Hằng năm, Nhà nước phải chi một khoản kinh phí để đảm bảo cho các đơn vị này hoạt động được liên tục, bình thường, đồng thời thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ đảm nhận.. Hợp tác qu
Lý luận chung
Quá trình thành lập và phát triển
Bệnh viện được bắt đầu xây dựng từ 1867 và bắt đầu nhận bệnh từ 1873.
Ban đầu bệnh viện mang tên bệnh viện Hải quân, sau đó là Bệnh viện Quân đội, phục vụ chiến tranh Đông Dương.
Bác sĩ Grall có mặt từ 1905 Bệnh viện mang tên bệnh viện Grall từ năm 1925.
Bệnh viện trở thành bệnh viện Dân sự với 560 giường bệnh từ năm
Bệnh viện được chuyển giao cho Chớnh phủ Việt Nam từ năm 1976.
Từ 01/06/1978, bệnh viện được giao nhiệm vụ khám, chăm sóc, điều trị cho trẻ em và mang tên Bệnh viện Nhi Đồng 2 Là bệnh viện hạng I, cùng với BV Nhi Đồng 1 phụ trách điều trị cho bệnh nhân thuộc TP HCM và các tỉnh phía Nam
Từ 02/09/2006, bệnh viện đã đưa vào sử dụng khu điều trị mới sau hai năm xây dựng lại trên nền khu điều trị cũ (đã sử dụng trên 100 năm)
Hiện tại, bệnh viện đang có dự án sửa chữa và xây dựng lại khu xét nghiệm vi sinh đạt tiêu chuẩn ISO 15189 của quốc tế do Đại học Oxford và Wellcome – Trust tài trợ.
Bệnh viện Nhi Đồng 2 tọa lạc tại số 14 Lý Tự Trọng, quận 1, TP HCM.
Phía mặt tiền giáp đường Lý Tự Trọng.
Phía Đông giáp đường Chu Mạnh Trinh.
Phía Bắc giáp đường Nguyễn Du.
Phía Tõy giáp đường Hai Bà Trưng.
Bệnh viện Nhi Đồng 2, là bệnh viện hạng I, cùng bệnh viện Nhi Đồng 1 phụ trách điều trị bệnh nhân nhi khoa cho các Tỉnh, Thành phía Nam.
Bệnh viện Nhi Đồng 2 có 1000 giường kế hoạch, mỗi ngày có từ 4.000 – 5000 bệnh nhân ngoại trú đến khám Hoạt động của bệnh viện bao gồm: khám và điều trị bệnh, dự phòng, chỉ đạo tuyến, đào tạo, huấn luyện, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và làm kinh tế y tế
Bệnh viện có 7 phòng chức năng, 23 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng với đầy đủ cỏc chuyờn khoa (đặc biệt bệnh viện có: tổ Ngoại thần kinh nhi, Khoa Tâm lý trẻ em và Khoa khám trẻ em lành mạnh).
Chức năng và nhiệm vụ
Bệnh viện Nhi Đồng 2 là cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, UBND Tỉnh, Thành phố và các ngành, có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhi một số tỉnh trực thuộc Trung ương Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, có khoa chuyờn sõu và cơ sở hạ tầng phù hợp.
Bệnh viện là một tổ chức có vị trí quan trọng trong toàn bộ mạng y tế, tổ chức khám, chữa bệnh cho bệnh nhi từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến, đảm bảo cho các bệnh nhi được chăm sóc toàn diện về mặt y tế, kể cả phòng - khám - chữa bệnh Bệnh viện tổ chức khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
Đào tạo cán bộ y tế: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa cấp đại học, tổ chức đào tạo cho các đội ngũ y bác sĩ trong bệnh viện để nâng cao trình độ chuyên môn.
Nghiên cứu khoa học về y học: Bệnh viện tổ chức nghiờn cứu và hợp tác về các đề tài y học và những tiến bộ khoa học chuyên khoa, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: Bệnh viện lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chỉ đạo các bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.
Hợp tác quốc tế: Bệnh viện còn hợp tác với các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài theo quy định của Nhà nước.
Quản lý kinh tế trong bệnh viện:
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả Ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi, từng bước hạch toán các chi phí khám và chữa bệnh.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế như viện phí, bảo hiểm y tế và các dịch vụ khác.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng Hành chính quản trị
2 Khoa Phẫu thuật – Gây mê.
2 Chức năng của cỏc phũng ban: a) Ban Giám đốc:
- Là chủ tài khoản, trực tiếp quản lý việc sử dụng Ngõn sách của đơn vị, kiểm tra việc thu – chi, kiểm tra công tác tài chính – kế toán để chống tham ô, thất thu, lãng phí.
- Chú trọng công tác cấp cứu, chăm sóc các đối tượng chính sách.
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả những trang thiết bị y tế và tài sản trong bệnh viện.
- Tổ chức bộ máy hoạt động của bệnh viện cho phù hợp với nhiệm vụ được giao Thực hiện tốt công tác cán bộ và mọi chính sách chế độ đối với các thành viên trong bệnh viện và người bệnh theo quy định của Nhà nuớc.
- Mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước nhằm phát triển mọi nguồn lực của bệnh viện theo các quy định của Nhà nước.
- Khi vắng mặt phải uỷ quyền cho Phó Giám đốc.
- Chủ trì các cuộc họp giao ban.
- Là người giúp Giám đốc về từng mặt công tác, được uỷ quyền thay Giám đốc giải quyết các công việc theo giấy uỷ quyền của Giám đốc.
- Hướng dẫn các khoa, cỏc phũng lập kế hoạch thực hiện các hoạt động của đơn vị.
- Theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu quả của công việc thực hiện, báo cáo cho Giám đốc xem xét và chỉ đạo.
- Thành lập các hội đồng tư vấn, định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị, xây dựng quy hoạch, triển khai chuyên môn kỹ thuật. b) Cỏc phòng ban:
Phòng Kế hoạch tổng hợp:
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện toàn bộ công tác của phòng Kế hoạch tổng hợp.
- Tổ chức công tác giao ban, hội chuẩn, hội thảo, kiểm thảo tử vong liên khoa và toàn bệnh viện, tổ chức ghi chép biên bản để lưu trữ hồ sơ.
- Chỉ đạo thường xuyên và tổ chức theo dõi, đôn đốc thực hiện quy chế của bệnh viện.
- Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện.
- Tổ chức việc điều hòa, phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện và giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh của bệnh viện.
- Hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của bệnh viện.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị để báo cáo cho Giám đốc và các cơ quan cấp trên.
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ y tá, kỹ thuật viên và hộ lý.
- Lập kế hoạch mua sắm dụng cụ, vật tư cho công tác chăm sóc và phục vụ người bệnh, kiểm tra sử dụng và bảo quản theo quy định đảm bảo tiết kiệm chống lãng phí.
- Kiểm tra công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác y tá (điều dưỡng) lên Giám đốc bệnh viện.
- Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới trình bày cho Giám đốc bệnh viện phê duyệt.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.
- Phối hợp với các chuyên khoa để đào tạo cho cán bộ tuyến dưới.
- Định kỳ sơ kết, đút rút kinh nghiệm để trình Giám đốc và cấp trên.
- Tổ chức thống kê và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập dự trù kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong bệnh viện để trình Giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện cung ứng đầy đủ thiết bị y tế, vật tư tiêu hao theo kế hoạch đã duyệt.
- Tổ chức bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời.
- Lập hồ sơ lý lịch cho các loại máy.
- Tổ chức học tập cho các thành viên trong bệnh viện nhằm nâng cao tay nghề và sử dụng thiết bị y tế có hiệu quả.
- Định kỳ đánh giá, báo cáo tình hình quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế trình Giám đốc.
Phòng Hành chính Quản trị:
- Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa,phòng nhằm đảm bảo đầy đủ, đúng chủng loại quy định về quản lý tài chính.
- Tổ chức tốt các công tác quản lý, các công văn đến, bảo quản, lưu trữ hồ sơ theo quy định, bảo đảm thông tin liên lạc cho bệnh viện.
- Kiểm tra chế độ quản lý sử dụng, vận hành máy móc, thiết bị.
- Quản lý nhà cửa, vật tư, thiết bị, phương tiện vận tải.
- Tổ chức thực hiện sửa chữa, duy tu máy móc thông dụng.
- Đảm bảo cung ứng đầy đủ nước sạch, cung ứng điện thuê để sấy, hấp tiệt trùng, xử lý chất thải và vệ sinh chung toàn bệnh viện.
- Định kỳ tổng kết công tác cung cấp, mua sắm vật liệu, vật tư, trang thiết bị thông dụng, báo cáo Giám đốc.
Phòng Tổ chức Cán bộ:
- Lập kế hoạch tổ chức bộ máy, sắp xếp, đào tạo nhân lực, tổ chức thi tuyển nhân sự để trình Giám đốc xét duyệt và tổ chức thực hiện.
- Tổ chức công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức Đảng và chính quyền địa phương để phối hợp công tác trong những việc có liên quan.
Phòng Tài chính – Kế toán:
- Căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành và kế hoạch công tác của bệnh viện để lập dự toán Ngõn sách, thu – chi của bệnh viện và tổ chức thực hiện khi kế hoạch được duyệt.
- Theo định hướng hạch toán kế toán trong công tác khám, chữa bệnh và tổ chức chặt chẽ việc thu viện phí theo quy định.
- Theo kế hoạch ngân sách các nguồn thu khác, tổ chức xây dựng định mức, chỉ tiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnh viện.
- Tổ chức công tác kế toán trong bệnh viện theo đúng quy định hiện hành, thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ,chính sách vật tư, tài sản HCSN chính xác, kịp thời Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu – chi của bệnh viện.
- Định kỳ thực hiện công tác báo cáo quyết toán tổng kết tài sản, kiểm tra tài sản.
- Tổ chức bảo quản, lưu giữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định.
- Tổng hợp tình hình số liệu cụ thể, phân tích kết quả hoạt động của bệnh viện.
3 Mối quan hệ giữa bệnh viện với các cơ quan hữu quan: Để có thể hoạt động liên tục và ngày càng phát triển thì bệnh viện phải cú cỏc mối quan hệ hữu quan sau:
- Quan hệ với Kho bạc Nhà nước quận 1.
- Quan hệ với Sở Y tế.
- Quan hệ với Sở Tài chính.
- Quan hệ với các công ty cung ứng vật tư, tài sản cố định, thuốc men…
Tổ chức bộ máy tài chính – kế toán ở bệnh viện Nhi Đồng 2
1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Kế toán Kho Kế toán Viện phí Kế toán Tổng hợp Kế toán Viện phí phòng khám Kế toán Nhà thuốc Kế toán Lương + BHXH Thủ quỹ
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan tổ chức cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính ở đơn vị.
- Phân công công việc hợp lý đối với các thành viên trong phòng, có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, giám sát hoạt động tài chính của đơn vị.
- Kiểm tra theo lệnh phỏt kờ và điều lệ tổ chức kế toán nhà nước, báo cáo Giám đốc và cơ quan cấp trên.
- Có trách nhiệm lập bảng chấm công, lập báo cáo thu, theo dõi viện phí, phân công trực.
- Lập dự toán thu – chi hàng quý, năm.
- Tập hợp các chứng từ đã thực hiện, tiến hành kiểm kê, phân loại, chỉnh lý chứng từ ghi sổ, sau đó trình Kế toán trưởng duyệt.
- Đôn đốc các phần hành thực hiện việc khóa sổ vào cuối kỳ và thực hiện khóa sổ tổng hợp.
- Lập báo cáo kế toán theo đúng quy định.
- Tổ chức và thực hiện việc lưu trữ chứng từ ở đơn vị.
- Tổ chức ghi chép, tổng hợp số liệu một cách đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị các loại tài sản, vật tư…
- Tham gia kiểm kê, đánh giá lại tài sản, vật tư…
Kế toán Viện phí + BHYT:
- Theo dõi, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình thu viện phí hằng ngày của bệnh viện.
- Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản thu từ bệnh nhân, hạn chế tối đa tình trạng thất thu.
- Phải thu đúng, thu đủ đúng theo quy định với mức điều trị, theo dõi chặt chẽ nguồn thu này.
- Đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân thuộc diện chính sách xóa đói giảm nghèo, các đối tượng có BHYT.
- Trích nộp Ngân sách đầy đủ, kịp thời.
Kế toán Viện phí phòng khám:
- Phải thu đúng, thu đủ theo mức khỏm đó được quy định.
- Theo dõi, quản lý chặt chẽ nguồn thu về viện phí phòng khám.
- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số liệu về tỡnh hình thu mua, vận chuyển, bảo quản thuốc.
- Lập bảng thống kê cấp phát thuốc hằng ngày và đối chiếu sổ sách với các khoa.
- Theo dõi tình hình biến động nhân sự.
- Tính lương và thanh toán lương đúng thời hạn.
- Tham gia quản lý chặt chẽ.
- Lập bảng thanh toán lương, phụ cấp cho từng khoa, phòng.
- Nắm được các nguyên tắc về BHXH, thanh toán BHXH cho những cán bộ - công nhân viên do những trường hợp thai sản, ốm đau…
- Phải theo dõi chặt chẽ các khoản thu ở đơn vị.
