1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện phù cừ tỉnh hưng yên

130 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Cường Công Tác Quản Lý Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Huyện Phù Cừ Tỉnh Hưng Yên
Tác giả Nguyễn Thanh Loan
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường học Trường Đại học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại luận văn
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 248,89 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯXDCB TỪ NGÂN SÁCHNHÀNƯỚC (16)
    • 1.1 Cơ sở lý luận về vốn đầu tư XDCB từ ngân sáchNhànước (16)
      • 1.1.1 Một số khái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNNhiệnnay (16)
      • 1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bảntừNSNN (16)
      • 1.1.3 Vị trí và vai trò của vốn đầu tư XDCB từ ngân sáchNhànước (17)
    • 1.2 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sáchNhànước (20)
      • 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từngân sáchNhànước (20)
      • 1.2.2 Chủ thể quản lý và đối tượng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngânsáchNhànước (28)
      • 1.2.3 Nguyên tắc và phân cấp công tác quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơbản từ Ngân sáchnhànước (29)
    • 1.3 NộidungcôngtácquảnlývốnđầutưxâydựngcơbảntừngânsáchNhànước (32)
      • 1.3.1 Quản lý quy hoạch và phân bổ vốnđầutư xây dựng cơ bản từ ngân sáchnhànước (32)
      • 1.3.2 Quản lý công tác giải ngân vốn đầu tư XDCB từ ngân sáchnhànước (33)
      • 1.3.3 Quản lý công tác thẩm tra quyết toán dự ánhoànthành (34)
      • 1.3.4 Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt độngxâydựng (35)
      • 1.3.5 Quản lý công tác thi công xây dựngcông trình (37)
      • 1.3.6 Quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự ánhoànthành (40)
    • 1.4 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhànước (42)
      • 1.4.1 Tiêu chí quy hoạch và phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngânsáchNhànước (42)
      • 1.4.3 Chỉ tiêu quản lý công tác thẩm tra quyết toán dự ánhoànthành (44)
      • 1.4.4 Chỉ tiêu quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt độngxâydựng (45)
      • 1.4.5 Chỉ tiêu quản lý công tác thi công xây dựngcôngtrình (45)
      • 1.4.6 Quản lý công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự ánhoànthành (46)
    • 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngânsáchnhànước (47)
      • 1.5.1 Các nhân tốkháchquan (47)
      • 1.5.2 Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơbản từ ngân sáchnhànước (49)
    • 1.6 CơsởthựctiễncủacôngtácquảnlývốnđầutưXDCBtừngânsáchnhànước (50)
      • 1.6.1 Các văn bản liên quan đến quản lý đầu tư XDCBtừ NSNN (50)
      • 1.6.2 Bài học kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nướctrên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnhHưngYên (52)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢNTỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CỪ GIAI ĐOẠN2018-2020 (58)
    • 2.1 Giới thiệu chung về huyệnPhùCừ (58)
      • 2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyệnPhùCừ (58)
      • 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Phù Cừnăm2020 (58)
      • 2.1.3 Cơ quan quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nướchuyện Phù cừ giaiđoạn 2018-2020 (62)
    • 2.2 Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhànước trên địa bàn huyện Phù Cừ giai đoạn2018-2020 (63)
      • 2.2.1 Thực trạng công tác quản lý quy hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB từNSNN (63)
      • 2.2.2 Thực trạng quản lý công tác giải ngân vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhànước (72)
      • 2.2.3 Thực trạng công tác quyết toán vốn đầutưXDCB (77)
      • 2.2.4 Thực trạng công tác quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt độngxâydựng (80)
      • 2.2.5 Thực trạng quản lý công tác thi công xây dựngcôngtrình (82)
      • 2.2.6 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra,kiểmtoán (85)
      • 2.2.7 Quy trình thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNNcủahuyện (88)
    • 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư XDCD từ NSNN ở huyệnPhùCừ (90)
      • 2.3.1 Nhân tốkháchquan (90)
      • 2.3.2 Nhân tốchủ quan (92)
    • 2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nướctrên địa bàn huyệnPhùCừ (94)
      • 2.4.1 Những kết quảđạtđược (94)
      • 2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhântồntại (96)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNGCƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CỪ GIAIĐOẠN2021-2025 (102)
    • 3.1 Nhu cầu về vốn đầu tư của huyệnPhùCừ (102)
      • 3.1.1 Những yêu cầu, định hướngđầutư (102)
      • 3.1.2 Nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho phát triển kinh tếxãhội (103)
    • 3.2 Thời cơ và thách thức trong quản lý vốn đầu tư XDCBtừ NSNN (105)
      • 3.2.1 Thờicơ (105)
      • 3.2.2 Thách thức (107)
    • 3.3 Các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhànước trên địa bàn huyện Phù Cừ giaiđoạn2021-2025 (108)
      • 3.3.1 Tăng cường công tác quản lý quy hoạch và phân bổ đầutưXDCB (108)
      • 3.3.2 Nâng cao chất lượng quản lý công tác giảingânvốn (109)
      • 3.3.3 Tăng cường công tác quyết toán vốn đầutưXDCB (110)
      • 3.3.4 Tăng cường công tác quản lý, lựa chọnnhàthầu (112)
      • 3.3.5 Giải pháp quản lý thi côngcôngtrình......................................................103 3.3.6 Nâng cao chất lượng quản lý công tác thẩm tra quyết toán hoànthành.104 (113)
      • 3.3.7 Nâng cao chất lượng thanh tra kiểm tra,kiểmtoán (114)
      • 3.3.8 Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác quản lý đầutư, quản lý tài chínhđầutư (116)
      • 3.3.9 Thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng và công khai tài chính trongđầutưXDCB (117)
    • 3.4 Một sốkiếnnghị (117)
      • 3.4.1 Kiến nghị với Bộ kế hoạchđầutư (117)
      • 3.4.2 Kiến nghị với Sở kế hoạchđầutư (118)
  • Biểu 2.3. Cơ cấu và tỷ lệ phân bố vốn đầu tư XDCB theongành/lĩnh vực (67)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯXDCB TỪ NGÂN SÁCHNHÀNƯỚC

Cơ sở lý luận về vốn đầu tư XDCB từ ngân sáchNhànước

1.1.1 Một số khái niệm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN hiệnnay Đầu tư nói chung là sự hy sinh mất đi các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu hút về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó[1].

Xây dựng cơ bản được hiểu là các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội Xây dựng cơ bản là hoạt động có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định có tổ chức sản xuất và không có tổ chức sản xuất các ngành kinh tế thông qua các hoạt động xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôi phục các tài sản cố định [2]. Đầu tư XDCB là một loại hình đầu tư trong đó việc bỏ vốn được xác định rõ và giới hạn trong phạm vi tạo ra những sản phẩm công trình xây dựng Đó là cơ sở vật chất kỹ thuật hoặc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế như hệ thống giao thông vận tải, hồ, đập thuỷ lợi, trường học, bệnh viện[3]. Đầu tư XDCB là hoạt động có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, là nhân tố quan trọng làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [4].

1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từNSNN

Vốn đầu tư là số tiền vốn được huy động tập chung được sử dụng trong quá trình tái sản xuất và duy trì mục đích phát triển, đây được xác định là số tiền vốn được tích lũy của xã hội, của các tổ chức sản xuất kinh doanh trong nước hoặc do nguồn tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.

Vốn đầu tư cơ bản là tổng hợp các chi phí để tái sản xuất xã hội bằng tài sản cố định.

Nó nhằm xây dựng những công trình tài sản cố định mới, mở rộng, xây dựng và hoàn thiện kỹ thuật của tài sản cố định hiện có để hiện đại hoá công cụ sản xuất và áp dụng những quy trình kỹ thuật mới.[5].

Theo tài liệu Kinh tế đầu tư xây dựng năm 2003 tác giả Nguyễn Văn Chọn: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ những chi phí được biểu hiện thành tiền dùng cho việc xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong một thời kì nhấtđịnh.

Theo điều 5 Điều lệ quản lý XDCB kèm theo Nghị định 385 – HĐBT ngày 7/11/1990 thì:“Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chiphí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí về thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán”

Như vậy, có thể hiểu vốn đầu tư XDCB là nguồn tiền được huy động đầu tư cho xây dựng cơ bản Hay nói cách khác vốn đầu tư XDCB là tổng chi phí bằng tiền để tái sản xuất xã hội bằng tài sản cố định có tính chất sản xuất hoặc phi sản xuất.

Căn cứ vào yêu cầu nghiên cứu và quản lý, vốn đầu tư xây dựng nói chung được phân chia theo nhiều cách khác nhau như theo nguồn vốn, theo loại hình xây dựng, theo công dụng đầu tư, theo cấu thành vốn đầu tư hoặc theo giai đoạn đầu tư Từ đó có thể thấy nguồn vốn cho đầu tư phát triển nói chung và đầu tư XDCB nói riêng bao gồm những nguồn sau:

(1) Nguồn vốn trong nước: Đây là nguồn vốn có vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế của đất nước, nguồn này chiếm tỷ trọng lớn và được quản lý chặt chẽ, nó được hình thành từ các nguồn sau: Nguồn vốn Ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư, nguồn vốn tự cân đối dành cho đầu tư của các đơn vị kinh tế cơ sở (Các xí nghiệp, tổ chức kinh tế dịch vụ) và nguồn vốn huy động của nhândân.

(2) Nguồn vốn nước ngoài:Nguồn vốn này có vai trò hết sức quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nhất là trong việc thực hiện các dự án đầu tư. Nguồn này bao gồm cả đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (ODA) thông qua các hình thức liên doanh, liên kết hợp đồng hợp tác kinhdoanh.

1.1.3 Vị trí và vai trò của vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhànước Đầu tư XDCB có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng cho xã hội, là yếu tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi nước, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước.

Hoạt động đầu tư xây dựng mạng lại lợi ích lớn cho nhà đầu tư Đầu tư xây dựng thường tạo dựng tài sản có giá trị sử dụng lâu dài, mang lại hiệu quả khai thác sử dụng hoặc hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư Đã có nhiều nhà đầu tư thành công với mô hình đầu tư xây dựng, đó đều là nhờ sự đầu tư táo bạo, tận dụng khôn khéo các nguồn lực sẵn có cộng với chiến lược kinh doanh hợp lý của các nhà đầu tư. Đầu tư xây dựng cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu xã hội

Trên thực tế, đầu tư xây dựng là một nhân tố cốt lõi trong việc hình thành mới, cải tạo hoặc mở rộng các công trình xây dựng, cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu xã hội. Đầu tư xây dựng tác động hai mặt đến kinh tế – xã hội Đầu tư nói chung là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế, còn đối với đầu tư xây dựng, mỗi hoạt động đầu tư là sự phối hợp nhiều nguồn lực của nhà đầu tư, phát huy lợi thế sẵn có của xã hội nói chung và nhà đầu tư nói riêng. Đối với các công trình xây dựng được đầu tư phù hợp về vốn và công nghệ, có thành quả như kế hoạch đặt ra sẽ tạo thuận lợi cho quá trình khai thác công dụng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tư liệu sản xuất hoặc nơi lưu trữ, từ đó kích thích hoạt động sản xuất phát triển, mở rộng quy mô, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống cho người lao động hay nói cách khác là nguồn lực tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xãhội.

Ngược lại, đầu tư xây dựng không thuận lợi, dự án bị “treo”, hiệu quả sử dụng không cao hoặc không có sẽ là gánh nặng lớn lên nhà đầu tư, tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội Tình trạng này không những không tạo ra vốn để sản xuất mà còn làm lãng phí tiền vốn, vật liệu, bất động sản, thậm chí, tác hại lớn tới môi trường và hệ sinhthái. Đầu tư xây dựng góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư xây dựng tạo ra hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế Hệ thống sản phẩm của quá trình đầu tư xây dựng là tư liệu sản xuất cốt yếu đối với sự phát triển công nghiệp với hệ thống giao thông, nhà xưởng, cảng biển, trung tâm thương mại …

Ngoài ra, các công trình xây dựng còn mang lại hiệu quả tích cực trong việc kết nối sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, miền núi, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên – vị trí địa lý – kinh tế – chính trị – xã hội của các vùng, tạo cơ chế lan truyền thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. Đầu tư xây dựng nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học kỹ thuật Đầu tư xây dựng là cơ hội ứng dụng và phát huy hiệu quả của thành tựu khoa học kỹ thuật, bởi lẽ trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng các giai đoạn trong dự án đều giữ vai trò quan trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu của từng công việc cụ thể tất yếu phải nhờ đến sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị – thành quả khoa học công nghệ hiện đại.

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sáchNhànước

1.2.1 Kháiniệm, đặc điểm và vai trò quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngânsách Nhà nước

1.2.1.1 Khái niệm quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN

Theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiêncứu.[6].

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hoạt động của chủ thể quản lý thông qua việc sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý tác động vào đối tượng quản lý.Việctácđộngtheocách nàocòntuỳthuộcvàocácgócđộ khoa họckhácnhau ,các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận nghiên cứu Nó là quá trình phân phối và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN để điều khiển các hoạt động đầu tư XDCB có hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước [7].

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động XDCB của con người; do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện; nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện sở hữu vốn Nhà nước trong các dự án đầu tư; ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của dự án; kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn NSNN nhằm tránh thất thoát, lãngphí.[8].

1.2.1.2 Đặc điểm của quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN

- QuảnlývốnđầutưXDCBtừNSNNgắnliềnvớiđịnhhướngpháttriểnkinhtếxã hội của đất nước, của địa phương theo từng thời kỳ Đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN về cơ bản không vì mục tiêu lợi nhuận, được sử dụng vì mục đích chung của mọi người, lợi ích lâu dài cho một ngành, địa phương và cả nền kinh tế [9].

- Quản lý vốn XDCB từ NSNN gắn liền với quyền lực của Nhà nước Chủ thể sở hữu của vốn xây dựng cơ bản từ NSNN là Nhà nước, do đó vốn đầu tư được Nhà nước quản lý, điều hành sử dụng theo các quy định của Luật NSNN và các quy định của pháp luậtkhác

- Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN mang tính đặc thù Đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN được gắn bó chặt chẽ với NSNN và được cấp thẩm quyền quyết định đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng cơ bản phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội; đầu tư xây dựng cơ bản được đầu tư từ ban đầu cho đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

1.2.1.3 Vai trò của quản lý vốn đầu tư XDCB từNSNN

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò hết sức quan trọng, nó vừa là nguồn động lực để phát triển kinh tế - xã hội, lại vừa là công cụ để điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế và định hướng trong xãhội:

Một là, Quản lý vốn XDCB từ NSNN có vai trò to lớn đối với quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Các dự án ĐT XDCB bằng nguốn vốn NSNN là những dự án chủ yếu nhằm xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh Vốn ĐTXDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nước như giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm ytế….

