1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả kinh tế khu bảo vệ hệ sinh thái biển rạn trào khánh hòa do địa phương quản lý

85 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Khu Bảo Vệ Hệ Sinh Thái Biển Rạn Trào Khánh Hòa Do Địa Phương Quản Lý
Tác giả Nguyễn Thị Thảo
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kinh Tế Môi Trường
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,06 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ (9)
    • 1.1. Khu bảo tồn biển (9)
      • 1.1.1. Khái niệm và phân loại (9)
        • 1.1.1.1. Khu bảo tồn (9)
        • 1.1.1.2. Khu bảo vệ biển (10)
        • 1.1.1.3. Khu bảo tồn biển (10)
      • 1.1.2. Mục tiêu KBTB (13)
      • 1.1.3. Tính cấp thiết của việc thiết lập KBTB (13)
      • 1.1.4. Một số trở ngại khi triển khai KBTB (15)
    • 1.2. Vấn đề quản lý KBTB (18)
      • 1.2.1. Hoạt động thiết lập và quản lý KBTB (18)
        • 1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu và thiết lập các khu bảo tồn biển trên thế giới (18)
        • 1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu và thiết lập các khu bảo tồn biển ở Việt Nam (19)
      • 1.2.2. Các mô hình quản lý KBTB (21)
        • 1.2.2.1. Mô hình quản lý theo ngành dọc có sự tham gia của cộng đồng (21)
        • 1.2.2.2. Mô hình do cộng đồng địa phương quản lý (24)
        • 1.2.2.3. So sánh 2 mô hình (25)
    • 1.3. Các cách thức tiến hành đánh giá hiệu quả của 1 KBTB (26)
      • 1.3.1. Đánh giá theo tiêu chí kinh tế (27)
        • 1.3.1.1. Đánh giá thông qua chỉ tiêu kinh tế đơn thuần (27)
        • 1.3.1.2. Đánh giá thông qua chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (28)
      • 1.3.2. Đánh giá theo tiêu chí xã hội (33)
      • 1.3.3. Đánh giá theo tiêu chí môi trường (33)
    • 1.4. Sự phù hợp khi sử dụng CBA làm công cụ phân tích đánh giá hiệu quả (34)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO VỆ HỆ SINH THÁI BIỂN RẠN TRÀO (36)
    • 2.1. Tổng quan về KBVHSTB Rạn trào (36)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (36)
        • 2.1.1.1. Vị trí địa lý (36)
        • 2.1.1.2. Các vùng chức năng trong KBV (38)
        • 2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết (39)
      • 2.1.2. Đặc điểm kinh tế- văn hóa- xã hội (39)
        • 2.1.2.1. Đất đai và sử dụng đất đai (39)
        • 2.1.2.2. Dân số, giáo dục và y tế (40)
        • 2.1.2.3. Các giá trị văn hóa- lịch sử (41)
        • 2.1.2.4. Các hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương (42)
      • 2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên tại KBVHSTB Rạn Trào (43)
        • 2.1.3.1. Sinh vật Phù du (43)
        • 2.1.3.2. Động vật đáy (44)
        • 2.1.3.3. Rạn san hô (44)
        • 2.1.3.4. Cỏ biển (45)
        • 2.1.3.5. Rong biển (45)
        • 2.1.3.6. Cây ngập mặn (45)
        • 2.1.3.7. Nguồn lợi thủy sản (45)
    • 2.2. Thực trạng quản lý- khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại (47)
      • 2.2.1. Thực trạng khai thác và sử dụng (47)
        • 2.2.1.1. Trước khi có dự án (0)
        • 2.2.1.2. Từ khi có dự án (48)
      • 2.2.2. Mô hình quản lý tại địa phương (48)
        • 2.2.2.1. Về cơ cấu tổ chức (49)
        • 2.2.2.2. Về tài chính cho khu bảo tồn (52)
      • 2.2.3. Mục tiêu KBVHSTB Rạn Trào (52)
      • 2.2.4. Các hoạt động đã được triển khai tại KBVB Rạn Trào (53)
      • 2.2.5. Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án (54)
      • 2.2.6. Đánh giá tính bền vững mô hình quản lý (54)
  • CHƯƠNG III: ÁP DỤNG CÔNG CỤ PHÂN TÍCH KINH TẾ NHẰM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KBVHSTB RẠN TRÀO DO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ (55)
    • 3.1. Nhận dạng vấn đề (55)
    • 3.2. Nhận dạng lợi ích, chi phí (56)
      • 3.2.1. Nhận dạng lợi ích (56)
        • 3.2.1.1. Lợi ích trực tiếp (56)
        • 3.2.1.2. Lợi ích gián tiếp (57)
      • 3.2.2. Nhận dạng chi phí (59)
        • 3.2.2.1. Chi phí trực tiếp (59)
        • 3.2.2.2. Chi phí quản lý và vận hành (59)
        • 3.2.2.2. Thiệt hại do giảm sản lượng ngành thủy sản (59)
    • 3.3. Đánh giá các lợi ích và chi phí của dự án (60)
      • 3.3.1. Tóm tắt lợi ích- chi phí (60)
      • 3.3.2. Đánh giá và ước tính các chi phí của dự án (61)
        • 3.3.2.1. Chi phí trực tiếp (61)
        • 3.3.2.2. Chi phí quản lý và vận hành (63)
        • 3.3.2.3. Chi phí cơ hội (63)
      • 3.3.3. Đánh giá và ước tính các lợi ích của dự án (64)
        • 3.3.3.1. Lợi ích trực tiếp (65)
        • 3.3.3.2. Lợi ích gián tiếp (70)
    • 3.4. Phân tích các chỉ tiêu chi phí- lợi ích (79)
    • 3.5. Phân tích độ nhạy (81)
    • 3.6. Những hạn chế trong quá trình thực hiện đê tài (81)
    • 3.7. Kiến nghị (81)
  • KẾT LUẬN (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (85)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

Khu bảo tồn biển

1.1.1 Khái niệm và phân loại

1.1.1.1 Khu bảo tồn Định nghĩa: Theo IUCN:“Khu bảo tồn là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khác” (IUCN 1994).

Các loại hình KBT: Theo báo cáo quốc gia của VN về các KBT và phát triển.

Hình 1: Sơ đồ các loại hình KBT

 Khu rừng đặc dụng: Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu di tích lịch sử-văn hóa-môi trường, do bộ NN&PTNT trực tiếp quản lý Tính đến tháng 12 năm 2002 Bộ NN&PTNT đã thống kê được 25 vườn quốc gia, 60 khu bảo tồn thiên nhiên, 37 khu di tích văn hóa-lịch sử-môi trường.

 Đất ngập nước: Bằng việc thông qua Công ước đa dạng sinh học và Công ước Ramsar về đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, Chính

Khu rừng đặc dụng Đất ngập nước

Khu di sản thế giới

Khu dự trữ sinh quyển

Khu bảo tồn thiên nhiên

Khu rừng văn hóa lịch sử môi trường phủ đã cam kết thành lập một mạng lưới các khu bảo tồn đất ngập nước Kế hoạch hành động đa dạng sinh học bao gồm 61 khu đất ngập nước Mới đây, 68 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia đã được xác định trong đó có một số khu nằm trong hệ thống rừng đặc dụng Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp khu đất ngập nước là

 Các KBTB: Việt Nam hiện có 2 khu di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh

Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng và 3 khu di sản thế giới nữa là: Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An và tổ hợp các công trình Huế đã được UNESCO công nhận.

 Các khu dự trữ sinh quyển: Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận trên 370 khu dự trữ sinh quyển trên toàn thế giới Rừng ngập mặn Cần Giờ là khu dự trữ con người và sinh quyển đầu tiên của Việt Nam Mục tiêu của các khu dự trữ sinh quyển là kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học với sử dụng bền vững tài nguyên cho con người.

Theo IUCN: “KBVB là bất cứ 1 khu vực lãnh thổ giữa 2 mức triều hoặc cận thủy triều cùng với khối nước che phủ và hệ động vật hệ thực vật kèm theo, các đặc điểm lịch sử và văn hóa, được luật pháp bảo hộ hoặc các biện pháp có hiệu quả khác cần để bảo vệ một bộ phận hay toàn bộ môi trường bao quanh”.

Theo đó thì mọi khu vực ven biển đều có thể trở thành các KBVB mà không phải có bất cứ điều kiện ràng buộc nào.

1.1.1.3 Khu bảo tồn biển Định nghĩa

Theo IUCN: “KBTB được xác định là bất kỳ khu vực nào nằm trong vùng triều hoặc dưới triều cùng với toàn bộ bao gồm toàn bộ phần mặt nước phía trên cùng với các hệ động thực vật và các di sản văn hóa và lịch sử liên đới được lưu giữ bởi luật pháp và các phương thức hữu hiệu khác nhằm bảo vệ một phần hoặc toàn bộ môi trường liên quan”.

Theo nghị định số 27 của Chính phủ Việt Nam hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản: “KBTB là vùng biển được xác định (kể cả đảo có trong vùng biển đó) có các loài động vật, thực vật có giá trị và tầm quan trọng quốc gia hoặc quốc tế về khoa học, giáo dục, du lịch, giải trí được bảo vệ và quản lý theo quy chế của Khu Bảo tồn”.

Theo Nghị định số 57/2008/NĐ-CP: KBTB có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế được phân loại thành: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn loài, sinh cảnh; Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh.

Hình 2: Sơ đồ các loại hình KBTB

- Vườn Quốc gia có đủ các điều kiện sau:

 Là vùng biển có một hay nhiều hệ sinh thái điển hình như: san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn hay hệ sinh thái đầm phá, cửa sông còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người; là nơi sinh cư của một hay nhiều loài động, thực vật biển hoang dã, quý hiếm, đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng, cần được quản lý, bảo vệ, bảo tồn.

 Diện tích Vườn Quốc gia nhỏ nhất không ít hơn 20.000 ha Trong đó, diện tích các hệ sinh thái điển hình còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người tối thiểu phải chiếm 1/3 diện tích của Vườn.

 Là khu vực mà mục tiêu bảo tồn bảo đảm được thực hiện và không bị thay đổi bởi những hoạt động bất lợi của con người.

- Khu bảo tồn loài, sinh cảnh có đủ các điều kiện sau:

Vườn quốc gia Khu bảo tồn loài, sinh cảnh

Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh

 Là vùng biển có một hay nhiều loài động, thực vật biển hoang dã, quý hiếm, đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng; có các hệ sinh thái điển hình như san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, hay hệ sinh thái đầm phá, cửa sông còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người, cần được quản lý, bảo vệ, bảo tồn.

 Diện tích của Khu bảo tồn loài, sinh cảnh nhỏ nhất không ít hơn 10.000 ha Trong đó, vùng bảo vệ nghiêm ngặt tối thiểu phải chiếm 1/5 diện tích của Khu bảo tồn.

 Là khu vực mà mục tiêu bảo tồn bảo đảm được thực hiện và không bị thay đổi bởi những hoạt động bất lợi của con người.

- Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh có đủ các điều kiện sau:

 Là vùng biển, nơi sinh cư của nhiều loài động, thực vật biển; có các bãi đẻ hay khu vực tập trung các loài sinh vật biển chưa trưởng thành; nguồn giống bổ sung cho các vùng biển liền kề.

 Diện tích của Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên nhỏ nhất không ít hơn 10.000 ha Trong đó, diện tích các bãi đẻ hoặc khu vực tập trung các loài sinh vật biển chưa trưởng thành tối thiểu phải chiếm 2/3 diện tích của Khu bảo tồn.

