1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xuất Khẩu Thép Sang Thị Trường Ấn Độ Của Công Ty Tnhh Thương Mại Và Sản Xuất Nam Phát.docx

69 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xuất Khẩu Thép Sang Thị Trường Ấn Độ Của Công Ty Tnhh Thương Mại Và Sản Xuất Nam Phát
Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 194,13 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (7)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (8)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • 5. Kết cấu chuyên đề (8)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP (9)
    • 1.1. Tổng quan về kinh doanh xuất khẩu (9)
      • 1.1.1. Khái niệm của kinh doanh xuất khẩu (9)
      • 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa (9)
      • 1.1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa (10)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu (11)
      • 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu (11)
      • 1.2.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu (14)
      • 1.2.3. Nội dung của Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp (15)
      • 1.2.4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp (16)
      • 1.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh xuất khẩu (19)
    • 1.3. Các nhân tố tác động đến nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp (22)
      • 1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp (22)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát (28)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát (28)
      • 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát 23 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát (29)
      • 2.1.4. Các lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát 26 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu Thép của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát giai đoạn 2019-2021 (32)
      • 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu thép của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát giai đoạn 2019-2021 theo các thị trường (35)
      • 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng Thép xuất khẩu của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất (38)
      • 2.2.3. Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát tới thị trường Ấn Độ giai đoạn 2019-2021 (40)
    • 2.3. Các nhân tố tác động đến nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Thép sang thị trường Ấn Độ của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát (41)
      • 2.3.1. Các nhân tố bên ngoài tác động đến nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Thép sang thị trường Ấn Độ của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát (41)
      • 2.3.2. Các nhân tố bên trong tác động đến nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Thép sang thị trường Ấn Độ của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát (46)
    • 2.4. Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thép sang thị trường Ấn Độ của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát trong giai đoạn 2019-2021 (48)
      • 2.4.1. Các nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thép sang thị trường Ấn Độ của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam (48)
      • 2.4.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thép sang thị trường Ấn Độ của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát trong giai đoạn 2019- 2021 (49)
      • 2.4.4. Đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu sản phẩm Thép (56)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NAM PHÁT ĐẾN NĂM 2026 (60)
    • 3.1. Cơ hội và thách thức đến từ thị trường Thép Ấn Độ đến năm 2026 (60)
      • 3.1.1. Cơ hội (60)
      • 3.1.2. Thách thức (60)
    • 3.2. Mục tiêu, định hướng phát triển xuất khẩu Thép sang thị trường Ấn Độ của của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát đến năm 2026 (61)
    • 3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thép sang thị trường Ấn Độ của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát đến năm 2026 (62)
      • 3.3.1. Đa dạng hóa mặt hàng thép kinh doanh (62)
      • 3.3.2. Tối thiểu hóa chi phí đầu vào (63)
      • 3.3.3. Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ trong công tác xuất khẩu (64)
    • 3.4. Kiến nghị đối với Nhà Nước (65)
  • KẾT LUẬN (67)

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU 2 DANH MỤC HÌNH 3 LỜI MỞ ĐẦU 1 1 Lý do lựa chọn đề tài 1 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4 Phương pháp ngh[.]

Lý do lựa chọn đề tài

Nền tảng của một đất nước là cơ sở hạ tầng Có một cơ sở hạ tầng vững chắc cùng với các ngành công nghiệp liên quan thì đất nước mới có căn cơ vững chắc để phát triển trong tương lai Trong đó, thép là một ngành công nghiệp đã được hình thành sớm ở nước ta với chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đất nước của Đảng và Nhà nước Theo số liệu những năm gần đây, xuất khẩu Thép của Việt Nam có mức tăng trưởng vượt bậc, đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương trên khắp các tỉnh thành cả nước Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành Thép cũng phải đối mặt với nhiều các thách thức như sự cạnh tranh gay gắt cả về giá và chất lượng trên thị trường thế giới, các rào cản kỹ thuật, chính sách nhập khẩu của các nước. Ấn Độ là một quốc gia với dân số đông thuộc hàng cao nhất thế giới Với dân số đông đúc cùng với diện tích rộng lớn của mình, nhu cầu cho tiêu dùng và nhà ở của người dân Ấn Độ cũng là vô cùng lớn Theo Ngân hàng thế giới, vào năm

2021 dù phải chịu nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế ấn độ vẫn có mức tăng trưởng đáng kinh ngạc với con số 8.9%, một con số đáng kinh ngạc với một nền kinh tế đang phát triển Tổng hợp lại các yếu tố trên, có thể thấy rằng thị trường Ấn Độ là một thị trường vô cùng tiềm năng, mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng giúp phát triển cơ sở hạ tầng cho đất nước này.

Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nam Phát là một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thép công nghiệp có quá trình phát triển khá lâu đời ở Việt Nam. Sản phẩm của công ty đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đã được xuất khẩu đến hơn 10 quốc gia khác nhau Các sản phẩm Thép công nghiệp của Nam Phá đã được xuất hiện tại thị trường Ấn Độ với chỗ đứng nhất định khẳng định uy tín và tầm vóc của doanh nghiệp Song, với một thị trường lớn và vô cùng tiềm năng này, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa thực sự cao Chính vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Thép sang thị trường Ấn Độ của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát”

Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Thu thập số liệu thông qua các hồ sơ lưu trữ của doanh nghiệp trong các năm gần đây

 Phương pháp thống kê, so sánh: Dựa trên các số liệu đạt được, so sánh đối chiếu giữa các năm và đưa ra các phân tích, nhận định về hoạt động kinh doanh.

Kết cấu chuyên đề

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Thép sang thị trường Ấn Độ của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát giai đoạn 2019-2021 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Thép sang thị trường Ấn Độ của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát đến năm 2026

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP

Tổng quan về kinh doanh xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm của kinh doanh xuất khẩu

Trong bối cảnh hội nhập thế giới diễn ra ngày càng sâu rộng như hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với rất nhiều quốc gia, trở thành một động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia này

Khái niệm kinh doanh xuất khẩu cũng vì thế trở nên gắn bó và thân thuộc hơn đối với nhiều người, nhiều đối tượng Để hiểu hơn về khái niệm kinh doanh xuất khẩu, cần phải có những cái nhìn sâu hơn về các khái niệm liên quan. Đầu tiên, nói về xuất khẩu Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau: ” Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” có thể hiểu một cách đơn giản rằng xuất khẩu hàng hóa là hoạt động di chuyển hàng hóa qua biên giới các quốc gia nhằm các mục đích khác nhau.

Còn khi xét tới khái niệm kinh doanh, có rất nhiều các quan điểm, ý kiến nói về khái niệm kinh doanh, nhưng có thể tựu trung lại, hoạt động kinh doanh là hoạt động của các doanh nghiệp hay cá nhân thực hiện các hoạt động kinh tế nhằm mục đích đem lại lợi nhuận.

Nói tóm lại, khi nói về hoạt động kinh doanh xuất khẩu, có thể hiểu đây là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của các cá nhân tổ chức ở hai hay nhiều quốc gia khác nhau nhằm mục đích thu về lợi nhuận.

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức giao dịch bằng thư từ, điện tín bằng gặp mặt trực tiếp để trao đổi giữa người bán và người mua về các thỏa thuận liên quan đến hàng hóa, giao nhận và thanh toán sau khi đã thống nhất các điều kiện kiên quan các bên sẽ ký kết hợp đồng mua bán trực tiếp, hàng hóa sẽ được đưa từ nước người bản sang nước người mua và tiền thanh toán sẽ được chuyển từ người mua sang người

Xuất khẩu gián tiếp hay xuất khẩu ủy thác là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp sản xuất cung cấp sản phẩm hàng hóa của mình ra nước ngoài thông qua một bên trung gian thứ ba Bên trung gian đó có thể là các đại lý, các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc là các công ty quản lý về xuất nhập khẩu

Gia công quốc tế là hoạt động bên đặt gia công giao hoặc bán đứt nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công Sau một thời gian thỏa thuận, bên nhận gia công nộp hoặc bán lại thành phẩm cho bên đặt gia công và bên đặt gia công phải trả cho bên nhận gia công một khoản gọi là phí gia công

Mua bán đối lưu là hoạt động xuất khẩu được kết hợp với hoạt động nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, mục đích của việc trao đổi hàng hóa không phải là tiền mà là thu về một lượng hàng hóa có giá trị tương đương.

