Tổng quan về Vitamin

20 2.1K 34
Tổng quan về Vitamin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng quan về Vitamin

CHƯƠNG 2 :VITAMIN2.1.Tổng quan về Vitamin Khái niệm: Vitamin nhóm chất (bắt buộc) cần thiết cho hoạt động sinh sống của bất kỳ cơ thể nào và chúng có khả năng ở nồng độ thấp hoàn thành chức năng xúc tác ở cơ thể sinh vật. Bảng 2.1. Thất thoát vitamin trong quá trình chế biến và bao gói rau củ Sản phẩm chếbiến, đóng hộpThất thoát vitamin (%) (So với rau củ mới nấu xong và xả nước)Vitamin AVitamin B1Vitamin B2NiacinVitamin C Sản phẩm 12(c)2024240-56260-78Sản phẩm 1067424931-655128-67a Gồm măng tây, đậu lima, đậu xanh, súp lơ, bắp cải, đậu Hà lan, khoai tây, rau spinach, giá đỗ, lõi ngô non. b Giống thí nghiệm a, ngoại trừ súp lơ, bắp cải, giá đỗc Giá trị trung bình. d Khoảng biến động (của giá trị đo được) Bảng 2.2. Thất thoát vitamin trong quá trình chế biến và bao gói trái cây 1 Sản phẩm chế biến, đóng hộpThất thoát vitamin (%) (so với quả tươi)A B1B2Niacin CSản phẩm đông lạnh(chưa tan giá)37(c)0-78(d)290-66170-67160-33180-50Sản phẩm tiệt trùng(b)390-684722-675733-834225-605611-86a Gồm táo, mơ, quả việt quất, sơ ri chua, nước ép cô đặc, đào, quả mâm xôi và dâu tây. bGiống thí nghiệm (a) nhưng sử dụng nước ép thường thay cho dạng nước ép côđặc. cGiá trị trung bình dKhoảng biến động (của giá trị đo được).Trong lịch sử, tác dụng đầu tiên được ghi nhận của việc sử dụng các nhóm thực phẩm đặc biệt - mà chúng ta ngày nay gọi là thực phẩm vitamin - là khả năng phòng chống bệnh quáng gà của vitamin A trong gan động vật. Tuy nhiên, phải đến hơn 3000 năm sau, những triệu chứng của việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng đặc biệt mới được ghi nhận và thiết lập. Những ví dụ điển hình là bệnh sco-bút (do thiếu vitamin C), bệnh tê phù (do thiếu vitamin B1) và bệnh còi xương (do thiếu vitamin D). Và phải mất thêm 400 năm sau đó để con người có thể tìm được mối quan hệ giữa các bệnh tật nói trên với các hoạt chất có mặt trong thực phẩm, mà sau đó được đặt tên là vitamin. Mặc dù ngày nay chúng ta biết rằng vitamin không phải một nhóm các hợp chất hóa học thống nhất bao gồm các protein, carbohydrate và lipid, tuy nhiên cụm từ này vẫn đượcsử dụng chung cho tất cả các loại sinh tố nói trên.Từ đầu thế kỷ 20, kiến thức của con người về các chức năng sinh học của vitamin cấp độ phân tử tế bào tăng lên đáng kể, với việc 20 nhà khoa 2 học đoạt được giải thưởng Nobel trong lĩnh vực này từ năm 1928 đến năm 1967. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực nghiên cứu chuyên sâu sau đó, không có thêm một loại vitamin nào được tìm thấy và thêm vào danh sách 13 vitamin (được thiết lập từ năm 1897 đến năm 1941).Bảng 2.3. Lịch sử của vitaminVitaminPhát hiệnPhân lậpTìm ra cấu trúcTổng hợp nhân tạoVitamin A 1909 1931 1931 1947Provitamin A 1831 1930 1950 1950Vitamin D 1922 1932 1936 1959Vitamin E 1922 1936 1938 1938Vitamin K 1929 1939 1939 1939Vitamin B1 1897 1926 1936 1936Vitamin B2 1920 1933 1935 1935Niacin 1936 1935 1937 1894Vitamin B6 1934 1938 1938 1939Vitamin B12 1926 1948 1956 1972Folic Acid 1941 1941 1946 1946Pantothenic 1931 1938 1940 1940Biotin 1931 1935 1942 1943Vitamin C 1912 1928 1933 1933Trong khi trước đây các nhà khoa học chỉ chủ yếu quan tâm đến vai trò của vitamin trong việc phòng chống bệnh tật và những chức năng sinh học của chúng, ngày nay, vitamin được ghi nhận là có vai trò quan trọng đến sức khỏe và hạnh phúc của con người. Khía cạnh này của vitamin dựa trên nhiều dẫn liệu chứng minh rằng chúng không những là các coenzyme tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể mà còn đóng vai trò như các hormone, mà dẫn chứng rõ ràng nhất là vai trò thiết yếu trong việc chuyển hóa xương của vitamin D. Vì thế, vitamin giờ đây không chỉ đơn giản được chia thành hai nhóm dựa vào những tính chất hóa lý của chúng - như là tan trong nước, tan trong dầu mà còn được chia nhóm dựa vào chức năng sinh học của chúng trong cơ thể: chức năng coenzyme, hormone và chống oxy hóa3 Những cuộc tranh luận về lượng vitamin tối ưu và lượng vitamin cao nhất cơ thể người có thể chịu được vẫn tiếp tục, và vấn đề đưa ra một nền tảng pháp lý cơ bản về sử dụng bổ sung vitamin vào thực phẩm một thực sự cần thiết, không chỉ dựa vào hàm lượng cung cấp cho cơ thế, mà còn dựa vào đặc điểm nơi sinh sống, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến trạng thái và nhu cầu vitamin của con người.2.2. Các loại Vitamin tan trong nước2.2.1. Vitamin B1 ( Thiamine) •Tên gọi khác: Thiamin, aneurine hydrochloride•Tên IUPAC: 2-[3-[(4-amino- 2-methyl- pyrimidin- 5-yl) methyl]- 4-methyl- thiazol- 5-yl] ethanol•Công thức cấu tạo:•Công thức phân tử: C12H17N4OS+Cl-.HCl•Khối lượng phân tử: 337.27•Nhiệt độ nóng chảy: 248-260 °C (muối hydrochloride )2.2.1.1. Đặc tính- Vitamin B1 chỉ bền trong môi trường axit, còn ở môi trường kiềm nó bị phá hủy nhanh khi đun nóng.- Vitamin B1 là những tinh thể hòa tan tốt trong nước và chịu các quá trình gia nhiệt thông thường. Khi oxi hóa vitamin B1 sẽ chuyển thành hợp chất gọi là tiocrom phát huỳnh quang. Tính chất này được ứng dụng phổ biến ở định lượng vitamin B1 trong các nguồn thực phẩm khác nhau. Trong thực tế, tiamin thường tồn tại ở dạng muối tiaminclorit.4 2.2.1.2. Vai trò chức năng Chức năng:- Dưới dạng tiaminpirophosphat, vitamin B1 tham gia vào hệ enzyme decacboxyl - oxy hóa các xetoaxit như axit piruvic hoặc α-xetoglutaric. Vì vậy khi cơ thể thiếu vitamin B1 sẽ dẫn tới tích lũy các xetoaxit làm hỗn loạn trao đổi chất kèm theo hiện tượng bệnh lý trầm trọng, ví dụ : giảm sút tiết dịch vị, tê phù,…- Dựa vào cơ chế tác dụng của thiamin, người ta đã biết rõ rằng thiamin- pirophosphat là coenzyme của các enzyme piruvat T decarboxylase hoặc alpha- xetoglutarat decarboxylase. Các axit piruvic và các axit alpha-xetoglutaric chính là các sản phẩm của quá trình trao đổi gluxit. Chính vì vậy khi thiếu vitamin B1 thì sự trao đổi gluxit sẽ ngừng trệ. Trong thể người động vật, thiamine chuyển thành pirophosphat. Dưới dạng này nói tham gia phân giải acid piruvic tạo ra sản phẩm cuối cùng là oxyetylpirophosphat.Thiamin pyrophosphate (TPP) là một coenzyme cần thiết cho một lượng nhỏ các enzyme rất quan trọng.- Sự tổng hợp TPP từ thiamine đòi hỏi sự có mặt của magnesium, adenosine triphosphate (ATP) enzyme thiamin pyrophosphokinase. Pyruvate dehydrogenase, ketoglutarate dehydrogenase và enzyme dehydrogenase của chuỗi phân nhánh ketoacid. Mỗi enzyme trên đều được tìm thấy trong ti thể của tế bào. Chúng xúc tác các quá trình decarboxylate của pyruvate, ketogluatarate và các amino acid có mạch phân nhánh để tạo thành acetyl 5 coenzyme A,succinyl coenzyme A và các dẫn xuất của amino acid có mạch phân nhánh tương ứng. Tất cả các sản phẩm của quá trình này đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giải phóng năng lượng từ thức ăn. Ngoài ra trong các TPP, mỗi phức hệ enzyme dehydrogenase đều cần niacin-chất chứa coenzyme NAD và lipoic acid thiamin pyrophosphokinase. Transketolase xúc tác những phản ứng quan trọng trong quá trình trao đổi chất khác như là con đường pentose phosphate. Mà một trong những bước trung gian quan trọng nhất của con đường nàu là ribose-5-phosphate, một đường 5 carbon liên quan đến quá trình phosphoryl hóa cần thiết cho sự tổng hợp ATP và GTP. Nó cũng cần thiết cho qúa trình tổng hợp các axit nucleic, DNA RNA, coenzyme chưa niacin – NADPH, chất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng tổng hợp sinh học. Vì transketolase sẽ bị giảm rất nhanh trong các trưởng hợp thiếu thianin, việc đánh giá độ hoạt động của nó trong tế bào hồng cầu cũng được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của thiamin.- Dưới dạng thiaminpirophosphat, vitamin B1 tham gia vào hệ ezyme decarboxyl oxy hóa các xeto acid như acid piruvic hoặc acid alpha-xetoglutaric. Vì vậy khi cơ thể bị thiếu vitamin B1 sẽ dẫn tới tích lũy các xeto acid làm hỗn loạn trao đổi chất kèm theo hiện tượng bệnh lý trầm trọng, ví dụ giảm xuất tiết dịch vị, tê phù… Ngoài ra vitamin B1 cùng với acid pantotenic còn tham gia tạo nên chất axetylcholin, là chất giữ vai trò quan trọng trong việc truyền xung động thần kinh. Chính vì vậy mà khi thiếu vitamin B1, ở hệ thần kinh, nơi xảy ra trao đổi mạnh gluxit, sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn cả. Tương tác dinh dưỡng:- Sự tồn tại của các loại vitamin B khác, dụ như vitamin B6, B12, niacin acid pantothenic hỗ trợ thêm các hoạt động của thianin. Các vitamin chống oxy hóa, ví dụ như vitamin E và C sẽ bảo vệ thiamin bằng cách ngăn cản quá trình oxy hóa thành dạng không hoạt động của nó.- Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như cà phê, chè, trầu (Đông Nam Á) và một số loại ngũ cốc khác có phản ứng đối kháng với vitamin. Acid chlorogenic và polyphenol thực vât khác có thể là nguyên nhân của việc này.6 Ngoài ra, vitamin B1 cùng với axit pantotenic còn tham gia tạo nên chất axetylcolin là chất giữ vai trò quan trọng trong việc truyền xung động thần kinh. Chính vì vậy khi thiếu vitamin B1, ở hệ thần kinh, nơi xảy ra trao đổi mạch gluxit, sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn cả.Sự thiếu hụt vitamin B1:- Thiếu hụt thiamin có thể biểu hiện thông qua các triệu chứng như mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu và thiếu tập trung, chán ăn và táo bón. Khi không đủ thiamin, các quá trình tổng hợp các carbohydrate amino acid giảm, gây ra các hậu quả rất nghiêm trọng. Hai bệnh được coi là hậu quả tiêu biểu của việc thiếu hụt thiamin là “beriberi” và hội chứng “Wernicke-Korsakoff”.+ Beriberi có biểu hiện chủ yếu là rối loạn hệ thần kinh và tim mạch đây vẫn là bệnh khá phổ biến ở Đông Nam Á, nơi việc xay xát và đánh bóng gạo vẫn làm mất đi một phần rất lớn thiamin.+ Hội chứng Wernicke-Korsakoff thường gọi là bại não, là bệnh do thiếu hụt thiamin gây ra thường thấy nhất ở các nước phương tây. Triệu chứng của nó bao gồm nhầm lẫn, tê liệt dây thần kinh cử động mắt, tâm thần và trí nhớ.Nguyên nhân của tình trạng thiếu thiamine: Thiếu hụt vitamin B1 có thể là do không đủ thiamin, tăng nhu cầu thiamin, thể mất quá nhiều thiamin, hấp thụ quá nhiều chất chống thiamin từ thực phẩm hoặc kết hợp của các yếu tố trên.- Hấp thụ thiamin không đủ: không được cung cấp đủ thiamin từ thực phẩm là nguyên nhân chính của tình trạng thiếu hụt vitamin này những nước kém phát triển. Thiếu thiamin phổ biến trong các cộng đồng dân thu nhập thấp, chế độ ăn nhiều carbohydrate và ít thiamin (ví dụ: gạo đã qua xay xát và đánh bóng quá kỹ) hoặc ở những người nghiện rượu. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ người mẹ thiếu thaimine sẽ dễ bị mắc chứng beriberi.- Tăng nhu cầu vitamin B1: những điều kiện dẫn đến tăng nhu cầu thiamine là sự lao lực về thể chất, sốt, mang thai, cho con bú và tăng trưởng ở tuổi vị thành niên.- Cơ thể mất mát quá nhiều thiamine: bằng cách tăng lưu lượng nước tiểu, thuốc lợi tiểu có thể ngăn cản quá trình tái hấp thụ thiamine của thận và tăng bài tiết thiamine trong nước 7 tiểu. Cá nhân bị suy thận phả lọc máu mất thiamine với tốc độ rất cao và có nguy cơ thiếu hụt thiamine.- Các anti-thiamine (ATF): sự hiện diện của các chất chống thiamine trong thực phẩm cúng góp phần vào nguy thiếu hụt thiamin. Một số loai thực phẩm có chưa ATF, chất sẽ phản ứng với thiamin để tạo thành oxy hóa bất hoạt. Tiêu thụ quá nhiều trà và cà phê (bao gồm cả những loại đã giảm lượng caffe), lá chè và trầu, một số loại cá nước ngọt đều gây ra sự suy giảm thiamin ở người. Thiaminases là enzyme phân hủy thiamin trong thực phẩm. 2.2.1.3.Ngưỡng sử dụngNhu cầu về vitamin B1 phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau như trạng thái sinh lý của cơ thể, chế độ thức ăn, làm việc…Trung bình người cần từ 1 – 3 mg vitamin B1 trong 24h.Lượng RDA đề nghị:Bảng 2.4.RDA của thiamineNhóm ngườiĐộ tuổiNam giới (mg/day)Phụ nữ (mg/day)Trẻ sơ sinh0-6 tháng tuổi0.2 (AI)0.2 (AI)Trẻ sơ sinh7-12 tháng tuổi0.3 (AI)0.3 (AI)Trẻ em1-3 tuổi 0.5 0.5Trẻ em4-8 tuổi 0.6 0.6Trẻ em9-13 tuổi 0.9 0.9Vị thành niên14-18 tuổi 1.2 1.0Người trưởng thànhTrên 19 tuổi 1.2 1.1Phụ nữ mang thaiMọi lứa tuổi - 1.4Phụ nữ cho con búMọi lứa tuổi - 1.42.2.1.4. Nguồn cung cấp Vitamin B1Vitamin B1 được tổng hợp dễ dàng bởi thực vật, một số vi sinh vật, đặc biệt vi sinh vật ở ruột các động vật nhai lại. Cơ thể người và đa số động vật không có khả năng đó nên phải lấy từ các thực phẩm. Nấm men cung cấp một lượng vitamin B1 rất lớn nên thường được 8 dùng vào mục đích chữa bệnh khi bị thiếu vitamin nhóm B. Trong thịt của một số loại cá nước ngọt hoặc một số nhuyễn thể có chứa các chất chống tác dụng của tiamin do chúng có khả năng làm phân giải tiamin.Bảng 2.5.Hàm lượng vitamin B1 trong một số loại thực phẩm.Thực phẩmVitamin B1 (mg/100g)Nấm men bia 12Mầm lúa mạch 2Hạt hướng dương 1.5Quả hạch Brasil 1Thịt heo 0.9Đậu 0.8Bột yến mạch 0.59Thịt bò 0.232.2.1.5. Qúa trình chuyển hóaQuá trình chuyển hóa trong cơ thể.Với nồng độ cao thiamin được hấp thu bằng cơ chế thụ động, nhưng ở nồng độ thấp nó được hấp thụ bằng hệ thống vận chuyển chủ động qua trung gian một chất mang và bị phosphoryl hóa. Vitamin B1 sau khi được hấp thụ trong ruột non và tá tràng, nó chuyển vào gan liên kết với phospho thành dạng hoạt động, rồi vào máu để phân bố đi khắp cơ thể. Trong máu, vitamin B1 gắn với protein huyết tương mà chủ yếu là albumin và hồng cầu. Các cơ quan dự trữ thiamin bao gồm cơ, tim, gan thận và não, trong đó cơ là nơi dự trữ chính. Trữ lượng vitamin B1 trong các mô là rất ít, vì thế hàm lượng B1 trong cơ thể phụ thuộc vào lượng đưa vào qua thức ăn. Vitamin B1 được dự trữ chủ yếu dưới dạng thiamin pyrophosphat, khoảng 30mg và thời gian bán hủy trong khoảng 9 - 18 ngày. Cơ thể bài tiết vitamin B1 qua nước tiểu. Quá trình chuyển hóa trong thực phẩm. - Trong chế biến . 9 + Trong quá trình nhào bột và cho lên men do đưa thêm nấm men nên làm cho bột giàu các vitamin nhóm B nhất là vitamin B1, đồng thời sự tăng vitamin B1 cũng như các vitamin B2, PP ở bột mì lên men còn do sự tăg tổng hợp các loại vitamin đó. + Khi đun nấu hoặc nướng bánh vitamin B1 bị phân huỷ do nhạy với nhiệt độ. Có thể là do phân tử mất hoạt tính ở nhiệt độ cao đồng thời cũng do khả năng tác dụng với các hợp chất cacbonyl (aldehit, xeton) tạo nên phản ứng Maillard, vì trong phân tử vitamin B1 có chứa nhóm NH2. + Quá trình nướng bánh làm giảm 8-20% lượng vitamin B1 và sự biến đổi này ở phần vỏ bánh khác với phần ruột bánh. Sự biến đổi về hàm lượng vitamin B1 còn phụ thuộc vào dạng tồn tại của vitamin B1, dạng bột nhào, pH của bột nhào và thời gian cũng như nhiệt độ nướng bánh. Ở dạng Tiaminpirophosphat, vitamin B1 nhạy cảm hơn với nhiệt độ nên bị tổn thất nhiều hơn. Ngoài ra tính bền của vitamin B1 còn phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường. Khi nướng bánh quy nếu cho thêm bột nở có tính kiềm sẽ làm giảm lượng vitamin B1 trong khi đó lại giải phóng phần lớn vitamin PP ở dạng hoạt động.