CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀICHÍNHDOANHNGHIỆP
Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trongdoanhnghiệp
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và quản lý tài chính doanhnghiệp
1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanhnghiệp
“Doanh nghiệp là đơn vị độc lập về kinh tế, được thành lập với mục đích mang lại lợiích cho chủ sở hữu doanh nghiệp”.[3] Vậy nên vấn đề đầu tiên đối với doanh nghiệp là phải làm thế nào để bảo đảm được đủ vốn đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh Theo đó phải thực hiện đầu tư, phân bổ vốn sao cho hợp lý nhằm đạt được kế hoạch đề ra một cách hiệu quả nhất Quá trình huy động vốn và đầu tư vốn đã hình thành nên các quỹ tiền tệ, phân phối, sử dụng cho các mục đích nhất định Quá trình này làm xuất hiện các dòng tiền tệ vào và ra khỏi doanhnghiệp.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, làm thế nào các doanh nghiệp có thể quản lý các nguồn vốn này nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, không để mất mát trong quá trình kinh doanh Do đó doanh nghiệp yêu cầu cần phải có hệ thống quản lý bao gồm các công cụ và phương thức để huy động, sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả Đó cũng chính là nội dung của tài chính doanh nghiệp Vậy, tài chính doanh nghiệp chính là các phương thức huy động, phân bổ, sử dụng nguồn tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.1.2 Khái niệm quản lý tài chính doanhnghiệp
“Quản lý tài chính doanh nghiệp là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tàichính của doanh nghiệp, được thực hiện thông qua cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp”[4] Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp là tập hợp các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
Quản lý tài chính gồm việc lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và kế hoạch tài chính dài hạn, quản lý có hiệu quả vốn hoạt động của công ty Quản lý tài chính ảnh hưởng đến cách thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì hay mở rộng kinhd o a n h L ậ p k ế h o ạ c h t à i c h í n h s ẽ g i ú p q u y ế t đ ị n h l ư ợ n g n g u y ê n l i ệ u d o a n h nghiệp có thể mua, công ty có thể sản xuất bao nhiêu sản phẩm và khả năng công ty có thể tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường.
Việc quản lý tài chính không có hiệu quả là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các công ty, bao gồm cả công ty vừa và nhỏ hay các tập đoàn lớn.
“Kế hoạch tài chính gồm kế hoạch ngắn hạn và lập kế hoạch dài hạn Kế hoạch tàichính ngắn hạn là những hoạt động tài chính ngắn hạn và những tác động có thể xảy ra của hoạt động đó trong khi kế hoạch dài hạn là những kế hoạch mang tính chiến lược và liên quan đến việc lập các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong vòng từ
1.1.2 Vai trò của quản lý tài chính doanhnghiệp
Quản lý tài chính doanh nghiệp nhằm đảm bảo huy động vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh doanh nghiệp Xác định các nhu cầu về sử dụng vốn và đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp tập trung ở ba yếu tố sau:
- Đảm bảo huy động vốn kịp thời và đầy đủ cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp.
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và nhu cầu dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong hay bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay đã xuất hiện thêm nhiều hình thức huy động vốn từ bên ngoài mới cho doanh nghiệp Vậy nên vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các phương thức huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động với chi phí huy động vốn ở mứcthấp.
- Sử dụng vốn tiết kiệm và hiệuquả.
Việc tổ chức sử dụng vốn tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò không nhỏ trong việc đánh giá hiệu quả và lựa chọn dự án đầu tư dựa trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án, từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu.
Việc huy động các nguồn vốn kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội kinh doanh Mặt khác, có thể giảm bớt được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãivay.
Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ công nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thông qua các hình thức kiểm tra giám sát chi tiêu tiền tệ hằng ngày, thông qua báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đánh giá, người lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện được những vướng mắc tồn tại trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.
1.1.3 Nguyêntắc quản lý tài chính doanhnghiệp
1.1.3.1 Quản lý một cách có hệthống
Quản lý hệ thống giúp doanh nghiệp cập nhật, thống kê và theo dõi các loại tài chính liên tục, tạo nên sự thịnh vượng cho doanh nghiệp Các loại thẻ tín dụng, các khoản vay, tài chính ngân hàng, tài khoản môi giới, thế chấp, quỹ lương cần được theo dõi và kiểm soát thường xuyên Hiện nay, có rất nhiều phần mềm quản lý tài chính toàn diện,giúp doanh nghiệp theo dõi tất cả các mục trên, thực hiện thanh toán đúng thời hạn để đưa ra quyết định chi tiêu phù hợp Và khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp ở đây chính là việc quản lý tập trung có hệ thống theo một logic nhất định để việc thống kê quản lý tối ưu và hiệu quả hơn.
Giải quyết vấn đề này thì phần mềm quản lý tài chính sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian sắp xếp và xử lý số liệu, từ đó có thêm nhiều thời gian giúp lên kế hoạch và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Quy tắc mà tất cả doanh nghiệp cần ghi nhớ là không bao giờ chi tiêu nhiều hơn lợi nhuận doanh nghiệp thu được Đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp giải quyết tất cả các khoản nợ và tránh nợ nần ngay từ đầu Ngoài ra, doanh nghiệp cần theo dõi và nắm được mình đang chi tiêu lãng phí ở đâu để có thể kiểm soát tốt tình hình tài chính của mình Phần mềm quản lý tài chính sẽ là công cụ mạnh mẽ giúp bạn theo dõi và lập ngân sách chi tiêu theo định hướng dài hạn của doanh nghiệpmình.
1.1.3.3 Dùng tiền để tạo ratiền
Giá trị tài sản của doanh nghiệp sẽ thay đổi vào thời gian, lãi suất và các yếu tố khác.
Doanh nghiệp khai thác công trìnhthủylợi
1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp khai thác công trình thủylợi
Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi là doanh nghiệp công ích cung cấp dịch vụ hàng hoá công cộng, khai thác cơ sở kinh tế kỹ thuật hạ tầng phục vụ kinh tế xã hội.
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được tự chủ về tài chính, hoạt động theo luật doanh nghiệp, được Nhà nước hỗ trợ về mặt tài chính Nguồn tài chính chủ yếu từ nguồn cấp bù thủy lợi phí theo Nghị định 67/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 10/9/2012, trong đó quy định về đối tượng miễn thu thuỷ lợi phí, mức thu thủy lợi phí và miễn thủy lợi phí Doanh nghiệp có nhiệm vụ “điều hòa, phân phối nướcbảo đảm yêu cầu sản xuất, giữ gìn nguồn nước trong lành, bảo vệ môi trường sinh thái”.