Tạm nhập tái xuất: là việc mua hàng hóa từ một nước để bán cho một nước khác (nước thứ 3) trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương có làm các thủ tục nhập khẩu rồi làm các thủ tục xuất khẩu không qua gia công chế biến.

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa

1.1.3.1 Đối với các quốc gia

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa giờ đây trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với hầu hết các quốc gia. Đầu tiên, xuất khẩu hàng hóa giúp các quốc gia thu về một số lượng lớn ngoại tệ, gia tăng tích lũy vốn, ngân sách quốc gia, góp phần vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia, tạo đà cho sản xuất kinh doanh phát triển giúp cải thiện chất lượng đời sống nhân dân.

Ngoài ra, xuất khẩu còn giúp các quốc gia giải quyết các vấn đề công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra mức thu nhập cao chính đáng và nâng cao đời sống cho họ.

Xuất khẩu hàng hóa còn giúp các quốc gia sẽ có cơ hội khai thác tối đa lợi thế so sánh của mình, thúc đẩy các ngành nghề là thế mạnh, từ đó làm tiền đề để phát triển đồng bộ các ngành sản xuất khác.

Nhờ có xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, các quốc gia cũng từ đó có thể nâng cao được các mối quan hệ ngoại giao, mang lại cơ hội mở rộng, tăng cường và phát triển sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trên toàn thế giới Xuất khẩu còn giúp các nước mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học công nghệ, từ đó góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia

1.1.3.2 Đối với các doanh nghiệp Đầu tiên, việc phát triển xuất khẩu hàng hóa sẽ giúp cho các doanh nghiệp được có cơ hội hình thành các giao dịch quốc tế, giúp tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh thị trường trong nước có khả năng trở nên bão hòa.

Tiếp theo, thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường đầu ra của mình, mở rộng các mối quan hệ làm ăn, từ đó tăng doanh thu đầu vào.

Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

1.2.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh

Ngày nay, trong tất cả các lĩnh vực của kinh doanh, đời sống, xã hội, khái niệm hiệu quả đều được sử dụng một cách hết sức rộng rãi Hiệu quả khi được nói đến, thường để chỉ mối quan hệ so sánh tối ưu giữa các chỉ tiêu đầu ra và đầu vào, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí cố định cho trước hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất Từ các khái niệm, cần xem xét đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Trong suốt quãng thời gian qua, có rất nhiều các nhà khoa học chỉ ra các quan điểm về khái niệm của hiệu quả kinh doanh Đầu tiên, vào thế kỉ XVIII, Theo nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith thì: “Hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được trong quá trình hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa” Trong quan điểm trên của Adam Smith, ông cho rằng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giống với doanh thu tiêu thụ hàng hóa-một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Có thể thấy được quan điểm này chưa hoàn toàn thể hiện được bản chất của hiệu quả kinh doanh mà chỉ chú trọng vào kết quả, một yếu tố để tính toán và phân tích hiệu quả Bản thân kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng không cho thấy được nó được tạo ra như thế nào với đầu vào ra sao.

Tiếp đến, Sau Adam Smith, cũng có quan điểm cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí” Quan điểm này đã xác định hiệu quả trên cơ sở so sánh tương đối giữa kết quả đạt được với phần chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Tuy nhiên, nó lại chú tâm vào việc so sánh phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, thiếu đi căn cứ về chi phí và kết quả ban đầu

Tiếp nữa, Quan điểm thứ ba cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó" Quan điểm này giúp học giả thấy được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh doanh Ngụ ý của quan điểm này cho răng, sự tăng trưởng của kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh là song hành, và chi phí kinh doanh cần được tối ưu hóa để hiểu quả kinh doanh đạt được ở mức tối đa Tuy nhiên, hai biến số chi phí và doanh thu luôn thay đổi trong khi để có thể đo lường hiệu quả, cần cố định một trong hai biến số Do vậy quan điểm này chưa thể phản ánh được mối quan hệ giữa kết quả và chi phí bỏ ra. Ở một góc nhìn khác, Theo nhà kinh tế học Manfred Kuhn (1990) : ”Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”, đây được xem là một khái niệm khá đúng đắn về hiệu quả kinh doanh khi sử dụng tỷ số giữa kết quả kinh doanh đạt được chia cho chi phí kinh doanh đầu vào

Trong lịch sử kinh tế, cũng có rất nhiều các quan điểm được đưa ra bởi các nhà kinh tế khi nói đến hiệu quả kinh doanh, nhưng có thể đúc kết lại được rằng:” Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu thị mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu được từ chi phí đó, đồng thời nó phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu kinh tế và xã hội ở mức cao nhất với chi phí thấp nhất có thể”, từ đó, có thể đưa ra một công thức chung để đánh giá hiệu quả kinh doanh là

Trong đó, H là hiệu quả kinh doanh

K là Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh.

C là Chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh (chi phí bỏ ra để đạt được kết quả K).

1.2.1.2 Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

Phần trên đã nêu được khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tiếp theo cần làm rõ hơn về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.

Xuất khẩu cũng là một hoạt động nằm trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đem lại nhiều lợi nhuận dành cho doanh nghiệp, và do đó định nghĩa của một doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hiệu quả cũng được dựa trên kết quả kinh doanh chung của công ty

Có thể thấy được, Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cũng được coi là hiệu quả kinh doanh, nó đề cập đến hiệu quả kinh tế mà doanh nghiệp thu lại được từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đối với từng thương vụ, thị trường và mặt hàng cụ thể Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu trong doanh nghiệp cũng được coi là một phần của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp bởi đối với một công ty thì xuất khẩu là một phần trong các hoạt động, và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là một phần trong hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp

Vì vậy, Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu được đo lường ở khía cạnh tiết kiệm chi phí và cải thiện kết quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp tới từng thị trường với các loại hàng hóa cụ thể, đồng thời nó chỉ ra mức độ mà một tổ chức, doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của mình cho mục đích tối đa hóa lợi nhuận và tối ưu chi phí Ở góc độ doanh nghiệp, kinh doanh xuất khẩu được thực hiện hiệu quả khi khi doanh nghiệp tối đa hóa được kết quả kinh doanh với chi phí thấp nhất có thể, thể hiện mức độ sử dụng tối ưu các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.

1.2.2 Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

Hiệu quả kinh doanh là các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, giữa đầu ra và đầu vào của doanh nghiệp Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là tìm mọi cách để thay đổi mối tương quan giữa doanh thu kinh doanh và chi phí theo chiều hướng có lợi dành cho doanh nghiệp Mục tiêu chung của các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường đó chính là lợi nhuận, điều này chỉ có thể có được khi doanh thu kinh doanh lớn hơn chi phí, khi đó doanh nghiệp kinh doanh mới có thể có hiệu quả được Do đó, hiệu quả kinh doanh chính là mục tiêu, là điều kiện tồn tại của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.

Trong nền kinh tế biến động và đầy ắp sự cạnh tranh hiện nay, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tồn tại và phát triển bền vững Kinh doanh với hiệu quả cao giúp cho doanh nghiệp có được vị thế và uy tín trên thị trường, qua đó tăng tích lũy vốn, tăng khả năng quay vòng vốn, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm của mình Ngược lại, nếu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thấp hoặc bị giảm sút có thể đem về nhiều hệ lụy dành cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể mất đi sự ổn định của mình, trở nên yếu đuối, lạc hậu và có thể bị đào thải khỏi ngành.

