1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

VĂN HỌC DỊCH ĐÀI LOAN Ở VIỆT NAM (HAI MƯƠI NĂM ĐẦU THÉ KỈ XXI)

12 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

VĂN HỌC DỊCH ĐÀI LOAN Ở VIỆT NAM (HAI MƯƠI NĂM ĐẦU THÉ KỈ XXD

LE THI DUONG”

Tóm tắt: Bài việt trình bày kết quả khảo sát về hoạt động dịch thuật văn học Đài Loan ở Việt Nam

trong 20 năm đầu thể kỉ XXI, bao gồm thống kê về các tác giả, tác phẩm, thé loại Trên cơ sở đó, bài viết bước đầu có những đánh giá và kiến giải về một sô chuyền biến trong xu hướng dịch thuật, xu hướng tiếp nhận, các tác phẩm, tác giả, hiện tượng nồi bật, sự tương tác giữa các bình diện tiếp nhận trong cùng một bối cảnh lịch sử, văn hóa Trong quá trình khảo sát, bài viết có tham chiếu đến bối cảnh văn hóa, văn học Việt Nam, nhằm tìm kiếm những tương đồng trong một số vấn đề mang tính dân tộc, tính thời đại giữa hai nền văn học

Từ khóa: văn học dịch, xu hướng dịch thuật, văn học Đài Loan, văn học Việt Nam, mĩ học tiếp nhận Abstract: Our article presents the survey of the translation of Taiwanese literature in Vietnam in the first 20 years of the 21st century, including statistics on authors, works and genres The article explains the trends of translation and reception of outstanding works and authors as well as aspects of reception of works in the same historical and cultural context Our article also makes references to Vietnam’s historical and literary situation in order to find connections between the two countries on issues of ethnicity and epochalism

Keywords: translated literature, translation trends, Taiwanese literature, Vietnamese literature, reception aesthetics

Đài Loan phải tùy theo sự biến hóa của các giai đoạn lịch sử, không ngừng trưởng Dẫn nhập

Bài viết chủ yếu trình bày kết quả khảo sát tình hình dịch thuật văn học Đài Loan ở Việt Nam trong hơn 20 năm đầu

thế kỉ XXI, bước đầu cho thấy cách nhìn

nhận của người đọc Việt Nam đối với văn học Đài Loan từ những năm 60 của thế kỉ XX đến nay Ở đây, một trong những khó khăn người viết gặp phải là việc phân định như thế nào gọi là văn học Đài Loan Đây

cũng là vấn đề mang tính lịch sử mà đến nay giới học thuật Đài Loan vẫn không

ngừng tranh luận' Điều này được tác giả Trần Phương Minh chỉ rõ trong cơng trình Lịch sử văn hoc moi Dai Loan (8%

ME, Tap 1): “Ndi dung của văn học

TS - Viện Văn học

Email: duonglevvh@gmail.com

'Xem thém bai viét cla Vi Thi Thanh Tram, “Tranh luận ‘van hoc Dai Loan’ tir nhtmg nam 80 của thế kỉ XX đến nay” in trong số này

thành và mở rộng Bởi sự ảnh hưởng nặng nề của văn học thời kì thuộc địa (Nhật trị:

1895-1945), ngôn ngữ truyền thống và

sự kế thừa lịch sử của văn học Đài Loan không tránh khỏi sinh ra những đứt gãy Vì

vậy, khảo sát cả quá trình diễn tiến và thay

đôi của văn học Đài Loan không thê không đặt nó vào từng bối cảnh lịch sử khác nhau

dé thao luận Đó là sự phân kì lịch sử của

văn học Đài Loan” [6, tr.29]

Hiện nay, do tính chất xã hội phức tạp và sự đa dạng về dân tộc tính, văn học Đài Loan bao gồm những sáng tác viết bằng Hoa ngữ, viết bằng tiếng Đài, tiếng Khách Gia và cả bộ phận sáng tác của

các nhà văn nguyên trú dân (JÄfÈ|§}?

” Nhà văn nguyên trú dân: cách gọi nhà văn người

Trang 2

Văn học dịch Đài Loan 79

Tuy nhiên, đại đa số sách văn học Đài Loan được dịch sang tiếng Việt đều viết bằng Hoa ngữ, gân đây mới có một vài tác phẩm viết bằng tiếng Đài được chuyền ngữ

Từ thực tế nói trên, phạm vi khảo sát trong bài viết này tập trung vào các tác phẩm văn học Đài Loan trong 20 năm đầu

của thế ki XXI đã được dịch và xuất bản ở

Việt Nam, bao gồm hai bộ phận: sáng tác và nghiên cứu Một số tác phẩm văn học Đài Loan (chủ yếu là truyện ngắn) được dịch và công bố trên các báo, tạp chí tạm thời chúng tôi không thống kê trong bài viết! Chúng tôi cũng ý thức được rằng, kết quá khảo sát này chắc chắn chưa thê

đầy đủ vì việc nhận diện các tác giả, tác

phâm văn học Đài Loan vốn không hoàn toàn thuận lợi, bởi khơng ít cây bút Đài Loan hiện diện ở Việt Nam trong một vai chung là các nhà văn Hoa ngữ mà nếu khơng có hiểu biết sâu về văn học Đài Loan, khó lịng có thể nhận ra sự tôn tại của họ, đặc biệt ở khu vực văn học thị trường hiện nay

Quan sát trực quan cho thấy, trong

khoảng một thập niên lại đây, có khá nhiều

tác phâm của các tác giả Đài Loan được

dịch sang tiếng Việt, điển hình là trường hợp Cửu Bả Đao và Jimmy Liao (đều được dịch trên dưới 10 đầu sách) Không những thế, sau khi được dịch và xuất bản

ở Việt Nam, tác phẩm của họ được đông

đảo bạn đọc trẻ tuổi đón nhận một cách

hào hứng Ngồi ra cịn có khơng ít bản dịch tiểu thuyết ngôn tình của Đài Loan phát hành bản In hoặc công bố trên mạng xã hội Gần đây, các sáng tác của Diệp

!_Về phần này xin xem thêm bài viết của Nguyễn Thu Hiên {4]

Thạch Đào, Trần Trường Khánh, Bạch Tiên Dũng, Ngơ Minh Ích, Vương Định Quốc và một số cơng trình nghiên cứu về lịch sử văn học Đài Loan cũng được chuyển ngữ sang tiếng Việt Như vậy, ở cả hai phương diện: sáng tác và nghiên cứu, trong 20 năm đâu thế kỉ XXI, văn học Đài Loan đều đã hiện diện tại Việt Nam Một số câu hỏi đặt ra là: Văn học dịch Đài Loan ở Việt Nam giai đoạn này có gì giống và khác giai đoạn nửa cuối thế kỉ XX? Điểm khác nhau (nếu có) phản ánh sự thay đổi thế nào trong xu hướng

địch thu‡ât và ái bọc tian nhan? DAr oh MỊICII UIUQđäL V@ Lill HUY uvp 1I1lQ@11¿ LƯCỚỢC bia

A x

Việt Nam “đọc” được và thâu nhận được những câu chuyện gì, những vấn đề gì của con người và xã hội Đài Loan qua các cuốn sách được dịch? Đâu là những vấn đề nồi bật được các nhà văn Đài Loan hiện nay quan tâm?