 Là khu vực mà mục tiêu bảo tồn bảo đảm được thực hiện và không bị thay đổi bởi những hoạt động bất lợi của con người

Vấn đề quản lý KBTB

1.2.1.Hoạt động thiết lập và quản lý KBTB

1.2.1.1 Tình hình nghiên cứu và thiết lập các khu bảo tồn biển trên thế giới

Trong chiến lược bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới (IUCN,1991) đã nhấn mạnh “con người tồn tại như một phần của tự nhiên, nếu không bảo tồn tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thì sẽ không có tương lai” Chiến lược đã khẳng định rằng “bảo tồn không thể thành công nếu không có những kế hoạch quản lý, qui hoạch cụ thể và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng sống xung quanh và trong khu bảo tồn” Nội dung của chiến lược còn nhấn mạnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa bảo tồn và phát triển, chiến lược bảo tồn còn đưa ra một khái niệm đó là “Sự phát triển bền vững” Trong đó, chiến lược bảo tồn thế giới đã nhấn mạnh vào 3 mục tiêu chính sau (IUCN, 1991): (1) Duy trì những tiến trình sinh thái quan trọng, (2) Bảo vệ đa dạng nguồn gen và (3) Sử dụng bền vững loài và các hệ sinh thái Trên thực tế, cho đến nay nhiều nước trong khu vực Châu Á cũng đã có nhiều hoạt động nghiên cứu thiết lập các KBTB nhằm bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn lợi. Tính đến năm 1970, trên thế giới đã có khoảng 118 KBTB ở 27 nước Đến năm 1985 đã có 470 KBTB ở 69 nước và 298 KBTB đang được đề nghị thành lập Cho đến nay, trên toàn thế giới đã thống kê được trên 1310 KBTB, phân bố trong 18 vùng địa sinh vật biển, trong đó Việt Nam nằm ở vùng biển Đông á (vùng số 13) (Kellcher, 2001) Trong số 1310 KBTB đã được thống kê, có khoảng 640 KBTB được xác định là ưu tiên quốc gia về mặt bảo tồn đa dạng sinh học, 155 KBTB được xác định là có giá trị ưu tiên khu vực KBTB đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Florida (Mỹ) vào năm 1935 với 18.850 ha diện tích mặt biển và 35 ha vùng đất ven bờ KBTB lớn nhất thế giới là Great Coral Reef ở Australia với diện tích 34,4 triệu ha KBTB nhỏ nhất là khu dự trữ san hô đỏ ở Monaco và khu Doctor's Gully ở Australia (1ha) Tính tới năm

2002, Đông Nam Á có 310 KBTB và ven biển, trong đó Philippines có 280 khu Khoảng 46% số KBTB không được quản lý hoặc quản lý lỏng lẻo, 28% được quản lý dưới mức trung bình, còn số khu được quản lý tốt chỉ đếm trên đầu ngón tay Nếu so sánh với bảo tồn thiên nhiên trên đất liền thì vấn đề bảo tồn biển còn rất chậm Hơn nữa, diện tích biển gấp khoảng 2,5 lần tổng diện tích đất liền của thế giới, nhưng cho đến nay mới chỉ khoảng 1 % diện tích biển là các khu bảo tồn biển được thiết lập (Salm & Clark, 2003)

1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu và thiết lập các khu bảo tồn biển ở Việt Nam

Việt Nam có 29 tỉnh ven biển với hơn 3260 km đường bờ biển với hơn

3000 đảo, vùng biển rộng khoảng 1triệu km², Việt Nam có 125 huyện có vị trí ven biển với khoảng 81.500 hộ dân tương đương với 17 triệu người, chiếm 17% diện tích cả nước Vấn đề thiết lập các KBTB đã được đề cập từ những năm 1980 trong khuôn khổ của chương trình biển Nhà nước với các đề xuất hình thành các KBTB ở Côn Đảo, Cát Bà và Sinh Tồn Trong thời kỳ 1992-

1994, với sự hỗ trợ của WWF và Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Hải dương học đã tiến hành các nghiên cứu về tính đa dạng sinh học, hiện trạng sử dụng nguồn lợi và tiềm năng bảo tồn thiên nhiên ở một số vùng và đề xuất 7 khu vực ưu tiên để thiết lập KBTB Tất cả các khu vực đề xuất đều lấy rạn san hô làm trọng tâm vì tầm quan trọng của chúng về tài nguyên và môi trường Bên cạnh đó, nhiều khu rừng ngập mặn đã được qui hoạch trong hệ thống bảo tồn rừng thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn (Nguyễn Chu Hồi, 2000) Bộ Khoa học Công nghệ &Môi trường (nay là Bộ TN&MT) và Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng(1998-1999) đã nghiên cứu cơ sở khoa học qui hoạch hệ thống KBTB ViệtNam với một danh mục 15 KBTB Cho đến năm 1999, hệ thống gồm 15KBTB này đã được đề nghị và trình Chính Phủ phê duyệt Đó là:

Bảng 1: Danh sách các điểm được đề xuất thành KBTB

Cùng thời gian này, WWF và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cũng đưa ra một kế hoạch các KBTB và ven biển Việt Nam Kế thừa các kết quả nghiên cứu trên, Bộ Thuỷ sản (2000-2003) đã tiếp tục cập nhật thông tin kinh tế-xã hội và những thay đổi về quản lý ở 15 địa điểm đề xuất (chủ yếu bằng cách đánh giá nhanh) để rà soát lại qui hoạch và xây dựng qui chế quản lý các KBTB ở cấp quốc gia Với sự tài trợ của Danida, WB-GEF và IUCN, dự án KBTB thí điểm Hòn Mun (2001-2005) đã tiến hành đánh giá đa dạng sinh học phục vụ lập kế hoạch quản lý khu bảo tồn này Sự đầu tư vào KBTB Hòn Mun, Khánh Hoà (nay là KBTB vịnh Nha Trang) là một mô hình triển khai thử nghiệm Sau 5 năm hoạt động, KBT Hòn Mun đã được các chuyên gia của Bộ Thuỷ sản, Chính phủ Đan Mạch, Ngân hàng Thế giới, WWF và IUCN đánh giá là một mô hình khá thành công và đạt được những hiệu quả tốt về bảo tồn biển, đây là một minh chứng khả thi cho việc thiết lập và quản lý các KBTB ở Việt Nam Đến năm 2003-2004, Viện Nghiên cứu Hải sản phối hợp với Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng tiến hành khảo sát, nghiên cứu bổ

Danh sách các điểm được đề xuất thành KBTB:

- Đảo Trần, đảo Cô Tô (Quảng Ninh)

- Đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)

- Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)

- Sơn Trà - Hải Vân (Thừa Thiên Huế)

- Cù Lao Chàm (Quảng Nam)

- Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

- Hòn Mun, Nam Yết (Khánh Hoà)

- Hòn Cau, Đảo Phú Quý (Bình Thuận)

- Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)

- Phú Quốc (Kiên Giang) sung cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và quản lý hai KBTB Cát Bà và Cô

Tô Nội dung chủ yếu là khảo sát đa dạng sinh học, rạn san hô, thảm rong cỏ biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái vùng triều Kết quả nghiên cứu đã xây dựng quy hoạch và đề xuất kế hoạch quản lý tài nguyên trong KBTB Cát Bà và Cô Tô Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến những khiếm khuyết lớn trong hệ thống khu bảo tồn hiện nay Ngoại trừ một vài KBT có kế hoạch quản lý thì Việt Nam vẫn còn thiếu một chương trình dành cho các KBTB và ven biển.

1.2.2 Các mô hình quản lý KBTB

Hiện nay ở Việt Nam mô hình quản lý KBTB chủ yếu là mô hình quản lý theo ngành dọc có sự tham gia của cộng đồng Tuy nhiên, ở trên thế giới người ta còn quản lý theo một mô hình khác đó là mô hình do địa phương tự quản lý và mô hình này đã được đưa vào thử nghiệm ở Việt Nam tại Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khánh Hòa Sau đây là phần giới thiệu về hai mô hình quản lý này.

1.2.2.1 Mô hình quản lý theo ngành dọc có sự tham gia của cộng đồng

Mô hình này còn được gọi là mô hình quản lý từ trên xuống (top down modeling) Các cơ quan chính phủ chủ chốt có liên quan đến chính sách và quản lý các KBTB bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Bộ Văn hóa- thể thao&du lịch, UBND tỉnh

- Bộ NN&PTNT: có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức liên quan để xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch và tổ chức thực hiện quản lý hệ thống các KBTB Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ các dự án thiết lập và trực tiếp tổ chức quản lý các KBTB có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế hoặc liên quan đến nhiều ngành, nằm trên địa bàn nhiều tỉnh Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng các dự án thiết lập và kế hoạch quản lý, quy chế quản lý các KBTB được phân cấp.

- Bộ KH&ĐT: thông qua quá trình lập ngân sách hàng năm chịu trách nhiệm xác định mức cấp kinh phí và thỏa thuận phân bổ ngân sách trong đó có ngân sách cho các KBTB với các bộ chuyên ngành và các tỉnh.

- Bộ TN&MT: chịu trách nhiệm về công ước RAMSAR, Công ước về đa dạng sinh học, điều phối việc thực hiện Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam.

- Bộ văn hóa, thể thao, du lịch: Cùng với bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm bảo vệ Di sản tự nhiên thiên nhiên thế giới cùng với chính quyền tỉnh.

- Các bộ có nhiệm vụ điều phối về mặt kỹ thuật tới các sở trực thuộc bộ.

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển: Căn cứ Quy chế này và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng các dự án thiết lập, kế hoạch quản lý và quy chế quản lý các KBTB được phân cấp Tổ chức quản lý các KBTB được phân cấp; hướng dẫn các Ban quản lý KBTB xây dựng quy chế, nội quy cụ thể để quản lý các KBTB: chịu trách nhiệm quản lý một số vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Nhà tài trợ thường là các tổ chức phi chính phủ (NGOs): Họ có thể là những nhà tài trợ, nhà tư vấn cho quá trình thiết lập quản lý KBTB hoặc là người xây dựng nên những mô hình sinh kế bền vững cho người dân địa phương.

- Cộng đồng người dân: Càng ngày người ta càng nhận ra tầm quan trọng của người dân địa phương trong việc thiết lập quản lý KBTB Họ là những người bị ảnh hưởng trực tiếp do việc bảo tồn đồng thời các hoạt động sinh kế hàng ngày của họ cũng tác động ngược lại tới công tác bảo tồn Do đó, để việc bảo tồn đạt hiệu quả thì cần phải phối hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm Nghị định số 57/2008/NĐ-CP đã nêu rõ vai trò của cộng đồng trong quá trình xây dựng và quản lý các KBTB đó là:

 Công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học;

 Quan trắc, tuần tra và bảo vệ KBTB;

 Nghiên cứu khoa học và đào tạo trong KBTB;

 Dịch vụ du lịch sinh thái trong các KBTB.

Các hoạt động trên phải tuân thủ các quy định của pháp luật và nội quy của Ban quản lý KBTB.

Có thể tóm tắt mô hình quản lý từ trên xuống trong sơ đồ sau:

Hình 3: Mô hình quản lý ngành dọc có sự tham gia của cộng đồng

Các cách thức tiến hành đánh giá hiệu quả của 1 KBTB

Mỗi dự án thường đặt ra các mục tiêu khác nhau Tùy thuộc vào mỗi mục tiêu lại có các chỉ tiêu đánh giá khác nhau Dưới đây là các chỉ tiêu đánh giá theo các tiêu chí của dự án.

