội ngũ Việt kiều Mỹ đông đảo đang sống trên đất Mỹ cũng là một thị trường không nhỏ Đó cũng chính là một cách quảng cáo sản phẩm, một sức mạnh từ bên trong làm tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.
3.1.2 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ xuất khẩu.
Tính đến hết năm 2010, Việt Nam đứng thứ 26 trong tổng số 30 nền kinh tế xuất khẩu vào thị trường Mỹ Tuy vậy, vị thế của từng mặt hàng lại đáng khích lệ. Giày dép đứng thứ 2 sau Trung Quốc Đồ gỗ nội thất đứng thứ 3 sau Trung Quốc, Mexico, Canada Thủy sản đứng thứ 6 sau Canada, Trung Quốc, Thái Lan, Chi Lê, Inđônêxia Trị giá nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ cũng quá nhỏ so với tổng giá trị xuất khẩu của thị trường này Điều đó khẳng định đây là thị trường khổng lồ.
Với dân số đông, lớp người giàu đứng đầu thế giới khá nhiều song tầng lớp thu nhập trung bình và thấp cũng không ít, Hoa Kỳ là thị trường có sức mua rất lớn, phân đoạn rộng, từ hàng thấp cấp đến cao cấp, nên chẳng những cấp độ hàng Việt Nam nhiều cơ may tiêu thụ tại thị trường này và giả định nếu toàn bộ hàng xuất khẩu của Việt Nam bán được hết sang Hoa Kỳ chưa thấm tháp gì Điều này hé lộ những triển vọng cho xuất khẩu của Việt Nam.
Có lẽ phát triển đột biến - xuất siêu - thị trường khổng lồ - phân đoạn rộng là 4 trong số các nét đặc trưng theo hướng nhìn từ phía doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đối với thị trường Hoa Kỳ Điều đó cần được lưu tâm đến khi hoạch định chính sách thương mại nói chung và giải pháp xúc tiến thương mại nói riêng đối với thị trường này.
Quan hệ vững chắc với thị trường Hoa Kỳ không chỉ giúp Việt Nam khai thác tốt thị trường này mà còn làm bàn đạp để tiến sang các thị trường lân cận khác cũng đầy tiềm năng tại Bắc Mỹ Vì vậy, đẩy mạnh xúc tiến thương mại với thị trường Hoa Kỳ vừa có ý nghĩa trước mắt, trực diện mà còn có ý nghĩa chiến lược, với tầm nhìn xa.
Về định hướng ở tầm vĩ mô, phải bổ sung hệ thống cơ chế chính sách, tạo ra sự phối hợp và đồng thuận với các cơ quan hữu quan của phía Hoa Kỳ, giải tỏa các rào cản, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuận lợi;
Tạo năng lực cho Hiệp hội ngành hàng, mỗi doanh nghiệp đủ mạnh tự mình thao tác trên thị trường này, xác định hoặc điều chỉnh chiến lược, phương hướng về ngành hàng, về từng mặt hàng;
Chú trọng đến hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Hoa Kỳ, phân loại, phân đoạn thị trường tiêu thụ sản phẩm;
Quan tâm tới luật lệ xuất nhập khẩu, phương thức thanh toán, thủ tục hải quan, kiểm tra an ninh, tập quán tiêu dùng của Hoa Kỳ… thường khá phức tạp;
Nhóm giải pháp đối với các cơ sở sản xuất, nuôi trồng, chế biến, khai thác và xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ
3.2.1 Nâng cao năng lực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản:
Các giải pháp, định hướng chiến lược nâng cao năng lực khai thác thuỷ sản là:
- Tập trung nghiên cứu điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các hoạt động nghiên cứu nguồn lợi và tổ chức khai thác hải sản trên biển.
- Tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển, trên cơ sở cơ cấu lại tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp với các vùng biển, tuyến biển, với môi trường tự nhiên, nguồn lợi hải sản Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để định hướng khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn lợi hải sản trên biển, tăng cường sự tham gia của cộng đồng Đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác thuỷ sản,bảo quản sản phẩm để giảm tổn thất sau thu hoạch Củng cố và phát triển các mô hình tổ chức sản xuất khai thác hải sản như: tổ đội sản xuất, hợp tác xã, các hình thức kinh tế tập thể, kinh doanh, liên kết, các mô hình hậu cần dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trên biển Đổi mới xây dựng các hợp tác xã và liên minh hợp tác xã nghề cá theo hướng thật sự vì lợi ích của ngư dân, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, gắn kết cộng đồng, phát triển và ổn định xã hội vùng biển và hải đảo Hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn đủ mạnh để hoạt động khai thác hải sản xa bờ và hợp tác khai thác viễn dương với các nước trong khu vực.
- Hiện đại hoá công tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn thiện hệ thống thông tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn Tăng cường bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ nguồn lợi gắn với bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển và hải đảo.
- Củng cố, phát triển ngành cơ khí đóng, sửa tàu cá, có lộ trình phù hợp chuyển nhanh các tàu các vỏ gỗ sang vỏ thép, vật liệu mới…, phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành cơ khí đóng tàu cá, các ngành sản xuất lưới sợi, ngư cụ phục vụ khai thác gắn với đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá các cảng cá, bến cá, các khu neo đậu tránh trú bão, các khu hậu cần dịch vụ nghề cá ven biển và trên các hải đảo.
- Nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nghề khai thác hải sản Xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa, nhân rộng các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng, ban hành cơ chế chính sách phù hợp; thực hiện việc thả các giống thuỷ sản đảm bảo chất lượng ra biển và các thuỷ vực nội địa theo mùa để phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản Xây dựng và thiết lập cơ chế, chính sách quản lý khai thác nội địa từ điều tra nguồn lợi trên các lưu vực sông, suối, hồ đến quản lý khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường Chống đánh bắt bất hợp phát, huỷ diệt nguồn lợi.
Về nuôi trồng thuỷ sản, cần lấy phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, trong đó đặc biệt là nuôi biển, nước lợ, phục vụ xuất khẩu làm định hướng chiến lược cơ nhất từ nay cho đến năm 2020 theo các chiến lược sau:
- Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản (nuôi biển) và nước lợ với ưu tiên cho nuôi phục vụ xuất khẩu, nhất là tôm, cá biển và nhuyễn thể.
- Mở rộng thị trường trong nước và quốc tế cho nuôi nước ngọt, ưu tiên chọn lựa các đối tượng nuôi năng suất cao, dễ vận chuyển xa và có khả năng đa dạng chế biến Phát triển mạnh công nghệ chế biến, bảo quản, vận chuyển và thương mại hàng thuỷ sản nước ngọt.
- Phát triển công nghệ sinh học là ưu tiên hàng đầu để rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ, đặc biệt trong công nghệ sản xuất giống, thức ăn và phòng trừ dịch bệnh.
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên nguyên tắc an toàn sinh thái.
Muốn thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược trên, cần phải:
- Đẩy nhanh quá trình quy hoạch, xây dựng bản đồ thích nghi hệ thống sinh thái cho nuôi trồng, phân lập, thiết kế các khu sản xuất giống, nuôi tôm và các loài cá biển tập trung.
- Giải quyết tốt vấn đề khát vốn cho chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng năng suất cao và bền vững.
- Quy hoạch diện tích mặt nước sử dụng và tích cực chuyển từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh, chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng kết hợp với cây lương thực truyền thống.
- Đẩy nhanh tốc độ cải tiến, nâng cao công nghệ nuôi tôm xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở hậu cần và dịch vụ cho nghề nuôi tôm, cá biển.
- Nghiên cứu, nhập nhanh công nghệ sản xuất giống, thức ăn và công nghệ nuôi biển ( tôm hùm, một số loài cá có giá trị kinh tế cao, nhuyễn thể và một số loài rong tảo ) Khuyến khích phát triển giống thuỷ sản: ưu tiên cho các hộ gia đình có nhu cầu vay để phát triển giống thuỷ sản Đồng thời tập trung giải quyết khâu đột phá là cung ứng đủ giống thuỷ sản có chất lượng và giá bán hợp lý.
- Chuyển giao nhanh những kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản tiên tiến cho ngư dân Tiến hành áp dụng quản lý vùng nuôi tốt, đảm bảo vệ sinh môi trường vùng nuôi, vệ sinh chất lượng từ vùng nuôi, không sử dụng hoá chất, kháng sinh bị cấm.Làm tốt công tác kiểm dịch giống thuỷ sản, nuôi thả đúng thời vụ, hạn chế rủi ro bệnh dịch Đa dạng hoá các loài tôm; tăng lợi thế cạnh tranh bằng tôm sú kích cỡ lớn và phát triển nuôi trồng tôm thẻ chân trắng Phát triển nuôi sinh thái ở các vùng phù hợp, mở rộng nuôi cá tra, cá basa, cá rô phi đơn tính, các đối tượng nước ngọt xuất khẩu khác Mặt khác, đầu tư hoàn thiện các trung tâm nghiên cứu giống hải sản ở một số vùng trọng điểm và tính trên cơ sở số lượng và chất lượng giống theo yêu cầu của từng đối tượng để nhập khẩu một số lượng giống cần thiết cho yêu cầu phát triển nuôi thuỷ sản.
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch của các tỉnh có điều kiện tự nhiên và sinh thái thích hợp để phát triển nuôi cá biển và cá nwosc ngọt, xây dựng và triển khai các dự án phát triển các vùng nuôi cá tập trung ở quy mô công nghiệp
- Tăng cường hợp tác nghiên cứu với các nước có công nghệ cao trong khu vực và thế giới, đặc biệt là những công nghệ di truyền, chọn giống các đối tượng có giá trị kinh tế cao, công nghệ sinh học, công nghệ xử lý môi trường, công nghệ về chuẩn đoán phòng trừ dịch bệnh.
Các đề xuất đưa ra sau khi tìm hiểu đề tài
3.3.1 Các đề xuất đối với các nhà chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Vì các sản phẩm thuỷ sản phải đáp ứng tất cả các yêu cầu để qua được các điểm kiểm tra ở cửa khẩu của Mỹ, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần biết các quy định tiêu chuận của Mỹ về chất lượng, kích cỡ, đóng gói, nhãn mác,… Các nhà chế biến của Việt Nam cần chú trọng tăng cường các chương trình phòng chống rủi ro thông qua việc đánh giá sự phù với HACCP trong sản xuất và chế biến Điều này sẽ giúp các nhà xuất khẩu đảm bảo an toàn thực phẩm một cách hiệu quả hơn trong khâu chế biến để có thể qua bất kỳ một điểm kiểm tra nhập khẩu tại cửa khẩu ở Mỹ Đề cập đến vấn đề nhãn mác, tất cả các thành viên của VASEP cần chú ý đầy đủ tới các quy định của Việt Nam hiện nay để đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đều phải có nhãn mác phù hợp.
Nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chứng tỏ năng lực cạnh tranh của mình và có được chỗ đứng vững vàng trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp cần cân nhắc các cách thức để đảm bảo chất lượng cao cho các sản phẩm của họ xuất sang Mỹ Để đat được mục tiêu này, các doanh nghiệp cần phải:
- Lấy chứng nhận sản phẩm không có tạp chất, hoá chất và các vi sinh gây hại cho tất cả các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu.
- Chú trọng không buôn bán hoặc sử dụng các hoá chất độc hại trong chế biến thuỷ hải sản.
- Tăng cường đầu tư các thiết bị hiện đại và đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng việc áp dụng ISO 9000, ISO 14000 và các tiêu chuẩn HACCP.
- Thiết lập mối quan hệ gần gũi giữa các nhà cung cấp thuỷ hải sản và các doanh nghiệp chế biến, chủ động tiến hành ký kết hợp đồng thu mua với ngư dân vào đầu vụ thu hoạch để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu bền vững.
Bằng việc áp dụng các biện pháp này, cả doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp chế biến có khả năng hạn chế rủi ro thiếu nguyên liệu và đối phó một cách hiệu quả với các hàng rào được dưng để ngăn cản dòng sản phẩm hải sản nhập khẩu.
3.3.2 Đề xuất đối với những người hoạch định chính sách và các cơ quan hữu quan.
Chính phủ cần lên kế hoạch để tiến hành ký kết một hiệp định cấp chính phủ với Mỹ để công nhận lẫn nhau kết quả xét nghiệm của cơ quan có thẩm quyền đối với các sản phẩm thuỷ sản Để hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước đảm bảo an toàn thuỷ sanrn khi đưa vào thị trường Mỹ, Chính phủ Việt nam cần có định hướng và xúc tiến đàm phán với FDA Mỹ ( cơ quan trực thuộc Bộ Y tế và Sức khoẻ con người của Mỹ) nhằm tranh thủ sự trợ giúp trong việc phổ biến và ứng dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Mỹ cho các đối tượng có liên quan của Việt Nam.
Do các nguồn lực của Việt Nam hiện còn có những hạn chế, sự hỗ trợ trước tiên cần tập trung vào việc đào tạo các kỹ thuật viên giám định thuỷ sản Cần có các khoá đào tạo ngắn hạn về chế biến thuỷ sản, giám định, xuất khẩu, thu mua và chứng nhận chất lượng sản phẩm Sự hỗ trợ này bao gồm cả việc mời FDA của
Mỹ và các chuyên gia về thuỷ sản tiến hành các khoá đào tạo thường xuyên tại Việt Nam như họ đã tiến hành với các đối tác thương mại chủ yếu xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Đối với Chính phủ, điều cần làm thường xuyên là có kế hoạch và ngân sách để tuyên truyền rộng rãi tại cấp cơ sở, triển khai các lớp tập huấn cho ngư dân và các nhà sản xuất, khuyên cáo họ không sử dụng các chất kháng sinh và các hoá chất độc hại nhằm tạo dựng một môi trường thuỷ hải sản sạch Những chiến dịch như thế sẽ đem lại lợi ích cho cả các ngư dân và các nhà xuất khẩu thuỷ hải sản, đảm bảo các lô hàng xuất khẩu sau khi rời Việt Nam sẽ không là nạn nhân của các tiêu chuẩn khắt khe và có thể là các rào cản đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khi nhập khẩu vào Mỹ. Đối với Bộ Thuỷ sản, cơ quan quản lý trực tiếp các lĩnh vực nuôi trồng,đánh bắt, chế biến và tiêu thụ thuỷ hải sản, cần nhanh chóng ban hành Quy chếTruy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản nhằm quy định trách nhiệm và quyền hanaj của các đơn vị liên quan tới hoạt động mã hoá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản Đối tượng áp dụng bao gồm các cơ quan quản lý Nhà nước, vùng nuôi thuỷ sản, các cơ sở sản xuất/ kinh doanh thuỷ sản Quy chế Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản giúp các cơ qian có thẩm quyền có khả năng nhận diện một thực phẩm, sẵn sang loại bỏ sản phẩm thuỷ sản không an toàn thực phẩm từ thị trường và cơ sở phân phối để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng và chính lợi ích của những người xuất khẩu.