1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuyết Minh Đồ Án Đề Tài Thiết Kế Mô Hình Thang Máy 4 Tầng Với Plc S7-300 Và Phần Mềm Wincc

78 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Mô Hình Thang Máy 4 Tầng Với Plc S7-300 Và Phần Mềm Wincc
Thể loại đồ án
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 5,32 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ H THỐNG THANG MÁY Ệ (32)
    • 1.1. GIỚI THI U VỀ THANG MÁY Ệ 6 1.2. PHÂN LOẠI THANG MÁY 7 1.2.1. Phân loại theo chức năng (0)
      • 1.2.2. Phân loại theo tốc độ di chuyển (7)
      • 1.2.3. Phân loại theo tải trọng (8)
      • 1.2.4. Phân loại theo vị trí đặt bộ kéo tời (8)
      • 1.2.5. Theo hệ thống vận hành (8)
    • 1.3. TRANG THIẾT BỊ CỦA THANG MÁY 9 1. Tổng thể cơ khí của Thang máy (0)
      • 1.3.2. Thiết bị lắp đặt trong buồng máy (10)
      • 1.3.3. Thiết bị lắp đặt trong giếng thang máy (11)
      • 1.3.4. Thiết bị lắp đặt trong hố giếng thang (11)
      • 1.3.5. Các thiết bị cố định trong giếng thang (11)
      • 1.3.6. Cabin và các thiết bị liên quan (12)
      • 1.3.7. Hệ thống cân bằng trong thang máy (13)
      • 1.3.8. Thiết bị an toàn cơ khí (14)
      • 1.3.9. Cảm biến vị trí (15)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PLC S7-300 (36)
    • 2.1. GIỚI THIỆU VỀ PLC S7-300 22 1. Tổng quan về cấu trúc của PLC S7-300 (0)
      • 2.1.2. Các module của PLC S7-300 (24)
      • 2.1.3. Giới thiệu về CPU 313C-2DP (27)
    • 2.2. LẬP TRÌNH TRONG S7-300 28 BẢNG PHÂN CÔNG ĐỊA CHỈ VÀO/RA 30 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM WINCC (28)
    • 3.1. CÁC BƯỚC MÔ PHỎNG TRÊN WINCC 32 1. Khởi tạo một dự án (0)
      • 3.1.2. Kết nối với PLC (33)
      • 3.1.3. Tạo External Tag (34)
      • 3.1.4. Thiết kế giao diện đồ họa (34)
      • 3.1.5. Cài đặt tham số khi chạy Runtime (35)
    • 3.2. GIAO DIỆN ĐỒ HỌA CỦA MÔ HÌNH TRÊN WINCC 36 CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH THANG MÁY 4 TẦNG (36)
    • 4.1. SƠ ĐỒ CÔNG NGH CỦA MÔ HÌNH THANG MÁY Ệ 37 1. Sơ đồ công nghệ (0)
      • 4.1.2. Nguyên lý điều khiển mô hình thang máy 4 tầng (37)
    • 4.2. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH TRONG MÔ HÌNH 40 1. Khối nguồn (0)
      • 4.2.2. Mạch đảo chiều động cơ (40)
      • 4.2.3. Mạch đóng mở cửa buồng thang (42)
      • 4.2.4. Mạch hiển thị số tầng tầng lên Led 7 đoạn (43)
      • 4.2.5. Mạch hiển thị mũi tên lên - xuống (44)
      • 4.2.6. Nút nhấn (45)
    • 4.3. THI CÔNG MÔ HÌNH THANG MÁY 4 TẦNG 46 1. Thiết kế mô hình thang máy 4 tầng (0)
      • 4.3.2. Thi công mô hình thang máy 4 tầng (46)
  • PHỤ LỤC (48)
    • A. LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN (48)
    • B. CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY 4 TẦNG…………….. 49 KẾT LUẬN (49)
  • Tài liệu tham khảo (77)

Nội dung

ĐATN Thiết kế mô hình Thang máy 4 tầng GVHD TS Nguyễn Quốc Định ĐỀ TÀI “THIẾT KẾ MÔ HÌNH THANG MÁY 4 TẦNG” NHIỆM VỤ  Chương 1 Tổng quan về hệ thống Thang máy  Chương 2 Tổng quan về PLC S7 300  Chươ[.]