Hai là, Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng tích cực Vốn ĐT XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội.Chẳng hạn, để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước tập trung vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm,mũi nhọn như công nghiệp dầu khí, hàng không, hàng hải, đặc biệt là giao thông đườngbộ,đườngsắt,caotốc,đầutưvàomộtsốngànhcôngnghệcao….Thôngqua việc phát triển kết cấu hạ tầng để tạo lập môi trường thuận lợi, tạo sự lan tỏa đầu tư và phát triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội.

Ba là, Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư XDCB có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các ngành, lĩnh vực có tính chiến lược cùng với đó mở rộng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ra các vùng nông thôn Thông qua đầu tư XDCB vào các ngành, lĩnh vực quan trọng, vốn đầu tư từ NSNN có tác dụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực lượng trong xã hội đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tham gia liên kết và hợp tác trong xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển KT – XH Trên thực tế, gắn với việc phát triển hệ thống điện, đường giao thông là sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, thương mại, các cơ sở kinh doanh và dân cư.

.Bốn là, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần phát triển con người và giải quyết vấn đề xã hội Vốn ĐTXDCB từ NSNN có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa Thông qua việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình văn hóa xã hội góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa Để đảm bảo cho nền kinh tế không ngừng phát triển, sản xuất kinh doanh được mở rộng, điều trước hết và căn bản là phải tiến hành hoạt động ĐTXDCB Đối với bất cứ một phương thức sản xuất nào cũng đều đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng, đây là nhiệm vụ của hoạt động ĐTXDCB

Năm là, Quản lý vốn XDCB từ NSNN là công cụ kinh tế quan trọng để Nhà nước trực tiếp tác động điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước Các dự án ĐT XDCB bằng nguồn vố NSNN tác động đến tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế Về tổng cầu, đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24 – 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn Về tổng cung, khi các dự án đầu tư phát huy tác dụng, có năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó,giá cả sản phẩm giảm Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tiêu dùng tăng Tăng tiêu dùngsẽkích thích sản xuất tăng hơn nữa Sản xuất phát triển là nguồn gốc để tăng tích lũy, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xãhội.

1.2.1.4 Quy trình thực hiện công tác quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từNgân sách nhànước.

Nhằm phát huy được vai trò quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đạt được các mục tiêu của quản lý nhà nước về xây dựng, quản lý nhà nước phải phù hợp với các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế đối với toàn bộ hệ thống kinh tế quốc dân, đồng thời phải phù hợp với các nguyên tắc riêng của quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN được gắn bó chặt chẽ với NSNN và được cấp thẩm quyền quyết định đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng cơ bản phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội; vốn đầu tư xây dựng cơ bản được đầu tư từ ban đầu cho đến khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng

- Quá trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được phân thành 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc:

Tổ chức lập kế hoạch, phê duyệt chủ trương đầu tư, Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; + Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc:

NộidungcôngtácquảnlývốnđầutưxâydựngcơbảntừngânsáchNhànước

1.3.1 Quản lý quy hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhànước

Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, cấp huyện và quy hoạch ngành đã được phê duyệt; tuân thủ các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt. Đối với các dự án đầu tư không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư phải báo cáo với cấp có thẩm quyền để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình chưa có trong quy hoạch xây dựng thì vị trí, quy mô xây dựng phải được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận bằng văn bản (đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm A) hoặc có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch (đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B, C); riêng trong khu vực đô thị, nếu chưa có quy hoạch chi tiết phải có giấy phép quy hoạch của cấp có thẩm quyền Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp, lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn cấp huyện có liên quan và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt kế hoạch vốn đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo quy định Kế hoạch vốn đầu tư được Ủy ban nhân dân các cấp phân bổ theo khả năng cân đối vốn và tiếnđộthực hiện của từng dự án nhưng không quá 03 năm đối với dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm

C, không quá 05 năm đối với dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B; Kế hoạch vốn đầu tư được điều chỉnh, bổ sung hàng quý trên cơ sở thực tế triển khai dự án được phản ánh thông qua công tác giám sát đầutư.

1.3.2 Quản lý công tác giải ngân vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhànước

Vốn nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP, là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế của đất nước Tuy nhiên việc giải ngân vốn xây dựng cơ bản (XDCB) từ vốn ngân sách nhà nước (NSNN) hiện nay còn chậm Nợ đọng XDCB khiến các nhà thầu không có vốn để thực hiện tái sản xuất, dẫn đến tình trạng nhà thầu chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cung cấp vật tư, chiếm dụng tiền lương của người lao động , còn chiếm dụng vốn của các tổ chức tín dụng sẽ dẫn tới mất an toàn tài chính.

- Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc sau:

+ Đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của pháp luật hiện hành.

+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư.

+ Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước.

+ Cơ quan Tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính vốn đầu tư về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định cho các dự án khi có đủ điều kiện thanh toán vốn.

1.3.3 Quản lý công tác thẩm tra quyết toán dự án hoànthành

Thẩm định dự án đầu tư là việc thẩm tra, so sánh đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung của dự án, hoặc so sánh đánh giá các phương án của một hay nhiều dự án để đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả và tính khả thi của dự án Từ đó có những quyết định đầu tư và cho phép đầu tư.

Theo mục đích quản lý, thẩm định dự án đầu tư được hiểu là việc xem xét, phân tích đánh giá dự án đầu tư trên các nội dung cơ bản nhằm giúp cho việc ra quyết định đầu tư Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì nhà nước với tư cách vừa là chủ đầu tư vừa là cơ quan quản lý chung các dự án thực hiện cả hai chức năng quản lý dự án: quản lý dự án với chức năng là chủ đầu tư và quản lý dự án với chức năng quản lý vĩ mô (quản lý Nhà nước) vì vậy mục đích của Nhà nước lúc này là:

+ Thứ nhất: Thẩm định dự án nhằm đưa ra quyết định đầu tư

+ Thứ hai: Giúp cho chủ đầu tư hay cũng chính là Nhà nước đưa ra tiêu chí, là công cụ hữu hiệu để quản lý đầu tư

+ Thứ ba: Thẩm định dự án để xét duyệt cấp giấy phép đầu tư cho các dự án

+ Thứ tư: Thẩm định dự án giúp ho việc đưa ra những quy định cụ thể về cấp có quyền quyết định đầu tư, cấp có thẩm quyền thẩm định dự án

+ Thứ năm: Thẩm định dự án giúp cho việc đưa ra những chính sách, chế độ đối với quá trình thực hiện dự án

1.3.4 Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xâydựng

Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng cơ bản được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát thi công và các hoạt động có liên quan khác đến dự án Việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo các nguyên tắc sauđây:

+ Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;

+ Nhà thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp yêu cầu dự án, có giá thầu hợplý;

+ Đảo bảo khách quan, công khai, minh bạch, công bằng;

+ Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu nhưng phải tuân thủ các quy định của Phápluật.

Tuỳ theo quy mô, tính chất, nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình, dự án, người quyết địng đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, Chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện;

1.3.4.1 Đấu thầu rộngrãi Đấu thầu rộng rãi là không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tại Nghị định số63/NĐ-CP ngày 26/6/2014 V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu để các nhà thầu biết thông tin tham dự Bên mời thầu phải cungcấphồsơmờithầuchocácnhàthầucónhucầuthamgiađầuthầu.Tronghồsơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Khác với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hạn chế số nhà thầu tham dự nhưng phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác Đấu thầu hạn chế chỉ được áp dụng trong các trường hợp theo yêu cầu của nhà tài trợ nước goài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu hoặc gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ huật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu

Tiêu chí đánh giá công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhànước

1.4.1 Tiêuchí quy hoạch và phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngânsách Nhà nước

Hàngnămtrêncơ sởnhucầu vốn mà các xã, thịtrấn trình UBNDhuyện,phòngTàichính- Kếhoạchcótrách nhiệmkiểmtratổnghợpthammưu choUBNDhuyệnvềhiện trạngcơ sở hạtầng,tìnhhìnhnợđọng XDCB, tínhcấpthiếtcủacácdự án tạixã,thịtrấnđể từ đótổng hợpnhu cầu vốn đầu tưtrênđịa bàntoàn huyệncânđốiđể lên kếhoạchbáo cáotrìnhHĐNDhuyệnphêchuẩn.Nguồnvốn đầu tư chủyếulà từnguồn NSNNtậptrungtỉnhgiao,nguồnđấugiáđất tại địaphương,nguồncân đốingânsách củatoànhuyện[11]

Chỉtiêunày chobiếtkếhoạchvốn đầu tưXDCBtừcácnguồnthuđượccủangânsáchNhà nước. Nguồnvốn nàochiếmtỷtrọnglớn trong đầu tưXDCB.Căn cứ vào cácnguồn thuNSNNđểtậptrung phânbổ vốn đầu tư xây dựng cho cácngành,lĩnh vực.

Căn cứ tổng số vốn chi cho đầu tư XDCB đồng thời theo dõi chi tiết cho các lĩnh vực đầu tư như: đầu tư cho sự nghiệp Y tế - Giáo dục – Văn hóa; nông nghiệp; giao thông và các lĩnh vực khác.

Tổng chi theo KH cho đầu tư

XDCB theo ngành, lĩnh vực x 100% (2) Tổng chi theo KH cho đầu tư

Chỉtiêunàychobiếtkhiphânbổnguồnvốntheongành,lĩnhvựcđầutưtheokếhoạchthì vốn đầu tư chútrọngcho cácngành,lĩnh vựcnào Việc phânbổ này căn cứ vào mục tiêupháttriểnkinhtế-xãhộicủatừngđịaphương.

Số vốn XDCB phân bổ trong kỳ

Số vốn đầu tư XDCB

Chỉtiêunày cho biết việc thựchiệnphầnbổ vốnđầu tư XDCB từNSNN trongkỳ so với kếhoach đạtbaonhiêu% Từ đó xác định cácnguyên nhân việcphânbổvốn đầu tưXDCBnếu chỉtiêuchưa đạt Xácđịnhrõnguyên nhânchủ yếu từ cácnguồnthu nàođểđưa ra cácbiệnpháp quản lý cho phù hợp.

1.4.2 Chỉ tiêu quản lý công tác giải ngân vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhànước Đây là chỉ tiêu phản ánh số vốn ngân sách đã được sử dụng cho đầu tư XDCB được thực hiện so với kế hoạch đề ra.

Số vốn đầu tư XDCB tạm ứng vốn XDCB so với kế hoạch theo ngành, lĩnh vực

Tổng số vốn đầu tư XDCB kế hoạch

- Tỷ lệ % vốn đầu tư

XDCB được giao theo kế hoạch hàng năm

Tổng chi đầu tư XDCB thực hiện

Tổng chi đầu tư XDCB theo kế hoạch

Chỉ tiêu này cho thấy mức vốn đầu tư XDCB tạm ứng cho các nhà thầu xây dựng đạt bao nhiệu % Thể hiện được mức độ tuân thủ quy định về tạm ứng vốn cho từng loại hợp đồng Ngoài ra mức tạm ứng này còn cho thấy được sự tuân thủ tiến độ của nhà thầu, tháo gỡ các khó khăn về vốn cho các nhà thầu XDCB Đồng thời để đẩy nhanh hoạt động tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư thì cần có sự giải quyết thủ tục về vốn của KBNN và phòng Tài chính – kế hoạch củaHuyện.

Tổng giá trị đã tạm ứng

Tổng số vốn theo KH

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tạm tạm ứng vốn của chủ đầu tư Chỉ tiêu này càng cao thể hiện công tác tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho các nhà thầu càng nhiều Tuy nhiên tỷ lệ này còn tuân thủ đúng quy định về quản lý, thanh toán vốn và còn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu cho từng loại hợp đồng.

- Tỷ lệ % thanhtoán vốn theongành, lĩnh vực

Tổng giá trị đã thanh toán

Tổng số vốn đề nghị thanh toán

Tổng giá trị đã giải ngân

Tổng số vốn theo KH Đây là chỉ tiêu cho biết mức độ giải ngân của các dự án đầu tư XDCB đạt bao nhiêu % so với kế hoạch về vốn cho các dự án Từ đó xác định nguyên giải ngân chưa đạt để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

1.4.3 Chỉtiêu quản lý công tác thẩm tra quyết toán dự án hoànthành

Quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành là việc phê duyệt các công trình XDCB để đưa vào khai thác sử dụng Việc phê duyệt quyết toán công trình XDCB phải phù hợp với từng loại hợp đồng và các điều khoản trong hợp đồng xây dựng đã ký kết Thể hiện qua một sổ chỉ tiêu cụ thểnhư:

- Số lượng các dự án về XDCB được duyệt hàng năm: Thể hiện các dự án đã được cấp có thẩm phê duyệt quyết toán theo quy định, bàn giao đưa vào sửdụng.

- Tỷ lệ % giảm trừ phê duyệt quyết toán theo ngành/lĩnhvực:

Giá trị giảm trừ sau quyết toán

Giá trị đề nghị quyết toán

Chỉ tiêu này cho biết mức độ giảm trừ của giá trị đề nghị thanh toán với giá trị được duyệt quyết toán Chỉ tiêu này càng tăng thì chi phí không hợp lý phát sinh trong các công trình XDCB càng lớn, hay về số tương đối là tiết kiệm được nguồn vốn NSNN. Thể hiện công tác thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đúng quy định, tránh thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước Bên cạnh đó các nhà quản lý DA, chủ đầu tư, nhà thầu thi công cũng phải tuân thủ đúng thủ tục hồ sơ thiết kế, thi công dự án và thực hiện đúng các văn bản hướng dẫn của Nhà nước về quyết toán côngtrình.