Căn cứ vào tình hình tiếp nhận văn học

Đài Loan trong hơn nửa thế kỉ ở Việt Nam,

đồng thời có sự tham chiếu đến văn học

Đài Loan bản địa, bài viết hướng đến việc

ame bude giải đáp các van de nêu trên, Ha văn ăn học Đài bonn "hiện đại Ngoài "

bài viết cũng có thể gợi dẫn đến những

tương đồng, chia sẻ giữa văn hóa Đài Loan và văn hóa Việt Nam

Để có cái nhìn thống nhất và xuyên

suốt, đồng thời thấy được những biến

chuyền của văn học dịch Đài Loan ở Việt

Nam 20 năm đầu thế ki XXI, trước hết chúng tôi sẽ lược thảo một số điểm chính

của tình hình dịch thuật văn học Đài Loan

ở Việt Nam nửa sau thế ki XX Như vậy, về phương diện lịch đại, hoạt động dịch

thuật văn học Đài Loan được chia thành

hai giai đoạn chính: nửa sau thế kỉ XX,

Trang 3

80 NGHIÊN CỨU VĂN HỌC, SỐ 1-2022

có sự dung hợp, gối tiếp với giai đoạn trước, đồng thời cũng có những khác biệt rõ rệt chủ yêu về “chất” Những điểm khác biệt này phần nào phản ánh được sự

vận động của văn học Đài Loan đương

đại, cũng như những thay đôi trong mĩ học tiếp nhận của công chúng Việt Nam hiện nay

1 Từ những mảnh ghép đơn sắc

(nira sau thé ki XX)

Giai doan ntra sau thé ki XX cé thé chia làm hai chặng liên quan đên những thay đơi

của tình hình chính trị, xã hội Việt Nam

Chang thứ nhất (từ 1955 đến 1979)': đây là 20 năm đặc biệt trong lịch sử Việt Nam khi sau hiệp định Gèneve 1954 về Đông Dương, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền Ở miền Nam, dưới

chính thể Việt Nam Cộng hòa, những

năm 1955-1975, khung cảnh sinh hoạt

văn học, văn nghệ được đánh giá là vô

cùng sôi động, tưng bừng; đóng góp vào

khơng khí ấy, có vai trị khơng nhỏ của

bộ phận văn học dịch Theo tác giả Trần

Trọng Đăng Đàn (trong công trình Văn

hóa, văn nghệ Nam Việt Nam 1954-1975),

sau kết quả điều tra, tiến hành vào tháng

7-1976, số sách dịch của miền Nam trong

20 năm bao gồm: Đức - 57 đầu sách, Ý - 58, Nhật - 71, Anh - 97, Mỹ- 273, Pháp

- 499, Đài Loan và Hương Cảng - 358, Nga - 120, con lai các nước khác 38 dau

sách [2] Kết quả này cho thấy, văn học

Đài Loan đã có mặt ở Việt Nam từ khá

sớm và mau chóng chiếm thị phần đáng kể trong hệ thống đầu sách dich ở miền

Nam Việt Nam khi đó

! Việc phân chia mốc thời gian như vậy nhằm

thuận lợi cho việc khảo sát, thống kê Trên thực tế, hoạt động dịch văn học Đài Loan ở Việt Nam chủ yếu diễn ra từ nửa sau thập niên 60 của thế kỉ XX

Chặng này chủ yếu ghi nhận hiện tượng dịch tác phâm của Quỳnh Dao và Cổ Long, riêng Quỳnh Dao có hơn 60 đầu sách được dịch sang tiếng Việt với

sự tham gia dịch thuật của hàng chục

dịch giả, trong đó có những dịch giả có tên tuôi (như Vi Huyền Đắc, Liêu Quốc

Nhĩ) Số lượng nhà xuất bản in và phát

hành truyện Quỳnh Dao lên tới con số

trên dưới 20 [7; tr.296]?, thậm chí có cả

nhà xuất bản Quỳnh Dao chỉ đề ¡in sách dịch Quỳnh Dao

Trên các tạp chí uy tín của miền Nam Việt Nam thời đó cũng bắt đầu đề cập đến

văn học Đài Loan Chẳng hạn, trên Tạp

chí Bách khoa, số 265+266 (15/1/1968),

tác giả Nguyễn Hiến Lê công bố bài viết

“Tình hình văn học Đài Loan (từ 1949

đến 1958)” Tiếp đó, số 267+268 (15/2 va 1/3/1968), Nguyễn Hiến Lê có bài “Giới thiệu tiểu thuyết Toàn phong của Khương

Quý (Văn học Đài Loan)” Cũng năm

1968, tác giả Nguyễn Hiến Lê xuất bản lần đầu cơng trình Văn học Trung Quốc hiện đại (1898-1960), trong đó có một phần bàn về văn học Đài Loanẻ

Trên tạp chí Văn cũng dành hai số bàn về Quỳnh Dao Riêng số 68, giới thiệu về Quỳnh Dao và một số truyện ngắn của tác giả này Có thê coi đây là sự ưu ái đặc biệt

cho một cây bút nước ngoai

Như vậy trước năm 1975, van hoc Đài

Loan đã được giới thiệu đến công chúng đô thị miền Nam Việt Nam, dù sự giới thiệu này chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn (một vài bài viết khái lược) song ít nhiều

? Xem thêm bài viết của Nguyễn Ngọc Quận [7] ` Xem thêm bài viết của Nguyễn Thu Hiên, “Văn