1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷlợi Đối với sản xuất nông nghiệp:Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi có vai trò quan trọng trong việc mở rộng diện tích tưới tiêu cho đất canh tác, góp phần chủ động thay đổi cơ cấu mùa vụ Chủ động được nước sẽ làm tăng vụ kèm theo là làm tăng diện tích cây trồng trongnăm. Đối với sản xuất công nghiệp:Trong sản xuất công nghiệp đòi hỏi chất lượng và mức độ bảo đảm nước cao hơn so với trong nông nghiệp, khi sự nghiệp công nghiệp hoá càng được đẩy mạnh thì càng phải phát triển thủy lợi tương ứng để khai thác tài nguyên nước phục vụ cho các ngành kinh tế bảo đảm đời sống nhân dân ở các khu công nghiệp và thànhthị. Đối với đời sống dân sinh, cải tạo môi trường sinh thái và phòng chống thiên tai: Có thể nói nước trong đời sống con người hầu hết đều có liên quan đến các công trình thuỷ lợi, nước vô cùng cần thiết cho sức khoẻ và đời sống con người, cung cấp nước sạch cho nhu cầu sống của nhân dân Hiện nay tài nguyên nước ngọt trên địa bàn đang ngày càng ô nhiễm, cạn kiệt, việc đảm bảo vệ sinh môi trường nước cho nhân dân thì công trình thuỷ lợi có một ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng để cải thiện điều kiện khí hậu trong vùng lân cận, cải thiện mực nước ngầm, tạo thuận lợi cho việc trồng cây gây rừng, duy trì dòng chảy trong mùa khô, hạn chế xâm nhập mặn, từng bước hình thành sự cân bằng mới về môi sinh, hạn chế được lũ lớn của các dòng sông, mặt khác cũng thông qua công trình thủy lợi để cắt lũ và xả lũ khi có lũ lớn xảy ra, hạn chế thấp nhất mức thiệthại.
1.2.3 Đặcđiểm của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷlợi
Hoạt động khai thác công trình thủy lợi mang tính hệ thống cao:Hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi diễn ra trên phạm vi rộng do đó công trình mang tính hệ thống, nó bao gồm nhiều loại công trình có liên hệ mật thiết với nhau Một hệ thống công trình bao gồm: Công trình đầu mối: Hồ, đập tràn, trạm bơm điện, kênh chính và kênh nội đồng, trên các tuyến kênh có cống lấy nước, cửa chia nước tuỳ khả năng nguồn nước của từng công trình đầu mối mà quy định phạm vi phục vụ, có thể phục vụ cho một thôn, xã, huyện hoặc liên huyện, liên tỉnh.
Hoạt động của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi chịu ảnh hưởng lớn củađiều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên không hoàn toàn thuận lợi cho sản xuất và đời sống của con người Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người là quá trình đấu tranh cải tạo tự nhiên, vận dụng các quy luật tự nhiên để phục vụ cho đời sống con người Hoạt động khai thác công trình thuỷ lợi là một trong những hoạt động vận dụng các quy luật tự nhiên, cải tạo tự nhiên, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây ra, do đó chịu sự chi phối ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên Mặt khác điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, chi phí và thu nhập hàng năm của doanh nghiệp Tuy hiện nay các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi đang hoạt động dựa trên các định mức kinh tế - kỹ thuật, nhà nước giao kế hoạch sản xuất nhưng do diễn biến thời tiết khá phức tạp, nhất là những năm gần đây nắng hạn kéo dài mưa, lũ lớn vượt tần suất Vào những năm thời tiết như vậy thì chi phí bỏ ra của các doanh nghiệp rất lớn, tài sản máy móc thiết bị công trình bị hỏng hóc Đây là một yếu tố rất quan trọng trong lúc lập kế hoạch sản xuất tài chính hàng năm cần phải được đề cập đến và phải có chủ trương chính sách dựphòng.
Hoạt động khai thác công trình thuỷ lợi mang tính xã hội hoá cao:Dựa trên đặc điểm của điều kiện tự nhiện, địa hình nguồn nước mà từ việc quy hoạch, khảo sát thiết kế đến xây dựng công trình thuỷ lợi phải đảm bảo tính hệ thống Tính hệ thống đó nhiều khi vượt khỏi ranh giới một vùng, một địa phương, một đơn vị hành chính, đòi hỏi sự đóng góp xây dựng của một tập thể khá lớn, trên thực tế hầu hết các công trình thuỷ lợi đã đưa vào sử dụng ở nước ta đều có sự đóng góp của nhân dân được thực hiện theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi: Là dịch vụ công ích gắn liền với kết quả sản xuất nông nghiệp Đối tượng phục vụ chủ yếu của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi là nông nghiệp mà chủ yếu là trồng trọt, việc cung ứng đủ nước cho cây trồng phát triển theo thời vụ từng thời kỳ sinh trưởng Sản phẩm
"dịch vụ nước" cũng là hàng hoá vì nó có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng Về giá trị bao gồm 3 bộ phận: giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí; giá trị quỹ lương để trả cho công nhân trực tiếp và gián tiếp trong doanh nghiệp; giá trị thặng dư Về giá trị sử dụng nó cũng thoả mãn nhu cầu cho người dùng nước vào sản xuất và sinhhoạt.
"Dịch vụ nước" là hàng hoá nhưng nó là hàng hoá đặc biệt: Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đấy không tiêu thụ là bỏ phí vì loại dịch vụ này không lưu kho tích trữ như các hàng hoá khác được "Dịch vụ nước" của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi là duy nhất không thể nhập ngoại và không có hàng thay thế.
Sản phẩm thu được của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi gắn liền và chịu ảnh hưởng lớn của sản xuất nông nghiệp Trước đây thủy lợi phí là nguồn thu chủ yếu được tính bằng % so với sản lượng thu hoạch của nông dân, hiện nay Nhà nước có chính sách cấp bù thủy lợi phí cho nông dân nhưng bản chất vẫn tính đơn giá cấp bù trên một đơn vị diện tích (ha) cấp nước nên sản phẩm của doanh nghiệp gắn liền với kết quản sản xuất nông nghiệp. Đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân, nông nghiệp:Nông dân, nông nghiệp và nông thôn là đối tượng thụ hưởng trực tiếp các chủ trương, chính sách của Chính phủ trong đó có chính sách miễn giảm thủy lợi phí Hiện nay trên toàn quốc các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi là đơn vị phải làm nhiệm vụ cung cấp nước đúng với nhu cầu dùng nước, cơ cấu mùa vụ của cây trồng theo yêu cầu của các hộ dùng nước trong hệ thống thuỷ lợi mà công ty phụ trách.