TỔNG QUAN VỀ H THỐNG THANG MÁY Ệ

TRANG THIẾT BỊ CỦA THANG MÁY 9 1 Tổng thể cơ khí của Thang máy

Các thiết bị gồm có:

1 Động cơ điện ; 2 Puli ; 3 Cáp treo ; 4 Bộ hạn chế tốc độ ; 5 Buồng thang ; 6 Thanh dẫn hướng ; 7 Hệ thống đối trọng ; 8 Trụ cố định ; 9 Puli dẫn hướng ; 10 Cáp liên động ; 11 Cáp cấp điện ; 12 Động cơ đóng mở cửa buồng thang.

1.3.2 Thiết bị lắp đặt trong buồng máy: a) Cơ cấu nâng:

Trong thang máy lắp đặt hệ thống tời nâng hạ buồng thang ( cơ cấu nâng ) tạo ra lực kéo chuyển động buồng thang và đối trọng.

Cơ cấu nâng gồm các bộ phận sau: Bộ phận kéo cáp (puli hoặc tang quấn cáp), hộp giảm tốc độ, phanh hãm điện từ và động cơ truyền động Tất cả các bộ phận trên được đặt trên tấm đế gằng thép Trong thang máy thường dùng 2 cơ cấu nâng như hình 1.2

Hình 1.2: Cơ cấu nâng thang

1 Động cơ truyền động ; 2 Phanh hãm điện từ ; 3 Hộp tốc độ ; 4 Bộ phận kéo cáp

+ Cơ cấu nâng có hộp tốc ( Hình 1.2a )

+ Cơ cấu nâng không dùng hộp tốc ( Hình 1.2b )

Cơ cấu nâng không dùng hộp tốc thường được sử dụng trong thang máy có tốc độ cao b) Tủ điện : trong tủ điện lắp ráp cầu dao tổng, cầu chì các loại, công tắc tơ và các loại relay trung gian. c) Puli dẫn hướng d) Bộ phận hạn chế tốc độ : làm việc phối hợp với phanh bảo hiểm bằng cáp liên động 10 để hạn chế tốc độ di chuyển của buồng thang.

1.3.3 Thiết bị lắp đặt trong giếng thang máy: a) Buồng thang : Trong quá trình làm việc buồng thang 5 di chuyển trong giếng thang máy theo các thanh dẫn hướng 6 Trên nóc buồng thang có lắp đặt phanh bảo hiểm, động cơ truyền động đóng - mở cửa buồng thang 12 Trong buồng thang lắp đặt hệ thống thang nút bấm điều khiển, hệ thống đèn báo, đèn chiếu sáng buồng thang, công tắc liên động với sàn của buồng thang và điện thoại liên lạc với bên ngoài trong trường hợp mất điện Cung cấp điện cho thang máy bằng dây cáp mềm 11. b) Hệ thống cáp treo 3 : là hệ thống cáp 2 nhánh của một đầu nối với buồng thang đầu còn lại nối với đối trọng 7 cùng với Puli dẫn hướng 9. c) Các bộ cảm biến vị trí dùng để chuyển đổi tốc độ động cơ, dừng buồng thang ở mỗi tầng và hạn chế hành trình nâng hạ của thang máy.

1.3.4 Thiết bị lắp đặt trong hố giếng thang:

Trong hố giếng thang máy lắp đặt hệ thống giảm xóc 8 là hệ thống giảm xóc dùng lò xo và giảm xóc thủy lực tránh va đập của buồng thang và đối trọng xuống sàn của giếng thang máy trong trường hợp công tắc hành trình hạn chế hành trình di chuyển xuống bị sự cố ( không hoạt động ).

1.3.5 Các thiết bị cố định trong giếng thang: a) Ray dẫn hướng:

Ray dẫn hướng được lắp đặt dọc theo giếng thang để dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo giếng thang Ray dẫn hướng đảm bảo cho cabin và đối trọng luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng trong giếng thang và không bị dịch chuyển theo phương nằm ngang trong quá trình chuyển động. b) Giảm chấn: Được lắp đặt phía dưới đáy hố thang để dừng và đỡ cabin và đối trọng trong trường hợp cabin hoặc đối trọng chuyển động xuống dưới vượt quá vị trí đặt của công tắc hành trình cuối cùng Giảm chấn phải có độ cao đủ lớn để khi cabin hoặc đối trọng tì lên nó thì có đủ khoảng trống cần thiết phía dưới phù hợp cho người có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, sữa chữa.

