1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thí nghiệm kiểm định tại phòng las xd 152

93 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 330,54 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết củađề tài (12)
  • 2. Mục đích củađềtài (13)
  • 3. Cách tiếp cận và phương phápnghiêncứu (14)
  • 4. Đối tượng và phạm vinghiêncứu (14)
  • 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn củađềtài (15)
  • 6. Kết quảđạtđược (15)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM – KIỂMĐỊNHXÂYDỰNG (16)
    • 1.1 Vị trí và tầm quan trọng của công tác Thí nghiệm – Kiểm định trong hệthống kiểm soát chất lượngxâydựng (16)
      • 1.1.1 Những nội dung chính của công tác Thí nghiệm -Kiểmđịnh (16)
        • 1.1.1.1 Công tácThínghiệm (16)
        • 1.1.1.2 Công tácKiểmđịnh (17)
      • 1.1.2 Vị trí và tầm quan trọng của công tác Thí nghiệm -Kiểmđịnh (18)
        • 1.1.2.1 Vị trí và tầm quan trọng của công tácThínghiệm (18)
        • 1.1.2.2 Vị trí và tầm quan trọng của công tácKiểmđịnh (19)
    • 1.2 Quá trình phát triển của hệ thống Thí nghiệm – Kiểm định xây dựng củaViệtNam (21)
      • 1.2.1 Quá trình hình thành vàpháttriển (21)
      • 1.2.2 Cơ cấu hệ thống các phòng thí nghiệm vàkiểmđịnh (23)
        • 1.2.2.1 Phòng thí nghiệm kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng mang mãhiệuVILAS 12 (23)
        • 1.2.2.2 Phòng thí nghiệm mang mãhiệuLAS-XD (24)
        • 1.2.3.1 Luật (25)
        • 1.2.3.2 Nghịđịnh (26)
        • 1.2.3.3 Thôngtư (27)
    • 1.3 Thực trạng hoạt động Thí nghiệm - Kiểm định hiệnnaycủaViệt Nam (29)
      • 1.3.1 Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực Thí nghiệm –Kiểmđịnh (29)
      • 1.3.2 Những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực Thí nghiệm –Kiểmđịnh (31)
    • 1.4 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động Thí nghiệm - Kiểmđịnh 21 (32)
      • 1.4.1 Nguyên nhânkháchquan (32)
      • 1.4.2 Nguyên nhânchủquan (33)
    • 1.5 Một số vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu trong công tác Thí nghiệm – Kiểmđịnhnóichung (34)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT VỀ CÔNG TÁC THÍNGHIỆM KIỂMĐỊNH (36)
    • 2.1 Qui định về phòng thí nghiệm chuyên ngànhxâydựng (36)
      • 2.1.1 Quy định chung về phòng Thí nghiệm chuyên ngànhxâydựng (36)
      • 2.1.2 Thí nghiệm viên và phạm vithínghiệm (37)
        • 2.1.2.1 Thí nghiệm viên chuyên ngànhxâydựng (37)
        • 2.1.2.2 Phạm vi và lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngànhxâydựng (37)
      • 2.1.3 Danh mục và tiêu chuẩn áp dụng trong công tác thí nghiệm và kiểm định (39)
        • 2.1.3.1 Quy chuẩnkỹthuật (39)
        • 2.1.3.2 Tiêu chuẩnkỹthuật (39)
    • 2.2 Yêu cầu trong công tác Thí nghiệm – Kiểm định tạiđịaphương (47)
      • 2.2.1 Lĩnh vựchoạtđộng (47)
      • 2.2.2 Phạm vichuyênmôn (48)
    • 2.3 Yêu cầu nâng cao tính chính xác trong việc đánh giá kết quả Thí nghiệm – Kiểmđịnh (49)
    • 2.4 Yêu cầu nâng cao năng lực trong công tác Thí nghiệm – Kiểm định củaphòngLas-XD152 (51)
      • 2.4.1 Yêu cầu vềnhânlực (51)
      • 2.4.2 Yêu cầu vềthiếtbị (52)
      • 2.4.3 Yêu cầu về cơ cấu quản lý và mô hìnhtổchức (52)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠTĐỘNG TẠI PHÒNGLAS-XD152 (54)
    • 3.1 Giới thiệu chung về công tác Thí nghiệm – Kiểm định tại phòng Las- (54)
      • 3.1.1 Giới thiệu chung về cơ sở vật chất, năng lực của Trung tâm Kiểm địnhxây dựngBìnhThuận (54)
        • 3.1.1.1 Giới thiệu sơ bộ về Trung tâm Kiểm định Xây dựngBìnhThuận (54)
        • 3.1.1.2 Tổ chức bộ máy Trung tâm Kiểm định Xây dựngBìnhThuận (55)
      • 3.1.2 Giới thiệu chung về phòng Thí nghiệm Kiểm định vật liệu và cấu kiện xâydựng (Las-XD 152) thuộc Trung tâm Kiểm định xây dựngBìnhThuận (57)
        • 3.1.2.1 Giới thiệu sơ bộ về phòngLas-XD152 (57)
        • 3.1.2.2 Giới thiệu về nhân lực phòngLas-XD152 (59)
        • 1.1.1.3 Giới thiệu về năng lực thử nghiệm phòngLas-XD152 (63)
        • 1.1.1.4 Giới thiệu về thiết bị phòngLas-XD152 (63)
    • 3.2 Thực trạng về công tác Thí nghiệm – Kiểm định tại phòngLas-XD152 (65)
      • 3.2.1 Đánh giá thực trạng về những thành tựu, những mặt đạt được, ưu điểm, lợithế trong lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểm định tại phòngLas-XD152 (65)
      • 3.2.2 Đánh giá thực trạng về những hạn chế, tồn tại, những khó khăn trong lĩnhvực Thí nghiệm – Kiểm định tại phòngLas-XD152 (66)
      • 3.2.3 Xác định nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến những hạn chế, tồn tại,trong lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểm định tại phòngLas-XD152 (68)
      • 3.2.4 Những vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu để khắc phục những hạn chế, tồntại trong lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểm định tại phòngLas-XD152 (70)
    • 3.3 Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác Thí nghiệm – Kiểm định tại phòngLas-XD152 (71)
      • 3.3.1 Các giải pháp quản lý về mặtnhânsự (71)
        • 3.3.1.1 Quản lý nhân sự thông quaquytrình thực hiệncôngviệc (71)
        • 3.3.1.2 Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Thí nghiệm viêntrongphòng (74)
        • 3.3.1.3 Lập kế hoạch đào tạo hàng năm cho Thínghiệmviên (76)
        • 3.3.1.4 Duy trì chế độ họp triển khai công việc định kỳ vàođầutuần (78)
        • 3.3.1.5 Công tác giao tiếp, trao đổi thông tin vớikháchhàng (79)
        • 3.3.1.6 Tạo môi trường làmviệc tốt (79)
        • 3.3.1.7 Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nội quy của đơn vị vàcủaphòng (79)
      • 3.3.2 Các giải pháp quản lý về trang thiết bịmáymóc (80)
        • 3.3.2.1 Quản lý thiết bị thông qua quy trình quản lýthiếtbị (80)
        • 3.3.2.2 Xây dựng quy trình sử dụngthiết bị (82)
        • 3.3.2.3 Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo quảnthiếtbị 73 (84)
        • 3.3.2.4 Lập kế hoạch đầu tư trang thiết bị phù hợp với nhiệm vụ của phòng Thínghiệm, đáp ứng yêu cầuthựctiễn (84)
        • 3.3.2.5 Ban hành các quy chế phối hợp với các phòng nghiệp vụ nhằm pháthuyhiệu quả việc sử dụng máy mócthiếtbị (85)
        • 3.3.2.6 Quán triệt việc thực hiện nghiêm túc cácnộiquy (85)
      • 3.3.3 Các giải pháp quảnlýkhác (85)
      • 3.3.4 Kết quả đạt được từ những giải phápnêutrên (85)

Nội dung

Tính cấp thiết củađề tài

Trong quá trình hội nhập quốc tế, ngành xây dựng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà Gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành xây dựng cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhằm đáp ứng được xu hướng phát triển chung của đất nước.

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Chính vì vậy, chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc nhiều vào chất lượng vật liệu xây dựng Để đảm bảo được chất lượng công trình xây dựng, cần tiến hành các thí nghiệm kiểm tra và giám sát chất lượng chúng trước khi đưa vào sử dụng. Quản lý chất lượng công trình xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công thông qua việc tiến hành công tác thí nghiệm, giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên đến chất lượng, khả năng làm việc và tuổi thọ của công trình là chất lượng của vật liệu sử dụng Chất lượng đó được thể hiện qua giá trị của các loại cường độ giới hạn, biến dạng giới hạn, mo đun đàn hồi, tính chất và số lượng các khuyết tật đã tồn tại hoặc xuất hiện mới trên công trình trong quá trình thi công và khai thác Các đặc trưng về cường độ biến dạng cũng như các khuyết tật của vật liệu là những số liệu và thông tin cần thiết cho cả quá trình thiết kế, chế tạo thi công và khai thác sử dụng công trình thông qua quá trình Thí nghiệm và Kiểm định Do đó, công tác thí nghiệm vật liệu là một trong những công tác chính của việc quản lý chất lượng vật liệu nói riêng và công tác quản lý chất lượng công trình nói chung Công tác Thí nghiệmKiểm định Vật liệu và cấu kiện xây dựng công trình có thể xem là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền hình thành một sảnphẩm xây dựng có chất lượng, đó là tiền đề, là nền móng giúp cho việc quản lý chất lượng công trình xây dựng đạt hiệu quả cao nhất.

Từ đó ta có thể nhận định, nhiệm vụ và trách nhiệm của các phòng Las-XD trên cả nước nói chung và phòng Las-XD 152 nói riêng là rất quan trọng và nặng nề Vai trò của người Thí nghiệm viên và các thiết bị Thí nghiệm – Kiểm định là yếu tố quyết định đến chất lượng vật liệu, cấu kiện của công trình, ngoài việc phải giỏi về chuyên môn, đảm bảo tính chính xác trong công việc, cần phải có đạo đức nghề nghiệp tốt, tránh những ảnh hưởng, tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến tính chính xác của công tác Thí nghiệm – Kiểm định Bên cạnh đó, thông qua các phòng Las-XD, các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát chặt chẽ chất lượng của công trình xây dựng từ giai đoạn bắt đầu đến khi hoàn thành công trình đi vào sử dụng và kể cả những công trình đã qua sửdụng.

Do vậy, để thực hiện tốt vai trò của của các phòng Las-XD, cần phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình phát triển và đáp ứng hiệu quả nhu cầu thực tế.Hay nói cách khác, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp quản lý tốt về nhân sự cũng như sử dụng hiệu quả các trang thiết bị trong lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểm định là điều hết sức cần thiết Vì vậy, tác giả chọn đề tài "Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thí nghiệm - Kiểm định tại phòng Las-XD 152" để thực hiện luận văn tốt nghiệp Tuy chỉ là những giải pháp nhỏ nhưng lại rất thực tế và đã mang lại những hiệu quả rất tốt cho đơnvị.

Mục đích củađềtài

Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tại phòng thí nghiệm cả về mặt nhân sự và thiết bị máy móc Trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, môi trường làm việc chuyên nghiệp kết hợp với công tác quản lý hiệu quả đã giúp cho phòng Las-XD

152 thực sự pháthuytối đa hiệu quả máy móc thiết bị và con người trong việc đánh giá kết quả, tham gia quản lý chất lượng các công trình xây dựng ở địa phương.

Cách tiếp cận và phương phápnghiêncứu

Cách tiếp cận Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận như sau: căn cứ vào thực trạng công tác thí nghiệm, kiểm định tại địa phương Để đáp ứng được yêu cầu công việc và phát triển đơn vị, Phòng Las-XD 152 cần phải có sự đổi mới, nâng cao tính chuyên nghiệp, dovậycần phải đề xuất các giải pháp để quản lý tốt nhân sự và thiết bị của phòng Las-XD 152, từ đó giúp cho việc thực hiện công việc tại phòng đi vào nề nếp, bài bản, nâng cao tính cạnh tranh và đem lại hiệu quả trong việc đánh giá chất lượng công trình xây dựng tại địaphương.

Đối tượng và phạm vinghiêncứu

Công tác Thí nghiệm và Kiểm định trên phạm vi cả nước nói chung Tìm hiểu về thực trạng và các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá của công tác Thí nghiệm – Kiểmđịnh.

Công tác quản lý các hoạt động tại phòng Thí nghiệm-Kiểm định vật liệu và cấu kiện xây dựng (Las-XD 152) thuộc Trung tâm Kiểm định Xây dựng Bình Thuận để nâng cao chất lượng đánh giá trong công tác Thí nghiệm – Kiểm định.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn củađềtài

Ý nghĩa khoa học của đề tài Đưa ra được các giải pháp quản lý về nhân sự và thiết bị một cách khoa học, hợp lý phát huy tối đa hiệu quả sử dụng. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nhân lực và thiết bị Thí nghiệm-Kiểm định tại phòng Las-XD152.

- Nâng cao năng lực của phòng Las-XD 152, thực sự là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho Sở Xây dựng Bình Thuận trong công tác Thí nghiệm-Kiểm định tại địaphương.

- Nâng cao tính chính xác trong việc đánh giá chất lượng công trình xâydựng.

Kết quảđạtđược

Đề xuất các giải pháp quản lý về nhân sự và thiết bị hiệu quả trong phạm vi một phòng chuyên môn, có thể áp dụng mô hình quản lý như trên với các phòng LAS-XD có quy mô phù hợp.

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THÍ NGHIỆM – KIỂMĐỊNHXÂYDỰNG

Vị trí và tầm quan trọng của công tác Thí nghiệm – Kiểm định trong hệthống kiểm soát chất lượngxâydựng

1.1.1 Những nội dung chính của công tác Thí nghiệm - Kiểmđịnh

Trong hoạt động xây dựng, việc kiểm tra và xác định chất lượng vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng cho công trình hay kiểm tra xác định chất lượng một cấu kiện hoặc toàn bộ công trình nhằm làm rõ chất lượng của vật liệu hay bộ phận, công trình phục vụ cho việc kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá chất lượng xây dựng công trình xây dựng là công việc không thể thiếu, không thể bỏ qua bỏi nó cho các bên liên quan biết rõ chất lượng thực sự của sản phẩm xây dựng có đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế hay của tiêu chuẩn, quy chuẩn hay không Việc kiểm tra và xác định được thực hiện thông qua công tác Thí nghiệm và Kiểm định công trình xâydựng. Để phân tích, đánh giá và so sánh khả năng làm việc của vật liệu và kết cấu công trình, nội dung của các ngành khoa học liên quan như: Sức bền vật liệu; Cơ học kết cấu; Vật liệu xây dựng; Kết cấu bê tông cốt thép và gạch đá, Kết cấu thép – gỗ; Công nghệ và kỹ thuật thi công v.v là những kiến thức không tách rời khỏi chuyên ngành Thí nghiệm và Kiểm định côngtrình.

Thí nghiệm công trình là một lĩnh vực của Nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định và đánh giá khả năng làm việc thực tế của vật liệu và kết cấu công trình xây dựng để kiểm tra, so sánh với kết quả tính toán (lý thuyết) Thí nghiệm công trình bao gồm các thí nghiệm, thử nghiệm được thực hiện trên các mẫu thử vật liệu, cấu kiện và kết cấu công trình tuân theo một quy trình được xác lập bởi các mục tiêu của đề tài nghiên cứu, hay của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành.

Nhiệm vụ cơ bản của nghiên cứu thực nghiệm nói chung, Thí nghiệm công trình nói riêng là phát hiện, phân tích, đánh giá và rút ra những kết luận về khả năng làm việc thực tế - độ cứng, độ bền, độ ổn định và tuổi thọ của kết cấu công trình để so sánh với những kết quả đã tính toán bằng các phương pháp tính lý thuyết Trong nhiều trường hợp, kết quả của Nghiên cứu thực nghiệm còn thay thế được lời giải của các bài toán đặc thù, phức tạp mà nếu sử dụng các phương pháp lý thuyết sẽ mất quá nhiều công sức, thậm chí không giải quyết được Từ kết quả của Nghiên cứu thực nghiệm, các nhà khoa học tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện các phương pháp tính đã có và có thể phát minh ra phương pháp tính mới cho kết quả có độ chính xác cao hơn.

Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm các hoạt động đo lường xác định đặc tính về cơ, lý, hoá, hình học của các đối tượng thí nghiệm: sản phẩm, vật liệuxâydựng; đất xây dựng; cấu kiện, kết cấu công trình xây dựng; môi trường xây dựng đối với các loại công trình xây dựng Thí nghiệm chuyên ngànhxâydựng có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài hiện trường bằng phương pháp phá huỷ hoặc không phá huỷ, xác định các đặc tính của đối tượng thí nghiệm tại một thời điểm trong một khoảng thời gian nhất định.[1]

Kiểm định công trình xây dựng là hoạt động khảo sát, kiểm tra, đo đạc, thử nghiệm, định lượng một hay nhiều tính chất của vật liệu, sản phẩm hoặc kết cấu công trình Trên cơ sở đó, căn cứ vào mục tiêu kiểm định, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá và rút ra những kết luận về công trình theo quy định của thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành được áp dụng Khi tiến hành công tác kiểm định công trình, một nội dung quan trọng là tiến hành thí nghiệm công trình để xác định các tính chất, các thông số kỹ thuật của sản phẩm hoặc kết cấu côngtrình.

Công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng được tiến hành bởi các biện pháp:khảo sát (đo, vẽ, đánh giá ngoại quan…), kiểm tra các tính chất cơ, lý, hoá của sản phẩm bằng phương pháp phá huỷ (thử tải trực tiếp, lấy mẫu từ cấu kiện để thử…) hoặc không phá huỷ (siêu âm, đo mật độ bằng phóng xạ…) Người kiểm định cần đối chiếu, so sánh các tính chất (kích thước, cường độ, khả năng chịu lực…) với thiết kế đã được duyệt và tiêu chuẩn, quy chuẩn (quy định của pháp luật) để đánh giá xem chất lượng của sản phẩm xây dựng đó có đạt yêu cầu hay không, có được đưa vào sử dụng hay phải gia cố, sửa chữa hoặc phá đi làm lại.

Như vậy, có thể diễn giải đầy đủ hơn khái niệm kiểm định chất lượng công trình xây dựng cụ thể như sau:“Kiểm định công trình xây dựng là hoạt động khảo sát, kiểm tra,thử nghiệm nhằm định lượng một hay nhiều tính chất liên quan đến chất lượng của sản phẩm hoặc công trình xây dựng làm cơ sở cho việc phân tích, tính toán so sánh với quy định của thiết kế và tiêu chuẩn áp dụng, tiến hành đánh giá, kết luận và kiến nghị liên quan đến chất lượng công trình”[2]. Đích hướng tới của công tác kiểm định, dù kiểm định chất lượng của một kết cấu đang xây dựng, một công trình mới xây dựng xong hoặc công trình đang vận hành…đều nhằm đánh giá “trạng thái kỹ thuật của công trình” tức khả năng chịu lực hiện hữu của nó Do đó, công việc trọng tâm là phải có các số liệu thực thông qua các thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường theo các phương pháp lấy mẫu trực tiếp hoặc lấy mẫu không phá hoại cùng với việc sử dụng các phương pháp phân tích, tính toán hiện đại, tin cậy.

1.1.2 Vị trí và tầm quan trọng của công tác Thí nghiệm - Kiểmđịnh

1.1.2.1 Vịtrí và tầm quan trọng của công tác Thínghiệm

- Nghiên cứu tính chất cơ lý của vậtliệu:

 Thông qua thí nghiệm người ta có thể đánh giá được tính chất cơ lý của vật liệu từ đó đề xuất ứng dụng làm các cấu kiện phùhợp;

 Là thông số đầu vào quan trọng cho việc tính toán kếtcấu;

 Kiểm chứng các loại vật liệu mới và đề xuất hình dạng, kết cấu mới, kết cấu đặc biệt.

- Thí nghiệm đo đạc đánh giá cấu kiện, kết cấumới:

 Bổ trợ cho việc tính toán lý thuyết (tính toán cần giả thiết một số tham số đầu vào, có nhiều saisố);

 Thực hiện đo đạc trên mô hình kết hợp với tính toán lý thuyết giúp cho việc ứng dụng kết cấu đảm bảo an toàn, tiếtkiệm.

- Thí nghiệm đo đạc lập trạng thái ban đầu, đánh giá tuổi thọ còn lại của côngtrình:

 Việc đo đạc lấy các thông tin trạng thái ban đầu để khẳng định chất lượng theo yêu cầu của thiết kế và là cơ sở để theo dõi chất lượng công trình theo thờigian;

 Thông qua đo đạc kiểm tra hiện trạng dự báo tuổi thọ còn lại của côngtrình.

- Nghiên cứu điều chỉnh giả thiết lýthuyết:

Trong khoa học kỹ thuật chuyên ngành, trong cơ học vật rắn biến dạng, cơ học công trình việc nghiên cứu lý thuyết chưa giải quyết được đầy đủ mà phải có kết quả nghiên cứu thực nghiệm để làm cơ sở cho việc đánh giá sự phù hợp của các giả thiết đưa ra và xác nhận giá trị đúng đắn của kết quả nhận được từ nghiên cứu lý thuyết.

1.1.2.2 Vịtrí và tầm quan trọng của công tác Kiểmđịnh

Như chúng ta đã biết, công trình xây dựng là loại sản phẩm hàng hoá đặc thù được sản xuất đơn chiếc và không cho phép có phế phẩm nên rất cần thiết phải kiểm tra chặt chẽ các khâu, các giai đoạn trong quá trình hình thành sản phẩm Công việc quan trọng đầu tiên là đảm bảo chất lượng thiết kế Trên cơ sở nhiệm vụ thiết kế, sản phẩm thiết kế cần được bên thứ ba độc lập giúp chủ đầu tư thẩm tra từ số liệu đầu vào có liên quan trực tiếp đến công trình, phương pháp tính toán, các giải pháp cấu tạo và giải pháp thiết kế nhằm thoả mãn được nhiệm vụ thiết kế đặt ra phục vụ cho quá trình khai thác sử dụng Đây được xem là tiêu chuẩn đầu tiên và xuyên suốt không chỉ trong giai đoạn của công tác thiết kế, mà đặc biệt quan trọng trong công tác thi công, nghiệm thu công trình Việc thuê tư vấn giám sát kiểm soát chất lượng thi công cũng không thể kiểm soát hết các vấn đề của chất lượng công trình nếu không có kiểm định chất lượng Do vậy, công tác kiểm định chất lượng là cách duy nhất có thể đánh giá mức độ và làm sáng tỏ thực trạng chất lượng côngtrình. Để góp phần chủ động kiểm soát tốt nhất chất lượng công trình trong suốt vòng đời công trình, hoạt động kiểm soát của bên thứ ba độc lập cần triển khai ở cả ba giai đoạn hình thành và vận hành sản phẩm với các hình thức khác nhau.

- Trong giai đoạn thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) cần thẩm tra, thẩm định thiếtkế;

- Trong giai đoạn thi công xây dựng (giai đoạn chuyển sản phẩm trên giấy thành sản phẩm vật chất cụ thể) là giai đoạn có nhu cầu kiểm soát chất lượng thông qua công tác kiểm định nhiều và phổ biến nhất Công tác kiểm định giai đoạn này bao gồm kiểm định chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị công trình, chất lượng các công việc thi công và chất lượng công trình hoànthành;

- Trong giai đoạn khai thác, sử dụng công trình, công tác kiểm định nhằm mục đích chủ động phòng ngừa sự xuống cấp hay hư hỏng công trình (bảo trì phòng ngừa) hoặc phục vụ trực tiếp công tác duy tu, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và thay thế khi cầnthiết.

Trường hợp xảy ra sự cố công trình khi đang thi công hoặc đang được khai thác sử dụng, công tác kiểm định là nhân tố quan trọng nhất phục vụ việc điều tra sự cố, xác định chính xác nguyên nhân để có các biện pháp khắc phục sự cố.

Công tác kiểm định phục vụ điều tra sự cố công trình cũng như khi có tranh chấp về chất lượng mang tính bị động nhưng luôn là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp của công tác kiểm định Kết quả của công tác kiểm định có ảnh hưởng rất lớn tới các quyết định có liên quan, không chỉ trong phạm vi lựa chọn được cách khắc phục về chất lượng mà còn liên quan đến các thiệt hại về kinh tế mà bên có lỗi phải đền bù và nhiềukhiliên quan đến sinh mạng chính trị của con người Vì vậy công tác này đòi hỏi người có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn bản lĩnh nghề nghiệp và sự trong sáng về đạo đức Các số liệu khách quan từ công tác khảo sát, điều tra cùng với việc phân tích, chẩn đoán, thẩm tra lại bằng tính toán sẽ đưa ra các nhận xét tin cậy về nguyên nhân các sự cố hoặc công trình kém chất lượng đồng thời cũng đưa ra các lời khuyên khắc phục các sựcố.

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí công tác Thí nghiệm – Kiểm định trong vòng đời của một công trình

Quá trình phát triển của hệ thống Thí nghiệm – Kiểm định xây dựng củaViệtNam

1.2.1 Quátrình hình thành và pháttriển Ở Việt Nam, công tác thí nghiệm công trình mới bắt đầu hình thành từ sau hoà bình năm

1954 Với sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và một số nước Xã hội chủ nghĩa khác,trên Miền Bắc nước ta, một số Phòng thí nghiệm công trình lần đầu tiên được xây dựng như[3]:

- Viện Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải thuộc Bộ GTVT (Cầu Giấy – Hà Nội) được thành lập, cùng với việc xây dựng Phòng thí nghiệm đã đưa vào hoạt động những năm 1955-1958 Những trang thiết bị do Trung Quốc viện trợ Tại đây, có thể tiến hành các thí nghiệm cơ bản về vật liệu và cấu kiện phục vụ ngành xây dựng công trình giao thông vận tải Đây cũng là cơ sở đào tạo sinh viên đại học ngành xây dựng và giao thông cho những khoá học đầu tiên ở nước ta sau hoà bình Trong quá trình hoạt động của mình, Viện Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải đã có những đóng góp tích cực về mặt khoa học kỹ thuật giao thông vận tải ở nước ta, đặc biệt là trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước Bước vào thời kỳ kinh tế đổi mới, với việc bổ sung và nâng cấp nhiều trang thiết bị mới và hiện đại, Viện đã phát huy vai trò là Trung tâm khoa học và công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải ở nướcta.

- Viện Khoa học Công nghệ xây dựng, thuộc Bộ Xây dựng (Nghĩa Đô – Hà Nội) xây dựng vào năm 1956 – 1960 cũng do Trung Quốc viện trợ Trong viện bao gồm mộthệthống các phòng thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu cơ bản về xây dựng, một Phòng thí nghiệm công trình, nơi tiến hành thử nghiệm cấu kiện và mô hình kết cấu Hoạt động của Viện ngày càng mở rộng và lớn mạnh, Viện được nhà nước đầu tư, bổ xung nhiều trang thiết bị hiện đại và là trung tâm Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực xây dựng của cảnước.

- Phòng thí nghiệm công trình thuộc khoaXâydựng trường Đại học Bách khoa (nay là Phòng Thí nghiệm và Kiểm định công trình trường Đại học Xây dựng) được xây dựng vào năm 1962 – 1964 do Liên Xô viện trợ, đây là phòng thí nghiệm được xếp vào loại hoàn chỉnh nhất về năng lực trang thiết bị, mặt bằng và năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu thực nghiệm kết cấu công trình Trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, Phòng thí nghiệm Công trình trường Đại học Xây dựng vẫn hoạt động liên tục đảm bảo yêu cầu công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhiều đề tài nghiên cứu về kết cấu công trình phục vụ trực tiếp cho các cuộc kháng chiến và phục vụ xây dựng đất nước được tiến hành tạiđây.

- Một số cơ sở thí nghiệm khác thuộc các trường đại học, các Viện hoặc các Bộ có quảnlýxây dựng(trongđóchủyếulàBộXâydựng,BộGiaothôngvậntải,BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn) được hình thành phần lớn từ sau hoà bình năm 1975 ở hầu hết các thành phố và trung tâm kinh tế từ Bắc vào Nam.

Cho đến nay, số phòng thí nghiệm được công nhận là Phòng Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (LAS-XD) ở cả nước đã lên tới hơn nghìn [4] Tuy nhiên số phòng thí nghiệm đủ năng lực thực hiện đầy đủ các thí nghiệm và phép thử cơ bản trong Thí nghiệm và Kiểm định công trình cũng còn khá hạnchế.

