1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Ứng dụng công nghệ thông tin ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đồng tháp giai đoạn 2012- 2015

10 1,7K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 313,88 KB

Nội dung

Ứng dụng công nghệ thông tin ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đồng tháp giai đoạn 2012- 2015

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG THÁP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 114/KH-UBND Đồng Tháp, ngày 03 tháng 10 năm 2012

KẾ HOẠCH

Ứng dụng công nghệ thông tin ngành giáo dục và đào tạo

tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2012-2015

và định hướng đến năm 2020

Trên cơ sở quán triệt và triển khai thực hiện các Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) và ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy, quản lý giáo dục, ngành giáo dục và đào tạo của Tỉnh đã thực hiện đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý giáo dục và dạy học từ năm 2008 và đạt được những kết quả đáng khích lệ: có nhiều học sinh đạt giải cao môn tin học cấp quốc gia, 100% cán bộ, giáo viên cấp THCS, cấp THPT đạt trình độ CNTT từ tin học căn bản trở lên, ứng dụng phần mềm trong công tác quản lý và dạy học

Bên cạnh những thành tựu đạt được, lĩnh vực CNTT trong ngành giáo dục

và đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập Cụ thể, cơ sở hạ tầng CNTT còn thiếu thốn, thiết bị CNTT các trường THPT, trung tâm GDTX trang bị ở mức độ tối thiểu; còn thiếu nhiều ở các trường THCS, tiểu học và mầm non; một bộ phận cán bộ, giáo viên bộ môn chậm ứng dụng CNTT trong việc đổi mới quản

lý giáo dục và phương pháp dạy học; còn chênh lệch cao về trình độ tin học của giáo viên bộ môn của cơ sở giáo dục và các cấp học, bậc học

Để khắc phục những hạn chế tồn tại, tiếp tục tạo sự phát triển toàn diện trong giáo dục, nhất là thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học một cách vững chắc, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục

vụ thiết thực yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành kế hoạch Ứng dụng CNTT ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020

I Mục đích, yêu cầu chung

- Từ năm học 2008-2009, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp đã

triển khai đẩy mạnh ứng dụng CNTT, bước đầu đạt những kết quả đáng khích lệ nhưng so với yêu cầu ứng dụng CNTT trong toàn ngành cần có chuyển biến tích cực hơn nữa nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục

- Hoàn thiện cơ bản cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của hệ thống trường học phổ thông, đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo tin học: chính khoá, ngoại khoá, hoạt động giáo dục nghề phổ thông, rèn luyện kỹ năng thực hành của học sinh

Trang 2

- Thực hiện phổ cập tin học cho học sinh của các cấp học, bậc học

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả trong điều hành quản lý giáo dục, nâng cao trình độ ứng dụng CNTT của giáo viên trong chuyên môn giảng dạy của các môn học, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

- Thực hiện các điều kiện tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho việc thực hiện kế hoạch xây dựng hệ thống trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà đạt mức cao trong khu vực và đạt trung bình của cả nước

II Đánh giá tình hình ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục

1 Thực trạng

a Đào tạo tin học

Hiện nay, đào tạo tin học trong ngành đã triển khai ở 100% trường THPT

và trung tâm GDTX có dạy tin học chính khoá, nghề phổ thông và chứng chỉ A,B; có 71/143 trường THCS có phòng máy tính thực hành và tổ chức dạy tin học 2 tiết/1 tuần; 28/312 trường tiểu học có phòng máy thực hành, tổ chức dạy tin học căn bản cho học sinh khối lớp 4,5; có 2/181 trường mầm non có phòng

máy thực hành cho học sinh làm quen với máy tính (từ nguồn xã hội hoá)

