Người biết bảo vệ sức khoẻ của chính mìnhĐể trở thành người biết bảo vệ sức khoẻ của chính mình, cần có ba nguyên tắc cơ bản:- Hợp tác với y bác sĩ của bạn.- Tham gia trong mọi quyết định về điều trị.- Trở thành người hiểu biết về y tế.Chất lượng và phí tổn chăm sóc y tế tuỳ thuộc nhiều vào bác sĩ của bạn. Tuy nhiên, nếu tuân thủ 3 nguyên tắc trên, bạn sẽ kiểm soát được chất lượng và phí tổn về chăm sóc sức khoẻ của mình.Hợp tác với y bác sĩ. Tự chăm sóc chính mình chu đáo. •Nhận biết dấu hiệu đầu tiên về một vấn đề sức khoẻ. Tự chăm sóc sức khoẻ tại nhà. •Đóng vai trò tích cực ở phòng khám..v..v.... Là một trong rất nhiều nội dung của tài liệu:"185 căn bệnh thường gặp trong đời sống và cách phòng, cách sử lí và cách chữa ít ai ngờ tới" Trân trong giới thiệu cùng quý vị!
http://doduynhat.tk/ Y HỌC VIỆT NAM 185 CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG, CHỮA HÀ NỘI NĂM 2014 Người biết bảo vệ sức khoẻ của chính mình 1 http://doduynhat.tk/ Để trở thành người biết bảo vệ sức khoẻ của chính mình, cần có ba nguyên tắc cơ bản: - Hợp tác với y bác sĩ của bạn. - Tham gia trong mọi quyết định về điều trị. - Trở thành người hiểu biết về y tế. Chất lượng và phí tổn chăm sóc y tế tuỳ thuộc nhiều vào bác sĩ của bạn. Tuy nhiên, nếu tuân thủ 3 nguyên tắc trên, bạn sẽ kiểm soát được chất lượng và phí tổn về chăm sóc sức khoẻ của mình. Hợp tác với y bác sĩ Các mối quan hệ tốt dựa trên mục đích chung, cùng nỗ lực và cảm thông với nhau. Nếu bạn và bác sĩ có thể thực hiện được những điều này, bạn sẽ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn và bác sĩ sẽ chăm sóc cho bạn hiệu quả hơn. Có 5 cách để trở thành một người hợp tác tốt: •Tự chăm sóc chính mình chu đáo Cả bạn và bác sĩ đều không muốn bạn mắc lại chính căn bệnh đã bị trước đây. Và nếu chẳng may mắc bệnh thì cả hai đều muốn bạn hồi phục sức khoẻ càng sớm càng tốt. 2 http://doduynhat.tk/ •Nhận biết dấu hiệu đầu tiên về một vấn đề sức khoẻ Hãy để ý và ghi lại các triệu chứng. Những ghi chú của bạn về các triệu chứng sẽ giúp bạn và bác sĩ chẩn đoán chính xác. Việc ghi lại các triệu chứng càng sớm càng giúp bác sĩ của bạn chữa trị tốt và nhanh chóng hơn. - Mỗi triệu chứng nên ghi rõ thời gian xuất hiện, mức độ biểu hiện - Ghi lại bất kỳ điều gì khác thường có thể liên quan đến vấn đề sức khoẻ đó. - Theo dõi và ghi lại những dấu hiệu quan trọng. - Cập nhật những diễn tiến tình trạng sức khoẻ của bạn. Có các triệu chứng nào thuyên giảm hoặc xấu hơn không? •Tự chăm sóc sức khoẻ tại nhà Là người hợp tác có ý thức, bạn có thể chăm sóc nhiều vấn đề sức khoẻ thông thường cho chính mình trước. Nên tham khảo sách báo, nhờ sự giúp đỡ của người khác và kinh nghiệm của chính mình để đặt ra một kế hoạch tự chăm sóc. - Tìm hiểu một cách tích cực về bệnh tình xảy ra. - Ghi lại kế hoạch tự chăm sóc và những gì bạn thực hiện. 