ĐA DẠNG SINH HỌC KBTTN BẮC HƯỚNG HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ , GIẢI PHÁP BẢO TỒN
Trang 1ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
Khổng Trung1, Phạm Bình Quyền2
1 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Trị,
2 Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường,
Đại học Quốc gia Hà Nội
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa được thành lập theo Quyết định số479/QĐ-UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt Dự án quy hoạch, đầu tư bảo vệ và xâydựng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có diện tích khoảng 25.000 ha rừng và đất rừng, thuộc địabàn của 5 xã: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh,thuộc huyện Hướng Hóa Nhiệm vụ của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa là bảo tồn tàinguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, bao gồm quần thể các động, thực vật quýhiếm như: Gà lôi lam mào trắng, Voọc Hà Tĩnh, Sao la, Mang lớn, Thỏ vằn và Đinhtùng, Lan hài, Trầm hương , trong đó, có nhiều loài động, thực vật đang bị đe dọadiệt chủng Ngoài ra, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa còn thực hiện nhiệm vụ duy trì giátrị dịch vụ sinh thái và chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn cho các con sông Bến Hải,Rào Quán, sông Hiếu và sông Sê Păng Hiêng (CHDCND Lào), giữ nguồn nước cholưu vực hồ Rào Quán của công trình thủy lợi, thủy điện Quảng Trị
2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1 Địa hình
Địa hình Khu BTTN Bắc Hương Hóa là vùng núi thấp ở phía Nam của dãy TrườngSơn Bắc Là khu vực duy nhất của Việt Nam có cả Đông và Tây Trường Sơn với dãynúi cao trên 1.000 m chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, dọc ranh giới hai tỉnhQuảng Bình và Quảng Trị; có các hồ trên núi cao Về phía Quảng Trị, địa hình nângcao hơn, chia cắt mạnh, độ dốc phổ biến từ 12-25o, có nhiều nơi dốc đứng, với cácđỉnh cao điển hình như: Động Sa Mù (1.550 m) gần đỉnh đèo Sa Mù và động Voi Mẹp
Trang 2(1.771 m) ở phía Nam Khu Bảo tồn Trong khu vực, ngoài đồi, núi đất chiếm đa số,còn lại có hai dãy núi đá vôi Ở gần trung tâm là dãy đá vôi chạy theo hướng ĐôngTây, ranh giới hai xã Hướng Lập và Hướng Việt Gần trung tâm xã Hướng Việt có dãynúi đá vôi chạy theo hướng Bắc Nam (UBND tỉnh Quảng Trị, 2005; Phạm BìnhQuyền và cs., 2011).
22oC, còn trên các vùng có độ cao từ 400-500 m trở lên thường xuống dưới 20oC vànhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 15oC ở Khe Sanh vào tháng 12 vàtháng 1 Ngược lại, mùa hè do có sự hoạt động của gió Tây nên rất nóng và khô Cótới 3-4 tháng (từ tháng 1 đến tháng 5) nhiệt độ không khí trung bình lớn hơn 25oC,tháng nóng nhất thường là tháng 4 hoặc tháng 5 có nhiệt độ trung bình lên tới 29oC.Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 39-40oC Độ ẩm trong các tháng này cũng xuống rấtthấp, dưới 30%
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có lượng mưa rất lớn, trung bình năm đạt tới 2.400-2.800
mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu trong mùa mưa, hai tháng có lượng mưa lớnnhất là tháng 9 và 11, chiếm tới 45% tổng lượng mưa hàng năm Mưa ít bắt đầu từtháng 5, kết thúc vào tháng 11 Độ ẩm không khí trong vùng đạt tới 85-90%, trong đó,trong mùa mưa độ ẩm lên tới 91% Mặc dù vậy, những giá trị cực đoan thấp vẫn đođược trong thời kỳ khô nóng kéo dài