Trang 4

Van hoc dich Dai Loan 81

da cho thay sự quan tâm của một bộ phận

giới nghiên cứu miền Nam Việt Nam thời

đó đối với văn học Đài Loan

Chặng thứ hai (từ sau năm 1975 đến

cuối thập niên 90): sau năm 1975, Việt

Nam thống nhất, do bối cảnh lịch sử, chính

trị đặc thù, việc dịch văn học Đài Loan, mà

ở đây cơ bản là dịch tác phẩm của Quỳnh

Dao và Cô Long bị ngưng lại, thậm chí sách Quỳnh Dao bị câm vì nội dung chỉ xoay quanh tình yêu cá nhân trong xã hội tư sản

mà thờ ơ với những khổ đau bất hạnh của

đời sống con người nói chung Cho đến nửa sau thập niên 90, dưới tác động của

cơng cuộc đổi mới tồn diện được khởi xướng từ năm 1986, hoạt động tiếp nhận

văn hóa, văn học nước ngoài ở Việt Nam cởi mở hơn hai thập niên trước đó Nhờ vậy, sách cũng như phim của Quỳnh Dao

mới xuất hiện trở lại Lần trở lại nảy có

những thay đôi đáng kế về không gian lưu hành: không cịn giới hạn ở đơ thị miền

Nam, mà đã xuất hiện ngày càng phổ biến ở miền Bắc và trên khắp cả nước, tức đối tượng độc giả của truyện Quỳnh Dao, Cổ

L ong (đặc biệt là trruyần (Crrừnh uiyet iu CV Y SS 17 IN

đó cũng được mở rộng

Nhìn chung, việc dịch văn học Đài

Loan ở Việt Nam từ những năm 70 đến

cuối những năm 90 của thế kỉ trước diễn ra một chiều, tức chỉ tập trung vào một

hai tác giả; về thể loại gần như ghi nhận

sự độc tôn của tiểu thuyết Rải rác một val tac gia khac được đề cập đến nhưng không mấy nỗi bật (như Khương Quý) Hiện tượng này chịu sự chi phối tất yếu của điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội

Việt Nam lúc bay cic tty dav dan dén Gili iit oN te AY Gas LNs

tinh trang: su hiểu biết về văn học Đài Loan chỉ dừng lại ở một vài khía cạnh, mà chưa thê có cái nhìn tồn cảnh Điêu đó

đã hoàn toàn thay đổi trong thập niên thứ

hai của thế ki XXI

2 Đến bức tranh đa sắc, đa diện

(hai mươi năm đầu thế kỉ XXI)

Trước hết, nhìn vào bối cảnh văn hóa -

xã hội (ở cả Việt Nam và Đài Loan), có thể

tìm thấy ngun đo lí giải cho sự phát triển của văn học dịch Đài Loan ở Việt Nam hai

thập niên đầu thế kỉ XXI

Ở Việt Nam, sự phát triên tự thân của nên văn học, sự lớn mạnh của cộng đông người đọc, những chuyên biên mạnh mẽ

trana wv} tì UIIE= Xu hirAnag nương địch văn Lye di oh har ating nn CUIIXS YU a» Zz A 2

trình phát triển của thị trường xuất bản đã mở cửa cho sách nước ngoài du nhập ô ạt vào Việt Nam Văn học dịch Đài Loan cũng được tiếp nhận tất cả những điều kiện thuận lợi đó

z

Trong phạm vi bài viết này, xin nói ki hơn về sự phát triển của thị trường sách

dịch Có thể nói đây là thời “hoàng kim”

của thị trường sách văn học dịch ở Việt Nam, với đầy đủ các yếu tố: cập nhật về

thời gian, phong phú về tác giả, thể loại,

ngôn ngữ Điều này một phần nhờ vào đội

ngũ dịch giả - nhất là dịch giả trẻ đông đảo

về số lượng, thông thạo nhiều ngoại ngữ Lượng người đọc Việt Nam quan tâm văn học nước ngoài tăng mạnh, thể hiện qua sức mua và việc tái bản các tác phẩm văn học nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt [8] Phạm vi dịch thuật cũng được mở

rộng tôi đa, không chỉ là tác phẩm của các nên văn học lớn trên thế giới, mà cả tác

pham của những nền văn học ít được nhắc

tới hoặc xuất hiện khá khiêm tốn ở Việt Nam trước đó Thể loại và đề tài của sách s n A tA, ow

văn học dich sang tiêng Việt cũng được đa

r A

Trang 5

82 NGHIÊN CỨU VĂN HỌC, SỐ 1-2022

Ngoài ra, sự lan tỏa mạnh mẽ của xuất

bản phẩm điện tử đã có ảnh hưởng khơng

nhỏ đến văn hóa đọc ở Việt Nam Độc giả

có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận và chọn

lọc thông tin, cũng như lựa chọn hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Nhiều bạn đọc biết đến văn học Đài Loan qua internet Chăng hạn một số sáng tác của Cửu Bả Đao hay Thái Trí Hằng đều xuất hiện dưới hình thức online trước khi được in ấn và phát hành trên thị trường

Tiếp đó, sự hiểu biết về Đài Loan, đặc biệt ở giới trẻ đã mở rộng nhiều hơn trước

Đọc sách cũng là một trong những cách đề tìm hiểu Đài Loan (như một phương thức du lịch qua sách), ngược lại, sự hiểu biết về Đài Loan cũng là lí do khơi gợi hứng thú tìm đọc sách

Cũng cần nói đến sự hợp tác trao đơi

văn hóa, văn học giữa Đài Loan và Việt Nam được đây mạnh trong mấy năm qua, trong đó hoạt động dịch thuật văn học song phương có thê coi là sự hiện thực hóa rõ nét và hiệu quả nhất của mối quan hệ hợp tac do'

Ở Đài Loan, khơng thê khơng nói tới

chính sách hướng Nam mới, đáng kê là

“Dự án hỗ trợ xuất bản và biên dịch văn học Đài Loan” (5š⁄# CR aH ae Ht HB)

#+#) do Bao tang Van hoc Quéc gia Đài Loan chủ trì đã có tác động hết sức mạnh

mẽ, thậm chí mang tính quyết định đến

việc lựa chọn, dịch thuật và giới thiệu một số tác phâm văn học quan trọng của Đài Loan đến Việt Nam

' Có thê kê đến một số hoạt động hợp tác, trao đôi

như: Hội thảo quốc tế Mghiên cứu so sảnh nhân văn

Dai Viét (International Conference on Vietnamese and Taiwanese Studies), Dién dan Van hoc Viét Nam và Hội nghị các nha tho chau A - Thai Binh Duong

Việt Nam được xác định là một trong

những thị trường tiếp nhận khá nhiều sách

dịch Đài Loan Dự án nêu trên đã tạo cơ hội cho độc giả Việt Nam tiếp cận với tác phâm của một số tác giả có vị trí nổi bật trên văn đàn Đài Loan như Diệp Thạch Đào, Bạch Tiên Dũng, Ngơ Minh Ích

Đó là một số yếu tô thuận lợi góp phan mở rộng cánh cửa cho các sản phẩm văn học Đài Loan vào Việt Nam và theo chiều ngược lại Từ bồi cảnh văn hóa - văn học,

dưới đây xin khái quát mấy điểm nổi bật

của bức tranh văn học dịch Đài Loan ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI

Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến sự chuyển biến trong xu hướng dịch

văn học, đồng thời kiến giải một trong

những vân đề cốt lõi: sự trở lại của văn học Đài Loan vào thời điểm này phản ánh

van dé gi?