1.2.2 Cơ cấu hệ thống các phòng thí nghiệm và kiểmđịnh Để thực hiện công tác thí nghiệm, kiểm định vật liệu và công trình xây dựng, hầu hết các kết cấu vật liệu xây dựng được đánh giá tại các phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng với các loại sản phẩm Các đơn vị thử nghiệm để đảm bảo chất lượng cũng phải được đánh giá và hoạt động theo chuẩn mực tiêu chuẩnthí nghiệm kiểm định chất lượng công trình xây dựngđã quy định Trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, hệ thống các phòng thử nghiệm đã được công nhận và mang 1 trong 2 mã hiệusau:

1.2.2.1 Phòngthí nghiệm kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng mang mã hiệuVILAS

VILAS là hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam, VILAS là một trong những chương trình công nhận của Văn phòng Công nhận Chất lượng Việt Nam(BoA - Bureau of Accreditation Vietnam, BoA là thành viên MRA của các tổ chứccông nhận khu vực và Quốc tế APLAC, ILAC, tham gia các hoạt động trong các tổ chức ILAC, APLAC và PAC) Đến nay, VILAS đã thực hiện tốt sứ mệnh góp phần thống nhất hoạt động công nhận trong cả nước góp phần giúp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và phổ biến chuẩn TCVN ISO/IEC 17025:2005 [5], qua đó nâng cao năng lực của rất nhiều phòng thí nghiệm tại Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc kiểm tra xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt dễ dàng hơn, thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam.

VILAS sử dụng chuẩn quốc tể để tiến hành đánh giá công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn Trước năm 1999, VILAS sử dụng hướng dẫn ISO/IEC Guide 25 [6] để làm chuẩn mực đánh giá Ngày 15/12/1999, khi ISO ban hành tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:1999 [7],VILAS sử dụng chuẩn ISO/IEC 17025 là chuẩn để tiến hành đánhg i á công nhận năng lực của các phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn Đến nay, chuẩn ISO/IEC

17025 đã có phiên bản là ISO/IEC 17025:2005 [5], chuẩn này cũng được tất cả các tổ chức/chương trình công nhận của các nước và quốc tế sử dụng để tiến hành đánh giá công nhận năng lực phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn (gọi chung là phòng thí nghiệm)

Chức năng của chính của VILAS là: Đánh giá công nhận năng lực phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn theo chuẩn mực là tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 [5], đồng thời đánh giá theo yêu cầu bổ sung cụ thể cho từng lĩnh vực cụ thể, trong đó có lĩnh vực thí nghiệm vật liệu xây dựng.

Như vậy, phòng thử nghiệm được công nhận Vilas là hệ thống phòng thử nghiệm được công nhận theo TCVN ISO/IEC 17025: 2005 [5] do Văn phòng Công nhận chất lượng cấp giấy chứng nhận Nếu phòng thử nghiệm đáp ứng chuẩn mực này thì kết quả thử nghiệm sẽ có điều kiện được thừa nhận lẫn nhau giữa các quốc gia khác.

Hiện tại Việt Nam có khoảng hơn 900 [8] phòng thử nghiệm được công nhận và mang mã hiệu VILAS, trong đó số lượng phòng thử nghiệm thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng được công nhận khá ít.

1.2.2.2 Phòngthí nghiệm mang mã hiệuLAS-XD Được công nhận bởi Bộ Xây dựng và phạm vi chỉ giới hạn cho các Phòng thí nghiệm xây dựng Chuẩn mực công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế TCVN ISO/IEC 17025:2007

- ISO/IEC 17025:2005 [5] và quy định điều kiện hoạt động phòng Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo Nghị định 62/2016/NĐ-CP [9] ngày 01/7/2016 Hiện nay đã có hơn 1000 phòng Thí nghiệm được công nhận trên cảnước.

1.2.3 Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan trong lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểmđịnh

Thực trạng hoạt động Thí nghiệm - Kiểm định hiệnnaycủaViệt Nam

1.3.1 Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểmđịnh

Từ năm 2001 đến nay, cùng với nền kinh tế cả nước trên đà phát triển mạnh và hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới Ngành Xây dựng nói chung và lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểm định nói riêng cũng đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại, năng lực có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về xây dựng, kể cả những công trình quy mô lớn, đòi hỏi chất lượng cao, công nghệ hiện đại ở trong và ngoài nước.

Luật Xây dựng năm 2014 [11] được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, thay thế Luật Xây dựng năm 2003 là sự kiện quan trọng nhất của ngành Xây dựng Việt Nam trong những năm qua, nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư xây dựng công trình, hình thành thị trường xây dựng với quy mô ngày càng rộng lớn, đa dạng, phong phú, đã làm cho các hoạt động xây dựng đi dần vào kỷ cương, nền nếp, chất lượng xây dựng được đảmbảo.

Trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng, cơ chế quản lý đầu tưxâydựng tiếp tục được đổi mới một cách căn bản, toàn diện theo cơ chế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập Hệ thống quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng được ban hành cho tất cả các lĩnh vựcxâydựng, các đối tượng tiêu chuẩn hóa đã bao quát hầu hết các hoạt động xây dựng Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng được hoàn thiện cơ bản theo hướng Nhà nước quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật, thị trường quyết định giá cả để phù hợp với thực tế thi công xây dựng, tiến tới thực hiện giá cả xây dựng theo thị trường Trong đó, lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểm định cũng đã dần hoàn thiện theo xu hướng phát triển chung của ngành Xâydựng.

Chất lượng luôn là vấn đề sống còn của ngành Xây dựng, để có những công trình có tầm cỡ cho ngày hôm nay và tương lai, những năm qua, ngành Xây dựng luôn coi trọng công tác quản lý chất lượng công trình Trong đó, công tác Thí nghiệm – Kiểm định chất lượng công trình được quan tâm và thực hiện nghiệm túc nên hầu hết các công trình, hạng mục công trình được đưa vào sử dụng trong thời gian qua đều đáp ứng yêu cầu về chất lượng, phát huy đầy đủ công năng sử dụng theo thiết kế, đảm bảo an toàn trong vận hành và phát huy tốt hiệu quả đầutư.

Trong những năm qua, hoạt động Thí nghiệm – Kiểm định trong lĩnh vực xây dựng đã có những chuyển biến tích cực, được quan tâm và chú trọng nhiều hơn Thể chế về Thí nghiệm – Kiểm định xây dựng đã cơ bản được hoàn thiện thông qua việc ban hành Luật, Nghị định và các Thông tư hướng dẫn thực hiện; hệ thống Tiêu chuẩn,Quychuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện; nguồn nhân lực thực hiện công tác Thí nghiệm – Kiểm định xây dựng đã được tăng lên về số lượng, chất lượng, đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tế Đặc biệt, các vụ việc kiểm định, giám định phục vụ cho việc tranh chấp đã cơ bản được giải quyết, đáp ứng kịp thời yêu cầu của hoạt động tốtụng.

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực khoa học công nghệ và kỹ thuật số đã cho ra đời nhiều thiết bị thí nghiệm, kiểm định hiện đại cho phép xác định một hay nhiều tính chất của vật liệu, bộ phận công trình hoặc công trình với mức độ chính xác cao qua đó giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá kết quả thí nghiệm, kiểm định, giám định.

1.3.2 Những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểmđịnh

Theo báo cáo của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng, hiện cả nước có hơn 6 triệu công trình xây dựng, từ các công trình công nghiệp, cầu, đường, chung cư đến các công trình dân dụng đang thi công Pháp luật hiện hành quy định, việc thực hiện kiểm định, giám định chất lượng các công trình xây dựng để bảo đảm tuổi thọ, độ an toàn của công trình thuộc về chủ đầu tư Và theo thông lệ, chủ đầu tư thường giao trách nhiệm này cho các nhà thầu thi công ngay trong hợp đồng giao thầu, các nhà thầu theo đó phải có biện pháp bảo đảm chất lượng công trình ngay từ khâu khảo sát, thiết kế và thi công công trình Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc thực hiện công tác kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng đang có nhiều bất cập Bằng chứng là không ít công trình đang trong quá trình thi công đã gặp sự cố gây thiệt hại cả về người và tài sản Vídụ:sự cố sập đường dẫn mố cầu Cần Thơ năm 2007; sập nhịp dẫn cầu Thanh Trì năm 2010; hư hỏng nặng cầu và hầm chui Văn Thánh trong công trình Cầu Thủ Thiêm; hư hỏng mặt đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài Đây là những ví dụ điển hình của tình trạng chất lượng công trình không được giám sát chặt chẽ, các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến hố móng, chất lượng bê tông, độ dày bê tông, độ phân bố cốt thép trong bê tông, những khiếm khuyết trong mối hàn đã không được kiểm định, giám định kịp thời làm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong quá trình thi công côngtrình.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, với mức tăng trưởng trên 10% mỗi năm, ngày càng có nhiều công trình xây dựng có quy mô lớn, áp dụng những công nghệ tiên tiến được xây dựng trên đất nước ta Vì vậy, yêu cầu công tác Thí nghiệm - Kiểm định xây dựng cần có những thay đổi đột phá cả về lượng và chất Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng hoạt động thí nghiệm, kiểm định Bộ Xây dựng cho rằng hoạt động này bộc lộ rất nhiều bất cậpnhư:

- Số lượng các tổ chức thí nghiệm, kiểm định của ta hiện nay nhiều nhưng chưa mạnh, chưa chuyên nghiệp và chưa phủ kín tất cả các lĩnhvực.

- Về thực tế hoạt động kiểm định chất lượng trong xây dựng, do thiếu quy định về công nhận các tổ chức kiểm định nên không thể thống kê chính xác số lượng tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kiểm định xây dựng Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cũng chưa quản lý được năng lực kiểm định thực sự của các tổ chức tư vấn hoạt động trong lĩnh vực này Nhu cầu thực tế đối với hoạt động kiểm định là rất lớn, nhưng số lượng của các tổ chức hoạt động có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chưa nhiều, chưa có chuyên gia được đào tạo chuyênnghiệp.

- Việc thực hiện các thí nghiệm kiểm tra chất lượng và cấp chứng nhận đạt chuẩn cũng được xã hội hóa; nhiều phòng thí nghiệm, trung tâm kiểm định chất lượng của mọi thành phần kinh tế mọc lên như nấm Tuy nhiên, công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động xây dựng và kiểm định chất lượng của các phòng thí nghiệm này còn nhiều hạn chế Vì vậy, chất lượng của các kết quả kiểm định chất lượng, kết quả thí nghiệm do các phòng thí nghiệm này cung cấp chủ yếu phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp của họ và của chủ thầu xâydựng.

- Việc đánh giá các công trình có nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn hoặc độ tuổi của công trình xây dựng hiện nay có nhiều thiết bị hiện đại cho phép kiểm tra và đánh giá chất lượng với độ chính xác cao Tuy nhiên chi phí sử dụng các công cụ này khá cao Hệ quả là nhiều nhà thầu bỏ qua công đoạn lấy mẫu và đánh giá tại hiện trường Nhiều kết quả thí nghiệm hay đánh giá chất lượng công trình xây dựng theo đó không phụ thuộc vào máy móc thiết bị mà phụ thuộc vào cảm tính và chủ quan của conngười.

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động Thí nghiệm - Kiểmđịnh 21

Một số chuyên gia về xây dựng cho rằng, nguyên nhân của tình trạng trên là do cơ chế quản lý công tác giám định chất lượng công trình chưa thực sự chặt chẽ Nếu như trong thời kỳ bao cấp, tất cả các khâu của hoạt động kiểm định, giám định chất lượng đềudocơquanquảnlýnhànướcthựchiện,thìnay,côngviệcnàyđượcgiaochonhà thầu thi công, chủ đầu tư Do vậy phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu Nếu chủ đầu tư và nhà thầu không thực sự quan tâm đến chất lượng công trình, không thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các bước Thí nghiệm – Kiểm định chất lượng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, khả năng sử dụng lâu dài của công trình.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã hình thành nên môi trường cạnh tranh khốc liệt, một số đơn vị Thí nghiệm – Kiểm định đã bỏ qua các quy định, cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến kết quả kiểm tra không chính xác mà chỉ mang tính chất đối phó.

Công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng mới chỉ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chứ chưa có các văn bản quy phạm kỹ thuật quy định rõ nội dung, trình tự, phương thức kiểm định Đặc biệt, hiện chúng ta chưa có quy trình kiểm định dành cho các loại và cấp công trình.

Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng cũng chưa quản lý được năng lực kiểm định thực sự của các tổ chức tư vấn hoạt động trong lĩnh vực này.

Vào năm 2010, Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, tổng số các phòng thí nghiệm trong xây dựng hiện có trên cả nước là 896, tập trung tại các đô thị lớn Các hoạt động thí nghiệm, kiểm định, chứng nhận chất lượng chưa đạt chuẩn mực quốc tế và chưa được thừa nhận trên bình diện quốc tế Đa số các phòng thí nghiệm mới chỉ thực hiện được các phép thử thông thường đối với một số loại vật liệu phổ biến như bê tông, xi măng, vữa. Các phép thử liên quan tới đánh giá tác động của gió, động đất, cháy hầu như chưa được thực hiện Hiện Việt Nam có trên 230 tiêu chuẩn kỹ thuật về phương pháp thử Số lượng tiêu chuẩn như vậy được cho là rất nhỏ so với nhu cầu thực tế cũng như với hệ thống tiêu chuẩn của các nước tiên tiến khác”.[15]

Mặt khác, nguyên nhân khiến hoạt động Thí nghiệm – Kiểm định chất lượng công trình xây dựng chưa đạt kết quả cao như mong muốn là do chế tàiđốivới lĩnh vực này chưa đủ mạnh để răn đe và ngăn chặn sự tắc trách, thiếu trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng công trình xâydựng.

Việc chưa có quy trình kiểm định dành cho các loại và cấp công trình nên các tổ chức kiểm định chỉ căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để xây dựng cho mình quy trình riêng nên các quy trìnhnàycũng không thống nhất và không đồng bộ với nhau dẫn tới rất khó cho các cơ quan có thẩm quyền phân sử các tranh chấp (nếu có) Thực chất việc sử dụng các tài liệu chỉ dẫn và tiêu chuẩn kỹ thuật khi thực hiện kiểm định chính là đảm bảo cho tính nhất quán của phương pháp áp dụng cũng như tính pháp lý của việc đánh giá, kết luận trong báo cáo kết quả sau này Nó đồng thời làm cho độ tin cậy, tính logic của công tác kiểm định được đảmbảo.