Tiếp nữa, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cũng giúp cho các doanh nghiệp có được khả năng cạnh tranh lớn hơn trong thị trường biến động, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu góp phần nâng cao HQKD nói chung của doanh nghiệp, qua đó sẽ góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo vị thế của doanh nghiệp trên thị trường thế giới, tạo tiền đề của doanh nghiệp, tạo vị thế cho những bước phát triển tiếp theo, mở ra những cơ hội đầu tư mới trong tương lai

Mặt khác, trải qua thời kỳ đại dịch Covid-19 đầy khó khăn, thách thức vừa qua, nhiều doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng gặp phải vô vàn những thách thức, đặc biệt là các thách thức đến từ vấn đề kinh doanh.Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của mình, qua đó vượt qua những khó khăn trải qua trong khoảng thời gian bệnh dịch.

Tóm lại, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ và cũng là mục tiêu của bất kỳ một doanh nghiệp nào nói chung cũng như của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nói riêng.

1.2.3 Nội dung của Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đều phải có cho mình nhưng nguồn lực nhất định Các nguồn lực đó có thể là vốn, là máy móc thiết bị, là lao động hay cơ sở vật chất Việc sử dụng hợp lý các nguồn lực này giúp cho các doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sử dụng nguồn lực, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh chung cho toàn doanh nghiệp

1.2.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Với các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, việc sử dụng hợp lý nguồn lực vốn là hết sức quan trọng Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất

Nguồn vốn của doanh nghiệp được cấu thành bởi vốn cố định và vốn lưu động Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp cần có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của 2 nguồn vốn này Với vốn cố định, cần phải chú trọng đầu tư, quản lý, sử dụng vốn cố định, thường xuyên đánh giá các tài sản cố định Với nguồn vốn lưu động, các doanh nghiệp có thể chú ý tiết kiệm các chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, nâng cao khả năng thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện tốt việc quản lý công nợ và tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho.

1.2.3.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

Các nhân tố tác động đến nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp

1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Con người có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của một tổ chức Yếu tố con người xét dưới góc độ là nguồn nhân lực, nó thể hiện ở khả năng chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm.

Những người lao động, công nhân chính là những người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm, tác động lên nguyên vật liệu bằng máy móc kỹ thuật Đặc biệt, việc kinh doanh xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nơi các quy định về xuất xứ hay chất lượng luôn được coi trọng ở mức rất cao thì nhân tố lao động càng được coi trọng Nếu công ty có nguồn nhân lực giỏi thì thách thức đối với những thị trường khó tính không phải là quá lớn… Nhờ đó giảm thiểu được chi phí đầu vào, góp phần làm thay đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Ngược lại, yếu tố nguồn nhân lực cũng có thể tác động bất lợi đối với hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp trong trường hợp lực lượng nhân viên của công ty có năng lực thấp.

Công nghệ quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Máy móc thiết bị là công cụ mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động.

Sự hoàn thiện của máy móc, thiết bị, công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm Như vậy, công nghệ kỹ thuật là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc tạo ra tiềm năng tăng năng suất, chất lượng, từ đó gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, công nghệ kỹ thuật lại đóng vai trò càng quan trọng hơn bởi nó tạo cho doanh nghiệp lợi thế khi cạnh tranh với các doanh nghiệp khác ở thị trường nước ngoài, qua đó làm cho hiệu quả kinh doanh được cao hơn.

Một yếu tố nữa khi đề cập đến nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp Với điều kiện nền kinh tế như hiện nay, mạng lưới kinh doanh và hệ thống kênh phân phối có ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng quy mô kinh doanh tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì hoạt động của công ty không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vài thị trường mà trải rộng trên rất nhiều thị trường thuộc các khu vực và châu lục khác nhau trên thế giới Vì vậy việc xây dựng một hệ thống kênh phân phối là rất cần thiết để hoạt động kinh doanh thu được kết quả cao Bởi nó đảm bảo cho doanh nghiệp có thể duy trì ổn định và phát triển thị trường, tăng doanh số bán và gia tăng lợi nhuận, như thế hiệu suất kinh doanh chung của toàn công ty sẽ được nâng cao Tuy nhiên, mạng lưới kinh doanh càng mở rộng thì kéo theo đó là chi phí càng tăng cao Vì vậy, khi xác định mạng lưới kinh doanh cho mình, các doanh nghiệp cần phải xác định những thị trường trọng tâm, không đầu tư dàn trải làm tăng chi phí mà doanh thu thu về không cao.

Vốn là nhân tố vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp thương mại Hạn chế về vốn có thể khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiến hành, triển khai các hoạt động kinh doanh Duy trì được nguồn vốn kinh doanh dồi dào giúp doanh nghiệp ổn định trong hoạt động kinh doanh Tùy vào đặc điểm của từng doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn kinh doanh riêng, ví dụ nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là được lấy từ ngân sách nhà nước, công ty cổ phần sẽ chủ yếu sử dụng vốn góp của các cổ đông, các nhà đầu tư và cả vốn tín dụng.

1.3.1.5 Chiến lược, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng không nhở từ mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và từng giai đoạn Trong từng giai đoạn nhất định và tùy thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp và các điều kiện của thị trường mà công ty đề ra các mục tiêu và chiến lược kinh doanh phù hợp Nếu mục đích, chiến lược đề ra đúng hướng và phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp và thực tế của thị trường thì sẽ mang lại hiệu quả cao, ngược lại không những gây hiệu quả xấu với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn có thể mang lại hiệu quả không lường cho doanh nghiệp thậm chí có thể đẩy doanh nghiệp đến bờ phá sản.

Ngoài các nhân tố kể trên còn có các yếu tố khác như: phương thức thanh toán, phương thức phục vụ, phương thức bán hàng, … của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Do đó doanh nghiệp cần phải luôn luôn kiểm soát các yếu tố nào, xem xét các mức độ ảnh hưởng của từng cá nhân và từng yếu tố đến kết quả kinh doanh từ đố phát huy những ảnh hưởng tích cực và loại trừ những ảnh hưởng không tốt đến kết quả và hiệu quả kinh doanh.

1.3.1.6 Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, là cốt lõi trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và tốc độ lưu chuyển hàng hóa Chất lượng hàng hóa tốt, đồng đều giúp cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn, giành được lòng tin từ phía khách hàng và thu hút được các khách hàng tiềm năng Ngược lại, chất lượng hàng hóa kém sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn, làm giảm uy tín của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.3.2.1 Nhân tố thuộc môi trường nước xuất khẩu

Thuế quan, các thủ tục liên quan đến xuất khẩu

Các yếu tố liên quan đến các loại thuế quan, các thủ tục có ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp Việc các quốc gia đánh thuế cao với các mặt hàng xuất khẩu, hay tạo ra nhiều các thủ tục, các loại thuế phí, các quy định rườm rà có thể gây nên việc tăng chi phí, tăng thời gian lưu chuyển hàng hóa, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.

Hạn ngạch xuất khẩu là số lượng cao nhất mà Chính phủ cấp phép cho các mặt hàng được xuất khẩu thông qua hình thức cấp giấy phép trong một khoảng thời gian nhất định Với hạn ngạch xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu sẽ phải gặp rất nhiều các thách thức Việc giới hạn số lượng xuất khẩu khiến cho số lượng hàng hóa bán ra sụt giảm, tốc độ chu chuyển hàng hóa cũng thấp đi, sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu Có thể nói, hạn ngạch xuất khẩu có tác động tiêu cực đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu đối với doanh nghiệp.

Môi trường chính trị, luật pháp

Các quốc gia có nền chính trị ổn định, vững chắc sẽ tạo nền móng cho việc phát triển các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Doanh nghiệp từ việc ổn định chính trị sẽ yên tâm đầu tư, mở rộng quy mô và từ đó có thể gia tăng hiệu quả kinh doanh của mình Cùng với yếu tố chính trị là yếu tố luật pháp, một hành lang pháp lý thông thoáng với các văn bản pháp luật rõ ràng sẽ tạo ra một môi trường lành mạnh, khiến cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thông suốt và tạo ra cầu nối giữa doanh nghiệp với quốc tế góp phần nâng cao HQKDXK của doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế là một yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp Một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường kinh doanh phải thích nghi với môi trường kinh tế mà mình đang tham gia Nền kinh tế của một quốc gia khi gặp biến động, dù nền kinh tế phát triển mạnh hay rơi vào suy thoái kinh tế thì doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải có những chiến lược, kế hoạch để thích nghi với nền kinh tế, từ đó có những thay đổi trong các chỉ tiêu đầu ra và đầu vào, qua đó làm thay đổi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường khoa học kỹ thuật

Môi trường khoa học kỹ thuật có các tác động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Khoa học kỹ thuật phát triển sẽ giúp cho doanh nghiệp sản xuất được tiếp cận được với máy móc, công nghệ hiện đại tác động đến chất lượng, số lượng sản phẩm được sản xuất, từ đó có tác động đến cơ cấu chi phí, giá thành của sản phẩm, qua đó tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại.

1.3.2.2 Nhân tố thuộc môi trường nước nhập khẩu

Môi trường kinh tế của nước nhập khẩu

Tổng quan về Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát

Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NAM PHÁT Tên viết tắt: NAMPHAT TAP CO., LTD

Ngày cấp phép hoạt động: 2005-10-20

Vốn điều lệ: 150.000.000.000 (Một trăm năm mươi tỷ VNĐ) Địa chỉ trụ sở chính: P1010-N18-T1, Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Năm 2004, nhận thấy nhu cầu ngày càng cao về sử dụng sắt thép trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bắt đầu được tiến hành, Công ty TNHHThương Mại và sản xuất Nam Phát ra đời với sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng trong nước các sản phẩm sắt thép với chất lượng và tiêu chuẩn cao, đáp ứng các nhu cầu của thị trường trong nước Công ty được thành lập với một đội ngũ cán bộ nhân viên với kiến thức chuyên môn vững vàng, nhiệt huyết, với niềm tin xây dựng một công ty sản xuất, kinh doanh mặt hàng thép hàng đầu của Việt Nam. Đến năm 2015, trải qua 10 năm thành lập và phát triển, Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát đã có được rất nhiều thành tựu nổi bật, Công ty đã xây dựng và phát triển được thêm các nhà máy sản xuất và gia công tại Hưng Yên, Hà Nội, TPHCM nhằm thúc đẩy sản xuất và kinh doanh các mặt hàng kết cấu thép, cơ khí chế tạo, cùng với đó xây dựng được đội ngũ hậu cần và vận chuyển chuyên nghiệp và hiệu quả

Cho đến thời điểm hiện nay, trải qua gần 20 năm thành lập và phát triển, với rất nhiều sự cố gắng của đội ngũ lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên, Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát đã vươn lên, phát triển thành một doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất các mặt hàng kết cấu thép, inox, có tiếng nói trong khu vực miền Bắc và trên toàn thể quốc gia, các sản phẩm của doanh nghiệp đã được sử dụng cho nhiều công trình quan trọng cho các tổng công ty lớn Sản phẩm thép của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát cũng đã được đặt chân tới nhiều các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát

Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát là một công ty sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thép Do đó, chức năng chính của công ty là sản xuất các mặt hàng kết cấu thép, các sản phẩm từ thép nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu Các chức năng chính của công ty như

● Sản xuất các sản phẩm thép, kết cấu thép, gia công các mặt hàng từ Thép và Inox.

● Nghiên cứu và phát triển, tìm hiểu thị trường, phát triển sản phẩm nhằm đem lại lợi nhuận

● Hợp tác, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước nhằm phát triển kinh doanh

● Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp

Từ các chức năng của doanh nghiệp, công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam

● Cung cấp các sản phẩm thép có chất lượng cao, giá thành tốt đến với các khách hàng trong và ngoài nước

● Thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng ngành nghề

● Công bố các dữ liệu kinh doanh và báo cáo tài chính hàng năm một cách trung thực,chính xác

● Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp với các thị trường

● Đảm bảo các quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động, tuân thủ các quy định của nhà nước và pháp luật.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát

Hình 2 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất

(Nguồn: Phòng nhân sự công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát)

● Ban giám đốc bao gồm:

Giám đốc là người đứng đầu của công ty, là đại diện pháp luật của công ty.

Giám đốc có chức trách điều hành, giám sát các hoạt động của công ty bao gồm các

Phòng tài chính - kế toán

Phòng nhân sự - hành chính

Phòng kinh doanh và bán hàng- XNK

Phòng vật tư- quản lý kho hoạt động sản xuất và kinh doanh, là người đứng ra ký kết các hợp đồng quan trọng, đưa ra các quyết định lớn cuối cùng của công ty Ngoài quản lý, giám đốc còn là người vạch ra chiến lược kinh doanh cụ thể cho công ty, duyệt các chính sách đối nội và đối ngoại của công ty

Phó giám đốc có chức năng điều hành và quản lý các phòng ban theo sự chỉ đạo của giám đốc, chịu trách nhiệm đảm nhiệm các công việc được giao từ giám đốc Cùng với đó, phó giám đốc cũng là người tham mưu các chiến lược, định hướng phát triển cho giám đốc Phó giám đốc cũng thay mặt giám đốc quản lý hoạt động, ký kết hợp đồng trong một số trường hợp cụ thể.

Phòng tài chính-kế toán

Phòng tài chính, kế toán có nhiệm vụ thực hiện các công việc liên quan đến dòng tiền của doanh nghiệp, tổ chức kế toán, hạch toán các nghiệp vụ theo kế hoạch, báo cáo tình hình tài chính cho cấp trên, lập báo cáo tài chính; quản lý doanh thu, chi phí, hàng tồn kho, tài sản cố định; thực hiện các nghiệp vụ thu hồi công nợ đúng thời hạn, quản lý thu mua; thực hiện trả lương, thưởng, các nghiệp vụ liên quan tới tài chính trong công ty; lưu trữ các tài liệu, sổ sách của công ty Ngoài ra, phòng tài chính cũng cần

Phòng nhân sự-hành chính

Phòng nhân sự có chức năng thực hiện công tác tuyển dụng, tuyển mộ, luân chuyển, bổ nhiệm nhân lực phù hợp cho công ty Cùng với đó là quản lý , tham mưu cho cấp trên các công tác cán bộ, tiền lương, hành chính trong công ty, theo dõi, đánh giá nguồn nhân lực cho công ty Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, quản lý sổ sách, ghi chép các hoạt động về hành chính và nguồn nhân lực.

Phòng sản xuất có chức năng phối hợp với phòng kinh doanh tiếp nhận các đơn đặt hàng của khách hàng, tư vấn sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng Lên bản vẽ, thiết kế các sản phẩm thép theo đơn đặt hàng để gửi tới công ty gia công. Cùng với đó giám sát quá trình sản xuất và thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Phòng kinh doanh-xuất nhập khẩu

Phòng kinh doanh-xuất nhập khẩu có chức năng Nghiên cứu, phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng Đảm bảo công tác bán hàng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, đem lại lợi nhuận lớn cho công ty Tham mưu cho cấp trên về các kế hoạch bán sản phẩm, sản phẩm bán ra, các chương trình khuyến mãi Chào bán, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của công ty cho các đối tác trong và ngoài nước, góp phần vào việc kinh doanh sản phẩm, nâng cao đầu ra Duy trì các mối quan hệ đối với các khách hàng có sẵn, đi cùng với đó là mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm Quản lý, theo dõi các đơn hàng kinh doanh trong và ngoài nước

Phòng vật tư-kho có nhiệm vụ

Phòng vật tư-kho có chức năng tìm kiếm các đối tác, các nhà cung ứng cho các sản phẩm được sử dụng trong quá trình kinh doanh, tổ chức lưu trữ, bảo quản hàng hóa nhằm đảm bảo sẵn sàng cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

2.1.4 Các lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát2.1.4.1 Tổng quan về hoạt động của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát

Theo đăng ký kinh doanh được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát là một công ty kinh doanh đa ngành nghề Trong đó, nổi bật là các ngành nghề sau: Sản xuất sắt, thép gang, gia công cơ khí, xây dựng công trình đường sắt và đường bộ; đại lý, môi giới; vận tải hàng hóa, hành khách ven biển và viễn dương; kho bãi và lưu trữ hàng hóa; bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng; xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.

Trong các lĩnh vực hoạt động của mình, Nam Phát chú trọng vào sản xuất và kinh doanh các mặt hàng là thế mạnh của công ty bao gồm sắt, thép, Inox là các mặt hàng thế mạnh của doanh nghiệp, mặt khác họ cũng đầu tư phát triển ngành logistics và giao nhận, vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế.

Với hoạt động kinh doanh Thép, hoạt động của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát diễn ra theo các hình thức bao gồm Mua hàng, lưu kho các mặt hàng sắt, thép Inox để bán hàng trong nước; Mua hàng, lưu kho các mặt hàng sắt, thép Inox để bán hàng tới thị trường nước ngoài; Tổ chức thực hiện thiết kế, nghiên cứu để phối hợp với các công ty gia công cùng tập đoàn sản xuất các sản phẩm thép, inox theo yêu cầu của các đối tác trong nước và nước ngoài.

2.1.4.2 Hình thức xuất khẩu và giao nhận

Các nhân tố tác động đến nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Thép sang thị trường Ấn Độ của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát

2.3.1 Các nhân tố bên ngoài tác động đến nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Thép sang thị trường Ấn Độ của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát

2.3.1.1 Môi trường chính trị, luật pháp

Môi trường chính trị, luật pháp gắn liền với các hoạt động ban hành và thực thi luật pháp đến từ các cơ quan, bộ ngành Mọi quy định pháp luật liên quan đến kinh tế, kinh doanh đều có thể có những ảnh hưởng nhất định tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường chính trị - pháp luật tạo nên sân chơi để các doanh nghiệp được cạnh tranh và hợp tác với nhau để phát triển, do đó việc tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng.

Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, do đó doanh nghiệp phải chịu sự quản lý của rất nhiều các điều luật như Luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật lao động, luật phòng cháy chữa cháy,

Các sản phẩm Thép của công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát đang tiến hành kinh doanh xuất khẩu đều là các sản phẩm không phải chịu thuế xuất khẩu, đồng thời cũng không phải chịu sự kiểm soát về hạn ngạch Sở dĩ có được điều này là do Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á, đã cùng với Ấn Độ ký kết hiệp định thương mại AIFTA

Về tiêu chuẩn hàng hóa, các sản phẩm thép khi nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ đều phải thông qua kiểm tra chất lượng và cấp chứng nhận bởi Cơ quan Tiêu chuẩn Quốc gia của Ấn Độ (BIS), điều này tạo thêm các rào cản cho doanh nghiệp nhưng với Nam Phát, các sản phẩm thép của công ty được xuất vào thị trường Ấn Độ hoàn toàn đủ điều kiện, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia này.

Trong đợt dịch covid 19, vấn đề vận chuyển, thông quan hàng hóa cũng gây nhiều lo lắng cho doanh nghiệp May mắn thay, điều này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công ty nhờ các chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ từ chính quyền.

Có thể nói, nhờ có môi trường pháp lý đã góp phần hỗ trợ cho công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát tiết kiệm nhiều khoản chi phí liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, tối thiểu hóa các khó khăn, cản trở đối với doanh nghiệp.

Giai đoạn 3 năm qua đã chứng kiến một nền kinh tế thế giới với nhiều bất ổn,với những biến động mạnh cả về trong nước lẫn quốc tế khiến cho các diễn biến trở nên khó lường Với đặc thù là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu về vật liệu xây dựng, công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát ít nhiều phải chịu các tác động từ xu hướng chung của nền kinh tế thế giới nói chung và quốc gia nhập khẩu nói riêng Cụ thể, nền kinh tế giảm sút khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên ngưng trệ, các hoạt động xây dựng, hoàn thiện công trình cũng từ đó mà giảm sút, giá cước vận tải độn lên, điều đó ảnh hưởng lớn tới tình hình nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Nam Phát

Hình 2 2 Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Ấn Độ giai đoạn 2017-2021

Có thể thấy được trong khoảng thời gian trước năm 2020, Mức tăng trưởng GDP của Ấn Độ đạt mức cao và khá ổn định, tuy nhiên tình hình dịch bệnh vào năm 2020 đã khiến cho nền kinh tế nước này rơi vào khó khăn Theo đó, mức tăng trưởng GDP của quốc gia này giảm 6.60%; một con số khá lớn nhưng cũng dễ hiểu trong tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu Minh chứng cho việc này là tình hình kinh doanh xuất khẩu năm 2020 của Nam Phát cũng bị giảm sút, doanh thu trên hoạt động xuất khẩu tới các thị trường giảm mạnh Với thị trường Ấn Độ, một thị trường được Nam Phát hết sức quan tâm thì có mức tăng doanh thu nhẹ, cùng với đó là việc độn chi phí cũng gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước sang năm 2021, nhờ có sự tăng trưởng kinh tế mạnh ở quốc gia này mà kết quả kinh doanh của Nam Phát cũng được cải thiện đáng kể ở nơi đây Có thể thấy được môi trường kinh tế có một vai trò quan trọng, ảnh hưởng khá lớn tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3.1.3 Các đối thủ cạnh tranh

Thép là một mặt hàng có lượng người mua lớn, nhưng đi cùng với đó cũng là số lượng nhà sản xuất và người bán khổng lồ Khi thâm nhập vào một thị trường lớn như Ấn Độ, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều các khó khăn bởi Ấn Độ là một thị trường rất tiềm năng, nhưng vì vậy cũng đầy cạnh tranh Ấn Độ là một trong những nước có sản lượng Thép lớn nhất thế giới, do đó có thể lấy một vài các doanh nghiệp của Ấn Độ để so sánh với Nam Phát

Bảng 2 4 Bảng 2.4 So sánh một vài đối thủ cạnh tranh của Nam Phát trong hoạt động xuất khẩu Thép tại thị trường Ấn Độ

Chỉ tiêu Công ty TNHH

Thương Mại và sản xuất Nam Phát

Jindal Stainless Ltd North steel impex

Quy mô Vừa Lớn Nhỏ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp lớn Các doanh nghiệp nhỏ

Thép cán nóng, nguội, ống thép Đa dạng các sản phẩm thép: Cán nóng, cán nguội, thép tấm, thép ống, Đa dạng các sản phẩm thép: Thép cán nóng, cán nguội, thép ống, thép tấm, các chi tiết thép,

Chất lượng sản phẩm thép

Chất lượng trung bình-cao

Chất lượng cao Chất lượng trung bình

Giá thành Trung bình Cao Rẻ Đặc điểm kinh doanh khác

Tiếp nhận những đơn đặt hàng vừa và nhỏ, phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Sẵn sàng gia công sản phẩm theo nhu cầu khách hàng

Có mạng lưới trải dài, thường chú trọng vào các đơn hàng có quy mô vừa và lớn

Có quy mô khá nhỏ, tiếp nhận cả những đơn hàng vừa và nhỏ Sản phẩm cũng được xuất đi các nước Nam Á khác Tận dụng khá tốt IndiaMart làm nơi giới thiệu sản phẩm.

(Nguồn: Tài liệu công ty)

Trên đây là bảng so sánh giữa Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát và các đối thủ cạnh tranh ở các quy mô và thị trường mục tiêu khác nhau, cũng đại diện cho các doanh nghiệp ở các quy mô này Có thể thấy được, các doanh nghiệp này thường có sản phẩm kinh doanh đa dạng hơn Nam Phát Đặc biệt, các doanh nghiệp lớn như Jindal với tuổi đời lâu năm có khả năng sở hữu các công nghệ cốt lõi, đi cùng với nguồn lực dồi dào với trang thiết bị hiện đại có thể đem đến những sản phẩm chất lượng cao Còn với các doanh nghiệp nhỏ hơn, các doanh nghiệp này thường có mức giá khá tốt, có khả năng len lỏi, cung cấp được đến những khách hàng nhỏ nhất nhưng đôi khi chất lượng sản phẩm lại không được ở mức tốt Trên đây là hai đại diện tiêu biểu cho các đối thủ cạnh tranh mà Nam Phát phải đổi mặt tại thị trường Ấn Độ, việc cạnh tranh là điều không tránh khỏi trong kinh doanh, nhưng với một thị trường lớn như Ấn Độ thì cơ hội luôn mở ra dành cho doanh nghiệp, miễn là họ có thể phát huy được các lợi thế cạnh tranh của mình và thỏa mãn khách hàng.