- Lập chứng từ theo dõi các khoản thanh toán Ngõn sách, thanh toán với nhà cung cấp, thanh toán tạm ứng, thanh toán với công nhân viên.
- Theo dõi các khoản kinh phí do Ngõn sách cấp cho bệnh viện.
- Thực hiện các thủ tục rút kinh phí, thanh toán tiền qua Kho bạc hay nộp tiền cho Ngõn sách Định kỳ tiến hành đối chiếu với Kho bạc Nhà nước.
- Phản ánh đầy đủ số hiện có và tình hình biến động của các loại tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
- Kiểm tra, giám đốc chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu – chi và quản lý tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc.
- Kiểm tra các chứng từ thu – chi tiền mặt của đơn vị và các quỹ khác.
- Thực hiện kiểm tra quỹ, báo cáo quỹ theo đúng chế độ.
- Giữ sổ tổng hợp của đơn vị.
Tại đơn vị áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung: tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ nhật ký theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký ghi vào sổ cái Tất cả các quy trình trên đều được thực hiện trờn mỏy và sau đó in ra thành sổ.
Sổ kế toán sử dụng:
Sổ kế toán chi tiết.
Sổ kế toán tổng hợp.
HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRấN MÁY VI TÍNH
: Nhập số liệu hàng ngày.
: In sổ, báo cáo cuối tháng.
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán:
Hệ thống chứng từ do đơn vị thiết lập trên máy vi tính cho đặc thù riêng của bệnh viện đã được mó hoỏ, được cơ quan thuế, Bộ Tài Chính chấp thuận.
Phần mềm kế toán được nâng cấp từ phần mềm Microsoft Visual FoxPro, do Sở Y Tế cung cấp cho bệnh viện.
Quy trình trờn mỏy: Sắp xếp chứng từ cùng loại, nhập dữ liệu vào chương trình > định kỳ in sổ sách (sổ chi tiết, sổ tổng hợp) > in bỏo cáo tài chính > kiểm tra > trình ký, phê duyệt.
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Bệnh viện đã tổ chức vận dụng tài khoản kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp được ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài Chính.
Tuy nhiên bên cạnh đó bệnh viện còn sử dụng một số tài khoản mang tính đặc thù riêng của bệnh viện.
Thực trạng lập dự toán tại đơn vị bệnh viện Nhi Đồng 2
Yêu cầu của việc lập dự toán
Đảm bảo đủ kinh phí cho bệnh viện hoạt động bình thường, liên tục, đồng thời phải tiết kiệm.
Phải tính toán chính xác, đầy đủ, kịp thời các nhu cầu của bệnh viện để nâng cao hiệu suất công tác và chất lượng điều trị của bệnh viện với chi phí thấp nhất.
Căn cứ lập dự toán
Tình hình năm thực hiện và những năm trước Chỉ dựa vào con số bình quân nhưng số bình quân này phải chấp nhận được và hợp lý.
Nhu cầu của năm kế hoạch Dựa vào những con số bình quân của năm thực hiện, nếu có sự thay đổi thì phải điều chỉnh cho phù hợp và kịp thời.
Những định mức, chế độ, chính sách của Nhà nước quy định Căn cứ vào những định mức thu – chi của Nhà nước mà lập dự toán, nếu định mức thay đổi thì phải điều chỉnh theo những định mức mới, hiện hành (Tham khảo thêm ở phần Phụ lục).
Những thay đổi khác, linh tinh khác từ các yếu tố khách quan bên ngoài tác động như giá điện, giá nước, giá xăng, … do cơ chế thị trường thay đổi.Bệnh viện cũng phải thay đổi theo sự thay đổi của thị trường.
Lập dự toán thu
Dự toán thu là căn cứ để lập dự toán chi, bởi vì trước hết phải xác định được nguồn thu là bao nhiêu và từ đó mới xác định được nguồn chi.
Nguồn thu của bệnh viện chủ yếu là từ các nguồn sau đây:
1 Thu từ Ngân sách Nhà nuớc cấp :
Mức kinh phí được Nhà nước cấp phát giữ nguyên trong 3 năm, sau đó mới được Nhà nước xét và cấp lại
Bệnh viện hoạt động theo hình thức tự chủ một phần kinh phí nên bên cạnh nguồn thu từ viện phí (bệnh viện giữ lại 100%) thì bệnh viện còn được Ngân sách Nhà nước cấp kinh phí để đảm bảo hoạt động của bệnh viện được liên tục, có hiệu quả hơn.
Căn cứ vào định mức giường bệnh.
→ Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách
Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05):
Khoản thu này liên quan đến số giường bệnh (số giường bệnh càng nhiều thi thu về viện phí sẽ nhiều) và chịu sự ảnh hưởng của giá cả thị trường (như là tiền thuốc, nếu dùng thuốc ngoại mà chất lượng cũng tương tự hoặc có thể cao hơn như thuốc nội, vẫn chữa được bệnh mà giá thuốc cao thì cũng chấp nhận được vỡ giỏ thuốc cao thì tiền thu từ thuốc cũng cao).
Thu viện phí có 3 hình thức:
− Thu viện phí ra viện.
Trong bệnh viện có 2 loại viện phí, đó là:
Đây là nguồn thu chủ yếu của bệnh viện Bệnh viện được hưởng 100% nguồn thu này, không phải nộp lại Ngân sách Nhà nước nhưng vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước Vì thế, toàn bộ số thu về viện phí phải nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, nếu cần phải lấy ra để chi tiêu thì vẫn phải báo cáo cấp trên.
Mặc dù khoản thu này không phải chịu thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp…) nhưng vẫn do Cơ quan Thuế quản lý.
→ Theo Phụ lục số 2 – Biểu số 05,
Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009, về số thu viện phí như sau:
− Ước thực hiện năm 2008 là
− Dự toán năm kế hoạch
3 Thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ :
Phải xác định được tình hình năm cũ, năm mới, các chính sách của Nhà nước.
Bệnh viện có những khoản kinh doanh dịch vụ như sau:
Đây là khoản doanh thu khoỏn vì không thể xác định được cụ thể rõ ràng cho từng đối tượng.
Theo Luật thuế năm 2009 có hiệu lực thì đối với đơn vị sự nghiệp có thu mà có kinh doanh nhà thuốc thì phải đóng thuế 1% trên doanh thu khoán (số thu từ các hóa đơn).
→ Doanh thu khoán từ kinh doanh nhà thuốc trên Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2- Biểu số 05) thể hiện như sau:
− Ước thực hiện năm 2008: 47.000 triệu đồng.
− Năm kế hoạch 2009: 50.000 triệu đồng.
→ Năm 2009, doanh thu cao hơn vì bệnh viện sẽ kinh doanh nhiều thuốc ngoại hơn.
− Dịch vụ khám chữa bệnh :
Bệnh viện cũng áp dụng hình thức khoán doanh thu và bệnh viện có kinh doanh dịch vụ này vì chức năng khám chữa bệnh gắn liền với chuyên môn cũng như chức năng chính của bệnh viện. Thay vì phải nằm phòng bệnh bình thường thì có người lại thích nằm phòng bệnh cao cấp hơn, có máy lạnh, tủ lạnh, tivi… được trang bị hiện đại, cũng có một số người thích khám bệnh dịch vụ hơn (khám ngoài giờ) do không bị gò bó về thời gian khám bệnh… người ta sẵn sàng chấp nhận chi phí của loại dịch vụ này với giá cao hơn, vì thế tạo được phần thu cho bệnh viện.
Thuế thu nhập doanh nghiệp mà bệnh viện chịu là 5% trên doanh thu khoán theo Luật thuế năm 2009 có hiệu lực.
→ Ví dụ: Số thu của dịch vụ khám chữa bệnh năm 2008 là 19.000 triệu đồng, năm kế hoạch 2009 là 20.000 triệu đồng (Phụ lục số 2 – Biểu số 05, Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009). Năm 2009, bệnh viện sẽ đầu tư thêm một số phòng bệnh hiện đại và tăng cường thêm cho dịch vụ khám chữa bệnh ngoài giờ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân và tăng thêm thu nhập cho bệnh viện vì thế dự toán năm 2009 cao hơn năm 2008.
Bên cạnh chức năng chuyên môn của bệnh viện là khám chữa bệnh thì bệnh viện còn kinh doanh căn tin, bãi xe dưới hình thức cho thuê mặt bằng, diện tích một phần nào đó của bệnh viện nhằm tạo thêm một phần thu nhập, bổ sung nguồn kinh phí cho bệnh viện
Thuế được tính là 10% trên doanh thu theo Luật thuế năm 2009 có hiệu lực, trong đó gồm 5% thuế GTGT và 5% thuế thu nhập doanh nghiệp.
→ Ví dụ: Theo Phụ lục số 2 – Biểu số 05, Bảng
Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 thì doanh thu từ căn tin, bãi xe năm 2008 là 5.000 triệu đồng và năm dự toán 2009 là 5.000 triệu đồng Doanh thu không thay đổi so với năm 2008.
Chủ yếu là thu từ viện trợ, tài trợ, ủng hộ.
Khoản thu này không phải chịu thuế.
→ Ví dụ: Theo Phụ lục số 2 –
Biểu số 05, Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 thì số thu khác của năm 2008 là 300 triệu đồng và năm 2009 vẫn không thay đổi là 300 triệu đồng.
Sau khi đã xác định được các số thu trờn thỡ bệnh viện sẽ trích ra theo tỷ lệ quy định để nộp Ngân sách Nhà nước, chủ yếu là nộp về thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp từ các hoạt động dịch vụ trên, cụ thể như sau:
Kinh doanh nhà thuốc : Theo Luật thuế năm 2009 có hiệu lực thì:
Thuế TNDN = 1% * Doanh thu (khoán)
→ Ví dụ: Căn cứ Phụ lục số 2 – Biểu số 05, Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009, ta có: Thuế TNDN năm dự toán
2009 là: 1% * 50.000 triệu đồng = 500 triệu đồng.
Dịch vụ khám chữa bệnh : Theo Luật thuế năm 2009 có hiệu lực thì:
Thuế TNDN = 5% * Doanh thu (khoán)
→ Ví dụ: Theo Phụ lục số 2 – Biểu số 05, Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009, Thuế TNDN năm 2009 là:
Căn tin, bãi xe : Theo Luật thuế năm
→ Ví dụ: Theo Phụ lục số 2 – Biểu số 05, Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009, ta có:
Thuế TNDN năm 2009 là: 5% * 5.000 triệu đồng = 250 triệu đồng.
Vì bệnh viện có kinh doanh dịch vụ nên bệnh viện phải chịu những chi phí liên quan, đó là:
Chi phí kinh doanh nhà thuốc : gồm có:
→ Ví dụ: Theo Phụ lục số 2 – Biểu số 05, Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009: Năm 2008 là 43.367 triệu đồng, năm kế hoạch 2009 là 44.000 triệu đồng.
− Chi phí bán hàng, chi phí quản lý (bao gồm
→ Ví dụ: Theo Phụ lục số 2 – Biểu số 05,
Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009, năm 2008 là 1.342 triệu đồng và năm kế hoạch 2009 là 1.900 triệu đồng.
Chi phí dịch vụ khám chữa bệnh : gồm có:
→ Ví dụ: Dựa vào Phụ lục số 2 – Biểu số 05, Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 ta có: Giá vốn chi phí dịch vụ khám chữa bệnh năm
2008 là 36 triệu đồng, năm 2009 không phát sinh nên giá vốn là 0.
− Chi phí bán hàng, chi phí quản lý (bao gồm VAT, thuế môn bài).
→ Ví dụ: Phụ lục số 2 – Biểu số 05, Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm
2009 cho thấy: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý của dịch vụ khám chữa bệnh năm 2008 là 9.621 triệu đồng, năm kế hoạch 2009 là 10.000 triệu đồng.
Chi phí căn tin, bãi xe : gồm có:
Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) thì giá vốn căn tin, bãi xe năm 2008 và năm 2009 không phát sinh.
− Chi phí bán hàng, chi phí quản lý.
Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) thì chi phí bán hàng, chi phí quản lý của căn tin, bãi xe vào năm 2008 là 446 triệu đồng và của năm dự toán 2009 là 250 triệu đồng, giảm gần ẵ chi phí của năm 2008.
Sau khi đó xỏc định được các khoản thu, trừ hết tất cả chi phí, thuế thì số còn lại đó bệnh viện được để lại để chi tiêu Cụ thể như sau:
1) Về số thu viện phí : Được để lại theo quy định của Nhà nước Thu viện phí là khoản thu không chịu thuế, không có chi phớ nờn toàn bộ số thu này bệnh viện được giữ nguyên và hưởng 100% Tuy nhiên, vẫn phải chịu trách nhiệm báo cáo lên Cơ quan cấp trên cũng như chi tiêu phải chịu sự quản lý của Nhà nước.
→ Ví dụ: Theo Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm
2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) thì số thu được để lại từ số thu viện phí năm 2008 là 90.000 triệu đồng và năm dự toán 2009 là 90.000 triệu đồng.
2) Về số thu hoạt động dịch vụ :
Số được giữ lại sẽ là con số cuối cùng sau khi lấy doanh thu trừ hết những chi phí và thuế có liên quan.
Lập dự toán chi
Cơ sở lập dự toán chi:
Căn cứ vào tình hình năm thực hiện và những năm trước.