1.4.4 Chỉtiêu quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xâydựng

Quản lý công tác nhà thầu được thể hiện thông qua các hình thức đầu thầu Dựa vào các kết quả các dự án áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu Thể hiện qua chỉ tiêu:

- Tỷ lệ % trúng thầu của các gói thầu:

Chênh lệch giá gói thầu với giá trúng thầu

Chỉ tiêu này thể hiện yếu tố cạnh tranh về giá trong các gói thầu Nếu chỉ tiêu này càng cao thì yếu tố cạnh tranh càng lớn Thông thường nếu áp dụng hình thức chỉ định thầu thì yếu tố cạnh tranh rất thấp Chủ yếu thể hiện cạnh tranh qua đầu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh Tứ đó, Ban quản lý dự án lựa chọn được hình thức đầu thầu và nhà thầu phù hợp với từng dự án.

1.4.5 Chỉtiêu quản lý công tác thi công xây dựng côngtrình

Thông qua các kiểm tra, giám sát công trình quản lý về chất lượng công trình; quản lý tiến độ, khối lượng thi công; mức độ an toàn và môi trường xây dựng Việc quản lý này thể hiện thông qua các chỉ tiêusau:

Thể hiện các nhà thầu có đủ các yếu tố nội lực thi công công trình hay không như: máy móc; vật tư đảm bảo chất lượng yêu cầu; lao động có trình độ chuyên ôn, trình độ tay nghề…Biện pháp thi công công trình: thông qua kiểm tra giám sát thực tế so với hồ sơ thầu; Chỉ tiêu thể hiện quyết toán từng giai đoạn và kết quả kiểm định công trình.

- Tiến độ thi công côngtrình:

Chênh lệch thời gian thực tế với thời gian hợp đồng

Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện sự chậm trễ của việc thi công công trình Từ đó tìm hiểu các nguyên nhân của việc chậm tiến độ để có các biện pháp xử lý cho phù hợp.

- Tỷ lệ % giá trị nghiệm thu của dự án

= Giá trị dự án được duyệt x 100% (10)

Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng phê duyệt các dự án của chủ đầu tư là tương đối chính xác.

Các nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngânsáchnhànước

* Điều kiện kinh tế - xã hội: Điều kiện kinh tế - xã hội là một trong nhưng căn cứ quan trọng ảnh hưởng tới quá trình kiểm soát Kinh tế xã hội phát triển có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN, quy mô nguồn thu sẽ quyết định nguồn chi Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu chi cho đầu tư phát triển rất lớn tuy nhiên nguồn lực tài chính từ Nhà nước có hạn. Các dự án cần đầu tư công ngày càng nhiều, trong khi ngân sách hạn hẹp đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác cân đối, lập và giao kế hoạch ngân sách cho các công trình, dự án.

* Chính sách quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

- Khi xây dựng các dự án phải đúng chủ trương đầu tư của nhà nước thì mới được quyết định đầutư.

- Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị, doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong hoạt động đầu tưXDCB.

- Đảm bảo tính chính xác trong thiết kế: Trong khâu này cần có tổ chức chuyên môn có đủ tư cách pháp nhân, uy tín nghề nghiệp lập theo tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành Thực tế có rất nhiều công trình, dự án xấu, kém chất lượng do lỗi của nhà thiết kế Đây là một nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tưXDCB.

- Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu XDCB: quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu Lợi ích của hình thức này là chọn được nhà thầu có phương án đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của công trình và có chi phí tài chính hợp lýnhất.

* Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng ngân sách đầu tư XDCB

Là một nhân tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng quản lý đầu tư XDCB từ NSNN.

Vì nếu ý thức chấp hành hay năng lực của đơn vị sử dụng ngân sách không cao trong việc quản lý tài chính, kĩ thuật, kinh nghiệm và khả năng quản lý dự án, báo cáo không trung thực tinh hình dự án, hay cố tình gian lận trong lập dự án thì sẽ dẫn tới những thiếu sót thậm chí sai phạm trong quản lý đầu tư như: lập kế hoạch phân bổ ngân sách không sát thực tế, thanh toán khối lượng khống, quyết toán sai Do đó, năng lực của chủ đầu tư, nhà thầu trong thực hiện dự án đầu tư XDCB là một trong các yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của dự án đầu tư Vì vậy, cần có những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của các đơn vị sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN, để cho họ thấy rằng họ cũng có vai trò cũng như trách nhiệm trong việc sử dụng ngân sách đúng.

* Chế độ chính sách do địa phương banhành

Chế độ chính sách phải mang tính khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nước, đảm bảo công tác quản lý diễn ra chặt chẽ, tuy nhiên tinh giảm các thủ tục không cần thiết tránh gây phiền hà, sách nhiễu Bên cạnh đó chế độ chính sách phải mang tính ổn định, tránh thay đổi nhiều nhằm tạo thuận lợi cho triển khai thực hiện. Quy trình nghiệp vụ phải được xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, quy định rõ thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc phải được thực hiện một cách khoa học, đồng thời cũng quy định rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm tới từng bộ phận.

1.5.2 Cácnhân tố chủ quan ảnh hưởng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơbản từ ngân sách nhànước

* Tổ chức bộ máy quảnlý

Hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh là các Sở, ban, ngành, UBND các cấp, các tổ chức, cá nhân và mối quan hệ phối hợp thông qua chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động XDCB Quy trình thực hiện hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý dự án đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước của tỉnh.

Bộ máy tổ chức, quy trình thực hiện cần gọn nhẹ Cơ chế phối hợp nhuần nhuyễn, ăn khớp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư XDCB[12].

* Năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quảnlý

Nhà nước đối với hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN Năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư XDCB là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu lực, chất lượng của công tác quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tưXDCB sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Bởi vì họ là chủ thể của quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB Năng lực của cán bộ quản lý không những ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách, tham mưu đề xuất các chính sách, các quy định, các quy chế phù hợp mà còn ảnh hưởng đến quá trình thực hiện Một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu lực, chất lượng của quản lý Nhà nước cũng như thất thoát, lãng phí ngân sách đầu tư XDCB là do năng lực cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế và phẩm chất đạo đức bị tha hoá, biến chất, quan liêu, cửa quyền, tham nhũng

* Trang thiết bị cơ sở vật chất - kỹthuật:

Khi nhu cầu đầu tư XDCB ngày càng tăng thì khối lượng công việc trong từng khâu của đầu tư XDCB ngày càng nhiều, do đó phát triển ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng,chính xác và thống nhất Do đó việc xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại là một đòi hỏi tất yếu.

CơsởthựctiễncủacôngtácquảnlývốnđầutưXDCBtừngânsáchnhànước

1.6.1 Cácvăn bản liên quan đến quản lý đầu tư XDCB từNSNN

Quản lý đầu tư XDCB là vấn đề hết sức phức tạp nên cần phải dựa trên các văn bản quy định pháp luật, như: Luật Ngân sách, Luật Xây dựng, Luật đấu thầu và các văn bản dưới luật khác Các văn bản pháp lý về đầu tư xây dựng cơ bản baogồm:

Về Luật xây dựng gồm 02 luật đàn còn hiệu lực: Luật xây dựng Số: 50/2014/QH13; Luật xây dựng sửa đổi số: 62/2020/QH14.

Có 13 Nghị định về đầu tư XDCB đang còn hiệu lực:

Nghị định số 10/2021/NĐ-CPngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (có hiệu lực từ ngày ký 09/02/2021 thay thế Nghị định số 68/2019/NĐ- CP); Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; Nghị định số 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Nghị định số 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; Nghị định số 06/2021/NĐ-CP thay thế, sử dụng cho công trình dang dở);

Nghị định số 53/2017/NĐ-CP quy định các giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất,kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; Nghị định số21/2020/NĐ-

CP sửa đổi Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; Nghị định số 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 09/2021/NĐ-CP Quản lý vật liệu xây dựng ngày09/02/2021.

Về các thông tư hướng dẫn có 44 đang có hiệu lực, nhưng thông tư này cụ thế hóa Luật, Nghị định Hướng dẫn cụ thể về các tuân thủ, thực hiện trong hoạt động XDCB. Bao gồm:

- Các thông tư về hạch toán tài chính trong lĩnh vực xâydựng:

Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị; Thông tư số 02/2017/TT-BXD hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn (đang có hiệu lực); Thông tư số 02/2019/TT-BXD hướng dẫn chi tiết về chế độ báo cáo định kỳ; sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điều; Thông tư số 07/2016/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng; Thông tư số 10/2020/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước; Thông tư số 18/2016/TT-BXD hướng dẫn về thẩm định: Phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình; Thông tư số 20/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định; Quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị; Thông tư số 210/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp; Quản lý và sử dụng phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, phí thẩm định dự toán xây dựng; Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư số 172/2016/TT- BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xâydựng.

- Các thông tư về quản lý quy hoạch xâydựng:

Thông tư số 03/2018/TT-BXD quy định chi tiết một số điều thông tư số 04/2017/TT- BXD quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; Thông tư số 05/2015/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ; Thông tư số 06/2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị; Thông tư số 08/2018/TT-BXD hướng dẫn nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam; Thông tư số 08/2019/TT-BXD quy định về giám sát, quản lý chất lượng công trình được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư; Thông tư số 09/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình; Thông tư số 10/2016/TT-BXD quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch xây dựng; Thông tư số 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù; Thông tư số 13/2016/TT-BXD hướng dẫn về thi tuyển, tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng; Thông tư số 14/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam; Thông tư số 16/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thông tư số 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng; Thông tư số 171/2016/ TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp phép quy hoạch; Thông tư số 24/2016/TT-BXD sửa đổi Thông tư số liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thông tư số 30/2016/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; Thông tư số 329/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện; Thông tư số số 08/2016/TT-BXD hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng.

Trên đây là các văn bản pháp luật chủ yếu làm căn cứ quản lý đầu tư XDCB nói chung, quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB nói riêng.

1.6.2 Bàihọc kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trênđịa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh HưngYên

Trong những năm qua, công tác quản lý, phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước(NSNN) của các địa phương đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội các tỉnh/thành phố Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý NSNN của các địa phương cũng còn những tồn tại, bất cập đặt ra cần giải quyết Khảo sát thực tiễn, bài viết rút ra một số kinh nghiệm triển khai quản lý, phân bổ và sử dụng NSNN tại tỉnh Bắc Ninh; TP Đà Nẵng và Yên Bái Cụ thể: a, Ở tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện Chỉ thị số 1792, số 27 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 26 của Tỉnh ủy và Quyết định số 24 ngày 24/2/2018 của UBND tỉnh Bắc Ninh về ban hành quy định tạm thời gian quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh (chỉ cho phép các công trình bảo đảm được nguồn vốn theo kế hoạch, có nhu cầu thực tế cấp thiết mới được triển khai), năm 2019 toàn tỉnh có 05 công trình khởi công mới với số vốn bố trí 175 tỷ đồng Nguồn vốn đầu tư chủ yếu tập trung trả nợ cho các công trình đã quyết toán.

Tỉnh có ưu tiên bố trí vốn tập trung cho các công trình trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ của một số dự án chuyển tiếp

Tuy nhiên, lĩnh vực XDCB của tỉnh cũng còn những hạn chế, đặc biệt một số công trình được phân bổ vốn từ đầu năm nhưng triển khai chậm dẫn đến tình trạng đọng vốn ở Kho bạc nhà nước Sự phối hợp của địa phương với chủ đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án Ngoài ra, công tác quản lý, giám sát về đầu tư XDCB của một số chủ đầu tư, năng lực của cán bộ quản lý XDCB (nhất là ở cấp xã) chưa đáp ứng được yêu cầu Một số đơn vị tư vấn, nhà thầu năng lực còn yếu, thi công chậm, chỉ trông chờ vào nguồn vốn đầu tư… Để khắc phục những tồn tại trên UBND tỉnh giao cho ngành chức năng rà soát danh mục dự án đầu tư XDCB ở cả 3 cấp ngân sách, sắp xếp thứ tự ưu tiên triển khai Chỉ cho phép khởi công nếu công trình mang tính cấp bách và xác định rõ nguồn vốn đầu tư Tiến hành kiểm tra năng lực của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với những đơn vị yếu, nhiều sai phạm UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác thanh, kiểm tra quá trình triển khai dự án và đánh giá chất lượng công trình Mỗi ngành cử ra những cán bộ giỏi, dày dạn kinh nghiệm khi có ý kiến trưngtập sẽ thành lập đội phản ứng nhanh tiến hành thanh, kiểm tra các công trình theo chỉ đạo của UBND tỉnh. b, TP Đà Nẵng Đà Nẵng luôn là địa phương dẫn đầu về cải cách hành chính, có thành tích cao về quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực, nhất là quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ NSNN Kết quả này bắt nguồn từ kinh nghiệm mà Đà Nẵng đã áp dụng, gồm:

Thứ nhất,cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC) về đầu tư XDCB: UBND Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt các sở, ngành liên quan rút ngắn thời gian thẩm định phê duyệt đối với các công trình, hạng mục công trình thuộc Nhóm A là khoảng 217 ngày; Nhóm B là khoảng 232 ngày và nhóm C là khoảng 227 ngày Đến cuối năm 2017, thời gian thực hiện các TTHC về đầu tư XDCB trên địa bàn Thành phố đã giảm từ 60 - 83 ngày so với tổng thời gian thực hiện bộ thủ tục thẩm định phê duyệt tùy theo tính chất và loại công trình, tương ứng 1/3 thời gian thực hiện thủtục.

Thứ hai,làm tốt công tác giải phóng mặt bằng: Kinh nghiệm nổi bật trong công tác giải phóng mặt bằng của TP Đà Nẵng có thể khái quát trong 3 cơ chế: (1) Cơ chế “Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch”, UBND Thành phố đã ban hành được quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, mức giá đền bù đối với tất cả các dự án được áp dụng theo biểu giá chung và thống nhất do Thành phố duyệt; (2) Cơ chế “Góp đất và điều chỉnh lại đất đai”, trong trường hợp các hộ bị thu hồi một phần đất, phần diện tích đất còn lại vẫn đủ điều kiện xây nhà theo quy định thì chỉ được bồi thường giá trị tài sản trên đất, bởi do diện tích đất còn lại sau bồi thường có giá cao; (3) Cơ chế “đối thoại” và “đồng thuận, tất cả các dự án có thu hồi, tái định cư đều được UBND Thành phố giao trách nhiệm cho các cấp chính quyền lấy ý kiến nhân dân thông qua các cuộc họp toàn thể các hộ trong diện giảitỏa.