Trong Bảng 2.1 là số liệu khí tượng cơ bản lấy từ ba trạm khí tượng, trong đó, trạmKhe Sanh và Tuyên Hóa là những trạm nằm ở vùng giáp ranh và có điều kiện tự nhiêngần với Khu Bảo tồn
Bảng 2.1 Số liệu khí tượng trung bình nhiều năm một số trạm có liên quan đến
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (2010) Các số liệu khí hậu Khe Sanh Quảng Trị Tuyên Hóa
Tổng lượng mưa trung bình/năm (mm) 2.262,0 2.563,8 2.266,5
Trang 3Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (mm) 469,6 (IX) 620,5 (X) 582,0Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất (mm) 17,3 (II) 66,2 (IV) 24,9
-Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối 7,7 (XII) 9,8 (I)
Gió Tây khô nóng: Đây là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của gió Tây khô nóng Hoạtđộng của gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu và giữa mùa hè (từ tháng2-4) Trong những tháng này, nhiệt độ tối cao có thể vượt quá 39oC và độ ẩm tối thấpxuống dưới 30%
2.1.3 Thủy văn
Do có địa hình có độ dốc lớn nên sông suối xuất phát từ đây thường ngắn, dốc đổ rabiển theo hướng Đông hoặc Đông Bắc Trong vùng nghiên cứu, có các hệ thống sôngchính sau:
● Phía Đông Bắc là sông Bến Hải, tất cả các con suối bắt nguồn từ sườn Đông đều chảyvào sông Bến Hải và đổ ra biển Đông ở Cửa Tùng
● Phía Tây Bắc và Nam của Khu Bảo tồn là thượng nguồn sông Xê Păng Hiêng chảyqua Lào vào sông Mê Kông
● Phía Đông Nam, bao gồm Bắc Động Sa Mùi và Đông Động Voi Mẹp là thượng nguồncủa sông Cam Lộ (gọi là nguồn Rào) và đổ ra biển Đông tại Cửa Việt
● Phía Nam là hệ thống suối của sông Rào Quán, là một chi lưu của sông Quảng Trị(Thạch Hãn) Nơi đây có công trị thủy điện Rào Quán (UBND tỉnh Quảng Trị, 2005)
2.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội
Các thông tin về kinh tế-xã hội được thu thập ở 5 xã thuộc huyện Hướng Hóa và 1 xãhuyện ĐaKrông, có liên quan đến Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, gồm: Hướng Lập,Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Việt và Hướng Linh (huyện Hướng Hóa) vàHướng Hiệp (huyện ĐaKrông) Tổng số dân là 9.151 người, 1.915 hộ, trong đó có1.308 hộ là người Vân Kiều (chiếm 68,3% tổng số hộ của 5 xã), dân tộc Pa Cô chỉ có 1
hộ, còn lại là người Kinh (Bảng 2.2)
Trang 4Kết quả ở Bảng 2.2 cho thấy, tổng số hộ đói nghèo của 5 xã là 751 hộ (chiếm 39,2%tổng số hộ của 5 xã) Trong đó, xã có tổng số hộ đói nghèo của 5 xã là 751 hộ (chiếm39,2% tổng số hộ của 5 xã) Trong đó, xã có tổng số hộ đói nghèo nhiều nhất là xãHướng Linh với tổng số hộ đói nghèo là 234 hộ, chiếm 66,5% tổng số hộ Tổng diệntích đất tự nhiên của 5 xã là 665.914 ha, trong đó, xã Hướng Việt có diện tích tự nhiên
là nhỏ nhất (6.520 ha), xã Hướng Sơn có diện tích tự nhiên lớn nhất (20.456 ha) Dân
cư các xã trong vùng có mật độ dân số là tương đối thấp (19,1 người/km2), trong đó,
xã có mật độ phân bố dân cư thấp nhất là xã Hướng Lập với 7,4 người/km2, xã có mật
độ dân số cao nhất là xã Hướng Phùng với 28,2 người/km2
Bảng 2.2 Thống kê dân số, diện tích và mật độ dân số trong khu vực năm 2008
Hạng mục Hướng
Lập
Hướng Việt
Hướng Phùng
Hướng Sơn
Hướng Linh Cộng
(người/km2)
Diện tích tự nhiên (km2) 155,37 65,2 124,79 204,56 116,55 666,47
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hướng Hóa, 2009.
3 ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG SINH HỌC
3.1 Địa lý sinh học
Trang 5Khu vực Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa là một phần của tiểu vùng địa lýsinh học Đông Dương, thuộc vùng núi thấp miền Trung Việt Nam, nằm ở phía ĐôngBắc của bán đảo Đông Dương Tiểu vùng địa lý sinh học này cũng đã được một số tácgiả đề cập với các tên gọi khác nhau như: đơn vị 18 (King và cs., 1975, dẫn theoMacKinnon (1997)); đơn vị 05b (MacKinnon và cs., 1986); đơn vị 05c (MacKinnon,1997) Một số tác giả khác gọi vùng này là rừng mưa Đông Dương hay đơn vị 4.5.1(Tordoff và cs., 2003).
Trong xuất bản phẩm gần đây "Các vùng chim đặc hữu thế giới", một số khu vựcthuộc miền Trung Việt Nam, đặc biệt các khu thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa ThiênHuế được xếp vào đơn vị 143 Vùng này bao gồm vùng đất thấp, vùng đới chuyển tiếpBắc Trung Bộ và một phần phụ cận thuộc Trung Lào (Stattersfied và cs., 1998, dẫntheo Đào Văn Tiến (1985), Lekagul và Round (1991); Tordoff và cs., 2003)
Từ các quan điểm về địa sinh học nêu trên, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa nằm gần ranhgiới phía Đông giữa vùng Đông Á và cổ Bắc Cực, nhưng chủ yếu thuộc vùng Đông Á.Lekagul và Round (1991) xác định vị trí địa lý sinh học Khu BTTN Bắc Hướng Hóalà:
+ Vùng Đông Á;
+ Tiểu vùng Đông Dương;
+ Vùng đất thấp Bắc Trung Bộ (Stattersfied và cs., 1998, dẫn theo Lekagul và Round(1991))
Tuy nhiên, về địa lý động vật học Việt Nam, xác định khu vực này là một phần củakhu hệ động vật Bắc Trường Sơn (Đào Văn Tiến, 1985; Võ Quý, 1981; Võ Quý vàNguyễn Cử, 1999; Phạm Bình Quyền và cs., 2011)
3.2 Thảm thực vật
Toàn bộ khu vực theo như phân loại của Thái Văn Trừng (1978), được bao phủ bởicác kiểu rừng kín thường xanh Ở độ cao dưới 600 m là rừng kín thường xanh mưa ẩmnhiệt đới và từ 600 m trở lên là kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới Nhưng trải quaquá trình tác động lâu dài của con người như đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản vàảnh hưởng của chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hóa học đã làm thay đổi nhiều diệnmạo của rừng thường xanh ở khu vực Bắc Hướng Hóa Hiện nay ở khu vực BắcHướng Hóa dễ dàng nhận thấy dạng thảm thực vật nguyên sinh và dạng thảm thực vậtthứ sinh phục hồi sau tác động
Trang 6Bảng 3.1 Diện tích các loại đất đai Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa
Kiểu sử dụng đất Diện tích Tỷ lệ (%)
Rừng thường xanh trung bình 14.158,1 56,18
Thảm thực vật nguyên sinh ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có các kiểu rừng như sau:
(a) Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (phân bố dưới 600 m) thường gặp các
kiểu phụ:
+ Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất: Kiểu phụ rừng này
chiếm phần lớn diện tích Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, hầu như chưa bị tác động (chođến nay), thành phần thực vật có tính đa dạng cao Trong tổ thành có sự tham gia củarất nhiều họ thực vật nhiệt đới ẩm, cây lá rộng xanh quanh năm, cây to, tán lớn, tròn.Những họ thường gặp là: Họ Xoan (Meliaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Trám(Burceraceae), họ Côm (Eleocarpaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ
Na (Annonaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Ba mảnh vỏ(Euphorbiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dung (Simplocaceae), họ Trôm(Sterculiaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Mùng quân (Flacoutiaceae), họ Nhânsâm (Araliaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae) Nhóm dây leo gỗthường to và dài, có thể dài đến 20-30 m, đường kính có thể đạt tới 10 cm Thườnggặp các loài thuộc các họ: họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Na (Annonaceae), họ Đậu(Fabaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Thiên lý (Aslepiadaceae), họ Cau dừa (Arecaceae)
Trang 7Cây gỗ nhỏ, cây bụi dưới tán thường gặp các loài trong họ Cà phê (Rubiaceae), họ Ô
rô (Acanthaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Cau dừa(Arecaceae), họ Dương xỉ mộc (Cyatheaceae) Trong tầng cỏ quyết: phổ biến gặp làcác loài Dương xỉ (Polypodyophyta), nhiều loài thuộc họ Môn ráy (Araceae), họ Gai(Urticaceae), họ Dứa gai (Pandanaceae), họ Đao dong (Maranthaceae), họ Riềng(Zingiberaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae) Ở nhữngkhoảng trống nhiều ánh sáng có thể có sự có mặt nhiều loài của chi Hedyotis thuộc họ
Cà phê (Rubiaceae), nhiều loài cỏ thuộc họ Hòa thảo (Poaceae), một số loài thuộc họCúc (Asteraceae) Trên các khe, vách nơi ẩm gặp một số loài họ Thu hải đường(Begoniaceae)
Đặc trưng về tầng tán thể hiện rõ sự phân tầng với 5 tầng:
– Tầng 1 (tầng vượt tán/tầng nhô) Trên khu vực núi đất trong tầng vượt tán cóchiều cao 20-25 m đôi chỗ có thể có cây cao trên 25 m Các loài thường gặp trong tầngnày là các cây gỗ cao to, đường kính dao động từ 40-80 cm đôi chỗ có thể có cây đạttới đường kính 1-1,2 m Tuy nhiên độ phủ của tầng này không cao, chỉ ở mức 15-20%,nghĩa là số cây gỗ cao to vượt tán không nhiều, các loài thường gặp trong tầng này là
loài Cà ná mũi nhọn (Canarium subulatum) và Trám trắng (Canarium album) thuộc họ
Trám (Burceraceae)
– Tầng 2 (tầng ưu thế sinh thái) Thường cây gỗ có chiều cao tương đối đồng đều10-15 m, tán tròn tạo ra một màn có độ che phủ cao đạt tới 50-60% Cây gỗ có đườngkính trung bình 30-40 cm; Tầng này là sự đan xen, có tính đa dạng cao của các họ thựcvật nhiệt đới ẩm, lá rộng thường xanh Xét về số lượng cá thể của các họ khó có thểkhẳng định độ ưu thế thuộc về họ nào; có thể ở vị trí này ưu thế thuộc về họ Dẻ(Fagaceae) thì ở vị trí khác lại thuộc về họ De (Lauraceae) và có thể ở các vị trí khác
ưu thế lại thuộc về những họ khác nhau như họ Đậu (Fabaceae), họ Xoan (Meliaceae),
họ Bồ hòn (Sapindaceae) Tầng này chứa đựng tính đa dạng thực vật cao, có ý nghĩalớn về mặt sinh thái và giá trị môi trường
– Tầng 3 (tầng dưới tán/tầng cây bụi và gỗ nhỏ) Có chiều cao 7-10 m Thường gặpcác cây tái sinh của hai tầng trên và những loài cây gỗ nhỏ thuộc họ Trúc đào(Apocynaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Ba mảnh vỏ(Euphorbiaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Dâu tằm(Moraceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Côm (Eleocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họMùng quân (Flacourtiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Cam quýt(Rutaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dung (Simplocaceae), họ Máu