Các máy tính thực hành ở cấp THCS, Tiểu học được trang bị từ năm 2001 nên hiện đã xuống cấp, cấu hình lạc hậu Hằng năm, Sở GD&ĐT trang bị bổ sung từ 3 đến 4 phòng máy tính thực hành từ nguồn kinh phí chương trình mục

tiêu quốc gia (Dự án đưa tin học vào nhà trường, nay dự án này đã ngưng)

b Số liệu máy tính thực hành và quản lý giáo dục

STT Cấp học Số máy tính thực hành Số máy tính quản lý Cộng

Tỉ lệ % trường có dạy tin học

c Trình độ tin học của cán bộ quản lý và giáo viên

STT Cấp học

Số CBQL

GV

Tin học căn bản Chứng chỉ A Từ chứng chỉ B trở lên

SL

Tỉ lệ

Tỉ lệ % SL

Tỉ lệ

%

1 Mầm non 2348 211 8.99 1724 73.42 134 5.71

2 Tiểu học 7803 504 6.46 4974 63.74 367 4.7

3 THCS 5454 961 17.62 3500 64.17 331 6.07

Trang 3

4 THPT 2688 1183 44.01 988 36.76 465 17.3

Tổng cộng 18467 2876 15.57 11271 61.03 1345 7.28

d Ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học

Ngành Giáo dục và Đào tạo đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học từ năm học 2008-2009 như : phần mềm quản lý nhân sự, quản lý thi tốt nghiệp, sắp xếp thời khoá biểu, quản lý điểm số học sinh qua mạng Internet bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho các bộ quản lý, giáo viên phục vụ công tác quản lý và dạy học hiệu quả

Một số trường THPT (20 đơn vị), phòng GDĐT (1 đơn vị) có triển khai website phục vụ công tác quản lý, dạy học và là cầu nối liên lạc giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhưng còn rời rạc, chưa đảm bảo tính hệ thống

2 Đánh giá nguyên nhân hạn chế

- Đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT về máy tính thực hành, thiết bị kết nối mạng, khai thác các ứng dụng CNTT trên Internet còn hạn chế, chưa đủ, chưa kịp thời

so với nhu cầu của các cấp học, bậc học

- Nhận thức tầm quan trọng ứng dụng CNTT của một bộ phận cán bộ quản

lý, giáo viên có chuyển biến nhưng còn chậm, chưa đầy đủ, chưa đồng bộ; chưa đánh giá đúng vai trò ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giảng dạy

- Thiết bị CNTT và phần mềm ứng dụng phát triển nhanh, một bộ phận giáo viên chưa tiếp cận kịp theo sự phát triển CNTT; trình độ, khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên không đồng đều ở các môn học và địa bàn: thành phố, thị xã, thị trấn, vùng sâu

- Điều kiện trang bị bổ sung thiết bị máy tính thực hành, thiết bị CNTT thực hiện bài giảng ứng dụng CNTT hằng năm của các huyện, thị còn hạn chế

III Căn cứ pháp lý và mục tiêu

1 Căn cứ pháp lý

Căn cứ Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012;

Căn cứ Quyết định số 1199/QĐ-UBND-HC ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2020

2 Mục tiêu chung

Trang 4

Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng CNTT đáp ứng được yêu cầu phát triển CNTT; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có phẩm chất đạo đức chính trị, năng động, sáng tạo, khả năng chuyên môn giỏi, có trình độ tin học đáp ứng được yêu cầu công tác, hỗ trợ thiết thực đổi mới: quản lý giáo dục, phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng cơ sở

dữ liệu và các phần mềm ứng dụng đáp ứng yêu cầu quản lý và nhu cầu học tập của xã hội

3 Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

a Giáo dục mầm non

- Phấn đấu đạt 100% trường mầm non có thiết bị CNTT phục vụ công tác

văn phòng, 100% trường mầm non được nối mạng Internet, ứng dụng CNTT quản lý hoạt động trường mầm non, khai thác phần mềm phục vụ cho công tác quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ

- Mở rộng việc ứng dụng CNTT vào công tác chăm sóc và giáo dục trẻ;