2.3.1.4 Nhân tố công nghệ kỹ thuật

Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thép sang thị trường Ấn Độ của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát trong giai đoạn 2019-2021

Ấn Độ của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát trong giai đoạn 2019-2021

2.4.1 Các nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thép sang thị trường Ấn Độ của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam

2.4.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một nội dung quan trọng trong nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Với Nam Phát, đây cũng không phải là ngoại lệ

Bảng 2 6 Cơ cấu nguồn vốn của hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát

Tổng nguồn vốn(Triệu Đồng)

(Nguồn: Tài liệu nội bộ doanh nghiệp)

Với mảng kinh doanh xuất khẩu thép sang thị trường này, vốn vay cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Với việc huy động được nguồn vốn vay từ các ngân hàng trong nước đã giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh Mặt khác, là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, nguồn vốn lưu động của Nam Phát luôn được duy trì ở mức cao, hơn 50% tổng nguồn vốn, điều đó giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc chi trả, cũng như xuất khẩu hàng hóa.

2.4.1.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cũng là một nội dung được đề cập tới trong nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Cụ thể, với Nam Phát, công ty cũng chú trọng đến nội dung này ngay từ công tác tuyển dụng lao động.

Với công tác tuyển dụng lao động, Nam Phát ưu tiên tuyển dụng những lao động có kiến thức chuyên môn vững vàng, có trình độ đại học trở lên Các ứng viên được đánh giá kỹ lưỡng với 3 vòng phòng phấn để nhận biết được trình độ và thái độ phù hợp với công ty.

Trong quá trình sử dụng lao động, công ty thực hiện giao chỉ tiêu công bằng, phù hợp với khả năng và chức năng của các lao động Ngoài ra, Công ty còn mở rộng quyền bình xét lương thưởng đến cấp phòng ban căn cứ vào năng suất cá nhân đóng góp cho phòng.

Ngoài ra, công ty cũng chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ với việc tổ chức đào tạo chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên Nhờ các công tác nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, các lao động trong công ty làm việc càng thêm nhiệt huyết với kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện cụ thể trong phần sau của bài viết.

2.4.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thép sang thị trường Ấn Độ của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát trong giai đoạn 2019-2021

2.4.2.1 Xác định đúng thị trường đầu ra cho doanh nghiệp

Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát, khi bước chân vào thị trường Ấn Độ, vốn là một thị trường rộng lớn nhưng khá mới lạ với các doanh nghiệp thép Việt, luôn hướng tới khách hàng là những đơn vị lớn, các công trình có quy mô để gây dựng danh tiếng, đánh chiếm thị trường Tuy nhiên để làm được điều này tại thị trường Ấn Độ là điều rất khó, các hãng sản xuất thép lớn tại Ấn Độ luôn có được một nguồn cung dồi dào, chất lượng sản phẩm cũng được đánh giá cao,cùng với đó là sự am hiểu về kinh doanh tại thị trường bản địa Do vậy với định hướng của ban lãnh đạo, Nam Phát đã chuyển hướng, đặt mục tiêu tới các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp VLXD có quy mô vừa và nhỏ, việc xác định đúng đối tượng như vậy giúp Nam Phát chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, duy trì được mối liên hệ tốt với khách hàng Ở mặt khác, đề cập tới vấn đề sản phẩm, Nam Phát cũng đã xác định rõ được nhu cầu của khách hàng khi tiếp cận Với việc đẩy mạnh bán mặt hàng thép cuộn cán nguội - một mặt hàng đang rất được ưa chuộng tại các thị trường thúc đẩy việc sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc xác định đúng mặt hàng giúp cho Nam Phát tập trung được nguồn lực, đem lại khoản doanh thu lớn cho doanh nghiệp

2.4.2.2 Cải tiến trong công tác cán bộ

Trong khoảng thời gian 2019-2021, việc tổ chức công tác cán bộ được thực hiện hiệu quả, hợp lý hơn Với sự phát triển của thị trường, cùng với định hướng mở rộng kinh doanh, tập trung hơn vào thị trường Ấn Độ nói riêng và hoạt động xuất khẩu nói chung, Nam Phát đã tuyển dụng thêm các nhân viên kinh doanh Trong công tác tuyển dụng, có sự đan xen giữa những người trẻ với sự nhiệt huyết, cống hiến với những lao động giàu kinh nghiệm Đây chính là sự hòa quyện giúp cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Nam Phát được thúc đẩy mạnh hơn.

Ngoài ra, Trong tình hình dịch bệnh hết sức khó khăn, mặc dù cũng vẫn phải chịu những tổn thất nhưng Nam Phát luôn duy trì mức lương cho người lao động, thường xuyên thăm nom, hỏi han, động viên người lao động tạo động lực cho người lao động gắn bó và cống hiến cho công ty

Ngoài vấn đề lương thưởng, công ty cũng chú trọng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty đã tổ chức các buổi tập huấn về tin học, kiến thức chuyên môn nhằm giúp người lao động nắm vững, từ đó gia tăng năng suất lao động của mình

Nhờ các công tác cải tiến trong đội ngũ nguồn lao động, Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát đã có được một đội ngũ lao động tinh gọn, tinh hoa, đoàn kết với tinh thần làm việc luôn hăng say, qua đó đã giúp cho doanh nghiệp hoạt động với năng suất cao hơn, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu nói riêng của doanh nghiệp.

2.4.2.3 Tổ chức tốt công tác xúc tiến bán hàng

Với ngành thép nói riêng và ngành xây dựng nói chung, đây là một ngành kinh doanh tương đối truyền thống, đối tượng hướng tới là các khách hàng doanh nghiệp Do vậy, việc thực hiện hoạt động xúc tiến bán hàng cũng được thực hiện một cách truyền thống như tham gia hội chợ, triển lãm ngành vật liệu, chào hàng trực tiếp, gửi mẫu thử cho khách hàng, Đây là những cách làm marketing truyền thống nhưng vô cùng hiệu quả áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành vật liệu xây dựng, cũng là cách để doanh nghiệp tiếp cận được thêm nhiều các khách hàng mục tiêu đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ngoài .

Với Nam Phát ban lãnh đạo hiểu rõ được tầm quan trọng của công việc xúc tiến bán Do đó, công ty thường xuyên tham gia các hội chợ ngành thép trong và ngoài nước nhằm quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình tới các khách hàng tiềm năng.

Thêm nữa, với các quan hệ kinh doanh tại Ấn Độ, Nam Phát cũng mời các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp là khách hàng tiềm năng của mình đến để tham quan, trải nghiệm qua sản phẩm.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THÉP SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT NAM PHÁT ĐẾN NĂM 2026

Cơ hội và thách thức đến từ thị trường Thép Ấn Độ đến năm 2026

3.1.1 Cơ hội Ấn Độ đã, đang và vẫn sẽ là thị trường kinh doanh thép đầy tiềm năng dành cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép đến từ Việt Nam.

Theo hiệp hội Thép thế giới ( World steel association), nhu cầu về tiêu thụ Thép của thị trường Ấn Độ, ở mức rất cao, cao hơn so với trung bình của toàn thế giới và của phần lớn các nước phát triển Năm 2021, theo WSA, nhu cầu thép của thị trường Ấn Độ tăng khoảng 19% so với nhu cầu của năm 2020 Tiếp theo đó, nhu cầu cho mặt hàng này của thị trường Ấn Độ vào năm 2022 cũng đạt con số tăng trưởng ấn tượng với 6.1%, vào năm 2023 là 6.7% Đây là một con số vô cùng ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới không thực sự ổn định, dẫn đến nhu cầu về thép ở các nước lớn không cao

Nguyên nhân của nhu cầu thép cao tại Ấn Độ là bởi sự phát triển về mặt kinh tế của đất nước này Theo nghiên cứu được Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ công bố, nước này đã vượt Anh vào quý I/2022 để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới Tiếp đó, với chính sách cùng khẩu hiệu được đặt ra xuyên suốt các năm “Make in India”, khuyến khích sử dụng, tiêu thụ sản phẩm trong nước đã đẩy mạnh các ngành công nghiệp sản xuất của Ấn Độ, trong khi đó Thép là một mặt hàng quan trọng, đóng nhiều vai trò trong ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất ô tô, máy móc thiết bị, kết cấu,

Mặt khác, xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo theo việc thiếu hụt các nguồn cung Thép trên thị trường thế giới, qua đó làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng thép, vật liệu xây dựng vào các thị trường lớn

Song hành cùng những thuận lợi, cơ hội khi doanh nghiệp tham gia thị trường Ấn Độ, Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát cũng gặp phải nhiều các thách thức khi tham gia kinh doanh sản phẩm Thép tại thị trường này.

Thứ nhất, với các chính sách khuyến khích các ngành sản xuất trong nước của mình, ngành Thép Ấn Độ đang có những sự phát triển hết sức tích cực, từ đó tạo ra những đối thủ cạnh tranh lớn dành cho doanh nghiệp

Thứ hai, bong bóng bất động sản tại Trung Quốc kéo theo sự sụt giảm của ngành xây dựng nước này khiến cho nhu cầu về thép, các vật liệu xây dựng giảm mạnh, qua đó làm tăng nguồn cung trên thị trường có thể gây nên những khó khăn trong cạnh tranh dành cho doanh nghiệp

Nói tóm lại, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp tại thị trường này trong tương lai, tuy nhiên thị trường Thép Ấn Độ vẫn là một thị trường vô cùng tiềm năng đối với doanh nghiệp, hứa hẹn đối với doanh nghiệp sẽ là một mảnh đất màu mỡ để khai thác, từ đó mang lại lợi nhuận lớn và hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp

Mục tiêu, định hướng phát triển xuất khẩu Thép sang thị trường Ấn Độ của của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát đến năm 2026

Mỗi công ty khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều không thể thiếu những mục tiêu và định hướng, Nam Phát cũng không phải là ngoại lệ Dựa trên những kết quả đạt được, Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát đề ra cho mình những mục tiêu và định hướng như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh các dòng sản phẩm thép cán nguội, cán nóng, ống thép sẵn có, đồng thời với việc duy trì ba mặt hàng trọng tâm trên, nghiên cứu nhằm xuất khẩu thêm các mặt hàng mới có giá trị, đem lại hiệu quả kinh doanh xuất khẩu lớn làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

- Tiếp tục gắn bó với các nhà nhập khẩu, các bạn hàng quen thuộc, cùng với đó tìm kiếm các bạn hàng mới với các nhu cầu khác nhau nhằm tăng độ phủ sóng, khai thác tốt hơn thị trường thép Ấn Độ.

- Cải thiện công tác quản lý, tối ưu chi phí trong kinh doanh, sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp một cách hợp lý, cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, ổn định, duy trì được các thành tựu sẵn có.

- Đảm bảo đội ngũ nhân sự, các nhân viên tham gia vào quá trình kinh doanh xuất khẩu có chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng, từ đó là nền tảng giúp Nam Phát nâng cao được hiệu quả kinh doanh

Về Mục tiêu, căn cứ trên quy mô doanh nghiệp, căn cứ trên nhu cầu của thị trường, về cơ hội và thách thức đối với thị trường Ấn Độ cũng như khả năng cung ứng sản phẩm cho thị trường này, Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát đặt ra các mục tiêu về kinh doanh cho mình như sau:

- Về doanh thu, giữ vững mức tăng trưởng cao khoảng 10% mỗi năm tại thị trường này

- Về chi phí, cắt giảm các chi phí gây thừa thãi, lãng phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mở rộng quy mô kinh doanh, nghiên cứu thêm các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường Ấn Độ như thép thanh, tôn mạ,…

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thép sang thị trường Ấn Độ của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát đến năm 2026

3.3.1 Đa dạng hóa mặt hàng thép kinh doanh

Có thể thấy được, Ấn Độ là một thị trường lớn với nhu cầu về thép cũng rất cao Từ các công trình xây dựng, cho đến sản xuất linh kiện điện tử, Ấn Độ đều là một trong những đất nước chiếm tỉ trọng cao trên thế giới Do đó, nhu cầu về các sản phẩm thép khác nhau cũng là rất lớn tại đất nước này Với Nam Phát, tham gia vào thị trường Ấn Độ, công ty lựa chọn 3 dòng sản phẩm chính cho mình là Thép cán nóng, Thép cán nguội, Thép ống Hiện tại, ba dòng sản phẩm này đã và đang mang lại kết quả kinh doanh hết sức tích cực cho Nam Phát tại thị trường Ấn Độ. Tuy nhiên, để có thể tối ưu hoạt động kinh doanh, đào sâu được thêm thị trường này, doanh nghiệp cần phải đa dạng hóa các mặt hàng của mình

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật tại Ấn Độ, nhu cầu cho các mặt hàng Thép tại đất nước này sẽ gia tăng, đi cùng với đó cũng là sự tăng nhu cầu về sự đa dạng, độ hoàn thiện của sản phẩm thép tại đất nước này Ngoài các sản phẩm truyền thống như thép cán nóng, lạnh, Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát có thể kinh doanh thêm các sản phẩm thép thành phẩm khác như biển báo, thép hình, các thiết bị thép phục vụ ngành viễn thông, Sự đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh này vẫn phải đi cùng với sự đẩy mạnh các mặt hàng thế mạnh sẵn có bởi các mặt hàng truyền thống của công ty đã và đang đem lại được kết quả kinh doanh rất tốt, cũng như là tiền đề cho doanh nghiệp trong việc xuất khẩu các mặt hàng sau này.

Mặt khác, với đặc thù là một doanh nghiệp thương mại với nhiều các mối quan hệ, có các công ty cùng tập đoàn với dây chuyền sản xuất tiên tiến, những năm gần đây được đẩy mạnh đầu tư và lắp đặt trang thiết bị hiện đại, Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát có thể đạt được những sự thuận lợi nhất định trong việc gia công các sản phẩm thép theo nhu cầu của khách hàng Việc thực hiện gia công có thể mang lại cho doanh nghiệp được lợi nhuận lớn hơn so với đơn thuần chỉ bán ba loại mặt hàng trên Các mặt hàng doanh nghiệp có thể hướng tới gia công bao gồm thép tấm, tôn, thép kết cấu phục vụ cho nhà xưởng, nhà máy, tháp,…

3.3.2 Tối thiểu hóa chi phí đầu vào

Với Nam Phát, là một doanh nghiệp thương mại, chi phí dành cho giá hàng hóa nhập vào chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh Do đó, công ty cần có các biện pháp nhằm tối ưu các chi phí của mình

Cụ thể, việc nhập các sản phẩm thép bán thành phẩm, thép cán nóng HRC tại các thị trường Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc là các thị trường xa xôi khiến cho chi phí đầu vào của Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam Phát bị độn lên. Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển, thép cán nóng có thể phải gặp một vài rủi ro như rỉ sét trong điều kiện bảo quản không tốt hay bề mặt có thể có những vệt vàng do bị ảnh hưởng bởi nước biển. Để có thể khắc phục các nhược điểm này, Nam Phát hoàn toàn có thể tìm kiếm và đẩy mạnh việc nhập hàng các nhà cung ứng với giá thành thấp hơn trong nước Ở Việt Nam, Có một vài doanh nghiệp tiêu biểu đã có thể tự chủ công nghệ sản xuất thép cán nóng như Hòa Phát, Formosa, Nam Phát hoàn toàn có thể tận dụng các mối quan hệ, làm đại lý kinh doanh cho các sản phẩm thép được sản xuất bởi các doanh nghiệp này

Với việc đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng đến từ trong nước, có thể kỳ vọng rằng, Công ty TNHH Thương Mại và sản xuất Nam

Phát sẽ tối ưu hóa, giảm thiểu được các chi phí cũng như các rủi ro phát sinh khi nhập khẩu thép từ các thị trường nước ngoài, hạn chế được các trở ngại liên quan đến từ khoảng cách địa lý cũng như điều kiện vận chuyển Cùng với đó, việc tiêu thụ sản phẩm thép trong nước cũng giúp doanh nghiệp tăng cường được sự hợp tác, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong nước, tạo được thiện cảm với người tiêu dùng và cơ quan ban ngành.

3.3.3 Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ trong công tác xuất khẩu

Nhân tố con người là một trong các nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của một công ty Để có thể làm ăn tốt với đối tác nước ngoài, công ty phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ kinh doanh giỏi Những con người làm nhiệm vụ kinh doanh xuất khẩu không chỉ cần chuyên môn tốt, nắm vững nghiệp vụ xuất nhập khẩu, giỏi ngoại ngữ mà còn cần kinh nghiệm và tư duy, đầu óc nhanh nhạy Để có thể nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên trong công tác xuất khẩu, doanh nghiệp có thể

-Tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ nhân viên, cử nhân viên theo học các lớp , khóa học nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ năng bán hàng và thuyết phục khách hàng

-Tuyển dụng những nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, không chỉ là về bán hàng và còn phải có những hiểu biết về mặt kỹ thuật tốt với sản phẩm, có trình độ ngoại ngữ tốt, phù hợp với thị trường kinh doanh, có hiểu biết về phong tục tập quán của nước nhập khẩu và bạn hàng Những nhân viên trong khối kỹ thuật thì cần có trình độ chuyên môn chuyên ngành tốt, chăm chỉ, chịu được áp lực công việc, có khả năng sáng tạo cũng như nghiên cứu để cải tiến các sản phẩm thép ngày một tốt hơn

-Mặt khác, để cho người lao động yên tâm cống hiến và công tác, Nam Phát cũng cần phải quan tâm đến sức khỏe, tinh thần của người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, gia tăng phúc lợi đặc biệt là các chế độ khen thưởng, hoa hồng,…

Với việc nâng cao được chất lượng của nguồn lực lao động, tạo được niềm đam mê, cống hiến trong công việc của cán bộ công nhân viên, có thể nói sẽ giúp ích rất lớn cho Nam Phát trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Việc này có thể giúp cho công ty nâng cao được năng suất lao động, qua đó tăng doanh thu cho hoạt động kinh doanh.

3.3.4 Tổ chức xúc tiến bán hàng hiệu quả

Nam Phát là một doanh nghiệp với tuổi đời không nhỏ, vốn đã quen với các hình thức xúc tiến bán hàng truyền thống Do đó, việc đẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng là khá quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể nâng cao doanh thu và từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Nam Phát cần tiếp tục tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm quảng bá sản phẩm, giao lưu học hỏi các công nghệ mới, xu hướng mới của ngành thép nhằm áp dụng cho doanh nghiệp mình

Mặt khác, Ở Ấn Độ, với các đối tượng khách hàng vừa và nhỏ, kênh bán hàng thương mại điện tử IndiaMart là một kênh bán hàng B2B vô cùng hiệu quả giúp các doanh nghiệp có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm Với Nam Phát, công ty có thể đẩy mạnh xúc tiến bán hàng qua các kênh này bằng cách hợp tác với các đối tác, trung gian xuất khẩu đến từ thị trường trong nước như Ocean B2B,… từ đó có thể có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các khách hàng tiềm năng qua các kênh bán hàng TMĐT như IndiaMart, Tradesparq,… Để có thể làm được hai điều trên, công ty cần chú trọng hơn vào các hoạt động Marketing của mình:

Kiến nghị đối với Nhà Nước

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà nước cũng là một trong các nhân tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Sau đây là một số các kiến nghị đối với Nhà Nước, các cơ quan ban ngành để góp phần tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp

Thứ nhất, Nhà nước cần kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19, góp phần ổn định tình hình kinh tế Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 tuy đã có những diễn biến thuyên giảm nhưng đây vẫn là một mối hiểm họa cho toàn xã hội Điển hình là việc kiểm soát không tốt khiến dịch bệnh này bùng phát ở Trung Quốc, đã khiến rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị đình trệ, gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp kinh doanh và cả toàn bộ nền kinh tế Dịch bệnh Covid-19, một khi bùng phát trở lại với những biến thể mới có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp, gây suy thoái nền kinh tế nghiêm trọng Với các doanh nghiệp thương mại, thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu – vốn rất phụ thuộc vào sự ổn định trong môi trường kinh doanh giữa hai quốc gia xuất và nhập khẩu như Nam Phát thì việc kiểm soát dịch bệnh là rất cần thiết với doanh nghiệp.

Việc kiểm soát dịch có ý nghĩa tối quan trọng, giúp doanh nghiệp yên tâm trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ hai, Nhà Nước cần phát huy vai trò của các cơ quan liên quan, các hiệp hội như Hiệp Hội thép Việt Nam nhằm giúp các doanh nghiệp có thể trao đổi, học hỏi và trên hết là tiến tới các thỏa thuận hợp tác để các bên cùng có lợi Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, dù luôn mang theo tinh thần ham học hỏi, cầu thị khi tham gia thị trường quốc tế, nhưng song song với đó, đôi lúc vẫn còn bỡ ngỡ, thiếu kiến thức, kinh nghiệm cũng như thông tin về mặt kinh doanh hay về mặt pháp lý khi tham gia thực hiện hoạt động xuất khẩu Công tác nghiên cứu thị trường cũng như pháp lý của các doanh nghiệp vẫn còn khá cơ bản Các diễn đàn này là cầu nối giúp cho các doanh nghiệp cập nhật các thông tin về chính sách, pháp luật, cũng như xu thế thị trường để tránh những rủi ro pháp lý trên thị trường quốc tế.

Việc có những diễn đàn như vậy có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp, bởi lẽ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi tham gia vào thị trường quốc tế không tránh khỏi những thiếu sót, bỡ ngỡ Việc tạo nên các diễn đàn giúp các doanh nghiệp hợp tác tốt hơn, qua đó cùng nhau chinh phục thị trường quốc tế

Thứ ba, Nhà Nước có thể tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thép, các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây trong việc xúc tiến thương mại ra thị trường quốc tế Với các doanh nghiệp này, Nhà Nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tổ chức các buổi triển lãm, các buổi trưng bày sản phẩm với các đối tác nước ngoài, hay trưng bày sản phẩm tại các triển lãm nước ngoài giúp cho việc quảng bá hình ảnh sản phẩm tới gần hơn với đối tác nước ngoài là những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Nhờ những buổi triển lãm, quảng bá này, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc tìm kiếm bạn hàng xuất khẩu, qua đó đa dạng hóa nguồn thu, thúc đẩy cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 04/06/2023, 15:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Chu Thị Hằng, Xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, VOER, https://voer.edu.vn/m/xuat-khau-va-vai-tro-cua-xuat-khau-trong-hoat-dong-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep/f75f1384 Link
5. Anh Phương, GDP Ấn Độ có thể đạt 5.000 tỷ USD vào năm 2026, VTV News, https://vtv.vn/kinh-te/gdp-an-do-co-the-dat-5000-ty-usd-vao-nam2026-20220908203409093.htm Link
6. India Imports from Vietnam of Iron and steel, Trading Economics, https://tradingeconomics.com/india/imports/vietnam/iron-steel Link
8. Ngô Văn Thìn, Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh bản chất của hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp, VOER, https://voer.edu.vn/m/cac-quan-diem-ve-hieu-qua-kinh-doanh-ban-chat-cua-hieu-qua-kinh-doanh-trong-doanh-nghiep/4ebebdaa#:~:text=Nh%C3%A0%20kinh%20t%E1%BA%BF%20h%E1%BB%8Dc Link
1. Tạ lợi, Nguyễn Thị Hường (2017), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB ĐH KTQD, Hà Nội Khác
2. Nguyễn Ngọc Huyền (2016), Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB ĐH KTQD, Hà Nội Khác
7. Phan Thị Hoài Oanh (2020), Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu xi măng sang thị trường ASEAN của công ty Havina Global, Chuyên đề thực tập Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w