Trang 8chó (Myristicaceae) Những nơi ẩm thung lũng có Dương xỉ gỗ, chi Cyatheca, nhiềuloài Ficus chi Sung vả (Ficus) họ Dâu tằm (Moraceae); một số loài chi Sarauja, họDương đào (Actinidiaceae), một hai loài Sổ thuộc chi Sổ (Dillenia) họ Sổ(Dilleniaceae) và tại những khu vực ven suối thung lũng có sự tham gia của Nứa dại
+ Kiểu phụ thảm thực vật rừng kín cây lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi: Do đặc trưng về lập địa: thường các dãy núi đá vôi có thành rất dốc, có chỗ
vách đá dựng đứng, chóp nhọn, tầng đất mặt rất mỏng hay không có, phần chân thoải.Rừng trên núi đá vôi có độ che phủ thấp, không tạo được một màn khép tán liên tụcnhư kiểu rừng trên núi đất Về mặt cấu trúc tầng tán: Vẫn thể hiện 5 tầng; nhưng điềukhác biệt cơ bản của kiểu phụ thảm thực vật trên núi đá vôi so với kiểu phụ trên núiđất là về thành phần hệ thực vật Ưu thế trong các tầng của kiểu thảm này là nhữngloài chịu khô, phát triển trên nền đá vôi với những loài đặc trưng không gặp trên vùngnúi đất Với những họ thường gặp có số lượng cá thể khá phong phú gồm các loàitrong chi Lòng mang (Pterospermum) họ Trôm (Sterculliaceae); thuộc chi Trâm(Syzygium) họ Sim (Myrtaceae), thuộc chi Thị rừng (Diospyros) họ Thị (Ebenaceae);chi Bứa (Garcinia) họ Măng cụt (Guttiferae); thuộc chi Cóc rừng (Spondias), Dâu giaxoan chi Allospondias; Xuyên cóc chi Choerospondias, Sưng đào chi Semecarpus họĐào lộn hột (Anacardiaceae); chi Bình linh (Vitex) họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).Một số loài thuộc họ Gai (Ulmaceae); chi Sếu (Celtis); nhiều loài họ Đay (Tiliaceae).Đặc biệt phải kể đến cây Phay rất thường gặp ở các thung lũng ven suối núi đá vôi
(Duabanga sonneratoides) họ Bần (Sonneratiaceae) và một số loài thuộc chi Đùng
đình (Caryota) họ Cau dừa (Arecaceae) Nhiều loài thuộc chi Lụi (Rhapis), loài Đùng
Trang 9đình (Caryota bacsonensis) cây to đường kính tới 50 cm, cao 10-15 m rất đặc trưng
cho vùng núi đá vôi Đặc biệt ở kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi
đá vôi thảm thực vật bò leo trên đá rất nhiều loài thuộc họ Môn ráy (Araceae) và họ
Hồ tiêu (Piperaceae); cũng trong tầng thảm tươi là sự có mặt rất đặc trưng của các loài
Lá han: Han trâu (Dendrocnide urentissima), Han tím (Laportea interrupta), Han bò (Laportea thorelli) khi bị cọ xát vào da gây rất ngứa và các loài khác thuộc họ Gai
(Urticaceae) Trên những thành vách đá có rất nhiều loài chi Đa sung (Ficus) nhómcây có nhựa mủ chịu khô hạn Những nơi ẩm thường gặp một số loài chi Ngũ gia bì(Schefflera) họ Nhân sâm (Araliaceae) chịu khô hạn tốt, rễ nổi bám vào các khối haythành vách đá phát triển mạnh
(b) Rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp (phân bố từ độ cao 600 m trở lên):
Tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, kiểu thảm thực vật thường xanh á nhiệt đới núi thấpphân bố từ độ cao 600 m trở lên chỉ gặp trên núi đất (khu vực núi đá vôi ít, không cócác đỉnh cao) Kiểu thảm này có diện tích khá, phần lớn giữ được tính tự nhiên ít bị tácđộng Về cấu trúc tầng không đồng nhất ở các khu vực: vùng thung lũng, nơi bằng códạng điển hình 5 tầng gần giống với kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đớitrên núi đất, cũng thể hiện rõ 5 tầng (tầng 1: tầng vượt tán; tầng 2: tầng ưu thế sinhthái; tầng 3: tầng cây gỗ nhỏ và cây bụi; tầng 4: tầng dưới tán – tầng cây bụi; tầng 5:tầng cỏ quyết – thảm tươi) Nhưng ở những triền núi dốc hay ở các đỉnh dông, đỉnhnúi, do bị bào mòn tầng đất mặt mỏng (có nhiều đá lộ đầu), yếu tố ánh sáng mạnhcộng với tác động của gió đã ảnh hưởng mạnh tới hệ thực vật: Không có cây to cao, ítthấy cây vượt tán nên chỉ thấy rõ 4 tầng Các đỉnh cao, các chóp núi thường có gió liêntục, cường độ, mật độ ánh sáng phân bố đều, cộng với tầng đất mặt rất mỏng chỉ thíchhợp cho một số loài ưa lạnh, chịu gió, phát triển được trên tầng đất nghèo dinh dưỡng,nên thành phần thực vật nghèo nàn; tầng tán đơn giản, chỉ thấy rõ 3 tầng
Tầng đất mặt rất mỏng, gió thường xuyên, lại có mây mù luôn xuất hiện nên chỉ thấy
rải rác có cây bụi và ưu thế là những loài họ Hòa thảo (Poaceae), Chè vè (Miscanthus floridulus), Chít (Thysanoloena maxima) hay Trúc gai (Sinarundinaria griffithiana)
Trang 10Dẻ chiếm ưu thế đến 50-60% cá thể trong quần xã Trong kiểu thảm này còn có sự cómặt của một số loài thuộc họ Thích (Aceraceae); một số loài Chẹo thuộc chi Chẹo
(Engelhardtia) họ Óc chó (Juglandaceae); loài Chắp tay (Symingtonia populnea) thuộc
họ Sau sau (Hamamelidaceae) Nhiều loài thuộc chi Eurya, Adinandra, Camellia,
Godonia, Vối thuốc-Chò sót (Schima wallichii) thuộc họ Chè (Theaceae); dưới tán rừng cũng chỉ ở đai này mới gặp loài Trúc gai (Sinarundinaria griffithiana) có cá thể
nhiều, những nơi sáng chiếm ưu thế tuyệt đối Cũng trong kiểu thảm này gặp nhiều
loài gỗ có giá trị: Giổi lá nhẵn (Michelia faveolata), Giổi găng (Paramichella baillonii) họ Mộc lan (Magnoliaceae), Sến (Madhuca pasquieri) họ Hồng xiêm
(Sapotaceae) Tại khu vực đèo Sa Mù, dưới tán kiểu thảm này ở độ cao 1.200 m có
gặp loài Lan hài (Paphiopedilum amabile) có số lượng cá thể khá, là loài quý hiếm.
3.2.2 Thảm thực vật thứ sinh
Tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, thảm thực vật đai thấp dưới 600 m và đai cao 600 mtrở lên phân bố không đồng nhất và ít nhiều đã bị sự tác động của con người như canhtác nương rẫy, thể hiện rõ ở đai thấp dưới 600 m, tiếp đến là khai thác gỗ và lâm sảnkhác Ở đai cao từ 600 m trở lên ít bị tác động bởi canh tác nương rẫy Một số nơithảm thực vật nguyên sinh bị hủy diệt do chất độc hóa học (trước năm 1975) và một sốnơi khác là những căn cứ quân sự (nơi đóng quân, hầm hào, lô cốt), đó là nguyên nhândẫn đến thảm thực vật nguyên sinh bị mất đi Cây gỗ, cây bụi, cây thảo tái sinh pháttriển trở lại tạo nên các thảm thực vật thứ sinh Tùy thuộc vào mức độ tác động nhiềuhay ít mà thảm thực vật thứ sinh có những nét đặc trưng về ngoại mạo, về cấu trúc, vềthành phần loài thực vật
(a) Rừng thứ sinh sau canh tác nương rẫy
Phần lớn phân bố từ độ cao 600 m trở xuống Khác với vùng núi phía Bắc và các vùngkhác, tại khu vực Khu BTTN Bắc Hướng Hóa chỉ có dân tộc Vân Kiều với dân số ít;sống ở các khu vực thấp ven suối; nương rẫy canh tác cũng không xa bản Trình độdân trí thấp, chưa biết sản xuất hàng hóa: Canh tác nương rẫy chỉ là lúa, ngô, nhằmgiải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ nên rừng thứ sinh sau canh tác nương rẫy khôngnhiều, vùng thấp quanh khu vực bản làng Những khu vực sau canh tác nương rẫy,được bỏ hoang từ 8-10 năm, rừng thứ sinh hình thành Cấu trúc và thành phần loàithực vật cũng như hình thái ngoại mạo khác biệt rõ rệt so với rừng nguyên sinh.Thường không có tầng tán rõ rệt