100% giáo viên mầm non có trình độ tin học căn bản, 80% giáo viên mầm non đạt trình độ A tin học; 60% cán bộ, giáo viên biết ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và dạy học, triển khai sử dụng chương trình Kidsmart cho các trường mầm non

b Giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên

- Cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ Tin học chứng chỉ A, cấp tiểu học

là 70%, trung học là 100%; ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, khai thác thành thạo Internet hỗ trợ công tác chuyên môn; 30% cán bộ quản

lý, giáo viên cấp THCS, THPT, GDTX cán bộ, giáo viên được bồi dưỡng các chuyên đề nâng cao về tin học

- 100% trường THPT và trung tâm GDTX có tối thiểu 1 phòng máy tính thực hành hoàn chỉnh có kết nối Internet

- 100% trường THCS có phòng máy tính dạy tin học tự chọn, dạy tin học văn phòng đáp ứng 100% học sinh THCS có nhu cầu học tin học tự chọn được học tin học; ưu tiên tập trung triển khai dạy tin học cho học sinh trường THCS trong năm 2012 và năm 2013

- 50% trường tiểu học có phòng máy tính nối Internet, tổ chức dạy tin học căn bản

- 40% trường THCS có ứng dụng phần mềm vào công tác quản lý giáo dục; khuyến khích trường tiểu học ứng dụng CNTT vào công tác điều hành và quản lý giáo dục

- Tăng cường phát triển hệ thống website của các cơ sở giáo dục: phòng GDĐT, trường THPT và một số trung tâm GDTX trọng điểm

Trang 5

- Đào tạo tin học cho giáo viên tin học theo các chủ đề chuyên sâu; giáo viên bộ môn khác đào tạo tin học theo khung chương trình chứng chỉ A, B

(không bắt buộc giáo viên phải học đủ các phần của chương trình), bồi dưỡng

nâng cao trình độ tin học theo hướng thực tế, hiệu quả; có định hướng nâng cao

kỹ năng khai thác Internet, kỹ năng soạn thảo bài giảng điện tử, ứng dụng các phần mềm hỗ trợ phục vụ dạy học

- Đối với học sinh có học tin học: 100% học sinh tiểu học biết: soạn thảo văn bản, sử dụng phần mềm đồ hoạ, truy cập Internet; 100% học sinh THCS nắm vững kiến thức máy tính, soạn thảo văn bản, khai thác Internet

IV Các nhiệm vụ cụ thể

1 Nâng cao nhận thức cán bộ quản lý, giáo viên về phát triển CNTT

- Tổ chức quán triệt các văn bản: Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, Kế hoạch phát triển CNTT của Đảng, Nhà Nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đến từng cán bộ quản lý, giáo viên của từng cấp học, bậc học ngay từ đầu năm học, học kỳ

- Các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo tin học và ứng dụng CNTT theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và những điều kiện thực tế của nhà trường phù hợp với khả năng thực hiện, đảm bảo tính khả thi

- Thường xuyên có văn bản chỉ đạo, nhắc nhỡ đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý và giảng dạy

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo từng học kỳ, từng tháng về mức độ ứng dụng CNTT, thực hiện kế hoạch CNTT của các cơ sở giáo dục, rút kinh nghiệm, báo cáo điển hình về ứng dụng CNTT

2 Trang bị bổ sung thiết bị, phần mềm CNTT, qui mô phát triển

a Đối với mầm non

- Đầu tư xây dựng phát triển hệ thống CNTT đủ phục vụ công tác văn phòng, kết nối Internet, phần mềm phục vụ công tác quản lý, chăm sóc trẻ