1.3.1 Đánh giá theo tiêu chí kinh tế Đứng trên góc độ của các nhà kinh tế thì mục đích chính của phát triển kinh tế là tạo nên sự dồi dào về của cải vật chất phục vụ cuộc sống của con người Theo đó thì phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu, lấn át tất cả các yếu tố khác của sự phát triển như : xã hội, văn hóa, môi trường Để đạt mục đích phát triển kinh tế, con người tìm mọi cách phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, mục tiêu mà kinh tế theo đuổi là tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng của các hàng hóa và dịch vụ Thậm chí khuynh hướng ‘‘ phát triển với bất cứ giá nào’’ đã có giai đoạn được hưởng ứng rộng rãi trong lịch sử phát triển của loài người Quan điểm khá phổ biến vào thời kỳ đó là ‘‘tạm thời’’ hy sinh tính công bằng xã hội và môi trường để có được tốc độ tăng trưởng nhanh Điều đó có nghĩa là phải chấp nhận một sự bất bình đẳng trong xã hội và sự suy thoái về môi trường nào đó Sau khi đạt được trình độ phát triển kinh tế cao, lúc bấy giờ sẽ có điều kiện để khắc phục dần bất bình đẳng về phân phối thu nhập trong xã hội và làm trong sạch lại môi trường Tuy nhiên, tùy theo quy mô dự án, loại dự án, mục đích dự án thì chúng ta sẽ có các chỉ tiêu kinh tế tương ứng Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá dự án:

1.3.1.1 Đánh giá thông qua chỉ tiêu kinh tế đơn thuần

Các chỉ tiêu này thường dùng để đánh giá cho những dự án mà mục tiêu của dự án là bằng mọi giá phải phát triển được kinh tế Liên quan đến các dự án vùng biển có thể kể ra một số chỉ tiêu kinh tế đơn thuần là :

- Doanh thu tăng do nguồn lợi thủy hải sản ngày càng tăng Để phục vụ mục đích này con người sẽ sử dụng nhiều phương pháp đánh bắt mới để tăng công suất đánh bắt Thậm chí là đánh bắt mang tính chất hủy diệt hàng loạt kể cả những con giống nhỏ, những loài cần được bảo vệ.

- Tăng doanh thu từ khai thác tự nhiên tại vùng ven biển bằng cách tăng thời gian khai thác và số người vào khai thác.

- Tăng doanh thu bằng cách đưa các biện pháp nuôi trồng trước mắt cho năng suất cao nhưng lại gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường và về lâu dài sẽ gây ra những tổn thất cho xã hội.

Có thể tóm tắt tiêu chí này bằng công thức :

∆P i : Mức tăng sản lượng loại i Q i : Giá loại i

Hầu như chỉ tiêu kinh tế đơn thuần dùng để đánh giá ở các khu vực ven biển đều giống nhau Tuy nhiên, chúng vẫn khác nhau trong cách tính ∆Pi

1.3.1.2 Đánh giá thông qua chỉ tiêu kinh tế tổng hợp

Việc đánh giá tổng hợp thường được thực hiện thông qua 3 phương pháp là phương pháp phân tích tài chính, phương pháp chi phí hiệu quả và phương pháp phân tích kinh tế.

Phân tích tài chính : Phân tích tài chính được thực hiện để xem xét khả năng sinh lợi về mặt tài chính của dự án đối với người thực hiện dự án Việc phân tích này nhằm mục đích ngăn chặn các dự án xấu, bảo vệ các dự án tốt không bị bác bỏ và mức độ rủi ro có thể xảy ra Thông thường cần tiến hành phân tích tài chính nếu đầu ra của dự án có thể được bán trên thị trường hoặc được đánh giá theo giá cả thị trường Điều này luôn cần thiết với các dự án tư nhân và dự án kinh doanh của chính phủ Tính khả thi của dự án được đánh giá thông qua chỉ tiêu NB (lợi ích ròng)

Theo đó thì lợi ích ròng bằng tổng lợi ích thu về (∑B) trừ tổng chi phí (∑C) Lợi ích tài chính của dự án chỉ là doanh thu mà dự án nhận được (thực thu) và chi phí tài chính là các khoản chi tiêu mà cơ quan (đơn vị) thực hiện thực sự chi ra (thực chi) Trong phân tích tài chính, tất cả các khoản thu- chi được đánh giá như chúng thể hiện trong bảng cân đối tài chính của dự án và được đo lường theo giá cả thị trường- giá này là giá theo nền kinh tế trong

NB=∑B- ∑C nước đã tính các khoan thuế, hoa hồng Các lợi ích- chi phí này đều xét trên quan điểm tư nhân.

Phân tích chi phí- hiệu quả (CEA): Kết quả chỉ tiêu chi phí- hiệu quả được sử dụng để lựa chọn dự án có thể tạo ra cùng một kết quả nhất định với chi phí sản xuất thấp nhất (xếp hạng các dự án được thiết kế có cùng một kết quả theo chi phí của các dự án này) hoặc lựa chọn dự án có thể tạo ra kết quả lớn nhất với cùng mức chi phí (xếp hạng theo số lượng kết quả mà dự án có thể tạo ra với cùng một khoản ngân sách cố định) Phương pháp này có 2 chỉ tiêu tương ứng là chỉ tiêu về tổng chi phí theo giá thị trường (∑C) khi mục đích các phương án là như nhau hoặc tổng lợi ích theo giá thị trường (∑B) khi chi phí các phương án bỏ ra là như nhau.

Phân tích kinh tế hay phân tích chi phí- lợi ích (CBA)

- Khái niệm: Phân tích chi phí- lợi ích là một phương pháp/công cụ dùng để đánh giá và so sánh các phương án cạnh tranh dựa trên quan điểm xã hội nói chung nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất.

- CBA lựa chọn các phương án theo mục tiêu phúc lợi kinh tế để chỉ ra phương án nào cải thiện phúc lợi kinh tế nhiều nhất tức là sự gia tăng trong tổng phúc lợi xã hội được đo bằng sự gia tăng lợi ích ròng tạo ra từ sản xuất và tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ.

- Các bước thực hiện CBA:

 Bước 1 : Nhận dạng vấn đề Trong quá trình phát triển, xã hội sẽ phải đối mặt với các vấn đề cần phải đưa ra quyết định lựa chọn Việc xác định vấn đề cần ra quyết định là bước đầu tiên trong CBA Ngoài ra cũng cần phải xác định phạm vi phân tích: địa phương, vùng, tỉnh hay quốc gia Một dự án đáng giá sẽ đóng góp vào phúc lợi kinh tế của quốc gia, có khả năng làm cho mọi người đều được lợi (tốt hơn so với không có dự án) Tuy nhiên, thường không phải ai cũng được hưởng lợi từ dự án mà một số người sẽ bị thiệt Hơn nữa, những nhóm người được lợi từ dự án lại không nhất thiết là những người phải chịu chi phí của dự án Cho nên người phân tích phải đặt và trả lời các câu hỏi như sau : o Dự án sẽ có những tác động như thế nào: địa phương, vùng, tỉnh, quốc gia hay toàn cầu o Nếu nguồn tài trợ cho dự án là của chính phủ thì có nên xem xét tính đến các lợi ích và chi phí phát sinh bên ngoài quốc gia hay không.

Thông thường các chính phủ thực hiện phân tích dựa trên quan điểm quốc gia, tính lợi ích và chi phí phát sinh trong một quốc gia nhất định. Ngày nay với xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa và nhiều vấn đề về môi trường đang phát sinh mang tính toàn cầu cho nên cũng có nhiều ý kiến đề xuất phân tích theo quan điểm toàn cầu Tuy nhiên, thông thường việc xác định phạm vi phân tích tùy thuộc vào ai là người tài trợ chính của dự án hay chương trình cụ thể.

 Bước 2 : Xác định các phương án Thông thường mỗi dự án, chương trình hay chính sách có thể có rất nhiều phương án để chọn lựa Có các khó khăn sau đây : o Xác định số lượng các phương án tùy thuộc vào số tiêu chí (đặc điểm) cần xem xét đối với mỗi dự án cụ thể Theo Boardman

Sự phù hợp khi sử dụng CBA làm công cụ phân tích đánh giá hiệu quả

Để khẳng định sự phù hợp của công cụ CBA trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình KBTB do địa phương tự quản lý ta sẽ dùng phương pháp loại trừ các phương pháp khác và nêu lên sự phù hợp của công cụ CBA.

Xuất phát từ mục đích chính của KBTB là bảo tồn tính đa dạng sinh học của khu vực đó Nhưng để đạt được mục đích này thì song song với việc bảo tồn cần phải tạo ra các sinh kế bền vững, tạo ra sự bình đẳng về giới, sự công bằng giữa các đối tượng trong khu vực bảo tồn Nghĩa là phải đặt ra cả mục tiêu về kinh tế, xã hội hay mục tiêu phát triển bền vững Do đó không thể chí đánh giá theo chỉ tiêu xã hội, môi trường hay chỉ tiêu kinh tế đơn thuần mà cần đánh giá theo các chỉ tiêu tổng hợp Ta cần lựa chọn giữa 3 phương pháp là phân tích chi phí hiệu quả, phân tích tài chính và phân tích lợi ích- chi phí. Tuy nhiên, đây là dự án về xây dựng Khu bảo tồn biển nghĩa là ta lựa chọn giữa việc có xây dựng KBTB đó hay không Nếu không xây dựng thì lợi ích hay chi phí đều bằng 0 do đó không thể so sánh được chi phí của phương án nào là nhỏ nhất vì lợi ích thu được là không như nhau và ngược lại cũng không thể so sánh được lợi ích của phương án nào là lớn nhất vì chi phí là không như nhau Do đó, trong trường hợp này ta chỉ có thể so sánh thông qua lợi ích ròng Như vậy chỉ còn lại 2 công cụ là phân tích tài chính và CBA Có

2 loại dự án chính là dự án sản xuất kinh doanh và dự án vì mục đích công.Các dự án sản xuất kinh doanh thì đều dùng phân tích tài chính Các dự án vì mục đích công cũng cần phân tích tài chính tuy nhiên họ còn tiến hành phân tích kinh tế để có được sự hỗ trợ của chính phủ Để thấy được tính ưu việt của công cụ CBA so với công cụ phân tích tài chính ta có thể xem bảng so sánh 2 công cụ theo một số tiêu chí như sau :

Tiêu chí Phân tích chi phí- lợi ích Phân tích tài chính

Quan điểm Toàn xã hội (cộng đồng) Cá nhân, doanh nghiệp (quan điểm chủ sở hữu hoặc quan điểm tổng đầu tư) Mục tiêu Tối đa hóa phúc lợi kinh tế

(quốc gia) (NPV kinh tế)

Tối đa hóa lợi nhuận, lợi tức cổ đông hay giá trị cổ phiếu (NPV tài chính) Phạm vi áp dụng

Chủ yếu là các dự án công, kể cả chương trình hay chính sách (một số dự án tư nhân cần sự hỗ trợ của chính phủ)

Chủ yếu là các dự án tư nhân (các dự án công cũng cần thực hiện phân tích tài chính) Đo lường lợi ích và chi phí

Giá ẩn, giá kinh tế (điều chỉnh biến dạng hoặc không có giá thị trường)

Cả có giá và không có giá thị trường

Có giá và có liên quan đến dự án Lợi ích và chi phí ngoại ứng Đưa vào tính (rất quan trọng) Không quan tâm

ảng 3: Bảng so sánh phân tích chi phí- lợi ích với phân tích tài chính

Qua bảng trên ta thấy được sự khác biệt giữa 2 phương pháp phân tích Hơn nữa, xây dựng KBTB được coi là dự án công do đó chi phí và lợi ích của dự án không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội và môi trường do đó phân tích tài chính sẽ không đánh giá hết được các chi phí và lợi ích.

Từ đó ta thấy việc áp dụng công cụ CBA trong đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình quản lý KBTB là vô cùng phù hợp.

THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO VỆ HỆ SINH THÁI BIỂN RẠN TRÀO

Tổng quan về KBVHSTB Rạn trào

Dự án KBV Rạn Trào được IMA (liên minh sinh vật biển quốc tế) tài trợ và từ 2004 đến nay thì nhà tài trợ chính là MCD (trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng) Dự án chính thức được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt vào 25/3/2001 và 25/3/2002 thì KBT Rạn Trào được thành lập và được UBND huyện Vạn Ninh công nhận 27/11/2009 KBVHSTB Rạn Trào đã tổ chức lễ ra mắt và được UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận Sự thay đổi tên của KBVHSTB Rạn Trào là do KBV chưa đạt được những điều kiện về mặt quy mô diện tích của một KBT Tuy nhiên, tính đa dạng sinh học của KBV được các chuyên gia đánh giá là rất cao so với diện tích tương ứng của nó Đặc biệt, KBV có tới 3 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam năm 2000 và 5 loài trong sách đỏ của IUCN năm 2007 Phần tiếp theo sẽ trình bày cụ thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như các nguồn lợi tự nhiên tại xã Vạn Hưng cũng là khu vực tiến hành dự án KBVHSTB Rạn Trào.

Ranh giới KBV được giới hạn trong khu vực tạo bởi đường nối 4 điểm tọa độ sau: o Điểm 1: 12°37' 51"N; 109°12' 26"E o Điểm 2: 12°37' 40"N; 109°12' 60"E o Điểm 3: 12°37' 26"N; 109°12' 55"E o Điểm 4: 12°37' 35"N; 109°12' 21"E

Hình 5: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa

KBVHSTB Rạn Trào nằm giáp biển bên bờ vịnh Văn Phong, thuộc xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách Nha Trang khoảng 55km trải dài trên 9,5km đường quốc lộ 1A Xã Vạn Hưng nằm ở phía Nam của huyện Vạn Ninh Phía Bắc giáp xã Xuân Sơn, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp huyện Ninh Hòa

Vạn Hưng là địa phương ven biển của tỉnh Khánh Hòa - một tỉnh Nam Trung Bộ Vạn có 14km bờ biển với 13 rạn san hô lớn nhỏ, khu vực gần bờ nơi có độ sâu từ 40 - 70m trở ra có các thảm cỏ biển rất phong phú, là nơi trú ẩn và sinh sản của nhiều loài thuỷ sản quan trọng Địa hình của Vạn Hưng là vùng ven biển độ dốc tương đối lớn và có những dãy núi ăn ra sát biển Phía biển cũng có những hòn đảo với các rạn san hô rất phát triển.

2.1.1.2 Các vùng chức năng trong KBV

Hình 6 : Bản đồ phân vùng chức năng vùng biển Rạn Trào

Vùng bảo vệ nghiêm ngặt : Là vùng biển hình chữ nhật xung quanh Rạn

Trào, có tổng diện tích 105 ha trong đó có khoảng 28ha là rạn san hô, còn lại là diện tích mặt nước

Vùng phục hồi nguồn lợi và phát triển du lịch: kéo dài từ vùng phía Bắc Xuân Tự qua Cùm Meo với diện tích 175ha.

Vùng bảo tồn các thảm cỏ biển: Nằm dọc ven bờ kéo dài từ mũi Hòn Chông đến Cùm Meo có tổng diện tích 192ha.

Vùng nuôi trồng hải sản: kéo dài từ giới hạn bảo tồn các thảm cỏ biển ra đến

Cùm Meo với tổng diện tích 171ha.

Vùng khai thác hợp lý: là toàn bộ vị trí nằm ngoài các vùng chức năng trên đây bao gồm kể cả vùng nước nông ven bờ, các rạn san hô chết ven bờ như rạn Đưng, rạn Sụn, rạn Nhớt, rạn Dài và vùng khơi bao gồm cả vùng Rạn Mạn, có tổng diện tích 1.030ha.

Như vây, tổng diện tích KBV Rạn Trào là 1608ha.

2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết. Đây là vùng có điều kiện tự nhiên, khí hậu rất đặc trưng của tỉnh Nơi đây có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển đặc biệt là phát triển thủy sản Vạn Hưng có khí hậu nắng nóng quanh năm Khí hậu của Vạn Hưng vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà Nhiệt độ trung bình năm là 260C Lượng mưa trung bình trên dưới 2.000 mm/năm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm Mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng, còn lại nắng ấm, rất thuận lợi cho mùa các hoạt động của người dân Gió với tần suất khác nhau xuất hiện theo mọi hướng, gió tây khô nóng và gió Tu Bông thường xảy ra bất lợi cho cây trồng. Tuy nhiên, hai loại gió này chỉ xuất hiện nhiều vào tháng 6, 7.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế- văn hóa- xã hội

2.1.2.1 Đất đai và sử dụng đất đai

Toàn xã Vạn Hưng có diện tích đất tự nhiên là 4.842,14ha, trong đó đất nông nghiệp 2.532,45ha chiếm 52,3%, đất rừng tự nhiên 1.331,54ha chiếm 27,5%, đất rừng trồng 1.331,54ha chiếm 27,5%, đất nuôi trồng thuỷ sản là 264,97ha chiếm 5,5%.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008

Tổng diện tích đất tự nhiên ha 4.842,14

- Đất rừng tự nhiên ha 1.331,54

- Đất nuôi trồng thủy sản ha 264,97

Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai xã Vạn Hưng

2.1.2.2 Dân số, giáo dục và y tế

Xã Vạn Hưng có diện tích tự nhiên khoảng 48,2 km 2 và được phân chia thành 6 thôn, gồm Xuân Tự 1, Xuân Tự 2, Xuân Vinh, Hà Già, Xuân Đông và Xuân Tây, trong đó có 5 thôn Xuân Tự 1, Xuân Tự 2, Xuân Vinh, Hà Già vaf Xuân Đông là tiếp giáp với biển Dân số xã Vạn Hưng có khoảng 10.470 người, trong đó riêng phụ nữ có 5.404 người (chiếm khoảng 52% dân số). Mật độ dân số trung bình là 217 người/km 2 Tỷ lệ tăng dân số năm 2006 là 1,4%; năm 2008 là 0,5%.

Theo kết quả thống kê năm 2008 của UBND xã Vạn Hưng, toàn xã có tổng cộng là 2.184 hộ gia đình, trong đó số hộ nghèo là 409 hộ (chiếm 18% tổng số hộ của xã) Số hộ nghèo phân bổ đều ở các thôn, tuy nhiên, ở thôn Xuân Tự 1 là nhiều nhất 82 hộ Kết quả điều tra đánh giá kinh tế-xã hội vào tháng 6/2005 của xã cho thấy lực lượng lao động toàn xã là 4.021 người chiếm 38,4% tổng số dân, trong tổng số 206 người được phỏng vấn thì số người ở độ tuổi lao động là 166 người, trong đó nam là 142 người; nữ là 24 người.

Số TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2008

4 Tỉ lệ tăng dân số % 1,04 0,5

5 Tỉ lệ hộ theo công giáo % 15 17

6 Lực lượng lao động Người 3.810 4.021

Nguồn: UBND xã Vạn Hưng

Bảng 5: Dân số và lao động xã Vạn Hưng

Toàn xã có 2 trường tiểu học gồm 39 lớp với 1.189 học sinh và 46 giáo viên, ngoài ra xã mới có thêm một trường THCS dành cho học sinh cấp 2 với

940 học sinh trong năm học 2006-2007 Những học sinh muốn chuyển lên cấp PTTH thì phải lên thị trấn Vạn Giã để nhập học Năm 2006, xã Vạn Hưng có

36 em học sinh thi đậu các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp Chương trình chống mù chữ được xã thực hiện đã được công nhận đạt chuẩn về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở Chỉ có 1 trạm y tế xã với 7 giường bệnh và 10 cán bộ y tế (một nửa trong số đó làm việc trong lĩnh vực quản lý) thực hiện công tác khám chữa bệnh cho người dân.

2.1.2.3 Các giá trị văn hóa- lịch sử

KBVB Rạn Trào nằm trong khu vực xã Vạn Hưng, nơi có những địa danh Núi Ông Sư, Núi Phổ Đà, một số chùa chiền và lễ hội sinh hoạt văn hoá của cộng đồng ven biển có giá trị văn hoá Hiện tại, trong khu vực có 2 tôn giáo lớn: Thiên Chúa giáo và Phật giáo; tôn giáo nào cũng có nơi chiêm bái thờ tự rất khang trang và tôn nghiêm: Chùa Giác Hải xây dựng năm 1957 (Phật giáo Đại Thừa) Tịnh xá Ngọc Phổ xây dựng năm 1978 (Phật giáo Tiểu Thừa), Nhà thờ Vạn Xuân xây dựng năm 1960 Người dân xã Vạn Hưng sống đan xen, hoà thuận với đa dạng sinh hoạt tôn giáo Trong số các thôn của xã Vạn Hưng thì thôn Xuân Tự chiếm diện tích lớn và chiếm tới 50% dân số xã. Thôn Xuân Tự mới được tách ra làm hai thôn Xuân Tự 1 và Xuân Tự 2 từ đầu năm 2007, tuy nhiên các địa danh và sinh hoạt lễ hội của khu vực vẫn được bảo tồn và giữ gìn như các điểm sinh hoạt văn hoá chung. Đình thôn Xuân tự, nằm trên đường bờ biển, trong khu vực gần với KBVB Rạn Trào được xây dựng từ năm 1974 do toàn thể người dân trong thôn đóng góp xây dựng Từ năm 1975, UBND xã Vạn Hưng đã sử dụng đình làng làm hợp tác xã nông nghiệp, nơi sinh hoạt tập thể của các hộ nông dân tham gia hợp tác xã Tuy nhiên, để thuận lợi hơn cho những hoạt động sinh hoạt, học tập cộng đồng, từ sau năm 1990, các già làng thôn Xuân Tự đã đề xuất với chính quyền xã đưa khu vực này trở lại làm đình làng Các hoạt động sinh hoạt cộng đồng được trở về đây kể từ sau đó Ngoài việc là nơi sinh hoạt cộng đồng hàng ngày, đình làng còn là nơi thờ những vị tiền hiền, tiền giáo là những người khai phá khu vực này đầu tiên.

Văn hoá phi vật thể còn lưu giữ và cần được xem xét trong hạng mục cần phải bảo vệ và gìn giữ trong khu vực khu bảo tồn gồm có lễ hội cúng đình, lễ hội cầu ngư kết hợp với các hình thức múa bông và biểu diễn hò bá trạo Lễ hội cúng đình của các thôn trong xã Vạn Hưng thường diễn ra hàng năm và vào ngày 10/3 (Âm lịch), ngoài ra trong thôn Xuân Tự còn có 02 lễ hội khác là

Ngày Hội Đại đoàn kết dân tộc 10/11 (Dương Lịch) và Lễ Hội Cầu Ngư hay còn được gọi là Hội Lăng cô vào ngày 25/5 (Âm lịch) hàng năm Trong thôn Xuân Tự còn có nhiều sinh hoạt cộng đồng khác, thôn có 01 đội văn nghệ, 02 sân bóng, nhà giáo dục cộng đồng, trung tâm giáo dục môi trường Cộng đồng rất hăng hái tham gia các hoạt động chung, trong đó có việc bảo tồn KBVB Rạn Trào Đây chính là một trong những tiền đề quan trọng để phát triển mô hình du lịch sinh thái nơi đây.

2.1.2.4 Các hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương

Cơ cấu kinh tế của xã là nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ khác và phân chia theo tỷ lệ như sau: nông nghiệp: 55%; ngư nghiệp : 35%; các ngành nghề khác: 10%

Chỉ tiêu Đơn vị tính

1 Số hộ chuyên nông nghiệp hộ 650

2 Số hộ tham gia đánh bắt thủy sản hộ 94

3 Số hộ tham gia nuôi trồng thủy sản hộ 1.625

4 Số hộ công nghiệp/tiểu thủ công nghiệp hộ 56

5 Số hộ dịch vụ hộ 131

Nguồn: MCD Bảng 6: Số hộ tham gia các ngành nghề ở xã Vạn Hưng

Theo báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của xã Vạn Hưng năm 2006, các hoạt động nông nghiệp của xã gồm có trồng lúa, cây lương thực (ngô, sắn, đậu), và các loại hoa màu ; ngoài ra còn có khoảng 7,8 ha diện tích trồng cây công nghiệp là cây điều Tổng diện tích lúa gieo trồng thực hiện là 624 ha với tổng sản lượng lúa cả năm ước đạt 2.845 tấn; tổng sản lượng lương thực có hạt (lúa và ngô) cũng đạt 2.875 tấn Bên cạnh việc trồng trọt, người dân xã Vạn Hưng còn chăn nuôi các loài gia súc và gia cầm khác như bò, trâu, dê, heo, gà, vịt Người dân cũng tham gia vào các hoạt động dịch vụ, buôn bán nhỏ như bán hàng tạp hóa, thu mua hàng thủy sản.

Về lâm nghiệp, đã tiến hành trồng mới 45ha và nâng tổng số diện tích rừng được chăm sóc lên 64,66 ha.

Về ngư nghiệp, xã Vạn Hưng là một trong hai vùng trọng điểm nuôi tôm hùm của huyện, chủ yếu tập trung ở 2 thôn Xuân Tự 1 và Xuân Tự 2 Năm 2008 do giá tôm thấp nên đã có 45.000 con giống với 2.800 lồng được thả., ngoài ra còn có các đối tượng nuôi thủy sản khác như tôm sú, ốc hương Các hoạt động đánh bắt thủy sản ở xã Vạn Hưng chủ yếu là gần bờ với các hình thức giã cào, mành đèn, đánh lưới, lặn biển, đào súc Năm 2008 sản lượng đánh bắt thủy sản của xã đạt 350 tấn.

Thực trạng quản lý- khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại

2.2.1 Thực trạng khai thác và sử dụng

2.2.1.1 Trước khi có dự án

- San hô: Trong nhiều năm gần đây việc khai thác san hô trái phép, bừa bãi tại khu vực biển Rạn Trào đã làm các bãi san hô và nguồn lợi hải sản suy giảm nghiêm trọng và nhanh chóng phá đi nơi cư trú và môi trường sống của các loài, làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên Vấn đề nổi cộm ở địa phương là việc khai thác các rạn san hô sống một cách ồ ạt làm suy giảm môi trường và nguồn lợi biển Địa phương đã có nhiều biện pháp xử lý nhưng tình trạng này vẫn gia tăng Những chủ khai thác dung cả xe tải để vận chuyển san hô khai thác được đến nơi tiêu thụ Những hoạt động khai thác này vừa làm suy thoái môi trường vừa gây nên tình trạng mất trật tự an ninh trên địa bàn Theo kết quả khảo sát khu vực Rạn Trào năm 2001 cho thấysan hô cứng chiếm ưu thế ở độ sâu 4,5m, đạt giá trị 60%- 63% tốc độ phủ mặt cắt Việc khai thác san hô một cách ồ ạt làm đìa nuôi tôm sú cũng là nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm nguồn lợi biển Cùng với sự suy giảm nguồn lợi san hô, nghề nuôi tôm hùm lồng và nuôi tốm sú đã chịu nhiều ảnh hưởng xấu như nguồn giống tôm hùm khai thác tự nhiên hầu như không còn, tốc độ lớn của tôm bị chậm lại, các loài tôm nuôi dễ bị nhiễm bệnh, thậm chí đôi khi chết hang loạt do nước bị ô nhiễm Khi nguồn lợi san hô bị tàn phá, nghề nuôi trồng thủy sản lập tức gặp khó khăn Nếu cứ theo chiều hướng đó, nghề nuôi thủy sản sẽ dần bị xóa bỏ.

- Cá rạn san hô: Khi rạn san hô bị suy thoái, độ phủ của san hô sống giảm, nền đáy phủ bởi san hô chết, bã hữu cơ, cảnh quan rạn bị thay đổi rõ rêt đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật Tất cả các loài cá có giá trị thương mại cao như cá Mú, Hồng, Kẽm… được ngư dân mô tả trước đây đã không còn hoặc xuất hiện rất ít trên mặt cắt Theo một số ngư dân địa phương, vùng biển Vạn Hưng trước đây có nhiều loài cá có giá trị kinh có kích thước lớn đến nay đã giảm đi khoảng 50%.

-Tình trạng đánh bắt: Theo đánh giá năm 2000 sản lượng khai thác thủy sản của Vạn Hưng kiên tục suy giảm trong vòng 10 năm trở lại đây Năm 1996 khai thác được 250 tấn, năm 1999 chỉ còn khoảng 110 tấn Số lượng cũng như cỡ loại sản phẩm thủy sản khai thác đều giảm, một số loài thủy sản quý hiếm đang trên bờ của sự hủy diệt.

2.2.1.2 Từ khi có dự án

- San hô: Theo khảo sát năm 2002 trên mặt cắt cố định độ phủ của san hô cứng đạt giá trị 51,88% ở mặt cắt sâu và 28,13% ở mặt cắt cạn.

- Cá rạn san hô: Mật độ cá rạn trung bình tại Rạn Trào đạt 555 cá thể/400m². Như vậy, so với thời điểm giám sát vào tháng 3 năm 2001 mật độ cá rạn tăng

Việc tăng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng sẽ được trình bày và tính toán cụ thể ở chương III.

2.2.2 Mô hình quản lý tại địa phương

2.2.2.1 Về cơ cấu tổ chức

Vai trò chính quyền các cấp:

Dự án thí điểm mô hình “KBVB Rạn Trào do địa phương quản lý” nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp tỉnh Khánh Hòa, từ Ủy ban nhân tỉnh đến Ủy ban nhân huyện Vạn Ninh và xã Vạn Hưng và đặc biệt cộng đồng cư dân thôn Xuân Tự, điều đó cho thấy được sự thống nhất cao từ trên xuống dưới Mặt khác, việc thành lập Ban quản lý KBVB Rạn Trào với sự tham gia của đại diện UBND huyện Vạn Ninh và Ủy ban nhân dân xã Vạn Hưng đã thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa phương thức quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, tạo điều kiện huy động tối đa nguồn nhân lực tại chỗ và đây được xem là yếu tố quan trọng, góp phần thành công bước đầu của mô hình Tuy nhiên, đánh giá chung cho thấy, KBVB Rạn Trào kết quả thu được mới dừng ở “mô hình điểm” KBVB Rạn Trào đã hình thành, song chưa được công nhận về mặt pháp lý, thiếu cơ chế tài chính bền vững và chưa có được sự phân định rõ ràng trách nhiệm của các bên tham gia.

Ban quản lý KBVB do Ủy bân nhân dân huyện Vạn Ninh quyết định thành lập với thành phần gồm đại diện UBND huyện Vạn Ninh, UBND xã Vạn Hưng và cộng đồng ngư dân của xã Vạn Hưng, gồm 8 thành viên (lãnh đạo UBND huyện Vạn Ninh, UBND xã Vạn Hưng, Trưởng phòng kinh tế huyện, Trưởng phòng Tài chính kế hoạch, Trạm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đại diện của Đồn Biên phòng 362 đóng trên địa bàn và sự tham gia của đại diện cộng đồng nhân dân xã Vạn Hưng) Ban quản lý có trách nhiệm theo dõi, giám sát, điều phối công tác bảo vệ và quản lý KBVB Rạn Trào và thu hút được sự ủng hộ của nhân dân địa phương Ban quản lý phối hợp chặt chẽ với chính quyền huyện, xã và kêu gọi được sự hợp tác của các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan đoàn thể nhằm tổ chức các hoạt động truyền thông, đào tạo, tập huấn, phục vụ quản lý KBTB Rạn Trào và bảo tồn nguồn lợi ven biển, góp phần cải thiện đời sống nhân dân xã Vạn Hưng.

SV: Nguyễn Thị Thảo 49 Lớp: KTMT 47

Mối liên hệ trực tiếp

UBND xã Vạn Hưng Ban quản lý KBTB RT

Tổ Bảo vệ (Nhóm hạt nhân) Tổ Tuyên truyền

Các hoạt động trong khu bảo tồn biển Rạn Trào

UBND tỉnh Khánh Hòa Đại diện:

UBND huyện Vạn Ninh UBND xã Vạn Hưng Cộng đồng

Chi cục BVNL thủy sản

Hình 7 : Tổ chức quản lý KBVB Rạn Trào

Các nhóm hoạt động chính của khu bảo tồn

Tổ bảo vệ (nhóm hạt nhân, gồm 10 người), Tổ nòng cốt Du lịch sinh thái, Tổ tuyên truyền và Trung tâm giáo dục môi trường do cộng đồng lựa chọn Chức năng chính của các nhóm trên là tiến hành các hoạt động, như : Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, kiểm tra, giám sát các hoạt động của ngư dân, vận hành mô hình du lịch sinh thái cộng đồng… nhằm đảm bảo việc thực hiện các qui uớc bảo vệ khu bảo tồn biển Rạn Trào và thử nghiệm các mô hình sinh kế bổ trợ mới.

Vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn

Là những người tác động trực tiếp lên nguồn lợi biển, những cộng đồng ven biển đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác bảo tồn và phục hồi những giá trị đa dạng sinh học biển Những hành động thiếu tính bền vững, thiếu sự quản lý nhằm khai thác thủy, hải sản sẽ làm nguồn lợi biển bị suy giảm, cạn kiệt dẫn đến sản lượng khai thác thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu cho cuộc Đại diện cộng đồng và do cộng đồng lựa chọn sống hàng ngày Điều này buộc người dân phải nỗ lực cao hơn để tìm kiếm cơ hội nâng cao thu nhập từ sinh kế dựa vào biển, tuy nhiên nếu không được giáo dục, nâng cao nhận thức, đào tạo thì những nỗ lực tiếp theo đó vẫn chỉ làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn, tạo nên vòng luẩn quẩn: nỗ lực nhiều hơn, nguồn lợi tiếp tục suy giảm hơn, cuộc sống khó khăn hơn

Với tỷ lệ ngành nghề liên quan đến biển là 35%, sinh kế dựa vào nguồn lợi biển đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống mưu sinh của người dân địa phương Chính vì vậy khi nguồn lợi này bị tác động thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của một bộ phận không nhỏ những người dân của xã Vạn Hưng, một xã có tới 5 thôn nằm tiếp giáp với biển trong tổng số 6 thôn

Việc thành lập những Khu bảo tồn biển là để bảo tồn và phát triển nguồn lợi cũng như đa dạng sinh học của khu vực, nhằm tạo nên kho dự trữ tài nguyên biển phục vụ sự phát triển bền vững Nhưng trong quá trình thành lập, người dân cần phải được tích cực tham gia và được trao quyền, nhất là trong các hoạt động tự quản Điều này sẽ giúp cộng đồng có được nhận thức đúng đắn về vai trò, mục đích của Khu bảo tồn biển, tránh những mâu thuẫn giữa cộng đồng với BQL Khu bảo tồn biển, đặc biệt là những cá nhân, gia đình có hoạt động sinh kế gắn liền với khu vực được khoanh vùng bảo vệ

Việc thành lập Nhóm hạt nhân mà các thành viên đều là những người dân của địa phương được cộng đồng địa phương bầu ra làm nhiệm vụ trông coi, bảo vệ vùng Rạn Trào đã cho thấy sự tin tưởng, ủng hộ của cộng đồng địa phương đối với công tác bảo tồn biển của BQL Khu bảo tồn biển Rạn Trào Sự tham gia và được trao quyền của cộng đồng địa phương chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một Khu bảo tồn biển, nhất là khi sinh kế của người dân còn có sự phụ thuộc đáng kể vào nguồn lợi biển

Trong công tác bảo tồn, những giá trị đa dạng sinh học, giá trị văn hóa của khu vực luôn phải được gắn liền với niềm tự hào của người dân địa phương.Chính vì vậy, thông qua các hoạt động cộng đồng như làm sạch bờ biển, thi viết bài tìm hiểu, biểu diễn văn nghệ, làm thơ, ca hát v.v cộng đồng địa phương đã được chia sẻ với nhau về những giá trị quý báu cũng như những kiến thức liên quan đến vùng đất mà mình đang sinh sống Những người khách đến thăm khu Rạn Trào luôn được những người dân ở đây chào đón và kể cho nghe về những công việc họ đang làm để bảo tồn rạn san hô; những địa danh, những nét văn hóa bản địa, thậm chí còn được lắng nghe những câu thơ do chính những người dân chài tự viết nên bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên trên vùng biển quê hương.

2.2.2.2 Về tài chính cho khu bảo tồn

Toàn bộ hoạt động của khu bảo tồn từ khi thành lập đến nay, nguồn tài chính chủ yếu vẫn từ nhà tài trợ (IMA trước đây và MCD hiện nay) Nguồn ngân sách địa phương, từ năm 2005 đến nay, mỗi năm huyện cấp cho khu bảo tồn

30 triệu đồng, chủ yếu để hỗ trợ Nhóm hạt nhân.

2.2.3 Mục tiêu KBVHSTB Rạn Trào

Hoạt động thiết lập KBTB Rạn Trào, nhằm bảo tồn rạn san hô; duy trì nguồn lợi cá rạn; bảo vệ môi trường, phát triển nuôi trồng hải sản, tạo sinh kế cho cộng đồng trong khu vực và góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ, bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên thủy sinh vật biển Cụ thể các mục tiêu như sau:

 Mục tiêu môi trường: Duy trì độ phủ và chất lượng của rạn san hô; phục hồi nguồn lợi cá rạn và mật độ quần đàn các loài hải sản thủy sinh khác và giữ gìn, bảo vệ trong sạch môi trường sống của các loài thủy sinh trong Khu bảo tồn biển Rạn Trào.

ÁP DỤNG CÔNG CỤ PHÂN TÍCH KINH TẾ NHẰM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KBVHSTB RẠN TRÀO DO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ

Nhận dạng vấn đề

KBVB Rạn Trào thành lập 25/3/2002, được UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận vào 28/08/2009 và chính thức ra mắt ngày 27/11/2008 KBV thuộc xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa Do đó người dân thuộc xãVạn Hưng sẽ là những người chịu tác động trực tiếp từ dự án KBV Rạn Trào bao gồm cả tác động tích cực lẫn tiêu cực Ngoài ra, dự án KBV cũng gây ra những tác động gián tiếp, mặc dù các giá trị này thường được tính thông qua giá ẩn (không có giá trên thị trường) Tóm lại, các giá trị tính toán ở các phần tiếp theo đây đều là đánh giá lợi ích và chi phí trực tiếp/gián tiếp của dự án đem lại cho người dân xã Vạn Hưng.

Nhận dạng lợi ích, chi phí

3.2.1.1 Lợi ích trực tiếp Đây là những lợi ích mà dự án KBVB Rạn Trào trực tiếp đem lại cho người dân xã Vạn Hưng và lợi ích này có thể tính toán được thông qua giá thị trường.

- Lợi ích từ việc tăng thu nhập từ đánh bắt thuỷ sản tự nhiên Việc thiết lập và khoanh vùng KBV trong đó có khu bảo vệ nghiêm ngặt và vùng phục hồi nguồn lợi đã làm cho bãi đẻ của nhiều loài được phục hồi Vì thế đã tạo ra tác động tích cực tới các nghề đánh bắt thủy sản ở đây do số lượng cá thể vùng bảo vệ nghiêm ngặt tăng lên nên lượng cá thể phát tán ra các khu vực xung quanh cũng tăng lên đáng kể Đặc biệt là các nghề đánh bắt ở đây như: nghề lặn, nghề lưới, nghề giã cào, nghề nhá, nghề soi, nghề mành, nghề đăng đáy. Theo báo cáo kinh tế- xã hội xã Vạn Hưng từ năm 2001 đến nay thì sản lượng đánh bắt đều tăng theo thời gian Tuy nhiên trong mức tăng sản lượng này thì chỉ có 1/3 sản lượng là tăng nhờ số lượng cá thể tăng trong khu vực Rạn Trào còn lại là do ngư dân đi đánh bắt ở các khu vực khác ngoài Rạn Trào Như vậy, việc thiết lập KBV đã làm tăng thu nhập của những ngư dân đi đánh bắt ở vùng ven Rạn Trào Do đó, đây cũng được coi là lợi ích của dự án KBV

- Lơi ích từ việc tăng thu nhập của ngành nuôi trồng thủy sản Theo điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân thì 100% người làm nghề nuôi trồng thủy sản cho rằng nghề của họ là phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng nước biển Khi chưa có KBV người dân khai thác bừa bãi- dùng các chất độc làm cho nhiều cá con bị chết gây ô nhiễm nước biển, giảm nguồn thức ăn cho nuôi trông thủy sản Mặt khác, khi đó ý thức người dân còn thấp, họ xả rác, vỏ sò bừa bãi ra biển làm cho chất lượng nước ở đây rất kém Các loài thủy sản nuôi trồng thường xuyên bị các bệnh dịch, năng suất kém KBV được xây dựng đồng nghĩa với việc ý thức người dân được nâng cao, những hoạt động gây ô nhiễm không còn diễn ra nữa Ngoài ra, họ còn được hướng dẫn nuôi trồng đúng kỹ thuật, năng suất ngày càng tăng làm cho rất nhiều hộ gia đình khác làm theo Dự án còn tiến hành nghiên cứu nuôi thử nghiệm thêm nhiều loài thủy sản khác tại nơi đây Tiêu biểu là năm 2003 những lồng ốc hương đầu tiên đã được nuôi thử nghiệm và hiện nay đã lên đến hàng trăm lồng Mô hình nuôi ốc hương này không chỉ gói gọn trong quy mô xã Vạn Hưng mà còn được các xã lân cận học theo Đã có biết bao nhiêu ngư dân trỏ thành tỉ phú từ những mô hình nuôi trồng mới này Hiện nay, MCD đang tiến hành nghiên cứu nuôi thử nghiệm cả hải sâm, vẹm xanh, tu hài và bước đầu đã cho những kết quả rất khả quan Có thể nói lợi ích mà dự án đem lại cho những ngư dân nuôi trồng ở đây là rất lớn

- Lợi ích từ du lịch- giải trí: MCD đã tiến hành tổ chức rất nhiều đợt tập huấn cho người dân ở đây về mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, chính họ sẽ trở thành các hướng dẫn viên du lịch Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về mặt cơ sở hạ tầng nên hoạt động du lịch ở đây vẫn chưa phát triển được mà mới chỉ dừng ở mức tham quan nhỏ lẻ của người địa phương hoặc các hoạt động vì mục đích nghiên cứu, học tập Theo ý kiến người dân địa phương thì họ hoàn toàn mong muốn ngành du lịch ở đây được phát triển và các chuyên gia cũng cho rằng với những lợi thế về mặt văn hóa, tài nguyên thiên nhiên thì ngành du lịch nơi đây hoàn toàn có thể trở thành điểm mạnh của địa phương Trong bản quy hoạch định hướng phát triển kinh tế- xã hội Vịnh Vân Phong 2010-

2020 thì ngành du lịch được coi là những ngành cần ưu tiên phát triển Như vậy chắc chắn trong tương lai không xa Rạn Trào sẽ trở thành điểm đến thu hút của các du khách trong và ngoài nước.

Lợi ích gián tiếp là những lợi ích mà không tạo ra giá trị trực tiếp, không thể nhìn thấy được do đó nó không có giá trên thị trường Vì thế, trong các phương pháp đánh giá thông thường giá trị này thường bị bỏ qua không đưa vào trong tính toán Đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên ưu điểm của phương pháp CBA Lợi ích gián tiếp của KBV Rạn Trào bao gồm những lợi ích sau:

- Lợi ích từ việc duy trì chức năng sinh thái của rạn san hô Theo các chuyên gia MCD, nếu KBV Rạn Trào không được thành lập thì chắc chắn đến nay rạn san hô ở Rạn Trào sẽ không còn nữa Nguyên nhân quan trọng nhất là từ những năm 90 nạn khai thác tràn lan san hô sống và san hô chết ở đây đã vô cùng phổ biến Thực tế chứng minh rằng các rạn san hô xung quanh Rạn Trào như Rạn Tướng, Rạn Sụn đã không còn nữa Do đó, lợi ích của dự án còn là việc duy trì sự sống cho 28ha rạn san hô nơi đây Theo nghiên cứu của Mohd Shahwahid và Mc Nally (2001) đã tính ra được giá trị của mỗi ha rạn san hô trong việc suy trì chức năng sinh thái bao gồm chức năng: điều hòa khí hậu (nhờ khả năng hấp thụ CO 2 của rạn san hô); là đầu nguồn nước và là nơi cung cấp thức ăn; điều hòa sinh học; điều chỉnh tiếng ồn; xử lý rác thải Có thể tính giá trị này bằng phương pháp chuyển giao giá trị.

- Lợi ích từ việc tăng giá trị phi sử dụng của đa dạng sinh học: Dự án đã góp phần làm phục hồi nhiều loài sinh vật quý hiếm và làm tăng tính đa dạng sinh học cho vùng biển Rạn Trào Mặt khác, dự án đã giúp nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường Do đó, người dân đánh giá rất cao việc bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường biển Các cá nhân có thể quy ra giá trị bằng tiền cho sự tồn tại của các loài sinh vật nơi đây thông qua phương pháp phát biểu sở thích, qua đó người được hỏi cho biết mức sẵn lòng chi trả (WTP) của họ đối với đa dạng sinh học

- Lợi ích giảm ô nhiễm môi trường của rạn san hô Việc hạn chế các hoạt động ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt sẽ đóng góp vào cải thiện chất lượng nước Giá trị giảm ô nhiễm môi trường chính là lợi ích của dự án vì giảm ô nhiễm sẽ làm giảm áp lực lên môi trường vùng dự án và các vùng xung quanh, giảm chi phí phục hồi chất lượng nước, giảm chi phí về sức khoẻ của người dân Tuy nhiên, do quy mô nghiên cứu của đề tài chưa thể nghiên cứu được giá trị này và cũng chưa có một nghiên cứu nào trước đó về giá trị này nên lợi ích này chỉ mang tính chất định tính chưa thể lượng hóa giá trị ra được

- Ngoài ra, rạn san hô còn có chức năng bảo vệ dải bờ biển Tuy nhiên do Rạn Trào nằm trong khu vực vịnh Vân Phong nên các tác động do lũ, sóng biển là không đáng kể nên phạm vi luận văn sẽ không tính đến San hô còn có những giá trị như dược liệu, đồ mỹ thuật nhưng những giá trị này chưa xuất hiện ở địa phương và vì mục tiêu bảo tồn nên dự án cũng không khuyến khích những sinh kế trên Do đó, sẽ không tính đến giá trị của những lợi ích này.

3.2.2.1 Chi phí trực tiếp Đây là những chi phí về cơ sở hạ tầng, xây dựng quy chế KBVHSTB, phục hồi nguồn lợi, quan trắc- kiểm tra giám sát, nâng cao nhận thức và trình độ quản lý, tuyên truyền, quảng cáo, Những chi phí này do IMA tài trợ từ 2001- 2004 và từ 2004 đến nay là do MCD tài trợ trực tiếp cho dự án Khác với các dự án thông thường chi phí ban đầu bỏ ra rất lớn, dự án KBV Rạn Trào chia đều chi phí cho các năm kể cả là thời gian đầu mới thành lập Dự án không mất nhiều chi phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng vì Ban quản lý Rạn Trào được nằm trong khu vực UBND huyện Vạn Ninh Điều này đã thể hiện sự hợp tác, ủng hộ vô cùng nhiệt tình của huyện với dự án.

3.2.2.2 Chi phí quản lý và vận hành

Chi phí này bao gồm chi phí tiền lương cho nhân sự ở Vạn Hưng, Khánh Hòa, Hà Nội; chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm Ngoài ra, hàng năm UBND huyện cũng thường chi một khoản ngân sách nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của nhóm hạt nhân tại Vạn Hưng.

3.2.2.2 Thiệt hại do giảm sản lượng ngành thủy sản.

- Thiệt hại do giảm sản lượng đánh bắt : Khi dự án được thực hiện và chính thức khoanh vùng thì hoạt động đánh bắt ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi nguồn lợi sẽ bị cấm Trong khi đây lại là nơi đánh bắt chính của người dân thôn Xuân Tự 1, Xuân Tự 2 trước đây nên đã làm giảm sản lượng đánh bắt của ngư dân ở đây Do đó, đây được coi là chi phí của dự án vì đã làm giảm thu nhập từ việc đánh bắt của ngư dân trong khu vực này.

- Thiệt hại do giảm sản lượng nuôi trồng : Cũng tương tự như thiệt hại do giảm sản lượng đánh bắt, những ngư dân làm nghề nuôi trồng thủy sản cũng không được tiến hành hoạt động nuôi trồng trong 2 khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi nguồn lợi nên cũng dẫn đến giảm sản lượng nuôi trồng và đây cũng chính là chi phí của dự án.

Đánh giá các lợi ích và chi phí của dự án

3.3.1 Tóm tắt lợi ích- chi phí

Có thể tóm tắt các chi phí- lợi ích của dự án thông qua bảng dưới đây Tuy nhiên, có những giá trị có thể định lượng được nhưng vẫn có những giá trị chỉ mang tính chất định tính.

Nội dung Định lượng Định tính

 Chi phí quản lý và vận hành

 Thiệt hại do giảm sản lượng đánh bắt

 Thiệt hại do giảm sản lượng nuôi trồng

 Tăng thu nhập từ đánh bắt thủy sản

 Tăng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản

 Tăng giá trị du lịch- giải trí

 Duy trì chức năng sinh thái của rạn san hô

 Tăng giá trị phi sử dụng của ĐDSH

Bảng 10 : Bảng chi phí- lợi ích của dự án

Trong phần đánh giá các giá trị tiếp theo chúng ta sẽ chỉ đánh giá các giá trị có thể định lượng Các giá trị định tính đã được nêu ở phần 3.2.1.

3.3.2 Đánh giá và ước tính các chi phí của dự án

Bao gồm chi phí về cơ sở hạ tầng là xây nhà bảo vệ cho KBV và mua sắm trang thiết bị, xây dựng quy chế KBVHSTB, phục hồi nguồn lợi, đánh giá nguồn lợi, PRA (đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng), nâng cao nhận thức và trình độ quản lý, tuyên truyền, quảng cáo; các nghiên cứu- đánh giá khác như: nghiên cứu- đánh giá hiệu quả mô hình

Ta có bảng chi phí trực tiếp của dự án qua các năm như sau :

Quan trắc môi trường (triệu)

Nâng cao nhận thức người dân (triệu)

Cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị (triệu)

Nghiên cứu phục hồi nguồn lợi (triệu)

Nghiên cứu, đánh giá khác (triệu) thành lập KBV (triệu) xây dựng quy chế (triệu)

Chi phí cho sinh kế khác (triệu)

Truyền thông, quảng bá (triệu)

Tổng chi phí trực tiếp (triệu)

Bảng 11 : Bảng chi phí trực tiếp của dự án

3.3.2.2 Chi phí quản lý và vận hành

Chi phí này bao gồm chi phí tiền lương cho nhân sự ở Vạn Hưng, Khánh Hòa, Hà Nội; Chi phí vận hành hàng năm do MCD và UBND huyện Vạn Ninh hỗ trợ cho KBV nhằm chi trả cho các khoản: điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm cho văn phòng của Ban quản lý; kinh phí hoạt động cho nhóm hạt nhân bảo vệ Rạn Trào

Phí di chuyển nhân sự (triệu) xây dựng kế hoạch quản lý hàng năm (triệu)

Chi phí quản lý và vận hành trực tiếp tại địa phương (triệu)

Tổng chi phí quản lý và vận hành

Bảng 12 : Bảng chi phí quản lý và vận hành dự án 3.3.2.3 Chi phí cơ hội a Thiệt hại do giảm sản lượng đánh bắt

Khi dự án được thực hiện và chính thức khoanh vùng thì hoạt động đánh bắt ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi nguồn lợi sẽ bị cấm Trong khi đây lại là nơi đánh bắt chính của người dân thôn Xuân Tự 1, Xuân Tự 2 trước đây nên đã làm giảm sản lượng đánh bắt của ngư dân ở đây Theo báo cáo PRA (đánh giá sự tham gia của cộng đồng) vào thời điểm cuối năm 2000 có 200 hộ ở thôn Xuân Tự (nay tách làm 2 thônXuân Tự 1 và Xuân Tự 2) làm nghề đánh bắt thủy sản Vào thời điểm này thu nhập của mỗi họ gia đình làm nghề đánh bắt là 25.000 đồng/ngày Như vậy, trong một năm việc xây dựng KBV Rạn Trào đã làm giảm thu nhập của những người làm nghề đánh bắt số tiền là :

200*25.000*365= 1.825.000.000 (đồng)= 1.825 (triệu đồng) Đây là phần chi phí hàng năm do giảm sản lượng đánh bắt trong khu vực Rạn Trào. Khoản chi phí này sẽ được tính từ 2002- 2008 vì việc phân vùng được tiến hành vào cuối năm 2001. b Thiệt hại do giảm sản lượng nuôi trồng

Tương tự như thiệt hại do giảm sản lượng đánh bắt, việc xây dựng KBV Rạn Trào cũng làm thiệt hại cho ngành nuôi trồng thủy sản tại đây Theo báo cáo PRA năm 2000 có

284 hộ làm nghề nuôi trồng thủy sản trong khu vực Rạn Trào và ước tính thu nhập một năm của mỗi hộ là 14 triệu Như vậy, mỗi năm dự án đã làm giảm thu nhập của người dân làm nghề nuôi trồng một khoản thu nhập là :

Thiệt hại này cũng bắt đầu tính từ năm 2002-2008.

Ta có bảng tổng hợp các chi phí như sau :

Chi phí quản lý và vận hành (triệu)

Thiệt hại do giảm sản lượng đánh bắt (triệu)

Thiệt hại do giảm sản lượng nuôi trồng (triệu)

Bảng 13 : Bảng tổng chi phí của dự án 3.3.3 Đánh giá và ước tính các lợi ích của dự án

Năm 2001 dự án bắt đầu đi vào thực hiện Do đó, mọi lợi ích bắt đầu được phát sinh vào năm 2002

3.3.3.1 Lợi ích trực tiếp a Lợi ích do tăng thu nhập từ đánh bắt thủy sản

Năm 2001 KBV Rạn Trào được khoanh vùng bảo vệ Số lượng cá thể trong KBV đã tăng lên đáng kể Tuy nhiên, không phải tất cả ngư dân làm nghề đánh bắt ở xã Vạn Hưng đều đánh bắt ở khu vực Rạn Trào mà họ còn đánh bắt ở các vùng biển xung quanh hoặc đánh bắt xa bờ Theo cuộc điều tra tháng 4 năm 2009 (do sinh viên và MCD thực hiện) thì có 1/3 người dân đánh bắt ở khu vực khai thác hợp lý của Rạn Trào Do đó, khi tính lợi ích này thì ta chỉ tính 1/3 sản lượng tăng lên của toàn xã vì đó mới là lợi ích thực thu được từ Rạn Trào Bảng dưới đây là sản lượng đánh bắt thủy sản qua các năm của xã Vạn Hưng và của khu vực Rạn Trào.

Mức tăng sản lượng hàng năm ở Rạn Trào (tấn)

Nguồn : Báo cáo kinh tế- xã hội xã Vạn Hưng Bảng 14 : Bảng sản lượng thủy sản qua các năm

Năm 2001 dự án bắt đầu tiến hành nên từ năm 2002 mới bắt đầu có lợi ích dự án Do đó, mọi lợi ích của dự án đều được tính từ năm 2002 trở đi Ta có công thức tính mức tăng thu nhập từ đánh bắt như sau :

B ĐBt : lợi ích do tăng thu nhập từ đánh bắt thủy sản năm t (triệu đồng)

∆Q t : Mức tăng sản lượng thủy sản năm t so với năm (t-1) (tấn)

P t : Giá bán thủy sản khai thác năm t (triệu/tấn)

Giá thủy sản đánh bắt được tính thông qua giá trị sản xuất và tổng sản lượng ngành khai thác thủy sản của cả tỉnh Khánh Hòa như sau:

Năm Giá trị sản xuất

Giá trị mỗi đơn vị sản lượng (triệu/tấn) 2001

22,3 Nguồn : Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa

Bảng 15 : Bảng tính giá thủy sản khai thác qua các năm Áp dụng công thức (1) ta thu được bảng sau:

Năm Mức tăng sản lượng (∆Q t ) (tấn)

Giá trị mỗi đơn vị sản lượng (P t ) (triệu/tấn)

Lợi ích thu về năm t

Bảng 16 : Bảng tính lợi ích từ đánh bắt thủy sản b Lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản

Hiện tại ở khu vực Rạn Trào có 3 loại thủy sản chính đang được nuôi đó là : tôm hùm, tôm sú và ốc hương Tôm hùm, tôm sú được nuôi từ năm 2000 nhưng rất nhỏ lẻ và thường bị dịch bệnh Từ khi có dự án thì mô hình nuôi tôm hùm, tôm sú đã được nhân rộng ở quy mô lớn, tổ nuôi trồng thủy sản được thành lập, các chuyên gia thủy sản đã đến để hướng dẫn người dân nuôi trồng đúng kỹ thuật, sản lượng tôm hùm, tôm sú tăng lên đáng kể Đặc biệt mô hình nuôi trồng thử nghiệm ốc hương đã thành công và được người dân đưa vào ứng dụng rộng rãi.