Thứ ba,thực hiện công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch và các dự án.

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND quy định về công khai một số nội dung đầu tư đối với các dự án XDCB Nội dung công khai bao gồm chủ trương đầu tư, tên dự án, nhóm dự án; mục tiêu, quy mô đầu tư xây dựng, địa điểm và phạm vi đầu tư; tổng mức đầu tư, tiến độ, nguồn vốn thực hiện dự án và thông tin đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân. c, Yên Bái

Yên Bái là tỉnh nằm giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc Từ năm 2014, khi tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào khai thác, đặc biệt là ngay sau đó đường tránh ngập và nút giao IC 12 khánh thành, nối Yên Bái với tuyến huyết mạch quan trọng đã mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế của Tỉnh Qua tiếp cận thực tế và các tài liệu báo cáo, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB sử dụng vốn NSNN tại Yên Bái có một số kinh nghiệm đáng chú ý sau:

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢNTỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CỪ GIAI ĐOẠN2018-2020

Giới thiệu chung về huyệnPhùCừ

2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện PhùCừ

Huyện Phù Cừ nằm ở toạ độ 21,42 0 vĩ bắc, 106,12 0 kinh đông, phía Tây giáp huyện Tiên Lữ, phía Tây Bắc giáp huyện Ân Thi đều thuộc tỉnh Hưng Yên Phía Đông Bắc và phía Đông giáp huyện Thanh Miện của tỉnh Hải Dương Phía Nam giáp huyện Hưng Hà, còn góc phía Đông Nam giáp huyện Quỳnh Phụ đều của tỉnh Thái Bình. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp Đặc biệt quốc lộ 38B đã được nâng cấp mở rộng sẽ tạo điều kiện cho huyện giao lưu, phát triển kinh tế xã hội với các đơn vị trong và ngoàit ỉ n h

Huyện Phù Cừ nằm ở trung tâm đồng bằng nên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt Lượng mưa trong năm thường phân bố không đều giữa các mùa và trongtháng.

Phù Cừ có diện tích đất tự nhiên là 9.382,33ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 6.984,72ha, chiếm 74,4% diện tích đất tự nhiên của huyện và 10,52% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Dân số 81.000 người.

2.1.2 Tìnhhình kinh tế - xã hội huyện Phù Cừ năm2020

Trongnhữngnăm quacùngvới xuhướngpháttriểnkinhtế - xã hộichung, huyệnPhù Cừ đã coitrọng việc chuyển dịchcơcấukinhtếnông nghiệp,nôngthôn nêntình hình phát triển kinhtế đã cónhững tiếnbộ,thayđổi nhiều mặt.Docoi trọng côngtácquy hoạch pháttriển tổngthể,chútrọngđầu tưvàocáclĩnh vực trọngđiểmnêncácngànhkinh tế có bướcpháttriển,chuyển biếnrõnét,hệthống giao thông đượcđầu tưđồng bộ,tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa.

Bảng 2.1.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Cừ giai đoạn 2018-2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Giá trị sản xuất Tỷ đồng 1.896 2.180 2.474

4 Tổng giá trị SX ngành NN Tỷ đồng 722 765 803

5 Công nghiệp- TTCN Tỷ đồng 367 452 534

7 Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 607 734 866

Nguồn: Văn phòng HĐND – UBND huyện Phù Cừ

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 là 14,75%; trong đó: Xây dựng 26,6%; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 15,7%; Thương mại, dịch vụ 21,3% và ngành nông nghiệp 7,44% Đến năm 2020 tốc độc tăng trưởng kinh tế ở ba ngành: xây dựng, Công nghiệp – Tiểu công nghiệp và thương mại, dịch vụ phát triển khá đồng đều (Xây dựng 18,3%; Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 18,1%; Thương mại, dịch vụ 18%), ngành nông nghiệp5%.

Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2020 tổng thu ngân sách là 315,601 tỷ đồng gấp1,7 lần so với năm 2018; tổng chi ngân sách năm 2020 là 310,784 tỷ đồng trong đó chiXDCB 60,508 tỷ đồng.

NN CN-XD TM-DV Lĩnh vực

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ chuyền dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2018 – 2020

Cơcấukinhtếchuyểndịchtheohướnggiảmtỷtrọng nôngnghiệp,tăngdầntỷtrọng côngnghiệpxâydựngvàthươngmạidịchvụ;năm2020cơcấukinhtếcủahuyệnlà:nôngnghiệp:32 ,5%;côngnghiệp-xây dựng;32,5%vàthươngmại dịchvụ: 35%.

Các chính sách phát triển toàn diện kinh tế - xã hội đã được triển khai có hiệu quả, đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt, mức độ hưởng thụ văn hóa và tiếp thu văn hóa nhân loại của nhân dân từng bước được cải thiện.

Côngtácquảnlý,khaitháctàinguyên thiên nhiênđất,nước đượctriển khaivàthực hiện chặt chẽ; côngtácquảnlývà bảovệ môitrườngđã cónhiều chuyểnbiến tíchcực,hạn chế được sự ônhiễmmôitrườngtừ sảnxuấtnôngnghiệp.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đã có giải pháp cụ thể khôi phục, phát triển mở rộng cơ sở sản xuất mây tre đan, thêu tranh xuất khẩu, mộc dân dụng; đưa một số ngành, nghề mới như: thêu hạt cườm trên vải, đan hàng rào sinh thái vào sản xuất, thành lập mới làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng Tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động (toàn huyện có 54 doanh nghiệp ngoài quốc doanh).

Về thương mại, dịch vụ mạng lưới các chợ nông thôn được cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hệ thống kinh doanh, thương mại dịch vụ đồng bộ được hình thành đáp ứng cơ bản nhu cầu trao đổi hàng hoá, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách phát triển Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục được đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tiếp nhận đầu tư, phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, ưu tiên các nhà đầu tư có dự án lớn, sử dụng nguyên liệu, lao động tại địa phương, đóng góp nhiều cho ngân sách và ít tác động xấu đến môitrường.

Công tác giáo dục - đào tạocủa huyện có nhiều chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất trường lớp được tăng cường, có 10,9% giáo viên mầm non, 54% giáo viên tiểu học, 26,4% giáo viên trung học cơ sở, 4,3% giáo viên trung học phổ thông đạt trên chuẩn, duy trì công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở; 100% trẻ 5 tuổi được vào mẫu giáo, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; 95% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông và bổ túc văn hoá, 35% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thi đỗ vào các trường Đại học và Caođ ẳ n g

Tổ chức thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá trường lớp của Chính phủ gắn với cụ thể hoá từng tiêu chí ở các bậc học và nhà trường, góp phần thúc đẩy tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia Hiện nay, có 3/14 trường mầm non; 8/15 trường tiểu học; 1/3 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốcg i a

Công tác Y tế,đã thực hiện có hiệu quả chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Chủ động thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; Chủ động phòng chống tốt cho dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, không để dịch bệnh lây lan trong huyện, tổ chức tiêm phòng đầy đủ theo quy định vacxin Covid 19, các loại vacxin cho trẻ em và phụ nữ mang thai Hoàn thành mục tiêu 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về ytế.

Chính sách xã hội,thực hiện tốt các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, uống nước nhớ nguồn, nhân đạo, từ thiện trong các tầng lớp nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn Như vậy trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội huyện Phù Cừ đã có nhiều khởi sắc Hoạt động đầu tư XDCB ngày càng tăng với cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, hiệu quả theo các chương trình và dự án trong quy hoạch Các hoạt động văn hoá, xã hội chăm no đời sống và xây dựng kết cấu hạ tầng cũng phát triển tương ứng với nhịp độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên, về cơ bản Phù Cừ còn là huyện nghèo, thuần nông, cơ sở hạ tầng thấp kém nên trong thời gian tới vẫn cần một lượng vốn đầu tư lớn từ NSNN Đây là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng cần có sự tham gia hiệu quả của công tác quản lý vốn ngân sách cho đầu tư XDCB của huyện.

2.1.3 Cơquan quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước huyệnPhù cừ giai đoạn 2018-2020 Đối với việc phân cấp quản lý trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng cấp huyện được UBND tỉnh phân cấp cho UBND huyện căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện; Nghị quyết của Cấp ủy đảng cùng cấp; Nghị quyết của Hội HĐND cùng cấp và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm để xây dựng kế hoạch lập các dự án quy hoạch xây dựng trên địa bàn cấp huyện thuộc trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch của cấp mình và quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn để trình cấp có thẩm quyền phêd u y ệ t Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là chủ đầu tư dự án quy hoạch xây dựng nông thôn mới thuộc địa giới hành chính do mình quảnl ý

Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhànước trên địa bàn huyện Phù Cừ giai đoạn2018-2020

2.2.1 Thựctrạng công tác quản lý quy hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB từNSNN

Thực hiệnnhiệmvụ pháttriểnkinhtế - xãhội,bêncạnh việcsửdụngNSNNcủahuyệnnhằmđảm bảohoạt độngcủa bộmáyquảnlý Nhànước, trong nhữngnămqualãnhđạo huyệnđãquantâm đầu tư, chủđộngbố trínguồn ngân sách trongdựtoánchingân sách hàngnăm cho xây dựng cơ bản để đầu tư nâng cấp cơ sở hạtầng, phụcvụ đờisốngdânsinh,nângcaochất lượng hoạt độngcủa bộmáychínhquyềntừ huyệnđếncơ sở.Hàngnăm,trêncơ sởnhucầu vốn mà các xã, thịtrấntrìnhUBNDhuyện,phòngTàichính- Kếhoạchcótrách nhiệmkiểmtratổnghợpthammưu choUBNDhuyệnvềhiện trạngcơ sở hạtầng, tìnhhìnhnợđọng XDCB, tính cấp thiếtcủacácdự án tạixã,thịtrấnđể từ đótổnghợpnhucầuvốnđầutưtrênđịabàn toànhuyệncânđốiđểlênkếhoạchbáocáotrìnhHĐNDhuyệnphêchuẩn Nguồnvốn đầu tư chủyếulà từnguồn NSNNtậptrungtỉnhgiao,nguồnđấugiáđất tại địaphương,nguồncân đốingânsách củatoànhuyện.Nhìn chungtất cảcácdư ánđượcđầu tưphải trêncơ sở kếhoạchphát triểnkinh tế -xãhộitrongnămvàkếhoạchổnđịnhgiaiđoạn2018-2020,UBNDtỉnhgiaođểphânbổ vốnchophùhợp.Đốivớicácxãcóđấtđấugiáthìsốtiềnthuđượctheotỷlệsẽđượcưutiênđểbốtrívốn nângcấpcơsởvậtchất,xâydựngnôngthônmới,vănhoá–xãhội

Bảng 2.2 Tổng hợp kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB giai đoạn năm 2018-

1 Chi đầu tư XDCB tập trung 4.090 4.760 5.850 116,38 122,90

2 Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất 19.100 51.800 54.210 271,20 104,65

3 Chi đầu tư từ nguồn thu theo phân cấp 1.837 1.233 1.500 67,12 121,65

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cừ 2018-2020

Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ % kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB giai đoạn năm 2018-2020

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cừ2018-2020

Qua bảng 2.2 áp dụng chỉ tiêu số (2) cho thấy kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB từ năm 2018 đến năm 2020 ngày càng tăng nên Cụ thể: nguồn vốn NSNN chi đầu tư XDCB từ trên địa bàn huyện Phù Cừ tăng từ 25.027 triệu đồng năm 2018 lên 57.793 triệu đồng năm 2019 (230,92%) và đến 61.560 triệu đồng năm 2020 (106,52%) Nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ nguồn thu tiền sử dụng đất Năm 2018 tổng kế hoạch vốn XDCB là 25.027 tỷ đồng thì nguồn thu từ sử dụng đất là 19.100 tỷ đồng chiếm 76%,; thu từ XDCB tập trung là 4.090 tỷ đồng chiếm 17% và thu từ nguồn thu phânc ấ p l à 1 8 3 7 t ỷ đ ồ n g c h i ế m 7 % Đ ế n n ă m 2 0 1 9 t h u t ư t i ề n s ử d ụ n g đ ấ t c h o

XDCB vẫn chiếm tỷ trọng lớn là 51.800 tỷ đồng trên tổng vốn 57.793 tỷ đồng chiếm 90% Năm 2020 vốn đầu tư này là 54.210 tỷ đồng chiếm 88% trên tổng vốn 61.560 tỷ đồng Trong khi đó vốn chi cho XDCB tập trung và chi từ thu theo phân cấp giảm đi năm 2018 – 2020 Điều này cho thấy từ năm 2018 – 2020 huyện đã rất chú trọng chi cho đầu tư XDCB Thực hiện đầu tư cho tập trung các công trình, dự án thuộc các ngành: nông nghiệp thủy lợi, giao thông, giáo dục, văn hoá thể thao,.…Do đặc điểm cơ bản là huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở hạ tầng không đồng bộ đểphụcvụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nên trong những năm qua huyện Phù Cừ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong đầu tư phát triển là ưu tiên vốn cho phát triển hạ tầng cơ sở như giao thông, thuỷ lợi, kiên cố hoá trường lớp, xây dựng nông thôn mới… để tạo điều kiện cho nhân dân huyện nhà phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, nâng cao đời sống dân trí Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Phù

Cừ đã thảo luận và thống nhất để chủ động cân đối ngân sách địa phương, kịp thời trong việc bố trí nguồn vốn NSNN cho các dự án đầu tư XDCB, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và tiến độ thực hiện dựán.

Tuy nhiên, nhu cầu cần đầu tư phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn lớn, nguồn vốn huy động rất hạn chế Trong năm còn phát sinh dự án mới đã gây khó khăn trong việc thẩm định và cân đối vốn đầu tư theo quy định, thực hiện thẩm định nguồn vốn trước khi quyết định đầu tư chưa tốt như: Trụ sở làm việc xã Minh Tiến, trụ sở làm việc xã Phan Sào Nam, trụ sở làm việc xã Minh Tân dẫn đến triển khai thực hiện dự án, công trình kéo dài, không theo kế hoạch, khối lượng đầu tư dở dang.