Mất cân đối thu – chi trong hoạt động tài chính: Đặc điểm nổi bật trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi là mất cân đối thu - chi, chi thường lớn hơn thu, số thu ít chủ yếu là thủy lợi phí cấp bù của Chính phủ gần như được ổn định Nhưng khoản chi lại nhiều, lượng của mỗi khoản chi lớn lại mang tính chất tức khắc như: chi trả tiền điện, mua sắm thiết bị phụ tùng, chi lương cho cán bộ công nhân viên, các khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số phải chi Nguyên nhân của chi lớn hơn thu là do ngoài chi phí cho việc cung ứng dịch vụ nước cho các hộ dùng nước có địa chỉ, các doanh nghiệp còn phải chi phí đảm nhận chức năng xã hội như là chi cho công việc tiêu úng ở các vùng dân cư, vùng phi canh tác Mặt khác còn một số điểm bất hợp lý là: các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như máy móc, phụ tùng nguyên liệu, năng lượng, lương công nhân đều do cơ chế thị trường chi phối và theo chiều hướng tăng hằng năm, trong khi đó nguồn thu đầu vào ổn định chủ yếu là kinh phí thủy lợi phí Do đó hoạt động tài chính của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi những năm đầu khi thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí thì cơ bản đảm bảo cân đối thu chi nhưng càng về sau càng khó khăn trong hoạt động tài chính.
Phương thức hoạt động của các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi.
Doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi có phương thức hoạt động được quy định tại Nghị định số 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ Cụ thể là, việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích“Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi cóquy mô lớn, bao gồm: công trình thuỷ lợi liên tỉnh, liên huyện; công trình thuỷ nông kè đá lấn biển Thực hiện theo phương thức đặt hàng, trường hợp không đáp ứng các điều kiện đặt hàng thì thực hiện theo phương thức giao kế hoạch” [11] Việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích“Quản lý, khai thác hệ thống công trìnhthủy lợi có quy mô vừa và nhỏ, thực hiện theo phương thức đấu thầu; trường hợp không đáp ứng các điều kiện đấu thầu thì thực hiện theo phương thức đặt hàng”.[11] Đối với những sản phẩm, dịch vụ công ích có thể thực hiện theo ba phương thức, việc lựa chọn phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: Đấu thầu, đặt hàng, giao kếhoạch.
Mặc dù có 3 phương thức trong hoạt động quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, tuy nhiên trong thực tế hiện nay, do công trình trên địa bàn nhỏ nên trong hoạt động của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi chủ yếu vẫn là phương thức giao kế hoạch.
1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính trong doanhnghiệp
1.3.1 Bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính từ một số doanhnghiệp
Tính đến 31/12/2019, toàn quốc có 97 công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi với khoảng 20.000 cán bộ viên chức phục vụ cho 49 tỉnh, thành phố trong toàn quốc Còn lại 14 tỉnh gồm Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Kon Tum, Lâm Đồng, Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp được tổ chức thành các đơn vị sự nghiệp công lập (trung tâm, ban quản lý) hoặc các tổ chức hợp tác dùngnước.
Việc tổ chức các công ty thủy nông thường chủ yếu mỗi địa phương 1 doanh nghiệp, một số tỉnh do diện tích rộng, địa hình phức tạp vẫn giữ nguyên hình thức các doanh nghiệp trước đây tổ chức theo huyện Vì vậy, một số tỉnh có từ 3 đến 5 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này Trung ương có 3 doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng Phước Hòa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ sở hữu Các doanh nghiệp này đều là các công ty TNHH MTV nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ Nguồn kinh phí hoạt động của các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi chủ yếu là từ ngân sách nhà nước cấp bù khoảng 5.400 tỷ đồng (các đơn vị khác khoảng 1.036 tỷ đồng). Một số doanh nghiệp có nguồn thu từ các hộ gia đình, hộ cá nhân có diện tích vượt hạn điền khoảng 50 tỷ đồng Ngoài ra, một số doanh nghiệp có nguồn thu khai thác tổng hợp như cung cấp nước thô cho các nhà máy nước, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện, xây lắp, tư vấn… khoảng 600 tỷđồng.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi LạngSơn
2.1.1 Quátrình hình thành và quá trình phát triển của Côngty
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn được thành lập trên cơ sở sát nhập 10 Xí nghiệp thủy nông các huyện, thị xã, 01 trạm thủy nông Đình Lập vào Công ty Xây lắp – Sửa chữa thủy lợi theo Quyết định số 792/QĐ-UBKT ngày 29/4/2002 của UBND tỉnh Lạng Sơn Đến năm 2004 đổi tên thành Công ty Khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn theo Quyết định số 1894/QĐ-UB-KT ngày 30/11/2004 của UBND tỉnh Lạng Sơn Năm 2005 chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn theo Quyết định số 1846/QĐ-UBND-KT ngày 21/9/2005.[12]
- Tên đầy đủ tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LẠNGSƠN.
- Tên giao dịch tiếng Anh: LANG SON WATER CONTROL
- Tên viết tắt: LASOWCE CO.,LTD.
- Địa bàn hoạt động: Trên phạm vi toànquốc.
- Trụ sở chính: Số 407 đường Bà Triệu, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh LạngSơn.
- Các Quyết định thành lập côngty:
+ Số 642 UB/QĐ ngày 23/11/1992 của UBND tỉnh Lạng Sơn.
+ Số 792 QĐ/UB-KT ngày 29/4/2002 của UBND tỉnh Lạng Sơn.
+ Số 1846/QĐ-UBND-KT ngày 21/9/2005 của UBND tỉnh Lạng Sơn.
+ Số 1996/QĐ-UBND ngày 13/12/2010 của UBND tỉnh Lạng Sơn.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 1 số: 1404000006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp ngày08/11/2005.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 4 số: 4900100357 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp ngày18/6/2014.
- Vốn điều lệ: 25.000.000.000 đồng (Bằng chữ : Hai mươi lăm tỷ đồng chẵn./.)Bảng 2.1 Thống kê tài sản doanh nghiệp trong 4 năm(2018-
TT Danh mục Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
(Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)Qua bảng thống kê tài sản trên ta thấy năng lực tài chính của Công ty được nâng cao quacácnăm,Côngtyluônbảotoànvàpháttriểnnguồnvốn,đảmbảocácchỉtiêutài chínhởmứcantoàn,việcchấphànhchếđộkếtoán,chấphànhcácquyđịnhcủanhà nước luôn được thực hiện nghiêm túc và được kiểm toán Báo cáo tài chính hàng năm.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Côngty
2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ chính của Côngty
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, được Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý các công trình thủy lợi như đập dâng, kênh mương tự chảy, hồ chứa, trạm bơm thủy luân có diện tích phục vụ tưới từ 10 ha trở lên; trạm bơm điện có diện tích phục vụ tưới từ 5 ha trở lên.
Công ty hiện đang quản lý 343 công trình (120 hồ chứa, 171 đập dâng, 52 trạm bơm điện) với tổng diện tích trên 21.000 ha/năm, đã phục vụ tưới cho lúa xuân 8.604 ha, vụ mùa 9.436 ha, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp 2.857 ha, cấp nước cho nuôi trồng thủy sản 33,5 ha… ngoài ra còn khai thác tổng hợp các hồ chứa: cấp nước cho công nghiệp, nước sạch, nuôi thả cá trong hồ
Các ngành nghề kinh doanh bao gồm:
Bảng 2.2 Ngành nghề đăng ký kinh doanh
STT Tên ngành Mã ngành
1 Xây dựng công trình công ích 4220 (chính)
2 Hoạt động dịch vụ trồng trọt 0161
3 Khai thác thuỷ sản nội địa;
Chi tiết: Khai thác thuỷ sản nước ngọt 0312
4 Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét 0810
5 Sản xuất các cấu kiện kim loại 2511
6 Khai thác, xử lý và cung cấp nước 3600
7 Thoát nước và xử lý nước thải (Thoát nước) 3700
8 Xây dựng nhà các loại 4100
9 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác 4290
11 Lắp đặt hệ thống điện 4321
12 Lắt đặt hệ thống cấp nước, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí;
Chi tiết: Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước 4322
13 Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh 4752
14 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày: Khách sạn, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày 5510
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật liên quan, Chi tiết:
Thiết kế công trình đập, cống, tràn, kênh;
Giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi;
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Tư vấn giám sát chất lượng công trình.
16 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.
Chi tiết: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống 5610
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính công ty) 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quảnlý
Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty theo quy định của Luật Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có giá trị pháp lý kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
+ Quyết định các nội dung theo quy định tại luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
+ Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị phụ thuộc công ty.
+ Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của côngty.
+ Tổ chức kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ công ty.
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty Ký hợp đồng lao động với người lao động trong công ty.
+ Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển và quyết định mức lương, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng công ty sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ sở hữu côngty.
+ Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Chủ tịch công ty và Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của côngty.
+ Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan, trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định.
+ Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty.
+ Các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu công ty.
Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty.
+ Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của côngty.
+ Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của công ty, Chủ tịch công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu côngty.
+ Quyết định các công việc hàng ngày của công ty.
+ Ký hợp đồng, thỏa thuận nhân danh theo ủy quyền của Chủ tịch công ty.
+ Quyết định bổ nhiệm, thuê, miễn nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng đối với các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty, sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch công ty.
+ Lập và trình Chủ tịch công ty báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch kinh doanh và báo cáo tài chính hàng năm.
+ Kiến nghị phương án tổ chức lại công ty, khi xét thấy cần thiết.
+ Kiến nghị phân bổ và sử dụng lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty.
+ Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành hoạt động của công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc.
+ Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân cấp và ủy quyền. + Chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
Kế toán trưởng có trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Luật kế toán.
+ Tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị do mình phụ trách, là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính Kế toán trưởng là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của Tổng giám đốc.
+ Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công việc của công tác kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là: thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh.
+ Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh tế - tài chính cho sự phát triển của công ty.
+ Nắm bắt các thông tin tài chính trong doanh nghiệp.
+ Báo cáo, thống kê tình hình tài chính một cách nhanh chóng, kịp thời cho Ban giám đốc theo tháng, quý, năm hoặc có thể đột xuất.
- Phòng Tổ chức – Hành chính:
+ Thực hiện quản lý nhân sự, tổ chức bộ máy, quy hoạch cán bộ, tuyển lao động mới, điều động cán bộ trong công ty đảm bảo nguồn lao động hợp lý phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Thực hiện quản lý hành chính, quản lý hồ sơ văn thư lưu trữ và các thiết bị văn phòng, tổ chức công tác thi đua tuyên truyền.
+ Giải quyết thủ tục về nghỉ chế độ, thực hiện quy trình về bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật trong côngty.
+ Kiểm tra ký kết và thực hiện các hợp đồng lao động trong công ty.
+ Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo chuyển cho các tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Pháp luật.
+ Kiểm tra, theo dõi, tổng hợp công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động theo quy định của Nhà nước tại các đơn vị.
- Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật:
Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính củaCôngty
2.3.1.1 Về việc thực hiện mục tiêu kếhoạch
Dựa vào bảng Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư cho ta thấy tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận trong 2 năm gần nhất của Công ty Có thể thấy là hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch Công ty đặt ra đều được hoàn thành vượt mức với con số rất ấn tượng Năm 2020, tất cả các chỉ tiêu đặt ra đều được hoàn thành với % so với kế hoạch rất cao: Tổng doanh thu tăng 135%, tổng lợi nhuận sau thuế tăng 175%, mức nộp ngân sách nhà nước tăng 234%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 116% Năm
2021 các chỉ tiêu đều vượt hoàn thành kế hoạch đề ra.
Bảng 2.14 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư Đơn vị: Triệuđồng
Nộp ngân sách Nhà Nước 2.830 6.619 234% 4.015 6.873 171%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật)Mặc dù mục tiêu đều được hoàn thành với kết quả khả quan nhưng cũng có những điểm cần phải xem xét đối với công tác phân tích dự báo và hoạch định Việc phântích dựbáocầnphảiđượcxemxétkỹcàngdựatrênnhữngcơsởvềnguồnlựcCôngtyvà tình hình diễn biến trên thị trường để từ đó có thể đưa ra những mục tiêu không chỉ đảm bảo việc thực hiện mà còn phải sát với tình hình thực tế Mục tiêu sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động của Công ty Mục tiêu cao quá sẽ khó đạt được còn mục tiêu thấp quá sẽ khiến cho nguồn lực của Công ty không được tận dụng triệt để gây lãng phí.
2.3.1.2 Về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tàichính
Công tác kiểm tra giám sát hoạt động tài chính tại Công ty được thực hiện đều đặn và thường xuyên Giúp cho Công ty có thể bám sát hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời có những điều chỉnh hoặc bổ sung cần thiết Tuy nhiên việc kiểm tra mới chỉ dừng lại ở kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ (các nghiệp vụ này phần nhiều thuộc về hoạt động kế toán) Việc kiểm tra tài chính cần bao quát hết tất cả các khâu, các hoạt động của quản lý tài chính từ phân tích, lên kế hoạch đến việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty, để làm được điều này đòi hỏi Công ty phải tiêu tốn một nguồn lực.
Vì vậy có thể chọn những phương pháp điều tra thích hợp với thời điểm hợp lý sẽ góp phần vào việc sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính của doanhnghiệp.
Ngoài ra, Công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính cũng góp phần đảm bảo tính trung thực và độ tin cậy của tất cả các báo cáo và tài liệu giao dịch của Công ty đối với các cơ quan bên ngoài, đồng thời thể hiện sự tôn trọng về mặt pháp lý, về mặt chính sách, các chuẩn mực theo đúng quy định Việc chấp hành nghiêm túc các nội dung kiểm tra, kiểm soát tài chính của các phòng ban là cơ sở để đảm bảo việc hoàn thành tốt mục tiêu và kế hoạch kinh doanh đã đểra.