- Tăng thu nhập từ nuôi tôm hùm Tính từ năm 2001 đến 2008 thì số lồng tôm hùm đã tăng lên 800 lồng, năng suất của mỗi lồng đạt xấp xỉ 64,8kg/lồng/năm= 0,0648tấn/lồng/ năm Ta có bảng tính mức tăng sản lượng nuôi tôm hùm qua các năm :

Năng suất (tấn/lồng/năm)

Mức tăng sản lượng hàng năm (tấn)

6,48 Nguồn : Báo cáo kinh tế- xã hội xã Vạn Hưng

Bảng 17 : Bảng sản lượng nuôi tôm hùm qua các năm

Ta có công thức tính lợi ích tăng thu nhập từ nuôi tôm hùm như sau :

B THt : lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi tôm hùm năm t (triệu đồng)

∆Q t : Mức tăng sản lượng tôm hùm năm t so với năm (t-1) (tấn)

P t : Giá bán tôm hùm năm t (triệu/tấn)

Ta có bảng tính lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi tôm hùm như sau :

Năm Mức tăng sản lượng (∆Q t ) (tấn)

Giá trị mỗi đơn vị sản lượng (P t ) (triệu/tấn)

Lợi ích thu về năm t

Nguồn : Báo cáo kinh tế- xã hội xã Vạn Hưng

Bảng 18 : Bảng tính lợi ích từ nuôi tôm hùm qua các năm

- Tăng thu nhập từ nuôi tôm sú Ta có công thức tính lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi tôm sú là :

B TSt : lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi tôm sú năm t (triệu đồng)

∆Q t : Mức tăng sản lượng tôm sú năm t so với năm (t-1) (tấn)

P t : Giá bán tôm sú năm t (triệu/tấn)

Ta có bảng tính lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi tôm sú như sau :

Mức tăng sản lượng (∆Q t ) (tấn)

Giá trị mỗi đơn vị sản lượng (P t ) (triệu/tấn)

Lợi ích thu về năm t

Nguồn : Báo cáo kinh tế- xã hội xã Vạn Hưng

Bảng 19 : Bảng tính lợi ích từ nuôi tôm sú qua các năm

- Tăng thu nhập từ nuôi ốc hương Ta có công thức tính lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi ốc hương là :

B ÔHt : lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi ốc hương năm t (triệu đồng)

∆Q t : Mức tăng sản lượng ốc hương năm t so với năm (t-1) (tấn)

P t : Giá bán ốc hương năm t (triệu/tấn)

Ta có bảng tính lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi ốc hương như sau :

Giá trị mỗi đơn vị sản lượng

Lợi ích thu về năm t

(tấn) (P t ) (triệu/tấn) (B ÔHt ) (triệu)

Nguồn : Báo cáo kinh tế- xã hội xã Vạn Hưng

Bảng 20 : Bảng tính lợi ích từ nuôi ốc hương qua các năm

Như vây, ngay từ khi mô hình bắt đầu nuôi thử nghiệm thì người dân đã áp dụng và hàng năm sản lượng ốc hương đều tăng lên Điều này đã chứng minh được sự thành công của mô hình nuôi ốc hương ở nơi đây.

- Tổng lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi trồng Gọi B NT là lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản Khi đó, lợi ích này sẽ bằng tổng lợi ích từ nuôi tôm hùm, tôm sú, ốc hương Tức là :

Ta có bảng tổng hợp các lợi ích do tăng thu nhập từ nuôi trồng thủy sản là:

Năm Lợi ích từ nuôi tôm hùm (B TH )

Lợi ích từ nuôi tôm sú (B TS )

Lợi ích từ nuôi ốc hương (B ÔH )

Tổng lợi ích từ nuôi trồng

Bảng 21 : Bảng lợi ích từ nuôi trồng qua các năm3.3.3.2 Lợi ích gián tiếp a Lợi ích từ việc duy trì chức năng sinh thái của rạn san hô

Theo báo cáo của Reef Check- Tổ chức quốc tế đánh giá sức khỏe của rạn san hô năm 2007: đối với những khu vực rạn san hô không được quản lý thì hàng năm sẽ có khoảng 5% diện tich san hô bị mất đi do khai thác trực tiếp và do đánh cá hủy diệt. Năm 2001 Viện Hải Dương học Nha Trang đã đo được tổng diện tích san hô ở Rạn Trào là 28ha Giả sử nếu không có KBV Rạn Trào thì đến năm 2002 diện tích san hô sẽ giảm 5% và tăng lũy tiến theo thời gian cho đến thời điểm năm 2008 Diện tích san hô tương ứng bị mất đi hàng năm là :

% diện tích san hô bị mất 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%

Diện tích san hô bị mất tương ứng (ha)

Bảng 22 : Bảng giả định diện tích san hô bị mất qua các năm

Phân tích các chỉ tiêu chi phí- lợi ích

Để tính toán và phân tích các chỉ tiêu lợi ích – chi phí của dự án KBV Rạn Trào nghiên cứu đã dựa vào một số giả thiết như sau:

- Chỉ xác định các lợi ích – chi phí gia tăng trong trường hợp thực hiện dự án so với trường hợp không thực hiện dự án (trong trường hợp này NPV được coi là bằng 0).

- Các dòng lợi ích và chi phí đã được xác định và ước tính ở phần trên.

- Các dòng lợi ích và chi phí được giả định là phát sinh vào cuối năm.

- Dự án được tính trong khoảng thời gian là 8 năm từ năm 2001đến năm 2008

- Tỷ lệ chiết khấu chính được sử dụng là r = 10%, tương đương với tỷ lệ lãi suất của trái phiếu chính phủ tại Việt Nam trong hiện tại, đồng thời cũng là tỷ lệ chiết khấu được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu phân tích lợi ích – chi phí ở Việt Nam.

Mọi giá trị đều được quy về tính toán cho năm 2008- đây là thời điểm tương lai so với quá khứ Do đó, để quy các giá trị từ trước về năm 2008 ta sử dụng công thức tính giá trị tương lai :

FV : giá trị tương lai PV : giá trị hiện tại r= 10%- tỉ lệ chiết khấu n : số năm tính từ thời điểm tính toán đến năm 2008 (n= 0,1,2,3,4,5,6,7)

Ta có bảng tính NPV :

Bảng 27 : Bảng tính NPV của dự án

Sử dụng công thức tính IRR trong Exel ta tính được tỉ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án làIRR= 12,4% lớn hơn tỷ lệ chiết khấu xã hội là 10% BCR= 1,007 Từ đó, ta thấy được tính khả thi của dự án.

Phân tích độ nhạy

Nghiên cứu đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR của dự án trong các trường hợp giả định có những thay đổi về thời gian thực hiện dự án, tỷ lệ chiết khấu hay các dòng lợi ích- chi phí dự tính.

Nếu các yếu tố chi phí- lợi ích được giả định là không thay đổi, tỷ lệ chiết khấu được giữ nguyên là r= 10% thì từ năm 2001 đến 2007 NPV đều có giá trị âm và từ năm 2008 thì NPV mới mang giá trị dương, nghĩa là nếu thời gian thực hiện là 7 năm thì dự án sẽ không hiệu quả.

Phân tích cũng cho thấy dự án vẫn hiệu quả về mặt xã hội khi tỷ lệ chiết khấu tăng lên r% vì NPV của dự án vẫn lớn hơn 0.

Những hạn chế trong quá trình thực hiện đê tài

Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực nên việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân chỉ mang tính chất đại diện Do đó kết quả khảo sát vẫn chưa hoàn toàn được phản ánh một cách khách quan Nghiên cứu còn chưa tính hết được giá trị du lịch của dự án, mặc dù giá trị này có thể dự báo và có thể quy về giá trị hiện tại Như vậy, lợi ích của dự án nếu tính triệt để sẽ còn lớn hơn con số mà nghiên cứu đưa ra Tuy nhiên, các kết quả thu được là định hướng cho việc phát triển đề tài sau này đồng thời có thể áp dụng phương pháp tiến hành cho việc đánh giá các dự án tương tự khác.

Kiến nghị

Qua các kết quả tính được ở trên đề tài xin có một vài đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thiết lập KBVB Rạn Trào, hướng tới phát triển bền vững

Giải pháp về luật pháp :

- Được Nhà nước công nhận

Giải pháp về mặt chính sách :

- Cần có chính sách hỗ trợ Ban quản lý KBVB Rạn Trào

- Cơ chế thu và sử dụng các nguồn tài chính thu được từ việc khai thác có kiểm soát các giá trị có trong KBTB ( dịch vụ du lịch ; khai thác và nuôi trồng thủy sản )

- Chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư các hoạt động được phép trong khu bảo tồn

Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức người dân : Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực.

- Xây dựng và vận hành trung tâm truyền thông cộng đồng ;

- Đào tạo cán bộ cho khu bảo tồn (tập huấn, tham quan, nghiên cứu )

Giải pháp về tài chính bền vững

- Ngân sách nhà nước đầu tư cho các hạng mục nhằm mở rộng quy mô KBVB, vừa đạt mục tiêu bảo tồn đồng thời vẫn đảm bảo cuộc sống cho người dân.

- Các nguồn vốn hỗ trợ từ các nhà tài trợ như các tổ chức trong nước, các NGO Việt Nam, nước ngoài.

- Các nguồn vốn liên doanh liên kết với các đơn vị kinh doanh Có thể hợp tác với các công ty du lịch nhằm phát triển ngành du lịch nơi đây hoặc các công ty xuất khẩu hàng thủy sản nhằm tìm được đầu ra trực tiếp cho ngư dân Ngoài ra, có thể tìm ra các sinh kế bền vững cho người dân mà có sự giúp đỡ của các đơn vị này như sáng kiến công ty chổi dừa ở Rạn Trào hiện đang bắt đầu được tiến hành.

- Các nguồn thu từ việc sử dụng các giá trị của KBVB như du lịch, đánh bắt thủy sản, nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thử nghiệm để tìm ra các loại thủy sản nuôi trồng có giá trị kinh tế cao.

Như vậy, với những đề xuất như trên, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Ban quản lýKBVB với các ban ngành, cơ quan chức năng và sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương để sử dụng và khai thác có hiệu quả các tài nguyên của KBVB Đồng thời vẫn đảm bảo duy trì và bảo tồn các giá trị của KBVB theo hướng phát triển bền vững.

Ngày đăng: 29/05/2023, 09:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w