Bảng 2.3: Kế hoạch phân bổ vốn phân theo ngành/lĩnh vực đầu tư XDCB

Ngành, lĩnh vực đầu tư

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh

Số tiền (Tr đ) Số tiền

- Sự nghiệp Y tế - Giáo dục - VH 2.227 1.350 9.900 60,62 733,33

- Sự nghiệp nông nghiêp thủy lợi 4.500 6.000 15.000 133,33 250,00

Tổng số vốn đầu tư 25.027 57.793 61.560 230,92 106,52

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cừ 2018 – 2020

Biểu 2.3 Cơ cấu và tỷ lệ phân bố vốn đầu tư XDCB theo ngành/lĩnh vực

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cừ 2018 – 2020

Từ Biểu đồ 2.3 áp dụng chỉ tiêu số (1) cho thấy giai đoạn 2018 - 2020 về cơ bản nguồn vốn XDCB huyện Phù Cừ được phân bổ theo Chỉ thị số 1792/CT – TTg ngày 27/10/2011 Việc phân bổ vốn đầu tư được chú trọng đến các lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện, như cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế… Tuy nhiên, trong năm 2019 tổng kế hoạch vốn đầu tư XDCB bố trí cho các công trình trên địa bàn huyện 57.793 triệu đồng Việc ghi kế hoạch vốn đầu tư vẫn còn có một số công trình không có quyết định đầu tư ở thời điểm trước 31/10/2019 nhưng vẫn được ghi kế hoạch vốn đầu tư năm 2019 như: Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn (GTNT) xã Minh Tiến với số tiền: 447 triệu đồng; Cải tạo, nâng cấp đường GTNT xã Tống Phan số tiên: 3.205 triệu đồng; Nhà làm việc UBND huyện số tiền: 3.300 triệu đồng; Cải tạo nhà làm việc UBND huyện số tiền: 550 triệu đồng, Nhà làm việc Huyện ủy số tiền: 300 triệu đồng; Cải tạo, nạo vét kè sông Sậy đoàn từ Trại Giống – Quán Bầu số tiền: 2.500 triệuđồng.

2.227 triệu đồng chiến 8.9%; năm 2019 đầu tư 1.350 triệu đồng chiếm 2,3% và năm

2020 là 9.900 triệu đồng chiếm 16,1% nguồn vốn đầu tư Do nguồn vốn ngân sách huyện kết hợp với nguồn vốn trái phiếu chính phủ và ngân sách tỉnh theo đề án kiên cốhoátrườnglớphọcđểđầutưkếtcấuhạtầnggiáodục,đàotạo,ytếbaogồm:hệ thống các trường học (Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non) và đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa – Thể dục thể thao của huyện không cao, nguyên nhân là do sự nghiệp giáo dục đào tạo và y tế giai đoạn những năm trước đây chưa được đầu tư đồng bộ, tập trung 100% các trường được xây dựng kiên cố hoá để đạt chuẩn phổ cập giáo dục, chuẩn Quốc gia về y tế Đến năm 2020 toàn huyện đã có 18/44 trường đạt chuẩn Quốc gia; 14/14 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về ytế.

Huyện Phù Cừ đã tập trung chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tập trung quyvùngsảnxuất, tạođiềukiện cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư triển khai các mô hình sản xuất cóhiệuquả kinh tế cao Đặc biết chú trọng việc chuyển đổi cây trồng và thành lập các HTX kiểu mới trên địa bàn huyện Tuy nhiên, huyện Phù Cừ là huyện thuần nông, vì vậy, thực hiện chính sách phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2018 - 2020 lĩnh vực nôngnghiệp, thuỷlợiđượcquan tâm đầu tưhơn Năm 2018 đầu tư vào lĩnh vực này là

4.500triệu đồngchiếm 18% tổng vốn đầu tư, đến năm 2019 là6.000triệu đồng chiếm10,.4% tổngvốn đầu tư và năm2020là 15.000 triệu đồng chiếm 24,4% vốn đầu tư Với một số thông tin trên cho thấy lãnh đạo huyện đã chú trọng đến phát triểnkinhtế nôngnghiệp,đến nay trên địa bàn huyện cơ bản đã được kiên cố hóa kênh mương nội đồng góp phần tiết kiệm diện tích đất nông nghiệp, chủđộngđược trong tưới tiêu, sảnlượngnôngnghiệptănglên, thuậnlợi cho giaothông,thu hoạch hoamàu,cải thiện đời sốngnhândân.

Ngoài việc tích cực tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ,Ban thường vụ huyện ủy có chủ trương hỗ trợ bằng ngân sách huyện cho phát triển cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia(MTQG) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, cụ thể: Năm 2018 đầu tư cho sự nghiệp giao thông là 17.450 triệu đồng chiếm 69,7% tổng số vốn đầu tư Năm 2019 là 42.854 triệu đồng chiếm 74,2% tổng số vốn đầu tư và năm 2020 còn có 17.202 triệu đồng chiếm 27,9% Đến nay các tuyến đường liên xã, liên thôn trên địa bàn huyện rất thuận lợi cho việc tham gia giao thông, giao lưu phát triển kinh tế và đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân.

Không chỉ tập trung đầu tư phát triển cho các lĩnh vực trên, huyện Phù Cừ còn quan tâm đầu tư vào một số sự nghiệp khác như: Xây dựng trụ sở làm việc của UBND huyệnvàhỗtrợcácxã,thịtrấnxâydựngtrụsởlàmviệc,xâydựngHạtầngkỹthuật khu dân cư như: Hệ thống đường giao thông – Thoát nước, đường dây điện thế biến áp, hệ thống chiếu sáng công cộng, hỗ trợ xã xây dựng nghĩa trang liệt sỹ,…theo hướng tăng dần Năm 2018 có 850 triệu đồng chiếm 3,4% tổng vốn đầu tư, năm 2019 là 7.589 triệu đồng chiếm 13,1% tổng số vốn đầu tư và năm 2020 là 19.458 triệu đồng chiếm 31% tổng số vốn đầutư.

Theo sự phân cấp quản lý, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phù

Cừ giao cho các chủ đầu tư quyết định thành lập Ban quản lý dự án Chủ đầu tư giao toàn quyền cho Ban quản lý dự án thực hiện đầu tư XDCB từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công, phê duyệt dự toán và tổng dự toán công trình.

Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4 Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB phân theo lĩnh vực, ngành kinh tế

Ngành, lĩnh vực đầu tư

Thực hiện (Tr đ) Tỷ lệ (%)

Thực hiện (Tr đ) Tỷ lệ (%) Kế hoạch

Sự nghiệp Y tế - Giáo dục - văn hóa 2.227 1.090 49 1.350 1.350 100 9.900 9.145 92

Sự nghiệp nông nghiêp thủy lợi 4.500 3.445 77 6.000 1.300 22 15.000 14.703 98

Tổng số vốn đầu tư 25.027 14.375 278 57.793 31.672 228 61.560 60.508 390

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cừ 2018-2020

Qua bảng số liệu trên áp dụng chỉ tiêu (3) cho ta thấy việc thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB thời gian 2018 – 2020 chỉ đạt trên 50% so với kế hoạch vốn Nguyên nhân do vốn đầu tư XDCB của huyện chủ yếu từ nguồn thu tiền sử dụng đất, mà mấy năm gần đây nền kinh tế suy giảm kéo theo nguồn thu từ bán đấu giá đất không đạt chỉ tiêu dẫn đến trong khi thực hiện đầu tư chủ đầu tư không chủ động được nguồn vốn mà phải trông chờ vào nguồn thu và kế hoạch bổ sung trong năm Điều đó dẫn tới tình trạng nhà thầu kéo dài thời gian thi công, nợ đọngXDCB.

Năm 2020 kết quả thực hiện đạt 98% so với tổng vốn đầu tư trong năm, đã giải quyết cơ bản tình hình nợ đọng XDCB từ những năm trước chuyển sang Do trong năm 2019 chưa thực hiện được hết kế hoạch đấu giá chuyển quyền sử dụng đất phải chuyển sang năm 2020 để thực hiện tiếp kế hoạch đấu giá đất nên số tiền thu từ tiền sử dụng đất năm 2020 đạt cao.

2.2.2 Thựctrạng quản lý công tác giải ngân vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhànước

Chủ đầu tư sau khi nhận được thông báo kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm và Quyết định phân bổ kế hoạch vốn bổ sung trong năm, có trách nhiệm phân khai kế hoạch vốn đầu tư của dự án mình quản lý theo tính chất kinh tế kỹ thuật vốn bao gồm: xây lắp, thiết bị, tư vấn đầu tư và chi phí khác gửi cơ quan KBNN, trong quá trình thực hiện được phép điều chỉnh các đăng ký ban đầu trong phạm vi dự án và thông báo kế hoạch vốn cho phù hợp với tình hình thực tế.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư XDCD từ NSNN ở huyệnPhùCừ

Kết quả nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khách quan đến quản lý dự án đầu tư như sau:

* Điều kiện kinh tế - xãhội:

Phù Cừ là huyện phía Đông của tỉnh Hưng Yên Trước đây, là huyện thuần nông người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt Nhờ chủ trường CNH – HĐH đất nước mà này cơ sở hạ tầng và đời sống nhân dân trong huyện cũng có nhiều thay đổi Dựa trên thế mạnh trồng trọt hiện nay trên địa bàn huyện có các dự án phát triển các loại cây ăn quả mang thương hiệu địa phương Cùng với đó là các dự án về XDCB từ NSNN để phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

Tổ chức bộ máy quản lý và chế độ chính sách liên quan đến đầu tư XDCB của huyệnPhù Cừ: Hiện nay, Huyện đã và đang thực hiện cơ cấu gọn lại bộ máy quản lý hạn chế công kềnh và chồng chéo trong giải quyết công việc nhất là trong lĩnh vực XDCB.Ngoài ra còn có các chính sách mở để thu hút vốn đầu tư và các dự án về địa phương.

Thực tế đã có rất nhiều các dự án lớn như khu Đại Học Thủy Lợi, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến về tại địa phương, thu hút đầu tư phát triển các làng nghề…Ngoài ra, dựa trên lợi thế về nông nghiệp huyện đã và đang phấn đấu huyện Phù Cừ trở thành huyện đạt nông thôn mới đầu tiên của Tỉnh HưngYên.

*Cơ chế, chính sách về quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN:

Hiện nay, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc triển khai các chỉ thị, nghị quyết, các cơ chế chính sách đã được ban hành về công tác quảm lý chi phí đầu tư XDCB chưa cao Còn tình trạng buông lỏng trong quản lý, thiếu kỷ cương, kỷ luật trong đầu tư đã dẫn đến những sai sót trong quản lý Cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư XDCB còn rườm ra, chồng chéo, chưa đồng bộ dẫn đến các địa phương còn chạy theo thành tích bề nổi gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư nghiêm trọng Khi thay đổi nội dung của các văn bản chỉ đạo từ trung ương đến cấp tỉnh sẽ gây ra lúng túng cho cơ quan thực hiện, mà trực tiếp là Phòng tài chính – kế hoạch, KBNN cấp huyện.

* Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng ngân sách đầu tưXDCB Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng ngân sách thể hiện qua năng lực quản lý tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm Cùng với đó là việc áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đảm bảo các việc sai sót hoặc gian lận trong hạch toán, quyết toán vốn XDCB.

Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố này huyện đã cho triển khai sở dụng kỹ thuật hiện đại vào quản lý vốn XDCB Từ việc quản lý chặt chẽ năng lực chủ đầu tư, nhà thầu…xem xét các điều kiện về quản lý, kiểm tra, giám sát vốn đầu tư hạn chế đến mức thấp nhất các thiếu sót không sát thực tế trong XDCB.

* Thực trạng chế độ chính sách do địa phương banhành

Huyện Phù Cừ đã tuân thủ các quy định phát triển của tỉnh giao cho Đồng thời căn cứ mục tiêu phát triển của huyện để ban hành các quyết định về phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.

Với mục tiêu “Xây dựng Phù Cừ sớm đạt chuẩn Huyện Nông thôn kiểu mẫu” huyện đã đề ra các chính sách phát triển đồng bộ ở các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa xã hội, cải các hành chính, quốc phòng an ninh, thanh tra, tưpháp.

Các chính sách phát triển nông nghiệp nông thộn như thành lập các hợp tác xã kiểu mới, xây dựng thương hiệu cho cây ăn quả như vải trứng, vải lai, cây có múi Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm Các chính sách thu hút vốn đầu tư nhất là đầu tư cho XDCB nhằm thu hút vốn đầu tư Chính sách cho các dự án giao thông nông thôn.

* Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý củaHuyện

Huyện đã thực hiện các biện pháp như tinh giảm biên chế cho bộ máy quản lý ban quản lý đầu tư XDCB Rà soát lại vị trí việc làm của từng cán bộ quản lý Tạo mọi điều kiện tháo gỡ dần các thủ tục hành chính rườm ra trong thẩm định các hồ sơ XDCB mà vẫn đúng quyđinh.

* Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý dự á củaHuyện Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả công tác quản lý đầu tư Cán bộ quản lý dự án đầu tư nếu có trình độ chuyên môn yếu và kém thìhệquả của nó là tình trạng trì trệ trong tất cả các khâu trong quản lý, từ lập kế hoạch dự toán đầu tư đến thanh tra, kiểm tra, kiểm toán vốn đầutư.

Tại huyện Phù Cừ, phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thực hiện quản lý nhà nước về tài chính, kế hoạch và đầu tư đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra, hường dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở tài chính và Sở kế hoạch – Đầu tư.

Phó trưởng Phòng GD, MN, TX… Phó Trưởng Phòng phụ trách đầu tư

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lý Phòng tài chính – Kế hoạch

Hiện nay, Phòng tài chính kế hoạch của huyện gồm 6 người đều có trình độ Đại học chuyên môn, trong đó có 3 trình độ Thạc sĩ; Lãnh đạo phòng gồm 1 trưởng phòng và 2 phó trưởng phòng Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch

UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác chuyên môn và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và trước Pháp luật về nhiệm vụ được phân công Khi trưởng phòng vắng mặt, một phó trưởng phòng được Trưởng phòng uỷ quyền điều hành các hoạt động của phòng Trong đó 1 phó trưởng phòng phụ trách riêng về kế hoach và đầu tư Điều này cũng rất thuận lợi cho việc quản lý các dự án đầu tư của huyện vì có bộ phận chuyên trách riêng không phải kiêm nhiệm nhiều việc trong phòng.

Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nướctrên địa bàn huyệnPhùCừ

2.4.1 Những kết quả đạt được

Trong những năm vừa qua, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã được UBND huyện chỉ đạo, HĐND huyện và các đoàn thể chính trị xã hội tăng cường kiểm tra, giám sát giúp cho chủ đầu tư có nhiều cố gắng cải tiến chất lượng nên có nhiều chuyển chuyển biến tích cực Có thể khái quát những kết quả đạt được về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN huyện Phù Cừ trong giai đoạn 2018 - 2020 như sau:

Thứ nhất:Công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư đã được quan tâm và giao kế hoạch ngay từ đầu năm nên chủ đầu tư đã chủ động trong việc thực hiện dự án đúng tiến độ.

Thứ hai:Việc phân cấp quản lý trong các lĩnh vực quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng đã tạo sự chủ động và nâng cao trách nhiệm của cấp chính quyền huyện và cấpx ã

Thứ ba: Công tác phân bổ kế hoạch vốn hàng năm cho các dự án trong năm được thực hiện sớm và tương đối tập trung, hạn chế việc phân bổ vốn cho các dự án khởi công mới vào cuối năm Trong quá trình thực hiện huyện đã chỉ đạo bộ phận chức năng chủ động rà soát tiến độ thực hiện của các dự án để chủ động điều chỉnh kế hoạch vốn một cách hợp lý, linh hoạt Ưu tiên bố trí vốn thanh toán cho các dự án hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán, vì vậy đến nay cơ bản không còn nợ khối lượng xây dựng cơ bản của các dự án đã được phê duyệt quyết toán Các dự án được giao kế hoạch cơ bản đều phù hợp với quy hoạch và định hướng pháp triển kinh – xã hội của huyện Tuy nhiên qua kết quả khảo sát về công tác phân bổ vốn nên chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nào được thể hiện qua bảng tổng hợp dướiđ â y :

Bảng 2.13 Số lượng và tỷ lệ cho biết ý kiến về công tác phân bổ vốn đầu tư nên chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nào

Lĩnh vực đầu tư Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Sự nghiệp Y tế - Giáo dục – Văn hóa 13 28,89

Sự nghiệp nông nghiệp – Thủy lợi 12 26,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điềutra

Với kết quả khảo sát của 30 phiếu đại diện chủ đầu tư và 15 phiếu đơn vị sử dụng công trình Có 15 ý kiến cho rằng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cần trú trọng vào sự nghiệp giao thông, chiếm 33,33%; 13 ý kiến cho rằng sự nghiệp Y tế - Giáo dục – Văn hóa cần phải tập trung hơn, chiếm 28,89%;

12 ý kiến huyện Phù Cừ là huyện thuần nông nên cần tập trung vào phát triển sự nghiệp nông nghiệp – Thủy lợi, chiếm 26,67% và có 5 ý kiến là nên đầu tư vàoxây dựng sự nghiệp khác, chiếm 11,11%.

Thứ tư:Việc kiểm soát thanh toán vốn XDCB từ NSNN, quản lý điều hành nguồn vốn được cải tiến khá nhiều và thực hiện đúng quy trình, chế độ, chặt chẽ, ý thức trách nhiệm cao Qua kiểm soát thanh toán và thẩm tra quyết toán đã giảm trừ, tiết kiệm cho NSNN 507 triệu đồng, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia và hướng dẫn cho chủ đầu tư những nghiệp vụ cần thiết trong quản lý sử dụng vốn có hiệu quả.

Thứ năm:Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư XDCB trong những năm qua thực hiện tương đối tốt Kiểm toán nhà nước và các đoàn thanh tra của tỉnh và huyện thực hiện một số cuộc kiểm tra, thanh tra đã phát hiện ra những sai phạm trong quản lý đầu tư XDCB như: Việc lập dự toán trùng lặp, thẩm tra dự toán không phát hiện được sai sót, thi công thiếu khối lượng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại như thiết kế, dự toán, hồ sơ dự thầu được duyệt dẫn đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB,…Điều này sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng các công trình XDCB trên địa bàn huyện và chống lãng phí nguồn vốn NSNN của huyện.

2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân tồntại

Thứ nhất: Công tác quản lý quy hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN hàng năm được UBND huyện, UBND xã xây dựng và trình tại kỳ họp HĐND theo đúng quy định Tuy nhiên, do nguồn thu ngân sách trên địa bàn hàng năm thấp, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản hàng năm chủ yếu từ nguồn thu từ đất nên khi thực hiện xây dựng dự toán vốn cho đầu tư XDCB chủ yếu dựa vào dự toán thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và nguồn phân bổ của ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, chưa lường hết được nhu cầu về nguồn vốn thực tế đầu tư tại các xã trongh u y ệ n

Nhu cầu về nguồn vốn ngân sách để đầu tư cho các dự án đầu tư XDCB hết sức lớn do yêu cầu cấp bách đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất của các địa phương trong huyện khá lớn nên việc phân bổ nguồn để đáp ứng cơ bản cho các dự án chưa đảm bảo.

Các xã trong huyện đầu tư khá dàn trải theo tư duy nhiệm kỳ Một số lãnh đạo xã mangtưduytrongnhiệmkỳphảiđầutưxâydựngđượcmộthoặcvàicôngtrìnhcủa địa phương để tạo dấu ấn, khả năng bố trí nguồn vốn thanh toán cho các dự án tại các xã của huyện thấp, chủ yếu trông chờ vào hỗ trợ từ ngân sách của cấp trên.

Nguồn ngân sách huyện bố trí cho các xã để thực hiện đầu tư xây dựng từ đầu năm thấp, hàng năm căn cứ nguồn hỗ trợ từ cấp trên và nguồn thu thực tế theo phân cấp, UBND huyện phân bổ kinh phí cho các dự án trong năm Do vậy, một số dự án do UBND các xã làm chủ đầu tư chưa thực sự chủ động trong công tác triển khai dự án, thụ động trong quá trình đầu tư công trình trọng điểm ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hiệu quả dự án sau đầutư.

Thứ hai:Công tác giải ngân vốn đầu tư còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao Qua kết quả khảo sát các doanh nghiệp tham gia các dự án, công trình XDCB trên địa bàn huyện Phù Cừ và đại diện chủ đầutư,nghiên cứu nhận thấy đại bộ phận các doanh nghiệp đều hài lòng với công tác tạm ứng cũng như thanh toán tạm ứng của các cơ quan chức năng có liên quan Điều này cũng cho thấy, Phù Cừ đang thực hiện công tác này một cách tương đối tốt, điều đó thể hiện công tác đầu tư XDCB ở Phù Cừ đang nhận được sự quan tâm của ban lãnh đạo từ chính quyền địa phương. Song trong 45 phiếu được hỏi về tính kịp thời của công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư XDCB: có 4 ý kiến đánh giá là nhanh, chiếm 8.9%; có 32 ý kiến đánh giá là kịp thời, chiếm 71,1%; tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng công tác thanh toán và tạm ứng hiện nay còn chậm, với 20% ý kiến đánhgiá.

Bảng 2.14 Đánh giá về công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư

Mức độ Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều traThứ ba:Công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB chưa được chú trọng Chất lượnglậpvàthẩmđịnhhồsơdựán,thiếtkế,dựtoánvẫnchưađápứngđượcyêucầu, nhiềudựánphảiđiềuchỉnhbổsung,thiếtkếvẫncònsaisótdẫntớiđánhgiánhucầu sử dụng dự án của chủ đầu tư đối với các đơn vị tư vấn còn hạn chế Đã ảnh hưởng đến việc bố trí nguồn vốn cho dự án, làm ảnh hưởng đến quy mô của dựán.

Thứ tư: Công tác lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực xây dựng còn chưa đáp ứng được yêu cầu của công trình Nhiều nhà thầu còn thiếu và yếu về năng lực thi công hoặc thi công nhiều công trình ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNGCƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CỪ GIAIĐOẠN2021-2025

Nhu cầu về vốn đầu tư của huyệnPhùCừ

3.1.1 Những yêu cầu, định hướng đầutư

Trên thế giới hiện nay toàn cầu hóa về kinh tế đang là một xu hướng tất yếu của lịch sử Đây là một bước phát triển cao hơn của quốc tế hóa về phát triển lực lượng sản xuất, khoa học, công nghệ và xã hội hóa sản xuất Xu hướng này do các nước tư bản phát triển chi phối phát động Các tổ chức quốc tế lớn như WB, WTO ngày càng có vai trò to lớn, chế định toàn cầu Quá trình toàn cầu hóa chứa khá nhiều mâu thuẫn, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, đối với một quốc gia vừa xuất hiện cơ hội mở rộng thị trường tự do buôn bán, tạo điều kiện phân bố nguồn lực trên thế giới đồng thời tiếp cận vốn, nhân lực, công nghệ tiên tiến một cách thuận lợi hơn Mặt khác thách thức không nhỏ là bị sự chi phối của các nước tư bản phát triển, các tổ chức lớn và công ty xuyên quốc gia làm các nước đang phát triển thua thiệt, bất lợi về nhiềumặt.

Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO và quá trình hội nhập đến nay đã thu hút được những thành tựu tương đối lớn như mở rộng và nâng cao hiệu quả ngoại thương, thị trường vốn lớn, FDI và ODA vào Việt Nam ngày càng tăng Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là khả năng hấp thụ vốn kém do cơ sở hạ tầng yếu kém, chất lượng lao động thấp, công cụ lao động không phù hợp, sức cạnh tranh thấp, pháp luật và pháp chế còn hạn chế, cơ chế quản lý chưa đồng bộ Nguồn vốn tuy nhiều nhưng thường kèm theo nhiều điều kiện khắt khe hoặc bất lợi do nhà tài trợ, nhà đầu tư đặt ra.

Nước ta đang tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đó là nền kinh tế trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành kinh tế thị trường được tự giác tạo lập và sử dụng để giải phóng triệt để sức sản xuất, từng bước cải thiện đời sống nhân dân ngày càng nâng nên, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Cải cách hành chính để phù hợp với quá trình đổi mới của đất nước, cụ thể là cải cách hành chính đang tập trung vào bốn khâu chính là: thể chế, bộ máy, cán bộ và tài chính hiện nay đang diễn ra rất sôi động ở nước ta Các bối cảnh trên tác động hai mặt đến quản lý vốn đầu tư XDCB Đặt ra nhiệm vụ của các cơquanquản lý phải biết tranh thủ những thuận lợi, hạn chế các khó khăn để tiếp tục có biện pháp nâng cao chất lượng quảnlý.

Trong bối cảnh trên, quan điểm phát triển kinh tế xã hội của huyện Phù Cừ là sớm thoát khỏi tình trạng thu nhập thấp và từng bước rút ngắn khoảng cách GDP bình quân đầu người so với tỉnh trong cả nước Tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triền cơ sở hạ tầng: đường giao thông, thủy lợi, kiên cố hóa trường lớp, xây dựng nông thôn mới để đáp ứng được nhu cầu của người dân tại địa phương Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, tăng nhanh năng suất lao động, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, giải quyết việc làm, nâng cao trí thức và thể lực cho người lao động, quy hoạch khu dân cư phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Xây dựng hệ thống chính trị, an ninh quốc phòng vững mạnh, đời sống xã hội lành mạnh và phát triển, với các mục tiêu cụ thểsau:

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 15%/năm, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp: 6%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản: 27%; Thương mại, dịch vụ: 23%.Thu nhập bình quân đầu người đạt 80 – 100 triệuđồng/năm.

- Về phát triển xã hội: Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phấn đấu trở thành huyện không có tội phạm, không có buôn bán và nghiện matúy.

- Về môi trường: Bảo vệ thiên nhiên, đa dạng hóa sinh học, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, hiệuquả.

3.1.2 Nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho phát triển kinh tế xãhội

Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong điều kiện khó khăn chung của tình hình thế giới, trong nước và của tỉnh, kinh tế của Huyện Phù Cừ đạt mức tăng trưởng khá cao 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới(mục tiêu Đại hội là 70% số xã),Huyện Phù Cừ vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định đạt chuẩn nông thôn mới Nông nghiệp phát triển mạnh gắn với chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng có giá trị cao, với mô hình hiệu quả, sản xuất ra trái cây nổi tiếng vải trứng, dưa lưới được thị trường ưa chuộng.Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đường giao thông được tập trung đầu tư xây dựng, cứng hóa đường đến tận ruộng, vườn canh tác của người dân Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, văn hoá, thể thao, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm phát triển Chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với nước và người hưởng bảo trợ xã hội được chăm lo thực hiện bằng mọi nguồn lực của Nhà nước và cộng đồng xã hội An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện ngày càng được nâng cao.

Với mục tiêu giai đoạn 2020 – 2025 của Huyện Phù Cừ là “huy động mọi nguồn lực xây dựng huyện Phù Cừ đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu” nhu cầu vốn cho phát triển với mục tiêu kinh tế xã hội cơ bản như sau:

Về phát triển kinh tế,xây dựng Phù Cừ sớm đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu.

Do vậy, Huyện cần có Đề án, kế hoạch cụ thể để phấn đấu xây dựng huyện Phù Cừ đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu đến năm 2025 Trong đó, cần đề ra lộ trình, bước đi và tổng thể các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện; điều quan trọng là phải làm tốt công tác quy hoạch chung xây dựng toàn huyện với tầm nhìn dài hạn, quy hoạch xây dựng nông thôn kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025, gắn với quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn; thu hút các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp sạch, công nghệ cao; phát huy được thế mạnh cây trồng, vật nuôi của huyện nông nghiệp Gắn kết nối giao thông với tuyến đường của tỉnh và hệ thống giao thông trong vùng, để phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Huyện cần tập trung xây dựng quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, để sử dụng đất đai ngày một hiệu quả, phục vụ tốt cho tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị; đồng thời, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, tập trung quyết liệt trong giải phóng mặt bằng để đầu tư hạ tầng; công khai và quản lý tốt quy hoạch.Phải chủ động tìm kiếm, liên kết, mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực, các tổ chức, cá nhân có tiềm lực đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, gắn với cơ giới hóa sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch vàbảov ệ m ô i t r ư ờ n g P h á t t r i ể n c á c H T X d ị c h v ụn ô n g n g h i ệ p , H T X nô ng ngh iệp kiểu mới, tổ hợp tác; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm tiêu biểu, có thế mạnh của huyện.