Hién nay, van hoc Dai Loan so di được dịch và xuất bản nhiều về số lượng, đa dạng về thể loại, tác giả, trong đó có cả những cơng trình văn học sử bao quát được cả khơng khí lịch sử lẫn khơng khí văn học của Đài Loan trong may thé ki,

ngoài những điều kiện thuận lợi khách

quan đã nêu ở trên, theo chúng tôi, về căn nguyên là do có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất trong hoạt động dịch thuật

Sự chuyên biến đó đến từ những thay đổi

trong ý thức về văn học dịch, nhận thức

về giá trị của văn học dịch Giờ đây, bên

cạnh việc dịch những tác phâm hàn lâm kinh điển hay tập trung vào các tác giả tiêu

biểu, thì hoạt động dịch thuật đã mở rộng

ra nhiều doi tượng tác giả, nhiều thê loại

nhni hon vệ 1 thì ian TA nhanec œ piu HỤP VẤTT LIẢI TIỂU Up iia Vulig,

phát triển văn hóa của Việt Nam Kết khảo sát dưới đây đã phản ánh sinh độn sự chuyên biến nêu trên

Trang 6

Văn học địch Đài Loan 83

Bảng 1: Danh mục sách dịch văn học Đài Loan từ năm 2000 đến nay (sáng tác)

Stt Tén sach Tac gia Dich gia Nxb Nam Thể loại 1 |Người mắt kép NgơMinhÍch |NguyễnPhúc |HộiNhàvăn | 2021 |Tiểu thuyết

An

2 _|Những năm qua, anh hai \Ctu Ba Dao Nhượng Lê Phụ nữ 2020 |Tiéu thuyết rất nhớ em

3 lên lớp không được Cứu BảĐao |Nhượng Lê Hội Nhàvăn | 2020 |Tiêu thuyết nướng xúc xích

4 |Chiéc xe dap mat cap Ngé Minh Ich |Nguyễn Tú Hội Nhà văn | 2020 |Tiéu thuyét Uyén

5 |Tinh yéu hai tot, baxau |\Ctru Ba Dao Tran Nhat Phụ nữ 2019 |Tiểu thuyết

Trọng

6 |Nghiệt H Bạch Tiên Dũng |Chu Thanh Nga |Phụ nữ 2019 |Tiéu thuyét

7 |Cáây hoa anh đào Vương Định Nguyễn Vinh |Hà Nội 2019 |Tiêu thuyết

của kẻ thù Qute a

8 |Truyén cac anh hing Dai |Trần Kiến Thành|Lù Việt Hùng |Thê giới 2018 |Kịch bản Loan: Quyết chiến Siraya múa rối cạn 9 lGánh vác ngọt ngào Ngô Thịnh Nguyễn Thu Văn học 2018 |Tho - tan

Hién - Nguyén van

Thanh Dién

10 |Tuvén tap truyén ngan Tran Truong Nguyễn Hoàng |Văn nghệ 2018 |Truyện ngắn Trân Trường Khánh Khánh Yến, Hồ Ngọc |Thành phố Hồ

Minh, Nguyễn |Chí Minh Đơng Triều,

Hoàng Thị Thu Thủy, Lê Quang Trường, Phan Thu Van

11 |Vang trang quén lang |limmy Liao Phiéu Kim Đồng 2018 [Tranh truyện 12 |Đêm thăm trời sao Jimmy Liao Phương Thúy |Kim Đồng 2018 |Tranh truyện 13 |Me, thom mot cai Cửu Bả Đao Nguyễn Xuân |Hội Nhà văn 2018 |Tiéu thuyết

Nhat

14 |Cô gái năm ấy chúng ta |Cừu BảĐao |Luc Huong H6i Nha van | 2017 |Tiéu thuyết cung theo dudi

15 |Giác mộng xuân trong — |Diệp Thạch Đào |Nhiều người |Văn học 2017 |Truyện ngắn ngõ Hồ Lô dịch

16 |Nụ hôn từ biệt Jimmy Liao Nhiéu ngudi Kim Đồng 2016 [Tranh truyện dịch

17 |Ơi tình u Jimmy Liao Hoang Phuong |Kim Đông 2016 [Tranh truyện Thúy

18 |Cà phê đợi một người — |Cừu BảĐao — |Lục Hương Hội Nhà văn | 2016 |Tiêu thuyết 19 |Hat xi CtuBaDao |Nguyễn Xuân lHội Nhà văn | 2016 |Tiểu thuyết

Nhật

20 |Hon da xanh Jimmy Liao Nguyễn Lệ Chi |Kim Déng 2014 [Tranh truyện

21 |Nàng rẽ trái, chàng rễ Jimmy Liao Nguyễn Lé Chi |Kim Đồng 2014 |Tranh truyén Iphải

22 |Am thanh của sắc màu — |limmy Liao Nguyễn Lệ Chỉ |Kim Đồng 2014: [Tranh truyện

23 |Cá vơi và hồ nước Thai Tri Hang |Lục Hương Thoi dai 2012 Tiểu thuyết

Trang 7

84 NGHIEN CUU VAN HOC, SO 1-2022

24 | Chỉ gọi tên em Thái Trí Hằng |Nguyễn Tú Thời đại 2012 u thuyết

Uyên

25 |Lỡ tay chạm ngực con gái |Ôn1 Trang Hạ Phụ nữ 2009: [Truyện dài

26 |Các tác phâm của Quynh Dao!