2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyênnhân
Một là, bộ máy quản lý tài chính Công ty tuy đã được tổ chức tốt và hoàn chỉnh nhưng do năng lực từng cá nhân quản lý nên hiệu quả vẫn chưa cao Nhiều cán bộ quản lý tài chính chưa được qua các trường lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý tài chính nên hạn chế khi thực hiện quản lý, nhiều cán bộ còn trẻ chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều nên hiệu quả quản lý cũng chưa cao Kiểm soát viên chưa đủ trình độ, năng lực, thời gian và quy trình kiểm tra chưa rõ ràng nên kết quả kiểm soát còn hạn chế, vẫn là bộ phận kế toán kiêm nghiệm.
Trong bộ phận kế toán chủ yếu là tốt nghiệp và đại học tại chức nên tư duy làm việc chưa cao, nghiệp vụ quản lý tài chính bị hạn chế Bộ phận quản lý tài chính tại các đơn vị còn kiêm nhiệm không đúng ngành nghề tài chính, bộ phận kế toán còn tương đối mỏng nên chưa kiểm soát hết tình hình quản lý thu, chi và sử dụng các quỹ.
Mục tiêu nâng cao đời sồng của cán bộ công nhân viênvẫn chưa đạt được vì cán bộ công nhân viên quá đông làm việc không hiệu quả năng suất làm việc thấp, chế độ chính sách tiền lương thấp, không có thâm niên, phụ cấp ngành nghề so với các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Đây là vấn đề đau đầu nhất đối với Ban lãnh đạo Công ty khi mà số lượng lao động nhiều, thu nhập nguời lao động thấp, hệ thống thuỷ lợi ngày càng xuống cấp, mức giá thuỷ lợi phí không phù hợp với thực tế nhiều năm, lương tăng theo lộ trình, tiền điện và các chi phí liên tục tăng Nếu không có phương án đề nghị các cấp các ngành nhanh chóng đổi mới khắc phục cơ chế chính sách thì tương lai của Công ty ngày càng khókhăn.
Hai là, công tác quản lý thu tập trung một mối, chi theo định mức chi của Công ty thì cần phải xây dựng một định mức các khoản chi hoàn chỉnh hơn và dễ áp dụng, vì nhiều định mức hiện tại còn chung chung, không rõ ràng nên khó áp dụng như chi hội họp, tiếp khách, điện thoại chung… Cần bổ sung các định mức khoán khác như mạnh dạn khoán số lượng Cán bộ, công nhân từng cụm, đội theo đặc thù, khoán thu từ các hoạt động thu khác như thuê mặt bằng kinh doanh, quỹ đất, phí cung cấp nước thô chuyển từ khoán việc sang khoán chi cụ thể như chi giải toả, chi bảo trì công trìnhmộtsốbộphậncóthểchuyểnđổisanghìnhthứckhoánthunhưbộphậnthiết kế công trình, bộ phận sửa chữa công trình Mạnh dạn phân cấp hệ thống công trình thuỷ lợi cho các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp phụ trách.
Ba là, công tác sử dụng nguồn lực tài chính còn hạn chế Quy chế quản lý tài chính cần bổ sung hoàn chỉnh thêm khâu quản lý tài chính tại đơn vị xí nghiệp, bộ phận thiết kế công trình, đặc biệt là quản lý về mua phụ tùng vật tư chiếm lượng vốn lớn nhất còn rất lỏng lẻo, còn bị thất thoát về giá cả, nhiều khoản chi không có hóa đơn đầy đủ nên dễ bị cơ quan quản lý kiểm tra
Bốn là, Quy chế chi tiêu nội bộ cần quy định đầy đủ các khoản chi và định mức rõ ràng, cụ thể hơn để dễ cho việc kiểm soát chi tiêu Quy chế lương cần hoàn thiện thêm phần khoán lương cho các bộ phận có thể khoán cho bộ phận thiết kế công trình, bộ phận sửa chữa công trình để kích thích họ quản lý tốt hơn, thu hút nhiều hơn việc làm ngoài các việc của công ty giao, tăng nguồn thu cho các bộ phận khoán.
Năm là, hạn chế về công tác kiểm tra giám sát quản lý tài chính Công tác kiểm tra, kiểm soát diễn ra thường xuyên, định kỳ theo quy định Tuy nhiên kiểm tra, giám sát chưa cụ thể còn chồng chéo, trùng lặp, kiểm soát nội bộ của Kiểm soát viên chưa thực sự tốt, do giới hạn về thời gian, hạn chế về trình độ, phương pháp làm việc… Khi phát hiện ra sai sót nhưng chưa xử lý nghiêm, còn mang tính hình thức, chưa có quy định xác định cụ thể trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức liên quan
2.3.2.2 Nguyên nhân của những tồntại
Thứ nhất, đang tồn tại cơ chế xin vốn ngầm tại các doanh nghiệp công ích đặc biệt là Công ty TNHH MTV KTCTTL trên toàn tỉnh Lạng Sơn vì thực chất nguồn thu thủy lợi phí do Nhà nước cấp bù tho cơ chế miễn thu thủy lợi phí của Chính phủ mặt khác tại tỉnh Lạng Sơn, công ty đang thực hiên phương thức quản lý giao kế hoạch hàng năm do vậy Nhà nước vẫn đang quản lý quá sâu vào doanh nghiệp tạo lỗ hổng cho cơ chế này hình thành và tồntại.
Thứ hai, khung pháp luật còn nhiều hạn chế đang lỗi thời và thiếu các quy định của chế độ chính sách Nhà nước với loại hình khai thác công trình thủy lợi thay đổi không kịp thời so với tình hình thực tế Pháp luật về quản lý tài chính trong công ty khai thác công trình thủy lợi bị phân tán trong nhiều văn bản thuộc nhiều ngành luật khác nhau.Trong một số trường hợp đã phát sinh tình trạng thiếu đồng bộ, thậm trí mẫu thuẫn về nội dung khiến cho việc áp dụng vào thực tế rất khókhăn.
Thứ ba, mô hình quản lý từ công ty đến xí nghiệp đơn vị chưa phù hợp với thực tế Mô hình quản lý tập trung quyền vào giám đốc có nghĩa là hầu như từ việc lớn đến việc nhỏ đều do Chủ tịch công ty điều hành Mô hình này đã làm cho chất lượng và tiến độ công việc đều không đáp ứng được yêu cầu Đồng thời không phân cấp cụ thể nên quản lý tài chính khá lỏng lẻo, quản lý sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa máy móc thiết bị, vật tư còn thất thoát Mô hình quản lý này cũng hạn chế tính chủ động và linh hoạt của các bộphận.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNHTẠI CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI LẠNGSƠN
Định hướng chiến lược phát triển của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên Khai thác công trỉnh thuỷ lợiLạng Sơn
3.1.1 Chiến lược phát triển của ngành Thuỷ lợi ViệtNam
Quyết định của Bộ trưởng bộ NN&PTNT số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21 tháng 4 năm 2014 phê duyệt đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi hiện có”.
3.1.1.1 Về quanđiểm Đổi mới hoàn thiện thể chế trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi phù hợp với cơ chế thị trường, tạo động lực để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác và bảo đảm bền vững về tài chính, kỹ thuật và môi trường, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác vào công tác thuỷ lợi Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, trọng tâm là thuỷ lợi nội đồng, tổ chức thuỷ nông cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu canh tác tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khai thác các công trình thuỷ lợi đảm bảo đáp ứng yêu cầu nền nông nghiệp tiên tiến đồng thời đẩy mạnh khai thác tổng hợp, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế và năng lực của công trình thủy lợi Chuyển dịch mạnh mẽ đối tượng phục vụ thuỷ lợi sang khu vực nông nghiệp khác như tưới cho cây hoa màu, cấp nước cho thuỷsản
Nâng cao hiệu quả quản lý công trình thủy lợi hiện có, phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế và ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng nhằm: nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của hệ thống công trình thủy lợi, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, phục vụ nền sản xuất nông nghiệp đa dạng và hiện đại, đồng thời đảm bảo an toàn công trình, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao năng xuất, chất lượng và phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệnđại.
3.1.1.3 Giải pháp và cơ chế chínhsách
Xây dựng luật thuỷ lợi tạo hành lang pháp lý đối với thể chế quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, chú trọng hoàn thiện thê chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò chủ thể của nguời dân và các bên có liên quan trong thuỷ lợi.
Rà soát bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, chú trọng vận dụng các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường trong quản lý khai thác nâng cao vai tròchủthể của nhân dân và các bên liên quan trong thuỷlợi.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách như chính sách khuyến khích đầu tư công - tư, chính sách để củng cố phát triển hệ thống thuỷ nông cơ sở, chính sách triển khai diện rộng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
Tập trung sửa chữa nâng cấp để hoàn chỉnh hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có, đặc biệt là hệ thống đã có công trình đầu mối, thiếu kênh mương các cấp và kênh mương nội đồng để có thể áp dụng phương pháp canh tác tiên tiến tiết kiệm nước và nâng cao hiệu quả công trình; Thúc đẩy các dự án đầu tư công thông qua rà soát phân loại dự án đầu tư; Áp dụng khoa học công nghệ cao tiên tiến và tăng cường hợp tác quốc tế về thủy lợi; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thuỷ lợi và Đẩy mạnh công tác đào tạo và công tác thông tin truyền thông.
3.1.2 Định hướng phát triển công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợiLạngSơn
Công ty xác định trong thời gian tới tiếp tục chú trọng nhiệm vụ quản lý, khai thác, vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế xã hội cho nhân dân trong huyện, không ngừng cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng quản lý nước, quản lý công trình và quản lý kinh tế, mở rộng diện tích ổn định và đảm bảo doanh thu hàng năm Cụ thể: Định hướng nâng mức vốn điều lệ đến năm 2025 là1.000.000.000.000 đồng Chỉ tiêu doanh thu tăng bình quân 3%/năm, lợi nhuận tăng1%/năm Chỉ tiêu phát sinh nộp ngân sách nhà nước dự kiến tăng 5%/năm Chỉ tiêu tiền lương bình quân người lao động tăng 1%/năm Chỉ tiêu tổng tài sản tăng bình quân1%/năm.XâydựngCôngtytrởthànhmộtCôngtyđiểnhìnhtrongđịabàntỉnh
Lạng Sơn kinh doanh cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích về thuỷ lợi cho diện tích đất nông nghiệp tỉnh Đảm bảo cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, nhu cầu dùng nước của các loại cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản Chủ động ứng phó với thời tiết hàng năm, tưới tiêu tiết kiệm, chủ động áp dụng khoa học mới vào tưới tiêu phục vụ sản xuất Mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh khác theo lợi thế của công ty Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động và xây dựng Công ty phát triển bền vững Xây dựng bộ máy quản lý có đủ trình độ, tư duy, phẩm chất và đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ để đáp ứng được các nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu đã đề ra Rà soát lại toàn bộ hệ thống thuỷ lợi của công ty đang quản lý, bổ sung quy hoạch mới như xây mới hệ thống trạm bơm, hệ thống kênh tưới tiêu, bảo trì nâng cấp công trình phù hợp với quy hoạch chung khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nước tưới hiện nay trên địabàn.
Bên cạnh đó đẩy mạnh hoạt động sản xuất phụ (khảo sát, tư vấn, giám sát thi công các công trình thuỷ lợi,…) tăng doanh thu, nâng cao tay nghề và thu nhập cho người lao động
3.1.3 Định hướng trong công tác quản lý tàichính
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản lý tài chính, trong thời gian qua ban Lãnh đạo công ty luôn lắng nghe, chia sẻ những ý kiến đóng góp với toàn bộ công nhân viên trong công ty nhằm đưa ra được những chương trình, chính sách trong quản lý tài chính Thực tế cho thấy, quản lý hiệu quả nguồn tài chính trở thành một nhiệm vụ trọng tâm và rất cần thiết, ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng cung cấp dịch vụ của đơn vị Đồng thời cũng tác động đến thu nhập của cán bộ, nhân viên trong đơn vị Việc quản lý tài chính góp phần quản lý chặt chẽ các nguồn thu từ ngân sách nhà nước, từ viện trợ hay từ sản xuất kinh doanh của đơn vị, trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quả của đơnvị.
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Lạng Sơn đã thực hiện đầy đủ cơ chế quản lý tài chính, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ ngày một tốt hơn Công ty tự chủ động các nguồn vốn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất,đổimớitrangthiếtbị,pháttriểnhoạtđộngsựnghiệp,tạođiềukiệnthuậnlợicho đơn vị mở rộng các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao Nghiêm túc chấp hành các quy định của Chính phủ và Bộ tài chính về các định mức, chế độ, tiêu chuẩn cho các nội dụng chi đáp ứng được các yêu cầu đềra.
Thời cơ vàtháchthức
Trong những năm vừa qua, nhằm hỗ trợ sức dân, nhà nước chủ trương không thu thủy lợi phí từ những người sử dụng nước trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản Để bảo đảm kinh phí phục vụ công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi nhà nước sẽ cấp bù cho công ty một khoản kinh phí nhất định Thủy lợi phí là nguồn thu từ những người sử dụng nước để chi cho việc quản lý, vân hành, duy tu bão dưỡng hệ thống thủylợi.
Có thể thấy thuỷ lợi phí được dùng làm kinh phí để quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng Nhà nước miễn thủy lợi phí cho dân hay nói cách khác nhà nước trả thay cho nông dân khoản kinh phí đó Công ty được cung cấp nguồn kinh phí ổn định để quản lý công trình sẽ không còn cảnh thu không đủ chi, nơi có thu nơi không thu, miễn giảm không hợp lý Hệ thống tưới tiêu được nâng cấp, duy tu bảo dưỡng kịpthời.
Thủy lợi không chỉ phục vụ cho cây lúa mà còn phải hướng đến phục vụ cho cây công nghiệp và những loại rau màu có giá trị kinh tế cao, theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh việc đáp ứng nguồn nước sản xuất còn phải đảm bảo chất lượng nước cho sinh hoạt của người dân nông thôn Muốn vậy công ty cần phải biến nước thành hàng hóa vừa để chống lãng phí tài nguyên, cũng như tạo tiền đề cho phát triển bền vững. Luật thủy lợi ra đời với những thay đổi căn bản, tạo thuận lợi đẩy mạnh xã hội hóa công tác, giúp cho công tác đầu tư xây dựng, quản lý khai thác các công trình thủy lợi có chất lượng cao hơn và sử dụng nước tiết kiệm Đặc biệt là việc chuyển từ cơ chế thủy lợi phí sang dịch vụ thủy lợi sẽ làm thay đổi nhận thức của người dân, nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào hoạt động thủylợi.
- Phương thức trả tiền thủy lợi phí theo diện tích tưới hiện nay chưa khuyến khích người dùng nước tiếtkiệm.
- Công ty không thể đảm bảo sử dụng kinh phí đúng mục đích, công trình được nâng cấp, sửa chữa duy tu bảo dưỡng tốt, đặc biệt khi mà vai trò làm chủ và giám sát của người dân giảm đi, đánh giá hiệu quả tưới chưa được ápdụng.
- Vấn đề công bằng trong việc cấp kinh phí giữa công trình do công ty quản lý và công trình do hợp tác xã quảnlý.
- Mức thủy lợi phí quy định hiện nay là thấp, dẫn đến công trình bị xuống cấp nghiêm trọng, khó khăn trong việc điều tiết nước tưới tiêu cho nôngnghiệp.
- Hệ thống thủy lợi trong huyện mới tập trung cung cấp nước cho cây lúa bằng phương pháp tưới tự chảy gây lãng phínước…
- Hoạt động quản lý tài chính còn chậm đổi mới theo cơ chế thị trường Doanh nghiệp thủy lợi hoạt động theo phương thức giao kế hoạch, dẫn đến vừa thiếu công cụ giám sát cho cơ quan quản lý chuyên ngành, vừa hạn chế hoạt động tự chủ của doanh nghiệp.
Vậy nên chất lượng quản trị của doanh nghiệp yếu kém, bộ máy cồng kềnh, năng suất lao động thấp, số lượng người lao động có xu hướng ngày càng giảm, hệ thống công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, chất lượng cung cấp dịch vụ thấp…
3.3 Mộtsố giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi LạngSơn
3.3.1 Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch tàichính
Một khâu rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính đó là lập kế hoạch tài chính.
Kế hoạch tài chính tốt sẽ phản ánh tình hình tài chính tích cực của doanh nghiệp,doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc xử lý các dòng tiền ra vào Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ luôn có sự chủ động về tiền mặt hay vốn lưuđộng.
3.3.1.2 Nội dung giảipháp Để quá trình triển khai lập kế hoạch thuận lợi đạt được mục tiêu, kế hoạch cuả Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Lạng Sơn cần xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng định mức chi phí, định mức khoán của các hoạt động của các bộ phận trong Công ty, chính là bộ khung quy định tài chính làm hành lang cho Công ty trong việc giám sát thực hiện các công tác quản lý tài chính, từ việc quản lý vốn tài sản, quản lý doanh thu, chi phí, cho đến việc giám sát, kiểm soát tàichính.
Việc hoàn thiện công tác thực hiện kế hoạch tài chính phải được thực hiện theo tiêu chí, chủ động, linh hoạt, thường xuyên và hiệu quả đảm bảo vận dụng các chế độ chính sách của Nhà nước Chế độ báo cáo phải thường xuyên kịp thời Trên cơ sở kế hoạch tài chính được UBND tỉnh phê duyệt, công ty phải có trách nhiệm thực hiện kế hoạch tài chính này hiệu quả, trong quá trình triển khai thực hiện, kế toán trưởng, các phòng ban, đơn vị chuyên môn luôn phải bám sát kế hoạch tài chính, bám sát quy chế chi tiêu nội bộ, quy định, quy trình quản lý tài chính của công ty để kiểm soát chi phí kịp thời, tham mưukịpthời khi cần thiết phải điều chỉnh ngay kế hoạch để phù hợp hơn so với dự kiến ban đầu việc hoàn thiện công tác rà soát thực hiện kế hoạch có vai trò quan trọng trong việc điều hành của ban giám đốc công ty vào từng thờiđiểm.
Xác định tốc độ tăng trưởng mong muốn mà Công ty có thể đạt được Tính toán được mức vốn cần thiết để trang trải các chi phí đầu tư, sửa chữa, bảo dưỡng công trình và nhu cầu nhân sự cần thiết để đạt được tốc độ tăng doanh thu Các nhà quản lý phải dự tính được kịp thời và chính xác nhu cầu vốn để có kế hoạch thu hút vốn bên ngoài trong trường hợp thiếu ngân sách đầutư.
Trong công tác hoạch định tài chính, trên cơ sở các mục tiêu đã xây dựng, Công ty cần tiến hành xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu rõ ràng, phân công cụ thể trách nhiệm và công việc cụ thể đến từng bộ phận, phòng ban liên quan tiến hành kiểm tra thường xuyên công tác triển khai giám sát phương án thực hiện mục tiêu.
Mục tiêu tài chính cũng như phương án thực hiện mục tiêu không được xây dựng và thực hiện một cách độc lập mà phải xây dựng dựa trên mối quan hệ mật thiết với các mục tiêu quản lý khác và thống nhất với mục tiêu chung theo định hướng phát triển doanh nghiệp của ban lãnh đạo Công ty Đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lý tài chính tác động qua lại với mục tiêu quản lý khác trong việc hướng tới mục tiêu chung của Công ty.
3.3.2 Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ công tác quản lý tàichính 3.3.2.1 Cơ sở giảipháp
Thực tế chỉ ra rằng trong doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là cán bộquản lý quyết định thành bại trong sản xuất kinh doanh Lao động không đáp ứng yêu cầu đổi mới của doanh nghiệp là nguyên nhân chính trong việc làm ăn kém hiệu quả.
