1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đại diện theo pháp luật

32 90 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 190 KB

Nội dung

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT A. Đặt vấn đề. Tình huống : Năm 2002 A được thừa kế một khối tài sản là một căn nhà trị giá 2 tỷ từ ông ngoại, khi đó A mới 10 tuổi. Năm 2006 để thuận lợi cho việc học tập của A gia đình A đã quyết định ra nước ngoài định cư. Do căn nhà sẽ không có ai coi sóc và để có thêm một khoản chi phí cho việc học tập của mình nên A muốn bán căn nhà. Nhưng theo pháp luật Việt Nam A chưa thành niên nên chưa thể thực hiện giao dịch bán nhà. Vậy phải làm thế nào??? Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người không thể tự tham gia vào các quan hệ dân sự. Trong Bộ Luật Dân Sự tại chương VII đã xây dựng chế định Đại Diện, thông qua người đại diện các chủ thể có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong trường hợp gặp những hạn chế về mặt pháp lý,về bản thân hoặc những hoàn cảnh nào đó. B.Giải quyết vấn đề: I. ĐẠI DIỆN: 1. Khái niệm: Theo khoản 1 Điều 139 BLDS 2005: Đại diện là việc 1 người( gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác ( gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Tức là, người đại diện nhân danh người được đại diện tiến hành xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba để làm phát sinh thay đổi hoặc châm dứt quyền và nghĩa vụ của người được đại diện, chứ không phải của người đại diện. Theo khoản 2 điều 139 BLDS2005: Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. 1 Ví dụ: Trong doanh nghiệp nhà nước Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp thực hiện việc ký kết hợp đồng giao dịch,buôn bán với các doanh nghiệp khác. 2.Chủ thể quan hệ đại diện: - Người được đại diện: có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình hoặc tổ hợp tác. Người được đại diện là cá nhân có thể có năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự. - Người đại diện là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự trừ trường hợp khoản 2 điều 143 BLDS: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập. + Người đại diện của cá nhân là bất kỳ người nào có năng lực hành vi dân sự mà không phụ thuộc vào các quan hệ họ hàng hay không với người được đại diện. Đối với pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác, người đại diện có thể là thành viên hoặc người không phải là thành viên của tổ chức đó. Nhưng trong trường hợp đại diện theo pháp luật thì người đại diện chủ yếu là thành viên của tổ chức đó. + Người đại diện có thể được trả tiền công về việc làm đại diện nếu giữa người đại diện và người được đại diện có thỏa thuận. 3.Đặc điểm của quan hệ đại diện: a) Đại diện có hai mối quan hệ pháp luật khác nhau là quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài: -Quan hệ bên trong: là quan hệ được hình thành giữa người đại diện và người được đại diện. Ví dụ: A đại diện cho B mua một ngôi nhà của công ty C thì giữa A và B hình thành quan hệ đại diện bên trong. -Quan hệ bên ngoài là quan hệ giữa người đại diện và người thứ ba. Người thứ ba phải biết được người đại diện đại diện cho ai nhưng không cần biết hoặc không buộc phải biết phạm vi đại diện của người đại diện là gì. Quan hệ bên trong là tiền đề, là cơ sở cho sự xuất hiện và tồn tại của quan hệ bên ngoài, quan hệ bên ngoài thực hiện vì quan hệ bên trong , vì vậy các quyền và 2 nghĩa vụ do người đại diện thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại diện với người thứ ba đều thuộc về người được đại diện. b) Trong quan hệ dân sự người đại diện nhân danh người được đại diện để xác lập và thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba. c) Người đại diện tuy nhân danh cho người được đại diện nhưng lại thể hiện ý chí của mình với người thứ ba trong giao dịch xác lập, thực hiện giao dịch dân sự: Ví dụ: Mẹ đại diện cho con (12 tuổi) tham gia vào giao dịch bồi thường thiệt hại và thể hiện ý chí của mình là đứng ra gánh chịu những tổn thất do con gây ra. d) Trong quan hệ đại diện, người được đại diện trực tiếp thu nhận mọi kết quả pháp lý do hoạt động của người đại diện thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đại diện đem lại.Tức là quan hệ pháp luật dân sự phát sinh giữa người được đại diện với người thứ ba chứ không phải giữa người đại diện với người thứ ba.( theo khoản 4 điều 139 BLDS) Ví dụ: Công ty A kí kết hợp đồng âm nhạc với B(12 tuổi) khi đó bố hoặc mẹ B sẽ là người đại diện của B tham gia kí kết hợp đồng, từ bản hợp đồng đã kí B có quyền được nhận tiền thù lao và có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng đã ký. 4. Ý nghĩa: Đại diện là một hình thức pháp lý thể hiện trách nhiệm của công dân nhằm bảo vệ quyền,lợi ích,thể hiện trách nhiệm của những người khỏe mạnh với những người đau yếu người lớn với trẻ nhỏ qua đó thể hiện tinh thần tương thân tương ái,gắn kết tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng bảo đảm ổn định trật tự xã hội(phần giám hộ). Trong quan hệ đại diện có xác định giới hạn thẩm quyền đại diện. Mục đích của xác lập quan hệ đại diện là:thực hiện các giao dịch dân sự,đem lại quyền và nghĩa vụ cho người được đai diện. 5. Phân loại đại diện: - Đại diện theo pháp luật. - Đại diện tho ủy quyền. Tuy nhiên trong phạm vi bài này chỉ xin đề cập đến đại diện theo pháp luật. II. ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT: 3 1.Khái niệm: Theo Điều 140 BLDS quy định: Đại diện theo pháp luậtđại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. 2.Chủ thể của quan hệ đại diện theo pháp luật: 2.1, Cha, mẹ đối với con chưa thành niên Đối với con chưa thành niên ( chưa đủ 18 tuổi) thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật Người đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. .(khoản 1 điều 20 của bộ luật dân sự 2005) Những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi có đặc điểm sau : - Có giá trị nhỏ - Thực hiện tức thời, trao tay, chủ yếu là hợp đồng mua bán trao đổi tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài, chẳng hạn hợp đồng dịch vụ may đo quần áo, - Mục đích của giao dịch là phục vụ nhu cầu sinh hoạt học tập hàng ngày - Tính phức tạp của giao dịch được xác lập theo lứa tuổi, người chưa thành niên có độ tuổi càng lớn được phép thực hiện các giao dịch dân sự càng phức tạp, giá trị càng lớn. Trừ những giao dịch có tính chất nêu trên, các giao dịch khác của người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thực hiện chỉ có hiệu lực nếu cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Khoản 2 điều 20 quy định : “Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của 4 người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quy định này chủ yếu xuất phát từ thực tế người đủ từ mười lăm tuổi có quyền giao kết hợp đồng và có thu nhập riêng hợp pháp, tạo điều kiện cho họ trở thành chủ thể độc lập trong đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng có những loại hợp đồng mà pháp luật quy định chỉ người thành niên, đủ năng lực hành vi dân sự mới được thực hiện ( không thể đứng ra thành lập doanh nghiệp điểm d khoản 2 Luật doanh nghiệp 2005, trong giao dịch về mua bán nhà ở nếu là cá nhân thì cá nhân đó phải là người có năng lực hành vi dân sự- điều 92 Luật nhà ở năm 2005, ) Ví dụ: M 13 tuổi, chưa đủ tuổi thành niên, thì cha mẹ em chính là người đại diện theo pháp luật của em. 2.2, Giám hộ : sẽ được làm sâu ở phần sau 2.3, Người được tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Theo khoản 1 điều 23 BLDS 2005,người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là : Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Khi đã bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì những người này rất cần có người đại diện – một người hỗ trợ năng lực chủ thể quan hệ pháp luật dân sự để thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ dân sự. Theo khoản 2 cùng điều 23: Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Như vậy người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không hoàn toàn mất năng lực hành vi dân sự. Các giao dịch khác đều chỉ có thể được xác lập và thực hiện với sự đồng ý của người đại diện (Ðiều 25 khoản 2). Người đại diện theo pháp luật cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không thể tự mình xác lập giao dịch dân sự thay cho người bị hạn chế năng lực hành vi, họ chỉ có quyền “đồng ý” hay “không đồng ý” đối với giao dịch mà người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập. Dẫu sao, có thể tin rằng khác với người chưa thành niên, người bị hạn chế 5 năng lực hành vi dân sự có thể lập di chúc mà không cần có sự đồng ý của người đại diện: chỉ cần người bị hạn chế năng lực hành vi sáng suốt, minh mẫn, tự nguyện trong lúc lập di chúc, thì di chúc, một khi thoả mãn các điều kiện theo luật chung, sẽ có giá trị. Người bị hạn chế năng lực hành vi cũng có thể kết hôn mà không cần sự đồng ý của người đại diện. Phạm vi đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do Toà án quyết định phụ thuộc vào mức độ nghiện các chất ma túy và nghiện các chất kích thích khác, tình trạng tài sản và cả đề nghị của người yêu cầu hạn chế năng lực hành vi dân sự. Kết hợp các quy định liên quan, ta kết luận rằng các giao dịch mà người bị hạn chế năng lực hành vi được phép xác lập, tự mình hoặc có sự đồng ý của người đại diện, bao gồm: các giao dịch nhỏ, các giao dịch mà đương sự không thể giao cho người khác thực hiện, dù không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, và các giao dịch mà người đại diện được phép thực hiện dưới danh nghĩa của đương sự trong phạm vi đại diện do Toà án xác định Không như người giám hộ, người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không chịu sự giám sát của UBND địa phương nơi cư trú trong quá trình thực hiện việc đại diện. Người được đại diện, về phần mình, có nơi cư trú của mình chứ không được coi như có nơi cư trú tại nơi cư trú của người đại diện, như người giám hộ. Tất cả những điều này có thể được lý giải bởi việc người bị hạn chế năng lực hành vi không mất khả năng nhận thức và không bị mất quyền năng tự mình xác lập giao dịch như người mất năng lực hành vi. 2.4, Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đại diện của pháp nhân: Người nhân danh một pháp nhân để tham gia quan hệ dân sự vì lợi ích của pháp nhân đó. Mọi hoạt động của pháp nhân được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện của pháp nhân. Đối với các pháp nhân, thì người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền đại diện cho pháp nhân tham gia giao dịch dân sự theo quy định tại khoản 3, Điều 86 về “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân”, Bộ luật Dân sự năm 2005: “Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự.” Người đại diện của pháp nhân thay mặt pháp nhân tiến hành các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và điều lệ pháp nhân quy định.Khi phải tham gia 6 quan hệ với người thứ 3, họ chỉ cần phải xuất trình giấy tờ chứng nhận chức vụ, nhân thân mà không cần phải có giấy ủy quyền. Hành vi của những người đại diện của pháp nhân là hành vi thực hiện pháp luật dân sự của pháp nhân, tạo ra quyền và nghĩa vụ dân sự cho pháp nhân chứ không phải cho người thực hiện hành vi đó. Người đại diện theo pháp luậtđại diện đương nhiên thường xuyên của pháp nhân trong các quan hệ giữa pháp nhân đó với người thứ 3. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân nói chung phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Bên cạnh đó, đối với từng loại pháp nhân cụ thể, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân khác nhau, họ phải thỏa mãn những điều kiện nhất định khác do pháp luật về tổ chức và hoạt động của pháp nhân đó quy định. Pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang.( Điều 84 BLDS 2005). Theo khoản 1 điều 101 BLDS 2005 , 2 đặc điểm cơ bản của pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân là: Được nhà nước giao tài sản để thực hiện chức năng của mình. Hoạt động không nhằm mục đích kinh doanh. Bao gồm: cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp như trường học (được nhà nước cấp kinh phí hoạt động và hoạt động không nhằm mục đích kinh doanh), bệnh viện…đơn vị quân đội, đơn vị công an. Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn, cơ quan kiểm sát và cơ quan xét xử, cũng như đơn vị vũ trang được tổ chức và điều hành theo chế độ thủ trưởng: người đứng đầu cơ quan là người duy nhất được thay mặt cơ quan để xác lập và thực hiện các giao dịch với người thứ ba. Các cơ quan này được đại diện bởi người đứng đầu gọi là Chủ tịch. Riêng Thủ tướng chính phủ và Chủ tịch nước là cơ quan đặc biệt: bản thân cơ quan Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ và cá nhân Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ hoàn toàn đồng nhất. Pháp nhân là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. Là các tổ chức xã hội được thành lập nhằm thực hiện mục tiêu chính trị, xã hội xác định trong điều lệ của tổ chức. 7 Gồm: đảng cộng sản Việt Nam, mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của mặt trận tổ quốc Việt Nam, công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam… Đảng: Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội toàn quốc 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ương. Ban chấp hành Trung ương bầu ra Bộ chính trị và Tổng Bí thư. Chủ tịch là “người đứng đầu” UBMTTQ và trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội cũng với tư cách là người thay mặt tổ chức đó thực hiện mối quan hệ với cấp ủy trong vai trò là bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng hoặc bí thư cấp ủy trực thuộc (nơi không thành lập ban cán sự đảng, đảng đoàn). Thủ trưởng của cơ quan sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, kể cả các cơ quan tham mưu, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy đảng (nơi thực hiện chế độ thủ trưởng), không “đại diện”, “thay mặt” cho cơ quan, tổ chức nên trong mối quan hệ với cấp ủy là tư cách cấp ủy viên hoặc chỉ là đảng viên. Pháp nhân là tổ chức kinh tế. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người đứng đầu doanh nghiệp, được doanh nghiệp uỷ quyền, thay mặt doanh nghiệp thực hiện các giao dịch vì lợi ích của doanh nghiệp, với đối tác, khác hàng và với cơ quan Nhà nước. Quyền, nghĩa vụ và chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định trong điều lệ doanh nghiệp, các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải cư trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác để thực hiện quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Stt Loại hìnhdoanh nghiệp Chức danh người đại diện theo pháp luật Ghi chú 1 Doanh nghiệp tư nhân Chủ doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp có thể thuê người khác làm giám đốc nhưng người đại diện theo PL thì luôn luôn là Chủ doanh nghiệp 8 2 Công ty hợp danh Thành viên hợp danh Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty. Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số. 3 Công ty TNHH một thành viên (Có thể là một trong 2 trường hợp như cột bên cạnh diễn giải) * Chủ tịch HĐTV (nếu mô hình tổ chức công ty là HĐTV, Giám đốc (Tổng Giám đốc) và Kiểm soát viên) Giám đốc (Tổng GĐ) có thể chính là chủ sở hữu (trường hợp công ty TNHH 1 TV chủ sở hữu là cá nhân), cũng có thể là người được chủ sở hữu thuê làm Giám đốc, Người đại diện theo Pháp luật Chủ tịch Công ty nếu mô hình công ty là Chủ tịch Công ty, Giám đốc (Tổng GĐ) và kiểm soát viên Giám đốc (Tổng GĐ),áp dụng được với cả hai mô hình trên 4 Công ty TNHH có 2 TV trở lên Chủ tịch HĐTV 1. Chủ tịch HĐTV đương nhiên phải là thành viên công ty. 2. Giám đốc (Tổng GĐ) có thể là thành viên công ty, cũng có thể là người được HĐTV thuê làm Giám đốc, Người đại diện theo Pháp luật 9 Giám đốc (Tổng GĐ) 5 Công ty cổ phần Chủ tịch HĐQT 1. Chủ tịch HĐQT, Giám đốc (Tổng GĐ) có thể là cổ đông công ty, cũng có thể là người được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT thuê làm Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Người đại diện theo Pháp luật 2. Giám đốc, Tổng Giám đốc công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc, Tổng Giám đốc công ty khác Giám đốc (Tổng GĐ) Pháp nhân là tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp. Gồm: Hội Đông Y, Hội Điện Ảnh, Hội Kiến trúc sư, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật, Hội Luật gia, Hội Mỹ thuật, Hội Nhà báo, Hội Nhà văn, Hội Nhiếp ảnh, Hội Sân khấu, Hội Y, dược học, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật, Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đại diện là người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp. Pháp nhân là quỹ xã hội, qũy từ thiện Gồm: Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, Quỹ Khám chữa bệnh cho người nghèo, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Bảo trợ trẻ em, Quỹ Tài trợ sáng tạo văn học - nghệ thuật. Đại diện là người đứng đầu quỹ xã hội, qũy từ thiện: chủ tịch quỹ do hội đồng chủ tịch bầu ra. 2.5. Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình 10 [...]... sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại 5.Chấm dứt đại diện theo pháp luật: 5.1Chấm dứt đại diện của cá nhân: Đại diện của cá nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền  Đại diện theo pháp luật của cá nhân xuất phát từ hoàn cảnh đặc biệt của người được đại diệnpháp luật phải bảo vệ ( Điều... dứt đại diện của pháp nhân không phụ thuộc vào nó là đại diện theo pháp luật hai theo ủy quyền Điều 148 Chấm dứt đại diện của pháp nhân 1 Đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt Đối với đại diện theo pháp luật của pháp nhân, khi pháp nhân chấm dứt thì kể từ thời điểm pháp nhân được xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm chấm dứt pháp nhân được xác định theo. .. đại diện cho người đó Việc thanh toán các nghĩa vụ tài sản, trong đại diện theo pháp luật, người đại diện phải thực hiện việc đại diện theo quy định pháp luật không có sự thỏa thuận với người được đại diện 5.2Chấm dứt đại diện của pháp nhân: Đại diện của pháp nhân là để thay mặt pháp nhân: để thay mặt pháp nhân xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự  khi pháp nhân chấm dứt thì các cũng chấm dứt đại. .. lực hành vi dân sự và chị Mai – vợ của anh Bách là đại diện theo pháp luật của chồng mình 3 Đặc điểm đặc trưng của đại diện theo pháp luật: Đặc điểm đặc trưng để phân biệt đại diện theo pháp luậtđại diện theo ủy quyền chính là mức độ thể hiện ý chí của người được đại diện trong các mối quan hệ đó Nếu như trong đại diện theo ủy quyền, người được đại diện đóng vai trò chủ động, thể hiện rõ ràng ý chí,... danh người được đại diện xác lập và thực hiện các giao dịch với người thứ ba  Quyền: Phạm vi đại diện được xác lập theo hình thức đại diện theo pháp luật : 13 Khoản 1 điều 144 BLDS 2005 Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp theo pháp luật có quy định khác Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình trong... Điều 147 Chấm dứt đại diện của cá nhân 1 Đại diện theo pháp luật của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây: a) Người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục; b) Người được đại diện chết; c) Các trường hợp khác do pháp luật quy định Đại diện theo pháp luật của cá nhân chấm dứt khi hoàn cảnh đặc biệt của người được đại diện mà từ đó quan hệ đại diện không còn tồn... hộ sẽ là người đại diện cho người đó Đối với pháp nhân, việc chấm dứt đại diện khi pháp nhân chấm dứt ( giải thể, tan rã, sát nhập ) Tóm lại, đặc điểm cơ bản của đại diện theo pháp luật là phụ thuộc vào ý chí của người đại diện, người được đại diện dường như không được thể hiện ý chí chủ quan của mình 4 Phạm vi đại diện Phạm vi đại diện là người giới hạn quyền và nghĩa vụ của người đại diện trong việc... phát sinh thừa kế theo pháp luật Khoản3 điều 144.Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện Khoản 5 điều 144.Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Như vậy pháp luật cho phép người đại diện theo pháp luật có quyền chủ động... chọn lựa người đại diện cho mình khi thấy cần thiết đến việc có thể đơn phương hủy bỏ việc ủy quyền thì với đại diện theo pháp luật lại có những khác biệt sau: Người được đại diện đóng vai trò bị động, thể hiện ở: Việc xác lập đại diện theo pháp luật không dựa trên ý chí của người được đại diện mà “ do pháp luật quy định hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”(điều 140 Bộ Luật Dân Sự) Nghĩa... sánh giám hộ và đại diện Giám hộ Đại diện Khái niệm Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức(người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự(người được giám hộ) Tính chất Giám hộ là một trong bảy Đại diện gồm đại diện loại đại diện theo pháp theo pháp luật (trong đó luật. điều 141 BLDS . loại đại diện: - Đại diện theo pháp luật. - Đại diện tho ủy quyền. Tuy nhiên trong phạm vi bài này chỉ xin đề cập đến đại diện theo pháp luật. II. ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT: 3 1.Khái niệm: Theo Điều. dứt đại diện của pháp nhân không phụ thuộc vào nó là đại diện theo pháp luật hai theo ủy quyền. Điều 148. Chấm dứt đại diện của pháp nhân 1. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân chấm dứt khi pháp. của anh Bách là đại diện theo pháp luật của chồng mình. 3. Đặc điểm đặc trưng của đại diện theo pháp luật: Đặc điểm đặc trưng để phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền chính

Ngày đăng: 24/05/2014, 08:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w