1.3.6 Cabin và các thiết bị liên quan:

Cabin là bộ phận mang tải của thang máy Cabin có kết cấu sao cho có thể tháo rời nó thành những bộ phận nhỏ Theo cấu tạo, cabin gồm 2 phần: kết cấu chịu lực ( khung cabin ) và các vách che, trần, sàn tạo thành buồng cabin Trên khung cabin có lắp các ngàm dẫn hướng, hệ thống treo cabin, hệ thống tay đòn và bộ bảo hiểm, hệ thống cửa và cơ cấu đóng mở Ngoài ra cabin của thang máy còn đảm bảo yêu cầu về thông gió, nhiệt độ, ánh sáng. a) Khung cabin: Được cấu tạo bằng các thanh thép chịu lực lớn Khung cabin phải đảm bảo cho thiết kế chịu đủ tải định mức. b) Ngàm dẫn hướng:

Có tác dụng dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo ray dẫn hướng và khống chế dịch chuyển ngang của cabin và đối trọng trong giếng thang không vượt quá giá trị cho phép Có hai loại ngàm dẫn hướng: ngàm trượt và ngàm con lăn. c) Hệ thống treo cabin:

Do cabin và đối trọng được treo bằng nhiều sợi cáp riêng biệt nên cần có hệ thống treo để đảm bảo cho các sợi cáp nâng riêng biệt có độ căng như nhau. d) Buồng cabin:

Là một kết cấu có thể tháo rời được gồm trần, sàn và vách cabin Các phần này có liên kết với nhau và liên kết với khung chịu lực của cabin Buồng cabin phải đảm bảo được các yêu cầu cần thiết về mặt kỹ thuật cũng như mặt mỹ thuật. e) Hệ thống cửa cabin và cửa tầng:

Cửa cabin và cửa tầng là những bộ phận có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, năng suất của thang máy Hệ thống cửa cabin và cửa tầng được thiết kế sao cho khi dừng ở tầng nào thì chỉ dùng động cơ mở cửa buồng thang đồng thời hệ thống cơ khí gắn ở buồng thang liên kết với cửa tầng làm cho cửa tầng cũng được mở ra Tương tự khi đóng lại thì hệ thống liên kết sẽ không tác động vào cửa tầng nữa mà buồng thang sẽ di chuyển lên các tầng khác.

1.3.7 Hệ thống cân bằng trong thang máy: Đối trọng, cáp nâng, cáp điện, cáp hoặc xích cân bằng là những bộ phận của hệ thống cân bằng trong thang máy để cân bằng với trọng lượng của cabin và tải trọng nâng. a) Đối trọng: Đối trọng đóng vai trò chính trong hệ thống cân bằng của thang máy Đối với thang máy có chiều cao nâng không lớn, người ta chọn đối trọng sao cho trọng lượng của nó cân bằng với trọng lượng của cabin và một phần tải trọng nâng, cáp điện và không dùng cáp hoặc xích cân bằng. b) Xích và cáp cân bằng:

Xích cân bằng thường dùng cho thang máy có tốc độ dưới 1,4m/s Đối với thang máy có tốc độ cao người ta thường dùng cáp cân bằng và có thiết bị kéo căng cáp cân bằng để không bị xoắn Tại thiết bị kéo căng cáp cân bằng phải có tiếp điểm điện an toàn để ngắt mạch điều khiển của thang máy khi cáp cân bằng bị đứt hoặc bị dãn quá lớn và khi có sự cố với thiếp bị kéo căng cáp cân bằng. c) Cáp nâng:

Có cấu tạo bằng sợi thép cacbon tốt có giới hạn bền 1400 ÷ 1800 N/ mm 2 Trong thang máy thường dùng từ 3 đến 4 sợi cáp bền Cáp nâng được chọn theo điều kiện sau:

S max : Lực căng cáp lớn nhất trong quá trình làm việc của thang máy.