Việc chọn tài liệu chỉ dẫn và tiêu chuẩn kỹ thuật nào để áp dụng còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người chủ trì, năng lực chuyên môn và sự thành thạo của đội ngũ kiểm định viên Khi lập đề cương kiểm định, việc nghiên cứu và chọn lọc chu đáo đối với phương pháp áp dụng trong kiểm định, sẽ không chỉ đem lại chất lượng cao cho kết quả khảo sát, mà còn cho phép giảm thiểu kinh phí và rút ngắn tối đa thời gian thựchiện.

Một số vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu trong công tác Thí nghiệm – Kiểmđịnhnóichung

Qua việc đánh giá thực trạng và phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng công tác Thí nghiệm – Kiểm định như trên ta có thể thấy được công tác Thí nghiệm – Kiểm định đang đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển Với tốc độ gia tăng số lượng và quy mô các công trình xây dựng cao như hiện nay, làm thế nào để việc quản lý chất lượng các công trìnhxâydựng được thực hiện hiệu quả, bảo đảm chất lượng, tuổi thọ và độ an toàn cao của công trình? Xung quanh hoạt động này đang đặt ra nhiều vấn đề cần sự quan tâm đúng mức hơn của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựngnhư:

- Cần hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý trong lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểm định theo hướng cơ quan quản lý nhà nước phải quản lý chặt chẽ quy trình Thí nghiệm - Kiểm định theo quy định nhưng vẫn đảm bảo điều kiện hoạt động của các tổ chức theo cơ chế thịtrường.

- Kiểm soát năng lực hoạt động của các phòng Thí nghiệm, các đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định, giám định nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng côngtrình.

- Thường xuyên kiểm tra các phòng Thí nghiệm, các đơn vị Kiểm định và có chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn tính mạng cho người sửdụng.

- Quy định cụ thể về quyền lợi, nghĩa vụ đồng thời kết hợp tuyên truyền ý thức trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến việc hình thành nên sản phẩm xây dựng nhằm tạo chuyển biến tích cực trong việc nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác Thí nghiệm - Kiểm định công trìnhxâydựng.

Chương 1 giới thiệu một cách khái quát về công tác thí nghiệm, kiểm định

- Quá trình hình thành và phát triển cũng như thực trạng hiệnnaycủa công tác thí nghiệm, kiểm định ở nước ta hiệnnay.

- Cung cấp một hệ thống cơ bản về các phòng Las-XD hiện nay, hệ thống văn bản quảnlýnhànước,cácvănbảnphápluậtliênquanđếnhoạtđộngcôngtácThínghiệm

- Thông qua các thông tin cơ bản ở chương này, người đọc có cái nhìn tổng quan và nắm bắt được vị trí, tầm quan trọng của công tác thí nghiệm, kiểm định trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng Làm cơ sở định hướng cho tác giả lựa chọn đề tài

“ Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Thí nghiệm - Kiểm định tạiphòng Las-XD 152 ” để làm luận văn tốtnghiệp.

CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT VỀ CÔNG TÁC THÍNGHIỆM KIỂMĐỊNH

Qui định về phòng thí nghiệm chuyên ngànhxâydựng

2.1.1 Quy định chung về phòng Thí nghiệm chuyên ngành xâydựng

- Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là một thực thể trực thuộctổ chức hoạtđộng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, bao gồm: nhân lực (trưởng, phó phòng thí nghiệm, các thí nghiệm viên) và các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc thí nghiệm được bố trí trong một không gian riêng nhằm cung cấp các điều kiện để thực hiện các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được cấp mã số (LAS-XD) và có địa chỉ cố định ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.[1]

- Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là tổ chức kinh doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc công trình xây dựng đáp ứng các Điều kiện năng lựcquyđịnh và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là 05 năm kể từ ngày cấp.

- Điều kiện năng lực Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xâydựng:

 Là tổ chức được thành lập theo quy định của phápluật;

 Đáp ứng các yêu cầu chung của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 - ISO/IEC 17025:2005 [5] và đáp ứng các yêu cầu cụ thể phù hợp với các chỉ tiêu thí nghiệm đăngký;

 Người quản lý trực tiếp hoạt động thí nghiệm chuyển ngành xây dựng phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với một trong các lĩnh vực thí nghiệm của tổ chức;

 Có thí nghiệm viên phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và có văn bằng,chứng chỉ đào tạo phù hợp cho mỗi lĩnh vực thínghiệm.

2.1.2 Thínghiệm viên và phạm vi thínghiệm

2.1.2.1 Thí nghiệm viên chuyên ngành xâydựng

Thí nghiệm viên chuyên ngành xây dựng là người trực tiếp thực hiện các phép thử thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm hoặc tại trực tiếp hiện trường, đây là khâu cực kỳ quan trọng trong các công trình xây dựng Người làm công tác này cần nắm vững đặc tính của từng loại vật liệu và phối kết hợp chúng với các vật liệu khác để tạo nên giá trị bền vững cho mọi công trình Thí nghiệm viên cũng cần nắm vững được nguyên lý kết hợp các vật liệu theo tình trạng thời tiết tại các khu vực để đem lại hiệu quả tối đa cho các công trình.

Theo yêu cầu mới nhất từ Bộ xây dựng, những người làm công tác thí nghiệm viên tại các công trình xây dựng cần tham gia khóa học thí nghiệm viên và có chứng chỉ theo dúng tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng Yêu cầu này không chỉ làm chuẩn hóa hơn nữa bộ phận thí nghiệm viên mà còn góp phần nâng cao chất lượng các công trình xây dựng từ những khâu căn bảnnhất.

2.1.2.2 Phạmvi và lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xâydựng

- Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm các hoạt động đo lường xác định đặc tính về cơ, lý, hóa, hình học của các đối tượng thí nghiệm: sản phẩm, vật liệuxâydựng; đất xây dựng; cấu kiện, kết cấu công trình xây dựng; môi trường xây dựng đối với các loại công trình xây dựng.[1]

- Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài hiện trường [1]

- Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng có thể được thực hiện bằng phương pháp phá hủy hoặc không phá hủy, xác định các đặc tính của đối tượng thí nghiệm tại một thời điểm trong một khoảng thời gian nhất định.[1]

Bên cạnh việc thực hiện các phép thử thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài hiện trường thì các thí nghiệm viên còn có thể thực hiện việc thí nghiệm trực tiếp tại công trình thông qua các trạm thí nghiệm hiện trường đặt ngay tại công trình nhằm mở rộng phạm vi thí nghiệm Để hình thành 1 trạm thí nghiệm hiện trường cần đáp ứng các Quy định về trạm thí nghiệm hiện trường tại Điều 5, Thông tư 06/2017/TT-BXD

[1] ngày 25/4/2017 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Điều 5 Quy định về trạm thí nghiệm hiện trường[1]

- Trạm thí nghiệm hiện trường là một thực thể của phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, do tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thành lập để phục vụ hoạt động thí nghiệm cho dự án/công trình xây dựng cụ thể trong khoảng thời gian thi công dự án/công trình xây dựng đó Trạm thí nghiệm hiện trường được bố trí nhân lực, thiết bị, dụng cụ, đáp ứng các yêu cầu về không gian và điều kiện thí nghiệm như phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, tương ứng với các phép thử được thực hiện.

- Căn cứ yêu cầu thực tế của từng dự án/công trình xây dựng cụ thể, việc thành lập trạm thí nghiệm hiện trường phải được ban hành bằng Quyết định Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường phải ghi rõ địa chỉ, kèm theo danh mục nhân sự, thiết bị được điều chuyển Quyết định thành lập được gửi cho chủ đầu tư hoặc cá nhân, tổ chức được chủ đầu tư ủy quyền kiểm tra xác nhận phù hợp với các phép thử thực hiện cho công trình Quá trình kiểm tra được lập thành biên bản trước khi tiến hành các hoạt động thí nghiệm, Trường hợp một trạm thí nghiệm hiện trường phục vụ cho nhiều dự án/công trình cùng thời điểm thì phải được ghi rõ trong Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường hoặc phải ban hành Quyết định bổsung.

- Trạm thí nghiệm hiện trường được sử dụng mã số LAS-XD của phòng thí nghiệm được công nhận của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xâydựng.

- Các thiết bị thí nghiệm đặt cố định tại trạm thí nghiệm hiện trường phải được kiểm định/hiệu chuẩn lại theo quy định của pháp luật về đo lường trước khi tiến hành các thí nghiệm.

- Trước khi tiến hành các hoạt động thí nghiệm và trong thời gian 01 tháng sau khi kết thúcc á c h o ạ t đ ộ n g c ủ a t r ạ m th ín g h i ệ m h i ệ n t r ư ờ n g , t ổ c h ứ c h o ạ t đ ộ n g t h í n g h i ệ m chuyên ngành xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho Sở Xây dựng tại địa phương nơi thực hiện dự án/công trình xây dựng,

2.1.3 Danhmục và tiêu chuẩn áp dụng trong công tác thí nghiệm và kiểmđịnh

Bảng 2.1 Danh mục các quy chuẩn quốc gia hiện hành

STT KÝ HIỆU TÊN QUY CHUẨN

01 QCVN 07:2011/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê tông

02 QCVN 16: 2014/BXD Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

03 QCVN 07: 2016/BXD Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật

Bảng 2.2 Danh mục các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành

STT KÝ HIỆU TÊN TIÊU CHUẨN

1 CỐT LIỆU CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA

1 TCVN 7572:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử

2 TCVN 7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật

3 TCVN 9205:2012 Cát nghiền cho bê tông và vữa

4 TCVN 4030:2003 Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn

5 TCVN 6016:2011 Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ

6 TCVN 6017:2015 Xi măng - Phương pháp xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích

8 TCVN 8824:2011 Xi măng - Phương pháp xác định độ co khô của vữa

9 TCVN 8877:2011 Xi măng - Phương pháp thử - Xác định độ nở Autoclave

10 TCVN 6068:2004 Xi măng poóc lăng bền sunphat - Phương pháp xác định độ nở sunphat

11 TCVN 7713:2007 Xi măng - Xác định sự thay đổi chiều dài thanh vữa trong dung dịch sulfat

12 TCVN 7712:2013 Xi măng poóc lăng hỗn hợp ít toả nhiệt

13 TCVN 141:2008 Xi măng poóc lăng - Phương pháp phân tích hoá học

14 TCVN 2682:2009 Xi măng pooc lăng - Yêu cầu kỹ thuật

15 TCVN 6260:2009 Xi măng pooc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật

16 TCVN 6067:2004 Xi măng poóc lăng bền sunphat - Yêu cầu kỹ thuật

17 TCVN 6068:2004 Xi măng poóc lăng bền sunphat - Phương pháp xác định độ nở sunphat

18 TCVN 4787:2009 Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

3 HỖN HỢP, CẤU KIỆN BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG NẶNG

19 TCVN 3105:1993 Hỗn hợp bê tông và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử

20 TCVN 3106:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt

21 TCVN 3107:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp vebe xác định độ cứng

22 TCVN 3108:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xácđ ị n h k h ố i lượng thể tích

23 TCVN 3109:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định táchv ữ a và độ tách nước

24 TCVN 3110:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp phân tích thành phần

25 TCVN 3111:1993 Hỗn hợp bê tông nặng- P h ư ơ n g p h á p x á c đ ị n h h à m lượng bọt khí

26 TCVN 3112:1993 Bê tông nặng - Phương pháp thử xác định khối lượng riêng

27 TCVN 3113:1993 Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ hút nước

28 TCVN 3114:1993 Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ mài mòn

29 TCVN 3115:1993 Bê tông nặng - Phương pháp xác định khối lượng thể tích

30 TCVN 3116:1993 Bê tông - Phương pháp xác định khối lượng thể tích

31 TCVN 3117:1993 Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ co

32 TCVN 3118:1993 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén

33 TCVN 3119:1993 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ kéok h i uốn

34 TCVN 3120:1993 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ kéo khi bửa

35 TCVN 5726:1993 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ lăng trụ và mođun đàn hồi khi nén tĩnh

36 TCVN 5847:1994 Cột điện bê tông cốt thép ly tâm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

Standard Test Method for Obtaining and Testing Drilled Cores and Sawed Beams of Concrete

Standard Method of Test for Concrete Pipe, Manhole Sections, or Tile

39 TCVN 9338:2012 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp xác định thời gian đông kết

40 TCVN 9339:2012 Bê tông và vữa xây dựng - Phương pháp xác định pH bằng máy đo pH

41 TCVN 7888:2014 Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước

42 TCVN 9343:2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo trì

43 TCVN 9382:2012 Chỉ dẫn kỹ thuật chọn thành phần bê tông sử dụng cát nghiền

44 TCVN 10306:2014 Bê tông cường độ cao - Thiết kế thành phần mẫu hình trụ

45 TCVN 9116:2012 Cống hộp bê tông cốt thép

46 TCVN 9139:2011 Công trình thủy lợi - Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép vùng ven biển – Yêu cầu kỹ thuật

47 TCVN 3121:2003 Vữa xây dựng - Phương pháp thử

48 TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật

49 TCVN 9028:2011 Vữa cho bê tông nhẹ

50 TCVN 1651-1:2008 Thép cốt bê tông - Phần 1: Thép thanh tròn trơn

51 TCVN 1651-2:2008 Thép cốt bê tông - Phần 2: Thép thanh vằn

52 TCVN 1651-3:2008 Thép cốt bê tông - Phần 3: Lưới thép hàn

53 TCVN 5709:2009 Thép cácbon cán nóng dùng làm kết cấu trong xây dựng

54 TCVN 197-1:2014 Vật liệu kim loại - Thử kéo - Phần 1: Phương pháp thử ở nhiệt độ phòng

55 TCVN 198:2008 Vật liệu kim loại - Thử uốn

56 TCVN 8310:2010 Thử phá hủy mối hàn trên vật liệu kim loại - Thử kéo ngang

57 TCVN 8311:2010 Thử phá hủy mối hàn trên vật liệu kim loại - Thử kéo dọc kim loại mối hàn trên mối hàn nóng chảy

58 TCVN 7937-1:2013 Thép làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực - Phương pháp thử - Phần 1: Thanh, dảnh và dây dùng làm cốt

59 TCVN 7937-2:2013 Thép làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực - Phương pháp thử - Phần 2: Lưới hàn

60 TCVN 7937-3:2013 Thép làm cốt bê tông và bê tông dự ứng lực - Phương pháp thử - Phần 3: Thép dự ứng lực

61 TCVN 165:1988 Kiểm tra không phá hủy - Kiểm tra chất lượng mối hàn ống thép bằng phương pháp siêu âm

62 TCVN 4396:1986 Kiểm tra không phá hủy - Phương pháp dùng bột từ

63 TCVN 4617:1988 Kiểm tra không phá hủy - Phương pháp thẩm thấu

64 TCVN 312-1:2007 Thử va đập kiểu con lắc Charpy - Phần 1: Phương pháp thử

65 TCVN 4395:1986 Kiểm tra không phá hủy - Kiểm tra mối hàn kim loại bằng tia rơnghen và gamma

66 TCVN 5401:2010 Thử phá hủy mối hàn vật liệu kim loại - Thử uốn

67 TCVN 5402:2010 Thử phá hủy mối hàn vật liệu kim loại - Thử va đập - Vị trí mẫu thử, hướng rãnh khía và kiểm tra

68 TCVN 1916:1995 Bulông, vít, vít cấy và đai ốc - Yêu cầu kỹ thuật

69 TCVN 9139:2012 Công trình thủy lợi - Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép vùng ven biển - Yêu cầu kỹ thuật

6 GẠCH XÂY, GẠCH BT, GẠCH BT TỰ CHÈN, GẠCH BT NHẸ, NGÓI, TẤM LỢP

70 TCVN 6355:2009 Gạch xây - Phương pháp thử

71 TCVN 1450:2009 Gạch rỗng đất sét nung

72 TCVN 1451:1998 Gạch đặc đất sét nung

73 TCVN 6476:1999 Gạch bê tông tự chèn

75 TCVN 7959:2011 Bê tông nhẹ - Gạch bê tông khí chưng áp (AAC)

76 TCVN 9030:2011 Bê tông nhẹ - Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp -

77 TCVN 9029:2011 Bê tông nhẹ - Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp -

78 TCVN 4313:1995 Ngói - Phương pháp thử cơ lý

79 TCVN 1452:2004 Ngói đất sét nung - Yêu cầu kỹ thuật

80 TCVN 4435:2000 Tấm sóng amiăng xi măng - Phương pháp thử

81 TCVN 4434:2000 Tấm sóng amiăng xi măng - Yêu cầu kỹ thuật

82 TCVN 6065:1995 Gạch xi măng lát nền

83 TCVN 6415:2005 Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử

84 TCVN 7745:2007 Gạch gốm ốp lát ép bán khô - Yêu cầu kỹ thuật

8 CƠ LÝ ĐẤT TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM

87 TCVN 4195:2012 Đất xây dựng - Phương pháp xác định - Khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm

88 TCVN 4196:2012 Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm

89 TCVN 4197:2012 Đất xây dựng - Phương pháp xác định giới hạn dẻo và giới hạn chảy trong phòng thí nghiệm

90 TCVN 4198:2014 Đất xây dựng - Các phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm

91 TCVN 4199:1995 Đất xây dựng - phương pháp xác định sức chống cắt trong phòng thí nghiệm ở máy cắt phẳng

92 TCVN 4200:2012 Đất xây dựng - Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng thí nghiệm

93 TCVN 4201:2012 Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ chặt tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm

94 TCVN 4202:2012 Đất xây dựng - Phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm

95 22TCN 332:2006 Quy trình thí nghiệm xác định chỉ số CBR của đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm

96 22TCN 333:2006 Quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm

Thí nghiệm xác định sức kháng cắt không cố kết - Không thoát nước và cố kết - Thoát nước của đất dính trên thiết bị nén ba trục

98 TCVN 8718:2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định các đặc trưng tan rã của đất trong phòng thí nghiệm

99 TCVN 8719:2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định các đặc trưng trương nở của đất trong phòng thí nghiệm

100 TCVN 8720:2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định các đặc trưng co ngót của đất trong phòng thí nghiệm

101 TCVN 8722:2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định các đặc trưng lún ướt của đất trong phòng thí nghiệm

102 TCVN 8726:2012 Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định hàm lượng chất hữu cơ của đất trong phòng thí nghiệm

103 TCVN 9153:2012 Công trình thủy lợi – Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất

9 NHỰA VÀ BÊ TÔNG NHỰA

104 22 TCN 58:1984 Quy trình thí nghiệm bột khoáng chất dùng cho bêtông nhựa đường

105 TCVN 8860:2011 Bê tông nhựa - Phương pháp thử

106 TCVN 8819:2011 Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu

108 TCVN 7493:2005 Bitum - Yêu cầu kỹ thuật

109 TCVN 7494:2005 Bitum - Phương pháp lấy mẫu

110 TCVN 7495:2005 Bitum - Phương pháp xác định độ kim lún

111 TCVN 7496:2005 Bitum - Phương pháp xác định độ kéo dài

112 TCVN 7497:2005 Bitum - Phương pháp xác định điểm hoá mềm (dụng cụ vòng-và-bi)

113 TCVN 7498:2005 Bitum - Phương pháp xác định điểm chớp cháy vàđ i ể m cháy bằng thiết bị thử cốc hở Cleveland

114 TCVN 7499:2005 Bitum - Phương pháp xác định tổn thất khối lượng sau gia nhiệt

115 TCVN 7500:2005 Bitum - Phương pháp xác định độ hòa tan trong tricloetylen

116 TCVN 7501:2005 Bitum - Phương pháp xác định khối lượng riêng

117 TCVN 7502:2005 Bitum - Phương pháp xác định độ nhớt động

118 TCVN 7503:2005 Bitum - Xác định hàm lượng paraphin bằng phương pháp chưng cất

119 TCVN 7504:2005 Bitum - Phương pháp xác định độ bám dính với đá

120 TCVN 9395:2012 Cọc khoan nhồi – Thi công và nghiệm thu

121 TCVN 6492:2011 Chất lượng nước - Xác định pH

122 TCVN 6194:1996 Chất lượng nước - Xác định clorua - Chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp Mo)

123 TCVN 6200:1996 Chất lượng nước - Xác định sunfat - Phương pháp trọng lượng sử dụng bari clorua

124 TCVN 6186:1996 Chất lượng nước - Xác định chỉ số Pemanganat

125 TCVN 6196-3:2000 Chất lượng nước - Xác định natri và kali - Phần 3: Xác định natri và kali bằng đo phổ phát xạ ngọn lửa

126 TCVN 4560:1988 Nước thải - Phương pháp xác định hàm lượng cặn

127 TCVN 4506:2012 Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

128 TCVN 8043:2009 Gỗ - Chọn và lấy mẫu cây, mẫu khúc gỗ để xác định các chỉ tiêu cơ lý

129 TCVN 8048:2009 Gỗ - Phương pháp thử cơ lý

130 TCVN 5436:2006 Sản phẩm sứ vệ sinh - Phương pháp thử

131 TCVN 6073:2005 Sản phẩm sứ vệ sinh - Yêu cầu kỹ thuật

132 TCVN 7949:2008 Vật liệu chịu lửa cách nhiệt định hình - Phương pháp thử

133 22TCN 217:1994 Gối cầu cao su cốt bản thép – Tiêu chuẩn chết ạ o , nghiệm thu, lắp đặt

134 TCVN 8826:2011 Phụ gia hoá học cho bê tông

135 ASTM D558 - 11 Standard Test Methods for Moisture-Density (Unit

Weight) Relations of Soil-Cement Mixtures

Standard Test Methods for Wetting and Drying Compacted Soil-Cement Mixtures

Standard Test Methods for Compressive Strength of Molded Soil-Cement Cylinders (Thu hồi 2016 – không có TC thay thế)

Standard Test Method for Compressive StrengthofSoil- CementU s i n g Portions of Beams Brokenin Flexure (Modified Cube Method)

Standard Test Method for Flexural Strength of Soil- Cement Using Simple Beam with Third-Point Loading

Standard Specification for Zinc (Hot-Dip Galvanized) Coatings on Iron and Steel Products

18 THỬ NGHIỆM TẠI HIỆN TRƯỜNG

Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy

Kết cấu bê tông cốt thép - Phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông

143 TCVN 5879:2009 Thử không phá hủy - Phương tiện kiểm tra bằng mắt -

Chọn kính phóng đại có độ phóng đại nhỏ

144 TCVN 9399:2012 Nhà và công trình xây dựng- X á c đ ị n h c h u y ể n d ị c h ngang bằng phương pháp trắc địa

145 TCVN 9400:2012 Nhà và công trình xây dựng dạng thấp - Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa

146 TCVN 9360:2012 Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học

147 22TCN 346:2006 Quy trình thí nghiệm xác định độ chặt nền, móng đường bằng phễu rót cát

148 TCVN 8867:2011 Áo đường mềm – Xác định mô đun đàn hồi chung của kết cấu bằng cần đo võng Benkelman

149 TCVN 8861:2011 Áo đường mềm – Xác định mô đun đàn hồi của nền đất và các lớp kết cấu áo đường bằng hương pháp sử dụng tấm ép cứng

150 TCVN 9385:2012 Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống

151 TCVN 9393:2012 Cọc - Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục

152 TCVN 9396:2012 Cọc khoan nhồi - Xác định tính đồng nhất của bê tông -

Phương pháp xung siêu âm

153 TCVN 9351:2012 Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm hiệnt r ư ờ n g -

Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT)

154 TCVN 8866:2011 Mặt đường ô tô - Xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát - Thử nghiệm

155 22TCN 02:1971 Quy trình kiểm tra nghiệm thu độ chặt của nền đất trong ngành GTVT

156 TCVN 8864:2011 Mặt đường ô tô - Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3,0 mét

157 TCVN 9354:2012 Đất xây dựng - Phương pháp xác định môđun biến dạng tại hiện trường bằng tấm nén phẳng

158 TCVN 9334:2012 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy

159 TCVN 9357:2012 Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - Đánh giá chất lượng bê tông bằng vận tốc xung siêu âm

160 TCVN 9348:2012 Bê tông cốt thép - Kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn

161 TCVN 8869:2011 Quy trình đo áp lực nước lỗ rỗng trong đất

162 TCVN 8821:2011 Phương pháp xác định chỉ số CBR của nền đất và các lớp móng đường bằng vật liệu rời tại hiện trường

163 TCVN 9397:2012 Cọc - Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ

164 TCVN 9406:2012 Sơn - Phương pháp không phá huỷ xác định chiều dày màng sơn khô

Bê tông nặng - Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình

Standard Test Method for In-Place Estimation of Density and Water Content of Soil and Aggregateby Correlation with Complex Impedance Method

167 TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung

168 TCVN 5575:2011 Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế

169 TCVN 9378: 2012 Khảo sát đánh giá tình trạng nhà và công trình xâyg ạ c h đá

170 TCVN 9381: 2012 Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà

171 TCVN 2737: 1995 Tải trọng và tác động

172 TCVN 5573: 2012 Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế

173 TCVN 5574: 2012 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế

Yêu cầu trong công tác Thí nghiệm – Kiểm định tạiđịaphương

Công tác Thí nghiệm – Kiểm định chuyên ngành xây dựng tại Bình Thuận hiệnnaytập trung chủ yếu ở các ngành xây dựng; giao thông và thuỷ lợi, trong đó tập trung chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và côngnghiệp.

Trên cơ sở 173 Tiêu chuẩn kỹ thuật được nêu trong Bảng 2.2-Danh mục tiêu chuẩn Thí nghiệm-Kiểm định thì phạm vi Thí nghiệm-Kiểm định là rất đa dạng và phong phú Để thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu thí nghiệm trong phạm vi 01 phòng Las-XD là điều hết sức khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực và thiết bị máy móc rấtlớn.

Hiện nay, công tác Thí nghiệm – Kiểm định chuyên ngành xây dựng ở Bình Thuận rải đều trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông và thuỷ lợi Tuy nhiên, phạm vi thí nghiệm lại khá hạn chế, cơ bản chỉ tập trung vào một số mảngnhư:

- Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý, hoá của vật liệu dùng trong xây dựng (cát, đá, xi măng, gạch xây, nước,thép…);

- Hỗn hợp, cấu kiện bê tông và bê tôngnặng;

- Thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của nhựa và bê tôngnhựa;

- Thí nghiệm các chỉ tiêuđất;

- Kiểm tra độ chặt nềnđường…

Bảng số liệu tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu thí nghiệm và kiểm định tại phòng Thí nghiệm kiểm định vật liệu và cấu kiện xây dựng (Las-XD 152) trong 3 năm: 2015,

Bảng 2.3 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thí nghiệm và kiểm định

STT Nội dung thí nghiệm

Số công trình thực hiện trong các năm Ghi chú

01 Cốt liệu cho bê tông và vữa 235 287 315

03 Hỗn hợp, cấu kiện bê tông và bê tông nặng 262 308 402 Thử cường độ chịu nén

05 Thép xây dựng 235 287 315 Thử cường độ chịu kéo

06 Gạch xây, gạch bê tông, gạch bê tông nhẹ 235 287 315

07 Gạch bê tông tự chèn, ngói, tấm lợp 0 0 0

08 Gạch, đá ốp lát 2 3 4 Đá granite

09 Chỉ tiêu cơ lý đất tại phòng thí nghiệm 2 2 4

10 Nhựa và bê tông nhựa 0 1 1

12 Nước cho xây dựng 198 252 284 Đo hàm lượng muối

II Công tác kiểm định

01 Kiểm định đánh giá chất lượng hiện trạng công trình 32 48 143

02 Kiểm định phục vụ tranh chấp, khiếu kiện 8 6 9

Yêu cầu nâng cao tính chính xác trong việc đánh giá kết quả Thí nghiệm – Kiểmđịnh

2.3.1 Yêu cầu nâng cao năng lực đánh giá trong công tác Thí nghiện – Kiểmđịnh

Trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá tiến tới kỷ nguyên 4.0 như hiện nay đã tạo ra những cơ hội thuận lợi đồng thời cũng tạo ra những thách thức, khó khăn nhất định cho tất cả quốc gia, tất cả ngành nghề, tất cả chủ thể tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Việc phải nâng cao năng lực thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội cũng như tạo ra được tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường như hiện nay là điều tất yếu đối với mỗi tổ chức, cá nhân Công việc Thí nghiệm – Kiểm định là một công việc kỹ thuật mang tính đặc thù đối với ngành xây dựng, kết quả của nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, tuổi thọ của công trình, kết quả kiểm định chất lượng một công trình có thể quyết định việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấphaybuộc phải phá dỡ công trình đó, quyết định đó có thể dẫn đến rất nhiều yếu tố phát sinh liên quan như: thời gian, công sức, tiền bạc…của nhiều đơn vị liên quan Do vậy, việc nâng cao năng lực đánh giá để đưa ra những kết quả chính xác là điều bắt buộc đối với công tác Thí nghiệm – Kiểm định, đặc biệt là đối với công tác Kiểm định công trình xây dựng, trước những thay đổi về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu cũng như sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, sự phức tạp của các công trình cao tầng, các công trình có quy mô lớn, phức tạp đòi hỏi công tác kiểm định phải nỗ lực không ngừng cải thiện, nâng cao năng lực nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu đặtra.

2.3.2 Gópphần giải quyết tốt các trường hợp tranh chấp, khiếu kiện về chất lượngcôngtrình

Việc hình thành nên một công trình là một quá trình lâu dài và phức tạp, do vậy trong quá trình hình thành sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh ngoài ý muốn, bên cạnh ý thức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia rất cần có sự tham gia hỗ trợ của các đơn vị giám sát, cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo chất lượng công trình Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp cần phải nhờ đến đơn vị thứ 3 để giải quyết các tranh chấp, khiều kiện liên quan đến chất lượng công trình.

Việc đơn vị thi công sử dụng các vật liệu chất lượng kém, không đúng thiết kế, không đúng hồ sơ phê duyệt là việc vẫn thường gặp trong xây dựng, vì vậy để chứng minh chất lượng vật liệu đó có đảm bảo chất lượng để xây dựng công trình hay không là điều cần thiết, đảm bảo tính minh bạch Công tác thí nghiệm đối chứng được thực hiện nhằm giúp các bên liên quan giải quyết các khó khăn, vướng mắc khi nghi ngờ về chất lượng, sản phẩm xây dựng Do vậy, các đơn vị thí nghiệm thực hiện công tác thí nghiệm đối chứng cần phải vững về chuyên môn, luôn hoàn thiện nâng cao năng lực bản thân để đưa ra những kết quả chính xác, công tâm, đưa chất lượng công trình về đúng quỹ đạo đã được thiếtkế.

Như đã nói ở phần trên, kết quả kiểm định chất lượng một công trình có thể ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố và nhiều đơn vị liên quan, tuy nhiên, một kết quả chính xác sẽ giúp chủ đầu tư có phương án sửa chữa, cải tạo hay phá dỡ phù hợp Ngoài cáctrường hợp như trên thì công tác kiểm định xây dựng còn góp phần giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện trong xây dựng, đây là một công việc khá phức tạp, không mong muốn của tất cả những chủ thể tham gia, đối với các vụ việc có ảnh hưởng lớn tới giá trị tài sản hay thậm chí là tính mạng con người thì có thể phải khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân sai phạm Vì thế công tác kiểm định đóng một vai trò hết sức quan trọng,quyết định đến kết quả tranh chấp, khiếu kiện đồng thời việc lựa chọn một tổ chức kiểm định có đủ năng lực thực hiện là điều bắt buộc.

Yêu cầu nâng cao năng lực trong công tác Thí nghiệm – Kiểm định củaphòngLas-XD152

Như đã trình bày ở phần trên, việc phải nâng cao tính chính xác trong quá trình đánh giá kết quả Thí nghiệm – Kiểm định công trình xây dựng là điều hết sức cần thiết và gần như bắt buộc đối với các phòng thí nghiệm – kiểm định (phòng Las-XD) Để làm được điều đó thì yêu cầu đầu tiên đối với các phòng Las-XD nói chung và phòng Las- XD 152 tại Bình Thuận nói riêng là phải có đội ngũ Thí nghiệm viên thực sự có trình độ.

Trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá hiện nay, đòi hỏi các phòng Las-XD cũng như bản thân các Thí nghiệm viên phải luôn nâng cao năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao Bên cạnh đó, việc nâng cao tính cạnh tranh trong cùng lĩnh vực đòi hỏi các thí nghiệm viên ngoài trình độ còn phải có tâm huyết với nghề.

Ngoài ra, do đặc thù của công tác Thí nghiệm – Kiểm định mang tính chất kiểm tra, đánh giá, có nhiều yếu tố nhạy cảm do vậy đòi hỏi các Thí nghiệm viên phảitrungthực, khách quan, có đạo đức nghềnghiệp.

Như vậy, việc đòi hỏi phải nâng cao năng lực trong công tác Thí nghiệm – Kiểm định của các phòng Las-XD là điều kiện tiên quyết để nâng cao tính chính xác trong việc đánh giá kết quả Thí nghiệm – Kiểmđịnh.

Bên cạnh việc phải nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực (các Thí nghiệm viên) thì các phòng Las-XD còn phải chú trọng đầu tư, nâng cao các trang thiết bị phục vụ công tác Thí nghiệm – Kiểm định Trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn thông qua các thiết bị, máy móc là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc, tăng độ tin cậy trong việc đánh giá kết quả.

Trong công tác Thí nghiệm – Kiểm định, với đặc thù công việc là tất cả các thao tác, xử lý công việc đều phải sử dụng các thiết bị, máy móc chuyên dụng để đưa ra kết quả Do vậy, yêu cầu về trang thiết bị chuyên dụng cũng phải được nâng cao, phù hợp với từng công tác chuyên môn đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của ngành xâydựng.

Việc sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại để đánh giá kết quả Thí nghiệm – Kiểm định ngoài việc cho kết quả chính xác còn giúp chủ đầu tư, các đơn vị liên quan an tâm về chất lượng công trình, giải quyết tốt các khiếu kiện, tranh chấp trên cơ sở khoa học, là bằng chứng thuyết phục để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng công trình.

2.4.3 Yêu cầu về cơ cấu quản lý và mô hình tổchức

Nhân lực và thiết bị là các yếu tố cốt lõi để hình thành một phòng Las-XD, tuy nhiên để bộ máy đó có thể hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả thì cần phải có những cơ cấu quản lý và những mô hình tổ chức phù hợp với nguồn nhân lực và thiết bị đó Một cơ cấu quản lý tốt sẽ giúp cho mọi việc trở nên đơn giản, nhẹ nhàng, đạt hiệu quả như ý muốn.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang diễn biến nhanh chóng và phức tạp như hiện nay thì việc sắp xếp mô hình tổ chức và cách thức quản lý các phòng Las-XD như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất là điều không đơn giản, nó đòi hỏi từng cá nhân của tập thể phải nỗ lực phấn đấu không ngừng, phải có những cách thức quản lý phù hợp thích nghi với điều kiện công việc đòi hỏi độ chính xác cao để đáp ứng được theo yêu cầu thực tế đặt ra.

Bên cạnh đó, một cơ cấu quản lý tốt cũng sẽ giúp cho các phòng Las-XD phát huy được tối đa hiệu quả việc sử dụng các thiết bị, máy móc, tăng cường khả năng ứng dụng thực tế, mở rộng phạm vi hoạt động của đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng đánh giá chất lượng các cấu kiện, sản phẩm xây dựng, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt được chất lượng các công trình xây dựng mà mình quản lý.

Chương 2 đã hệ thống hoá các cơ sở lý luận trong công tác Thí nghiệm – Kiểm định hiện nay.

- Nêu được cácquyđịnh chi tiết về công tác Thí nghiệm – Kiểm định chuyên ngành xây dựng, các chủ thể tham gia trong hoạt động Thí nghiệm – Kiểm định thông qua hệ thống văn bản pháp luật quản lý nhà nước hiệnnay.

- Chương 2 cũng đã trình bày chi tiết hệ thống tiêu chuẩn,quychuẩn được áp dụng trong công tác Thí nghiệm – Kiểm định ở nước ta hiệnnay.

- Thông qua các quy định chi tiết đã nêu, đặt ra các cơ sở pháp lý và các yêu cầukỹthuật trong công tác Thí nghiệm - Kiểm định công trình xây dựng, từ đó đòi hỏi các yêu cầu về tính chính xác trong việc đánh giá kết quả Thí nghiệm – Kiểm định thông qua các phòng Las-XD mà trong đó các thành phần chủ yếu là nguồn nhân lực (Thí nghiệm viên), các trang thiết bị máy móc chuyên dụng được vận hành theo một cơ cấu quản lý và một mô hình tổ chức phù hợp nhằm mục đích cuối cùng là đem lại kết quả chính xác nhất, đạt hiệu quả cao nhất trong việc đánh giá chất lượng các công trình xây dựng Làm cơ sở để nghiên cứu ứng dụng ở Chương 3, với mục đích đi sâu phân tích các thực trạng và giải pháp quản lý cụ thể đối với phòng Thí nghiệm Kiểm định Vật liệu và Cấu kiện xây dựng (Las-XD152).

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠTĐỘNG TẠI PHÒNGLAS-XD152

Giới thiệu chung về công tác Thí nghiệm – Kiểm định tại phòng Las-

3.1.1 Giới thiệu chung về cơ sở vật chất, năng lực của Trung tâm Kiểm định xâydựng BìnhThuận

3.1.1.1 Giới thiệu sơ bộ về Trung tâm Kiểm định Xây dựng BìnhThuận

Tên đơn vị : Trung tâm Kiểm định Xây dựng Bình Thuận

Trụ sở tại: Số 347 đường Võ Văn Kiệt, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Điện thoại: 0252.3722336-2240336 - Fax:0252.3722339

Email:ttkd@sxd.binhthuan.gov.vnM

Tài khoản số: 4801 201002359tạiNgân hàng Nông nghiệpvàPhát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Tiền thân của đơn vị là Ban Quản lý dự án Công nghiệp - Dân dụng được thành lập năm

1993, đến tháng 8 năm 2001 đổi tên thành Trung tâm Quản lý dự án & Tư vấn xây dựng Bình Thuận Ngày 22/5/2006 UBND tỉnh Bình Thuận có Quyết định số 1282/QĐ-UBND

[16] thành lập Trung tâm Kiểm định xây dựng Bình Thuận (Trung tâm) trên cơ sở tách Trung tâm quản lý dự án và tư vấn xây dựng Bình Thuận, trên cơ sở đó, Trung tâm thực hiện một số chức năng chính như sau[17]:

- Lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xâydựng:

 Giám định tư pháp về công trìnhxâydựng;

 Giám định nguyên nhân sự cố công trình xâydựng;

 Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xâydựng;

 Thẩm tra quy trình bảo trì xâydựng;

 Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình trong quá trình khai thác, sửdụng.

- Lĩnh vực tư vấn xâydựng:

 Tư vấn thí nghiệm vật liệu xây dựng, kiểm định chất lượng công trình xây dựng, kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng và cấu kiện xâydựng;

 Tư vấn kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình xây dựng đã qua sửdụng;

 Tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật-dự toán, thẩm tra bản vẽ kỹ thuật thi công các công trình xây dựng, tư vấn thẩm tra dự án đầu tư xâydựng;

 Tư vấn giám sát; đấu thầu, quản lý dự án; quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình xâydựng;

 Đánh giá và chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa vật liệu xâydựng.

3.1.1.2 Tổ chức bộ máy Trung tâm Kiểm định Xây dựng BìnhThuận

Trung tâm do một Giám đốc lãnh đạo theo chế độ Thủ trưởng, giúp việc cho Giám đốc có các Phó Giám đốc và đội ngũ viên chức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật được tổ chức thành các phòng chức năng Các Phó Giám đốc được phân công nhiệm vụ quản lý các phòng chức năng phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của từng người Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc, Phó Giám đốc là Trưởng các phòng nghiệp vụ, phụ trách từng lĩnh vực được phân công theo chức năng,nhiệm vụ của từngphòng.

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Trung tâm Kiểm định Xây dựng Bình Thuận

Phòng nghiệp vụ là bộ phận chuyên môn thuộc Trung tâm Kiểm định xây dựng Bình Thuận (sau đây gọi tắt là Trung tâm) có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện nhiệm vụ tham gia về quản lý về chất lượng sản phẩm và công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng - công nghiệp, công trình giao thông và công trình thủy lợi. Thực hiện công tác tư vấn xây dựng cho tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh theo quy định hiện hành. a Phòng Hành chính và Quản lýnhà

Thực hiện tất cả các công việc liên quan đến công tác hành chính; Thực hiện công tác quản lý các căn nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố Phan Thiết và ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo đơn vị phân công. b Phòng Kinh tế - Kếhoạch

Tham mưu cho Giám đốc trong toàn bộ hoạt động tài chính, hạch toán kế toán theo chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đảm bảo đúng các quy định hiện hànhcủa

Nhà nước về chế độ kế toán và thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo đơn vị phân công. c Phòng Thí nghiệm kiểm định vật liệu và cấu kiện xâydựng

Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, chức năng của phòng Las–XD theo quy định của Bộ Xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo đơn vị phân công. d Phòng Tư vấn xâydựng

Tham gia về quản lý chất lượng và tư vấn xây dựng: Giám định tư pháp về công trình xây dựng; Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng; Thẩm tra quy trình bảo trì xây dựng; Tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật-dự toán, thẩm tra bản vẽ kỹ thuật thi công các công trình xây dựng; tư vấn thẩm tra dự án đầu tư xây dựng; Tư vấn giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng; Tư vấn đấu thầu; Tư vấn xây dựng khác (theo năng lực hoạt động chuyên môn của Trung tâm Kiểm định xây dựng được Giám đốc Trung tâm giao); Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác để thực hiện các công tác tư vấn xâydựng.

3.1.2 Giới thiệu chung về phòng Thí nghiệm Kiểm định vật liệu và cấu kiện xâydựng (Las-XD 152) thuộc Trung tâm Kiểm định xây dựng BìnhThuận

3.1.2.1 Giới thiệu sơ bộ về phòng Las-XD152

Phòng Thí nghiệm Kiểm định vật liệu và cấu kiện xây dựng (Las-XD 152) Địa chỉ: Số 347 đường Võ Văn Kiệt, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Điện thoại: 0252.2240336 Email

 Thực hiện đầy đủ các chức năng của phòng Las–XD theo quy định của Bộ Xây dựng và là thành viên của Mạng Kiểm định Xây dựng - BộXâydựng.

 Kiểm định, thí nghiệm các lĩnh vực: Vật liệu xây dựng, cấu kiện, kết cấu công trình xâydựng.

- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, chức năng của phòng Las–XD theo quy định của Bộ Xây dựng và tham gia các nhiệm vụ thành viên của Mạng KĐXD-Bộ Xâydựng;

- Thí nghiệm, Kiểm định công trình xây dựng và sản phẩm xâydựng;

- Tư vấn kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình xây dựng đã và đang sửdụng;

- Thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của một tổ chức hoạt động khoa học côngnghệtheo quyđịnh;

- Đánh giá và chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (thực hiện sau khi hoàn chỉnh hồ sơ và được Bộ Xây dựng chỉđịnh).

- Phối hợp với Phũng Quản lý dự ỏn thực hiện xong các các hợp đồng dở dang về Kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xâydựng.

- Phối hợp phòng Tư vấn xây dựng thực hiện công tác Giám định tư pháp xây dựng, thẩm tra thiết kế dựtoán….

- Cơ sở vật chất và điều kiện làm việc

 Phòng làm việc và xử lý số liệu:53m 2

 Phòng thí nghiệm cơ lý:98m 2

 Phòng thí nghiệm hóa lý:64m 2

 Phòng tạo mẫu và bảo dưỡng mẫu:320m 2

 Phòng lưu mẫu thí nghiệm:53m 2

3.1.2.2 Giới thiệu về nhân lực phòng Las-XD152

Hiện nay phòng Las-XD 152 gồm 8 viên chức, trong đó có 01 Trưởng phòng, 01 Phó phòng và 06 Thí nghiệm viên.

Bảng 3.1 Danh sách nhân sự phòng Las-XD 152

Kinh nghiệm Năng lực thực hiện

Kỹ sư xây dựng 15 năm

1 Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng số BIT-00020628, ngày 27/02/2018.

2 Chứng chỉ: Bồi dưỡng nghiệpvụquản lý phòng thí nghiệmchuyênngành xây dựng ngày05/12/2014.

3 Chứng chỉ thí nghiệm Phương pháp xác định các tính chất cơ - lý của đất trong phòng và hiện trường, 06/11/2014.

4 Chứng nhận thí nghiệm Phương pháp phân tích thành phần hoá (cốt liệu, đất, xi măng, nước) số Ref N o : 15574/2018/VKH-TNXD,

5 Chứng nhận Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ Quan trắc công trìnhxâyd ự n g s ố 1 3 3 / 2 0 1 4 /

6 Chứng nhận Chuyên giađánhgiá chứng nhận sản phẩmsố0997/2015/ISO-TTĐT, 23/8/2015.

7 Chứng nhận hoàn thànhchương trình tập huấn TCVN

Kỹ sư xây dựng 17 năm

1 Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng số BIT-00020622, ngày 27/02/2018.

2 Chứng nhận: Bồi dưỡngkiếnthức, kỹ năng quản lý phòngthínghiệm chuyên ngành xâydựngngày số 0560-

3 Thử nghiệm không phá hủy ĐGCL kết cấu BT và BTCT; Cert.N 0 0994/ĐT

4 Thử nghiệm thép xây dựng Cert.N 0 1748/ĐT

5 Thí nghiệm hiện trường kiểmtrađộ toàn vẹn và sức chịu tải của cọc RefN 0 :6837/2010/VKH- TNXD ngày28/4/2010.

6 Thí nghiệm ăn mòn bê tông và bê tông cốt thép RefN 0 :12536/2015/

1 Phương pháp xác định các tính chất cơ – lý của đất trong phòng và hiện trường

2 Kiểm Tra chất lượng bê tông bằng phương pháp khôngpháhủy.Cert.N 0 4941/2009/VKH-TNXD ngày17/4/2009

3 Thí nghiệm viên chuyênngànhxây dựng giao thông, chứng chỉ số 024/ĐHGTVT-GCN củaTrườngĐại học GTVT TPHCM cấpn g à y

Kỹ sư xây dựng 12 năm

1 Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng số BIT-

2 Phương pháp xác định các tính chất cơ – lý Bê tông và Vật liệu Xây dựng Ref.N 0 : 8217/2010/VKH- TNXD ngày13/12/2010.

3 Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng quản lý hoạt động phòng thínghiệmchuyên ngành xây dựng số: 2214- 2011 cấp ngày02/12/2011.

4 Chứng chỉ thí nghiệmphươngpháp thử các tính chất cơ lý củavậtliệu kim loại và liên kết hànRef.N 0 :10939/2014/VKH- TNXD ngày02/6/2014.

5 Chứng chỉ kiểm tra chất lượng bê tông bằng phương phápkhôngphá huỷ Cert.N 0 5533/ĐT2 6 9 1 4 , 15/01/2015.

1 Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng số BIT-

2 Thí nghiệm hiện trường kiểmtrađộ toàn vẹn và sức chịu tải của cọc RefN 0 :8869/2011/VKH- TNXD ngày22/4/2011.

3 Chứng nhận Đào tạo , Bồi dưỡng nghiệp vụ Quan trắc công trìnhxâyd ự n g s ố 1 3 3 / 2 0 1 4 /

4 Thí nghiệm viên chuyênngànhxây dựng giao thông, chứng chỉ số 495/ĐHGTVT- CCTNV củaTrườngĐại học GTVT TPHCM cấpn g à y

Cử nhân vật liệu xâydựng

1 Chứng chỉ thí nghiệm về kiểm tra chất lượng bê tông bằng phương pháp không phá hủysố8768/2011/VKH-TNXD ngày15/4/2011.

2 Chứng chỉ về phương pháp xác định các tính chất cơ lý bê tông VLXD số 9014/2011/VKH–TNXD ngày09/6/2011.

3 Chứng chỉ thí nghiệmhiệntrường kiểm tra độ toàn vẹn vàsứcchịu tải của cọc, số8 8 3 6 / 2 0 1 1 / V K H

4 Chứng nhận thí nghiệm Phương pháp phân tích thành phần hoá (cốt liệu, đất, xi măng, nước) số Ref N o : 15575/2018/VKH-TNXD,

5 Chứng nhận Chuyên giađánhgiá chứng nhận sản phẩmsố0998/2015/ISO-TTĐT, 23/8/2015

07.Chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn TCVN ISO/IEC 17025:2007, 27/12/2017.

Kỹ sư thuỷ lợi 15 năm

1 Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng số BIT-00020605, ngày 27/02/2018.

2 Siêu âm đánh giá khuyết tật mối hàn; số CERTIFICATE N 0 9227/ĐT 344.07.

3 Chứng nhận Chuyên giađánhgiá chứng nhận sản phẩmsố

Cao đẳng xây dựng 11 năm

01.Chứng nhận thí nghiệm Phương pháp phân tích thành phần hoá (cốt liệu, đất, xi măng, nước) số Ref No:

02.Thí nghiệm viên chuyên ngành xây dựng công trình giao thông, chứng chỉ số 17.120.18/VKHCN- TNV của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT cấp ngày 10/4/2018.

1.1.1.3 Giới thiệu về năng lực thử nghiệm phòng Las-XD152

Hiện nay, với 247 phép thử được Bộ Xây dựng công nhận tại Quyết định số 305/QĐ- BXD [18], tăng 79 phép thử so với thời điểm năm 2011, phòng Las-XD 152 là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểm định tại địa phương, thực sự là cánh tay nối dài của Sở Xây dựng trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình xây dựng.

Bảng tổng hợp chi tiết các phép thử của phòng Thí nghiệm Las-XD 152 được đính kèm ở Phụ lục (Quyết định số 305/QĐ-BXD, ngày 01/6/2015 của Bộ Xây dựngVềviệc công nhận năng lực thực hiện các phép thử của Phòng Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng LAS-XD152)

1.1.1.4 Giới thiệu về thiết bị phòng Las-XD152

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện cho Trung tâm đầu tư các trang thiết bị mới, hiện đại cho phòng Las-XD 152 nhằm nâng cao năng lực đơn vị, góp phần không nhỏ trong việc tham gia quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh cũng như tăng hiệu quả kinh tế của đơn vị thông qua công tác Thí nghiệm – Kiểmđịnh.

Thực trạng về công tác Thí nghiệm – Kiểm định tại phòngLas-XD152

3.2.1 Đánh giá thực trạng về những thành tựu, những mặt đạt được, ưu điểm, lợithế trong lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểm định tại phòng Las-XD152

Sau hơn 10 năm hoạt động, trải qua nhiều khó khăn, đến nay phòng Las-XD 152 đã phát triển toàn diện về mọi mặt, từ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, đến đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và quản lý có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao, qua đó đã mở rộng được quy mô hoạt động, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực xây dựng tại địa phương. Đội ngũ thí nghiệm viên có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, cùng với việc triển khai thực hiện công tác quản lý phòng thí nghiệm theo Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2015 [36] đã giúp các thí nghiệm viên và công việc của phòng đi vào nề nếp và ổn định Bên cạnh đó, việc đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, môi trường làm việc chuyên nghiệp đã tạo cho phòng Las-XD 152 thực sự phát huy được hiệu quả máy móc thiết bị và con người trong việc tham gia quản lý chất lượng công trình xây dựng ở địa phương cũng như mang lại hiệu quả kinh tế của đơnvị.

Hiện nay, với 247 phép thử được Bộ Xây dựng công nhận, phòng Las-XD 152 cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu Thí nghiệm Kiểm định tại địa phương và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định chất lượng công trình.

Với nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, kết hợp với việc được đầu tư trang thiết bị phù hợp là một lợi thế rất lớn của phòng Las-XD 152 so với các đơn vị thực hiện công tác Thí nghiệm - Kiểm định khác ở địa phương Việc tận dụng và phát huy tốt thế mạnh của phòng Las-XD 152 đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu với các chủ đầu tư quan tâm đến chất lượng công trình.

Việc ứng dụng các thiết bị máy móc hiện đại trong quá trình thực hiện công tác Thí nghiệm – Kiểm định đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về tính chính xác trong các kết quả kiểm tra, giúp các bên liên quan giải quyết tốt các vấn đề về chất lượng công trình.

3.2.2 Đánh giá thực trạng về những hạn chế, tồn tại, những khó khăn trong lĩnhvực Thí nghiệm – Kiểm định tại phòng Las-XD152

Như đã giới thiệu ở phần trên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi nêu trên thì phòng Las-

XD 152 vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn nhất định trong lĩnh vực Thí nghiệm –Kiểm định Để có thể phát triển một cách ổn định và bền vững thì phòng Las-XD 152 cũng đã phải trải qua những giai đoạn khó khăn nhất định, từ giai đoạn mới thành lập(năm 2006) đến năm 2014, công tác Thí nghiệm – Kiểm định chủ yếu hoạt động ở mức trung bình, mang tính thời vụ, không có định hướng phát triển rõ ràng Điều kiện cơ sở vật chất, con người và thiết bị được đầu tư khá lớn, tuy nhiên chưa phát huy được hết tiềm năng vốn có Công tác quản lý thiết bị, nhân sự chưa thật sự được quan tâm đúng mức dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao, việc phân công công việc còn chồng chéo, chưa phù hợp với năng lực của từng cá nhân Việc sử dụng các thiết bị máy móc vẫn còn hạn chế, chưa có quy trình cụ thể, chủ yếu chỉ mang tính bộc phát, cá nhân, hiệu quả kinh tế mang lại chưa thật sự rõrệt.

Bên cạnh các yếu tố hạn chế mang tính chủ quan thì các yếu tố mang tính khách cũng mang đến những khó khăn rất lớn cho hoạt động Thí nghiệm – Kiểm định, có thể đúc kết lại một số khó khăn, hạn chế còn tồn tại ở phòng Las-XD 152 cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc được đầu tư trang thiết bị máy móc là một lợi thế lớn của phòng Las- XD

152, tuy nhiên, một số các thiết bị hiện nay chỉ đáp ứng được các yêu cầu kiểm tra cơ bản, thiếu tính chuyên sâu So với các đơn vị cùng hoạt động trong lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểm định tại địa phương thì số lượng thiết bị máy móc của phòng Las-XD 152 là khá lớn, tuy nhiên, phần lớn thiết bị được đầu tư từ giai đoạn mới hình thành nên thiếu tính hiện đại, một số thiết bị đã cũ, tính năng có phần hạn chế so với các thiết bị hiện đại ngày nay Hiện nay, một số thiết bị của phòng Las-XD152 được đầu tư từ những năm mới thành lập đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trong việc áp dụng vào thực tế như: thiết bị kiểm tra dung trọng, độ ẩm của đất bằng phương pháp dao vòng thực hiệnthủcông;máysiêuâmbêtôngC368(độchínhxáckhôngcao,sửdụngphứctạp)

– thay thế bằng hệ máy siêu âm hiện đại hơn; đo kiểm tra ăn mòn bằng phương pháp thủ công – thay thế bằng thiết bị xác định độ ăn mòn thép bằng phương pháp siêu âm…Bên cạnh đó, một số phép thử và tiêu chuẩn được công nhận đã không còn phù hợp như: Độ chịu lực xung kích của gạch xi măng (TCVN 6065:1995 [27]); Tấm sóng amiăng – Phương pháp thử (TCVN 4435:2000 [37]); Phương pháp điện từ xác định đường kính cốt thép (TCVN 9356:2012 [38])…Bên cạnh đó, việc không có một quy trình quản lý, sử dụng thiết bị đã dẫn đến tình trạng không phát huy được lợi thế về mặt thiết bị và con người Năng lực sử dụng thiết bị của các TNV còn hạn chế, chỉ tập trung vào một số cán bộ lãnh đạo phòng do vậy đôi lúc việc giải quyết công việc còn thụ động, chồngchéo.

Thứ hai, với đặc thù là một lĩnh vực chuyên về kỹ thuật, tất cả các hoạt động đều liên quan tới thiết bị máy móc nên việc phụ thuộc vào công nghệ là điều tất yếu Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành khoah ọ c k ỹ t h u ậ t , c ô n g n g h ệ v ậ t l i ệ u x â y dựng…do vậy, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về mặt công nghệ cũng như các yêu cầu khắt khe về tính chính xác trong kết quả kiểm tra đòi hỏi các phòng Las-XD phải cập nhập các công nghệ mới kèm theo đó là việc đầu tư thiết bị công nghệ, đào tạo nhân sự và bổ sung các tiêu chuẩn phù hợp và cuối cùng là việc bổ sung giấy chứng nhận năng lực đáp ứng các điều kiện như trên, đây thực sự là một quy trình đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và công sức để có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Thứ ba, với yêu cầu phải tiếp cận các thiết bị khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc xác định tính chính xác của các kết quả kiểm tra thì buộc các phòng Las-XD phải đầu tư trang thiết bị hiện đại,tuynhiên, để có thể trang bị đầy đủ các thiết bị cần một nguồn kinh phí rất lớn Với bản chất là một đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động tự chủ về tài chính như Trung tâm thì việc trang bị các thiết bị như trên là điều không thể Việc đầu tư mua sắm trang thiết bị chỉ có thể dựa vào các Đề án của tỉnh, của Trung ương hỗ trợ Đây cũng là một hạn chế rất lớn với nhu cầu phát triển ngày càng sâu rộng hiện nay trong lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểm định.

Thứ tư, để đào tạo được một Thí nghiệm viên chuyên ngành, có trình độ chuyên môn tốt, làm chủ được các thiết bị, làm chủ được khoa học công nghệ, giải quyết chính xác các vấn đề phát sinh ngoài thực tế với mục đích cuối cùng là cho ra được kết quả kiểm tra chính xác nhất thì cần rất nhiều thời gian, đòi hỏi sự đam mê, trách nhiệm của bản thân đối với công việc, cũng như việc phải trải nghiệm rất nhiều trên thực tế Đây cũng là một thách thức lớn đối với phòng Las-XD 152 trong quá trình lựa chọn nhân sự Bên cạnh đó, việc thay đổi cơ chế, cũng như những ảnh hưởng từ cơ chế thị trường đôi lúc tác động rất lớn đến tư tưởng của các Thí nghiệm viên, dẫn đến việc sau khi đào tạo xong thì không gắn bó lâu dài với đơn vị, gây ảnh hưởng không nhỏ đếnhoạtđộng củaphòng.

3.2.3 Xácđịnh nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến những hạn chế, tồn tại,trong lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểm định tại phòng Las-XD152

Dựa trên các hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểm định nêu trên tại phòngLas-XD 152 thì việc xác định được các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởngtrực tiếp là điều hết sức cần thiết, để từ đó có những định hướng khắc phục và phát triển phù hợp.

Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, tồn tại nêu trên có thể do nhiều yếu tố, tuy nhiên có thể xác định được một số nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, việc đầu tư thiết bị máy móc, đào tạo nhân lực tuy được quan tâm nhưng thiếu tính đồng bộ, mang nặng tính thời vụ, không có kế hoạch phát triển lâu dài do vậy các thiết bị đều thiếu tính chuyên sâu, thiếu tính hiện đại Không có một quy trình quản lý và sử dụng thiết bị phù hợp để phát huy hết tiềm năng thế mạnh được đầutư.

Thứ hai, với sự bùng nổ của các ngành khoa học kỹ thuật, sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ xây dựng đã tạo bước nhảy quá xa so với định hướng phát triển ban đầu của đơn vị Không chủ động, không có định hướng phát triển phù hợp với tốc độ phát triển trong lĩnh vực Thí nghiệm – Kiểm định.

Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác Thí nghiệm – Kiểm định tại phòngLas-XD152

Việc đề xuất các giải pháp tại phòng Las-XD 152 nhằm mục đích giải quyết các tồn tại, khó khăn mang tính chủ quan và một phần nào đó các yếu tố mang tính khách quan đã được đề cập bên trên, từ đó, mang lại hiệu quả nhất định trong việc phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của phòng Las-XD 152, từ yếu tố con người cho đến việc sử dụng thiết bị Qua đó, giúp cho phòng Las-XD 152 hoạt động đi vào nề nếp, tuân thủ các quy trình cụ thể, nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác Thí nghiệm – Kiểm định tại địa phương, góp phần kiểm soát tốt hơn các sản phẩm xây dựng, nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi hoạtđộng.

3.3.1 Cácgiải pháp quản lý về mặt nhânsự

3.3.1.1 Quản lý nhân sự thông qua quy trình thực hiện côngviệc

Như đã trình bày ở trên, việc không có một mô hình quản lý công việc phù hợp có thể gây ra rất nhiều khó khăn, hạn chế khi thực hiện công việc, từ đó mang lại hiệu quả không cao Việc đề xuất mô hình quản lý nhân sự thông qua quy trình thực hiện công việc vì vậy thật sự rất cần thiết để đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc Thông qua quy trình thực hiện công việc, lãnh đạođơnvị và lãnh đạo phòng có thể kiểm soát một cách tốt nhất hiệu quả công việc của Thí nghiệm viên ở từng khâu, từng vị trí cụ thể, từ đó giải quyết nhanh chóng những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Ngoài ra, với việc áp dụng quy trình thực hiện công việc tại phòng Las-XD 152 cũng có thể giúp cho tất cả mọi người, từ những người đã làm lâu năm hoặc các cá nhân mới tham gia cũng dễ dàng nắm bắt được các bước thực hiện, từ đó giúp cho công việc được giải quyết một cách nhanh chóng.

Hình 3.2 Quy trình thực hiện công việc phòng Las-XD 152

- Bước 1: Yêu cầu của kháchhàng

Từ những yêu cầu công việc thực tế trong lĩnh vực Thí nghiệm Kiểm định, khách hàng liên lạc và yêu cầu thực hiện công việc Thí nghiệm Kiểm định theo chức năng và nhiệm vụ hoạt động của Phòng thí nghiệm do Bộ Xây dựng công nhận.

- Bước 2: Phòng Thí nghiệm xem xét và xử lý thôngtin

Sau khi tiếp nhận thông tin yêu cầu từ khách hàng, Thí nghiệm viên có trách nhiệm xem xét yêu cầu và đối chiếu với chức năng nhiệm vụ của phòng Las-XD 152 Nếu phù hợp với chức năng thì tiếp nhận và chuyển sang Bước3.

- Bước 3: Nhân viên tiếp nhận yêu cầu, mã hóa yêucầu

 Thí nghiệm viên sẽ tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, tiếp nhận mẫu thử thông qua Phiếu yêu cầu Thử nghiệm hoặc tiếp nhận nội dung cần kiểm định và ghi chép đầy đủ nội dung vào sổ theodõi.

 Thí nghiệm viên có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ các thông tin có liên quan cũng như các chỉ tiêu thí nghiệm theo yêu cầu của khách hàng Nếu các thông tin không đầy đủ hoặc các mẫu thử chưa đúng yêu cầu, Thí nghiệm viên phải xác nhận lại thông tin, yêu cầu bổ sung đầy đủ mẫu thử đúng theo tiêu chuẩn Thí nghiệm.

 Khi các thông tin và các mẫu thử đạt yêu cầu, Thí nghiệm viên có tráchnhiệmnhận mẫu thử, mã hóa mẫu thử, ký hiệu mẫu và hẹn ngày giao kết quả Thủ tục nhận mẫu, mã hóa mẫu thử được thực hiện theo đúng quy định của Trung tâm đề ra và tuân thủ các quy định của luật pháp về việc tiếp nhận và bảo quản mẫu Nếu lấy mẫu hoặc làm việc tại hiện trường Thí nghiệm viên phải có biên bản lấy mẫu hoặc biên bản làm việc tại hiệntrường.

 Đối với công tác kiểm định, sau khi tiếp nhận nội dung yêu cầu, Thí nghiệm viên phải lập đề cương chi tiết trình lãnh đạo phòng xem xét, phêduyệt.

- Bước 4: Thí nghiệm viên tiến hành Thí nghiệm – Kiểm định và lập báo cáo kếtquả

 Dựa vào các thông tin trong Phiếu yêu cầu thử nghiệm hoặc đề cương kiểm định, Trưởng phòng sẽ phân công công việc cho Thí nghiệm viên theo đúng chuyên môn, năng lực của từng người hoặc soạn thảo quyết định thành lập tổ kiểm định trình lãnh đạo Trung tâm banhành.

 Thí nghiệm viên thực hiện công việc phải ghi lại các thông tin trong quá trình thực hiện vào các sổ ghi số liệu thô và lập báo cáo các kết quả cho mẫu thử đó hoặc báo cáo kết quả kiểmđịnh.

- Bước 5: Lãnh đạo phòng kiểm tra kếtquả

 Sau khi nhận được kết quả từ Thí nghiệm viên, Lãnh đạo phòng có trách nhiệm kiểm tra các báo cáo kết quả Trong báo cáo kết quả nếu có gì cần sửa đổi thì sẽ yêu cầu Thí nghiệm viên sửa lại theo đúng quyđịnh.

 Trường hợp Thí nghiệm viên thí nghiệm và lập báo cáo chậm tiến độ theo phiếu yêu cầu của khách hàng thì lập biên bản trừ điểm trong bình xét thi đua cuối năm của đơnvị.

 Nếu phát hiện Thí nghiệm viên thí nghiệm sai, không đúng với tiêu chuẩn và hướng dẫn thì đề nghị Thí nghiệm viên thực hiện lại các công tác thử nghiệm Trường hợp Thí nghiệm viên không thực hiện công tác thử nghiệm nhưng vẫn lập báo cáo kết quả thì đưa ra hội đồng kỷ luật của đơn vị xem xét quyếtđịnh.

 Trường hợp các kết quả Thí nghiệm – Kiểm định đạt yêu cầu thì chuyển sang bước tiếptheo.

- Bước 6: Lãnh đạo ký ban hành kếtquả

Lãnh đạo phụ trách phê duyệt các báo cáo kết quả mà phòng Thí nghiệm thực hiện Nếu có điều chỉnh, sửa đổi, yêu cầu phòng bổ sung hoặc sửa đổi báo cáo kết quả theo đúng quy định.

- Bước 7: Chuyển kết quả sang Kinh tế - Kế hoạch làm thủ tục giao kết quả và lưu hồ sơ.

 Thí nghiệm viên sau khi trình ký kết quả có trách nhiệm chuyển các báo cáo kết quả về bộ phận Phòng KT-KH Phòng KT-KH có trách nhiệm pho tô đóng dấu, làm các thủ tục thanh toán và giao kết quả cho khách hàng theo quy định của đơnvị.

 Nhân viên được phân công lưu hồ sơ có trách nhiệm lưu lại tất cả các báo cáo kết quả về phòng lưu hồ sơ theo quyđịnh.

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Xây dựng,Thông tư 06/2017/TT-BXD Hướng dẫn hoạt động phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Việt Nam, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 06/2017/TT-BXD Hướng dẫn hoạt động phòng thínghiệm chuyên ngành xây dựng
[2] Trần Chủng và CTV,Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá tuổi thọ công trình xâydựng. Hà Nội: Nhà xuất bản xây dựng, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá tuổi thọ công trình xâydựng
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng
[3] Hoàng Như Tầng và Lê Huy Như,Thí nghiệm và Kiểm định công trình. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thí nghiệm và Kiểm định công trình
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật
[5] Bộ Khoa học và Công nghệ,TCVN ISO/IEC 17025 : 2007 - ISO/IEC 17025 :2005Y ê u c ầ u c h u n g v ê n ă n g l ự c c ủ a p h ò n g T h ử n g h i ệ m v à h i ệ u c h u ẩ n .V i ệ tNam, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCVN ISO/IEC 17025 : 2007 - ISO/IEC "17025 :2005Y ê u c ầ u c h u n g v ê n ă n g l ự c c ủ a p h ò n g T h ử n g h i ệ m v à h i ệ uc h u ẩ n
[6] Công nghệ và Môi trường Bộ Khoa học,TCVN 5958:1995 (ISO/IEC GUIDE25:1990) Yêu cầu chung về năng lực của phòng hiệu chuẩn và thử nghiệm. Việt Nam, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCVN 5958:1995 (ISO/IECGUIDE25:1990) Yêu cầu chung về năng lực của phòng hiệu chuẩn và thửnghiệm
[7] Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường,TCVN ISO/IEC 17025:2001 (ISO/IEC17025:1999) Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn. Việt Nam, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCVN ISO/IEC 17025:2001(ISO/IEC17025:1999) Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệuchuẩn
[9] Chính phủ,Nghị định 62/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện hoạt động giámđịnh tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Việt Nam,2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 62/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện hoạt động giámđịnhtư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
[10] Quốc hội,Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Việt Nam, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá
[11] Quốc hội,Luật Xây dựng số 50/2014/QH13-LXD. Việt Nam, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13-LXD
[12] Chính phủ,Nghị định 46/2015/NĐ-CP Về quản lý chất lượng và bảo trì côngtrình xây dựng. Việt Nam,2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 46/2015/NĐ-CP Về quản lý chất lượng và bảo trì côngtrìnhxây dựng
[14] Bộ Xây dựng,Thông tư 26/2016/TT-BXD Quy định chi tiết một số nội dung vềquản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. Việt Nam, 2016.[15] Vũ Linh. (2010, Apr.) Daibieunhandan.[Online].http://www.daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=102721 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 26/2016/TT-BXD Quy định chi tiết một số nội dung vềquản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
[17] Trung tâm Kiểm định Xây dựng Bình Thuận,Quyết định 116/QĐ-TTKĐ Về viêcQuy định chức năng, nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ thuộc Trung tâm Kiểm định xây dựng Bình Thuận. Bình Thuận, 28/6/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 116/QĐ-TTKĐ VềviêcQuy định chức năng, nhiệm vụ các phòng nghiệp vụ thuộc Trung tâm Kiểmđịnh xây dựng Bình Thuận
[18] Bộ Xây dựng,Quyết định số 305/QĐ-BXD Về việc công nhận năng lực thực hiệncác phép thử của Phòng Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng LAS-XD 152.Việt Nam, 01/6/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 305/QĐ-BXD Về việc công nhận năng lực thựchiệncác phép thử của Phòng Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng LAS-XD 152
[19] Bộ Xây dựng,TCVN 9393 : 2012 Cọc - Phương pháp thử nghiệm hiện trườngbảng tải trọng tĩnh ép dọc trục. Việt Nam, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCVN 9393 : 2012 Cọc - Phương pháp thử nghiệm hiện trườngbảng tải trọng tĩnh ép dọc trục
[20] Bộ Khoa học và Công nghệ,TCVN 3116 : 1993 Bê tông – Phương pháp xác địnhkhối lượng thể tích. Việt Nam, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCVN 3116 : 1993 Bê tông – Phương pháp xác địnhkhối lượng thể tích
[21] Bộ Xây dựng,TCVN 3118:1993 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độnén. Việt Nam, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCVN 3118:1993 Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độnén
[22] Bộ Xây dựng,TCVN 3119 : 1993 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cườngđộ kéo khi uốn. Việt Nam,1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCVN 3119 : 1993 Bê tông nặng - Phương pháp xác định cườngđộkéo khi uốn
[23] Bộ Xây dựng,TCVN 3121 : 2003 Vữa xây dựng - Phương pháp thử. Việt Nam, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TCVN 3121 : 2003 Vữa xây dựng - Phương pháp thử
[4] Bộ Xây dựng. (2018, Jan.) Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng.[ O n l i n e ] . http://www.moc.gov.vn/trang-chi-tiet/-/tin-chi-tiet/Z2jG/86/23617/danh-sach-cac-phong-thi-nghiem-duoc-cong-nhan-las-xd.html Link
[8] Văn phòng công nhận chất lượng. (2018, Oct.) [Online].http://www.boa.gov.vn/vi/phong-thi-nghiem-18 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w