- Tiếp tục đầu tư hỗ trợ thiết bị CNTT cho phòng chức năng để nâng tỉ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (chỉ tiêu là 15%) , trường tổ chức nuôi dạy bán trú của tỉnh theo Kế hoạch số 58/KH.UBND về thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2011-2015 Đến 2015, 100% trường mầm non có máy tính kết nối Internet phục vụ công tác văn phòng; triển khai phần mềm Kidsmart phục vụ công tác giảng dạy và chăm sóc trẻ, đầu tư máy tính một số trường trọng điểm, trường đạt chuẩn quốc gia để trẻ em mầm non thực hành làm quen với máy tính thông qua các phần mềm vui học của trẻ mầm non

b Đối với cấp tiểu học

Trang 6

- Tiếp tục đầu tư hỗ trợ thiết bị CNTT cho phòng chức năng; tập trung ưu tiên cho các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 (chỉ tiêu 25% số trường), trường trọng điểm, trường dạy 2 buổi/ ngày

- 50% trường tiểu học có phòng máy thực hành kết nối Internet và tổ chức dạy tin học cho học sinh tiểu học, bước đầu ưu tiên triển khai dạy tin học cho các trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

- 28% học sinh tiểu học được học môn tin học, bước đầu ưu tiên triển khai dạy tin học cho các trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

- Đầu tư thiết bị CNTT bổ sung phục vụ khai thác hệ thống phần mềm quản lý trường học, dữ liệu dùng chung về giáo dục phổ thông tại một số trường tiểu học địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn

- Trang bị thiết bị CNTT hiện đại (activboard, projector, LCD ) phục vụ bài giảng ứng dụng CNTT cho các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

- Triển khai ứng dụng CNTT phần mềm sử dụng sổ liên lạc trực tuyến cho 50% trường tiểu học

c Đối với cấp trung học

- Tiếp tục đầu tư hỗ trợ thiết bị CNTT cho phòng chức năng; tập trung ưu tiên cho các trường THCS đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 (chỉ tiêu 30% số

trường), trường trọng điểm, trường dạy 2 buổi/ ngày

- Đầu tư trang bị thiết bị CNTT bổ sung cho các trường THCS, THPT thay thế thiết bị cũ, lạc hậu, hỏng để đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục

- Phấn đấu đến năm 2015, 100% trường THPT có được từ 1 đến 2 phòng máy tính thực hành kết nối Internet

- Thiết bị CNTT hiện đại (activboard, projector, LCD ) phục vụ bài giảng địện tử cho 100% trường THPT và THCS

- Phát triển thư viện điện tử, quản lý thư viện trên hệ thống máy tính, có kết nối Internet cho 100% thư viện trường THPT

- 100% trường THCS có phòng máy thực hành kết nối Internet, đảm bảo 100% học sinh có nhu cầu học tin học được học tin học

- Ứng dụng CNTT trong quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trên hệ thống máy tính từ cấp Sở, cấp THPT, phòng GDĐT

- Triển khai ứng dụng CNTT như phần mềm: quản lý điểm số học sinh, sắp xếp thời khoá biểu… thực hiện 100% trường THPT; sử dụng sổ liên lạc trực tuyến đạt 100% trường THCS, THPT

d Giáo dục thường xuyên

Đầu tư bổ sung thiết bị CNTT đảm bảo đáp ứng được nhu cầu nâng cao trình độ tin học của cán bộ, giáo viên học sinh và nhân dân có nhu cầu học tin

Trang 7

học văn phòng, tin học trình độ A, B; bồi dưỡng các chuyên đề tin học; phấn đấu đến năm 2015 mỗi trung tâm có ít nhất 1 phòng máy tính thực hành hoàn chỉnh kết nối Internet phục vụ quản lý và dạy tin học

3 Nâng cao trình độ tin học của cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn, tăng cường giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu CNTT

- Tăng cường nâng cao trình độ tin học cho cán bộ, giáo viên các cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản

lý, dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

- Tiếp tục triển khai giảng dạy tin học chính khóa, tin học ứng dụng, tin học tự chọn ở các trường phổ thông; khai thác và giảng dạy tin học bằng chương trình mã nguồn mở trong trường phổ thông, đẩy mạnh công tác đào tạo tin học ứng dụng, tập huấn, báo cáo chuyên đề tin học ở các trường phổ thông và trung tâm GDTX

- Tổ chức chuyên đề ứng dụng CNTT trong nghiên cứu khoa học sư phạm

4 Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học

- Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả

và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học, xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục, phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet của người học Cụ thể:

- Tăng cường việc giáo viên soạn giáo án, bài trình chiếu, bài giảng điện

tử trên máy tính, khai thác dữ liệu trên Internet Trao đổi kinh nghiệm dạy học qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục trên website Bộ GDĐT

- Kết hợp với hãng máy tính Intel triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện

tử (E-Learning) Tổ chức cho giáo viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến, tổ chức các khoá học trên mạng Internet

- Tổ chức hội thi “Thiết kế bài giảng điện tử”, cập nhật thư viện học liệu

mở (thư viện điện tử) trên website của Sở, trường THPT, phòng GDĐT gồm: giáo trình và sách giáo khoa điện tử, đề thi trắc nghiệm, phần mềm dạy học, bài giảng điện tử, giáo án, sáng kiến kinh nghiệm

5 Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục

- Phát triển hệ thống website Sở, trường THPT, phòng GDĐT và một số trung tâm GDTX , tạo điều kiện tốt để cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trao đổi kinh nghiệm, học tập, nghiên cứu đồng thời là cầu nối liên lạc thiết thực giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Trang 8

- Đến năm 2015, hoàn chỉnh hệ thống website của Sở Giáo dục và Đào tạo; phát triển 100% website phòng Giáo dục và Đào tạo, 50% website trường THPT và 25% website trung tâm GDTX huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục, thống kê thông qua cơ sở

dữ liệu dùng chung từ các cơ sở giáo dục đến các cấp quản lý giáo dục

- Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị trường học cập nhật đầy đủ

cơ sở dữ liệu: trường lớp, giáo viên, học sinh công khai cơ sở dữ liệu học sinh trên mạng Internet để tạo cầu nối liên lạc thiết thực giữa nhà trường, gia đình và

xã hội

- Khai thác hiệu quả hệ thống email theo tên miền @moet.edu.vn đảm bảo thông tin liên lạc xuyên suốt từ Sở đến các cơ sở giáo dục

- Đẩy mạnh công tác tổ chức hội nghị, hội thảo trực tuyến các cụm huyện, thị xã, thành phố; tập huấn chuyên môn, họp và giảng dạy qua hệ thống Internet bằng các hình thức qua web, đàm thoại

6 Tổ chức kiểm tra trình độ học sinh học tin học và công tác bồi dưỡng chuyên đề tin học cho giáo viên

- Tổ chức công tác đánh giá kiểm tra trình độ tin học của học sinh có học tin học cấp THCS, tiểu học

- Hằng năm, 80% học sinh cấp THPT (lớp 11) đạt chứng chỉ học nghề phổ thông môn tin học văn phòng

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học của cán bộ quản lý, giáo viên đảm bảo tốt công tác quản lý và dạy học

7 Huy động xã hội hoá

- Tăng cường công tác huy động các nguồn lực xã hội hoá đóng góp vào công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo qua triển khai sử dụng các phần mềm quản lý trường học trực tuyến

- Tăng cường công tác huy động các nguồn lực hỗ trợ cho giáo dục, vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm, phụ huynh đóng góp trang thiết bị dạy học, thiết bị CNTT phục vụ quản lý giáo dục và dạy học

V Đánh giá kết quả đạt được sau khi triển khai thực hiện kế hoạch

1 Cấp Tiểu học

- Có hiểu biết ban đầu về tin học và ứng dụng của tin học trong đời sống

và học tập

- Có khả năng sử dụng máy tính điện tử trong việc học những môn học khác, trong hoạt động, trong vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

và tạo điều kiện để trẻ em thích ứng với đời sống xã hội hiện đại

Trang 9

- Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học

2 Cấp THCS

- Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về tin học, nguyên lý vận hành của máy tính, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng

- Nắm vững kiến thức soạn thảo, rèn luyện kỹ năng soạn thảo văn bản - Nắm vững các kiến thức về bảng tính, rèn luyện lập, sử dụng các hàm trong các bài toán cơ bản

- Nắm được các khái niệm cơ bản về Internet, phòng chống virus, sao lưu

dự phòng dữ liệu, khai thác sử dụng tài nguyên mạng Internet

- Tạo lập một số mẫu trình chiếu cơ bản

3 Cấp THPT

- Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về tin học, các loại mạng, rèn luyện

kỹ năng khai thác tài nguyên trên Internet

- Rèn luyện năng soạn thảo văn bản, xử lý bảng tính thực hiện các chức năng tính toán, thống kê số liệu, khai thác các hàm có sẵn hực hiện các phép tính toán, thống kê, tạo biểu đồ

- Nắm vững kiến thức lập trình, hiểu được các thuật toán cơ bản, thực hành lập trình giải quyết được những bài toán cơ bản trong chương trình phổ thông

- Hiểu và vận dụng được các khái niệm về cơ sở dữ liệu, quan hệ cơ sở dữ liệu, thực hành các bài tập về quan hệ cơ sở dữ liệu

VI Định hướng nâng cao chất lượng đào tạo tin học và ứng dụng CNTT đến năm 2020

- Tiếp tục đầu tư hỗ trợ thiết bị CNTT cho phòng chức năng để nâng tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: mầm non 30%, tiểu học và THCS 50%, THPT 80%;

trường trọng điểm, trường dạy 2 buổi/ ngày

- 100% trường THPT có website thực hiện hoạt động quản lý chuyên môn, liên lạc thông tin với phụ huynh học sinh

- 100% trường THCS, THPT thực hiện ứng dụng CNTT quản lý giáo dục trên hệ thống máy tính, 70% giáo viên sử dụng máy tính, ứng dụng CNTT phục

vụ giảng dạy

- 70% trường tiểu học có tổ chức dạy môn tin học, 40% học sinh tiểu học được học môn tin học

- 100% trường THPT, THCS và tiểu học sử dụng sổ liên lạc trực tuyến

- 40% trường mầm non có ứng dụng các phần mềm quản lý chăm sóc giáo dục trẻ

Trang 10

VII Lộ trình đầu tư giai đoạn 2012-2015

- Năm 2012-2013: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị CNTT cho cấp THCS Trong đó, trang bị mới cho 70 trường THCS, bổ sung máy cho 2 trường THPT

- Năm 2014-2015: Trang bị mới cho cấp Tiểu học, bổ sung máy cho 45 trường THCS, 25 trường THPT

VIII Kinh phí thực hiện

1 Kinh phí thực hiện: ước tính 155 tỷ đồng, gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn I (từ 2012-2015):

+ Triển khai giai đoạn I về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết bị CNTT: 58 tỷ đồng

(phụ lục 1)

+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ, giáo viên: 2 tỷ đồng (phụ lục 2)

- Giai đoạn II (từ 2016-2020): tiếp tục đầu tư bổ sung cơ sở hạ tầng thiết

bị CNTT: 95 tỷ đồng (phụ lục 3)

2 Cơ cấu nguồn vốn: ngân sách của tỉnh

(Năm 2012, thực hiện theo Công văn số 577/UBND-KTTH ngày 22/08/2012 của UBND Tỉnh)

3 Bình quân nhu cầu vốn hàng năm trang bị máy tính thực hành, thiết bị

CNTT, phần mềm, đào tạo:

- Giai đoạn 2012-2015: 15 tỷ đồng

- Giai đoạn 2016-2020: 19 tỷ đồng

- Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;

- Chủ tịch, các PCT/UBND Tỉnh;

- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;

- Các sở, ngành Tỉnh;

- UBND huyện, thị xã, thành phố;

- Lưu: VT, NC/VX.Thuy

KT CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Trần Thị Thái

Ngày đăng: 23/01/2013, 14:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w