S d : Tải trọng phá hỏng cáp do nhà chế tạo xác định và cho trong cáp tiêu chuẩn phụ thuộc loại cáp, đường kính cáp và giới hạn bền của vật liệu sợi thép bện cáp. n : Hệ số an toàn của cáp, lấy không nhỏ hơn giá trị quy định trong tiêu chuẩn Tùy thuộc vào tốc độ, loại thang máy và loại cơ cấu nâng. d) Bộ kéo tời:

TỔNG QUAN VỀ PLC S7-300

LẬP TRÌNH TRONG S7-300 28 BẢNG PHÂN CÔNG ĐỊA CHỈ VÀO/RA 30 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM WINCC

Chương trình người dùng thường được chia nhỏ thành từng khối logic theo kiểu chương trình cấu trúc, giúp cho việc lập trình và sữa lỗi thuận tiện Có nhiều loại khối logic:

Khối tổ chức OB (Organization blocks)

Khối hàm hệ thống SFB (System function blocks) và hàm hệ thống SFC (system functions) tích hợp trong PLC.

Khối hàm FB (Function blocks) trong thư viện hay người dùng tự viết.

Hàm FC (Functions) trong thư viện hay người dùng tự viết.

Khối dữ liệu Instance (Instance Data Blocks ) liên kết với FB/SFB.

Khối dữ liệu chia sẻ (Shared Data Blocks ).

Khối tổ chức OB là giao diện giữa chương trình người dùng và hệ điều hàmh của PLC OB được gọi bởi hệ điều hành theo chu kỳ hay khi có ngắt, có sự cố hay khi khởi động PLC Có nhiều khối OB và có ưu tiên khác nhau, khối OB có số ưu tiên cao hơn có thể ngắt khối OB số ưu tiên thấp hơn Tuỳ theo loại CPU, số lượng khối OB sử dụng được sẽ khác nhau.

Sử dụng phần mềm STEP 7 v5.5 để lập trình cho PLC S7-300 Giao diện của phần mềm như sau:

Hình 2.6: Giao diện Project trên STEP7 v5.5

Sau khi biên soạn chương trình ta có thể chạy mô phỏng không cần kết nốiPLC thực tế nhờ phần mềm S7-PLCSIM Giao diện phần mềm S7-PLCSIM như sau:

BẢNG PHÂN CÔNG ĐỊA CHỈ VÀO/RA

MÔ HÌNH THANG MÁY 4 TẦNG

Với mô hình thang máy 4 tầng, ta có bảng phân công địa chỉ vào/ra (Symbol Table) trên phần mềm STEP7 V5.5 như sau:

GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM WINCC

Phần mềm WinCC của Siemens là một phần mềm chuyên dụng để xây dựng giao diện điều khiển HMI (Human Machine Interface) cũng như phục vụ việc xử lý và lưu trữ dữ liệu trong một hệ thống SCADA (Supervisory Control And Data Aquisition) thuộc chuyên ngành tự động hóa.

WinCC (Windows Control Center) có thể tạo một giao diện người máy (HMI) dựa trên cơ sở giao tiếp giữa con người với hệ thống máy, thiết bị điều khiển (PLC, CNC….) thông qua các hình ảnh, sơ đồ, hình vẽ hoặc câu chữ có tính trực quan hơn Phần mềm WinCC giúp người vận hành giám sát, thu thập dữ liệu và điều khiển các hệ thống tự động hóa trong quá trình sản xuất

3.1 CÁC BƯỚC MÔ PHỎNG TRÊN WINCC

3.1.1 Khởi tạo một dự án: Để mở giao diện WinCC, kích chuột vào START trên thanh Taskbar Chọn

Simatic\WinCC\Windows Control Center Sau đó, hộp thoại mới xuất hiện để đặt tên và chọn nơi lưu trữ cho dự án.

Hình 3.1: Màn hình giao diện chính của WinCC

CÁC BƯỚC MÔ PHỎNG TRÊN WINCC 32 1 Khởi tạo một dự án

Để kết nối với PLC thì thêm Driver của PLC cần liên kết bằng cách:

+ Kích chuột phải vào Tag Management\Add New Driver Trong hộp thoại hiện ra, chọn SIMATIC S7 Protcol Suite.chn rồi kích vào nút Open

Hình 3.2: Màn hình giao diện kết nối PLC và WinCC

+ Tạo một kết nối mới bằng cách kích phải chuột vào mục MPI trong

SIMATIC S7 Protcol Suite sau đó chọn New Driver Conection\Connection properties Nhập tên Connection muốn tạo và nhấn OK

Hình 3.3: Hộp thoại Connection properties

External Tag (Tag ngoại) được gắn địa chỉ, dùng để liên kết với PLC. Để tạo các Tag cho chương trình, chọn New Tag từ Connection vừa tạo Hộp thoại Tag properties xuất hiện, gõ tên Tag và chọn kiểu dữ liệu cho Tag Sau đó, kích vào Select để gán địa chỉ cần liên kết với PLC cho Tag rồi chọn OK để chấp nhận việc tạo Tag ngoại.