- Trong bảo quản thực phẩm.Trong quá trình bảo quản thóc gạo vitamin B1 dễ bị phân huỷ. Bảo quản sau 1 năm có thể làm mất tới 20% lượng vitamin B1 ban đầu. Tuỳ theo điều kiện bảo quản trong bao không thấm nước hoặc trong bao cói, hàm lượng vitamin B1 có thể mất đi với các mức dộ khác nhau. Sau 6 tháng nếu giữ trong bao bì không thấm nước, vẫn chưa có sự giảm sút đáng kể, trong khi đó bảo quản ở bao cói đã mất tới 40%. Có thể cả oxy và nhiệt độ đều tham gia vào sự phá huỷ vitamin B1 trong bảo quản. Tuy nhiên người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân của sự dễ oxy hoá đó là do vitamin B1 tập trung ở phần vỏ bên ngoài hoặc do tác dụng phân huỷ của enzym.Vitamin B1 ở các sản phẩm khác như trứng, sữa, thịt cũng bị biến đổi nhiều trong quá trình bảo quản và chế biến, còn các loại quả nói chung chi chứa ít vitamin B1.Dạng thương mại10 [...]... B3 thứ phát * Cuối cùng, vitamin B2 còn cần thiết để khử glutathion, chất khử độc quan trọng của cơ thể 14 2.2.2.3 Ngưỡng sử dụng Nhu cầu của người bình thường về vitamin B2 là 2mg trong 24h + Nhu cầu về vitamin B2 liên quan đến năng lượng được đưa vào cơ thể, nhưng nó liên quan chặt chẽ hơn tới yêu cầu chuyển hóa khi nghỉ ngơi Bình thường khoảng 0,6mg/1.000kcal + Nhu cầu về vitamin B2 đối với trẻ em... tách chiết từ ngũ cốc và phân tích bằng máy quang phổ huỳnh quang quét tự ghi (scanning spectrophoto fluorimeter) Dùng máy quang phổ huỳnh quang quét có điều khiển để điều chỉnh sự phát huỳnh quang của riboflavin khi có mặt những chất gây cản trở, những chất này theo lý thuyết có ảnh hưởng đến chất chuẩn và mẫu thí nghiệm Do đó cường độ của sự phát huỳnh quang tỷ lệ với nồng độ của riboflavin trong... huỳnh quang có màu đặc trưng dưới ánh sáng đèn tử ngoại Phản ứng xảy ra như sau: Nguyên liệu và hóa chất: Dung dịch vitamin B1 1%, NaOH 10%, K3[Fe(CN)6] 1%, lắc đều, sau đó để yên, hỗn hợp trong ống tạo thành hai lớp ngăn cách Để ống nghiệm dưới ánh sáng mặt trời hoặc dưới ánh đèn tử ngoại, quan sát sự tạo thành huỳnh quang Giải thích kết quả nhận được Phân tích định lượng Phương pháp huỳnh quang -... dung dịch riboflavin, thêm 0,5ml AgNO 3, quan sát sự xuất hiện màu hồng hoặc đỏ (cường độ màu phụ thuộc vào lượng riboflavin trong dung dịch) Phân tích định lượng Phương pháp huỳnh quang - Nguyên tắc Trong ngũ cốc, riboflavin (latoflavin, vitamin G, vitamin B2) là chất có màu vàng – xanh lá cây được hòa tan trong nước được chỉ định bằng phương pháp phân tích huỳnh quang Riboflavin cò nhiều trong tế bào... nghiệm 5 Đo cường độ huỳnh quang của mẫu thí nghiệm so với dãy dung dịch thiamin chuẩn trên máy quang phổ dưới ánh sáng tử ngoại của đèn thạch anh, thủy ngân TIK-4, kính lọc màu đen (kích thước là 432nm, sự phát xạ là 545nm) Tính kết quả Hàm lượng vitamin B1 (mg %) được tính theo công thức sau: X= a×V×100 V 1×w×1000 Trong đó: a – lượng vitamin có trong ống nghiệm chuẩn có màu huỳnh quang trùng với ống chứa... những dung dịch có nồng độ thấp Ở phương trình trên, cường độ huỳnh quang tỷ lệ thuận với cường độ tối p 0 và nồng độ c Độ huỳnh quang cũng tăng khi nồng độ của chất phát quang tăng Để thành lập mối liên quan theo định luật Lambert – Beer, có một đường chuẩn độ cho riboflavin chứa 0,5 – 1,0 – 2,0 và 4,0 μg/ml (* Note: trong khi đo huỳnh quang phải để cẩn thận tránh không cho dung dịch tiếp xúc với tia... cơ thể (rất quan trọng trong việc phòng chống thiếu máu do thiếu sắt) * Cân bằng dinh dưỡng: vitamin B2 tham gia vào sự chuyển hoá thức ăn thành năng lượng thông qua việc tham gia sự chuyển hoá glucid, lipid và protein bằng các enzyme * Nhân tố phát triển * Tình trạng của da * Thị giác: vitamin B2 có ảnh hưởng tới khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt nhất là đối với sự nhìn màu Kết hợp với vitamin A làm... thai * Khi thiếu vitamin B2 , việc tạo nên các enzyme oxy hóa khử ở cơ thể sẽ bị ngừng trệ ảnh hưởng tới các quá trình tạo năng lượng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể * * Dị hóa acid béo và một vài acid amin Những phản ứng khử ôxy dẫn đến tổng hợp ATP, năng lượng phân tử cho phép con người cất giữ năng lượng * Ngoài ra, vitamin B2 với magesi rất cần thiết quá trình hoạt hóa vitamin B6 và B3 Điều... tính Phản ứng với acid diazobenzensunfonic (thuốc thử diazo) Vitamin B1 phản ứng với acid diazobenzensunfonic sẽ tạo thành hợp chất có màu da cam hay màu đỏ Nguyên liệu và hóa chất: dung dịch vitamin B1, thuốc thử diazo, NaOH 10% Cách làm: Cho vào ống nghiệm 1ml thuốc thử diazo, thêm vài giọt dung dịch vitamin B1 và 5 – 7 giọt NaOH 10%, lắc đều, quan sát màu (màu vàng chuyển - sang da cam và có thể chuyển... 3% vào mỗi ống, trộn đều và để 2 phút 5 Cho 0,5ml H2O2 3% vào mỗi ống và trộn đều Màu đỏ sẽ biến mất trong vòng 10 giây c) Đo độ huỳnh quang của dịch chiết 1 Để đo độ huỳnh quang của riboflavin, bước sóng phát xạ và bước sóng kích thích phải được xác định bằng máy đo quang phổ quét 2 Xác định cực đại của bước sóng phát xạ và bước sóng kích thích của dung dịch chuẩn riboflavin (nồng độ 1 μg/ml riboflavin) . CHƯƠNG 2 :VITAMIN2 .1 .Tổng quan về Vitamin Khái niệm: Vitamin là nhóm chất (bắt buộc) cần thiết cho. cấu trúcTổng hợp nhân tạoVitamin A 1909 1931 1931 1947Provitamin A 1831 1930 1950 195 0Vitamin D 1922 1932 1936 195 9Vitamin E 1922 1936 1938 1938Vitamin

Ngày đăng: 23/01/2013, 10:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan