Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình tại các dự án công nghiệp thông qua công tác kiểm toán của kiểm toán nhà nước

108 1 0
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình tại các dự án công nghiệp thông qua công tác kiểm toán của kiểm toán nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Bằng tất cả sự nỗ lực và cố gắng nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát số liệu, để có được số liệu thực tế nhất và sống động nhất Các số liệu thu thập được đã tóm gọn lại rất nhiều và trình bày ngắn gọn cuốn Luận văn này Tôi cũng cam kết số liệu thu thập được từ nguồn tài liệu trích dẫn và phương pháp phân tích số liệu không copy hay chép của bất kỳ người nào khác Các đề xuất tại chương mang tính cá nhân và cần có thời gian để thử nghiệm, kiểm tra, phân tích nhiều nữa để có thể áp dụng vào thực tiễn công tác quản lý chất lượng dự án công nghiệp Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2020 Học viên Nguyễn Đình Trường i LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ này đã được sự giúp đỡ của rất nhiều người đã hướng dẫn, bổ sung, cung cấp số liệu, hỗ trợ công cụ phân tích để đề tài được điều chỉnh đúng hướng, đúng nội dung và có chiều sâu Tôi trân trọng cảm ơn Giảng viên tâm huyết của trường Đại học Thuỷ lợi đã đào tạo và rèn luyện, bổ sung rất nhiều kiến thức cho thời gian qua Tôi trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Anh Dũng đã hướng dẫn chi tiết và định hướng cho phương pháp, cách thức xử lý nội dung đề tài Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2020 Học viên Nguyễn Đình Trường ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CÁM ƠN ii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của Đề tài Mục đích của Đề tài .2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2 Kết quả dự kiến đạt được CHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TỐN CỦA KTNN ĐỐI VỚI CƠNG TÁC QLCL CƠNG TRÌNH TẠI CÁC DỰ ÁN CƠNG NGHIỆP 1.1 Tổng quan về QLCL CTXD dự án công nghiệp .4 1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng dự án công nghiệp 1.1.2 Công tác QLCL CTXD dự án công nghiệp 1.1.3 Vai trò, trách nhiệm của chủ thể trực tiếp tham gia công tác QLCL cơng trình 16 1.2 Vai trị cơng tác kiểm tốn của KTNN với công tác QLCL dự án công nghiệp 29 1.2.1 Khái quát chung về KTNN 29 1.2.2 Vai trị cơng tác kiểm tốn của KTNN với công tác QLCL CTXD công nghiệp 38 CHƯƠNG CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QLCL DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN 44 2.1 Cơ sở khoa học và pháp lý của công tác QLCL công trình 44 2.1.1 Cơ sở khoa học 44 2.1.2 Cơ sở pháp lý 45 2.2 Cơ sở khoa học và pháp lý của cơng tác kiểm tốn 58 2.2.1 Cơ sở khoa học 58 2.2.2 Cơ sở pháp lý 63 iii CHƯƠNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH TẠI CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP THÔNG QUA CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 77 3.1 Kết quả kiểm tốn đới với cơng tác quản lý chất lượng côgn trình tại dự án công nghiệp 77 3.1.1 Đối với công tác khảo sát, thiết kế 77 3.1.2 Đối với công tác lựa chọn nhà thầu 84 3.1.3 Đối với công tác giám sát thi công xây dựng công trình 87 3.2 Phân tích nguyên nhân sai sót công tác QLCL dự án công nghiệp thông qua kết quả kiểm toán của KTNN 89 3.2.1 Đối với chủ đầu tư, Ban QLDA 89 3.2.2 Đối với đơn vị tư vấn 91 3.2.3 Đối với quan quản lý nhà nước 93 3.2.4 Đối với nhà thầu thi công xây dựng 95 3.2.5 Về phía Kiểm toán nhà nước 95 3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng dự án công nghiệp 95 3.3.1 Đối với chủ đầu tư, Ban QLDA 96 3.3.2 Đối với đơn vị tư vấn 96 3.3.3 Đối với quan quản lý nhà nước 97 3.3.4 Đối với nhà thầu thi công xây dựng 98 3.3.5 Đối với Kiểm toán nhà nước 98 KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 iv DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Các chủ thể tham gia vào cơng tác QLCL cơng trình 12 Hình Cơ cấu tở chức của KTNN 32 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin CTXD Công trình xây dựng KTHĐ Kiểm tốn hoạt đợng KTMT Kiểm tốn mơi trường KTNN Kiểm toán nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước QLCL Quản lý chất lượng QLDA Quản lý dự án TVGS Tư vấn giám sát vi MỞ ĐẦU Tính cấp thiết Đề tài CTXD một sản phẩm hàng hoá đặc biệt phục vụ cho sản xuất yêu cầu của đời sống người Hàng năm vốn đầu tư từ NSNN, của doanh nghiệp của người dân dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 25 - 30% GDP Vì vậy chất lượng CTXD vấn đề cần được hết sức quan tâm, có tác đợng trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của người Trong thời gian qua công tác QLCL CTXD - yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng CTXD - có nhiều tiến bợ Với sự tăng nhanh trình đợ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh đội ngũ công nhân ngành xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việc đầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh nghiệm của nước có nền cơng nghiệp xây dựng phát triển với việc ban hành sách, văn bản pháp quy tăng cường công tác QLCL xây dựng đã góp phần nâng cao chất lượng CTXD công nghiệp, giao thơng, thuỷ lợi…đóng góp vào hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân; giúp xây dựng hàng chục triệu m2 nhà ở, hàng vạn trường học, cơng trình văn hoá, thể thao, rất nhiều nhà máy, dự án công nghiệp… có chất lượng tốt thiết thực phục vụ nâng cao đời sống của nhân dân Tuy nhiên bên cạnh những cơng trình đạt chất lượng, cũng cịn khơng cơng trình có chất lượng kém, khơng đáp ứng u cầu sử dụng, cơng trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột, bong bộp đưa vào sử dụng thời gian ngắn hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá làm lại Nhiều cơng trình khơng tiến hành bảo trì bảo trì khơng định kỳ làm giảm t̉i thọ cơng trình Cá biệt mợt sớ cơng trình gây sự cớ làm thiệt hại rất lớn đến tiền của tính mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư Do có vai trò quan trọng vậy nên luật pháp về QLCL xây dựng của nước thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều dần được hoàn thiện, nhiều công trình khoa học đã tiếp cận nghiên cứu lĩnh vực này Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn, những năm gần đây, nền kinh tế nước ta phát triển, việc đầu tư xây dựng những nhà máy mới với quy mô lớn, có công nghệ hiện đại là xu hướng tất yếu của sự phát triển KTNN với tư cách là quan chuyên môn về quản lý tài chính, tài sản công Quốc hội thành lập, thông qua cuộc kiểm toán những năm vừa qua, KTNN đã chỉ nhiều tồn tại công tác QLCL công trình tại công trình xây dựng công nghiệp Các Báo cáo kiểm toán đã phần nào đáp ứng được mong muốn của quan quản lý nhà nước, Chủ đầu tư, Ban QLDA và đơn vị sử dụng Nhìn chung CTXD đều đảm bảo chất lượng, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân, nhiên vẫn cịn những cơng trình chưa đảm bảo chất lượng, nhiều vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng nhiều khâu như: khảo sát, thiết kế, lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng, giám sát chất lượng công trình Chính vì lý trên, việc lựa chọn đề tài “Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu công tác quản lý chất lượng cơng trình dự án cơng nghiệp thơng qua cơng tác kiểm tốn Kiểm tốn nhà nước” là phù hợp và cấp thiết Mục đích Đề tài Mục đích của đề tài là nêu lên thực trạng về chất lượng và công tác QLCL CTXD công nghiệp và đề xuất được giải pháp nâng cao công tác QLCL CTXD công nghiệp thông qua kết quả của báo cáo kiểm toán đã phát hành của KTNN Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp nâng cao công tác QLCL CTXD công nghiệp thông qua Báo cáo kiểm toán của KTNN 3.2 Phạm vi nghiên cứu Các báo cáo kiểm tốn CTXD cơng nghiệp Các quy định pháp luật việc QLCL công trình và tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài dựa phương pháp nghiên cứu hệ thống văn bản pháp quy, báo cáo kiểm tốn cơng trình xây dựng công nghiệp; phương pháp điều tra, thu thập số liệu; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Cơ sở khoa học thực tiễn đề tài Ý nghĩa khoa học của đề tài: thơng qua việc nghiên cứu Báo cáo kiểm tốn công trình xây dựng công nghiệp và quy định pháp lý có liên quan, luận văn đã cung cấp sở khoa học giúp đơn vị chủ quản, chủ đầu tư, ban quản lý dự án hoàn thiện công tác quản lý chất lượng tại dự án công nghiệp Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả phân tích đánh giá và đề xuất cá giải pháp của đề tài là những tài liệu hữu ích cho chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và đơn vị liên quan khác công tác quản lý chất lượng dự án công nghiệp, hỡ trợ cơng tác kiểm tốn của Kiểm tốn nhà nước việc kiểm tra, kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng dự án công nghiệp Kết dự kiến đạt Thông qua việc nghiên cứu báo cáo kiểm tốn CTXD cơng nghiệp và quy định pháp lý có liên quan luận văn cung cấp sở khoa học giúp đơn vị chủ quản, chủ đầu tư, Ban QLDA hoàn thiện phần nào công tác QLCL CTXD công nghiệp CHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC KIỂM TỐN CỦA KTNN ĐỐI VỚI CƠNG TÁC QLCL CƠNG TRÌNH TẠI CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP 1.1 Tổng quan QLCL CTXD dự án công nghiệp 1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng dự án công nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm Dự án đầu tư xây dựng cơng trình Theo Ḷt Xây dựng sớ 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 thì Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo CTXD nhằm phát triển, trì, nâng cao chất lượng công trình sản phẩm, dịch vụ thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng Trong đó, CTXD là sản phẩm được tạo thành sức lao động của người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần mặt đất, phần dưới mặt nước và phần mặt nước, được xây dựng theo thiết kế CTXD bao gồm công trình dân dụng, dự án công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác [1] 1.1.1.2 Một số khái niệm CTXD công nghiệp  Khái niệm Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị được ban hành tại Thông tư sớ 12/2012/TT-BXD ngày 28/12/2012 Dự án cơng nghiệp là nơi mà đó diễn trình sản xuất công nghiệp và phục vụ sản xuất, nằm nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, bao gồm có nhà (xưởng) sản xuất; nhà điều hành sản xuất; công trình phục vụ sản xuất (y tế, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí, học tập, văn hóa, dịch vụ, kho tàng, giao thông…) và công trình kỹ tḥt (điện, cấp - nước, thơng gió, xử lý chất thải, phòng cháy chữa cháy ) + Bản vẽ hoàn công gói thầu số XD05 thể hiện chưa đầy đủ công tác làm thảm đá thuộc Dự án Giải quyết ngập triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) [28] - Vật tư thiết bị đưa vào cơng trình khơng đúng x́t xứ hàng hố hồ sơ mời thầu, hợp đồng: + Một số chuyến hàng của gói thầu số 01 thuộc Dự án nhà máy điện Cà Mau 2; [34] + Một số thiết bị của Gói thầu số EPC1 có thay đổi về công suất, thông số kỹ thuật, xuất xứ so với hợp đồng được đưa về công trường trước nghiệm thu Chủ đầu tư, tư vấn QLDA PMC không thực hiện không tác kiểm định về chất lượng để đánh giá sự phù hợp, đồng bộ đảm bảo chất lượng và thông số đảm bảo dây chuyền sản xuất yêu cầu của hợp đồng , chủ đầu tư, tư vấn giám sát vẫn triển khai đưa thiết bị vào lắp đặt, dẫn đến khó khăn cho công tác nghiệm thu và tốn hợp đờng sau này - Q trình kiểm tra giám sát công việc thi công của nhà thầu Vinaincon chủ đầu tư, tư vấn QLDA PMC không phát hiện sai sót mang tính hệ thống và lặp lại về chất lượng thi công không đảm bảo, tiến độ thi công không đạt, kế hoạch huy động nhân lực và máy móc thiết bị không đáp ứng yêu cầu, chỉ nhà thầu đứng đầu liên danh đề nghị chấm dứt hợp đồng Chủ đầu tư mới kiểm tra xem xét và làm thủ tục chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Vinaincon - Hồ sơ chất lượng gói thầu EPC thuộc Dự án Cảng nhập than Trung tâm điện lực Vĩnh Tân và dự án Cơ sở hạ tầng Trung tâm điện lực Vĩnh Tân sơ sài, chưa đầy đủ; Ban QLDA, tư vấn giám sát không đo đạc, nghiệm thu công tác định vị luồng đào, công tác thành lập tiêu ngắm báo hiệu và thước đo mực nước trước thi công; hồ sơ nghiệm thu thiếu mặt cắt ngang thi công của móng đã hoàn thành, biên bản nghiệm thu hệ thống tiêu mốc trục móng và ranh giới của nó theo quy định tại Quy trình 924 [18] - Chủ đầu tư và đơn vị có liên quan tại dự án Thủy điện Đakđrinh triển khai thí nghiệm kiểm chứng và đổ bê tông RCC đại trà với khối lượng 529m3 (sử dụng xi măng Kim Đỉnh cấp phối 2A, 3A) đạt cường độ R28, chưa thí nghiệm cường độ 88 R180 theo quy định; Phiếu kết quả thí nghiệm chỉ tiêu lý mẫu vật liệu cát, đá, xi măng Phòng LAS-XD 22 thực hiện phục vụ công tác thiết kế cấp phối bê tông RCC không ghi tên cán bộ giám sát của chủ đầu tư trình lấy mẫu, thí nghiệm, thiếu chữ ký của trưởng phòng thí nghiệm, người có thẩm quyền và dấu pháp nhân của sở quản lý phòng thí nghiệm; [21] - Quá trình triển khai thi công gói thầu số XD07 thuộc dự án Giải quyết ngập triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) biện pháp thi công móng kè và âu thuyền chưa phù hợp với điều kiện địa chất đã làm hỏng, lún, nứt cho khoảng 350 nhà dân; Gói thầu XD02 thực hiện công tác cảnh báo và đảm bảo an toàn chưa tốt dẫn đến rủi ro đứt cáp neo xà lan vận chuyển làm đổ cần cẩu, gây hư hỏng hệ khung vây đó tiến độ thi công bị chậm so với hợp đồng [28] - Tư vấn giám sát không lập, thẩm định trình Chủ đầu tư phê duyệt đề cương giám sát cụm công trình đầu mối, khu nhà máy, tuyến lượng tại dự án Nhà máy thuỷ điện Nậm Chiến [20] - Chủ đầu tư Dự án Nhà máy thuỷ điện Nậm Chiến chưa xây dựng hoàn thành quy trình bảo trì công trình theo quy định tại Khoản 4, Điều 6, Nghị định số 72/2007/NĐCP của Chính phủ Công tác quan trắc biến dạng đập thực hiện không đều, số chu kỳ đo chưa đảm bảo (năm 2014 thực hiện quan trắc chu kỳ “0”, đến tháng 9/2016 mới thực hiện chu kỳ 2), số liệu quan trắc được thu thập chưa được xử lý để đánh giá sự làm việc của đập theo quy định; [20] 3.2 Phân tích nguyên nhân sai sót cơng tác QLCL dự án cơng nghiệp thơng qua kết kiểm tốn KTNN 3.2.1 Đối với chủ đầu tư, Ban QLDA Theo quy định của Pháp luật thì chủ đầu tư, ban QLDA là người chịu trách nhiệm cao nhất và cuối đối với chất lượng công trình xây dựng Họ là chủ thể tham gia vào toàn bộ trình quản lý chất lượng của CTXD từ lập dự án tiền khả thi đến nghiệm thu công trình bàn giao đưa vào sử dụng cũng bảo hành và thực hiện bảo trì theo quy định Chính vì vậy, chủ đầu tư, ban QLDA là đối tượng trực tiếp được kiểm toán của KTNN Các kết quả, kết luận và kiến nghị kiểm toán đều là những đánh giá, nhận xét trực tiếp đối với chủ đầu tư và ban QLDA 89 Thông qua kết quả kiểm tốn đã trình bày theo toàn bợ tiến trình thực hiện dự án công nghiệp cũng cho thấy tồn tại, sai sót này phần lớn là trách nhiệm của Chủ đầu tư, ban QLDA Phân tích nguyên nhân dẫn đến sai sót KTNN chỉ có thể nhận thấy một số thực trạng tồn tại Chủ đầu tư, ban QLDA Hiện nay, Ban QLDA không tổ chức riêng đội ngũ giám sát và quản lý chất lượng dự án, mà tở chức thành phịng quản lý chung dự án Do vậy hầu hết Ban QLDA thuê tổ chức Tư vấn giám sát là phổ biến Tư vấn giám sát là nhà thầu tư vấn, quy định về quản lý chất lượng chủ yếu quy định cho Chủ đầu tư (Ban QLDA) chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng; Chưa có văn bản quy định cụ thể trách nhiệm cho Tư vấn giám sát, việc xác định trách nhiệm của Tư vấn giám sát được thông qua Hợp đồng giữa Ban QLDA và tổ chức Tư vấn Tuy nhiên những bản hợp đồng này không được cân nhắc là một tài liệu quan trọng, không ràng buộc trách nhiệm của tổ chức tư vấn một cách mạnh mẽ và cụ thể, có nhiều điều khoản có thể gây bất lợi cho chủ đầu tư, dẫn đến xảy sai sót, sự cố…công trình thì chủ đầu tư lại là người hoàn toàn chịu trách nhiệm Các dự án công nghiệp giai đoạn hiện đều là dự án có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, nhiều vật liệu mới được sử dụng công trình, biện pháp thi công tiên tiến phần lớn nhà thầu, nhà tư vấn nước ngoài thực hiện Do đó khả xảy sai sót càng cao mà lực nhân sự của chủ đầu tư, Ban QLDA nhiều hạn chế: chưa có chuyên môn sâu về dự án (do chưa thực hiện thực hiện ít công trình có công nghệ tương tự Việt Nam); khả cập nhật, hiểu biết và áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài hạn chế; khả ngoại ngữ không đủ phục vụ cho công tác có yêu cầu tiếng anh chuyên ngành phức tạp; khả ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mới vào quản lý chất lượng dự án thiếu và yếu Các nguyên nhân này ảnh hưởng lớn đến toàn bộ trình QLCL của chủ đầu tư dẫn tới việc thẩm định, phê duyệt phương án khảo sát thiếu nội dung, chưa sát với thực tế; phê duyệt thiết kế chưa phù hợp dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, nhiều hạng mục; lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công không đảm bảo yêu cầu, lực; trình thực hiện dự án gặp nhiều sai sót, sự cố về chất lượng, an toàn 90 Ngoài nguyên nhân về nhân lực của chủ đầu tư, ban QLDA thì nguyên nhân về thiếu thốn trang thiết bị kiểm tra, kiểm định; thiếu phần mềm quản lý có hiệu quả (phần mềm quản trị, phần mềm đờ hoạ, phần mềm tính tốn khới lượng, dự toán…), thiếu trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra giám sát (hệ thống báo cáo online, hệ thống camera hiện trường…) cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới cơng tác QLCL cơng trình dự án công nghiệp 3.2.2 Đối với đơn vị tư vấn Thơng qua Báo cáo kiểm tốn có thể thấy rằng đối với một số dự án công nghiệp đặc thù nhà máy nhiệt điện; nhà máy sản xuất phân đạm; nhà máy lọc dầu…có công nghệ tiên tiến, có tính chất phức tạp…thì đơn vị tư vấn đều là đơn vị nước ngoài phải ký và thực hiện hợp đồng EPC cho toàn dự án Các dự án này hầu hết chưa thực hiện Việt Nam, có công nghệ thay đổi, phát triển liên tục đó đơn vị tư vấn nước chưa đủ lực để thực hiện dự án Tại báo cáo kiểm toán cũng chỉ những tồn tại, sai sót trình thực hiện dự án công nghiệp chủ yếu nhân lực của đơn vị tư vấn chưa đáp ứng theo yêu cầu dự án (thiếu kinh nghiệm, chuyên môn chưa tốt ); thiếu nhân sự chất lượng cao tầm vĩ mô việc đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng, quy hoạch, lập dự án, đề xuất giải pháp kỹ thuật công nghệ chính xác, hợp lý, khả thi; chưa nắm vững tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng áp dụng không chính xác; chưa nắm vững tiến trình, trình tự, giao diện thi công; ý kiến tư vấn lệ thuộc nhiều vào quan quản lý, chủ đầu tư…Dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế cho trình xây dựng gây tốn kém, lãng phí, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình; công tác khảo sát điều tra địa chất, thủy văn không chính xác; giải pháp thiết kế đưa một số dự án không phù hợp, công trình thi công dở dang phải thay đổi giải pháp kỹ thuật, phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kế thiết kế bổ sung… Trong quán trình thực hiện dự án, báo cáo kiểm toán cũng đã chỉ sai sót mang tính đặc thù, phần lớn nguyên nhân là đơn vị Tư vấn giám sát Đây là khâu quan trọng hoạt động quản lý chất lượng, chất lượng công trình có được bảo đảm phụ thuộc nhiều vào đội ngũ TVGS Tư vấn giám sát thay mặt Chủ đầu tư (Ban QLDA) để giám sát thi công; chấp nhận khối lượng, chất lượng của nhà thầu thi công; 91 chấp thuận biện pháp thi công để nhà thầu thực hiện; thay mặt chủ đầu tư đề xuất quyết định việc xử lý kỹ thuật hiện trường Do vậy, những dự án có chất lượng cao, thi công an toàn là những dự án Tư vấn giám sát đã làm đúng chức trách của mình và ngược lại - Đánh giá về lực lượng TVGS: Lực lượng TVGS đơng về sớ lượng cịn thiếu nhiều chun gia giỏi Nguyên nhân chủ yếu lực của kỹ sư tư vấn giám sát và chế độ chính sách của Nhà nước đối với công tác TVGS chưa được coi trọng, chưa có chế