Hình 3.4: Tag ngoại sử dụng để liên kết với PLC S7-300

3.1.4 Thiết kế giao diện đồ họa:

Tại mục Graphics Designer, chọn New Picture, đặt tên cho bức tranh của dự án là THANG_MAY.pdl

WinCC hỗ trợ một công cụ mạnh về đồ hoạ, và hỗ trợ một thư viện lớn về các thiết bị công nghiệp rất sinh động Để lấy các hình ảnh có sẵn, vào menu

Hình 3.5: Giao diện thiết kế Graphics Designer 3.1.5 Cài đặt tham số khi chạy Runtime

Trên cửa sổ WinCC Explorer, kích chuột phải vào mục Computer, chọn

Properties Hộp thoại xuất hiện, chọn Properties Trên tag Graphics Runtime chọn trang màn hình khởi động, và đặt các thuộc tính cho màn hình giao diện.

Hình 3.6: Cài đặt tham số chạy Runtime

Sau khi thiết kế xong giao diện đồ họa, để chạy chương trình, kích nút

Activate trên thanh công cụ nằm ngang của giao diện chính phần mềm WinCC.

GIAO DIỆN ĐỒ HỌA CỦA MÔ HÌNH TRÊN WINCC 36 CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH THANG MÁY 4 TẦNG

Kết quả sau khi mô phỏng ta được giao diện đồ họa để điều khiển, giám sát mô hình Thang máy 4 tầng như sau:

Hình 3.5 Mô hình Thang máy trên WinCC

THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG

MÔ HÌNH THANG MÁY 4 TẦNG

SƠ ĐỒ CÔNG NGH CỦA MÔ HÌNH THANG MÁY Ệ 37 1 Sơ đồ công nghệ

Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ mô hình thang máy 4 tầng

CTHT1, CTHT2, CTHT3, CTHT4 : 4 công tắc hành trình để xác định vị trí buồng thang tại mỗi tầng.

CTHT5 : Công tắc hành trình để báo giới hạn đóng cửa cabin.

CTHT6 : Công tắc hành trình để báo giới hạn mở cửa cabin ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4 : 4 nút ấn đến tầng, nằm trong cabin.

GT1, GT4 : nút ấn gọi tầng 1 và 4.

GT2L, GT3L : lần lượt là nút ấn gọi tầng 2 và tầng 3 đi lên.

GT2X, GT3X : lần lượt là nút ấn gọi tầng 2 và tầng 3 đi xuống.

4.1.2 Nguyên lý điều khiển mô hình thang máy 4 tầng: a) Luật điều khiển chung:

Trong thang máy có các nút gọi tầng được bố trí ngoài cửa của mỗi tầng, các nút ấn đến tầng được đặt trong buồng thang Các tín hiệu gọi tầng và đến ĐT3

GT2L tầng là ngẫu nhiên không theo một quy luật nào cả nên yêu cầu công nghệ phải đáp ứng được mọi yêu cầu của hành khách Thang máy thường được điều khiển theo chiều tối ưu về chiều chuyển động. b) Nguyên tắc hoạt động:

PLC sẽ nhận tín hiệu của nút ấn gọi tầng hoặc đến tầng (ưu tiên đối với nút ấn đến tầng) để xác định chiều chuyển động cho thang máy nhờ vào sự so sánh vị trí của buồng thang đang đứng với lệnh gọi tầng hoặc đến tầng.

Nếu lệnh đến ( gọi ) tầng mà lớn hơn vị trí buồng thang thì PLC phát lệnh cho thang máy đi lên Trong quá trình đi lên PLC vẫn tiếp tục nhận các lệnh đến tầng và gọi tầng Các lệnh này sẽ được nhớ vào quá trình chuyển động ( chuyển động lên)

+ Nếu thang máy đang ở tầng 1, có hành khách muốn đến tầng 4, thang máy sẽ chuyển động lên, trong quá trình chuyển động lên nếu có người nào đó ấn nút GT3L ( nút gọi tầng 3, đi lên) thì thang máy dẽ dừng lại ở tầng 3 đón khách sau đó mới tiếp tục chuyển động lên tầng 4, đây là quá trình thực hiện lệnh quá giang.

+ Nếu thang máy đang ở tầng 2 ( theo chiều chuyển động đi lên ), nếu có người gọi tầng 1 và có người gọi tầng 4 thì thang máy sẽ chuyển động đi lên tầng 4 sau đó mới chuyển động xuống tầng 1, đây là quá trình ưu tiên về chiều chuyển động.

Nếu lệnh đến (gọi) tầng mà nhỏ hơn vị trí buồng thang đang dừng thì PLC sẽ phát lệnh cho thang máy đi xuống và lại thực hiện các lệnh quá giang theo chiều đi xuống.

Nếu lệnh đến (gọi) tầng bằng vị trí buồng thang đang đứng thì PLC sẽ phát lệnh mở cửa buồng thang.

Sau khi thang máy thực hiện các lệnh gọi tầng và đến tầng theo chiều chuyển động của nó, thang máy sẽ tự động quay lại thực hiện các lệnh vừa nhớ Tín hiệu nhớ này sẽ được xóa đi khi thang máy đi đến tầng hành khách gọi Việc đóng, mở cửa chỉ được thực hiện khi buồng thang đã dừng hẳn, cửa sẽ tự động mở ra, sau một thời gian nhất định cửa sẽ đóng lại

Khi thang máy đi lên thì tín hiệu đi lên được giữ và điều khiển đèn sáng( mũi tên đi lên ).

Khi thang máy đi xuống thì tín hiệu đi lên được xóa và tín hiệu đi xuống điều khiển đèn sáng ( mũi tên đi xuống ).

Phân tích nguyên lí hoạt động của một chu kỳ thang máy:

Giả sử thang máy đang ở tầng 1, có một hành khách ở tầng 4 bấm nút GT4 Lúc này, tín hiệu gọi tầng này được giữ lại đồng thời so sánh với vị trí của buồng thang Vì buồng thang đang ở tầng 1 nên đầu ra PLC điều khiển thang máy đi lên Khi thang máy đi lên đến tầng 4, gặp công tắc hành trình tầng 4 CTHT4 thì PLC phát tín hiệu dừng động cơ kéo cabin, cabin sẽ dừng chính xác ở tầng 4, cửa cabin sẽ mở sau 1s kể từ khi cabin dừng hẳn Khi cửa cabin mở hoàn toàn sẽ tác động vào công tắc hành trình CTHT6 Sau thời gian 5s kể từ khi CTHT6 tác động thì cửa cabin tự động đóng lại Và tiếp tục thực hiện chiều xuống theo yêu cầu của hành khách trong, ngoài buồng thang.

Nếu trong quá trình chuyển động từ tầng 1 lên tầng 4, mà cabin chưa đi đến tầng 3, nếu có người nào đó ấn nút GT3L ( nút gọi tầng 3, đi lên) thì thang máy dẽ dừng lại ở tầng 3 đón khách, sau đó mới tiếp tục chuyển động lên tầng

4, đây là quá trình thực hiện lệnh quá giang.

Khi thang máy đang di chuyển, nếu có lệnh dừng thang máy (lệnh STOP) thì thang máy sẽ dừng hẳn khi gặp một trong các công tắc hành trình xác định vị trí tầng tại mỗi tầng Ngoài ra, thang máy chỉ thực hiện lệnh dừng khi cửa đã đóng hoàn toàn.

4.2 CÁC BỘ PHẬN CHÍNH TRONG MÔ HÌNH

Phần nguồn được thiết kế để cung cấp đủ công suất cho các động cơ DC, mạch điều khiển, rơle và khối hiển thị.

CÁC BỘ PHẬN CHÍNH TRONG MÔ HÌNH 40 1 Khối nguồn

 Tụ lọc phân cực 2200uF, 1000uF, 470uF, 220uF

4.2.2 Mạch đảo chiều động cơ:

Nguyên lý hoạt động của mạch: Khi có tín hiệu điện ở đầu ra đi lên của PLC, cuộn dây rơle có điện hút tiếp điểm 5 xuống 4 của Relay1 Lúc này động cơ nâng hạ buồng thang có điện và quay theo chiều thuận ( chiều đi lên của buồng thang ) Tương tự khi có tín hiệu điện ở đầu ra đi xuống của PLC, cuộn dây rơle có điện hút tiếp điểm 5 xuống 4 của Relay 2 Lúc này động cơ DC được cấp điện và quay theo chiều ngược ( chiều đi xuống của buồng thang ).

Hình 4.3: Mạch đảo chiều nâng – hạ buồng thang

Mạch đảo chiều động cơ sử dụng động cơ 24VDC, loại công suất nhỏ. Mạch sử dụng loại rơle trung gian MY2N AC220/240 của Omron :

+ Số chân: 8 chân, 2 cặp tiếp điểm, có đèn báo

+ Dòng điện định mức: 5A Đây là loại relay công suất nhỏ, đã được cải tiến với nhiều model dùng cho điều khiển logic và các ứng dụng của điều khiển công suất.

Tuổi thọ tương đối cao, kích thước 36x28x21.5

Hình 4.4: Hình ảnh thực tế và sơ đồ chân của relay MY2N

4.2.3 Mạch đóng mở cửa buồng thang:

Hình 4.5: Mạch đảo chiều động cơ đóng - mở cửa buồng thang

Mạch sử dụng relay LY2N 24VDC của Omron có các thông số kỹ thuật: + Điện áp 24VDC

+ Dòng điện định mức 10A Đây là loại relay công suất loại nhỏ được sử dụng trong điều khiển logic.

Hình 4.6: Hình ảnh thực tế và sơ đồ chân của relay LY2N

4.2.4 Mạch hiển thị số tầng tầng lên Led 7 đoạn:

Hình 4.7: Mạch hiển thị sử dụng Led 7 đoạn

Mạch hiển thị led 7 đoạn bao gồm những thiết bị chính sau: + IC ổn áp LM7805 có đặc điểm:

 Dòng cực đại có thể duy trì 1A

 Công suất tiêu tán cực đại nếu không dùng tản nhiệt 2W

 Công suất tiêu tán nếu dùng tản nhiệt đủ lớn 2W

 Điện áp đầu vào Input Vin - Vout ≥ 2VDC

Hình 4.8: IC ổn áp LM7805

+ Led 7 đoạn có Cathode chung:

Hình 4.9: Led 7 đoạn cathode chung

4.2.5 Mạch hiển thị mũi tên lên - xuống:

Hình 4.9: Mạch hiển thị mũi tên lên - xuống

Trong mô hình thang máy 4 tầng sử dụng loại nút nhấn 2 chân để mô phỏng các nút gọi tầng, đến tầng.

+ Chân 1 được nối với nguồn ngoài 24VDC.

+ Chân 2 được nối với đầu vào Input của PLC I0.0, I0.1…

4.3 THI CÔNG MÔ HÌNH THANG MÁY 4 TẦNG:

4.3.1 Thiết kế mô hình thang máy 4 tầng:

Mô hình thang máy 4 tầng mô phỏng gần giống hệ thống thang máy thực tế và bao gồm các bộ phận sau:

- Động cơ kéo thang máy: Được đặt ở trên cùng của thang máy.

- Động cơ đóng - mở cửa cabin: Được đặt trên trần cabin.

THI CÔNG MÔ HÌNH THANG MÁY 4 TẦNG 46 1 Thiết kế mô hình thang máy 4 tầng

- Cabin và đối trọng trượt trên các thanh ray.

4.3.2 Thi công mô hình thang máy 4 tầng:

Mô hình được thiết kế và thi công trong suốt quá trình làm đồ án, các chi tiết của mô hình được hoàn thành đúng tiến độ Trong thời gian thực hiện mô hình tuy gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật nhưng mô hình đã kịp đưa vào vận hành thử trước thời gian bảo vệ đồ án.

Mô hình sau khi hoàn thành đã vận hành thử và hoạt động tốt.

Sau đây là một số hình ảnh trong quá trình thi công và hoàn thành mô hình.

Ngày đăng: 16/06/2023, 03:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w