Căn cứ vào nhu cầu của năm kế hoạch.
Căn cứ vào định mức chi theo quy định Nhà nước, nếu định mức chi thay đổi thì bệnh cũng phải điều chỉnh theo định mức mới.
Căn cứ vào các yếu tố khác bên ngoài như giá cả thị trường (giá điện, giá nước, giá xăng… tăng lên hay giảm xuống mà bệnh viện sẽ điều chỉnh cho phù hợp).
Dự toán chi được hạch toán theo Mục lục Ngân sách hiện hành do Nhà nước quy định.
1) Chi cho người lao động:
Tất cả các khoản liên quan đến người lao động đều do Ngân sách Nhà nước chi, từ mục 6000 đến mục 6300.
Đây là khoản chi bắt buộc của bệnh viện.
→ Ví dụ: Theo Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm
2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) thì khoản chi cho người lao động là:
− Năm thực hiện 2008: 34.305 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 35.717 triệu đồng.
Theo quy định của Nhà nước thì 2 năm lên lương một lần đối với trình độ trung cấp và 3 năm đối với trình độ đại học trở lên.
Lương căn bản là 540.000 đồng/ tháng.
Lương ngày = Lương tháng : 26 ngày.
Lương giờ = Lương ngày : 8 giờ.
Trường hợp nghỉ thai sản thì BHXH trả thay lương là 100% Trường hợp ốm, con ốm thì BHXH trả thay lương là 75%.
→ Ví dụ: Theo Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) thì khoản chi về tiền lương như sau:
− Năm thực hiện 2008: 17.226 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 18.550 triệu đồng.
Tiểu mục 6001 : Lương ngạch bậc theo quỹ lương được duyệt.
Lương ngạch bậc theo quỹ lương được duyệt
Số người trong biên chế được duyệt
* Hệ số lương bình quân * Lương căn bản * 12 tháng
→ Ví dụ: Theo Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05), lương ngạch bậc theo quỹ lương được duyệt là:
− Năm thực hiện 2008: 14.500 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 727 người * 3,184 * 540.000đ * 12 tháng = 15.000 triệu đồng.
Tiểu mục 6002 : Lương tập sự, công chức dự bị.
Là khoản tiền trả cho cán bộ, công chức trong thời gian tập sự được tính từ ngày tuyển dụng Theo quy định của Nhà nước:
Đối với công chức loại A (đại học trở lên): Thời gian tập sự tối đa là 12 thỏng, riờng bác sĩ mới ra trường thì thời gian tập sự là 9 tháng.
Đối với công chức loại B (trung cấp, cao đẳng): Thời gian tập sự tối đa là 6 tháng.
Đối với công chức loại C (sơ cấp): Thời gian tập sự tối đa là 3 tháng.
→ Ví dụ: Theo Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) thì khoản chi về tiền lương tập sự là:
−Năm thực hiện 2008: 140 triệu đồng.
−Năm dự toán 2009: 7 người * 2,205 * 540.000đ * 12 tháng
Tiểu mục 6003 : Lương hợp đồng dài hạn.
Lương tập sự, công chức dự bị
Hệ số lương bình quân
Lương hợp đồng dài hạn = Số người * Hệ số lương bình quân
→ Ví dụ: Theo Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) thì khoản chi về lương hợp đồng dài hạn là:
−Năm thực hiện 2008: 2.586 triệu đồng.
−Năm dự toán 2009: 234 người * 2,275 * 540.000đ * 12 tháng
Riêng khoản chi này thì do đơn vị chi bằng nguồn kinh phí từ thu viện phí chứ không phải chi từ nguồn kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp.
→ Ví dụ: Theo Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) thì khoản chi về lương khác năm dự toán 2009: 2.550 triệu đồng Trong đó gồm có:
− Lương công nhật chờ xét tuyển: 550 triệu đồng.
− Tiết kiệm để chi tăng lương: 2.000 triệu đồng.
Mục 6050 : Tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng.
→ Ví dụ: Theo Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm
2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) thì khoản chi về tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng cụ thể như sau:
− Năm thực hiện 2008: 2.500 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 2.035 triệu đồng.
Chi tiết cho mục 6050 là các tiểu mục sau:
Tiểu mục 6051 : Tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng.
→ Ví dụ: Theo Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) thì khoản chi về tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng thuộc tiểu mục 6051 như sau:
− Năm thực hiện 2008: 700 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 150 triệu đồng.
Tiểu mục 6099 : Khác (Hợp đồng theo Nghị định 68).
Bao gồm các khoản chi tiết sau đây:
Tiền công theo hợp đồng thuộc Nghị định 68: được tính theo công thức:
→ Ví dụ: Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) thể hiện tiền công theo hợp đồng (NĐ 68) như sau:
− Năm thực hiện 2008: 1.800 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 76 người * 2,527 * 540.000đ * 12 tháng = 1.245 triệu đồng.
→ Ví dụ: Phụ cấp lương được thể hiện trong Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) là:
− Năm thực hiện 2008: không phát sinh.
− Năm dự toán 2009: 405 triệu đồng (sang năm
2009 thì họ được hưởng phụ cấp theo lương).
Tiền công theo hợp đồng
= Số người * Hệ số lương bình quân *
Các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định 19% (BHXH, BHYT, KPCĐ) tính vào chi phí hoạt động của bệnh viện:
→ Ví dụ: Căn cứ vào Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05), 19% (BHXH, BHYT, KPCĐ) trích theo lương đưa vào chi phí của năm thực hiện 2008 là 0, nhưng sang năm 2009 (năm dự toán) thì khoản chi này phát sinh là 235 triệu đồng.
Mục 6100 : Phụ cấp lương. Ở bệnh viện có 4 loại phụ cấp chính đó là: phụ cấp chức vụ; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp đặc thù nghề nghiệp theo Quyết định 276.
Tiểu mục 6101 : Phụ cấp chức vụ.
Đối tượng được hưởng: Giám đốc,
Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Trưởng khoa, Phó phòng, Phó khoa.
Hệ số phụ cấp chức vụ:
Phụ cấp chức vụ = Số người *
Hệ số phụ cấp chức vụ bình quân * Lương căn bản * 12 tháng
→ Ví dụ: Căn cứ vào Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm
2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05), phụ cấp chức vụ tại bệnh viện cụ thể như sau:
− Năm thực hiện 2008: 290 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 78 người * 0,55 * 540.000đ * 12 tháng
Tiểu mục 6107 : Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Hệ số phụ cấp là 0,2 và 0,4.
Đối tượng được hưởng: Là cán bộ, công chức làm việc ở những nơi độc hại, nguy hiểm mà yếu tố độc hại, nguy hiểm cao hơn bình thường Thường áp dụng cho các đối tượng làm việc ở các Khoa Nhiễm, Khoa Cấp cứu, các Phòng Thí nghiệm tại bệnh viện.
Có 2 loại phụ cấp độc hại, nguy hiểm: phụ cấp độc hại công việc và phụ cấp độc hại bằng hiện vật.
Phụ cấp độc hại công việc : được tính theo công thức:
→ Ví dụ: Căn cứ vào Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm
2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05), phụ cấp độc hại công việc (tỷ lệ % theo lương) (6107.01) là:
−Năm thực hiện 2008: 750 triệu đồng.
−Năm dự toán 2009: 586 người * 0,2 * 540.000đ * 12 tháng
Phụ cấp độc hại bằng hiện vật : Thay vì được hưởng tiền phụ cấp thì người lao động sẽ được hưởng theo hiện vật như là sữa, đường.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm = Số người *
Hệ số phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Nhưng hiện nay phụ cấp bằng sữa, đường được quy ra thành tiền mặc dù đó là phụ cấp bằng hiện vật Khoản phụ cấp này dùng để bồi dưỡng thêm cho các cán bộ, công chức làm việc ở những nơi độc hại, nguy hiểm và bên cạnh phụ cấp độc hại công việc thì họ còn được hưởng thêm phần phụ cấp bằng hiện vật.
→ Ví dụ: Dựa vào Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05), ta có phụ cấp về độc hại bằng hiện vật (6107.02) như sau:
− Năm thực hiện 2008: 750 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 750 triệu đồng.
Tiểu mục 6113 : Phụ cấp trách nhiệm.
Hệ số phụ cấp là 0,3.
Đối tượng được hưởng: Áp dụng cho những người mà công việc của họ đòi hỏi trách nhiệm cao như là những người làm việc ở Khoa Hồi sức, Khoa Cấp cứu.
→ Ví dụ: Theo Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05), phụ cấp chức vụ là:
− Năm thực hiện 2008: 180 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 94 người * 0,3 * 540.000đ * 12 tháng
Tiểu mục 6112 : Khác (Phụ cấp đặc thù nghề nghiệp theo
Mức phụ cấp đặc thù được tính từ 15% đến 50% trên lương căn bản.
Phụ cấp trách nhiệm = Số người * 0,3 *
→ Ví dụ: Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) thể hiện tiểu mục 6112 về phụ cấp đặc thù như sau:
− Năm thực hiện 2008: 5.200 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 5.200 triệu đồng.
Ngoài 4 loại phụ cấp trờn thỡ ở bệnh viện cũn cú những loại phụ cấp khác sau đây:
Tiểu mục 6105 : Phụ cấp làm đêm.
Tớnh trên số giờ làm ban đêm của cán bộ, công chức trong bệnh viện Số giờ làm việc tiêu chuẩn phải đủ 8 giờ trong 1 ngày.
→ Ví dụ: Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) có số liệu về phụ cấp làm đêm như sau:
−Năm thực hiện 2008: 110 triệu đồng.
−Năm dự toán 2009: 110 triệu đồng.
Tiểu mục 6106 : Phụ cấp làm thêm giờ.
Làm thêm bao nhiêu giờ thỡ tớnh phụ cấp theo bấy nhiêu giờ làm thờm đú.
Các trường hợp tính phụ cấp làm thêm giờ:
Phụ cấp làm thêm giờ vào ban ngày :
Phụ cấp làm đêm Tiền lương giờ * 130% * Số giờ làm ban đêm
Phụ cấp làm thêm giờ ban ngày = Tiền lương giờ
300% * Số giờ thực tế làm thêm
Mức 150%: Làm thêm giờ ngày thường.
Mức 200%: Làm thêm giờ ngày nghỉ hàng tuần (thứ 7, chủ nhật).
Mức 300%: Làm thêm giờ ngày lễ, ngày nghỉ bù.
Phụ cấp làm thêm giờ ban ngày nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm:
Mức 50%: Áp dụng cho ngày thường.
Mức 100%: Áp dụng cho ngày nghỉ hàng tuần (thứ
Mức 200%: Áp dụng cho ngày lễ, ngày nghỉ bù.
Phụ cấp làm thêm giờ ban đêm :
Mức 150%: Làm thêm giờ ngày thường.
Mức 200%: Làm thêm giờ ngày nghỉ hàng tuần (thứ 7, chủ nhật).
Mức 300%: Làm thêm giờ ngày lễ, ngày nghỉ bù.
→ Ví dụ: Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) cho thấy số tiền phụ cấp làm thêm giờ của bệnh viện như sau:
−Năm thực hiện 2008: 690 triệu đồng.
−Năm dự toán 2009: 690 triệu đồng.
Phụ cấp làm thêm giờ ban ngày
(có bố trí nghỉ bù)= Tiền lương giờ
200% * Số giờ thực tế làm thêm
Phụ cấp làm thêm giờ ban đêm = Tiền lương giờ
* 130% * Số giờ thực tế làm thêm
Tiểu mục 6116 : Phụ cấp đặc biệt của các ngành.
→ Ví dụ: Trong Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05), phụ cấp đặc biệt của các ngành là:
− Năm thực hiện 2008: 2.700 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 2.700 triệu đồng.
Phụ cấp đặc biệt của các ngành tại bệnh viện gồm có 2 loại cụ thể sau đây:
Phụ cấp thường trực : Có 2 loại trực:
Trực 24/24: Áp dụng đơn giá sau:
* Loại đặc biệt: Áp dụng ở các khoa như Khoa Nhiễm, Khoa Cấp cứu, Khoa Hồi sức, Khoa Sơ sinh.
Trực 3 ca, 4 ờkớp: Tớnh theo ca đêm.
→ Ví dụ: Theo Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm
2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05), mức chi về phụ cấp thường trực là:
− Năm thực hiện 2008: 1.900 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 1.900 triệu đồng.
Phụ cấp phẫu thuật : Đối tượng Mức phụ cấp (đồng/ phẫu thuật)
Loại ĐB Loại I Loại II Loại III
Người mổ chính, gây mê, châm tê chính 70.000 35.000 25.000 20.000
Người phụ mổ, người phụ gây mê, châm tê 50.000 25.000 20.000 12.000
Người giúp việc phẫu thuật 30.000 20.000 12.000 6.000
→ Ví dụ: Mức phụ cấp phẫu thuật thuộc tiểu mục 6116 trong Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) được thể hiện như sau:
− Năm thực hiện 2008: 800 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 800 triệu đồng.
Tiểu mục 6117 : Phụ cấp thâm niên vượt khung.
→ Ví dụ: Phụ cấp thâm niện vượt khung thể hiện trong Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) như sau:
−Năm thực hiện 2008: 135 triệu đồng.
−Năm dự toán 2009: 135 triệu đồng.
Mục 6250 : Phúc lợi tập thể.
→ Ví dụ: Theo Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05), phúc lợi tập thể ở đơn vị trong năm thực hiện và năm dự toán như sau:
Phụ cấp thâm niên vượt khung = Lương căn bản *
5% = 2 hoặc 3 năm sau bậc lương cuối cùng
; 5% + 1%(cứ mỗi năm tính thêm 1%)
− Năm thực hiện 2008: 24 triệu đồng Trong đó gồm có:
Tiền tàu xe nghỉ phép năm (tiểu mục 6253): 5 triệu đồng.
Nước uống CB – CC (tiểu mục 6257): 19 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 24 triệu đồng. Trong đó gồm có:
Tiền tàu xe nghỉ phép năm (tiểu mục 6253): 5 triệu đồng.
Nước uống CB – CC (tiểu mục 6257): 19 triệu đồng.
Mục 6300 : Các khoản đóng góp.
Ngân sách Nhà nước chi
19% (tính vào chi phí hoạt động của đơn vị), trong đó gồm:
Còn lại 7% là người lao động chịu (hàng tháng trừ vào lương), gồm:
Các khoản đóng góp này được tớnh trờn lương căn bản + phụ cấp chức vụ + phụ cấp thâm niên vượt khung.
Tiểu mục 6301 : Bảo hiểm xã hội.
→ Ví dụ: Khoản đóng góp về bảo hiểm xã hội trong
Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) là:
− Năm thực hiện 2008: 2.800 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 2.800 triệu đồng.
Tiểu mục 6302 : Bảo hiểm y tế.
→ Ví dụ: Khoản đóng góp về bảo hiểm y tế trong Bảng
Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số
− Năm thực hiện 2008: 375 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 375 triệu đồng.
Tiểu mục 6303 : Kinh phí công đoàn.
→ Ví dụ: Khoản đúng góp về kinh phí công đoàn trong Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm
2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) là:
− Năm thực hiện 2008: 375 triệu đồng.
− Năm dự toán 2009: 375 triệu đồng.
Mục 6400 : Các khoản thanh toán khác cho cá nhân.
Tiểu mục 6404 : Chi chênh lệch thu nhập tăng thêm so với lương căn bản + chức vụ.
Chênh lệnh giữa thu và chi là căn cứ để tính thu nhập tăng thêm.
Trước hết phải xác định được số thu là bao nhiêu, số chi là bao nhiêu mới xác định được thu nhập tăng thêm
Thu nhập tăng thêm chính là con số còn lại sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi.
Thu nhập tăng thêm vẫn được hạch toán theo Mục lục Ngân sách Nhà nước, mặc dù tiểu mục này được đặt giữa Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước, khi các khoản chi khác chưa xác định được nhưng vẫn phải theo thứ tự của Mục lục Ngân sách Nhà nước Vì thế, tiểu mục này được để trống, sau khi đã xác định hết tất cả những khoản chi thì mới lấy tổng thu trừ đi tổng chi để ra được thu nhập tăng thêm.
Nhận xét – kiến nghị
Nhận xét
Trong quá trình học tập tại trường và thực tập tại bệnh viện Nhi Đồng 2, trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế, em xin có một số nhận xét như sau:
Bộ máy kế toán tại bệnh viện Nhi Đồng 2 được tổ chức tương đối hoàn chỉnh với từng bộ phận kế toán rõ rệt và phụ trách một khối lượng công việc nhất định Sự sắp xếp và phân bố nhân sự rất hợp lý thể hiện cụ thể như một phần hành kế toán do một kế toán viên đảm nhiệm nhưng vẫn có sự liên quan chặt chẽ với nhau trong công tác giúp cho hoạt động kế toán diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.
Về mặt không gian thì diện tích của toàn bệnh viện tương đối rộng rãi, thoáng mát Vì thế, cỏc phũng, khoa trong bệnh viện được bố trí tách rời, riêng biệt tương ứng với các chức năng chuyên môn khác nhau giúp cho bệnh nhân dễ dàng tìm kiếm vị trí các khoa bệnh mà mình cần Từng phòng thu phí đảm nhiệm việc thu chuyên cho từng loại khoa phòng, ví dụ như phòng thu khám dịch vụ, phòng thu khám chuyên khoa, phòng thu viện phớ… nhờ đó cũng giảm bớt được tình trạng ứ đọng bệnh nhân đến nộp viện phí, tiết kiệm được thời gian của bệnh nhân đến khám chữa bệnh cũng như tránh ảnh hưởng đến quá trình làm việc của các nhân viên kế toán.
Bệnh viện trang bị nhiều loại máy móc, thiết bị, cơ sở hạ tầng … hiện đại giúp cho việc khám chữa bệnh có hiệu quả và phục vụ tốt công tác chuyên môn của ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu khoa học tại bệnh viện.
Đội ngũ y bác sĩ có trình độ, chuyên môn cao góp phần làm cho công tác khám chữa bệnh đạt hiệu quả cao và có khả năng điều trị tốt các loại bệnh mang tính chất nghiêm trọng, hiểm nghèo.
Bệnh viện đã sử dụng hình thức kế toán trên máy tính với phần mềm kế toán do Sở Y tế cấp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện. Điều đó đó giỳp cho công việc của người kế toán nói riêng được nhẹ nhàng và thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và công sức cũng như tạo nhiều thuận lợi cho việc quản lý tài chính ở bệnh viện nói chung.
Việc trang bị máy tính cho phòng kế toán và thực hiện kế toán trên máy tính đó giỳp cho bệnh viện cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý, có độ chính xác cao, giảm bớt việc ghi chép, cung cấp các báo cáo kế toán theo từng quý, năm.
Quy trình lưu chuyển chứng từ của bệnh viện (thu viện phí) áp dụng đúng Thông tư số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐ TB &XH bổ sung Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30/09/1995 của liên Bộ Y Tế - Tài chính - LĐTB&XH - Ban vật giá Chớnh phủ hướng dẫn thực hiện việc thu một phần viện phí.
Bệnh viện sử dụng biên lai tài chính do Cục thuế phát hành và bảng biểu giá áp dụng theo đúng Thông tư 14 của Bộ Tài chớnh ban hành Sổ sách được hạch toán một cách rõ ràng và độc lập theo đúng trình tự như những gì em đã được học trong nhà trường.
Các biện pháp quản lý tại đơn vị có độ chính xác khoảng 95% Đôi khi cũng có một số sai sót khách quan khó tránh khỏi.
Nguồn kinh phí chủ yếu là tự chủ nên nhiệm vụ thu chiếm vị trí rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong toàn đơn vị.
Hoà chung với tiến trình đổi mới của đất nước bệnh viện luôn không ngừng nõng cao chất lượng chuyờn môn cũng như chất lượng phục vụ để có thể đáp ứng những đòi hỏi về cuộc sống ngày càng cao của con người.
Chú trọng đến các chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức làm việc tại bệnh viện như là lương (mục 6000) và phụ cấp lương (mục 6100).
Vì bệnh viện tự chủ về một phần kinh phí nên hầu như tất cả các khoản chi đều lấy từ nguồn thu viện phí ngoại trừ các khoản chi cho người lao động từ mục 6000 đến mục 6300 là do Ngõn sỏch Nhà nước cấp Vì thế, cũng thúc đẩy đơn vị quan tâm đến số thu, số chi và chú trọng phát triển hoạt động sự nghiệp để tăng thu
Trong năm dự toán 2009, bệnh viện cũng tăng cường thêm khoản thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ để tích luỹ thêm kinh phí, vì ngoài khoản thu về viện phí thi đây cũng là khoản thu quan trọng Trong xã hội hiện đại, cơ chế thị trường có sức ảnh hưởng lớn, nhu cầu của con người ngày càng cao thì thực tế khoản lương căn bản mà người cán bộ, công chức được hưởng rất thấp Từ đó đòi hỏi về thu nhập tăng thêm trở nên được chú trọng Nếu như bệnh viện không đảm bảo được thu nhập cho người lao động thì họ sẽ không thể gắn bó lâu dài được, tất nhiên họ sẽ chuyển sang làm việc ở những nơi có điều kiện cao hơn để đáp ứng nhu cầu cá nhân của họ Vì thế, bệnh viện rất chú trọng phần thu về viện phí cũng như thu từ hoạt động dịch vụ, vì có thu thì bệnh viện mới chi ra được Nếu như tiết kiệm được tối đa các chi phí thì chênh lệch giữa thu và chi sẽ cao, dẫn đến thu nhập tăng thêm sẽ cao để đáp ứng nhu cầu đời sống của người lao động.
Tiết kiệm là mục tiêu được ưu tiên tại đơn vị Các khoản chi không cần thiết sẽ bị cắt giảm bớt, thêm vào đó là chú trọng đầu tư phát triển sự nghiệp Trong năm dự toán 2009, khoản chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành (mục 7000) trong Bảng Dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 (Phụ lục số 2 – Biểu số 05) cao hơn so với năm thực hiện
2009 Chứng tỏ bệnh viện rất quan tâm đến công tác khám chữa bệnh,đây là một ưu điểm của bệnh viện Đặt nhiệm vụ khám, điều trị bệnh lên hàng đầu Mục 7950 – Chi lập các quỹ của đơn vị thực hiện khoán chi và đơn vị sự nghiệp có thu cũng thể hiện được điều này Trong đó, dự toán chi về lập quỹ phát triển đơn vị sự nghiệp có thu chiếm con số cao hơn các khoản chi về lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng Đơn vị dùng quỹ phát triển để đầu tư, cải tạo, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện, tài sản, cơ sở hạ tầng… để phục vụ cho hoạt động chuyên môn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh cho bệnh nhân, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng…
Kiến nghị
Trong quá trình thực tập tại bệnh viện em thấy hệ thống kế toán của bệnh viện hoàn chỉnh từ khâu phát sinh tới khâu kết thúc nhưng em xin có 1 vài kiến nghị như sau:
Đối với việc khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 06 tuổi, bệnh viện cần cung cấp những thông tin đầy đủ, kịp thời kèm theo những hướng dẫn cụ thể, những thủ tục cần thiết để được điều trị miễn phí cho các bậc cha mẹ bệnh nhân nắm được, để tránh việc điều trị vượt tuyến dẫn đến tình trạng quá tải, chất lượng điều trị sẽ thấp (Ví dụ những bệnh nhẹ như cảm cúm, sổ mũi, ho… có thể điều trị được ở bệnh viện hoặc trung tâm y tế địa phương thì khụng nên đến bệnh viện Nhi Đồng 2 điều trị để tránh tình trạng quá tải).
Bệnh viện cần loại bỏ bớt những thủ tục rườm rà, không cần thiết trong việc làm hồ sơ khám chữa bệnh để tiết kiệm thời gian, công sức của cha mẹ bệnh nhân lẫn cán bộ, công nhân viên bệnh viện.
Bệnh viện nờn định kỳ tổ chức những chương trình khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi.
Mở rộng thờm các mối quan hệ hợp tác với các bệnh viện trong khu vực và trờn thế giới để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, tiếp cận được khoa học hiện đại và y học tiên tiến, đồng thời tăng cường những lớp huấn luyện về chuyờn môn nhằm nõng cao tay nghề của đội ngũ y bác sĩ trong bệnh viện.
Về cơ sở hạ tầng thì bệnh viện có cơ sở hạ tầng tương đối tốt nhưng bệnh viện cũng nên lập những dự trù cho tương lai về việc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp để chất lượng điều trị được tốt hơn nữa, phấn đấu trở thành một bệnh viện nhi hàng đầu ở các tỉnh phía Nam.
Với quy mô lớn, cơ sở hạ tầng tốt nên bệnh viện cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý.
Bệnh viện nờn chú trọng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng như các chế độ đãi ngộ đối với người tài để họ có thể an tâm phục vụ cho bệnh viện.
Tạo điều kiện để các cán bộ, công viên chức có những hoạt động giải trí như đi nghỉ mát, tổ chức biểu diễn văn nghệ tại khuôn viên bệnh viện,… nhiều hơn nữa vì khối lượng công việc hằng ngày tương đối lớn nên nhu cầu về giải trí cũng được đòi hỏi Bênh cạnh đó cần phải chú trọng chế độ khen thưởng, khuyến khích đối với cán bộ, công viên chức.
Cụ thể là nên phát triển thêm nữa các quỹ như: quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng (thuộc mục 7950 trong Bảng Dự toán).
Đơn vị nên xem xét và có những khoản bồi dưỡng thêm cho những cán bộ, công chức làm việc ở môi trường độc hại, lây nhiễm cao như là Khoa Nhiễm, Khoa Cấp cứu, Phũng Thớ nghiệm… (mục 6400, tiểu mục
6449 của Bảng Dự toán) vì đây là những nơi rất độc hại, dễ lây nhiễm, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con người.
Tăng cường khoản chi cho công tác nghiên cứu khoa học tại bệnh viện nhằm tìm ra được những phương án mới trong việc điều trị những căn bệnh nguy hiểm cũng như tìm ra được những loại thuốc mới trong điều trị bệnh (liên quan đến mục 7000 , mục 6400 của phần chi Ngân sách Nhà nước thường xuyên và chi Ngân sách Nhà nước không thường trong Bảng Dự toán).
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN