1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Vpbank – Chi Nhánh Đông Anh.docx

91 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Rủi Ro Tỷ Giá Tại VPBank – Chi Nhánh Đông Anh
Tác giả Trần Quang Nguyên
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Cuối Khóa
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 272,37 KB

Cấu trúc

  • Chương 1..............................................................................................................................5 (6)
    • 1.1 Tổng quan về VPBank (6)
      • 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của VPBank (6)
    • 1.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank (8)
      • 1.2.1 Về huy động vốn của VPBank (8)
      • 1.2.2 Hoạt động tín dụng của VPBank (10)
      • 1.2.3 Hoạt động kinh doanh vốn giao dịch liên ngân hàng (11)
      • 1.2.4 Hoạt động của các công ty con trực thuộc VPBank (11)
      • 1.2.5 Các sản phẩm dịch vụ của VPBank (12)
        • 1.2.5.1 Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank (12)
        • 1.2.5.2 Hoạt động kinh doanh thẻ của VPBank (14)
        • 1.2.5.3 Các dịch vụ khác của VPBank (14)
    • 1.3 Kế hoạch tăng vốn của VPBank (14)
    • 2.1 Giới thiệu sơ lược về ngành Ngân hàng (17)
      • 2.1.1 Định nghĩa ngân hàng thương mại (17)
      • 2.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại (17)
        • 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn của NHTM (17)
        • 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng của NHTM (18)
        • 2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (19)
      • 2.1.3 Đặc điểm của các NHTM (21)
        • 2.1.3.1 NHTM giữ vị trí quan trọng nhất thị trường tài chính (21)
        • 2.1.3.2. NHTM đảm nhiệm những chức năng quan trọng trong nền kinh tế (22)
        • 2.1.3.3. Chứa đựng nhiều rủi ro do trong hoạt động kinh doanh của NHTM (24)
        • 2.1.3.4. Các NHTM hoạt động mang tính hệ thống (26)
    • 2.2 Giới thiệu sơ lược về rủi ro tỷ giá với một ngân hàng (27)
      • 2.2.1 Rủi ro tỷ giá của một ngân hàng (27)
      • 2.2.2 Tác động của rủi ro tỷ giá với một ngân hàng (28)
      • 2.2.3 Bộ phận cấu thành của rủi ro tỷ giá (28)
        • 2.2.3.1 Hoạt động mua bán ngoại tệ (29)
        • 2.2.3.2 Trạng thái tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ (30)
    • 2.3 Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank– chi nhánh Đông Anh (0)
      • 2.3.1 Thực trạng hoạt động KDNT tại VPBank (30)
        • 2.3.1.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động KDNT tại VPBank (30)
        • 2.3.1.2 Bộ phận thực hiện hoạt động KDNT (31)
        • 2.3.1.3 Các sản phẩm KDNT của VPBank (33)
        • 2.3.1.4 Vai trò của các nghiệp vụ phái sinh trong việc phòng rủi ro tỷ giá (0)
      • 2.3.2 Thực trạng rủi ro tỷ giá và quản lý rủi ro tỷ giá trong KDNT tại VPBank – (37)
        • 2.3.2.1 Thực trạng KDNT của VPBank – chi nhánh Đông Anh (37)
        • 2.3.2.2 Tình hình biến động tỷ giá trong giai đoạn 2009 – 2010 (42)
        • 2.3.2.3 Cơ sở pháp lý và quy tắc chung trong quản lý rủi ro tỷ giá (48)
        • 2.3.2.4 Thực trạng rủi ro tỷ giá tạiVPBank (49)
        • 2.3.2.5 Các biện pháp quản lý rủi ro tỷ giá mà chi nhánh đã thực hiện (54)
        • 2.3.2.6 Kinh nghiệm quản lý của các NHTM khác (57)
    • 2.4 Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT tại VPBank (59)
      • 2.4.1. Kết quả đạt được trong quản lý rủi ro tỷ giá của VPBank (59)
      • 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT tại (61)
        • 2.4.2.1 Hạn chế trong quản lý rủi ro tỷ giá (61)
        • 2.4.2.2 Nguyên nhân hạn chế trong quản lý rủi ro tỷ giá (62)
  • CHƯƠNG 3 Các giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank – chi nhánh Đông Anh (17)
    • 3.1 Định hướng phát triển hoạt động KDNT (65)
      • 3.1.1 Cơ hội và thách thức đối với VPBank khi Việt Nam gia nhập WTO (65)
        • 3.1.1.1 Cơ hội phát triển hoạt động KDNT (65)
        • 3.1.1.2 Thách thức phát triển hoạt động KDNT (66)
      • 3.1.2 Định hướng phát triển chiến lược trong hoạt động KDNT (67)
    • 3.2 Giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT tại VPBank – Chi nhánh Đông Anh (68)
      • 3.2.1 Nhóm giải pháp chung (68)
        • 3.2.1.1 Tổ chức bộ phận kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả (68)
        • 3.2.1.2 Xây dựng đội ngũ nhân viên thông thạo về các giao dịch phái sinh (69)
        • 3.2.1.3 Nâng cao hệ thống thông tin trong hoạt động KDNT (69)
        • 3.2.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và chuyên môn hóa công tác xử lý rủi ro (71)
        • 3.2.1.5 Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và chiến lược khách hàng hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể (71)
      • 3.2.2 Nhóm giải pháp nghiệp vụ phòng chống rủi ro tỷ giá (72)
        • 3.2.2.1 Đa dạng hóa nghiệp vụ KDNT (72)
        • 3.2.2.2 Hoàn thiện hạn mức rủi ro trong quản lý rủi ro tỷ giá (74)
        • 3.2.2.3 Nâng cao hiệu quả trong hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ (74)
        • 3.2.2.4 Bổ sung các loại ngoại tệ trong KDNT (75)
        • 3.2.2.5 Quản lý trạng thái ngoại tệ linh hoạt (75)
    • 3.3 Các kiến nghị đề xuất (76)
      • 3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ (76)
        • 3.3.1.1 Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối (76)
        • 3.3.1.2 Đấy mạnh hoạt động của các cơ quan thống kê (77)
        • 3.3.1.3 Hoàn thiện chính sách liên quan đến thị trường ngoại hối (77)
        • 3.3.1.4 Quản lý quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia (77)
        • 3.3.1.5 Thúc đẩy thị trường ngoại hối Việt Nam hội nhập với thế giới (78)
      • 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (78)
        • 3.3.2.1 Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (78)
        • 3.3.2.2 Thực hiện chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ hợp lý (79)
        • 3.3.2.3 Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao vai trò điều tiết, hướng dẫn thị trường ngoại hối của NHNN (81)
        • 3.3.2.4 Tổ chức các cuộc hội thảo về các vấn đề liên quan đến hoạt động KDNT (82)
  • KẾT LUẬN (83)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 1 Giáo viên HD PGS TS Nguyễn Thường Lạng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ ~~~~~~*~~~~~~ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬ[.]

Tổng quan về VPBank

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của VPBank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.

Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.

Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng Và hiện nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Tháng

11/1994, VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995, được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánh Thăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh Bắc Giang Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank được nâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giao dịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Giảng Võ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm Phòng giao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và Phòng giao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trực thuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc Chi Nhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng Long), phòng giao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ) Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm

2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán

VPBank đã có tổng số 131 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc:

- Tại Hà Nội: 1 Trụ sở chính, 44 chi nhánh và phòng giao dịch

- Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hòa Bình, Thái Bình): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch.

- Khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch.

- Khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang): 35 Chi nhánh và Phòng giao dịch.

550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union (tính đến 31/08/2009)

Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh Tông, số lượng CBNV chỉ có vỏn vẹn 18 người Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng. Đến hết 31/12/2009, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là: 2.506 CBNV, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% CBNV có trình độ đại học và trên đại học.

Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự VPBank thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên. Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006, một lần nữa,VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5Ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước.

Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank

Trong những năm vừa qua, VPBank đã rất nỗ lực để nâng cao vị trí mình trong hệ thống các Ngân hàng TMCP, cụ thể VPbank đã đạt được một số thành tựu sau:

1.2.1 Về huy động vốn của VPBank

Quy mô huy động vốn của VPBank tăng trưởng cao và ổn định, tương ứng với tốc độ tăng tài sản có.

Trong giai đoạn 2005 – 2007, đặc biệt giai đoạn từ đầu năm 2008 đến nay, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và trên thị trường quốc tế, tình hình lạm phát, cạnh tranh về huy động vốn giữa các Tổ chức tín dụng trong nước gây ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của các Ngân hàng Trước các biến động về giá huy động trên thị trường, VPBank đã chủ động áp dụng những chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường, tích cực cải thiện chênh lệch giữa lãi suất cho vay – huy động và chênh lệch lãi suất giữa các chi nhánh Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với cá nhân, doanh nghiệp về cả VND và ngoại tệ đã góp phần giảm thiểu tác động thị trường đối với việc huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn sau cùng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Để đạt được những thành tựu trên, có một nguyên nhân chủ yếu là VPBank đã không ngừng nâng cao vốn chủ sở hữu, tăng tổng tài sản một cách mạnh mẽ

Bảng 1.1 Bảng tổng kết về quy mô của VPBank từ năm 2004 - 2009. Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng Nghiên Cứu Phát Triển VPBank)

Qua những con số ở bảng 1.1, ta thấy, từ năm 2004 đến năm 2009 quy mô tài sản tăng lên 674%, trong đó có sự tăng lên tương xứng của Vốn chủ sở hữu Điều này tạo ra những lợi thế trong cạnh tranh của VPBank với các NHTM khác như về chi phí, uy tín… Chính vì vậy, dư nợ tín dụng cũng tăng lên mạnh mẽ, đã làm cho lợi nhuận trước thuế tăng từ 43 tỷ đồng năm 2003 lên 382 tỷ đồng năm 2009 Lợi nhuận của ngân hàng không ngừng thay đổi và chứng tỏ một quy mô sử dụng vốn và quản lý vốn ngày càng hiệu quả.

VPBank liên tục đạt những kết quả hoạt động kinh doanh đáng khích lệ Tổng lợi nhuận trước thuế và sau dự phòng rủi ro của toàn hệ thống VPBank tăng 382 tỷ đồng so với năm 2008.

Lợi nhuận sau thuế/Vốn điều lệ bình quân (ROE) là: 11.93% ; Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân (ROA) là: 0.9%

Sự phân tích trên đã chứng tỏ VPBank là một ngân hàng đang vươn lên mạnh mẽ và năng động, tích cực hội nhập và khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường ngân hàng.

1.2.2 Hoạt động tín dụng của VPBank

Tổng dư nợ tín dụng của VPBank đến cuối tháng 5/2009 là 13.665 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ đồng so với cuối tháng trước, tăng 5% so với cuối năm 2008 và giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó cho vay bằng VNĐ đạt 13.383 tỷ đồng chiếm 98% tổng dư nợ Đến cuối tháng 5/2009 VPBank mới đạt 18,6% kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng cả năm 2009.

Thực hiện chủ trương kích cầu của chính phủ, VPBank đã tích cực triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất, đến cuối tháng 5/09 dư nợ các khoản hỗ trợ lãi suất của VPBank đạt gần 1.000 tỷ đồng.

Về chất lượng tín dụng: Nợ xấu toàn hàng đến cuối tháng 5/2009 là 366 tỷ đồng(chiếm 2,68% tổng dư nợ), giảm 75 tỷ đồng so với cuối năm trước (giảm 0,7% về tỷ lệ) Nợ cần chú ý đến cuối tháng 5/2009 là 240 tỷ đồng (chiếm 1,76% tổng dư nợ),giảm 256 tỷ đồng so với cuối năm trước.

1.2.3 Hoạt động kinh doanh vốn giao dịch liên ngân hàng

Tổng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) đến cuối tháng 5/2009 là 1.118 tỷ đồng – giảm 240 tỷ đồng so với cuối năm trước Nguyên nhân nguồn vốn thị trường 2 giảm là do trong 5 tháng đầu năm nguồn vốn huy động từ dân cư (thị trường 1 của VPBank tăng khá mạnh (tăng 1.570 tỷ đồng), trong khi dư nợ tín dụng 2 tháng đầu năm giảm, chỉ tăng trở lại từ tháng 3/2009 nên mức tăng dư nợ thấp hơn nhiều (dư nợ chỉ tăng 692 tỷ đồng) so với tăng nguồn vốn, nguồn vốn của VPBank tạm thời dư thừa nên VPBank đã chủ động điều chỉnh giảm nguồn vốn huy động trên thị trường 2.

Tổng tiền gửi có kỳ hạn, cho vay liên ngân hàng và đầu tư trái phiếu các loại đến cuối tháng 5 là 3.958 tỷ đồng – tăng 1.175 tỷ đồng so với cuối năm trước Trong đó riêng tiền gửi có kỳ hạn và cho vay liên ngân hàng là 1.930 tỷ đồng – tăng 569 tỷ đồng so với cuối năm trước Số dư đầu tư trái phiếu Chính phủ và trái phiếu khác là 2.028 tỷ đồng – tăng 606 tỷ đồng so với cuối năm trước.

Trong 5 tháng đầu năm, tỷ giá ngoại tệ trên thị trường đặc biệt là USD cũng có nhiều biến động, nguồn ngoại tệ mua bán khan hiếm, tuy nhiên ngân hàng vẫn luôn cố gắng khai thác các nguồn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ của các khách hàng xuất nhập khẩu tại VPBank.

1.2.4 Hoạt động của các công ty con trực thuộc VPBank

VPBank có 2 công ty trực thuộc (sở hữu 100% vốn) là AMC và Công ty chứng khoán.

- Công ty Quản lý tài sản VPBank (AMC) tiếp tục triển khai các dự án bất động sản hiện tại (Fideco, Bình Tân – Sakico 362 Phố Huế, Dự án Hòa Bình – Đầm Sen ), phối hợp với các chi nhánh VPBank triển khai các văn phòng trụ sở, thẩm tra hồ sơ thiết kế, hồ sơ thanh quyết toán XDCB tại các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc

- Công ty Chứng khoán VPBank, với sự hồi phục dần của thị trường chứng khoán, giao dịch của thị trường trong tháng 5/2009 đã diễn ra sôi động với xu hướng tăng điểm mạnh mẽ, hoạt động của công ty trong tháng 5/2009 cũng diễn ra hết sức sôi động Trong tháng số lượng tài khoản mở mới đạt 146 tài khoản, lũy kế đạt 4.880 tài khoản Tổng giá trị giao dịch chứng khoán niêm yết toàn công ty đạt 530 tỷ đồng, phí môi giới thu được đạt gần 1,3 tỷ đồng Tuy tình hình thị trường phục hồi và tăng điểm thời gian gần đây, song định hướng và chỉ đạo đầu tư của các cấp lãnh đạo Công ty Chứng khoán là không tham gia đầu tư, tập trung vào phân tích tình hình thị trường cũng như các công ty niêm yết để có bước chuẩn bị thích hợp về sau, đồng thời xử lý và cơ cấu lại danh mục hiện tại.

Tổng thu nhập thuần của công ty 5 tháng trong năm 2009 đạt 16,6 tỷ đồng, tổng chi phí hoạt động là 18,4 tỷ đồng.

1.2.5 Các sản phẩm dịch vụ của VPBank

1.2.5.1 Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank

Hệ thống thanh toán được thiết kế để chuyển tiền từ TCTD này sang TCTD khác một cách nhanh chóng và hiệu quả, dù là chuyển tiền trong nước hay chuyển ra nước ngoài Tuy là Ngân hàng Nhà nước vận hành hệ thống thanh toán trong nước, các TCTD cũng phải thiết lập và duy trì một môi trường kiểm soát thích hợp đối với phần của mỗi ngân hàng tham gia trong hệ thống để đảm bảo rằng việc thanh toán được thực hiện không có sai sót, kịp thời, sử dụng toàn bộ số tiền thu được, đồng thời đảm bảo rằng mỗi khoản thanh toán đều phải có đủ chứng từ, đúng các bước và được phê duyệt. Những nguyên tắc này cũng được áp dụng cho các hệ thống thanh toán quốc tế như SWIFT Vì khối lượng giao dịch và số tiền chuyển qua hệ thống thanh toán của NHNN và SWIFT hàng ngày là rất lớn và hầu hết các giao dịch đều được hoàn thành, nên VPBank luôn có biện pháp kiểm soát hoạt động chặt chẽ

Trong những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc độ cao đã tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của VPBank.

Bảng 1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank giai đoạn 2007 – 2008 Đơn vị : Triệu USD

Lượng GD Giá trị Lượng GD Giá trị

Thanh toán nhờ thu NK 182 5 600 14,8

Thanh toán nhờ thu XK 2 1,4 20 0.39

(Nguồn: Trung tâm thanh toán VPBank)

Kế hoạch tăng vốn của VPBank

Ngoài các mục tiêu đề ra ở trên VPBank còn có kế hoạch dài hạn cho quá trình tăng vốn của mình Ngày 16/3/2010, VPBank đã tổ chức Đại hội cổ đông năm 2010.

Theo đó, cổ đông VPBank đã thống nhất phương án tăng vốn điều lệ VPBank từ

2117 tỷ đồng lên 4000 tỷ đồng Việc tăng vốn trong năm 2010 được thực hiện làm 2 đợt, dự kiến chậm nhất vào ngày 31/12/2010 Cụ thể:

+ Đợt 1, tăng vốn điều lệ thêm 339 tỷ đồng từ 2117 tỷ đồng lên 2456 tỷ đồng.VPBank thực hiện sử dụng 229 tỷ đồng từ nguồn thặng dư năm 2009 chưa phân phối dưới hình thức phát hành thêm 33,9 triệu cổ phần dành cho các cổ đông hiện hữu tại thời điểm chốt danh sách cổ đông.

Tỷ lệ phân phối là 16,01%, trong đó tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu là 6% và tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng là 10,01% Giá phát hành cổ phần cho đối tượng tham gia tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận dùng chia cổ tức bằng cổ phiếu và nguồn quỹ thặng dư, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ cho cổ đông bằng mệnh giá.

Hội đồng quản trị Ngân hàng dự kiến thời gian thực hiện xong việc tăng vốn đợt

+ Đợt 2, VPBank thực hiện tăng vốn điều lệ thêm 1543 tỷ đồng từ 2456 tỷ đồng lên 4000 tỷ đồng.

Việc tăng vốn này thông qua việc phát hành thêm 154 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu tại thời điểm chốt danh sách chào bán cổ phần Tỷ lệ phân phối là 62,83%.

Theo VPBank, số vốn tăng thêm được sử dụng vào bổ sung nguồn vốn hoạt động (1451,8 tỷ đồng); đầu tư vào công nghệ là 140,2 tỷ đồng; đầu tư vào tài sản 290,4 tỷ đồng.

Trong đó việc đầu tư tài sản là để mua đất và xây dựng trụ sở Trong thời gian tới mua VPBank dự kiến mua đất và xây dựng trung tâm dữ liệu theo đúng tiêu chuẩn quy định của NHNN khoảng 58 tỷ đồng Xây dựng trự sở chính chi nhánh Cần Thơ khoảng 14,5 tỷ đồng Xây dựng trụ sở chính tại chi nhánh Hải Phòng, Huế khoảng 58 tỷ đồng. Mua đất và xây dựng trụ sở tại một số địa phương khác khoảng 159,9 tỷ đồng.

Khoản 1451 tỷ đồng để đầu tư vào cổ phiếu, chứng từ có giá có khả năng thanh khoản cao, vay trung và dài hạn với tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng khoảng 12-15%/năm. Tăng vốn lên 12 nghìn tỷ đồng vào 2014

Ngoài ra thì trong kì họp cổ đông cũng thông qua các chỉ tiêu cần đạt được trong năm 2010.

Bảng 1.3 Chỉ tiêu của VPBank trong năm 2010 Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính VPBank 2009)

Qua bảng trên chúng ta thấy năm 2010, VPBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 650 tỷ đồng, tương đương tăng 70% so với năm 2009

Kế hoạch cho giai đoạn 2010 – 2014, cũng dự kiến tăng trưởng vốn điều lệ lên

12 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 467% so với 31/12/2009 Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2014 dự kiến tăng lên 2800 tỷ đồng được mục tiêu của ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt là rất lớn Đây là mục tiêu rất lớn và kế hoạch này cũng là một thách thức mà ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Ngân hàng TMCP Các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam cần phải quyết tâm để thực hiện trong năm nay, và trong việc thực hiện kế hoạch dài hạn của mình.

Trên đây chúng ta đã đi qua sơ lược về lịch sử hình thành, tình hình hoạt động,kinh doanh của VPBank Phần sau của chuyên đề xin được đề cập về thực trạng công tác quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank – chi nhánh Đông Anh.

CHƯƠNG 2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TẠI VPBANK - CHI NHÁNH ĐÔNG ANH

Giới thiệu sơ lược về ngành Ngân hàng

2.1.1 Định nghĩa ngân hàng thương mại Đầu tiên ngân hàng thương mại là một loại ngân hàng trung gian Ở mỗi nước có một cách định nghĩa riêng về ngân hàng thương mại Ví dụ: Ở Mỹ: ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và họat động trong ngành dịch vị tài chính Ở Pháp: ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào thường xuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính Ở Ấn Độ: ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản kí thác để cho vay hay tài trợ và đầu tư Ở Thổ Nhĩ Kì: ngân hàng thương mại là hội trách nhiệm hữu hạn thiết lập nhằm mục đích nhận tiền kí thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ công hối phiếu, chiết khấu và những hình thức vay mượn khác… Ở Việt Nam Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà nước Việt Nam xác định: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.

2.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn của NHTM

Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:

- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác;

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giáy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam,các tổ chức nước ngoài;

- Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước;

- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

2.1.2.2 Hoạt động tín dụng của NHTM

Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới hình thức sau:

- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

- Cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM

Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.

Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khỏan cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khỏan tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khỏan tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh Hoạt động dịch vụ thanh tóan và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động sau:

- Cung cấp các phương tiện thanh toán;

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;

- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ;

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN;

- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép;

- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;

- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh tóan liên ngân hàng trong nước;

- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

2.1.2.4 Các hoạt động khác của NHTM

Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện một số hoạt động khác bao gồm:

Góp vốn và mua cổ phần – Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh.

Tham gia thị trường tiền tệ - Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ.

Kinh doanh ngoại hối – Ngân hàng thương mại được pháp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Ủy thác và nhận ủy thác – Ngân hàng thương mại được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lính vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý.

Cung ứng dịch vụ bảo hiểm – Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, đươch thanh lập công ty trực thuộc hoặc lien doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Tư vấn tài chính – Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng Bảo quản vật quý giá – Ngân hàng thương mại được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

2.1.3 Đặc điểm của các NHTM

2.1.3.1 NHTM giữ vị trí quan trọng nhất thị trường tài chính

NHTM đảm nhiệm vai trò đặc biệt trên thị trường tài chính nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung Trong đó NHTM giữ vị trí quan trọng nhất trên thị trường tài chính với việc nắm giữ khoảng 80% tài sản có trong hệ thống ngân hàng, có khả năng chi phối hoạt động của hệ thống tài chính và các tổ chức tín dụng So với các tổ chức tín dụng khác NHTM được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác mà một số trung gian tài chính khác không thể thực hiện được bao gồm việc nhận tiền gửi không kỳ hạn và làm dịch vụ bao thanh toán, do đó tạo nên sự đa dạng về nghiệp vụ kinh doanh và các sản phẩm dịch vụ cung ứng của NHTM Đối tượng khách hàng phong phú cùng với địa bàn hoạt động rộng khắp hoạt động của NHTM càng trở nên quan trọng hơn.

NHTM là công cụ của chính phủ trong việc tài trợ vốn cho các mục tiêu chiến lược, là công cụ thực hiện chinh sách tiền tệ.

Do có vai trò quan trọng nhất, tác động đến tất cả các chủ thể cùng với sự đa dạng về khách hàng cũng như các nghiệp vụ và địa bàn hoạt động rộng lớn nên NHTM có khả năng thoả mãn tốt nhất lợi ích của mọi chủ thể tham gia trên thị trường tài chính và toàn bộ nền kinh tế Thể hiện thông qua vai trò của nó.

Giới thiệu sơ lược về rủi ro tỷ giá với một ngân hàng

2.2.1 Rủi ro tỷ giá của một ngân hàng

Như chúng ta đã biết có hai nguyên nhân chính gây nên rủi ro ngoại hối:

Thứ nhất, các ngân hàng giao dịch các hợp đồng tiền nước ngoài nhằm phục vụ cho cho khách hàng và cho chính bản thân mình;

Thứ hai, các ngân hàng đầu tư vào vào tài sản có và huy động vốn bằng các ngoại tệ.

Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại hối ròng (trường hay đoản) trong mua bán ngoại hối và trong cơ cấu tài sản bằng ngoại tệ Chúng ta sẽ thấy rằng, nếu tỷ giá biến động càng mạnh thì rủi ro ngoại hối càng lớn Một trạng thái ngoại hối dương là trạng thái ngoại hối trường ròng với một loại ngoại tệ (Tức là tài sản nợ bằng ngoại hối nhiều hơn tài sản có bằng ngoại hối đối với một loại ngoại tệ) và khi trạng thái ngoại hối là trường ròng thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro ngoại hối khi đồng tiền đó giảm giá so với đồng nội tệ Và tương tự chúng ta sẽ có một trạng thái ngoại hối âm là trạng thái ngoại hối đoản ròng đối với một loại ngoại tệ, và khi mà trạng thái ngoại hối của một đồng tiền là đoản ròng thì, thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro ngoại hối khi đồng tiền đó lên giá so với đồng bản tệ Như vậy, khi trạng thái ngoại hối của một ngoại tệ là khác 0 thì ngân hàng luôn luôn phải đối phó với với rủi ro ngoại hối, khi tỷ giá của ngoại tệ biến động so với đồng bản tệ.

Trong môi trường toàn cầu hóa tài chính – ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng ngày càng phải đối mặt với vấn đề rủi ro ngoại hối nhiều hơn Những rủi ro này có thể phát sinh thông qua các hoạt động giao dịch ngoại hối; cho vay bằng ngoại tệ

(ví dụ như cho vay bằng ngoại tệ USD); mua các chứng khoán được phát hành bằng ngoại tệ (ví dụ như mua trái phiếu của chính phủ Mỹ, trái phiếu Châu Âu…); hoặc là phát hành các chứng khoán nợ bằng ngoại tệ để duy trì vốn (ví dụ như phát hành các trái phiếu, kì phiếu bằng ngoại tệ)

2.2.2 Tác động của rủi ro tỷ giá với một ngân hàng

Như phần trên đã trình bày, khi mà một ngân hàng đang có trạng thái ngoại hối trường (đoản) với một loại ngoại tệ thì ngân hàng đó đang phải đối mặt với rủi ro ngoại hối Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp ngân hàng có trạng thái ngoại hối đối với một loại ngoại tệ nào đó là trường (đoản), thì rủi ro ngoại hối còn phụ thuộc vào hướng và mức độ biến động của tỷ giá hối đoái, tức là:

Lãi/lỗ đối với ngoại tệ i = (trạng thái ngoại hối ròng/đoản của ngoại tệ i) x (mức biến động của ngoại tệ i).

Như vậy ta có thể thấy một ngân hàng có thể điều chỉnh được trạng thái ngoại hối của mình Nhưng lại không thể điều chỉnh được tỷ giá của một loại ngoại tệ Bởi nhân tố chính xác định sự vận động của tỷ giá lại chính là các lực lượng kinh tế, nạn đầu cơ thì không ổn định Chính vì thế mà các ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về tỷ giá Nhất là trong điều kiện Việt Nam chúng ta đã tham gia vào WTO Thì việc hội nhập sâu, hôi nhập chủ động trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Chính điều này đòi hỏi các nhà quản lý ngân hàng cần có chính sách điều hành, thực hiện việc phòng chống rủi ro về tỷ giá thật tốt Đòi hỏi các nhà quản lý cần phải thường xuyên trau dồi các kiến thức mới Để có thể ứng phó nhanh nhất với những biến động của tỷ giá, hay có thể phán đoán chiều hướng của tỷ giá, từ đó mà đưa ra các quyết định chính xác nhất, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng của mình Có như vậy thì ngân hàng của mình mới có thể phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

2.2.3 Bộ phận cấu thành của rủi ro tỷ giá

Như phần trên đã nói, rủi ro tỷ giá được cấu thành do hai hoạt động: Mua bán ngoại hối và hoạt động trên tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ Chính vì thế mà chúng ta sẽ xem xét hai yếu tố cấu thành rủi ro tỷ giá đối với một NHTM là mua bán ngoại hối và hoạt động trên tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ.

2.2.3.1 Hoạt động mua bán ngoại tệ

Thị trường ngoại hối của thế giới đã trở thành thị trường lớn nhất trong thị trường tài chính, với doanh số mua bán chục nghìn tỷ USD mỗi ngày Hơn nữa, thị trường này thực chất hoạt động 24/24 giờ mỗi ngày Bắt đầu từ Sydney, Tokyo, LonDon và đến NewYork.

Do đó, rủi ro ngoại hối có thể phát sinh vào bất cứ khi nào, ngay cả khi ngân hàng đã đóng cửa ngừng giao dịch Trạng thái ngoại hối của ngân hàng phản ánh bốn hoạt động của ngân hàng trên thị trường ngoại hối mà chúng ta liệt kê như sau:

1.Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán các hợp đồng ngoại thương;

2.Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho mình) nhằm mục đích thực hiện đầu tư trực tiếp hay gián tiếp;

3.Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng (hoặc cho mình) nhằm điều chỉnh trạng thái ngoại hối của đồng tiền đó để giảm rủi ro ngoại hối;

4.Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ trong việc dự tính sự biến động của tỷ giá.

Hai hoạt động đầu, ngân hàng thường thực hiện cho khách hàng để thu phí, và do đó, rủi ro ngoại hối ngân hàng không phải gánh chịu Hoạt động thứ ba, ngân hàng tiến hành nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối (phòng vệ), tức là nhằm giảm rủi ro ngoại hối Như vậy, rủi ro ngoại hối thực chất chỉ liên quan đến trạng thái ngoại hối mở (open position) đối với hoạt động mua bán mang tính chất đầu cơ (unhedged position), tức là hoạt động thứ 4 Trạng thái ngoại hối mở thường được thực hiện trong trong các giao dịch giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường ngoại hối và đặc biệt với các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư những ngân hàng tạo thị trường bằng cách yết tỷ giá mua bán hai chiều “Bid – Ask” đối với các ngoại tệ giao dịch.

Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank– chi nhánh Đông Anh

Khía cạnh thứ hai của rủi ro ngoại hối mà các ngân hàng phải chịu là sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ Tài sản có bằng ngoại tệ là các khoản mục, các bảng tổng kết tài sản, như: các khoản cho vay bằng ngoại tệ; các chứng khoán bằng ngoại tệ; tiền gửi bằng ngoại tệ ở ngân hàng khác; tiền mặt bằng ngoại tệ… Tài sản nợ bằng ngoại tệ là các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản, như: phát hành các chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ; phát hành trái phiếu Châu Âu; và các hình thức huy động vốn bằng ngoại tệ Do tính chất toàn cầu hóa thị trường tài chính đã tạo ra những khả năng to lớn để tăng nguồn vốn của các ngân hàng bằng các loại ngoại tệ khác nhau Đây là lợi thế to lớn không những đa dạng hóa nguồn vốn và sử dụng bằng ngoại tệ, và còn tạo ra những cơ hội để tăng được lợi tức đầu tư và giảm được chi phí vốn huy động.

Như phần trên đã đề cập đến rủi ro ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh của NHTM, ở phần sau đây, xin giới thiệu về quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank

2.3 Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động VPBank – chi nhánh Đông Anh.

2.3.1 Thực trạng hoạt động KDNT tại VPBank

2.3.1.1 Cơ sở pháp lý của hoạt động KDNT tại VPBank.

Ngày 19/5/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký công văn số 3592/NHNN-CNH xác nhận Ngân hàng thương mại cổ phần Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh (VPBank) đủ điều kiện cung ứng các dịch vụ ngoại hối

Theo công văn này, VPBank đã đủ điều kiện hoạt động cung ứng các dịch vụ ngoại hối sau:

+ Cung cấp các giao dịch hối đoái dưới hình thức giao dịch giao ngay, kỳ hạn,hoán đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai và các giao dịch hối đoái khác theo thông lệ quốc tế;

+ Huy động vốn, cho vay và bảo lãnh bằng ngoại tệ dưới các hình thức theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

+ Phát hành, đại lý phát hành thẻ quốc tế;

+ Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán (trong nước và quốc tế); nhận và chi, trả ngoại tệ;

+ Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ;

+ Ủy nhiệm cho tổ chức tín dụng khác và tổ chức kinh tế làm đại lý cung ứng một số dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ và các dịch vụ khác;

+ Cung cấp các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản bằng ngoại hối;

+ Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư bằng ngoại hối (mua, bán, sáp nhập, bảo lãnh và làm đại lý phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ…);

+ Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối;

+ Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác theo thông lệ quốc tế và phù hợp với pháp luật Việt Nam

Cùng ngày, Thống đốc NHNN cũng đã có công văn số 3593/NHNN-CNH xác nhận VPBank đã đăng ký cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế

Căn cứ vào phạm vi cho phép, khi cung ứng các dịch vụ trên, VPBank có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành của Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến họat động cung ứng dịch vụ ngoại hối

2.3.1.2 Bộ phận thực hiện hoạt động KDNT

Tại Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam thì bộ phận được phân bổ tham gia hoạt động KDNT là Phòng thanh toán quốc tế Chức năng và nhiệm vụ của Phòng thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Các Doanh NghiệpNgoài Quốc Doanh được thể hiện qua các điểm chính sau:

A, Chức năng của Phòng thanh toán quốc tế

- Thực hiện công tác thanh toán xuất, nhập khẩu và dịch vụ đối ngoại liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu của các đơn vị trong nước với đối tác nước ngoài qua chi nhánh theo đúng quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ của Nhà nước, NHNN Việt Nam, Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam.

- Cân đối nguồn ngoại tệ, đề suất lãi suất đầu vào, đầu ra cho chi nhánh.

- Lập và duyệt các báo cáo thống kê của NHNN.

B, Nhiệm vụ của Phòng thanh toán quốc tế

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dich vụ của khách hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ phát hành thư bảo lãnh, mở L/C trả chậm đối với nước ngoài; các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước đối với trường hợp kí quỹ 100% …

- Quản lý bảo mật mã điện, kiểm tra mẫu dấu, chữ kí và khóa điện của ngân hàng đặt tại nước ngoài.

- Trên cơ sở kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu, phối hợp với bộ phận quan hệ đề xuất tỷ lệ chiết khấu, thực hiện chiết khấu chững từ hàng hàng xuất khẩu cho khách hàng khi có yêu cầu của bộ phận quan hệ khách hàng.

- Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ của phòng

- Thực hiện hoạch toán thu phí các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh và các loại chi phí khác có liên quan theo biểu phí dịch vụ hiện hành.

- Cân đối nguồn ngoại tệ, đảm bảo trong hạn mức bán một ngày của chi nhánh, duyệt hồ sơ mua bán ngoại tệ, và chuyển qua các bộ phận có liên quan.

- Thực hiện các nghiệp vụ lấy, duyệt, cập nhật, công bố, lưu ý hồ sơ tỷ giá công bố hàng ngày, tỷ giá thống kê hàng tháng phục vụ các báo cáo.

- Lập, công bố và lưu trữ các loại tỷ giá mua bán thành phẩm như lãi suất huy động, lãi suất cho vay, phí dịch vụ ngân hàng…

- Thực hiện nhiệm vụ khác do Ban giám đốc lãnh đạo.

Trên đây chúng ta đã điểm qua về các hoạt động của VPBank cũng như các phòng ban có liên quan đến việc KDNT, sau đây xin được giới thiệu về hoạt động phòng chống rủi ro tỷ giá tại VPBank – chi nhánh Đông Anh.

2.3.1.3 Các sản phẩm KDNT của VPBank

VPBank là một định chế tài chính tuy mới thành lập từ năm 1993, nhưng cũng đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối VPBank là ngân hàng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng tốt nhất, kịp thời, an toàn và hiệu quả đến với khách hàng.

Các giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá tại VPBank – chi nhánh Đông Anh

Định hướng phát triển hoạt động KDNT

3.1.1 Cơ hội và thách thức đối với VPBank khi Việt Nam gia nhập WTO

Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO gần 3 năm và sẽ từng bước thực hiện các cam kết với WTO theo lộ trình đã định Có thể nhận thấy rằng bên cạnh những lợi thế từ việc hội nhập, lĩnh vực tài chính – ngân hàng Việt Nam cũng còn không ít những thách thức phải đối mặt.

3.1.1.1 Cơ hội phát triển hoạt động KDNT

Hội nhập quốc tế sẽ làm tăng uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhất là trên thị trường tài chính khu vực Sự phát triển theo chiều sâu của thị trường sẽ thúc đẩy hơn nữa nhờ quá trình cải cách tài chính được tăng cường, cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng gay gắt hơn sẽ kéo theo sự ra đời của hàng loạt sản phẩm tài chính mới trong khuôn khổ quy định của WTO.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng trong nước trong đó có VPBank, có cơ hội khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế của hoạt động ngân hàng hiện đại đa chức năng, có thể sử dụng vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ ngân hàng các nước phát triển.

Nhờ hội nhập quốc tế cũng làm cho VPBank sẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế dễ dàng hơn, hiệu quả tăng lên trong huy động và sử dụng vốn Ngân hàng sẽ phản ứng nhanh nhạy, điều chỉnh linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro Sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài tại ViệtNam sẽ khuyến khích và kéo theo các khách hàng truyền thống của họ đầu tư vào ViệtNam, do được những ngân hàng này cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn đầu tư thích hợp Mở ra cơ hội phát triển trong lĩnh vực tín dụng cũng như KDNT đối với hệ thốngNHTM của Việt Nam nói chung và với VPBank nói riêng.

Sự cạnh tranh và mở rộng thị trường dịch vụ tài chính cũng tạo ra động lực thúc đẩy trong việc nâng cao tính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam, sẽ có những ảnh hưởng to lớn lên nền tảng văn hóa và quản trị của các tổ chức tín dụng theo hướng đáng tin cậy hơn, đặc biệt khi những tổ chức này có cổ phiếu hoặc trái phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán Điều này góp phần vào việc cải thiện độ tin cậy của VPBank đối với khách hàng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.

3.1.1.2 Thách thức phát triển hoạt động KDNT

Mặc dù việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra những cơ hội phát triển trong lĩnh vựa tài chính – ngân hàng là rất lớn, nhưng bên cạnh những cơ hội này thì những thách thức mà hệ thống tài chính – ngân hàng của nước ta cũng phải đối mặt cũng không nhỏ.

Khi mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, sự tự do di chuyển của các luồng vốn đầu tư gián tiếp giữa các nước một mặt sẽ là nguồn góp vốn quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, nhưng một mặt khác thì cũng sẽ là một nguy cơ tiềm tàng cho các bất ổn và suy thoái kinh tế Điển hình là cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 vừa qua, là nguyên nhân tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trên toàn thế giới Với những cam kết về cắt giảm thuế quan và xóa bỏ chính sách bảo hộ của Nhà nước sẽ làm tăng cường độ cạnh đối với các doanh nghiệp Việt Nam Một số doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính và nguy cơ gia tăng nợ quá hạn là khó tránh khỏi cho các ngân hàng Việt Nam nói chung và với VPBank nói riêng.

Thêm vào đó, các ngân hàng nước ngoài khi gia nhập thị trường tài chính trong nước làm tăng thêm các đối thủ cạnh tranh có ưu thế về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh,trình độ công nghệ, và quản trị kinh doanh hơn hẳn VPBank Như tại Việt Nam đã có 3NHTM có 100% vốn nước ngoài đó là: HSBC, Standard Chartered Bank và ANZ Bank.Ngoài ra còn có Việt Nam có 5 NHTM nhà nước, 37 NHTM cổ phần; có 2 ngân hàng mới được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, vừa khai trương hoạt động (NHTM cổ phần Liên Việt và Tiền Phong); 5 ngân hàng liên doanh, 38 chi nhánh ngân hàng nước ngoài Chính số lượng Ngân hàng đông đảo này cũng đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Đồng thời, VPBank sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về khách hàng và hệ thống kênh phân phối Rủi ro đến với với hệ thống ngân hàng trong nước tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức trong nước qua hình thức góp vốn, mua cổ phần.

Hội nhập làm tăng các giao dịch ngoại tệ, cũng sẽ làm tăng rủi ro của hệ thống ngân hàng trong khi cơ chế và hệ thống thông tin giám sát của VPBank chưa thật tốt, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa thật sự hiệu quả.

Có thể nói rằng VPBank đang đững trước vận hôi to lớn cho sự phát triển của mình, song những thách thức và yếu kém kể trên chắc chắn sẽ gây khó khăn cho hệ thống NHTM Việt Nam Nếu không có những đổi mới thích hợp và đồng bộ với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.2 Định hướng phát triển chiến lược trong hoạt động KDNT

Theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, định hướng của NHNN, chỉ đạo của ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Các Doanh nghiệp quốc doanh Việt Nam về triển khai đề án cổ phần hóa, tái cơ cấu, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển hợp tác mọi mặt và mở rộng tiện ích dịch vụ ngân hàng Ban giám đốc đã đề ra định hướng cho sự phát triển của của chi nhánh trong thời gian tới Trong hoạt động huy động vốn: mục tiêu đề ra là tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn khoảng 15%, tập cho các doanh nghiệp có năng lực tài chính, kinh doanh có hiệu quả Tăng trưởng tính dụng đạt 20% được phân bổ tập trung cho các dự án đã kí kết trong năm 2009 và tiếp tục giải ngân trong năm 2010. Đặc biệt, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: phấn đấu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 22,158 triệu USD và tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 25,267 triệu USD. Doanh số mua bán ngoại tệ cố gắng đạt 8,235 triệu USD Trong đó doanh thu mua ngoại tệ phấn đấu 4,11 triệu USD, doanh số bán ra là 4,125 triệu USD Phấn đấu lãi từ hoạt đông mua bán ngoại tệ đạt 50.000 USD Và đặc biệt là triển khai một số hình thức giao dich phái sinh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Ngân hàng từng bước hoàn thiện các biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Thêm vào đó, ngân hàng đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ Đồng thời áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại trong phát triển sản phẩm dịch vụ mới, tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu sản phầm, dịch vụ mới tới khách hàng Đào tạo và đào tạo lai đội ngũ cán bộ để bổ sung và nâng cao chất lượng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong điều kiện thường xuyên thay đổi như hiện nay.

Giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT tại VPBank – Chi nhánh Đông Anh

Những giải pháp có thể được triển khai nhằm quả lý rủi ro tỷ giá tại chi nhánh gồm những nhóm giải pháp như sau.

3.2.1.1 Tổ chức bộ phận kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả

Hiện nay, VPBank – chi nhánh Đông Anh đã có phòng thanh toán quốc tế, thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ có liên quan, đồng thời cũng phòng cũng cân đối nguồn ngoại tệ, đảm bảo trong hạn mức mua bán một ngày của chi nhánh, xét duyệt hồ sơ mua bán ngoại tệ Tuy nhiên, hai hoạt động này có những đặc điểm khác biệt cho nên cần có sự thay đổi trong việc tôt chức các phòng ban sao cho nâng cao hiệu quả hai hoạt động này tốt hơn Các cán vộ thực hiện các hoạt động KDNT phải sắp xếp tập trung về mảng KDNT, không kiêm nhiệm các công việc của hoạt động thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phân định rõ hai bộ phận KDNT và bộ phận quản lý rủi ro trong KDNT Bộ phận KDNT chủ yếu thực hiện các hoạt động mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ của khách hàng và của chi nhánh, tăng nguồn ngoại tệ và hoạt động đầu cơ thu lãi cho ngân hàng Bộ phận quả lý rủi ro trong KDNT theo dõi giám sát hoạt động KDNT, tránh xảy ra những sai xót hay những vi phạm gây tổn thất cho ngân hàng từ hoạt động này.

Nếu chi nhánh thực hiện được tốt công tác chức này sẽ tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng từ đó đảm bảo hơn trong quá trình quản lý rủi ro tỷ giá và hiệu quả trong các giao dịch KDNT.

3.2.1.2 Xây dựng đội ngũ nhân viên thông thạo về các giao dịch phái sinh

Mặc dù chi nhánh chưa thể áp dụng các giao dịch phái sinh Nhưng với mục tiêu là đến hết năm 2010, chi nhánh sẽ triển khai các dịch vụ phái sinh Cho nên nguồn nhân lực chính là yếu tố hàng đầu quyết định đến việc thành công của kế hoạch này, là yếu tố quan trọng để quyết định sự phát triển của thị trường này Để VPBank ngày càng vững mạnh, đáp úng được áp lực cạnh tranh gay gắt của thị trường nội địa và thị trường quốc tế đỏi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, năng động, tìm tòi học hỏi, tuân thủ đúng quy định của VPBank và có đạo đức kinh doanh Tuy nhiên, hiện nay số lượng nhân viên am hiểu giao dịch phái sinh của chi nhánh chưa nhiều, làm hạn chế sự phát triển của chi nhánh trong lĩnh vực cung cấp các hợp đồng kì hạn, hoán đổi, và quyền chọn Do đó, để các giao dịch phái sinh mang lại hiệu quả cao, trong thời chuẩn bị này chi nhánh cần thực hiện kĩ việc tuyển dụng kết hợp với việc đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ của nhân viên, hình thành một đội ngũ nhân viên thực sự am hiểu về các giao dịch phái sinh, về kĩ thuật phân tích tỷ giá, dự đoán sự biến động cảu tỷ giá… Để có thể triển khai các công cụ phái sinh tại chi nhánh.

Sau khi hoàn thiện đội ngũ nhân viên tại ngân hàng, thì đây sẽ là nhân tố tác động rất lớn đến công tác quản lý rủi ro tỷ giá Khi nhân viên đã thành thạo nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm thù việc xảy ra rủi ro trong quá trình KDNT của ngân hàng sẽ giảm xuống nhờ những dự báo chính xác, nhạy bén hơn với những biến động của thị trường ngoại hối. 3.2.1.3 Nâng cao hệ thống thông tin trong hoạt động KDNT

Có thể nói phân tích và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá là một bước không thể thiếu khi thực hiện các giao dịch phát sinh Thực tế thì việc phân tích tốt biến động của tỷ giá cũng như dự báo được xu hướng tăng giảm của tỷ giá sẽ giúp ngân hàng quản lý rủi ro tỷ giá và đưa ra được các chiến lược phù hợp trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho chính ngân hàng Điều này vô cùng quan trọng bởi khi thực hiện một giao dịch phái sinh với khách hàng có nghĩa là ngân hàng đã “gánh” rủi ro tỷ giá thay cho khách hàng, nên một điều tối quan trọng là ngân hàng phải có khả năng dự báo phòng chống rủi ro một cách hiệu quả.

Chính vì thế, việc trang bị cơ sở vật chất hiện đại cho hoạt động KDNT là việc cấp bách, đồng thời đó cũng là một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện các giao dịch nảy sinh Máy móc, trang thiết bị và công nghệ luôn phải được cập nhật theo trình độ phát triển của thế giới, phải kết nối được với hệ thống ngân hàng của thế giới và hệ thống thông tin toàn cầu để bắt kịp những diễn biến của thị trường toàn cầu Thị trường ngoại hối là một thị trường mang tính cạnh tranh rất cao, độ thanh khoản lớn, trong khi hoạt động KDNT là một hoạt động chưa đựng nhiều rủi ro, thông tin trở thành yếu yếu quan trọng hàng đầu, do đó việc nắm bắt thông tin chính xác và kịp thời là vô cùng quan trọng khi đó, thông tin ở thị trường trong nước, nước ngoài được đề cập liên tục, mang lại nhiều cơ hôi thu lãi trong KDNT đối cới ngân hàng và kịp thời phản ứng với các thay đổi bất thường của tỷ giá, lãi suất… Xuất hiện trong ngày hôm đó.

Thêm vào đó, các ngân hàng cần sử dụng đến các cách phân tích là: phân tích kĩ thuật (Technical analysis) và phân tích cơ bản (Fundamnental analysis) để dự báo tỷ giá. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật tỏ ra là một phương pháp dự báo biến động tỷ giá trong ngắn hạn rất phổ biến và có thể chứng minh được tính hiệu quả và ứng dụng cao so với các phương pháp mô hình hóa phức tạp chỉ dung trong phân tích chính sách hay có những lợi thế nhất định so với phương pháp phân tích cơ bản truyền thống So với thị trường chứng thì thị trường ngoại hối giao dịch các loại ngoại tệ có tính quy chuẩn quốc tế, cho nên vấn đề hội nhập sẽ nhanh hơn rất nhiều Một lợi thế của phân tích kỹ thuật là có thể giúp các nhà kinh doanh đề ra các chiến lược kinh daonh từ đơn giản cho đến phức tạp một cách nhanh chóng và bài bản Đây chính là một phương pháp cần thiết được quan tâm và đưa vào áp dụng rộng rãi tại hệ thống NHTM Việt Nam và tại VPBank nói riêng.

Như vậy, mỗi loại hình phân tích có những điểm mạnh và yếu riêng Vì vậy các cán bộ hoạt động trong kinh doanh cần biết sự linh hoạt trong việc áp dụng mỗi công cụ này,hay cần phài phối hợp nhuần nhuyễn các công cụ, không nên quá máy móc, cộng them trực quan nhạy bén của mình để đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác.

3.2.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và chuyên môn hóa công tác xử lý rủi ro.

Về cơ cấu quản lý rủi ro, ngân hàng không có phòng chuyên trách quản lý rủi ro. Nhiệm vủa này đang được phòng kiểm soát nội bộ quản lý Trách nhiệm của phòng kiểm soát nội bộ là giám sát việc thực hiện các quy định kinh doanh của chi nhánh chứ không phải là thực hiện công tác quản lý rủi ro Hiện nay, hoạt động kiểm soát thật sự chưa được quan tâm đúng mức, còn thiếu cơ cấu giám sát Vì thế cần xây dựng bộ máy quản lý rủi ro hoàn thiện, phân bổ người đúng tiêu chuẩn, đào tạo cán bộ kiểm soát tương xứng với nhiệm chính là công việc cần phải làm ngay nhằm đảm bảo kiểm soát đúng và dự báo kịp thời rủi ro phát sinh Ngoài yếu tố về nhân sự, chi nhánh cần phải xây dựng các quy trình, quy chế hoạt động, chỉ tiêu định lượng giá trị rủi ro tỷ giá và kiểm soát chặt chẽ hơn ác hoạt động nhất là trạng thái ngoại tệ mở trong KDNT.

Từ những quy định, chỉ tiêu đánh giá rủi ro tỷ giá được nêu ra, chi nhánh sẽ các định trạng thái ngoại tệ của chi nhánh đã tốt hay chưa, khả năng xảy ra rủi ro tỷ giá, mức độ chịu rủi ro tỷ giá có thể chấp nhận được Khi trạng thái một đồng ngoại tệ là đoản ròng, nếu tỷ giá ngoại tệ tăng, thì tức là chi nhánh đã mất một khoản lợi nhuận mà theo chỉ tiêu định lượng bằng công thức:

Mức độ lỗ/lãi ngoại tệ (i) = Trạng thái ngoại tệ ròng (i) x Mức độ biến động tỷ giá tuyệt đối (i)

3.2.1.5 Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và chiến lược khách hàng hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể.

Chiến lược kinh doanh định hướng cho hoạt động của chi nhánh thông qua các mục tiêu được đặt ra cho từng thời kì nhất định Trong giai đoạn đầu đưa vào vận hành các giao dịch phái sinh, ngân hàng không nên đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, mà phải làm cho khách hàng hiểu và thấy được các lợi ích của giao dịch này đối với doanh nghiệp trong việc phòng ngừa tỷ giá, để từ đó doanh nghiệp làm quen và sử dụng thường xuyên trong quá trình kinh doanh của mình Về chiến lược khách hàng, chi nhánh cần phân loại khách hàng theo định hướng khách hàng thường xuyên cà không thường xuyến]r dụng các dịch vụ của ngân hàng, từ đó xác định phí giao dịch đối với từng khách hàng cụ thể Chẳng hạn đối với một khách hàng quên thuộc thì có thể đưa ra mức phì quyền chọn ưu đãi hay miễn phí đối với giao dịch kỳ hạn.

Khi chi nhánh xây dựng được chiến lược này thì việc thực hiện đúng các mục tiêu đã đề ra sẽ giúp cho chi nhánh kiểm soát được quy mô khách hàng và phương thức kinh doanh phù hợp trong hoạt động KDNT Đồng thời, chi nhánh cũng thu hút thêm lượng khách hàng thực hiện các giao dịch phái sinh nhằm tránh những biến động về tỷ giá đồng thời cũng giúp ngân hàng tránh những rủi ro tỷ giá cho chính mình.

3.2.2 Nhóm giải pháp nghiệp vụ phòng chống rủi ro tỷ giá.

3.2.2.1 Đa dạng hóa nghiệp vụ KDNT

Giải pháp cần thiết là ngân hàng cần đa dạng hóa hoạt động KDNT mà chủ yếu là đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh Hiện nay, hoạt động KDNT của chi nhánh chủ yếu mới ở các nghiệp vụ giao ngay còn các nghiệp vụ khác thì chưa thực hiện Vì vậy hoạt động KDNT của chi nhánh còn mang tính chất đơn giản Chinh nhánh cần triển khai các công cụ phái sinh như giao dịch kì hạn, giao dịch hoán đổi, hợp đồng quyền chọn để có thể giúp các doanh nghiệp cũng như ngân hàng phòng tránh được rủi ro về tỷ giá. Chính vì thế mà việc đang dạng hóa các sản phẩm phái sinh trên thị trường ngoại hối tạo nên các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trước những biến động tỷ giá trên thị trường tiền tệ tương lai.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, quảng cáo dịch vụ cần thiết để đưa ra các giao dịch phái sinh đến gần khách hàng hơn, có thể thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo đài, tạp chí mạng, trang web của VPBank, tổ chức hội nghị khách hàng để giới thiệu đến khách hàng các nghiệp vụ này, làm cho khách hàng có cái nhìn dễ dàng hơn và lợi ích từ những công cụ phái sinh này, góp phần làm cho khách hàng tham gia các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp tăng lên.

A, Nghiệp vụ kì hạn (Future)

Nghiệp vụ này giúp cho Ngân hàng tránh được rủi ro tỷ giá thay đổi theo chiều hướng bất lợi Giao dịch hối đoái kì hạn là giao dịch mà cả hai bên cam kết sẽ mua bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

B, nghiệp vụ hoán đổi (Swap)

Các kiến nghị đề xuất

3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ Để thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển của chi nhánh, một số kiến nghị chủ yếu đối với Chính phủ tạo điều kiện cho các biện pháp của chi nhánh thực hiện thuận lợi: 3.3.1.1 Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối

Chính phủ cần có sự chỉ đạo tập trung ngoại tệ vào một đầu mối là hệ thống ngân hàng nhằm hướng tới một tỷ giá cân bằng, tăng dự trữ ngoại tệ vào NHNN và để NHNN phát huy vai trò là người tổ chức và điều tiết thị trường ngoại hối Ban hành đồng bộ văn bản hướng dẫn thực hiện các công cụ phái sinh, công cụ phòng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, cho phép các NHTM thực hiện giao dịch quyền chọn, tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, góp phần hoàn thiện tính thanh khoản của thị trường Chính phủ nên cho phép phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước để có thể huy động USD có trong xã hội, để đầu tư vào các dự án trọng điểm; phát hành trái phiếu ở nước ngoài để có thể thu được ngoại tệ mà lãi suất sẽ thấp hơn là vay nước ngoài., và không còn bị chịu các ràng buộc về kinh tế do nước đi vay ràng buộc đối với nước đi vay.

3.3.1.2 Đấy mạnh hoạt động của các cơ quan thống kê

Nền kinh tế còn hoạt động không ổn định, thiếu kiểm soát Trong khi hoạt động KDNT của hệ thống NHTM là bộ phận không thể tách rời đối với mọi hoạt động của nền kinh tế và trong môi trường chung như vậy hoạt động KDNT vẫn chưa có được cơ sở pháp lý vững chắc để tạo tiền đề phát triển một cách tích cực, là nguy cơ tiềm ẩn với hệ thống NHTM Chính điều này làm cho rủi ro có điều kiện phát sinh, và đây là nguyên nhân tiềm tàng của những những biến động kinh tế ở mức độ cao hơn như khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính trên quy mô rộng lớn Vì vậy, Chính phủ cần nâng cao chất lượng hoạt động cơ quan thống kê, tổng hợp số liệu nhanh chóng, đầy đủ và chính xác hơn Ban hành các quy định về chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm tại các ngân hàng, các doanh nghiệp và ban hành quy định về trách nhiệm của các công ty kiểm toán cho ngân hàng.

3.3.1.3 Hoàn thiện chính sách liên quan đến thị trường ngoại hối

Hiện nay một số chính sách quy định về quản lý còn nhiều trở ngại cho các ngân hàng trong vấn đề thực hiện, chẳng hạn như việc rút tiền từ tài khoản cá nhân Nghị định có quy định tiền của cá nhân từ nước ngoài chuyển về cho cá nhân được phép rút ngoại tệ tiền mặt, như vậy tiền của tổ chức gửi cho cá nhân thì có được rút hay không Chính vì thế mà nhiều ngân hàng còn lúng túng trong vấn đề này.

Với chính sách thông thoáng hơn về quản lý và sử dụng ngoại tệ, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động của các Ngân hàng, nhất là các ngân hàng TMCP Bên cạnh đó cần hoàn thiện hệ thống luật ngân hàng; nghiên cứu khả năng áp dụng các dự luật, tập quán thông lệ quốc tế được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động ngân hàng; Cần có quy định và quy chế cụ thể hơn trong hoạt động KDNT trên thị trường tài chính quốc tế.

3.3.1.4 Quản lý quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia

Quản lý dự trữ ngoại hối có thể tác động đến công cụ chính sách khác, giải quyết các dao động về ngoại hối trong ngắn hạn và có thể can thiệp vào thị trường khi tỷ giá biến động bất ổn Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á tháng 7 năm 1997 là một minh chứng cho việc dự trữ quốc gia không đủ Khi mà các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn về nước thì đã làm cho dự trữ quốc gia bị suy kiệt, làm cho hệ thống tỷ giá bị sụp đổ Và xuất hiện tình trạng đầu cơ ngoại tệ, gây ảnh hưởng nặng đến đời sống của người dân trong nước.

3.3.1.5 Thúc đẩy thị trường ngoại hối Việt Nam hội nhập với thế giới Đây là một định hướng phù hợp với xu thế toàn cầu hoá ngày nay Thị trường ngoại hối mang tính chất quốc tế, hoạt động 24/24 và không đóng khung trong phạm vi một quốc gia mà mở rộng ra toàn thế giới, phục vụ cho nhu cầu mua bán các loại ngoại tệ khác nhau Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động trên thị trường ngoại hối và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bên cạnh đó cũng cần giảm thiểu tình trạng đô la hoá và hướng tới khả năng chuyển đổi đồng tiền Việt Nam nhằm tránh tình trạng ảnh hưởng của các biến động ngoại tệ tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu và cải thiện cán cân vãng lai để tránh những ảnh hưởng bất lợi của tỷ giá đến hoạt động KDNT của hệ thống ngân hàng, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, giao lưu buôn bán với nước ngoài.

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.3.2.1 Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Cải cách thị trường liên ngân hàng theo định hướng giảm độc quyền, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, tỷ giá Swap, Forward phải sát hơn với thị trường Điều này sẽ giúp cho NHNN có đủ ngoại tệ để cung cấp cho khách hàng khi nhu cầu nhập khẩu tăng quá cao, nhất là vào dịp cuối năm giúp cho các ngân hàng có thể thực hiện đúng quy định về ngoại tệ.

3.3.2.2 Thực hiện chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ hợp lý Để giám sát và kiểm tra việc thực hiện trạng thái ngoại tệ, NHNN đã yêu cầu các tổ chức được phép báo cáo cho NHNN về trạng thái ngoại tệ cuối ngày Việc NHNN quy định trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày đã trở thành khe hở để các ngân hàng thực hiện các phi vụ mua bán mạo hiểm, vượt quá mức biên độ cho phép của NHNN trong ngày giao dịch hôm đó Nghĩa là trong ngày giao dịch đó, các ngân hàng có thể mua bán lượng ngoại tệ nhiều hơn hạn mức mà NHNN cho phép, nhưng chỉ cần đến cuối ngày, các ngân hàng có thể cân bằng trạng thái ngoại hối như NHNN quy định Cho nên kiến nghị NHNN muốn hạn chế rủi ro trong KDNT nên chuyển quy định quản lý trạng thái ngoại tệ vào thời điểm cuối ngày thành quản lý trạng thái ngoại tệ thường xuyên, vào bất kì thời điểm nào trong ngày.

Tại thời điểm hiện tại thị trường ngoại hối nhìn một cách tổng thể đã có nhiều chuyển biến tích cực Sau khi NHNN quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại các TCTD là 1%/năm, lợi ích của việc nắm giữ USD đã giảm Cùng với đó, việc điều chỉnh tỷ giá lên 18.544 đồng/USD đã khiến cho tâm lý găm giữ ngoại tệ đã phần nào được giải tỏa, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho ngân hàng và ra thị trường Nhờ đó các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu dễ dàng tiếp cận ngoại tệ hơn, tăng cường tính thanh khoản trên thị trường ngoại hối

Ngày 16/3/2010, giá USD tiếp tục xuống giá mạnh Giá USD trên thị trường tự do

Hà Nội được niêm yết ở mức 19.300 – 19.330 đồng/USD, giảm khoảng 40 đồng/USD so với15/3/2010 Đây là mức giá thấp nhất trên thị trường tự do trong thời gian tính từ đầu năm đến nay USD tự do giảm liên tục đã kéo khoảng cách giữa USD tự do và USD ngân hàng đến sát nhau nhất từ trước đến nay Mức chênh lệch hiện nay chỉ còn 200 đồng/USD Trong khi đó, trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá VND/USD vẫn được giữ ở mức 18.544 đồng/USD Giá USD giao dịch do các ngân hàng thương mại công bố duy trì ở mức 19.080 – 19.100 đồng/USD.

Ngày 9/3/2010, Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhận xét: “Thị trường ngoại hối đã có những biểu hiện tích cực hơn Doanh số mua bán của hệ thống ngân hàng với khách hàng, đặc biệt là với các tổ chức kinh tế tiếp tục tăng, giúp trạng thái ngoại tệ của hệ thống Ngân hàng thương mại được cải thiện đáng kể Các doanh nghiệp đã bắt đầu bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng” Bên cạnh đó, sau khi NHNN triển khai các biện pháp can thiệp thị trường vàng, tỷ giá trên thị trường tự do đã giảm Cung – cầu ngoại tệ đã cân bằng, tăng cường sự lưu thông trên thị trường ngoại tệ

Quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng, đã giúp các ngân hàng thương mại tăng nguồn ngoại tệ để cho vay thêm khoảng 500 triệu USD, đồng thời giảm chi phí huy động vốn khoảng 0,1% và tác động ổn định tỷ giá

Tỷ giá trên thị trường tự do giảm nhẹ so với thời điểm trước khi điều chỉnh tỷ giá, khiến chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tự do được thu hẹp từ mức trên 1000 đồng/USD hiện chỉ còn khoảng 300 – 400 đồng/USD Bên cạnh những tác động tích cực, việc điều chỉnh tăng tỷ giá cũng đem lại một số hệ quả không tránh khỏi như tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài cũng như trả nợ vay bằng ngoại tệ trong nước, tác động làm tăng giá nhập khẩu.

Trong những tháng tới đây, NHNN cho biết sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, chủ động và thận trọng để kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 25%, lãi suất và tỷ giá phù hợp với mục tiêu và điều kiện kinh tế vĩ mô, lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông ở mức hợp lý để bảo đảm khả năng an toàn thanh toán hệ thống ngân hàng, hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế

Ngày đăng: 19/06/2023, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w