27 |Các tác phâm của Cô

Long

Bảng 2: Danh mục sách dịch văn học Đài Loan từ năm 2000 đến nay (nghiên cứu)

Stt Tên sách Tác giả Dich gia Nxb Năm

1 |Đầu lưỡi và ngòi búi - |Liêu Thụy Minh |Tưởng Vi Văn (chủ biên), Lù Hội Nhà văn | 2020

Lịch sử văn học tiếng Việt Hùng, Phạm Ngọc Thúy VI, mẹ đẻ Đài Loan Thái Thị Thanh Thủy dịch

2_ |Lược sử văn học Đài |Diệp Thạch Đào |Phạm Tú Châu, Trần Hải Yến, |ĐạihọcSư | 2020

Loan Bùi Thiên Thai, Lê Xuân Khai |phạm

dịch, Nguyễn Thị Diệu Linh hiệu

đính

3 |Đại dương Đải Loan: |Tưởng VIVăn [Tưởng VỊ Văn Đại học Quốc| 2004

Lịch sử và ngôn ngữ gia Thành

(Lịch sử và ngôn ngữ Công

Đài Loan)

Từ kết quả thống kê có thể thây, trên thực té, con số tác phẩm văn học Đài Loan được chuyển ngữ sang tiếng Việt

giai đoạn này chưa vượt qua được số

358 đầu sách Đài Loan và Hương Cảng

ở miền Nam Việt Nam trước 1975 Tuy nhiên về biên độ dịch thuật thì rộng hơn

rất nhiều

Như đã nói ở trên, trước 1975 ở miền Nam Việt Nam phô biến tiêu thuyết diễm tình của Quỳnh Dao và tiểu thuyết võ hiệp

của Cô Long, đến mức đối với nhiều người

đọc Việt Nam, đó là hai cái tên điên hình

nhất của văn học Đài Loan, và họ hình dung về nền văn học Đài Loan cũng chủ

yếu qua hai tác giả này, đặc biệt là khi

hàng loạt phim chuyên thể từ truyện của

' Riêng tác phâm của Quỳnh Đao và Cô Long chúng tơi có bảng kết quả thống kê riêng, tuy nhiên

do dung lượng hạn chế nên ở đây chỉ nêu số liệu tông hợp chung mà không đưa vào bài viết

Quỳnh Dao được chiếu ở Việt Nam vào

thập niên 90 của thé ki XX

Mười năm đầu thế kỉ XXI, sách của Cổ Long và nhất là Quỳnh Dao vẫn tiếp

tục được tái bản hoặc dịch ở Việt Nam với số lương khônø hè nhỏ, dù rằng mức đô

SY TU VD 122V 122Ð 21V X22 Asse EL

ảnh hưởng đã phai nhạt rất nhiều SO VỚI

giai đoạn trước Nguyên nhân, một phân

đo thị trường sách dịch cũng như các sáng tác trong nước ngày một đa dạng, đem đến quá nhiều lựa chọn cho người đọc; một phần do lối viết của Quỳnh Dao với những chuyện tình đẫm nước mắt có lẽ đã khơng cịn phủ hợp với tâm lí tiếp nhận của người

đọc hiện nay Nhưng từ năm 2010 đến thời

điểm hiện tại, lượng sách Quỳnh Dao giảm

dần (9 tác phẩm được dịch mới hoặc tái

bản so với hơn 150 lượt sách được dịch và tái bản ở những năm 2000 đến 2 2009), cùng với đó là sự xuất hiện của hàng loạt

Trang 8

Văn học dịch Dai Loan 85

Tiên Dũng, Thái Trí Hằng, Vương Định Quốc, Ngô Minh Ích, Cửu Bả Đao với

các tác pham thuộc nhiều thê loại khác

nhau: thơ, tản văn, truyện ngắn, truyện tranh, thậm chí cả kịch bản múa rối cạn

(Pồ-tề-hì) (xem bảng 1) Như vậy, đây là

giai đoạn đánh dâu sự phá vỡ giới hạn cũ ma thé loại tiêu thuyết từng làm nên một thời hoàng kim của văn học Đài Loan tại Việt Nam trong hai thập niên 70 và 90 của

thế kỉ XX, từng bước hé mở bức tranh

văn học Đài Loan đa sắc, đa diện Hình

thức lưu hành cũng khơng cịn đơn thuần

là sách/báo In như trước mà khá nhĩ ều tá @ SG@uiy vay 1A SIM (4 _“¬"ˆ "` nhieu fac

pham được lưu hành dưới dạng sách/báo online (văn học mạng) Truyện ngắn dù được dịch với số lượng khiêm tốn nhưng có sự chọn lọc khá kĩ lưỡng, với tập truyện Giác mộng xuân trong ngõ 5 Hồ Lô của Diệp Thạch Đào và Tuyến tập truyện ngắn Trần

Truong Khanh

Như vậy, xét về mặt thế hệ, ở Việt

Nam đã có tác phẩm dịch của các tác giả thuộc thập niên 40 (Diệp Thạch Đào), thập niên 50 (Quỳnh Dao), thập niên 60 (Bạch Tiên Dũng), có cả những tên tuổi nồi lên

những năm đầu thế kỉ XXI (Ngô Minh Ích,

Cửu Bả Đao )

Xét từ góc độ xuất xứ, có các tác giả sinh ra và lớn lên ở Đài Loan (Diệp Thạch

Đào, Trần Trường Khánh, Ngơ Minh

Ích ) cùng các tác giả di cư từ đại lục

sang Đài Loan (gồm thế hệ nhà văn di cư thứ nhất: Quỳnh Dao, Cô Long và thế hệ

nhà văn di cư thứ hai: Bạch Tiên Dũng)

Sở đĩ bài viết đề cập đến sự phân loại như

vậy vì sự hiện diện của các thế hệ nhà văn này là một phần lịch sử đặc thù của văn học Đài Loan

Tính đến thời điểm hiện tại, tác

pham ff Fac (tén tiéng Anh: Notes

of a Crocodile; tam dich S6é tay cd sau)

của cây bút nữ Khâu Diệu Tân và J4Hh

77 (tén tiéng Anh: Ghost Town; tam dich Thị trấn ma) của tác giá Trần Tư Hồng đã được mua bản quyền Việc dịch và xuất bản hai tác phẩm này có thể coi là một sự bổ sung hoàn chỉnh cho Nghiệt fứ của

Bạch Tiên Dũng về đề tài đồng tính vốn

rất thịnh hành trong văn học Đài Loan hiện nay

Bên cạnh mảng sáng tác văn học, thì khu vực nghiên cứu ngôn ngữ, văn học cũng xuất hiện một số cuốn sách đáng chú ý như: Đại đương Dai Loan: Lich str va ngôn ngữ (Lịch sử và ngôn ngữ Đài Loan) của tác giả Tưởng Vi Văn bằng cả tiếng

Việt, tiếng Anh xuất bản năm 2004! Đây là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về lịch

sử, dân tộc, ngôn ngữ và sự phát triển của phong trào Văn Đài cận đại ở Đài Loan bằng tiếng Việt

Gần đây, liên tiếp hai cơng trình

Lược sử văn học Đải Loan của Diệp

Thạch Đào, Đẩu lưỡi và ngòi bút (Lịch

sử văn học tiếng mẹ đẻ Đài Loan) của

Trước kia, học giới và độc giả Việt

Nam phan nhiều chỉ biết đến tình hình

văn học Đài Loan qua một số bộ sách văn học sử Trung Quốc (như cơng trình Văn học Trung Quốc hiện đại 1898-1960 của Nguyễn Hiến Lê) Ở các cơng trình này, văn học Đài Loan được trình bày như một nhánh của văn học Trung Quốc Giờ đây, với việc dịch và giới thiệu các tác phẩm

' Dù xuất bản tại Đài Loan song do có khá nhiêu người đọc tại Việt Nam được tiếp cận với công trình nảy nên chúng tơi vẫn đưa vào danh mục các

Trang 9

86 NGHIEN CUU VAN HOC, SO 1-2022

văn học sử Đài Loan, độc giả Việt Nam da tiếp cận bức tranh văn học Đài Loan từ cái nhìn “bên trong” - tức tiếp cận với các quan điểm của chính giới học thuật bản địa, từ đó hiểu về lịch sử thuộc địa đảo Đài Loan cũng như lịch sử ngôn ngữ và văn học Đài Loan Điều này ít nhiều dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức của giới nghiên cứu Việt Nam về “sắc thái địa phương và sứ mệnh sáng tac riéng” [1, tr.127] cua van hoc Dai Loan

Như vậy, sau nửa thế kỉ có mặt ở Việt Nam, mảnh đất trống về lịch sử văn học, nghiên cứu văn học Đài Loan đã bắt đầu

được gieo trồng Tình hình này phản ánh

sự dịch chuyển rõ rệt trong định hướng dịch thuật ở cả hai phía Việt Nam và Đài Loan như đã nói ở trên

Xét về nội dung, những tác phâm, cơng trình văn học Đài Loan đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam trong 20 năm qua phần nào phác thảo được một số đường nét nhằm kiến tạo nên diện mạo tỉnh thần của xã hội Đài Loan Đó cũng là những, chân dung, những cau chuyện, thâu nhận được, đẻ từ đó soi rọi đến các vẫn đề tương đồng đã và đang diễn ra trong xã hội Việt Nam Trong bai viết

này, chúng tôi không thê bao quát hết mọi tác phẩm đã được dịch, trên cơ sở kết quả

khảo sát văn học dịch Đài Loan ở Việt Nam đầu thế kỉ XXI, chúng tôi tạm quy về ba hệ đề tài sau:

Thứ nhất, những chuyển động lịch

sứ, văn hóa, văn học

Những cơng trình như Lược sử văn học Dai Loan của Diép Thach Dao, Dai dương Đài Loan: Lịch sử và ngôn ngữ (Lịch sư và ngón ngữ Dai Loan) cua Tuong Vi Van, Dau lưỡi và ngòi bút (Lịch sử văn

học tiếng mẹ đẻ Đài Loan) của Liêu Thụy Minh đã phản ánh khá sinh động một Đài Loan gắn với những “xung đột, đối thoại

và tiếp biến văn hóa”, “đậm tinh thần hậu

thuộc địa”!

Bên cạnh đó, tập truyện Giác mộng xuân trong ngõ Hồ Lô của Diệp Thạch Đào, Tuyển tập truyện ngắn Trân Trường

Khánh, tiêu thuyêt Chiếc xe đạp mất cấp

của Ngô Minh Ích đều trở thành những đại diện tiêu biểu, bao quát về lịch sử, phong thổ, tâm tính, bằng cách “dùng ngôn ngữ tái dựng đời sống một số cá nhân để phóng chiêu ra vạn con người, găn mình với những biến có của Đài Loan trải dài trong 100 năm từ đầu thế kỉ XX vắt sang đầu thế ki XXI” [5]

Thứ hai, những sắc màu của đời

sống xã hội

Từ những tác phẩm như Giác mộng xuân trong ngõ Hồ Lô, Tuyền tập truyện

ngắn Trần Tường Khánh, Gánh vác ngọt

ngào (song tấu thơ - tản văn), và tất nhiều sáng tác của thế hệ nhà văn trẻ như Jimy Liao, Cửu Bả Đao, ở bề nồi, người đọc bắt gặp những câu chuyện phản ánh sự đa diện của đời sống xã hội Đài Loan:

vẻ đẹp và sự tàn khốc của tuôi trẻ, nỗi cô đơn của tuổi già, nỗi xót xa bất lực của giới trí thức, nỗi tổn thương của người

ei nữ, sự loay hoay giữa các hệ giá Ở chiều sâu, đó là hình ảnh một Đài ¬ đang chuyên động với đầy những

mâu thuẫn tất yếu, để hướng tới các giá

trị tương thích với sự phát triển của thời đương đại

' Theo Pham Xuân Thạch trong “Lời bạt” tuyên

tập truyện ngắn cua Diệp Thạch Đào: Giác mộng

xuân trong ngõ Hồ Ló (nhiều người dịch) Nxb

Trang 10

Văn học dịch Đài Loan 87

Trong cac sang tac van hoc Dai Loan, bên cạnh những vấn dé mang tính nhân văn và tính xã hội nói trên, cịn hiện diện một cách nhẹ nhàng vẻ đẹp của cảnh sắc, sự quan tâm đến sinh hoạt thường nhật như ăn, mặc, ở, đi lại của người dân cũng như

những suy ngẫm về các hình thức nghệ

thuật truyền thống (múa rối cạn) nói riêng và về văn hóa Đài Loan nói chung

Thứ ba, những “thức tỉnh chiều

sâu ”' (về thân phận, tiêng nói)

Có khơng ít cuốn sách bộc lộ một cách

mãnh liệt những trăn trở về thân phận dân

tộc cũng như nỗ lực tìm về tiếng mẹ đẻ

và xây dựng nền văn học của riêng mình

Chang han, Dau lưỡi và ngòi bit - Lịch sử

văn học tiếng mẹ đẻ Đài Loan của Liêu Thụy Minh hay Chiếc xe đạp mất cắp của

Ngơ Minh Ích

Trên thực tế, những thức tỉnh chiều

sâu về tiếng nói, về nền văn hóa đa sắc tộc và khả năng lan tỏa của tinh thần Đài

Loan có thê tìm thấy - không phải trên bề

mặt con chữ mà trong những câu chuyện, hay những số phận lặng lẽ nhưng chứa đầy những trải nghiệm lịch sử, văn hóa trên đảo ngọc

Ba hệ đề tài nói trên hiện diện rõ rệt và

day dứt trong một số tác phẩm này hoặc khiêm nhường và đây tính ám dụ trong một số tác phẩm khác, song nhìn chung, từ hiện trạng văn học dịch Đài Loan ở Việt Nam 20 năm qua, có thể thấy được một ân ức chung, một khát vọng chung trong

! Chữ dùng của Nguyễn Đăng Điệp, xem “Lời giới

thiệu" cơng trình của Liêu Thụy Minh: Đầu /zỡi và

ngòi bút (Lịch sử văn học tiếng mẹ đẻ Đài Loan), Tưởng Vị Văn (chủ biên), Lù Việt Hùng, Phạm Ngọc Thúy Vi, Thái Thị Thanh Thủy dịch, Nxb Hội Nhà văn, H, 2020, tr 12-13

việc tìm lại tiếng nói đã đánh mất và kiến

tạo nên một diện mạo văn hóa đề cao tỉnh

thần bản xứ và tự tôn dân tộc Hắn đó cũng

là hành trình mà văn học Việt Nam đã trải

qua vì thế ít nhiều sẽ có sự đồng điệu với

văn học Đài Loan

Nhìn chung, hoạt động dịch thuật văn

học Đài Loan ở Việt Nam 20 năm đầu thế

kỉ XXI đã phong phú hơn nhiều so với giai đoạn trước, bao quát được nhiều thế hệ tác giả, nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại Nhìn vào kết quả thống kê, ở mảng sáng tác, có thể nhận thấy sự nỗi trội của các tác phẩm văn học đại chúng, điển hình là trường hợp sáng tác của Cửu Ba Dao

hay Jimmy Liao Ở đây xin nói về Cửu Bả Đao, như một sự lý giải cho tâm lý tiếp nhận của người trẻ Việt Nam - nhóm đối

tượng tiếp cận văn học Đài Loan nhiều nhất hiện nay

Cửu Bả Đao có thê tạm coi là một hiện tượng của văn học dịch bởi trong một thời gian tương đối ngăn, tác phẩm của tác giả

này được dịch gần như dồn đập và được

lớp độc giả trẻ Việt Nam yêu thích Cửu Bả Đao đem đến hình ảnh một Đài Loan tươi mới, nhẹ nhàng Đó là Đài Loan của những người trẻ tuổi, với những giai điệu tình yêu vừa mơ mộng vừa tiếc nuối, là Đài Loan thanh bình tốt lên từ những khung cảnh bình thường, với những con người chân tình, sống với nhau bằng sự tử tê Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo ẩuổi trở thành cuốn sách “thanh xuân” của nhiều bạn đọc trẻ Việt Nam Những cuốn sách sau đó của Cửu Bả Đao được

dịch và xuất bản ở Việt Nam tuy không

gây hiệu ứng mạnh mẽ như Cô gái nam

ấy chúng ta cùng theo đuổi nhưng van

chứng tỏ được sức hút của Cửu Ba Dao

Trang 11

88 NGHIEN CUU VAN HOC, SO 1-2022

điện nghệ thuật, sáng tác của Cửu Bả Đao

không gắn với những đột phá về kĩ thuật

tự sự hay những nghĩa hàm ẩn phức tạp, mà thu hút bởi ngôn từ nhẹ nhàng cùng

cốt truyện hài hước, sâu lắng, đem lại

cảm giác 4m áp dễ chịu, khiến độc giả có những tưởng tượng đầy màu sắc hay

đơn giản chỉ là như một lời thì thầm đề

xua tan những mệt mỏi thường nhật Đó

là lí do sách của Cửu Bả Đao được nhiều

người lựa chọn Trường hợp Cửu Bả Đao hay Jimmy Liao phản ánh một thực tế về nhu cầu đọc ở Việt Nam Nhiều độc giả

trẻ ưa thích những câu chuyện dễ đọc,

không quá rối rắm, phức tạp, gần gũi với

lứa tuổi của họ Sáng tác của Cửu Bả Đao có thê nói cũng đã phần nào khơi nguôn cảm hứng của giới trẻ Việt Nam đối với

văn hóa Đài Loan, kích thích cảm hứng “xê dịch” nhẹ nhàng bởi những mô tả vừa bay bổng vừa gần gũi về cảnh quan và con người Đài Loan Tên tuổi Cửu Bả Đao cũng được biết đến nhiều hơn qua bộ phim chuyên thể Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi (2010) Điều này gợi

nhắc đến trường hợp Quỳnh Dao khi thập

niên 90, hàng loạt phim chuyển thê của tác giả này được công chiếu tiếp tục tạo nên một cơn sốt điện ảnh Quỳnh Dao nối tiếp cơn sót tiểu thuyết Quỳnh Dao ở Việt Nam Rõ ràng, trong lịch sử, văn học Đài Loan đã đến với đông đảo công chúng Việt Nam thông qua con đường điện ảnh

Hiện tượng đó cũng gợi dẫn đến một vấn

đề vừa mang tính lí thuyết vừa mang tính thực tiễn: đó là sự kết nỗi giữa hai loại

hình văn học và điện ảnh Mối quan hệ

này tat yếu đòi hỏi sự tiếp nhận văn học

Gicri Dai Loan chac chan pt ha 1a SU ti ep

nhan tong hợp, liên ngành, liên văn hoa Thêm vào đó, những năm gân đây, một số tiêu thuyêt võ hiệp của Cô Long được

Pà:

chuyền thể sang dạng truyện tranh (như Anh hùng vô lệ, Song hùng kì hiệp, Cơ Long hiệp khách, Quần hùng hiệp nghĩa, Lục Tiểu Phụng), hoặc trường hợp tranh truyện của J]immy Llao được độc giả trẻ

Việt Nam khá yêu thích, cũng có thể coi

là những ví dụ cho sự pha trộn thành công về mặt thể loại Văn học Đài Loan cũng như văn học Việt Nam giờ đây tồn tại và vận động trong sự va chạm, tương tác với các loại hình khác

Quay lại với câu hỏi: sự “trở lại” của

văn học Đài Loan ở Việt Nam thời điểm này phản ánh vấn đề gì? Trước hết, đó là

sự chuyển động tất yếu của mĩ học tiếp nhận Thế giới phẳng đã kết nối các nền văn học lớn - nhỏ, xa lạ - gần gũi với nhau, đặt các nền văn học cạnh nhau Qua dịch thuật, người đọc ở miền Nam Việt Nam

bắt đầu biết đến văn học Đài Loan từ thập niên 60-70 thế ki trước, nhưng biết đến một cách “bị động”, tức dịch gì đọc nấy và biên độ dịch thuật rất hạn chế Đến thời điểm hiện nay, sự hiểu biết về văn học Đài

Loan đã mang tính “chủ động”, ở chỗ việc dịch thuật văn học Đài Loan đã căn cứ vào nhu cầu đọc của độc giả Bên cạnh đó, một số tác phẩm được dịch phần nào cho thấy rõ sự “định hướng” từ phía Đài Loan trong nỗ lực giới thiệu nền văn học Đài Loan ra

thế giới Từ những khái quát nói trên về

văn học dịch Đài Loan tại Việt Nam, người đọc Việt Nam có thê hình dung được phần nào sự vận động của văn học Đài Loan (đặc biệt là qua các cơng trình nghiên cứu, văn học sử được dịch gần đây) cũng như các quan niệm và các xu hướng sáng tác khác nhau thuộc nền văn học này Những

man + treng hi thier

wWonha trệt 1 của 11lỢCt 111G1111 tát tulip DỊ tẴẲẴẲỆỤC h đã câu chuyệ ì

Trang 12

Văn học địch Đài Loan 89

trị cũ - mới, vẫn đề môi trường sinh thái,

mà các nhà văn Đài Loan đề cập đến trong sáng tác của họ dường như đã tạo nên những tiếng đồng vọng với văn học Việt Nam, vì đó cũng là những gì người đọc Việt Nam có thể tìm thấy trong tác phâm của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình

Phương, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Nguyễn

Ngoc Tu, Ket luan

Có thể coi thập kỉ thứ hai của thế kỉ

XXI chính 1a dau mốc đánh dấu những

chuyền biến trong nhận thức của độc giả

Việt Nam về văn học Đài Loan Thay vì chỉ thấy bức tranh văn học Đài Loan một màu, thậm chí bị thu hẹp so với cục diện thực sự của nó, thì nay, các bình diện khác nhau của văn học Đài Loan đang dần được khơi mở Thông qua các tác phẩm dịch, độc giả Việt Nam khơng chỉ có sự nhìn nhận đa dạng, cởi mở hơn vé con nguoi, phong cảnh, phong tục, văn hóa Đài Loan, mà còn bắt đầu quan tâm đến các vấn đề ngôn ngữ, lịch sử, văn học Đài Loan, trong đó bao gồm những vấn đề căn cốt

như tiếng mẹ đẻ, những tranh luận xung

quanh các xu hướng phát triển của văn học Đài Loan, nội dung của văn học Đài Loan Tức sự chú ý đến văn học Đài Loan

đã dịch chuyển từ điểm đến diện, từ hiện

tượng đến bản chất, từ bề nổi đến chiều sâu Và rõ ràng, cần thêm thời gian dé giải đáp những mối băn khoăn về ngôn ngữ, văn học Đài Loan - một vẫn đề mà nếu chỉ xem xét qua các tác phẩm dịch - khó có thé giải quyết được

Tài liệu tham khảo

[1] Phạm Tú Châu (2016), “Đôi nét về 50 năm

văn học hiện đại Đài Loan (Trung Quốc)”, Nhà

văn và tác phẩm, số 16, tháng 3-4, tr 122-127

[2] Trần Trọng Đăng Đàn (2000), Văn hóa, văn nghệ Nam Việt Nam, 1954-1975, Nxb Văn hóa- Thơng tin, Hà Nội

[3] Diệp Thạch Đào (2018), Lược sử văn học Đài

Loan (Phạm Tú Châu, Trần Hải Yến, Bùi Thiên

Thai, Nguyễn Xuân Khai dịch; Nguyễn Thị Diệu

Linh hiệu đính), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội [4] Nguyễn Thu Hiền (2020), “Việc địch và giới thiệu Văn học Đài Loan tại Việt Nam: Từ văn

học mang tính địa phương đến văn học mang tính bản địa”, Tạp chí Nghiên cứu Văn minh Đông Á Đài Loan, Tập 17, kì 2 (Tổng 34 kì), tr.183-201

(EB CA CE a GE: TEMA VE CB A PESCAR”, SSP ACG CHAFEE TY 35175252

3] (A855 3.48), 20204124, 183-201)

[5] Huynh Trong Khang, “Chiéc xe dap mat cap: Khúc ca bi thiết và trào lộng” Nguồn: https://nld com.vn/van-nghe/chiec-xe-dap-mat-cap-khuc-

ca-bi-thiet-va-trao-long-202009 11203800684

htm (truy cập ngày 28/8/2021)

[6] Trần Phương Minh (2011), Lịch sử văn học

mới Đài Loan, Nxb Liên Kinh, Đài Bắc - Đài Loan (ð§27 BỊ, 5š} Xi 1 ## th CE), Br: BRAK

thhw‡t, 2011)

[7I Nguyễn Ngọc Quận (2010), “Quỳnh Dao ở Việt Nam”, ¡in trong Tưởng VI Văn (chủ biên), Ki yếu Hội thảo quốc tế về Nghiên cứu so sánh nhân văn Đài Việt, tr.295-325 (“Qiong Yao in Vietnam”, i#Äšw»%⁄ (3:i), 2010 International Chi SN on Vietnamese and Taiwanese

Studies, p 295-325)

[8] Lé Ba Thu (2016), “Van hoc dich va dich

văn học” Nguồn: https://tonvinhvanhoadoc.net/ van-hoc-dich-va-dich-van-hoc/ (truy cập ngày

2/8/2021)

[9] Tưởng VI Văn (2004), Đại dương Đài Loan:

Lịch sử và ngôn ngữ (Lịch sử và ngôn ngữ Đài

Loan), Đại học Quốc gia Thành Công, Đài Loan

[10] Phạm Ngọc Thúy Vi (2016), “Hiện trạng nghiên cứu nhân văn và văn học Đài Loan tại

Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu tiếng Đài, Tập

8, tr 4 -15 > Ce ì l8 1#kap \Đ x17 Hữu, 6

Ngày đăng: 14/06/2023, 23:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w