+ Tầng 1 (tầng ưu thế sinh thái) Tầng này với các cây gỗ ưa sáng phát triển trở lại
từ chồi hay hạt, cùng tuổi có chiều cao dao động từ 8-10 m, đường kính dao động từ
Trang 1110-15 cm Phổ biến ở tầng này là các loài Bời lời chi Bời lời (Litsea); Kháo(Machilus), Nang trứng (Lindera) họ Long não (Lauraceae); một số loài chi Ba soi
(Macaranga spp.), chi Ba bét (Mallotus spp.), chi Sòi tía (Sapium spp.), chi Bi điền (Bridelia spp.), Vạng trứng (Endospermum sinensis) thuộc họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae) Một hai loài Trám chi Canarium, Ba gạc lá xoan (Euodia melifolia), Bưởi bung (Acronychia pedunculata) họ Cam chanh (Rutaceae); Ngát lông (Gironniera subaequalis), Hu đay (Trema orientalis), Sếu (Centis sinensis) họ Sếu
(Ulmaceae) Một số loài họ Đậu (Fabaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Đào lộn hột(Anacardiaceae) Những khu vực ẩm là các loài thuộc chi Sung vả (Ficus) họ Dâu tằm(Moraceae)
+ Tầng 2 (tầng gỗ nhỏ cây bụi) Có chiều cao 5-7 m Thường gặp các loài thuộc họ
Cà phê (Rubiaceae); chi Chè (Camellia), chi Súm (Eugenia) họ Chè (Theaceae) Một
số loài chi Cò ke (Grewia) họ Đay (Tilliaceae)
+ Tầng 3 (tầng cây bụi dưới tán) Tầng này không dày rậm, thường gặp một số loài
họ Mua (Melastomataceae), họ Cà phê (Rubiaceae); chi Lồng đèn (Clerodendron) họ
Cỏ roi ngựa (Verbenaceae); cây Lụi (Rapis excelsa) họ Cau dừa (Arecaceae), có nơi
có số lượng cá thể nhiều
+ Tầng 4 (tầng cỏ quyết) Trong tầng này của rừng thứ sinh gặp rất ít các loài dương
xỉ Phổ biến hơn là các họ Gừng (Zingiberaceae); các loài Môn ráy họ Môn ráy(Araceae) Những nơi có ánh sáng nhiều, gặp một số loài cỏ họ Hòa thảo (Poaceae),nơi ẩm có thể gặp một số loài thuộc chi Cỏ vừng (Hydeotis) họ Cà phê (Rubiaceae),một số loài thuộc chi Staurogyne và chi Strobilanthes họ Ô rô (Acanthaceae)
Nét đặc trưng của rừng thứ sinh sau nương rẫy là hệ dây leo, đặc biệt dây leo gỗ rất ít.Tầng cỏ quyết đơn điệu, nghèo nàn, độ phủ tầng này rất thấp Tầng bì sinh (phong lan,dương xỉ sống bám) hầu như không có; có lẽ do độ ẩm thấp và chưa đủ thời gian chonhững loài bì sinh, dương xỉ hay phong lan phát triển trở lại
(b) Trảng cây bụi, cỏ cao
Kiểu thảm này có diện tích đáng kể trong khu vực Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnhQuảng Trị Phân bố ở đai thấp dưới 600 m và trên 600 m Hiện nay, chưa có nhữngnghiên cứu sâu về nguyên nhân hình thành kiểu thảm này, đặc biệt là những diện tích
bị rải chất diệt cỏ (trước 1975) Qua khảo sát tại một số khu vực, chúng tôi thấy có bốnnguyên nhân là: (i) phát nương làm rẫy; (ii) cháy rừng; (iii) chất độc hóa học (trước1975); và (iv) xây dựng căn cứ quân sự trong chiến tranh
Trang 12Bốn nguyên nhân trên đã làm mất đi thảm thực vật nguyên sinh: ở đai thấp (dưới 600m) là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, đai cao (từ 600 m trở lên) là rừng kínthường xanh á nhiệt đới núi thấp; diễn thế rừng thứ sinh diễn ra khi đất nương rẫyđược bỏ hoang, đất sau cháy rừng và những diện tích rừng bị hủy diệt do chất độc hóahọc.
Nguyên nhân làm mất thảm thực vật nguyên sinh là khác nhau, nhưng thảm thực vậtthứ sinh trảng cây bụi, cỏ cao có những đặc trưng hình thái và cấu trúc ngoại mạogiống nhau ở cả đai cao và đai thấp
Đặc trưng của kiểu thảm thứ sinh trảng cây bụi, cỏ cao là các loài cỏ cao thuộc họ Hòa
thảo (Poaceae): Chè vè (Misclanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima), Lách (Saccharum spontaneum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ lau (Imperata conferta).
Cấu trúc đơn điệu, những loài cỏ cao có chiều cao từ 1-2 m, độ phủ đạt 70-80%, rất ítnhững khoảng trống, rải rác có những cụm cây bụi, cây gỗ nhỏ, những loài ưa sángcao 5-8 m.Thành phần cây bụi có sự khác biệt ít nhiều phụ thuộc vào nguyên nhân làmmất rừng nguyên sinh và kiểu thảm nguyên sinh vốn có tại đó
Ở những khu vực thấp (dưới 600 m), đất sau nương rẫy bỏ hoang, trảng cây bụi cỏ cao
là trạng thái bắt đầu của diễn thế thứ sinh Cây bụi cỏ cao phát triển nhanh, ưu thế là
những cây ưa sáng phát triển nhanh: Hu đay (Trema orientalis, Trema cannabina), Ba soi (Macaranga spp.), Ba bét (Mallotus spp.) Một số loài Bời lời chi Bời lời (Litsea), Vối thuốc (Schima wallichii), Ba gạc lá xoan (Euodia melifolia), Bưởi bung (Acronychia paniculata), Trám (Canarium spp.), Vạng trứng (Endospermum sinensis), một số loài họ Dẻ (Fagaceae) và do đất ẩm xốp, Chè vè (Misclanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima), Cỏ lau (Imperata conferta) phát triển mạnh, tạo nên các bụi,
cụm lớn độ phủ cao Có nơi độ phủ cao đạt tới 70-80%
Những diện tích rừng nguyên sinh bị rải chất độc hóa học trước đây và sau đó cháy đicháy lại nhiều lần: ưu thế tuyệt đối thuộc những loài cỏ cao họ Hòa thảo (Poaceae)
Chè vè (Misclanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Lau (Imperata conferta) phát triển kém hơn, cằn cỗi, cao 1-1,5 m, rải rác
có cây bụi gỗ nhỏ, thường là những loài chịu khô, chịu cháy, sống trên đất thoái hóanghèo mùn Phổ phiến là các loài họ Dẻ (Fagaceae), họ Óc chó (Juglandaceae), họ Chè(Theaceae), họ Nhựa ruồi (Aquifoliaceae), một số loài họ Long não (Lauraceae), họCôm (Eleocarpaceae)
(c) Trảng thứ sinh tre nứa (Trúc sặt) phân bố ở độ cao 600 trở lên