1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về quyền bề mặt

1 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong xã hội hiện đại, kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng trở nên đa dạng và phong phú trong khi không phải ai cũng có tài sản để sử dụng, phục vụ cho nhu cầu của mình và thu lợi từ đó. Đồng thời, chủ sở hữu tài sản không phải lúc nào cũng có nhu cầu sử dụng, khai thác tài sản của mình. Khi nhu cầu, nguyện vọng của các chủ thể “giao nhau” thì một người có thể được sử dụng tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ sở hữu cho phép bằng một quyền phái sinh từ quyền sở hữu và có phạm vi hẹp hơn đó chính là “quyền bề mặt” ( QBM ) . Đây là một quyền khác đối với tài sản đã được ghi nhận trong pháp luật dân sự của nhiều nước trên thế giới nhưng lại lần đầu tiên xuất hiện khi được ghi nhận trong Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015, hứa hẹn góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội, tạo điều kiện cho tài sản được khai thác một cách tiết kiệm, triệt để và hiệu quả nhất. Đã hơn 7 năm kể từ ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực, tuy nhiên thực tiễn cho thấy QBM dù là một trong những vật quyền quan trọng nhưng vẫn còn khá xa lạ, chưa đi vào thực tiễn và chưa thực sự thể hiện được vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu về QBM theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành là rất cần thiết để đánh giá đúng bản chất, vai trò cũng như những ưu điểm hay những hạn chế của các quy định pháp luật liên quan là rất cần thiết để đưa ra những giải pháp hoàn thiện, giải quyết triệt để những vấn đề còn tồn tại trong chế định này.

I Tổng quan quyền bề mặt Khái niệm quyền bề mặt Theo quy định Điều 267 BLDS 2015: “Quyền bề mặt là quyền chủ thề mặt đất, mặt nước, khoảng không gian mặt đất, mặt nước, khoảng không gian mặt đất, mặt nước lòng đất mà quyền sử dụng đất thuộc chủ thể khác.”

Ngày đăng: 03/06/2023, 18:42

w