thu hút và chế độ đãi ngộ phù hợp với trách nhiệm và quyền hạn của TVGS; Chưa có biện pháp quản lý chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát, kiểm soát lực hành nghề và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ tư vấn giám sát - Hoạt động giám sát chất lượng của Tư vấn được thực hiện chưa đầy đủ, TVGS chưa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, khơng kiểm sốt được chất lượng công trình trình thi công của nhà thầu; không bám sát hiện trường để kịp thời xử lý phát sinh bất hợp lý, chưa kiên quyết xử ký vi phạm về chất lượng trình thực hiện dự án Hiện công tác quản lý tư vấn nước cịn nhiều bất cập, từ tở chức bộ máy quản lý đến tổ chức TVGS Các tổ chức Tư vấn thiết kế hiện có chức làm TVGS hầu tổ chức thiết kế ít tham gia giám sát xây dựng Lực lượng TVGS hiện chủ yếu dựa vào Trung tâm TVGS của Viện, Trường, của Cục, tổ chức tư nhân Cán bộ giám sát viên hầu hết là thực hiện theo thời vụ, được tổ chức Tư vấn tuyển chọn thực hiện theo hợp đồng Việc quản lý đào tạo cán bộ tư vấn chưa thống nhất, thể hiện ngành nghề, độ tuổi, quan cấp chứng chỉ… Một số tồn tại lớn cũng được báo cáo kiểm toán đề cập tới là chất lượng cơng tác lập dự tốn Mặc dù nó liên quan tới nhiều chủ thể tham gia dự án từ quan quản lý, tổ chức tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, chủ thể tác động lớn nhất và rõ ràng nhất tới sai sót liên quan đến cơng tác lập dự tốn là đơn vị tư vấn Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, nhận thức về vai trò, vị trí của những người làm cơng tác lập, kiểm sốt và quản lý chi phí xây dựng chưa được đánh giá đúng mức Công tác đào tạo để có được kỹ sư, chuyên gia lĩnh vực này đã chưa 92 được chú trọng quan tâm Nếu xét theo tiêu chí của hiệp hội kỹ sư giá Quốc tế “The International Cost Engineering Council (ICEC)” một tổ chức lớn nhất lĩnh vực giá xây dựng và QLDA thì chúng ta hầu chưa có kỹ sư dự tốn, kỹ sư khới lượng vậy có thể dễ dàng nhận thấy công tác lập, quản lý chi phí xây dựng cịn nhiều tờn tại; kỹ sư lập dự toán ít am hiểu về kết cấu, nguyên tắc tính khối lượng, trình tự biện pháp thi công, không nắm được quy trình quy phạm, không nhìn được bất cập định mức và một số văn bản pháp quy, chưa bóc tách được tiên lượng xây dựng đơn giá một cách khoa học, phù hợp để lập dự toán chặt chẽ phản ánh đúng giá trị thực của công trình Một thực tế là hiện nay, nhiều tổ chức Tư vấn thiết kế, thẩm tra, lực lượng làm công tác lập, thẩm định dự toán đã chưa được quan tâm đào tạo đúng mức Phần nhiều kỹ sư thực hiện công tác này chưa đáp ứng được yêu cầu và có lẽ cũng chính vì vậy mà chất lượng dự tốn cho cơng trình xây dựng, đặc biệt là những loại công trình xây dựng mà ḿn có được dự tốn phù hợp địi hỏi tính chun mơn cao, kiến thức tởng hợp và kinh nghiệm nhiều lĩnh vực đã chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng 3.2.3 Đối với quan quản lý nhà nước Từ những sai sót khâu thiết kế, lập dự toán được trình bày tại báo cáo kiểm toán, có thể nhận thấy rằng việc khảo sát thiếu nội dung, thiếu số lượng, thiết kế chưa phù hợp phải điều chỉnh…có một phần nguyên nhân đơn vị không áp dụng áp dụng sai tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật công việc Hiện hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam rất nhiều, bao hàm hầu hết nội dung liên quan đến chất lượng công tác xây dựng, nhiên tiêu chuẩn này được ban hành rời rạc cho bộ môn khác nhau; không rõ ràng về hiệu lực thời gian áp dụng; nhiều quan chuyên ngành khác ban hành; việc tìm kiếm, truy xuất tiêu chuẩn áp dụng gặp nhiều khó khăn Mặt khác, dự án công nghiệp đều là dự án có công nghệ tiên tiến, dây chuyển thiết bị mới, biện pháp thi công, vật liệu mới được áp dụng nhiều Hầu hết tư vấn nước ngoài đều áp dụng hệ thống tiêu chuẩn của Châu âu, Mỹ…mà hiện chúng ta chưa có hệ thống hoá, chưa có quan ban hành cung cấp bản chính 93 thức Nên để chủ đầu tư, đơn vị tư vấn tiếp cận, sử dụng tài liệu này chủ yếu thông qua internet qua kênh không chính thức Đối với công tác lập dự tốn, hệ thớng định mức của chúng ta có nhiều song thực chất lại rất thiếu và phức tạp, cịn nhiều bất cập Nhiều hạng mục cơng tác xây dựng định mức chưa phù hợp thực tế, nhiều công tác thi công áp dụng theo công nghệ thi công mới thì định mức chưa có dẫn tới không chuẩn xác xác định chi phí xây dựng Đây là một những nguyên nhân khiến cho công tác quản lý giá thành, lập dự toán, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án xây dựng gặp khó khăn suốt thời gian vừa qua (Các nhầm lẫn định mức, quy định bất cập, bất hợp lý quy định tính toán khấu hao, sự thiếu thực tế một số loại hình công tác xây dựng ) Các vấn đề đã từng được phân tích, phản ánh góp ý chưa được kịp thời nghiên cứu điều chỉnh Hoạt động kiểm định, giám định chưa được quan tâm đúng mức số lượng công trình cả nước lớn, chi phí cho hoạt động cao, thiếu trang thiết bị cần thiết Hiện đã có quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đầu tư xây dựng tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; Thông tư số 03/2018/TT-BXD 24 tháng năm 2018 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở và một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan Tuy nhiên nhận thấy mức xử phạt thấp, chưa đủ sức răn đe Việc xác định trách nhiệm bên liên quan xảy tranh chấp nhiều khó khăn 94 3.2.4 Đối với nhà thầu thi cơng xây dựng Báo cáo kiểm tốn cũng chỉ nhiều sai sót ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình, phân tích báo cáo kiểm tốn cho thấy nguyên nhân chủ yếu nhà thầu thi công không chấp hành quy định về công tác quản lý chất lượng, không lập kế hoạch và biện pháp đảm bảo chất lượng; không có kế hoạch quản lý nhà thầu phu, tổ đội thi công; đội ngũ kỹ sư, cơng nhân cịn thiếu về chun mơn chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuạt; việc giáo dục pháp luật về xây dựng nhà thầu chưa được coi trọng, không tạo được nếp sống chấp hành pháp luật cho từng cá nhân, bộ phận đó dễ dẫn đến vi phạm chất lượng Đây là nguyên nhân phở biến 3.2.5 Về phía Kiểm tốn nhà nước Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước nhiều năm qua đã giúp đơn vị có liên quan hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng của mình; kiến nghị về chế độ chính sách đã phần nào giúp quan quản lý nhà nước bịt lại lỗ hổng, hoàn thiện hệ thống văn bản về QLCL cơng trình xây dựng Tuy nhiên cịn nhiều hạn chế cần phải nghiên cứu, xem xét Chất lượng kiểm tốn QLCL cơng trình cịn chưa được kỳ vọng, kiến nghị đơi cịn chung chung chưa cụ thể; nhiều kiến nghị thiếu thực tế gây khó khăn cho đơn vị thực hiện; chuyên môn của kiểm tốn viên đới với dự án cơng nghiệp có cơng nghệ cao, phức tạp cịn chưa đáp ứng yêu cầu công việc; khả tiếng anh chuyên ngành chuyên sâu hạn chế phải tiếp xúc với lượng lớn hờ sơ chun ngành địi hỏi tính kỹ tḥt cao; Các đơn vị được kiểm tốn đơi chậm chưa thực hiện kiến nghị KTNN một cách kịp thời mà chưa có chế tài để xử lý nhằm tăng cường giá trị cho kiến nghị của KTNN 3.3 Đề xuất số giải pháp nâng cao hiệu công tác quản lý chất lượng dự án công nghiệp Thông qua kết quả kiểm toán, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước được trình bày tại báo cáo kiểm toán, kết quả phân tích nguyên nhân dẫn đến sai sót thường gặp tại dự án công nghiệp công tác QLCL của chủ thể tham gia vào trình QLCL dự án công nghiệp Từ những thống kê, nghiên cứu trên, học viên xin đề 95 xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác QLCL công trình xây dựng dự án công nghiệp Dù chưa đủ thời gian để kiểm nghiệm phương pháp này bằng thực chứng cũng là những đề xuất bước đầu giúp chủ thể có liên quan có thể hoàn thiện quy trình, nâng cao hiệu quả công tác QLCL của mình 3.3.1 Đối với chủ đầu tư, Ban QLDA - Nâng cao lực đội ngũ cán bộ, chuyên viên của Chủ đầu tư và Ban QLDA Trường hợp Chủ đầu tư không phải là Ban QLDA chuyên nghiệp không có đủ nhân sự có lực chuyên môn phù hợp nên cân nhắc việc thuê tổ chức tư vấn thực hiện công tác QLDA Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLDA có thể coi là phương pháp quan trọng nhất, triệt để nhất để tăng cường chất lượng công tác quản lý chất lượng dự án công nghiệp; - Triệt để áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ điện tử vào công tác giám sát chất lượng hiện trường camera giám sát, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống báo cáo online…nhằm giảm thiểu tác động chủ quan của giám sát viên, tối giảm nhân sự giám sát hiện trường và giúp xử lý công việc phát sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả; - Ràng buộc trách nhiệm với đơn vị tư vấn có xảy sai sót bằng cách đưa điều khoản cụ thể, chi tiết vào hợp đồng, đồng thời yêu cầu tư vấn phải bố trí cán bộ có lực, kinh nghiệm thực hiện và có chế tài xử phạt thiết kế không đảm bảo chất lượng - Nghiêm túc thực hiện kiến nghị, kết luận kiểm toán của KTNN, từ đó hoàn thiện quy trình QLCL CTXD đối với dự án tiếp theo mà mình quản lý 3.3.2 Đối với đơn vị tư vấn - Cần có phương án mua sắm, trang bị tiêu chuẩn, quy chuẩn của tổ chức, hiệp hội khoa học nước ngoài để tạo quy trình thiết kế, giám sát, thẩm tra…theo chuẩn quốc tế, đáp ứng việc thiết kế công trình theo đúng tiêu chuẩn hiện hành áp dụng toàn thế giới - Củng cố, tăng cường lực cho đội ngũ thiết kế viên, cán bộ giám sát, thường xuyên tổ chức học tập nâng cao trình độ, có chính sách chiêu mộ, đãi ngộ, có kế hoạch đào tạo chuyên môn đối với thiết kế viên, giám sát viên, kỹ sư có lực và trình 96 độ cao; đặc biệt là khả đào tạo khả tiếng anh dự án công nghiệp thường là dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp, thực hiện đấu thầu quốc tế, đặc biệt xảy vấn đề mâu thuẫn cần giải quyết - Nghiên cứu học tập áp dụng phần mềm tiên tiến vào thiết kế, tính toán nhằm đẩy nhanh hiệu quả công việc, giúp thiết kế, tính tốn mợt cách chính xác, tránh sai sót không đáng có - Thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giám