Nhằm nâng cao, cải thiện bộ máy quản lý tài chính thì cần nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ công nhân viên chức, đặc biệt là cán bộ quản lý tài chính trong công ty.
Một sốkiếnnghị
Bên cạnh việc phát triển nguồn nhân lực là tăng cường cơ sở vật chất để thực hiện việc quản lý tài chính có hiệu quả, đúng mục tiêu đề ra Trong việc này, trước hết Công ty phải áp dụng tin học trong quản lý, phải đầu tư cho tất cả các bộ phận, từng người quản lý tại văn phòng công ty, văn phòng các chi nhánh, đầy đủ các máy vi tính để làm việc Việc xây dựng hệ thống thông tin phải được triển khai đồng bộ, nối mạng Internet ở các văn phòng các Chi nhánh, Đội sản xuất trong Công ty Xây dựng chế độ làm việc, chế độ giải quyết công việc, trình các văn bản được kết nối qua hệ thống thư điện tử sẽ cho phép trao đổi thông tin nhanh, tiện lợi trong kiểm tra, kiểm soát thông tin số liệu và tiết kiệm thời gian và chiphí.
Ngoài những biện pháp để nâng cao hiệu quả trên, đề tài còn đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành về các chính sách liên quan đến hoạt động quản lý tài chính trong lĩnh vực Thủy Lợi.
- Nhà nước cần quan tâm và ủy quyền mạnh mẽ tạo cơ chế chủ động tài chính, giao quyền tự chủ về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy, tự chịu trách nhiệm thực sự trong quá trình tổ chức hoạt động cho các doanh nghiệp công ích và chỉ quản lý bằng khung pháp lý cho từng doanh nghiệp côngích.
- Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách đặc thù cho quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực khai thác công trình thuỷ lợi thuỷ lợi, việc hoàn thiện cơ chế chínhsáchquảnlýtàichínhphảitiếnhànhtừkhâuràsoátđánhgiácáccơchếchính sách, chế độ đã thực hiện trong thời gian qua xem xét nhu cầu hiện tại tính đến đòi hỏi trong tương lai, cơ chế chính sách mới phải theo hướng đồng bộ, tránh trường hợp chồng chéo, không minh bạch tạo kẽ hở trong quá trình tổ chức thực hiện.
-Tiếp tục tổ chức tuyên truyền sau rộng Pháp lệnh Quản lý khai thác và sử dụng các công trình thủy lợi tới các xã; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp đúng mục đích và hiệu quả Hướng dẫn UBND các xã cụ thể hơn nữa việc thực hiện kế hoạch xây dựng kiên cố hóa kênh mương.
- Về mặt quản lý nhà nước, cần xác định lại giá trị tài sản của doanh nghiệp, đặc biệt là những tài sản lâu nay chưa được đánh giá như kênh mương, các công trình xây từlâu.
- Một vấn đề quan trọng nữa là giá cung cấp tưới tiêu cho nông nghiệp, nước sinh hoạt, thủy điện phải thực hiện theo cơ chế thị trường Điều này có nghĩa là phải tính đầy đủ chi phí khấu hao, tiền lương, tiền điện và các chi phí khác trong đơn giá sản phẩm và được thực hiện trong điều kiện thời tiết bình thường Khi xảy ra thiên tai bão lụt hỏa hoạn, Nhà nước có thể thay đổi chính sách cho hỗ trợ từ ngânsách.
- Diện tích đất của khu vực kênh mương đều chưa được giao và quy định được hành lang bảo vệ Vì vậy, các địa phương cũng như các doanh nghiệp cần phải xác định rõ diện tích đất thuộc thẩm quyền quản lý của các công ty thủynông.
Luận văn đã trình bày được định hướng, chiến lược phát triển của Công ty thuỷ lợiLạng Sơn Sau đó, tác giả đi vào đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thể Nhìn chung, các giải pháp khá toàn diện và có thể áp dụng tại đơn vị nhằm góp phần tăng cường hiệu quả công tác quản lý tàichính.
Hoạt động tài chính trong một doanh nghiệp là yếu tố quan trọng và có mối liên hệ kiên quyết đến các yếu tố còn lại Doanh nghiệp có nguồn tài chính ổn định không có nghĩa là đảm bảo ra lợi nhuận mà phải biết cách sử dụng tốt nguồn tài chính đó Đó chính là lý do tại sao nâng cao hiệu quả quản lý tài chính lại trở thành một yêu cầu cấp thiết, có tính quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày nay.
Qua nội dung nghiên cứu, đề tài đã giải quyết được mực tiêu đặt ra, đó là:
- Đề tài đã khái quát hoá những lý luận cơ bản về quản lý tài chính và hiệu quả quản lý tài chính trong doanh nghiệp, từ khái niệm, vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp, đến việc trình bày các nội dung của công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài chính cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong doanhnghiệp.
- Đề tài đã phân tích giải pháp tăng cường quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Lạng Sơn Qua các nội dung phân tích, đề tài chỉ ra được những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý tài chính của Công ty trong thời gianqua.
- Trên cơ sở những kết quả đạt được và những hạn chế của Công ty trong giai đoạn vừa qua, kết hợp với các quan điểm, những lý thuyết hiện đại về quản lý tài chính, đề tài luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của Công ty trong các năm trước mắt Các giải pháp baogồm:
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty chú trọng năng lực cán bộ làm công tác quản lý tài chính.
+ Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính, quản lý các nguồn tài chính, quản lý tài sản, chi tiêu nội bộ tại văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc
+ Đẩy mạnh công tác kế toán, kiểm toán đi đôi với việc công khai tài chính.
[1] Nguyễn Năng Phúc (2006), Cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhànước,Tạp chí Kếtoán.
[2] Phạm Thị Vân Anh (2014), Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp:Thực trạng và những kiến nghị, Tạp chí tàichính.
[3] Lưu Thị Hương (2011),Quản trị nhân lực, nhà xuất bản Đại học kinh tế quốcdân, HàNội.
[4] Trường Đại học thủy lợi (2016),Giáo trình Quản lý tài chính, HàNội.
[5] Ngô Thế Chi (2008),Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Tài Chính, HàNội.
[6] Nguyễn Năng Phúc (2008),Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, nhà xuấtbản Đại học Kinh tế Quốc dân, HàNội.
[7] Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cốđịnh.
[8] Thông tư số 147/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
[9] Nguyễn Văn Công (2019),Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, HàNội.
[10] Luật số 17/2012/QH13 của Quốc Hội ban hành về tài nguyênnước.
[11] Nghị định số 130/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ côngích.
[12] Các quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn về thành lập công ty, chuyển thành công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi LạngSơn.