3 http://doduynhat.tk/ - Lưu ý cách chữa trị tại nhà. - Sắp xếp thời gian đi bác sĩ nếu bệnh tiếp tục không thuyên giảm. •Chuẩn bị đi bác sĩ + Đặt ra các câu hỏi về vấn đề mà bạn cần có ý kiến của bác sĩ. + Ghi nhớ những triệu chứng và kế hoạch tự chăm sóc của bạn. + Ghi ra bệnh tình chính của bạn để có thể trình bày rõ ràng. + Ghi ra những linh cảm hoặc lo sợ về tình hình sức khoẻ bất ổn của bạn. + Ghi ra ba câu hỏi bạn muốn được biết rõ nhất (thường bác sĩ không có thời gian để trả lời quá chi tiết). + Mang theo đơn thuốc bạn có ý định điều trị. •Đóng vai trò tích cực ở phòng khám - Cho bác sĩ biết mối quan tâm chính của bạn và chia sẻ những linh cảm và lo âu của bạn với bác sĩ. - Trung thực và cởi mở: Không giấu giếm vì sợ xấu hổ. Nếu bạn có ý định không sử dụng theo đủ liều lượng của đơn 4 http://doduynhat.tk/ thuốc, cũng nên nói rõ. Nếu bạn định thay đổi cách điều trị, chẳng hạn như châm cứu hoặc bấm huyệt, hãy cho bác sĩ biết. Là người hợp tác tốt, bác sĩ của bạn cần biết những gì sẽ tiếp tục xảy ra. - Nếu bác sĩ của bạn kê đơn thuốc, yêu cầu xét nghiệm hoặc điều trị, vị bác sĩ ấy sẽ cần thêm thông tin. - Cần hỏi kỹ bác sĩ những điều bạn chưa rõ về chẩn đoán, điều trị và những điều bạn sẽ thực hiện ở nhà để bác sĩ biết chắc bạn áp dụng đúng. Khi đến bác sĩ lần đầu, bạn hãy cho vị bác sĩ ấy biết bạn muốn tham gia về quyết định trị liệu. Hãy chú ý xem bạn cảm thấy lần đi bác sĩ ấy như thế nào: - Vị bác sĩ ấy có chịu lắng nghe bạn không? - Bạn có nghĩ mình có thể tạo được mối quan hệ hợp tác tốt với vị bác sĩ đó không? - Nếu câu trả lời “ không”, bạn cần tìm một bác sĩ khác. Không phải mọi người đều muốn là người hợp tác với bác sĩ của mình. Có lẽ bạn không muốn hỏi bác sĩ nhiều và không muốn tham gia bất kỳ quyết định nào. Bạn có muốn để bác sĩ cho bạn biết những gì tốt nhất giúp bạn không? Nếu muốn những điều đó, hãy cho bác sĩ biết. Phần lớn các bác sĩ có 5 http://doduynhat.tk/ nhiều bệnh nhân và không có nhiều thời gian. Hãy cho bác sĩ biết bạn mong muốn gì. Lúc nào cần thay đổi bác sĩ? Nếu bạn không bằng lòng với cách điều trị của bác sĩ, có thể đó là lúc bạn cần thay đổi bác sĩ. Trước khi tìm một vị bác sĩ mới, bạn hãy cho vị bác sĩ hiện thời biết bạn cảm thấy việc điều trị như thế nào. Có lẽ vị bác sĩ ấy sẽ bằng lòng hợp tác với bạn nếu họ biết bạn muốn gì ở họ. Tham gia mọi quyết định điều trị Ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp, bác sĩ không thể điều trị hoặc khám bệnh mà không có sự bằng lòng của bạn. Bạn phải được thông báo về những nguy cơ và bằng lòng với cách điều trị ấy. Tuy nhiên, với vai trò hợp tác, bày tỏ sự bằng lòng chưa đủ. Mục đích chính là bạn phải tham gia và tham gia tích cực vào mọi quyết định điều trị. Tại sao bạn phải cùng tham gia các quyết định với bác sĩ của mình? Sự lựa chọn không phải luôn luôn là trắng hay đen. Chẳng hạn, đứa con ba tuổi của bạn bị nhức đầu và cảm sốt. Bác sĩ nói chẳng có gì phải lo lắng, còn bạn thì lại linh 6 http://doduynhat.tk/ cảm con mình có thể bị viêm màng não. Khi này, chỉ có xét nghiệm mới cho kết quả chính xác. Trong mọi trường hợp, quyết định điều trị mà bạn chọn lựa sẽ có ảnh hưởng đến chính cuộc đời bạn. Do đó, việc điều trị tốt nhất phải được kết hợp giữa giới chuyên môn và thái độ của chính cá nhân bạn. Tám cách tham gia vào các quyết định điều trị. 1. Cho bác sĩ của bạn biết bạn muốn gì. Cần cho bác sĩ biết bạn muốn cùng quyết định về những điều được thực hiện để giải quyết vấn đề sức khoẻ của bạn. 2. Tự nghiên cứu bệnh của bạn. Trong một số trường hợp, bạn cần phải tìm hiểu điều đó để có thể hiểu rõ về những gì bác sĩ cho biết. 3. Hỏi “tại sao”. Phải luôn hỏi tại sao trước khi đồng ý với bất kỳ việc trị liệu nào. Việc đặt câu hỏi này có thể giúp bạn khám phá ra sự chọn lựa khác có thể đáp ứng được nhu cầu của bạn. 4.Hỏi về các lựa chọn. Tìm hiểu các lựa chọn mà bác sĩ cho là có thể thực hiện được. 7 http://doduynhat.tk/ 5. Lưu ý thời gian chờ điều trị. Hỏi bác sĩ xem có rủi ro hoặc phí tổn gì khi phải mất thời gian chờ điều trị không. 6. Trình bày mối quan tâm của bạn. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn muốn chọn một cách điều trị khác. 7. Trình bày yêu cầu. Cho bác sĩ biết bạn muốn gì về việc điều trị đó, nếu xét thấy thực tế. Nếu thích hợp, thảo luận về các tác dụng phụ, đau nhức, thời gian phục hồi, thời gian phải điều trị, v.v 8. Nhận trách nhiệm. Khi bạn cùng bác sĩ đi đến các quyết định, cả hai phải nhận trách nhiệm về hậu quả của các quyết định đó. Tích cực về các quyết định xét nghiệm. Các xét nghiệm y khoa là những công cụ quan trọng. Một số người cho rằng việc xét nghiệm nhiều lần sẽ gây tốn kém, nhưng điều đó là cần thiết. Hãy giúp bác sĩ có sự chọn lựa tốt về các xét nghiệm cho bạn. •Tìm hiểu những điều cơ bản 8 http://doduynhat.tk/ - Tên của xét nghiệm là gì và tại sao bạn cần phải xét nghiệm? - Nếu xét nghiệm là dương tính, bác sĩ có thực hiện điều gì khác không? - Những gì sẽ xảy ra nếu bạn không chịu xét nghiệm? •Xét các rủi ro và lợi ích - Xét nghiệm chính xác tới mức độ nào? Nó có bị sai lệch không? Kết quả có thể dương tính khi bạn không có bệnh hoặc ngược lại không? - Xét nghiệm có gây đau đớn nhiều không? Có ảnh hưởng xấu gì không? - Sau xét nghiệm bạn sẽ cảm thấy thế nào? - Có sự chọn lựa nào ít rủi ro hơn không? •Hỏi về phí tổn - Chi phí cho xét nghiệm đó là bao nhiêu? - Có xét nghiệm nào ít tốn kém hơn mà vẫn cho thông tin tương đương không? •Hãy cho bác sĩ biết - Mối quan tâm của bạn về xét nghiệm đó. - Bạn muốn xét nghiệm đó sẽ giúp bạn điều gì. 9 http://doduynhat.tk/ - Tình trạng sức khoẻ hiện nay (chẳng hạn bạn đang có thai) - Bạn quyết định chấp nhận xét nghiệm ấy. Nếu xét nghiệm quá tốn kém, có nguy cơ rủi ro và không thể thay đổi được đề nghị điều trị ấy, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể không phải xét nghiệm không. Nên chấp nhận quyết định tốt nhất mà bác sĩ đưa ra, vì không có xét nghiệm nào có thể thực hiện nếu bạn không đồng ý. Khi đồng ý xét nghiệm, hãy hỏi xem bạn phải làm gì để giảm bớt nguy cơ bị sai sót. Hãy hỏi về thực phẩm, việc tập thể dục, rượu hoặc các điều trị cần tránh trước khi xét nghiệm. Sau khi xét nghiệm, cần tìm hiểu các kết quả. Nếu các kết quả nằm ngoài ý muốn và mức sai sót cao, cần xét nghiệm lại trước khi điều trị theo kết quả đó. Tham gia những quyết định về các phương pháp điều trị Nguyên tắc đầu tiên trong điều trị là phải biết tại sao bạn cần sử dụng thuốc trước khi uống thuốc. Tương tự như với các xét nghiệm y khoa, có một số điều về trị liệu mà bạn luôn luôn cần biết. 10 [...]... thương cột sống hoặc cổ Không gọi xe cứu thương nếu bệnh nhân không bị bất tỉnh, thở không khó và tình trạng gần như không thay đổi nhanh chóng Trong trường hợp này, nếu sử dụng dịch vụ cấp cứu sẽ rất tốn kém CHƯƠNG 2: PHÒNG TRÁNH VÀ PHÁT HIỆN SỚM BỆNH TẬT Mười cách để bảo vệ sức khoẻ 18 http://doduynhat.tk/ 1 Tiêm phòng: Đây là cách ít tốn kém nhất để bảo vệ sức khoẻ Khi tiêm phòng, bạn tránh được bệnh. .. xét nghiệm thông thường ở nhóm tuổi này - Bác sĩ chuyên khoa không xác định chắc chắn đối với người có người thân mang các bệnh đặc biệt và với người có nguy cơ mắc bệnh cao Nếu có người trong gia đình bị mắc bệnh ung thư hoặc bệnh tim, bạn cần được bác sĩ tư vấn • Các đề nghị khám và xét nghiệm khác - Trẻ em Các em bé cần được bác sĩ khám vào hai tuần tuổi và lúc được 2,4,6,9,12,15,18 và 24 tháng tuổi... trị Có thể thực hiện điều này bằng hai cách: đi khám bệnh định kỳ và theo dõi tất cả các triệu chứng trên cơ thể mình Khám bệnh định kỳ Nhiều bác sĩ khuyên mọi người nên khám tổng quát mỗi năm Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các bác sĩ đề nghị khám bệnh dựa trên tuổi, giới tính và các yếu tố gây rủi ro Cách khám bệnh này có hiệu quả hơn trong việc phát hiện sớm các bệnh tật • Nội soi Nội soi là xét nghiệm... tiêm phòng, nhất là có nguy cơ mắc bệnh cao - Y bác sĩ - Người dự định đi qua Trung Quốc, Đông Nam Á và các vùng khác có mức lây nhiễm viêm gan B cao Viêm màng não B (HiB) Bệnh viêm màng não trầm trọng và có thể dẫn đến bại não hoặc tử vong Phần lớn bệnh nhân là trẻ em khoảng từ sáu tháng tới một tuổi Mọi trẻ em từ từ hai tháng tới năm tuổi phải được tiêm chủng để chống bệnh HiB Trẻ trên 5 tuổi và người... nguy hiểm đến tính mạng Với một ít dụng cụ y khoa và đôi mắt, bạn có thể phát hiện và giám sát các vấn đề sức khoẻ trong gia đình mình Mọi người cần biết cách đo thân nhiệt, đếm mạch, nhịp thở và đo 28 http://doduynhat.tk/ huyết áp Bạn có thể dùng ống nghe để khám một cách đơn giản Các dụng cụ này không quá đắt và thường có hướng dẫn sử dụng • Đo thân nhiệt Thân nhiệt bình thường ở mức từ 36,4 đến 37,6... chức y tế dự phòng cung cấp để nhanh chóng tấn công các bệnh dịch trước khi chúng có thể lây lan Có thể tiêm phòng một hoặc nhiều lần vào các giai đoạn khác nhau, tuỳ từng bệnh Mục đích của việc tiêm phòng - Phòng bệnh - Tiết kiệm chi phí điều trị bệnh - An toàn và có hiệu quả - Giảm nguy cơ khi có dịch bệnh Bạch hầu, uốn ván và ho gà Bạch hầu và uốn ván là những tác nhân gây tử vong khủng khiếp trước... nguy cơ bị bệnh bại liệt cao Bệnh sởi, quai bị và sởi Đức MMR là vacxin cho các bệnh này Cần tiêm phòng hai lần (vào lúc 12-15 tháng tuổi, 4-6 tuổi hoặc 12 tuổi), không cần tiêm phòng MMR thêm về sau Nếu con bạn được 6-11 tháng tuổi, lại ở trong vùng bị bột phát bệnh sởi, hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc cơ quan y tế để sớm biết thông tin về tiêm chủng MMR Liều lượng vacxin ấy cần được lặp lại vào lúc 15... hiệu cảnh báo một bệnh trầm trọng đang phát triển Nếu biết những dấu hiệu này và để ý chúng, bạn có thể phát hiện bệnh trước khi nó trở nên đe doạ đến tính mạng Một số bệnh như ung thư thường có thể chữa trị nếu được phát hiện sớm Với các bệnh không thể chữa khỏi như tiểu đường, việc phát hiện và điều trị sớm có thể làm giảm thương tổn Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo về bốn chứng bệnh mà nếu phát... các vacxin có tác dụng tốt vào mùa thu Việc tiêm phòng viêm phổi một lần được đề nghị cho những người 65 tuổi Những người mắc các bệnh mãn tính, nhất là các bệnh thuộc đường hô hấp cũng nên được tiêm vacxin này và một hoặc hai lần mỗi năm Các tiêm chủng khác Nếu bạn thường tiếp xúc với người bị bệnh truyền nhiễm hoặc người ở vùng có bệnh truyền nhiễm (sốt rét, thương hàn, sốt vàng da), bạn cần được cơ... xảy ra những sai sót gì? Điều này có thường xảy ra không? 12 http://doduynhat.tk/ - Sau giải phẫu bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bao lâu sau bạn sẽ hồi phục hoàn toàn? - Bạn có thể làm gì trong giai đoạn tiền phẫu và hồi sức? - Phương pháp gây tê nào tốt nhất (tổng quát, cục bộ, ở xương sống) ? • Hỏi về phí tổn - Chi phí cho cuộc giải phẫu là bao nhiêu? - Có thể điều trị ngoại trú không và cách đó có đỡ tốn . http://doduynhat.tk/ Y HỌC VIỆT NAM 185 CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG, CHỮA HÀ NỘI NĂM 2014 Người biết bảo vệ sức khoẻ của chính mình 1 http://doduynhat.tk/ Để. PHÒNG TRÁNH VÀ PHÁT HIỆN SỚM BỆNH TẬT Mười cách để bảo vệ sức khoẻ 18 http://doduynhat.tk/ 1. Tiêm phòng: Đây là cách ít tốn kém nhất để bảo vệ sức khoẻ. Khi tiêm phòng, bạn tránh được bệnh tật. thuốc là gì và tại sao bạn cần sử dụng? - Thuốc có tác dụng bao lâu? - Bạn cần phải sử dụng trong bao lâu? - Sử dụng thuốc đó như thế nào? - Có thuốc nào thay thế không? •Xét các rủi ro và lợi ích -