1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

123Doc danh gia su hai long cua khach du lich noi dia doi voi khu du lich sinh thai ho phu ninh tinh quang nam

92 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Khu Du Lịch Sinh Thái Hồ Phú Ninh Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Cao Thị Kim Đồng
Trường học Đại học
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 329,23 KB
File đính kèm inh-thai-ho-phu-ninh-tinh-quang-nam.rar (292 KB)

Cấu trúc

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ (9)
    • 1. Lý do chọn đề tài (9)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (10)
    • 3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu (10)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (10)
    • 5. Cấu trúc nội dung đề tài (14)
  • PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (15)
    • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ KHU DU LỊCH SINH THÁI (15)
      • 1.1. Du lịch và khách du lịch (15)
        • 1.1.1. Du lịch (15)
        • 1.1.2. Khách du lịch (15)
      • 1.2. Khu du lịch (17)
        • 1.2.1. Khái niệm (17)
        • 1.2.2. Phân loại khu du lịch (17)
      • 1.3. Khái niệm về du lịch sinh thái (19)
        • 1.3.1. Khái niệm du lịch sinh thái (19)
        • 1.3.2. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với loại hình du lịch khác (22)
        • 1.3.3. Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái (25)
        • 1.3.4. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái (27)
      • 1.4. Sự hài lòng và đánh giá sự hài lòng (29)
        • 1.4.1. Khái niệm về sự hài lòng (29)
        • 1.4.2. Đánh giá sự hài lòng với sản phẩm du lịch (30)
        • 1.4.3. Giá cả và sự hài lòng của khách hàng (34)
      • 1.5. Chất lượng dịch vụ và đánh giá chất lượng dịch vụ (35)
        • 1.5.1. Chất lượng dịch vụ (35)
        • 1.5.2. Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ (36)
        • 1.5.3. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng (37)
      • 1.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất đánh giá sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh (39)
        • 1.6.1. Các nghiên cứu có liên quan (39)
        • 1.6.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất đánh giá sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh (41)
  • CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH SINH THÁI HỒ PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM (46)
    • 2.1. Giới thiệu chung về khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh (46)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (47)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội (52)
    • 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Hồ Phú Ninh (53)
      • 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên (53)
      • 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn (55)
    • 2.3. Thực trạng khai thác du lịch tại khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh (60)
      • 2.3.1. Thực trạng tài nguyên du lịch ở Hồ Phú Ninh (60)
    • 2.4. Số lượt khách và doanh thu từ hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái HPN (67)
      • 2.4.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch của khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh (69)
    • 2.5. Đánh giá của khách du lịch nội địa về khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh (69)
      • 2.5.1. Thông tin về mẫu điều tra (69)
      • 2.5.2. Đánh giá sự hài lòng của KDL nội địa đối với khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh (74)
      • 2.5.4. Những dự định của khách về khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh (0)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH SINH THÁI HỒ PHÚ NINH (0)
    • 3.1. Định hướng phát triển (0)
    • 3.2. Những giải pháp nâng cao sự hài lòng của du khách đối với khu du lịch (0)
      • 3.2.1. Nhóm giải pháp về sự tin cậy (0)
      • 3.2.2. Nhóm giải pháp về giá cả dịch vụ (0)
      • 3.2.3. Nhóm giải pháp về tính trách nhiệm (0)
      • 3.2.4. Nhóm giải pháp về tính đảm bảo (0)
      • 3.2.5. Nhóm giải pháp về sự hiểu biết và chia sẻ của nhân viên (0)
      • 3.2.6. Nhóm giải pháp về sự hữu hình (0)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
    • 1. Kết luận (0)
    • 2. Kiến nghị (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii DANH MỤC HÌNH ix PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục tiêu nghiên cứ.

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ KHU DU LỊCH SINH THÁI

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ KHU DU LỊCH

1.1 Du lịch và khách du lịch

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới ( World Tourist Organization), Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí thư giản, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác, trong thời gian liên tục không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hắn nơi định cư.

Theo Luật Du lịch Việt Nam số 09/2017/QH14 ngày 19/06/2017: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngời nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiều, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với các mục đích khác”.

Luật Du lịch năm 2005 của nước ta đã đề ra khái niệm: “ khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.

Từ nhưng khái niệm trên, những người sau được coi là khách du lịch:

- Những người đi du lịch rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến nơi khác trong khoảng thời gian nhất định.

- Những người đi thăm viếng ngoại giao, hội họp, hội thảo, trao dồi khoa học, công vụ, thể thao,…

- Những người đi du lịch kết hợp kinh doanh.

- Việt kiều ở nước ngoài về thăm quê hương và người thân.

Những người sau đây không được công nhận là khách du lịch:

- Những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến nơi khác nhằm tìm kiếm việc làm hoặc định cư.

- Những người ở biên giới giữa hai nước thường xuyên đi lại qua biên giới.

- Những người di cư, tị nạn.

- Những người làm việc tại Đại sứ quán, Lãnh sự quán.

- Những người thuộc Lực lượng bảo an của Liên Hợp quốc.

Theo nhà kinh tế học người Anh, ông Ogilvie: khách du lịch “là tất cả nhũng nguời thỏa mãn 2 điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời gian dưới một năm và chi tiêu tiền bạc tại nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở đó”. Khái niệm này chưa hoàn chỉnh vì nó chưa làm rõ mục đích của người đi du lịch và qua đó để phân biệt với những người cũng rời khỏi nơi cứ trú của mình nhưng lại không phải đi du lịch.

Nhà xã hội học Cohen lại quan niệm: “khách du lịch là một người đi tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và sự thay đổi thu nhận được từ chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên”. Năm 1937 Uỷ ban thống kê Liên hợp quốc đưa ra khái niệm về du khách quốc tế như sau: “du khách quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24 giờ”.

Khách tham quan là những người chỉ đi thăm viếng trong chốt lát, trong ngày, thời gian không đủ 24 giờ.

Khách thăm là những người thường được nhấn mạnh ở tính chất tạm thời của việc ở lại một hoặc nhiều điểm đến, không xác định rõ lí do của việc đi lại và thời gian chuyến đi nhưng có sự trở về nơi xuất phát.

Lữ khách là những người thực hiện một chuyến đi từ nơi này đến nơi khác bằng bất cứ phương tiên gì, vì bất cứ lí do gì có hay không trở về nơi xuất phát ban đầu.

Hội nghị quốc tế về du lịch tại Roma (1963) thống nhất quan niệm về khách du lịch quốc tế và nội địa, sau này được tổ chức du lịch quốc tế WTO (World Tourism Organization) chính thức thừa nhận:

Khách du lịch quốc tế: (International Tourist) là những người lưu trú ít nhất là một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến.

Khách du lịch nội địa: (Domestic Tourist) là một người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24 giờ và không quá 1 năm với các mục đích khác nhau ngoài hoạt động trả lương ở nơi đến.

Theo pháp lệnh du lịch ở nước ta qui định:

Khách du lịch quốc tế là những người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại

Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Khách du lịch đi du lịch với mong muốn không chỉ được đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu về vui chơi, giải trí, chữa bệnh,… mà cả các điều kiện về phương tiện, về vật chất trong chuyến đi Hay nói cách khác các cơ sở kinh doanh du lịch phải thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của du khách bằng sản phẩm du lịch.

Căn cứ pháp lý: Điều 3 chương 1 Luật du lịch 2017:

Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.

1.2.2 Phân loại khu du lịch

Căn cứ theo Điều 26 chương 1 Luật Du lịch 2017, khu du lịch được phân loại như sau:

1.2.2.1 Khu du lịch cấp tỉnh

Điều kiện để công nhân khu du lịch cấp tỉnh:

- Có tài nguyên du lịch với ưu thế cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định.

- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch.

- Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia.

- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy đinh của pháp luật.

1.2.2.2 Khu du lịch cấp quốc gia

Điều kiện để công nhận khu du lịch quốc gia:

- Có tài nguyên du lịch đa dạng, đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch.

- Có trong danh mục các khu vực tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH SINH THÁI HỒ PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

Giới thiệu chung về khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh

Nằm cách thành phố Tam Kỳ khoảng 7km về phía Tây, hồ Phú Ninh lah hồ chứa nước nhân tạo, đồng thời là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du khách nhờ phong cảnh nên thơ, hữu tình và không khí khoáng đãng trong lành.

Thuộc địa phận huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, Phú Ninh từng là công trình thủy lợi lớn nhất miền Trung khi khánh thành và là hồ lớn thứ hai Việt Nam chỉ sau hồ Dầu Tiếng tại tỉnh Tây Ninh.

Bắt đầu từ năm 1927, người Pháp đã có ý định xây hồ nhưng bất thành Sau đó cho đến năm 1977, với sự trợ giúp về chuyên môn của các chuyện gia thủy lợi trung ương, tỉnh Quảng Nm đã phát động toàn dân xây dựng hồ Phú Ninh, sau 10 năm xây dựng, cuối cùng vào ngày 29/03/1986 công trình được khánh thành.

Hồ Phú Ninh có tổng diện tích trên 24.000 ha, diện tích mặt nước 3.400ha cùng 32 đảo lớn nhỏ như đảo ông Sơ, đảo 61, đảo khỉ,… đặc biệt, hồ Phú Ninh có nguồn nước khoáng lộ thiên với hàm lượng chất khoáng cao, chứa nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe Cảnh quang non nước khoáng đạt, không khí trong lành và nguồn nước khoáng nóng là những món quà thiên nhiên ban tặng cho Phú Ninh mà ít địa danhu có được Trải qua nhiều thập kỷ, Hồ Phú Ninh vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ như một thiếu nữ miền sơn cước, để những ai từng gặp không thể nào quên và mong ngày gặp lại.

Lịch sử tên gọi của hồ Phú Ninh không gắn liền với những truyền thuyết hay truyện cổ tích như nhiều địa danh khác trong và ngoài tỉnh Quảng Nam Hiện nay phần lớn nhà nghiên cứu văn hoá địa phương khi nhắc tới xuất xứ tên gọi của hồPhú Ninh thì đều cho rằng tên của hồ được đặt theo tên gọi hành chính của huyệnPhú Ninh ngay từ những ngày đầu mới thành xây dựng.

Và để thể hiện niềm tự hào của mình khi sử hữu một trong những công trình nổi tiếng trong cả nước; người dân sinh sống xung quanh hồ giải thích nghĩa của danh xưng “Phú Ninh” như sau: “Phú” là giàu có, sung túc; “Ninh” là chỉ sự ung dung, niềm tin tưởng của nhân dân Và “Phú Ninh” ý nói là niềm tin của nhân dân vào tương lai tốt đẹp, sung túc của quê hương, đất nước khi hồ Phú Ninh có vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế Quảng Nam trong những năm đầu khó khăn sau ngày giải phóng

Tháng 06/2009, Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch đã ký quyết định công nhận hồ Phú Ninh thuộc huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam là “ Di tích thắng quốc gia- Danh lam thắng cảnh”.

Hồ Phú Ninh nằm ở phái Tây Nam của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 7km về phía Tây Nam.Vùng hồ Phú Ninh có ranh giới quy hoạch như sau:

-Phía Bắc là các xã: Tam Đại, Tam Dân, Tam Thái - Phú Ninh, Tam Xuân

- Núi Thành và xã Tam Ngọc - TP Tam Kỳ;

-Phía Đông là các xã: Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Thạnh - Núi Thành;

-Phía Nam giáp các xã Tam Thạnh,Tam Sơn- Núi Thành, Tam Lãnh- Phú Ninh;

-Phía Tây là các xã Tam Dân, Tam Lãnh- Phú Ninh.

Năm 1977 có hơn 2.000 hộ dân ở các xã nói trên phải di dời đến sinh sống ở nơi khác, nhường đất cho hồ chứa nước Phú Ninh.

Từ năm 1984 về trước, Hồ Phú Ninh thuộc địa phận huyện Tam Kỳ.

Từ năm 1984 đến 2005, hồ Phú Ninh thuộc huện Núi Thành và thị xã Tam Kỳ.

Từ năm 2005 đến nay, hồ Phú Ninh thuộc huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh, (thành phố Tam Kỳ có xã Tam Ngọc giáp giới một phần) Trong đó, huyện Phú Ninh chiếm 27,4% diện tích, huyện Núi Thành chiếm 72,6% diện tích.

Vị trí địa lí có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của bất kỳ điểm du lịch nào. Những điểm có địa thế thuận lợi, có những sản phẩm du lịch độc đáo thì hoạt động du lịch ở đó diễn ra sôi động, thu hút được lượng khách lớn và ngược lại Do đặc điểm vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du, miền núi, tiếp giáp với nhiều huyện, thị xã khác nhau trong tỉnh nên hồ Phú Ninh nằm gần rất nhiều danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc, các di tích lịch sử nổi tiếng như: Mỹ Sơn, Hội An,

Cù Lao Chàm, Địa đạo Kỳ Anh, tượng đài mẹ thứ, tượng đài chiến thắng Núi Thành, mỏ vàng Bồng Miêu,…có thể đưa vào khai thác du lịch hoặc liên kết du lịch.

-Địa hình, địa mạo: Vùng hồ Phú Ninh có địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình 100 – 300 m, có một số đỉnh núi cao 500 – 700 m so với mặt nước biển. Độ dốc trung bình trên 10 0 , mặt bằng nghiêng theo hướng Tây, Tây Nam, Bắc, Đông Bắc tạo vùng trũng lòng chảo Phú Ninh.

Phía Nam là vùng núi liên hoàn với các vùng núi của Quảng Ngãi, có nhiều đỉnh cao, độ dốc lớn (16-450) làm địa hình chia cắt mạnh.

Phía Bắc và Tây Bắc đồi núi thấp, dạng từng đồi bát úp, độ dốc nhỏ (110 -

250) tạo nhiều thung lũng bằng và rộng quanh lòng chảo Phú Ninh.

-Đất đai, thổ nhưỡng: Vùng hồ có các khu vực đất đai như sau:

Đất feralít đỏ vàng trên đá Sa Thạch (61,11%), phân bố hầu khắp, dễ bị xoá mòn, khó phát triển cây lương thực, hoa màu.

Đất feralít vàng đỏ trên nền Mác Ma (khoảng 20%), thường có rừng bao phủ.

Đất phù sa dốc tụ (15-17%) là các thung lũng ven các suối, là điểm dân cư và nương rẫy.

Hồ Phú Ninh nằm trong vùng khí hậu Nam Trung Bộ, có khí hậu mùa Đông không lạnh, biên độ nhiệt trong ngày và trong năm đều nhỏ Một năm chia làm 2 mùa khô, ẩm phù hợp với mùa gió tương phản nhau, là vùng có lượng mưa khá lớn.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm: 25,6 0 C.

Độ ẩm tương đối trung bình tháng trong năm 82%, thời kỳ từ tháng 9 đến tháng 10 độ ẩm tương đối đạt từ 82 - 88% Từ tháng 4 đến tháng 9 độ ẩm trung bình tháng nằm trong khoảng 75% - 81%.

Lượng mưa: Hồ Phú Ninh là trung tâm mưa của tỉnh Quảng Nam Lượng mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 9 đến tháng 12.Lượng mưa trung bình năm: 2.491 mm.

Gió: Khu vực hồ Phú Ninh có 2 hướng gió chính là hướng Đông và Đông Bắc:

- Gió Đông từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.

-Gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm.

-Vận tốc gió trung bình năm 2,9 m/s, vận tốc gió cực đại 40 m/s (xảy ra khi có bão), gió lớn trung bình từ 14 m/s đến 28 m/s.

-Bão: Thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 10 Trung bình năm có 0,5 cơn bão đổ bộ trực tiếp, 2 - 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng.

-Gió Tây khô nóng: Gió Tây Nam khô nóng xuất hiện vào tháng 5 (từ tháng

5 đến tháng 8, mỗi tháng có từ 10 - 15 ngày khô nóng).

Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Hồ Phú Ninh

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.1.1 Đặc điểm địa hình và cảnh quan thiên nhiên

Nếu nhìn từ trên cao xuống, cảm nhận hồ Phú Ninh giống như một chảo nước khổng lồ đặt trên cao, quanh năm một màu xanh biếc với bạt ngàn rừng núi bao quanh Ở giữa, có những hòn đảo nổi xanh mượt do ngăn dòng tạo ra với những cái tên dân dã như đảo Ông Sơ, đảo Khỉ, đảo Rùa, đảo Su, đảo 61, hố Khế, hố BaTrăng… Với những nét độc đáo về cảnh quan tự nhiên, hồ Phú Ninh được xem là một “Hạ Long thu nhỏ” của miền Trung Du khách đến sẽ được bơi thuyền tự do tham quan khắp nơi trên hồ, chiêm ngưỡng những phong cảnh rừng núi trông vừa hoang sơ vừa hùng vĩ Đối với các đảo toạ lạc trên mặt hồ, mỗi đảo có một hình dạng và kiểu dáng độc đáo khác nhau, trên đảo được bao phủ bởi một hệ động thực vật rừng phong phú, đa dạng, hoà cùng mặt hồ trong xanh, yên tĩnh tạo ra những phong cách sơn thuỷ hữu tình, làm lay động lòng người khi đã một lần ghé thăm.

Tóm lại, hồ Phú Ninh là điểm đến với sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan rừng núi hùng vĩ tươi tốt, mát mẽ quanh năm và một diện tích mặt hồ trong xanh rộng lớn đến hàng ngàn ha; là một nơi lí tưởng để đưa vào khai thác loại hình du lịch sinh thái, tham quan dã ngoại, cắm trại… phục vụ du khách.

Hồ Phú Ninh là nơi có sự đa dạng sinh học khá cao Nơi đây có hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủng loại và số lượng Là nơi bảo tồn hàng trăm loài thực vật và dược liệu cùng với nhiều loài động vật quý hiếm như sói đỏ, khỉ mặt đỏ, gấu, sơn dương… Trong đó có 14 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam, cần được bảo vệ nghiêm ngặt Như vậy, hệ động thực vật rừng của hồ Phú Ninh còn là nguồn tài nguyên quan trọng để khai thác loại hình du lịch sinh thái kết hợp với nghiên cứu khoa học mà đối tượng phục vụ chính là giới khoa học, học sinh, sinh viên và du khách quốc tế…

Sự đa dạng và độc đáo của giới sinh vật hồ Phú Ninh đặc biệt là trên 30 đảo nhỏ và bán đảo xinh đẹp, những rừng phi lao, bạch đàn, thông Ca-ri-bê tốt tươi với màu xanh bất tận… là những điều lí thú tạo sự tò mò và vui thú, cuốn hút du khách đến với Phú Ninh.

Hồ Phú Ninh còn nổi tiếng về cá nước ngọt, trong đó có nhiều loại đã trở thành đặc sản của nơi đây Hằng năm sản lượng cá nước ngọt khai thác từ hồ cung cấp cho các nơi tiêu thụ đến trên 80 tấn Các hoạt động đánh bắt hàng ngày của cư dân cũng là một nét văn hoá sinh hoạt trong lao động được đưa vào khai thác du lịch Hiện tại, một loại hình du lịch được du khách rất ưa chuộng khi đến đây là câu cá và chế biến những loại cá câu được để thưởng thức ngay tại hồ.

Ngoài những tài nguyên nói trên, hồ Phú Ninh còn có một tiềm năng, một điều kiện rất lớn để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh Đó là mỏ nước khoáng lộ thiêng nằm trong lòng thung lũng Chấp Trà giữa mặt hồ yên tĩnh. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì nguồn nước khoáng này luôn nóng trên

70 độ c, chứa nhiều yếu tố vi lượng, vi chất có công dụng chữa được nhiều bệnh về cơ khớp, gan, mật, tiêu hoá… Do vậy, đối tượng khách đến du lịch hồ ngoài mục đích nghiên cứu khoa học, tham quan, nghỉ dưỡng… còn có mục đích chữa bệnh.

2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

2.2.2.1 Mảnh đất giàu tính nhân văn – lịch sử

Gía trị văn hoá trước tiên của hồ Phú Ninh mà du khách muốn khám phá và tìm hiểu là lịch sử xây dựng của hồ Để xây đắp thành công hồ Phú Ninh, trong vòng 10 năm trời, người dân Quảng Nam-Đà Nẵng trước kia đã bỏ ra hàng tỉ ngày công xây dựng Lực lượng thanh niên xung phong ngày đêm hì hục đào đất đá đắp đường, xây dựng bờ kè, mương nước để dẫn về tưới tiêu nhằm biến 23000ha đất nông nghiệp cằn cỗi của các huyện Phú Ninh, Thăng Bình, Núi Thành, Tam Kỳ… thành những cánh đồng tươi tốt, bội thu, đẩy lùi cái đói cái nghèo Trong muôn ngàn gian khổ và thiếu thốn sau khi nước nhà được giải phóng, cái ăn cái mặc còn thiếu, vậy mà với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, con người xứ Quảng đã không ngại khó khăn bỏ mồ hôi, công sức, thậm chí cả xương máu của mình trong suốt 10 năm để công trình được hoàn thành Do vậy mà cho đến hôm nay khi nhắc về hồ Phú Ninh người ta liền liên tưởng đến một kỳ tích lao động của người dân Quảng Nam-Đà Nẵng cách đây hơn hai chục năm.

Trước kia, vùng đất thuộc phạm vi hồ Phú Ninh ngày nay có lịch sử hình thành rất lâu đời, và người dân đã sớm tụ tập đến nơi này để sinh sống dưới những thung lũng ven các con sông và khe suối Đến khi ngăn dòng để làm hồ, cấu trúc văn hoá xóm làng ở nơi đây bị phá vỡ, song cho đến tận bây giờ vẫn con nhiều công trình kiến trúc, văn hoá đậm bản sắc địa phương Hiện tại còn lại một số ngôi nhà cổ, đền chùa toạ lạc tại các đảo nổi trên mặt hồ, và những công trình văn hoá khác tại các xã lân cận vùng hồ thuộc các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Thăng Bình, Thành phố Tam Kỳ… Trong đó độc đáo nhất là chùa Yên Sơn ở xã Tam Sơn, huyện Núi Thành; đình Chiên Đàn thuộc xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh; lăng Ông Nghè nằm ngay trong lòng hồ Hiện tại,( vào tháng 11 năm 2008) lãnh đạo huyện Phú Ninh đang phối hợp cùng các ban ngành trong huyện và tỉnh Uỷ Quảng Nam gấp rút hoàn thiện hồ sơ dệ trình lên Bộ văn hoá, Thủ tướng chính phủ xem xét phê duyệt công nhận hồ Phú Ninh là di tích văn hóa cấp quốc gia…Nếu được công nhận thì đây là một điều kiện đưa du lịch hồ Phú Ninh bước lên tầm phát triển mới, thu hút thêm nhiều đối tượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập nghỉ dưỡng

Với tổng diện tích 23400 ha, thuộc 12 xã của hai huyện Phú Ninh và Núi Thành, xung quanh khu vực hồ là những làng xóm trù phú với những nét đặc trưng văn hoá làng, những làng nghề truyền thống độc đáo của vùng quê Quảng Nam. Đây là một thế mạnh để đa dạng hoá hoạt động du lịch của hồ Phú Ninh, kết hợp du lịch sinh thái với du lịch văn hoá, mở rộng phạm vi khai thác các tiềm năng du lịch tại đây.

2.2.2.2 Những địa danh trên hồ Phú Ninh

Hồ Phú Ninh có ưu thế rất lớn để phát triển thủy lợi, thủy điện, thủy sản, nông- lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt,… cùng với khí hậu mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, hồ Phú Ninh còn là một khu du lịch sinh thái lý tưởng với những địa danh như: mỏ nước khoáng, đảo Su, đập Dương Lâm, hố khỉ, hố Khế, hố Ba Trăng, đảo Ông Sơ, đồi Sim, đập tràn, đảo Rùa, đảo 61…mỗi địa danh gắn liền với những sự kiện lịch sử, văn hóa tạo thành những giá trị to lớn cho một vùng đất.

- Đảo 61: Xưa đảo 61 có tên là đồi ông Tú thuộc làng Phước Tài, thôn Phú Phong, xã Kỳ Trà cũ Có ý kiến cho rằng, đảo 61 nhằm chỉ độ cao 61m so với mực nước biển Tuy nhiên, một người dân sống lâu năm ở đây cho rằng, đó là vị trí đóng quân thứ 61 của thực dân Pháp Đây à đảo trồng rừng nên đảo có cảnh quan và hệ động thực vật khác nghèo nàn, cần được tiến hành tu bổ và tăng cường việc trồng rừng và nuôi các loại động vật.

- Đảo Rùa: Nhìn từ xa, hòn đảo có dạng giống con rùa, nhất là vào mùa nước cạn Dưới chân đảo xưa có dòng Xà Lan chảy đến đập chính Đảo còn rừng tự nhiên và nhiều loài thú quý.

- Đảo Su: Trước đây còn gọi là đồi Ngọc Nha Có lẽ khi đặt chân đến hòn đảo này người ta thấy cả rừng cây cao su được trồng thời Pháp, nên tên gọi đảo Su xuất hiện từ đó Trong thời kỳ thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa, một người Pháp có tên là Ký Lai đã đến đây và trồng thí điểm cây cao su Về sau, do chất lượng không cao, nên bỏ Hiện nay còn lại rừng cao su già cỗi, để làm nơi vui chơi, cắm trại, câu cá, nghỉ ngơi,… lý tưởng cho khách du lịch.

- Đảo ông Sơ: Đây là tên gọi của ông Nguyễn Văn Sơ, nguyên là lý trưởng thôn Đức An Đây là đảo lớn nhất trên hồ, có các oài chim, thú, bò sát quý hiếm, tuy ít nhưng có khả năng phát triển tốt Ngoài ra, còn có đảo ông Hiền, Ông Châu, và nhiều đảo khác,…cũng có giá trị về nhiều mặt.

Thực trạng khai thác du lịch tại khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh

2.3.1 Thực trạng tài nguyên du lịch ở Hồ Phú Ninh

2.3.1.1 Thực trạng nguồn nước hồ

Hồ Phú Ninh là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân thành phố Tam Kỳ và các huyện lân cận Thế nhưng trong nhiều năm qua, hiện tượng khái thác vàng trái phép ở vùng thượng nguồn hồ Phú Ninh vẫn tiếp diễn với quy mô ngày càng lớn Sự nguy hiểm của hoạt động khai thác vàng ở đây không chỉ làm xáo trộn môi trường sinh thái , gây nguy hiểm cho công trình đại thủy nông Phú Ninh, mà chất độc xyanua dùng phân kim hằng ngày vẫn đổ xuống lòng hồ Phú Ninh và hạ nguồn- nơi có hàng vạn con người hàng ngày vẫn dùng nguồn nước này để sinh hoạt,…Hiện nay, các cơ quan chức năng đang vào cuộc để kiểm tra, truy quét và xử lý triệt để các đối tượng vi phạm, ngăn chặn, hạn chế tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn tiếp tục diễn ra hằng ngày.

2.3.1.2 Thực trạng tài nguyên rừng

Hồ Phú Ninh là một trong những công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tưới tiêu cho hàng chục ngàn ha đất nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam và là nguồn nước sinh hoạt cho TP Tam

Kỳ Hồ Phú Ninh còn là di tích quốc gia, khu du lịch sinh thái hấp dẫn với hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động-thực vật quý hiếm nằm trong sách Đỏ của nước ta và thế giới.

Việc phá rừng phòng hộ hồ Phú Ninh không chỉ đơn thuần là mất gỗ mà còn đe dọa đến sự an toàn của hồ Phú Ninh Những cánh rừng nguyên sinh bị tàn phá sẽ khiến nguồn nước của hồ bị cạn kiệt trong mùa nắng, nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa lũ và đe dọa đến sự tồn vong đa dạng sinh học nơi đây Nhất là những loài động vật quý hiếm, trong đó có đàn voọc chà vá chân xám.

Thời gian gần đây rừng phòng hộ Phú Ninh (Quảng Nam) liên tục bị nhiều người đốn hạ gỗ, đào đãi vàng trái phép ngay trong khu vực lòng hồ Phú Ninh.

Theo một nhân viên của Công ty du lịch hồ Phú Ninh, tình trạng đào đãi vàng sa khoáng trái phép tại rừng Lăng Ông Nghè xảy ra hơn nửa tháng nay Các đối tượng thường làm vào ban đêm nên bảo vệ khu du lịch này không phát hiện được.

Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh cùng với lực lượng kiểm lâm, Công an huyện Phú Ninh tổ chức truy quét khu vực này và phát hiện có việc khai thác vàng sa khoáng trái phép Tuy nhiên, những người khai thác vàng đã tẩu tán Còn tình trạng chặt hạ gỗ rừng phòng hộ diễn ra nhiều năm nay với diện tích bị chặt phá lấy gỗ tương đối nhiều Ba tháng đầu năm 2015, ban đã phát hiện 11 vụ xâm hại rừng với diện tích khoảng 6ha.

Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam đã chỉ đạo thành lập lực lượng kiểm tra, truy quét khu vực rừng phòng hộ Phú Ninh sau khi nhận tin báo, đến nay lực lượng kiểm lâm vẫn còn túc trực tại khu vực này Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu đã có công văn yêu cầu các địa phương, sở ngành liên quan triển khai lực lượng kiểm tra, truy quét, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm, không để tiếp diễn tình trạng các đối tượng khai thác trái phép tại rừng phòng hộ Phú Ninh.

2.3.1.3 Về cơ sở hạ tầng và mạng lưới dịch vụ

Ngay trong những ngày đầu thành lập, chủ đầu tư và khai thác đã tiến hành xây dựng hệ thống hạ tầng bao gồm nhiều hạng mục công trình tại nhiều địa điểm khác nhau trong lòng hồ để phục vụ du khách tham quan Tại khu trung tâm đã xây dựng được một khu nhà nghỉ tiện nghi, nhà hàng ăn uống giải khát, đội thuyền ca nô phục vụ du khách hơn chục chiếc lớn nhỏ và khu khuôn viên khá ấn tượng.

Trên một số đảo, bán đảo cũng được xây dựng một số cơ sở dịch vụ như nhà nghỉ, quán bar cà phê; nhà hàng ăn uống, nghỉ ngơi tại khu du lịch đồi Đá Đen, và những điểm dừng chân tại mỏ nước khoáng Đảo Su, đập Dương Lâm, hố Khế, đồi Sim, đập Tràn, đảo Rùa, đảo 61, lăng Ông Nghè, chùa Yên Sơn Đặc biệt về mạng lưới giao thông dẫn vào hồ đã được xây mới hiện đại, có mạng lưới đèn chiếu sáng, đảm bảo cho nhu cầu đi lại của du khách Đã hình thành nhiều dịch vụ khác cung cấp cho du khách bao gồm các loại hình như cho thuê thuyền và hướng dẫn khách tham quan trên hồ, dịch vụ câu cá, dịch vụ tổ chức tiệc dã dã ngoại, tổ chức cắm trại, hướng dẫn khách tham gia hoạt động bắt cá cùng ngư dân làng chài Tam Sơn Tuy nhiên dịch vụ quan trọng nhất và là nguồn thu chính của khu du lịch là dịch vụ ẩm thực, ăn uống với những sản phẩm đặc trưng chế biến từ những loại cá khác khai thác trong hồ trong đó nổi tiếng nhất là món cá bống chiên xù, cá bống nướng hay kho tộ, cá trắm hấp và nhiều món từ cá mè, cá tra, cá thác lác

Ngoài ra còn có các loại bơi nhỏ, du khách có thể tự mình chèo đến chiêm ngưỡng, khám phá những nơi mà mình yêu thích Du khách đến với hồ Phú Ninh có nhiều lộ trình để tham quan Khả năng cung ứng một lúc có thể được 300 khách tham quan với giá dịch vụ khá rẻ.

2.3.1.4 Về đội ngũ nhân viên phục vụ

Khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh do công ty Lương thực và Dịch vụ QuảngNam khai thác Đội ngũ cán bộ quản lí và điều hành có nhiều kinh nghiệm.

Tổng số nhân viên phục vụ trên toàn khu du lịch hơn 60 người Phần lớn họ đã được hướng dẫn những kĩ năng cơ bản về nghiệp vụ nên khá thành thạo trong công việc, đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách tham quan.

Hiện tại số nhân viên trên chủ yếu tập trung ở khu trung tâm, khu du lịch đồi Đá Đen, ở đảo Su, đồi Sim, chùa Yên Sơn và một số đảo khác Đội ngũ nhân viên bao gồm nhân viên lái thuyền, nhân viên kế toán, nhân viên phục vụ bàn, buồng, nhân viên chế biến ẩm thực

Hiện nay đã có 01 nhà đầu tư đang khai thác du lịch tại Đồi Đá Đen với các dịch vụ: Nghỉ dưỡng, tắm khoáng, tắm bùn, tắm tia, đua thuyền và 01 nhà đầu tư đang nghiên cứu đầu tư du lịch tâm linh (Thiền viện Trúc Lâm Quảng Nam).

Số lượt khách và doanh thu từ hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái HPN

2.4 1 Lượt khách đến khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh

Bảng 2.1: Số lượt khách đến khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh giai đoạn

(Nguồn: Phòng quản lý lữ hành- Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Quảng

Dựa vào bảng số liệu cho thấy, số lượt khách đến khu du lịch hồ Phú Ninh đều tăng, với mức tăng gần đều nhau Năm 2015, lượt khách đến khu du lịch HPN là 41760 lượt khách ( chiếm tỉ lệ 1,08% so với lượt khách toàn tỉnh Quảng Nam. Năm 2016, lượt khách tăng lên là 4640 lượt ( tăng 11,11 % so với năm 2015) Năm

2017 so với 2016 con số tăng lên đáng kể tăng 11600 lượt khách (tăng 25%) Dưới sự chỉ đạo của huyện ủy , UBND huyện Phú Ninh, cùng với công ty Hùng Cường đã khôi phục lại một số hạn mục trong khu du lịch, từ đó lượng khách đến đây ngày càng đông Điều này chứng tỏ rằng hồ Phú Ninh thực sự có sức hấp dẫn rất lớn đối với những ai từng đặt chân tới đây Và trong những năm tới, lượt khách đến đây sẽ không ngừng tăng mạnh.

2.4.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch của khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh

Bảng 2.2: Doanh thu du lịch của khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh giai đoạn 2015-2017

Doanh thu DL tỉnh Quảng Nam 2578 3100 3860

Doanh thu KDL hồ Phú Ninh 10 15 20

Tỉ lệ so với toàn tỉnh (%) 0,38 0,48 0,52

(Nguồn: phòng quản lý lữ hành- Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Quảng Nam)

Nhìn chung, doanh thu du lịch của khu lịch Hồ Phú Ninh giai đoạn 2015-

2017 tăng khá nhanh Năm 2015, doanh thu từ 10 tỷ đồng chiếm 0,38% doanh thu du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2016 tăng lên là 15 tỷ đồng chiếm 0,48% doanh thu du lịch toàn tỉnh, đến năm 2017, doanh thu tăng lên 20 tỷ đồng chiếm 0,52% doanh thu du lịch toàn tỉnh Quảng Nam Điều này chứng tỏ rằng, du lịch hồ PhúNinh đang dần dần khẳng định vị trí của mình, lượng khách đến hồ khả quan hơn,doanh thu tăng đáng kể, chủ yếu là doanh thu từ dịch vụ bán vé tham quân, vé tàu thuyền, nhà hàng và dịch vụ câu cá,…

Đánh giá của khách du lịch nội địa về khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh

2.5.1 Thông tin về mẫu điều tra

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với du khách nội địa đến tham quan và vui chơi tại khu du lịch sinh thái HPN Số lượng bảng hỏi phát ra là

110 bảng, số lượng bảng hỏi thu về là 100 bảng (đạt tỷ lệ 100/110), các bảng hỏi thu về được làm sạch và đưa vào phân tích.

2.5.1.1 Cơ cấu mẫu điều tra

Bảng 2.3: Cơ cấu mẫu điều tra

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

Về độ tuổi: kết quả thống kê cho thấy phần lớn khách đến hồ Phú Ninh nằm trong ba khoảng độ tuổi từ 18-31 tuổi (chiếm 34%), từ 31- 38 tuổi (chiếm 27% )và từ dưới 18 tuổi ( chiếm 17%).

Về thu nhập: đa số khách đến khu du lịch hồ Phú Ninh đều là những người có thu nhập từ 5-10 triệu đồng ( chiếm 45%), từ 2-5 triệu đồng (chiếm 23%).

Về giới tính: : trong tổng số 100 khách được điều tra có tới 58 khách là nam giới (chiếm 58%) và 42 nữ (chiếm 42%),

Về nghề nghiệp: đối tượng khách đến khu du lịch hồ Phú Ninh đa số là công nhân (chiếm 33%), kinh doanh(chiếm 23%) và học sinh, sinh viên ( chiếm 17%)

Về trình độ học vấn: kết quả thống kê cho thấy, khách có trình độ phổ thông chiếm 33% trong tổng số 100 khách được điều tra, khách có trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá cao 29%, cao đẳng 16% và sau đại học là 13%

Về nơi sinh sống: đa phần khách đến khu du lịch hồ Phú Ninh là những người dân trong huyện Phú Ninh, huyện Núi Thành, thành phố Tam Kỳ,…và các tỉnh thành thuộc khu vực Miền Trung là chủ yếu chiếm 78%, khách từ Miền Bắc và Miền Nam chỉ chiếm 10% và 12%.

2.5.1.2 Thông tin về chuyến đi của khách a Thông tin về số lần khách đến Hồ Phú Ninh

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Nhiều hơn 3 lần

Biểu đồ 2.1: Số lần khách đến Hồ Phú Ninh

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

Dựa vào kết quả thông kê trên ta thấy: có 36/100 khách (chiếm 36%) lần đầu đến hồ Phú Ninh, 27 khách ( chiếm 27%) đến khu du lịch hồ Phú Ninh lần 2, có 37 khách (chiếm 37%) đến đây 3 lần và nhiều hơn 3 lần Điều này cho thấy, khu du lịch hồ Phú Ninh có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách, đây là điều kiện thuận lợi để khu du lịch này ngày càng phát triển, và có thêm nhiều loại hình du lịch mới mẻ và hấp dẫn nhiều khách đến tham quan và nghỉ dưỡng hơn nữa. b Cách thức tiếp cận thông tin của khách

Báo chí, tạp chí Truyền hình, truyền thanh Bạn bè, đồng nghiệp, người thân Công ty lữ hành

Biểu đồ 2.2: Kênh thông tin khách sử dụng

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

Phần lớn du khách biết đến khu du lịch hồ Phú Ninh thông qua người thân,bạn bè, đồng nghiệp chiếm 57%, nguồn thông tin internet và công ty lữ hành chiếm 11% , khách biết khu du lịch này thông qua thông qua báo chí, tạp chí;truyền thanh, truyền hình; các nguồn thông tin khác chiểm 8%, 7%, 6% Có thể nhận thấy rằng, nguồn thông tin đáng tin cậy nhất vẫn là người thân, bạn bè, đồng nghiệp Nguồn thông tin từ công ty lữ hành và internet cũng đang được du khách quan tâm, còn lại các nguồn thông tin khác du khách ít quan tâm và sử dụng Du khách đa số sử dụng kết hợp giữa các kênh thông tin với nhau để tăng tính hiệu quả cho chuyến đi của mình. c Hình thức đến Hồ Phú Ninh của khách

Biểu đồ 2.3: Hình thức đến Hồ Phú Ninh của khách

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) Đa phần du khách đến khu du lịch hồ Phú Ninh đều chọn xe máy là phương tiện di chuyển của mình chiếm 78%, sử dụng xe máy đa số là khách ở các địa phương lân cận, loại phương tiện phổ biến nhất và phù hợp cho những chuyến đi phượt hay dạo quanh hồ Khách chọn hình thức đến hồ Phú Ninh bằng ô tô chiếm16% , chủ yếu khách ở xa đến, khách đi theo đoàn, theo tour, gia đình,…Các hình thức khác để đến khu du lịch Hồ Phú Ninh chiếm 6% chủ yếu là xe đạp và những gia đình gần khu du lịch cuối tuần thường tản bộ và nghỉ dưỡng tại đây. d Những người đi cùng khách

Bảng 2.4: Những người đi cùng khách đến Hồ Phú Ninh

Những người đi cùng khách Số lượng Tỷ lệ % Đi một mình 6 6

Với đồng nghiệp trong công ty 19 19

( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

Dựa vào số liệu điều tra, ta thấy rằng đa số khách đến khu du lịch hồ Phú Ninh cùng gia đình của mình, trong 100 khách đã có 36 khách (chiếm 36%) đi cùng gia đình ( cùng vợ, chồng, cha mẹ, anh chị em, ) 29 khách (chiếm 29%) đi cùng với bạn của mình đến khu du lịch hồ Phú Ninh, chiếm 19% khách đi với đồng nghiệp ( tour do công ty tổ chức), tỉ lệ khách đi một mình là 6%

2.5.2 Đánh giá sự hài lòng của KDL nội địa đối với khu du lịch sinh thái

2.5.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Thang đo được thiết kê theo thang điểm Likert từ 1- 5 tương ứng với năm mức độ từ: hoàn toàn không hài lòng; không hài lòng; bình thường; hài lòng; rất hài lòng.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm tra độ tin cậy của thang đo nhằm đo độ tin cậy của thang đo sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số tương quan biến tổng của các tiêu chí > 0,3, đảm bảo độ tin cậy và hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố đều lớn hơn 0,7 ( 0,6- 0,8 là thang đo lường tốt) Do đó, các nhân tố phù hợp để thực hiện các phép phân tích sau này

Bảng 2.5: Hệ số Cronbach’s Alpha

Tiêu chí Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến

1 Độ tin cậy ( Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.802)

Khu du lịch cung cấp các dịch vụ như hứa hẹn

Khu du lịch thực hiện đúng cam kết giảm phí

Khu du lịch cung cấp dịch vụ đúng giờ 0,716 0,732

Nhân viên Khu du lịch luôn hướng tới giải quyết các vấn đề của khách

Khu du lịch cung cấp dịch vụ nhanh chóng 0,685 0,742

Khu du lịch duy trì khả năng phục vụ nhanh chóng

2 Giá của dịch vụ (Hệ số Cronbach’s Alpha =0,723)

Gía vé vào cổng hợp lý 0,407 0,703

Gía vé hợp lý hơn các điểm du lịch khác 0,461 0,687

Chất lượng dịch vụ tương ứng với mức giá 0,527 0,658

Gía các loại dịch vụ như vui chơi, giải trí, lều trại,… hợp lý

3 Tính trách nhiệm ( Hệ số Cronbach’s Alpha= 0,873 )

Khu du lịch luôn kịp thời trong phân phối 0,718 0,842

Khu du lịch cung cấp dịch vụ theo yêu cầu 0,736 0,839

Sự thuận tiện trong tiếp cận dịch vụ tại

Nhân viên Khu du lịch sẵn lòng giúp đỡ khách

Khu du lịch sẵn sằng đáp ứng yêu cầu của khách

4 Sự đảm bảo (Hệ số Cronbach’s Alpha= 0,905 )

Tính chuyên nghiệp của nhân viên Khu du lịch

Tinh thần trách nhiệm của nhân viên khu du lịch

Sự nhiệt tình và lịch thiệp của nhân 0,783 0,881 viên khu du lịch

Trình độ chuyên môn- nghiệp vụ của nhân viên khu du lịch

Chữ tín của khu du lịch đối với khách hàng 0,745 0,887

Khu du lịch giải quyết tốt các vấn đề của khách hàng

5 Sự hiểu biết, chia sẻ ( Hệ số Cronbach’s Alpha =0,938)

Nhân viên khu du lịch quan tâm, chăm sóc đến từng khách hàng

Nhân viên khu du lịch thể hiện sự chăm sóc khi tiếp xúc với khách

Nhân viên khu du lịch hiểu nhu cầu của khách

6 Các yếu tố hữu hình (Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,713

Cơ sở vật chất tại khu du lịch hiện đại 0,537 0,628

Tiện nghi của khu du lịch hấp dẫn 0,561 0,613

Nhân viên khu du lịch có trang phục gọn gàng, sạch đẹp.

Phương tiện đi lại tại khu du lịch tốt 0,442 0,684

( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

2.5.2.2 Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch nội địa về yếu tố tin cậy đối với khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh a Mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa về yếu tố tin cậy đối với khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh

Bảng 2.6: Mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa về yếu tố tin cậy đối với khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh

Tiêu chí Mức độ quan tâm Gía trị trung bình

Khu du lịch cung cấp các dịch vụ như hứa

6,0 Khu du lịch thực hiện đúng cam kết giảm phí

,0 Khu du lịch cung cấp dịch vụ đúng giờ

,0 Nhân viên KDL luôn hướng tới giải quyết các vấn đề của khách

1,0 Khu du lịch cung cấp dịch vụ nhanh chóng

0,0 Khu du lịch duy trùy khả năng phục vụ nhanh chóng

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)

Chú thích: Thang điểm đánh giá: 1= hoàn toàn không hài lòng; 2= không hài lòng; 3= bình thường; 4= hài lòng; 5= rất hài lòng.

Kết quả thống kê cho thấy, du khách đến khu du lịch hồ Phú Ninh đều hài lòng về các yếu tố tin cậy (3,42 đến 3,80) Trong đó, tiêu chí “ khu du lịch cung cấp các dịch vụ như hứa hẹn” được du khách đánh giá cao nhất (3,80) có tới 16% du khách đặc biệt hài lòng về yếu tố này Riêng tiêu chí “khu du lịch cung cấp dịch vụ đúng giờ” du khách đánh giá thấp nhất (3,42) trong tất cả các tiêu chí của yếu tố tin cậy. b Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng về các yếu tố tin cậy của KDL nội địa đối với khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh.

Bảng 2.7: Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng về các yếu tố tin cậy của KDL nội địa đối với khu du lịch sinh thái hồ Phú Ninh

Tiêu chí Gi á trị trung bình

Mức ý nghĩa của biến độc lập Đ ộ tuổi (2)

Khu du lịch cung cấp các dịch vụ như hứa hẹn

3,8 0 n s n s n s n s n s n s Khu du lịch thực hiện đúng cam kết giảm phí

3,7 9 n s n s n s n s n s n s Khu du lịch cung cấp dịch vụ đúng giờ

3,4 2 n s n s n s n s n s n s Nhân viên KDL luôn hướng tới giải quyết các vấn đề của khách

Khu du lịch cung cấp dịch vụ nhanh chóng

3,6 5 n s n s n s n s n s n s Khu du lịch duy trùy khả năng phục vụ nhanh chóng

(Nguồn : Số liệu điều tra năm 2018)

Chú thích: Thang điểm đánh giá: 1= hoàn toàn không hài lòng; 2= không hài lòng; 3=bình thường; 4= hài lòng; 5= rất hài lòng.

(1) : Kiểm định Independent-sample T-test.

*P≤ 0,1: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp

**P ≤0,05: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình

***P≤ 0,01: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê cao

Ns - không có ý nghĩa thống kê

Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy:

Không có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá về các tiêu chí độ tin cậy của khu di lịch sinh thái HPN giữa các nhóm du khách khác nhau về độ tuổi, nghề nghiệp và nơi sinh sống.

Về thu nhập hàng tháng, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thấp giữa các nhóm du khách về thu nhập trong ý kiến đánh gía về tiêu chí “ nhân viên KDL luôn hướng tới giải quyết các vấn đề của khách” Cụ thể, nhóm du khách có thu nhập < 2 triệu có mức đánh giá trung bình là 2,85; nhóm khách có thu nhấp từ 2-5 triệu đánh giá ở mức 3,65; 5-10 triệu có đánh giá trung bình là 3,57; nhóm có thu nhập > 10 triệu có đánh giá 3,55.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH SINH THÁI HỒ PHÚ NINH

Ngày đăng: 26/05/2023, 17:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w