Về đẩy mạnh phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa - xã hội và bảo đảm an ninh, quốcphòng.Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế và văn hóa, xã hội Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, động viên mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia chăm lo cho thế hệ trẻ; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng tìm kiếm, phát hiện và đào tạo nhân tài nhằm phát huy tốt đẹp truyền thống quê hương của “Lưỡng quốc Trạng nguyên Tống Trân”, Phù

Cừ cần đẩy mạnh giáo dục truyền thống lịch sử và nhân tài này trong thế hệ trẻ Bảo đảm cho người dân 100% được sử dụng nước sạch Giữ vững chuẩn quốc gia về y tế ở 100% xã, thị trấn Chú trọng xây dựng các thiết chế văn hóa; chú trọng tôn tạo và phát huy các giá trị, công trình, di tích lịch sử văn hóa, di tích quốc gia, gắn với phát triển du lịch; thực hiện có hiệu quả cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nâng cao chất lượng gia đình văn hoá, làng văn hoá; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễhội. Đồng thời huyện cần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền Để đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân trong thời kỳ mới, Huyện Phù Cừ cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận “một cửa” “một cửa liên thông”; tăng nhanh tỷ lệ giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 Thực hiện nghiêm quy trình và công khai hóa các thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của cơ quan hành chính Nhà nước Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến Thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết ngay từ cơ sở những bức xúc,vướng mắc của người dân.

Thời cơ và thách thức trong quản lý vốn đầu tư XDCBtừ NSNN

Phù Cừ là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hiến, tinh thần yêu nước và cách mạng, nơi có Di tích lịch sử Quốc gia Cây đa và Đền La Tiến (địa điểm linh thiêng, nơi tưởng niệm anh linh 1.145 anh hùng liệt sỹ, chiến sỹ cách mạng và đồng bào ta đãbị thực dân Pháp giết hại trong thời gian từ năm 1949 - 1954), một địa chỉ đỏ trong giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, anh dũng kiên cường của nhân dân ta trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm Huyện có thế mạnh phát triển nông nghiệp Dựa vào lợi thế này Huyện đang lỗ lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ xở hạ tầng, để tạo nên diện mạo mới cho một vùng quê vốn còn nhiều khó khăn trên bước CNH –HĐH.

Phù Cừ có thế mạnh địa hình bằng phẳng, đất đai cho phép phát triển nông nghiệp toàn diện, có khả năng quay vòng cao với nhiều loại cây trồng đa dạng, phong phú, kể cả các loại cây có giá trị kinh tế cao Huyện có hệ thống sông ngòi toả rộng trên các xã, đã cơ bản đáp ứng phục vụ tưới tiêu kịp thời cho sản xuất Phía bắc có sông Kẻ Sặt, phía nam có sông Luộc Ngoài ra còn có nhiều sông khác tuy nhỏ, ngắn nhưng cũng góp phần đảm bảo phục vụ tưới tiêu nội đồng được thuậntiện.

Trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa quý giá để phát triển du lịch Toàn huyện có 6 di tích lịch sử văn hóa được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng Đặc biệt trên địa bàn huyện vẫn còn lưu giữ được một quần thể di tích lịch sử văn hóa đền thờ Lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân.

Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động của huyện dồi dào, trình độ dân trí người dân trong huyện tương đối khá Ngươi dân trong huyện chịu thương, chịu khó cần cù lao động.

Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng của huyện được chăm lo đầu tư phát triển Hệ thống giao thông đường bộ được xây dựng tương đối dày đặc, nối liền 2 tỉnh Hưng Yên và Hải Dương là quốc lộ 39B; tỉnh lộ 202 chạy qua trung tâm huyện nối với tỉnh Thái Bình và huyện Ân Thi, qua huyện Yên Mỹ đi Hà Nội rất thuận tiện Theo hệ thống sông Luộc, vận tải đường sông là một lợi thế để phát triển kinh tế đường thủy với các tỉnh bạn, các huyện bạn trong vùng Đường giao thông nông thôn được đầu tư nângcấp.

Chủ trương của UBND huyện là xây dựng phát triển huyện toàn diện và bền vững Với các chủ trương phấn đấu đưa huyện Phù Cừ sớm đạt chuẩn huyện nông thôn kiểu mẫu đến năm 2025 Để đạt được mục tiêu đó thì việc quản lý XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn Huyện rất cần thiết Làm tốt công tác quản lý vốn đầu tư XDCB ở từng khâu, từng ngành, lĩnh vực trong huyện; tạo môi trường đầu tư thuận lợi, đúng pháp luật sẽ mở ra thời cơ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhanh đạt được các mục tiêu phấn đấu.

Hàng năm, danh mục các công trình, dự án trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện ngày càng nhiều làm thay đổi cơ sở hạ tầng của Huyện Tạo nhiều cơ hội việc làm cho người dân Thu nhập của người dân trong huyện ngày càng được nâng lên giảm bớt sự chênh lệch với các khu vực thành thị với nôngthôn.

Tiếp nối những kết quả đạt được về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phù Cừ thời gian qua, Huyện cũng đang nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ lớn, trọng tâm trong năm

2022 và những năm tiếp theo để xây dựng Phù Cừ ngày càng phát triển nhanh và bền vững.

- Huyện tiếp tục lãnh đạo, thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịchCOVID-19”.

- Tập trung thu ngân sách, phấn đấu thu đạt và vượt kế hoạch đề ra, đặc biệt là đảm bảo nguồn thu cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB giai đoạn 2021-2025 Đảm bảo hoàn thành việc giải ngân kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN của các dự án hàng năm, kiểm soát nợ đọng đầu tư XDCB Cần phải nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý đầu tưXDCB.

- Đẩy mạnh cải các thủ tục hành chính nói chung và trong lĩnh vực đầu tư XDCB nói riêng Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đầu tưXDCB.

- Quản lý chặt chẽ các dự án trọng điểm, các DA có tổng mức đầu tư lớn Những DA này góp phần lớn vào việc phát triển cơ sở hạ tầng; tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Việc quản lý vốn đầu tư XDCB với khối lượng dự án ngày càng ra tăng về số lượng và vốn đầu tư Các văn bản Luật; Nghị định; thông tư và các chínhsáchcủaChínhphủ,UBNDcáccấpsẽnhiềulênkhôngtránhkhỏichồngchéo hoặc cấp dưới áp dụng chưa đúng các văn bản trong quản lý đầu tư XDCB từ NSNN dẫn đến lãng phí, thất thoát NSNN hoặc các thủ tục quyết toán công trình rườm rà, chậm tiến độ.

Ngoài ra, Huyện cũng cần phải có các chế tài để quản lý, giải quyết tốt các vấn đề bảo vệ môi trường trong huyện; quan tâm tới đời sống văn hóa tinh thần công nhân trong các dự án và của nhân dân Thực hiện việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân trong huyện về các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Các giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhànước trên địa bàn huyện Phù Cừ giaiđoạn2021-2025

3.3.1 Tăngcường công tác quản lý quy hoạch và phân bổ đầu tưXDCB

Công tác lập quy hoạch xây dựng được các cấp trong huyện tích cực triển khai Đến nay, nhiều dự án quan trọng đã thực hiện xong, đưa vào khai thác, sử dụng, mang lại hiệu quả cao; đồng thời, huyện cũng có kế hoạch tiếp tục triển khai nhiều DA có quy mô lớn Để có quản lý tốt quy hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB trên địa bàn Huyện cần có các biện pháp cụ thể như:

- Tăng cường công tác thẩm định các dự án đầu tư, có kế hoạch lựa chọn các nhà thầu có chuyên môn thẩm định và báo cáo cấptỉnh.

- Tập trung phân bổ vốn cho công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, phê duyệt những dự án trọngđiểm.

- Hạn chế mức thấp nhất đầu tư dàn trải mà tập trung vào mục tiêu phát triển chung củahuyện.

Cùng với các giải pháp trên là tỉnh tăng cường thanh, kiểm tra, kiểm toán, giám sát ngay trong từng khâu, giai đoạn của DA để kịp thời phát hiện, điều chỉnh, xử lý những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện; đồng thời, tăng cường giám sát của cộng đồng Công khai kết quả thanh tra, kiểm toán để giúp các đơn vị nhận thức và quan tâm hơn đến việc phòng, ngăn ngừa, hạn chế những thiệt hại do lãng phí nguồn lực gâynên.

Tóm lại, cần thực hiện tốt công tác quản lý từ khâu lập quy đầu tư, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết về xây dựng đô thị, làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng các danh mục dự án đầu tư, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án Xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng, đồng bộ nhằm thu hút mọi nguồn vốn vào đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phù Cừ để ngoài việc đầu tư XDCB từ vốn NSNN còn thu hút được các nguồn vốn khác bên ngoài.

3.3.2 Nâng cao chất lượng quản lý công tác giải ngânvốn

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn chỉnh các nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành để các bộ, ngành và địa phương có căn cứ thực hiện các nhiệm vụ trong giải ngân vốn XDCB; chỉ đạo các bộ, UBND các tỉnh tích cực, quyết liệt và chủ động trong triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm; phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính, KBNN các cấp trong xử lý, điều hòa, điều chỉnh, thanh toán vốn cho các dự án cụ thể. Đối với cơ quan tài chính, để các bộ, ngành và địa phương thực hiện kịp thời, đầy đủ các quy định mới về quản lý vốn đầu tư nguồn NSNN theo Luật Đầu tư công và các nghị định hướng dẫn kèm theo, Bộ Tài chính ban hành các Thông tư sửa đổi hướng dẫn liên quan đến quản lý và thanh toán vốn NSNN Đồng thời, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với cơ quan Kế hoạch và Đầu tư để xử lý các vướng mắc trong khâu phân bổ vốn, tạo điều kiện cho các dự án được triển khaisớm.

KBNN hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư trong việc hoàn tất các hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn; phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh toán, kịp thời báo cáo ngay những vấn đề vượt thẩm quyền để Bộ Tài chính xem xét, giải quyết; tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà cho chủ đầu tư KBNN tiếp tục thực hiện việc thu hồi tạm ứng đối với các dự án có số dư tạm ứng vốn đầu tư lớn, một số dự án tạm ứng kéo dài từ nhiều năm, đặc biệt số dư tạm ứng đền bù giải phóng mặt bằng, chưa có biện pháp đôn đốc thu hồi quyết liệt KBNN thực hiện thông báo công khai số liệu giải ngânđ ị n h k ỳ đ ố i v ớ i n g u ồ n v ố n đ ầ u t ư X D C B t ừ c á c n g u ồ n t r ê n đ ể g i ú p c á c b ộ , ngành, địa phương tăng cường chỉ đạo thực hiện kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư XDCB.

Phải xác định rõ trách nhiệm của người quyết định đầu tư trongmốiliên quan đến chất lượng, hiệu quả của từng dự án công trình Bởi mỗi dự án đều có ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Kiên quyết thực hiện yêucầungười quyết định đầu tư phải sử dụng tốt các cơ quan chức năng, đơn vị tham mưu, đơn vị tư vấn để giúp mình xét duyệt các phương án đầu tư, thẩm định đánh giá dự án đầu tư Ngoài ra, tất cả các dự án đầu tư phải được công bố, công khai nội dung quyếtđịnhđầu tư, chương trình kế hoạch đầu tư, tên dự án, quy mô xây dựng, phạm vi chiếm đất, nguồn vốn, chủ đầu tư, tiến độ thực hiện, đơn vị tư vấn, tại địa điểm thực hiện dự án và trụ sở HĐND - UBND xã, thị trấn nơi có dự án để nhân dân biết và tham giagiámsát, kiểmtra.

Thực hiện quy định của Luật xây dựng, Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về mọi mặt từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc hoàn thành dự án, chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng, tiến độ xây dựng và hiệu quản của dự án Vì vậy, chủ đầu tư phải làm đúng trách nhiệm và trực tiếp thực hiện đầy đủ các phần việc thuộc trách nhiệm của mình, không khoán trắng cho tư vấn và đặc biệt là nhà thầu xây lắp Trong quá trình triển khai công tác khảo sát, thiết kế, chủ đầu tư phải cử cán bộ có nghiệp vụ kiểm tra, giám sát và nghiệm thu quá trình thực hiện về quy trình, khối lượng, chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng hồ sơ khảo sát và thiết kế côngtrình.

Chính vì vậy, hoàn thiện của các khâu trong quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản Xây dựng điều kiện phân bổ vốn bằng cách xác định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phù hợp với địa phương và khả năng ngân sách Cùng với đó, phối hợp 3 quá trình phân bổ kế hoạch vốn - kiểm soát thanh toán và quyết toán tất toán thành một hệ thống trong quá trình quản lývốn.

3.3.3 Tăngcường công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB

3.3.3.1 Tăng cường quyết toán vốn XDCB theo niên độ ngânsách

Hiệu quả đầu tư, có thất thoát lãng phí vốn NSNN hay không một phần rất quan trọng phụ thuộc vào chất lượng công tác nghiệm thu khối lượng, thẩm tra, thẩm định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành Quyết toán vốn đầu tư XDCB các công trình, dự án là một nhiệm vụ chủ đầu tư phải thực hiện nhằm xác định chính xác giá trị công trình đưa vào sử dụng, làm căn cứ kiểm soát việc thực hiện chế độ tài chính hiện hành. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại tình trạng các chủ đầu tư chậm lập thủ tục quyết toán các công trình sau khi đã bàn giao đưa vào sử dụng.

Hàng năm, cần quyết toán vốn đầu tư XDCB theo mục lục ngân sách nhà nước Vì vậy, UBND huyện cần có những biệnpháp:

- Đôn đốc thường xuyên các đơn vị quyết toán vốn XDCB theo số thực cấp của NSNN Cần xây dựng cơ chế động viên, khuyến khích các đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý quyết toán vốn đầu tưXDCB.

- Hoàn thiện các cơchếchính sách, chế tài xử phạt đối với các trường hợp không chấp hành nghiêm túc các quy định về quyết toán vốn đầu tư hoặc chậm quyết toán vốn đầutư.

3.3.3.2 Quyết toán vốn đầu tư XDCB các công trình, dự án hoànthành

Biện pháp cụ thể quyết toán vốn là:

- Đôn đốc, khuyến khích các chủ đầu tư lập thủ tục quyết toán vốn đầu tư đảm bảo thời gian quy định, tuân thủ các quy định của Nhàn ướ c.