sát viên, cán bộ tham gia quản lý chất lượng công trình 3.3.3 Đối với quan quản lý nhà nước - Cập nhật và hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn về vật liệu, thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm công trình, về công nghệ, biện pháp thi công, về tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu làm sở, để tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp…tham gia thực hiện dự án hoàn thành công việc của mình Do hiện vật liệu mới liên tục được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi, công nghệ thi công phát triển rất nhanh, tiêu chí kỹ thuật ngày càng cao, đặc biệt là dự án công nghiệp hiện đại; - Hiện đã có quy định về xử phạt hành chính hoạt động đầu tư xây dựng, nhiên nhận thấy mức xử phạt thấp, chưa đủ sức răn đe Việc xác định trách nhiệm bên liên quan xảy tranh chấp nhiều khó khăn Do đó cần hoàn thiện nữa quy định này để phù hợp với thực tế thi hành; - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm định, giám định CLCTXD: Hoạt động giám định chất lượng cần được quan tâm để đánh giá được chính xác, toàn diện về chất lượng công trình Muốn vậy, phải tăng cường lực cho Trung tâm kiểm định chất lượng, đồng thời khuyến khích hoạt động của tổ chức kiểm định độc lập khác - Có biện pháp quản lý việc cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát phạm vi toàn quốc Không cấp lại chứng chỉ hành nghề TVGS cho đối tượng đã bị thu hồi chứng chỉ vi phạm hoạt động nghiệp vụ, có chế tài xử phạt nghiêm nếu vi phạm đạo đức nghề nghiệp 97 - Chỉ đạo đơn vị được kiểm toán phạm vi quản lý của mình khẩn trương, nghiêm túc thực hiện kiến nghị, kết ḷn kiểm tốn của KTNN Tở chức cuộc rút kinh nghiệm, tổng kết công tác, đồng thời đề giải pháp hoàn thiện quy trình QLCL CTXD sau được KTNN chỉ những lỗ hổng, thiếu sót quy trình quản lý 3.3.4 Đối với nhà thầu thi công xây dựng Xây dựng hệ thống bộ máy quản lý chất lượng nội bộ của nhà thầu: kiện toàn chức danh theo qui định về điều kiện lực; xây dựng hệ thống bộ máy từ văn phịng đến hiện trường; xố bỏ hiện tượng “khốn trắng”; Có hệ thớng đào tạo, bời dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thu hút nhân lực, nhân tài Xây dựng chiến lược và kế hoạch đảm bảo chất lượng: Đề mục tiêu, lộ trình, nội dung, mô hình quản lý chất lượng của Công ty; có chính sách chất lượng phù hợp với lộ trình; đồng thời kỷ luật nghiêm với đối tượng vi phạm chất lượng Song song với đó, phải xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng cho từng công trình với biện pháp đảm bảo chất lượng, thay vì lối làm tuỳ tiện, không có bài bản 3.3.5 Đối với Kiểm toán nhà nước - Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng kiểm toán: Thường xuyên tổ chức lớp đào tạo về kỹ kiểm toán dự án đầu tư xây dựng nói chung và về công tác quản lý chất lượng nói riêng, tọa đàm trao đổi nghiệp vụ chuyên môn cho kiểm toán viên tham gia kiểm toán lĩnh vực này Bớ trí kiểm tốn viên có nhiều kinh nghiệm, nhiều hiểu biết về loại dự án khảo sát, biết phân tích đánh giá tổng hợp những thông tin thu thập Kế hoạch kiểm tốn thể hiện được đầy đủ thơng tin về dự án, đơn vị được kiểm toán, đó xác định được rủi ro, trọng tâm kiểm toán Cập nhật lại trình thực hiện dự án, thay đổi phát sinh trình thực hiện dự án, thay đổi về chính sách pháp luật liên quan đến dự án cho kiểm toán viên trước thực hiện kiểm toán; thành viên Đoàn kiểm toán cần tuân thủ đúng kế hoạch kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán và quy định chun mơn nghiệp vụ kiểm tốn, quy định nghiệp vụ khác và pháp luật có liên quan Quá trình thực hiện cần tập trung nhiều thời gian, trí lực vào trọng tâm kiểm tốn cơng tác quản lý chất lượng CTXD, thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp để làm sở cho việc 98 hình thành ý kiến và kết luận kiểm tốn Tăng cường cơng tác tởng kết, đánh giá rút kinh nghiệm qua mỡi c̣c kiểm tốn, từ đó rút bài học kinh nghiệm cho c̣c kiểm tốn khác - Giải pháp về chế: nghiên cứu lập và trình Quốc hội xem xét ban hành chế tài xử phạt đối với đơn vị không thực hiện kiến nghị của KTNN theo thời gian quy định Đây là một nội dung quan trọng để đơn vị được kiểm toán nghiêm túc thực hiện kiến nghị của KTNN Đây cũng là giải pháp giúp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác QLCL dự án công nghiệp Do trình thực hiện giúp đơn vị rút kinh nghiệm, hoàn thiện quy trình quản lý của đơn vị một cách hiệu quả 99 KẾT LUẬN Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, sự mở cửa thơng thương hàng hố quốc tế, sự hội nhập quốc tế tất cả lĩnh vực, địi hỏi ngành cơng nghiệp của nước ta phải có sự phát triển nhanh chóng để hoà nhập vào ngành công nghiệp thế giới và khu vực Chính vì vậy việc đầu tư xây dựng dự án cơng nghiệp có quy mơ lớn, cơng nghệ tiên tiến, tính chất kỹ thuật phức tạp ngày càng nhiều và đa dạng về loại hình là điều tất ́u Tuy nhiên, thực tế nhiều cơng trình cịn có chất lượng thi công chưa đảm