- Theo dõi sát sao thời gian các công trình XDCB sau khi nghiệm thu bàn giao đến khi nộp báo cáo quyết toán đến cơ quan thẩm tra; hàng năm tổ chức hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động đầu tư XDCB nhằm biểu dương đơn vị thực hiện quyết toán đúng thời gian quy định và những đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ quyết toán vốn đầu tư, đồng thời phê bình những đơn vị chậm quyết toán, không hoàn thành nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, có hình thức khen thưởng đối với đơn vị quyết toán trước thời gian quy định, hình thức phạt các đơn vị quyết toán chậm như không giao dự án mới cho chủ đầu tư quyết toán chậm so với quy định Đưa nội dung thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN của công trình, dự án hoàn thành làm cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và bình xét thi đua khen thưởng đối với cá nhân, tập thể và người đứng đầu cơ quan đơn vị của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, cơ quan thẩmtra và phê duyệt quyết toán.

- Tăng số lượng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quyết toán Người làm công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB của huyện hiện nay vẫn đang là một vấn đề cần quan tâm Đội ngũ cán bộ làm công tác quyết toán không chỉ hạn chế về trình độ chuyên môn mà còn thiếu về số lượng Để giải quyết vấn đề này, UBND huyện có thể thực hiện giải pháp tình thế là ký hợp đồng có thời hạn với người lao động có chuyên môn, kinh nghiệm và nhu cầu laođộng.

- Ưutiênsắp xếpnhữngcán bộ,côngchức có đủphẩmchất, nănglựcvà để thựchiện nhiệmvụvìlĩnhvựcnàyđượccoilàmộttrongnhữnglĩnhvực“nhạycảm”.

- Khi thực hiện thẩm tra những dự án cụ thể, phức tạp mà năng lực của cán bộ chuyên môn không đáp ứng được, UBND huyện có thể mời những chuyên gia cũng như đơn vị tư vấn có kinh nghiệm cùng tham gia để đảm bảo chấtlượng.

- Chủđộngtạođiều kiệnvềmặtthờigianvàkinhphícử cán bộchuyênmônthamgia cáclớptậphuấn,bồidưỡngnghiệpvụdocáccơquannhànướccấptrêntổchức.

Cơ cấu và tỷ lệ phân bố vốn đầu tư XDCB theongành/lĩnh vực

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cừ 2018 – 2020

Từ Biểu đồ 2.3 áp dụng chỉ tiêu số (1) cho thấy giai đoạn 2018 - 2020 về cơ bản nguồn vốn XDCB huyện Phù Cừ được phân bổ theo Chỉ thị số 1792/CT – TTg ngày 27/10/2011 Việc phân bổ vốn đầu tư được chú trọng đến các lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện, như cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế… Tuy nhiên, trong năm 2019 tổng kế hoạch vốn đầu tư XDCB bố trí cho các công trình trên địa bàn huyện 57.793 triệu đồng Việc ghi kế hoạch vốn đầu tư vẫn còn có một số công trình không có quyết định đầu tư ở thời điểm trước 31/10/2019 nhưng vẫn được ghi kế hoạch vốn đầu tư năm 2019 như: Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn (GTNT) xã Minh Tiến với số tiền: 447 triệu đồng; Cải tạo, nâng cấp đường GTNT xã Tống Phan số tiên: 3.205 triệu đồng; Nhà làm việc UBND huyện số tiền: 3.300 triệu đồng; Cải tạo nhà làm việc UBND huyện số tiền: 550 triệu đồng, Nhà làm việc Huyện ủy số tiền: 300 triệu đồng; Cải tạo, nạo vét kè sông Sậy đoàn từ Trại Giống – Quán Bầu số tiền: 2.500 triệuđồng.

2.227 triệu đồng chiến 8.9%; năm 2019 đầu tư 1.350 triệu đồng chiếm 2,3% và năm

2020 là 9.900 triệu đồng chiếm 16,1% nguồn vốn đầu tư Do nguồn vốn ngân sách huyện kết hợp với nguồn vốn trái phiếu chính phủ và ngân sách tỉnh theo đề án kiên cốhoátrườnglớphọcđểđầutưkếtcấuhạtầnggiáodục,đàotạo,ytếbaogồm:hệ thống các trường học (Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non) và đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa – Thể dục thể thao của huyện không cao, nguyên nhân là do sự nghiệp giáo dục đào tạo và y tế giai đoạn những năm trước đây chưa được đầu tư đồng bộ, tập trung 100% các trường được xây dựng kiên cố hoá để đạt chuẩn phổ cập giáo dục, chuẩn Quốc gia về y tế Đến năm 2020 toàn huyện đã có 18/44 trường đạt chuẩn Quốc gia; 14/14 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về ytế.

Huyện Phù Cừ đã tập trung chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tập trung quyvùngsảnxuất, tạođiềukiện cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư triển khai các mô hình sản xuất cóhiệuquả kinh tế cao Đặc biết chú trọng việc chuyển đổi cây trồng và thành lập các HTX kiểu mới trên địa bàn huyện Tuy nhiên, huyện Phù Cừ là huyện thuần nông, vì vậy, thực hiện chính sách phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2018 - 2020 lĩnh vực nôngnghiệp, thuỷlợiđượcquan tâm đầu tưhơn Năm 2018 đầu tư vào lĩnh vực này là

4.500triệu đồngchiếm 18% tổng vốn đầu tư, đến năm 2019 là6.000triệu đồng chiếm10,.4% tổngvốn đầu tư và năm2020là 15.000 triệu đồng chiếm 24,4% vốn đầu tư Với một số thông tin trên cho thấy lãnh đạo huyện đã chú trọng đến phát triểnkinhtế nôngnghiệp,đến nay trên địa bàn huyện cơ bản đã được kiên cố hóa kênh mương nội đồng góp phần tiết kiệm diện tích đất nông nghiệp, chủđộngđược trong tưới tiêu, sảnlượngnôngnghiệptănglên, thuậnlợi cho giaothông,thu hoạch hoamàu,cải thiện đời sốngnhândân.

Ngoài việc tích cực tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, ngân sách tỉnh hỗ trợ,Ban thường vụ huyện ủy có chủ trương hỗ trợ bằng ngân sách huyện cho phát triển cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia(MTQG) xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, cụ thể: Năm 2018 đầu tư cho sự nghiệp giao thông là 17.450 triệu đồng chiếm 69,7% tổng số vốn đầu tư Năm 2019 là 42.854 triệu đồng chiếm 74,2% tổng số vốn đầu tư và năm 2020 còn có 17.202 triệu đồng chiếm 27,9% Đến nay các tuyến đường liên xã, liên thôn trên địa bàn huyện rất thuận lợi cho việc tham gia giao thông, giao lưu phát triển kinh tế và đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân.

Không chỉ tập trung đầu tư phát triển cho các lĩnh vực trên, huyện Phù Cừ còn quan tâm đầu tư vào một số sự nghiệp khác như: Xây dựng trụ sở làm việc của UBND huyệnvàhỗtrợcácxã,thịtrấnxâydựngtrụsởlàmviệc,xâydựngHạtầngkỹthuật khu dân cư như: Hệ thống đường giao thông – Thoát nước, đường dây điện thế biến áp, hệ thống chiếu sáng công cộng, hỗ trợ xã xây dựng nghĩa trang liệt sỹ,…theo hướng tăng dần Năm 2018 có 850 triệu đồng chiếm 3,4% tổng vốn đầu tư, năm 2019 là 7.589 triệu đồng chiếm 13,1% tổng số vốn đầu tư và năm 2020 là 19.458 triệu đồng chiếm 31% tổng số vốn đầutư.

Theo sự phân cấp quản lý, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Phù

Cừ giao cho các chủ đầu tư quyết định thành lập Ban quản lý dự án Chủ đầu tư giao toàn quyền cho Ban quản lý dự án thực hiện đầu tư XDCB từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công, phê duyệt dự toán và tổng dự toán công trình.

Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4 Kết quả thực hiện kế hoạch vốn đầu tư XDCB phân theo lĩnh vực, ngành kinh tế

Ngành, lĩnh vực đầu tư

Thực hiện (Tr đ) Tỷ lệ (%)

Thực hiện (Tr đ) Tỷ lệ (%) Kế hoạch

Sự nghiệp Y tế - Giáo dục - văn hóa 2.227 1.090 49 1.350 1.350 100 9.900 9.145 92

Sự nghiệp nông nghiêp thủy lợi 4.500 3.445 77 6.000 1.300 22 15.000 14.703 98

Tổng số vốn đầu tư 25.027 14.375 278 57.793 31.672 228 61.560 60.508 390

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phù Cừ 2018-2020

Qua bảng số liệu trên áp dụng chỉ tiêu (3) cho ta thấy việc thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB thời gian 2018 – 2020 chỉ đạt trên 50% so với kế hoạch vốn Nguyên nhân do vốn đầu tư XDCB của huyện chủ yếu từ nguồn thu tiền sử dụng đất, mà mấy năm gần đây nền kinh tế suy giảm kéo theo nguồn thu từ bán đấu giá đất không đạt chỉ tiêu dẫn đến trong khi thực hiện đầu tư chủ đầu tư không chủ động được nguồn vốn mà phải trông chờ vào nguồn thu và kế hoạch bổ sung trong năm Điều đó dẫn tới tình trạng nhà thầu kéo dài thời gian thi công, nợ đọngXDCB.

Năm 2020 kết quả thực hiện đạt 98% so với tổng vốn đầu tư trong năm, đã giải quyết cơ bản tình hình nợ đọng XDCB từ những năm trước chuyển sang Do trong năm 2019 chưa thực hiện được hết kế hoạch đấu giá chuyển quyền sử dụng đất phải chuyển sang năm 2020 để thực hiện tiếp kế hoạch đấu giá đất nên số tiền thu từ tiền sử dụng đất năm 2020 đạt cao.

2.2.2 Thựctrạng quản lý công tác giải ngân vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhànước

Chủ đầu tư sau khi nhận được thông báo kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm và Quyết định phân bổ kế hoạch vốn bổ sung trong năm, có trách nhiệm phân khai kế hoạch vốn đầu tư của dự án mình quản lý theo tính chất kinh tế kỹ thuật vốn bao gồm: xây lắp, thiết bị, tư vấn đầu tư và chi phí khác gửi cơ quan KBNN, trong quá trình thực hiện được phép điều chỉnh các đăng ký ban đầu trong phạm vi dự án và thông báo kế hoạch vốn cho phù hợp với tình hình thực tế.

Chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục đầu tư của các dự án theo quy định, đồng thời đẩy nhanh việc đấu thầu, thi công nghiệm thu khối lượng thanh toán để thực hiện, giải ngân dự án ngay từ đầu năm Các dự án đầu tư không được thực hiện khối lượng vượt quá mức vốn kế hoạch được giao Việc thực hiện tạm ứng, thanh toán vốn phải được thực hiện theo quy định hiện hành, giải ngân nhanh và giải ngân hết kế hoạch vốn trong niên ngân sách đượcgiao.

Hiện nay, việc tạm ứng, thanh toán và thu hồi tạm ứng vốn của chủ đầu tư cho nhà thầu của các dự án đầu tư XDCB ở Phù Cừ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhànước.

Tùy theo loại hợp đồng, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu về mức tạm ứng vốn nhưng tối đa của các loại hợp đồng là 50% giá trị hợp đồng, tổng mức vốn tạm ứng của các hợp đồng thực hiện trong năm tối đa là 30% kế hoạch vốn giao hàng năm cho dự án, cụthể: Đối với hợp đồng thi công xây dựng:

- Hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng xâydựng;

- Hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng xâydựng;

- Hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng xâydựng. Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: mức tạm ứng tối thiểu bằng 10%giátrị hợp đồng xâydựng. Đối với hợp đồng tư vấn:

Mức tạm ứng tối thiểu bằng 25% giá trị hợp đồng xây dựng cơ bản.

Khi thực hiện tạm ứng vốn của hợp đồng thì chủ đầu tư căn cứ vào hồ sơ pháp lý và điều khoản của hợp đồng để xác định mức tạm ứng cho từng hợp đồng cụ thể, đảm bảo mức tạm ứng của từng dự án theo đúng quyđ ị n h

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Nguyễn Mạnh Đức. “Hoàn thiệncơchếquảnlýnhằm nângcaohiệu quả đầutưXDCBởViệt Nam”.Luậnántiếnsỹkinhtế.TrườngĐạihọc KinhtếQuốcdân. 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiệncơchếquảnlýnhằm nângcaohiệu quả đầutưXDCBởViệtNam”."Luậnántiếnsỹkinhtế
[3]. Phước Minh Hiệp và Lê Vân Đan.Giáo trình thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Lao động – Xã hội.2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thiết lập và thẩm định dự án đầu tư
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội.2011
[4]. Nguyễn Ái Đoàn.Giáo trình kinh tế học vĩ mô. NXB Chính trị Quốc gia. 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế học vĩ mô
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia. 2004
[5]. Nguyễn Văn Chọn.Kinh tế đầu tư xây dựng,NXB xây dựng Hà Nội.2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế đầu tư xây dựng
Nhà XB: NXB xây dựng Hà Nội.2003
[7]. Vũ Quang Phến. “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản”.Học viện tài chính. 2019 [8]. Nguyễn Thị Huyền.“Tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN”.Đại Họckinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên.2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản”."Học viện tài chính". 2019[8]. Nguyễn Thị Huyền.“Tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN”."Đại Họckinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên
[10]. Chính phủ.Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về quản lý chi phí đầutư xây dựng2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về quản lý chi phí đầutư xây dựng
[12]. Nguyễn Như Ý.Kinh tế học vĩ mô,NXB kinh tế TP Hồ Chí Minh. 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học vĩ mô
Nhà XB: NXB kinh tế TP Hồ Chí Minh. 2016
[13]. Kiểm toán nhà nước. “Báo cáo kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên”. 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên
[15].Thanh tra huyện Phù Cừ.“Kết luận thanh tra việc thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học trên địa bàn huyện giai đoạn” 2015 - 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận thanh tra việc thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học trên địa bàn huyện giai đoạn
[9]. Bộ Tài chính.Thông tư 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 Quy định về quyết toándự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn Nhà nước.2020 Khác
[11].Bùi Xuân Phong. Quản trị doanh nghiệp. NXB lao động. 2006 Khác
[14]. Thanh tra Nhà nước tỉnh Hưng Yên.Kết luận thanh tra trách nhiệm về quản lýđầu tư xây dựng và thực hiện pháp luật về xây dựng của huyện Phù Cừ. 2019 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w