bảo, công nghệ lạc hậu, trang thiết bị không tiên tiến, thiết kế phải thay đổi điều chỉnh nhiều lần để cập nhật sự tiến bộ kỹ thuật mới…đang là thách thức cho công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng Trên sở tổng hợp sai sót thường gặp công tác QLCL dự án công nghiệp qua khâu: khảo sát; thiết kế, lập dự toán; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công tại Báo cáo kiểm toán của KTNN cho thấy chủ thể tham gia vào công tác QLCL CTXD đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận, bên cạnh đó vẫn những thiếu sót cần được chỉnh sửa, hoàn thiện Do lực và thời gian có hạn, luận văn chưa thể sâu nghiên cứu, thu thập tài liệu để phân tích toàn bộ nguyên nhân dẫn tới sai sót công tác QLCL CTXD Luận văn đã trình bày một số giải pháp mang tính gợi mở để hoàn thiện công tác QLCL dự án công nghiệp Quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, nhà nghiên cứu, đồng nghiệp và đồng chí quan tâm đến vấn đề này để luận văn có thể hoàn thiện hơn./ 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quốc Hội, Luật Xây dựng, Hà Nội, 2014 [2] Bộ Xây dựng, Thông tư số 12/2012/TT-BXD, Hà Nội, 2012 [3] Chính phủ, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, Hà Nội, 2015 [4] Quốc Hội, Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, 2013 [5] Báo kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước 25 năm xây dựng, phát triển - Sự kiện và số, Hà Nội, 2019 [6] Minh Châu, Về quản lý chất lượng công trình xây dựng, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP., Báo Xây dựng, 2011 [7] Đặng Thị Xuân Mai, Những điểm mới của NĐ 15/2013/NĐ-CP, Hà Nội: tapchigiaothong.vn [online], 2015 [8] Hoàng Thị Tâm, Những bất cập của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, Hà Nội: tapchigiaothong.vn, 2016 [9] Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc, Những điểm mới việc thực hiện Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ, Vĩnh Phúc: soxd.vinhphuc.gov.vn [onilne], 2015 [10] Chính phủ, Nghị định 70-CP ngày 11/7/1994 của Chính Phủ, Hà Nợi, 1994 [11] Chính phủ, Nghị định sớ 93/2003/NĐ-CP, Hà Nợi, 2003 [12] Q́c Hợi, Ḷt kiểm tốn nhà nước sửa đởi, Hà Nợi, 2019 [13] Kiểm tốn nhà nước, Báo cáo kiểm toán Dự án đường dây 500kV Sơn La – Hoà Bình và Sơn La – Nho Quan [14] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất [15] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán Dự án Nhà máy thuỷ điện Sơn La [16] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán Dự án nhà máy nhiệt điện Duyên Hải và Dự án Cơ sở hạ tầng Trung tâm điện lực Duyên Hải [17] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán Dự án xây dựng cơng trình Thủy điện Đờng Nai [18] Kiểm tốn nhà nước, Báo cáo Dự án Cảng nhập than Trung tâm điện lực Vĩnh Tân và dự án Cơ sở hạ tầng Trung tâm điện lực Vĩnh Tân [19] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán Dự án Nhà máy nhiệt điện Ơ Mơn [20] Kiểm tốn nhà nước, Báo cáo kiểm toán Dự án nhà máy thuỷ điện Nậm Chiến 101 [21] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng Thủy điện Đakđrinh [22] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm tốn Dự án nhà máy thuỷ điện Ḥi Quảng [23] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán Dự án nhà máy thuỷ điện Trung Sơn [24] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán Dự án nhà máy thuỷ điện Bản Chát [25] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình [26] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán Dự án Nhà máy sản xuất phân bón Điamon Photphat (DAP) sớ [27] Kiểm tốn nhà nước, Báo cáo kiểm toán Dự án đường dây 500kV Quảng Ninh – Thường Tín và trạm biến áp 500kV Quảng Ninh [28] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán dự án Giải quyết ngập triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1); [29] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải [30] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đơng [31] Kiểm tốn nhà nước, Báo cáo kiểm tốn dự án Đường ống Nam Côn Sơn – giai đoạn và dự án Hệ thống thu gom khí Hàm Rờng – Thái Bình (lơ 102 – 106 [32] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân [33] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán dự án Nhà máy Nhiệt điện Mơng Dương [34] Kiểm tốn nhà nước, Báo cáo kiểm toán dự án nhà máy điện Cà Mau [35] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán dự án Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn [36] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán dự án đường dây 500kV Dớc Sỏi – Đà Nẵng [37] Kiểm tốn nhà nước, Báo cáo kiểm toán Dự án đường dây 500kV Mỹ Phước – Cầu Bơng [38] Kiểm tốn nhà nướcv, Báo cáo kiểm toán Dự án nhà máy sản xuất phân đạm Cà Mau [39] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng [40] Kiểm toán nhà nước, Báo cáo kiểm toán dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất 102

Ngày đăng: 07/06/2023, 16:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan